TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 1 của 5 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 5 của 24

Chủ đề: Bích Ngọc Bảng - Nơi lưu trữ những bài bình luận hay

  1. #1
    Ngày tham gia
    May 2008
    Bài viết
    31
    Xu
    0

    Mặc định Bích Ngọc Bảng - Nơi lưu trữ những bài bình luận hay

    http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=7921

    Không nhiêu khê, không rầy rà, không màu mè, không dài dòng, không chiến thắng, không thất bại, không buồn, không vui, không cái thế, không kiệt xuất, không anh hùng, không hào quang .

    Đó là những gì để nói về Đao .

    Nhân vật chính không tên , không tuổi, có thể hắn vẫn còn trẻ ? Hay có thể hắn đã già ? Không biết .

    Chỉ biết rằng, hắn có nhiều tên để ta gọi như Lão Đại, hoặc Vương Hữu, hoặc Sách Huyết Đao, thậm chí là Sát Nhân Vương .

    Hắn sinh ra không phải là kẻ thông minh tuyệt đỉnh, không phải kẻ thần lực hơn người, không phải kẻ danh giá, hắn xuất thân từ nông dân .

    Đó là đôi nét về nhân vật chính của tác phẩm Đao, để tiện, có lẽ tôi xin dùng cái tên Vương Hữu cho nhân vật này .

    Bối cảnh của truyện xuất phát từ những năm cuối đời nhà Minh, quan liêu thối nát, triều đình hủ bại bạc nhược, cái giá của của nó thì ai cũng biết, nhà Minh đã mất, thay vào đó là nhà Thanh .

    Nhưng nhân vật của Đao xuất hiện một cách kỳ lạ như thế, hắn sống ở Bất Khứ Trại , một đạo quân của Minh Triều, đạo quân của một triều đình đã thối nát cực độ .

    Vương Hữu vì muốn báo thù cho gia đình mà gia nhập quân đội . Rồi cũng từ đó, cuộc đời lao vào chém giết . Hắn cùng với người bạn Vương Hy của mình cải biến bộ võ công Phá Không Đao thành một thứ kiếm pháp tà dị . Muốn luyện được nó thì phải giết người, muốn mạnh mẽ hơn nữa thì càng phải giết, không có chuyện nương tay . Và điều đó đã biến Vương Hữu thành một kẻ giết người không gớm tay, người ta sợ hãi mà gọi là Sách Huyết Đao . Hãy nhìn cách hắn giết, không có nạn nhân nào toàn thây khi đao của hắn lướt qua . Nhẹ thì vào cổ, mà thường thường là bay mất nửa người . Mỗi lần vung đao, thảm cảnh lại xuất hiện . Cách đánh của Vương Hữu rất tàn bạo, thấy gì là chém, không cần biết có vật gì cản không . Thông thường , kiếm pháp cần sự khéo léo, cần sự nhanh nhậy, bằng cách nào đó lấy mạng đối thủ cực nhanh mà không cần tốn sức . Nhưng Vương Hữu thì chẳng cần mấy thứ lý thuyết mệt nhọc đó, mỗi lần vung đao là binh khí của đối thủ gãy nát, mà binh khí đã gãy thì không thể nào đỡ được cho cơ thể đằng sau . Cách đánh này khiến tôi có thể cảm nhận cái sức mạnh kinh khủng của Vương Hữu . Cũng vì cách đánh này mà đao của Vương Hữu mòn vẹt đi rất nhiều . Chẳng phải là thần binh, cũng chẳng phải là thanh đao đẹp đẽ gì . Đao đến với người rất tự nhiên . Người vì thù hận mà cần đao, đao cần có người điều khiển, một bên là người, một bên là đao . Và thế là từ trong quân khố, đao được trao cho người lính . Đơn giản như vậy thôi .


    Vương Hữu cũng chẳng hề mặn mà với thanh đao của mình, được Mại Thiên Nhân gạ gẫm mua, hắn cũng vứt nó đi luôn, chẳng cần nghĩ rằng, đó là thanh đao đã cùng mình chinh chiến suốt bao năm . Tác giả đã sử dụng giọng văn lạnh nhạt, bất cần để mô tả cái tình của Vương Hữu với thanh đao đã theo mình chinh chiến . Đến tự nhiên, ra đi cũng tự nhiên, không ai nợ ai . Đao được uống máu, người được thoải mái giết . Như vậy, hai bên đã đối đáp nhau sòng phẳng, không còn gì hơn . Đao vốn đã xấu xí thô kệch, rèn vội từ tay một tên thợ rèn học việc, nay lại càng xấu hơn, và hung hãn hơn, lưỡi đao mòn đi quá nhiều, tấm vải bọc chuôi nhàu nát thấm máu đen . Nhìn vào thanh đao, người ta đã không muốn cầm nó . Vương Hữu cũng vậy, một tên nông dân xấu xí thô kệch như một sản phẩm thừa của người thợ số phận, gặp gia biến, lao vào chém giết thì nay lại càng xấu xí thô kệch hơn , và hung hãn như thanh đao vậy . Người là đao, đao là người . Cùng uống máu, cùng nhìn thảm cảnh , hai đối tượng như hoà lại làm một, để rồi tách nhau ra, vẫn thấy dư ảnh của đối tượng kia trong đối tượng này . Vương Hữu có vứt thanh đao đi thì hắn cũng chẳng tiếc, vì rằng, tâm hồn hắn đã là một thanh đao sắc lạnh rồi . Cả tác phẩm, ta có thể cảm nhận giọng văn giản dị, mà vẫn tạo sức hút không ngờ, từng câu từng chữ, giống như đao, sắc lạnh, vô tình . Có thể nói, tác giả đã biến toàn bộ tác phẩm của mình thành một thanh đao , khi thì lướt nhẹ, mài trên da người đọc, khi thì như cắm ngập sâu vào trong tận trái tim . Máu chảy xuống làm tôi cảm thấy cuộc đời quá tàn nhẫn, quá khốc liệt, tự nhiên lại nhớ lại cái thời chiến tranh năm xưa .

    Tác giả Cuồng Long cũng rất nặng tay khi đặt ra những tình huống làm người khác phải sôi sục trong lòng . Vương Hữu và những người lính năm xưa trong Bất Khứ Trại, tình huynh đệ trong tử chiến đã gắn bó không thể nói thành lời, vậy mà bây giờ phải quay sang chém giết nhau, để rồi tất cả lại sát cánh trong trận đánh với Ngô Tam Quế . Vương Hy trả thù, để rồi cuối cùng phải chết trong nước mắt, trong đau khổ, hắn cười, nhưng trong lòng hắn giằng xé . Hoàng đế Sùng Trinh cố gắng bao nhiêu, mà vẫn không cứu vãn nổi cái cơ nghiệp của Minh Thành Tổ , xung quanh toàn các quan lớn bé của triều đình, vậy mà đến khi nguy hiểm chỉ còn lại một viên Hiệu Úy Cửu Phẩm ra cứu , phẫn uất, rồi lại thắt cổ tự vẫn . Ngô Tam Quế sắp đi đời đến nơi, lại được người thiếp Viên Viên che chở , mà Vương Hữu lại đang có cảm tình với Viên Viên ! Đọc Đao, thấy nhiều khi sự trái ngược , sự đối lập, sự mâu thuẫn bị đẩy đến mức cùng cực , nếu là tôi trong những hoàn cảnh ấy, quả thực có khi không thể như Vương Hữu ! So sánh với những tác phẩm khác, thấy rằng Đao có chất giọng tàn nhẫn theo kiểu Thiên Đế Kiếm, có cái mệt mỏi của Thi Vương . Tựu chung lại, thì Đao có dáng dấp của một tác phẩm lớn, nếu có kết thúc hay thì đáng để gọi là một kỳ thư kiếm hiệp . Nhận xét như vậy không quá chút nào !

    Cái hay nữa của Đao là quan niệm hoàn toàn mới mẻ . Trong các tác phẩm kiếm hiệp thường thấy, các bậc cao nhân đắc đạo thường rũ bỏ bụi trần, lên núi tu luyện , và sau khi đại ngộ, bỗng thấy mình thành cao thủ . Đó là một mô – típ đã thành lối mòn rồi, con đường quá nhiều người đi qua sẽ vô cùng chật chội và không thể phân biệt được ai với ai . Tại sao không rẽ sang con đường khác ? Nói về công phu, thì trong các truyện sáng tác, có hai tác phẩm đi theo hướng riêng của mình là Thiên Đế Kiếm và Đao . Đao tàn nhẫn hơn, nó nói thẳng ra rằng, các kiểu luyện công phu , hay kể cả quan niệm sống thường gặp đều bị Đao bác bỏ hết . Đến cả giới Phật, đao cũng không từ . Đao cho rằng, cả thế giới là một vòng quay tuần hoàn, một sinh thể chết, sẽ mang lại sức mạnh cho sinh thể khác, cả một cái vòng ấy như những bánh răng chuyển động không ngừng . Tôi cho rằng đây là một lý thuyết rất, rất độc đáo và sáng tạo . Và để thành Thần, hoà nhập với tiềm thức Đại Địa, thì không có cách nào nhanh hơn là phải giết, giết những sinh thể khác để ta sống, giết những kẻ khác để ta trở thành một thứ quan trọng trong “Đại Địa “ . Chết là một mặt khác, một phần tất yếu, và cũng là một phần để tái tạo lại . Tôi cho rằng, Đao đã mở ra một quan niệm rất mới trong kiếm hiệp . Điều này cần phải khâm phục tác giả, vì có một cách nhìn nhận thực tế vô cùng sắc bén, đôi mắt nhìn cuộc sống của tác giả cũng bén như lưỡi đao vậy . Theo tôi, cái cảm nhận linh thức mà Vương Hữu có được, có lẽ là sự tiếp nhận tình cảm . Một cuộc đời chém giết, tâm hồn chai sạn, vậy mà có thể cảm nhận và biết nói với lòng mình rằng : “ Viên Viên quá đẹp ! “ . Biết lo lắng cho những người lính cùng chạy loạn, biết cảm nhận nỗi đau mất cha của Thái Tử, biết rõ hành động xấu xa của tên cẩu tặc Ngô Tam Quế . Có lẽ tác giả Cuồng Long muốn nói rằng , tình cảm là thứ để con người ta vươn tới khát vọng chăng ? Xem ra cách giải thích của tôi hơi mâu thuẫn, vì theo Đao, muốn cảm nhận linh thức của “Đại Địa “ thì phải giết, phải tàn nhẫn, sao lại có tình cảm ở đây ? Tôi không phải là tác giả, nên khó có thể hiểu được cái thâm ý của tác giả, liệu rằng, những hồi tiếp theo của Đao sẽ khai mở cho tôi hơn chăng ?

