TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Kết quả 1 đến 1 của 1

Chủ đề: Truyện Ngắn và những vấn đề liên quan.

  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2012
    Đang ở
    ~Miền Cát Trắng~
    Bài viết
    21,650
    Xu
    806

    Mặc định Truyện Ngắn và những vấn đề liên quan.

    TRUYỆN NGẮN LÀ GÌ? VÀ KĨ THUẬT VIẾT TRUYỆN NGẮN


    Ngoài việc sáng tác truyện ngắn, tôi thường ham thích đọc truyện ngắn. Không phải vì truyện ngắn vốn ngắn nên cho phép mình có thể đọc một lèo, thay vì đọc truyện dài có khi phải mất cả tuần lễ hay cả tháng trời, mà vì truyện ngắn có nhiều nét độc đáo không thể tìm thấy trong tiểu thuyết hay truyện dài..

    Chúng ta có thể tạm ví von như thế này: Khoái cảm khi đọc một cuốn tiểu thuyết hay tựa như cuộc sống hạnh phúc của một cặp vợ chồng. Còn cái thú vị khi đọc một truyện ngắn hay tựa như những giây phút tuyệt diệu của một cặp tình nhân sánh bước bên nhau. Hai niềm hân lạc này hoàn toàn khác nhau: một bên ý nhị, đằm thắm và kéo dài. Còn một bên thì nồng nàn, tha thiết, tha thiết chẳng muốn rời xa.

    Nhưng hạnh phúc lại mau chóng qua đi trong tiếc nuối. Vả lại đối với các nhà bình luận văn học và viết truyện ngắn chuyên nghiệp thì kỹ thuật viết tiểu thuyết và truyện ngắn hoàn toàn khác nhau. Văn của truyện ngắn có tính hấp dẫn ngay từ lúc mở đầu và không thể có chi tiết nào dư thừa, lạc lõng. Bút pháp của truyện ngắn có thể ví như dòng suối chảy thôi thúc. Bút pháp của truyện dài lại như dòng sông chảy lững lờ.

    Ngoài ra truyện ngắn không có ý định đề cập đến cả cuộc đời của một nhân vật hoặc một giai đoạn lịch sử nào đó mà chỉ nhằm đưa ra một nét chấm phá của cuộc sống, một góc cạnh của cuộc đời khiến người đọc phải suy nghĩ, ngậm ngùi hoặc ray rứt như trong các truyện ngắn của John Steinbeck, Hemingway, Tchekop, Jane Joyce…



    1 – Truyện Ngắn Là Gì ?


    Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu chuyện được kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang, trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số đó. Vì thế, tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn.

    Tên gọi truyện ngắn đã thể hiện khá rõ diện mạo của nó : truyện ngắn thì phải là truyện… ngắn! Không cần phải dùng lối chiết tự hoặc tìm tra cái ngữ nghĩa xa xưa của thuật ngữ “truyện ngắn” như nhiều người đã làm, mà ta hãy cứ nhìn vào phương thức tồn tại và cái hình hài ngắn gọn đến ngạc nhiên của những truyện ngắn kiểu mẫu của các bậc thầy, sẽ có ngay được ý niệm cơ bản khá chính xác về truyện ngắn : đó là một kỳ quan nghệ thuật bé nhỏ nhưng có sức chấn động phi thường!

    Bởi vì từ khi ra đời cho đến nay (truyện ngắn hình thành gắn liền với sự ra đời của báo chí), truyện ngắn ngày càng khẳng định rõ chức năng của nó ở cả hai phương diện báo chívăn chương. Môi trường sống của truyện ngắn là báo chí, nhưng tính chất của nó là một tác phẩm văn chương. Báo chí qui định cho truyện ngắn một hình thức - khuôn khổ ngắn gọn. Tính chất văn chương đòi hỏi truyện ngắn phải đạt tới một tác phẩm nghệ thuật có cấu trúc hoàn chỉnh - một chỉnh thể thẩm mỹ.

    Không ai máy móc qui định truyện ngắn phải bao nhiêu chữ, nhưng khuôn khổ báo chí đã hình thành nên một diện mạo tương đối định hình đối với truyện ngắn: từ một đến năm ngàn chữ.

