TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 3 của 16 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 15 của 76

Chủ đề: Cảnh Thịnh Đế tân truyện - Ngô Thu - Truyện Việt Hoàn Thành

  1. #11
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    1,317
    Xu
    2,776

    Mặc định

    Chương 9: Dân Tâm

    Chương 9: Dân tâm
    - Này, mấy ông có biết tin gì chưa? Nghe nói Nhà vua hôm nay đến Tê thiên đài đó.

    - Giời ạ… Ông chỉ biết có nhiêu đó thôi sao? Thế mà cũng khoe. Ở đây ai cũng biết hết rồi. Còn có cáo thị nữa chứ.

    - …

    Nếu có ai hỏi, muốn loan truyền tin tức thì cách đơn giản và hiệu quả nhất là gì. Bạn sẽ thu được nhiều đáp án lắm. Này nhé, truyền miệng, phát tờ rơi, đăng báo, đăng truyền hình. Nhưng nói thật, phương án sớm nhất và hiệu quả nhất vẫn là truyền miệng. Không tin à? Hãy lên đường quay về quá khứ, đến với Kinh thành Phú Xuân lúc này sẽ rõ. Sắp các đường làng, hẻm nhỏ, câu chuyện được bàn tán xôn xao nhất lúc này là câu chuyện Hoàng Đế quỳ tạ tội ở Tế thiên đài.

    ‘Túy hương lâu’ là quán rượu lớn nhất, nổi tiếng nhất kinh thành. Nói là lâu, nhưng nếu đánh giá cho đúng thì đây chỉ là một căn nhà tranh hai tầng với diện tích khoảng sáu trượng vuông. Có khác chăng là ở chỗ nó được dựng nên từ loại gỗ thượng hạng – gỗ lim. Trước cửa là tấm biển hiệu với ba chữ Túy, Hương, Lâu với phong cách khoáng đạt. Có điều, nếu nhìn cho kỹ thì mỗi chữ hình như đều thiếu một nét. Ai chơi khăm chăng? Hay là biển hiệu quá cũ, mực bị phai đi? Không ai biết. Chỉ có điều, bà chủ quán béo ú một mực khẳng định chính đệ nhất thiên tài Trạng Quỳnh phóng bút đó. Ở đây, tao nhân mặc khách, cường hào địa chủ hay bá tính bình dân, hạng người nào cũng đến được, miễn trong người có tiền.

    - Này. Hôm nay ông trời sao thế nhỉ? Mưa hai bận rồi đấy. Bình thường có thế bao giờ đâu.

    Quả thật, thời tiết ngày hôm nay thật sự rất lạ kỳ. Đã hai lần trong ngày trời đổ mưa to. Thế cũng chưa là gì. Hai lần mưa xảy ra vào hai thời điểm: giờ ra đồng và chính ngọ. Mà mỗi lần mưa cũng chỉ kéo dài đúng nửa canh giờ rôi thôi. Đây đó, người ta kháo nhau: “Có khi nào trời già cảm động khi thấy Nhà vua quỳ tạ tội với thần dân nên sai xuống hai cơn mưa kỳ lạ không đây?”. Có mấy phường cờ bạc nhân đây cũng tranh thủ trục lợi: Sẽ có trận mưa thứ ba vào lúc chiều tối hay không, tỷ lệ một ăn hai.

    - Ậy. Tôi cứ ngờ ngợ. Chắc là ông trời khóc thật đấy.

    - Vậy thì theo ông, ấy là ông trời cảm động với Nhà vua hay là phỉ nhổ Nhà vua đây? Có thể lắm chứ.

    - Suỵt… nói nhỏ thôi bác. Không khéo có người nghe được, lại phải đóng gông mất.

    - Xời. Cần gì phải sợ. Tôi cứ hét toáng lên ấy chứ. Không phải Nhà vua ban chiếu đại xá hay sao?

    - Này… này… tôi nói này. Lúc này có một ông lão râu tóc bạc phơ, tay bấm quẻ nói xen vào. Mưa thì tôi không biết. Thế nhưng tối nay trời giáng sự lạ đấy, cứ đến mà xem.

    Lúc này, trong góc phòng lại có hai người đối ẩm. Họ mặc trang phục của xứ này, thế nhưng, khẩu âm lại có vẻ lạ lạ. Họ ngồi đây từ giữa trưa, hai đĩa thức ăn đã nguội lạnh mà rượu thì gọi liên tục.

    - Này, theo anh thì sắp tới sẽ như thế nào?

    - Tôi cũng chưa biết. Nhưng chuyện này không thể không báo với Chúa công.

    - Tôi thấy khoan hãy vội. cứ xem tình hình thế nào đã.

    - Tôi nảy ra một ý thế này. Tôi sẽ… thế… thế…

    - Diệu kế… đúng là diệu kế. Nào, chúng ta đi thôi kẻo muộn.

    …..

    Đầu giờ thân, trời bỗng mưa to như trút nước. Trên đài cao, Toản run lên cầm cập. Vừa đói, vừa lạnh, sắc mặt tái mét. Nhưng đã trót đóng kịch rồi thì đành chịu đựng vậy. “Bố khỉ – cậu thầm mắng. Tại sao mấy hôm trước không mưa, nay lại mưa. Lại mưa tận ba lần. Đùa mình chắc”.

    Bất giác, Toản nhìn xuống khoảng đất dưới chân đài. Vốn dĩ trước đây, nơi đó là một bãi đất trống. Giờ đây lại lố nhố toàn người là người. Họ nói gì Toản xa quá, nghe không rõ. Chỉ biết bá tính đều quỳ xuống, sụp lạy. “Có lẽ trời mưa thế mà lại hay. Dân chúng thấy mưa đổ xuống thế nào cũng nghĩ trời cao cảm động vì mình”, nghĩ đến, Toản chợt thấy quên đi cái lạnh.

    Giữa giờ thân. Mưa tạnh. Bầu trời lần nữa lại tỏa xuống những tia nắng ấm áp. Phía xa xa đằng sau Tế đài, một chiếc cầu vồng hiện ra khoe sắc. Dân chúng ngước nhìn lại có cảm tưởng đó chính là một vầng hào quang phát ra từ chính Nhà vua. Khung cảnh lúc này thật lung linh huyền ảo.

    - Ta muốn đả Long bào. Một giọng nói vang lên, rõ ràng là pha tạp giữa khẩu âm nam bộ và trung bộ.

    - Ngươi muốn đả Long bào với lý do gì? Một trong hai tên lính lệ hỏi.

    - Bố khỉ. Hắn vô tri – người đàn ông chỉ vào Toản, dừng lại một chốc rồi tiếp. Một mình chịu tội cũng đành, lại ra đây để dân đen cũng dầm mưa theo. Thế há không phải vô tri thì là gì?

    Tên lính lệ quay lại nhìn, lại thấy Trần Văn Kỷ gật đầu. Y bước đến, đưa cây roi mây cho người đàn ông.

    Chát… chát… chát… Ba tiếng roi vang lên. Tiếng roi hữu lực, tựa như được vung lên bởi một võ sư thượng thặng. Điều này thu hút ánh nhìn của Đô đốc Diệu đang quỳ. “Ha… ha… ta biết ngươi là ai rồi. Để xem ngươi muốn làm gì”.

    Bỗng nhiên, khuôn mặt của gã đàn ông trở nên tím tái. Y co giật, sùi bọt mép rồi nằm vật xuống đất. Đúng lúc này, một người đàn ông khác chạy đến, bế gã ta lên, lại cầm cây roi mây, ngửi ngửi.

    Đoạn, y chỉ vào đám quan viên đang quỳ trước mặt. “Ngươi, các ngươi thật hèn hạ. Các ngươi cố tình hạ độc lên roi để người nào tiến lên đả Long bào đều trúng độc mà chết. Rõ là kế hiểm mà, không cần ra tay cũng làm kẻ thù chết”.

    Lời y nói ra làm dậy nên một làn sóng xôn xao mới trong dân. Có rất nhiều người lắc đầu, tỏ vẻ chán chường. Dân chúng là vậy, yêu đó rồi lại ghét đó. Họ cũng không cần biết nguyên cớ chuyện thế nào, chỉ lấy việc trước mắt mà xét đoán.

    “Ông nói xạo trẻ con”, một giọng nói vang lên làm mọi người im bặt. Nhìn lại, đó là một cô bé tầm mười tuổi, đầu thắt hai bím tóc, mắt long lanh, có chiều ngây thơ, trong sáng.

    - Ông nói xạo trẻ con nè. Ông là người xấu. Cô bé lại tiếp.

