TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 1 của 123 1231151101 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 5 của 613

Chủ đề: Nhà Tây Sơn

  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Lãn Mã nông trang
    Bài viết
    2,353
    Xu
    0

    Mặc định Nhà Tây Sơn

    Trở lại với lịch sử VN chút, các bác vào thảo luận cho nó máu. Cái này nói cũng nhiều rồi, nhưng vẫn thích nói đi nói lại.

    Thời TS là một trong những thời đại biến động lớn của VN, với các tập đoàn quân sự chia nhau chiếm giữ lãnh thổ. Nhà TS với sức mạnh quân sự của mình, đã thực hiện một loạt những cuộc tấn công chiến lược nhằm thống nhất đất nước :

    - Hoà hoãn với nhà Trịnh và đánh vào Gia Định của nhà Nguyễn, nhiều lần đánh tan quân đội của nhà Nguyễn, sau khi tiêu diệt quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút, về cơ bản đã bình định được Gia Định

    - Tổ chức đánh nhà Trịnh, với danh nghĩa phò Lê diệt Trịnh, Nguyễn Huệ đã đưa quân ra Bắc, nhanh chóng đánh tan quân nhà Trịnh. Sau khi NH rút quân về, nhà Trịnh lại một lần nữa nổi dậy, sự kiện này dẫn đến việc ra đời của một kiêu tướng Nguyễn Hữu Chỉnh.

    - Lại một lần nữa, nhà TS tiến đánh Thăng Long tiêu diệt Nguyễn Hữu Chỉnh. Sau đó lại rút quân về, để lại một...kiêu tướng khác là Vũ Văn Nhậm.

    - Lần thứ ba, Nguyễn Huệ đưa quân ra tiêu diệt Nhậm, lần này đã thiết lập lại hệ thống cai trị trước khi quay về (?)

    - Trong thời gian biến động ở phía Bắc, nội bộ TS bắt đầu lục đục, Nguyễn Ánh nhân cơ hội tập hợp lực lượng, đánh chiếm lại miền Nam.

    - Vua Lê mượn lực lượng của nhà Thanh, đánh vào Thăng Long. Nguyễn Huệ bằng vào tài năng của mình, đã đánh tan đội quân TQ này, nhờ vào đó đã thiết lập được bang giao với nhà Thanh.

    - Chuẩn bị tiến đánh Nguyễn Ánh một lần nữa, thì Nguyễn Huệ mất. Nhà TS từ đó bắt đầu phân rã và bị nhà Nguyễn tiêu diệt vào năm 1802.

    Căn cứ vào các cột mốc thời gian trên, có thể thấy nhà TS tuy có tiềm lực quân sự mạnh nhất, nhưng do bị cuốn vào những cuộc chiến tranh liên miên khắp đất nước, dần dần bị suy yếu dẫn đến thất bại.

    Nguyễn Huệ, với tầm nhìn chiến lược của mình, đã thiết lập được quan hệ với Xiêm La và Trung Quốc, chứng tỏ về mặt ngoai giao ông biết kết hợp mềm và rắn, giữ được toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước.

    Thế nhưng, về đối nội, Nguyễn Huệ lại tỏ ra khá mềm lòng, nhiều lần nhường nhịn Nguyễn Nhạc, thay đổi sách lược quân sự của mình, khiến ông lâm vào tình cảnh "có đao mà không chém được".

    Tham vọng của NH phải nói là rất lớn, ông ta một mặt ủng hộ Thiên Địa hội làm loạn nhà Thanh, một mặt dựa vào chiến thắng của mình, nửa xin nửa đòi nhà Thanh vùng đất Quảng Châu và Quảng Đông.

    Thế nhưng ông lại bỏ qua mối nguy sau lưng mình là miền Nam, nhiều lần bình định miền Nam rồi lại rút về, rồi lại tiến quân thảo phạt, dẫn đến việc hao tổn binh lực rất lớn.

    Sau khi tiến vào Thăng Long dưới danh nghĩa phò Lê, và ...kéo dài cuộc chiến ở phía Bắc thêm mấy chục năm nữa, trong khi có thể dứt điểm rất nhanh ngay lần đầu tiên. Trong thời gian Bắc phạt, lại lục đục với Nguyễn Nhạc, và ...kéo quân vào vây đánh anh mình ở miền Trung.

