TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 6 của 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 456
Kết quả 26 đến 30 của 30

Chủ đề: Cốc Họa Nan Đồ - Tác giả Vụ Xuân - Truyện Việt Hoàn Thành

  1. #26
    Ngày tham gia
    Oct 2010
    Bài viết
    47
    Xu
    0

    Mặc định

    Cốc Họa Nan Đồ
    Tác giả: Vụ Xuân


    Chương hai mươi tư: Đả hổ (Thượng)

    Thảo luận, góp ý cho mình

    Lã Phan lúc này vẫn ở gần đó, chứng kiến toàn bộ sự việc, ánh mắt nhìn thẳng vào cặp mắt Ngụy Tam Gia.

    Nguyễn Gia bị cây đao đâm vô cùng đau đớn, vươn tay về phía Lã Phan, lắp bắp:

    - Cứu… cứu… ta

    Lã Phan vội vã rút từ sau lưng ra hai chiếc phi dao phóng mạnh tới.

    Hai cây phi dao này cắm thẳng vào yết hầu Nguyễn Gia, Nguyễn Gia lập tức tắt thở chết ngay tại chỗ. Ngụy Tam Gia về việc này cũng hết sức bất ngờ, không ngờ Lã Phan nói phản là phản, phấn khởi quát lớn:

    - Có người hành thích Nguyễn Gia! Mọi người quay lại trả thù cho y!

    Lã Phan lao đến rút hai cây dao trên cổ họ Nguyễn. Lã – Ngụy hai người nhìn nhau chằm chằm, Lã Phan cũng mỉm cười nửa miệng, hô hoán:

    - Quay lại, không cần tìm Nguyễn tiểu thư nữa!

    Đám người Nguyễn Gia nghe thấy chủ nhân đã chết thì tức tốc phóng đến bên cạnh. Ngụy Tam Gia để ý thấy hai người cao thủ vừa đến chính là hai trong nhóm người Hạo Châu, vừa sợ vừa giận, người của nha môn đứng ngay trước cửa nhà xong cũng không lấy gì bù lại võ công hai tên Hạo Châu này.

    Ngụy Gia chỉ tay sang hai cao thủ Hạo Châu, quát:

    - Giết!

    Một người là Mãn Thiên Hoa Vũ Thiên Đà, công phu ám khí tuyệt đỉnh thiên hạ, người kia thì nội lực ào ạt bất tận, cũng là nhị giai cao thủ của Hạo Châu. Chỉ có điều hai người này hôm trước bị lão Trọng

    dùng Thác Cốt Phân Kình đánh lệnh hết khớp tay khớp chân, hiện tại vẫn còn đau đớn, võ công không thể phát huy toàn bộ.

    Người của Nguyễn Gia cúi rạp xuống, rút ra tiêu trúc thổi vào hai cao thủ Hạo Châu.

    Mãn Thiên Hoa Vũ dùng ám khí, làm sao lại để đám Nguyễn Gia tầm thường đánh trúng, từ trong lòng bàn tay khoa lên mấy cái, lập tức có đến năm sáu người của Nguyễn Gia bị trúng ngân châm vào người.

    Thiên Đà quay sang nói xì xồ một câu tiếng Hạo Châu với đồng bọn, lập tức đồng bọn của y vòng tay vẽ thành một hình tròn lớn trên không, co tay đánh thẳng vào giữa tâm vòng tròn. Đám người nha môn đứng chắn trước người lão Trọng lập tức bị bắn tung ra, đủ thấy chiêu vừa rồi có tạo kình khí, bài sơn đảo hải. Cao thủ dùng nội công cách không đánh người đã là điều không lạ, nhưng chỉ với một quyền mà hất văng ba bốn nha binh thì quả thật là lần đầu được chứng kiến.

    Người ta nói võ công các vùng cứ dần hoàn thiện, đời sau phát triển hơn đời trước, Hạo Châu lịch sử sâu xa hơn với Kiệt Thổ, võ công của mấy người cao thủ này cũng tự nhiên có chỗ kỳ ảo hơn.

    Viên Hổ và ba người vẫn còn quỳ trên mặt đất, chiếc vải trùm đầu khiến họ không nhận ra được những việc xảy ra xung quanh, chỉ nghe binh khí loảng xoảng lúc xa lúc gần.

    Cao thủ nội công Hạo Châu một tay đưa tới túm được vạt áo lão Trọng, ném mạnh ra ngoài. Lão Trọng thân thể bị thương, không kiềm được lực đạo người này, cũng phân phất bay đi.

    Ngụy Tam Gia thấy chớp mắt một người đã được cứu thoát, bùng bùng nộ hỏa. Dưới chướng họ Ngụy có không ít thủ hạ tài giỏi, xong lần này y ỷ thế có Liễn Phân Kình Xúc Tán nên không đem theo nhiều người, trên đường những người y đem theo đều đa số bị Viên Hổ đánh chết, lúc này thân cô thế cô, nhìn đám Nguyễn Gia và nha môn vô dụng như thế, trong lòng tự biết kết quả ngày hôm nay.

    Quan phủ lúc nãy đã tranh thủ cơ hội trốn vào trong nhà, vứt cả phạm nhân trước cửa đóng chặt cổng lại. Người nha môn thấy chủ công thất thế bỏ của chạy lấy người thì cũng ném đao tìm chỗ trốn.

    Người của Nguyễn Gia không khá khẩm hơn bao nhiêu, đấu với Mãn Thiên Hoa Vũ bằng ám khí đúng là tự tìm chỗ chết.

    Mắt thấy thất bại không cứu vãn được thì tai nghe có tiếng vó ngựa chạy đến, một người hét to:

    - Ngụy Gia! Ngụy Gia phải không?

    Ngụy Tam Gia nhận ra giọng nói quen thuộc, cả mừng đáp:

    - Cao Đầu! Người đến đây!

    Khói bắt đầu tan, người trên ngựa lờ mờ nhận ra Ngụy Gia đang đứng giữa đám người giao chiến, vội ra hiệu nhảy đến.

    Lập tức bên Ngụy Tam Gia xuất hiện thêm hơn một chục người, nổi bật nhất là đại nam đi đầu, thân hình quá khổ, hay tay y cầm một cây rìu lớn, cổ đeo tràng hạt làm từ đá trắng đúc như sọ người, cũng chẳng biết có phải sọ người thật không. Kẻ này chính là đệ nhất cao thủ dưới tay Ngụy Tam Gia, tên

    Cao Đầu, một mực ngu trung. Đằng sau Cao đầu là bốn kẻ khác hình thù kỳ dị, gọi là Tứ Nạn Hữu, đều là hảo thủ, có thể lấy một địch mười.

    Cao Đầu nhìn Ngụy Tam Gia cầm roi lớn đánh nhau với hai người khác, vội lấy rìu bổ xuống đầu Thiên Đà.

    Thiên Đà toàn thân như bị cây rìu hút lấy, hoảng sợ vận khí lùi lại nửa bước. Chỗ Thiên Đà vừa đứng bị cây rìu cắm xuống ngập cán, Cao Đầu hít hà một hơi nhấc lại cây rìu lớn lên. Ngụy Tam Gia thấy Cao Đầu vừa đến đã trấn áp đối thủ, vui mừng tiến tới đứng chặn trước mặt hai phạm nhân còn lại.

    Xong vẫn còn một cao thủ nội công đứng đó, người của nha môn đã chạy hết, y rảnh chân tiến tới cầm Viên Hổ ném đi. Xong Viên Hổ không giống lão Trọng, không để bị người ta muốn nhấc là nhấc, vận công đề khí nén lại. Người cao thủ này thấy Viên Hổ không nhúc nhích thì tiến sang đại sư.

    Ngụy Tam Gia nào để cho một mình y làm loạn, hiện tại người của Ngụy Gia đã đến, thế cục thay đổi, hét:

    - Tứ Nạn!

    Lập tức Tứ Nạn Hữu xông vào cao thủ nội công, người này khua một tay trên trời thành vòng tròn, định dùng lại chiêu ban nãy đã đẩy lui nha binh, tay kia cầm vào người đại sư.

    Xong Tứ Nạn Hữu đâu có giống đám nha môn kia dài lưng tốn vải, bốn người hợp chưởng vỗ vào tay cao thủ nội công.

    Người Hạo Châu này không ngờ Tứ Nạn Hữu bốn luồng chưởng lại có thể dễ dàng hợp lại thành một luồng lực đạo, việc này khiến y thất kinh, chưởng thế trong tay cũng lập tức phản trấn. Nếu chỉ là một mình y chống từng luồng lực một thì bốn lần chứ có là mười lần y cũng đỡ được, nhưng Tứ Nạn Hữu là anh em đồng cam cộng khổ, chung mâm chung gối, tâm tình tương thông, chưởng lực có cùng một đặc tính, trải qua nhiều năm luyện tập đã có thể hợp nhất.

    Lực đạo từ bốn người đánh tới truyền qua người cao thủ nội công, dư lực đánh sang cả đại sư. Lúc này người Hạo Châu kìa đang nắm vào chiếc gông trên cổ hòa thượng, chiếc gông chịu lực vỡ nát.

    Hòa thượng lập tức ngồi dậy, cởi bỏ vải trùm đầu, hai người Hạo Châu nhìn thấy hòa thượng thì nhìn nhau chằm chằm, ra vẻ rất ngạc nhiên. Hòa thượng tiện tay bỏ vải trùm đầu cho Viên Hổ. Ngụy Tam Gia thấy có thêm một địch thủ thì tri hô đám Cao Đầu tiếp tục lao vào.

    Tứ Nạn Hữu đánh một chưởng tâm đắc thấy người cao thủ kia chỉ cơ hồ loạng choạng cũng đã không dám khinh địch. Cao Đầu và chiếc rìu lớn múa tung, Mãn Thiên Hoa Vũ Thiên Đà dùng ngân châm ném tới đều bị y không coi vào đâu cản phá.

    Chiếc rìu trong tay Cao Đà khi phát động tạo ra một luồng gió mạnh, ngân châm đến gần lực đạo bị giảm cũng không ít. Mãn Thiên Hoa Vũ Thiên Đà chỉ hiềm một nỗi khớp tay chưa lành, thủ pháp tinh tế lúc này đều bị chuyển thành căm căm đọ lực với tên cốt đột Cao Đà, tinh hoa cả đời không dùng được, uất ức muốn bật máu.

    Đại sư nhìn quanh không biết đâu là bạn đâu là thù, bản thân chỉ muốn cứu Viên Hổ thoát khỏi cảnh này. Viên Hổ nhìn Ngụy Tam Gia đang đứng ở một góc, cây roi da trong tay thi thoảng đánh vào Thiên Đà trợ uy cho Cao Đầu, quay sang nói với hòa thượng:

    - Đến giúp người Hạo Châu kia!