    Những nét cơ bản trên, theo tôi nghĩ, cũng là suy nghĩ của mọi người khi đọc Đao . Nhưng . Lại nhưng ! Có lẽ là tôi khắt khe quá thì phải ? Vì rằng, có bạn sẽ nghĩ tôi bới lông tìm vết tác phẩm ! Nhưng dù sao, thì đây cũng là cảm nhận của một người hâm mộ Đao nên tôi sẽ nói những cái tôi cho là còn thiếu của Đao . Mong các bạn và tác giả tham khảo .

    Tôi đoán rằng, tác giả của Đao có lẽ phải tầm vào khoảng gần ba mươi tuổi, có lẽ là từ hai mươi tư trở đi thì hợp lý hơn . Nếu sai thì đành để các bạn cười chê vậy ! Tôi không giỏi lắm trong việc này . Hồi đầu đọc Thiên Đế Kiếm, tôi cũng không nghĩ cái cách viết tàn nhẫn như thế lại là của một anh bạn mới có 17 tuổi ! Tôi nghĩ rằng, Cuồng Long có cách nhìn nhận cuộc sống rất lão luyện, nhưng đôi chỗ tôi thấy chưa thoả đáng lắm . Cuồng Long có vẻ như đề cao tính siêu việt của Thần hơi quá . Không phải hơi quá về mặt cao siêu . Mà là hơi quá về mặt chuyển biến sinh thể . Thuyết “Đại Địa “ rất hay ! Nhưng cả một vòng tuần hoàn như vậy, người chết sẽ chết một cách trông đợi rằng : Khi già ta sẽ chết ! Nhưng có những cái chết bất chợt đến, những cái chết ta không hề mong đợi , thì có chăng làm thay đổi cái vòng tuần hoàn ấy không ? Những kẻ giết người lần đầu tiên đều cảm thấy sợ hãi, đó sự xáo động của một mắt xích trong chiếc dây chuyền Đại Địa . Có những kẻ giết người, để rồi không chịu nổi sự giằng xé mà tự sát , đó cũng là một sự xáo động, liệu chăng nó có ảnh hưởng đến cả dây chuyền không ? Hãy thử tưởng tượng xem, một chiếc dây nối với nhau bằng những xích sắt, một mắt xích vỡ thì cả dây xích đứt . Liệu tác giả Cuồng Long có nghĩ đên sự cân bằng trong thuyết Đại Địa của mình chưa ? Tác giả đã nghĩ tới sự quan trọng của mỗi mắt xích chưa ? Và còn một điểm này nữa, Vương Hữu có thể khai mở toàn bộ linh thức, nhưng hắn có thể dùng cái sức mạnh linh thức ấy mà làm đảo lộn cái “ Vòng Quay Số Phận “ không ? Ai cũng biết nhà Minh tới đây là sụp đổ, vậy Vương Hữu cứu lấy Thái Tử, hắn có làm cả trời đất này phải theo ý hắn không ? Hắn có bắt cả trời đất này phải cúi đầu quy phục trước mặt hắn như các vị thần cúi đầu trước Hắc Đế trong Thiên Đế Kiếm không ? Hắn có làm cả cái số phận lâu nay vốn cợt nhả con người nay bị con người cợt nhả lại không ? “ Sức Mạnh Linh Thức “ vô địch thiên hạ mà Thần Bí Nhân dạy cho hắn có thắng được “ Vòng Quay Số Phận “ không ? Hắn có cứu được nhà Minh không ? Câu trả lời chắc ai cũng biết . Vậy nên sự xuất hiện của Vương Hữu có lẽ là một thứ để số phận chơi đùa . Có lẽ đọc Đao, người ta sẽ không quan tâm nhiều lắm tới mức độ lịch sử, mà có lẽ người ta sẽ coi trọng hơn về cuộc đời Vương Hữu , mặc dù là tác giả đã khéo léo đưa cuộc đời Vương Hữu gắn với lịch sử, nhưng có điều , “ Vòng Quay Số Phận “ có lẽ làm mất đi phần nào đó cái tính hùng tráng của một trận chiến mà ai cũng biết trước kết quả .

    Giọng văn của tác phẩm cũng phải nói là mẫu mực , không có phần nào để chê, nhân vật phù hợp với giọng văn bình dị, sắc lạnh như lưỡi đao . Tuy nhiên, cách trình bày bố cục, và nhất là cách mà tác giả Cuồng Long kéo chuyện, thì thực sự tôi thấy vẫn chưa ổn thoả . Có lẽ tác giả nên tham khảo một chút cách kể của Dị Giới hoặc Truyền Kỳ Minh Kiếm . Thời gian đừng nên quá nhanh, sự thêm thắt một chút của lời thoại nhân vật sẽ chuyển đổi thời gian tốt hơn . Hoặc nếu không muốn, tác giả có thể ngắt dòng, như vậy cũng gây ra tâm lý thoải mái hơn cho người đọc, mà không phải hộc tốc chuyển cảnh . Nói thật với tác giả Cuồng Long là tôi nhiều khi chạy theo truyện của cậu mệt đứt hơi, mà lại toàn cua chỗ gấp, người già cả như tôi mong tác giả nên thương một tý !

    Còn về mặt chiến đấu, có lẽ là truyện có vẻ không thích dùng các tuyệt chiêu , pho võ công thì phải . Đó cũng là một điều tốt, để người ta đỡ mệt đầu có vì phải nhớ nhiều chiêu thức . Nhưng trong cả truyện cho tới giờ, chưa thấy một tuyệt chiêu nào xuất động cả . Thiết nghĩ, tác giả Cuồng Long nên sáng tạo một chút . Tiếp nữa là cảnh mô tả trận chiến, mặc dù là sử dụng từ ngữ linh hoạt, hình ảnh diễn biến tốt . Nhưng có lẽ nếu chọn cảnh chiến đấu giữa hai tác phẩm Đao và Thiên Đế Kiếm , tôi vẫn sẽ chọn Thiên Đế Kiếm hơn . Tôi không hề so sánh tác phẩm nào hay, dở, mà chỉ muốn để các tác giả tham khảo một chút . Bạn đọc cũng nên rút ra sự so sánh này khi đọc các tác phẩm với nhau . Nếu cũng là người đọc Thiên Đế Kiếm, tôi nghĩ tác giả Cuồng Long cũng để ý thấy cách xuống dòng của tác giả Thiên Đế Kiếm rất tự do, người đọc có cảm giác cuốn hút, không bị đè nén bởi những dòng chữ nhiều quá . Cách xuống dòng đôi khi cũng là một công cụ đắc lực để giảm thiểu sức nặng nề của tác phẩm , nhất là đối với những tác phẩm nặng câu chữ như tiểu thuyết kiếm hiệp, càng nhẹ, càng bớt đi trọng lượng mà không làm mất đi giá trị, đó cũng là một cái hay . Hơn nữa, có một điều hay trong Thiên Đế Kiếm mà Đao chưa có, đó là đừng nên nói hết ra tình cảm, cứ để đọc giả tự nhiên mà nhận thấy, có phải là đắc dụng hơn không ? Ví dụ như cảm nhận trên chiến trường của nhân vật Hàn Thuyên trong Thiên Đế Kiếm và Vương Hữu trong Đao là như nhau . Có điều cách thể hiện của Thiên Đế Kiếm tốt hơn Đao, sự diễn biến nội tâm nhân vật không nói hẳn ra, mà sử dụng cái “ ngoại “ , tức là mô tả hành động nhân vật , mà mô tả cái “ nội “ của nhân vật . Cái “ ngoại “ hành động là nói lên cái “ nội “ trong lòng . Theo tôi, tác giả đừng nên Vương Hữu phơi bày lòng mình ra quá nhiều , hắn vốn là kẻ lạnh lùng, hãy để hành động của hắn làm việc , mà từ đó để độc giả suy ngẫm về hắn, về suy nghĩ trong lòng của hắn , như vậy thì có lẽ là tốt hơn .

    Một vấn đề nữa mà tác giả Cuồng Long nên lưu ý là đừng để độc giả phải mệt mỏi quá . Văn phong của Cuồng Long có đôi chút giống Cổ Long . Theo tôi, thì tác phẩm của Cổ Long không hề kém cạnh Kim Dung ở điểm gì, có điều văn phong của ông nghiêm trang quá, và đến lúc nào đó sẽ gây ra sự bức bí cho người đọc, điều đó cũng xảy ra khi đọc Đao . Kim Dung thì biết sử dụng những tình huống hài hước của nhân vật để giải toả sự căng thẳng trong truyện . Khi đọc Đao và Truyền Kỳ Minh Kiếm thì hai cảm giác trái ngược nhau hoàn toàn . Tôi có thể vừa cười những trò vui của anh chàng Thương Minh Kiếm , những nét đanh đá của cô gái Lâm Thái Vân, vừa thoải mái uống cà phê để đọc Truyền Kỳ Minh Kiếm . Trong khi thì vừa căng thẳng trong những tình tiết nhanh và mạnh của Vương Hữu, vừa nhăn nhúm mặt nhai lạc luộc để đọc Đao , thú thực là đôi khi căng thẳng vì cốt truyện quá nên ăn cả vỏ lạc lúc nào không hay . Vậy nên rất mong tác giả có thể tham khảo thêm một chút Dị Giới của tác giả heobeomapu để làm cho truyện của mình trở nên vui tươi hơn một chút, Dị Giới có sự pha ghép tình huống hài hước khá tự nhiên, sự mệt mỏi được giải toả đúng lúc, đúng độ, đỡ căng thẳng . Mong tác giả Cuồng Long để ý, chứ cứ tình trạng căng thẳng này trong Đao, khéo tôi nuốt sống cả lạc, tắc ruột mà đi bệnh viện mất !

