TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 2 của 7 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối
Kết quả 6 đến 10 của 35

Chủ đề: Tổng hợp một số điển cố, điển tích, thành ngữ sưu tầm

  1. #6
    Ngày tham gia
    May 2014
    Bài viết
    1,098
    Xu
    1,592

    Mặc định


    41/ Nghiêng nước nghiêng thành
    42/ Nghê Thường vũ y
    43/ Cái gia gia
    44/ Giấm chua
    45/ Gương vỡ lại lành




    Nghiêng nước nghiêng thành

    Đời Vũ Đế nhà Hán (140-86 trước D.L.), có một người phường chèo tên Lý Diên Niên múa hát rất giỏi. Được hầu trong nội điện, cung vi của nhà vua, Lý Diên Niên được nghe vua thường than thở:

    "Trẫm lập đền Minh Quang, kén hai ngàn mỹ nhân ở vùng Yên Triệu. Nhỏ nhất 15 tuổi, quá 30 tuổi sa thải cho lấy chồng. Thế mà, trong chốn dịch đình có trên 10 ngàn mỹ nhân vẫn chưa thấy ai đẹp cho vừa lòng trẫm. Thật là thiên hạ thiếu giai nhân tuyệt sắc."

    Lý Diên Niên có một em gái sắc đẹp tuyệt trần, thường ra vào hầu hạ Bình Dương công chúa. Một hôm, nhân dịp múa hát chầu Vũ Đế, Lý Diên Niên hát:

    Phương bắc có giai nhân
    Tuyệt vời đứng riêng bực,
    Một liếc, người nghiêng thành.
    Hai liếc, người nghiêng nước.
    Lẽ nào không biết được
    Người đẹp thành nước nghiêng,
    Người đẹp khó tìm gặp.


    Nguyên văn:

    Bắc phương hữu giai nhân
    Tuyệt thế nhi độc lập.
    Nhất cố khuynh nhân thành;
    Tái cố khuynh nhân quốc
    Khởi bất tri
    Khuynh thành dữ khuynh quốc
    Giai nhân nan tái đắc.


    Nghe hát, Hán Vũ Đế thở dài, than:

    "Thế gian lại có người đẹp đến thế chăng?"

    Bình Dương công chúa nhân đứng hầu bên cạnh nhà vua liền tâu:

    "Diên Niên có người em gái đẹp tuyệt trần, còn hơn người trong bài hát ấy nữa."

    Nhà vua truyền đòi người đẹp vào cung, xem mặt. Quả là một bực giai nhân tuyệt sắc, lại giỏi nghề múa hát, làm cho nhà vua càng mê mẩn tâm thần, liền phong làm phu nhân. Từ ấy, nhà vua chỉ say sưa đắm đuối bên mình nàng, không còn tha thiết đến một ai nữa. Năm sau, nàng hạ sinh được một con trai.

    Một hôm, nàng lâm bịnh nặng, Hán Đế đến tận giường bịnh thăm hỏi. Nàng kéo chăn che kín mặt, tâu:

    "Thiếp đau từ lâu, hình dung tiều tụy, không dám đem cái nhan sắc ủ dột tàn phai ra mắt đấng quân vương. Thiếp chỉ xin gởi lại nhà vua một đứa con bé nhỏ và mấy người anh em của thiếp."

    Hán Đế ngậm ngùi bảo:

    "Phu nhân bịnh nặng không thể qua khỏi được thì hãy giở chăn cho ta nhìn mặt, há chẳng làm cho ta được thỏa lòng sao?"

    Nàng vẫn che kín mặt, từ tạ:

    "Theo lẽ quân thần, phu phụ, đàn bà mặt không sạch, không được ra mắt quân phụ. Vậy thiếp xin nhà vua tha thứ cho."

    Nhà vua cố nài nỉ. Nàng vẫn thở dài úp mặt vào trong, không nói năng gì, vẫn giữ chặt lấy chăn.

    Vũ Đế tức quá, đứng phắt dậy ra về.

    Nhiều người sợ nhà vua giận, nên có ý trách nàng. Nàng trả lời:

    "Đàn bà là kẻ chỉ hay lấy nhan sắc thờ chồng. Nhan sắc kém, tình duyên sẽ phai nhạt, và tình yêu sẽ kém. Nhà vua quyến luyến ta chỉ vì nhan sắc xinh đẹp lúc mạnh. Nay ta đau, nhan sắc suy kém, so với thiên hạ ta là kẻ xấu xa. Nhìn mặt ta, nhà vua sẽ chán thì khi nào còn tưởng nhớ đến ta mà ban ân huệ cho anh em ta nữa."

    Sau đó nàng chết. Vua Vũ Đế chôn cất nàng rất hậu, lại truyền họa sĩ vẽ hình nàng treo ở cung Cam Tuyền, phong cho anh em nàng quan tước cao.

    Ngày tháng qua nhưng hình bóng người đẹp vẫn lởn vởn trước mắt, và mối tình thương nhớ vẫn canh cánh bên lòng... mà nhà vua không tìm thấy thú vui, người đẹp nào bằng người đã khuất.

    Đời nhà Đường (618-907), vua Đường Minh Hoàng dắt Dương Quí Phi thưởng hoa mẫu đơn ở đình Cẩm Hương, sai người vời Lý Bạch đến bắt dâng ngay ba bài "Thanh Bình điệu". Lý còn say rượu nhưng cầm bút viết luôn ba bài. Bài thứ ba có câu:

    Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoan,
    Thường đắc quân vương đới tiếu khan.


    Nghĩa:

    Danh hoa nghiêng nước sánh đôi vui,
    Để xứng quân vương một nụ cười.



    Chữ "khuynh quốc" để chỉ cái đẹp tuyệt với của Dương Quí Phi.

    Trong "Đoạn trường tân thanh", thi hào Nguyễn Du tả sắc đẹp nàng Kiều cũng có câu:

    Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
    Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.


    "Nghiêng nước, nghiêng thành" xuất sứ ở bài hát của Lý Diên Niên.

    Nghê Thường vũ y

    Truyền thuyết này có tính cách thần thoại.

    Đường thư chép: Đường Minh Hoàng lên chơi Nguyệt điện, thấy các tiên nữ mặc áo cánh chim, xiêm y ngũ sắc, hát bài Tây Thiên điệu khúc, đến khi trở về trần, còn nhớ mang máng. Nhằm lúc có Tiết độ sứ là Trương Kính Thuật từ Tây Lương, đem khúc hát Bà La Môn đến biếu, Minh Hoàng truyền đem san định lại và đổi tên là khúc Nghê Thường vũ y.

    Tài liệu này có phần thực tế.

    "Nghê" là cầu vồng. Tiếng miền Nam gọi là cái mống, do ánh nắng xuyên qua hơi nước trong mây nên phân thành bảy màu. Sách Tàu ngày xưa chỉ nhận có năm màu.

    "Thường" là xiêm, để che phần hạ thân của người. "Nghê Thường" có nghĩa là xiêm cắt bằng năm màu.

    "Vũ y" là áo dệt bằng lông chim. Hay có nghĩa là kiểu áo theo hình cách chim.

    "Nghê Thường vũ y", ta có thể cho đó là những vũ nữ mặc áo theo hình cánh chim, còn quần thì bằng lụa phất phới ngũ sắc.

    Cái gia gia

    Cuối đời nhà Thương (1783-1154 trước D.L.) vua Trụ hoang dâm vô đạo, tàn hại lê dân, người người oán giận.

    Văn Vương là Cơ Xương, vốn là một chư hầu của nhà Thương, nhân từ đức hạnh, được các chư hầu và dân chúng kính phục. Văn Vương lại có một người tôi tài giỏi là Khương Tử Nha phò tá làm cho chính trị trong nước ngày càng hưng vượng. Văn Vương chết, truyền ngôi cho con là Cơ Phát, lấy hiệu Võ Vương.

    Sau Võ Vương nghe lời quần thần, hội chư hầu đem binh phạt Trụ mong cứu dân chúng thoát cảnh lầm than. Bá Di và Thúc Tề là con vua nước Cô Trúc nghe thấy, ra nắm dây cương ngựa của Võ Vương, nói rằng:

    "Cha chết chưa chôn mà đã chăm việc chinh chiến, thế có gọi là hiếu được không? Bầy tôi giết vua để cướp nước, thì có gọi là nhân được không?"

    Võ Vương bảo:

    "Vua Trụ hoang dâm vô đạo, sát hại lê dân làm giận lòng người, trái ý trời. Nếu ta thủ phận, ngồi nhìn sự hà khắc của vua Trụ thì muôn dân còn trông cậy vào đâu! Hơn nữa, giang san có riêng gì của vua Trụ, ngày xưa vua Thành Thang chẳng chinh phạt vua Kiệt nhà Hạ để dựng nên nhà Thương đó sao?"

    Bá Di, Thúc Tề chẳng nghe, cho Võ Vương là bội chúa. Những cận thần của Võ Vương tức giận, muốn giết cả hai. Tử Nha can:

    "Không nên. Hai ông là người nghĩa."

    Đoạn, bảo quân lính đẩy hai ông ra.

    Sau Võ Vương thắng trận, Trụ Vương thiêu mình, lập thành nhà Chu, các chư hầu đều thần phục. Bá Di, Thúc Tề lấy làm hổ thẹn, coi thóc gạo cũng là của nhà Chu mà không ăn nữa. Hai ông lên ẩn ở núi Thú Dương, hái rau vi mà ăn, và làm bài hát Thái Vi (hái rau vi) rằng:

    Lên núi Tây Sơn chừ, ta hái rau vi.
    Kẻ bạo thay bạo chừ, biết phải trái gì.
    Thần Nông, Ngu, Hạ đã qua chừ ta biết đâu mà quy y.
    Đành chịu vậy chừ, vận mạng ta suy.


    Nguyên văn:

    Đăng bỉ Tây Sơn hề thái kỳ vi hĩ,
    Dĩ bạo dịch bạo hề bất tri kỳ phi hĩ.
    Thần Nông, Ngu, Hạ hốt yên một bề ngã an thích quy hĩ.
    Vu ta tồ hề mạng chi suy hĩ.


    Nhưng một hôm có người bảo hai ông:

    "Đất bây giờ là đất của nhà Chu, thiên hạ là thiên hạ của nhà Chu, hai ông đã chê, không ăn cơm gạo nhà Chu mà hái rau vi của giang san nhà Chu thì có khác gì."

    Hai ông cho là có lý nên từ ấy nhịn ăn mà chết.

    Tương truyền, hai ông vì uất ức, oan hồn chưa tan nên biến thành một loại chim, thường gào thét một giọng bi thảm:

    "Bất thực Túc Chu gia... Bất thực Túc Chu gia"

    Người ta bảo đó là chim Đa Đa do âm "gia gia" mà ra.

    Trong bài Qua đèo ngang tức cảnh của bà Huyện Thanh Quan, có câu:

    Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
    Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.


