TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 1 của 18 12311 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 5 của 88

Chủ đề: Tân chưởng môn của tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa

  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Lãn Mã nông trang
    Bài viết
    2,353
    Xu
    0

    Mặc định Tân chưởng môn của tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa

    Vừa rồi trên báo Tiền Phong cuối tuần có đăng một bài viết về tân chưởng môn của tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa. Vì bài khá dài và cũng không chi tiết lắm nên mình lược trích một số đoạn lên cho các huynh để tham khảo chơi.

    " Nổi bật trong số khá đông đảo tác gia tiểu thuyết võ hiệp ấy phải kể đến Ôn Thuỵ An và Hoàng Dịch (Huỳnh Dị). OTA nổi tiếng với chùm tiểu thuyết Tứ đại danh bổ, ngoài ra còn có Thần Châu kỳ hiệp, Đại Hiệp truyền kỳ, Thuyết Anh Hùng, Thuỳ Thị Anh Hùng, Ôn Nhu Nhất Đao. OTA có ý thức sáng tạo cái mới rất mạnh mẽ, được tôn làm Tân chưởng môn thập kỷ 80.

    Thập kỷ 90, Hoàng Dịch liên tục cho xuất bản đến 21 đầu sách sáng tác như Tầm Tần Ký, Đại Kiếm Sư truyền kỳ, Biên Hoang truyền kỳ (truyền thuyết)..., trong đó có hai bộ truyện vượt quá con số hai triệu chữ, tạo nên kỷ lục sách bán chạy hàng mấy vạn cuốn tại Đài Loan và Hồng Kông. tiếp thu bố cục chặt chẽ của Kim Dung, ngòi bút tô điểm của Cổ Long, HD mở ra con đường mới về tiểu thuyết võ hiệp, có nét khác với mọi người, nhưng điểm yếu chí mạng là "mâm bày quá lớn, bút lực có hạn, mở ra được mà không thu lại được", hình tượng nhân vật nhất là nhân vật nữ khá đơn nhất, có khi còn lấy tình dục thay cho tình yêu nên phẩm vị sáng tác bị hạ thấp.

    Thực ra văn đàn TQ đã bỏ sót một tác gia quan trọng, đó là Long Nhân. ông tên thật là Thái Lôi Bình, bắt đầu viết từ năm 1983. Đến 2007, ông đã cho xuất bản hgơn 20 bộ tiểu thuyết gồm hơn 30 triệu chữ, số lượng phát hành đạt 30 triệu bản mà không cần ai quảng cáo, lăng xê. Khi có đến hơn một tỉ lượt truy cập truyện của ông trên mạng thì giới phê bình mới giật mình.

    Long Nhân trở thành nhà văn viết tiểu thuyết võ hiệp khoẻ nhất hiện nay ở TQ. Ngày 8/9/2007, tổ chức hội thảo nghiên cứu tác phẩm của Long Nhân với tiêu đề "Xây dựng hình tượng anh hùng, ca ngợi tinh thần dân tộc" ở Bắc Kinh.

    Về tổng thể, tác phẩm của Long Nhân được gọi là tiểu thuyết võ hiệp huyền ảo, nhưng trên thực tế gồm hai loại: Loại dựa trên tư liệu lịch sử như Hiện Viên tuyệt, Vô Song thất tuyệt, Vô Lại thiên tử và loại hoàn toàn do trí tưởng tượng bay bổng của nhà văn mà có như Phopng thần thiên tử, Tà đạo thần thoại, Huyền binh phá ma, Huyền Vũ thiên hạ...Những tiểu thuyết ấy sở dĩ được bạn đọc nhiều lứa tuổi nhiệt liệt ủng hộ là do có điểm vượt trội so với các bậc tiền bối. Long Nhân khắc hoạ khá tinh tế tính cách nhân vật và thế giới tâm lý, bút lực vượt trội hẳn so với tiểu thuyết võ hiệp truyền thống, hơn nữa còn bao gồm cả kỹ thuật miêu tả và phong cách miêu tả của tiểu thuyết xã hội hiện đại "

    Bài này viết không hay lắm, chê HD bút lực kém mà lại quên nhắc tới khía cạnh nổi bật của ông là dã sử, bỏ qua luôn Kỳ ảo vương Tiêu Đỉnh và Tân thần châu ngũ hiệp, nhưng có cung cấp một số thông tin khá chính xác về OTA và Long Nhân.