    Và tác giả Cuồng Long cũng nên tham khảo cái cách xuất hiện bất ngờ các nhân vật trong Thiên Đế Kiếm . Không biết là tác giả Cuồng Long có để ý tới chi tiết rằng đã giới thiệu Tạ Quỳnh Chi ở hồi thứ mười chín, như vậy là sẽ làm giảm cái sức hấp dẫn đến bảy tám phần rồi không ? Tạ Quỳnh Chi vốn có thâm thù với Vương Hữu, mà lại giới thiệu cô ta sớm quá, khiến tác phẩm để lộ sơ hở diễn biến tiếp theo . Sở dĩ tôi nói Thiên Đế Kiếm ở đây là vì các nhân vật xuất hiện ở những chỗ chẳng bao giờ người đọc nghĩ đến . Đang theo mạch, tự nhiên, có một nhân vật xuất hiện làm thay đổi toàn mạch, mà xuất hiện hết sức hợp lý vì những lý do cũng hết sức hợp lý . Đó chính là nét đặc trưng của Thiên Đế Kiếm . Hoặc như Truyền Kỳ Minh Kiếm cũng để cho sự xuất hiện vừa hay, vừa vui, vừa bất ngờ của Lâm Thái Vân khi đến dạy cho Minh Kiếm trong rừng . Đành rằng, Đao dựa trên một khuôn phép mẫu mực về tiểu thuyết kiếm hiệp, nhưng nó cũng nên có sự mới mẻ trong cách dẫn chuyện, như vậy thì tốt hơn . Nếu viết theo kiểu cũ, thì thực sự ra có những người hay đọc kiếm hiệp là hiểu một số từ cổ như “ hạo kiếp “ , “ huyết vụ “ , chứ nếu để cho người ngoài hiểu được thì chưa chắc . Thực sự ra, những tác phẩm văn học ngày nay , nếu xét về mặt nghệ thuật thì không thể bằng các tác phẩm văn chương thời xưa, nhưng nếu bảo một người trẻ tuổi chọn một trong hai quyển : “ Chiến tranh và hoà bình “ của Lev Tolstol với quyển “ Mật mã Da Vinci “ của Dan Brown, thì tôi nghĩ phải đến bảy tám phần anh ta chọn Dan Brown, vì lý do gì ? Nói ra ngoài lề một chút, những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng như “ Mật mã Da Vinci “ hay “ Harry Potter “ không phải hay về mặt nghệ thuật, mà nó ăn nhau là ở tình tiết . Mặc dù so sánh với hai trường phái tiểu thuyết thì rất là chênh lệch, nhưng các tiểu thuyết gia kiếm hiệp cũng nên học hỏi một chút ở cách xử lý tình tiết ở các tác phẩm hiện đại . Về mặt này, thì tác giả Cuồng Long nên tham khảo một chút của Thi Vương - một chuyện xử lý tình tiết khá tốt . Bởi vì, cách xử lý tình tiết, nếu xét về phương diện nào đó cũng là một nghệ thuật, và sức nặng của nghệ thuật xử lý tình tiết, trình bày tình tiết là cách nhanh nhất để làm độc giả hứng thú với truyện hơn .

    Trên đây, là những ý kiến của tôi về Đao . Đao không phải là một tác phẩm thực sự mới, nhưng để xếp nó vào hàng truyện mẫu mực theo đúng lối kiếm hiệp xưa thì thật chẳng có gì bàn cãi . Có điều tác phẩm chưa hoàn thành , nên chưa thể nói trước được điều gì quá . Sự khai mở Linh Thức trong Vương Hữu làm hắn trở nên mạnh hơn, vì trước đây hắn chỉ dùng sức, bây giờ hắn có cả đầu óc . Hắn sẽ trở thành ai đây ? Phản lại triều Minh như Ngô Tam Quế ? Bán rẻ triều Minh như năm xưa Bá Bỉ bán nước Ngô ? Chết trong niềm tiếc thương đất nước như Bá Di, Thúc Tề năm xưa khóc vì nhà Ân bị diệt ? Hoặc chết trong phẫn uất như người anh hùng Nhạc Phi năm xưa vì cứu giang sơn Đại Tống ? Không biết . Cái đó tuỳ thuộc vào tác giả thôi . Chỉ biết một điều, chất văn phong giản dị của Cuồng Long làm tôi đặc biệt ấn tượng ! Mong rằng tác giả hãy giữ cách thể hiện này, và cũng mong tác giả không ngừng tham khảo thêm các tác phẩm khác . Tôi không biết mình có sống đủ hay không để chờ một ngày kia, trên tay tôi là quyển sách có chữ Đao ở giữa, nhưng nếu sống được thì tôi sẽ chờ .

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi nguoi qua duong a, ngày 31-07-2013 lúc 17:09.
    ---QC---


  2. #2
    Ngày tham gia
    Jun 2008
    Bài viết
    3
    Xu
    0

    Mặc định Thiên Đạo - T/g: Lê thế Việt

    http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=8434

    Từ trước đến nay tôi chỉ đọc truyện dưới danh nghĩa khách, ngày trước vào mục truyện sáng tác chỉ đọc : dị giới, thi vương , tam kiếp, chủ yếu do trước kia thời gian hạn hẹp

    Hiện tại đã có nhiều thời gian, tuy nhiên lúc này mục truyện dịch khan hiếm quá, đọc một lèo cái hết mấy bộ liền. Bắt đầu nhảy sang mục sáng tác, thấy có cái topic bình chọn này liền thử vào tìm hiểu.

    Tôi thấy Thi vương, dị giới được rất nhiều người bình chọn ( dĩ nhiên vì nó hay và độc đáo). tuy nhiên có chút bất ngờ khi mà truyện Truyền kì minh kiếm được nhiều người đánh giá hay nhất. Ngày hôm qua đọc Truyền kì minh kiếm, quả thật công nhận truyện này rất hay, có thể nói cách diễn đạt và xây dựng cốt truyện khá mới mẻ và cuốn hút.

    Ngày hôm nay thì đọc tới Vô lại tiểu tử, thiên đạo vì thấy nó cũng có kha khá nhiều người bình chọn. Ai ngờ đọc xong thì thấy kinh ngạc, kinh ngạc vì Thiên đạo. Nó quả thật rất hay, hay đến khó tả.

    MỚi ban đầu đọc một vài phẩn mở đầu thấy nõ cũng bình thường, định không đọc nữa song thấy có mấy chục người bình chọn cho nó hay thì đoán rằng nó cũng có điểm độc đáo. Bởi thế kiên nhẫn đọc thêm mấy hồi nữa, ai ngờ càng đọc càng phê, đọc đến đây ngất ngây đến đấy. Gần 4 tiếng đồng hồ tôi đọc một mạch mười chương truyện mà vẫn chưa đã, chỉ muốn ngay lúc đó được đọc tiếp phần 2.

    Truyện hay đến kinh ngạc, văn phong mượt mà, giầu cảm xúc, bố cục chặt chẽ, trong đó vừa lồng vào những bài học đạo đức, những quan niệm nhân sinh và triết lý, lại có cả thơ văn. Độc đáo ! Rất độc đáo, cách xây dựng hình tượng nhân vật mới mẻ, không phải anh hùng đội trời đạp đất, võ công thấp kém, thủ đoạn nhiều lúc rất không quang minh chính đại, lại rất hay thề độc song vẫn toát lên một chữ hiệp. Tôi rất thích quan niệm của tác giả :

    Trong lòng nhân nghĩa làm đầu-
    Hồn người hiệp khách dứt sầu mà đi

    Quả thật theo tôi nghĩ : chỉ cần mình làm việc nghĩa, trong lòng có hai chữ Nhân nghĩa thì mọi hành động và lời nói dù có thế nào chăng nữa thì đó vẫn là " hiệp khách". Lại như tác giả quan niệm, theo như lời nhân vật nữ Tiểu Điệp : "...ông trời không có mắt chia cắt chúng ta thì muội chẳng quan tâm lão thiên dó vào đâu. Cái gì là trời tru đất diệt muội không tin cũng chẳng sợ. Chỉ cần muội được sống bên cạnh huynh, thế là đủ." ( tôi ko nhớ nguyên văn lắm). Có phải vì thế mà nhân vật chính để đạt được mục đích của mình mà sẵn sàng thề thốt, sẵn sàng phá bỏ rào cản về danh dự và quan niệm thông thường mà để giữ mạng sống, để lo việc nghĩa. Khâm phục ! Rất khâm phục quan niệm này. Chỉ cần trong lòng lấy Nhân nghĩa làm đầu, mình nghĩ, mình biết là đủ.

    Hơn nữa, đọc Thiên đạo nhận ra được cách tác giả xây dựng nhân vật rất mẫu mực, nhân vật có tính cách rõ ràng, lại có cách xử lý tình huống táo bạo và bất ngờ, tôi rất khâm phục những âm mưu và ngụy kế của nhân vật chính Triệu Giang Phong. Khâm phục cách miêu tả quan niệm về tình yêu và nội tâm nhân vật. Khi đọc đoạn cô quí phi ( tôi ko nhớ rõ tên ) cầm chiếc kim châm rạch một đường dài ăn sâu vào da thịt Giang Phong chỉ muốn gửi một thông điệp là : hi vọng sau này mỗi khi chàng nhìn thấy vết thương này lại sẽ nhớ đến thiếp. Nhơ nhiều hơn một chút, nhớ nhiều nhất có thể. Đọc đoạn này có mộ chút so sánh hình dung đến vết cắn của Triệu Mẫn với Vô Kỵ. Lại có đoạn cô bé Ngọc Linh dù căm ghét Giang Phong song lúc nào cũng cầm theo mảnh áo rách, Vương Thúy Kiều đi đâu cũng ôm theo cây đàn cũ kỹ, KIm TRọng si tình đến mất ăn mất ngủ, một Dương Tuyết Thanh coi trọng nhan sắc của mình hơn tất cả, một Mạnh Phi sống tình nghĩa, ban đầu có chút cứng nhắc song đã biết nhận sai. Một Hàn Vũ thoải mái, không câu nệ, ông ta có nói một câu làm tôi rất tâm đắc : " Đừng bao giờ phán xét sự việc chỉ từ những điều mắt thấy, tai nghe." Chính vì điều này mà cuối cùng xảy ra bao nhiêu chuyện hiểu lầm đáng tiếc, để cuối cùng diễn ra kết cục thương tâm. Lại còn một số nhân vật khác tuy có xuất hiện không nhiều song vẫn thể hiện được tính cách của mình rõ ràng. Chẳng hạn như đó là Phòng Huyền Linh: rất ham thích nhiệt náo và biến cố...

