TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 3 của 14 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 15 của 66

Chủ đề: Võ Thuật Thực Chiến

  1. #11
    Ngày tham gia
    Apr 2008
    Đang ở
    Hải Tần Bắc Thành Phủ
    Bài viết
    6,372
    Xu
    742

    Mặc định

    Thái Cực Quyền Luận


    Thái Cực Quyền Luận của Vương Tông Nhạc

    Thái cực giả , vô cực nhi sinh , động tĩnh chi cơ , âm dương chi mẫu dã . Ðộng chi tắc phân , tĩnh chi tắc hợp . Vô quá bất cập , tùy khúc tựu thân . Nhân cương ngã nhu vị chi tẩu , ngã thuận nhân bối (cbc: nghịch) vị chi niêm . Ðộng cấp tắc cấp ứng , động hoãn tắc hoãn tùy . Tuy biến hóa vạn đoan nhi lý vi nhất khí . Do trước thục nhi tiệm ngộ đống kính , do đống kính nhi giai cập thần minh ; nhiên phi dụng lực chi cứu , bất năng khoát nhiên quán thông yên , Hư linh đỉnh kình , khí trầm đan điền , bất thiên bất ỷ , hốt ẩn hốt hiện . Tả trọng tắc tả hư , hữu trọng tắc hữu yểu . Ngưỡng chi tắc di cao , phủ chi tắc di thâm ; tiến chi tắc dũ trường , thối chi tắc dũ xúc . Nhất vũ bất năng gia , đăng trùng bất năng lạc . Nhân bất tri ngã , ngã độc tri nhân , anh hùng sở hướng vô địch , cái do thử nhi cập dã . Tư kỹ bàng môn thậm da ; tuy thế hữu khu biệt , khái bất ngoại hồ tráng khi nhược , mạn nhượng khoái nhĩ . Hữu lực đả vô lực , thũ mạn nhượng thủ khoái ; thị giai tiên thiên tự nhiên chi năng , phi quan học lực nhi hữu vi dã , Sát tứ tượng bát thiên cân chi cú , hiển phi lực thắng ; quan mạo điệt năng ngư chúng chi hình , khoái hà năng vĩ . Lập như bình chuẩn , hoạt tự xa luân . thiên trầm tắc tùy , song trọng tắc trệ . Mỗi kiến sổ niên thuần công bất năng vận hóa giả , suất tự vi nhân chế , song trọng chi bệnh vị ngộ nhĩ , Nhược dục tỵ thử bệnh , tu tri âm dương . Niêm tức thị tẩu , tẩu tức thị niêm . Âm bất ly dương , dương bất ly âm ; âm dương tương tế , phương vi đống kính . Ðống kính hậu dũ luyện dũ tinh , mặc thức suỷ ma , tiệm chí tùng tâm sở dục . Bản thị xả kỹ tùng nhân , đa ngộ xả cận cầu viển . sở vị sai chi hào ly , mậu chi thiên lý . học giả bất khả tưởng biện yên . Thử luận cú cú thiết yếu , tịnh vô nhất tự phu diễn bồi sấn , phi hữu tức tuệ , bất năng ngộ dã . Tiên sư bất khẳng vọng truyền , phi độc trạch nhân , diệc khủng uổng phí công phu nhĩ . Thị vi luận .

    Trường quyền giả , như trường giang đại hải , thao thao bất tuyệt dã . Băng , lý , tê ,án , thái , liệt , trửu , kháo thử bát quái dã . Tấn bộ , thối bộ , tả cố , hữu phán , trung định , thử ngũ hành dã , Băng , lý , tê , án , túc, khãm , ly , chấn , đoài , tứ chính phương dã . Thái , liệt , trửu , kháo tức càn , khôn , cấn , tốn , tứ tà giác dã . Tấn , thối , cố , phán , định , tức kim , mộc ,thủy , hỏa , thổ dã . Hợp chi tắc vi thập tam thế dã .

