TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 1 của 5 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 5 của 22

Chủ đề: Thế giới này thượng đế,tiên thánh có thật không và họ ở đâu. Có một môn học gọi là Thông Thiên Học giải đáp vấn đề đó.

  1. #1
    Ngày tham gia
    Mar 2013
    Bài viết
    29
    Xu
    0

    Mặc định Thế giới này thượng đế,tiên thánh có thật không và họ ở đâu. Có một môn học gọi là Thông Thiên Học giải đáp vấn đề đó.

    TÌM HIỂU
    THÔNG THIÊN HỌC

    Chân Lý Thể Hiện Qua Khung Cửa Thông Thiên Học

    Chân Lý muôn đời vẫn là một, nhưng theo thời gian, không gian, theo đặc tính của giống dân và theo sự tiến hóa của nhân loại, Chân lý biểu hiện ở cõi trần này qua khung cửa các tôn giáo mỗi lúc mỗi khác. Vì lẽ đó, khung cửa mỗi tôn giáo đều có hình thức cũng như màu sắc khác biệt. Theo thể thức ấy, cuối thế kỷ 19, để đáp ứng một thời kỳ mới, một trào lưu mới, thời đại mà con người năm châu đã nối vòng tay nhờ sự phát triễn vượt bực của Khoa Học Thực Nghiệm về cả hai lãnh vực vi mô và vĩ mô, Chân Lý thể hiện qua cánh cửa Thông Thiên Học.
    Chân lý thể hiện qua khung cửa TTH mang những sắc thái nổi bật sau:
    1- Thông Thiên Học là Minh Triết Thiêng Liêng được trình bày theo ngôn ngữ đương thời.
    2- Thông Thiên Học là một Hội, tuy nhiên, gọi Thông Thiên Học là một tôn giáo cũng đúng, nhưng TTH là một tôn giáo không có Giáo chủ, nghi lễ của TTH là cách Cư Xử và giáo điều của TTH là Tình Thương.
    Cụ thể hơn, chúng ta thấy trong mục đích thứ nhất của hội: “Tình huynh đệ đại đồng”. Để đi đến đại đồng, con người phải vượt qua mọi biên giới vật chất cũng như biên giới tinh thần để đến với nhau tương tự như vượt qua hàng rào chữ nghĩa để đến với ý tưởng của tác giả khi đọc sách. Quốc gia nào, sắc dân nào, nghề nghiệp nào, giống phái nào, tôn giáo nào…… cũng không quan trọng, không một nhãn hiệu nào có thể che lấp bản thể đích thực: Nhân Loại, một Huynh Đệ Đại Đồng, một Đại Ngã Duy Nhất. Để vượt qua hàng rào biên giới ấy động lực duy nhất có đủ năng lực để thực hiện đó là Tình Thương, giáo điều của TTH. Vì thế TTH mới lấy câu Không Tôn Giáo nào cao hơn Chân lý làm tiêu ngữ.
    3- Nếu chỉ nói đến Minh Triết Thiêng Liêng, nói đến Huynh Đệ Đại Đồng không thì cũng đủ thấy rõ sắc thái của TTH, nhưng ở một góc độ nào đó vẫn còn chưa toát lên hết được màu sắc của TTH nếu không nói đến Chương Trình Tiến Hóa Của Nhân Loại.
    Chương trình này nhằm giúp con người phát triển từ chỗ Phàm Nhân đến chỗ Siêu Nhân, từ chỗ Vô Minh đến chỗ Minh Triết, từ Tiểu Ngã đến Đại Ngã, hiệp nhất với Thượng Đế - giải thoát - Phản bổn hoàn nguyên.
    Trong giáo trình này, có một phần cơ bản và cũng là quan trọng hàng đầu đó là Con Người không phải chỉ thể hiện qua một Thể Xác mà còn thể hiện qua hai thể khác nữa đó là Thể Vía và Thể Trí (để hoạt động, cảm xúc và suy tưởng). Qua các thể này, chúng ta sẽ hiểu được Luân xa, những Hình Tư Tưởng, Quyền năng Tư tưởng, phép Chuyển di Tư tưởng, Thần nhãn, Thần nhĩ, Xuất Vía cùng những khả năng đặc biệt khác của chúng thật huyền diệu. Từ đó sẽ hiểu được thế giới vô hình, hiểu thêm được yoga, thiền định và cũng hiểu thêm những nghiệp quả vô hình do Thể Vía và Thể Trí gây ra cho mình và ảnh hưởng những người chung quanh như thế nào. Và quan trọng nhất vẫn là nhận diện, ý thức được Con Người là chủ ba thể, Thể Xác Thể Vía, Thể Trí chỉ là các thể để Con Người xử dụng trên con đường tiến hóa.
    Ba thể này lồng vào nhau vì nguyên tử hình thành ba thể này có cấu trúc lồng vào nhau từ khởi thủy. Hành trình tiến hóa của một con người không chỉ với Thể Xác ở cõi Hồng Trần, mà sau khi bỏ xác con người sẽ sinh hoạt với Thể Vía ở cõi Trung Giới, và với Thể Trí ở cõi Trí. Và ba cõi này nằm trong bảy cõi của Vũ trụ từ cõi Hồng trần cho đến cõi Tối Đại Niết Bàn. Sau cuộc hành trình với ba thể qua ba cõi mới hết một kiếp người. Theo chương trình tiến hóa, Con người với ba thể sẽ chịu tác động của những Định luật của Vũ trụ, trong đó luật Nhân Quả và Luân Hồi là hai luật chính yếu, bên cạnh những luật khác (công bình, hi sinh . . .), giúp Con người thực hiện được đại luật Tiến Hóa của Thiên Cơ qua các Cuộc Tuần hoàn trên những Bầu hành tinh trong một Thái dương hệ và vô số Thái dương hệ khác nữa..
    Với nhiều kiếp Luân Hồi như vậy, con người tiến hóa đến chỗ hoàn thiện, hoàn mỹ, trở thành một bậc Siêu phàm hay đạt thành Chánh quả qua những giai đoạn làm Đệ tử, 4 bậc Tứ Thánh và trên La hán ta còn có các bậc Chơn Tiên, Bồ Tát, Phật v.v. . .
    Thông Thiên Học không dành riêng cho một ai, ai cũng có thể đến với Thông Thiên Học miễn là chấp nhận mục đích thứ nhất của hội. Hay nói một cách khác, ai cũng có thể tham gia và trở thành cộng tác viên cho Đại Luật Tiến Hóa và ai cũng có thể trở thành đồng sự với các vị Chơn Sư Minh Triết trong công việc phụng sự này miễn là họ có lòng tha thiết, quan tâm đến sự đau khổ của nhân loại và một lòng đồng hành cùng nhân loại vượt khỏi bể khổ vô minh đến bờ minh triết vĩnh hằng.
    Có thể nói đây là những nét tiêu biểu của Thông Thiên Học. Nếu quí vị nghiên cứu chúng quí vị sẽ thưởng thức được một bức tranh mới với chủ đề “Chân Lý Thể Hiện Qua Khung Cửa Thông Thiên Học.
    Như Hải - Mùa Thu 2011

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile



    Sinh tử? Nhân quả? Luân hồi?Thế gian vạn vật vô thường. Sau trăm năm ta lại thành cát bụi hay ta sống lại với một thân xác khác mà đã quên mất kiếp trước.
    Nguồn: thongthienhoc.com
    Lần sửa cuối bởi CaVienChien, ngày 25-01-2015 lúc 19:25.
    ---QC---


  2. #2
    Ngày tham gia
    Mar 2013
    Bài viết
    29
    Xu
    0

    Mặc định

    THÔNG THIÊN HỌC DẪN GIẢI

    Tác giả: Marcel Bohrer

    CHƯƠNG I
    THÔNG THIÊN HỌC LÀ GÌ ?
    HỘI THÔNG THIÊN HỌC

    I.- DẪN NHẬP
    Tin tưởng.
    Ngoại trừ nguyên lý về tình huynh đệ bắt buộc phải chấp nhận, Thông Thiên Học không có tín điều, nghi thức, giáo sĩ hay mệnh lệnh phải tuân hành. Mỗi người phải tự mình học hỏi và suy gẫm trước khi chấp nhận hay bác bỏ giáo lý của nó.
    Một uy lực bên ngoài không thể làm cho ta vững tin hay chấp nhận một chơn lý. Chỉ khi tâm ta phát triển đến một mức độ nào thì ta mới tự mình tin ở các chơn lý được truyền dạy.
    Giá trị của Thông Thiên Học.
    Nếu Thông Thiên Học giải đáp được những câu hỏi đến nay nan giải, điều đó chứng tỏ giáo lý của nó đáng được các nhà tư tưởng lưu tâm.
    Trước tiên, ta có thể chấp nhận các giáo lý đó như là một giả thuyết thỏa đáng hơn những giả thuyết khác, sau đó, ta sẽ học nó một cách thích thú và ý thức được phần nào chơn lý của nó khi cố đem thực hành trong đời sống hằng ngày.
    Những ai chỉ trích Thông Thiên Học mà không tìm hiểu nó thì chỉ thốt những lời không giá trị.
    Thái độ của giảng viên và thính giả.
    Giảng viên chỉ dẫn nhưng không bắt buộc thính giả phải tin. Ông trình bày những chi ông cho là chân lý và để thính giả tự mình suy gẫm hầu vạch một lối đi.
    Về phần thính giả không nên có một thái độ chỉ trích ác ý hay tin tưởng mù quáng. Họ phải sử dụng lý trí để suy đoán chẫm rãi trong nhiều ngày trước khi có một quyết định.
    Điều quan trọng không phải là tin tưởng mà là hành động : con người phải hiền lành, chơn chánh, công bằng, lương thiện, thanh khiết v. v. . .
    Vào ngày phán xét (Thánh Mathieu, XXV ,34 và kế tiếp), câu hỏi sẽ như sau : anh có cho người đói ăn, người lạnh mặc không v.v. . . ? Người ngoại đạo có làm những điều nầy sẽ hưởng phúc lạc vĩnh cửu. Như thế, tôn giáo xét không mấy quan trọng, ngoài ra nó còn thay đổi tùy gia đình và sinh quán của mỗi người.
    Chúng ta đừng để dư luận ảnh hưởng ta, dù nó phát xuất từ gia đình, chòm xóm, báo chí, hội hè, đảng phái, vì dư luận là tư tưởng có tánh cách thông thường hay truyền thống. Tất cả cần được xét lại và đặt lại đúng chỗ. Ngoài ta ra, không có ai có thể rèn đúc lòng tin của ta được.
    Đức Phật dạy một lời vô giá : “Chúng ta không nên tin một điều gì chỉ vì nó được nói ra, những tập tục vì nó được truyền lại từ ngàn xưa hay những kinh sách vì nó được các bậc hiền triết sáng tác”. Chúng ta cũng không nên chấp nhận điều nầy việc nọ vì quá tin ở uy quyền của các bậc Chưởng giáo hay Chơn Sư.
    Nhưng chúng ta phải tin khi kinh sách, lời nói hay lý thuyết được lý trí hay nội tâm chúng ta chấp nhận. Và khi nào quí vị tin thì quí vị đừng ngần ngại nữa mà hãy hành động đúng theo lòng tin của mình.