    Nguyễn Công Trứ có làm bài thơ "Vịnh Di, Tề":

    Danh chẳng màng, lợi cũng chẳng mê.
    Ấy gang hay sắt hỡi Di, Tề?
    Gặp xe vua Võ tay dừng lại,
    Thấy thóc nhà Chu mặt ngoảnh đi.
    Cô Trúc hồn về sương mịt mịt,
    Thú dương danh tạc đá tri tri.
    Cầu nhân chẳng đặng nhân mà chớ,
    Chẳng trách ai chi, chẳng oán chi


    Giấm chua


    "Giấm chua" để chỉ đàn bà ghen.

    Hoàng đế nước Kim rất yêu quý hai nàng cung phi là Lệ Cẩm tây cung và Ngọc Sương ái phi. Hoàng hậu lấy làm ghen tức nhưng vì thấy nhà vua quá sủng ái hai nàng, nên đành phải câm lặng.

    Khi nhà vua lâm trọng bịnh, trước giờ lâm chung, trối lại với hoàng hậu cùng quần thần là khi nhà vua chết, phải chôn sống hai nàng ái phi theo vua.

    Vài hôm sau, nhà vua chết. Hoàng hậu tuân theo di ngôn của nhà vua, nhưng bà lại nghĩ rằng: nếu chôn hai vị phi tần tuyệt sắc nguyên vẹn này thì khi xuống âm cung, nhà vua lại cũng âu yếm say sưa hai nàng như trước. Cái cảnh giao hoan này như diễn ra trước mắt hoàng hậu càng làm cho máu ghen thêm sôi sục hơn nữa. Bà quát tháo ầm ĩ, truyền cung phi thị vệ khoét đôi mắt, xẻo mủi, cắt đôi má mơn mởn của hai nàng Lệ Cẩm và Ngọc Sương. Làm như thế cốt để xuống âm cung, nhà vua sẽ ghê tởm mà không dám nhìn đến nữa.

    Nhưng, hoàng hậu ngắm nghía thấy hai nàng còn đẹp. Mất mắt, mất mũi, mất má đào nhưng nước da hai nàng vẫn trắng nõn nà, thân hình cân đối, diễm lệ làm bà vẫn còn ghen. Bà mới nghĩ ra một cách làm hủy hoại tiêu mòn nhan sắc của hai nàng mới hả lòng. Bà đem ngâm hai nàng vào chum giấm chua rồi mới cho chôn theo nhà vua. Bấy giờ, hoàng hậu mới yên tâm.

    Trong Lư phu nhân truyện có chép:

    Đời nhà Đường (618-907), Phòng Huyền Linh làm đến chức Tể Tướng, có vợ là Lư Thị. Ông một niềm yêu mến vợ vô cùng, không lấy một tì thiếp nào cả. Người ngoài cho thế là tại ông sợ vợ ghen.

    Vua Đường Thái Tông muốn thử Lư phu nhân, một hôm cho hoàng hậu gọi nàng vào và bảo:

    "Theo phép thường, các quan to vẫn có tì thiếp. Quan nhà ta tuổi đã cao, vua muốn ban cho một người mỹ nhân."

    Lư Thị nhất quyết không bằng lòng. Vua nổi giận, gắt:

    "Nhà ngươi không ghen thì sống, ghen thì chết."

    Đoạn sai người đưa cho một chén giấm, giả làm chén thuốc độc, phán rằng:

    "Nếu vậy thì phải uống chén thuốc độc này."

    Lư Thị không ngần ngại chút nào, cầm chén uống ngay.

    Vua thấy thế, nói:

    "Ta cũng phải sợ, huống chi là Huyền Linh."

    Trong tác phẩm Đoạn trường tân thanh của cụ Nguyễn Du, đoạn nói về Kiều khi ở với Thúc Sinh, nàng biết chàng đã có vợ nên lấy làm lo cho thân phận mình mà tha thiết nói với Sinh:

    Như chàng có vững tay co,
    Mười phần cũng đắp điếm cho một vài.
    Thế trong dầu lớn hơn ngoài,
    Trước hàm sư tử gửi người đằng la.
    Cúi đầu luồn xuống mái nhà,
    Giấm chua lại tội bằng ba lửa hồng.


    "Giấm chua" chỉ sự ghen tuông của người vợ cả.

    Gương vỡ lại lành

    Trung Quốc, đời nhà Trần, người hầu cận Thái Tử là Từ Đức Ngôn có tình với Nhạc Xương công chúa.
    Khi nhà Trần suy loạn, Từ bảo công chúa:

    "Nước mất, nàng tất lọt vào nhà quyền quý. Nếu tình duyên chưa dứt thì còn có ngày được gặp nhau.
    Đoạn, bẻ tấm gương làm đôi, mỗi người giữ một mảnh hẹn nhau đến ngày thượng nguyên sẽ đem gương đến kinh đô bán để tìm nhau."

    Bấy giờ, giặc đánh vào đế đô. Từ chạy thoát, còn công chúa bị tướng giặc là Việt Công bắt ép làm vợ. Đến ngày rằm tháng giêng, Từ đem mảnh gương ra chợ bán, thấy có người cùng bán một mảnh gương giống của mình. Lấy hai mảnh gương ghép lại thì liền nhau như một. Từ bèn gởi cho người bán gương, nhờ đem về cho chủ mảnh gương ấy và kèm theo một bài thơ:

    Người đi gương cũng đi,
    Gương về người chưa về.
    Chị Hằng đâu chẳng thấy,
    Chỉ thấy ánh trăng lòe.


    Nguyên văn:

    Cảnh dữ nhơn câu khứ,
    Cảnh quy nhơn vị quy
    Vô phục Hằng Nga ảnh,
    Không lưu minh nguyệt huy.


    Nhạc Xương công chúa đọc thơ khóc rống lên. Việt Công hỏi, công chúa thuật lại cả. Việt công lấy làm cảm động, thương tình bèn cho cả hai người tái hợp.

    Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du có câu:

    Bây giờ gương vỡ lại lành,
    Khuôn thiêng lừa lọc đã dành có nơi.



    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi Ngọc Kỳ Lân, ngày 08-05-2015 lúc 09:24.
    ---QC---

    ꧁༺Tương Tư Vị Liễu༻꧂
    ┊  ┊  ┊  ┊
    ┊  ┊  ┊  ★
    ┊  ┊  ☆
    ┊  ★


  2. Bài viết được 7 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    Miên Lý Tàng Châm,nguyenduyloves,NguyenHoang,shevaanh,thông thiên,tzen,unu,
  3. #7
    Ngày tham gia
    Feb 2014
    Đang ở
    Nơi tuyết trắng rơi.....
    Bài viết
    10,388
    Xu
    3,112

    Mặc định

    Bạn ơi, bạn có thể ghi những câu thành ngữ hay điển tích ở ngoài để mình tiện xem trước khi bấm vào không. Thấy toàn spoiler mà không có tiêu đề, chẳng biết cái nào hay để xem trước.
    Si tình chỉ vì vô tình mà khổ

  4. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    tzen,
  5. #8
    Ngày tham gia
    May 2014
    Bài viết
    1,098
    Xu
    1,592

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi Miên Lý Tàng Châm Xem bài viết
    Bạn ơi, bạn có thể ghi những câu thành ngữ hay điển tích ở ngoài để mình tiện xem trước khi bấm vào không. Thấy toàn spoiler mà không có tiêu đề, chẳng biết cái nào hay để xem trước.
    Cám ơn, mình sẽ chỉnh sửa lại

    ꧁༺Tương Tư Vị Liễu༻꧂
    ┊  ┊  ┊  ┊
    ┊  ┊  ┊  ★
    ┊  ┊  ☆
    ┊  ★


  6. #9
    Ngày tham gia
    May 2014
    Bài viết
    1,098
    Xu
    1,592

    Mặc định

    46/ Đằng Vương Các Tự
    47/ Khúc Thủy Tiên
    48/ Đồng Tước Đài
    49/ Vạn Lý Tìm Chồng
    50/ Khúc phượng cầu hoàng



    Đằng Vương Các Tự

    Vương Bột tự Tử An, người đất Long Môn. Sáu tuổi đã biết làm văn. Mười sáu, mười bảy tuổi nổi danh hạ bút nên vần.

    Vương có thói quen, mỗi khi làm văn, mài mực sửa soạn nghiên bút rồi nằm đắp chăn ngủ. Khi tỉnh dậy, cầm ngay bút viết. Vương nổi tiếng là một thi sĩ cao danh thời Sơ Đường (618-713).

    Con của vua Cao Tông nhà Đường bấy giờ làm Thái Sử ở Hồng Châu, được phong là Đằng Vương, có dựng một cái gác bên sông Tầm Dương gọi là "Đằng Vương Các". Lúc Diêm Bá Dư ra giữ chức Đô Đốc Hàng Châu, đặt tiệc tại gác Đằng Vương để thết tân khách. Muốn khoe tài chàng rể, bảo làm trước một bài tự, rồi mời tất cả các nhà quyền quý, các mặc khách tao nhân xa gần đến dự; và yêu cầu mỗi người làm một bài tự ngay bữa tiệc.

    Vương Bột lúc bấy giờ, tuổi vừa 15, 16. Hay tin ấy, nhưng vì đường xá xa xôi có mấy trăm dặm, không đến họp được, lấy làm tiếc. Một ông già khuyên chàng cứ sửa soạn thuyền buồm, tự nhiên sẽ có gió thổi. Quả nhiên đêm đó có gió lớn. Vương cho thuyền khởi hành, và hôm sau tới Đằng Vương các vừa kịp lúc vào tiệc.

    Thấy Vương Bột, viên Đô Đốc họ Diêm khinh là con nít, miễn cưỡng cấp giấy bút. Nhưng cho người đứng bên cạnh Vương, hễ Vương viết được câu nào thì chép lại cho ông xem.

    Mới đọc hàng đầu, họ Diêm đã ngạc nhiên vì lời già giặn. Đến câu:

    Lạc hà dữ cô vụ tề phi,
    Thu thủy cộng tràng thiên nhất sắc


    Nghĩa:

    Ráng chiều với cò lẻ cùng bay,
    Nước thu cùng trời dài một sắc


    thì ông vô cùng khâm phục.

    Bài của họ Vương đặc sắc hơn tất cả. Từ đó, danh càng vang dậy khắp nơi.

    Bài phú "Đằng Vương các" viết theo thể biền ngẫu, dùng nhiều chữ cầu kỳ, nhiều điển khó hiểu nhưng lời thì cực đẹp nên rất khó dịch. Trong bài, Vương Bột nhắc qua địa lý và nhân vật ở quận, nơi xây gác Đằng Vương, rồi tả chủ khách trong tiệc, phong cảnh chung quanh khi ngồi trong gác trông ra, sau cùng kể cảm tưởng của chính mình.