    Thập Tam Thế Hành Công Tâm Giải ( Vũ Vũ Tương)

    Dĩ tâm hành khí , vụ lệnh trầm trước , nãi năng thu liễm nhập cốt . Dĩ khí vận thân , vụ lệnh thuận toại , nãi năng tiện lợi tùng tâm . Tinh thần năng đề đắc khởi tắc vô trì trọng chi ngu sở vị đỉnh đầu huyền dã . Ý khí tu hoán đắc linh , nãi hữu viên hoạt chi diêu (cbc: thú ) , sở vị biến chuyển hư thực dã . Phát kính tu trầm trước tung tịnh , chuyên chú nhất phương . Lập thân tự trung chính an thư , chi sanh bát diện . hành khí như cửu khúc châu , vô vi bất đáo (cbc: vô vãn bất lợi) (khí biến thân khu chi vị dã) . Vận kính như bách luyện cương , vô kiên bất tồi . hình như bát thố chi cốt , thần như bộ thử chi miêu . Tĩnh như sơn nhạc , động nhược giang hà . Súc kính như khai cung , phát kính như phóng tiển . Khúc trung cầu trực , súc nhi hậu phát . Lực do tích (cbc: bối) phát , bộ tùy thân hoán . Thâu tức thị phóng , phóng tức thị thâu , đoạn nhi phục liên . Vãng phục tu hửu triệu điệp (cbc: triệt điệt) , tiến thoái tu hữu chuyển hoán . Cực nhu nhuyễn nhi hậu cực chuyên cương . Kiên cương . Năng hô hấp , nhiên hậu năng linh hoạt . Khí dĩ trực dưỡng nhi vô hại , kính dĩ khúc súc di hữu dư . Tâm vi lệnh , khí vi kỳ , yêu vi đạo . Tiên cầu khai triển , hậu cầu khẩn trăn , nãi khả trăn ư chẩn mật hỹ .

    Hựu viết : Tiên tại tâm hậu tại thân . Phúc tung tịnh , khí liềm nhập cốt . Thần thư thể tĩnh , khắc khắc tại tâm . Thiết ký nhất động vô hữu bất động , nhất tĩnh vô hữu bất tĩnh . Khiên động vãng lai , khí thiếp bối nhi liễm nhập tích cốt , nội cố tinh thần , ngoại thị an dật . Mại bộ như miêu hành , vận kính như trừu ty . Toàn thân ý tại tinh thần , bất tại khí ; tại khí tắc trệ . Hữu khí giả vô lực ; vô khí giả thuần cương . Khí như xa luân , yêu tự xa trục . Hựu viết : bĩ bất bất động , kỹ bất động ; bĩ vi động , kỹ tiên động . Kính tự tung phi tung , tương triển vị triển , kính đoạn ý bắt đoạn .


    Thái Cực Quyền Luận (Vũ Vũ Tương)


    Nhất cử động , chu thân câu yếu khinh linh , vưu tu quán xuyến , khí nghi cổ đảng , thần nghi nội liễm . Vô sử hữu khuyết hãm xứ , vô sử hữu đột ao xứ , vô sử hữu đoạn tục xứ . Kỳ căn tại cước , phát ư thối chủ tể ư yêu , hình ư thủ chỉ . Do cước nhi thối , nhi yêu tổng tu hoàn chính nhất khí ; hướng tiền thối hậu , nãi năng đắc cơ đắc thế . Hữu bất đắc cơ đắc thế xứ , thân tiện tán loạn . Kỳ bệnh tất ư yêu thối cầu chi . Thượng hạ tả hữu tiền hậu giai nhiên .

    Phàm thư giai thị ý , bất tại ngoại diện . Hữu thượng tức hữu hạ , hữu tả tức hữu hữu , hữu tiền tức hữu hậu . Như ý yêu hướng thượng tức ngụ hạ ý . Nhược tương vật hân khởi nhi gia dĩ toả chi chi ý , tư kỳ căn tự đoạn , nãi hoại chi tốc nhi vo nghị . Hư thực nghi phân thanh sở . Nhất xứ tự hữu nhất xứ hư thực . Xứ xứ tổng thử nhất hư thực . Chu thân tiết tiết quán xuyến , vô lệnh ty hào gián đoạn nhĩ.