    II.- THÔNG THIÊN HỌC
    Định nghĩa.
    Thông Thiên Học là sự hiểu biết thiêng liêng. Ấy là sự hiểu biết siêu đẳng về bản chất chánh yếu và thâm sâu của vạn vật trong giới hạn của khả năng chúng ta.
    Con người có thể hiểu biết Đấng Thiêng Liêng vì bản chất của con người giống hệt Ngài. Như vậy chúng ta có thể biết các cõi vô hình tuy nó ở ngoài tầm quan sát của ngũ quan.
    Thông Thiên Học là sự trình bày cơ tiến hóa thiêng liêng; nó là khoa nghiên cứu nguồn cội, sự tăng trưởng và sự cùng tận các cõi giới của cả con người và vạn vật hiện hữu. Nó soi sáng mọi hoài nghi và do dự, và giúp nhơn loại giải quyết nhiều vấn đề phức tạp và thường là nan giải.
    Nó cũng là sự tổng hợp các chơn lý thuộc những tôn giáo lớn và dẫn dắt con người trên con đường tiến đến sự hoàn thiện.
    Nguồn gốc.
    Từ nghìn xưa, những nhà thám hiểm lỗi lạc (do các vị Tiên Phật thuộc Thiên đình) đã hiểu biết được những cõi giới hữu hình và vô hình nhờ các cuộc sưu tầm trực tiếp của các Ngài, và chính các lời truyền dạy của các Ngài tạo thành Thông Thiên Học. Lúc đầu, các lời nầy là những sự tiết lộ trình bày cho những ai chưa thể tự mình kiểm chứng được, nhưng một ngày kia, ai ai cũng có thể kinh nghiệm lấy và thu thập trực tiếp những kiến thức cá nhân, chúng nó sẽ thay thế sự tin tưởng ở người khác.
    Siêu nhiên
    Thông Thiên Học quan niệm không có chi là siêu nhiên hay là phép lạ. Các điều nầy là tác động của những định luật vượt quá mức tiến hóa của nhân loại hiện nay, nhưng chúng ta sẽ biết được trong tương lai khi chúng ta phát triển được những quyền năng huyền bí cần thiết. Những quyền năng nầy sẽ đương nhiên phát triển với sự tiến hóa trong một tương lai còn xa. Tuy nhiên, hiện giờ, nó đã biểu hiện rải rác ở một số người tiến hóa cao. Chúng ta có thể gia tốc sự phát triển nầy như thường thấy ở Đông Phương bởi những phương pháp Yoga.
    Tôn giáo
    Thông Thiên Học không phải là một tôn giáo mới. Nó cũng không phải là một tôn giáo.
    Nó hiện hữu ở các thời đại và được xem như là nền tảng và tổng hợp các tôn giáo và triết lý. Ấy là sự Minh Triết cổ truyền được phát huy trở lại vào thời đại hiện kim.
    Nó không có ý định triệt hạ các tôn giáo; trái lại, nó cố gắng chung vai đâu cật với các tôn giáo để ngăn chận phong trào duy vật, mở rộng các chân trời tôn giáo giải thích các biểu tượng đã bỏ quên hay không hiểu các tổ chức nầy, đánh tan sự chống báng và liên kết chúng lại.
    Lâu đời
    Thông Thiên Học xưa như thế giới, nhưng nó xuất hiện dưới hình thức hiện nay từ năm 1875 với bà Blavatsky và Đại tá Olcott. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề nầy sau
    Ba trạng thái
    Thông Thiên Học gồm ba trạng thái : triết lý, tôn giáo và khoa học, tương ứng với các chơn lý thuộc phạm vi trí thức, tâm linh và vật chất.

    I.- TRIẾT LÝ
    Về phương diện nầy, Thông Thiên Học dạy chúng ta rằng Thái dương hệ của chúng ta (Vũ trụ cũng thế) là một cơ cấu được sắp đặt và điều hòa một cách tỉ mỉ. Cơ cấu nầy là sự biểu lộ của sự sống huy hoàng (là Đấng Thiêng Liêng) mà con người chỉ là một thành phần bé nhỏ.
    Các cõi và các thể.
    Vũ trụ gồm nhiều khu vực vật chất hữu hình và vô hình chứa đựng lẫn nhau mà chúng ta gọi là cõi. Có bảy cõi trong vũ trụ.
    Con người là một linh hồn có nhiều thể, mỗi thể tương ứng với một cõi.
    a/ Cõi Hạ giới.
    Cõi nầy là cõi vật chất của chúng ta gồm chất đặc, chất lỏng, chất hơi và bốn chất dĩ thái.
    Con người có một thể xác gồm hai phần :
    1/ xác thân để hành động,
    2/ và thể phách để nhận khí lực.
    b/ Cõi Trung giới.
    Cõi Trung giới (hay cõi tình cảm) là cõi con người đến trong lúc ngủ hay sau khi chết (cõi luyện tội, cõi âm ty).
    Con người có một thể vía hình trứng, nhiều màu. Đó là thể dục vọng và tình cảm tương ứng với cõi nầy.
    c/ Cõi Thượng giới.
    Ấy là cõi của tư tưởng. Nó gồm hai phần : phần hạ thiên cụ thể tương ứng với tư tưởng cụ thể, phần thượng thiên trừu tượng tương ứng với tư tưởng trừu tượng.
    Con người có hai thể tương ứng :
    1/ thể hạ trí,
    2/ và thể thượng trí (hay nhân thể), thể nầy vẫn tồn tại trải qua các kiếp sống.
    Sự chết.
    Sự chết là sự từ bỏ thể xác. Thể nầy chẳng qua là một chiếc áo không liên hệ đến linh hồn. Thật sự, không có sự chết.
    Luân hồi.
    Linh hồn chúng ta trở lại cõi trần vào những thời kỳ kế tiếp để nhập vào thể xác của trẻ con. Cái chúng ta gọi là đời sống chẳng qua chỉ một ngày của sự sống thật sự của chúng ta.
    Nhân quả.
    Số mệnh hiện tại của chúng ta là kết quả của những nguyên nhân (tư tưởng và hành động) tốt hay xấu, sung sướng hay khổ đau mà chúng ta đã gây ở kiếp trước. Thượng Đế không thưởng mà cũng không phạt, nhưng điều chi con người đã gieo thì sẽ gặt lấy (Thánh Paul). Đó là luật tác động và phản động thường được gọi là luật nhân quả.
    Thiên đình.
    Trải qua các kiếp luân hồi liên tiếp con người chiến thắng mọi sự thử thách, trở nên hoàn toàn và thành những bậc siêu nhân. Các vị nầy hợp thành một tổ chức gọi là Thiên đình để phù trợ Thiên Cơ.
    Như thế, Thông Thêin Học tái lập trật tự trong sự hỗn độn, giải đáp các điều bí ẩn đã khiến biết bao trí óc băn khoăn và đem ý nghĩa cho đời sống khiến cuộc đời trở nên dễ hiểu và đáng sống. Thông Thiên Học có tánh cách duy tâm vì nó đặt sự sống (là tâm thức) trên tất cả, sau đó, mới đến sắc tướng dùng làm dụng cụ cho sự sống.

    II.- TÔN GIÁO.
    Với tư cách tôn giáo, Thông Thiên Học chỉ cho chúng ta thấy cạnh bên sự tiến hóa bình thường, con người có thể chọn một con đường tắt để tiến đến mục đích. Nhưng kỳ thật, Thông Thiên Học không phải là một tôn giáo vì nó không có tín điều, không nghi thức, không giáo sĩ.
    Các lời khuyên dạy của nó luôn luôn căn cứ trên sự quan sát sự việc và lẽ phải, chớ không phải phát sinh từ sự sợ hãi một thần linh hung tợn bị xúc phạm.
    Tôn giáo là một hoài vọng thường trực hướng linh hồn lên sự Thiêng Liêng. Ấy là sự tìm kiếm Thượng Đế. Các vị giáo chủ hướng dẫn sự tìm kiếm nầy, nhưng mỗi tôn giáo chỉ tiết lộ một phần Chơn lý mà thôi để đáp ứng lại nhu cầu của một dân tộc và một thời đại nào đó.
    Các tôn giáo không phát sinh từ sự vô minh của nhân loại, chúng là những con đường dẫn dắt đến Thượng Đế. Nhưng chính ở nơi mình mà con người khám phá được sự huyền bí ẩn tàng và tìm được Thượng Đế. Sau đó, y mới thấy Thượng Đế ở khắp nơi.
    Các triết lý xưa đối với tôn giáo như thế nào thì Thông Thiên Học cũng thế : ấy là một triết lý có tánh cách tôn giáo.
    III.- KHOA HỌC.
    Trong mọi sự nghiên cứu, Thông Thiên Học áp dụng phương pháp khoa học để quan sát trực tiếp, tỉ mỉ và nhiều lần. Thông Thiên Học là khoa học linh hồn, Nó nhằm mở mang con người chớ không phải cải thiện dụng cụ quan sát. Sự mở mang nầy giúp con người mẫn cảm với các rung động tinh vi bổ túc, bằng cách đánh thức các giác quan mới sẵn có ở con người. Khi các giác quan nầy thức động, con người sẽ có nhãn thông (clairvoyance).
    Như khoa học, Thông Thiên Học xếp loại các sự kiện tìm thấy, sau đó, đưa thêm những việc mà khoa học chưa biết rồi suy diễn và đặt ra những định luật. Những điều triệt để khoa học là Thông Thiên Học và điều chi thật sự Thông Thiên Học đều phù hợp với sự việc, nghĩa là với khoa học.
    Phúc Âm Thông Thiên Học.
    Tóm lại, Thông Thiên Học có ba Chơn lý chánh yếu cần ghi nhớ :
    a/ Nguyên lý về sự sống có sẵn ở ta và ngoài ta. Nó không bao giờ chết; nó luôn luôn nhân từ; nó không thể thấy, không thể nghe, không thể cảm được, nhưng ai có nhiệt tâm sẽ ý thức được nó.
    b/ Linh hồn của con người là bất tử. Tương lai của nó rất huy hoàng vì sự phát triển và sự vinh quang của nó là vô biên.
    c/ Mỗi người quyết định đời sống của mình. Chính mình đặt cho mình mọi sự thưởng và phạt.