    Điểm hay nữa của Thiên đạo đó là bất ngờ và kịch tính. Tất cả những chi tiết tưởng chừng như nhỏ nhặt ở các chương trước không ngờ đó lại là mấu chốt của bất ngờ, là điểm nhấn của kịch tính. Quả thật ban đầu đọc đến gần hết chương 10, tôi chỉ nghĩ rằng : chưởng môn nhân của Võ Đang: Vũ Hoài Đức - chính là một lão đạo đức giả, Cái kiểu của Nhạc Bất Quần ( dù ko đc tinh vi như họ Nhạc ) song ai ngờ đọc đến cuối chương X mới nhận ra : suy nghĩ của mình là sai lầm, đọc xong chỉ ồ lên một tiếng kinh ngạc. Hóa ra mọi việc căn bản là có căn nguyên của nó, lật lại những phần trước đọc kĩ và suy ngẫm, lúc đó mới thán phục cách xây dựng bố cục câu truyện.

    Trong bộ truyện này có rất nhiều đoạn làm tôi thích: Đoạn Tiểu Điệp bầy trò trêo chọc Giang Phong, đoạn Giang Phong hí lộng Dương Tuyết Thanh, đoạn hài hước cười đến sặc nước khi có sự xuất hiện của Tửu Tăng Huyền Trừng... Tuy nhiên chính đoạn đầu chương X mới là đoạn làm tôi tâm đắc nhất, đọc xong trong lòng trào lên rất nhiều cảm xúc: chủ yếu là thương tâm và buồn. Có thể nói đoạn đó chính là một thiên tuyệt bút.

    Tôi không phải là nhà phê bình, dĩ nhiên đây chỉ là ý kiến cá nhân. Tạm thời tôi chưa thấy có điểm nào thiếu thuyết phục ở Thiên đạo, chỉ là có một chút mơ hồ : chẳng biết tác giả lồng TRuyện Kiều và trong là cái sáng tạo mới mẻ hay là điểm có chút gì đó làm cho nhiều độc giả Việt Nam cảm thấy bỡ ngỡ và dễ dàng chấp nhận. Tuy nhiên dù gì cũng là dụng ý tác giả, mong tác giả hãy mặc sức tự do mà phóng bút, nhanh chóng post tiếp để cho anh em thưởng thức.

    Tôi chẳng thể ngờ một tác gia trẻ thế lại có thể xây dựng một bộ kiếm hiệp hay và độc đáo như thế, nghe nói tác giả bộ Thiên đạo đang bận ôn thi đại học, như vậy thì chỉ 18 tuổi đời- nhưng mà những kiến giải và triết lý đưa ra rất sâu sắc và độc đáo. Thậm chí tôi không dám tin rằng đó là do chính tác giả- do chính một thanh niên chưa đến 20 tuổi viết nên. Có lẽ theo ý kiến số đông thì bộ Thiên đạo cũng chỉ tầm tầm, cũng thường thường bậc trung nhưng ý kiến của tôi: nó đáng được gọi là một kiệt tác ( có nói quá không nhỉ )

    Một lần nữa chúc em letheviet - tác giả bộ Thiên đạo thi cử thật tốt. Sau đó nhanh chóng post tiếp cho mị người thưởng thức. Cảm ơn.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi nguoi qua duong a, ngày 31-07-2013 lúc 17:05.

  3. #3
    Ngày tham gia
    May 2008
    Bài viết
    31
    Xu
    0

    Mặc định Thiên Đế Kiếm - Get Backer

    http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=6574

    Trước khi bình luận, tôi xin trích dẫn một đoạn trong tác phẩm này :

    Đường xa , đường dài, làm tan nát những trái tim yếu đuối mỏng manh . Chỉ có những trái tim mạnh mẽ, những trái tim dũng cảm mới đủ sức bước tiếp . Bước đi những con đường mà chưa một ai từng đi bao giờ . Những trái tim chan chứa máu nóng . Những trái tim đầy sự nhiệt huyết, không nhạt đi theo năm tháng .

    Thiên Đế Kiếm là gì ?

    Kiếm hiệp ?

    Tiên hiệp ?

    Những trận chiến khốc liệt ?

    Tiểu thuyết lãng mạn về tình yêu ?

    Sự kết hợp lăng nhăng vớ vẩn của các thể loại truyện ?

    Những câu chửi tục ?

    Hay nó chính là cái xã hội hiện tại mà chúng ta đang sống ?

    Trong mấy năm trở lại đây, giới trẻ Việt Nam thường có một thú vui là chơi các trò chơi trực tuyến trên mạng, nó như một cơn sốt, một thứ bệnh dịch khiến người ta lao vào nó . Rồi những chuyện tiền bạc, thậm chí cả mạng sống đổ vào các trò chơi đó đã được báo chí phản ánh quá nhiều đến phát ngán . Đối với một thế hệ đi trước như tôi, cố nhiên là những trò chơi đó là vô bổ . Nhưng mà khổ nỗi, thằng cháu của tôi lại cũng thuộc dạng thích các trò chơi như thế, mình thì cũng chỉ có nhắc nhở nó thôi, chứ không thể bắt nó làm theo ý mình được . Và tôi cũng nghĩ là cháu của mình cũng đã lớn rồi, nó có thể tự suy nghĩ được rằng cái gì là quan trọng, cái gì là cần thiết .

    Cho đến một ngày kia, vào khoảng gần tháng 5 năm 2007, đứa cháu tôi có cho tôi coi thử một bộ tiểu thuyết trên diễn đàn của trò chơi thế giới hoàn mỹ . Cả hai ông cháu vốn là đã mê kiếm hiệp nên chia sẻ, giới thiệu cho nhau là điều dễ hiểu .

    Ban đầu đọc, từ chương 1 tới chương 7, tôi cảm thấy...thất vọng . Phải nói thật là như vậy, bởi vì cái cách viết văn, nói đúng hơn là đạo văn của anh bạn tác giả này quá lộ liễu . Bê nguyên cả tác phẩm " Bố Già" nổi tiếng vào, cóp pi y nguyên cả cách viết của Puzo . Đọc xong tác phẩm, tôi chỉ biết cười với đứa cháu : " Những tác phẩm thế này thì chỉ xứng đáng cho vào sọt rác ! " . Những tác phẩm đạo văn sớm muộn gì thì cũng sẽ trở thành phế phẩm , luôn luôn là như thế .

    Nhưng câu chuyện không phải chỉ có vậy . Nếu thế thì tôi đã không ngớt lời khen ngợi, thậm chí là ngưỡng mộ tác phẩm này .

    Vì cái gì ?

    Lại nói, kể từ khi đọc xong tác phẩm Thiên Đế Kiếm , chính xác là tác phẩm này hồi đó chưa có tên là Thiên Đế Kiếm, cái tên nguyên bản của nó là "Cuộc hành trình của những kẻ bị nguyền rủa", tôi không bao giờ đọc lại nó lần nữa . Bẵng đi khoảng ba bốn tháng , đứa cháu của tôi lại giới thiệu cho tôi truyện này . Mặc dù đã từ chối rằng : " Không muốn đọc tác phẩm đạo văn " , nhưng đứa cháu nói rằng tác phẩm này đã hoàn toàn khác, và nó khẳng định rằng : " Đây là tác phẩm hay nhất mà cháu từng đọc " nên đành xem thử .

    Và đến lúc đọc từ chương 8, tôi đã thực sự bị cuốn vào Thiên Đế Kiếm .
    Những cảm xúc, những liên hệ, những suy nghĩ sâu sắc không dễ gì có được ở các tác phẩm khác .

    Đó là Thiên Đế Kiếm .

    Ở một nơi là Đại Lục Hoàn Mỹ, câu chuyện này đã xảy ra . Và cũng không biết Thiên Đế Kiếm có phải là tác phẩm viết đầu tiên hay không ? Nhưng chắc chắn một điều, các tác giả trẻ tuổi thường thích sự hoành tráng, nói vui là hoành tá tràng, ngay từ đầu tác phẩm . Trận chiến khốc liệt nảy lửa giữa tộc Nhân và Thú xảy ra trên Phạt Mộc Lĩnh, sự xuất hiện bí ẩn của một ông già cầu nguyện cho những linh hồn oan khuất . Chi tiết này được một số tác gia trong tangthuvien sử dụng như tác giả QM với " Truyền Kỳ Minh Kiếm " . Điều này làm cho tác phẩm thêm phần huyền bí và người đọc phải tự hỏi về trận chiến này vì sao lại có ? Có khác chăng là mức độ hoành tráng và lớn lao là khác nhau thôi . Chắc chắn là điểm này Truyền Kỳ Minh Kiếm khoẻ hơn hẳn .

    Rồi cũng bỏ lửng đó, thời gian trôi đi trong hai mươi năm . Câu chuyện lại chuyển sang hướng mới . Nhân vật Xích Vân xuất hiện khá kỳ cục . Y nằm một đống trước cửa nhà người khác rồi chui ra từ đống giẻ rách . Và quần áo thì tàn tạ ở mức không thể tàn tạ hơn . Nói năng thì chợ búa và mất dạy, tính cách cợt nhả với cả người lớn tuổi như bác thợ rèn . Vừa bắt gặp nhân vật này, ta có thể nhận ra hắn không phải là hạng người tử tế gì . Điều đó lại càng chắc chắn hơn khi ta bắt gặp những người bạn của hắn, đoán tính cách một người qua bạn của những người đó .Hai tên bạn của Xích Vân là Hoài Tử và Tôn Dương, cũng đều rặt một phường chợ búa lang thang cả . Nói chung thì cách xuất hiện và tính cách của nhân vật này không có gì mới ở thời điểm này, vì trong tangthuvien , các nhân vật của các truyện cũng đều có tính cách kỳ quái, hoặc là lạnh lùng cô độc . Có lẽ đây cũng là xu hướng của các tác giả khi không thích nhân vật của mình đi theo chiều hướng anh hùng nghĩa hiệp như các bậc tiền bối bên Trung Quốc trước đây .