    - Sự thật ai cũng thấy mà. Bé con, ai dạy bé nói như thế? – Nói rồi y chỉ đám quan viên trước mặt – Họ đúng không?

    - Ngoại ơi, – cô bé lắc lắc tay ông lão bên cạnh, không có ai dạy Lan nhi nói vậy hết. Lan nhi chỉ thấy sao nói vậy thôi à. Trời mới mưa to, thuốc độc không trôi hết hay sao?

    “Người đâu? – Không chờ y kịp phản ứng, Đô đốc Diệu thét to. Bắt hai tên giặc Ánh này lại cho ta, giam vào nhà lao, chờ ngày xét xử”.

    Mấy tên lính lệ chẳng tốn bao nhiêu sức bắt hai gã đàn ông. Bởi lẽ, chúng đã bị những người dân đen phía sau tóm được. Họ giận bọn hắn dám sĩ nhục Toản, Nhà vua mới được ông trời công nhận với ba trận mưa lớn như trút nước hôm nay.

    “Thả chúng ra”. Giọng nói của Toản vang lên. Lúc này, trong giọng nói còn có vẻ run run nữa. Quả thật, cậu đã rất kiệt sức. “Hôm nay Trẫm đã ra chiếu đại xá thiên hạ, không thể nuốt lời”.

    Đúng lúc này, từ góc Tế đài có cắm Long bào của Vũ Hoàng Đế, một luồng sáng rất mạnh chiếu vào Toản. Kế đến, lần lượt bốn góc Tế đài cũng có hiện tượng như vậy. Cả bốn luồng sáng tập trung lên người cậu. Trông Toản lúc này rực sáng giữa ánh đêm đang dần bao phủ, lại tựa như thiên thần hạ phàm.

    “Phép lạ… Phép lạ… Hoàng thượng vạn tuế. Ngài đã được đất trời đồng ý rồi” Một giọng nói vang lên, khích động mọi người xung quanh.

    Dưới đài, bá quan cùng dân chúng trăm họ quỳ xuống, tiếng tung hô vang lên không ngớt. “Đại công cáo thành, ha… ha…” Toản nghĩ.

    Từ lúc này, thành phần những người cùng Toản quỳ ta tội trời đất lại nhiều hơn những hàng bá tính bình dân. Họ đã tin nhà vua của mình. Chính hành động buông tha cho hai tên gian tế lại khiến họ tin đây là một vị vua nhân hậu, đáng để đi theo.

    Chẳng mấy chốc mà tiếng gà gáy sáng vang lên. Toản được mấy tên thái giám dìu đứng dậy. Lúc này, Lễ bộ Thượng thư Nguyễn Thiếp mời bá tính ra về cho Hoàng thượng được nghỉ ngơi. Đoạn ông quay lại nói:

    - Bệ hạ. Giờ đây Bệ hạ rất yếu, về cung không tiện. Hay là ghé qua nhà thần nghỉ ngơi ít chút cho lại sức rồi hãy hồi cung.

    - Vậy thì làm phiền Phu tử rồi. Nhưng Trẫm không muốn làm rùm beng đâu nhé.

    ………

    Vừa về đến nhà, một hạ nhân chạy đến thưa với Nguyễn Thiếp:

    - Lão gia, sáng sớm nay có ông Nguyễn Kiều ở Thăng Long vào thăm ạ.

    - Được rồi, ngươi lui ra, pha trà và chuẩn bị chút đồ ăn cho ta. Nhà hôm nay có khách. – lại quay sang Toản, lão nói tiếp. Nguyễn Kiều là bạn chí thân của thần, cùng với bà vợ quá cố của lão, nữ sĩ Đoàn Thị Điểm là hai trong số những người thần nể trọng nhất. Cô bé tối qua giải cứu cho chúng ta chính là cháu gái ruột của nữ sĩ họ Đoàn, và gọi lão là ông ngoại.

    Nói rồi, Thiếp bảo thái giám dìu Toản vào nhà.

    - Ý, anh là người quỳ trên đài hôm qua đúng không? Ông ngoại nói anh là Hoàng thượng. Hoàng thượng là cái gì vậy? Có ăn được không?

    Lan nhi là người đầu tiên trong phòng khách nhìn thấy vua tôi Toản bước vào.

    - Lan nhi, không được vô lễ. Giọng Nguyễn Kiều nói vọng ra.

    - Không sao, không sao. Trẫm cám ơn cô bé còn không kịp nữa là. Phu tử, Trẫm thấy rất mệt, hay là Trẫm vào nghỉ trước đây.

    - Vâng, mời Bệ hạ di giá. Thiếp nói đoạn sai người dẫn Toản đi nghỉ ngơi.

    - Này. Nguyễn Kiều hỏi khi chỉ còn ông và Tuyết trong phòng khách. Việc tối qua là mấy ông làm đúng không?

    - Việc gì? Ai làm? Này, đừng có ỷ già rồi nói hàm hồ nhé.

    - Thôi đi, tôi còn lạ gì ông nữa. Mau, cho tôi biết là ai làm ra bốn luồng sáng thần kỳ kia?

    - Hây. Đúng là không thể qua mặt được ông. Chính Hoàng thượng làm đó.

    Hóa ra Toản đã dưng nên mọi chuyện. Cậu cho người chuẩn bị bốn cái vạc đồng, đánh bóng thật kỹ rồi giấu trên góc Tế đài. Đến tối lại sai người thắp mấy cây nến trước mấy cái vạc. Ánh nến vì thế mà theo nguyên tắc gương cầu lõm, khuếch đại ánh sáng, hắt lên người Toản.

    Nghe kể lại, Nguyễn Kiều khẽ thở dài và nở một nụ cười sau đó: “Ông nói đúng, nước Nam được cứu rồi. Hoàng thượng sau lần này đã thu được dân tâm rồi”.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    ---QC---
    Truyện đang sáng tác: CẢNH THỊNH ĐẾ TÂN TRUYỆN
    Link truyện:
    Hidden Content Link góp ý:
    http://www.tangthuvien.vn/forum/showthread.php?t=122609&p=19475954#post19475954


  2. Bài viết được 37 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    160619922,alias511995,bachkimkysi,bagggggggg,Bim Bim,bluewhiter01,changai12,Cubicute1998,Darkzergling,dat94lmh,dtthanh4321,fdk1979,han than,handsome,HauCAD,hbk_123,hieu29891,hutruclata,johanchan3006,lammhea,Lee Haulus,lehoangphi,meodihia,motsach1710,Mr.Lookluck,ngocnghechvn,phongpv2013,rickvn112,thanaret25,thanhnguyen,thanhxakhach,thanlongbaihoai,Thạch Anh,thuongfuture,tieulydochanh,toandangcn,trungvp2110,
  3. #12
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    1,317
    Xu
    2,776

    Mặc định

    Chương 10: Nguyễn Ánh động binh

    Chương 10: Nguyễn Ánh động binh
    Phủ Định Tường, thành Gia Định ngày 13 tháng 7 Âm lịch

    - Báo! Khải bẩm Hoàng thượng! Có tin hỏa tốc năm trăm dặm của Bình Tây Tham Thắng Tướng quân Võ Tánh.

    - Mau trình!

    Nguyễn Ánh tiếp nhận thư tín hỏa tốc từ tên lính giao liên. Trong thư chỉ vẻn vẹn mấy chữ:

    “Ngày 5 tháng 7, Tây Sơn Cảnh Thịnh tế thiên. Hiện tượng lạ. Dân tâm quy phục. Thất hổ tướng tại Phú Xuân. Cơ hội cuối chiếm Phú Yên”.

    Đọc xong mẫu thư tín, Nguyễn Ánh chau mày. “Cho người mời Tả quân Lê Văn Duyệt vào đây gặp Trẫm”.

    Mẫu thư tín chỉ vẻn vẹn mấy chữ. Song, với Ánh, đây vừa là tin vui, vừa là tin dữ. Ánh hiểu, Thất hổ tướng tập trung ở Phú Xuân có nghĩa Phú Yên hiện đã nằm trong túi. Tuy vậy, Ánh cũng hiểu mình từ nay đã có thêm một đối thủ khó xơi.

    “Khải bẩm! Tả tướng quân xin gặp” – “Cho mời”

    Lê Văn Duyệt thân cao bốn thước, vai hùm, lưng gấu. Đôi hàng chân mày dày, rậm, hơi xếch nổi bật trên gương mặt gầy guộc. Mỗi bước chân đi đều thẳng thành một hàng, tăm tắp và đều nhau. Cước bộ ung dung nhưng hữu lực. Ông tiến vào thư phòng rồi cúi lạy.

