TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 4 của 4 Đầu tiênĐầu tiên ... 234
Kết quả 16 đến 19 của 19

Chủ đề: [Luận Đàm] Luận bàn về Âm Dương,Tứ Tượng và Bát Quái

  1. #16
    Ngày tham gia
    Apr 2015
    Bài viết
    5
    Xu
    0

    Mặc định

    Bát Quái vẫn là nhiều vấn đề nan giải nhất?
    ---QC---


  2. #17
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Đang ở
    Làng Hippy
    Bài viết
    60
    Xu
    0

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi lamsonquaikhach Xem bài viết
    Thấy có người nghiên cứu kinh Dịch dưới cái nhìn của chủ nghĩa Mác, mình thật bội phục quá đi.

    Giải thích sơ lược cho chủ topic: Âm và dương là tiêu biểu cho hai mặt đối nhau, như hai mặt của một tờ giấy. Như một đồng tiền (xu), chúng ta có thể quy ước một mặt là dương, một mặt là âm. Còn mặt nào là dương, mặt nào là âm, cái đó là do ta quy ước.

    Về tứ tượng, có thể hiểu đơn giản là thái là nhiều, thiếu là ít, hoặc thái là già, thiếu là trẻ. Thái dương là phần dương nhiều, phần dương đã thịnh. Thái âm là phần âm nhiều, phần âm đã thịnh. Thiếu dương là phần dương ít, phần dương mới sinh. Thiếu âm là phần âm ít, phần âm mới sinh. Người xưa quan niệm mặt trời đại biểu cho dương, mặt trăng đại biểu cho âm, nên lấy thái dương và thái âm để đặt tên. Chứ thái dương không chỉ có mặt trời, thái âm không chỉ có mặt trăng.

    Về bát quái, đoài là trũng, đối với cấn là cao. Nếu nói đoài cũng là nước, vậy trùng với khảm, thì cũng có thể nói cấn cũng là đất, vậy trùng với khôn còn gì.

    Thực ra, âm dương, tứ tượng, bát quái là cách "chia để trị", là những hệ phân loại mà người xưa dùng để phân loại tự nhiên. Tùy cách phân loại, người ta có thể chia mọi thứ làm 2 loại (lưỡng nghi), làm 4 loại (tứ tượng), làm 8 loại (bát quái), làm 64 loại hoặc hơn... Ấy cũng chỉ là những cách phân chia thôi. Bạn hoàn toàn có thể tự tạo lập một cách phân chia mới theo ý của bạn, nếu bạn muốn.
    Bác này nói chuẩn! Mình hoàn toàn có thể tự quy ước một biến bất kì và dựa theo thuật toán của Dịch Lý để suy ra các thuộc tính của những phần bù còn lại để viết truyện. Thực ra cũng là bịa đặt tài nguyên một cách logic thôi; đành rằng background càng lớn càng tốt nhưng hiểu đại cương thôi chứ nghiên cứu đầy đủ Kinh Dịch thì cũng lâu lắm
    Còn về vụ Mác thì mình cũng bội phục. Trước thấy GS Nguyễn Hoàng Phương lấy fuzzy logic để fix lại Kinh Dịch đã kinh hồn lắm rồi

  3. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    lamsonquaikhach,
  4. #18
    Ngày tham gia
    May 2014
    Đang ở
    Thủ đô gió ngàn
    Bài viết
    2,674
    Xu
    7,163

    Mặc định

    Nghĩ thấy các bác cứ nghiêm túc quá về cái vụ hiểu kinh dịch bát quái này nọ. Mình thì mình chưa đọc kinh dịch, nhưng thuyết âm dương bát quái thì đã nghe nhiều rồi, và thấy nó cũng có nhiều điểm tương đồng với chủ nghĩa duy vật của Mác nên mới liên hệ giữa hai bên. Dù sao thì triết lý của Đạo giáo cũng có câu "đạo có 3000, đường nào cũng dẫn đến đạo" cơ mà.
    Vô duyên gặp gỡ, chẳng vương vấn
    Vô phận luyến ái, chẳng tương tư