    Cuối bài thơ, có 8 câu tuyệt diệu, nhất là 4 câu cuối:

    Nhàn vân đàm ảnh nhật du du,
    Vật hoán tinh di, không độ thu?
    Các trung đế tử kim hà tại?
    Hạm ngoại trường giang không tự lưu.


    Nghĩa:

    Đầm chiếu mây bay, trời lửng lơ,
    Sao dời vật đổi, mấy thu rồi.
    Con vua trong gác nào đâu nhỉ?
    Dòng nước ngoài hiên vẫn tự trôi.


    Nhưng người có tài như thế mà mạng yểu. Nhân khi đi thăm cha làm quan ở Giao Chỉ, Vương bị đắm thuyền, chết ở giữa biển giữa 29 xuân xanh.

    Tương truyền rằng hai câu thơ:

    Lạc hà dữ cô vụ tề phi,
    Thu thủy cộng tràng thiên nhất sắc.


    tuyệt diệu như thế mà có người cho Vương Bột còn dốt, nhưng không chỉ dốt chỗ nào. Vì thế khi chết, hồn còn uất ức nên trong đêm khuya thanh vắng thường hiện hình trên bãi bể, níu áo những văn nhân sĩ tử qua đường, miệng ngâm nga hai câu thơ trên và hỏi dốt chỗ nào, xin chỉ giúp. Nhưng ai nấy đều khen hay. Hồn Vương không bằng lòng, cho rằng sĩ tử kia còn dốt, thi khoa này không thể đậu. Quả thật như thế.

    Rồi, cũng từ đó, giọng ngâm hai câu thơ kia vẫn còn văng vẳng bi ai theo hình bóng họ Vương thơ thẩn, dật dờ trên bãi biển.

    Nhưng một hôm có một văn nhân đi ngang qua đấy, hồn Vương hiện hình níu lại hỏi, thì chàng văn nhân ấy cười bảo:

    - Hai câu thơ ấy không phải sai nhưng nhà ngươi còn dốt thật. Đã bao năm có tiếng là tứ kiệt Sơ Đường mà không nhận biết được cái dốt của mình trong hai câu thơ ấy ư?

    Nói xong dứt áo ra đi. Vương tha thiết yêu cầu giải thích. Khách không phụ lòng, nên bảo:

    - Hai câu thơ thừa chữ "dữ" và chữ "cộng". Nếu bỏ hai chữ thì thật tuyệt, vừa gọn vừa thanh thoát, lại nhất khí:

    Lạc hà cô vụ tề phi,
    Thu thủy tràng thiên nhất sắc.


    Vương Bột nhận ra, quả còn dốt thật, mới bái tạ lãnh lời chỉ giáo.

    Từ đó, trong đêm khuya thanh vắng, trên bãi biển không còn hình bóng của nhà thơ tài danh trẻ tuổi hiện ra nữa. Và giọng ngâm hai câu thơ bất hủ bi ai, não ruột kia cũng chìm mất trong không gian cao rộng, mịt mờ. Đây là một câu chuyện hoang đường.

    Do câu chuyện gió đưa thuyền Vương Bột đến Đằng Vương các làm cho Vương nổi tiếng tài danh, nên cổ thi có câu: "Thời lai, phong tống Đằng Vương các" (Thời tới thì gió đưa đến Đằng Vương) để chỉ sự may mắn của kẻ gặp thời. Những từ ngữ: "duyên Đằng", "gió đưa Đằng các" đều có ý nghĩa như thế.

    Trong "Đoạn trường tân thanh" của Nguyễn Du có câu: "Duyên Đằng thuận nẻo gió đưa" là do điển tích trên

    Khúc đàn Thủy Tiên

    Đất Kim Lăng bên Trung Quốc là nơi phồn hoa đô hội, thường dùng làm kinh đô cho các triều đại lâu đời. Ở đây có nhiều nơi danh thắng, khiến cho mặc khách tao nhân không ai là không muốn lưu liên thưởng ngoạn. Nhất là trên sông Tần Hoài, bên hồ Mặc Sầu, vào khoảng mùa xuân mát mẻ, những cành cây xanh, nước biếc, núi lam cũng đủ cung ngoạn cho các mặt tài tử giai nhân.

    Có một chàng tên Giang Thu San, quê ở An Huy, vốn người phong nhã, tính ưu ngao du sơn thủy. Gặp buổi ngày xuân, chàng liền rủ bạn sang Kim Lăng thưởng xuân. Đến nơi nghe đồn trong vùng có một tuyệt thế giai nhân tên Thủy Tiên Tử, nổi tiếng danh cầm, gần xa ai cũng bái phục. Động lòng hâm mộ, họ Giang cùng bạn cố tình tìm hỏi cho được đến nơi.

    Buổi đầu gặp gỡ, để xin nghe tiếng đàn, Thu San hết sức van nài, mới được nàng chấp thuận. Đoạn, nàng ung dung vặn trục dạo tiếng cho nghe.

    Thoạt khi tay tiên đặt đến tơ đồng, chỉ nghe khoan khoan nhè nhẹ, vẳng xa như có như không. Dần dần thi thấy vẻ người trầm lặng, hai tay thoăn thoắt nhanh nhanh. Rồi tiếng đàn chuyển sang giọng dồn dập sôi nổi như gió gào gió thét, như chen với tiếng muôn quân nghìn ngựa xình xịch đổ tới. Kế đó, lại nổi giọng nỉ non réo rắt như oán, như than, khiến người ngồi nghe mê mẩn tâm thần như phiêu diêu chốn non Bồng, nước Nhược.

    Thật là:

    Trong như tiếng hạc bay qua,
    Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
    Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
    Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.


    "Đoạn trường tân thanh" của Nguyễn Du)

    Một lúc đàn im, Thu San từ từ định tỉnh và hỏi khúc đàn gì? Thủy Tiên Tử đáp:

    - Đây là khúc "Thủy Tiên", tiện thiếp phỏng theo khúc "Thủy Tiên Tháo" của tay danh cầm ngày xưa là Bá Nha mà sáng tạo nên.

    Thu San hỏi nguồn gốc, nàng ung dung kể lại rằng: "Ngày xưa, Bá Nha học đàn của ông Thành Liên. Được ba năm thì đàn đã hay như chưa nhập điệu. Thành Liên bảo: "Thầy ta là Tử Xuân ở ngoài biển cả, có thể dùng đàn làm thay đổi lòng người. Vậy ta cho ngươi ra đó để học thêm."

    Đoạn dẫn Bá Nha xuống thuyền ra một hòn đảo giữa biển khơi, bảo Bá Nha ở đợi, ông sẽ đón thầy đến. Rồi dong thuyền đi thẳng, không thấy trở lại. Bá Nha một mình ở giữa đảo, chỉ thấy núi rừng mờ mịt, tiếng nước biển vỗ dồn dập, réo rắt chung quanh, chim chóc kêu rên bi thiết. Bá Nha cảm thấy buồn lạnh cả người, bất giác thở dài than: "Thầy ta muốn làm thay đổi tính tình ta đây ..."

    Đoạn cầm đàn trổi lên một khúc. Vừa dứt khúc, đã thấy Thành Liên quày thuyền trở lại đón. Từ đấy, Bá Nha nổi tiếng là bực danh cầm; và khúc đàn ấy đặt tên là "Thủy Tiên Tháo". Tiện thiếp rất say mê khúc đàn đó nên mới mượn để đặt làm tên".

    Thu San nghe xong, thán phục. Đoạn thở dài, nói với nàng:

    - Trong "Tỳ Bà Hành" của Bạch Cư Dị có câu:

    Đại huyền tao tao như cấp vũ,
    Tiểu huyền thiết thiết như tư ngữ.
    Tao tao thiết thiết thác tạp đàn,
    Đại châu tiểu châu lạc ngọc bàn
    " ...

    Xưa nay, tôi vẫn cho lời thơ ấy diễn tả quá đáng. Nhưng hôm nay, diễm phúc nghe được điệu đàn của quý nương mới nhận thấy lời cổ nhân thật bức thiết chân tình.

    Thủy Tiên Tử khiêm tốn từ tạ, đoạn sai thị nữ pha trà thủy tiên ra thết khách.

    Bọn Thu San nâng chén nước uống, nghe thoang thoảng mùi thơm thanh nhã, khác hẳn với các vị hương trà quý thường dùng hằng ngày. Bất giác, ai cũng cảm thấy khoan khoái tinh thần như hiện thân như tiên cảnh.

    Từ tạ ra về nhưng lòng khách vẫn quyến luyến, nao nao tưởng nhớ. Nơi quê hương, không lúc nào không nhắc nhở đến Thủy Tiên.

    Mùa xuân năm sau, Thu San chạnh lòng nhớ người năm cũ, lần mò tìm đến Kim Lăng, mong lại được nghe tiếng đàn tuyệt diệu của con người ngọc. Nhưng đến nơi thì khách giai nhân ngày xưa vắng bặt, chỉ thấy cây xanh nước biếc một màu!

    Đồng Tước Đài

    Tào Tháo đời Tam Quốc (220-264) có xây một cái đài bên sông Chương Hà tỉnh Hà Nam, đặt tên là Đồng Tước. Đài này cực kỳ tráng lệ. Tháo sai người trang hoàng tô điểm rất lộng lẫy, rồi tuyển gái đẹp khắp vùng đem chứa vào trong.

    Tào Tháo có đứa con nhỏ tên Tào Thực, tự Tử Kiến có tài hạ bút thành văn. Khi xây xong đài Đồng Tước, Tháo sai con làm bài phú "Đồng Tước đài" để ca tụng công nghiệp của Tào. Bài phú rất đặc sắc:

    Bản dịch của Tử Vi Lang:

    Noi đức sáng thánh quân rực rỡ
    Lên lầu đài hớn hở lòng xuân.
    Xem công Thái Thú chăn dân,
    Đức cao vời đã thấm nhuần nơi nơi.
    Dựng lên giữa lừng trời xanh ngắt,
    Đài nguy nga bát ngát không trung.
    Mỹ quan nào kém non Bồng,
    Gác cao, tây vực nhìn thông nẻo đoài.
    Dòng Chương Thủy chảy dài trong suốt
    Tưới nhuần vườn cây tốt quả tươi...
    Hai bên tả hữu hai đài:
    Ngọc Long, Kim Phượng sáng ngời ánh dương.
    Bắc hai cầu tây đông nối lại
    Như cầu vồng sáng chói không gian.
    Ngồi cao nhìn xuống cõi trần,
    Đế đô mây ráng xoay vần nổi trôi...
    Mừng rỡ thấy anh tài qui tụ,
    Ứng mộng hùng chuyện cũ Văn Vương.
    Gió xuân đầm ấm đưa hương,
    Muôn chim đua hót du dương hài hòa.
    Cao đẹp tựa trời mây muôn thủa,
    Phúc nhà may chất chứa dài lâu.
    Khắp cùng vũ trụ nhiệm mầu,
    Đề cao nhân hóa, kính chầu thượng kinh.
    Noi Tề, Tấn nghĩ mình hưng thịnh,
    Phò thánh minh cùng sánh công laọ
    Xinh tươi bền vững biết bao!
    Ơn sâu nước ngấm, đức cao xa đồn.
    Phò tá đấng Chí Tôn gìn giữ
    Xây thái bình thịnh trị bốn phương.
    Phép trời khuôn đất đo lường.
    Ánh trăng cùng với ánh dương điều hòa.
    Tôn quý ấy truyền xa mãi mãi,
    Thọ vô cùng, thọ với chúa Xuân!
    Ngự long kỳ buổi an nhàn,
    Hoặc khi vội vã, xe loan trở về.
    Ơn giáo hóa tràn trề bốn biển
    Vui mầng thay vật kiện dân khang!
    Đài nầy đứng mãi hiên ngang,
    Điểm tô kim cổ, son vàng thắm tươi...
    "