    - Thần nghe nói mới có tin hỏa tốc của Võ Tánh Tướng quân. Chẳng hay sự tình có biến thế nào mà Hoàng thượng triều thần gấp như vậy?

    - Khanh xem đi. – Nói rồi Ánh chuyển bức thư tín sang cho Duyệt.

    Trầm ngâm hồi lâu, Duyệt lên tiếng:

    - Khải bẩm! Quả như Võ Tánh Tướng quân nhận định. Đây đúng là cơ hội cuối để đánh chiếm Phú Yên.

    - Khanh nói xem.

    - Khải bẩm. Thất hổ Tây Sơn đang tập trung tại Phú Xuân. Thần nghĩ, lúc này chúng đang có một buổi hội quân hết sức cơ mật. Tướng giữ thành Phú Yên thần nghĩ lúc này có lẽ là Nguyễn Quang Huy. Quân ta hiện đang tập trung hơn một vạn quân ngoài thành năm mươi dặm. Thiết nghĩ, với tài cầm quân của Võ Tánh, chiếm thành không khó. Tuy nhiên, Phú Yên thành cao, hào sâu, Nguyễn Quang Huy tuy là tướng trẻ nhưng lại có tài. Không phải là không có lý do mà tướng Lê Văn Hưng tin tưởng giao lại thủ thành. Tánh muốn thắng cũng được nhưng cũng là công địch một ngàn, tự tổn tám trăm.

    - Vậy theo ý khanh thì như thế nào?

    - Theo ý thần. Chúng ta chia binh hai đường. Một mặt, Võ Tánh đem quân quấy nhiễu, tuyệt không công thành khi chưa dụ được Huy xuất thành. Mặt khác, phái hai chiếc tàu Đồng do Nguyễn Văn Thắng chỉ huy, tiến đánh Quy Nhơn.

    Nguyên Nguyễn Văn Thắng là viên Đại úy Chaigneau người Pháp do Hoàng tử Cảnh mời về cùng hai chiếc tàu đồng. Về đến Việt Nam, để dễ bề làm việc y đổi tên thành Nguyễn Văn Thắng.
    - Khi đến cửa biển Thị Nại, – Duyệt tiếp – Thắng đánh mạnh vào, đồng thời phát pháo lệnh báo cho Võ Tánh. Quân Tây Sơn lúc này sẽ phải kéo binh từ Phú Yên ra ứng cứu Quy Nhơn vì đây là thành gần nhất. Lúc đó, quân của Tánh sẽ dễ dàng chiếm Phú Yên.

    - Rồi sao nữa? Khanh nói tiếp đi.

    - Sau khi hạ thành, Võ Tánh Tướng quân sẽ phát pháo lệnh. Nguyễn Văn Thắng sẽ ra lệnh triệt thoái để bảo toàn lực lượng. Ta và giặc Tây Sơn phân chia chiến tuyến ở hai bên đèo Cù Mông.

    - Trẫm lại nghĩ khác. Sau khi hạ thành, Võ Tánh tiếp tục bắc tiến, vượt đèo Cù Mông, đánh thẳng Quy Nhơn. Quân ta hai đường đánh úp Quy Nhơn không phải hay hơn sao?

    - Vạn lần không thể. Thất hổ Tây Sơn tuy không về kịp ứng cứu Phú Yên nhưng chắc chắn kịp đến Quy Nhơn. Hơn nữa, với hai chiếc tàu đồng, chưa chắc ta đã thắng được Tây Sơn lúc này với hai chiếc tàu cấp Định Quốc.

    - Hai chiếc không đủ thì ba chiếc. Phái thêm tàu Phụng do Đại úy Vannier phối hợp với Thắng. Đồng thời, khanh cũng mang thêm năm nghìn quân hỗ trợ cho Tánh.

    - Hoàng thượng… ta còn phải bảo toàn lực lượng, không thể tung hết chiến lực ra.

    - Khanh không cần nói nữa. Khanh có biết tại sao ta tung hết lực lượng ra không?

    - Thần ngu muội, không hiểu được.

    - Vì một người. Nguyễn Quang Toản. Nghe đồn hắn làm phép giữa chính điện. Trẫm không tin vào phép thuật. Trẫm tin hắn có một phương pháp nào khác. Chứng tỏ hắn tuy nhỏ nhưng là người có tài. Giờ đây, hắn mới thu phục được dân tâm. Nếu để hắn có đủ thời gian, Trẫm không thể ngủ yên.

    - Thần, minh bạch.

    - Vậy, khanh hãy lui về chuẩn bị đi.

    Hai ngày sau, Tả quân Lê Văn Duyệt xuất thành, mang theo năm nghìn tinh binh, ngày đêm không nghỉ, tiến đến hội quân với Võ Tánh cách ngoại thành Phú Yên năm mươi dặm.

    Cùng lúc, Ánh lại sai Nguyễn Văn Thắng đem hai nghìn quân trên hai chiếc tàu đồng theo đường biển tiến đánh Quy Nhơn. Lại nữa, Ánh sai Vannier đem theo một nghìn quân trên chiếc tàu Phụng khởi hành sau đó một ngày tiến về Quy Nhơn. Ý định của Ánh rất rõ ràng. Y không muốn nhà Tây Sơn biết mình đã tung hết vốn cho trận này. Đồng thời, tàu Phụng xuất hiện sau khi chiến sự nổ ra cũng sẽ là đòn bất ngờ.

    ……………….

    Ngày 17 tháng 7, bên ngoài thành Phú Yên năm mươi dặm. Hai người đàn ông đứng trên đỉnh núi Nhạn, hướng cái nhìn về phương Bắc ở xa xa.

    - Tả quân, ông nghĩ sao về lần xuất binh này của nhà vua?

    Hỏi là người đàn cao lớn. Thân cao bốn thước chín, lưng dài, vai rộng, uy nghi trong bộ giáp trụ màu đỏ, nổi bật giữa muôn người.

    - Chỉ e... Hoàng thượng lần này sẽ... thương gân động cốt mất thôi.

    - Ý ông là...

    - Thất bại. Hơn nữa lại tổn thất rất lớn.

    - Ài... Tôi tin vào cách nhìn của ông. Nhớ năm đó, nếu không có ông, tôi đã bị Nguyễn Lữ bắt được ở Gia Định rồi, lại nhờ ông cầm cự, Hoàng thượng mới tạm lánh ở hải ngoại thành công.

    Dừng lại một lúc, ông lại hỏi:

    - Theo ông, ta phải làm thế nào?

    - Lệnh vua khó cãi. Biết là sẽ chết, ta cũng phải tiến quân. Ông xem. Phú Yên là một thành nhỏ. Nhưng đứng từ đây vẫn nhìn thấy tường thành của nó. Quả không hổ là tiền đồn vững chắc của giặc Tây Sơn. Trong thành có khoảng bảy nghìn tinh binh, lại do tướng Huy trấn thủ, có thể nói là bất khả công phá.

    - Ông nói đúng. Tướng Huy tuy trẻ nhưng tài còn trên cả tướng Hưng. Tôi từng ba lần phái người khiêu chiến. Kết quả, cả ba lần đều thảm bại, lại chết mất ba tùy tướng. Chờ chúng ta là Hỏa Hổ đặt ở hàng trăm lỗ châu mai. Không thể dùng thang dây leo tường. Chỉ còn cách dùng trục phá thành. Nhưng ông xem. Phía trước hào sâu nửa trượng, lại cắm đầy chông gai.

    - Tôi bảo ông này. Tối đến, ông sai người đứng từ xa, bắn hỏa tiễn vào thành. Cứ cách một canh giờ lại bắn một đợt. Tuyệt đối không công thành. Ta liên tục làm trong ba ngày, chờ tín hiệu của Nguyễn Văn Thắng. Đó là lúc tốt nhất để hạ thành.

    - Còn sau đó?
    - Nghe lời tôi. Chỉ đánh nghi binh ở đèo Cù Mông, không được vượt đèo. Chắc chắn nhà Tây Sơn lúc này sẽ bỏ thành Quy Nhơn, nhân lúc chúng ta tập trung vào Quy Nhơn mà xua đại quân tái chiếm Phú Yên, kẹp quân ta vào giữa, ép chết chúng ta trong thành Quy Nhơn.