    Bút vẽ giang sơn, mực tô xã tắc
    Link: http://www.tangthuvien.vn/forum/showthread.php?t=106668

  5. #19
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Đang ở
    Làng Hippy
    Bài viết
    60
    Xu
    0

    Mặc định

    Quy luật về vận động và tương tác không phải phát hiện của chủ nghĩa Mac mà nó có lâu lắm rồi với cả phát biểu quy luật này ở Mac rất nông cạn. So với Thái Ất, ngũ hành … thì không đáng nhắc đến

    Chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác là ý thức hệ; đi theo nó thì dẫn đến Liên Xô chứ làm sao dẫn đến đạo được
    Còn Kinh Dịch là một bản mô tả đạo nguyên chỉnh có tính khoa học.
    Hai cái này khác nhau

    Ý thức hệ (như Mác hay Khổng) của con người thay đổi theo quá trình phát triển, còn đạo thì không đổi, đạo tồn tại thường hằng.

    ví dụ Mac: XHCN là cấu trúc tương tác lý tưởng của XH nó phát triển từ Chiếm Hữu Nô Lệ lên theo nhận thức về tự do và nhân bản của con người. Nếu trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển đủ nhiều thì tương lai hình thái XHCN cũng ko phải cấu trúc lý tưởng nữa, sẽ có Mác V2.0 nào đó ra đời cùng với CNXH V2.0 phù hợp hơn.
    ví dụ đạo: Như các phát biểu của phật Thích Ca. Thông qua nó con người chỉ có thể đạt tới mà không thể kế thừa phát triển hoặc bác bỏ được. Qua 2500 năm vẫn còn nguyên vẻ đẹp

    Kinh Dịch trong truyện và xây dựng tác phẩm đã xuất hiện rất nhiều, đặc biệt xây dựng thế giới giả tưởng. Còn xây dựng nhân vật như trong Tru Tiên có Bích Dao cảm tính thì lại có Lục Tuyết Kì lý trí; có tính cách Thái Âm (Dương) kiểu Lâm Kinh Vũ thì có Thiếu Âm (Dương) kiểu Trương Tiểu Phàm. Như trong Tiếu Ngạo Giang Hồ thì hầu hêt là nhân vật dạng cực đoan Thái Âm, Thái Dương kể cả nhân vật phụ như Sát Nhân danh y … Như trong Phàm Nhân Tu Tiên thì thuần dương (âm) vô cực!! nhân cách nam nữ như nhau, văn hóa nhân tộc dị tộc như nhau, thiếu tính tương quan ... Vì vậy một người có thể đọc tác phẩm như Tru Tiên dăm ba lần chứ đọc dạng như PNTT 3 lần chắc chịu không nổi.

    Bắt trước Dịch Lý để viết truyện thì tùy vào thông hiểu và chỉ tiêu của tác giả với tác phẩm của mình
    Xây dựng một nam chính ý trí nhất quán như kim thì không nên yêu thành công một nữ chính nóng tính như hỏa; hai đứa này đi vs nhau thì thằng kim dễ ăn gạch vì bốc đồng của con hỏa. Xây dựng một phụ bản hướng tây bản đồ, event diễn ra vào mùa thu thì chắc chắn là nên khắc nghiệt một chút (lớp nhân vật nào gặp may ngoài NVC) … chẳng hạn vậy. Những cái này không phải yếu tố quyết định nhưng nếu có thì tác phẩm mượt hơn và nội dung được khắc họa cũng đậm nét hơn mà không cần tu từ quá nhiều.
    Giống như trong Tru Tiên có rất nhiều cảnh /đêm trăng sáng/ khi mô tả nội tâm nv, nó không trực tiếp mô tả nhưng sinh ra hiệu ứng bổ trợ
    Cá nhân mình cảm thấy vậy nhưng cũng không nhất định đúng với mọi người

    ---QC---


  6. Bài viết được 2 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    lamsonquaikhach,sandrain,
Trang 4 của 4 Đầu tiênĐầu tiên ... 234

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status