    Nguyên văn:

    Tòng minh hậu dĩ hì du hề,
    Đăng tầng đài, dĩ ngu tình.
    Kiến Thái Thủ chi quảng khai hề.
    Quan thánh đức chi sở dinh
    Kiến cao môn chi tha nga hề,
    Phù song Khuyết hồ Thái thanh.
    Lập trung thiên chi hoa quan hề,
    Liên phi các hồ Tây vực.
    Lâm Chương Thủy chi trường lưu hề,
    Vọng viên quả chi tư vinh.
    Lập song đài ư tả hữu hề,
    Hữu Ngọc Long dữ Kim Phượng
    Liên nhị kiều vu đông tây hề,
    Nhược trường không chi đế đống.
    Phủ hoàng đô chi hoành lệ hề,
    Khám vân hà chi phù động.
    Hán quần tài chi lai tụy hề.
    Hiệp phi hùng chi cát mộng.
    Ngưỡng xuân phong chi hòa mục hề.
    Thính bách điểu chi bi minh.
    Vân thiên tuyên kỳ ký lập hề,
    Gia nguyện đắc hồ song sinh.
    Dương nhân hóa vu vũ trụ hề,
    Tận túc cung vu thượng kinh.
    Duy hoàn, văn chi duy thịnh hề,
    Khởi túc phương hồ thánh minh.
    Hưu hỹ! mỹ hỹ!
    Huệ trạch viễn dương.
    Dực tá ngã hoàng gia hề.
    Ninh bỉ tứ phương.
    Đồng thiên địa chi qui lượng hề.
    Tề nhật nguyệt chi huy quang.
    Vĩnh quý tôn nhi vô cực hề.
    Đẳng quân thọ ư đông hoàng.
    Ngự long kỳ dĩ ngao du hề
    Hồi loan giá nhi chu chương.
    Tư hóa cập hồ tứ hải hề,
    Gia vật phụ nhi dân khang.
    Nguyện tư đài chi vĩnh cô hề,
    Lạc chung cổ nhi vị hương!


    Bài phú "Đồng Tước đài" được truyền tụng. Tào Thực đáng là đệ nhất thi nhân trong hai đời Tần, Hán và đã mở đường cho lối thơ diễm lệ đời Lục Triều.

    Trong một dịp du thuyền trên sông Trường Giang, rượu ngà say, Tháo cao hứng nói:

    - Ta năm nay đã 54 tuổi. Nếu chiếm xong Giang Nam, ta cũng được chút vui mừng riêng. Số là trước kia ta có quen thân cụ Kiều công, được biết cụ có 2 cô con gái, đều là trang quốc sắc thiên hương. Không ngờ về sau Tôn Sách và Chu Du cưới mất! Nay ta đã xây đài Đồng Tước trên sông Chương, nếu hạ được Giang Nam, ta sẽ đem hai nàng họ Kiều về đấy ở, để vui thú năm tháng về già. Thế là ta mãn nguyện!

    Để khích Chu Du là đô đốc Đông Ngô đánh Tào Tháo, Khổng Minh sửa đổi câu thứ 7 của bài phú "Đồng Tước đài" của Tào Thực. Nguyên văn là:

    Liên nhị kiều vu đông tây hề,
    Nhược trường không chi đế đống.


    Nghĩa là:

    Bắc hai cầu tây đông nối lại
    Như cầu vồng sáng chói không gian.


    Đó là nói: hai bên đài Đồng Tước còn có hai đài phụ là Ngọc Long, Kim Phượng, và có hai cái cầu bắc nối vào đài giữa như hai cầu vồng trên lưng trời. Tào Thực dùng hai chữ "đế đống" (hay "chuế đống") là có ý so sánh đài Đồng Tước với cung A Phòng nhà Tần. Trong bài "A Phòng Cung Phú" của Đỗ Mục đời nhà Đường, có câu: "Trường kiều ngọa ba, vị vân hà long? Phức đạo hành không: bất tễ hà hồng?" (Cầu dài vắt ngang sông: chưa có mây sao có rồng? Hai đường bắc trên không: không phải mưa tạnh, sao có cầu vồng?)

    Nhưng Khổng Minh lại đổi ra:

    Lãm nhị Kiều ư đông nam hề,
    Lạc triêu tịch chi dữ cộng.


    Nghĩa là:

    Tìm hai Kiều nam phương về sống,
    Vui cùng nhau giấc mộng hồi xuân ...


    Khổng Minh đem chữ "kiều" (cầu) đổi ra chữ "Kiều" (nàng họ Kiều), đổi chữ "Tây" ra chữ "Nam", đổi chữ "liên" ra chữ "lãm"; còn câu sau thì đổi hoàn toàn khác hẳn, để cố ý trỏ vào hai nàng Kiều.

    Đem chữ "kiều" đổi ra chữ "Kiều", Khổng Minh chủ ý lừa và chọc tức Chu Du.

    Sau Đông Ngô liên minh cùng Tây Thục, nhờ Khổng Minh cầu đông phong, nên Chu Du dùng hỏa công đốt phá binh Tào tại trận Xích Bích. Tháo thua to, mộng chiếm đất Giang Nam để đoạt lấy hai nàng Kiều đẹp hoàn toàn tan vỡ.

    Thi sĩ Đỗ Mục cũng có bài "Xích Bích Hoài Cổ" rằng:

    Kích gãy, cát chìm, sắt chửa tiêu,
    Rửa mài, nhận thấy dấu tiền triều.
    Gió đông chẳng giúp chàng Chu thắng,
    Đồng Tước đài xuân nhốt hai Kiều.


    Nguyên văn:

    Chiết kích trầm sa, thiết vị tiêu
    Tự tương ma tẩy nhận tiền triều.
    Đông phong bất dữ Chu lang tiện,
    Đồng tước xuân thâm tỏa nhị Kiều.


    Trong "Đoạn Trường Tân Thanh" của Nguyễn Du có câu: "Một nền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều" là do điển tích đó.

    Vạn lý tìm chồng

    Nhà Tần (306-209 trước D.L.), đời vua Tần Thủy Hoàng (221-209 trước D.L.) có người con gái họ Hứa tên Mạnh Khương. Chồng của nàng họ Phạm tên Thực, người ở miền Quan Trung nước Sở. Vốn con nhà danh giáo, từ nhỏ đã hấp thụ đạo đức, thư hương theo tinh thần gia phiệt.

    Mạnh Khương kết hôn được ít lâu thì nhằm lúc vua Tần mưu tính một công cuộc kiến trúc vĩ đại. Nguyên sau khi thôn tính xong sáu nước: Yên, Triệu, Hàn, Ngụy, Tề, Sở, Thủy Hoàng muốn bảo vệ ngai vàng và phòng ngừa cuộc xâm lăng của bọn Hung Nô ở miền Bắc, mới truyền xây Vạn Lý Trường Thành để làm biên giới từ Lũng Tây ở mạn tây đến Liêu Đông ở mạn đông. Thành cao từ 15 đến 30 thước, chân rộng 25 thước, dài 3600 cây số. Cứ từng quãng lại có cửa ải đồ sộ.

    Thủy Hoàng đặt công trình lớn lao ấy dưới quyền chỉ huy của đại tướng Mông Điềm và dưới sự kiểm soát của Thái Tử Phò Tô. Nhà vua truyền huy động đến 30 vạn nông dân để xây trường thành, lại dùng đến 50 vạn người bắt làm binh phòng giữ miền Lĩnh Nam. Ngoài ra hơn 70 vạn người bị cung hình (bị cắt sinh thực khí) chia đi làm cung A Phòng, hoặc xây lăng ở Ly Sơn.

    Vua truyền huy động đến hàng triệu thanh niên từ 18 đến 45 tuổi đi sưu dịch. Những người này không biết bao giờ mới trở về hay không chắc có ngày trở về nữa. Vì thế, trong nhân dân, vợ khóc chồng, mẹ khóc con vô cùng thảm não.

    Chồng nàng Mạnh Khương phải tuân lịnh nhà vua. Cha chồng đã mất để lại mẹ chồng, Mạnh Khương phải thay thế chồng phụng dưỡng mẹ và dưỡng dục con thơ. Nhà ngày suy sụp, nàng phải giã gạo, quay tơ để mưu sinh. Đối với mẹ chồng, nàng vẫn làm tròn nhiệm vụ của một người dâu thảo.

    Phần nỗi già, phần thương nhớ con, bà mẹ phát bịnh nặng rồi qua đời. Mạnh Khương phải lo cư tang báo hiếu. Đằng đẵng mấy năm trường trông đợi chồng nhưng bặt vô âm tín. Nghe được tin đồn ở miền bắc, vì tuyết sương lạnh lẽo, vì công việc quá khó nhọc nên có nhiều người ốm chết, Mạnh Khương thương chồng nên nhất định đến tận ải quan, mong tìm chồng để an ủi, giúp đỡ, san xẻ gánh nặng. Nàng gởi con cho người thân rồi ra đi.

    Nàng theo đường vạn lý. Từ miền hộ Động Đình nước Sở lên phía bắc đến kinh đô Hàm Dương. Nàng lại nghe đồn: bọn người sưu dịch đã lên vùng tây bắc, nên lại đi từ miền sông Hán Thủy đến dãy núi Tần Lĩnh về hướng tây, đoạn theo dòng sông Tất Xuyên mà đi thẳng lên phía bắc. Trải qua bao cảnh nắng mưa, sương gió, tuyết, nhưng nàng vẫn không nản lòng. Đến sông Hắc Thủy và bến Mã Lan, bị bùn lầy quá nhiều làm chậm bước tiến. Nàng lại men theo mé trường thành, thẳng về hướng đông. Hỏi han từng người, nhưng nàng vẫn thất vọng, vì chẳng ai biết được tin chồng của nàng.

    Cuối cùng, Mạnh Khương đến một bãi sa mạc ở miền đông. Giữa lúc ấy, bỗng mây đen vần vũ phủ nhuộm u ám cả bầu trời. Gió bắc thổi giật giọng từng cơn vô cùng lạnh lẽo. Ngựa từ đâu lại cất tiếng hí vang những giọng thảm thê bi đát. Trước mặt nàng lại bày ra một đống xương trắng ngổn ngang, ghê rợn.

