TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 1 của 7 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 5 của 35

Chủ đề: Tổng hợp một số điển cố, điển tích, thành ngữ sưu tầm

  1. #1
    Ngày tham gia
    May 2014
    Bài viết
    1,098
    Xu
    1,592

    Mặc định Tổng hợp một số điển cố, điển tích, thành ngữ sưu tầm

    Bạn muốn tìm hiểu ý nghĩa của các điển cố, điển tích cũng như các thành ngữ người xưa hay dùng ?
    Bạn muốn thêm vào truyện của bạn các điển tích, điển cố mà không biết cách ?
    Ở đây mình sẽ giới thiệu ý nghĩa của một số điển cố, điển tích cũng như các câu thành ngữ, được sưu tầm góp nhặt từ nhiều nơi nên không dẫn link được.
    Bạn nào biết nhiều hơn hoặc có kiến giải khác về điển cố, điển tích nào đó có thể đóng góp thêm, chúng ta cùng thảo luận.
    Lần sửa cuối bởi Ngọc Kỳ Lân, ngày 06-05-2015 lúc 01:15.
    ---QC---

    ꧁༺Tương Tư Vị Liễu༻꧂
    ┊  ┊  ┊  ┊
    ┊  ┊  ┊  ★
    ┊  ┊  ☆
    ┊  ★


  2. Bài viết được 8 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    LYSANSAN828,Miên Lý Tàng Châm,nguyenduyloves,NguyenHoang,nhut206321,thông thiên,tzen,unu,
  3. #2
    Ngày tham gia
    May 2014
    Bài viết
    1,098
    Xu
    1,592

    Mặc định Tổng hợp một số điển cố, điển tích, thành ngữ sưu tầm


    1 / Điển Tích Truyện Kiều - Bảy Chữ, Tám Nghề




    Chúng ta sẽ mở đầu bằng một điển cố, điển tích trong tác phẩm Truyện Kiều nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du. Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các điển cố, điển tích trong Truyện Kiều có thể tham khảo link dưới đây :

    http://newvietart.com/index4.1191.html

    Bảy Chữ, Tám Nghề

    Này con thuộc lấy làm lòng
    Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề
    Chơi cho liễu chán hoa chê
    Cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời
    Khi khóe hạnh, lúc nét ngài
    Khi ngâm ngợi nguyệt, khi cười cợt hoa
    Điều là nghệ - nghiệp trong nhà
    Đủ ngần ấy nết mới là làng chơi

    Theo truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân :
    Tú bà hỏi Kiều: "Tiếp khách thế nào mới lưu được khách?".
    Kiều trả lời: "Ngủ với ngươì ta chớ gì?"
    Tú bà giẫy nẫy: "Con này mới ngu làm sao ! Nếu con gái nhà thổ cũng như con gái nhà lương gia thì ai buồn chơi. Nghề chơi ở trong còn lắm điều hay, khi khách lên giường, thì mày nhường khách nằm trong, mày nằm ngoài, ngoảnh mặt lại chầu khách; tay khách tất sờ vào mình mày, mày phải sờ hạ thể khách."

    Bảy chữ vành ngoài là:

    1. Khốc: khóc lóc giả bộ thương yêu, khách quyến luyến không rời được

    2. Tiễn: cắt tóc mày và tóc khách, se vào nhau; mỗi người buộc vào cánh tay như thề nguyện kết tóc se tơ.

    3. Thích : khi đã thỏa thê tình dục rồi, lấy kim chích tên của khách lên cánh tay hay đùi mày, lấy mực xoa vàọ Khách sẽ trút hết tiền vì nghĩ rằng mày đã chết mê chết mệt nó, mới xăm tên nó lên thân thể mày như vậỵ Khách sau đến, trông thấy ắt phải nghĩ rằng: không biết người đi trước đãi mày thế nào mà mày yêu đến thế. Tất nhiên sau đó sẽ hậu đãi mày để được lòng mày, yêu hơn người trước. Nhân thể phải biết chau mày, nói: khách đi trước đã tiêu phí không biết bao nhiêu tiền mới được lạc thú tuyệt đỉnh, do đó mới xăm tên, nay muốn được thích thú hơn, tất nhiên phải quăng tiền cho mày.

    4. Thiêu: là khổ nhục kế, hai đứa đều chích máu trong người ra để thề, phỏng gặp thằng ngu, mày cùng nó đốt huơng thề, như thế thì nó táng gia bại sản cũng đáng đời.

    5. Giá: dùng mẹo để lừa, cứ như mong được làm vợ, suốt ngày chỉ nói chuyện mơ ươc về nhà chồng và các điều thề thốt. Hễ nó đã mê, tự nhiên bỏ của ra; tiền đã hết rồi, nó muốn cưới, mày giả đau không dậy, thế thì chẳng phải đợi mày đuổi, nó tự động cũng cút xéo.

    6. Tẩu: khách chơi đã hết của, mày phải đuổi nó ra khỏi cửạ Nếu nó vẫn đeo, thì vờ hẹn nó đến một nơi nào đó, rồi nắm áo lại, dọa sẽ tri hô lên cho quan đến bắt kẻ lưu manh có ý cưỡng bức màỵ Tự khắc nó phải bỏ mày.

    7. Tử
    : dẫu biết nó có vợ có hầu, mày vẫn thế thốt sống chết nếu không được sống chung thì tự vẫn; vậy nó có tiêu pha hết của cho mày thì cũng phải.

    Bảy chữ mới chỉ là mánh khóe bên ngoài để dụ dỗ khách. Còn khi hành lạc, thì vành trong phải đủ tám nghề:

    1. Với khách có hạ thân nhỏ thì dùng phép "đánh trống giục hoa" (kích cổ thôi hoa).

    2. Với khách có hạ thân lớn thì dùng phép "sen vàng khóa xiết" (kim liên song tỏa).

    3. Nếu khách hối hả, lụp chụp thì dùng phép "mở cờ đánh trống" (đại chiến kỳ cổ)

    4. Nếu khách khoan thai thì dùng phép "đánh chậm gõ sẽ" (mạn đả khinh sao)

    5. Với người mới " vỡ lòng "thì dùng phép "ba bậc đổi thế" (khẩn thuyên tam trật).

    6. Gặp khách sành sỏi thì dùng phép "tỏa tâm truy hồn"

    7. Gặp khách tay ngang thì dùng phép "tả chi hữu chì"

    8. Đối với khách đam mê nhan sắc thì dùng phép "dềnh dàng hớp vía" (nhiếp thần phiến tỏa).

    ( Tám nghề chỉ có dân trong nghề mới hiểu rõ, không cắt nghĩa được )

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi Ngọc Kỳ Lân, ngày 08-05-2015 lúc 09:15.

    ꧁༺Tương Tư Vị Liễu༻꧂
    ┊  ┊  ┊  ┊
    ┊  ┊  ┊  ★
    ┊  ┊  ☆
    ┊  ★


  4. Bài viết được 8 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    mạc vy,Miên Lý Tàng Châm,nguyenduyloves,shevaanh,thông thiên,tzen,unu,voma,
  5. #3
    Ngày tham gia
    May 2014
    Bài viết
    1,098
    Xu
    1,592

    Mặc định

    2/ Lục Dục Thất Tình
    3/ Lục Cực
    4/ Lục Lễ
    5/ Bến Hà Châu
    6/ Xiết trửu, kim kê, chì sôi, mỡ dê
    7/ Ô qui
    8/ Ngọc bôi
    9/ Hải án hà thanh
    10/ Đào Nguyên
    11/ Lưu Nguyễn
    12/ Môi xanh, môi nâu
    13/ Đỉnh chung
    14/ Mát xoa
    15/ Điêu Ly
    16/ Giao bái
    17/ Tiêu Tương
    18/ Tiêu Tương
    19/ Chung Lăng chén tiễn
    20/ Tuyền Đài
    21/ Nước đen
    22/ Hoàng Hoa
    23/ Co đôi cật
    24/ Khúc Nam Quân
    25/ Khúc Vũ Tần Phong Hoa
    26/ Bá Nha, Tử Kỳ
    27/ Châu về Hợp Phố
    28/ Thạch kê
    29/ Khúc Xuân Qui
    30/ Bích Câu kỳ ngộ
    31/ Cáo chết ba năm quay đầu về núi:
    32/ Xứ Phù Tang




    Lục Dục Thất Tình

    Lục dục là 6 điều ham muốn, theo nhà Phật, gọi là Lục Căn, ấy là: Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, và Ý.

    Thất tình là bảy thứ tình cảm thường khuấy động lòng người, ấy là: Hỉ (vui), Nộ (giận), Ai (buồn), Cụ (khổ), Ái (yêu), Ố (ghét), và Dục (tham muốn).

    Lục Cực

    Người ta cho rằng trên đời có sáu điều kém may mắn nhất có thể xảy ra cho con ngườị Sáu điều ấy là:

    + Hung đoản chiết: Nghĩa là chết vì tai nạn hay chết non (chết lúc còn nhỏ tuổi)

    + Tật: Nghĩa là bệnh tật đau yếụ

    + Ưu: Nghĩa là có chuyện phải lo nghĩ ưu phiền.

    + Bần: Nghĩa là nghèo túng.

    + Ác: Nghĩa là làm điều thất đức, hãm hại người khác.

    + Nịch: Nghĩa là say mê chìm đắm.

    Lục Lễ

    Theo tục lệ Việt Nam, để hoàn tất một đám cưới, người ta phải có đủ 6 lễ, gọi là Lục Lễ:

    1/ Nạp Thái: Nhà trai nhờ người đến nhà gái ướm ý rằng muốn kén chọn con gái nhà ấy làm dâu.