    Vậy là ngoài Ngũ đại tác gia, còn có thêm 2 ông kẹ mới. Huỳnh Dị thì khỏi phải bàn, còn Long Nhân không biết có huynh đệ nào biết không, nghe miêu tả có vẻ cũng rất hoành tráng.

    Có ai từng đọc qua tác phẩm của Long Nhân chưa nhỉ.
    ---QC---
    Bàn viết: www.banhmitrung.com


  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Vùng đất bị Thượng Đế lãng quên.
    Bài viết
    233
    Xu
    0

    Mặc định

    Ủa,bầu chọn tân chưởng môn à,làm sao tránh khỏi phải so sánh này kia,lại sắp bút chiến nảy lửa đến nơi rồi.
    Bản thân em kiến văn cô lậu,ko những chưa từng đọc một dòng Tiên hiệp mà ngay cả tuyệt chiêu của Ôn Thụy An,Huỳnh Dị cũng chưa biết được bao nhiêu nên chẳng dám phát biểu liều.Có điều nhìn bề ngoài mà xét,trong phạm vi TTV ở thời điểm hiện tại,Ôn Thụy An đã lọt xuống thế hạ phong-hầu như bị độc giả lãng quên.Thể loại kiếm hiệp kinh điển chỉ còn dựa vào Huỳnh Dị để tranh phong cùng Tiên hiệp và Sắc hiệp.Long Nhân thì vẫn chưa gây được tiếng vang gì.
    Những nhận xét về Huỳnh Dị của bài báo mà bác Bánh mì trứng trích dẫn có chỗ thật xác đáng và cũng có chỗ cần phải bàn thêm.
    Xác đáng là các đánh giá về các nhân vật nữ.Theo em,trong số các tác phẩm đã và đang được chuyển ngữ của Huỳnh Dị,Triệu Nhã,Tả Thi,Nhậm Thanh thị là những nhân vật có đất khai thác rất rộng,đáng tiếc chưa được đầu tư đúng mức,gần như bị bỏ rơi,chìm ngập trong một rừng các nhân vật và sự kiện khác thành ra hình tượng rất mờ nhạt,ko tạo được dấu ấn gì đặc biệt trong lòng độc giả,còn xa mới đạt được phong thái của những nhân vật có cùng hoàn cảnh trong tác phẩm của Kim Dung hay Cổ Long.Có lẽ đây là điểm mà bài báo trên dựa vào để đánh giá 'bày mâm nhiều mà ko dọn được'.
    Riêng về bút lực,theo em nghĩ Huỳnh Dị ko đáng bị chê là yếu.
    Ko xét đến tác phẩm Huỳnh Dị đều là trường thiên tiểu thuyết nhưng cấu trúc bố cục logic hợp lý.
    Ko xét đến tri thức lý giải của Huỳnh Dị về quá trình thịnh suy,hình thành và tan rã của các vương triều trong lịch sử là tương đối nghiêm túc sát thực.
    Ko xét đến nhân vật của Huỳnh Dị là đông đảo rộng rãi,chia thành nhiều tuyến thể hiện một xã hội phong phú phức tạp.
    Ko xét đến tiết tấu diễn biến của Huỳnh Dị như trống dục sa tràng cuốn hút sôi động mà căng thẳng
    Ko xét đến âm mưu thủ đoạn của Huỳnh Dị như cường triều xô cự thạch,liên miên bất tuyệt biến hóa khôn cùng khiến người đọc phải nín thở mà theo dõi.
    Chỉ xét riêng về mặt khắc họa tâm lý tình cảm,Huỳnh Dị cũng có những thành tựu nhất định.
    Ví dụ
    Có khi Huỳnh Dị dùng một trường đoạn rất dài hàng mấy hồi-đọc lâu quá rồi chẳng nhớ là hồi mấy-trong Tầm Tần ký để miêu tả sự thay đổi trong tâm lý Triệu Chi.Bắt đầu từ lúc chỉ muốn lợi dụng Hạng Thiếu Long để báo thù,chuyển sang hứng thú,có cảm tình.Rồi nghi ngờ giận dữ tổn thương.Rồi bị Lý Viên cuốn hút,ngả sang phía hắn vừa để vuốt ve tự ái,vừa để chọc tức họ Hạng.Tuy vậy vẫn lúng túng khi bị Hạng nhìn thấu.Cuối cùng phát hiện bị lợi dụng,giận dữ bối rối hối hận quay về.Tuy ko lâm ly ướt át nhưng khá hiện đại chính xác.
    Có lúc lại chỉ dùng vài câu ngắn ngủi trong Biên hoang truyền thuyết để thể hiên tâm trạng Yến Phi khi tái ngộ An Ngọc Tình.Lấy cái rung động ban đầu với An Ngọc Tình như xuân vân đột hiện thoáng quay về để minh xác tình yêu với Kỷ Thiên Thiên khác hẳn loại tình cảm giản đơn nhất kiến chung tình,mà là loại tình cảm hình thành trong bão tố cuộc đời,vượt ko gian thời gian,vượt cường quyền cũng như cám dỗ.