    Trước cảnh tượng, nàng hỏi: "Có lẽ chồng ta đã thác mất rồi mà thác ở đây chăng?" Và, nàng lại, nghĩ thêm: "Có lẽ phần anh linh của chồng báo điềm lạ cho nàng". Nàng bèn khấn vái vong linh của chồng và cầu Hoàng Thiên phò hộ: nếu chồng nàng thác rồi thì xin cho một biểu hiệu để biết. Đoạn, nàng cắn móng tay, nhỏ máu vào những đống xương.

    Từ đống xương này cho đến đống xương khác, mãi đến khi nàng nhỏ một giọt máu vào chiếc đầu lâu nọ, thì chiếc đầu lâu lại thấm máu và đỏ rực lên. Nàng hiểu ngay đấy là dấu hiệu Trời cho biết đây là hài cốt của chồng. Nàng liền ôm chầm lấy ngay bộ xương, khóc lóc thê thảm suốt cả ba ngày đêm.

    Câu chuyện này thấu đến tai thái tử Phò Tô, con trưởng của Tần Thủy Hoàng và đại tướng Mông Điềm, lúc bấy giờ đương đóng đại bản doanh tại đất Lư Long, một ải quan trong tỉnh Hà Bắc ngày nay. Rồi cả hai cấp tốc sai người đánh xe đến Trác Lộc, chỗ của nàng Mạnh Khương đương khóc. Thái tử Phò Tô gọi nàng hỏi chuyện và tìm hiểu căn do nỗi oan ức của nàng. Nàng bây giờ đã kiệt sức, phều phào thưa:

    - Vì chồng tôi đã chết nơi biên thùy, tôi cũng xin chết theo để được cùng nhau họp mặt ở suối vàng!

    Nói xong, nàng nghẹn ngào, hấp hối, ngã quỵ rồi tắt thở. Đồng thời một dãy tường mới xây sụp đổ theo!

    Nghe chuyện bi thảm và xem cảnh hãi hùng, hai người nao nao cảm động. Cả đến tướng sĩ và dân phu đều thương xót mà rưng rưng nước mắt.

    Thái tử Phò Tô hạ lịnh hành lễ mai táng. Lễ truy tặng phẩm hàm Tả Tướng quân cho Phạm Thực và truy phong tước hiệu Trinh Phu Nhân cho Mạnh Khương. Phò Tô truyền chôn hai cỗ săng vào một cánh cửa Sơ Hải quan chừng 8 dặm, cách ven Bột Hải chừng một dặm (dặm: 576m).

    Thấy việc hiển linh lạ lùng, người ta lập gần nơi nầy một miếu đá gọi là "Khương Nữ Tử". Đời sau, tại Cổ Bắc khẩu, tỉnh Hà Bắc và ở Lộ An, tỉnh Sơn Tây, người ta cũng có dựng miếu đặt cùng một tên ấy. Vì sùng mộ nhân đức của nàng, những bá tính xa gần thường đến chiêm bái.

    Đời nhà Tây Hán (206-25), nhà Đông Hán (25 trước D.L.-220 sau D.L.), nhà Ngụy (220-265), mộ nàng Mạnh Khương được triều đình lập cho nhiều bia đá. Sang đời nhà Minh (1368-1644), miếu của nàng được trùng tu vẻ vang

    Khúc phượng cầu hoàng


    Tư Mã Tương Như, tự Tràng Khanh, người ở Thành Đô đời nhà Hán. Người rất đa tài, văn hay, đàn giỏi.

    Khi lìa quê lên Tràng An để lập công danh, đến con sông đầu làng, Tương Như viết trên cầu một câu: "Bất thừa cao xa tứ mã, bất phục quá thử kiều" (Không ngồi xe cao bốn ngựa, không qua lại cầu này nữa).

    Nhưng vốn con người phóng lãng hào hoa rất mực nên mua được một chức quan nhỏ, làm trong ít lâu, chán, cáo bịnh, qua chơi nước Lương, rồi trở về nước Thục. Đến đâu, Tương Như cũng dùng bút mực và cây đàn để giao thiệp bằng hữu.

    Trong khi đến đất Lâm Cùng, Tương Như vốn sẵn quen với Vương Cát là quan lệnh ở huyện, nên đến chơi. Cát lại mời Tương Như cùng đi dự tiệc ở nhà Trạc Vương Tôn, vốn viên ngoại trong huyện. Nghe tiếng Tương Như đàn hay nên quan huyện cùng Trác Vương Tôn yêu cầu đánh cho một bài.

    Họ Trác vốn có một người con gái rất đẹp tên Văn Quân, còn nhỏ tuổi mà sớm góa chồng, lại thích nghe đàn. Tương Như được biết, định ghẹo nàng, nên vừa gảy đàn vừa hát khúc "Phượng cầu hoàng (Chim phượng trống tìm chim phượng mái).


    Chim phượng, chim phượng về cố hương,
    Ngao du bốn bể tìm chim hoàng
    Thời chưa gặp chừ, luống lỡ làng.
    Hôm nay bước đến chốn thênh thang.
    Có cô gái đẹp ở đài trang,
    Nhà gần người xa não tâm tràng.
    Ước gì giao kết đôi uyên ương,
    Bay liệng cùng nhau thỏa mọi đường.



    Nguyên văn:

    Phượng hề, phượng hề quy cố hương,
    Ngao du tứ hải cầu kỳ hoàng,
    Thời vị ngộ hề vô sở tương,
    Hà ngộ kim tịch đăng tư đường.
    Hữu diệm thục nữ tại khuê phường,
    Thất nhĩ nhân hà sầu ngã trường.
    Hà duyên giao cảnh vi uyên ương
    Tương hiệt cương hề cộng cao tường.



    Trác Văn Quân nghe được tiếng đàn, lấy làm say mê, đương đêm bỏ nhà đi theo chàng. Trác ông tức giận, quyết định từ con.

    Đôi trai gái đó mở một quán nấu rượu. Vợ chồng cùng cặm cụi làm.

    Sau Hán Vũ Đế đọc bài "Tử hư phú" của Tương Như, khen tài mới vời vào triều, ban chức tước. Lại sai chàng cầm cờ tiết, thay nhà vua về Ba Thục chiêu an bọn phụ lão tùng phục nhà Hán. Lần này thỏa chí bình sinh, Tương Như áo gấm vinh quy được người đón rước long trọng. Nhưng làm quan ít lâu, lại chán, cáo bịnh lui về quê.

    Trong "Bích Câu kỳ ngộ" có câu:

    Cầu hoàng tay lựa nên vần,
    Tương Như lòng ấy, Văn Quân lòng nào.


    Và, trong "Đoạn trường tân thanh" của Nguyễn Du cũng có câu:

    Khúc đâu Tư Mã phượng cầu,
    Nghe ra như oán, như sầu phải chăng!


    đều do điển tích trên.



    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi Ngọc Kỳ Lân, ngày 08-05-2015 lúc 18:24.

    ꧁༺Tương Tư Vị Liễu༻꧂
    ┊  ┊  ┊  ┊
    ┊  ┊  ┊  ★
    ┊  ┊  ☆
    ┊  ★


  7. Bài viết được 5 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    Miên Lý Tàng Châm,nguyenduyloves,shevaanh,tzen,unu,
  8. #10
    Ngày tham gia
    May 2014
    Bài viết
    1,098
    Xu
    1,592

    Mặc định



    51/ Tô Huệ chức cẩm hồi văn
    52/ Củi đậu đun hột đậu
    53/ Bi ca tán Sở
    54/ Động Bích Đào
    55/ Gấm nàng Ban





    Tô Huệ chức cẩm hồi văn

    Đời nhà Tấn (265-419) ở đất Thần Châu có nàng Tô Huệ có tài văn chương và có nghề thêu rất khéo. Năm nàng 20 tuổi, cha mẹ gả nàng cho chàng hàn sĩ tên Đậu Thao.
    Cưới nhau chưa được bao lâu thì đất nước bị giặc Phiên từ phương Bắc kéo binh vào đánh phá Trung nguyên. Vua ra lịnh trưng binh, các thanh niên phải sung quân, lên đường chinh chiến, giữ gìn bờ cõi đất nước.
    Đậu Thao, chồng của nàng Tô Huệ, cũng tuân lịnh vua, nhập ngũ tòng chinh.
    Thời gian kéo dài ngót 3 năm, nàng Tô Huệ quá nhớ chồng, khiến dung nhan thêm tiều tụy. Đêm đêm bên ngọn đèn khuya leo lét, lòng mong nhớ chồng không nguôi, hồn thơ xúc động, nàng viết ra 10 bài thi tứ tuyệt, lời thơ đầy tình cảm nhớ nhung chan chứa, nàng cầu xin đấng quân vương xét cho hoàn cảnh của nàng, tha cho chồng trở về sum họp cùng nàng.
    Nàng lại lấy một bức gấm vuông độ chừng một thước, dùng chỉ ngũ sắc dệt 10 bài thơ tứ tuyệt ấy lên bức gấm, đọc theo lối hình trôn ốc từ ngoài xoay tròn vào trung tâm bức gấm. Nàng thêu khéo, chữ hay, nên bức gấm trông rất đẹp.
    Xong nàng đem dâng lên vua. Thấy lạ, vua truyền cho quần thần đọc, nhưng không ai đọc được, vua phải truyền gọi nàng Tô Huệ.
    Đứng giữa triều đình, nàng Tô Huệ cất giọng ngâm 10 bài thơ, với một giọng não nùng bi thảm.
    Nhà vua thương tài nàng nên đặc cách cho Đậu Thao trở về sum họp cùng nàng.
    Bài thơ dệt trên gấm của nàng Tô Huệ được gọi là :

    CHỨC CẨM HỒI VĂN.

    Sau đây là 10 bài tứ tuyệt của Tô Huệ dệt trên gấm :

    I/ Quân thừa hoàng chiếu an biên thú,
    Tống quân tống biệt hà kiều lộ.
    Hàm bi yểm lệ tặng quân ngôn,
    Mạc vong ân tình tiện trường khứ.

    II/ Hà kỳ nhứt khứ âm tín đoạn,
    Ý thiếp bình vi xuân bất noãn.
    Quỳnh diêu giai hạ bích đài không,
    San hô trướng lý hồng trần mãn.

    III/ Thử thời đạo biệt mỗi kinh hồn,
    Tương tâm hà thác cánh phùng quân.
    Nhứt tâm nguyện tác thương hải nguyệt,
    Nhứt tâm nguyện tác lãnh đầu vân.

    IV/ Lãnh vân tuế tuế phùng phu diện,
    Hải nguyệt niên niên chiếu đắc biên.
    Phi lai phi khứ đáo quân bàng,
    Thiên lý vạn lý diêu tương kiến.

