TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 4 của 4 Đầu tiênĐầu tiên ... 234
Kết quả 16 đến 19 của 19

Chủ đề: Phong Thần Diễn Nghĩa vs Tây Du Ký

  1. #16
    Iloveyoui's Avatar
    Iloveyoui Đang Ngoại tuyến Ngạo Thị Quần Hùng Chuyển Ngữ sơ cấp
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Đang ở
    华山 Hoa Sơn
    Bài viết
    1,480
    Xu
    400

    Mặc định

    Trước Ngô Thừa Ân thì đã có những phiên bản TDK khác nhau , nhưng phần lớn đều không có những chuyện kỳ lạ như tiên thần yêu quái mà về sau thì tiểu thuyết nói đến chuyện yêu quái khá khá nhiềuu....từ cuối nhà Đường đến nhà Tống thì TDK đã biến thành chuyện thần dị.

    Như thế, trong thực tế ở Trung Quốc từ xưa đã có nhiều dị bản về truyện Tây du, tuy nhiên nhiều người vẫn thuộc với các tình tiết trong bản Tây du ký diễn nghĩa của Ngô Thừa Ân, vì tác phẩm này được phổ biến nhất. Khi đối chiếu tiểu thuyết (bộ Tây du ký mười tập [TDK I-X 1982-1988]) với lịch sử cho thấy nhiều điểm gần trùng hợp, rất thú vị. Cuộc đời (thân thế) và sự nghiệp (cuộc thỉnh kinh) Đường tăng (Đường Tam tạng Pháp sư Huyền Trang) trong Tây du ký của Ngô Thừa Ân hoàn toàn là hư cấu.
    1. Thân thế Đường tăng

    A. Theo sử, Đường tăng pháp hiệu Huyền Trang, tên thật Trần Vĩ. Ông cố là Trần Khâm, làm quan chức Đông chinh Tướng quân, tước Nam dương Khai quốc Quận công đời Bắc Ngụy. Ông nội là Trần Khương, làm quan Quốc tử Bác sĩ đời Bắc Tề. Cha là Trần Huệ (cũng đọc Tuệ), làm quan huyện Giang Lăng, từ quan trong niên hiệu Đại Nghiệp đời Tùy Dạng đế (605-616). Trần Huệ sinh được bốn trai, con thứ hai là Trần Tố, làm hòa thượng, hiệu Trường Tiệp, trụ trì chùa Tịnh độ, thành Lạc Dương. Trần Vĩ là út, sinh năm 596 (hay 602?), đời Tùy Văn đế, tại huyện Câu Thị, Lộ Châu (thuộc tỉnh Hà Nam sau này).

    B. Theo [TDK I 1982: 206-227], bà nội Đường tăng họ Trương; ông ngoại là Thừa tướng Ân Khai Sơn; cha là Trần Ngạc, tự Quang Nhị, người đất Hải Châu, đỗ trạng nguyên đời vua Đường Thái tông năm 627, được bổ làm tri phủ Giang Châu; mẹ là Ôn Kiều (hiệu Mãn Đường Kiều). Trần Ngạc bị tên cướp Lưu Hồng giết trên sông Hồng để đoạt vợ đang có mang. Đường tăng là con đầu lòng, mới sinh ra tại phủ Giang Châu, bị mẹ thả sông, trôi tấp vào chùa Kim sơn, được Hòa thượng Pháp Minh nuôi dưỡng, đặt tên Giang Lưu.

    2. Họ Trần xuất gia

    A. Theo sử, năm 608, 13 tuổi, Trần Vĩ xuất gia, ở chùa Tịnh độ với Hòa thượng Trường Tiệp (Trần Tố, anh hai).

    B. Theo [TDK II 1982: 32], Giang Lưu được Hòa thượng Pháp Minh nuôi dưỡng ở chùa Kim sơn, 13 tuổi đã là sư Huyền Trang, khi lên kinh đô Tràng An, được Đường Thái tông chọn làm pháp sư chủ đàn cầu siêu tại chùa Hóa sinh (Hồi thứ 12).

    Như vậy, hồi này hoàn toàn mâu thuẫn với Hồi thứ 9: Hòa thượng Pháp Minh chùa Kim sơn nuôi dưỡng Giang Lưu từ khi mới sinh. Năm 18 tuổi Giang Lưu mới về Tràng An, trả được thù cha, rồi vào chùa Hồng phúc ở kinh thành tu tiếp.

    3. Nguyên nhân đi thỉnh kinh

    A. Theo sử, năm 618 (23 tuổi), vì tránh loạn ở thành Lạc Dương, Đường tăng và anh về Tràng An, ở chùa Trang nghiêm. Cả hai lại vào Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, học hỏi với các cao tăng trong năm năm.

    Năm 623 (28 tuổi), dù anh không chấp thuận cho đi xa, ông cũng lén theo thuyền buôn xuôi dòng Trường Giang tới Kinh Châu (thuộc tỉnh Hồ Bắc sau này), rồi chu du cầu học khắp các tỉnh phía bắc Trung Quốc. Càng đi nhiều, học hỏi nhiều, lại càng hoang mang vì những kiến giải khác nhau của các sư, các tông phái, ông muốn sang Ấn Độ khảo cứu đạo Phật tận gốc.

    Năm 626 (31 tuổi), gặp một cao tăng Ấn Độ từ chùa Na lan đà theo đường biển sang Trung Quốc, ông càng nung chí sang Ấn học Phật. Nhưng khi ông dâng biểu xin qua Ấn, triều đình không cho phép.

    Năm 629 (34 tuổi), ông lên đường đi về phương tây (thừa cơ hội vua Đường Thái tông, vì mưa đá mất mùa, cho dân đói ở kinh thành được tự do di tản mưu sinh).

    Hành trình thỉnh kinh của ông gồm bốn giai đoạn như sau:

    (1) Từ thành Tràng An tới ải Ngọc Môn Quan, là hết địa phận Trung Quốc, rồi đi vào sa mạc Gobi;

    (2) Từ sa mạc Gobi đi qua các nước nhỏ ở Trung Á, vượt dãy núi Hy mã lạp sơn tới biên giới Ấn Độ;

    (3) Từ nước Ca Tất Thi, [Kapisa, thuộc lãnh thổ Afghanistan sau này] chu du Ấn Độ, và tu học tại chùa Na lan đà (Narandha);

    (4) Rời Ấn Độ về Trung Quốc, nhưng không theo đường cũ.

    B. Theo [TDK II 1982: 45], vâng lời Bồ tát Quan âm dạy, Đường tăng đi sang chùa Lôi âm, nước Thiên Trúc, thỉnh kinh đại thừa về cầu siêu cho các âm hồn.