    Ở khía cạnh miêu tả tính cách nhân vật,Huỳnh Dị đạt được tính đa diện cho nhân vật.Ví như nhân vật Tư mã Đạo Tử lúc thấy con trai ko bị cấm chế thì giãn ngay nét mặt thể hiện con người lão mưu thâm toán tham vọng tàn nhẫn này cũng có cốt nhục thâm tình.Vài hồi sau,lúc lão giết Vương Quốc Bảo,lại quát lên 'Ngươi từng bảo kiếm pháp Tạ Huyền,Hoàn Huyền ko theo bén gót ngươi,trên bảng Cửu phẩm cao thủ ta còn đề danh dưới chúng,ko phải ngươi chẳng để ta vao mắt hay sao'.Cho thấy nét nhỏ nhen hẹp hòi đố kỵ khó thành đại khí của nhân vật này.
    Hay như nhân vật Tôn Ân bằng những đoạn tự sự thể hiện bản thân trèo lên địa vị Thiên sư ko chỉ nhờ võ công và thủ đoạn mà còn có cả lý tưởng hoài bão,cũng đại diện cho quyền lợi của một bộ phận quần chúng.Đối với tri thức tuy đã ở đỉnh cao vẫn còn nguyên khát khao học hỏi lẫn kinh ngạc nghi ngờ.Đối với đối thủ ngoài quyết tâm triệt hạ có cả tôn trọng cảm thông.
    Và đấy ko chỉ là những lóe sáng nhất thời về bút pháp.Thử so sánh những nhân vật trong một tác phẩm đang tạo sốt ở TTV là Biên hoang với những nhân vật trong một tác phẩm được ca ngợi của Kim Dung là Thiên long bát bộ.
    Ví dụ
    Cái đại ngộ tri đạo,thõng tay nhập thế của Tạ An so với Vô Danh tăng
    Cái kiêu hùng lão luyện,uy mãnh bá đạo của nhất phương chi chủ Mô Dung Thùy so với Gia Luật Hồng Cơ
    Cái ý chí quật khởi,thông tỏ thế cục của nhất tộc chi chủ Thác Bạt Khuê so với Hoàng Nhan A Cốt Đả
    Cái tinh minh trầm ổn,quả đoán già dặn khi đối diện sự vụ của nhất bang chi chủ Đồ Phụng Tam so với Kiều Phong.
    Cái khát khao truy cầu kiến thức,học hỏi ko ngừng của bậc tôn sư như Tôn Ân so với Cừu Ma Trí.
    Cái lão mưu thâm toán,nâng lên được đặt xuống được của nhân vật cung đình Tư mã Đạo Tử so với Tống Thái hậu.
    Cái thành thục,thủ đoạn của công tử thế gia của Tư mã nguyên Hiển so với Tống đế.
    Cái tâm lý độc ác kỳ dị của Sở Vô Hạ so với Khang Mẫn.
    Cái hoàng hành ngang ngược tác hại nhân gian của tà ma Trục Pháp Khánh so với Tinh Tú lão yêu.
    Cái phút lâm chung đại ngộ của Ni Huệ Huy so với Lý Thu Thủy.
    Cái mê đắm đến đánh mất mình của Cao Ngạn so với Du Thản Chi.
    Cái thiên kinh bách luyện,tự thân phấn đấu để vươn lên của người được chỉ định kế thừa như Lưu Dụ so với Hư Trúc.
    Tuy hơn kém từng chỗ có khác nhau nhưng với riêng em các nhân vật của Huỳnh Dị được mô tả bằng ngòi bút bao dung hơn,nhân tính hơn.Mỗi người đều có sức sống hơn,tự tôn hơn,tích cực với nhân thế hơn.
    ...Trường giang sóng sau rõ ràng đã đè lên trên sóng trước...
    o0o
    Vừa viết xong,chưa kịp buông bàn phím,trong hơi gió đã nghe hòn to,hòn nhỏ ném đến tơi bời.Giật mình vội ngẩng đầu lên thấy xa xa một lá đại kỳ đề chữ Kim tung bay phấp phới.Dưới bóng cờ bay,Kim Dung fan reo hò dậy đất ào ạt tiến ra,chẳng mấy chốc đã kín rừng chật núi.Thấp thoáng trong đội hùng binh,ngoài Bánh mì trứng-mình mặc giáp bạc,tay múa trường thương -còn có cả Thanh Lâu Tăng,Vodanhlangtu,Emanon cùng vô số nhất đẳng cao thủ khác.Người người đều như thiên thần nổi giận đang thúc ngựa xông tới.Wein mỗ kinh hồn táng đởm tự biết trong một phút bốc đồng đã lỡ lầm mạo phạm đến thần tượng của số đông phen này khó tránh kiếp số bèn hốt hoảng vơ vội lấy cái mũ sắt chụp lên đầu rồi ba chân bốn cẳng đánh bài tẩu mã.
    Hà,muốn biết Wein mỗ có thoát khỏi bị quần hùng vạn đao phân thây hay ko,chỉ còn cách nín thở mà chờ.
    Có ai ở đó ko,mau cứu Wein mỗ mới....
    ...hoa dại chiều hoang...