    Nhân vật Hàn Thuyên, hay còn gọi là Ngài Hàn thì có rõ ràng hơn một chút, người đọc cũng có thể nhận ra nhân vật này không phải thuộc hạng tử tế lắm, nhưng cũng không phải là người táng tận lương tâm . Ông ta là người khôn ngoan . Thực ra, nhân vật này chính là một bản sao chép lại của ông trùm, của Don Corleone trong " Bố Già " . Những đứa con của ngài Hàn cũng lấy khuôn từ những đứa con của Don Corleone, và nhân vật Lã Vân cũng đúc khuôn từ Tom Haghen mà ra . Cả hai ông bạn già Lăng Khê và An Dương cũng vậy, dáng vẻ to béo, nhảy nhót đêm hội cũng lấy nguyên của lão béo Peter Clemenxa, Lăng Khê gầy ròm như Tessio, cả hai lão già này đều là các caporegime cả . Cả bối cảnh bang hội cũng lấy cái mẫu của thành phố New York thời những thập kỷ 40, 50 . Có thể nói, ban đầu khi đọc tác phẩm, tôi phải bật cười trước sự sao chép ngốc nghếch của tác giả . Khi người đọc nhận ra là một tác phẩm đạo văn, thì nó sẽ bị đào thải . Đạo văn là sự không tôn trọng của tác giả đối với người đọc, xứng đáng bị chê trách . Điều này phải nói thẳng thắn là như vậy .

    Nhưng đó chỉ là cảm nhận của một đoạn, từ chương 1 cho tới chương 7 .
    Phải đến lúc bắt đầu chương 8, tác phẩm này mới thực sự là một tác phẩm lớn .

    Chương 8 là kể lại một trận chiến trong thời kỳ Đại Hỗn Loạn của Đại Lục Hoàn Mỹ . Nó cũng sự quay ngược thời gian trong cuộc đời của nhân vật Hàn Thuyên . Nếu như cuộc đời của bố già Vito Corleone hồi trẻ là sự mánh khoé, vươn lên thoát khỏi số phận để tìm hạnh phúc thì nhân vật Hàn Thuyên khác hẳn . Cuộc đời của Hàn Thuyên là một bức tranh thật nhất, tôi xin nhấn mạnh, thật nhất về con người . Trận chiến ở Tổ Long Thành, sự đau thương đến cùng cực khi mất đi người đội trưởng, sự sợ hãi, tất cả đều tập trung ở Hàn Thuyên . Những năm tháng chiến tranh đã qua đi từ lâu, nhưng nhìn lại Hàn Thuyên, tôi lại cảm thấy rùng mình sợ hãi . Phải nói thật là , dù rằng những năm tháng đi chiến đấu phục vụ Tổ quốc là một niềm vinh dự, nhưng có vào chiến trường mới biết rằng, ánh hào quang chiến thắng không có màu trắng, mà là màu đỏ . Những cảm xúc của nhân vật Hàn Thuyên mới thực sự là những cảm xúc của người lính khi ra trận, chứ không phải là tinh thần quyết chiến hay quyết thắng gì cả . Trận chiến của Hàn Thuyên là một bộ phim sống động nhất, chân thực nhất về cái tàn khốc của chiến trường, sự tổn thương cả về mặt thể chất lẫn tinh thần của người lính . Trong tác phẩm Đao trước đây, giọng văn của tác giả được nhiều người đánh giá là sắc lạnh, nhưng có đọc đến chỗ đội trưởng Từ Tuyên nhìn một người lính Vũ Mang bắn chết anh trai của mình mới biết rằng ngòi bút của tác giả Get Backer còn đáng sợ hơn nhiều . Không có dòng văn nào miêu tả tâm trạng, không có từ ngữ nào phân tích cảnh này, chỉ có cái nhìn của đội trưởng Từ Tuyên, chỉ có thái độ quay đi và lầm lũi bước của người đội trưởng, nghe có tiếng đâm kiếm thủng bụng cũng không quay lại . Tôi đã từng nói tác giả Cuồng Long đừng nên nói hết tâm trạng là bởi vì chi tiết này trong Thiên Đế Kiếm . Tác giả Get Backer không phân tích tâm trạng của người đội trưởng, cái đó là để người đọc tự hiểu, tự suy nghĩ, tự nghĩ đến cái tàn nhẫn của chiến tranh .

    Chiến tranh không những tàn nhẫn, mà nó còn kinh khủng hơn những gì mà người ta tưởng tượng . Đội trưởng Từ Tuyên trọng thương, Hàn Thuyên đã phải dùng đôi tay trần móc vào ổ bụng người đội trưởng để lấy mũi tên . Nếu ở vị trí của người đội trưởng, cảm giác của ta sẽ là như thế nào ? Có lẽ không cần phải nói nhiều ở chi tiết này nữa . Để phân tích hết được sự thật của chiến trường mà tác phẩm Thiên Đế Kiếm đã viết ra, có lẽ phải để một bài viết sau . Nhưng điều mà tác giả muốn nói với người đọc, muốn người đọc cảm nhận đã có ngay ở câu đầu tiên mở đầu chương 8 rồi : Mọi vinh quang trên chiến trường đều được xây nên từ máu và nước mắt .

    Từ chương 9 trở đi là quay về với thực tại . Trong tác phẩm này có rất nhiều tuyến nhân vật . Đây là điều rất hiếm trong các bộ truyện mang màu sắc kiếm hiệp, không biết có phải tại kiến thức của tôi nông cạn không, nhưng thực sự là những truyện kiếm hiệp tôi đọc chưa hề có tác phẩm nào có nhiều tuyến nhân vật thế này cả . Mỗi nhân vật đều có một tính cách riêng, cách hành động riêng khiến người ta phải nhớ . Nên nhớ rằng, trong Thiên Đế Kiếm, không hề có nhân vật chính, mỗi nhân vật có số phận riêng, câu chuyện riêng . Mức độ quan trọng của một số nhân vật được đẩy lên khi có những hành động ảnh hưởng tới toàn cục . Nhân vật chính là nhân vật xuất hiện nhiều nhất, nếu là Xích Vân thì chưa phải, vì nhân vật Ngài Hàn còn xuất hiện nhiều hơn, nếu nói Thiên Ma là nhân vật phụ thì lại càng không vì cho tới thời điểm này, hành động của hắn đang ảnh hưởng tới toàn bộ câu chuyện . Thậm chí, cả nhân vật Hắc đại nhân, chỉ xuất hiện trong đúng một chương 12 cũng không thể coi là nhân vật phụ vì ông ta cũng truy tìm và đã đoạt được Hắc Đế Ấn . Nhân vật Hà Gia Nhạ xuất hiện từ nửa sau nửa đầu tác phẩm cũng không phải ngoại lệ, nhiều khả năng anh ta sẽ trở thành nhân vật chủ chốt trong Thiên Đế Kiếm . Vậy nên, thay vì cách phân tích từng nhân vật thông thường, tôi nghĩ rằng, nên phân tích theo hướng cốt truyện, từ đó đem các tuyến nhân vật ra so sánh là tốt nhất .

    Nhưng từng khía cạnh nhân vật, xin để sau, tôi muốn nói đến điều quan trọng hơn, điều mà khiến tôi phải khâm phục tác giả, và không ngần ngại chọn Thiên Đế Kiếm là tác phẩm xuất sắc nhất .

    Sự việc bắt đầu trở nên rối rắm khi Quỷ Nhân, thành viên của Bất Kiếp Viện tàn sát Ngư Thôn, đẩy bang phái Hàn Thuỷ vào sự khốn đốn và mệt mỏi . Mặc dù là người thông minh đáng sợ, nhưng Hàn Thuyên lại không biết được cớ vì sao mà lại xảy ra vụ tàn sát đó ? Và ông ta bắt đầu đặt câu hỏi, ông ta bắt đầu biết tới tổ chức Bất Kiếp Viện . Vụ tấn công của Quỷ Nhân là điểm mấu chốt thứ nhất . Điểm mấu chốt thứ hai là vụ tấn công của Vọng Quái vào Thiên Lệ Thành . Chính vì vụ tấn công này, Hà Gia Đoàn, bang chủ Độc Tâm đã nảy lên ý định nhân cơ hội mà tiêu diệt Hàn Thuỷ, và cũng đúng là tới thời điểm hiện tại trong Thiên Đế Kiếm, Độc Tâm đã xuất quân tấn công Hàn Thuỷ . Các bang phái trong Thiên Đế Kiếm không phải là Cái Bang hay Toàn Chân Giáo như trong các truyện của Kim Dung, những bang phái lấy chuyện nghĩa hiệp làm trọng . Bang phái của Thiên Đế Kiếm là phản ánh một mặt của xã hội đen thời nay, không từ thủ đoạn để giành giật chiến thắng . Mặc dù tác giả Get Backer chịu ảnh hưởng của Bố Già, nhưng tác giả đã rất thành công khi khai thác cực sâu vào vấn đề bang phái . Những thủ đoạn, những toan tính trong bang phái của Thiên Đế Kiếm còn cao thâm hơn cả Bố Già . Hãy nhìn cái cách nói chuyện của Lã Vân với bang chủ Tam Thuận của bang Ỷ Thiên . Hãy để ý cái cách y phân tích cái lợi cái hại khi Ỷ Thiên muốn gia nhập các liên minh . Cách nói chuyện nhã nhặn, nhưng mang ý đồ xảo quyệt muốn kéo Tam Thuận về phe mình của Lã Vân làm tôi hết sức thú vị ở nhân vật này . Hàn Thuyên, Lã Vân và Hà Gia Đoàn là những nhân vật điển hình nhất cho những thủ đoạn, toan tính trong bang phái, cũng là điển hình cho những kẻ đang sống trong thế giới ngầm . Từng diễn biến tâm lý, từng tính toán đến vắt óc, từng thủ đoạn hiểm độc đều được phân tích một cách hết sức hợp lý .