    Tóm lại một chút: Truyện ngắn là một truyện... ngắn. Và đó là là định nghĩa khái quát rõ nét nhất. Trong thể tiểu thuyết cho chúng ta thấy cảnh trí một xã hội đủ loại các mẫu người, khi truyện ngắn chỉ giới hạn vào một số nhân vật, thường không quá ba người. Trong khi tiểu thuyết thường tường thuật (miêu tả) một khoảng thời gian dài cùng rất nhiều biến cố trong cuộc sống của các nhân vật rồi cho thấy sự phát triển, sự lớn lên, sự đổi thay, qua đó bộc lộ cho chúng ta thấy những chi tiết và chiều sâu của nó.


    Còn truyện ngắn luôn chỉ là một kẽ nứt trên bức tường biến cố và nhân vật, một góc của cả một khu vườn tình cảm của con người, là nơi mà người ta liếc sơ, nhìn vội vào điểm đột biến (khúc quanh) của một đời người. Chừng nào người đọc cười hay khóc với những gì mà Nhà Văn thấy hay nghe , cảm thấy bàng hoàng hay vui sướng, hoặc cảm thấy nhẹ nhõm hay thất vọng rồi độc giả thông cảm và hiểu biết, chừng đó mới có thể nói Nhà viết truyện ngắn đã thành công và người đọc đã được phục vụ đúng mức”.



    Có hai cách để phân biệt truyện ngắntiểu thuyết:
    1/Căn cứ theo số trang mà truyện có thể in ra

    2/Căn cứ theo cách viết của cả truyện: Tiểu thuyết hay truyện dài thì cứ triền miên theo thời gian, đôi khi có quăng hồi ức trở ngược lại. Truyện ngắn thì gây cho người đọc một cái nút, một khúc mắc cần giải đáp. Cái nút đó càng ngày càng thắt lại đến đỉnh điểm thì đột ngột cởi tung ra, khiến người đọc hả hê, hết băn khoăn.




    2- Những Thành Tố Của Một Truyện Ngắn:
    Những thành tố của một truyện ngắn gồm: Nhân vật, bối cảnh, bố cục và chủ đề.

    A) Bố Cục: Là sự sắp xếp những diễn biến của câu chuyện sao cho mạch lạc, hợp lý để câu chuyện hấp dẫn người đọc và đạt được tác dụng lớn nhất. Những thuật ngữ dưới đây sẽ cho biết bố cục (plot) gồm những gì và tại sao :

    a- Sự Phơi Bầy ( Exposition ) : Tức là phần nhập truyện. Trong phần này người đọc sẽ gặp gỡ các nhân vật (characters), nhận được bối cảnh (ở đâu và lúc nào? Hoặc không gian và thời gian của câu chuyện), đồng thời bắt đầu theo dõi biến cố hoặc những xung đột (conflict) xẩy đến.
    b- Đẩy Xung Đột Đi Tới ( Rising action ): Xung đột mỗi lúc một gay cấn hơn.
    c- Điểm Bùng Nổ (Climax): Đây là điểm mấu chốt của câu chuyện. Đó cũng là điểm đột biến, là ngã rẽ của câu chuyện.
    d- Xung Đột Giảm Dần (Falling action): Sau điểm bùng nổ, mọi diễn biến đi vào kết thúc.
    e- Kết Cuộc (Resolution): Là sự kết thúc của câu chuyện.

    B) Quan Điểm ( Point Of View ):
    Người viết ở đây được gọi là người kể chuyện hay người tường thuật (narrator). Trong truyện ngắn, ông ta có thể chọn lựa đứng ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Nếu đứng ở ngôi thứ nhất thì truyện được kể lại bởi một nhân vật trong truyện. Do đó, tác giả thường dùng những từ: tôi hoặc chúng tôi. Nếu đứng ở ngôi thứ ba thì tác giả sẽ dùng các từ: chàng, nàng, nó, ông ta, hắn…

    C) Văn Phong (Tone):
    Ngoài bố cục, văn tài của mỗi người viết truyện còn được đánh giá qua văn phong được hiển hiện qua biệt tài làm cho văn chương của ông ta mang những nét châm biếm, hài hước, buồn man mác, cầu kỳ hoặc lãng mạn. . .Văn phong của một truyện ngắn hết sức quan trọng. Nó tựa như hương vị cà cuống của món bún thang, rau thơm và nước chấm của món chả giò, hương vị thơm tho của bát phở. .. .mà thiếu nó thì truyện ngắn sẽ trở nên lạt lẽo.
    Lần sửa cuối bởi Vân Tiên Khách, ngày 16-04-2014 lúc 19:42.
    ---QC---
    Đùa gin mngi là vô chi hlưu. Đùa gin mnam mi là tình thú phong lưu


Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status