    Vì sao Nguyễn Huệ lại sa lầy vào những trận chiến liên miên đó ?

    Trong khi ông ta có thể bình định hoàn toàn miền Nam và miền Trung, từ từ tiêu diệt nhà Trịnh, vì sao phải căn vào cái danh hão phò Lê để Bắc tiến, trong khi Nguyễn Ánh vẫn chực chờ sau lưng (?)

    Sau khi Bắc phạt, lại rút quân về và lục đục nội bộ (?), trong khi hoàn toàn có thể áp đặt một bộ máy cai trị lên miền Bắc, dưới danh nghĩa nhà Lê hoặc không. Để đến khi hai mặt Nam Bắc đều bị tấn công, lực lượng càng lúc càng yếu đi.

    Ôm mộng Bắc phạt TQ khi trong nước còn đầy dẫy rối ren (?)

    Được biết, theo tài liệu nghiên cứu của Georges Dutton, phó giáo sư UCLA thì chính sách quân sự của nhà TS cực kỳ hà khắc, trong những năm chiến loạn, ruộng đất bị bỏ hoang rất nhiều vì nông dân bị bắt lính, còn những người khác bị quy tập về xây dựng lại cơ sở thành trì đã bị chính quân TS đốt (!).

    Chính vì thế, ấn tượng của nông dân với nhà TS, từ một "anh hùng áo vải" đã biến thành một tập đoàn quân phiệt, nhất là dân chúng miền Bắc, luôn mang tư tưởng nhà TS cướp nước vua Lê (!)

    Và cách dùng người sai lầm của Nguyễn Huệ, ông đã sử dụng một loạt võ tướng mang mầm mống phản loạn như Nguyễn Hữu Chỉnh và Vũ Văn Nhậm. Góp phần chia xẻ lực lượng Tây Sơn.

    Ông cãi lệnh của Nguyễn Nhạc, mâu thuẩn đến mức hai anh em trở giáo đánh nhau, nhưng chỉ vì tình cảm lại rút quân, nhận sắc phong và tiếp tục bị...kềm chế trong chiến lược (?)

    Những chính sách sai lầm đó, tin chắc Nguyễn Huệ cũng thấy được, vì sao với tài năng của mình, ông vẫn bỏ qua tất cả để tiến hành chiến tranh thay vì củng cố địa bàn của mình ở miền Bắc hoặc miền Nam (?)

    Vậy Nguyễn Huệ là một chiến lược gia tài năng hay một võ tướng "máu chiến" ?
    ---QC---
    Bàn viết: www.banhmitrung.com


  2. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
  3. #2
    Ngày tham gia
    Mar 2008
    Bài viết
    380
    Xu
    0

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi Banhmitrung Xem bài viết
    Trở lại với lịch sử VN chút, các bác vào thảo luận cho nó máu. Cái này nói cũng nhiều rồi, nhưng vẫn thích nói đi nói lại.

    Thời TS là một trong những thời đại biến động lớn của VN, với các tập đoàn quân sự chia nhau chiếm giữ lãnh thổ. Nhà TS với sức mạnh quân sự của mình, đã thực hiện một loạt những cuộc tấn công chiến lược nhằm thống nhất đất nước :

    - Hoà hoãn với nhà Trịnh và đánh vào Gia Định của nhà Nguyễn, nhiều lần đánh tan quân đội của nhà Nguyễn, sau khi tiêu diệt quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút, về cơ bản đã bình định được Gia Định

    - Tổ chức đánh nhà Trịnh, với danh nghĩa phò Lê diệt Trịnh, Nguyễn Huệ đã đưa quân ra Bắc, nhanh chóng đánh tan quân nhà Trịnh. Sau khi NH rút quân về, nhà Trịnh lại một lần nữa nổi dậy, sự kiện này dẫn đến việc ra đời của một kiêu tướng Nguyễn Hữu Chỉnh.

    - Lại một lần nữa, nhà TS tiến đánh Thăng Long tiêu diệt Nguyễn Hữu Chỉnh. Sau đó lại rút quân về, để lại một...kiêu tướng khác là Vũ Văn Nhậm.

    - Lần thứ ba, Nguyễn Huệ đưa quân ra tiêu diệt Nhậm, lần này đã thiết lập lại hệ thống cai trị trước khi quay về (?)