    Một điểm hay nữa trong Thiên Đế Kiếm, đó là không có ai ngu muội . Kim Dung, hay một số tác gia như letheviet với tác phẩm Thiên Đạo trong tangthuvien muốn sử dụng những nhân vật ngu ngốc để nói lên cái thông minh của nhân vật chính . Nhưng tác giả Get Backer còn hay hơn ở chỗ, không có nhân vật nào ngu ngốc cả . Mỗi nhân vật khi suy nghĩ đều có sự tính toán, bởi lẽ, đã sống ở đời là ai cũng phải tính toán, khôn ăn người, dại người ăn . Nếu nhìn ra cuộc sống hiện tại, chắc chắn là không thể nào tìm ra được kẻ nào dại dột, hoặc ngu ngốc cả loạt như Giang Nam Lục Súc trong Thiên Đạo cả . Trong Thiên Đế Kiếm, kẻ chiến thắng là vì kẻ đó thông minh hơn, và mạnh hơn mà thôi . Không có nhân vật nào ngu ngốc, nhưng không phải tất cả đều khôn như nhau . Những kẻ khôn hơn người như Hàn Thuyên, Gia Đoàn, hay Thiên Ma đều cho thấy cái sức mạnh về trí tuệ của mình . Khôn hơn những kẻ khôn, đó mới là kẻ khôn ngoan nhất .

    Các tác giả trong tangthuvien đều viết truyện rất hay, nhưng tác giả Thiên Đế Kiếm có thứ mà gần như toàn bộ các tác giả trong tangthuvien không có, đó là ý niệm . Ý niệm cái gì trong tác phẩm này ?

    Thiên Đế Kiếm không phải là tiểu thuyết kiếm hiệp, xin khẳng định một điều là như vậy . Nó là sự pha trộn màu sắc kiếm hiệp và đem cả xã hội , hay đúng hơn chính là cả xã hội Việt Nam này vào Thiên Đế Kiếm . Nếu đọc Thiên Đế Kiếm, cái xã hội đang tồn tại trên Đại Lục Hoàn Mỹ chính là bộ mặt của xã hội Việt Nam . Đây chính là thành công lớn nhất của tác giả và sở dĩ tôi chọn Thiên Đế Kiếm là tác phẩm xuất sắc nhất là vì lý do này . Thiên Đế Kiếm không những là bộ mặt của xã hội Việt Nam, mà nó còn đang phản ánh cái cách sống, cái lẽ đời của chính xã hội này . Hãy xem cách nhìn của nhân vật Hàn Phi đối với người ăn mày . Cách nhìn của hắn thật chua chát, mà cũng thật quá đúng : người ăn mày không cần lòng thương hại, cái họ cần là một bữa ăn no đủ . Nhưng dạng ăn mày khác, không xin được của người ta thì nguyền rủa họ, nhân vật Ngài Hàn chỉ nói đúng một câu : chẳng qua phúc hoạ chỉ là sự trao đổi đáng khinh rẻ . Cho được người thì người cầu phúc, không cho người cái gì thì người ta nguyền rủa, ngẫm lại thấy cái sự đời chỉ chăm chăm trao đi trao lại cho nhau, nghĩ lại thấy đôi khi thật là phiền lòng . Hay như sự lo lắng của Tâm Thiện Giáo Lão đối với thế hệ trẻ của Ngũ Hành Tộc, hãy đọc kỹ từng lời ông ta nói mới thấy rằng, cái thế hệ trẻ của Ngũ Hành Tộc chỉ biết hưởng thụ, số nhân tài quá ít mà rùng mình nghĩ tới cái thế hệ trẻ của Việt Nam thời nay . Nói vậy không phải bi quan, nhưng cái sự thực giới trẻ bây giờ, đặc biệt là lớp người sinh từ năm 90, hay nhiều người gọi là 9X, có quá nhiều điều phải nói . Cũng nên nói , báo chí chẳng hiểu đào đâu ra những mỹ từ về thế hệ tiềm năng, chủ nhân tương lai . Nhưng hãy nhìn xem cái cách mà thế hệ này làm, quả thực, tương lai đất nước về đâu ? Chẳng cần nói ra, các bạn cũng hiểu về những sự lố lăng của thế hệ này . Nó lố lăng đến mức, thậm chí, những con người thực sự có tài trong thế hệ năm 90 cũng mặc cảm với chính năm sinh của mình, họ không dám nói mình sinh năm 90 mà nói rằng sinh năm 88, 89 . Những con người có tài trong thế hệ 90 không thiếu, nhưng những con người chỉ ăn bám xã hội, ăn bám gia đình trong thế hệ này cũng chẳng ít . Có thể nói Thiên Đế Kiếm đã cực kỳ khéo léo đề cập tới vấn đề này vào Thiên Đế Kiếm .

    Trong Thiên Đế Kiếm, tác giả không nói tới sự có mặt của các vị trưởng lão, nhưng tác giả lại để các nhân vật cốt lõi của truyện nói về những mối quan hệ . Phải nói thật, xã hội Việt Nam này đang tồn tại bằng những mối quan hệ . Hàn Thuyên, Hà Gia Đoàn là hai người nổi bật về dùng tiền để mua quan hệ, mua lợi lộc, và cũng chính hai con người này khinh bỉ những mối quan hệ đó của mình . Bề ngoài, hai nhân vật này luôn nhã nhặn với các vị trưởng lão, nhưng sau lưng, họ cũng không tiếc lời mà chửi . Khi biết được cô cháu của trưởng lão Tổ Long Thành có sinh nhật, Hà Gia Đoàn khuyên Gia Nhạ tới dự, và thậm chí ông ta còn để ẩn ý muốn kéo sát quan hệ của mình với trưởng lão hơn nữa bằng cách cho Gia Nhạ cưới cô cháu gái của trưởng lão . Chi tiết này đã lột tả quá rõ cái bản chất của các mối quan hệ, ngay chính người trong cuộc cũng khinh bỉ nó . Nhìn ra xã hội Việt Nam, ta có thể thấy quá rõ cái thực tế này . Bây giờ ra ngoài đường, tôi phải sợ một cô gái tóc vàng khá xinh , vì gì ? Vì cô ta là cháu ông chủ tịch phường, nếu cô ta có làm gì không phải với tôi, thì tôi cũng đành nhịn vậy, không thì cái khoản tiền lương hưu sẽ chật vật lắm ! Đó là còn chưa kể bao rắc rối khác nữa kia ! Mối quan hệ là đó .
    Tác giả cũng sử dụng rất khéo léo khi đặt hai địa điểm Lan Nhược Tự và Nghĩa Địa Kiếm ở cạnh nhau . Nghĩa Địa Kiếm là nơi đặt vô vàn binh khí, để tưởng nhớ tới những người lính đã tử trận tại trận chiến Tổ Long Thành . Nhưng ngoài vị đại sư chụ trì Lan Nhược Tự ra, không một ai đến nơi đó cả . Nhân vật Lăng Khê đã nói một câu khiến người ta phải chua xót : người ta đến chùa để mong bình an về mình, còn chẳng có ai quan tâm tới những người lính đã chết để cho họ được sống, vì bọn họ không hề có lòng biết ơn ! Ngay cả bản thân tôi cũng thấy chua xót cho thực tế này . Mặc dù chiến đấu vì Tổ quốc, chết vì Tổ quốc là điều vinh dự . Mặc dù đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc . Cái đó là đúng . Nhưng có những con người đã sống để được chết cho người khác, hy sinh bản thân để cho những người thân, cho những người không quen biết, và cho cả đất nước được sống, cái giá mà họ phải trả quá đắt, nhưng thứ mà họ xứng đáng được hưởng lại quá ít ỏi . Nói thế , tôi không hề có ý rằng tôi xứng đáng được hưởng những gì tôi đã làm, tôi phải được đền bù . Nhưng các độc giả hãy thử nhìn ra ngoài thực tế xã hội này, có những người đã hy sinh quá nhiều cho đất nước, nhưng đến khi đất nước hoà bình , họ lại chẳng được gì . Hãy thử xem trong đời, đã có ai thực sự thành kính trước bia mộ của những người liệt sĩ, hay là biến cái khu tưởng niệm ấy thành một bãi để xe ? Ngôi chùa Lan Nhược Tự và Nghĩa Địa Kiếm, hai địa danh trong Thiên Đế Kiếm chính là đang đề cập đến ngôi chùa Hà ở quận Cầu Giấy, Hà Nội . Ai đi đến đó một lần sẽ thấy bãi để xe chính là nơi tưởng niệm của các anh hùng liệt sĩ . Người ra vào chùa tấp nập, trong khi chẳng có ai thắp nén hương để tưởng nhớ cho những người đã hy sinh cả ! Một thực tế quá đau buồn !

    Có lẽ, còn rất nhiều điều để nói về những ý niệm trong tác phẩm Thiên Đế Kiếm, trên đây mới chỉ là một phần rất nhỏ trong những ý niệm của tác phẩm mà tôi cho là đáng lưu tâm nhất . Nên để cho bạn đọc tự rút ra được những suy nghĩ của riêng mình, những phát hiện mới trong tác phẩm này .

    Thiên Đế Kiếm không những thành công về mặt ý niệm, mà cả về mặt chiến đấu, tình duyên , đặc biệt là cốt truyện rất hay . Tất nhiên, cốt truyện của anh bạn này khá giống với một số tác phẩm truyện tranh hiện đại Nhật Bản, điều này khá dễ nhận thấy khi tác giả mới có 17 tuổi . Nhưng không vì thế mà sức hấp dẫn của nó bị giảm sút . Những trận chiến tay đôi, những cuộc chiến đấu đồng đội đều được viết một cách kỹ lưỡng và tỉ mỉ . Cách viết của tác Get Backer thường lúc nhanh, lúc chậm, phù hợp với từng phong cách chiến đấu đặc trưng của nhân vật . Như Quỷ Nhân chẳng hạn, ngoại trừ phần giải thích về bộ võ công Mặc Vạn ra, thì cách viết , cách mô tả chiến đấu đã làm nổi rõ cái tốc độ nhanh kinh hồn của nhân vật này. Quỷ Nhân là kẻ có tốc độ nhanh nhất, là Kiếm Khách Ám Sát hạng nhất, vì vậy cách viết đứt đoạn, xuống dòng liên tục đã làm nổi bật được nhân vật này . Hay như Xích Vân, sức mạnh của hắn tàn bạo như quỷ dữ, câu chữ dài hơn, dùng những từ có sức nặng hơn . Hoặc Thiên Ma, chiến đấu hay giết người đối với hắn là trò chơi, là kẻ có phong cách chiến đấu hiểm độc, là kẻ bị dồn vào thế bí vẫn bình tĩnh tự tin, điều đó được thể hiện rõ qua trận đấu với Xích Vân . Hoặc như trận chiến hoành tráng giữa Tuyệt Sát, Bạch Nhật với Thuỷ Thần Công Công cũng làm người đọc phải thấy rõ được sức mạnh của Bất Kiếp Viện, điều đó đều có sự đóng góp rất lớn của cách viết .