    2/ Vấn Danh: Nhà trai nhờ mối lái đến hỏi tên họ và ngày sanh của cô gái (để xem xung hay hạp)

    3/ Nạp Cát: Nhà trai báo cho nhà gái đã xem tuổi, xem quẻ, mọi chuyện tốt đẹp và muốn tiến hành hôn lễ.

    4/ Nạp Tệ (Nạp Trưng): Nhà trai đem sính lễ tới nhà gái để làm lễ từ đường và ra mắt. Lễ này thông thường gọi là lễ Hỏị

    5/ Thỉnh Kỳ: Nhà trai xin nhà gái định ngày rước dâụ

    6/ Thân Nghinh: Lễ rước dâu về nhà trai, tức là lễ Cưới

    Bến Hà Châu:
    Nói về việc vợ chồng tốt đôi vừa lứa. Nguyên gốc là một bài thơ trong Kinh Thi:

    Quan quan thư cưu
    Tại hà chi châu
    Yểu điệu thục nữ
    Quân tử hảo cầu


    Xiết trửu, kim kê, chì sôi, mỡ dê: các dụng cụ nhục hình, các phương thức tra tấn thời trung cổ.

    Ô qui: con rùa đen. Ngày xưa quan niệm loài rùa đen thường háo dâm, thành ra văn học dùng từ này để chỉ những kẻ ưa chuyện chăn gối. Đặc biệt trong các giai tác của Kim Dung tiên sinh, các tay hảo hán thường rủa nhau là đồ rùa đen, coi đó là câu xúc phạm ghê gớm.

    Ngọc bôi: chén ngọc. Tương truyền Phong Cát Chẩn tu đắc đạo, thường uống rượu thịt chó ở ven sông. Uống xong lại ném chén ngọc xuống làm thuyền bơi qua sông. Thiên hạ rất phục.

    Hải án hà thanh: Biển lặng sông trong, chỉ cảnh thái bình thịnh vượng.

    Lưu Nguyễn: Xưa Lưu Thần và Nguyễn Thiện vào núi Thiên Thai hái thuốc, gặp hai nàng con gái (thực ra là hai nàng tiên) mời về nhà ân ái. Đến khi quay về nhà thì con cháu đã đến đời thứ bảy, muốn quay lại cũng không tìm thấy lối vào nữa.

    Đào Nguyên: tên ngọn núi ở phía Tây Nam tỉnh Hồ Nam. Dưới núi có động Đào Nguyên, được kể trong bài Đào Hoa Nguyên ký của Đào Tiềm. Dùng để chỉ nơi có cảnh đẹp, người đẹp ở, cuộc sống hạnh phúc, sung sướng, hoặc cõi tiên. Lời bài hát Thiên Thai: “Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng, nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên...”

    Môi xanh, môi nâu: thời Đại Đường nước Thổ Lồ Phồn và Cao Ly (Hàn quốc hiện nay) chảy máu mỹ nữ sang Trung Nguyên rất nhiều. Con gái nước Thổ Lồ Phồn thường có thói quen tô môi son màu xanh. Con gái Cao Ly lại hay dùng son nâu hoặc thẫm màu. Truyền thống này còn được áp dụng đến ngày nay.

    Đỉnh chung: ngày xưa nhà vua ghi công trạng cho bề tôi vào vạc và chuông, gọi là đỉnh chung. Dùng để chỉ những đồ vật có giá trị cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.

    Mát xoa (Massage): theo từ điển tiếng Pháp là sự xoa bóp, có tác dụng nhuận tràng, tiêu khí, cân bằng âm dương. Rất phát triển ở các nước Châu á. Massage thường được dùng kết hợp với các loại thảo dược như dầu xả, ngải cứu, bạc hà, tạo nên cảm giác mát lạnh như đứng dưới một thác nước, nên mới có tên gọi mát xoa.

    Điêu Ly: tên một vũ khúc do Sư Thoan thời Thần Nông sáng chế. Vũ công khi múa phải dần dần cởi bỏ y phục, cho đến khi hoàn toàn khoả thân. Về sau có nhiều biến thể của điệu múa này, đặc biệt đến thế kỷ XIX có một nhánh truyền sang Châu Âu tạo thành thể loại Striptease rất được ưa chuộng.

    Giao bái: theo thủ tục cưới xin ở Trung Quốc, cô dâu chú rể trước bái gia tiên, sau bái tứ thân phụ mẫu, sau rồi mới giao bái và giao hoan.

    Tiêu Tương: nơi phân nhánh của hai con sông Tiêu và sông Tương ở Kim Lăng, Hồ Nam, Trung Quốc. Tượng trưng cho sự li biệt. Thơ Vương Xương Linh:

    Kinh môn bất kham biệt
    Huống nãi Tiêu Tương thu


    [BTiêu Tương:[/B] Nằm ở thượng lưu sông Hoàng Hà, giữa huyện Hà Tây tỉnh Sơn Tây và huyện Hàn Thành tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc). Nơi đó có mỏn đá có hình như cái cửa do vua Vũ nhà Hạ xây dựng, gọi là Vũ môn. Tương truyền cứ vào tiết tháng ba cá chép tập trung tại đây thi vượt qua Vũ môn, con nào vượt qua được thì hoá thành rồng. Văn học dùng để chỉ sự thành đạt hoặc giác ngộ.

    Chung Lăng chén tiễn: Xưa La ẩn đi thi qua bến Chung Lăng, gặp nàng Kiều Vân Anh vốn là ca kỹ, bèn cùng nhau giao hoan ở ngay bến sông. Khi chia tay nâng chén hẹn ngày vinh qui bái tổ. Sau mười hai năm La ẩn thi đi thi lại mà không đỗ, qua lại bến sông xưa thấy Vân Anh vẫn chưa lấy chồng, bèn bỏ thi mà ở lại kết tóc se duyên cùng nàng.

    Tuyền Đài: tức âm phủ (cùng nghĩa với Hoàng Tuyền, Cửu Tuyền, suối vàng, nơi chín suối...)

    Nước đen: tình trạng ô nhiễm ở các con sông hiện giờ đã ở mức báo động. Các phân tích hoá học cho hay trong một gram nước sông Cự Lương phía bắc tỉnh Hà Tây có tới 0,28 gram đioxit carbon, 2,53 gram các hợp chất lưu huỳnh, 0,012 gram chất thải phóng xạ...

    Hoàng Hoa: tên một thiên trong Kinh Thi, kể về việc vua nhỏ lệ tiễn đưa sứ thần. Còn có nghĩa là nơi đồn thú xa xôi. Tuy vậy địa danh được miêu tả ở đây là bến Hoàng Hoa trên sông Trường Giang, nơi có chợ Hoàng Hoa Thị nổi tiếng về thuỷ sản. Tương truyền Hoàng Hoa thị có món gỏi tôm đặc biệt, được chế biến từ thịt cá ngừ khiến thực khách rất khoái khẩu.

    Co đôi cật: Trong tuyệt kỹ của một vài môn phái võ lâm, khi nguy cấp hay sợ hãi võ sư có thể đưa hai tinh hoàn ẩn vào trong bụng, nhằm tránh va chạm. Nhưng thật ra việc co đôi cật là bản năng tự vệ bình thường của con người, nhà văn rừng rú Tzducoc có kể trong hồi ký rằng một lần ông bị voi châu Phi đuổi gấp, sợ hãi chạy thúc mạng, khi thoát hiểm sờ xuống dưới thì thấy không còn gì nữa. Phải hai ba ngày sau mới phục hồi như cũ.

    Khúc Nam Quân: khúc tình ca nổi tiếng về độ ngắn, cả thẩy chỉ gồm 2 nốt 1 nhịp, tả tâm trạng tha hương của người thiếu nữ phương Nam.

    Khúc Vũ Tần Phong Hoa: khúc nhạc lớn thời tiền sử, do Sư Thoát sáng chế để phục vụ công tác trị thuỷ. Gồm 4 chương: Daso Allegro, Ajinomoto du Rondo, Lego Allegretto và ****** Adagio. Mỗi chương kéo dài một giờ ba khắc, đặc biệt chương 2 (Ajinomoto du Rondo) có thể kéo dài tuỳ ý phụ thuộc tâm trạng người chơi. ở đây có sự hiểu lầm: khách yêu cầu chơi khúc Nam Quân nhưng Linh San lại chơi khúc Vũ Tần Phong Hoa.

    Bá Nha, Tử Kỳ:
    Bá Nha chơi đàn thiên hạ không khen không chê, duy có Tử Kỳ khi nghe xong cứ tấm tắc khen mãi, Bá Nha lấy làm cảm động mà coi tử Kỳ là tri âm (tri âm có nghĩa là hiểu tiếng đàn, cũng là từ có nguồn gốc từ tích này). Sau Tử Kỳ gặp tử nạn, Bá Nha bèn đập đàn mà than rằng: “Tử Kỳ chết đi ta còn chơi đàn làm gì nữa”. Văn học dùng tích này để chỉ người tri kỷ.

    Châu về Hợp Phố: Xưa quận Hợp Phố nổi tiếng nhiều ngọc quí, dân thường đi mò ngọc đổi lấy lương ăn. Do chính sách cai trị của tham quan, ngọc lần hồi bỏ đi hết. Sau quan Thái thú Mạnh Thường về loại bỏ các tệ nạn, thương dân như con, ngọc lại trở về nhiều như xưa.

    Thạch kê: Là một bộ phận trên cơ thể của Hồ tinh, dưới rốn 3 thốn (ở người không có bộ phận nào tương tự), khi hưng phấn thường ngoáy tròn. Thạch kê giống như thẻ căn cước của loài Hồ, càng to thì càng đa tình. Nhìn thạch kê các đạo sĩ có thể đoán nhận phép thuật cũng như thời gian tu luyện của Hồ ly một cách khá chính xác.