    III.- HỘI THÔNG THIÊN HỌC
    Hội Thông Thiên Học được chánh thức sáng lập tại Nữu Ước ngày 17 tháng 11 năm 1875 do bà Blavatsky và Đại tá Olcott. Cả hai là đệ tử của hai vị Chơn Sư Minh Triết. Chính hai vị nầy mới là người sáng lập Hội thật sự.
    Bà Blavatsky thuộc hàng quí tộc Nga, sanh năm 1831 và từ trần tại Luân Đôn vào ngày 8 tháng 5 năm 1891. Bà chỉ phụ trách công việc giáo huấn chớ không lo sự tổ chức. Các tác phẩm giá trị của bà (Giáo lý bí truyền và Nữ thần Isis lộ diện) chứa đựng những tài liệu vô giá.
    Đại tá Olcott là một công chức tại Hoa Kỳ. Ông được tiếng là một công chức rất thanh liêm. Ông gặp được bà Blavatsky khi ông điều tra về một hiện tượng thần linh học với tư cách một ký giả. Ông là Hội trưởng suốt đời của Hội và lo tổ chức Hội.
    Hội Thông Thiên Học có ba mục đích nhưng chỉ có mục đích đầu là có tánh cách bắt buộc :
    1/ Thành lập một trung tâm huynh đệ đại đồng không phân biệt sắc tộc, tín ngưỡng, nam nữ, giai cấp hay màu da;
    2/ Khuyến khích sự nghiên cứu các tôn giáo đối chiếu, triết lý và khoa học;
    3/ Nghiên cứu các định luật chưa được giải thích trong Vũ trụ và các quyền năng tiềm tàng ở con người.
    Mỗi người xem như phải có một bổn phận danh dự kính trọng tôn giáo của kẻ khác như mình muốn kẻ khác tôn trọng tôn giáo mình. “Không có tôn giáo nào qua Chơn lý”, đó là tiêu ngữ của Hội Thông Thiên Học.
    Tình huynh đệ.
    Người ta còn thêm : “Không phải là người Thông Thiên Học những ai :
    - không thực hành hạnh vị tha;
    - không sẵn sàng chia sớt bát cơm chót cho những kẻ yếu và nghèo hơn mình;
    - không lưu ý giúp đỡ kẻ khác bất luận nơi nào, lúc nào, không kể sắc tộc, quốc gia và tín ngưỡng, hoặc làm ngơ trước tiếng than thở của con người khốn khổ;
    - nghe bêu xấu một người vô tội mà không lên tiếng bênh vực như chính bênh vực mình.”
    Tinh thần huynh đệ : đó là tiếng nói đầu tiên và cũng là tiếng nói sau cùng của Hội Thông Thiên Học. Tình huynh đệ có nghĩa là mỗi người trong chúng ta, anh và tôi, đàn ông và đàn bà, nhìn xem kẻ khác như chính anh em hoặc chị em ruột mình và hành động như tất cả cùng chung một gia đình. Nó có nghĩa là anh chia sớt những gì anh thu thập và phân phát cho tất cả những chi anh đã thực hiện.
    Hội viên Thông Thiên Học tìm hiểu các nguyên tắc đó và người Thông Thiên Học cố gắng áp dụng và thực hiện chúng.
    Ngoài tình huynh đệ, không một ai bắt buộc chấp nhận giáo lý Thông Thiên Học, sự tự do tư tưởng và ngôn luận được dành một cách rộng rãi cho các hội viên.
    Các mục đích khác của Hội Thông Thiên Học.
    Hội Thông Thiên Học là nền tảng của các tôn giáo tương lai của nhân loại. Nó chiến đấu chống sự mê tín và thuyết duy vật; nó cố gắng phát triển sự kính trọng những điều cao thượng và chuẩn bị con đường cho Đấng giáo chủ. Nó giúp vào sự đào tạo nhánh thứ sáu của giống dân a-ry-en và chuẩn bị giống dân thứ sáu trong tương lai.
    Có nên gia nhập vào Hội Thông Thiên Học không ?
    Nên gia nhập để nêu cao lý tưởng huynh đệ và để được tiếp xúc trực tiếp với các khí lực đang đào tạo tương lai.
    Người nhập hội phải có cảm tưởng mình là một chiến sĩ tiền phong trong đạo binh đang tiến, là một kẻ tình nguyện phát huy ánh sáng của một sự hiểu biết cao thượng hầu kẻ khác có thể tiến dễ dàng lên đỉnh núi Hiểu Biết. Không có lý tưởng nào cao cả hơn nguyện vọng phụng sự thế hệ mai sau.
    Tánh cách quan trọng của Chơn lý.
    Giáo lý có thể được phân ra làm ba loại :
    1/ loại phổ biến luân lý và giải thích vì sao cần có luân lý;
    2/ loại giải thích sự cấu tạo con người và các cõi mà họ đang sống;
    3/ loại trình bày sự tiến hóa của con người trong quá khứ.

    Kết luận.
    Giữa các phong trào hiện tại, Hội Thông Thiên Học phải cương quyết trình bày một lý tưởng thật. Chức vụ của nhà tiên tri, của nhà huấn luyện tinh thần là nâng cao lý tưởng, là luôn miệng tuyên bố nó để mỗi người ghi nhớ và chọn con đường chánh.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


  3. #3
    Ngày tham gia
    Mar 2013
    Bài viết
    29
    Xu
    0

    Mặc định

    CÁC CÕI CỦA VŨ TRỤ VÀ CÁC THỂ CỦA CON NGƯỜI. + CÕI TRẦN VÀ THỂ XÁC

    CHƯƠNG II
    CÁC CÕI CỦA VŨ TRỤ VÀ CÁC THỂ CỦA CON NGƯỜI.

    I.- CÁC CÕI CỦA VŨ TRỤ
    Sự cấu tạo các cõi.
    Trước khi thành lập vũ trụ, Thượng Đế đã hoạch định hoành đồ trong trí và giới hạn tầm hoạt động của Ngài trong không gian. Kế đó, Ngài sử dụng các nguyên tử đơn giản của không trung là bọt Koilon (Tiên Thiên khí) và phát ra một động lực xoay tròn để vận chuyển chúng nó. Các bọt nầy (có chứa lẫn sự sống của Thái dương Thượng Đế) cấu tạo nguyên tử của cõi thứ nhứt. Đó là cõi thiêng liêng : cõi Tối Đại Niết Bàn (plan Adi hay Mahaparanirvanique).
    Người ta gọi là cõi, một vùng vật chất trong đó tất cả đều được tạo do một loại nguyên tử riêng biệt. Mỗi loại nguyên tử có một lối rung động riêng như nguyên tử của cõi Thượng giới thì có lối rung động tư tưởng. Thái dương hệ của chúng ta gồm bảy cõi.
    Kế đó, các nguyên tử kết hợp lại thành phân tử càng lúc càng phức tạp để tạo sáu cảnh giới. Sáu cảnh nầy hợp với cõi nguyên tử tạo thành bảy cảnh của một cõi.
    Tiếp theo, các nguyên tử của cõi thứ nhứt được bao bọc trong các chất của cảnh nặng trược nhất của cõi đó theo một lối sắp đặt thiêng liêng để tạo các nguyên tử của cõi thứ nhì. Cõi nầy được gọi là cõi Đại Niết Bàn (plan paranirvanique). Các nguyêntử nầy chứa 49 bọt Koilon. Sáu cảnh của cõi nầy cũng được thiết lập như sáu cảnh của cõi thứ nhứt.
    Đoạn, Đức Thượng Đế tạo cõi thứ ba là cõi Niết Bàn (plan nirvanique hay spirituel) với các nguyên tử chứa 492 bọt, rồi cõi thứ tư, cõi Bồ Đề (plan boudhique) hay trực giác (intuitionnel) với nguyên tử chứa 493 bọt; cõi thứ năm là cõi Thượng giới gồm hai phần : phần Thượng Thiên trừu tượng với ba cảnh và phần Hạ Thiên cụ thể với bốn cảnh; rồi cõi thứ sáu là cõi Trung giới (cõi cảm xúc, cõi dục vọng); sau cùng cõi thứ bảy là cõi Hồng trần với các nguyên tử gồm 496 bọt Koilon.
    Thế là bảy cõi của Vũ trụ được thành lập, mỗi cõi gồm bảy cảnh.
    Tinh thần và vật chất.
    Sự sống của Thượng Đế - Tinh thần - càng giáng sâu xuống những cõi dưới các lớp vỏ bao bọc bên ngoài mỗi lúc càng dày nặng, dù sao, vật liệu của mỗi cõi giới đều chứa đựng trong trạng thái tiềm tàng, tất cả những khả năng về năng lực và sắc tướng của các cõi trên tế nhị hơn. Chỉ cái lớp vỏ sau cùng, lớp nặng trược hơn cả, mới tạo thành hình hài vật chất.
    Nhưng tinh thần đã bị bao bọc trong các lớp vỏ vẫn luôn luôn là tinh thần. Hai danh từ tinh thần và vật chất có tánh cách tưong đối. Người ta có thể nói vật chất là tinh thần nặng trược, còn tinh thần là vật chất thăng hoa. Hai danh từ nầy luôn luôn đi đôi với nhau. Trong mọi sắc tướng, luôn luôn có một sự sống đang tiến hóa và mọi sự sống đều được hạn định trong một sắc tướng chứa đựng.
    Pha lẫn.
    Sinh viên khoa học biết rằng các phần tử vật chất khôpng bao giờ đụng nhau, do đó, thể chất của các cõi trên có thể ở cùng một chỗ với vật chất của cõi Hồng trần trong các khoảng trống. Nói một cách khác, một chỗ trong không gian chứa thể chất của cả bảy cõi, chất thanh thấm vào thể trược. Người ta có thể thấy hiện tượng nầy khi trời mưa : nước mưa thấm và pha lẫn vào đất.
    Các bầu đồng tâm.
    Vì vậy, trái đất của chúng ta không chỉ là một bầu vật chất; nó còn là một bầu thanh khí (thể chất cõi Trung giới), một bầu thượng thanh khí (thể chất cõi Thượng giới) v. v. . . Các bầu nầy vì thanh hơn nên vượt khí quyển Hồng trần rất xa, cõi Trung giới lan rộng đến mặt trăng, còn với cõi Niết Bàn, các hành tinh của Thái dương hệ được tiếp xúc nhau .
    Như vậy, danh từ Thông Thiên Học sang qua một cõi khác , không có nghĩa là di chuyển trong không gian mà là sự chuyển tâm thức từ một thể chất nầy qua một thể chất khác.
    Tinh vân.
    Sự cấu tạo các cõi trong không gian chỉ có thể thấy với cõi Hồng trần. Trước hết, chúng ta thấy một tinh vân. Thoạt tiên, tinh vân hiện ra như một cái đĩa to lớn, đoạn cái đĩa nầy phồng lên thành một bầu với nhiều vòng bao quanh như Thổ tinh (Saturne); sau đó, mỗi vòng phát sinh một hành tinh rồi hành tinh dần dần đông đặc lại. Thế là chúng ta có một Thái dương hệ với Mặt trời ở giữa và các hành tinh.
    Ba luồng sóng sinh hoạt.
    Bãy cõi được cấu tạo do luồng sanh hoạt thứ nhứt phát sanh từ Ngôi Ba (Ngôi Thánh Linh). Đó là sự cấu tạo các vật liệu của vũ trụ. Kế đó, Ngôi Hai (Đức Thánh Con) phát sanh luồng sanh hoạt thứ nhì để tạo thành sắc tướng : đây là khí lực tổ chức vũ trụ, nó cấu tạo bảy loài (ba loài Tinh hoa, kim thạch, thảo mộc, cầm thú, con người) dưới sự điều khiển của các vị Thần linh. Sau cùng, Ngôi Nhứt (Đức Thánh Cha) phát sanh luồng sanh hoạt thứ ba để chuyển tâm thức cho các sắc tướng tạo ra do Ngôi Hai.
    Cảnh.
    Các cảnh của một cõi được gọi là nguyên tử, hạ nguyên tử, thượng dĩ thái, dĩ thái, hơi, lỏng và đặc. Như ở trong các cõi, những cảnh xen lẫn nhau, cảnh thanh thấm lẫn cảnh trược và còn vượt xa ra ngoài.
    Các dãy hành tinh.
    Một Thái dương hệ gồm nhiều sân trường tiến hóa gọi là dãy hành tinh. Một dãy hành tinh có bảy bầu hữu hình và vô hình. Ở mỗi dãy, sự sống chuyển từ bầu nầy sang bầu kia, và chuyển như vậy bảy vòng trên bảy bầu thì mới hoàn tất sự tiến hóa của nó.
    Sau khi hoàn tất, sự sống chuyển từ loài nầy sang loài kia như từ loài kim thạch sang loài thảo mộc v. v. . . và nhân loại trở thành tiên thánh.