    Thập Tam Thế Ca Quyết
    (Vô Danh)

    Thập tam tổng thế , mạc khinh thị
    Mệnh ý nguyên đầu tại yêu tế
    Biến chuyển hư thực tu lưu ý
    Khí biến thân khu bất thiểu trệ

    Tĩnh trung xúc động , động do tĩnh
    Nhân địch biến hóa thị thần kỳ
    Thế thế tồn tâm quỉ dụng ý
    Ðắc lai toàn bất phí công phu

    Khắc khắc lưu tâm tại yêu giang
    Phúc nội tung tịnh , khí đằng nhiên
    Vĩ lư trung chính thân quán đĩnh
    Mản thân khinh lợi , đĩnh đầu huyền

    Tử tế lưu tâm hướng suy cầu
    Khuất thân khai hợp tính tự do
    Nhập môn dẫn lộ tu khẩu thụ
    Công phu vô tức , pháp tự tu

    Nhược vấn thể dụng hà vi chuẩn ?
    Ý khí quân lai cốt nhục thần
    Tường suy dụng ý chung hà tại ?
    Ích thọ diên niên bất lão xuân

    Ca hề ca hề chấp tứ cú
    Tự tự chân thiết ý vô di
    Nhược bất hướng thử suy cầu khứ
    Uổng phí công phu di thán tức .


    Ðả Thủ Ca

    Bắng lý tê án tu nhận chân
    Thượng hạ tương tùy nhân nan tiến
    Nhiệm tha cự lực lai đả ngã
    Khiên đông tứ lượng bát thiên cân
    Dẫn tiển lạc không hợp tức xuất
    Triêm liên niêm tùy bất đâu đỉnh


    Do Thuythanh huynh viết
    ---QC---
    Tân nương lục vấn : Lang niên kỷ? - Ngũ thập niên tiền nhị thập tam.


  2. #12
    Ngày tham gia
    Apr 2008
    Đang ở
    Hải Tần Bắc Thành Phủ
    Bài viết
    6,372
    Xu
    742

    Mặc định Nam Quyền

    Nam Quyền

    Nam quyền với vẻ đẹp dương cương
    Lịch sử Nam quyền có từ lâu đời, bắt đầu có thể truy gốc đến hơn 400 năm trước lưu hành ở bờ Nam sông Trường Giàn ở các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Giang Tây,
    Chiết Giang, Hồ Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Giang Tô, với nội dung vô cùng phong phú. Nam quyền ở các nơi tự thành thể hệ (chỉ sự vật, ý thức ... liên hệ với nhau kết cấu thành một chỉnh thể) có phong cách riêng.



    T
    rong Nam quyền Quảng Đông trừ Hồng Gia quyền, Lưu gia quyền, Sái gia quyền, Lý gia quyền, Mạc gia quyền gọi là "Ngũ Đại lưu phái" ra, còn Sái Lý Phật quyền (hai hình hổ, hạc), Hiệp gia quyền, Vịnh Xuân quyền, Bach Mi quyền, Nam cực quyền, Nho quyền, Phật gia, Điêu gia giáo, Châu gia giáo, Nhạc gia giáo, Chung gia giáo, Côn luân quyền v.v...

    Nam quyền Quảng Tây có Chu gia quyền, Đồ Long quyền, Hồng môn phục hổ quyền và tiểu sách đả v.v...

    Nam quyền Phúc Kiến có Ngũ Hình quyền (long, xà, hổ, báo, hạc quyền nam Thiếu Lâm), Ngũ tổ quyền, La Hán quyền, Mai Hoa trang, Liên Thành quyền, Địa thuật quyền pháp, Vĩnh gia pháp, Ngư pháp, Kê pháp(gà), Sư quyền (sư tử), hầu quyền(khỉ), Ngũ Mai quyền, Nho pháp, phỏng điểu tích (theo vết chim) v.v... rất nhiều lưu phái.

    Nam quyền Hồ Nam có Vu gia quyền, Hồng gia quyền, Tiết gia và Nhạc gia giáo là bốn lưu phái lớn.

    Nam quyền Hồ Bắc có Hồng Môn quyền, Khổng Môn quyền, Nhạc Môn quyền, Ngư môn quyền, Tôn môn quyền là năm phái lớn. Còn Vu gia nghệ, Nại môn, Phật Môn, ẩn tiên Môn, Thủy Hử Môn, Nghiên môn, Hùng Môn, Chưng Môn v.v...

    Nam quyền Tứ xuyên có Tang, Nhạc, Triệu, Đỗ, Hồng, Hóa, Tự, Hội là tám lưu phái lớn.

    Nam quyền Giang Tây có 36 lộ Tống Giang quyền, Hổ quyền v.v...

    Nam quyền Chiết Giang có Hắc hổ quyền, Kim cương quyền đến Ôn châu Nam quyền, Đài châu Nam quyền.

    Nam quyền Giang Tô cũng có sự khác biệt giữa quyền của Tô Châu, Vô Tích, Thượng Hải, Thường Châu v.v...