    4. Hai người hộ tống Đường tăng
    A. Theo sử, cùng với một nhà sư, Đường tăng rời thành Tràng An [nay là thành phố Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây]. Tới Tần Châu, ở một đêm; rồi cùng một người đi Lan Châu, ở một đêm; rồi theo một người chăn ngựa đi Lương Châu. Ở Lương Châu một tháng mới trốn được ra khỏi thành. Bị quan trấn thủ cho truy bắt, nhưng ông được một nhà sư cho hai học trò dẫn đường, ngày ẩn núp tối mới dám đi [có sách cho là ông đi tiếp qua Cam Châu, Tú Châu]. Đến được Qua Châu, hai nhà sư dẫn đường quay về. [Tần Châu, Lan Châu, Lương Châu, và Qua Châu đều thuộc tỉnh Cam Túc ngày nay. Lan Châu là thủ phủ của tỉnh, nằm ở trung bắc Trung Quốc, dân đa số theo đạo Hồi.]

    B. Theo [TDK II 1982: 45;51-57], khi rời thành Tràng An, Đường tăng được vua Đường Thái tông cho ngựa và hai người theo hộ tống. Họ đến Củng Châu, rồi sang Hà Châu được quan trấn thủ đón tiếp đàng hoàng. Nghỉ một đêm, sáng sớm hôm sau họ vượt biên giới, hai người hộ tống bị ba con yêu cọp, gấu, trâu ăn thịt.

    (Hai ông sư bán đồ nhi phế -- bỏ về nửa chừng -- trong sử đã được TDK hư cấu thành hai người hộ tống bị yêu tinh ăn thịt.)

    5. Con ngựa của Đường tăng

    A. Theo sử, tại Qua Châu, Đường tăng được quan thứ sử chỉ đường: đi tiếp 50 dặm (khoảng 30 cây số) sẽ tới ải Ngọc Môn Quan, rồi tới năm phong hỏa đài, mỗi đài cách nhau chừng 100 dặm (khoảng 60 cây số), rồi tới nước Y Ngô [Uigur hay Uighur, nay thuộc khu tự trị Tân Cương].

    [Phong hỏa đài: đài truyền tin bằng cách hun khói (phong) lúc ban ngày hay đốt lửa (hỏa) lúc ban đêm để báo hiệu mỗi khi có giặc tới xâm phạm biên cương. Đài kế đó trông thấy cũng báo tin như vậy cho ải kế tiếp, cứ thế truyền tin lần lần cho tới ải Ngọc Môn Quan.]

    Ở Qua Châu con ngựa ngã bệnh chết; ông được một trai tráng xin theo làm đệ tử, nên mua hai con ngựa. Hôm sau đệ tử dẫn tới một ông lão dắt theo một con ngựa hồng, già và gầy. Ông lão xin đổi ngựa với Đường tăng, vì ngựa ông lão đã quen thuộc đường đi sang nước Y Ngô. Đường tăng đồng ý. Hai thầy trò đi gần đến ải Ngọc Môn Quan thì đệ tử xin trở về Qua Châu. Đêm trước, ông suýt bị y đâm lén.

    B. Theo [TDK II 1982: 93-104], Đường tăng đến khe Ưng Sầu, núi Xà Bàn, con ngựa do vua Đường tặng ông bị rồng tinh ăn thịt. Rồng này nguyên là thái tử thứ ba, con Tây hải Long vương Ngao Nhuận. Bồ tát Quan âm bắt rồng phải hóa thành con ngựa bạch (coi như đền mạng). Lúc ngựa được dẫn tới, Đường tăng ngạc nhiên thấy con ngựa này có vẻ béo hơn con trước.

    6. Đường tăng bị cái nóng thiêu đốt

    A. Theo sử, sau khi chia tay tên học trò bất hảo, một mình với con ngựa hồng già, ốm, Đường tăng vào sa mạc. Tới phong hỏa đài thứ nhất, ông suýt trúng tên của lính canh. Quan trấn thủ không thể thuyết phục ông bỏ ý định tây du đã chỉ đường tắt đi tới phong hỏa đài thứ tư. Ông lại suýt trúng tên của lính canh ở phong hỏa đài thứ tư. Quan trấn thủ chỉ đường cho ông đi tránh phong hỏa đài thứ năm để tới sa mạc Gobi (nằm ở phía bắc Trung Quốc, nam Mông Cổ, rộng 1.295.000 cây số vuông).

    Sau một ngày đường chừng trăm dặm, ông lạc lối trong sa mạc Gobi, lại còn tuột tay làm đổ hết nước dự trữ. Ông quay ngựa trở lại phong hỏa đài thứ tư lấy nước, đi chừng mười dặm bỗng hồi tâm nhớ lời phát nguyện: “Nếu chưa đến được Tây Trúc thì dù chết cũng không quay trở lại phương đông.” Thế là quành ngựa lại để tiếp tục đi về phương tây, người và ngựa khát khô trên cát bỏng.

    Sang ngày thứ năm, ông và ngựa ngã quỵ, mê man. Đến nửa đêm, như có phép lạ, trận gió mát lạnh từ đâu thổi tới, con ngựa đứng lên hý vang, ông chợt mở mắt ra, gượng leo lên lưng ngựa. Rán đi thêm vài dặm, ông gặp bãi cỏ xanh mướt bên dòng suối trong veo, thế là người và ngựa thoát nạn chết khô. Ông cho ngựa đi thêm hai ngày nữa, mới ra khỏi sa mạc Gobi; tổng cộng đi hết tám ngày, vượt qua 800 dặm (khoảng 480 cây số).

    B. Theo [TDK VI 1988: 193-194; 212-213], Đường tăng phải chịu cái nóng như thiêu đốt khi qua vùng Hỏa Diệm Sơn chắn đường sang phương tây thỉnh kinh, lửa bốc ngùn ngụt 800 dặm (con số này rất giống với sử), chung quanh không một ngọn cỏ, bốn mùa nóng bức. Bát giới đề nghị hãy chọn phương đông, phương nam, hay phương bắc không có lửa mà đi. Đường tăng không nghe, vì chỉ đi về hướng tây mới lấy được kinh Phật.

    Như vậy, vùng Hỏa Diệm Sơn (800 dặm) được hư cấu từ sa mạc Gobi (cũng rộng 800 dặm). Việc Đường tăng không chịu đổi hướng đi như lời Bát giới đề nghị cũng giống với sử nữa, đó là khi Đường tăng không chịu quay trở lại đường cũ lúc bị lạc trong sa mạc Gobi.

    7. Đường tăng là ngự đệ

    A. Theo sử, tới nước Y Ngô [Uigur (Uighur), thuộc khu tự trị Tân Cương ngày nay], Đường tăng ở lại mười ngày trong một chùa cổ có ba nhà sư Trung Quốc. Vua Khúc Văn Thái nước Cao Xương [Quoco, thuộc khu tự trị Tân Cương ngày nay] sai sứ qua mời ông sang. Đi hết sáu ngày ông tới kinh thành nước Cao Xương. Bị vua nài ép giữ ở lại, ông tuyệt thực bốn ngày phản kháng, sức khoẻ gần nguy kịch. Vua tạ lỗi, xin kết nghĩa anh em, và xin ông lưu lại một tháng giảng kinh.