    - Trong thời gian biến động ở phía Bắc, nội bộ TS bắt đầu lục đục, Nguyễn Ánh nhân cơ hội tập hợp lực lượng, đánh chiếm lại miền Nam.

    - Vua Lê mượn lực lượng của nhà Thanh, đánh vào Thăng Long. Nguyễn Huệ bằng vào tài năng của mình, đã đánh tan đội quân TQ này, nhờ vào đó đã thiết lập được bang giao với nhà Thanh.

    - Chuẩn bị tiến đánh Nguyễn Ánh một lần nữa, thì Nguyễn Huệ mất. Nhà TS từ đó bắt đầu phân rã và bị nhà Nguyễn tiêu diệt vào năm 1802.

    Căn cứ vào các cột mốc thời gian trên, có thể thấy nhà TS tuy có tiềm lực quân sự mạnh nhất, nhưng do bị cuốn vào những cuộc chiến tranh liên miên khắp đất nước, dần dần bị suy yếu dẫn đến thất bại.

    Nguyễn Huệ, với tầm nhìn chiến lược của mình, đã thiết lập được quan hệ với Xiêm La và Trung Quốc, chứng tỏ về mặt ngoai giao ông biết kết hợp mềm và rắn, giữ được toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước.

    Thế nhưng, về đối nội, Nguyễn Huệ lại tỏ ra khá mềm lòng, nhiều lần nhường nhịn Nguyễn Nhạc, thay đổi sách lược quân sự của mình, khiến ông lâm vào tình cảnh "có đao mà không chém được".

    Tham vọng của NH phải nói là rất lớn, ông ta một mặt ủng hộ Thiên Địa hội làm loạn nhà Thanh, một mặt dựa vào chiến thắng của mình, nửa xin nửa đòi nhà Thanh vùng đất Quảng Châu và Quảng Đông.

    Thế nhưng ông lại bỏ qua mối nguy sau lưng mình là miền Nam, nhiều lần bình định miền Nam rồi lại rút về, rồi lại tiến quân thảo phạt, dẫn đến việc hao tổn binh lực rất lớn.

    Sau khi tiến vào Thăng Long dưới danh nghĩa phò Lê, và ...kéo dài cuộc chiến ở phía Bắc thêm mấy chục năm nữa, trong khi có thể dứt điểm rất nhanh ngay lần đầu tiên. Trong thời gian Bắc phạt, lại lục đục với Nguyễn Nhạc, và ...kéo quân vào vây đánh anh mình ở miền Trung.

    Vì sao Nguyễn Huệ lại sa lầy vào những trận chiến liên miên đó ?

    Trong khi ông ta có thể bình định hoàn toàn miền Nam và miền Trung, từ từ tiêu diệt nhà Trịnh, vì sao phải căn vào cái danh hão phò Lê để Bắc tiến, trong khi Nguyễn Ánh vẫn chực chờ sau lưng (?)

    Sau khi Bắc phạt, lại rút quân về và lục đục nội bộ (?), trong khi hoàn toàn có thể áp đặt một bộ máy cai trị lên miền Bắc, dưới danh nghĩa nhà Lê hoặc không. Để đến khi hai mặt Nam Bắc đều bị tấn công, lực lượng càng lúc càng yếu đi.

    Ôm mộng Bắc phạt TQ khi trong nước còn đầy dẫy rối ren (?)

    Được biết, theo tài liệu nghiên cứu của Georges Dutton, phó giáo sư UCLA thì chính sách quân sự của nhà TS cực kỳ hà khắc, trong những năm chiến loạn, ruộng đất bị bỏ hoang rất nhiều vì nông dân bị bắt lính, còn những người khác bị quy tập về xây dựng lại cơ sở thành trì đã bị chính quân TS đốt (!).

    Chính vì thế, ấn tượng của nông dân với nhà TS, từ một "anh hùng áo vải" đã biến thành một tập đoàn quân phiệt, nhất là dân chúng miền Bắc, luôn mang tư tưởng nhà TS cướp nước vua Lê (!)

    Và cách dùng người sai lầm của Nguyễn Huệ, ông đã sử dụng một loạt võ tướng mang mầm mống phản loạn như Nguyễn Hữu Chỉnh và Vũ Văn Nhậm. Góp phần chia xẻ lực lượng Tây Sơn.