    Khúc Xuân Qui: Một đêm quan phủ Phong Lương cùng Sư Bật là nhạc sĩ đương thời đi tuần thú Tô Châu, gặp nàng Xuân Qui đang tắm dưới trăng. ánh trăng rọi trên da thịt một màu trắng thuần khiết, gợi cảm vô cùng. Quan bèn xuống ngựa cởi bỏ hoàn toàn quan phục rồi xin mỹ nhân cho tắm. Hai người đùa vui cả đêm dưới trăng. Nào ngờ vì tắm đêm, gió lạnh, quan cảm hàn chết. Sư Bật thương quá bèn cảm tác bài Xuân Qui để ngợi ca mối tình chốc lát ấy.

    Sắt tiêu:
    Sắt là cây đàn Sắt, tiêu là cây sáo. Thời thượng cổ Sư Thúc vô tình nhặt được mai rùa hoá thạch, căng ba sợi dây thép lên mà chế thành đàn Sắt, khi gẩy tiếng ngân vang vô cùng. Lại cắt thân cây trúc, dùi ruột khoét lỗ mà chế nên cây sáo, khi thổi hơi vào thấy vi vút như tiếng gió. Hai nhạc cụ này trong một khúc tổng phổ thường được phối để đối đáp qua lại, miêu tả lời chim chóc muông thú trao đổi tâm tình.

    Bích Câu kỳ ngộ: Bích Câu là tên một bức tranh tả mỹ nhân. Thư sinh nọ mua được bức tranh, thấy mỹ nhân tuyệt hảo quá, đâm ra si mê đắm đuối, sau đó tình cờ gặp được người giống hệt trong bức tranh. Chỉ sự gặp gỡ tình cờ, cũng chỉ sự đạt được mơ ước.

    Cáo chết ba năm quay đầu về núi:
    Nguyên trong kinh Lễ có câu "Từ hồ khấu đầu hồi khưu, nhân dã" nghĩa là: cáo chết quay đầu về gò, là nơi ở khi cáo còn sống, nhân gian cũng như vậy, chỉ sự thương nhớ, mong mỏi về cố hương.

    Xứ Phù Tang: phù tang trong tiếng Hán là cây dâu lớn. Tương truyền đời Nghiêu - Thuấn, ngoài biển Đông có một hòn đảo trên đó mọc một cây dâu rất lớn. Các mặt trời (hồi đó có tổng cộng 10, sau bị đại anh hùng xạ tiễn Hậu Nghệ bắn rơi mất 9, chỉ để lại 1 chiếu sáng cho nhân gian) thường đến đó nghỉ ngơi tụ tập đàn đúm sau một ngày đi khắp thế gian. Xứ ấy sau thành Nhật Bản, là đất nước mặt trời mọc bây giờ.


    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi Ngọc Kỳ Lân, ngày 08-05-2015 lúc 09:16.

    ꧁༺Tương Tư Vị Liễu༻꧂
    ┊  ┊  ┊  ┊
    ┊  ┊  ┊  ★
    ┊  ┊  ☆
    ┊  ★


  6. Bài viết được 7 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    Miên Lý Tàng Châm,NguyenHoang,shevaanh,thông thiên,tzen,unu,voma,
  7. #4
    Ngày tham gia
    May 2014
    Bài viết
    1,098
    Xu
    1,592

    Mặc định


    33/ Thỏ ngọc
    34/ Nguyệt Lão
    35/ Hậu Nghệ



    Thỏ ngọc: Theo sách Ngũ thông kinh nghĩa, trong mặt trăng có con thỏ hay con cóc.

    Nguyệt Lão: Sách Tục U quái lục có chép: đời nhà Đường, Vi Cố đến Nam Điện ở Tống thành, thấy ông già xem sách dưới trăng. Vi Cố hỏi sách gì? Ông già đáp: Sổ hôn nhân thiên hạ. Vi Cố hỏi hôn nhân của mình thì ông lão bảo: ở chợ có bà già chột mắt bồng đứa bé 3 tuổi; đứa bé ấy sau là vợ. Vi Cố ra chợ bắt gặp người đàn bà như lời ông lão nên tức giận mướn người giết con bé ấy. May mắn, người đàn bà bồng đứa bé chạy thoát. Đứa bé chỉ bị thương xoàng. Mười bốn năm sau, Thứ Sử đất Dương Châu là Vương Thái gả con cho Vi Cố. Thiếu nữ ấy rất đẹp, nhưng cuối mày có một vết thẹo nhỏ. Cố hỏi nguyên cớ. Nàng trả lời: hồi lên 3 tuổi, người vú họ Trần bồng đi chợ bị một tên côn đồ đâm trúng. Cố hỏi người vú họ Trần có chột mắt không. Nàng nói có rồi kể lại chuyện cũ.

    Hậu Nghệ: Theo Sơn hải kinh, trên hang Dương phía bắc nước Răng Đen có cây Phù tang to lớn sống ở dưới nước, 9 mặt trời ở cành dưới; 1 mặt trời ở cành trên. Theo sách của Hoài Nam Tử, đời vua Nghiêu, 10 mặt trời cùng mọc một lần làm cây cỏ khô héo, vua Nghiêu sai Hậu Nghệ bắn 10 mặt trời, có 9 con quạ rớt lông cánh xuống.

    Theo kinh Thư, vua nước Hữu Cùng là Hậu Nghệ vì dân không phục, nổi lên kháng cự tại sông Hà. Sách Tả Truyện có chép: khi nhà Hạ suy, Hậu Nghệ nhờ sức ủng hộ của dân chúng được lên làm vua thay thế nhà Hạ. Về sau, Nghệ ỷ mình bắn giỏi, không lo chính sự, dâm bạo hơn thú dữ, dân oán ghét nổi lên giết chết, lại lóc thịt bắt con của Nghệ ăn. Không nỡ ăn thịt cha, con của Nghệ cũng bị giết luôn.

    Trong bản dịch thần thoại Lên cung trăng của nhà văn hào Trung Hoa là Ngô Tổ Quang có chép:

    Một thời đại rất xa xưa ...

    Lúc bấy giờ con người được tự do, không bị áp bức chiến tranh, người hiếp bức người. Ai làm nấy ăn. Mặt trời mọc, đi làm; mặt trời lặn, về nghỉ. Đói có hoa quả; khát có nước suối.

    Con người bấy giờ không có họa người, chỉ có họa trờị Để tránh gió mưa, rét mướt, loài người đốn cây làm nhà, dệt vải may áo ... Ngày tháng trôi qua, con người dùng kinh nghiệm và lao lực để cải thiện đời sống, mưu lấy sự hạnh phúc thanh bình.

    Nhưng, một hôm thình lình xảy ra một thiên tai dữ dội. Khắp dưới gầm trời đâu đâu cũng bị đại hạn. Nắng như lửa thiêu, đốt cháy tất cả làm cho sinh linh dậm đất kêu trời. Trên đường, thây người, thây thú chồng chất dẫy đầy.

    Nguyên ở gò Đất cuối biển Đông có hang Dương. Nơi đây 10 con quạ vàng vâng lệnh Thượng Đế thay nhau ban ánh sáng cho vạn vật. Trên hang có cây Phù tang cao vút tận trời. Chín con quạ ở cành dưới, một con quạ ở cành trên. Từ ngàn xưa chỉ có một con ra khỏi biển hóa thành mặt trời, ngày ngày tháng tháng chiếu ánh sáng xuống mặt đất làm cho mưa hòa, gió thuận, vạn vật sinh hóa. Nhưng bất ngờ, một hôm bốn biển chuyển động, đất lở núi rung, cây Phù tang quay cuồng, vì 10 con quạ vàng tranh nhau xuất hiện một lượt.

    Thế là nắng như lửa thiêu, đốt cháy cả vạn vật. Ban đầu, người ta còn ngâm mình dưới nước, núp trong hang núi ... nhưng rồi, đầm nước, dòng suối đều hóa thành những vạc nước sôi. Đất bằng bỗng chốc lửa dậy làm cho nhân dân điêu đứng, đời người biến thành địa ngục.

    Đương lúc tiếng khóc, tiếng kêu gào kinh khủng của nhân dân, bỗng có một vị anh hùng xuất hiện.

    Vị anh hùng đó có tên Hậu Nghệ, sinh ở biển Đông, nước Hữu Cùng. Người võ nghệ phi thường, sức người có thể bạt núi lấp sông, giỏi nghề kỵ xạ. Hậu Nghệ có lại hai người học trò tên Phùng Mông và Ngô Cương đều có tài xuất chúng.

    Trông thấy 10 con quạ vàng hoành hành dữ tợn làm cho nhà cửa tiêu tan, đồng ruộng khô cháy, Nghệ vừa hoảng kinh vừa tức giận, đem lòng thương xót sinh linh, và nghĩ đến mối liên hệ với thân mạng mình nên mang 10 mũi tên thần, giương cung 10 tạ lên quyết bắn 10 con quạ vàng cho tiêu ra tro bụi.

    Nhưng ánh sáng rạng chói làm cho mắt đổ hào quang, không thể nhìn lên được. Nghệ bực tức, đứng tựa góc biển chân trời không do dự bắn luôn mấy phát. Những nơi có tên của Nghệ bắn tới thì nóng cháy nguội dần, ánh sáng êm dịu. Những lông cánh sắc màu của lũ quạ đua nhau rớt xuống. Một làn không khí mát mẻ bắt đầu.