    Hòa thượng gật đầu, thương thế ở bụng ngâm ngẩm đau, xong chỉ là thương thế ngoài da, đám tiêu đồ chơi của Nguyễn Gia sao đủ đâm sâu vào da thịt của thần võ đại sư? Lúc trước nhóm Viên Hổ dừng tay là vì không muốn giết hại người của Nguyễn Gia và quan phủ, xong trước mắt rõ ràng là ác nhân dưới trướng Ngụy Tam Gia, không việc gì phải nương tay cả.

    Đại sư thấy trước cổ Cao Đầu đeo một tràng hạt quỷ dị thì vô cùng tức giận, đầu quyền lao đến.

    Cao Đầu thấy đại sư đánh mình thì buông Mãn Thiên Hoa Vũ ra, cây rìu trong tay bổ về phía đại sư. Mãn Thiên Hoa Vũ Thiên Đà vốn thấy chết trước mặt lại được thoát thân thì vui sướng nhảy lộn về sau, quay sang nhìn Ngụy Tam Gia. Nãy giờ họ Ngụy thừa nước đục thả câu, đánh roi trúng người Mãn Thiên Hoa Vũ Thiên Đà không ít, cũng đã khiến y khó chịu trong người. Ngụy Tam Gia thấy y lộ sát cơ với mình thì lùi ra sau người của Nguyễn Gia và Lã Phan. Lã Phan từ khi thấy người của Ngụy Gia dùng võ công trấn áp đám khâm phạm hai lòng bàn tay đã toát mồ hôi lạnh, thấy quyết định của mình khi trước là đúng đắn vô cùng, nếu chống lại Ngụy Gia thì bây giờ chỉ sợ đã bị Cao Đầu bổ làm đôi. Lã Phan nhân cơ hội này muốn lấy le với Ngụy Gia, hét lớn:

    - Bảo vệ Ngụy Gia!

    Mấy người thổi tiêu tre của Nguyễn Gia đều đã tim đập chân run, que trúc đưa lên đến miệng thì chẳng lấy đâu ra sức mà thổi nữa. Mắt thấy Mãn Thiên Hoa Vũ đến gần Lã Phan vội lấy một người gia nhân Nguyễn Gia làm lá chắn.

    Mãn Thiên Hòa Vũ nhìn đám người ngọ nguậy như côn trùng dưới chân, bật cười ha hả. Thế nhưng Ngụy Tam Gia ngoài Cao Đầu và Tứ Nạn Hữu lần này đâu đã hết người, mấy người Ngụy Tam Gia còn lại tuy chỉ là binh lính đao kiếm thông thường nhưng cũng ăn đứt đám Nguyễn Gia, nhất tề xông lên hộ chủ.

    Mãn Thiên Hoa Vũ trong tay phe phẩy vài cái, một màn kim châm phóng ra đầy trời. Đám người Ngụy Gia không dám tới gần, liên tục lùi xuống. Trời nổi gió mạnh.

    Lã Phan bỗng nhiên rời khỏi chỗ đứng, đạp mạnh vào mấy người Nguyễn Gia ra trước làm chắn, mấy người này bị đá từ sau lưng, ngã sõng xoài ra phía trước, không ít người vì thế bị dính kim châm chết thảm. Từ trong túi của Lã Phan ném ra một thứ bột màu trắng, Thiên Đà do cự ly quá gần, lại đứng ngược chiều gió nên bị thứ bột này bay vào mắt. Lã Phan liền đó vun vút hai cái, phi dao ném sượt qua tai Thiên Đà. Thiên Đà xảy chân ngã xuống đất bị đám thủ hạ của Ngụy Gia phóng lên băm nát người.

    Cao thủ nội công chật vật đọ chưởng với Tứ Nạn Hữu, tình thế vô cùng khốc liệt, Tứ Nạn cũng không có cách nào lại gần người này, chưởng lực hai bên ngang ngang nhau, riêng việc phản trấn lại cũng đủ khiến cả hai bên chịu không ít khổ sở. Cao thủ nội công thấy đồng bọn trong phút chốc chết thảm, hai

    tay lập tức ra chưởng nhanh hơn, không để chỗ rút về. Thông thường khi ra chưởng, nhất là trong giao đấu nội công thì đều tuân theo quy tắc bảy ba, bảy đánh ba thu. Điều này liên quan đến nguyên lý lưu khí và dùng khí trong cơ thể, bên cạnh đó cũng là quy tắc phòng thân thông thường. Cao thủ nội công do nóng giận mà bỏ qua điều này, đem từ nội công sang cả chân khí trong người đánh ra, đám Tứ Nạn Hữu thấy y ghê gớm quăng mạng sống của mình đi thì cười thầm, để mặc y tung chưởng vào không khí như người điên.

    Đại sư đánh với Cao Đầu không ngờ lại hòa nhau, Cao Đầu dẫu có thần lực nhưng đại sư bao năm sử dụng thiết bổng cũng không xa lạ gì, có thể dễ dàng đoán biết được đường đi của cây rìu trong tay y. Chỉ có điều cây rìu quá lớn, mỗi lần phát động tấn công như cuồng phong loạn vũ, đại sư rõ ràng biết mà không thể dùng tay không đánh vào sơ hở của Cao Đầu được. Võ công Cao Đầu sử dụng so ra có không ít chỗ giống với cách đại sư sử thiết bổng, điều này đại sư càng đánh càng ngờ ngợ, hết sức tò mò.

    Ngụy Tam Gia hạ được một địch thủ, trong lòng khoái trá, điều động mọi người vây vào giữa hòa thượng và cao thủ nội công của Hạo Châu. Viên Hổ bị hai lần cùm gông trói chặt, thấy mọi người xung quanh ai cũng là bậc võ công cao cường, chân tay bắt đầu ngứa ngáy. Viên Hổ vận sức, chiếc gông trên vai y bắt đầu phát ra tiến cọt kẹt.

    Ngụy Tam Gia biết Viên Hổ võ công cao cường, nếu y có thể tự mình phá gông nhảy ra thì trước mắt thêm một đại địch, ra lệnh Lã Phan và đám tùy tùng đánh vào Viên Hổ. Lã Phan vừa mới giết chủ, nay tự nhiên lại chui ra thêm một Ngụy Gia ra lệnh cho mình, trong lòng bực tức khó chịu. Xong Lã Phan là kẻ đa mưu, trôi nổi giang hồ nhiều năm, thấy Ngụy Tam Gia oai thế lẫy lừng, thủ hạ của y toàn là cao thủ, bản thân không gì chống lại, cũng ngoan ngoãn nghe theo.

    Chiếc gông của nha môn nhiều năm không dùng đến, đã mối mọt nhiều, chính vì thế Viên Hổ mới có thể dễ dàng khiến nó méo xệch đi. Nhắc lại quan phủ hiện thời chỉ là kẻ phiến quân đưa lên, hoàn toàn không xử lý mấy việc hành chính, đồ đạc trong nha môn cũng từ lâu bỏ ngỏ không thay mới, bằng không không thể có chuyện gông cùm của nha môn lại tồi tệ đến vậy.

    Hòa thượng mặc dù không thắng được Cao Đầu ngay tức khắc, nhưng vì võ công hai người có cùng một cội, do đó có thể cân đoán được chiêu thức đường thế rõ ràng tránh né, thấy Viên Hổ hai tay bị trói, nếu có người đánh tới ắt gặp nguy hiểm, mặc kệ Cao Đầu nhảy sang cứu Viên Hổ.

    Hòa thượng tung mình, đạp hai đạp vào đám người Ngụy Gia. Hai đạp này lúc trước y chỉ dùng ba bốn thành công lực, nay tình thế cấp bách, không dám giữ nghệ, thể hiện hết ra bên ngoài. Đám người Ngụy Gia này so với đám ở căn nhà trên đường đén trấn Độ Ninh không khác nhau là bao, bị hòa thượng trong phút chốc dễ dàng chế ngự. Một cước vào chân một cước vào tay, cơ hồ cơ thể như bị bông cho đại sư tập nện. Viên Hổ thấy hòa thượng thần võ trong đám người qua trái qua phải, không chút kiêng dè đố kỵ, hào khí nổi lên, mặc kệ gông cùm lao vào Cao Đầu.

    Cao Đầu xoay người xuất một rìu tạt ngang đánh tới Viên Hổ. Viên Hổ nãy giờ nhìn người này ra chiêu, đã bắt được phần nào cách thức sử rìu của y, xoay ngang người dùng cái gông trên vai đỡ lấy rìu này.

    Hòa thượng thấy Viên Hổ mạo hiểm như vậy hét lớn:

    - Viên Gia!

    Xong Viên Hổ đã trúng một rìu, bờ vai Viên Hổ loang lổ màu máu đỏ thẫm, nhưng nhờ vào một rìu này chiếc gông trên người cũng bị trấn tan. Cao Đầu thấy người này ăn trọn một rìu của mình mà chỉ bị thương ở vai, vô cùng kinh ngạc.

    Viên Hổ đứng dậy xoa vai, vòng hai tay thành một vòng tròn khởi động, xương bả vai kêu lên nghe răng rắc. Những người ở ngoài nhìn thấy y lập tức tưởng tượng đến một cuộc săn hổ. Ban đầu đám thợ săn dùng mưu tóm được con hổ vào lưới, vây chặt xung quanh. Xong con hổ lao vào đường cùng, cũng không dễ dàng chịu chết, ngấu nghiến hết sức bình sinh phá lưới lao ra. Viên Hổ đứng giữa cổng nha môn, thân hình hiên ngang đối lập với Cao Đầu, chính là cái khí thế của con hổ phá lưới thoát ra kia. Ngược lại, đám người Viên Ngụy như bọn thợ săn, lúc đầu hô hào phấn khởi, đến khi thấy hổ dữ thoát ra mới biến bản thân đã đùa với lửa.

    Người cao thủ Hạo Châu hai tay tung chưởng đã cạn kiệt sinh lực, bốn người Tứ Nạn Hữu thấy y như đèn cầy trước gió, lao vào đánh cho tắt hẳn. Viên Hổ không hiểu vì lý do gì người này lại đến nha môn cứu mình, hết sức cảm kích, nay thấy đồng bọn y mạng đã tận, ngay cả y sắp cũng mất mạng dưới tay người của Ngụy Gia thì đau xót trong lòng, nhảy ra trợ chiến.

    Bốn người Tứ Nạn Hữu thấy Viên Hổ đứng chắn trước người Hạo Châu thì chưởng lực mạnh thêm một phần, cố gắng một chưởng đánh tan nhuệ khí của Viên Hổ, ghi điểm với Ngụy Tam Gia.

    Viên Hổ giơ một quyền đỡ bốn chưởng, mặc dù nội công y cũng rất cao, nhưng thủy chung lại không phải cao thủ dụng khí như đám Tứ Nạn Hữu, cảm thấy hộ khẩu như muốn rách toạc, đau dại người.

    Viên Hổ cả kinh, hét lớn, dùng thêm một quyền nữa trợ lực. Bốn người Tứ Nạn Hữu một chưởng đạt được mục đích, không còn khí lực đọ thêm một quyền nữa với Viên Hổ, lập tức tháo lui. Viên Hổ cảm thấy có luồng lực đạo chạy qua tay đánh tới đan điền của mình, khí huyết nhộn nhạo. Không ngờ Tứ Nạn Hữu hợp sức lại võ công còn trên cả đại cao thủ Cao Đầu của Ngụy Tam Gia!