    Suy ngẫm một chốc. Võ Tánh chợt đổ mồ hôi lạnh dọc sống lưng. Khả năng này là rất lớn. Địch có thể bố trí phục binh ở đèo Cù Mông, làm tiêu hao binh lực ta. Đồng thời, địch còn phái một cánh quân khác theo hướng Tây Nguyên, vòng qua đèo Cù Mông, tập hậu. Thế này thì không ổn rồi

    - Thế Hoàng thượng hỏi thì sao? Cả tôi và ông lúc đó sẽ phải bêu đầu.

    - Thân này có chết thì đã sao? Cả đời tôi tận trung, trời cao chứng giám. Chúng ta cũng cho vượt đèo nhưng chỉ cho từng đợt mà thôi. Cái chính là để bảo toàn lực lượng cho Hoàng thượng. Tôi chỉ e... Lúc đó Hoàng thượng cũng không còn tâm tư nào để xử quyết tôi và ông đâu.

    Đúng nửa đêm ngày 17 tháng 7, Võ Tánh sai cung tiễn thủ đứng trên một ngọn đồi cao bắn liên tục những mũi hỏa tiễn được trợ lực bởi những thanh thuốc nổ vào thành Phú Yên. Mũi tên đầu tiên rớt xuống cũng là lúc báo hiệu trận chiến đầu tiên giữa hai con rồng Đại Việt chính thức bắt đầu.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi huynh9l, ngày 19-07-2015 lúc 22:44.

  4. Bài viết được 39 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    160619922,alias511995,bachkimkysi,bagggggggg,Bim Bim,bluewhiter01,changai12,Cubicute1998,Darkzergling,dat94lmh,dtthanh4321,fdk1979,han than,handsome,HauCAD,hbk_123,hieu29891,hutruclata,johanchan3006,lammhea,Lee Haulus,lehoangphi,meodihia,motsach1710,Mr.Lookluck,ngocnghechvn,phamquangdung,phongpv2013,polonezvn,rickvn112,thanaret25,thanhnguyen,thanhxakhach,thanlongbaihoai,Thạch Anh,toandangcn,Trần Thanh Lân,Tri Vien Dai Su,trungvp2110,
  5. #13
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    1,317
    Xu
    2,776

    Mặc định

    Chương 11: Trận chiến thành Phú Yên

    Chương 11: Trận chiến thành Phú Yên
    “Nhất tướng công thành, vạn cốt khô”, đó là điều người ta thường thấy trong bất cứ cuộc chiến nào. Đặc biệt là dưới tình trạng hai phe tham chiến có binh lực tương đương. Có lẽ trận chiến mấy ngày nay dưới chân thành Phú Yên xem ra là kỳ lạ nhất. Không có tiếng trống trận giòn giã. Không có tiếng la hét vang trời. Không thấy hai phe dàn trận đánh nhau. Cũng không có thương vong cho cả hai phe. Chốc chốc, người ta chỉ thấy mưa tên bay rợp trời, đi kèm với nó là lửa. Cứ như vậy kéo dài đến nay đã năm ngày. Ba hôm đầu tiên, người ta chỉ thấy mưa tên xuất hiện vào ban đêm. Hai hôm nay lại ngược lại, ban đêm lại thật yên tĩnh, chẳng bù với ban ngày.

    Trời mùa hè ở mảnh đất miền trung rất khắc nghiệt. Từng đợt gió mùa Tây Nam xuất phát từ Hạ Lào vượt qua dãy Trường Sơn mang theo cái nóng hầm hập. Cả thành Phú Yên oằn mình dưới cái nóng như đổ lửa từ những cơn gió, từ mặt trời trên cao và từ những đợt mưa tên lửa.

    Anh thanh niên đi đi lại lại giữa căn phòng chỉ huy. Mồ hôi trên lưng nhễ nhại. Chốc chốc anh lại chửi rồi lắc đầu, lại đi đi lại lại. Sự việc cứ thế lặp đi lặp lại như một vòng tuần hoàn bất tận.

    - Cái đám giặc Ánh ôn dịch. Chúng bây hành hạ ta năm ngày nay chưa đủ hay sao? Cớ gì vẫn chưa phát binh công thành? Bây dư gỗ làm tên lắm à. Một lũ biến thái.

    - Huy tướng quân hãy bình tĩnh.

    - Bình tĩnh cái nỗi gì? – Anh thanh niên là vị tướng trẻ Nguyễn Quang Huy, không giấu được vẻ gắt gỏng. – Quân sư, ông tính xem chúng đang có gì trong hồ lô? Cứ bắn rồi lại trốn. Thật không xứng là hảo hán.

    - Có lẽ chúng đang muốn hành hạ tinh thần chúng ta. – Ngô Thì Nhu lên tiếng. – Nhưng thật không hợp với thường quy. Lẽ ra chúng phải tấn công rồi khi thấy tinh thần của ta đã rệu rã chứ.

    - Thì đó. Chẳng hiểu chúng nghĩ ra cái quái quỷ gì.

    - Có lẽ chúng đang chờ. Còn chờ cái gì thì chưa biết.

    - Thế triều đình có động tĩnh gì không?

    - Đô đốc Tuyết bảo chúng ta cứ áng binh bất động chờ đợi. Anh tôi thì lại bảo cứ để chúng bắn tên cho đã đi, giặc Ánh giàu mà. Tôi cũng chưa hiểu bên trên nghĩ gì nữa.

    - Thật là. Cái trò chơi này kéo dài đến bao lâu đây. Muốn đánh thì đánh đại cho rồi. Ài… hành hạ ta đến khổ.

    “Báo… Có tin từ Phú Xuân”, tên lính giao liên cầm một phong thư hớt hơ hớt hải chạy vào. “Đưa ta xem. Được rồi, ngươi ra phụ mọi người cứu hỏa đi”

    Đọc thư, Huy lắc đầu, lại tỏ ra khó hiểu. Anh chìa bức thư ra.

    - Ông Nhu, ông xem thử đây là ý gì? Hoàng thượng dạy ta xuất thành giao chiến. Rồi lại bảo trá bại, chạy về, không cần nâng cổng thành lên, sau đó lại rút về chân đèo Cù Mông là sao?

    Tiếp lấy bức thư, gương mặt Ngô Thì Nhu tỏ ra đăm chiêu. Một lát sau, mắt y bừng sáng như hiểu ra.

    - Ha… ha… ha… Hoàng thượng cao minh. Giặc Ánh kỳ này thảm rồi.

    - Ông nói vậy là sao?

    - Anh xem, – trả bức thư cho Huy, Nhu tiếp. Trong thư, Hoàng thượng bảo chúng ta trước sơ tán dân chúng trong thành, lại bảo chúng ta rút về cố thủ ở đèo Cù Mông chờ lệnh. Trước đó, có người lại thấy hải đội của giặc Ánh xuất hiện ở vùng biển Diên Khánh. Rõ ràng Hoàng thượng muốn đốt thành.

    - Đốt thành? Tôi chưa rõ.

    - Này nhé. Giặc muốn tiến binh vào đánh Quy Nhơn, quân ta phải phái binh cứu viện. Ông nghĩ viện binh ở đâu gần nhất? Là chúng ta. Khi đó, Võ Tánh lại xua quân truy đuổi. Lúc này, nếu chúng ta chống lại, thành Quy Nhơn không được cứu viện kịp thời, tất mất. Nếu ta không chống mà chạy về cứu viện, giặc đuổi giết, ta chắc chắn sẽ tổn binh; đến khi về tới Quy Nhơn thì chả còn mấy mống; giặc lúc này hai đường giáp công, Quy Nhơn cũng mất.

    - Vậy đây là chết chắc. Ông nói giặc Ánh thảm là thế nào? Tôi không hiểu.

    - Ông nghe tiếp. Rõ ràng Hoàng thượng muốn bỏ thành Quy Nhơn cho giặc. nhân tiện ép Thái Đức Hoàng đế thoái vị. Quân ta lại vòng qua theo ngã Tây Nguyên, tái chiếm Phú Yên lúc này không còn binh do giặc đã truy đuổi anh và tôi. Tôi nghĩ cánh quân này ít nhất cũng là Ngũ phụng thư hoặc một trong Thất hổ tướng. Sau đó, Tánh sẽ bị quân của anh và tôi phản công, lại bị tập hậu, lâm vào thế hai mặt giáp công. Ta chiến thắng, lúc này lại kéo binh về Quy Nhơn. Lúc này có lẽ Ánh đã hạ thành và trở thành ba ba trong rọ.

    - Diệu kế… quả là diệu kế.

    - Không phải, – Nhu lắc đầu. Đến cả tôi cũng nghĩ ra, lẽ nào Tánh lại không nghĩ ra nói chi bên cạnh còn có Lê Văn Duyệt.