    Trước ngày rời nước Cao Xương, ông được vua cho theo hộ tống gồm: bốn sa di, hai mươi lăm người lực lưỡng, một viên quan lớn tháp tùng để mang thư giới thiệu ngự đệ với vua nước Đột Quyết (Turkistan?); ngoài ra còn có hai mươi bốn lá thư khác gởi cho vua các nước ngự đệ sẽ đi ngang qua để nhờ yểm trợ. Buổi lên đường, vua quan, dân chúng tiễn ông đến tận cửa thành. Vua cầm tay ông, mắt đẫm lệ, bịn rịn mãi.

    B. Theo [TDK II 1982: 47-49], cảm động vì Đường tăng quên mình đi sang phương tây gian lao, nguy hiểm, vua Đường Thái tông đến chùa Hóa sinh trong thành Tràng An xin kết nghĩa anh em với ông.

    Ngày lên đường, ông được vua quan tiễn chân ra tận cửa thành. Vua ban tặng ngự đệ một bình bát bằng vàng, một con ngựa trắng, hai người hộ tống, ban hiệu là Tam tạng, và quan trọng nhất là cấp cho tờ điệp văn thông hành để khi Đường tăng qua các nước lân cận hay chư hầu nhà Đường sẽ được vua các nước ấy giúp đỡ.

    Vậy, theo TDK, Đường tăng ra đi có đủ passport công vụ kèm quốc thư để xin visa nhập cảnh các nước khác; còn theo sử thì Đường tăng thuộc dạng vượt biên trái phép và bị truy nã. Vua Khúc Văn Thái trong sử lại được hư cấu thành Đường Thái tông trong TDK.

    8. Các lần gặp cướp

    A. Theo sử, ít nhất có bốn lần Đường tăng gặp cướp:

    (1) Dọc đường từ nước Cao Xương sang nước A Kỳ Ni [Agni, thuộc khu tự trị Tân Cương ngày nay], bị một toán cướp chận lại.
    (2) Từ nước Na Yết La Bát (Nagarahara), trước khi tới nước Kiền Đà La [Gandhara, thuộc Pakistan sau này], ông nhờ một ông lão dẫn đi chiêm bái một hang động có Phật tích [có sách nói động này ở thành phố Nhiên Đăng (Dipankara)], dọc đường bị năm tên cướp chận lại nhưng ông cảm hóa được họ.

    (Chuyện này gần giống Hồi thứ 14, Đường tăng ra khỏi nhà cụ già họ Trần bị sáu tên cướp chận đường.)

    (3) Tới nước Ca Thấp Di La [Kashmir, thuộc Pakistan sau này], ông được nhà vua cho hai mươi người đi theo sang Ấn Độ để giúp ghi chép. Trên đường đi về miền trung Ấn Độ, ông bị chừng năm mươi tên cướp tấn công [có sách nói việc này xảy ra ở một khu rừng, sau khi ông rời thành phố Na La Tăng Ha (Narasimba)].

    (4) Trên đường về nước, từ nước Tăng Ha Bổ La (Simhapura) trước lúc tới nước Đản Xoa Thỉ La (Takshasila), ông lại gặp một toán cướp.

    B. Theo TDK, Đường tăng có bốn lần gặp cướp:

    (1) Sau khi tá túc một đêm ở nhà cụ già họ Trần, sáng sớm lên đường, ông bị sáu tên cướp chận lại [TDK II 1982: 79-81];

    (2-3) Hai lần gặp cùng một bọn cướp hơn ba mươi tên [TDK VI 1988: 126, 144];

    (4) Mấy thầy trò ra khỏi nhà viên ngoại họ Khấu, gặp bọn cướp chừng ba mươi tên [TDK X 1988: 133].

    9. Các yêu quái ăn thịt người

    A. Theo sử, chẳng thấy chép rằng Đường tăng đã bị bọn ăn thịt người bắt. Nhưng đáng lưu ý sự kiện này: Khi ông tới nước Kiệt Nhược Cúc Đồ [Kayakubja, bang Uttar Pradesh sau này], ở lại ba tháng, rồi xuôi sông Hằng, tiếp tục chu du về phía đông. Thuyền đi được chừng 100 dặm thì gặp mười ghe cướp chận lại; ông bị bắt đem về sào huyệt [có sách nói ông đi cùng tám mươi người; việc xảy ra ở vùng A Đà Mục Khư (Ayamukha)].

    Bọn cưóp đặt ông lên bàn thờ, chuẩn bị nghi thức hạ sát để tế sống nữ thần Durga. Ông biết mình sắp chết, vô phương kêu cứu. Tuyệt vọng, ông khép hai mắt, tập trung tư tưởng, dốc tâm cầu nguyện chư phật. Như có phép lạ, cuồng phong bỗng nổi lên dữ dội, quét đổ mọi thứ trên bàn thờ; bọn cướp sợ hãi phải thả ông ra.

    B. Theo TDK, đủ loại yêu tinh già, trẻ, đực, cái, thậm chí có cả yêu “nhí” Hồng hài nhi, luôn luôn tìm trăm phương nghìn kế bắt sống Đường tăng ăn thịt. Chúng đều tin rằng Đường tăng là chân tu nhiều kiếp, ăn một miếng thịt của ông, sẽ thành trường sinh bất tử.

    10. Kỳ thị tín ngưỡng

    A. Theo sử, có những xung đột như sau:

    (1) Đường tăng đến A Kỳ Ni (Agni) ở lại một đêm rồi sang nước Khuất Chi [Kucha, thuộc khu tự trị Tân Cương ngày nay]. Vì ông khước từ tiệc mặn do vua nước Khuất Chi đãi, nên phải tranh luận về giáo lý tiểu thừa và đại thừa với Quốc sư Mộc Xoa Cúc Đa (Mokshagupta) vốn đã học Phật giáo tiểu thừa ở Ấn Độ hai mươi năm. Sau sáu mươi ngày, khi rời đi, ông được vua cho người theo phục dịch, cung cấp ngựa và lạc đà.

    (Cũng giống TDK ở Hồi thứ 44: tranh tài với Quốc sư nước Xa Trì.)

    (2) Tới nước Táp Mạc Kiến [Samarkand, nay là thành phố của Uzbek thuộc Nga], Đường tăng bị những người theo Bái hỏa giáo (thờ lửa) cầm đuốc rượt đuổi. Vua nước này không ủng hộ đạo Phật, tiếp ông lạnh nhạt. Sau khi thuyết pháp cảm hóa được vua, ông lưu lại và chấn chỉnh các chùa Phật ở kinh thành.

    (Cũng giống TDK ở Hồi thứ 84: cạo đầu cho vua quan nước Diệt Pháp quy y.)