    Viên Hổ mặc dù thụ thương nhưng bảo toàn được mạng sống cho người Hạo Châu, trong thâm tâm nhẹ nhõm đi phần nào. Người cao thủ Hạo Châu thấy Viên Hổ đã phá gông mà thoát được, lại còn để lộ một thân công phu thượng thừa đánh lùi bốn người Tứ Nạn Hữu, không những không vui mừng mà còn tỏ ra khinh bỉ. Y rống lên một tiếng ai oán, toàn bộ sinh khí cạn kiệt trong người dồn hết vào một chưởng, đánh thẳng vào bối tâm Viên Hổ. Viên Hổ vừa dùng hai tay truy cản Tứ Nạn Hữu, không còn đủ sức đỡ chưởng này, cũng chẳng thể ngờ người này lại đối chưởng với mình, trợn mắt nhìn đầu chưởng bừng bừng đánh đến.

    Đại sư ở ngoai thấy dị biến, xong khoảng cách quá xa, không thể bay đến cứu người, nhìn Viên Hổ từ từ trúng quyền toàn thân bắn lên không. Cao thủ Hạo Châu tinh túy dồn hết vào một chưởng này, đánh xong khí lực tắt ngóm, gục xuống đất bất phục.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


    Lần sửa cuối bởi Miên Lý Tàng Châm, ngày 18-10-2015 lúc 18:44.
    ---QC---


  2. Bài viết được 4 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    Băng Thiên Tuyết Địa,Lâm Kính Vũ,phiêu!,Vampire97,
  3. #27
    Ngày tham gia
    Oct 2010
    Bài viết
    47
    Xu
    0

    Mặc định

    Cốc Họa Nan Đồ
    Tác giả: Vụ Xuân


    Chương hai mươi năm: Đả hổ (Hạ)

    Thảo luận, góp ý cho mình

    Viên Hổ trúng quyền lăng không một đoạn rồi rơi xuống, nôn ra cả mật xanh mật vàng. Trên sân đấu chỉ còn lại một mình hòa thượng, bên phía Ngụy Gia đám cao thủ lại chưa tổn hại một người. Thấy thắng lợi cầm chắc trong tay, Ngụy Tam Gia quát lớn Viên Hổ:

    - Nực cười châu chấu đá xe!

    Chữ xe vừa dứt thì từ xa có một chiếc xe ngựa lao đến. Người trên xe không ai khác chính là Đoạn Liên. Hòa thượng cả mừng, Đoạn Liên hét lớn:

    - Hai người lên đây!

    Viên Hổ gắng gượng đứng dậy, đại sư phóng tới đỡ Viên Hổ. Ngụy Tam Gia không dám dùng nhục thể chắn lại xe ngựa của Đoạn Liên, phải nhảy sang một bên né tránh.

    Nhưng trong đám Ngụy Gia có một người không sợ, đó là Cao Đầu. Cao Đầu trong tay cầm rìu chống xuống đất, sẵn sàng đợi xe ngựa lao đến.

    Đoạn Liên cầm dây cương giật mạnh, không tin trên đời có người lại liều mạng như Cao Đầu. Xong đại sư giao chiến với Cao Đầu từ nãy đã biết chắc, không còn lạ lẫm gì y nữa, một con ngựa tên Cao Đầu này hoàn toàn dư sức vật ngã, không phải là bản thân y liều mạng, mà đó là tự tin.

    Hòa thương xốc lại Viên Hổ lên vai, dùng sức nhảy qua đầu Cao Đầu. Bốn người Tứ Nạn Hữu không chỉ võ công mà ngay cả tâm ý cũng tương thông, cũng nhảy lên đánh tới hòa thượng.

    Chỉ có điều hòa thượng như biết trước việc này, miệng tụng:

    - A di đà phật!

    Một tay đỡ chưởng của Tứ Nạn Hữu.

    Tứ Nạn Hữu ban nãy hợp sức đánh ngay cả hai người là cao thủ của Hạo Châu và Viên Hổ đều phải chịu thua thiệt, cơ bản hòa thượng không có ý nghĩ mình có thể thắng được bốn người bọn y. Xong bản thân hòa thượng cũng ngay từ đầu không có ý định đánh thắng Tứ Nạn Hữu.

    Chưởng lực này của Tứ Nạn Hữu đánh tới tạo kình lực không nhỏ, hòa thượng mượn lực này quăng được Viên Hổ rơi vào đúng xe bò đang phóng tới của Đoạn Liên. Viên Hổ toàn thân nặng đến hơn hai trăm cân, khi rơi vào xe tạo ra một lực hãm, con ngựa của Đoạn Liên loạng choạng đi chậm lại.

    Trong khoảng thời gian này hòa thượng từ trên không rơi xuống, dùng một quyền đánh thẳng vào đỉnh đầu Cao Đầu, miệng quát:

    - Tiểu tử thối, ngươi không nhận ra ta!

    Cao Đầu nghe thấy giọng mắng rất quen, ngẩng đầu lên mất cảnh giác dính một quyền vào mặt ngã lăn ra đất. Nhờ thế mà xe ngựa của Đoạn Liên phóng qua được người này.

    Cao Đầu thấy con mồi trước mắt vụt mất, nghĩ thầm là hòa thượng giả giọng người khác bỡn cợt với mình, bật dậy tung một đấm vào điểm rơi của hòa thượng. Tứ Nạn Hữu cũng cùng lúc công đến.

    Nghe hai tiếng bình bịnh, Cao Đầu và Tứ Nạn Hữu đánh vào không thấy hòa thượng kêu lên nửa lời, nhìn hòa thượng rơi xuống đất ngồi im, hai tay buông thõng, đầu cúi xuống, xem ra đã biên tịch rồi.

    Hòa thượng bị thương từ sáng, ngoài ở bụng ra còn dính thêm mấy đao sau lưng, cố gắng chống chịu nãy giờ, khi trúng đả kích của Tứ Nạn Hữu thì gân mạch trên người đứt đoạn, tung quyền vào đầu Cao Đầu là chút hơi sức cuối cùng, cũng chết như vị cao thủ Hạo Châu kia.

    Cao Đầu nhìn vị hòa thượng càng lâu càng thấy quen thuộc, quyền lực từ đỉnh đầu cũng dần ngấm xuống, trong chốc lát tựa hồ hiểu ra điều gì, không hiểu sao Cao Đầu một đại nam thô lỗ hai khóe mắt bỗng cay cay.

    Ngụy Tam Gia nhìn Viên Hổ bỏ trốn được trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc thì hô hoán người của Nguyễn Gia chuẩn bị ngựa chạy theo. Bản thân cũng cùng Tứ Nạn Hữu lên ngựa đuổi tới. Xong mặc kệ Ngụy Tam Gia có gọi thế nào, Cao Đầu vẫn cứ như người mất hồn, nhìn chằm chằm vào xác của hòa thượng.

    Đám Ngụy Tam Gia chạy theo dấu ngựa ra đến cổng thành, nhìn xa khuất tầm mắt có đến hai chục chiếc xe ngựa y hệt nhau tách ra bốn phương tám hướng bỏ chạy. Ngụy Tam Gia không biết Đoạn Liên cuối cùng ở đâu, đuổi theo lúc này chỉ có Tứ Nạn Hữu bên cạnh, không đủ thế lực, chỉ còn cách quay lại thành Vạn Thu tìm người Nguyễn Gia trợ giúp.

    Kể lại chuyện ban nãy là do kế hoạch của Đoạn Liên đã bàn trước với Trịnh Trung Khắc. Sau khi tách khỏi Nguyễn – Đoạn, họ Trịnh quay lại nhà trọ Long Kinh, dùng hương nhang giải Liễn Phân Kình Xúc Tán cho hai người cao thủ Hạo Châu rồi tìm lấy một thông dịch ngôn, nói với họ rằng hai người Tuyết cùng với Ưng Trảo Vương đêm qua đã bị người của nha môn bắt đi. Hai người này theo lời hoàng đế nhà Triệu cử đi, ra lệnh bảo vệ vị bảo mẫu tên Tuyết kia, được lệnh phải hết sức cẩn trọng bởi ngoài ả ra không còn ai biết rõ đâu là Yên công chúa thật nữa. Nghe đến đây bọn họ hoảng sợ, Triệu Trung Khắc lại bày kế giúp bọn họ đến nha môn cứu người, nói là đến trưa nay người nha môn sẽ dắt Tuyết và Ưng Trảo Vương ra trước cổng xử tử. Đám người Hạo Châu được họ Triệu giải độc, lại lấy danh dự nhà trọ Long Kinh ra bảo đảm, tự nhiên tin đến quá nửa. Khi theo họ Triệu đến cổng nha môn quả thực thấy có bốn người bị bịt mặt trói trước cổng, chỉ là không biết kẻ nào vào với kẻ nào, cứ thế xông lên cứu bừa. Họ Triệu ở ngoài đốt hỏa tập ném vào, sau đó chạy đến chỗ Đoạn Liên giúp y đưa Nguyễn Phương Anh và Đỗ Hân lùi ra ngoài.

    Đoạn Liên sau khi cứu được Đỗ Hân thì để hai người Đỗ Hân và Nguyễn Phương Anh đến một nơi an toàn, bản thân cùng Triệu Trung Khắc đi chuẩn bị xe ngựa, chuẩn bị cái kế đánh lạc hướng Ngụy Tam Gia. Chỉ là trong thời gian ngắn ngay cả Triệu Trung Khắc cũng không thể dễ dàng kiếm đủ số xe, kết quả đến muộn một bước, đại sư vì thế vong mạng.

    Đám người Hạo Châu là bị lừa đến, cũng dễ hiểu tại sao khi cao thủ nội công nọ phát hiện ra cả bốn người trên sân đều không phải là Tuyết, đồng môn lại vì chuyện không đâu mà bỏ mạng nơi xứ người mới đau khổ mà định đồng quy ư tận với Viên Hổ. Trong ba người lần này thì Mãn Thiên Hoa Vũ Thiên Đà và cao thủ nội công là anh em ruột thịt, mãi đến gần đây người cao thủ nội công này mới xuất núi theo anh trai hành tẩu, chính vì thế lão Trọng không được biết.

    Đoạn Liên đánh xe ngựa chạy thẳng, trên xe là Viên Hổ đang mê man bất tỉnh, ngoái lại không thấy có người đuổi theo mới dám bình tĩnh rẽ vào một con đường khuất sâu trong rừng. Con đường này dẫn đến một ngôi nhà nhỏ, trước cổng nhà là Triệu Trung Khắc đang đứng đợi y.

    Đoạn Liên từ trên xe nhảy xuống, ra hiệu họ Triệu đến đỡ Viên Hổ vào trong. Triệu Trung Khắc không thấy hòa thượng đâu cũng đoán được người gặp chuyện chẳng lành, không tiện hỏi nhiều.