    - Thế ông bảo sao?

    - Hoàng thượng chỉ bảo anh và tôi lui về cố thủ ở đèo Cù Mông mà không nói tiếp sẽ làm gì. Tôi nghĩ lúc này Thất hổ tướng đã có mặt ở đó. Khi đến nơi, chúng ta sẽ được nghỉ ngơi. Cánh quân kia sẽ thế chỗ chúng ta, dụng kế “gậy ông đập lưng ông” hỏa thiêu thành Phú Yên. Xong xuôi đâu vào đấy, chúng ta mới kéo binh về Quy Nhơn. Đây mới là diệu kế.

    - Hay… hay… hay… – Huy nói liền ba tiếng hay – ai bảo Hoàng thượng của chúng ta trẻ người non dạ. Quả là “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Tôi đã thấy hình bóng Tiên đế trong Ngài rồi.

    Giữa trưa hôm đó. Chính lúc đợt mưa tên bắt đầu là lúc Cổng Nam thành Phú Yên mở ra. Huy dẫn theo năm nghìn tinh binh tiến đến nghênh tiếp quân doanh Võ Tánh. Cùng lúc, Ngô Thì Nhu dẫn theo hai nghìn binh lặng lẽ rút đi, mai phục trên đường tiến về đèo Cù Mông.

    Tiếng thét xung trận lần đầu tiên vang lên. Kỵ binh của Huy xông vào trận đia quân địch tha hồ chém giết. Họ chịu đựng quá lâu rồi. Nghênh đón họ là từng hàng Kỵ mã thương của quân Võ Tánh. Mỗi đợt xung phong của kỵ binh là một tầng nhân mã ngã xuống. Năm nghìn kỵ binh nhanh chóng giảm xuống. Năm mươi, một trăm, rồi hai trăm Huy cũng bị rớt xuống ngựa.

    Thấy thế, Võ Tánh hạ lệnh vây giết. Chủ tướng đối phương ngã ngựa, đây không phải là lúc kết liễu thì còn đợi khi nào. Tiếng trống phản công vang lên, Tánh thân chinh xuất mã, xung phong chém giết.

    Phần Huy, anh đã chuẩn bị sẵn một con ngựa dự phòng. Anh leo lên ngựa, lao về phía Võ Tánh. Giao đấu được ba hiệp, Huy bị Tánh đánh văng thanh ngân thương. Lúc này, trên thành phát ra một tiếng trống lệnh. Anh vội vàng quay ngựa, hạ lệnh rút nhanh về thành.

    Tánh lúc này có hơi bất ngờ. Ông đánh giá Huy còn cao hơn Lê Văn Hưng. Lẽ nào dễ dàng bị mình đánh bại. Lúc này lại nghe tiếng trống lui binh trên tường thành. Tánh lại nghĩ: “Có lẽ Nguyễn Văn Thắng giờ này đã công thành Quy Nhơn. Quân Tây Sơn muốn bảo toàn binh lực, rút về để cứu viện Quy Nhơn đây mà. Lê Văn Duyệt quả tính toán như thần. Hôm nay không chiếm thành thì là lúc nào”.

    Nghĩ thế, Tánh hạ lệnh truy đuổi. Ở hậu quân, Lê Văn Duyệt trầm ngâm. “Hy vọng Tánh có thể giết được Huy trước khi vào thành, bằng không…”

    Song phương lúc này một lui, một đuổi, đang tiến nhanh về thành. Quân Tây sơn vượt qua Cổng thành Nam, lại một đường tiến về Cổng thành Bắc, tiếp tục tháo chạy về đèo Cù Mông. Huy cướp đường mà lui gấp gáp đến nỗi quên hạ lệnh đóng cổng thành, cứ thế một đường tháo chạy. Võ Tánh một đường thắng thế lại hạ lệnh không cần nghĩ, tiếp tục truy đuổi quân Tây Sơn.

    Trên con đường độc đạo dẫn đến đèo Cù Mông, xa xa ở phía nam, bụi mù bay mù mịt. Đến một khúc quanh, Huy bảo toàn quân lúc này chỉ còn khoảng hơn bấn nghìn người tiếp tục chạy cho đến lúc gặp viện binh ở chân đèo. Phần anh xuống ngựa, một mình leo lên sườn núi bên cạnh.

    Một lúc sau, truy binh Võ Tánh chạy đến. Bỗng dưng, một màn mưa tên ập xuống quân nhà Nguyễn. Cách phía sau không xa, ở đoạn giữa đoàn quân, từng tảng đá to, từng súc gỗ lớn từ sườn núi lăn xuống. Từng mảng lớn quân Võ Tánh bị đè chết. Đoàn quân bị chia cắt thành hai đoạn.

    “Chết. Trúng kế rồi. Tưởng chúng muốn một đường chạy đến chân đèo mới phản công. Nguy a”. Võ Tánh giật mình. “Lui về thành. Lui về thành”. Quân nhà Nguyễn lúc này cuống cuồng vứt cả binh khí mà lui về thành. Cùng lúc, Ngô Thì Nhu dẫn theo hai nghìn quân phục sẵn từ trước, bắt đầu phản công.

    Đứng trên tường thành, Lê Văn Duyệt sai người bắn tên đoạn hậu, ngăn truy binh Tây Sơn. Đợi quân Võ Tánh an toàn lui về thành, Duyệt sai người đóng cổng thành. Hai nghìn quân Tây Sơn lúc này cũng dừng lại, lui về đèo Cù Mông.

    - Ông nghỉ ngơi chút đi. – Duyệt nói với Võ Tánh. Có lẽ lúc này giặc Tây Sơn đã bình an rút về đèo Cù Mông.

    - Ông nói phải. Toàn quân đã mệt mỏi, ta phải nghỉ ngơi chút ít cho lại sức.

    - Ông chỉ có thời gian một ngày thôi. Ở lâu tôi e sinh biến. Đã qua giai đoạn đầu tiên. Ngày mai ông cho một nhóm nhỏ quấy rối trận doanh giặc ở đèo Cù Mông. Chúng ta còn phải chuẩn bị tâm lý nghênh đón cánh quân do Thất hổ Tây Sơn đánh úp nữa.

    Lại nói về quân Tây Sơn. Về đến đèo Cù Mông, Huy bất ngờ khi không phải thấy một người trong Thất hổ tướng mà những ba người. Anh tiến lên chào từng người rồi nói:

    - Thật may chư vị tướng quân có mặt kịp thời. Chẳng hay chư vị dự tính đêm nay công thành, tái chiếm Phú Yên? Tôi đã cho người chôn sẵn thuốc nổ trong thành.

    - Ha… ha… Không hổ sự kỳ vọng của lão Hưng. – Đô đốc Bảo lên tiếng. – Chúng sẽ không ngờ là ta sẽ mau chóng phản công đâu.

    - Không dám. Tôi ngu muội, làm sao nghĩ ra kế sách này. Tất cả đều do quân sư tính toán.

    - Thật không phụ lòng ta. – Thái úy Lê Văn Hưng lúc này mới lên tiếng. – Ta tin tưởng anh sẽ không phải nhất thời sốc nổi mà cãi lại Nhu.

    - Anh nói vừa đúng, vừa sai. – Bảo lại nói. – Không chờ đến đêm. Lúc này Đô đốc Long và Đô đốc Lộc đã dẫn năm nghìn quân phóng hỏa thành Phú Yên rồi. Anh xem.

    Nói rồi, ông chỉ tay về phương nam. Như để chứng minh cho lời ông, thành Phú Yên vang lên từng tiếng nổ lớn, khói lửa bay ngợp trời. Đứng trên đỉnh đèo Cù Mông, thành Phú Yên ở xa rực cháy như một hỏa lò cực lớn. Quả thực, quân Tây Sơn không cho quân triều Nguyễn có một phút giây nào nghỉ ngơi.

    Lúc này, dưới chân thành, Đô đốc Lộc suất lĩnh hai nghìn quân, cho đại pháo liên tục khạc lửa, bắn phá tường thành. Đô đốc Long lại dẫn ba nghìn quân, vòng qua, phục giết quân Nguyễn Ánh rút chạy.

    - Nguy rồi. Giặc Tây Sơn đã tính trước ta một bước. Chúng bỏ thành Quy Nhơn, đánh úp quân ta ở đây. – Lê Văn Duyệt thất thanh.