    Ông cãi lệnh của Nguyễn Nhạc, mâu thuẩn đến mức hai anh em trở giáo đánh nhau, nhưng chỉ vì tình cảm lại rút quân, nhận sắc phong và tiếp tục bị...kềm chế trong chiến lược (?)

    Những chính sách sai lầm đó, tin chắc Nguyễn Huệ cũng thấy được, vì sao với tài năng của mình, ông vẫn bỏ qua tất cả để tiến hành chiến tranh thay vì củng cố địa bàn của mình ở miền Bắc hoặc miền Nam (?)

    Vậy Nguyễn Huệ là một chiến lược gia tài năng hay một võ tướng "máu chiến" ?
    Nguyễn Huệ máu chiến chỗ nào đâu . Nguyễn Hữu Chỉnh là tướng nhà Lê hàng
    Nguyễn Huệ.Y lập công lớn lại có tài nên Nguyễn Huệ mới để y lại miền Bắc .
    Sau y định tiếm quyền nhà Lê nên Nguyễn Huệ lại tiến quân ra bắc . Lần này dùng Vũ Văn Nhậm . Sau khi giết Nguyễn Hữu Chỉnh , Vũ Văn Nhậm xin ở lại miền Bắc . Quang Trung nghĩ chưa thế cướp quyền nhà Lê do sự ủng hộ của dân với nhà Lê còn nhiều nên để Vũ Văn Nhậm lại.

    Sau khi Vũ Văn Nhậm lại định theo vết xe đổ của Nguyễn Hữu Chỉnh , Nguyễn Huệ lại buộc phải tiến ra diệt Vũ Văn Nhậm. Lần này rút kinh nghiệm , ngoài Đại Tư Mã Ngô Văn Sở rất được tín nhiệm còn có Ngô Thì Nhậm để quản chế .

    Lúc đầu Nguyễn Huệ đâu có muốn cướp ngôi nhà Lê. Nguyễn Huệ mấy lần ra Bác toàn để phò lê cơ mà. Không những vậy ông còn nhận ân huệ của vua Lê Hiển Tông để lấy Ngọc Hân công chúa. Sau này khi Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà , để trấn an lòng dân Nguyễn Huệ mới lên ngôi Hoàng đế.

    Còn vụ tấn công ra miền Bắc để Nguyễn Ánh xâm phạm miền Nam là vì lúc đó Nguyễn Huê có khúc mắc với Nguyễn Nhạc , Nguyễn Lữ . Nếu Nguyễn Nhạc chưa yêu cầu Nguyễn Huệ đâu dám đem quân vào Nam.

    Cái mộng Bắc Phạt TQ e là chưa có trong đầu Nguyễn Huệ . Căn bản Nguyễn Huệ muốn hoà bình để xây dựng đất nước. Nếu không đã không để Ngô Thì Nhậm sang sứ TQ nhận sắc phong để giữ hoà khí ngay sau khi đánh bại 29 vạn quân Thanh.

    Nếu vì tình cảm rút quân thì đâu phải máu chiến mà rất mềm yếu đúng không? Nhưng theo 1 số tài liệu mà đệ đọc được thì Nguyễn Huệ rút quân sau khi Nguyễn Nhạc phong ông làm Bắc Bình Vương trấn thủ Phú Xuân và Bắc Hà. Điều này cho ông quyền cai quản phía Bắc mà Nguyễn Nhạc không thể can thiệp được.



    Theo đệ có thể chúng ta chưa đủ tầm để hiểu và nhận xét về 1 vĩ nhân trong lịch sử, nhất là khi chưa có những bằng chứng cụ thể và xác thực. Mong huynh xem xét.
    Lần sửa cuối bởi thaicuckiem, ngày 28-05-2008 lúc 00:05.
    Hidden Content Bạn đã bao giờ đọc truyện của các tác giả Việt Nam chưa? Nếu chưa có thể bạn đã bỏ phí không ít truyện hay rồi đó. Hành văn mới mẻ , tình tiết hấp dẫn , cùng sự đa dạng phong phú về võ công sẽ làm cho bạn kinh ngạc đấy Hidden Content
    Hãy thử đọc và tham gia cùng chúng tôi - FC tác gia Việt:

    Hidden Content

    Hidden Content


    Cộng tác viên Củ Cải báoHidden Content
    Long Phụng Ám Sát No.19 - Vô Thượng Thái Cực KiếmHidden Content
    Phong Lưu Nhân Sĩ - Mai Danh Ẩn Tích
    Nhóm dịch thuật : Gamer chém hội đồng

    Hidden Content


  4. Bài viết được 2 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    gautruc01,
  5. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Bài viết
    62
    Xu
    0

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi Banhmitrung Xem bài viết
    Trở lại với lịch sử VN chút, các bác vào thảo luận cho nó máu. Cái này nói cũng nhiều rồi, nhưng vẫn thích nói đi nói lại.