    V/ Thiều thiều lộ viễn quan sơn cách,
    Hận quân tái ngoại trường vi khách.
    Khứ thời tống biệt lư diệp huỳnh,
    Thùy tín kỷ kinh mai hoa bạch.

    VI/ Bách hoa tán loạn phùng xuân tảo,
    Xuân ý thôi nhơn hướng thùy đạo.
    Thùy dương mãn địa vị quân phan,
    Lạc hoa mãn địa vô nhân tảo.

    VII/ Đình tiền xuân tảo chánh phân phương,
    Bão đắc Tần tranh hướng họa đường.
    Vị quân đàn đắc Giang Nam khúc,
    Phụ ký tình thâm đáo sóc phương.

    VIII/ Sóc phương thiều đệ sơn hà việt,
    Vạn lý âm thơ trường đoạn tuyệt.
    Ngân trang chẩm thượng lệ triêm y,
    Kim lũ la thường hoa giai liệt.

    IX/ Tam xuân hồng nhạn độ giang thinh,
    Thử thị ly nhơn đoạn trường tình.
    Tranh huyền vị đoạn trường tiên đoạn,
    Oán kết tiên thành khúc vị thành.

    X/ Quân kim ức thiếp trọng như san,
    Thiếp diệc tư quân bất tạm nhàn.
    Chức tương nhứt bổn hiến Thiên Tử,
    Nguyện phóng nhi phu cập tảo hoàn.



    GIẢI NGHĨA TỪNG CÂU :

    C.1 : Chàng tuân chiếu chỉ của vua đi lính thú giữ yên biên giới.
    C.2 : Đưa chàng tiễn biệt lối cầu sông.
    C.3 : Ngậm sầu nén lệ nói với chàng,
    C.4 : Chớ quên ân tình thuận tiện đi xa.
    C.5 : Sao lần đi bặt vô âm tín,
    C.6 : Lòng của thiếp ở trong phòng the không ấm hơi xuân.
    C.7 : Dưới thềm Quỳnh dao bỏ không, mọc rêu xanh.
    C.8 : Nơi màn San hô đầy bụi đỏ.
    C.9 : Thử thời đường ly biệt, mỗi khi nghĩ tới lòng lo sợ.
    C.10 : Đem lòng làm sao gởi đến gặp chàng ?
    C.11 : Một lòng nguyện làm trăng ngoài biển xanh,
    C.12 : Một lòng nguyện làm mây trên đầu núi.
    C.13 : Mây trên núi năm nào cũng gặp chàng,
    C.14 : Trăng ngoài biển năm nào cũng chiếu khắp biên thùy.
    C.15 : Bay đi bay lại đến bên cạnh chàng,
    C.16 : Ngàn muôn dặm xa nhìn thấy nhau,
    C.17 : Xa xôi, đường xa, quan san cách trở,
    C.18 : Hận chàng ở ngoài biên giới làm khách lâu dài,
    C.19 : Khi đi tiễn chàng thì lá cây lau vàng,
    C.20 : Ai tin mấy độ hoa mai trắng,
    C.21 : Trăm hoa tan tác sớm gặp xuân,
    C.22 : Ý xuân thúc giục người hướng về đường nào ?
    C.23 : Nhành dương rủ xuống đầy đất vì chàng níu xuống,
    C.24 : Hoa rơi đầy đất không ai quét.
    C.25 : Trước sân xuân sớm hoa thơm phức,
    C.26 : Ôm được cây đàn Tần tranh hướng đến nhà vẽ,
    C.27 : Vì chàng mà khảy khúc nhạc Giang Nam,
    C.28 : Nhờ gởi mối tình thâm đến phương Bắc,
    C.29 : Phương Bắc xa xôi núi sông vượt qua,
    C.30 : Ngàn dặm tin thơ cắt đứt đã lâu.
    C.31 : Áo bạc trên gối nước mắt thấm vào áo,
    C.32 : Tơ vàng, xiệm lụa hoa đều bị chia xé.
    C.33 : Ba mùa xuân, chim hồng nhạn qua sông cất tiếng kêu,
    C.34 : Ấy là ly biệt người, tình yêu đứt ruột.
    C.35 : Dây đàn tranh chưa đứt, ruột đứt trước,
    C.36 : Nỗi oán hờn kết thành trước khúc nhạc chưa thành.
    C.37 : Nay chàng nhớ thiếp nặng như núi,
    C.38 : Thiếp cũng nhớ chàng chẳng tạm yên.
    C.39 : Dệt lụa một bức dâng lên Đức Vua,
    C.40 : Cầu xin tha cho chồng thiếp kịp sớm trở về ./.

    Diễn Nôm bằng thơ :
    (của Hoàng Quang)

    I/ Chàng vâng chiếu ra yên cõi ngoại
    Thiếp đưa chàng tới lối cầu sông
    Ngậm sầu gạt lệ nhắn lòng
    Chớ tham chốn khác mà vong tình này

    II/ Trông tin tức tớinay thăm thẳm
    Để buồng hương chẳng ấm hơi xuân
    Từ ngày đôi ngả cách phân
    Màn dần bụi bám, thềm dần rêu phong

    III/ Tưởng ly biệt nỗi lòng kinh sợ
    Thiếp với chàng bao thuở gặp nhau
    Nguyện làm trăng giữa biển sâu
    Nguyện làm mây phủ trên đầu non cao

    IV/ Trăng giữa biển năm nào cũng thấy
    Mây đầu non dầu mấy cũng thông
    Bay qua bay lại bên chồng,
    Dầu ngàn muôn dặm, xa trông như gần

    V/ Quan sơn ấy mấy lần trở cách
    Hềm nỗi chàng làm khách rất lâu
    Chàng đi mới ố bóng lau,
    Mà nay mấy độ trắng màu hoa mai

    VI/ Hoa trăm thức xuân tươi hớn hở,
    Xuân giục người than thở với ai ?
    Liễu kia rủ những tơ dài
    Hoa kia rã cánh không người quét cho

    VII/ Sân xuân sớm thơm tho trăm thức
    Chốn hoa đường lựa bậc đàn tranh
    Giang Nam khúc nhạc đành rành
    Mượn đầu năm móng gởi tình sóc phương

    VIII/ Sóc phương ấy đôi đường diệu vợi
    Âm thư nầy nhắn gởi không thông
    Gối riêng nước mắt tuôn dòng
    Xiêm thêu áo vẽ lâu cùng mục tan

    IX/ Ba xuân tới, tiếng nhàn nhắn gởi
    Xuân giục người bối rối như tơ
    Năm dây còn đó sờ sờ
    Buồn đà đứt ruột, khảy chưa rồi đàn

    X/ Chàng thương thiếp tình hơn núi nặng
    Thiếp nhớ chàng tình chẳng kém thua
    Dệt đem bức gấm dâng vua,
    Xót lòng dạ thiếp tha cho chàng về .


    Củi đậu đun hột đậu

    Đời Tam Quốc (220-264), Tào Thực tự Tử Kiến là con thứ ba của Tào Tháo, vốn có tài làm thơ hay, được tiếng là đệ nhất thi nhân đời Tần-Hán nhưng có tính phóng túng. Tào Tháo thương lắm nhưng không thể truyền ngôi cho một chàng giàu tâm hồn nghệ sĩ ấy được.

    Tháo chết, truyền ngôi cho con cả là Tào Phi. Thực bản tính ngông nghênh bất phục, có ý chống lại ông vua anh. Phi giận lắm, truyền người bắt Thực đến định làm tội. Nhưng vì yêu tài Thực nên Phi bảo:

    - Ta với mày tuy tình anh em nhưng nghĩa vua tôi, sao dám cậy tài miệt lễ? Ngày tiên quân còn, mày thường đem văn chương khoe giỏi lòe đời. Ta rất nghi, có lẽ mày nhờ người khác làm giúp. Vậy giờ đây ta ra hạn: đi bảy bước phải làm xong một bài thơ. Nếu làm được thì tha tội chết; bằng không xong, ta quyết chẳng dung.

    Thực nói:

    - Xin ra đề cho.

    Trên điện sẵn có treo bức tranh thủy mặc, vẽ hai con trâu chém nhau bên bức tường đất. Một con rơi xuống giếng chết. Tào Phi trỏ vào bức tranh, bảo:

    - Hãy lấy bức họa kia làm đề. Nhưng trong thơ cấm phạm vào những chữ "Ngưu", "Đẩu", "Tường", "Trụy", "Tỉnh", "Tử" (Trâu, chọi, tường, rơi, giếng, chết).

    Thực đi khoan thai. Vừa hết bảy bước, liền cất tiếng ngâm:

    Hai tấm thân đi đường,
    Trên đầu bốn khúc xương.
    Gặp nhau tựa sườn núi.
    Bỗng đâu nổi chiến trường.
    Đôi bên đua sức mạnh,
    Một địch lăn xuống hang.
    Đâu phải thua kém sức,
    Chẳng qua sự lỡ làng.


    Nguyên văn:

    Lưỡng nhục tề đạo hành,
    Đầu thượng đới ao cốt.
    Tương ngô do sơn hạ,
    Huất khởi tương đường đột.
    Nhị địch bất câu cương,
    Nhất nhục ngọa thổ quật.
    Phi thị lực bất hư,
    Thịnh khí bất tiết tất.



    Tào Phi cùng tất cả quần thần đều giựt mình, nức nở khen. Phi lại hỏi:

    - Bảy bước thành thơ, ta còn cho là nhàm. Mày có thể ứng khẩu đọc ngay một bài được chăng?

    Thực đáp:

    - Xin ra đề cho.

    Phi nói:

    - Ta với mày là anh em. Cứ lấy câu đó làm đầu đề. Nhưng cấm dùng hai chữ "Huynh", "Đệ".

    Thực chẳng cần nghĩ ngợi một giây, ứng khẩu đọc ngay:

    Củi đậu đun hột đậu
    Đậu trong nồi khóc kêu:
    Cùng sinh trong một gốc,
    Bức nhau chi đến điều.


    Nguyên văn:

    Chữ đậu nhiên đậu cơ,
    Đậu tại phẩu trung khấp.
    Bản thị đồng căn sinh,
    Tương tiễn hà thái cấp.



    Phi nghe cảm động, sa nước mắt, liền tha cho, nhưng giáng Tào Thực làm An Hương Hầu.

    Ở Việt Nam trong thời Tây Sơn (1771-1802), hai anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ xuýt đánh nhau để tranh quyền. Nguyễn Nhạc yếu thế, phải khóc nói với em:

    - Bì oa chữ nhục, đệ tâm hà nhẫn?

    Nghĩa là: nồi da nấu thịt, lòng em sao nỡ? Nên Nguyễn Huệ cảm động rồi cả hai hòa nhau.

    Ở tỉnh Bình Định, mỗi khi người ta đi săn được hươu nai gì thì lột da ra làm nồi mà nấu thịt. Do đó ca dao Bình Định có câu:

    Da nai mà nấu thịt nai,
    Việc đời như thế không ai động lòng.
    Thịt nai mà chín bên trong,
    Da nai cũng cháy còn mong nỗi gì!