    II.- SỰ CẤU TẠO HUYỀN BÍ CỦA CON NGƯỜI
    Các thể của con người tương ứng với các cõi của vũ trụ : con người là tiểu thiên địa, vũ trụ là đại thiên địa.

    Nguyên lý và thể.
    Nguyên lý là cách thức biểu lộ của sự sống. Thể là cái vỏ vật chất giúp nguyên lý biểu hiện. Ví dụ sự sống là trực giác, tư tưởng, dục vọng hay hành động tùy theo cái thể là thể bồ đề, thể trí, thể vía hay thể xác. Cũng như thế, điện là ánh sáng, sức nóng, động tác hay sức cơ khí tùy cơ quan thu nhận.

    Sự sắp xếp bảy nguyên lý.
    Trước kia, các nguyên lý được xếp vào hai nhóm :
    a/ nhóm tam thượng gồm : Atma, Bồ đề, Thượng trí (Atma, Bouddhi, Manas).
    b/ nhóm tứ hạ : thể dục vọng, prana, thể phách và thể xác.
    Lối xếp nầy sau được thay đổi để thích hợp với sự kiện :
    A/ Nguyên lý : Atma, Bồ đề (Bouddhi), Thượng trí, Hạ trí, Dục vọng (Kama), prana.
    B/ Sắc tướng : Kim thân, Bồ đề, Chơn thân, Thể trí, Thể vía, Thể phách và xác thân.
    Ba nguyên lý trên Atma, Bồ đề, Thương trí là phản ảnh của Ba Ngôi, đồng thời phản chiếu ngược vào thể xác, thể vía và thể trí.
    Bảy thể.
    Nói một cách đơn giản, thể xác là thể hành động và hiểu biết, thể phách là thể sinh lực, thể vía là thể tình cảm và dục vọng, thể trí là thể tư tưởng cụ thể, chơn thân là thể tồn tại từ kiếp nầy sang kiếp sau nên nhớ được các kiếp con người. Còn thể Bồ đề và Kim thân (atmique) chỉ được phát triển khi nào con người được điểm đạo hay được thu nhận làm đệ tử.
    Ba yếu tố tiến hóa.
    Thánh Paul nói con người là Thánh linh, linh hồn và thể xác. Thông Thiên Học gọi ba yếu tố đó là chơn thần, chơn nhơn và phàm nhơn.
    1/ Phàm nhơn.
    Phàm nhơn gồm ba thể hữu hoại : thể xác, thể vía và thể trí. Ở mỗi kiếp, chúng nó được đổi mới và tiến hóa trong ba cõi : cõi Trần, Trung giới và Hạ thiên. Tuy chúng nó hữu hoại, mỗi thể đều lưu lại một vật trường tồn, ấy là nguyên tử trường tồn.
    Phàm nhơn là phương tiện tiến hóa duy nhất của Chơn nhơn. Nhờ các kinh nghiệm thu thập nhứt là ở cõi Trần, phàm nhơn phát triển sự hiểu biết của mình. Ở cõi Hạ thiên, những điều hiểu biết nầy chuyển thành những quan năng (faculté) để phát triển ở các kiếp sau.
    2/ Chơn nhơn.
    Chơn nhơn gồm ba nguyên lý trên: Atma, Bồ đề, Thượng trí sinh hoạt trong chơn thân. Chơn nhơn tồn tại trong các kiếp sống của nhơn loại. Chính nó thu nhận và giữ gìn các kinh nghiệm của phàm nhơn. Với mức tiến hóa hiện nay của chúng ta, Chơn nhơn là con người thật, vì Chơn thần là một điều rất cao xa đối với chúng ta.
    Mục đích của đời sống con người là trau giồi Chơn nhơn để nó có thể hòa hợp với Chơn thần. Chỉ có hành động vị tha và vô ngã mới giúp chúng ta đạt được mục đích đó. Đức Phật dạy : “Các lý thuyết của bạn về Thượng Đế không đáng lưu ý. Hãy hành thiện, hãy nhân từ. Chính những điều đó đưa các bạn đến sự giải thoát và đến Chân lý.”
    3/ Chơn thần.
    Chơn thần là những đơn vị tâm thức, những Điểm Linh Quang của ngọn lửa thiêng được chuyển xuống cõi Đại Niết Bàn như là những sinh linh riêng biệt. Chúng có tất cả các quyền năng thiêng liêng trong trạng thái tiềm tàng và các quyền năng nầy sẽ phát hiện khi Chơn nhơn được tinh luyện với các kinh nghiệm do phàm nhơn thu thập. Nhờ đó, con người, một Thánh linh mơ ngủ sẽ trở thành một Thánh linh thức tỉnh và linh hoạt.
    Hào quang (Aura).
    Hào quang là toàn thể các thể tinh vi của con người. Đôi khi, danh từ nầy chỉ cái phần các thể ấy vượt ra khỏi xác thân.
    Hình dáng, màu sắc của nó tùy sự tiến hóa của mỗi người. Ai thấy nó được thì biết trình độ tiến hóa của người ấy như thế nào. Nhờ tác động của tư tưởng, nó có thể tạo một cái vỏ bảo vệ chống với các tư tưởng và dục vọng của kẻ khác.
    chú thich chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 cuối trang đâu trang

    CHƯƠNG III
    CÕI TRẦN VÀ THỂ XÁC
    I.- CÕI TRẦN
    Khoa học chỉ biết có cõi nầy và biết một phần thôi. Trong bảy cảnh của cõi nầy, khoa học chỉ biết có ba cảnh thấp, và bốn cảnh trên – các cảnh dĩ thái – thì chưa biết được. Nếu chúng ta lên đến cảnh hạ nguyên tử, chúng ta sẽ biết được cái đơn vị căn bản của tất cả sự vật : nguyên tử căn bản hồng trần.
    Bốn loài tạo vật [1] của cõi nầy đánh dấu cái giai đoạn tiến hóa quan trọng, trong đó các sắc tướng trở nên một ngày một mềm dẻo, dễ uốn nắn hầu sự sống có thể biểu lộ nhiều hơn và dễ hơn.

    II.- THỂ XÁC
    Thể xác gồm hai phần :
    1/ thể xác nặng nề, thô kệch gồm các chất của ba cảnh thấp.
    2/ thể phách gồm các chất của ba cảnh cao.

    A/ THỂ XÁC THÔ NẶNG.
    Thể xác hoạt động và thâu nhận các kích động bên ngoài hầu chuyển cho con người bên trong để lọc ra sự hiểu biết. Thần kinh hệ là cơ quan liên lạc giữa tâm thức và thể xác. Thần kinh hệ gồm hai phần, một phần thuộc quan năng ý thức, một phần thuộc quan năng vô ý thức.
    Hệ thần kinh giao cảm.
    Nó điều khiển cả quan năng liên hệ đến sự sống hằng ngày (ví dụ tim đập). Trước kia, chính ý chí chủ trị nó, nhưng ngày nay nó trở nên tự động. Người ta có thể đặt nó trở lại dưới sự chủ trị của ý chí nhưng điều nầy không tốt.
    Nó chiếm ưu thế ở thân thể phụ nữ và liên quan nhiều hơn với cõi Trung giới nơi phát xuất nó. Chính do sự liên quan nầy mà người đàn bà đa cảm hơn đàn ông.
    Hệ thần kinh não tủy.
    Hệ thần kinh nầy do ý chí chủ trị. Nó là cơ quan của giác thức (conscience de veille) mà trung tâm là khối óc. Khối óc không tạo tư tưởng. Nó là cơ quan, là dụng cụ vật chất của thể trí để thể nầy biểu hiện ở cõi trần (và biểu hiện một phần nhỏ mà thôi). Người ta có thể so sánh nó như cây dương cầm và thể trí như người đánh đàn.
    Nó chiếm ưu thế ở thân thể người đàn ông và liên quan nhiều hơn với cõi Thượng giới nơi phát xuất nó.
    Tinh luyện.
    Thể xác thay đổi luôn. Mỗi phần tử là một sự sống thu hút bởi sự hòa hợp và sa thải bởi sự bất hòa. Muốn được thanh khiết, thể xác cần được dinh dưỡng bằng những thức ăn tinh khiết.
    Trước tiên, cần tránh những thức ăn nặng trược có những rung động thô kịch như thịt, rượu, thuốc lá. Những phần tử ô trược của một thân thể được dinh dưỡng một cách thanh khiết sẽ tự đào thải trong một thời gian bảy năm khiến thân thể được đổi mới. Sự dùng các thực phẩm thanh khiết sẽ gia tăng số vi sinh vật (microorganisme), nhờ đó thân thể diệt trừ được mọi yếu tố ô trược chực xâm nhập thể xác. Sau cùng, ý chí của con người còn phát ra từ điện để xua đuổi các ảnh hưởng ô trược của hoàn cảnh.
    Sự tự động của thân thể còn giúp vào sự tinh luyện nầy. Muốn đạt kết quả một cách nhanh chóng, các ham muốn cần phải được diệt trừ trước hết.
    Nếu chúng ta muốn kiểm chứng giáo lý Thông Thiên Học, chúng ta cần có một thể xác vừa tinh khiết, vừa thăng bằng, vừa mẫn cảm để nhận thêm những rung động bổ túc mà không gây xáo trộn cho thần kinh. Người có huệ nhãn chẳng qua là một người nhận được các rung động hoặc một phần rung động mà phần đông nhân loại chưa nhận được.
    Những phương pháp Yoga ở Đông Phương , dưới sự dìu dắt của một thánh sư, có thể đem lại những kết quả mong muốn mà không gây tai hại cho người học tập. Không có một ông thầy đủ khả năng, người tập có thể bị loạn trí.

    B/ THỂ PHÁCH.
    Nó được tạo thành bởi các vật liệu thuộc bốn cảnh dĩ thái. Nó thâm nhập xác thân và có một hình dáng in hệt xác thân (nhị xác thân). Nó thanh khiết hay thô kịch là tùy xác thân. Người có huệ nhãn thấy nó màu xanh tím hay xanh dợt.
    Prâna.
    Thể phách biến đổi sinh lực của vũ trụ (jiva) phát sanh từ mặt trời để cho xác thân sử dụng. Sinh lực được biến đổi, đó là prâna nuôi sống vạn vật. Prâna chạy dài theo các dây thần kinh và liên kết thể xác với các thể trên và với tâm thức. Thể phách giữ một vai trò liên lạc, một chiếc cầu giữa tâm thức và thể xác. Nó là môi trường của sinh lực chứ không phải của tâm thức trong trạng thái bình thường.
    Hào quang của sức khỏe.
    Ấy là phần của thể phách vượt khỏi xác thân lối vài phân. Nó gồm những tia sáng phóng ngay ra khi sức khỏe dồi dào (vì thể phách thu hút nhiều sinh lực nên phần thặng dư thoát ra) hay buông thỏng xuống khi sinh lực, nghĩa là sức khỏe, bị giảm sút.