    Trong nhà chỉ duy nhất có một chiếc giường, trên giường Đỗ Hân đang nằm, kề cận đó là Nguyễn Phương Anh và lão Trọng. Nguyễn Phương Anh thấy Đoạn Liên về đến nơi an toàn thì vui mừng, chạy đến giúp y đặt Viên Hổ ngồi xuống.

    Lão Trọng thương thế trên người đã thuyên giảm, nhìn thấy Viên Hổ bị thương hỏi:

    - Y bị sao vậy?

    Đoạn Liên đáp:

    - Bị người cao thủ Hạo Châu kia đánh trúng.

    Lão Trọng đến bên Viên Hổ, bắt mạch rồi xem qua các huyệt đạo trên người Viên Hổ, thở dài:

    - Người này phúc lớn mạng lớn, kinh mạch tuy bị trấn động nhưng đều vẫn duy trì được. Cái này người Hạo Châu chúng ta gọi là thần mạch, những kẻ có thần mạch trời đánh không chết, sau này ắt có lúc công thành danh toại.

    Đoạn Liên chỉ chú ý nghe hết đoạn đầu, biết Viên Hổ không sao mới đứng dậy đến bên giường Đỗ Hân, nắm chặt lấy bàn tay nàng. Đỗ hân hai mắt mở trừng trừng nhìn lên mái nhà, khuôn mặt biến dạng khó coi. Đoạn Liên gọi:

    - Đỗ Hân, ta đây!

    Ban nãy lúc đỡ lấy Đỗ Hân do thời gian cấp bách Đoạn Liên không kịp hỏi han kỹ lưỡng, nay thấy người vẫn bơ phờ vô hồn thì hoảng sợ, hỏi lão Trọng:

    - Còn Đỗ Hân thì sao? Tại sao nàng không trả lời ta?

    Lão Trọng ai oán đáp:

    - Ta đã xem qua kinh mạch của nó, tuy hơi yếu nhưng không có dấu hiệu tổn thương nghiêm trọng, hình như chỉ là nó không muốn nói mà thôi. Lão bà vừa đi pha một ấm trà đường nóng, hi vọng nó uống chút ít vào sẽ tỉnh táo trở lại.

    Đoạn Liên ánh mắt trìu mến nhìn Đỗ Hân, thời gian qua nhớ nhung da diết, tưởng tượng trăm câu nghìn lời để nói với nàng, nhưng trước mặt Đỗ Hân lại không nghĩ ra điều gì. Thấy dung nhan Đỗ Hân bị hủy hoại trong lòng vừa đau xót vừa uất hận.

    Nguyễn Phương Anh và Trịnh Trung Khắc nhìn nhau, ai nấy cũng ái ngại cho cặp đôi hoàn cảnh này. Đoạn Liên bỗng nhớ ra một việc, quay lại nói với Nguyễn Phương Anh:

    - Có việc này ta không dám nói, nhưng không nói không được, mong cô nương đừng quá đau buồn.

    Nguyễn Phương Anh không đoán được ngụ ý của Đoạn Liên, hỏi:

    - Là chuyện gì vậy? Huynh cứ nói đi, hôm này chúng ta trải qua biết bao nhiêu việc, còn có gì khiến ta hoảng sợ được nữa?

    Đoạn Liên đáp:

    - Nguyễn Gia trong lúc loạn đấu bị kẻ gian hãm hại, đã qua đời rồi.

    Nguyễn Phương Anh nghe tin phụ thân mất lập tức bật khóc, Trịnh Trung Khắc muốn tìm cách dỗ dành xong không sao làm Nguyễn tiểu thư nín được.

    - Là Phương nhi bất hiếu, lần này hại chết cha rồi!

    Trịnh Trung Khắc lắc đầu an ủi:

    - Không phải lỗi tại muội đâu, là Nguyễn Gia nghe lời kẻ gian xúi giục qua lại với Ngụy Gia. Tên Ngụy Gia này vừa nhìn qua đã biết chẳng phải hạng tốt đẹp gì, muội đã làm hết sức rồi.

    Từ bên ngoài một bà cụ đẩy cửa bước vào, chính là bà lão bán nước tại quán hôm nọ mọi người ngồi trú mưa. Bà lão đặt ấm trà bốc khói lên bàn, thấy Nguyễn tiểu thư sụt sùi đáng thương hỏi:

    - Phương nhi có chuyện gì vậy?

    Nguyễn Phương Anh chạy tới ôm chầm bà cụ, nước mắt vẫn không ngừng chảy:

    - Bà ơi, cha con chết rồi.

    Bà cụ dường như cũng không tin nổi vào tai mình, hỏi lại:

    - Nguyễn Gia ư? Nguyễn Gia làm sao mà chết dễ dàng thế được, bên cạnh y có bao nhiêu người mà!

    Xong bà cụ vuốt tóc họ Nguyễn, vỗ về:

    - Thôi bà thương, sau này Phương nhi cứ đến ở với bà, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo.

    Trịnh Trung Khắc đáp:

    - Sau này chỉ sợ chúng ta khó có thể về được Nguyễn Phủ, tên Lã Phan tranh thủ lúc ta không có ở đó nhất định đổ hết tội trạng lên đầu ta, nói ta sợ tội bỏ trốn. Nguyễn Phương Anh lại càng không về được, ở Nguyễn Phủ chỉ sợ toàn là kẻ thù, một tiểu cô nương đơn độc ở lại cũng sẽ bị người ta tìm cách hãm hại. Lã Phan từ lâu đã để ý đến gia tài họ Nguyễn, lần này chỉ sợ Nguyễn Gia chết đi không nằm ngoài chủ ý của y.

    Đoạn Liên không có hứng thú với mấy việc tranh đoạt này, trong đầu y hiện tại chỉ có Đỗ Hân, rót một bát trà đường tiếp cho nàng. Đỗ Hân hai môi mím chặt, trà đường đổ hết ra người, Đoạn Liên sợ nàng bị bỏng thôi phù thổi phì, điệu bộ lúng túng khó coi.

    Đoạn Liên hớp lấy một ngụm trà, dùng môi mớm cho nàng. Nếu là ngày xưa thì mọi người thấy đôi nam nữ này tình cảm như vậy, sẽ mừng thay cho hai người, xong hiện tại Nguyễn Phương Anh dung mạo ma không ra ma quỷ không ra quỷ, Đoạn Liên không sợ thì thôi, mọi người nhìn vào đều rất khó coi.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


    Lần sửa cuối bởi Miên Lý Tàng Châm, ngày 18-10-2015 lúc 18:45.

  4. Bài viết được 5 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    Băng Thiên Tuyết Địa,chantubreak,Lâm Kính Vũ,phiêu!,Vampire97,
  5. #28
    Ngày tham gia
    Oct 2010
    Bài viết
    47
    Xu
    0

    Mặc định

    Cốc Họa Nan Đồ
    Tác giả: Vụ Xuân


    Chương hai mươi sáu: Kết trường diễn biến

    Thảo luận, góp ý cho mình

    Hai mắt Đỗ Hân ánh lên, nước mắt chảy xuống. Bà lão từ từ gỡ Nguyễn Phương Anh ở trong lòng ra, nói:

    - Con để bà đi nấu cơm, mọi người chắc cũng đói rồi.

    Trịnh Trung Khắc cảm tạ bà lão, đợi đến khi bà đi mới hỏi mọi người:

    - Sau này các vị tính đi đâu?

    Lão Trọng nhìn Đỗ Hân, thở dài:

    - Ta đưa Đỗ Hân về lại làng, người dân trong làng sẽ cùng nhau chăm sóc nó, không để nó phải chịu thiệt thòi nữa.

    Đoạn Liên đáp theo:

    - Đỗ Hân đi đâu, ta sẽ theo nàng đến đó.

    Nguyễn Phương Anh vừa nín lặng được một lúc, lại bắt đầu nước mắt ngắn nước mắt dài:

    - Cha ta mất rồi, nhà thì bị người khác chiếm mất, là ta tứ cố vô thân mất rồi.

    Trịnh Trung Khắc vội mắng:

    - Ngốc nào! Còn có Khắc huynh của muội ở đây, làm sao để muội chịu khổ được.

    Lão Trọng nhìn y, buồn bã nói:

    - Ngươi thì sao? Nếu cái người Lã Phản nói chính ngươi cấu kết giết Nguyễn Gia, ngươi còn hết đường lui hơn chúng ta nữa.

    Trịnh Trung Khắc đáp:

    - Ta đã lập thệ nhận Viên Hổ làm huynh, hiện tại ta và Phương muội sẽ ở lại đây, chăm sóc đến khi nào huynh ấy khỏe lại. Một khi Viên Hổ lấy lại sức chúng ta nhất định tiếp tục lên đường. Trịnh Trung Khắc coi như đã chết ngày hôm nay rồi.

    Mọi người ai nấy đều ngổn ngang tâm sự, Phương Anh cùng với bà lão xuống nhà dọn cơm. Mặc dù Phương Anh là tiểu thư đài các nhưng ngay từ nhỏ sau khi mẹ mất thì thường đến nhà bà cụ chơi một hai ngày, cũng giúp bà cụ việc cơm nước dọn hàng, không đến nỗi luộc quả trứng cũng không biết. Chỗ ở của bà cụ cũng tuyệt đối bí mật, Lã Phan hàng ngày chỉ chú ý đến việc làm ăn của họ Nguyễn, vị Nguyễn tiểu thư này đi đâu chơi y vốn không hề để tâm đến.

    Bà lão biết Đỗ Hân cô nương không được khỏe, vì vậy có chuẩn bị một bát cháo cho nàng và Viên Hổ. Đoạn Liên cảm tạ bà lão rồi từ từ bón cho Đỗ Hân. Đỗ Hân lúc này cũng không từ chối nữa,

    mặc dù vẫn đăm đăm tránh ánh mắt của Đoạn Liên, xong cũng đã cố gắng ăn được mấy thìa cháo. Lão Trọng nhìn Đoạn Liên chăm sóc Đỗ Hân ân cần như vậy, bản thân cảm thấy rất nhiều tâm sự.

    Tối hôm đó mọi người chia nhau ra dải chiếu dưới đất nằm ngủ, rất không thuận tiện. Trịnh Trung Khắc, Đoạn Liên và lão Trọng thì lấy gối ra xe bò đánh một giấc. Sáng hôm sau thì thương thế Viên Hổ đỡ hơn trước rất nhiều, y đã có thể mở mắt nhìn mọi người và bắt đầu nói những câu đơn giản. Xong cũng là vì sức khỏe của y, không muốn y xúc động mà việc đại sư đã từ trần không ai dám nói ra. Xong Viên Hổ không phải kẻ ngờ nghệch, không thấy đại sư, bản thân y cũng đã tự đoán được phần nào.