    V
    ề khí giới chủ yếu có Nam côn, đại cán (gậy), tứ môn đao, mai hoa đao, hợp tử đao (còn gọi là song hợp đao), song đao, tam tiêm soa (soa ba mũi), đơn giản (giản một chiếc), song giản, Liễu công quải (gậy ông Liễu), phủ(búa) , mâu, bừa(bà), thuẫn (mộc); lại còn biển đán (đòn gánh), xừ đầu (cuốc), ghế ngồi ... là các dạng binh khí. Các khí giới này luyện tập đều theo đặc điểm của Nam quyền, đông thời cũng giống như quyền thuật của Nam quyền tức là có thể đơn luyện (1 người), cũng có thể đối luyện, như mâu đối thuấn, mâu đối đại cán (gậy tầy) hoặc đòn gánh đối ghế ngồi v.v...

    Đ
    ặc điểm chung của Nam quyền là lấy hình làm quyền, lấy ý làm thần, lấy khí thúc lực, lấy quan phát khí (quan đây là đóng, tức bế khí); động tác giản dị rõ ràng, thế quyền kịch liệt, giàu vẻ đẹp dương cương; chi trên động tác tương đối nhiều, về thân pháp thì yêu cầu trầm vai hạ khuỷu, co ngực mở lưng; về thủ pháp chuyên đánh ngắn, cầm nã , điểm đánh các huyệt vị; về bộ pháp phần lớn yêu cầu lấy tứ bình đại mã làm cơ sở, trọng tâm hạ tương đối thấp, bộ pháp ổn định vững vàng, đồng thời yêu cầu hạ chân xuống đất như mọc rễ. Trừ địa thuật (lăn đất) và hầu quyền v.v.. là các loại quyền cá biệt ra, Nam quyền chính tông ít có đọng tác nhảy vọt, lăn, lật, coi trọng xúc kình (co kình lực lại), yêu cầu khí trầm đan điền, khi phát lực thì kình từ gót chân (túc căn) nổi lên chân, hông, tay quán xuyến liền một (một hơi thở khi phát kình khí) phần lớn có tiếng hét để trợ lực (quyền quyết Thiếu Lâm nói: "Thổ kí tất khai thanh") khí thế ào ạt.

    Trừ đặc điểm chung, các chi phái Nam quyền lại có đặc điểm riêng. Như trong Tượng hình quyền, long quyền lấy luyện "thần" làm chính, đặc biệt coi trọng khí trầm đan điền. Hai cánh tay trầm tĩnh (xuôi lặng), "ngũ tâm tương ấn"(tức hai huyệt Lao cung ở tay, hai huyệt Dũng tuyền ở bàn chân và huyệt Bách Hội ở đỉnh đầu phải thông nhau). Khi vận động lên thì hung mãnh mau lẹ, toàn thân hoạt bát như thần long lướt trên không, co rút nhưng có lực thế mà không nghiêng vẹo.

    K
    hi cùng người giao đấu thì thường dùng "long trảo" (vuốt rồng) ngoài như sắt trong như bông, trong lỏng ngoài chặt, trong mềm ngoài cứng. Hổ quyền thì lấy luyện cốt (xương) là chính, khi luyện thì phải đẩy khí toàn thân, tay cứng hông thực, sức ở nách phải đầy đủ, một khí liến đủ, từ đầu chí cuối không lơi lỏng. Thường dùng Hổ chưởng, lấy đốt phát kình, lấy khí thcs lực, thế quyền hung mãnh. Cổ, họng dùng kình cực kỳ mãnh liệt, phải nghiến răng mím miệng, mắt hổ hau háu thể hiện cho đầy đủ cái oai của hổ mạnh. Hạc quyền lấy luyện tinh làm chủ. Lấy theo hình Hạc thì tinh đủ, thần tĩnh. Khi luyện phải ngưng tinh đúc thần, lỏng tay động khí, tâm thủ tương ứng. Dùng kê quyền thì phải coi trọng kỹ xảo, giỏi dùng chỉ trảo, đỉnh (ngón tay thẳng, ngón tay quắp như vuốt, húc), luyện sao cho hai tay bật vung như "gà vỗ cánh" lại hay dùng trửu pháp (đánh khủy tay) như "kê dực" (cánh gà). Ngoài các thứ kể trên còn báo quyền, xà quyền, sư (tử) quyềnv.v... đều có đặc điểm riêng cả.