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Đây đó lang thang
    Bài viết
    845
    Xu
    0

    Mặc định

    Cái đại ngộ tri đạo,thõng tay nhập thế của Tạ An so với Vô Danh tăng
    Cái kiêu hùng lão luyện,uy mãnh bá đạo của nhất phương chi chủ Mô Dung Thùy so với Gia Luật Hồng Cơ
    Cái ý chí quật khởi,thông tỏ thế cục của nhất tộc chi chủ Thác Bạt Khuê so với Hoàng Nhan A Cốt Đả
    Cái tinh minh trầm ổn,quả đoán già dặn khi đối diện sự vụ của nhất bang chi chủ Đồ Phụng Tam so với Kiều Phong.
    Cái khát khao truy cầu kiến thức,học hỏi ko ngừng của bậc tôn sư như Tôn Ân so với Cừu Ma Trí.
    Cái lão mưu thâm toán,nâng lên được đặt xuống được của nhân vật cung đình Tư mã Đạo Tử so với Tống Thái hậu.
    Cái thành thục,thủ đoạn của công tử thế gia của Tư mã nguyên Hiển so với Tống đế.
    Cái tâm lý độc ác kỳ dị của Sở Vô Hạ so với Khang Mẫn.
    Cái hoàng hành ngang ngược tác hại nhân gian của tà ma Trục Pháp Khánh so với Tinh Tú lão yêu.
    Cái phút lâm chung đại ngộ của Ni Huệ Huy so với Lý Thu Thủy.
    Cái mê đắm đến đánh mất mình của Cao Ngạn so với Du Thản Chi.
    Cái thiên kinh bách luyện,tự thân phấn đấu để vươn lên của người được chỉ định kế thừa như Lưu Dụ so với Hư Trúc.
    Tuy hơn kém từng chỗ có khác nhau nhưng với riêng em các nhân vật của Huỳnh Dị được mô tả bằng ngòi bút bao dung hơn,nhân tính hơn.Mỗi người đều có sức sống hơn,tự tôn hơn,tích cực với nhân thế hơn.
    ...Trường giang sóng sau rõ ràng đã đè lên trên sóng trước...
    Thật là đáng tiếc!

    Lấy Biên Hoang truyền thuyết so sánh với Thiên long bát bộ trước hết đã là 1 sai lầm to lớn. Thiên long bát bộ tuy có lồng vào chính sử, nhưng chính sử chưa bao giờ nguyên liệu chính trong món ăn mà Kim Dung dọn ra, chỉ có thể xem là gia vị. Quan hệ Tống-Liêu để làm gì nếu kô phải dẫn tới sự vô lý tột cùng trong thù hận dân tộc? Cái quan trọng nhất khi đọc Kim Dung nói chung, và TLBB nói riêng, là giá trị tác phẩm truyền tải đằng sau những dòng chữ. Ngược lại, trong BHTT, nếu kô có yếu tố dã sử, liệu có còn giữ được tính hấp dẫn như ban đầu chăng?