    Cảm động lời nói của Nguyễn Nhạc, người Bình Định đem lời đó diễn bằng câu ca dao:

    Lỗi lầm anh vẫn là anh,
    Nồi da xáo thịt sao đành hỡi em?


    Đời nhà Nguyễn (1802-1945) vua Tự Đức giết anh là Hồng Bảo để củng cố địa vị ngai vàng của mình. Một hôm, trong một buổi chầu, nhà vua vô ý để răng cắn nhằm lưỡi mới khiến quần thần làm bài thơ chơi, nhưng trong thơ cấm dùng tiếng "Răng", "Lưỡi".

    Đây là bài thơ của cụ Nguyễn Hàm Ninh:

    Ngã sinh chi sơ nhữ vị sinh,
    Nhữ sinh chi hậu ngã vi huynh.
    Bất tư cộng hưởng trân cam vị;
    Hà nhẫn tương vong cốt nhục tình.


    Tạm dịch:

    Thuở tớ sinh ra, mày chửa sinh,
    Mày sinh sau tớ, tớ là anh.
    Ngọt bùi chẳng nghĩ cùng nhau hưởng,
    Xương thịt đành tâm nỡ dứt tình.



    Nhà vua khen hay, thưởng một chữ một nén vàng; nhưng vì cho bài có ý "móc", nên bắt phạt mỗi chữ đánh một roi.

    "Củi đậu đun hột đậu", "Nồi da xáo thịt", "Răng cắn lưỡi" thành ngữ điển tích này đều có một ý nghĩa như nhau.

    Bi Ca Tán Sở

    Bi Ca Tán Sở là một bài hát do Trương Lương đặt ra cho hòa theo tiếng tiêu thổi để làm tan rã quân đội Sở Bá Vương Hạng Võ.

    Trương Lương tự Tử Phòng, người nước Hán, đời Tần Hán (221 trước - 195 sau Dương lịch), phò Hán Bái Công Lưu Bang. Lúc bấy giờ, Hạng Võ bị tướng soái nhà Hán là Hàn Tín bao vây tại Cửu Lý San ở phía bắc thành Từ Châu. Tuy lâm vào tình thế nguy ngập: thiếu lương, nhưng bên cạnh vua còn 8 ngàn tử đệ theo từ lúc ban đầu, ở vào lúc cùng, họ quyết tử chiến mở con đường máu, thẳng về Giang Đông tu chỉnh binh mã để tiếp tục cuộc chiến đấu.

    Như vậy là một mối nguy cho Hán, dù có đại thắng bằng binh lực tất phải trả một giá rất đắt bằng xương máu. Vì thế, Trương Lương hiến kế là tìm cách phân tán 8 ngàn tử đệ để cô lập Hạng Võ. Có thế mới bắt Hạng Võ được.

    Trương Lương liền thừa lúc đêm khuya thanh vắng, trời cuối thu lạnh lẽo, Trương đi qua lại từ Kê Minh san đến Cửu Lý san, vừa thổi tiêu vừa hát:


    "Tiết trời cuối thu chừ, bốn phía đầy sương.
    Trời cao nước cạn chừ, tiếng nhạn bi thương
    Cực người biên thú chừ, ngày đêm bàng hoàng,
    Thoát gươm mắc tên chừ, sa mạc phơi xương.
    Mười năm xa quê chừ, cha mẹ đau buồn.
    Vợ con mong nhớ chừ, gối chiếc chăn đơn.
    Đồng ruộng bỏ hoang chừ, ai người trông nom.
    Xóm có rượu ngon chừ, cùng ai thưởng thức,
    Tóc bạc mong con chừ, tựa cửa sớm hôm,
    Trẻ khóc gọi cha chừ, nước mắt trào tuôn.
    Gió bấc kia thổi chừ, ngựa Hồ nhớ chuồng.
    Người xa quê hương chừ, nỡ quên xóm làng,
    Một sớm giao phong chừ, thân bỏ sa tràng,
    Xương thịt như bùn chừ, trên bãi trong mương.
    Hồn phách bơ vơ chừ, không nơi tựa nương,
    Tráng khí lừng danh chừ, phó trả hoang đường.
    Đêm trường canh vắng chừ, tự hỏi thiên lương,
    Mau bỏ Sở tan chừ, tránh chết tha phương,
    Ta vâng ý trời chừ, soạn ca thành chương,
    Ai biết mạng trời chừ, xin đừng mờ màng,
    Hán Vương nhân đức chừ, không giết quân hàng.
    Ai muốn về quê chừ, tha cho lên đường,
    Chớ giữ trại không chừ, Sở đã tuyệt lương
    Khi Võ bị bắt chừ, ngọc đá khôn lường.
    Mượn tiếng Sở chừ, khuyên quân Sở hàng,
    Phổ thành điệu nhạc chừ theo sáu cung.
    Tiếng tiêu Tử Tư chừ nơi Đan Dương
    Khúc hát Trâu Diễn chừ tại Yên Đường.
    Tiếng tiêu vang chừ, chín từng mây.
    Gió thu về chừ, cuối thu này,
    Sở kia mất chừ, chạy đâu đây!
    Thời không đợi chừ, nhanh tựa bay.
    Lời ca chừ, ba trăm chữ dài
    Câu câu chữ chữ rõ ràng thay.
    Khuyên người nghe cho kỹ càng,
    Chậm tính, uổng đời thân chiến binh.



    (Dựa theo lời dịch của Hải Âu Tử)


    Nguyên văn:

    Cửu ngoạt thâm thu hề tứ dã phi sương,
    Thiên cao thủy hạt hề hàn nhạn bi thương.
    Tối khổ thú biên hề nhựt dạ bàng hoàng,
    Phi kiên chấp nhuệ hề cốt lập sa cương.
    Ly gia thập niên hề phụ mẫu sinh biệt.
    Thê tử hà kham hề độc tú cô phường.
    Tuy hữu du điền hề thục dữ chi thủ,
    Lân gia tửu thục hề thùy dữ chi thường.
    Bạch phát ỷ môn hề vọng xuyên thu thủy,
    Trĩ tử ức niệm hề lụy đoạn can trường.
    Hồ mã tư phong hề thượng chi luyến thổ,
    Nhân sinh khách địa hề ninh vong cố hương
    Nhất đán giao binh hề đạo nhẫn chi tử,
    Cốt nhục vi nê hề suy thảo hào lương.
    Hồn phách du du hề võng tri sở ỷ,
    Tráng chí liêu liêu hề phó chi hoang đường.
    Đương thử vĩnh dạ hề truy tư thoái!
    Cấp tảo tán Sở hề thố tử thù phương.
    Ngã ca khởi đản hề thiên khiển cáo nhử,
    Nhữ kỳ tri mạng hề vật vị diêu mang.
    Hán Vương hữu đức hề hàng quân bất sát,
    Ai cáo qui tình hề phòng nhữ cao tường.
    Vật chủ không doanh hề lương đạo dĩ tuyệt,
    Chỉ nhật cầm Võ hề ngọc thạch câu thương.
    Sở chi thanh hề tán Sở tốt.
    Ngã năng xuy hề hiệp lục luật,
    Ngã phi Tư hề phẩm Đan Dương.
    Ngã phi Trâu hề ca Yên Thất
    Tiên âm triệt hề thông cửu thiên.
    Thu phong khởi hề Sở vong nhật.
    Sở kỳ vòng hề nhữ yên quy
    Thời bất đãi hề như lôi tật.
    Ca hề ca hề tam bách tự.
    Tự cú tự cú hữu thâm ý.
    Khuyến quân mạc tác đẳng nhàn khan

    Nhập nhĩ quan tâm đương thục kỳ.


    Trương Lương tập quân Hán học tiếng Sở hát theo.

    Canh khuya, đêm vắng, khí trời lạnh lẽo, lá vàng rụng bay lả tả, tiếng tiêu thâm trầm, giọng hát bi thảm đồng vọng vào dinh Sở. Ban đầu, Sở quân chỉ buồn bã than thở, nhưng sau cùng, nghe đến chừng nào thì càng cảm thấy như ruột gan tan nát, rồi nước mắt đầm đìa ... đoạn bàn nhau bỏ trốn.

    Chỉ trong một đêm, tám ngàn tử đệ cùng quân sĩ các dinh, mười phần bỏ trốn hết bảy tám.
    Binh Sở không đánh mà tự nhiên vỡ tan để Sở Vương phải ôm hận đầy lòng, buông lời than ai oán:

    Lực bạt san hề khí cái thế,
    Thời bất lợi hề chuy bất thệ...


    Tạm dịch:

    Sức nhổ núi chừ khí hơn đời,
    Thời bất lợi chừ ngựa chẳng đi...


    Động Bích Đào

    Ở xã Trị Nội, huyện Nga Sơn, phía hữu núi Thần Phù có "Bích Đào động" cũng gọi là "Từ Thức động", trong trải rộng rãi mà lại thanh hư, cây cối xinh tốt. Trong động có bàn đá, có những viên đá nhỏ la liệt hình như con cờ. Những thạch nhũ rũ xuống hình như trống chuông, khẽ đánh có tiếng kêu. Lại có những thứ như màn trướng, lọng dù trông rất kỳ xảo, cảnh trí rất xinh đẹp.

    Muốn vào trong hang động, phải nối đuốc mà đi. Nhưng cũng chưa ai đi cùng đến đáy.

    Tương truyền trong niên hiệu Quang Thái (1388-1398) đời nhà Trần nước ta có ông Từ Thức là quan huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh). Bên cạnh huyện có một ngôi chùa có trồng một cây hoa mẫu đơn. Mỗi khi nở hoa thì người người các nơi đổ đến, xe ngựa dập dìu làm thắng hội thưởng hoa.

    Trong khi mọi người nhìn ngắm hoa đẹp thì bỗng có một thiếu nữ tuổi độ mười lăm, mười sáu, dung nhan diễm lệ bước đến đưa tay vuốt lấy hoa. Nhưng chẳng may khi vịn lấy một cành thì cành giòn bị gẫy. Người giữ hoa giữ lại, bắt đền. Nàng không đền mà mãi đến tối cũng không có người thân quen đến nhận. Từ Thức thấy vậy động lòng thương xót, bèn cởi áo bạch cẩm cừu đưa cho nàng chuộc tội để được tha về.

    Một thời gian sau, vì không muốn ràng buộc bởi lợi danh, Từ Thức bỏ ấn từ quan về ở huyện Tống Sơn. Rồi ngày ngày, Từ với một bầu rượu, túi thơ, chu du khắp chốn danh lam thắng cảnh. Một hôm nhìn thấy cửa biển Thần Phù có đám mây ngũ sắc kết lại hình như hoa sen, Từ vội chèo thuyền đến thấy một hòn núi rất đẹp, Từ sinh cảm khái, nhân đề một bài thơ:

    Thiên chương bích thụ quải triêu đôn,
    Hoa thảo nghinh nhân nhập động môn.
    Bạng giản dĩ vô tăng thái dược,
    Lâm lưu thặng hữu khách tầm nguyên.
    Lữ du tư vị cầm tam lộng,Điếu đỉnh sinh nhai nhất tửu tôn.
    Nghĩ hướng Vũ Lăng ngư phủ vấn,
    Tiền lai viễn cận thực đào thôn.