    - Mau rút ra khỏi thành từ cổng Nam. Chúng không kịp truy kích đâu. Võ Tánh thét lớn giữa ba quân.
    Ra khỏi thành, quân Nguyễn Ánh lại một lần nữa đụng phục binh. Đô đốc Long cho người bắn tên xối xả.
    Phía xa, ông lại cho Kỵ mã thương xếp thành hai hàng nghênh đón quân địch rút chạy.

    Dằn co được hơn một canh giờ, Duyệt và Tánh cũng mở được một đường máu, rút chạy về thành Diên Khánh. Đô đốc Long không cho truy kích, chỉ dừng lại kiểm tra lại tổn thất.

    Trận chiến này kết thúc, quân Tây Sơn toàn thắng, tổn thất gần một nghìn hai trăm người. Về phía quân Nguyễn Ánh, binh đi một vạn năm nghìn người, tàn quân lui về Diên Khánh chỉ còn gần một nửa; Lê Văn Duyệt trúng hai mũi tên trên lưng, máu thắm đẫm chiến bào, Võ Tánh cũng bị thương nặng nơi chân, không nghỉ ngơi ba tháng dứt khoát không khỏi. Quả đúng là Nguyễn Ánh đợt này đã “thương gân động cốt” rồi.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi huynh9l, ngày 20-07-2015 lúc 12:46.

  6. Bài viết được 38 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    160619922,alias511995,bachkimkysi,bagggggggg,Bim Bim,bluewhiter01,changai12,Cubicute1998,Darkzergling,dat94lmh,dtthanh4321,fdk1979,han than,handsome,HauCAD,hbk_123,hieu29891,hutruclata,lamlai123,lammhea,Lee Haulus,lehoangphi,linhdan0612,meodihia,ngocnghechvn,phamquangdung,phongpv2013,polonezvn,rickvn112,thanaret25,thanhnguyen,thanhxakhach,thanlongbaihoai,tiennhan9512,tieulydochanh,toandangcn,Trần Thanh Lân,trungvp2110,
  7. #14
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    1,317
    Xu
    2,776

    Mặc định

    Chương 12: Trận Xích Bích của người Việt (phần đầu)

    Chương 12: Trận Xích Bích của người Việt
    ***** Ghi chú của tác giả trước khi vào chương 12:
    Năm 1801, Nguyễn Ánh kéo trên dưới một nghìn chiến thuyền lớn nhỏ, trong đó có năm chiếc “siêu chiến hạm” của Pháp – mang được bốn mươi sáu khẩu đại bác, mười tám chiếc khác mang được hai mươi đến hai mươi sáu đại bác tiến đánh cửa Thị Nại. Đối chiến là Đô đốc Vũ Văn Dũng với trên dưới hai nghìn chiến hạm, trong đó có ba chiến hạm khổng lồ được xem là “khủng khiếp” nhất Đại Việt (cũng có thể nói là của cả Châu Á) với sáu mươi khẩu hải pháo – Chiến hạm Định Quốc.

    Lúc đầu, các chiến hạm của Nguyễn Ánh, kể cả chiến hạm được Pháp cung cấp đều bị nghiền nát trước hỏa lực cực mạnh của nhà Tây Sơn. Sau, Nguyễn Ánh dùng mưu, cho một nghìn hai trăm lính đổ bộ thành công, vô hiệu hóa 1.827 khẩu đại pháo đặt trên cảng Thị Nại. Lại nữa, Nguyễn Ánh bắt được một chiến hạm của nhà Tây Sơn, bắt được mật lệnh cùng các loại hiệu lệnh khác. Từ đó, Nguyễn Ánh cho nhiều chiến hạm nhỏ giả làm chiến hạm Tây Sơn, len vào hàng ngũ, dùng kế hỏa công đốt sạch chiến hạm của địch. Cả ba chiếc Định Quốc. Nhà Tây Sơn đại bại.

    Trận chiến này được các sử gia, kể cả của Việt Nam và nước ngoài đều đánh giá là Xích Bích của Việt Nam. Về quy mô cùng với sự khốc liệt của nó còn vượt xa trận Xích Bích của Trung Quốc.
    Tư liệu trên lấy từ nhiều nguồn, bao gồm Wiki cùng một số tư liệu của các nhà truyền giáo Châu Âu, các sử gia người Việt.

    Trong truyện này, vì Nguyễn Ánh nhận được tin Quang Toản vừa thu được lòng dân nên quyết chí thư hùng để dập tắt mối đe dọa này từ trong trứng nước. Theo đó, Ánh phái hai chiếc “Siêu chiến hạm” kể trên cùng hơn năm trăm chiến hạm khác, trong đó có mười chiếc chiến hạm cỡ trung tiến đánh Quy Nhơn. Lại phái thêm chiếc chiến hạm Phụng (cũng là siêu chiến hạm nhưng lại chuyên dùng hạm chỉ huy của Nguyễn Ánh) tiếp ứng phía sau. Trong lịch sử, quả thật lúc này Ánh cũng chỉ mới có ba chiếc siêu chiến hạm.

    Đối chiến là nhà Tây Sơn (nhánh của Thái Đức Hoàng đế) với hai chiếc Định Quốc cùng trên dưới hai trăm chiếc chiến hạm khác. Mặt khác, Đô đốc Vũ Văn Dũng cũng suất lĩnh hai chiếc Định Quốc khác cùng khoảng hai trăm chiến thuyền khác đi ứng cứu, đây cũng là toàn bộ thủy quân Toản có lúc đó.

    Đây là do lúc chưa xuyên việt, Toản đã từng đọc tư liệu về trận hải chiến khủng khiếp kia. Nay vừa thu phục được lòng dân, cậu quyết đẩy nhanh sự xuất hiện của trận đại chiến Xích Bích này.

    Đây là truyện dã sử nên có nhiều chi tiết hư cấu trong đó. Mong quý độc giả thông cảm nếu thấy không vừa lòng vì sai sử sách*****

    “Bình Định có núi Vọng Phu
    Có Đầm Thị Nại, có Cù Lao Xanh
    Em về Bình Định cùng anh”

    Thành Quy Nhơn từ thời Chăm – pa được xem là Kinh đô lớn nhất của cả xứ Đàng trong với danh hiệu bất hủ “Đồ Bàn”.

    Nhớ năm xưa, vua Nguyên sai con là Thoát Hoan đánh chiếm Chăm – pa. Toa Đô vâng mệnh Thoát Hoan, xua thủy quân đánh chiếm cửa Thị Nại. Tại đây, chúng đành ôm hận khi toàn quân đại bại.

    Tháng Giêng năm Đinh Tỵ, Trần Duệ Tông cũng cho quân tiến đánh cửa Thị Nại. Lại một lần nữa, đầm Thị Nại nổi danh là thành trì trên biển không thể công phá. Năm đó, vua Chăm – pa là Chế Bồng Nga dùng mưu đánh tan quân Trần Duệ Tông.

    Và còn nhiều chiến tích huy hoàng nữa. Đầm Thị Nại luôn là niềm kiêu hãnh của vương quốc Chăm – pa và giờ đây là của thành Quy Nhơn.

    Đêm hôm nay, ngày 20 tháng 7 Âm lịch, nó lại vang danh trên toàn cõi Đại Việt.

    Đầu giờ Tí, thành Quy Nhơn say ngủ trong tiếng sóng vỗ bờ. Đây đó trên mặt biển là ánh đèo leo lét phát ra từ những chiếc thuyền thúng đang câu mực. Đêm nay trời lạnh lắm. Những thợ câu mực liên tục nhấp lấy từng chén rượu mạnh để chống chọi. Chốc chốc lại vang lên những tiếng gọi nhau í ới xua tan cái vẻ tĩnh mịch của màn đêm.

    - Này! Ông bạn già, hôm nay có khá không?

    - Chưa được bao nhiêu. Đêm nay lạnh quá ông ạ. Lũ mực chắc cũng trốn mất rồi.

    - A ha. Tôi mới được một con đây nhé. Các ông phải cố lên. Không khéo hôm nay phải thua tôi một chầu đấy.

    Mưa bắt đầu rơi rả rích. Những chiếc cần câu mực dần dần dần được thu lại. Các chiếc thuyền thúng bắt đầu quay trở về bờ. Hôm nay họ gặp phải thất thu rồi. Mỗi chiếc chỉ có vài dăm con mực. Khá lắm cũng chỉ được non mười con. Tuy nhiên, với họ, bấy nhiêu cũng tạm đủ. Ở cái thời đại tranh tối tranh sáng này, cơ cực nhất vẫn là những người dân nghèo. Cái nghề dập dề trên sóng nước này mỗi năm lấy đi không biết bao nhiêu tính mạng. Thế nhưng, không làm thì biết lấy cái chi mà bỏ bụng đây.