    C/ CÁC HIỆN TƯỢNG LIÊN HỆ ĐẾN THỂ XÁC.
    Theo lệ thường, thể xác thô kịch và thể phách không bao giờ lìa xa nhau trừ trường hợp chết. Tuy nhiên, sự tách rời phần nào có thể xảy ra khi sức khỏe kém, thần kinh bị kích thích hay bởi thuốc mê.
    Đồng cốt.
    Sự tách rời nầy thường xảy ra ở đồng cốt. Thể phách dường như bị xé ra làm đôi khiến đồng tử bị mệt nhọc hay bị hỗn loạn tâm thần có thể đưa đến sự chết (thể phách tách hẳn ra).
    Chúng tôi nghĩ không một người thông minh nào mà chịu làm đồng cốt.
    Giác thức.
    Đó là tâm thức của con người trong lúc thức. Dụng cụ của nó là khối óc. Thể xác (cùng khối óc) là môi trường giúp tâm thức biểu hiện. Tuy nhiên, con người không phải là thể xác mà là Chủ của thể xác, mặc dù vì vô minh y tưởng mình là thể xác và trở thành tôi đòi của nó thay vì làm chủ nó.
    Chúng ta cũng nên lưu ý rằng nếu thể xác là phương tiện biểu hiện của tâm thức, nó cũng là một giới hạn nghĩa là một sự bảo vệ (rất quí báu đối với con người trong mức tiến hiện tại) đối với ảnh hưởng và rung động mà con người chưa cảm xúc được.
    Giấc ngủ và giấc mộng.
    Tuy trong lúc ngủ, “Chủ nhân của thể xác” rời bỏ nó trên giường để cho nó thu hồi sức lực và sang qua cõi Trung giới, nơi đây y thức tỉnh ít hay nhiều.
    Trong lúc đó, các luồng tư tưởng chung quanh xâm nhập khối óc vật chất và dĩ thái, đồng thời các rung động nhận được lúc thức cũng tự động tái diễn xen lẫn với một ít cảm xúc của cõi Trung giới : tất cả các điều nầy tạo nên giấc mộng rời rạc, hỗn độn mà chúng ta đều biết.
    Sự chết.
    Trong hiện tượng chết, “Chủ nhân của thể xác” lìa bỏ thể xác và dẫn theo thể phách. Sợi dây nối liền thể xác và thể phách bị đứt và tạo ra sự chết.
    Sau đó, “Chủ nhân” cũng thoát ra khỏi thể phách và bỏ nó ở mồ người chết. Nó lần lần tan rã theo thể xác. Cảnh tượng không tốt đẹp gì đối với một người có nhãn thông.
    Tái sanh.
    Đến lúc tái sanh, thể phách được tạo ra trước. Thân thể của đứa bé phát triển dần dần theo thể phách và trở thành những giới hạn mới cho linh hồn trong một kiếp sống mới.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


  4. #4
    Ngày tham gia
    Mar 2013
    Bài viết
    29
    Xu
    0

    Mặc định

    CÕI TRUNG GIỚI VÀ THỂ VÍA.

    CHƯƠNG IV

    CÕI TRUNG GIỚI VÀ THỂ VÍA.
    I.- CÕI TRUNG GIỚI
    Cõi nầy gần cõi Hồng trần nhứt. Là vì nguyên tử căn bản hồng trần được bọc bên ngoài bằng một lớp thanh khí (là chất của cõi Trung giới) và khi tan rã, thì thành thanh khí. Ở cõi nầy, sự sống linh động hơn và sắc tướng biến chuyển dễ dàng hơn. Chúng ta không thấy chất thanh khí được vì chất hồng trần của thể xác ta nặng trược quá nên không đáp ứng được với các rung động quá mau của chất thanh khí.
    Cõi nầy là môi trường của ham muốn và dục vọng, của cảm xúc và tình cảm. Các nhà luyện kim thời Trung cổ dùng chữ astral (chói sáng như sao) để gọi cõi nầy vì nó rất sáng sủa. Nó còn được gọi là cõi tình cảm, cõi Trung giới, cõi luyện tội, cõi âm ty v. v. .
    Chúng ta sang qua đó trong lúc ngủ và sau khi chết. Đó là một cõi hoàn toàn có thật gồm những chất rất tế nhị. Tuy nhiên, nó cũng được gọi là cõi “ảo tưởng”, vì các đồng bóng thường tả cõi đó bằng những cảm giác mù mờ.
    Đặc tính.
    1/ Sắc tướng biến đổi.- Các sinh vật cõi nầy có thể biến đổi nhanh chóng hình thể mình để mê hoặc những người họ muốn phá phách.
    2/ Thị lực.- Khi ta xem một món đồ, ta thấy tất cả một lượt, bên trong như bên ngoài.
    3/ Đối phần.- (contre partie) Mỗi vật hữu hình ở cõi trần đều có đối phần bằng thanh khí ở cõi Trung giới. Thể xác của chúng ta có đối phần của nó là thể vía.
    4/ Phóng đại.- Thị giác có quyền năng phóng đại các vật hồng trần rất nhỏ.
    5/ Màu sắc mới.- Ở cõi Trung giới có nhiều màu sắc mà ở cõi trần chúng ta không biết. Ở đây màu tử ngoại tuyến (ultra violet) và xích ngoại tuyến (infra rouge) đều được thấy rõ ràng.
    6/ Hình ảnh quá khứ.- Tất cả những sự việc xảy ra ở cõi trần đều có phản chiếu một phần và trong một thời gian ngắn ở cõi Trung giới. Thật sự, các di tích nầy đều có ở cõi Thượng thiên.
    7/ Đi đứng đụng chạm.- Chúng ta có cảm giác lướt trôi chớ không phải đi đứng như ở cõi trần. Chúng ta đi ngang người và vật một cách dễ dàng, do đó không thể có tai nạn. Trong trường hợp nổ tung, cái vía tan từ mảnh và ráp lại tức thì.
    8/ Tối tăm.- Sự tối tăm không có ở cõi Trung giới vì thể chất của cõi nầy tự nhiên sáng chói.
    9/ Không gian và thời gian.- Quan niệm về không gian và thời gian thay đổi hẳn : một khoảng vài giây trong giấc mộng có thể dài như cả mấy mươi năm. Khi người ta muốn đến một nơi xa thì chỉ nghĩ và muốn là đến ngay.
    Các cảnh.
    Trung giới có bảy cảnh gồm ba phần :
    1.- Phần thứ nhứt gồm ba cảnh thứ 4, thứ 5 và thứ 6 : các cảnh nầy nhứt là cảnh thứ 6 tương tự cõi trần.
    2.- Cảnh thứ 7 : ấy là cảnh địa ngục (không vĩnh viễn) ở đây quang cảnh rất tối tăm. Khi thám hiểm cõi nầy, học viên có cảm giác di chuyển trong một không khí đen và nhờn giữa những nhân vật và ảnh hưởng xấu xa.
    3.- Phần thứ ba gồm có ba cảnh 1, 2 và 3 : Các cảnh nầy sáng sủa và tinh vi. Ấy là Xứ nhàn hạ của người thần linh học, Walhalla của người Scandinave, Cung điện của người Hồi giáo và Thánh địa Jérusalem bằng vàng, cửa nạm ngọc của người Thiên Chúa giáo.
    Hiện hình.
    Sự hiện hình thấy ở nghĩa địa là hình của thể phách người chết hiện ra gần ngôi mộ. Người hấp hối thường cũng hiện hình trong thể vía để đi thăm một người nào trước khi từ trần. Ở những nơi xảy ra án mạng, sự hiện hình là những tư tưởng phát ra do kẻ sát nhơn khi y ôn lại các giai đoạn của án mạng. Hơn nữa, chất thanh khí nơi đó cũng giữ ấn tượng của sự việc xảy ra. Người chết còn cố gắng liên lạc với cõi trần bằng cách reo chuông hay ném đá.
    Hiện tượng Thần linh học.
    Những linh hồn có thể nhập vào xác đồng rất nhiều và chỉ những người có nhãn thông mới nhận biết được linh hồn hướng dẫn, các lời dạy bảo xuyên qua đồng cốt không có gì đặc biệt, trừ trong những phiên họp giữa các nhà thần linh chân chính.
    Các vong linh còn có thể hiện hình bằng cách sử dụng thể phách của đồng tử, vì vậy mà sức khỏe của người nầy bị tổn hại. Sự hiện hình có thể ghi ấn tượng lên kiếng ảnh.
    Những tinh linh (như các tiên nữ : fées) có thể tạo những hiện tượng thần linh : gõ cửa, quay bàn, di chuyển đồ đạc v. v. .
    Năng lực thanh khí.
    Chất thanhh khí và dĩ thái có một áp lực mạnh hơn áp lực của không khí. Có những luồng dĩ thái vô cùng mạnh mẽ chạy quanh trái đất từ cực nầy đến cực nọ.
    Làn sóng giao cảm.- Khi chúng ta lập đi lập lại một sự kích động và lập một cách có tiết điệu, các làn sóng rung động trở nên mạnh mẽ vô cùng. Người ta có thể sánh việc nầy với những bước đi ăn nhịp ở một cầu treo.
    Thần chú.- Sự lập đi lập lại một số âm thanh có thể tạo những ảnh hưởng nầy nọ : đó là Thần chú.
    Tan rã.- Một sự vật có thể tan trong dĩ thái nếu tốc độ rung động của nó được gia tăng. Nhờ vậy một vật có thể di chuyển đến xa trong trạng thái dĩ thái. Khi tốc độ rung động của nó trở lại bình thường, áp lực của dĩ thái sẽ hoàn hình cho vật đó.
    Tạo vật.- Do ý chí, người ta có thể tạo ra một đồ vật bằng cách sử dụng nguyên liệu sẵn có ở chung quanh mình. Bao giờ ý chí còn mạnh thì sự vật đó còn. Nó biến mất khi ý chí ngưng lại.
    Tuy nhiên, cũng có thể có những đồ vật tạo như thế nầy mà trở thành vĩnh viễn. Thơ từ, hình vẽ cũng được tạo như vậy.
    Vật nặng hóa nhẹ.- Huyền học có thế làm mất sức nặng của đồ vật và đưa nó lên cao (trường hợp các tảng đá lớn của Kim Tự Tháp).
    Nhãn thông.- Với những quan năng của thể vía, người ta có thể đọc một quyển sách xếp lại hay tư tưởng của kẻ khác.

    II.- DÂN CƯ CÕI TRUNG GIỚI
    Dân cư cõi Trung giới có thể phân làm ba loại :

    A.- DÂN CƯ NHÂN LOẠI.
    1.- Người sống :
    Ấy là thể vía của những người còn sống ở cõi trần và đã tiến khá cao : các vị Chơn tiên và đệ tử, các nhà huyền học trong đó có bọn tả đạo ích kỷ, và của những người thường trong lúc ngủ.
    2.- Những người không còn xác thân.
    Hạng người nầy gồm :
    a/ Những vị Cao Cả như các vị Nirmanakayas. (xem chương XII).
    b/ Các vị đệ tử từ chối không lên Thiên Đàng và đợi đi đầu thai.
    c/ Những người đã từ trần (xem chương VII).
    d/ Những bóng và vỏ, là những cái vía đang tan rã của những người từ bỏ cõi Trung giới để sang cõi trên.
    e/ Những vỏ hoàn sanh, nghĩa là được vong linh nhập vào.
    f/ Những kẻ tự tử và nạn nhân của các vụ bất đắc kỳ tử, họ thường bị bắt buộc ở cảnh thứ bảy (địa ngục) một thời gian.
    g/ Ma cà rồng (vampires) và ma sói , là những sinh vật gốc người rất nguy hiểm nhưng hiện thời ít thấy.