    N
    goài Tượng hình quyền, trong các lưu phái Nam quyền khác cũng đều có đặc điểm phong cách độc đáo riêng. như Nhạc gia quyền lấy công làm chủ lấy thủ làm phục, công thủ đủ đầy (kiêm bị) cương kình có lực, chú trọng thực dụng, tay trái là hư tay phải là thực, bộ pháp linh hoạt. Điêu gia quyền lấy thủ là chính lấy công là thứ, trong nhu có cương, trong cương có nhu, mượn sức (lực) của đối phương mà thừa kế phản kích.
    Địa đường quyền pháp tất phải có động tác chi trên linh hoạt đa biến, lại phải có tương đối nhiều động tác ngã xuống đất, ngáng cắt, vặn xoắn, đá gạt v.v... hình thành một phong cách "chẳng Nam chẳng Bắc". Mai hoa qquyền và Hầu quyền lại không nói đến "như mọc rễ vào đất", thế giới loại quyền Nam phái dựng riêng một ngọn cờ. Các môn phái Hồng, Lưu, Sái, Lý, Mạc, Hiệp gia Sái Lý Phật gia v.v.. ngoài các đặc điểm của Nam quyền vốn có ra lại có chỗ độc đáo riêng.

    Sưu tầm

    Sắc Lang
    Tân nương lục vấn : Lang niên kỷ? - Ngũ thập niên tiền nhị thập tam.

  3. #13
    Ngày tham gia
    Apr 2008
    Đang ở
    Hải Tần Bắc Thành Phủ
    Bài viết
    6,372
    Xu
    742

    Mặc định Quyền Anh

    Lịch Sử Quyền Anh


    Thiện Tâm (Tư liệu tham khảo chính: tập san Kỷ niệm 50 năm thành lập AIBA)

    Quyền thuật xuất hiện từ rất lâu. Khoảng năm 3.000 trước Công nguyên, quyền thuật là một nội dung thi đấu trong lễ hội của các triều đại Ai Cập. Từ Ai Cập, quyền thuật lan truyền sang Hy Lạp và đến năm 688 trước Công nguyên, quyền thuật có mặt tại Olympic cổ đại lần thứ 23, với sự kiện võ sĩ Onomastos của Smyrna trở thành nhà VÐ đầu tiên... Tại Trung Quốc, quyền thuật xuất hiện vào khoảng năm 685–645 trước Công nguyên... Còn ở Ấn độ, chứng tích về quyền thuật được tìm thấy vào khoảng năm 300 trước Công nguyên... Sau khi La Mã chiến thắng Hy Lạp, quyền thuật Hy Lạp du nhập sang La Mã và các đoàn quân viễn chinh La Mã đã đưa quyền thuật đến nhiều vùng đất khác.


    Năm 393 (sau Công nguyên) hoàng đế Theodosius của La Mã cấm không cho tổ chức Olympic... Tuy vậy, quyền thuật vẫn tồn tại và hồi sinh ở nước Anh vào thế kỷ 17 nên về sau người ta gọi môn này là quyền Anh. Theo báo London Protestant Mercury, khoảng tháng 1/1681, một cuộc tranh tài quyền thuật công khai đã diễn ra ở London giữa viên quản gia và anh hàng thịt dưới sự chứng kiến của quận công d‘Albermarle. Năm 1719, James Figg đã hạ tất cả đối thủ của mình và được tôn vinh là nhà vô địch quyền Anh đầu tiên của nước Anh. Ông còn thành lập ở London trường huấn luyện quyền thuật (Figg‘s Academy of Boxing) và dựng thêm một võ đài Figg‘s Amphitheatre ở Totteham Court Road... Năm 1743, ông Jack Broughton đưa ra đạo luật thượng đài: “London Prize Ring Rules”; sau đó, ông phát minh ra đôi găng (mufflers) vào năm 1747 nhằm làm giảm bớt sự nguy hiểm trong thi đấu... Cuộc thi đấu quyền Anh giành ngôi VÐTG diễn ra vào ngày 10/12/1810 giữa Cribb (Anh) và Molineaux (Mỹ) tại Copthall Common/Essex. Võ sĩ Molineaux thắng knock-out ở hiệp thứ 28 nhưng trọng tài đã ra lệnh cho đấu lại. Một đám đông người xem xỉ vả võ sĩ người Mỹ nên anh này không tiếp tục cuộc đấu. Hai võ sĩ này đấu phục thù vào ngày 28/11/1811 ở Thisenton Gab trước 20.000 khán giả cùng số tiền thưởng khá hấp dẫn. Nhưng một lần nữa Molineaux đã bỏ cuộc... Giá trị của các cuộc thi đấu quyền Anh bị giảm mạnh sau tai nạn chết người ngày 30/5/1833: Simon Byrne ngã gục ở phút thứ 99 bởi cú đấm của James “Deaf” Burke như trời giáng vào thái dương. Burke bị tố cáo là có mưu toan giết người nhưng về sau được miễn tố... “Trận đấu thế kỷ” đầu tiên giữa Tom Sayers (Anh) và John C. Heanan (Mỹ) diễn ra ngày 17/3/1860 ở Farnborough. Khi Sayers dường như sắp thua ở hiệp 37, khán giả đã lao lên sàn đấu và Heanan phải bỏ trốn vì sợ nguy đến tính mạng. Luật quyền Anh được sửa đổi dần dần, đến năm 1867, ông John Sholto Douglas (hầu tước vùng Queensberry) soạn thảo những thể lệ mới hoàn hảo hơn: quy định việc sử dụng găng tay, thời hạn các hiệp đấu là 3 phút, đếm từ 1 đến 10 trong trường hợp võ sĩ bị choáng, tuy nhiên số hiệp đấu vẫn chưa được giới hạn...