    Trông thấy chín con quạ chết, Nghệ lại muốn giương cung bắn nữa, nhưng Phùng Mông ngăn lại:

    - Thưa thầy! Nếu thầy bắn chết cả thì vũ trụ sẽ trở nên đen tối mất.

    Nghệ "à" một tiếng, hạ cung xuống.

    Bấy giờ núi sông trở lại như xưa, cây cỏ tươi tốt. Đâu đâu cũng vang dậy tiếng hò reo hoan lạc. Nhân dân ca tụng công ơn vĩ đại của Hậu Nghệ, tôn thờ Nghệ là một vị cứu tinh, trọng quý Nghệ hơn mẹ cha. Sơn hào hải vị, họ đem dâng cho Nghệ dùng.

    Hậu Nghệ lên làm Hoàng đế.


    Mười năm sau.

    Nhân dân trước kia bị tai ách của 10 con quạ vàng thì nay lại mang phải tai ách do Hậu Nghệ gieo rắc.
    Nghệ ỷ mình có tài, tự kiêu là cứu dân, vậy dân phải làm tôi mọi mới xứng đáng đền đáp công ơn ấy. Nghệ chiếm hết thịt rừng, tài sản của nhân dân. Cả đến một con gà, một miếng bánh... cũng không thoát qua tay cướp đoạt của Nghệ.

    Nghệ lại tự hào là mình sẽ sống mãi vì có Linh chi dược thảo do ông tiên ban cho.

    Nhân dân bấy giờ sống trong tình trạng cực kỳ thảm khốc. Từng đám dân nghèo đói, quần áo rách nát, thân trụi mình trần, mặt mũi hốc hác vàng hoe, gục đầu vào đất kiếm rễ cây ăn. Vài xác người thắt cổ lơ lửng trên cành cây làm mồi cho đàn quạ đương đảo qua lượn lại.

    Bấy giờ núi rừng hoang vu xơ xác, cành khô lá úa, năm ba gốc cây còn lại nhưng trơ trọi, cằn cỗi.

    Ngày trước, Nghệ được bá tánh hoan hô vang dậy. Ai ai cũng trìu mến vâng theo Nghệ đi ra, cả ngàn người chạy theo quỳ lạy chúc tụng. Ngày nay, nhân dân oán ghét căm thù. Nghệ đi đến đâu, bá tánh bỏ chạy đến đó. Nghệ nhục nhã, tức giận ra lệnh cho học trò là Ngô Cương tàn sát hàng triệu sinh linh. Bị đói rách, bị giết chóc, nhân dân đau khổ, nỗi uất hận căm hờn ngùn ngụt cao mấy tầng mây.

    Phùng Mông can gián không được, bỏ Nghệ theo đám dân nghèo võ trang đánh lại thầy.

    Vợ của Hậu Nghệ là Hằng Nga.

    Nàng là con nhà nghèo ở một cánh đồng hoang phương Bắc. Nhưng nàng là con chim phượng hoàng, là đóa hoa khôi sắc đẹp tuyệt vời.

    Ngô Cương vâng lệnh thầy đi tìm người làm hoàng hậu. Đến phương Bắc, Ngô Cương bắt Hằng Nga về dâng cho Nghệ. Hằng Nga được Nghệ sủng ái, giao giữ cỏ Linh chi.

    Hằng Nga vì bị bắt, bỏ cha xa mẹ, quyết liệt đòi về. Nghệ sợ Hằng Nga trốn trong khi Nghệ đi săn tìm thịt nên truyền cho Ngô Cương canh gác, không cho Hằng Nga rời khỏi cung. Hằng Nga buồn tủi, ngày ngày chỉ làm bạn cùng con Ngọc thỏ trong cung lạnh.

    Trước sự tàn bạo của chồng, Hằng Nga không khuyên ngăn được; và biết rằng nếu chồng sống mãi thì càng làm nhiều tội ác, nhân dân đau khổ càng nhiều nên nàng nuốt cỏ Linh chi, để Nghệ không còn dùng cỏ tiên mà trường sinh nữa.

    Nuốt xong, Hằng Nga mặt mày xây xẩm một lúc, rồi thấy mình nhẹ bổng như không. Một đám mây ngũ sắc dưới chân Hằng Nga từ từ đưa Hằng Nga bay lên, Ngọc thỏ chồm nhảy theo. Hằng Nga đưa tay dắt rồi từ từ bay qua cửa sổ thẳng lên cung trăng.

    Hậu Nghệ đi săn thịt trở về, thấy mất Hằng Nga, tức giận Ngô Cương vì để Hằng Nga trốn thoát, nên bóp cổ Ngô Cương cho đến chết.

    Nghệ chạy lại cửa sổ trông lên mặt trăng.

    Ánh trăng sáng vằng vặc chiếu vào mặt. Hình bóng của vợ thấy thấp thoáng trong trăng. Nghệ giương đôi mắt tròn xoe nhìn. Thốt nhiên, Nghệ thét bọn vệ sĩ mang cung tên lại. Chúng khệ nệ khiêng chiếc cung và ba mũi tên lớn trên tường xuống. Nghệ đứng thẳng người như một trụ đá to, râu tóc dựng ngược, đôi mắt sáng quắc, không khác cảnh ngày xưa Nghệ bắn mặt trờị Nghệ lắp tên căng thẳng dây cung bắn lên.

    Hai phát tên bay ra, mặt trăng lung lay.

    Nhưng mũi tên thứ ba bật khỏi dây cung, mặt trăng vẫn sáng chói như trước, không hề hấn gì. Nghệ hạ cung xuống, mặt mày buồn nghiến, im lặng, đau khổ.

    Bỗng một cụ già hiện xuống.

    Hậu Nghệ giựt mình, nhìn ra là ông lão đã cho mình Linh chi thảo cách mười năm về trước.

    Cụ già liệng 3 mũi tên xuống đất, điềm đạm nói:

    - Già xin hỏi cố nhân. Ngày trước hạnh ngộ, già có nhắn nhủ cố nhân việc trị đời không khó. Phải thực hành nhân chính, quên mình để lo cho người. Mình phải lo trước người lo và chỉ vui sau khi người vui. Dân quý nhứt, nước thứ nhì, vua sau hết. Cố nhân sẵn sàng vâng nghe, nên già thể theo lời yêu cầu tha thiết của cố nhân là muốn sống mãi để hoàn thành sự nghiệp, vì đời sống con người thì hữu hạn mà sự nghiệp thì vô cùng, mới cho Linh chi thảo. Vậy mà khi cầm lấy quyền, cố nhân lại quên mất lời. Dân không sợ chết, sao lấy sự chết chóc trị thiên hạ. Bao nhiêu năm trời loạn lạc đau thương, giờ đây lòng người ly tán, sự nghiệp tan hoang, cố nhân còn chưa tỉnh hay sao Kìa, nghĩa quân đã hò reo tứ phía, cố nhân đã nghe chưa?

    Hậu Nghệ hai tay ôm đầu, giọng nói thiểu não:

    - Nghệ ăn năn, xin cụ chỉ giáo.

    - Việc đã qua rồi, ăn năn không kịp. Chỉ có cách cố nhân bỏ sắc phục hoàng đế, ăn năn hối lỗi thì mới có cơ cứu vãn.
    Hậu Nghệ cả giận, quắc mắt, quát:

    - Lão già khốn! Thừa lúc hiểm nguy của ta mà sỉ nhục ta sao?

    Vừa nói vừa rút gươm chém ông lão.

    Cụ già bình thản đưa tay hất gươm rạ Hậu Nghệ rùng mình lui lại ngồi xuống. Cụ già mỉm cười:

    - Cố nhân đến nước cùng mà còn hiếu sát. Kìa, cố nhân hãy nhìn xem.

    Giữa lúc ấy ...

    Bên ngoài có tiếng chém giết lẫn tiếng hò reo vang dậy. Nghĩa quân bao vây tứ phía dưới sự chỉ huy của Phùng Mông.
    Bóng trăng khuất dần. Cụ già biến mất.

    Lửa cháy khắp nơi.

    Tiếng la vang:

    - Tiến! Tiến!

    Nghệ rút gươm xông tới, Phùng Mông đưa gươm ngăn. Cả hai đánh nhau. Nghĩa quân ào đến. Hậu Nghệ kiệt sức bỏ chạy. Đám dân đói rách cầm hèo gậy chận lại Nhìn qua tứ phía, nơi nào cũng có nghĩa quân. Phùng Mông kêu lên:

    - Hậu Nghệ! Hậu Nghệ! Thầy làm việc bất nghĩa, ngày nay tự xử lấy, đừng để bọn ta ra tay.

    Hậu Nghệ đứng dậy, dậm chân, cất tiếng cười đau đớn rồi đưa gươm đâm mạnh vào cổ. Xác Nghệ ngã xuống giữa tiếng reo hò của nghĩa quân.

    Trong cung trăng, bên cây quế cao trăm trượng, sắc vàng, mùi thơm bát ngát, Ngô Cương cầm búa chặt mãi cây quế nhưng cây quế không sứt mẻ mà vẫn càng cao càng lớn, càng tươi. Hắn bị đọa vì tính hiếu sát theo thầy. Cây quế bị chặt nhưng không hề hấn, nhân dân bị tàn sát nhưng nhân dân làm sao hết được.

    Bên cạnh, Hằng Nga ngồi xem Ngọc thố tán thuốc. Thỉnh thoảng, nàng lại thở dài, sa nước mắt. Nàng còn luyến tiếc cảnh trần gian. Vì trần gian đã chịu bao tai nạn: lụt lội, hạn hán, nắng lửa mưa dầu, binh đao chém giết, máu chảy thành sông, xương người thành núi; ngày nay nhân dân đã khắc phục được mọi tai ách rồi. Kìa từng đám người nô nức đương cày cấy, ca hát vui mừng; và xa xa làn khói lam chiều vẩn vơ quyện trên những mái nhà nhỏ ấm cúng, Hằng Nga tưởng nơi đây có lẽ là phương Bắc, quê hương yêu dấu của nàng.