    Thời TS là một trong những thời đại biến động lớn của VN, với các tập đoàn quân sự chia nhau chiếm giữ lãnh thổ. Nhà TS với sức mạnh quân sự của mình, đã thực hiện một loạt những cuộc tấn công chiến lược nhằm thống nhất đất nước :

    - Hoà hoãn với nhà Trịnh và đánh vào Gia Định của nhà Nguyễn, nhiều lần đánh tan quân đội của nhà Nguyễn, sau khi tiêu diệt quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút, về cơ bản đã bình định được Gia Định

    - Tổ chức đánh nhà Trịnh, với danh nghĩa phò Lê diệt Trịnh, Nguyễn Huệ đã đưa quân ra Bắc, nhanh chóng đánh tan quân nhà Trịnh. Sau khi NH rút quân về, nhà Trịnh lại một lần nữa nổi dậy, sự kiện này dẫn đến việc ra đời của một kiêu tướng Nguyễn Hữu Chỉnh.

    - Lại một lần nữa, nhà TS tiến đánh Thăng Long tiêu diệt Nguyễn Hữu Chỉnh. Sau đó lại rút quân về, để lại một...kiêu tướng khác là Vũ Văn Nhậm.

    - Lần thứ ba, Nguyễn Huệ đưa quân ra tiêu diệt Nhậm, lần này đã thiết lập lại hệ thống cai trị trước khi quay về (?)

    - Trong thời gian biến động ở phía Bắc, nội bộ TS bắt đầu lục đục, Nguyễn Ánh nhân cơ hội tập hợp lực lượng, đánh chiếm lại miền Nam.

    - Vua Lê mượn lực lượng của nhà Thanh, đánh vào Thăng Long. Nguyễn Huệ bằng vào tài năng của mình, đã đánh tan đội quân TQ này, nhờ vào đó đã thiết lập được bang giao với nhà Thanh.

    - Chuẩn bị tiến đánh Nguyễn Ánh một lần nữa, thì Nguyễn Huệ mất. Nhà TS từ đó bắt đầu phân rã và bị nhà Nguyễn tiêu diệt vào năm 1802.

    Căn cứ vào các cột mốc thời gian trên, có thể thấy nhà TS tuy có tiềm lực quân sự mạnh nhất, nhưng do bị cuốn vào những cuộc chiến tranh liên miên khắp đất nước, dần dần bị suy yếu dẫn đến thất bại.

    Nguyễn Huệ, với tầm nhìn chiến lược của mình, đã thiết lập được quan hệ với Xiêm La và Trung Quốc, chứng tỏ về mặt ngoai giao ông biết kết hợp mềm và rắn, giữ được toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước.

    Thế nhưng, về đối nội, Nguyễn Huệ lại tỏ ra khá mềm lòng, nhiều lần nhường nhịn Nguyễn Nhạc, thay đổi sách lược quân sự của mình, khiến ông lâm vào tình cảnh "có đao mà không chém được".

    Tham vọng của NH phải nói là rất lớn, ông ta một mặt ủng hộ Thiên Địa hội làm loạn nhà Thanh, một mặt dựa vào chiến thắng của mình, nửa xin nửa đòi nhà Thanh vùng đất Quảng Châu và Quảng Đông.

    Thế nhưng ông lại bỏ qua mối nguy sau lưng mình là miền Nam, nhiều lần bình định miền Nam rồi lại rút về, rồi lại tiến quân thảo phạt, dẫn đến việc hao tổn binh lực rất lớn.