    Trên đây là những ý kiến của tôi về Thiên Đế Kiếm, vì tác phẩm này quá dài, và vì khuôn khổ giới hạn của một bài bình luận, nên những phân tích về cốt truyện, về nhân vật phải để lại một bài viết sau . Chỉ xin nói rằng, nhân vật của Thiên Đế Kiếm quá thành công cả về mặt tính cách, suy nghĩ . Nên Thiên Đế Kiếm xứng đáng là một tác phẩm hay nhất trong tangthuvien, theo tôi là không quá . Tất nhiên, một tác phẩm bao giờ cũng có sự khiếm khuyết, Thiên Đế Kiếm cũng không phải ngoại lệ, thậm chí khiếm khuyết của nó còn rất lớn là đằng khác . Nhưng , những gì mà tác giả gửi gắm vào Thiên Đế Kiếm, đó không phải là một tác phẩm viết ra để mua vui thông thường, đằng sau nó còn ẩn chứa hằng trăm, hằng nghìn thông điệp cần sự giải đáp . Thiên Đế Kiếm không phải viết ra để ca ngợi cái gì lớn lao, không phải để ca ngợi cái gì gọi là hùng tráng , nó là bản nhạc nói về số phận con người . Viết một cách hoành tráng, viết về những điều không tưởng thì dễ, nhưng để viết được một câu chuyện thật về số phận con người, về chính con người, viết về cái xã hội của con người thì ngoài tác giả Get Backer ra, không mấy ai làm được .

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi nguoi qua duong a, ngày 31-07-2013 lúc 17:05.

  4. #4
    Ngày tham gia
    May 2008
    Đang ở
    Mẽo
    Bài viết
    840
    Xu
    0

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi nguyenthinh Xem bài viết
    Tôi cũng yêu thích Huỳnh Dị nhưng nhiều lúc ông ta viết lúc chiến đấu cứ như là đang coi phim quay chậm vậy. Viết như vậy là thiếu tính chiến đấu và không đúng với thực tế.
    Tôi cũng thích Kim Dung nhưng nhiều khi Kim Dung theo như cách mà bác Sơn Tùng nói là đưa các hình ảnh các nhân vật có tính hài hước vào để giải tỏa... Nhưng giải tỏa theo kiểu kim dung đôi khi làm mất đi tính thực tế ví dụ như những nhân vật như 6 anh em đào cốc lục tiên ví dụ như lão tam ác nhân trong Thiên long bát bộ... Những kẻ thiểu năng tuần hoàn não như vậy làm sao mà có thể trở thành cao thủ võ lâm được?

    Võ công không thể, không phải chỉ là một thứ để giết người. Nếu chỉ giết người, tất nhiên gọi là đao thương quyền cước. Võ công còn có một cái gọi là tâm. Người không tâm tất không lĩnh hội tất cả gọi là võ công.

    Người có tâm không nhất thiết phải là những con người trí dũng song toàn, như Mộ Dung Bác hay Cưu Ma Trí vậy. Họ là những nhà võ thuật uyên bác nhất thiên hạ, võ công các nhà không có nhà nào không thông, nhưng cuối cùng cái kết cục là gì thì chắc mọi người cũng hiểu rồi, không cần rườm lời.

    Bởi những con người uyên bác ấy không nhận ra được cái chân lý: Sự tiếp thu không chọn lọc chỉ dẫn đến TỔNG SỐ thay vì TỔNG HÒA.

    Bạn có lẽ đã nhầm giữa TÂM và TRÍ trong võ học. Ta cứ lấy Châu Bá Thông làm ví dụ, ông già mà tính vẫn còn như trẻ nít, ta nói ông là kẻ điên khùng, hay theo cách nói của bạn là THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO vây, nhưng ông gàn chứ không ngu, kẻ ngu không thể học được võ công cái thế. Những huynh đệ đào cốc tuy gàn, nhưng họ cũng không phải là kẻ ngu. Bằng chứng là trong những lời gàn dở của họ, đôi lần Lệnh Hồ tiểu tử cũng tìm ra được lối thoát vậy. Không hiểu quý bằng hữu có cảm nhận được không. Nhưng riêng tôi thì mỗi lúc đọc những nhân vật gàn dở như vậy, tôi luôn cảm thấy đằng sau mỗi cử chỉ gàn gàn, ngu ngu kia là cả một sự thông thái được giấu kĩ càng.

    Cũng có thể là do tôi khùng, nên tôi thích người khùng chăng?



    Vấn đề thứ hai là tính thực tế.

    Nếu thực tế, tôi sẽ nhảy xổ vào kẻ địch mà đấm đá, tung kiếm vào mặt hắn, miệng vừa la vừa nhảy sang phải, sang trái, né tránh rồi trả đòn, đôi lúc trúng đòn ác hiểm thì kìm không nổi phải văng tục, đó là tôi, một kẻ học judo hai năm, mới vào nghề.

    Có lý nào lại đem sự thô tục ấy vào Kiếm hiệp, một loại hình văn học - nghệ thuật?

    Các tác giả, những nhà sáng tạo thiên tài, đã mang tính thi vị vào những trò đẫm máu ấy, đã biến những chiêu thức giết người thành những thứ tiêu dao như múa, nhẹ nhàng tựa phiêu vũ, phi vân. Có người lại dùng thơ tạo võ, cắt bỏ gần như hoàn toàn sự bạo lực.

    Bởi một tác phẩm lớn là một tác phẩm không phải viết ra để đề cao bạo lực, sự tàn bạo, mà là đề cao tình thương, tính nhân bản trong từng câu chữ. Một tác phẩm có tầm cao không khi nào lại đề cao sự tàn sát đồng loại, không khi nào đề cao cái lý thuyết: GIết Người chỉ để TĂNG CƯỜNG cho chính mình, một thứ lý thuyết tàn bạo.

    Các tác gia lớn như Kim Dung, Huỳnh Dị muốn mang những câu chuyện nhẹ nhàng đến với độc giả, bởi họ không muốn nói thêm nhiều về bạo lực, sự tồi tệ đã có quá nhiều trong đời sống hàng ngày.




    Chỉ là một vài dòng thô thiển bày tỏ ý kiến cá nhân của mình.
    Nếu có gì mạo phạm, xin rộng lòng bỏ quá cho.
    Thân
    Nguyệt Lang.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Apr 2008
    Bài viết
    76
    Xu
    0

    Mặc định Bích ngọc bảng - Nơi lưu trữ những bài bình luận hay

    Cái này bác Sơn Tùng post bên box Đại sảnh mà chẳng ma nào chú ý, ta đem về đây vậy .

    Phong cách của một tác giả là gì ?

    Đó là những nét đặc trưng của tác giả khi cầm bút viết truyện . Để cho người đọc khi đọc những dòng của tác giả đó, có thể đoán ra ngay đó chính là tác giả mà mình biết . Tùy theo câu chữ, cú pháp, mà có thể định hình phong cách .

    Vậy phong cách có quan trọng không ?

    Trên phương diện nào đó, có thể nói là ... khá quan trọng . Một cốt truyện hay , chưa chắc đã bằng một tác phẩm có phong cách riêng . Điều này phụ thuộc vào hai yếu tố, thứ nhất là tính cách của tác giả, thứ hai, là khả năng sáng tạo .

    Tôi chưa đọc nhiều truyện mới, nên chỉ dám lạm bàn chút ít về Kim lão và Cổ lão . Văn phong của Kim lão rất trang trọng, câu tuy dài, mà vẫn thoát ý, ngôn ngữ đa phần đều rất chuẩn mực, nhưng lại toát vào trong đó những suy nghĩ hiện đại, từ đó có thể thấy Kim lão là một người có tư tưởng hoài cổ, rất nặng lễ nghĩa, nhưng cũng rất biết cách tân và với những ai từng nghiên cứu về Kim Dung, có lẽ cũng biết tính cách này của tác gia . Hay như Cổ lão, ta có thể thấy văn phong của ông lại khác, câu khi ngắn vài chữ, câu khi dài . Một trong những thứ tạo nên phong cách văn của Cổ Long chính bởi dấu chấm, dấu phẩy, được đặt không theo một quy tắc nhất định nào, từ đó có thể đoán biết tác giả là người phóng khoáng, và thực tế thì tác gia Cổ Long đúng là như thế, ông rất phóng khoáng chi tiêu, và có tật nghiện rượu .

    Sự sắp đặt câu chữ, và điển hình hai loại dấu câu : dấu chấm ( . ) và dấu phẩy ( , ) chính là đã định hình phong cách của tác giả . Câu chữ mà một người viết ra là được định hình nên tính cách của người đó . Nếu một người trau chuốt, tỉ mỉ, sẽ không bao giờ viết một cách tùy tiện, còn một người có tính cách rộng rãi hơn, thì việc viết cũng dễ dãi hơn .

    Vậy đối với tác giả Việt Nam thì sao ?

    Đa phần các tác giả đều chịu ảnh hưởng khá nặng của các tầng lớp tác giả Trung Quốc cả cũ lẫn mới, nên phong cách gần như có thể nói là sao chép . Tôi không phủ nhận việc sáng tạo của các tác giả, việc vay mượn phong cách cũng không có gì xấu, nhưng cũng không thể quá rập khuôn . Như về thể loại kiếm hiệp mà nói, thì có thể khẳng định rằng loại này , chưa bàn tính xem tác giả có đủ kiến thức am hiểu hay không, mà cái trước tiên, là phải viết theo khuôn mẫu . Song, chính vì phải theo khuôn mẫu, vì không có sự phá cách mới mẻ nào, cho nên kiếm hiệp đi xuống, và người ta nhận định không còn ai có thể hay hơn được Kim lão hay Cổ lão ( ngoại trừ một số tác phẩm kiếm hiệp mới như Cực Phẩm Gia Đinh ) . Các tác giả viết truyện kiếm hiệp Việt Nam theo như tôi thấy còn lại đúng hai người là tác giả letheviet và tác giả Cuồng Long .