    Ở đây, quanh năm vắng lạnh, chẳng có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Muôn vật không sinh, không hóa. Trăm hoa không nở không tàn. Chán chường cảnh lẻ loi, hiu quạnh quá, Hằng Nga muốn trở về trần thế. Nhưng vì đã ăn cỏ Linh chi, nàng không bao giờ chết, lại trẻ đẹp mãi và muôn năm vẫn sống hoang liêu trong cung Quảng Hàn này.
    Nhìn ra ngoài không thấy thế gian đâu nữa, tư bề lạnh lẽo âm u, Hằng Nga bất giác xót xa đau đớn, nước mắt chảy ròng.

    Sau tấm bình phong bóng đuốc xa,
    Sao mai lặn hết, vắng Ngân Hà.
    Hằng Nga hối cắp Linh chi thảo,
    Sống mãi nhìn trời dạ xót xa.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi Ngọc Kỳ Lân, ngày 08-05-2015 lúc 09:19.

    ꧁༺Tương Tư Vị Liễu༻꧂
    ┊  ┊  ┊  ┊
    ┊  ┊  ┊  ★
    ┊  ┊  ☆
    ┊  ★


  8. Bài viết được 7 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    Miên Lý Tàng Châm,nguyenduyloves,NguyenHoang,thông thiên,tzen,unu,voma,
  9. #5
    Ngày tham gia
    May 2014
    Bài viết
    1,098
    Xu
    1,592

    Mặc định

    36 / Bãi bể nương dâu
    37/ Lá Thắm - Chim Xanh
    38/ Lá gió, cành chim
    39/ Điểu Tận Cung Tàng
    40/ Cưỡi rồng, bói phượng




    Bãi bể nương dâu

    Những thay đổi lớn trong cuộc đời, trong xã hội, thường được người Việt ví với "bãi bể nương dâu". Thí dụ:

    Phút giây bãi bể nương dâu
    Cuộc đời là thế biết hầu nài sao.

    (Lê Ngọc Hân - Ai tư vãn)

    Các từ trong thành ngữ "bãi bể nương dâu" xem ra đều quen thuộc và dễ hiểu. Nhưng tại sao sự tổ hợp, giao kết giữa các từ bãi, bể, nương, dâu lại nói lên sự thay đổi lớn của trời đất, của cuộc đời ? Số là, thành ngữ "bãi bể nương dâu bắt nguồn từ thành ngữ gốc Hán "thương hải tang điền" liên quan tới câu chuyện tiên Phật được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.

    Tương truyền rằng, ở thời Đông Hán có ông Phương Bình, học giỏi tài cao, thi đỗ đạt và được bổ nhiệm làm quan. Sau một thời gian thi thố với đời, Phương Bình đã bỏ quan đi tu. Ông đắc đạo và trở thành Phật. Một lần Phật Phương Bình giáng xuống nhà Thái Kinh (người đời Hậu Hán) cho mời tiên nữ Ma Cô đến. Ma Cô bảo với Phương Bình rằng:

    Tiếp thị dĩ lai dĩ kiến
    Đông hải tam vi tang điền

    nghĩa là "Từ khi hầu chuyện với ông, tôi đã thấy bể Đông ba lần biến thành ruộng dâu".
    Câu chuyện này được lưu truyền trong dân gian và được người đời chắt lọc lấy cái tinh chất để phản ánh sự đổi thay của trời đất và cuộc sống. Trong thơ văn Trung Quốc, hình ảnh "bãi bể nương dâu" trở thành tứ cho nhiều câu thơ, bài thơ nổi tiếng, ví như trong thơ Tô Thức đời Tống có câu "Bất kinh bột giải tang điền biến", có nghĩa là: "Không sợ bể Đông biến thành ruộng dâu". Cũng nhờ câu chuyện trên mà dần dà trong tiếng Hán xuất hiện thành ngữ "thương hải tang điền". Thành ngữ này được mượn vào tiếng Việt theo lối mượn ý dịch lời. Về ý nghĩa, "bãi bể nương dâu" thường nói đến sự đổi thay thế sự với bao nỗi nuối tiếc, ngậm ngùi. Thí dụ:

    Khóc vì nỗi thiết tha sự thế
    Ai bày trò bãi bể nương dâu.
    (Nguyễn Gia Thiều - Cung Oán Ngâm Khúc)

    Trong cách dùng, các nhà văn, nhà thơ thường rút gọn "bãi bể nương dâu" thành "bể dâu" hay "dâu bể". Dạng thức này sở dĩ tồn tại được vì nó vẫn có khả năng khiến cho người đọc liên hội tới các điển tích đã nói đến ở trên:

    Trải qua một cuộc bể dâu
    Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
    (Nguyễn Du - Truyện Kiều)

    Cơ trời dâu bể đa đoan
    Một nhà để chị riêng oan một mình
    (Nguyễn Du - Truyện Kiều)

    Gần nghĩa với "bãi bể nương dâu" trong tiếng Việt còn có các thành ngữ "vật đổi sao dời", "sông cạn đá mòn". Các thành ngữ này đều nói về sự thay đổi lớn lao của cuộc đời, của sự thế, nhưng không có sắc thái ngậm ngùi, nuối tiếc như thành ngữ "bãi bể nương dâu". Về phạm vi xử dụng, các thành ngữ "vật đổi sao dời", "sông cạn đá mòn" thường chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, của trời đất trong sự so sánh với cái bất biến của tấm lòng chung thủy. Vì thế, ta thường gặp trong những lời thề ước:

    Dẫu rằng vật đổi sao dời
    Tử sinh cũng giữ lấy lời tử sinh
    (Nguyễn Du - Truyện Kiều)

    Dù cho sông cạn đá mòn
    Còn non còn nước vẫn còn thề xưa
    (Tản Đà - Thề non nước)

    Dương Trọng Hiếu

    Lá Thắm - Chim Xanh

    1. "Lá thắm" là lá đỏ, do chữ "hồng diệp".

    Ngày xưa, triều vua nào cũng vậy, nhiều giai nhân tuyệt sắc trong nước bị tuyển vào cung làm cung hầu vua. Họ có đi mà chẳng có về, suốt đời chịu cảnh lạnh lùng, buồn duyên tủi phận gối lẻ chiếc bóng trong thâm cung. Chỉ có khi nào bị sa thải vì hết đẹp, vì già...

    Ðời Ðường (618- 907), triều Hy Tông, có nàng cung nữ tên Hàn Thúy Tần cũng như bao cung nữ khác sống cô lạnh trong thâm cung. Buồn tủi cho số kiếp của mình, nàng thường nhặt những chiếc lá đỏ rồi đề thơ trên lá, thả xuống ngòi nước như mong nước trôi xuôi cuốn đi nỗi tâm sự u uất của mình:

    Lưu thủy hà thái cấp,
    Cung trung tân nhiệt nhân.
    Ân cần tạ hồng diệp,
    Hảo khư đảo nhân gian.


    Tạm dịch:

    Nước chảy sao mà vội,
    Cung sâu suốt buổi nhàn.
    Ân cần nhờ lá thắm,
    Trôi đến tận nhân gian.


    Chiếc lá chở bài thơ theo dòng nước chảy xuôi ra ngoài vòng cấm lũy. Lúc bấy giờ có người môn khách của quan Tể tướng Hàn Vinh tên Vu Hựu vốn người phong lưu tài tử, thơ hay chữ tốt, chỉ hiềm nỗi vận chưa đạt nên đành chịu sống nhờ nơi quan Tể tướng họ Hàn. Ðương thơ thẩn ngắm dòng nước chảy, Vu Hựu bỗng nhìn thấy chiếc lá có bài thơ, lấy làm lạ liền vớt lên xem. Cảm tình chan chứa với người gởi thơ lạ mặt, chàng cũng nhặt một chiếc lá, viết một bài thơ vào đấy, đợi dòng nước xuôi mới thả lá xuống cho trôi trở vào cung:

    Sầu kiến oanh đề liễu nhứ phi,
    Thượng đương cung nữ đoạn trường thì.
    Tư quân bất cấm đông lưu thủy,
    Diệp thượng đề thi ký giữ thùy.


    Phan Như Xuyên dịch:

    Nghe oanh thấy liễu chạnh lòng thương,
    Thương kẻ trong cung lúc đoạn trường.
    Chiếc lá đề thơ trôi mặt nước,
    Gởi cho ai đó nói không tường.


    Nàng cung nữ họ Hàn thường ngồi thơ thẩn nhìn dòng nước chảy, bỗng bắt được chiếc lá chở bài thơ của người không quen biết, vừa mừng, vừa lấy làm lạ, liền đem cất vào rương son phấn. Non mười năm sau, vua mới lên ngôi, sa thải một số cung nữ cũ, trong đó có Hàn Thúy Tần. Nàng đến ở tạm dinh quan Tể tướng họ Hàn là chú họ của nàng, để chờ chuyến thuyền trở về quê nhà. Gặp Vu Hựu, cả hai trò chuyện hợp ý tâm đầu. Tể tướng họ Hàn thấy cả hai xứng lứa vừa đôi nên làm mối cho kết thành duyên giai ngẫu. Ðêm tân hôn, Hựu chợt mở rương son phấn của vợ, thấy chiếc lá của mình ngày xưa, chàng cũng đem chiếc lá của mình vớt được, đem cho vợ xem. Cả hai lấy làm lạ, đoạn nhìn nhau âu yếm mĩm cười. Thì ra cả hai giữ hai chiếc lá của nhau, cho là duyên trời định. Cảm xúc cảm tình, cổ thi có bài - nhưng có sách lại cho bài sau này do Hàn Thúy Tần làm ra:

    Nhất liên giai cú tùy lưu thủy,
    Thập tải ưu tư mãn tố hoài.
    Kim nhựt khước thành loan phượng lữ,
    Phương tri hồng diệp thị lương môi.