    Sau khi tiến vào Thăng Long dưới danh nghĩa phò Lê, và ...kéo dài cuộc chiến ở phía Bắc thêm mấy chục năm nữa, trong khi có thể dứt điểm rất nhanh ngay lần đầu tiên. Trong thời gian Bắc phạt, lại lục đục với Nguyễn Nhạc, và ...kéo quân vào vây đánh anh mình ở miền Trung.

    Vì sao Nguyễn Huệ lại sa lầy vào những trận chiến liên miên đó ?

    Trong khi ông ta có thể bình định hoàn toàn miền Nam và miền Trung, từ từ tiêu diệt nhà Trịnh, vì sao phải căn vào cái danh hão phò Lê để Bắc tiến, trong khi Nguyễn Ánh vẫn chực chờ sau lưng (?)

    Sau khi Bắc phạt, lại rút quân về và lục đục nội bộ (?), trong khi hoàn toàn có thể áp đặt một bộ máy cai trị lên miền Bắc, dưới danh nghĩa nhà Lê hoặc không. Để đến khi hai mặt Nam Bắc đều bị tấn công, lực lượng càng lúc càng yếu đi.

    Ôm mộng Bắc phạt TQ khi trong nước còn đầy dẫy rối ren (?)


    Được biết, theo tài liệu nghiên cứu của Georges Dutton, phó giáo sư UCLA thì chính sách quân sự của nhà TS cực kỳ hà khắc, trong những năm chiến loạn, ruộng đất bị bỏ hoang rất nhiều vì nông dân bị bắt lính, còn những người khác bị quy tập về xây dựng lại cơ sở thành trì đã bị chính quân TS đốt (!).

    Chính vì thế, ấn tượng của nông dân với nhà TS, từ một "anh hùng áo vải" đã biến thành một tập đoàn quân phiệt, nhất là dân chúng miền Bắc, luôn mang tư tưởng nhà TS cướp nước vua Lê (!)

    Và cách dùng người sai lầm của Nguyễn Huệ, ông đã sử dụng một loạt võ tướng mang mầm mống phản loạn như Nguyễn Hữu Chỉnh và Vũ Văn Nhậm. Góp phần chia xẻ lực lượng Tây Sơn.

    Ông cãi lệnh của Nguyễn Nhạc, mâu thuẩn đến mức hai anh em trở giáo đánh nhau, nhưng chỉ vì tình cảm lại rút quân, nhận sắc phong và tiếp tục bị...kềm chế trong chiến lược (?)

    Những chính sách sai lầm đó, tin chắc Nguyễn Huệ cũng thấy được, vì sao với tài năng của mình, ông vẫn bỏ qua tất cả để tiến hành chiến tranh thay vì củng cố địa bàn của mình ở miền Bắc hoặc miền Nam (?)

    Vậy Nguyễn Huệ là một chiến lược gia tài năng hay một võ tướng "máu chiến" ?
    Vì sao Nguyễn Huệ không bình định phía Bắc ngay từ đầu mà phải đánh tới 3 lần? Đó là do hệ tư tưởng phong kiến lúc đó rất nặng nếu NH đánh nhà Lê ngay từ đầu thì sẽ bị gán cho là cướp nước, nhân sĩ và dân chúng Bắc Hà lúc đó sẽ không thần phục dẫn đến cảnh lưỡng đầu thọ địch ( phía nam là chúa Nguyễn, phía bắc là phản loạn và nhà Thanh nhăm nhe nhòm ngó ). Theo mình NH đã rất tài khi sử sự trong trường hợp này 2 lần tiến quân ra Bắc " phò Lê " để lấy được lòng tin, thu phục lòng người phía Bắc lấy được công chúa Ngọc Hân được phong làm Bắc Bình Vương như vậy là Danh Chính. Chỉ khi vua Lê " cõng rắn cắn gà nhà" mở cửa cho quân Thanh tràn vào lúc đó mới lên ngôi Hoàng Đế như vậy là " Ngôn thuận" - Thuận theo ý trời, hợp với lòng người. Bang giao với TQ ( nhà Thanh rất rất khéo ) đến mức vừa đánh bại nhà Thanh xong đã có thể " nịnh" Càn Long 1 ông vua vô cùng kiêu ngạo gả công chúa và nhượng 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Châu cho VN ( Trong lịch sử từ trước tới nay chưa bao giờ có ). Vì sao không đánh được miền Nam thứ 1 là tại vị trí địa lý và lòng người Miền Nam khác miền Bắc phía Nam dân chúng theo nhà Nguyễn từ lâu và nhà Nguyễn công bằng mà nói cai trị rất tốt vì vậy cứ đánh thắng là chúa Nguyễn lại được dân chúng che dấu, chạy theo đường biển. Còn nhà Trịnh thì đã mất lòng dân cái này có thể đọc Hoàng Lê Nhất Thống Chí sẽ rõ. Chính vì nhà Nguyễn được Địa Lợi ( cai trị đã lâu nắm chắc địa thế, có thể chạy theo đường biển khi thất bại ) và Nhân Hòa ( dân che dấu và ủng hộ) vì vậy mà Tây Sơn không thể dẹp nhà Nguyễn 1 sớm 1 chiều được. Còn về Nguyễn Nhạc - Nguyễn Huệ có thể làm khác ư ? khi mà Nhạc thua tự trói mình khóc lóc năn nỉ trước mặt quân sĩ ? Nếu giết sẽ mất đi hình tượng nhân hậu - anh hùng của mình?? Trong trường hợp nhà Tây Sơn có trách chỉ có thể trách ông trời đúng là Mưu sự tại nhân hành sự tại Thiên- NH mất đi quá sớm, quá đáng tiếc khi qua Sứ Thanh đến sát biên giới để sắc phong NH thì được tin NH mất nên đành phải quay về. Có trách là trách Quang Toản quá vô dụng nhu nhược không thể quản được các tướng Tây Sơn sau khi NH mất dẫn đến lục đục nội bộ - các tướng chém giết lẫn nhau làm Tây Sơn yếu đi trầm trọng. Âu cũng là ý trời vậy.