    B.- DÂN CƯ PHI NHÂN LOẠI.
    1.- Loại tinh chất. (Essence élémentale)
    Loại nầy được tạo thành bằng chất thanh khí phối hợp với dục vọng do luồng sống thứ hai (phát xuất từ Ngôi Hai). Trên con đường tiến vào vật chất, giai đoạn nầy xảy ra trước khi sự sống nhập vào kim thạch. Loài nầy có những năng lực riêng mà con người có thể sử dụng nếu biết cách.
    2.- Vía của thú vật.
    Ấy là vía của con thú đã chết, chúng ở đây không bao lâu.
    3.- Tinh linh.
    Ấy là các Tiên nữ (fées), Thần gió (elfs), Thổ địa (gnomes), Thiên tinh (sylphes), Hỏa tinh (salamandres) v. v. . . Chúng hiện ra trong hình dáng con người nhưng nhỏ thó, tuy rằng chúng không thuộc con đường tiến hóa của nhân loại.
    Chúng có thể thay đổi hình dạng. Các tinh linh thường được biết là Thổ địa, Thủy thần, Thần gió, Thần lửa, mỗi loại có nhiệm vụ riêng về đất, nước, gió, lửa thuộc phần hành của mình. Các Tiên nữ chăm nom đặc biệt sự đào tạo hình hài các loài kim thạch và thảo mộc, và chuyển sinh lực vào các loài nầy.
    Tinh linh lánh xa nhân loại vì không chịu được hơi hám và dục vọng con người. Đôi khi chúng phá phách và mê hoặc chúng ta. Chính chúng nó giúp các nhà ảo thuật Ấn Độ tạo những ảo thuật công cộng.
    Đời sống của chúng đơn giản, vui vẻ, vô tư lự như trẻ con. Chúng sống lâu hay mau tùy loại. Thân hình của chúng làm bằng chất thanh khí hay chất dĩ thái.
    Trên con đường tiến hóa đến quả vị Thiên thần (Anges), tinh linh tương ứng với loài cầm thú so với nhân loại. Con đường tiến hóa của chúng gồm: ngũ cốc, kiến, ong, Tiên nữ, Thiên tinh, Thiên thần; còn con đường tiến hóa của nhân loại phải trải qua đất, rong rêu, cây có hoa, đại thọ, loài có vú, con người.

    4.- Thiên thần (Devas ou Anges).
    Theo sự hiểu biết của chúng tôi, các Thiên thần thuộc một hệ thống tiến hóa cao nhứt và có liên hệ với quả địa cầu. Sau khi đạt sự toàn thiện, con người có thể chọn con đường tiến hóa của các vị Thiên thần, một trong bảy con đường tiến hóa. Sự toàn thiện của các vị Thiên thần cao hơn sự toàn thiện của nhân loại.
    Các Ngài gồm 7 hạng :
    1/ Cảm dục Thiên thần (Kâmadevas)
    2/ Hữu sắc Thiên thần (Roupadevas)
    3/ Vô sắc Thiên Thần (Aroupadevas)
    Thân thể của các vị nầy là thể vía, thể trí hay Chơn thân. Mức tiến hóa của Cảm dục Thiên thần cao hơn mức tiến nhân loại.
    Trên Vô sắc Thiên thần còn 4 hạng Thiên thần khác. Trên nữa là các vị Hành tinh Thiên thần (Esprits planétaires).
    Ở một cấp bậc cao, các Thiên thần đối với các Tinh linh cũng như nhân loại so với thú cầm.
    Nhiệm vụ của các Thiên thần là hướng dẫn sự tiến hóa theo Thiên Ý. Các Ngài tái lập sự quân bình luôn luôn bị xáo trộn do hằng triệu ý chí khác nhau trong vũ trụ và cũng chăm nom sự dạy dỗ và vận mệnh các quốc gia.