    Nghĩa:

    Một đôi thi cú theo dòng nước,
    Mười mấy năm qua nhớ dẫy đầy.
    Mừng bấy ngày nay loan sánh phượng,
    Cũng nhờ lá thắm khéo làm mai


    (Bản dịch của Vô Danh)

    2. "Chim xanh" tức là chim báo tin.

    Nguyên vua Võ Ðế đời nhà Hán đương ngự chơi ở vườn Thượng uyển, bỗng thấy có hai con chim xanh bay đến. Ðông Phương Sóc hầu bên tâu rằng:Nguyên vua Võ Ðế đời nhà Hán đương ngự chơi ở vườn Thượng uyển, bỗng thấy có hai con chim xanh bay đến. Ðông Phương Sóc hầu bên tâu rằng: "Đó là sứ giả của Tây vương mẫu đến trước báo tin Tây vương mẫu sắp đến." Quả nhiên, một lúc sau, Tây vương mẫu đến thăm nhà vua. "Chim xanh" được mượn chỉ sứ giả, người đưa tin.

    Lá gió, cành chim

    Về đời vua Đại Tông nhà Đường (763-780) ở huyện Trường An, tỉnh Thiểm Tây có nhà nho tên Tiết Trịnh, làm quan ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, sinh một đứa con gái tên Tiết Đào. Nàng học hành giỏi, tư chất thông minh, vừa lên sáu đã biết làm thơ. Nhưng ý thơ rất lẳng lơ.
    Năm Tiết Đào lên tám, một hôm vào mùa thu, Tiết Đào đứng chơi bên cạnh cha, gần một cây ngô đồng. Cây đã già, cành lá sum sê đứng sừng sững trước nhà, trông như sát từng mây. Tiết Trịnh ngắm cảnh buột miệng ngâm:

    Đình trừ nhứt cổ đồng,
    Tung cán nhập vân trung.
    Nàng Tiết Đào liền ngâm tiếp:
    Chi nghinh năm bắc điểu
    Diệp tống vãng lai phong.


    Nghĩa:

    Ngô đồng đứng trước sân,
    Thân cây cao vút mây.
    Đàn chim cành nam bắc
    Đưa lá gió sớm chiều.


    Nghe con gái đọc lời thơ lả lơi, Tiết Trịnh thở dài nghĩ:

    "Nghiệp chướng đã vận vào mình rồi. Cứ như lời thơ này con gái ta về sau ắt sẽ là một đứa lãng mạn, bướm ong."

    Hai năm sau, thân phụ Tiết Đào bị bạo bịnh qua đời. Vì làm quan thanh liêm nên sau khi chết, đời sống gia đình họ Tiết rất chật vật. Tiết Đào phải xin vào phường ca kỹ, ngày ngày đàn hát ngâm thơ đón kẻ tao nhân mặc khách, lấy tiền nuôi mẹ già.

    Ở chốn ca lâu, mang tấm thân ngà ngọc, tài học uyên thâm ra để mua vui cho những kẻ có tiền, nàng Tiết Đào buồn rầu, thường sáng tác những bài ca phổ vào nhạc điệu dạy đoàn ca nữ múa hát hay chính nàng nhịp phách ca ngâm.

    Những bài ca của nàng rất tuyệt tác, được truyền tụng trong phường, nên được nhiều người trọng vọng, thường gọi nàng là Tiết tú tài. Những văn nhân tài tử bốn phương nghe danh đổ đến để cùng nàng đề thơ xướng họa, mong được nàng Tiết lưu ý đến họ. Nhưng mắt xanh chẳng lọt vào ai, nàng Tiết vẫn làm nghề ca kỹ.

    Nhờ danh tiếng, Tiết Đào kiếm được chút vốn liếng bèn dựng một ngôi nhà bên cầu Vạn Lý. Nàng lại chế ra một thứ giấy ngũ sắc có vẽ cây tùng, cây bách, cây liễu, hoa sen rất đẹp, đặt tên là "Hoa tiên tùng giang". Giấy này dùng để viết thơ do Tiết Đào làm, nên về sau gọi là Hoa tiên Tiết Đào.

    Quan Tư Mã Thiểm Châu là Vương Kiến mến tài nàng Tiết nên thân đến cầu Vạn Lý thăm, và tặng nàng một bài thơ:


    Vạn Lý kiều biên nữ Hiệu Thư
    Tỳ bà hoa hạ bế môn cư.
    Tảo mỵ tài tử tri đa thiểu,
    Quản lĩnh đông phong tổng bất như.


    Dịch:

    Nàng Hiệu Thư Lang ở bến sông,
    Tỳ bà tươi thắm rũ bên sông.
    Ngày xuân cửa đóng hoa ngăn gió.
    Bao kẻ tôi mày đã uổng công.
    (Bản dịch của Bùi Khánh Đản)


    Đời vua Hiến Tông nhà Đường (806-821) có quan Tả Thập Di tên Nguyên Chẩn, một danh nho đương thời, vâng chiếu chỉ thanh tra đất Thục. Nghe danh nàng Tiết những mong được gặp nên nhờ bạn giới thiệu. Đôi bên gặp nhau, xướng họa đối ẩm xem chừng tương đắc. Thế là từ đấy cả hai quyến luyến, chẳng rời.

    Nhưng rồi vì công vụ, Nguyên Chẩn phải trở lại Trường An phục mệnh. Kẻ lên ngựa chẳng yên lòng dứt áo, người ở lại ngậm ngùi nhỏ lệ buồn thương.

    Rồi một điều chẳng may hơn nữa, tướng trấn thủ Tây Xuyên là Lưu Tích tạo phản, đốt phá Thành Đô. Nguyên Chẩn nóng lòng sốt ruột, mướn người đi vào đất Thục tìm nàng Tiết Đào. Nhưng lần nào cũng hoàn toàn thất vọng vì đường bị nghẽn, làm tin tức vắng bặt.

    Nguyên Chẩn buồn bã thương nhớ giai nhân. Tuy quan san cách trở, thời gian qua mau nhưng mối tình kỳ ngộ sâu xa đối với Tiết Đào vẫn canh cánh bên lòng.

    Riêng về nàng Tiết Đào, từ ngày chia tay cùng ý trung nhân thì vẫn mỏi mắt trông chờ tin tức nhưng vẫn bặt tin nhạn cá. Ngày tháng trôi qua, tuổi càng chồng chất, nghĩ buồn thương cho thân phận xấu số vô duyên, nên lui về ở đầm Bạch Hoa, mặc cà sa, ăn chay niệm Phật.

    Năm Thái Hòa thứ 5 (811) đời vua Văn Tông, nàng Tiết Đào bị bạo bịnh mất.

    Trong Đoạn trường tân thanh của cụ Nguyễn Du, đoạn diễn tả cảnh lầu xanh của mụ Tú Bà, có câu:

    Biết bao bướm lả, ong lơi,
    Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm.
    Dập dìu lá gió cành chim,
    Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Thanh.


    "Lá gió cành chim" xuất xứ ở bài thơ của nàng Tiết Đàọ Và, bài thơ đó chính là một triệu chứng chỉ về vận mạng của nàng vậy.


    Điểu Tận Cung Tàng

    "Điểu tận cung tàng" nghĩa là: khi chim đã chết thì người ta vất cung đi một nơi mà không dùng đến nữa. Nguyên câu Hán văn: "Giảo thổ tử, tẩu cẩu phanh; cao điểu tận, lương cung tàng; địch quốc phá, mưu thần vong". Nghĩa là: "Thỏ khôn chết, chó săn bị mổ thịt; chim bay cao chết, cung tốt vất bỏ; nước địch phá xong, mưu thần bị giết".

    Nguyên đời Xuân Thu (722-479 trước D.L.), nước Việt và nước Ngô giao tranh. Vua Ngô là Phù Sai thất bại. Thế cùng lực tận và bị bao vây bức bách quá, định xin hàng. Phù Sai biết có hai bề tôi có uy quyền của Việt vương Câu Tiễn là Tướng quốc Phạm Lãi và Đại phu Văn Chủng, nên viết một bức thư, buộc vào mũi tên, bắn vào thành Việt, mong hai người tâu giúp vua Việt cho hàng. Quân Việt lượm được đệ trình lên Phạm Lãi và Văn Chủng. Thư ấy nói:

    "Tôi nghe giảo thỏ chết thì chó săn tất bị mổ, địch quốc đã diệt thì mưu thần cũng chẳng còn. Sao quan Đại phu không lưu cho nước Ngô tôi còn lại một chút để làm cái dư địa sau này".

    Nhưng Phạm Lãi và Văn Chủng không cho hàng. Cuối cùng Phù Sai tự tử.

    Việt vương Câu Tiễn chiếm được nước Ngô, bày tiệc rượu trên Văn đài nước Ngô. Các quan vui say đánh chén nhưng Câu Tiễn lại có vẻ không vui. Phạm Lãi biết ý nhà vua không muốn nói đến công của kẻ hầu hạ đã diệt được Ngô mà lòng vua lại mang mối nghi kỵ, nên xin từ quan trí sĩ.