  6. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
  7. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Lãn Mã nông trang
    Bài viết
    2,353
    Xu
    0

    Mặc định

    Nguyễn Hữu Chỉnh bỏ nhỏ với Nguyễn Huệ là Bắc Hà đang rối ren, đánh phát được ngay. Nguyễn Huệ nghe lời, đánh phát quả nhiên được ngay. Có điều ông ta quên mất đất Gia Định đang lòng dân không yên, Nguyễn Ánh vẫn đang lưu vong chầu chực bên Xiêm La, chờ ngày tái chiếm.

    Chiến lược Bắc tiến đặt một dấu hỏi lớn trong toàn bộ chiến lược thống nhất đất nước của Nguyễn Huệ.

    Chỉnh là tướng tài, nhưng cực kỳ kiêu ngạo và không phải là tâm phúc của Tây Sơn, thế nhưng khi Nguyễn Huệ rút vẫn để Chỉnh lại (thật ra là "bỏ rơi" ông ta). Vậy Bắc tiến làm gì khi sau đó liền rút lui theo "quân lệnh" để lại một đống bầy nhầy đổ nát (?)

    Để đến lần thứ ba mới chính thức tiêu diệt tập đoàn phong kiến nhà Lê (?)

    Danh nghĩa của nhà Tây Sơn là gì thì chưa dám nói, nhưng Nguyễn Nhạc đã từng không đồng ý cho Nguyễn Huệ nhúng tay vào miền Bắc , chỉ đồng ý đánh chiếm Phú Xuân vì đây là cứ điểm quan trọng để kềm chế miền Bắc. Lưu ý là lúc đó hiệp nghị giữa nhà Trịnh và nhà Tây Sơn vẫn chưa bị phá.

    Lúc đó nhà Trịnh vừa mới có nội loạn, để thêm chục năm nữa cũng không có vấn đề gì.

    Nếu thay Nguyễn Huệ bằng Tào Tháo hay Khổng Minh, Bắc tiến lần đầu tiên là đủ để bình định cả miền Bắc, chính vì thế mới thắc mắc vì sao một thiên tài như Nguyễn Huệ lại để tình cảm làm lung lay chiến lược của mình (?)

    Và chính vì chiến dịch này, dẫn đến lục đục của nhà Tây Sơn, dẫn đến sự quật khởi của nhà Nguyễn đồng thời bị TQ đánh "thăm dò" một trận. Nếu Nguyễn Huệ yên thân ở miền Trung, phòng thủ kỹ càng mặt Bắc, từ từ bình định củng cố miền Nam thì việc ông ta Bắc tiến sẽ không có trở ngại gì dù phải chậm đi chục năm.