    (3) Tại Ấn Độ, Đại sư Giới Hiền (Silabhadra), chủ chùa Na lan đà đã 106 tuổi, giao cho Đường tăng thuyết nhiều bộ kinh quan trọng. Ông trở thành người phát ngôn chính thức về giáo lý đại thừa của chùa. Nhiều học giả do khác quan điểm giáo lý đã tranh biện với Đường tăng:

    ( Một thầy tu Bà la môn viết bốn mươi điều biện luận dán ở chùa Na lan đà, thách thức ai bác được, ông ta sẽ dâng cái đầu. Đường tăng mời sư Giới Hiền làm chứng cuộc tranh biện. Ông thắng, nhưng tha mạng kẻ thua.

    (Cũng giống TDK ở Hồi thứ 44: tranh tài với Quốc sư nước Xa Trì, ai thua bị chém đầu.)

    (Bát Nhã Cúc Đa (Prajnagupta), đại sư phái tiểu thừa, viết “Phá đại thừa luận” công kích giáo lý đại thừa. Đường tăng viết “Phá ác kiến luận” trình sư Giới Hiền rồi công bố để bác lại Bát Nhã Cúc Đa.)

    B. Theo TDK, những xung đột do khác tín ngưỡng kể trên được hư cấu như sau:

    (1) Ở nước Xa Trì, thầy trò Đường tăng chống lại ba anh em đạo sĩ yêu tinh đang đàn áp đạo Phật. Đó là yêu cọp (Quốc sư Hổ lực), yêu nai (Lộc lực), yêu dê (Dương lực).

    – Đường tăng đấu phép cầu mưa với Hổ lực, ai thua bị chém đầu; cùng Hổ lực thi ngồi thiền; cùng Lộc lực thi đoán tên món đồ dấu kín trong rương.

    – Tề thiên đấu phép: cùng Hổ lực thi chém đầu mọc lại đầu khác; cùng Lộc lực thi mổ bụng moi gan; cùng Dương lực thi tắm trong vạc dầu sôi. [TDK V 1988: 116, 131, 134, 143, 146, 148]

    (2) Đánh nhau với yêu đạo sĩ là quốc trượng nước Tỳ Kheo. [TDK VIII 1988: 190]

    (3) Vua nước Diệt Pháp có lời thề phải giết 10.000 nhà sư. Tề thiên hóa phép cạo đầu cả triều đình; hoàng gia và bá quan quy y theo đạo Phật, đổi tên nước là Khâm Pháp. [TDK IX 1988: 74, 101]

    11. Về chùa Lôi âm

    A. Theo sử, Đường tăng tới nước Ma Kiệt Đà (Magadha), tu học ở chùa Na lan đà. Chùa này lớn nhất Ấn Độ, rộng gần như một thành phố, đã có mặt hơn 700 năm trước khi Đường tăng đặt chân đến. Chùa Na lan đà được coi là đại học cổ nhất, chứa khoảng 150 bộ kinh của đạo Phật, Bà la môn, sách về các lãnh vực khác; lúc nào cũng có khoảng 10.000 sư tăng tu học. Nghe tin ông đến, chủ chùa là Đại sư Giới Hiền cử khoảng 200 nhà sư và chừng 1.000 phật tử đi đón. Đường tăng ở chùa năm năm.

    B. Theo TDK, Đường tăng đến chùa Lôi âm, được đón tiếp rất trọng thể: Phật tổ cho 8 bồ tát, 4 kim cang, 500 la hán, 3.000 yết đế, 11 đại diệu, 18 già lam, tất cả đứng xếp thành hai hàng trong chánh điện chào mừng. [TDK X 1988: 164]

    (Tổ chức đón long trọng y như khi Đại sư Giới Hiền tiếp Đường tăng. Nói khác đi, TDK mượn chùa Na lan đà hư cấu thành chùa Lôi âm; còn Đại sư Giới Hiền thì hư cấu thành Phật tổ.)

    12. Về việc kinh bị chìm xuống sông

    A. Theo sử, Đường tăng lên đường trở về Trung Quốc năm 643 (48 tuổi), sau mười mấy năm du học ở Ấn Độ [có sách chép 10, 13 hay 15 năm]. Ông dùng voi, lạc đà, ngựa chở 657 bộ kinh và nhiều thứ khác về nước.

    Dọc đường (đầu năm 644), qua nước Đản Xoa Thỉ La [Takshasila, nay là tỉnh Punjab, nước Pakistan], ông cỡi voi vượt sông Tín Độ [Indus, dài khoảng 3.060 km là sông chánh của Pakistan, phát nguyên gần núi Kailas ở Tây Tạng (Tibet) và đổ vào biển Ả Rập ở đông nam Karachi]. Những người khác và hành lý đi thuyền. Thuyền ra giữa sông bỗng cuồng phong (theo [TDK X 1988: 186], khi thầy trò vớt kinh lên bờ thì ma quỷ nổi cuồng phong để cướp kinh, Tề Thiên phải dùng hết oai thần mới giữ lại được) nổi lên làm lật chìm, bị mất 50 bộ kinh. Sau này, qua nước Vu Điền [Khotan, thuộc khu tự trị Tân Cương], được vua nước này lưu lại bảy tháng thuyết pháp, Đường tăng cho người qua các nước khác tìm chép bổ sung số kinh bị mất.

    Có sách nói lúc nghe tin thuyền chìm, vua nước Ca Tất Thí (Kapisa) đến thăm, rước Đường tăng về kinh thành ở năm mươi ngày, trong thời gian đó Đường tăng cho người qua nước Ô Trưởng Na (Udyana) chép lại chỗ kinh trôi mất. Sau này khi về đến nước Kustana, lưu lại bảy ngày, ông cho người đi tới nước Khuất Chi (Kucha) và Kashgar để bổ sung thêm chỗ kinh bị mất.

    B. Theo [TDK X 1988: 185], thầy trò Đường tăng và hành lý, kinh kệ được con rùa trắng chở từ bờ tây sang bờ đông sông Thông Thiên. Rùa bơi chừng nửa ngày, trời đã chiều, gần đến bờ bên kia thì rùa giận Đường tăng không giữ lời hứa với nó, đã quên hỏi Phật tổ giải đáp cho rùa một thắc mắc, nên rùa hất luôn cả đoàn người ngựa, hành lý xuống sông. Kinh bị ướt, vớt lên phơi khô thì hư mất mấy trang chót.

    13. Bài văn của vua Đường Thái tông

    A. Theo sử, giữa năm 648, Đường tăng dịch xong chín bộ kinh, lấy tên là Tân phiên kinh luận. Vua Đường Thái tông tuy già yếu, nhưng muốn kỷ niệm cuộc tây du thỉnh kinh vô tiền khoáng hậu nên đích thân viết 781 chữ làm một bài tựa cho bản dịch ấy, và nhan đề là Đại Đường Tam tạng thánh giáo. Viết xong, vua cho một quan học sĩ đọc trước mặt các quan trong một buổi lâm triều.