    C.- DÂN CƯ GIẢ TẠO.
    1.- Tinh chất giả tạo (élémentals artificiels) hay Hình tư tưởng.
    Hạng nầy đông hơn tất cả. Chúng gồm những thực thể bán thông minh và khác biệt nhau như tư tưởng con người.
    Một tư tưởng (hay dục vọng) khi phát sanh thì dùng tinh chất (essence élémentale) tạo thành một sắc tướng thích hợp với nó. Đời sống của sinh vật nầy (nghĩa là của sắc tướng nó) tùy sức mạnh của tư tưởng hay dục vọng phát sanh nó. Nó được rõ ràng ít hay nhiều là tùy tư tưởng chân xác hay không. Màu sắc của nó tùy phẩm hay loại tư tưởng (thương yêu, sùng bái, thiện cảm v. v. . .)
    Thường thường, tư tưởng con người mơ hồ, vì vậy sinh vật được tạo ra chỉ sống trong vài phút hay vài giờ rồi tan trong khối tinh chất sau khi phất phơ đây đó.
    Nếu tư tưởng mạnh, sinh vật nầy có thể sống trong vài ngày hay lâu hơn nữa. Một pháp sư giỏi có thể tạo những sinh vật sống cả ngàn năm. Vì vậy, có những tinh vật loại nầy được tạo cách đây lối 11.500 năm (trước khi châu Atlantide bị sụp chìm) mà nay vẫn còn tồn tại.
    Ảnh hưởng đối với cá nhân mình .- Khi tư tưởng hướng về cá nhân mình, nó tăng cường các tinh vật đã tạo và giúp chúng nó sống lâu. Thế là ta tạo cho ta một người bạn thanh khí dũng mãnh mà ảnh hưởng đối với chúng ta một ngày một gia tăng. Vì vậy, khi ta lập lại thường một dục vọng, nó sẽ gây cho chúng ta nhiều tai hại.
    Ảnh hưởng đối với kẻ khác .- Khi chúng ta nghĩ đến người khác, sinh vật được tạo thành sẽ bay vẩn vơ quanh người đó để ảnh hưởng tốt hay xấu tùy ý chúng ta, vào lúc thuận tiện nhứt nghĩa là khi người nầy dễ cảm nhứt.
    Nhưng tinh vật chỉ có thể tác động khi nào thể vía đối tượng có những yếu tố đồng loại với thể của nó để nhận sinh lực tốt hay xấu của nó. Nếu yếu tố nầy không có, tinh vật sẽ quay lại chúng ta theo con đường đã đi với sức mạnh còn nguyên của nó.
    Người ta biết được nhiều trường hợp mà tư tưởng oán ghét không hại người bị trù mà quay lại giết người tạo ra nó. Trái lại, một tư tưởng hiền lành khi nó không được nhận do một người hèn hạ, nó sẽ quay về giúp đỡ người phát ra.
    Đôi khi, một tinh vật xấu không sử dụng sinh lực của nó được nên trở thành một ác quỉ nuôi dưỡng các tinh vật đồng loại với nó.
    Như vậy, với tư tưởng và dục vọng của chúng ta, chúng ta có thể tạo thiên thần hay ác quỉ mà chúng ta phải chịu trách nhiệm. Do đó, chúng ta phải tập chủ trị tư tưởng và dục vọng của chúng ta.
    Ước mong và cầu nguyện .- Ai ai, dù nghèo thế nào đi nữa, cũng có thể tạo một thiên thần hộ mạng cho những người mình mến yêu, dù các người đó ở xa hay gần. Sau khi chết, ta cũng có thể tác động như vậy.
    Quyền năng của một lời cầu nguyện nhiệt thành, nhứt là khi được lập lại thường, trong việc đào tạo tinh vật linh động để hộ trì người khác giải thích một tin tưởng của các người mộ đạo : Cầu xin là được.
    Hình dáng và màu sắc.- Quyển sách Hình Tư Tưởng của bà A. Besant và ông C. W. Leadbeater giải thích việc nầy một cách tỉ mỉ.
    Sau đây là một vài chi tiết : tím = tính tâm linh, xanh lam = sùng tín, vàng = thông minh, vàng cam = kiêu căng, xanh lá = thiện cảm, hồng = tình thương vị tha, đỏ = giận dỗi, dâm dục, xám = ích kỷ, đen = hung dữ.
    Những hình tư tưởng đẹp đẽ, rõ ràng, tươi sáng và thanh khiết là hình dáng của những tư tưởng thanh cao. Trái lại, những tư tưởng lu mờ, xấu xí, âm u là triệu chứng của những tánh tình đê tiện.
    Thành kiến.- Nói chung, các tinh vật giả tạo phát sanh từ một nhóm, một xứ tạo một ảnh hưởng vô hình to lớn đối với tình cảm của một quốc gia, một sắc tộc, một màu da, một tôn giáo, một chánh đảng và cũng như đối với các thành kiến. Từ khi sanh, chúng ta phải chịu những ảnh hưởng nầy và vì chúng ta không biết nên ảnh hưởng ấy rất sâu đậm.
    2.- Con người giả tạo.
    Để đánh đổ chủ nghĩa duy vật, một nhóm người Mỹ trong thế kỷ qua (XIX), có lập một phong trào sau trở thành khoa Thần linh học.
    Người ta dạy bảo một người quá vãng về những khả năng của cõi Trung giới rồi giao cho người đó hướng dẫn một nhóm Thần linh học. Nhưng do luật tiến hóa, người hướng dẫn cần được thay thế. Vong linh thay thế bèn sử dụng các bóng hay cái vỏ của người hướng dẫn trước nên người ta tưởng chỉ có một vị hướng dẫn mà thôi. Nhưng về sau, người ta cũng thấy những điều sai biệt.
    Đó là nguyên do của các thực thể nhân tạo.
    CÁC VỊ PHÒ TRỢ VÔ HÌNH.
    Sau cùng, chúng ta nên nói đến một nhóm người gồm người sống lẫn người chết do đệ tử của các vị Chơn Sư lập ra để làm việc ở cõi Trung giới. Đó là nhóm người cứu trợ vô hình. (xin xem quyển Những Vị Phò Trợ Vô Hình của C. W. Leadbeater)
    Nhóm nầy được thành lập vào buổi sơ khai của Hội Thông Thiên Học. Trong lúc đầu, nhóm nầy gồm những người đàn ông và đàn bà còn sống, họ quyết định sử dụng thời gian thể xác ngủ để hoạt động ở bên kia cửa tử. Sau đó, họ qui tụ thêm một số người đã từ trần trong các hoạt động nầy.
    Cứu trợ người chết.- Khi sang qua cửa tử, nhiều người rất sợ sa vào địa ngục. Họ cần được trấn an, chỉ dẫn : đó là một công việc rất khó vì họ muốn bám víu vào cõi trần thay vì siêu thăng lên các cõi trên. Lắm khi, họ không tin rằng họ chết. Phận sự của các vị phò trợ vô hình là soi sáng họ. Một vị phò trợ cũng có thể tác động ngay ở cõi trần để giảm bớt sự lo âu của người chết; thí dụ, ông có thể bảo anh em (còn sống) của người chết, chăm nom con cái côi cút của y.
    Cứu trợ người sống.- Các vị phò trợ vô hình có thể chuyển những tư tưởng tốt cho những ai có thể đảm nhận : chánh khách, tu sĩ, văn sĩ, nhạc sĩ hoặc trong một vài trường hợp đặc biệt báo trước các nguy hại của cách ăn ở của họ. Các vị phò trợ nầy cũng có thể được sử dụng để thỏa mãn những lời cầu nguyện.
    Các đức tánh cần thiết.- Sự cứu trợ nầy cần 5 đức tánh :
    1/ sự quyết tâm cứu trợ;
    2/ sự tự chủ hoàn toàn để không khi nào bị dao động;
    3/ sự an tĩnh (không lo âu);
    4/ sự hiểu biết về cõi Trung giới;
    5/ tình thương vị tha khiến chúng ta có thể hoạt động một cách kín đáo và vô tư.
    Tuy không thuộc vào nhóm phò trợ nầy, bất luận người nào trong lúc ngủ cũng có thể giúp đỡ những kẻ đau khổ. Trước khi ngủ, y chỉ cần nghĩ đến họ với ý tưởng an ủi họ khi y rời khỏi thể xác.
    III. THỂ VÍA.
    Thể vía là một khối thanh khí hình trứng, choán một chỗ cùng thể xác và còn vượt ra ngoài. Tuy nhiên, phần trong có vẻ đông đặc, lớn bằng thể xác và cũng giống thể xác.
    Thể nầy dùng để biểu hiện cảm xúc, dục vọng, ham muốn, tình cảm. Nhờ nó mà các ấn tượng bên ngoài chuyển thành cảm giác để trí ta thu nhận. Những vật biết đau đớn đều có thể vía. Cục đá không đau đớn vì nó không có một thể vía được tổ chức. Không có thể vía, các cảm xúc không sao có được. Khi người bệnh dùng thuốc mê, thể vía thoát ra thể xác, cảm xúc không còn nữa nên không còn biết đau.
    Thể vía còn dùng làm cầu liên lạc giữa khối óc và tâm thức tác động trong châu thân. Trong lúc ngủ, nó thoát về cõi của nó và tiếp xúc với người chết ở cõi đó.
    Nó được tạo thành do các chất thuộc bảy cảnh của cõi Trung giới.
    Hình dáng.
    Thể vía sáng nhiều hay ít tùy mức tiến hóa của con người.
    1/ Người tiến hóa ít. – Hình dáng nó mù mờ, không được tổ chức, không rõ ràng. Nó có vẻ nặng nề, màu sắc âm u, dơ dáy. Nó vượt ra khỏi thể đông đặc lối 25 – 30 phân. Thường thường nó như vô tri, vô giác, nên phải có những va chạm mạnh nó mới thức tỉnh và tác động; do đó nó chỉ có thể phát triển khi nào cảm xúc nhiều và mạnh. Vì vậy, người kém tiến hóa chỉ có ý niệm về điều thiện trong sự quên mình cho vợ, con hay bạn thân.
    Trí thức còn rất kém. Ở trình độ nầy con người hành động do ngoại cảnh thúc giục chớ không phải bởi ý chí.
    Trong lúc ngủ, thể vía bay phất phơ bên thể xác, còn giấc mộng thì có tánh cách tầm thường.
    2/ Người trung bình.- Thể vía sáng sủa hơn và được tạo thành bởi những vật liệu tế nhị hơn. Nó vượt ngoài thể xác lối 50 phân. Nó hoạt động điều hòa và lần lần có thể hoạt động riêng biệt đối với thể xác. Nó chịu ảnh hưởng ý chí một ngày một nhiều.
    Trong giấc ngủ, nó đi xa khỏi thể xác trong cõi Trung giới và ghi nhận những ấn tượng của cõi nầy. Như thế, khi tách ra khỏi xác thân, nó có thể thu thập được sự hiểu biết và chuyển lần lần qua tâm thức con người trong lúc thức.
    3/ Người tiến hóa cao.- Thể vía được tạo do những vật liệu tinh vi và chói sáng trong những màu sắc rực rỡ. Nó trở thành một cơ quan hiểu biết độc lập đối với thể xác.
    Hào quang của một vị La Hán (điểm đạo lần thứ tư) có thể chiếu ra độ 10 thước chung quanh xác thân.
    Màu sắc.
    Ý nghĩa các màu sắc của thể vía cũng giống như ý nghĩa màu sắc hình tư tưởng. Quyển sách của C. W. Leadbeater : “Con người hữu hình và vô hình” có nhiều chỉ dẫn hữu ích nhờ hình ảnh rất nhiều
    Tinh luyện.
    Màu sắc thể vía sáng ít hay nhiều, hình dáng nó rõ hay không, đó là tùy mức tiến hóa của con người. Sự hoàn hảo của nó căn cứ trên sự tinh luyện thể xác và thể vía.
    Các tư tưởng thanh cao thu hút những thanh khí tế nhị vào thể vía và sa thải các phần tử nặng trược. Những thức ăn ô uế mà ta dùng để nuôi dưỡng xác thân (như thịt, máu, rượu) cũng đem vào thể vía đối phần thanh khí nặng trược. Thế nên chúng ta cần kiêng cử những món ăn nầy.
    Sự thanh lọc nầy rất cần cho các phương pháp Yoga để kiểm chứng sự thực tại của các cõi vô hình.
    Trạng thái thức.
    Trong lúc chúng ta thức, thể vía là cây cầu cho tâm thức. Ở nó, các va chạm bên ngoài biến thành cảm xúc và được thể trí chuyển vào tâm thức; sau đó, các rung động gây ra được truyền sang khối óc. Đó là có cảm giác. Hai đường rung động nầy giúp thể vía tiến hóa.
    Giấc ngủ.
    Nguyên nhân của giấc ngủ là sự mệt mỏi của thể xác, nó cần được phục hồi sức lực. Trong lúc ngủ, thể vía thoát ra thể xác mà vẫn giữ hình dáng của thể nầy. Nó di chuyển rất mau : trong vài ba phút, nó có thể bay quanh quả địa cầu.
    Ở cõi Trung giới, các bậc tiến hóa cao đều thức tỉnh. Nhờ vậy họ có thể học hỏi thêm và liên lạc với các kẻ ở xa. Tâm thức của họ không bao giờ gián đoạn, ký ức của họ cũng thế.
    Trạng thái xuất thần chỉ là một giấc ngủ tạo ra bởi một cách khác thường hay giả tạo.
    Giấc mộng.
    Vấn đề được giải thích rõ ràng trong quyển Chiêm Bao của C. W. Leadbeater.
    Các giấc mộng được tạo ra do bốn yếu tố :
    1/ Khối óc vật chất.- Khối óc vật chất diễn tả các kích động bằng hình ảnh. Đối với ảnh hưởng bên ngoài, nó rất nhạy cảm, hay phóng đại và làm sai lệch. Ví dụ : một người mặc áo sơ mi chật cổ có thể nằm mộng thấy mình bị treo cổ. Lại thêm các tư tưởng liên kết nhau nhanh chóng và rất lộn xộn.
    2/ Khối óc dĩ thái.- [2] Khi đi xuyên qua khối óc dĩ thái, các dòng tư tưởng khêu gợi ở nó những rung động quen thuộc và phát sanh những hình ảnh rời rạc xen lẫn với các hình ảnh của óc vật chất.
    3/ Thể vía.- Ngoài các hình ảnh nầy, thể vía còn ghi nhận những ấn tượng khác đến với nó. Một thói quen cũ có thể hiện lại bởi vì trong lúc ngủ, lý trí không còn kiểm soát nó nữa. Ví dụ một người ghiền rượu có thể nằm mộng thấy mình uống rượu dù rằng y đã bỏ rượu từ lâu. Việc nầy chứng tỏ sự muốn uống rượu vẫn còn.
    4/ Chơn nhơn.- Chơn nhơn hay bi tráng hóa sự việc, ví dụ một phát súng khêu gợi không biết bao nhiêu biến cố xảy ra trong nhiều năm. Ý niệm của nó về thời gian có tánh cách siêu việt : một vài giây có thể trở thành nhiều năm. Ngoài ra nó biết trước vị lai và tìm cách chuyển qua khối óc.
    Giấc mộng có thể báo đúng sự việc sắp xảy ra, nhưng thường nó gồm những chuyện rời rạc tạo ra do khối óc vật chất và khối óc dĩ thái.
    Luân xa.
    Đó là trung tâm sinh lực, là những giao điểm chuyển sinh lực từ thể nầy sang thể khác. Luân xa thể phách nằm ngoài mặt thể nầy, còn luân xa thể vía thường nằm bên trong. Luân xa của hai thể tương ứng nhau.
    Có bảy trung tâm lực :
    1- Cái thứ nhứt ở cuối xương sống, có 4 cánh. Đó là hỏa hậu biểu dương quyền năng của Thượng Đế;
    2- Cái thứ nhì nằm ở rún, có 10 cánh;
    3- Cái thứ ba nằm ở lá lách, có 6 cánh. Phần vụ của nó là thu hút sinh khí thái dương;
    4/ Cái thứ tư ở quả tim và có 12 cánh;
    5/ Cái thứ năm ở cổ, có 16 cánh;
    6/ Cái thứ sáu ở giữa hai lông mày, có 96 cánh. Nó dường như chia ra hai phần bằng nhau.
    7/ Cái thứ bảy ngay đỉnh đầu, có 1000 cánh (đúng là 960 cánh); khi nó được thức động, nó khai mở các quan năng thể vía.
    Giác quan thể vía.
    Thể vía không có những giác quan riêng như nhãn quan của thể xác chẳng hạn. Khi các luân xa được đánh thức, toàn bộ thể vía đều cảm xúc được.
    Màn chia các cõi.
    Giữa các luân xa thể phách và thể vía, có một tấm màn bằng nguyên tử căn bản hồng trần ngăn chận ảnh hưởng cõi Trung giới (nhứt là ký ức về sự sinh hoạt trong lúc ngủ). Rượu làm hại tấm màn ấy, thuốc lá thì ít phá hơn. Phải giữ gìn tấm màn ấy nguyên vẹn để tránh những ảnh hưởng bất hảo của Trung giới

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


  5. #5
    Ngày tham gia
    Mar 2013
    Bài viết
    29
    Xu
    0

    Mặc định

    CÕI THƯỢNG GIỚI VÀ THỂ TRÍ

    CHƯƠNG V
    CÕI THƯỢNG GIỚI VÀ THỂ TRÍ
    I.- CÕI THƯỢNG GIỚI
    Ấy là cõi thứ năm của vũ trụ và cõi thứ ba trên phương diện hoạt động bình thường của nhân loại. Nó đến sau khỏi Trung giới. Vật chất của cõi đó tế nhị hơn, sắc tướng mềm dẽo hơn, sự sống linh động hơn với một động lực vận chuyển liên tục.
    Cõi Thượng giới là môi trường của tư tưởng, là cõi của tư tưởng. Người ta gọi nó bằng nhiều tên : Cõi Mạt Na, Cõi Trời, Dévakhan, Soukhavati, Thiên Đàng, Dévaloka, Svarga.
    Nó gồm bảy cảnh, chia ra làm hai phần :
    1.- phần Hạ thiên cụ thể (roupa) gồm 4 cảnh dưới. Đó là cõi của tư tưởng cụ thể, của quan năng phân tích, của suy tư, so sánh.
    2.- phần Thượng thiên trừu tượng (aroupa) gồm 3 cảnh trên. Đó là cõi của tư tưởng trừu tượng, của tư tưởng thuần túy, của quan năng kết hợp, của siêu hình, của toán lý.