    Nhưng trước khi bỏ nước du ngũ hồ (1), Phạm Lãi có viết thư gửi cho bạn là Văn Chủng. Thư nói:

    "Vua Ngô có nói: "Giảo thỏ đã chết thì chó săn tất bị mổ, địch quốc đã diệt thì mưu thần cũng chẳng còn". Ngài không nhớ hay sao! Vua Việt môi dài mỏ quạ là người nhẫn nhục mà ghét kẻ có công. Cùng ở lúc hoạn nạn thì được, chớ cùng ở lúc an lạc thì không toàn, nay ngài không đi ắt có tai vạ".

    Văn Chủng xem thư phàn nàn Phạm Lãi, cho họ Phạm xử như thế thì khí quá!

    Quả thực như lời Phạm Lãi nói. Câu Tiễn không chia cho các quan một thước đất nào, lại có ý khinh dể công thần. Văn Chủng buồn bã, cáo ốm không vào triều. Câu Tiễn vốn biết tài của Văn Chủng, nghĩ thầm: "Ngô đã diệt, còn dùng hắn chi nữa, một khi hắn làm loạn thì làm sao trị nổi?". Do vậy, Câu Tiễn rấp tâm muốn trừ đi Văn Chủng.

    Một hôm, Câu Tiễn đến thăm bệnh Văn Chủng, bảo:

    "Ta nghe người chí sĩ không lo cái thân mình chết mà lo cái đạo mình không được thực hành. Nhà ngươi có 7 thuật, ta mới thi hành có 3 mà Ngô đã bị diệt, còn thừa 4 thuật, nhà ngươi định dùng làm gì?"

    Văn Chủng đáp:

    "Tôi cũng không biết dùng làm gì cho được!"

    Câu Tiễn nói:

    "Hay nhà ngươi đem 4 thuật ấy mà mưu hộ cho tiền nhân nước Ngô ở dưới âm phủ, phỏng có nên chăng?"

    Nói xong, lên xe đi về; bỏ thanh kiếm đeo lại chỗ ngồi. Văn Chủng cầm lấy xem thấy vỏ kiếm có đề chữ Chúc Lâu, là thanh kiếm của Phù Sai đưa cho Ngũ Viên tự tử khi trước. Văn Chủng ngửa mặt lên trời than:

    "Cổ nhân có nói "Ơn to thì không báo nữa", ta không nghe lời Thiếu Bá (2) đến nỗi bị giết, chẳng cũng ngu lắm ru!".

    Văn Chủng nói xong, cầm kiếm tự tử.

    Lời nói: Giảo thổ tử, tẩu cẩu phanh; cao điểu tận, lương cung tàng.... được nhiều người về sau nhắc lại.

    Đời Tây Hán (206 trước 23 sau D.L), Hàn Tín, người đất Hoài Âm phò Hán Lưu Bang, có tài cầm quân nên diệt Triệu, phá Ngụy, thắng Sở, làm cho Sở Bá Vương Hạng Võ phải bức tử ở Ô Giang. Hán Lưu Bang thấy tài của Hàn Tín quán thế thiên hạ và Tín có ý cậy công nên nghi Tín làm phản, lòng toan mưu mẹo chờ dịp giết Tín.

    Khoái Triệt là tướng tâm phúc của Hàn Tín có khuyên Tín: "Tôi lo thầm cho túc hạ, vì thấy túc hạ chắc rằng Hán vương (3) chẳng hại thì là lầm lắm. Hễ thú rừng hết thì ắt làm thịt chó săn, túc hạ phải lo cho xa mới được. Vả lại, dũng lược mà rúng chúa, thì mình khốn, công trùm thiên hạ lại chẳng được thưởng. Nay túc hạ mang cái oai rúng chúa, cầm cái công chẳng thưởng mà muốn cho được an thân sao?".

    Hàn Tín cho là phải nhưng không nghe theo để đề phòng. Sau Hàn Tín bị vua lừa bắt tại Vân Mộng, kết án mưu phản, toan đem xử tử. Hàn Tín thở dài, than:

    "Chim rừng hết thì cung ná quăng, chồn thỏ chết thì chó săn chết, nước giặc phá thì mưu thần mất. Nay thiên hạ định thì tôi phải chết!"

    May nhờ trung thần là quan Đại phu Điển Khẳn can gián nhà vua nên Tín được tha, nhưng bị tước hết binh quyền. Tuy vậy, cuối cùng, Tín bị vợ của Hán vương là Lữ hậu tên Lữ Trỉ âm mưu dụ bắt Hàn Tín và xử tử tại Vị Ương Cung.

    Người sau có làm 2 bài thơ tứ tuyệt than tiếc Hàn Tín. Trong đó có những câu:

    Mười năm chinh chiến công lao nặng,
    Một phút phủi rồi uổng xiết chi.


    và:

    Chim hết ná quăng đà chẳng biết,
    Hoài Âm sao chẳng sớm lo âu.


    Ở nước Việt Nam đời nhà Nguyễn (1802-1945), vua Gia Long Nguyễn Ánh sau khi thống nhất đất nước lại có ý nghi kỵ các công thần có tài cán lật đổ ngai vàng của mình, nên tìm dịp để giết hại. Nguyễn Văn Thành có tài thao lược đã theo phò Gia Long từ lúc còn nhỏ, lận đận lao đao với nhà vua, cũng như Đặng Trần Thường có tài văn học, trốn Tây Sơn vào Gia Định giúp vua, thế mà cả hai ông đều bị xử tử vì những lỗi lầm tầm thường.

    Tương truyền Đặng Trần Thường khi còn bị giam trong ngục, có làm bài Hàn vương tôn phú bằng quốc âm để ví mình như Hàn Tín đời Hán.

    Sử gia Việt Nam, Trần Trọng Kim, soạn giả quyển Việt Nam sử lược, chép về đoạn này có viết: "....chỉ hiềm có một điều là khi công việc xong rồi, ngài không bảo toàn cho những công thần, mà lại vì những chuyện nhỏ nhặt đem giết hại những người có công với ngài, khếin cho hậu thế ai xem đến những chuyện ấy, cũng nhớ đến vua Hán Cao Tổ, và lại thở dài mà thương tiếc cho những người ham mê hai chữ công danh về đời áp chế ngày xưa."

    Ngày xưa, phần đông nhà vua nào cũng thế, chớ riêng gì vua Gia Long. Ngày nay cũng vậy, mới có câu thành ngữ:
    Được chim bẻ ná, được cá quăng nôm
    để chỉ sự phản bội của nhà vua mà cũng là sự phản bội của những người đối với kẻ giúp mình được lập nên thân thế, địa vị.


    -------------------
    (1) Năm hồ lớn bên Trung Hoa:
    1 - Tây Hồ
    2 - Thái Hồ (Tây Hồ và Thái Hồ ở giữa hai tỉnh Chiết Giang và Giang Tô)
    3 - Động Đình Hồ
    4 - Phan Dương Hồ
    5 - Sào Hồ
    (2) Tên tự của Phạm Lãi.
    (3) Tên Lưu Bang là Quí, cũng gọi là Hán Bái Công, lập ra nhà Hán và xưng là Hán Cao Tổ.


    Cưỡi rồng, bói phượng

    Đời Chu Tương Vương (651-617 trước D.L.), Tần Mục Công làm bá chủ các nước ở tây phương. Nhà vua có một người con gái. Lúc mới sinh, gặp có kẻ dâng viên ngọc phác, Tần Mục Công sai thợ giũa, thành một viên ngọc sắc biếc và đẹp lắm.
    Đến khi cô gái đầy tuổi tôi, trong cung bày đồ toái bàn, nàng nhặt ngay viên ngọc, rồi ngắm nghía mãi, mới đặt tên nàng là Lộng Ngọc.

    Lớn lên, Lộng Ngọc nhan sắc đẹp tuyệt trần. Tính trời thông minh, nàng có tài thổi ống sinh hay lắm, không học ai mà thành âm điệu. Tần Mục Công sai thợ làm ống sinh bằng ngọc để cho nàng thổị Nàng thổi ống sinh ấy, tiếng trong như tiếng chim phượng.

    Tần Mục Công cưng lắm, lập cái lầu để cho nàng ở, tên là Phượng Lâu. Trước lầu có xây một đài gọi là Phượng Đài. Năm Lộng Ngọc lên 15, Tần Mục Công muốn tìm một người giai tế, Lộng Ngọc thề: nếu có người nào có tài thổi ống sinh họa được với nàng thì mới chịu lấy làm chồng.

    Tần Mục Công sai sứ đi tìm, nhưng không có ai cả.

    Một hôm, Lộng Ngọc ngồi trên lầu, vén rèm ngắm cảnh. Bấy giờ trời quang mây tạnh, vừng trăng sáng tỏ như gương, nàng truyền cho thị nữ đốt một lò hương rồi đem ống sinh ra thổi. Bỗng nghe tiếng tiêu từ đâu họa lại, lúc gần lúc xa. Lộng Ngọc lấy làm lạ, dừng ống sinh lại không thổi nữa, lắng tai nghe giọng tiêu ấy chỉ còn dư âm văng vẳng. Lộng Ngọc ngẩn ngơ, lưỡng lự thao thức canh chầy, đoạn đặt ống sinh ở đầu giường rồi nằm ngủ.

    Giữa lúc ấy, nàng bỗng thấy trên trời về phía tây nam, cửa mở rộng, hào quang ngũ sắc rực rỡ như ban ngày, có một chàng thiếu niên, mũ lông áo bạc, cưỡi con chim phượng từ trên trời sa xuống, đứng trước Phượng Đài. Chàng bảo nàng:

    "Ta đây là chủ núi Họa Sơn, Ngọc Hoàng Thượng Đế cho ta kết duyên với nàng. Đến ngày Trung Thu này thì đôi ta gặp nhau. Ấy là duyên số đã định sẵn như vậy."