    Đỗ Hân sắc mặt tươi tỉnh trở lại, tuy nhiên vẫn cứ như người mất hồn, không hề mở miệng nói với ai. Chiều hôm đó Đoạn Liên nói muốn đưa Đỗ Hân đi lại cho khuây khỏa, một mình cõng nàng vào rừng. Mặc dù Nguyễn Phương Anh và họ Trịnh mở lời muốn giúp đỡ xong Đoạn Liên đều lịch sự từ chối. Chỉ sợ Đỗ Hân là mắc tâm bệnh, cũng có thể nàng giận Đoạn Liên không đến cứu mình sớm hơn, ở trong nhà đông người, có nhiều chuyện không tiện nói ra. Đoạn Liên cõng Đỗ Hân đến một gốc cây, thấy xung quanh yên tĩnh thì đặt nàng xuống.

    Đoạn Liên rút trong người ra một tấm vải, phủ xuống dưới đất, cẩn thận đỡ Đỗ Hân ngồi lên, dựa lưng vào gốc cây. Đoạn tìm trong túi ra mấy quả cam, bóc vỏ cho Đỗ Hân.

    Vừa bóc vỏ cam Đoạn Liên vừa kể mấy chuyện thú vị lúc trước y gặp trên dọc đường cho Đỗ Hân nghe, giúp nàng mua vui. Đỗ Hân ăn được hai múi cam thì không mở miệng nữa, Đoạn Liên mỉm cười, cũng tựa lưng vào gốc cây, nhẹ nhàng đặt Đỗ Hân gối đầu lên vai mình.

    Đoạn Liên nói:

    - Nàng xem, thế này thật là tốt, đợi khi chúng ta về đến làng, ta sẽ xin với lão Trọng cưới nàng làm vợ, ta và nàng thay nhau dạy học cho lũ trẻ, sống những ngày tháng vô lo vô nghĩ.

    Trước giờ Đoạn Liên trước khi gặp Đỗ Hân, đều là những ngày tháng vô lo vô nghĩ, hiện tại dùng mấy lời này để nói, nghe có chút gì đó gượng gạo.

    Bỗng nhiên Đỗ Hân lên tiếng:

    - Đoạn Liên!

    Đoạn Liên giật mình, định quay sang nhìn Đỗ Hân thì nàng vội nói tiếp:

    - Chàng cứ để yên thế này, đừng quay lại nhìn ta.

    Đoạn Liên thấy lạ, xong lời nói của Đỗ Hân lúc này chỉ sợ nghiêm như thánh chỉ, y không dám đánh liều làm trái.

    - Chàng thực sự muốn lấy ta làm vợ sao?

    Đoạn Liên nuốt nước bọt cái ực, đáp:

    - Đương nhiên rồi, nàng biết ta bỏ ra bao nhiêu công sức tìm nàng không? Nếu bây giờ không bắt nàng làm vợ ta, trói chặt nàng lại không cho nàng đi đâu, chuyến đi này chẳng phải là lỗ vốn rồi sao?

    Đoạn Liên vừa nói ra đến miệng thì nghĩ lại, Đỗ Hân vừa từ trong tay Ngụy Gia hành hạ, bây giờ lại nói đến từ trói, có gì đó không hay.

    Đỗ Hân lại không để ý đến Đoạn Liên khoa môi múa mép, toàn thân run run. Đoạn Liên thấy trên vai mình nhè nhẹ động đậy, không biết Đỗ Hân là đang khóc hay đang cười.

    Đỗ Hân nói:

    - Chàng thấy ta thành ra thế này, không sợ sao?

    Đoạn Liên từ lúc gặp lại Đỗ Hân, thấy nhan sắc nàng bị hủy hoại thì mới đầu đúng là chút hoảng sợ, xong về sau tình cảm y dành cho Đỗ Hân quá lớn, đã không bận tâm nhiều nữa. Đoạn Liên làm việc gì cũng có tính toán, không phải là người không tinh tế, nếu là kẻ lỗ mãng, y đã không đặt mục đích cuộc đời của mình là đi vẽ bản đồ Kiệt Thổ. Nhưng với những chuyện này Đoạn Liên đúng là thất phu, y quên mất dung mạo đối với người phụ nữ là quan trọng nhất, Đỗ Hân chính là vì việc này mà tự ti. Nhất là khi thấy xuất hiện một vị cô nương khả ái đáng yêu, thậm chí ngay cả khi xưa lúc gương mặt mình còn nguyên vẹn cũng khó có thể so bì được với nàng ta – Nguyễn Phương Anh.

    Nguyễn Phương Anh là tiểu thư đài các, Đỗ Hân chỉ là một cô gái quê mùa sống tại một cốc hẻo lánh, lấy gì dám đem ra so sánh. Giả thử Đỗ Hân đúng là Yên công chúa thực sự, lúc đó còn có chút nặng nhẹ.

    Đoạn Liên nghe Đỗ Hân hỏi một câu hỏi ngốc nghếch như vậy, thầm tự trách bản thân vô tâm, xong vẫn giả bộ vui vẻ đáp:

    - Thành ra thế nào cơ? À đúng rồi, nàng hơi gầy đi một tí, nhưng không sao, đợi đến khi chúng ta yên ổn rồi, ta vỗ béo lại nàng mấy hồi.

    Đỗ Liên đưa tay bấu chặt vào bắp tay Đoạn Liên, bật cười khanh khánh:

    - Chàng điên à! Ý ta là khuôn mặt ta cơ.

    Đoạn Liên bị Đỗ Hân bám vào đau điếng, đưa một bàn tay ra đặt lên trên tay nàng, nhẹ nhàng nói:

    - Nàng còn đẹp hơn xưa nữa.

    Bàn tay Đoạn Liên vừa chạm vào da thịt Đỗ Hân bất chợt nhận ra làn da nàng khô khốc xước xát, trong lòng dấy lên một nỗi xót xa. Lúc trước ở trong nhà là y toàn tâm toàn ý lo cho tính mạng Đỗ Hân, mặc dù tay trong tay nhưng những tiểu tiết này lại vô tình bỏ qua.

    Đỗ Hân cúi sát mặt vào vai Đoạn Liên:

    - Trước kia ta xấu đến thế sao?

    Đoạn Liên không biết trả lời ra sao, lảm nhảm bừa:

    - Lúc trước đã đẹp, ngày nay còn đẹp hơn nữa. Nàng làm sao hay vậy, chỉ ta đi.

    Đỗ Hân thì thào:

    - Hộp phấn chàng để lại cho ta, ta không dùng được. Bôi lên mặt đau lắm.

    Đoạn Liên trái tim thắt lại, lắp bắp:

    - Ờ... ờ... là cái lão bán phấn lừa ta, bán cho ta hộp phấn đểu, sau này chúng ta đến tìm lão, bắt lão trả lại tiền.

    Đoạn Liên biết Đỗ Hân là vì vết thương trên mặt chưa lành hẳn, chứ đời nào có chuyện phấn bôi lên mặt lại đau được.

    Đỗ Hân đáp:

    - Đúng rồi, ta đem gương mặt này đến, dọa hắn ta một phen, bắt hắn bồi thường.

    Đoạn Liên ậm ừ không tìm ra lời nào để nói, dần cảm thấy trên vai áo ươn ướt. Đỗ Hân nói tiếp:

    - Chàng thấy Nguyễn tiểu thư thế nào?

    Đoạn Liên đoán được ý tứ của Đỗ Hân, giả bộ:

    - Là cô nương ở trong nhà đó hả? Nàng không nói ta cũng quên họ cô ấy.

    Đỗ Hân gặng hỏi:

    - Lúc chàng còn chưa về, vị Nguyễn tiểu thư kia xem ra cũng lo cho chàng lắm.

    Đoạn Liên tự nhủ không hay, nếu không nhanh chóng tìm ra lời gì để nói, Đỗ Hân nhất định sẽ giận mình.

    - Cô ấy chẳng phải có cái tên Trịnh Trung Khắc đi theo rồi sao? Nàng nói gì lạ vậy.

    Đỗ Hân nói:

    - Nguyễn cô nương chỉ coi họ Trịnh là huynh muội thôi, không hề có tình ý gì với người này cả. Xong chàng thì khác, chỉ sợ cô nương ấy phải lòng chàng rồi.

    Đoạn Liên ngẫm nghĩ một lúc, không hiểu vì lý do gì Nguyễn tiểu thư lại để ý đến mình. Những chuyện như thế này thì linh cảm của người phụ nữ rất chính xác, chỉ sợ Đỗ Hân nói không sai. Có thể câu chuyện của Đoạn Liên vượt một chặng đường dài đi tìm người yêu khiến Nguyễn tiểu thư cảm động, Nguyễn Phương Anh nói gì thì nói, vẫn chỉ là tiểu thư khuê các, mấy chuyện nam nữ chưa trải qua nhiều, có nhiều ảo mộng của riêng mình, bị tình cảm chân thành của Đoạn Liên dành cho Đỗ Hân mà rung động cũng là chuyện thường tình. Xong thứ tình cảm này chỉ là ngưỡng mộ, một thời gian sau sẽ tự biến mất mà thôi.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


    Lần sửa cuối bởi Miên Lý Tàng Châm, ngày 18-10-2015 lúc 18:45.

  6. Bài viết được 5 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    Băng Thiên Tuyết Địa,chantubreak,Lâm Kính Vũ,phiêu!,Vampire97,
  7. #29
    Ngày tham gia
    Oct 2010
    Bài viết
    47
    Xu
    0

    Mặc định

    Cốc Họa Nan Đồ
    Tác giả: Vụ Xuân


    Chương hai mươi bảy: Lán nhỏ trong rừng

    Thảo luận, góp ý cho mình

    Đỗ Hân thấy Đoạn Liên có vẻ như đang đăm chiêu suy nghĩ, không nói gì thì mắng:

    - Chàng nghĩ gì xấu xa vậy?

    Đoạn Liên cười:

    - Là ta đang tìm cách mai mối cho tên họ Trịnh này, rõ ràng y rất thích vị tiểu muội của mình lại không dám thổ lộ.

    Đỗ Hân bám rúc mình vào người Đoạn Liên, mắng:

    - Chàng ngốc lắm!

    Hai người ngồi yên lặng ở bên cây đến tận chiều muộn mới quay lại, Đoạn Liên mỉm cười:

    - Chúng ta quay lại thôi, mọi người chắc đang chờ rồi. Nàng đi được chứ?

    Đỗ Hân nói:

    - Chàng cõng ta đi.

    Đoạn Liên đương nhiên chẳng từ chối gì, Đỗ Hân không nặng, mà có nặng y cũng phải cố gắng mà cõng. Đi được một đoạn Đỗ Hân nói:

    - Lúc về chàng cấm không được nói với mọi người là ta đã nói chuyện trở lại nghe chưa?

    Đoạn Liên cảm thấy tò mò, hỏi:

    - Tại sao lại thế? Chắc chắn lão Trọng có rất nhiều điều muốn nói với nàng mà.

    Đỗ Hân cắn nhẹ vào tai Đoạn Liên:

    - Chàng cái gì cũng không biết! Ta cứ giả vờ ốm yếu thế này, mọi người ai cũng phải chiều chuộng ta.