    ĐẶC TÍNH.
    1/ Phản ảnh của trí tuệ đại đồng.
    Cõi nầy tương ứng với Minh Triết. Nó chứa đựng những tư tưởng khuôn mẫu đang tiến sang giai đoạn cụ thể. Nơi đây suy tư và hành động là một.
    2/ Không gian và thời gian.
    Các sự việc dường như xảy ra một lượt và cùng một nơi. Trên thực tế thì thời gian và không gian không còn nữa.
    3/ Cảnh vật.
    Đó là một biển ánh sáng linh động và biến đổi liên tục. Nó lấy hình dáng của các tư tưởng xuyên qua nó nhứt là của ngôn ngữ bằng màu sắc của các vị Thiên Thần.
    4/ Hạnh phúc.
    Người ta cảm thấy một sự an lạc tuyệt vời không có mảy may điều chi hung ác hay bất hòa.
    5/ Phương cách hiểu biết mới.
    Ở đây, có một quyền năng hiểu biết kỳ diệu : người ta hiểu biết tức khắc bên trong lẫn bên ngoài. Ở đây không có sự hiểu lầm được vì người nầy đọc ở lòng người kia như trong một quyển sách mở.
    6/ Lưu trữ.
    Ở cõi Thượng Thiên quá khứ hiện ra rõ ràng như hiện tại. Người ta có thể tiên tri được nhiều việc nhưng không biết trước được tất cả vì quan năng nầy thuộc một cõi cao hơn.
    7/ Liên lạc với cõi Thượng giới.
    Không một linh hồn nào ở cõi Thượng Giới tiếp xúc với cõi trần xuyên qua đồng cốt, và ít tu sĩ nào có thể tiến lên cõi nầy, ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, đệ tử của các Chơn Sư ý thức được cõi nầy.

    II.- DÂN CƯ CÕI THƯỢNG GIỚI.
    Chúng ta phân biệt hai vùng : vùng cụ thể và vùng trừu tượng, và học theo dàn bài của cõi Trung giới.
    A/ VÙNG CỤ THỂ.
    1.- Dân cư nhân loại.
    a/ Còn giữ xác thân : Ấy là các Chơn Sư và các đệ tử được điểm đạo của các Ngài. Những tu sĩ tà đạo không đến được cõi nầy vì lòng ích kỷ không cho phép họ tiến lên. Một người thanh khiết, trong giấc ngủ, có thể đặc cách đến đây và lưu giữ trong óc một cảm giác tuyệt diệu tuy không rõ ràng.
    b/ Không giữ xác thân : Chúng ta sẽ học ở chương 7.
    2.- Dân cư phi nhân loại.
    Ở cõi á nguyên tử, thỉnh thoảng chúng ta gặp những thực thể không có ở dưới trần.
    a/ Tinh chất : Ấy là thượng thanh khí được thấm nhuần sự sống của Ngôi Hai và có khả năng biểu hiện tư tưởng. Nó hiện ra như một khối nguyên tử lan tràn ở không trung. Dưới ảnh hưởng của tư tưởng, nó kết hợp để tạo loài tinh hoa thứ nhứt và thứ nhì ở vùng cụ thể và trừu tượng. Ở cõi á nguyên tử nó được gọi là tinh chất đơn nguyên khí.
    b/ Cầm thú : Hồn khóm. Ở loài cầm thú cũng như ở loài thảo mộc, một linh hồn có nhiều thể xác và tự chia ra cho nhiều xác thân. Ví dụ như chó chẳng hạn, nhiều con chó có một linh hồn. Khi một con chó chết, phần hồn của nó trở về hồn khóm và mang về hồn nầy những tánh tốt hay xấu của nó. Vì thế, hồn khóm có những tánh tốt hay xấu đó. Chính nhờ vậy, mà có sự truyền thống.
    Một hồn khóm có thể gồm cả triệu con muỗi, hay 10.000 con thỏ, hoặc 500 con sư tử, hoặc 20 con mèo tùy mức tiến hóa của chúng nó.
    Hồn con thú có thể vươn cao khỏi hồn khóm nhờ sự tiếp xúc với con người và nhận được một Điểm Linh Quang thiêng liêng để thoát kiếp thú thành người. Một con thú được cá thể hóa như thế sẽ ở lâu nơi vùng Hạ Thiên.
    Các hồn khóm đều ở vùng Hạ Thiên.
    c/ Thiên Thần : Chúng ta đã nói qua ở cõi Trung giới. Ở vùng Hạ Thiên, chúng ta có Hữu sắc Thiên Thần.

    3.- Dân cư giả tạo.
    Ấy là tinh chất giả tạo hay hình tư tưởng. Những gì chúng ta đã nói có thể lập lại đối với cõi Thượng giới. Chúng ta chỉ thêm rằng ở đây tinh linh tư tưởng sống lâu hơn và khỏe hơn ở cõi Trung giới; vì vậy, chúng ta phải cẩn thận hơn.
    Chúng ta cũng nên nói thêm rằng hình tư tưởng tác động :
    a/ đối với chính ta;
    b/ đối với kẻ khác;
    c/ đối với những người xung quanh một cách gián tiếp bằng những làn sóng phát ra chung quanh tư tưởng như những làn sóng ở mặt nước khi chúng ta ném một cục đá. Ảnh hưởng nầy càng lan ra càng yếu.

    B/ VÙNG TRỪU TƯỢNG
    Ở vùng nầy, chúng ta cũng có nhân loại, cầm thú thành người, tinh linh giả tạo, Thiên thần (Vô sắc Thiên thần). Chúng ta nên biết vùng trừu tượng là quê hương của linh hồn.
    Linh Hồn.- Dù linh hồn còn giữ thể xác ở cõi trần hay không. Một phần rất lớn linh hồn đều ở cảnh thứ ba của vùng nầy mà thôi, và như ngủ ở đó (ấy là linh hồn còn trẻ gồm 9/10 nhân loại). Nhưng lần lần sau nhiều kiếp người, linh hồn sẽ thức tỉnh.
    Ở cảnh thứ nhì, linh hồn nhớ được quá khứ, biết được thể xác của nó và ảnh hưởng nhiều đến thể xác đó.
    Ở cảnh thứ nhứt, chỉ có linh hồn được các vị Chơn Sư, các tu sĩ được điểm đạo; các Ngài ban rải xuống cõi trần những khí lực trí thức và tâm linh. Tâm thức của các vị nầy luôn luôn được liên tục bất kỳ ở cõi nào và dù còn thể xác hay không.

    III.- THỂ TRÍ.
    Thể trí đây là thể trí cụ thể. Thể trí trừu tượng là Chơn Thân.
    Thể trí là một khối hình trứng bằng chất thượng thanh khí cụ thể thấm vào thể xác và thể vía, và còn vượt ra ngoài các thể nầy. Ở bên trong, nó có một phần đông đặc giống thể xác.
    Thể trí là nơi biểu hiện tư tưởng. Xuyên qua thể vía, nó tác động ở cõi hữu hình để phát sanh trí thức.
    Khi con người tiến hóa, thể trí cũng lớn theo
    Giác quan.
    Thể trí tiếp xúc với ngoại cảnh một cách trực tiếp, cùng một lúc và với toàn thể diện tích của nó. Cảm xúc có tánh cách tổng hợp chớ không phải đến từng phần như lời nói của chúng ta. Nó biểu hiện dưới hình thức một hình ảnh vừa có màu sắc vừa có âm thanh.
    Nên ghi rằng ở cõi trần, khối óc chúng ta chỉ có thu và truyền tư tưởng chớ không sáng tạo tư tưởng
    Hình dáng.
    Đặc tánh của thể trí biểu hiện ở màu sắc và chu vi của nó :
    1/ Người thấp kém : Thể trí không được tổ chức rõ ràng , chất liệu nặng nề, màu âm u. Nó chỉ biết cung phụng thể vía, nghĩa là các dục vọng con người, vì vậy khi cái trí vừa mở mang, con người thường nguy hiểm hơn bất cứ loại thú nào. Tuy nhiên, mỗi lần lầm lỗi là mỗi lần đau khổ, nhờ đó con người tự sửa lấy mình.
    2/ Người trung bình : Thể trí mở mang, chất liệu tinh vi hơn, màu tươi sáng hơn. Các cố gắng trải qua ba giai đoạn :
    a.- Tính tự động của thể chất cản trở mọi cố gắng;
    b.- Những vật liệu cũ của thể trí được thay thế lần lần bởi vật liệu mới nên cái trí lần lần sáng sủa, tốt đẹp;
    c.- Vật liệu cũ được thay thế trọn vẹn, nhờ vậy cái trí trở nên rực rỡ.
    Do đó, chúng ta hãy cố gắng, mặc dầu bước đầu chúng ta gặp nhiều khó khăn.
    3/ Người tiến cao : Thể trí rất đẹp, chất liệu rất tinh vi, màu rất chói sáng.
    Một thể như thế tiếp nhận được ấn tượng siêu việt của tri giác, của nghệ thuật và của cảm xúc thanh cao.

    Mục đích của giáo dục.
    Một nền giáo dục chính đáng phải phát triển các đức tánh bẩm sanh và tiêu diệt những xu hướng xấu.
    Giống dân Aryen phát triển thể trí :
    1/ nhờ tự mình tập suy tư;
    2/ nhờ kiểm soát tư tưởng. Khi chúng ta loại bỏ những tư tưởng xấu, thể trí chúng ta trở thành một khối nam châm thu hút những tư tưởng tốt;
    3/ nhờ sự định trí nó ngăn cản sự phân tán trí lực.
    Chúng ta hãy đọc những sách hay, suy gẫm từ chương, từ đoạn. Hãy vạch ra các tư tưởng nông cạn và thâm sâu của tác giả. Thêm vào tư tưởng của ta để mở rộng kiến thức.
    IV.- CHƠN THÂN.
    Chơn Thân là thể của Chơn nhơn ở cõi Thượng Thiên. Đó là sắc tướng của con người thật, nó vẫn bất biến xuyên qua các kiếp luân hồi. Nó còn được gọi là nhân thân (corps causal) vì nó thu nhận những nhân quá khứ để quyết định tương lai.
    Hình dáng.
    Người có nhãn thông thấy nó hình trứng, sáng chói và vượt khỏi thể đông đặc lối 45 phân. Ấy là augoeides của phái tân Platon, thể tâm linh của Thánh Paul, và trứng vàng chói của bà Blavatsky.
    Ở người sơ khai, nó giống như một bọt không khí không màu sắc. Sự phát triển của nó rất chậm chạp và lần lần, nó đượm những màu sắc tươi đẹp tương ứng với các đức tốt thu thập được. Nó không tiếp nhận những tính xấu và các tính nầy chỉ có thể lưu dấu ở nguyên tử trường tồn khi con người chết.
    Chơn thân của các vị thánh rực rỡ màu sắc. Nó phát ra những tia sáng hùng dũng, linh động và dồi dào ân huệ cho những người xung quanh.
    Về trường hợp bọn Bàn môn tả đạo, (họ chống với luật tiến hóa) chơn thân mất màu sắc huy hoàng và trở nên đen tối : đó là dấu hiệu của sự co rút và sự cấu xé khiến linh hồn thoái hóa đến loài cầm thú.
    Ý thức về Bản ngả - Cái “Tôi”.
    Chơn thân phóng một ít thể chất mình xuống các thể thấp và sự hiện diện nầy đem lại ý niệm về cái “Ta” cho cái thể nào hoạt động nhiều hơn hết.
    Đối với nhà bác học chẳng hạn, cái Ta là cái Trí.
    Sự tăng trưởng
    Muốn phát triển Chơn thân, chúng ta phải hoạt động hợp với Thiên Ý. Trong mục đích nầy, chúng ta phải vị tha, bác ái, vô ngã, hi sinh và diệt trừ tánh ích kỷ, tánh tự cao và các tánh xấu khác. Chỉ có thế chúng ta mới tiến đến mục đích

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    ---QC---


  6. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    giapthoiphongdao,
Trang 1 của 5 123 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status