    Về hai tác giả này, thì letheviet với Thiên Đạo cũng có thể nói là hay, song lại theo chiều hướng của Kim Dung, nếu không nói các tình tiết sao lại mẫu từ Kim Dung ra, thì phong cách cũng giống như Kim lão, câu dài, trang trọng . Về tác phẩm Thiên Đạo, có hai điểm nổi bật nhất là thơ chữ Hán ( khá tốt ) và hình tượng nhân vật chính tuy vẫn theo khuôn nhân vật điển hình của kiếm hiệp, song không câu nệ tiểu tiết, cái gì đáng làm làm ngay, không bị tư tưởng lễ giáo gò bó .

    Còn về tác giả Cuồng Long, thì tôi nghĩ nhiều người ấn tượng về tác giả này hơn . Câu chữ của Cuồng Long đích thực là giống Cổ Long, viết dài, song cũng có lúc cực ngắn, có khi chỉ là một câu một chữ, sắc thái câu viết lạnh toát, như đầu đề của tác phẩm " Đao " . Tuy giống Cổ Long mà không giống Cổ Long, mang một phong cách cực riêng, và theo tôi nghĩ, là một tác phẩm thể loại kiếm hiệp cực xuất sắc của Việt Nam , nếu tác giả viết tiếp . Phong cách này, không phải độc giả nào cũng thích, nếu không có một thần kinh vững, không có lòng yêu thích đặc biệt thì không thể theo dõi cái diễn biến nghẹt thở của truyện .

    Về thể loại kiếm hiệp, thì có thể nói là tác giả Việt Nam ít có cơ hội thể hiện, nói thật ra là cũng ít người đủ khả năng theo thể loại này . Vậy cho nên , đại đa số chọn thể loại tiên hiệp . Nhưng phong cách của các tác giả tiên hiệp Việt Nam thì như thế nào ?

    Tiên hiệp là không gò bó . Nhân vật tùy ý theo cách của tác giả . Và tạo ra phong cách cũng dễ hơn . Nhưng nếu ai đã từng viết tiên hiệp, mới hiểu rằng để tạo một phong cách viết cho riêng mình trong tiên hiệp thì phải nói là còn khó hơn chuyện ngốn ngấu tác phẩm " Chiến tranh và hòa bình " của Lev Tolstol . Cái cốt tiên hiệp có thể tùy nghi, dựa vào sức sáng tạo của tác giả, nhân vật chính có thể là tính cách của tác giả, có thể là tính cách của ai đó . Thế giới tiên hiệp rộng lớn, tùy vào sức nghĩ của tác giả đến đâu . Song, có một điều nghịch lý rất buồn cười là trong kiếm hiệp, người ta mong chờ tính cách nổi loạn, mà trong tiên hiệp, người ta lại mong chờ một cái gì khác, chứ không phải quá nhiều tính cách . Nói vậy cũng không phải là bao trùm tất cả, vì trong tiên hiệp, có một cái cốt mà ai cũng dễ nhận ra : cường giả vi tôn . Một nhân vật chính ban đầu yếu ớt, vì sức mạnh của riêng mình mà chém giết mọi thứ, xung quanh có hàng đống nữ nhân bao vây .

    Nhưng trong số các tác giả Việt Nam, thì nổi bật lên có nhiều người . Thi Vương là một ví dụ rất điển hình . Mặc dù vẫn đi theo truyền thống " cường giả vi tôn " , nhưng cách viết văn của tác giả Phiêu Vũ lại rất mới, rất lạ, và đến bản thân tôi cũng phải thốt lên : chưa từng bao giờ gặp cách hành văn này . Câu chữ tưởng như buông thả, mà lại có quy tắc, rất trật tự, có sự nổi loạn, mà lại có sự trang trọng . Đọc văn của Phiêu Vũ , có cảm giác như bản thân được tiến theo một vùng không gian mới ( tuy không phải không có chỗ bị cứng ) , đồng thời, tôi cũng có thể đoán già đoán non rằng tác giả là một người tuy phóng khoáng mà vẫn giữ được mình . Một nhân vật Tử Vũ, nhưng tính cách đặc biệt : lạnh, ích kỷ, và rất tự phụ . Văn của Phiêu Vũ dễ đọc, nhiều lúc thì nghẹt thở, khi thì lãng đãng, khi thì mềm mỏng nhu hòa, khi thì mạnh mẽ cuộn trào, rất hiếm có một phong cách như vậy trong thời điểm truyện tiên hiệp bị loãng như hiện nay . Chắc chắn, không ai không ấn tượng với đoạn mở đầu này của tác phẩm Thi Vương :

    Bất tử.

    Đó dường như là một giấc mơ.

    Không chỉ là giấc mơ của một người, mà là giấc mơ của tuyệt đại đa số người.

    Bất quá, có mấy ai có thể đạt đến sự bất tử ?

    Ví như những Tu chân giả điên cuồng truy cầu thiên đạo, để rồi đột phá thiên đạo, chống lại thiên đạo, đương đầu với thiên kiếp. Nếu thành công, họ có thể phi thăng thành tiên. Bất quá, liệu tiên nhân có bất tử ? Đó không phải là một câu hỏi có câu trả lời. Còn thất bại, hồn tiêu phách tán là điều tất yếu.

    Hay như Võ giả, đạt đến đỉnh cao của võ đạo, có thể ngạo thần khi thánh, sức mạnh cường hoành đến cực điểm. Có điều, họ có thể tồn tại vĩnh hằng cũng tuế nguyệt ? Câu trả lời vẫn là một dấu hỏi câm lặng.

    Còn như những Ma pháp sư, liệu chăng có thứ ma pháp nào có thể khiến cho họ trở nên trường sinh bất lão, vĩnh viễn bất diệt ? Nói thẳng ra thì chính những Ma pháp sư là những người đã đến gần nhất giấc mộng đó. Bất quá , gần, là so với những người khác, còn thực tế, thì khoảng cách đó là bao xa ? Vẫn chưa có ai kiểm chứng.

    Các chức nghiệp đã vậy, còn các dân tộc thì sao ? Ngũ Đại Gia Tộc đích thực có tuổi thọ cực cao, nhưng đó vẫn là những con số, không phải là vô hạn. Trong Ngũ Đại Gia Tộc, có lẽ chỉ có Phụng Hoàng Gia Tộc là có thể nhắc đến hai chứ bất tử. Có điều, nghe đồn rằng chỉ có Phụng Hoàng Thần Nữ trong truyền thuyết của họ mới đạt tới điều đó, còn tất cả những cá nhân khác, cùng lắm cũng chỉ tồn tại được vài chục vạn năm.

    Vậy ra phải chăng bất tử chỉ là giấc mộng ?

    Không !

    Ngước mắt lên cao, tìm hoài không thấy, cúi đầu nhìn xuống, không ngờ lại lập tức thấy ngay.

    Nếu tác giả Phiêu Vũ có chất văn thanh thoát, dễ đọc , thì một tác giả khác có chất văn cực khác . Có lẽ chất văn của tác giả này thì những người đã từng đọc truyện sáng tác đều không mấy xa lạ, đó là Get Backer . Một tác giả có lối viết văn hiện đại, phá vỡ hoàn toàn những quy tắc, cũng như kết cấu của một bộ truyện có chữ " hiệp " . Toàn bộ những từ ngữ thường dùng trong truyện kiếm hiệp, hay tiên hiệp, tác giả đổi tất cả sang ngôn ngữ thuần Việt . Lối viết văn của tác giả này , có thể nói là viết không cần nghĩ, câu văn không hề trau chuốt, để nguyên một khối đặc quánh trong tiếng gầm gừ, cũng như sự giận dữ ở từng chữ . Các tác phẩm của tác giả này, gần như là sự pha trộn của hàng chục thể loại văn học với nhau : từ kiểu tiểu thuyết hiện đại, tiên hiệp, kiếm hiệp , và có đôi chút cả chất kinh dị ... song, có thể nói, tác phẩm của tác giả Get Backer luôn luôn là một tác phẩm cực nặng về triết lý . Những người không đủ kiên nhẫn đọc Thiên Đế Kiếm của Get Backer đã bỏ dở ngang chừng vì họ không thích cách tác giả viết, không thích kết cấu truyện, và cũng không thích phải suy nghĩ . Nhưng những ai đã từng đọc hết toàn bộ truyện Thiên Đế Kiếm, ngẫm nghĩ lại, rồi như chợt nhận ra bản thân mình dường như đang phảng phất trong đó , những thứ triết lý sống, và bật dậy mà lật đi lật lại các trang như để tìm kiếm những thứ triết lý đang ẩn sâu dưới lời thoại, dưới lời kể của truyện . Câu chữ của tác giả này luôn luôn có tính châm biếm nhất định, đôi khi có những câu nói cực rày vò, nghẹn thở đỉnh điểm, nhưng cũng có những câu, những đoạn văn lặng lẽ yên bình , những câu như tự sự ( tác phẩm Diêm Đế ) . Không phủ nhận tác giả này đã có vẻ như bắt đầu theo hơi hướng của thị trường khi viết tác phẩm Diêm Đế, dùng nhiều câu, nhiều chữ Hán hơn, cái chất " cường giả vi tôn " cũng bộc lộ nhiều hơn, nhưng mặt tình cảm, sự đau đớn của câu chữ cũng lại dày lên . Theo cá nhân tôi, Thiên Đế Kiếm hay hơn , song cũng rất khó đọc, vì rất căng thẳng ( không phủ nhận có chút loãng những phần gần cuối ) , Diêm Đế cũng dễ đọc hơn ( tất nhiên không bao giờ dễ đọc với những ai không chấp nhận lối văn hiện đại ) , triết lý ít hơn, nhưng có những mặt cảm xúc nội tâm thiên về tình cảm nhiều hơn . Một tác giả đi theo con đường của riêng mình, và có lẽ là tác giả duy nhất ở Việt Nam dám viết theo kiểu như thế này .

    Đôi điều về phong cách tác giả, theo cảm nhận của riêng tôi, xin mạn phép được lạm bàn, hay dở xin góp ý .

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi nguoi qua duong a, ngày 31-07-2013 lúc 14:19.
    Hidden Content
    Không thèm ký !
    Hidden Content

    ---QC---


  6. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    dnna261,
Trang 1 của 5 123 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status