    Lộp bộp… lộp bộp… ào ào… Mưa nặng hạt dần. Trên tường thành, mấy người lính gác co ro trong những chiếc chòi canh. Họ không biết đến những nổi kinh hoàng tiếp theo đang chờ đón. Ở xa xa ngoài khơi, từng hàng chiến hạm đang lù lù tiến tới. Không đèn, không tiếng động. Chúng như những con thủy quái còn sót lại từ thời xa xưa tỉnh lại.

    Ầm… ầm… từng tiếng nổ đinh tai vang lên như xé rách màn đêm. Những khẩu pháo trên các chiến hạm bắt đầu khai hỏa.

    - Có giặc… có giặc… mau báo với tướng quân…

    Lính gác trên thành chợt bị những tiếng pháo oanh tạc đánh thức. Họ nháo nhào chạy vội về vị trí chiến đấu trên thành lũy.

    - Các pháo thủ nhanh chóng vào vị trí!

    - Báo! Đã vào vị trí, đạn đã lên nòng.

    - Hướng về ánh sáng đầu nòng… chuẩn bị… châm lửa…

    Tiếng đại pháo xuất phát từ thành lũy ầm vang đáp trả. Mặt biển lúc này sục sôi. Giữa đêm đen vô định, độ chuẩn xác gần như không có. Từng quả đạn pháo rơi xuống biển làm phát sinh những con sóng cao quá mạn tàu.

    Một loạt đạn nữa xuất phát từ những chiến hạm oanh tạc lên tường thành. Có vài quả trúng đích, song vẫn không đủ để làm vỡ công sự vững chãi trên bờ biển. Lúc này, từ mũi Phương Mai, từng chiếc chiến thuyền của nhà Tây Sơn xuất hiện, đi đầu là một chiếc Định Quốc.

    Sự xuất hiện của tàu Định Quốc nhanh chóng trấn an binh sĩ Tây Sơn. Quả không hổ danh là siêu chiến hạm. Từng loạt đạn pháo xé tan đội hình của Nguyễn Ánh thành nhiều mảnh. Từ trong bóng tối, từng chiếc khinh thuyền của nhà Tây Sơn xuất hiện tiến công vào những chiến thuyền bị tách rời khỏi đội ngũ của địch.

    Trên soái hạm, tướng Vannier hạ lệnh cho những chiến thuyền của mình tạm thời triệt thoái, cố gắng tránh đương cự trực tiếp với chiếc chiến hạm khủng khiếp kia.

    “Liên lạc với tướng quân Nguyễn Văn Thắng, suất lĩnh chiến hạm lớn chuẩn bị phối hợp với ta đánh vào hai mạn của tàu Định Quốc. Khi chúng bắt đầu triệt thoái sau đợt thắng lợi này chính là thời điểm cáo chung”. Vannier nói với tên thủy thủ bằng giọng Việt lơ lớ. “Tàu Định Quốc lớn, hỏa lực khủng khiếp nhưng chắc chắn là tính cơ động kém hơn chúng ta”.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi Nguyên Ca, ngày 20-07-2015 lúc 17:41.
    Truyện đang sáng tác: CẢNH THỊNH ĐẾ TÂN TRUYỆN
    Link truyện:
    Hidden Content Link góp ý:
    http://www.tangthuvien.vn/forum/showthread.php?t=122609&p=19475954#post19475954

  8. Bài viết được 40 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    @@@,alias511995,bachkimkysi,bagggggggg,Bim Bim,bluewhiter01,changai12,Cubicute1998,Darkzergling,dat94lmh,dtthanh4321,fdk1979,haichile,han than,handsome,HauCAD,hbk_123,hieu29891,hutruclata,johanchan3006,lamlai123,lammhea,Lee Haulus,lehoangphi,meodihia,motsach1710,ngocnghechvn,phongpv2013,polonezvn,rickvn112,thanaret25,thanhnguyen,thanhxakhach,thanlongbaihoai,tiennhan9512,tieulydochanh,toandangcn,Trần Thanh Lân,Tri Vien Dai Su,trungvp2110,
  9. #15
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    1,317
    Xu
    2,776

    Mặc định

    Chương 12: Trận Xích Bích của người Việt (tiếp)

    Trên Vọng Hải lâu, Nguyễn Bảo sai người kiểm tra lại tổn thất sau đợt tập kích của Nguyễn Ánh.

    - Bẩm báo Thái tử, trận này quân ta toàn thắng, tổn thất hai khinh thuyền, ba mươi sáu binh sĩ; giặc Ánh đại bại, xuất phát hai mươi sáu chiến thuyền cỡ trung, tổn thất mười lăm chiếc, cháy ba chiếc, thương vong không rõ. – Viên tùy tướng bên cạnh báo cáo.

    - Tình hình trên biển thế nào? Ngươi trình bày tiếp đi.

    - Theo thám báo của ta mới thu được, giặc Ánh phái đi từ bốn trăm đến năm trăm chiến thuyền, trong đó có hai chiếc chiến hạm bọc đồng. Trận đánh vừa nãy không thấy xuất hiện tàu đồng. – Viên tùy tướng lúc này hiểu rõ tình hình hôm nay rất nghiêm trong.

    - Tổn thất mười lăm chiếc so với thủy đội năm trăm chiếc thì chẳng đáng là gì, ba chiếc cháy có thể dập lửa, dùng tiếp. Đây mới chỉ là thăm dò thôi. – Quay sang viên tùy tướng, Bảo hỏi tiếp – Có tin gì của Đô đốc Đoàn Văn Cát không?

    - Bẩm. Đô đốc Cát cho rằng vị trí tàu Ngô Vương mới bị lộ, sợ Ánh đề phòng nên cho đoàn thuyền di chuyển về núi Nhạn rồi.

    - Cái gì? Ngu xuẩn… Y không biết bây giờ gió nam đang thổi mạnh à? Khinh thuyền bảo vệ nhẹ hơn sẽ chạy đằng trước, Ngô Vương là tàu cấp Định Quốc chậm chạm hơn sẽ rớt lại đằng sau. Lúc này khác nào đưa lưng cho địch.

    Dừng lại một chốc, Bảo lại nói:

    - Mau! Lệnh cho Đô đốc Nguyễn Văn Thiệu suất lĩnh chiến hạm Lê Hoàn từ Ghềnh Ráng yểm trợ cho Ngô Vương mau.

    - Tuân lệnh.

    Cuối giờ Thân. Quả như Nguyễn Bảo đã dự đoán, chiến hạm Ngô Vương dần tụt lại phía sau. Đúng lúc này hai chiếc tàu đồng mang tên Hy vọng và Thắng Lợi lặng lẽ áp sát hai ở hai bên. Cũng phải nói thêm, lúc này, trên mặt biển, sương mù bao phủ dày đặc. Lại thêm trời rất tối, hai bên đứng cách nhau mười dặm cũng không thể thấy nhau.

    Quân Nguyễn Ánh nhờ kinh nghiệm của những thủy thủ người Pháp từng phiêu du trên đại dương bao năm đang dần tiếp cận. Đại khái họ cũng không nhìn thấy đường, nhưng căn cứ vào mớn nước cùng những con sóng rẽ nước chiến hạm Ngô Vương để lại mà ước định khoảng cách. Cũng không sai biệt lắm, lúc này tàu Hy vọng áp sát với khoảng cách hai mươi dặm.

    - Báo… đã đạt tầm bắn hiệu quả của đại bác…

    - Báo… ba chiến thuyền bị cháy không nghiêm trong, đang tiến lên đằng sau, đang chờ lệnh tướng quân.

    - Tốt lắm. Đợi đến khi ta tiếp cận khoảng cách mười lăm dặm thì cho khai hỏa. Bảo ba chiếc kia lúc đó cũng lao thẳng về chiếc Định Quốc. Các chiến thuyền khác bao vây xung quanh, đề phòng chiếc Định Quốc khác xuất hiện.

    Đúng lúc này, Vannier hạ lệnh khai hỏa. Hai loạt đạn đại bác trong tầm bắn hiệu quả cùng lúc oanh tạc hai bên mạn tàu Ngô Vương. Chiếc Định Quốc trúng loạt đạn bất ngờ thoáng chốc chao đảo, đuôi tàu bốc cháy dữ dội, hàng chục binh sĩ bị thổi văng xuống biển. Tiếng la hét vang lên khắp nơi. Các thủy thủ trên tàu kinh hãi tột độ. Xưa nay, họ rất tự hào khi được ra trận. Định Quốc nổi tiếng là siêu chiến hạm đánh đâu thắng đó, là nổi ám ảnh của địch thủ. Đây là lần đầu tiên, họ nếm mùi đau khổ. Đoàn Văn Cát ra lệnh dập lửa, đồng thời mở hết tốc lực tiến về phía trước. Hàng trăm tay chèo lúc này lưng nhễ nhại mồ hôi, kiệt lực nâng mái chèo nặng hai trăm cân ra sức kéo, đẩy.