    Nói xong, chàng đưa tay rút ống ngọc tiêu bên mình, rồi đứng tựa lan can mà thổi. Con chim phượng đứng bên cũng giương cánh ra vừa hót vừa múa. Tiếng phượng hót cùng với tiếng tiêu xướng họa hòa nhau như một theo điệu cung thương, nghe rất thâm trầm. Lộng Ngọc mê mẩn tâm thần hỏi: "Khúc tiêu này là khúc tiêu gì?" Chàng thiếu niên đáp: "Đây là khúc Họa sơn ngâm." Nàng lại hỏi: "Khúc này có học được không?" Chàng đáp: "Khi cả hai kết duyên rồi thì có gì không học được." Đoạn chàng bước đến gần đưa tay cầm lấy tay nàng...

    Lộng Ngọc giật mình tỉnh dậy. Sáng lại, nàng thuật lại điềm chiêm bao cho cha nghe. Tần Mục Công liền sai người cứ theo hình dáng người trong mộng đó dò tìm đến núi Họa Sơn. Có người nông phu chỉ rằng: Từ rằm tháng bảy vừa qua, có một chàng trẻ tuổi lạ mặt đến làm nhà ở đỉnh núi, hằng ngày thường xuống chợ mua rượu uống, chiều lại thổi chơi một khúc ngọc tiêu, ai nghe cũng rất lấy làm thích.

    Người của Tần Mục Công mừng rỡ tìm đến, trông thấy chàng thiếu niên mũ lông áo bạc, cốt cách thần tiên, vái chào hỏi tên họ. Chàng xưng là Tiêu Sử. Người của nhà vua thuật lại sự tình và yêu cầu Tiêu Sử về triềụ Sau mấy lần từ chối không được, Tiêu Sử cùng theo về triều ra mắt Tần Mục Công. Tần Mục Công thấy Tiêu Sử dung mạo thanh nhã, có vẻ bằng lòng, cho ngồi bên cạnh, hỏi:

    "Ta nghe nhà ngươi có tài thổi ống tiêu tất có tài thổi ống sinh nữa."

    Tiêu Sử đáp:

    "Tôi chỉ biết thổi ống tiêu, chứ không biết thổi ống sinh."

    Vua bảo:

    "Ta định tìm một người có tài thổi ống sinh, nay nhà ngươi chỉ biết thổi ống tiêu, vậy không thể làm rể ta được."

    Đoạn bảo người đưa Tiêu Sử ra.

    Lộng Ngọc sai nội thị tâu với Tần Mục Công: "Tiêu với sinh cũng là một loài, người ta có tài thổi ống tiêu thì sao không bảo dạo chơi một khúc để cho người ta được phô tài."

    Tần Mục Công lấy làm phải, truyền Tiêu Sử thổi nghe.

    Tiêu Sử mới thổi qua một khúc thì thấy có gió mát hây hẩy. Đến khúc thứ nhì thì mây che bốn mặt. Đến khúc thứ ba thì có đôi bạch hạc múa lượn trên không, đồng thời có đôi khổng tước bay đến rồi các giống chim đua nhau kêu hót..., một lúc mới tan. Tần Mục Công rất lấy làm bằng lòng. Lộng Ngọc đứng bên rèm trông thấy vui tương nói: "Người ấy thật đáng làm chồng ta!"

    Tần Mục Công lại hỏi Tiêu Sử:

    "Nhà ngươi có biết ống sinh và ống tiêu có từ đời nào không?"

    Tiêu Sử thưa:

    "Ống sinh làm ra từ đời Nữ Oa; ống tiêu làm ra từ đời Phục Hi."

    Tần Mục Công bảo kể rõ nguyên ủỵ Tiêu Sử nói:

    "Nghề tôi vốn ở ống tiêu, vậy tôi xin kể nguồn gốc ống tiêu. Ngày xưa vua Phục Hi ghép ống trúc làm ống tiêu, chế theo hình chim phượng. Tiếng thổi cũng giống tiếng chim phượng. Thứ lớn ghép liền 23 ống, dài 1 thước 4 tấc gọi là Nhã Tiêu; thứ nhỏ ghép liền 16 ống, dài 2 thước 1 tấc gọi là Tụng Tiêu. Cả hai thứ gọi chung là Tiêu Quản. Còn một thứ không đáy gọi là Đổng Tiêu. Về sau vua Huỳnh Đế sai Linh Luân lấy trúc ở Côn Khê chế làm ống địch, ống này có 7 lỗ, cầm ngang mà thổi, tiếng cũng giống chim phượng, trông rất giản tiện. Người đời sau thấy ống Tiêu Quản phiền phức quá nên chỉ dùng ống địch. Thứ dài gọi là tiêu, thứ ngắn gọi là địch. Bởi vậy, ống tiêu ngày nay không giống ống tiêu ngày xưa."

    Tần Mục Công lại hỏi:

    "Sao nhà ngươi thổi ống tiêu mà lại có các giống chim bay đến?"

    Tiêu Sử thưa:

    "Ống tiêu dẫu mỗi đời mỗi khác nhưng tiếng thổi bao giờ cũng giống tiếng chim phượng. Chim phượng là chúa các giống chim, vậy khi nghe tiếng chim phượng tất nhiên các giống chim đều kéo nhau đến cả. Ngày xưa vua Thuấn chế ra khúc nhạc tiêu thiều mà chim phượng còn bay đến, huống chi là các giống chim khác."

    Tiêu Sử ứng đối lưu loát. Tần Mục Công rất lấy làm bằng lòng, sai quan Thái Sử chọn ngày để làm lễ thành hôn.

    Tiêu Sử kết hôn cùng Lộng Ngọc, được phong làm Trung Đại Phu. Tuy làm quan nhưng Tiêu Sử không dự gì đến quyền chính, ngày ngày vui chơi ở Phượng Lâụ Lại không ăn cơm, chỉ thỉnh thoảng uống mấy chén rượu. Lộng Ngọc học được phép tiên của chồng cũng không ăn cơm. Tiêu Sử lại dạy vợ thổi tiêu.

    Ở nhau được non nửa năm, nhân một đêm trăng sáng vằng vặc, vợ chồng đem tiêu ra thổi. Bỗng thấy một con phượng xuống đậu bên tả, và một con rồng xuống phủ phục bên hữu. Tiêu Sử bảo Lộng Ngọc:

    "Ta vốn là tiên ở thượng giới, Ngọc Hoàng Thượng Đế thấy sử sách trần gian nhiều chỗ tán loạn, vậy nên giáng sinh ta xuống họ Tiêu ở nhà Chu để san định lại. Người nhà Chu thấy ta có công về việc sử sách mới gọi ta là Tiêu Sử, đến nay đã hơn trăm năm rồi. Ngọc Hoàng cho ta làm chủ ở núi Họa Sơn, vì ta cùng nàng có tiền duyên nhau, nhờ khúc ngọc tiêu mà được cùng nhau tác hợp, nhưng cũng không nên ở mãi chốn trần gian này. Nay rồng và phượng đã đến đón, vậy chúng ta cùng nhau đi."

    Lộng Ngọc định vào từ biệt cha. Tiêu Sử ngăn:

    "Không nên! Đã là thần tiên thì chớ nên vì chút tình riêng mà quyến luyến."

    Đoạn Tiêu Sử cưỡi rồng, Lộng Ngọc cưỡi phượng cùng bay lên trời.

    Trong Đoạn trường tân thanh của cụ Nguyễn Du, lúc Từ Hải cùng Kiều gặp gỡ, có câu:

    Trai anh hùng, gái thuyền quyên,
    Phỉ nguyền bói phượng, đẹp duyên cưỡi rồng.

    "Đẹp duyên cưỡi rồng" là do điển tích trên.

    "Bói phượng" có nghĩa là kén được chồng tốt.

    Sách Tả Truyện có chép: Trần Trọng Kính sang nước Tề, được vua nước này cho coi việc công chính. Quan Đại Phu nước Tề có ý muốn gả con gái cho Trọng Kính. Người vợ liền bói một quẻ, bảo rất nên. Vì quẻ bói nói:

    "Phượng hoàng vu phi, hòa minh tương tương" nghĩa là phượng hoàng cùng bay, cùng hót vang vang.

    Phượng là tên một giống chim. Theo sách cổ, đó là một trong 4 con thú linh thiêng: Long, Lân, Qui, Phượng, đem lại điềm lành, và chỉ khi nào có đời thái bình hay thánh nhân ra đời thì mới xuất hiện.

    Phượng là chúa loài chim. Con trống là phượng; con mái là hoàng. Loan là một giống chim cùng loại với phượng hoàng. Vì là đồng loại nên người ta hay dùng để ví với vợ chồng. Ca dao có câu:

    Ước gì anh được vô phòng
    Loan ôm lấy phượng, phượng bồng lấy loan.

    "Bói phượng", "Cưỡi rồng" đều cũng có nghĩa là kén được chồng

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi Ngọc Kỳ Lân, ngày 08-05-2015 lúc 09:22.

    ꧁༺Tương Tư Vị Liễu༻꧂
    ┊  ┊  ┊  ┊
    ┊  ┊  ┊  ★
    ┊  ┊  ☆
    ┊  ★

    ---QC---


  10. Bài viết được 8 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    hoanglaohac,Miên Lý Tàng Châm,nguyenduyloves,NguyenHoang,thông thiên,tzen,unu,voma,
Trang 1 của 7 123 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 2 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 2 khách)

DMCA.com Protection Status