    Càn Long cũng không nhân cơ hội này mà thò tay xuống phía Nam.

    Đương nhiên là Nguyễn Huệ không ra mặt chiến "tay bo" với nhà Thanh lúc đó, nhưng nhìn qua biên giới Lào + Xiêm La thì ông ta cũng đã nhìn rồi.

    Tớ có cảm giác Nguyễn Huệ muốn làm dày thêm bộ sưu tầm chiến tích bcáh thắng của mình, hoặc giả ông ta có tài đánh nhau nhưng lại không có khả năng trị vì đất nước (?)

    Nguyễn Huệ khi còn hòa thuận với anh mình, từng đánh cho Nguyễn Ánh chạy té khói, sau đó liền rút quân để lại mấy viên tướng giữ thành (?), bỏ qua việc cai trị và bình định. Điều này có thể thấy rất rõ là mỗi lần Nguyễn Ánh quay về, hô vài tiếng là có cả vạn quân cũ đi theo. Nguyễn Huệ chưa lấy được lòng dân ở miền Nam, đã liều lĩnh tiến vào miền Bắc, nơi cũng thù địch không kém, lại còn đánh mất dần lòng tin của miền Trung.

    Là thiên tài ông cũng phải biết chiến là việc nguy, binh là việc dữ, thay thế nhà Nguyễn chia đôi sơn hà với chúa Trịnh, với tài năng và lực lượng của Tây Sơn, Bắc phạt không phải là khó sau khi thu phục lòng dân.

    Còn việc ông ta là vĩ nhân, còn chúng ta là "dân đen", không hiểu thì không nên bàn, xin lỗi chứ tớ nghe hơi buồn cười.

    Không bàn lấy qué gì mà hiểu ?
    , bàn một chiều lại càng ngán hơn, cái này bộ giáo dục áp dụng mãi cũng hơi chán rồi ấy nhờ

    @SS: Tớ không lăn tăn về việc vì sao NH 3 lần Bắc tiến, chỉ thắc mắc là ông ta Bắc tiến để làm gì ?, máu chiến hay al2 chiến lược đúng đắn
    Lần sửa cuối bởi Banhmitrung, ngày 28-05-2008 lúc 00:19.
    Bàn viết: www.banhmitrung.com

  8. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
  9. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Bài viết
    62
    Xu
    0

    Mặc định

    Vậy theo BMT thì Huệ phải đánh miền Nam trước sau đó Bắc tiến nhất thống thiên hạ đúng không ? theo mình thì thế này nếu Nam tiến để diệt được Chúa Nguyễn cần ít nhất là chục năm, lúc đó tình hình sẽ khác đi rất nhiều chưa kể trong lúc đánh Trịnh, Nguyễn bắt tay thì thành ra là lưỡng đầu thọ địch như mình nói. Trịnh cũng nhìn ra nguy cơ ẩn tàng của Tây Sơn chứ ? vì vậy mặc dù chưa ổn định được miền Nam tuy nhiên trong lúc Nguyễn còn chưa phải là mối lo lớn thì lập tức phải tìm cách diệt Trịnh ( diệt Trịnh chứ không phải diệt Lê ) sau khi diệt Trịnh thực chất Chỉnh cũng là con cờ trong tay Huệ Huệ biết Chỉnh sẽ làm phản vì vậy mới để Chỉnh lại -> có cớ để tiến quân ra lần nữa và lần này BUỘC LÊ PHẢI HÀNH ĐỘNG VÀ DANH CHÍNH NGÔN THUẬN " cướp nước" ^_^ !!! Chí hướng của Nhạc và Huệ khác nhau Nhạc thì thỏa mãn với cái ghế thổ vương nắm miền Trung trong tay còn Huệ có chí Hoàng Đế đó là lý do. Nếu chỉ nắm miền Trung án binh bất động 2 tập đoàn phong kiến Trịnh, NGuyễn sau khi ổn định tình hình sẽ lập tức tiến quân đánh Tây Sơn -> hậu quả là Tây Sơn sẽ chết. Còn nếu giết Nhạc thì vốn quân Tây Sơn theo Huệ cũng không ít người còn có Nhạc trong lòng ngoài ra như vậy lòng quân tất loạn liệu còn làm ăn được gì ?

    ---QC---


  10. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
Trang 1 của 123 1231151101 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status