TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 5 của 13

Chủ đề: Nghiên cứu phong cách viết Tiểu Thuyết

  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2012
    Bài viết
    62
    Xu
    0

    Icon1 Nghiên cứu phong cách viết Tiểu Thuyết


    Đối với việc sáng tác, nhất là những người mới tập tành vào nghề, thứ họ cần không phải là được mọi người quan tâm đến tác phẩm mà là một hệ thống tư liệu có cơ sở. Hiểu tầm quan trọng của nó, mình sưu tầm nhiều nguồn tài liệu và thành lập nhóm để cùng trao đổi, giao lưu, cùng nhau hoàn thiện một giáo trình cụ thể nhất.

    Hiện tại nhóm vẫn còn thiếu nhiều cơ sở dữ liệu và nhân lực có hiểu biết, mong có được sự chung tay góp sức của mọi người.

    Đại cương khái quát giáo trình như sau:

    Chương 1: Cơ sở lý luận
    I. Giới thiệu về loại hình tiểu thuyết
    II. Đề tài, chủ đề, tư tưởng, ý nghĩa của tác phẩm văn học
    III. Nhân vật trong tác phẩm văn học
    IV. Cốt truyện và kết cấu của tác phẩm văn học
    V. Lời văn
    VI. Khái quát tác phẩm tự sự
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết sáng tác
    - Phát triển ý tưởng
    - Xác định đề tài, chủ đề, tư tưởng và ý nghĩa
    - Dựng cốt truyện, lập khung sườn truyện
    - Xây dựng nhân vật
    - Xác định lời văn
    - Kiến tạo khuynh hướng sáng tác
    Chương 3: Nghiên cứu các lý thuyết sáng tác, phong cách sáng tác (nguyên tắc sáng tác, khuynh hướng nghệ thuật)
    1. Quan điểm nghệ thuật
    2. Phân tích, lập luận các phong cách sáng tác


    ---QC---
    Dẫu nhỏ tôi vẫn muốn là một con rồng, được tung bay vượt tầng mây dạo chơi khắp chốn nhân gian.


  2. Bài viết được 2 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    GiaDoanh2016,Minh Đức Long,
  3. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2012
    Bài viết
    62
    Xu
    0

    Mặc định

    I. Giới thiệu về tiểu thuyết
    Đối với định nghĩa về tiểu thuyết các bạn có thể tìm thấy trên mạng nên mình không muốn nói nhiều ở đây, chỉ muốn nhấn mạnh một số điểm đáng chú ý.