    Lúc này, một trăm chiến thuyền quay đầu yểm trợ cho Ngô Vương. Dẫn đầu là năm mươi chiếc khinh thuyền. Họ kinh hãi khi nhìn thấy hàng trăm chiến thuyền xuất hiện dưới ánh sáng lờ mờ của buổi rạng đông. Dẫu biết không thể địch lại, chiến thuyền Tây Sơn vẫn quyết tử lao về phía trước. Họ biết, chiến hạm Định Quốc là tài sản lớn nhất của mình, mất Định Quốc có nghĩa Tây Sơn không thể đối kháng với đoàn thuyền hùng hậu của Ánh.

    Trận chiến trên biển mỗi lúc một dữ dội hơn. Thử tưởng tượng, hàng trăm chiến thuyền lao vào nhau với tốc độ lớn nhất. Tiếng la hét xung trận, tiếng binh khí va chạm, chốc chốc lại có tiếng gỗ gãy vỡ răng rắc vang lên. Máu loang đỏ cả một vùng biển. Các chiến thuyền Tây Sơn chật vật không chịu nổi. Tốc độ chiếc Ngô Vương cũng dần chậm lại. Lúc này, chỉ có phép lạ mới cứu nổi.

    Đúng lúc này, một loạt tiếng nổ lớn vang lên. Định Quốc, đây đúng là tiếng gầm của hải pháo trên tàu Định Quốc. Vannier giật mình nhìn sang mạn trái phía xa xa. Một chiếc Định Quốc khác lù lù tiến tới, cùng với nó là hơn một trăm chiến thuyền lớn nhỏ.

    “Nguy. – Vannier tự nhủ – Chỉ một khắc không đề phòng mà phe ta lâm vào nguy hiểm”. Quân nhà Nguyễn còn lại hơn bốn trăm chiến thuyền thì làm gì mà nguye hiểm? Phe địch cùng lắm chỉ có hơn một trăm. Nhưng đừng quên, trong đó có một chiếc Định Quốc.

    Ầm… ầm… Cùng với sự yểm trợ của những tàu nhỏ xung quanh, chiếc Lê Hoàn do Đô đốc Thiệu chỉ huy lại nhả một loạt pháo về phía chiếc Hy vọng. Thân tàu trúng đạn, lắc lư. Vannier lập tức cho tàu quay đầu, đồng thời nhả một loạt đại bác đoạn hậu.

    Tàu Ngô Vương trong một thoáng được giải vây cũng lập tức trở mũi tàu, phối hợp với Lê Hoàn, tiến hành truy kích, nhân tiện quay về mũi Phương Mai. Lúc này, lửa trên đuôi tàu đã được dập tắt.

    Tàu Thắng Lợi lúc này cũng nhả đạn, yểm trợ cho đồng đội. Cuộc chiến xoay chiều trong tích tắc. Lúc này, hai phương rượt đuổi đảo ngược, quân Nguyễn chạy trước, Tây Sơn theo sau. Có lẽ mọi người ngạc nhiên lắm. Tại sao với ưu thế về số lượng, quân nhà Nguyễn lại tháo chạy?

    Trên đài chỉ huy, Vannier khẽ cười: “Đuổi đi… bắn đi… ha… ha… Hy vọng được bọc đồng, bao nhiêu đó thì cũng chẳng đáng là gì”. Quay sang bên cạnh, y hỏi thuộc hạ:

    - Vị trí cuối cùng của Hoàng thượng mà các ngươi nắm được gần nhất là bao xa?

    - Bẩm… Vị trí gần nhất có được lúc mười một giờ đêm qua. Hoàng thượng duy trì khoảng cách hai trăm dặm phía Đông Nam. Giờ này chắc cũng cách Thị Nại khoảng năm mươi dặm và tiến hành công kích thành trì rồi ạ.

    - Tốt! Mở hết tốc lực, chạy về mũi Phương Mai.

    Hóa ra Vannier chạy về hướng Nguyễn Ánh. Có điều lạ là không phải hàng nghìn khẩu đại pháo chờ đợi họ trên bờ sao? Nhưng Vannier rất tin tưởng Hoàng thượng của hắn, người đã từng cứu hắn trên biển trong những ngày Ánh sống lưu vong, tìm đường đến Pháp.

    Truy đuổi một hồi lâu, ánh mặt trời đã ló dạng ở phương đông, xoá tan đêm đen lạnh giá. Từ xa xa, mũi Phương Mai hiện ra. Binh sĩ Tây Sơn reo hò. Đây là nhà của họ, những khẩu đại bác trên bờ sẽ nhấn chìm kẻ thù dưới biển. Đoàn thuyền Tây Sơn hưng phấn, đẩy cao tốc độ truy đuổi.

    Khi còn cách bờ khoảng ba mươi dặm, một loạt đạn đại bác đón chào đoàn thuyền Tây Sơn. Gì thế này? Đạn pháo không xuất phát từ thuyền địch, mà là… mà là… mũi Phương Mai. Xa xa, chiếc soái hạm Phụng do Nguyễn Ánh thân chinh lù lù hiện ra trong tầm mắt, cũng liên tục khai hỏa. Không còn kịp nữa, tốc độ của những con thuyền quá cao, không kịp xoay sở.

    Trên một trăm chiến thuyền bốc cháy. Nặng nề nhất chính là hai chiếc Định Quốc. Với thân hình đồ sộ của mình, chúng dễ dàng thu hút hỏa lực địch và hứng trọn loạt đại bác bất ngờ. Hai chiếc chiến hạm bốc cháy, từ từ chìm xuống biển, chôn vùi hàng trăm binh sĩ. Đô đốc Cát và Thiệu được binh sĩ kịp thời yểm trợ, lên xuồng nhỏ trốn thoát.

    Đạn pháo tiếp tục vang rền. toàn bộ đoàn thuyền Tây Sơn giờ đây bùng cháy, bị loại khỏi cuộc chiến. Thắng lợi trong tay chỉ trong phút chốc biến mất. Điều duy nhất gây khó hiểu cho binh sĩ Tây Sơn là toàn quân bị diệt.

    Tại sao chiến sự lại diễn ra theo cách bất ngờ như vậy? Hóa ra, trong lúc Vannier cho hai mươi sáu chiến thuyền khai hỏa đợt đầu tiên, y đã hạ lệnh cho ba chiếc khinh thuyền mang theo một nghìn hai trăm lính bí mật đổ bộ lên bờ. Trong âm thầm, họ đã vô hiệu hóa hơn một nghìn tám trăm khẩu đại Bác trên thành. Cùng lúc này, sự xuất hiện của soái thuyền Phụng cùng hơn một trăm chiến thuyền khác dễ dàng chiếm lấy cảng Thị Nại rồi nhanh chóng phân tán đón chờ đoàn thuyền Tây Sơn quay về.

    Đây chính là kế hoạch đã được định từ trước. Hai chiếc tàu đồng chỉ được dùng làm mồi nhử, dụ những chiếc Định Quốc của nhà Tây Sơn rời khỏi. Lúc này hậu quân của Nguyễn Ánh với soái thuyền Phụng như thần binh, thiên tướng áp chế và chiếm lấy tường thành.

    Đại quân Nguyễn Ánh lúc này toàn thắng, tổn thất gần hai trăm chiến thuyền, quân Tây Sơn toàn quân bị diệt với hơn hai trăm chiếc cùng tổn thất hai siêu chiến hạm Định Quốc.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi huynh9l, ngày 21-07-2015 lúc 12:32.

    ---QC---


  10. Bài viết được 34 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    160619922,@@@,alias511995,bachkimkysi,Bim Bim,bluewhiter01,changai12,Darkzergling,dat94lmh,dtthanh4321,fdk1979,han than,handsome,HauCAD,hbk_123,hieu29891,hutruclata,lamlai123,lammhea,Lee Haulus,lehoangphi,minhsbv,motsach1710,ngocnghechvn,phongpv2013,polonezvn,rickvn112,thanhnguyen,thanhxakhach,thanlongbaihoai,thuongfuture,tieulydochanh,toandangcn,Tri Vien Dai Su,
Trang 3 của 16 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status