    Đoạn Liên kêu la oai oái, đáp:

    - Một mình ta chiều nàng còn chưa đủ hay sao.

    Đỗ Hân vùng vằng:

    - Chưa đủ! Chưa đủ!

    Xong Đỗ Hân lẩm bẩm một câu, xong vì hai người quá gần nhau, Đoạn Liên vẫn nghe rõ mồn một:

    - Ước gì con đường này dài mãi.

    Đoạn Liên ca thán:

    - Vậy thì chết ta!

    Đỗ Hân vui vẻ đáp:

    - Chàng không thích cõng ta sao? Ta lại rất thích để chàng cõng đấy.

    Tối hôm đó hai người trở về căn nhà của bà lão bán nước, Đỗ Hân lại tiếp tục thẫn thẫn thờ thờ, mọi người gặng hỏi Đoạn Liên về chuyến đi bộ buổi chiều xong Đoạn Liên chỉ nói rằng nàng vẫn chưa chịu đáp lại.

    Viên Hổ quả nhiên một khi lấy lại được tỉnh táo rồi thì có thể tự vận công trị thương, thương thế cũng từ đó thuyên giảm nhanh chóng. Cứ đà này có thể họ Trịnh sẽ rời khỏi nơi đây trước cả Đoạn Liên và lão Trọng.

    Sáng sớm hôm sau Đoạn Liên đã tỉnh dậy đến cõng Đỗ Hân đi dạo, xin bà lão hai chiếc bánh nướng rồi lên đường.

    Đỗ Hân ngồi trên lưng Đoạn Liên, vẫn còn ngái ngủ, vỗ vỗ vào đầu y:

    - Mới sáng sớm đã tùy tiện dẫn người ta đi rồi, ta còn chưa ngủ đủ giấc nữa. Đừng tưởng lúc ở trong nhà ta không dám lên tiếng từ chối là muốn làm gì cũng được.

    Đoạn Liên quay đầu lại định hôn Đỗ Hân thì nàng nghiêng người né được. Đỗ Hân hoảng hốt:

    - Chàng làm gì vậy?

    Đoạn Liên mỉm cười:

    - Nàng ở đó không chịu nói chuyện, là ta nhớ nàng, muốn tâm sự ngoài cách bắt cóc nàng đi còn cách nào khác nữa?

    Hai người lại quay lại gốc cây hôm qua, Đoạn Liên đưa cho Đỗ Hân một chiếc bánh, Đỗ Hân vẫn bắt Đoạn Liên phải quay lưng đi mới chịu cùng y trò chuyện. Hai người dựa lưng vào nhau.

    Đoạn Liên mở đầu trước:

    - Nàng xem Viên Hổ bị người ta đánh nặng tay như thế mà còn khỏi trước nàng, đến bao giờ nàng mói chịu để mọi người biết là nàng vẫn khỏe đây?

    Đỗ Hân buồn bã đáp:

    - Viên Hổ quả nhiên khác người, giá mà y dăm bữa nửa tháng mới khỏe lại thì tốt biết mấy.

    Đoạn Liên thấy Đỗ Hân ăn nói kỳ lạ, hỏi:

    - Tại sao lại thế? Viên Hổ khỏe lại thì nàng phải vui mới đúng chứ?

    Đỗ Hân ngửa mặt nhìn lên trời, thấy mặt trời lấp ló trên tán cây, ánh nắng ngày mới chiếu sáng dịu dàng, cơ thể cảm thấy ấm áp, điềm tĩnh hơn. Nhìn ra phía xa xa mọi vật đều sinh động tươi sáng, không thể ngờ cách đây không lâu nàng còn tưởng không bao giờ được thấy cảnh này được nữa.

    Đỗ Hân hít một hơi dài, không khí dưới tán cây tươi mới trong lành, đáp:

    - Chàng không thấy thế này thật là tốt sao? Mọi người đều vui vẻ tụ tập lại một chỗ, ngày ngày chàng cõng ta đến đây, đem bánh cho ta, chúng ta vừa ăn vừa nói chuyện. Chẳng ai biết được chúng ta ở nơi này, chẳng ai làm phiền chúng ta nữa.

    Đoạn Liên nhớ lại, cười nói:

    - Giống như lúc ở Đại Thục cốc vậy. Ngày nào nàng cũng đưa ta đi chơi, đem cơm cho ta.

    Đỗ Hân cười nhẹ nhàng, hai mắt nhắm nghiền hồi tưởng:

    - Đó là quãng thời gian hạnh phúc nhất của ta.

    Đoạn Liên quay lưng lại, vòng tay ôm chặt Đỗ Hân. Đỗ Hân giật mình, nhưng thấy y ở góc độ này vẫn không thấy được khuôn mặt của mình, cũng không ngăn cản y. Đoạn Liên nói:

    - Không đúng. Sau này khi chúng ta lấy nhau rồi, lúc đó nàng sinh cho ta một đàn con, trở thành một lão bà, ngày ngày chúng ta nhìn bọn trẻ lớn lên, ta đảm bảo đó mới là quãng thời gian hạnh phúc nhất.

    Đỗ Hân tưởng tượng đến cảnh đó, trong bụng như có hàng ngàn hàng vạn con bươm bướm cất cánh bay, tâm tư khoan khoái. Xong lại nghĩ về khuôn mặt của mình, chỉ sợ làm bọn trẻ hoảng sợ.

    Quãng thời gian vừa qua ùa về trong tâm trí Đoạn Liên, cảm tưởng như vừa trải qua một đời, ngồi dưới tán cây bồi hồi xúc động. Trong lòng y là Đỗ Hân, người con gái vì y mà chịu biết bao nhiêu khổ cực. Nếu Đoạn Liên không đến Đại Thục cốc, không gặp ông cháu Đỗ Hân, không đem lòng yêu mến người con gái này, chắc chắn cuộc sống của bọn họ không có nhiều xáo trộn đến thế. Nghĩ đến đây Đoạn Liên xiết chặt đôi bàn tay, tự nhủ sẽ dành phần đời còn lại bù đắp cho Đỗ Hân.

    Đỗ Hân đưa một tay lên vuốt mà Đoạn Liên, thủ thỉ:

    - Sau này ta chết chàng có buồn không?

    Đoạn Liên mắng:

    - Nàng ăn nói hồ đồ rồi, ta không trả lời đâu. Nàng làm sao lại chết trước ta được chứ.

    Đỗ Hân kiên quyết bắt Đoạn Liên phải trả lời câu hỏi của mình:

    - Ta không biết, chàng nói đi.

    Đoạn Liên thở dài:

    - Ta không buồn đâu.

    Đỗ Hân mỉm cười:

    - Vậy thì tốt.

    Đoạn Liên không thấy Đỗ Hân hỏi tiếp, giục giã:

    - Nàng phải hỏi tại sao ta lại không buồn chứ?

    Đỗ Hân lắc đầu:

    - Chàng không buồn là tốt, tại sao ta lại phải hỏi lại làm gì?

    Đoạn Liên là muốn sử dụng mấy câu y nghe lỏm được của đám thanh niên hay nói bông đùa để chọc nàng, xong thấy nàng như vậy thì cũng mất hứng.

    Đỗ Hân nói tiếp:

    - Chốc nữa về chàng cứ nói với mọi người ta khỏi bệnh rồi nhé.

    Đoạn Liên vui mừng:

    - Thật sao? Nàng không muốn giấu mọi người nữa à?

    Đỗ Hân đáp:

    - Cũng chẳng giấu mãi được, để mọi người lo lắng cho ta nhiều quá ta thấy không tiện.

    Đoạn Liên cười nói:

    - Lần này nàng chịu nhiều thiệt thòi như vậy, cứ làm nũng thêm mấy ngày nữa cũng được mà.

    Đỗ Hân đứng dậy nói:

    - Ta thấy không quen. Thôi, chàng cõng ta về đi, ta đói rồi.

    Đoạn Liên cười:

    - Thế mà nói là khỏe rồi sao? Còn bắt ta cõng nữa.

    Đỗ Hân đáp:

    - Ta bảo cõng thì chàng cõng đi, sau này chàng muốn cõng ta cũng không cho cõng nữa.

    Đoạn Liên cúi người xuống nói:

    - Lão bà đã nói thì ta cung kính không bằng tuân lệnh.

    Vừa về đến căn nhà Đoạn Liên đặt Đỗ Hân xuống chạy báo tin cho mọi người biết Đỗ Hân đã khỏe lại. Ai cũng lấy làm vui mừng cho y, lão Trọng thì khỏi phải nói, lại một lần nữa rơm rớm nước mắt, cảm ơn trời phật không ngớt lời.

    Chiều hôm đó Đỗ Hân cùng mọi người trò chuyện vui vẻ, đến ngay cả Nguyễn Phương Anh cũng gọi chị xưng em, cảm giác như đã quen biết từ lâu.

    Đoạn Liên nhìn Đỗ Hân cười nói vui vẻ, những vết sẹo trên mặt chẳng khiến y mảy may bận tâm, càng nhìn càng thấy người con gái này càng đẹp. Chỉ hận không thể ngay lúc này lấy nàng làm vợ. Đoạn Liên nghĩ đến đây vội nói với Đỗ Hân:

    - Nàng lúc ở trong rừng có nói mong mọi người sống mãi những ngày tháng thế này phải không?

    Đỗ Hân nhìn Đoạn Liên, không nói gì gật gật. Đoạn Liên mặt mày rạng rỡ, đáp:

    - Mọi người ai cũng có cuộc sống của mình, việc này chỉ sợ không làm được. Nhưng ít ra chúng ta có thể nhớ mãi về ngày hôm nay mà, phải không?

    Lão Trọng cười nói:

    - Đoạn Liên ngươi lại nghĩ ra ý gì hay ho vậy?

    Đoạn Liên đến bên cạnh Đỗ Hân, nắm chặt hai tay nàng, chân thành nhìn thẳng vào mắt Đỗ Hân:

    - Ta biết đây là quãng thời gian khó khăn đối với nàng, ta chắc chắn không thể tưởng tượng được những gì nàng đã phải trải qua trong thời gian qua, và ta hận rằng không điều gì bản thân có thể làm để thay đổi được điều đó, nhưng hiện tại ta biết mình có thể làm gì để khiến nàng không bao giờ phải chịu đau khổ như thế một lần nữa. Nàng sẽ lấy ta chứ?

    Mọi người trong phòng đều rất ngạc nhiên trước hành động này của họ Đoạn, chỉ riêng có lão Trọng là đã đoán được từ trước. Đỗ Hân nhìn Đoạn Liên, rưng rưng nước mắt:

    - Chàng chỉ biết lợi dụng người khác để đạt được mục đích của mình thôi, chàng nói ra những lời này cứ như bản thân rộng lượng lắm vậy, nếu chàng chỉ là vì muốn đền bù cho ta thì không nhất thiết phải làm vậy đâu!