    Đặc trưng của tiểu thuyết
    a. Tính chất văn xuôi
    Là một thể loại cao cấp nhất thuộc phương thức tự sự, tính chất văn xuôi, vì vậy, trở thành đặc trưng tiêu biểu cho nội dung của thể loại. Tính chất đó đã tạo nên trường lực mạnh mẽ để thể loại dung chứa toàn vẹn hiện thực, đồng hóa và tái hiện chúng trong một thể thống nhất với những sắc màu thẩm mỹ mới vượt lên trên hiện thực, cho phép tác phẩm phơi bày đến tận cùng sự phức tạp muôn màu của hiện thực đời sống.
    b. Nghệ thuật kể truyện
    Giống như các hình thái tự sự khác như truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết lấy nghệ thuật kể chuyện làm giọng điệu chính của tác phẩm. Thông thường ở tác phẩm xuất hiện người kể chuyện như một nhân vật trung gian có nhiệm vụ miêu tả và kể lại đầu đuôi diễn biến của chuyện. Tuy sự tồn tại của yếu tố này là ước lệ nghệ thuật của nhiều thể loại thuộc tự sự, nghệ thuật kể chuyện của tiểu thuyết vẫn cho thấy sự đa dạng đặc biệt về phong cách: có thể thông qua nhân vật trung gian, có thể là nhân vật xưng "tôi", cũng có thể là một nhân vật khác trong tác phẩm, tạo nên các tác phẩm có một điểm nhìn trần thuật. Hiện nay, một trong những xu hướng tìm tòi đổi mới tiểu thuyết là việc tăng thêm các điểm nhìn ở tác phẩm, khi vai trò của nhân vật trung gian hoặc nhân vật xưng "tôi" được "san sẻ" cho nhiều nhân vật trong cùng một tác phẩm.
    c. Khả năng phản ánh toàn vẹn hiện thực
    Đặc trưng lớn nhất của tiểu thuyết chính là khả năng phản ánh toàn vẹn và sinh động đời sống theo hướng tiếp xúc gần gũi nhất với hiện thực. Là một thể loại lớn tiêu biểu cho phương thức tự sự, tiểu thuyết có khả năng bao quát lớn về chiều rộng của không gian cũng như chiều dài của thời gian, cho phép nhà văn mở rộng tối đa tầm vóc của hiện thực trong tác phẩm của mình.
    Ở phương diện khác, tiểu thuyết là thể loại có cấu trúc linh hoạt, không chỉ cho phép mở rộng về thời gian, không gian, nhân vật, sự kiện mà còn ở khả năng dồn nhân vật và sự kiện vào một khoảng không gian và thời gian hẹp, đi sâu khai thác cảnh ngộ riêng và khám phá chiều sâu số phận cá nhân nhân vật.
    d. Hư cấu nghệ thuật
    Hư cấu nghệ thuậtcũng được coi là một đặc trưng của thể loại, là một thao tác nghệ thuật không thể thiếu trong tư duy sáng tạo của tiểu thuyết. Hư cấu cho phép tác phẩm tái hiện những thời đại lịch sử phát triển trong câu chuyện hư cấu, không hiện thực như sử học, và những nhân vật hoàn toàn không bị lệ thuộc bởi nguyên mẫu ngoài đời như những tác phẩm thuộc thể ký. Trong vô vàn những gương mặt đời thường và giữa muôn ngàn biến cố của lịch sử, nhà văn khi trước tác một tác phẩm tiểu thuyết đã thực hiện những biện pháp nghệ thuật đồng hóa và tái hiện bức tranh đời sống bằng phương thức chọn lọc, tổng hợp và sáng tạo. Khi đó, hư cấu nghệ thuật, đối với tiểu thuyết đã trở thành yếu tố bộc lộ rõ rệt phẩm chất sáng tạo dồi dào của nhà văn.
    e. Tính đa dạng về sắc độ thẩm mỹ
    Tính đa dạng về màu sắc thẩm mỹ cũng là một đặc trưng tiêu biểu của thể loại. Các thể loại văn học khác thường chỉ tiếp nhận một sắc thái thẩm mỹ nào đó để tạo nên âm hưởng của toàn bộ tác phẩm, như bi kịch là cái cao cả, hài kịch là cái thấp hèn, thơ là cái đẹp và cái lý tưởng. Ở tiểu thuyết không diễn ra quá trình chọn lựa màu sắc thẩm mỹ khi tiếp nhận hiện thực mà nội dung của nó thể hiện sự pha trộn, chuyển hóa lẫn nhau của các sắc độ thẩm mỹ khác nhau: cái cao cả bên cái thấp hèn, cái đẹp bên cái xấu, cái thiện lẫn cái ác, cái bi bên cạnh cái hài v.v.
    f. Bản chất tổng hợp
    Ở phương diện cuối cùng, tiểu thuyết là một thể loại mangbản chất tổng hợp. Nó có thể dung nạp thông qua ngôn từ nghệ thuật những phong cách nghệ thuật của các thể loại văn học khác như thơ(những rung động tinh tế), kịch(xung đột xã hội), ký(hiện thực đời sống); các thủ pháp nghệ thuật của những loại hình ngoại biên như hội họa(màu sắc), âm nhạc(thanh âm), điêu khắc(sự cân xứng, chi tiết), điện ảnh(khả năng liên kết các bức màn hiện thực); và thậm chí cả các bộ môn khoa học khác như tâm lý học, phân tâm học, đạo đức học và các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học viễn tưởng khác. v.v. Nhiều thiên tài nghệ thuật đã định hình phong cách từ khả năng tổng hợp này của thể loại, như Tolstoi với tiểu thuyết-sử thi, Dostoevski với thể loại tiểu thuyết-kịch, Solokhov với tiểu thuyết anh hùng ca-trữ tình, Roman Roland với tiểu thuyết-giao hưởng v.v.