    Vì vậy, lấy Gia Luật Hồng Cơ, Hoàn Nhan A Cốt Đã, Tống thái hậu, Triết Tông Triệu Hú đem lên bàn cân so với Mộ Dung Thùy, Thác Bạt Khuê, cha con Tư Mã, rõ là 1 sự so sánh hết sức khập khiễng. Lý do? Cứ xem số chữ Kim Dung dành cho nhân vật của mình so với Huỳnh Dị thì đủ rõ. Nếu muốn so với Mộ Dung Thùy hay Thác Bạt Khuê, sao kô lấy vị bá chủ thảo nguyên thống nhất đại Mông Cổ Thiết Mộc Chân ra làm đối trọng? Và nếu lấy Thành Cát Tư Hãn ra để so sánh, thử hỏi cho đến hồi bây giờ của BHTT, có đoạn nào miêu tả Mộ Dung Thùy/Thác Bạt Khuê so sánh được với hùng đồ đại chí của Thiết Mộc Chân, biến thiên hạ thành bãi chăn ngựa của người Mông Cổ hay chưa? Có đoạn nào miêu tả MDT/TBK khích lệ sĩ tốt hay như cách TMC đối xử với Triết Biệt hay chưa?

    Lại nói so sánh Tạ An với Vô danh tăng thì lại càng đáng cười hơn nữa. Chưa nói đến số trang dành cho Vô Danh tăng chỉ bằng 1/10 số trang dành cho Tạ An, 2 bên 1 Tăng 1 Đạo khác nhau như nước với lửa, từ mục đích, tôn chỉ, cho đến cách hành xử. Hơn nữa, Tạ An là lên xe quyền nghiêng triều dã, xuống xe là danh sĩ phong lưu, dù nhập thế hay xuất thế cũng đều có danh tiếng, so sánh với 1 vị sư lánh đời nơi Tàng Kinh Các, lặng lẽ 40 năm kô ai hay biết, đến tên gọi còn kô có, kô thấy quá khác biệt sao?

    Cho đến bây giờ, Sở Vô Hạ tuy tâm lang thủ lạt, giết người như ngóe thật, nhưng cũng chỉ có thể bảo là thủ đoạn độc ác, bởi vì động cơ giết người hoàn toàn có thể hiểu được. Chưa thể so sánh với Khang Mẫn, người đàn bà với tâm lí biến thái, rắp tâm trả thù người đàn ông kô thèm để ý đến mình.

    Lại nói về Đồ Phụng Tam/Tiêu Phong và Huệ Huy/Lý Thu Thủy để thấy được sự khác biệt trong thủ pháp của 2 đại tông sư Kim - Huỳnh.

    Đồ Phụng Tam quả nhiên xứng danh hội chủ Chấn Kinh hội, biểu hiện xuất sắc, từ việc lập Thích Khách quán, cho đến chỉ huy bộ đội Biên Hoang, tiềm nhập Kinh Châu, quả xứng đáng với mấy chữ "tinh minh trầm ổn, quả đoán già dặn". Nhưng để đạt được những cái đó, ngoài tài năng cá nhân, Đồ Phụng Tam còn cần có thủ đoạn, hành sự kô kém chỗ quyết liệt. So với Tiêu Phong, chỉ 1 đoạn ngắn trong rừng liễu, vài chiêu hạ gục Bao - Phong, nhẹ nhàng thu phục Toàn Quán Thanh, chấn nhiếp quần cái, lấy thân mình thử pháp đao giải tội cho Tứ đại trưởng lão, mặc cho sự uy hiếp danh dự từ Toàn Quán Thanh vẫn tha kô giết, khoan dung độ lượng thiết nghĩ kô gì hơn được. Huỳnh Dị cần vài chục chương để miêu tả Đồ Phụng Tam nhất bang chi chủ, Kim Dung chỉ cần 1 chương là đủ vẽ nên Tiêu Phong.