    Đoạn Liên bật cười, ôm chặt Đỗ Hân vào lòng:

    - Phải! Ta là kẻ thủ đoạn. Là ta không thể chịu được ý nghĩ mình sẽ cùng già đi với một ai khác ngoài nàng, lại càng không muốn nàng cùng người khác già đi, bản thân ta ích kỷ vậy đó, nàng sẽ lấy ta chứ?

    Đỗ Hân bật khóc, cũng vòng tay qua người Đoạn Liên:

    - Ta là người rộng lượng, lần này vì chàng mà đồng ý vậy.

    Ai nấy đều thấy cặp đôi này có kết thúc tốt đẹp như vậy, hết sức vui mừng.

    Viên Hổ đang ngồi trên ghế cũng lên tiếng:

    - Vậy là tốt rồi, sau này Đỗ cô nương phải chăm sóc y thật tốt, cứ hở một cái không thấy cô đâu y lại như phát điên lên vậy.

    Nguyễn Phương Anh vội chạy đến bên hai người, lấy từ trên tay ra một chiếc vòng bằng ngọc, nói:

    - Tân lang không có gì trao cho tân lương là không may mắn, muội có cái vòng này, mặc dù chẳng đáng bao nhiêu nhưng huynh lấy tạm mà dùng.

    Đoạn Liên đón lấy chiếc vòng, thấy màu ngọc trong veo xanh ngắt, biết không phải thứ đồ rẻ tiền, từ chối:

    - Việc này... ta sao dám nhận?

    Nguyễn Phương Anh nói:

    - Sao lại không? Chúng ta đã như người một nhà, món đồ này với ta đã không còn giá trị, huynh không nhận ta sẽ buồn đấy.

    Trịnh Trung Khắc cũng cười nói:

    - Đoạn Liên huynh không cần khách khí, sau này khi nào vợ chồng huynh ăn nên làm gia, đợi đến khi Phương muội kiếm được một tấm chồng, đến lúc đó mừng qua cưới cho muội ấy xôm xôm tí là được.

    Đoạn Liên không còn cách nào từ chối, đeo chiếc vòng vào tay Đỗ Hân. Đỗ Hân giơ tay cảm tạ:

    - Đa tạ nguyễn tiểu thư.

    Nguyễn Phương Anh đến gần nói với Đỗ Hân:

    - Tỷ cứ gọi ta là Phương muội là được rồi, tiểu thư này tiểu thư nọ nghe khách sao quá. Ta cũng không còn ở Nguyễn gia, sau này còn nghèo hơn tỷ, lấy đâu ra mà tiểu với chả đại thư chứ.

    Mọi người cười ồ, bà cụ từ trong một góc nói:

    - Nhà chật nếu các vị không chê, để mai già vào trong thành kiếm chút trầu cau và giấy đỏ trang hoàng lại, mọi người tổ chức ở đây luôn.

    Đoạn Liên nói với Viên Hổ:

    - Đỗ Hân đã có gia gia là lão Trọng ở đây, nếu Viên Hổ huynh không chê đứng gia làm bậc tiền bối, chứng hôn cho ta có được không?

    Viên Hổ xua tay:

    - Ấy chết, ta còn chưa có vợ con, sao dám nhận lễ thế được!

    Trịnh Trung Khắc đáp:

    - Ở đây huynh là hợp nhất rồi, nếu huynh còn từ chối có nghĩa là muốn ngăn cản bọn họ thành thân đấy.

    Viên Hổ thở dài:

    - Nếu thế ta đành chịu khó một phen vậy.

    Mọi người đều vui vẻ, bà lão tối hôm đó nấu một nồi canh cua ngọt lịm mát lành, ăn với cà muối xổi, bữa cơm thanh đạm mà ngon nhất cuộc đời mọi người.

    Đỗ Hân ăn xong gọi Đoạn Liên ra ngoài, mọi người cười cười đùa đùa, bảo đôi phu thê này chắc chắn là bàn chuyện cưới xin, đúng là hết sức nóng lòng.

    Đỗ Hân cùng Đoạn Liên đi dưới ánh trăng, chiếc vòng ngọc trong tay Đỗ Hân sáng loáng. Đỗ Hân quay sang nói với Đoạn Liên:

    - Chàng thực sự nghĩ kỹ việc này rồi chứ? Sẽ không hối hận chứ?s

    Đoạn Liên gật đầu:

    - Đương nhiên rồi, trước nay ta làm gì cũng suy tính kỹ càng. Sao, nàng lại đổi ý rồi sao?

    Đỗ Hân lắc đầu:

    - Kiếm được một người chồng tài giỏi như chàng ta còn có gì không hài lòng nữa. Chỉ là cái vòng này quý giá quá, ta đeo không có quen, chàng kiếm cỏ bện cho ta một chiếc vòng đi.

    Đoạn Liên nhăn mặt:

    - Cái này ta chưa từng làm bao giờ, chỉ sợ không làm được.

    Đỗ Hân mỉm cười:

    - Để ta dạy, một lát là xong thôi.

    Đoạn Liên nói:

    - Nàng đã biết làm sao còn kêu ta.

    Đỗ Hân giận dữ:

    - Vậy là chàng không làm chứ gì?

    Đoạn Liên vội đáp:

    - Có, có chứ! Nương tử hung dữ quá, để đó từ từ ta làm mà.

    Đỗ Hân dắt Đoạn Liên đi chọn cỏ, rồi hướng dẫn Đoạn Liên từng bước từng bước một. Bảo Đoạn Liên dùng bút vẽ rồng vẽ phượng y còn làm được, mấy ngón nghề thủ công thế này chân tay y lóng ngóng, chiếc vòng y làm ra trông hình dáng khó coi, méo mó vẹo vọ. Đoạn Liên nói:

    - Thôi để ta làm cho nàng cái khác.

    Đỗ Hân giật lấy chiếc vòng, đáp:

    - Không, ta thích cái này.

    Đoạn Liên nhìn chiếc vòng than:

    - Cái vòng này vừa xấu vừa dị, mọi người thấy sẽ cười ta mất.

    Đỗ Hân không nói gì, đeo chiếc vòng vào tay, ướm ướm ra vẻ rất thích thú. Kéo Đoạn Liên lên nói:

    - Chúng ta đi về thôi, chàng ở đây nói mấy câu nữa ta lại ghét chàng mất.

    Đoạn Liên cười cười, hai người quay trở lại nhà bà lão bán nước. Đỗ Hân quay trở vào nhà còn Đoạn Liên đến chỗ chiếc xe bò ngủ. Tối hôm đó Đoạn Liên trằn trọc không sao ngủ được, chỉ sợ tất cả chỉ là một giấc mơ, quá đẹp khiến người ta lo lắng.
    Sáng hôm sau tỉnh dậy Đoạn Liên lại chạy vào trong nhà tìm Đỗ Hân dắt đi chơi, nhưng không hề thấy Đỗ Hân đâu. Trái lại Viên Hổ đang ngồi trên bàn, gọi Đoạn Liên lại gần nói:

    - Ngươi lại đây.

    Đoạn Liên trong lòng cảm giác được có việc gì đó khang khác, hỏi:

    - Đỗ Hân vào trong thành cùng lão bà mua đồ chuẩn bị đám cưới cho chúng ta rồi phải không? Sao Viên huynh không ngăn nàng lại, nhỡ người của Ngụy Gia vẫn còn ở đó thì sao?

    Quay sang thấy Nguyễn Phương Anh nhìn mình với ánh mắt thương cảm, trên bàn là một tờ giấy và chiếc vòng ngọc hôm qua y đeo cho Đỗ Hân. Đoạn Liên vội nói:

    - Để ta chạy vào thành tìm, chắc nàng chưa đi xa đâu.

    Viên Hổ bỗng nhiên quát lên:

    - Ngươi đừng giả bộ nữa có được không?

    Đoạn Liên giật mình, đến cầm tờ giấy đọc. Là nét chữ của Đỗ Hân, chính y dạy cho Đỗ Hân viết chữ nên chỉ nhìn qua là nhận ra ngay.

    Đoạn Liên, chàng là người tốt, nhất định sau này sẽ tìm được một cô nương vừa xinh đẹp, vừa dịu dàng, xứng đáng hơn ta gấp trăm lần. Ta không giỏi thêu thùa, không tài nấu nướng, đến ngay cả xinh đẹp ta lại càng không, hiện tại chàng yêu ta như thế, sau này liệu thời gian trôi qua có còn lưu giữ được tình cảm này nữa không? Chàng là kẻ thư sinh nhiều chữ lắm nghĩa, nói toàn những lời có cánh, ta đến viết thư cũng chẳng nghĩ ra lời nào để viết, không phải tại chàng làm thầy không giỏi, chỉ là bản thân ta làm đồ đệ không tốt mà thôi. Nếu chàng mãi không thể quên được ta, đợi một khi tấm bản đồ Kiệt Thổ của chàng hoàn thành, chàng biết được đền Tiễn Linh ở đâu, hàng năm ngày mồng một tháng bảy ta và gia gia đều lên đó bái cúng, chúng ta nhất định sẽ gặp lại.

    Đỗ Hân

    Chữ Đỗ viết thiếu một nét, là do ngày xưa Đoạn Liên bày trò trêu chọc Đỗ Hân, xong đến giờ Đỗ Hân đã quen tay, không muốn sửa lại. Đoạn Liên cầm tờ giấy áp lên mặt, hai gối quỵ xuống, muốn khóc xong không thể nào khóc được.

    Lúc trước nàng hỏi ta khi nàng chết ta có buồn không, ta nói không buồn, vì khi nàng chết, cảm xúc trong ta cũng chết đi, làm sao có thể buồn bã được nữa.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


    Lần sửa cuối bởi Miên Lý Tàng Châm, ngày 18-10-2015 lúc 18:45.

  8. Bài viết được 5 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    Băng Thiên Tuyết Địa,chantubreak,Lâm Kính Vũ,phiêu!,Vampire97,
  9. #30
    Ngày tham gia
    Oct 2010
    Bài viết
    47
    Xu
    0

    Mặc định

    Cốc Họa Nan Đồ
    Tác giả: Vụ Xuân


    Chương cuối: Lời kết

    Thảo luận, góp ý cho mình

    Những ngày tháng sau này Đoạn Liên đi theo Viên Hổ, cùng với Trịnh Trung Khắc, ba người chiêu binh mãi mã, dần dần đánh khắp bốn phương, thu phục được tất cả mười một tỉnh, sáu tỉnh khác cũng đồng loạt xin hàng. Ngụy Tam Gia bị đánh đến sập trại, phải sai người đem nhốt mình vào lồng heo đóng giả lái buôn để chạy trốn. Nghe nói trên đường sang Hạo Châu ẩn náu bị Cao Đầu lúc bấy giờ đã phản lại tìm được, đánh chết rất thê thảm.

    Đoạn Liên mấy năm sau dưới sự góp sức của không ít học sỹ và nho đồ nhiều nơi, vẽ lên một tấm bản đồ dài sáu mét sáu, rộng bốn mét hai bằng da dê gọi là Kiệt Thổ Họa Đồ, cũng là tấm bản đồ đầu tiên đầy đủ và chi tiết nhất của cả nước. Nhưng khi tấm bản đồ hoàn thành thì Đoạn Liên trong lòng vẫn không vui, luôn miệng nói thiếu một cái gì đó, mãi đến tận cuối đời vẫn kiên trì tìm kiếm.