    Quyền Anh chính thức có mặt tại Olympic hiện đại lần thứ 3 (Mỹ, 1904), thi đấu 7 hạng cân, nhưng số nước tham dự chưa nhiều. Olympic lần thứ 4 (Anh, 1908) có 5 hạng cân thi đấu. Năm 1911, Hiệp hội quyền Anh quốc tế (IBU) ra đời chịu trách nhiệm tổ chức các giải chuyên nghiệp. Olympic lần thứ 5 (Thụy Ðiển, 1912) không có môn quyền Anh vì nước chủ nhà không đồng ý. Ðến Olympic lần thứ 6 (Bỉ, 1920), quyền Anh mới được nhiều quốc gia tham dự, đồng thời Liên đoàn quyền Anh nghiệp dư quốc tế (FIBA) cũng được thành lập vào ngày 24/8 năm này... Do tổ chức này bị mất uy tín trong thời gian xảy ra chiến tranh thế giới lần thứ 2 nên Hiệp hội quyền Anh nghiệp dư quốc tế (AIBA) được thành lập vào tháng 11/1946 tại London để thay tổ chức cũ... AIBA được IOC công nhận là thành viên chính thức và chịu trách nhiệm tổ chức các giải VÐTG, hoặc tổ chức các cuộc tranh tài quyền Anh tại các kỳ đại hội thể thao quốc tế như Olympic, Asiad... Hội nghị lần thứ 13 (11/1993) của AIBA tại Bắc Kinh (Trung Quốc) đã thông qua việc phụ nữ được luyện tập và thi đấu quyền Anh. Ngoài AIBA, quyền Anh thế giới còn có một số tổ chức nhà nghề như: Hiệp hội quyền Anh thế giới (WBA, 1962), Hội đồng quyền Anh thế giới (WBC, 1963), LÐ quyền Anh quốc tế (IBF, 1976)... Ðiểm khác biệt giữa quyền Anh nghiệp dư và nhà nghề ở chỗ võ sĩ nghiệp dư mặc áo thun và mang mũ bảo hộ khi thi đấu, chưa kể đến số tiền độ kếch sù dành cho các tay đấm chuyên nghiệp như Mike Tyson, Holyfield, Lennox Lewis...


    Người Pháp mang quyền Anh vào Việt Nam trong quá trình đô hộ nước ta. Khoảng năm 1925 đã xuất hiện các trận đấu quyền Anh giữa những người lính viễn chinh Pháp tại Sài Gòn rồi lan dần ra giới thanh niên... Một số tay đấm Việt Nam từng nổi danh là các nhà VÐ Ðông Dương: sư Muôn, Kid Demsey, Minh Cảnh... Trước và sau năm 1975, tại các kỳ tranh tài ở SEAP Games và SEA Games, dù có nhiều cố gắng nhưng thành tích của quyền Anh Việt Nam chỉ mới dừng bước ở HCÐ do công của các võ sĩ Phan Thiện Tứ (Minh Thành con), Ðặng Hiếu Hiền, Tạ Quang, Nguyễn Như Cường, Quốc Tuấn, Huỳnh Viết Khánh...