    Bản nôm:


    Đầu cành thấp thoáng bóng kim ô,
    Hoa động vui mừng đón khách vô.
    Cạnh suối nào là người hái thuốc?
    Quanh nguồn chỉ có gã bơi đò.
    Xênh xang ghế mát đàn ba khúc,
    Đủng đỉnh thuyền câu rượu một vò.
    Ướm hỏi Vũ Lăng chàng đánh cá,
    Làng Đào đâu đó cách chừng mô.



    Từ đề xong nhưng bỡ ngỡ chưa biết đường nào đi, thoạt thấy vách đá tách mở ra một chỗ tròn độ một thước. Từ chui vào chưa được vài bước thì vách đá khép kín lại. Đi được vài dặm, thấy sườn đá đứng cao như vách tường. Lần leo lên, mỗi bước lại thấy càng rộng. Đến chót núi thì có ánh mặt trời chiếu sáng, nhìn quanh bốn phía thấy một dãy lầu đài thiên nhiên cực kỳ xinh tốt như tranh vẽ.

    Từ đương lấy làm ngạc nhiên, bỗng thấy có thanh y đồng nữ đến bảo:

    - Phu nhân tôi xin mời tướng công vào.

    Từ vâng lời. Thẳng vào thì thấy một tiên nga đương ngồi trên giường chạm thất bảo, bên cạnh có đặt một chiếc tháp nhỏ bằng đàn hương. Tiên nga mời Từ ngồi, đoạn ung dung bảo:

    - Đây là hang động thứ sáu trong số 36 động ở Phù Lai. Thiếp đây là Ngụy phu nhân địa tiên Nam Nhạc, nghe nhà ngươi có cao nghĩa hay cứu trợ người khốn đốn, nên mới phiền bước đến đây.

    Đoạn, phu nhân gọi A Nương đến.

    Từ liếc nhìn, nhận ra là cô gái làm gãy hoa ngày trước. Phu nhân chỉ A Nương mà bảo Từ:

    - Đó là con ta, tên Giáng Hương, khi trước nhờ người cứu việc làm gãy hoa, ơn ấy không quên nên ta muốn kết làm giai ngẫu để trả.

    Lẽ cố nhiên, Từ rất vui lòng.

    Ngay trong đêm ấy, phu nhân truyền thắp đèn mỡ phụng, trải chiếu vũ rồng, làm lễ giao bôi.

    Thấm thoát đã được một năm.

    Nhưng cảnh tiên không khuây khỏa được lòng trần. Từ bỗng động lòng nhớ cố hương nên ngỏ ý với Giáng Hương. Biết không giữ được, nàng đành thưa với mẹ. Phu nhân biết Từ còn nặng lòng trần tục nên bằng lòng cho chàng một chiếc cẩm vân xa để đi về. Riêng Giáng Hương thì giao cho chàng một phong thư, dặn về đến nhà hãy mở ra xem.

    Đến nhà, cảnh cũ không còn như xưa, vật đổi sao dời, thành quách, nhân dân hoàn toàn khác trước; duy cảnh núi sông là còn như thuở độ nào. Từ đem tên họ mình mà hỏi thăm người già cả, thì có người nói:

    - Thuở tôi nghe nói ông cụ tam đại nhà tôi cũng cùng tên họ như ông, đi vào núi mất đến nay đã hơn 60 năm.

    Từ bấy giờ mới hậm hục bùi ngùi, muốn lên xe mây để về lối cũ, nhưng xe đã hóa ra con tường loan bay mất rồi. Từ mở thư của Giáng Hương xem thì thấy có câu: "Kiết loan lữ ư vân trung, tiền duyên dĩ đoạn; phỏng tiên sơn ư hải thượng, hậu hội vô nhân" (Kết bạn loan ở trong mây, duyên trước đã dứt; tìm núi tiên ở trên biển, hội sau khôn cầu). Ý nói: duyên trước kết đôi loan phụng cùng nhau nay đã đoạn tuyệt rồi; ngày sau muốn tìm lại núi tiên cũng không được.

    Về sau, Từ Thức mặc áo khinh cừu, đội nón lá, vào núi Hoàng Sơn ở huyện Nông Cống (Thanh Hóa) rồi đi mất.

    Lê Quí Đôn, đời Hậu Lê, có vịnh bài thơ:

    Câu chuyện thần tiên rất khó lường,
    Bích Đào động nọ đã hoang lương.
    Áo bông gió bụi: thân Từ Thức,
    Mày liễu xuân tàn: sắc Giáng Hương.
    Trống đá ngày qua nghe tiếng động,
    Nhủ diêm sương nhuộm mất mùi thường.
    Thiên thai mộng tưởng cho thêm khổ,
    Ai biết thiên thai cũng hí trường.


    Nguyên văn:

    Hải thượng quần tiên sự diếu mang,
    Bích Đào động khẩu thái hoang lương.
    Kiều khôn nhất cát cùng Từ Thức,
    Vân thủy song nga lão Giáng Hương.
    Thạch cổ hữu thanh xao hiểu nhật,
    Sa diêm vô vị niết thu xương.
    Thế nhân khổ tác Thiên thai mộng.
    Thùy thức Thiên thai diệc hí trường.


    Gấm nàng Ban

    Nàng họ Ban, không biết tên, vốn là một cung phi của vua Thành Đế nhà Hán (32-8 trước D.L.). Nàng làm nữ quan, chức Tiệp Dư nên thường gọi nàng Ban Tiệp Dư.

    Nàng đẹp, duyên dáng, được nhà vua sủng ái.

    Nhưng sau, nhà vua say mê Triệu Phi Yến. Bị nàng này gièm pha, nàng Ban sợ nguy cho thân nên xin vua cho hầu bà Thái Hậu ở cung Trường Tín. Từ đó, sự sủng hạnh của vua đối với nàng ngày càng phai lần.

    Tủi cho thân phận lâm cảnh phũ phàng, nàng buồn bã, lấy một thứ lụa bát tơ trắng gọi là Tề Hoàn (lục nước Tề) do nàng tự dệt lấy và làm thành một cây quạt tròn. Trên quạt, nàng đề một bài thơ để tự ví thân phận mình:

    Mới chế lụa Tề trắng.
    Trong sạch như sương tuyết.
    Đem làm quạt Hợp Hoan,
    Tròn hin giống mặt nguyệt
    Ra vào trong tay vua,
    Lay động sinh gió mát.
    Thường sợ tiết thu đến,
    Gió mát cướp nồng nhiệt,
    Ném cất vào xó rương,
    Nửa đường ân ái tuyệt.



    Nguyên văn:

    Tân chế Tề Hoàn tố,
    Hạo khuyết như sương tuyết.
    Tài thành Hợp Hoan phiến,
    Đoàn đoàn tự minh nguyệt.
    Xuất nhập quân hoài tụ,
    Động đạo vi phong phát
    Thường khủng thu tiết chí
    Lương viêm đoạt viêm nhiệt.
    Khí nguyên giáp tư trung,
    Ân tình trung đạo tuyệt.



    Nàng cung nữ họ Ban ấy tự ví mình như cây quạt Hợp Hoan đã từng được nhà vua nâng niu yêu chuộng. Nhưng rồi lại ném cất vào xó rương, vì gió thu mát đã cướp mất gió mát của quạt rồi. Thế là mối tình nửa đường đoạn tuyệt. Nhà vua nỡ say đắm kẻ khác, nghe lời gièm pha để nàng chịu nỗi duyên phận bẽ bàng.

    Vương Xương Linh, một thi hào danh tiếng đời Đường (617-907) cảm xúc nỗi duyên phận ghẻ lạnh của nàng cung phi họ Ban, mà đây cũng là số kiếp chung của khách hồng nhan vô phúc sa vào cung cấm, nên có làm 3 bài, đề là "Trường Tín thu từ" để vịnh nàng:

    I

    Giếng ngọc cành khô rụng lá vàng,
    Buông rèm đêm đã lạnh hơi sương.
    Lò hương, gối ngọc vô duyên quá,
    Lắng giọt đồng rơi xiết đoạn trường.


    (Bản dịch của Lam Giang)


    Nguyên văn:

    Kim tỉnh ngô đồng lạc diệp hoàng,
    Chu liêm bất quyển dạ lai sương.
    Huân lung ngọc chẩm vô nhan sắc,
    Ngọa thích Nam cung xuân lậu trường.

    II

    Ban mai quét tước mở đền vàng,
    Nâng quạt nhìn thôi luống thở than.
    Mặt ngọc không bằng con quạ rét,
    Nó còn sưởi nắng điện Chiêu Dương.



    Nguyên văn:


    Phụng chửu bình minh kim điện khai
    Thả tương đoàn phiến tạm bồi hồi.
    Ngọc nhan bất cập hàn nha sắc,
    Do đái Chiêu Dương nhật ảnh lai.



    III

    Đã đành phận bạc, ôi đau đớn,
    Thấy vua trong mộng, tỉnh nhớ nhung.
    Tây cung rộn rực đêm yến tiệc,
    Mơ màng nhớ lúc được vua ban.


    Nguyên văn:

    Chân thành bạc mệnh cửa tầm tư,
    Mộng kiến quân vương giác hậu nghi.
    Họa chiếu Tây cung tri dạ ấm,
    Phân minh phức đạo phụng ân thì.


    Ba bài theo điệu nhạc phủ. Tác giả tả tâm trạng u hoài của Ban Tiệp Dư: nỗi buồn đêm thu, mối buồn sáng thu lại mối sầu đêm thu.

    Đêm trước u buồn, sáng dậy bâng khuâng, đêm đến sầu não, cả ba bài đều cực tả một nỗi buồn tha thiết. Mà nỗi buồn ấy mãi vương vấn, không bao giờ chịu buông tha người bạc mệnh ở lãnh cung.

    Trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, đoạn thuật lời thán oán của nàng cung phi trong cung cấm, có câu:

    Nụ hoa chưa mỉm miệng cười,
    Gấm nàng Ban đã nhạt mùi thu dung.


    "Gấm nàng Ban" lấy ở điển tích trên.



    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi Ngọc Kỳ Lân, ngày 09-05-2015 lúc 08:01.

    ꧁༺Tương Tư Vị Liễu༻꧂
    ┊  ┊  ┊  ┊
    ┊  ┊  ┊  ★
    ┊  ┊  ☆
    ┊  ★

    ---QC---


  9. Bài viết được 4 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    Miên Lý Tàng Châm,nguyenduyloves,tzen,unu,
Trang 2 của 7 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status