    Loại và thể
    Phân chia loại thể tiểu thuyết theo nội dung, đề tài đã có từ xa xưa trong lịch sử văn học các nước phương Tây cũng như phương Đông.
    a. Trung Quốc
    Các tài liệu về lịch sử tiểu thuyết ở Trung Quốc nói đến các loại tiểu thuyết sau:
    - Tiểu thuyết chí quái: những tác phẩm kể những chuyện quái dị. Có thể kể đến Sưu Thần Ký, Liệt dị truyện đời Lục Triều.
    - Tiểu thuyết chí nhân: ghi về lời nói, việc làm của người thường có ý nghĩa tiêu biểu, như Thế thuyết tân ngữ.
    - Tiểu thuyết truyền kỳ thịnh hành thời Đường,Tống,Nguyên,Minh, như Cổ kính ký, Bạch Viên truyện, Tiễn đăng tân thoại, Ngu sơ tân chí.
    - Tiểu thuyết thoại bản đời Tống, Nguyên, Minh, tiêu biểu là các tác phẩm của Phùng Mộng Long,Lăng Mông Sơ.
    - Tiểu thuyết chương hồi: những tiểu thuyết trường thiên bao gồm nhiều hồi, đầu mỗi hồi có "hồi mục", là một hoặc hai câu thất ngôn dự báo tình tiết chính của hồi, mỗi hồi viết về một sự kiện chủ yếu và kết thúc hồi có lời dẫn dắt đến hồi tiếp. Căn cứ theo dung lượng có thể chia tiểu thuyết chương hồi thành loại lớn (trên 100 hồi) và loại nhỏ (khoảng 2-3 chục chương hồi trở lại).
    b. Phương Tây
    Tiểu thuyết ở phương Tây xuất hiện đa dạng tùy theo đặc điểm văn học dân tộc. Tuy nhiên, thường thấy các thể sau:
    - Tiểu thuyết hiệp sĩ(chevalric romance): là thể loại văn học tao nhã thời trung đại xuất hiện ở Trung và Nam Âu, nhân vật chính là hiệp sĩ đi lập công vì vinh quang và vì người tình. Tiêu biểu là các tiểu thuyết về vua Arter, câu chuyện Tristan và Iser v.v..
    - Tiểu thuyết du đãng(picaresque novel): nhân vật trung tâm là những kẻ bợm nghịch xuất thân từ dưới đáy xã hội, thường có óc thông minh, hài hước, hay chơi khăm ông chủ bà chủ. Có thể kể đến tác phẩm Gil Blas ở Santillanne của Alain-René Lesage.
    - Tiểu thuyết đen(roman noir), còn gọi là tiểu thuyết kinh dị(gothic novel): xuất hiện ở Anh vào cuối thế kỷ 18, với cốt truyện kết hợp các motif kinh dị, cạm bẫy, hồn ma, sức mạnh siêu nhiên với niềm hoài niệm quá vãng. Nhà văn Mỹ Edgar Allan Poe sau này đã tiếp tục với loại thể tiểu thuyết này trong nhiều tác phẩm của mình.
    - Tiểu thuyết trinh thám(roman detective): nhân vật chính là thám tử, cốt truyện là điều tra vụ án, tình tiết được giữ bí mật cho đến kết thúc tác phẩm. Tiêu biểu là tác phẩm của Conan Doyle.
    - Tiểu thuyết lịch sử(historical novel): lấy nhân vật, sự kiện lịch sử là đề tài, tuy có hư cấu một số nhân vật hay tình tiết phụ nhưng về cơ bản là tôn trọng sự thật lịch sử .Pie Đại đế của Tolstoi thuộc dạng này.
    - Tiểu thuyết giáo dục: học hỏi, kể về quá trình trưởng thành của một con người như David Corpefil của Dickens.
    - Tiểu thuyết luận đề(problem novel): thông qua nhân vật và sự kiện trình bày một vấn đề chủ yếu.
    - Tiểu thuyết tâm lý(psychological fiction): đặt trọng tâm ở miêu tả diễn biến tâm lý, động cơ, cảnh ngộ của nhân vật.
    - Tiểu thuyết tự truyện(autobiographical novel): nhà văn tự kể lại đời mình một cách khách quan, trung thực, thịnh hành ở thế kỷ 19 như bộ ba tác phẩm Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi của M. Gorki.
    Dẫu nhỏ tôi vẫn muốn là một con rồng, được tung bay vượt tầng mây dạo chơi khắp chốn nhân gian.