    B. Theo [TDK X 1988: 201-204], Đường tăng về đến kinh thành; Vua Đường Thái tông mãi nghĩ tới công lao của người em kết nghĩa không gì đền đáp được, mất ngủ. Sáng hôm sau giữa triều, vua ứng khẩu đọc cho quan trung thư chép bài Thái giáo tự tạ ơn ngự đệ.1. Thân thế Đường tăng

    A. Theo sử, Đường tăng pháp hiệu Huyền Trang, tên thật Trần Vĩ. Ông cố là Trần Khâm, làm quan chức Đông chinh Tướng quân, tước Nam dương Khai quốc Quận công đời Bắc Ngụy. Ông nội là Trần Khương, làm quan Quốc tử Bác sĩ đời Bắc Tề. Cha là Trần Huệ (cũng đọc Tuệ), làm quan huyện Giang Lăng, từ quan trong niên hiệu Đại Nghiệp đời Tùy Dạng đế (605-616). Trần Huệ sinh được bốn trai, con thứ hai là Trần Tố, làm hòa thượng, hiệu Trường Tiệp, trụ trì chùa Tịnh độ, thành Lạc Dương. Trần Vĩ là út, sinh năm 596 (hay 602?), đời Tùy Văn đế, tại huyện Câu Thị, Lộ Châu (thuộc tỉnh Hà Nam sau này).

    B. Theo [TDK I 1982: 206-227], bà nội Đường tăng họ Trương; ông ngoại là Thừa tướng Ân Khai Sơn; cha là Trần Ngạc, tự Quang Nhị, người đất Hải Châu, đỗ trạng nguyên đời vua Đường Thái tông năm 627, được bổ làm tri phủ Giang Châu; mẹ là Ôn Kiều (hiệu Mãn Đường Kiều). Trần Ngạc bị tên cướp Lưu Hồng giết trên sông Hồng để đoạt vợ đang có mang. Đường tăng là con đầu lòng, mới sinh ra tại phủ Giang Châu, bị mẹ thả sông, trôi tấp vào chùa Kim sơn, được Hòa thượng Pháp Minh nuôi dưỡng, đặt tên Giang Lưu.

    2. Họ Trần xuất gia

    A. Theo sử, năm 608, 13 tuổi, Trần Vĩ xuất gia, ở chùa Tịnh độ với Hòa thượng Trường Tiệp (Trần Tố, anh hai).

    B. Theo [TDK II 1982: 32], Giang Lưu được Hòa thượng Pháp Minh nuôi dưỡng ở chùa Kim sơn, 13 tuổi đã là sư Huyền Trang, khi lên kinh đô Tràng An, được Đường Thái tông chọn làm pháp sư chủ đàn cầu siêu tại chùa Hóa sinh (Hồi thứ 12).

    Như vậy, hồi này hoàn toàn mâu thuẫn với Hồi thứ 9: Hòa thượng Pháp Minh chùa Kim sơn nuôi dưỡng Giang Lưu từ khi mới sinh. Năm 18 tuổi Giang Lưu mới về Tràng An, trả được thù cha, rồi vào chùa Hồng phúc ở kinh thành tu tiếp.

    3. Nguyên nhân đi thỉnh kinh

    A. Theo sử, năm 618 (23 tuổi), vì tránh loạn ở thành Lạc Dương, Đường tăng và anh về Tràng An, ở chùa Trang nghiêm. Cả hai lại vào Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, học hỏi với các cao tăng trong năm năm.

    Năm 623 (28 tuổi), dù anh không chấp thuận cho đi xa, ông cũng lén theo thuyền buôn xuôi dòng Trường Giang tới Kinh Châu (thuộc tỉnh Hồ Bắc sau này), rồi chu du cầu học khắp các tỉnh phía bắc Trung Quốc. Càng đi nhiều, học hỏi nhiều, lại càng hoang mang vì những kiến giải khác nhau của các sư, các tông phái, ông muốn sang Ấn Độ khảo cứu đạo Phật tận gốc.

    Năm 626 (31 tuổi), gặp một cao tăng Ấn Độ từ chùa Na lan đà theo đường biển sang Trung Quốc, ông càng nung chí sang Ấn học Phật. Nhưng khi ông dâng biểu xin qua Ấn, triều đình không cho phép.

    Năm 629 (34 tuổi), ông lên đường đi về phương tây (thừa cơ hội vua Đường Thái tông, vì mưa đá mất mùa, cho dân đói ở kinh thành được tự do di tản mưu sinh).

    Hành trình thỉnh kinh của ông gồm bốn giai đoạn như sau:

    (1) Từ thành Tràng An tới ải Ngọc Môn Quan, là hết địa phận Trung Quốc, rồi đi vào sa mạc Gobi;

    (2) Từ sa mạc Gobi đi qua các nước nhỏ ở Trung Á, vượt dãy núi Hy mã lạp sơn tới biên giới Ấn Độ;

    (3) Từ nước Ca Tất Thi, [Kapisa, thuộc lãnh thổ Afghanistan sau này] chu du Ấn Độ, và tu học tại chùa Na lan đà (Narandha);

    (4) Rời Ấn Độ về Trung Quốc, nhưng không theo đường cũ.

    B. Theo [TDK II 1982: 45], vâng lời Bồ tát Quan âm dạy, Đường tăng đi sang chùa Lôi âm, nước Thiên Trúc, thỉnh kinh đại thừa về cầu siêu cho các âm hồn.

    4. Hai người hộ tống Đường tăng
    A. Theo sử, cùng với một nhà sư, Đường tăng rời thành Tràng An [nay là thành phố Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây]. Tới Tần Châu, ở một đêm; rồi cùng một người đi Lan Châu, ở một đêm; rồi theo một người chăn ngựa đi Lương Châu. Ở Lương Châu một tháng mới trốn được ra khỏi thành. Bị quan trấn thủ cho truy bắt, nhưng ông được một nhà sư cho hai học trò dẫn đường, ngày ẩn núp tối mới dám đi [có sách cho là ông đi tiếp qua Cam Châu, Tú Châu]. Đến được Qua Châu, hai nhà sư dẫn đường quay về. [Tần Châu, Lan Châu, Lương Châu, và Qua Châu đều thuộc tỉnh Cam Túc ngày nay. Lan Châu là thủ phủ của tỉnh, nằm ở trung bắc Trung Quốc, dân đa số theo đạo Hồi.]

    B. Theo [TDK II 1982: 45;51-57], khi rời thành Tràng An, Đường tăng được vua Đường Thái tông cho ngựa và hai người theo hộ tống. Họ đến Củng Châu, rồi sang Hà Châu được quan trấn thủ đón tiếp đàng hoàng. Nghỉ một đêm, sáng sớm hôm sau họ vượt biên giới, hai người hộ tống bị ba con yêu cọp, gấu, trâu ăn thịt.

    (Hai ông sư bán đồ nhi phế -- bỏ về nửa chừng -- trong sử đã được TDK hư cấu thành hai người hộ tống bị yêu tinh ăn thịt.)