    Sau khoảng 7 năm “bị treo găng”, quyền Anh Việt Nam mới chính thức được phép hoạt động từ cuối tháng 2/2002. Tuy có chậm, nhưng hy vọng bộ môn sẽ vượt qua các thử thách để đạt thành tích tốt hơn trong các kỳ tranh tài quốc tế sắp đến...


    Kỹ thuật


    Môn quyền Anh ngày nay phát triển trên toàn thế giới , nổi tiếng với kỷ thuật chỉ sử dụng đôi tay với ba đòn chính là đấm thẳng( direct), móc ngang (crochet hay cross) và móc lên (upper cut ), cộng kỷ thuật sử dụng hai chân di chuyển kết hợp với sự tránh né của thân thể, đầu ... mà có khả năng tự vệ tương đối hữu hiệu cũng như không ít khó khăn cho các môn sinh những phái võ khác!

    Ngoài ra , luật thi đấu môn quyền Anh chỉ cho phép người võ sĩ đánh vào khu vực phía trước mặt và từ trên thắt lưng trở lên , buộc người tập môn quyền Anh càng khổ luyện hơn hầu giành được ưu thế trong thi đấu cũng như trong tự vệ.

    Phương pháp tập luyện môn quyền Anh gồm: tập đòn căn bản , luyện các môn bổ trợ ( nhảy dây, đánh bao, đánh banh, chạy bộ, hít đất... ),đấu luyện và song đấu tự do . Chỉ có những người sẵn tính kiên trì cộng với lòng đam mê môn quyền Anh thì mới có thể đeo đuổi môn võ này đến cùng, bởi phương pháp tập luyện của môn quyền Anh tương đối ..."khắc nghiệt" .

    Thế thì kỷ thuật môn quyền Anh hấp dẫn ở chổ nào? Có thể nói ngay rằng môn quyền Anh , do chỉ sử dụng ba đòn tấn công là ba đòn tay,nên người tập được luyện cho đôi tay đánh thật nhanh và thật mạnh vào những điểm yếu trên vùng cơ thể cho phép đánh, song song với kỷ thuật gạt đỡ , tránh né, nhập nội chắc chắn và nhanh nhẹn như chớp, tất cả sẽ làm cho đối thủ luống cuống , không kịp đỡ và chỉ cần một đòn tay trúng đích là có thể hạ đối thủ rồi! Trước năm 1975 , những trận đấu giữa các võ sĩ quyền Anh cùng với các võ sĩ Thiếu Lâm hay Bình Định trên võ đài khắp nơi đã chứng minh điều này rất hùng hồn. Một võ sư quyền Anh nổi tiếng là Kid Demsey thời ấy đã làm cho các võ sư Thiếu Lâm và Bình Định, như : Cao thành Sang, Tiểu La Thành, Nguyễn Trầm... phải thất bại chua cay trong bao trận võ đài thách đấu!






    LUẬT THI ĐẤU QUYỀN ANH





    Điều 1: VÕ ĐÀI

    1.1. Yêu cầu: Trong tất cả các cuộc thi đấu, võ đài cần tuân theo những yêu cầu sau:

    1.1.1. Kích thước: Mỗi cạnh hình vuông của võ đài tối thiểu phải là 4,9 m (16 feet) và tối đa là 6,1 m (20 feet) tính từ phía trong các dây đài. Trong các cuộc thi đấu quốc tế mỗi cạnh võ đài phải là 6,1 m. Võ đài không được thấp hơn 0,91 m và cao hơn 1,22 m (4 feet) so với mặt đất hoặc sàn nhà.

    1.1.2. Sàn và đệm góc: Sàn phải được thiết kế chắc chắn an toàn không lồi lõm và mở rộng ra 46 cm (18 inches) kể từ các vòng dây đài. Nó cũng cần phù hợp với 4 cột góc, các cột góc đài phải được bọc lót tốt để không gây chấn thương cho các vận động viên. Góc đài được sắp xếp như sau: Góc khu vực bên trái đối diện Chủ tịch Hội đồng giám sát (giám sát trưởng) là góc đỏ, góc trái xa hơn là góc trắng (trung lập), góc phải xa hơn là góc xanh, góc phải gần hơn là góc trung lập.