  4. Bài viết được 2 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    GiaDoanh2016,HappyHoliday121,
  5. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2012
    Bài viết
    62
    Xu
    0

    Mặc định

    I. Giới thiệu về tiểu thuyết
    Đối với định nghĩa về tiểu thuyết các bạn có thể tìm thấy trên mạng nên mình không muốn nói nhiều ở đây, chỉ muốn nhấn mạnh một số điểm đáng chú ý.

    Đặc trưng của tiểu thuyết
    a. Tính chất văn xuôi
    Là một thể loại cao cấp nhất thuộc phương thức tự sự, tính chất văn xuôi, vì vậy, trở thành đặc trưng tiêu biểu cho nội dung của thể loại. Tính chất đó đã tạo nên trường lực mạnh mẽ để thể loại dung chứa toàn vẹn hiện thực, đồng hóa và tái hiện chúng trong một thể thống nhất với những sắc màu thẩm mỹ mới vượt lên trên hiện thực, cho phép tác phẩm phơi bày đến tận cùng sự phức tạp muôn màu của hiện thực đời sống.
    b. Nghệ thuật kể truyện
    Giống như các hình thái tự sự khác như truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết lấy nghệ thuật kể chuyện làm giọng điệu chính của tác phẩm. Thông thường ở tác phẩm xuất hiện người kể chuyện như một nhân vật trung gian có nhiệm vụ miêu tả và kể lại đầu đuôi diễn biến của chuyện. Tuy sự tồn tại của yếu tố này là ước lệ nghệ thuật của nhiều thể loại thuộc tự sự, nghệ thuật kể chuyện của tiểu thuyết vẫn cho thấy sự đa dạng đặc biệt về phong cách: có thể thông qua nhân vật trung gian, có thể là nhân vật xưng "tôi", cũng có thể là một nhân vật khác trong tác phẩm, tạo nên các tác phẩm có một điểm nhìn trần thuật. Hiện nay, một trong những xu hướng tìm tòi đổi mới tiểu thuyết là việc tăng thêm các điểm nhìn ở tác phẩm, khi vai trò của nhân vật trung gian hoặc nhân vật xưng "tôi" được "san sẻ" cho nhiều nhân vật trong cùng một tác phẩm.
    c. Khả năng phản ánh toàn vẹn hiện thực
    Đặc trưng lớn nhất của tiểu thuyết chính là khả năng phản ánh toàn vẹn và sinh động đời sống theo hướng tiếp xúc gần gũi nhất với hiện thực. Là một thể loại lớn tiêu biểu cho phương thức tự sự, tiểu thuyết có khả năng bao quát lớn về chiều rộng của không gian cũng như chiều dài của thời gian, cho phép nhà văn mở rộng tối đa tầm vóc của hiện thực trong tác phẩm của mình.
    Ở phương diện khác, tiểu thuyết là thể loại có cấu trúc linh hoạt, không chỉ cho phép mở rộng về thời gian, không gian, nhân vật, sự kiện mà còn ở khả năng dồn nhân vật và sự kiện vào một khoảng không gian và thời gian hẹp, đi sâu khai thác cảnh ngộ riêng và khám phá chiều sâu số phận cá nhân nhân vật.