    5. Con ngựa của Đường tăng

    A. Theo sử, tại Qua Châu, Đường tăng được quan thứ sử chỉ đường: đi tiếp 50 dặm (khoảng 30 cây số) sẽ tới ải Ngọc Môn Quan, rồi tới năm phong hỏa đài, mỗi đài cách nhau chừng 100 dặm (khoảng 60 cây số), rồi tới nước Y Ngô [Uigur hay Uighur, nay thuộc khu tự trị Tân Cương].

    [Phong hỏa đài: đài truyền tin bằng cách hun khói (phong) lúc ban ngày hay đốt lửa (hỏa) lúc ban đêm để báo hiệu mỗi khi có giặc tới xâm phạm biên cương. Đài kế đó trông thấy cũng báo tin như vậy cho ải kế tiếp, cứ thế truyền tin lần lần cho tới ải Ngọc Môn Quan.]

    Ở Qua Châu con ngựa ngã bệnh chết; ông được một trai tráng xin theo làm đệ tử, nên mua hai con ngựa. Hôm sau đệ tử dẫn tới một ông lão dắt theo một con ngựa hồng, già và gầy. Ông lão xin đổi ngựa với Đường tăng, vì ngựa ông lão đã quen thuộc đường đi sang nước Y Ngô. Đường tăng đồng ý. Hai thầy trò đi gần đến ải Ngọc Môn Quan thì đệ tử xin trở về Qua Châu. Đêm trước, ông suýt bị y đâm lén.

    B. Theo [TDK II 1982: 93-104], Đường tăng đến khe Ưng Sầu, núi Xà Bàn, con ngựa do vua Đường tặng ông bị rồng tinh ăn thịt. Rồng này nguyên là thái tử thứ ba, con Tây hải Long vương Ngao Nhuận. Bồ tát Quan âm bắt rồng phải hóa thành con ngựa bạch (coi như đền mạng). Lúc ngựa được dẫn tới, Đường tăng ngạc nhiên thấy con ngựa này có vẻ béo hơn con trước.

    6. Đường tăng bị cái nóng thiêu đốt

    A. Theo sử, sau khi chia tay tên học trò bất hảo, một mình với con ngựa hồng già, ốm, Đường tăng vào sa mạc. Tới phong hỏa đài thứ nhất, ông suýt trúng tên của lính canh. Quan trấn thủ không thể thuyết phục ông bỏ ý định tây du đã chỉ đường tắt đi tới phong hỏa đài thứ tư. Ông lại suýt trúng tên của lính canh ở phong hỏa đài thứ tư. Quan trấn thủ chỉ đường cho ông đi tránh phong hỏa đài thứ năm để tới sa mạc Gobi (nằm ở phía bắc Trung Quốc, nam Mông Cổ, rộng 1.295.000 cây số vuông).

    Sau một ngày đường chừng trăm dặm, ông lạc lối trong sa mạc Gobi, lại còn tuột tay làm đổ hết nước dự trữ. Ông quay ngựa trở lại phong hỏa đài thứ tư lấy nước, đi chừng mười dặm bỗng hồi tâm nhớ lời phát nguyện: “Nếu chưa đến được Tây Trúc thì dù chết cũng không quay trở lại phương đông.” Thế là quành ngựa lại để tiếp tục đi về phương tây, người và ngựa khát khô trên cát bỏng.

    Sang ngày thứ năm, ông và ngựa ngã quỵ, mê man. Đến nửa đêm, như có phép lạ, trận gió mát lạnh từ đâu thổi tới, con ngựa đứng lên hý vang, ông chợt mở mắt ra, gượng leo lên lưng ngựa. Rán đi thêm vài dặm, ông gặp bãi cỏ xanh mướt bên dòng suối trong veo, thế là người và ngựa thoát nạn chết khô. Ông cho ngựa đi thêm hai ngày nữa, mới ra khỏi sa mạc Gobi; tổng cộng đi hết tám ngày, vượt qua 800 dặm (khoảng 480 cây số).

    B. Theo [TDK VI 1988: 193-194; 212-213], Đường tăng phải chịu cái nóng như thiêu đốt khi qua vùng Hỏa Diệm Sơn chắn đường sang phương tây thỉnh kinh, lửa bốc ngùn ngụt 800 dặm (con số này rất giống với sử), chung quanh không một ngọn cỏ, bốn mùa nóng bức. Bát giới đề nghị hãy chọn phương đông, phương nam, hay phương bắc không có lửa mà đi. Đường tăng không nghe, vì chỉ đi về hướng tây mới lấy được kinh Phật.

    Như vậy, vùng Hỏa Diệm Sơn (800 dặm) được hư cấu từ sa mạc Gobi (cũng rộng 800 dặm). Việc Đường tăng không chịu đổi hướng đi như lời Bát giới đề nghị cũng giống với sử nữa, đó là khi Đường tăng không chịu quay trở lại đường cũ lúc bị lạc trong sa mạc Gobi.

    7. Đường tăng là ngự đệ

    A. Theo sử, tới nước Y Ngô [Uigur (Uighur), thuộc khu tự trị Tân Cương ngày nay], Đường tăng ở lại mười ngày trong một chùa cổ có ba nhà sư Trung Quốc. Vua Khúc Văn Thái nước Cao Xương [Quoco, thuộc khu tự trị Tân Cương ngày nay] sai sứ qua mời ông sang. Đi hết sáu ngày ông tới kinh thành nước Cao Xương. Bị vua nài ép giữ ở lại, ông tuyệt thực bốn ngày phản kháng, sức khoẻ gần nguy kịch. Vua tạ lỗi, xin kết nghĩa anh em, và xin ông lưu lại một tháng giảng kinh.

    Trước ngày rời nước Cao Xương, ông được vua cho theo hộ tống gồm: bốn sa di, hai mươi lăm người lực lưỡng, một viên quan lớn tháp tùng để mang thư giới thiệu ngự đệ với vua nước Đột Quyết (Turkistan?); ngoài ra còn có hai mươi bốn lá thư khác gởi cho vua các nước ngự đệ sẽ đi ngang qua để nhờ yểm trợ. Buổi lên đường, vua quan, dân chúng tiễn ông đến tận cửa thành. Vua cầm tay ông, mắt đẫm lệ, bịn rịn mãi.

    B. Theo [TDK II 1982: 47-49], cảm động vì Đường tăng quên mình đi sang phương tây gian lao, nguy hiểm, vua Đường Thái tông đến chùa Hóa sinh trong thành Tràng An xin kết nghĩa anh em với ông.

    Ngày lên đường, ông được vua quan tiễn chân ra tận cửa thành. Vua ban tặng ngự đệ một bình bát bằng vàng, một con ngựa trắng, hai người hộ tống, ban hiệu là Tam tạng, và quan trọng nhất là cấp cho tờ điệp văn thông hành để khi Đường tăng qua các nước lân cận hay chư hầu nhà Đường sẽ được vua các nước ấy giúp đỡ.