    Viên Hổ lên ngôi vua, đất nước từ Kiệt Thổ đổi tên thành Viên Mãn, đóng đô ở thành Hoa Diên, tự xưng là Viên Đế, hiệu là Viên Hoa, cũng là tên thật của người này. Trịnh Trung Khắc được phong làm

    tể tướng, Đoạn Liên cũng được phong vương nhưng không nhận, xong vì công đức của Đoạn Liên trong việc thống nhất đất nước và vẽ lên tấm bản đồ đầu tiên của Kiệt Thổ là vô cùng to lớn, Viên Hoa vẫn gọi y là Địa Họa Vương, nhân dân vì thế mà gọi theo.

    Trịnh Trung Khắc lấy vợ là Nguyễn Phương Anh, lúc trước là tiểu thư của một đại thương gia thành Vạn Thu, xong vì hiểu lầm mà gia sản bị người khác chiếm mất. Vợ chồng vị tể tướng này đem quân đội về lấn áp, trừng phạt kẻ năm xưa đã hãm hại Nguyễn Gia, cướp đi tài sản của mình.

    Viên Hoa tưởng nhớ công ơn của một vị hòa thượng năm xưa xả thân cứu mình, lấy đạo phật làm quốc giáo, cho xây rất nhiều chùa chiền, kêu gọi người dân chăm chỉ đến nghe tụng kinh giảng giải thuyết pháp. Luật pháp do Viên Hoa và các đại học sỹ biên soạn cũng có rất nhiều điều khoản được xem xét, lấy từ đạo phật mà ra.

    Viên Mãn dựng lên được ba năm hưng thịnh thì Địa Họa Vương rời khỏi triều đình, chu du khắp nơi, sau này không ai biết vị Địa Họa Vương này đi đâu về đâu, cả đời y cũng không lấy vợ, không có người nối dõi. Viên Hoa và tể tướng Trình Trung Khắc yêu quý người này, lấy tên người này lập lên một phủ gọi là phủ Địa Họa Liên, có trách nhiệm thu thập thông tin và quản lý địa giới đất đai của cả nước.

    Có nhiều nguồn tin của người dân về việc nhìn thấy vị Địa Họa Vương này, đặc điểm nhận dạng là một ông lão đẹp đẽ, da ngăm đen, tay cầm một chiếc bút bằng ngọc, màu ngọc đã nhạt đi do sử dụng lâu ngày (chỉ có ngọc dởm mới nhạt màu), sau lưng lúc nào cũng vác một túi vải màu xanh, bên trong đựng đủ loại giấy vẽ. Địa Hoa Vương thường thấy nhất là ở quanh khu vực Đại Thục Cốc, hình như vẫn chưa chịu từ bỏ một chấm còn thiếu cuối cùng trên tấm bản đồ Kiệt Thổ do mình vẽ ra. Ai gặp được vị Địa Hoa Vương thì được coi là ngày hôm đó sẽ gặp nhiều may mắn, buôn bán phát đạt. Cũng có thể chỉ là truyền thuyết của mấy tên giang hồ nho sỹ, đóng giả quần áo rách rưới cầm bút ngọc giả đi lừa đảo người khác mà thôi, khó ai có thể xác thực thông tin này.

    Ngoại trấn Kinh Phong, cách Đại Thục Cốc năm mươi dặm về phía Đông. Một ông lão ăn mặc rách rưới ngồi trong quán nước, tay nhâm nhi một chén trà nhỏ, ánh mắt già nua nhìn ra ngoài đường, ở đó là mấy đứa trẻ con tay cầm giấy cầm bút chạy đi chạy lại, có thể là vừa đi học về. Ông lão tự nhiên nổi hứng, gọi bọn trẻ lại. Bọn trẻ thấy ông lão quần áo không đàng hoàng thì hơi lạ, xong thấy lão rút trong túi ra mấy đồng xu lẻ đặt lên bàn thì cũng đánh liều đi tới.

    Ông lão nói:

    - Ta viết cho các ngươi một câu đối, nếu các ngươi đối lại được, hay thì ta cho mỗi đứa trong các ngươi một đồng mua kẹo.

    Đứa lớn nhất trong bọn nói:

    - Đối thế nào là hay?

    Ông lão nhấp một hụm trà cười khà:

    - Các ngươi nghe xong vế đối của ta, tự khắc biết thế nào là hay.

    Nói xong lão lấy trong người ra một tờ giấy, một chiếc bút, nhìn ra ngoài cửa thấy có bà cụ bế một đứa bé bị tật đi xin ăn, thở dài viết:

    - Bà già lưng còng cõng đứa cháu nhỏ lưng cong.

    Bọn trẻ bàn tán một lúc, viết lại lên giấy:

    - Thư sinh họ Đồ đỗ trạng nguyên dưới kinh đô.

    Ông lão bật cười:

    - Hay lắm, nhưng các ngươi thua rồi.

    Bọn trẻ láo nháo:

    - Sao lại thế?

    Lão chỉ tay vào chữ “đỗ”, nói:

    - Chữ “đỗ” này các ngươi viết thiếu một nét.

    Mấy đứa trẻ mắng:

    - Không đúng, chúng ta đều được dạy như thế, làm sao sai được?

    Ông lão giật mình, lấy tiền đưa cho đám trẻ, hỏi:

    - Người dạy các ngươi ở đâu?

    Bọn trẻ trả lời:

    - Ân sư dạy cho bọn chúng ta không thích gặp người lạ, lão tìm người có việc gì?

    Ông lão mỉm cười:

    - Ta là bạn cũ của bà ấy.

    Bọn trẻ nhìn nhau, một đứa nói:

    - Ân sư dạy chúng ta cách đây mấy năm rồi, mấy năm trước người đổ bệnh, chúng ta cũng không lên đó nữa.

    Ông lão mặt mày tối sầm lại, hỏi:

    - Lên đâu?

    Bọn trẻ chỉ tay ra ngoài, nói:

    - Núi Lĩnh Tiên.

    Ông lão không nói gì, đặt mấy đồng trả tiền trà nước rồi chạy ra ngoài hỏi đường lên núi Lĩnh Tiên. Núi Lĩnh Tiên rất cao, lão lại đã già, vừa leo vừa thở, mãi đến tận chiều mới lên đến nơi. Trên núi Lĩnh Tiên

    có một ngôi chùa nhỏ, ông lão đến trước cửa chùa bỏ dép đi vào trong, gặp một vị ni cô đang quét sân, mở miệng chào. Vị ni cô thấy có người lạ lên chùa vào giờ này, cũng chắp tay chào lại rồi hỏi:

    - Thí chủ không biết có việc gì không? Nhà chùa không nhận hương hoa ngày thường.

    Ông lão nói:

    - Nghe nói trước đây trên chùa có một người thầy đồ có phải không?

    Vị ni cô đáp:

    - Thầy đồ gì đâu, nữ thí chủ đó chỉ là thấy bọn trẻ bên dưới trấn Kinh Phong hiếu học mới thỉnh thoảng đến dạy bọn chúng thôi.

    Ông lão hỏi tiếp:

    - Vị nữ thí chủ đó sống trong chùa sao?

    Ni cô gật đầu:

    - Đúng vậy, tro cốt của cha mẹ nữ thí chủ đều để trên chùa này, vốn lúc trước nữ thí chủ đó cứ đến ngày mùng một tháng bảy hàng năm thì đến chùa cùng với một ông lão cúng cho song thân, nhưng sau khi ông lão qua đời thì ở lại luôn trên chùa, mặc dù không đi tu xong cũng xin làm đệ tử tục gia.

    Ông lão hai mắt đỏ lại, run giọng hỏi:

    - Vị nữ thí chủ đó đâu rồi?

    Ni cô kia thở dài:

    - Ông đến muộn mất rồi.

    Trời đất xung quanh ông lão như đổ sụp xuống, mọi thứ biến mất. Cả đời tìm kiếm một thứ, đến lúc nhận ra thì thứ đó đã không còn.

    Ni cô nói tiếp:

    - Nữ thí chủ đó vừa xuống núi mua đồ rồi, chắc phải mai mới quay lên. Ông thông cảm, con người có tuổi, leo lên leo xuống núi cũng tốn không ít sức.

    Ông lão quỳ mọp xuống đất, cơ thể nhẹ bỗng. Ni cô chạy vào trong phòng lấy ra một chiếc hộp, đưa cho ông lão nói:

    - Vị nữ thí chủ này có dặn, khi nào có người đến tìm bà ấy thì đem hộp này cho người đó xem, đợi suốt bao nhiêu năm, cuối cùng cũng có thể đưa cho người khác rồi.

    Ông lão đón lấy chiếc hộp, nhìn vào bên trong có một chiếc vòng cỏ đã đổi màu, một chiếc hộp phấn với hình khóm trúc vẫn còn nguyên và một tập giấy viết.

    Ông lão cầm một tập giấy lên, thấy trên tờ giấy nào cũng có ghi lại ngày tháng, tìm lấy tờ giấy cũ nhất mở ra, trên tờ giấy ghi mấy chữ đơn giản:

    - Đáng kiếp, dám lừa ta, chữ Đỗ viết thiếu một nét còn ra thể thống gì nữa!

    Ông lão nước mắt chảy dài, sau bao nhiêu năm không thể khóc cuối cùng cũng có những giọt nước giúp ông rửa đi bụi mờ năm tháng.

    Trời đổ mưa, ông lão ngồi trên ghế nhìn xuống dưới trấn Kinh Phong, nước mưa rơi xuống mấy hòn đá quanh ông, nghe rõ mấy tiếng đinh đinh đang đang vui tai, tựa như một bản nhạc của tự nhiên.

    Ông lão cảm thấy toàn thân khoan khoái, sự mệt mỏi của ngày tháng giống như cùng cơn mưa kia cứ thế trôi đi, ông lão cơ hồ lại thấy mình năm xưa, một thanh niên trẻ tuổi, tìm đường đến Đại Thục Cốc. Thanh niên vì muốn theo đuổi ước mơ sống của mình mà tìm đến một nơi hẻo lánh, xong chính thanh niên không biết rằng, đường đến Đại Thục gian nan vất vả, khi đến nơi lại vô tình tìm thấy cho mình một giấc mơ khác, quý giá hơn, đẹp đẽ hơn ước mơ của bản thân vạn lần.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


    Lần sửa cuối bởi Miên Lý Tàng Châm, ngày 18-10-2015 lúc 18:46.

    ---QC---


  10. Bài viết được 9 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    anhdaoday77,Băng Thiên Tuyết Địa,chantubreak,Kinzie,Lâm Kính Vũ,Miên Lý Tàng Châm,phiêu!,Trần Thanh Lân,Vampire97,
Trang 6 của 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 456

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status