    d. Hư cấu nghệ thuật
    Hư cấu nghệ thuậtcũng được coi là một đặc trưng của thể loại, là một thao tác nghệ thuật không thể thiếu trong tư duy sáng tạo của tiểu thuyết. Hư cấu cho phép tác phẩm tái hiện những thời đại lịch sử phát triển trong câu chuyện hư cấu, không hiện thực như sử học, và những nhân vật hoàn toàn không bị lệ thuộc bởi nguyên mẫu ngoài đời như những tác phẩm thuộc thể ký. Trong vô vàn những gương mặt đời thường và giữa muôn ngàn biến cố của lịch sử, nhà văn khi trước tác một tác phẩm tiểu thuyết đã thực hiện những biện pháp nghệ thuật đồng hóa và tái hiện bức tranh đời sống bằng phương thức chọn lọc, tổng hợp và sáng tạo. Khi đó, hư cấu nghệ thuật, đối với tiểu thuyết đã trở thành yếu tố bộc lộ rõ rệt phẩm chất sáng tạo dồi dào của nhà văn.
    e. Tính đa dạng về sắc độ thẩm mỹ
    Tính đa dạng về màu sắc thẩm mỹ cũng là một đặc trưng tiêu biểu của thể loại. Các thể loại văn học khác thường chỉ tiếp nhận một sắc thái thẩm mỹ nào đó để tạo nên âm hưởng của toàn bộ tác phẩm, như bi kịch là cái cao cả, hài kịch là cái thấp hèn, thơ là cái đẹp và cái lý tưởng. Ở tiểu thuyết không diễn ra quá trình chọn lựa màu sắc thẩm mỹ khi tiếp nhận hiện thực mà nội dung của nó thể hiện sự pha trộn, chuyển hóa lẫn nhau của các sắc độ thẩm mỹ khác nhau: cái cao cả bên cái thấp hèn, cái đẹp bên cái xấu, cái thiện lẫn cái ác, cái bi bên cạnh cái hài v.v.
    f. Bản chất tổng hợp
    Ở phương diện cuối cùng, tiểu thuyết là một thể loại mangbản chất tổng hợp. Nó có thể dung nạp thông qua ngôn từ nghệ thuật những phong cách nghệ thuật của các thể loại văn học khác như thơ(những rung động tinh tế), kịch(xung đột xã hội), ký(hiện thực đời sống); các thủ pháp nghệ thuật của những loại hình ngoại biên như hội họa(màu sắc), âm nhạc(thanh âm), điêu khắc(sự cân xứng, chi tiết), điện ảnh(khả năng liên kết các bức màn hiện thực); và thậm chí cả các bộ môn khoa học khác như tâm lý học, phân tâm học, đạo đức học và các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học viễn tưởng khác. v.v. Nhiều thiên tài nghệ thuật đã định hình phong cách từ khả năng tổng hợp này của thể loại, như Tolstoi với tiểu thuyết-sử thi, Dostoevski với thể loại tiểu thuyết-kịch, Solokhov với tiểu thuyết anh hùng ca-trữ tình, Roman Roland với tiểu thuyết-giao hưởng v.v.