    Vậy, theo TDK, Đường tăng ra đi có đủ passport công vụ kèm quốc thư để xin visa nhập cảnh các nước khác; còn theo sử thì Đường tăng thuộc dạng vượt biên trái phép và bị truy nã. Vua Khúc Văn Thái trong sử lại được hư cấu thành Đường Thái tông trong TDK.

    8. Các lần gặp cướp

    A. Theo sử, ít nhất có bốn lần Đường tăng gặp cướp:

    (1) Dọc đường từ nước Cao Xương sang nước A Kỳ Ni [Agni, thuộc khu tự trị Tân Cương ngày nay], bị một toán cướp chận lại.
    (2) Từ nước Na Yết La Bát (Nagarahara), trước khi tới nước Kiền Đà La [Gandhara, thuộc Pakistan sau này], ông nhờ một ông lão dẫn đi chiêm bái một hang động có Phật tích [có sách nói động này ở thành phố Nhiên Đăng (Dipankara)], dọc đường bị năm tên cướp chận lại nhưng ông cảm hóa được họ.

    (Chuyện này gần giống Hồi thứ 14, Đường tăng ra khỏi nhà cụ già họ Trần bị sáu tên cướp chận đường.)

    (3) Tới nước Ca Thấp Di La [Kashmir, thuộc Pakistan sau này], ông được nhà vua cho hai mươi người đi theo sang Ấn Độ để giúp ghi chép. Trên đường đi về miền trung Ấn Độ, ông bị chừng năm mươi tên cướp tấn công [có sách nói việc này xảy ra ở một khu rừng, sau khi ông rời thành phố Na La Tăng Ha (Narasimba)].

    (4) Trên đường về nước, từ nước Tăng Ha Bổ La (Simhapura) trước lúc tới nước Đản Xoa Thỉ La (Takshasila), ông lại gặp một toán cướp.

    B. Theo TDK, Đường tăng có bốn lần gặp cướp:

    (1) Sau khi tá túc một đêm ở nhà cụ già họ Trần, sáng sớm lên đường, ông bị sáu tên cướp chận lại [TDK II 1982: 79-81];

    (2-3) Hai lần gặp cùng một bọn cướp hơn ba mươi tên [TDK VI 1988: 126, 144];

    (4) Mấy thầy trò ra khỏi nhà viên ngoại họ Khấu, gặp bọn cướp chừng ba mươi tên [TDK X 1988: 133].

    9. Các yêu quái ăn thịt người

    A. Theo sử, chẳng thấy chép rằng Đường tăng đã bị bọn ăn thịt người bắt. Nhưng đáng lưu ý sự kiện này: Khi ông tới nước Kiệt Nhược Cúc Đồ [Kayakubja, bang Uttar Pradesh sau này], ở lại ba tháng, rồi xuôi sông Hằng, tiếp tục chu du về phía đông. Thuyền đi được chừng 100 dặm thì gặp mười ghe cướp chận lại; ông bị bắt đem về sào huyệt [có sách nói ông đi cùng tám mươi người; việc xảy ra ở vùng A Đà Mục Khư (Ayamukha)].

    Bọn cưóp đặt ông lên bàn thờ, chuẩn bị nghi thức hạ sát để tế sống nữ thần Durga. Ông biết mình sắp chết, vô phương kêu cứu. Tuyệt vọng, ông khép hai mắt, tập trung tư tưởng, dốc tâm cầu nguyện chư phật. Như có phép lạ, cuồng phong bỗng nổi lên dữ dội, quét đổ mọi thứ trên bàn thờ; bọn cướp sợ hãi phải thả ông ra.

    B. Theo TDK, đủ loại yêu tinh già, trẻ, đực, cái, thậm chí có cả yêu “nhí” Hồng hài nhi, luôn luôn tìm trăm phương nghìn kế bắt sống Đường tăng ăn thịt. Chúng đều tin rằng Đường tăng là chân tu nhiều kiếp, ăn một miếng thịt của ông, sẽ thành trường sinh bất tử.

    10. Kỳ thị tín ngưỡng

    A. Theo sử, có những xung đột như sau:

    (1) Đường tăng đến A Kỳ Ni (Agni) ở lại một đêm rồi sang nước Khuất Chi [Kucha, thuộc khu tự trị Tân Cương ngày nay]. Vì ông khước từ tiệc mặn do vua nước Khuất Chi đãi, nên phải tranh luận về giáo lý tiểu thừa và đại thừa với Quốc sư Mộc Xoa Cúc Đa (Mokshagupta) vốn đã học Phật giáo tiểu thừa ở Ấn Độ hai mươi năm. Sau sáu mươi ngày, khi rời đi, ông được vua cho người theo phục dịch, cung cấp ngựa và lạc đà.

    (Cũng giống TDK ở Hồi thứ 44: tranh tài với Quốc sư nước Xa Trì.)

    (2) Tới nước Táp Mạc Kiến [Samarkand, nay là thành phố của Uzbek thuộc Nga], Đường tăng bị những người theo Bái hỏa giáo (thờ lửa) cầm đuốc rượt đuổi. Vua nước này không ủng hộ đạo Phật, tiếp ông lạnh nhạt. Sau khi thuyết pháp cảm hóa được vua, ông lưu lại và chấn chỉnh các chùa Phật ở kinh thành.

    (Cũng giống TDK ở Hồi thứ 84: cạo đầu cho vua quan nước Diệt Pháp quy y.)

    (3) Tại Ấn Độ, Đại sư Giới Hiền (Silabhadra), chủ chùa Na lan đà đã 106 tuổi, giao cho Đường tăng thuyết nhiều bộ kinh quan trọng. Ông trở thành người phát ngôn chính thức về giáo lý đại thừa của chùa. Nhiều học giả do khác quan điểm giáo lý đã tranh biện với Đường tăng:

    ( Một thầy tu Bà la môn viết bốn mươi điều biện luận dán ở chùa Na lan đà, thách thức ai bác được, ông ta sẽ dâng cái đầu. Đường tăng mời sư Giới Hiền làm chứng cuộc tranh biện. Ông thắng, nhưng tha mạng kẻ thua.

    (Cũng giống TDK ở Hồi thứ 44: tranh tài với Quốc sư nước Xa Trì, ai thua bị chém đầu.)

    (Bát Nhã Cúc Đa (Prajnagupta), đại sư phái tiểu thừa, viết “Phá đại thừa luận” công kích giáo lý đại thừa. Đường tăng viết “Phá ác kiến luận” trình sư Giới Hiền rồi công bố để bác lại Bát Nhã Cúc Đa.)

    B. Theo TDK, những xung đột do khác tín ngưỡng kể trên được hư cấu như sau:

    (1) Ở nước Xa Trì, thầy trò Đường tăng chống lại ba anh em đạo sĩ yêu tinh đang đàn áp đạo Phật. Đó là yêu cọp (Quốc sư Hổ lực), yêu nai (Lộc lực), yêu dê (Dương lực).