    Chuyển sang Huệ Huy vs. Thu Thủy. Lý Thu Thủy đại ngộ 1 cách hết sức đơn giản, đó là phát hiện ra người mình yêu mấy chục năm thật sự kô yêu mình, bản thân lại đi chém đi giết với người khác để đi giành giật 1 thứ vốn kô thuộc về mình. Cái bi ai đó, thật sự khó mà tiếp nhận! Ở đây mới thấy thủ pháp của Kim Dung hơn hẳn Huỳnh Dị. Bậc đại tông sư chiêu thức kô cần phức tạp màu mè, chỉ 1 chiêu đơn giản nhưng hiệu quả. Lý Thu Thủy chẳng cần kể lể ỉ ôi, chỉ ngửa mặt than 1 câu rồi ra đi. Huệ Huy lại khác, kể chuyện rất nhiều, tuy rằng có lý do thật, nhưng vẫn có chút khiên cưỡng. Khiên cưỡng từ chỗ sau bao năm trầm luân gian ác bỗng trở nên tính tình trong trắng thời trẻ. Khiên cưỡng ở chỗ phải dựa vào Động Thiên Phúc Địa để làm cứu cánh cho sự đại ngộ của Huệ Huy.

    Nói cách khác, Huỳnh Dị có lúc quá sa đà vào diễn giải dài dòng, 1 đoạn tâm lý tình cảm đôi khi bôi ra hàng mấy đoạn. Điểm này khá giống Cổ Long. Khác ở chỗ, Cổ Long dùng câu văn ngắn gọn, mang tính tự sự cao, nên đọc ít cảm thấy nản. Huỳnh Dị vừa dài, lại kô có điểm nhấn như Kim Dung, nên giống như vẽ rồng thiếu mắt vậy, chưa thể cất cánh bay cao được.

    Còn như so sánh sự phấn đấu của bậc danh tướng lấy Tổ Địch, Tạ Huyền làm thần tượng Lưu Dụ với chú tiểu suốt ngày ê a Phật kinh Hư Trúc bị ép buộc làm chưởng môn phái Tiêu Dao để kết luận Huỳnh Dị cao hơn Kim Dung thì thật là cười ra nước mắt!

    Tóm lại, Huỳnh Dị có nhiều điểm hay vượt hơn hẳn Kim Dung, tỷ như tình tiết li kì, dẫn dắt hấp dẫn,, không gian bố cục hoằng vĩ. Nhưng nếu xét toàn cục, tâm lý tình cảm, thủ pháp sáng tạo, giá trị văn học, thì rõ ràng Huỳnh Dị vẫn thua Kim Dung 1 mức. Phải lấy cái hay của Huỳnh Dị, kết hợp với cái hay của Cổ Long, thì mới đủ sức soán ngôi Kim Dung trên văn đàn.

    P.S: Khen Huỳnh Dị miêu tả nhân vật tự tôn hơn, tích cực hơn, nhưng lại kô tự tin lắm vào kiến giải của mình, đó cũng là 1 điều đáng tiếc.
    "I'm a poor lonesome cowboy, and a long way from home..." (Lucky Luke)

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Lãn Mã nông trang
    Bài viết
    2,353
    Xu
    0

    Mặc định

    Khoan nhảy vào bút chiến đã, có huynh đệ nào nắm được thứ tự tác phẩm của Huỳnh gia không, nắm được thứ tự viết của lão gia rồi mới tính đến chuyện so sánh bút lực.

    Tại vì so Biên Hoang với Thiên Long thì có hơi kém, nhưng so với cỡ Thư Kiếm Ân Cừu Lục, Việt Nữ kiếm hay Bạch mã khiếu Tây phong là bóp chết ba chú kia ngay.

    Cá nhân tớ thấy Phúc Vũ Phiên Vân trăm chương đầu tiên không thua gì Thiên Long Bát Bộ.

    Bác Wein từng tham dư đại chiến Tam quốc bên ttvnol phải không
    Bàn viết: www.banhmitrung.com

  5. #5
    Ngày tham gia
    Dec 2007
    Đang ở
    Địa ngục đã trả về
    Bài viết
    851
    Xu
    0

    Mặc định

    Bác wen viết rất hay và đúng, nhưng đọc đến câu

    ...Trường giang sóng sau rõ ràng đã đè lên trên sóng trước...

    Thì rõ ràng có ý khiêu chiến KD fans roài.

    Nhưng cũng không khỏi giật mình vì Kim Dung đã quá lâu không có tác phẩm mới.

    Có khi phải nhờ các cao thủ đọc nhiều hiểu rộng chỉ ra xem ai mới là Tân chưởng môn của truyện kiếm hiệp trên đoạn sông mới này rồi

    ---QC---


Trang 1 của 18 12311 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status