    Loại và thể
    Phân chia loại thể tiểu thuyết theo nội dung, đề tài đã có từ xa xưa trong lịch sử văn học các nước phương Tây cũng như phương Đông.
    a. Trung Quốc
    Các tài liệu về lịch sử tiểu thuyết ở Trung Quốc nói đến các loại tiểu thuyết sau:
    - Tiểu thuyết chí quái: những tác phẩm kể những chuyện quái dị. Có thể kể đến Sưu Thần Ký, Liệt dị truyện đời Lục Triều.
    - Tiểu thuyết chí nhân: ghi về lời nói, việc làm của người thường có ý nghĩa tiêu biểu, như Thế thuyết tân ngữ.
    - Tiểu thuyết truyền kỳ thịnh hành thời Đường,Tống,Nguyên,Minh, như Cổ kính ký, Bạch Viên truyện, Tiễn đăng tân thoại, Ngu sơ tân chí.
    - Tiểu thuyết thoại bản đời Tống, Nguyên, Minh, tiêu biểu là các tác phẩm của Phùng Mộng Long,Lăng Mông Sơ.
    - Tiểu thuyết chương hồi: những tiểu thuyết trường thiên bao gồm nhiều hồi, đầu mỗi hồi có "hồi mục", là một hoặc hai câu thất ngôn dự báo tình tiết chính của hồi, mỗi hồi viết về một sự kiện chủ yếu và kết thúc hồi có lời dẫn dắt đến hồi tiếp. Căn cứ theo dung lượng có thể chia tiểu thuyết chương hồi thành loại lớn (trên 100 hồi) và loại nhỏ (khoảng 2-3 chục chương hồi trở lại).
    b. Phương Tây
    Tiểu thuyết ở phương Tây xuất hiện đa dạng tùy theo đặc điểm văn học dân tộc. Tuy nhiên, thường thấy các thể sau:
    - Tiểu thuyết hiệp sĩ(chevalric romance): là thể loại văn học tao nhã thời trung đại xuất hiện ở Trung và Nam Âu, nhân vật chính là hiệp sĩ đi lập công vì vinh quang và vì người tình. Tiêu biểu là các tiểu thuyết về vua Arter, câu chuyện Tristan và Iser v.v..
    - Tiểu thuyết du đãng(picaresque novel): nhân vật trung tâm là những kẻ bợm nghịch xuất thân từ dưới đáy xã hội, thường có óc thông minh, hài hước, hay chơi khăm ông chủ bà chủ. Có thể kể đến tác phẩm Gil Blas ở Santillanne của Alain-René Lesage.
    - Tiểu thuyết đen(roman noir), còn gọi là tiểu thuyết kinh dị(gothic novel): xuất hiện ở Anh vào cuối thế kỷ 18, với cốt truyện kết hợp các motif kinh dị, cạm bẫy, hồn ma, sức mạnh siêu nhiên với niềm hoài niệm quá vãng. Nhà văn Mỹ Edgar Allan Poe sau này đã tiếp tục với loại thể tiểu thuyết này trong nhiều tác phẩm của mình.
    - Tiểu thuyết trinh thám(roman detective): nhân vật chính là thám tử, cốt truyện là điều tra vụ án, tình tiết được giữ bí mật cho đến kết thúc tác phẩm. Tiêu biểu là tác phẩm của Conan Doyle.
    - Tiểu thuyết lịch sử(historical novel): lấy nhân vật, sự kiện lịch sử là đề tài, tuy có hư cấu một số nhân vật hay tình tiết phụ nhưng về cơ bản là tôn trọng sự thật lịch sử .Pie Đại đế của Tolstoi thuộc dạng này.
    - Tiểu thuyết giáo dục: học hỏi, kể về quá trình trưởng thành của một con người như David Corpefil của Dickens.
    - Tiểu thuyết luận đề(problem novel): thông qua nhân vật và sự kiện trình bày một vấn đề chủ yếu.
    - Tiểu thuyết tâm lý(psychological fiction): đặt trọng tâm ở miêu tả diễn biến tâm lý, động cơ, cảnh ngộ của nhân vật.
    - Tiểu thuyết tự truyện(autobiographical novel): nhà văn tự kể lại đời mình một cách khách quan, trung thực, thịnh hành ở thế kỷ 19 như bộ ba tác phẩm Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi của M. Gorki.
    Dẫu nhỏ tôi vẫn muốn là một con rồng, được tung bay vượt tầng mây dạo chơi khắp chốn nhân gian.

  6. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    Minh Đức Long,
  7. #4
    Ngày tham gia
    May 2011
    Đang ở
    Thị Nghè Bridge, HCM City
    Bài viết
    3,390
    Xu
    570

    Mặc định

    Đang hay mà sao không viết thêm vậy bác?
    Hỏi thế gian tình ái là chi Hidden Content

  8. #5
    Ngày tham gia
    Feb 2014
    Đang ở
    Nơi tuyết trắng rơi.....
    Bài viết
    10,388
    Xu
    3,112

    Mặc định

    Bác nên đăng cái này sang http://www.tangthuvien.vn/forum/forumdisplay.php?f=165 Góc tư liệu Box sáng tác, sẽ có nhiều tác giả vào xem hơn.
    Si tình chỉ vì vô tình mà khổ

    ---QC---


Trang 1 của 3 123 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status