    – Đường tăng đấu phép cầu mưa với Hổ lực, ai thua bị chém đầu; cùng Hổ lực thi ngồi thiền; cùng Lộc lực thi đoán tên món đồ dấu kín trong rương.

    – Tề thiên đấu phép: cùng Hổ lực thi chém đầu mọc lại đầu khác; cùng Lộc lực thi mổ bụng moi gan; cùng Dương lực thi tắm trong vạc dầu sôi. [TDK V 1988: 116, 131, 134, 143, 146, 148]

    (2) Đánh nhau với yêu đạo sĩ là quốc trượng nước Tỳ Kheo. [TDK VIII 1988: 190]

    (3) Vua nước Diệt Pháp có lời thề phải giết 10.000 nhà sư. Tề thiên hóa phép cạo đầu cả triều đình; hoàng gia và bá quan quy y theo đạo Phật, đổi tên nước là Khâm Pháp. [TDK IX 1988: 74, 101]

    11. Về chùa Lôi âm

    A. Theo sử, Đường tăng tới nước Ma Kiệt Đà (Magadha), tu học ở chùa Na lan đà. Chùa này lớn nhất Ấn Độ, rộng gần như một thành phố, đã có mặt hơn 700 năm trước khi Đường tăng đặt chân đến. Chùa Na lan đà được coi là đại học cổ nhất, chứa khoảng 150 bộ kinh của đạo Phật, Bà la môn, sách về các lãnh vực khác; lúc nào cũng có khoảng 10.000 sư tăng tu học. Nghe tin ông đến, chủ chùa là Đại sư Giới Hiền cử khoảng 200 nhà sư và chừng 1.000 phật tử đi đón. Đường tăng ở chùa năm năm.

    B. Theo TDK, Đường tăng đến chùa Lôi âm, được đón tiếp rất trọng thể: Phật tổ cho 8 bồ tát, 4 kim cang, 500 la hán, 3.000 yết đế, 11 đại diệu, 18 già lam, tất cả đứng xếp thành hai hàng trong chánh điện chào mừng. [TDK X 1988: 164]

    (Tổ chức đón long trọng y như khi Đại sư Giới Hiền tiếp Đường tăng. Nói khác đi, TDK mượn chùa Na lan đà hư cấu thành chùa Lôi âm; còn Đại sư Giới Hiền thì hư cấu thành Phật tổ.)

    12. Về việc kinh bị chìm xuống sông

    A. Theo sử, Đường tăng lên đường trở về Trung Quốc năm 643 (48 tuổi), sau mười mấy năm du học ở Ấn Độ [có sách chép 10, 13 hay 15 năm]. Ông dùng voi, lạc đà, ngựa chở 657 bộ kinh và nhiều thứ khác về nước.

    Dọc đường (đầu năm 644), qua nước Đản Xoa Thỉ La [Takshasila, nay là tỉnh Punjab, nước Pakistan], ông cỡi voi vượt sông Tín Độ [Indus, dài khoảng 3.060 km là sông chánh của Pakistan, phát nguyên gần núi Kailas ở Tây Tạng (Tibet) và đổ vào biển Ả Rập ở đông nam Karachi]. Những người khác và hành lý đi thuyền. Thuyền ra giữa sông bỗng cuồng phong (theo [TDK X 1988: 186], khi thầy trò vớt kinh lên bờ thì ma quỷ nổi cuồng phong để cướp kinh, Tề Thiên phải dùng hết oai thần mới giữ lại được) nổi lên làm lật chìm, bị mất 50 bộ kinh. Sau này, qua nước Vu Điền [Khotan, thuộc khu tự trị Tân Cương], được vua nước này lưu lại bảy tháng thuyết pháp, Đường tăng cho người qua các nước khác tìm chép bổ sung số kinh bị mất.

    Có sách nói lúc nghe tin thuyền chìm, vua nước Ca Tất Thí (Kapisa) đến thăm, rước Đường tăng về kinh thành ở năm mươi ngày, trong thời gian đó Đường tăng cho người qua nước Ô Trưởng Na (Udyana) chép lại chỗ kinh trôi mất. Sau này khi về đến nước Kustana, lưu lại bảy ngày, ông cho người đi tới nước Khuất Chi (Kucha) và Kashgar để bổ sung thêm chỗ kinh bị mất.

    B. Theo [TDK X 1988: 185], thầy trò Đường tăng và hành lý, kinh kệ được con rùa trắng chở từ bờ tây sang bờ đông sông Thông Thiên. Rùa bơi chừng nửa ngày, trời đã chiều, gần đến bờ bên kia thì rùa giận Đường tăng không giữ lời hứa với nó, đã quên hỏi Phật tổ giải đáp cho rùa một thắc mắc, nên rùa hất luôn cả đoàn người ngựa, hành lý xuống sông. Kinh bị ướt, vớt lên phơi khô thì hư mất mấy trang chót.

    13. Bài văn của vua Đường Thái tông

    A. Theo sử, giữa năm 648, Đường tăng dịch xong chín bộ kinh, lấy tên là Tân phiên kinh luận. Vua Đường Thái tông tuy già yếu, nhưng muốn kỷ niệm cuộc tây du thỉnh kinh vô tiền khoáng hậu nên đích thân viết 781 chữ làm một bài tựa cho bản dịch ấy, và nhan đề là Đại Đường Tam tạng thánh giáo. Viết xong, vua cho một quan học sĩ đọc trước mặt các quan trong một buổi lâm triều.

    B. Theo [TDK X 1988: 201-204], Đường tăng về đến kinh thành; Vua Đường Thái tông mãi nghĩ tới công lao của người em kết nghĩa không gì đền đáp được, mất ngủ. Sáng hôm sau giữa triều, vua ứng khẩu đọc cho quan trung thư chép bài Thái giáo tự tạ ơn ngự đệ.
    ---QC---


  2. Bài viết được 3 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    hitokin,natsukl,Tia_Lia,
  3. #17
    Ngày tham gia
    Dec 2010
    Bài viết
    163
    Xu
    0

    Mặc định

    Sử chắc là Đại Đường Tây Vực Ký của chính Đường tăng viết. Đã có bản dịch tiếng Việt.
    Lần sửa cuối bởi coluong, ngày 23-10-2015 lúc 21:20.

  4. #18
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    14
    Xu
    0

    Mặc định

    Nói chung là vấn đề này thực sự có rất nhiều thắc mắc và chưa có lời giải đáp chính xác cho tất cả

  5. #19
    Ngày tham gia
    Nov 2012
    Bài viết
    24
    Xu
    0

    Mặc định

    Phong Thần nặng về Đạo

    Tây Du nặng về Phật

    Tình Chỉ Đẹp Khi Tình Còn Dang Dỡ....Hidden Content Hidden Content
    Đời Mất Vui khi Đã Vẹn Câu Thề.!!.Hidden Content Hidden Content

    ---QC---


Trang 4 của 4 Đầu tiênĐầu tiên ... 234

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status