    1.1.3. Bao phủ sàn đài: Sàn đài được bao phủ bằng một lớp da (phớt) hoặc cao su, hoặc chất liệu phù hợp đã được chấp thuận có độ đàn hồi tốt, có độ dày không được mỏng hơn 1,3 cm và không dày quá 1,9 cm. Tấm thảm này cần được trải phẳng và cố định ở một vị trí đồng thời cũng đủ rộng để bao phủ cả phần phía ngoài của sàn đấu.

    1.1.4. Dây đài: Có 3 hoặc 4 dây đài có đường kính ít nhất 3 cm và tối đa 5 cm được cột chặt từ các góc của sàn đài có chiều cao so với mặt sàn là 40 cm, 80 cm và 130 cm. Trong trường hợp có 4 dây đài thì chiều cao lần lượt là 40,6 cm, 71,1 cm, 101,6 cm và 132,1 cm. Các dây đài được bao bao bọc bởi các dây băng có chất liệu mềm mại và êm ái có đường kính 3 đến 4 cm. Các dây này không được trượt trên dây đài.

    1.1.5. Cầu thang: Võ đài phải có 3 cầu thang. Hai cầu thang ở hai góc đối diện nhau dành cho vận động viên (VĐV) và săn sóc viên, một cầu thang ở góc trung lập dành cho trọng tài và bác sĩ sử dụng.

    1.1.6. Túi nhựa: Ở hai góc đài trung lập phía bên ngoài đài đấu, mỗi góc treo một túi nhựa đựng bông, băng để trọng tài sử dụng khi vận động viên bị chảy máu hoặc để trọng tài ném khăn lau, giấy lau do ông ta sử dụng.

    1.2. Võ đài dự bị: Trong những giải đấu vô địch quan trọng, có thể sử dụng 2 võ đài.

    ĐIỀU 2: GĂNG ĐẤU

    2.1. Găng được phép:

    Vận động viên mang găng màu đỏ hoặc xanh tuỳ thuộc góc đài VĐV được chỉ định và không được mang găng của mình.

    2.2. Quy cách:

    Găng tay nặng 284g (10 ounces) trong đó phần da không được nặng hơn 1/2 tổng trọng lượng và phần nhồi độn không được nhẹ hơn 1/2 tổng trọng lượng. Diện tích tiếp xúc hợp lệ phải được đánh dấu trên găng có màu sắc khác biệt rõ rệt với màu của găng. Phần nhồi của găng không được phép thay thế hoặc bị bể vỡ. Trong các giải quốc tế được AIBA công nhận, chỉ có găng loại VELCRO được phép sử dụng. Găng tay phải sạch sẽ và sẵn sàng sử dụng mới được phép dùng.

    2.3. Các thủ tục kiểm tra găng của AIBA:

    AIBA sẽ tiếp tục phân loại các nhà sản xuất găng Boxing cho các giải đấu của AIBA, các nhà sản xuất phải thiết kế để đáp ứng được yêu cầu của AIBA đối với găng loại 284g (10,0Z). Găng phải được xét nghiệm bởi Uỷ ban thiết bị và an toàn của AIBA và phải được Uỷ ban điều hành chấp thuận. Nếu được, găng của nhà sản xuất sẽ được đóng dấu chất lượng chính thức và được dùng trong các giải đấu không chuyên.

    Mỗi nhà sản xuất găng được AIBA chuẩn chấp phải đặt cọc 1 khoản tại AIBA để đảm bảo chất lượng và AIBA sẽ dùng số tiền này để phạt những đôi găng chưa đạt chất lượng. Thủ tục này sẽ được thông báo cho các nhà sản xuất găng.

    Trách nhiệm của AIBA trong mỗi giải đấu phải kiểm tra găng thi đấu. AIBA kiểm soát các giải đấu của liên đoàn, văn phòng khu vực đối với các giải đấu lục địa và liên đoàn quốc gia. Trừ trường hợp AIBA có đặt riêng găng với các nhà sản xuất găng, thông thường Ban tổ chức giải thi đấu sử dụng loại găng AIBA đã chuẩn thuận có sẵn nhất. Tất cả VĐV trong bất kỳ giải thi đấu nào cũng phải mang găng đúng quy cách trên.

    2.4. Viên chức giám sát đeo găng của AIBA:

    Găng và các băng quấn tay dùng cho thi đấu được kiểm soát bởi 2 viên chức có kinh nghiệm được chỉ định trên cơ sở luật lệ. Họ sẽ thực hiện trách nhiệm về an toàn và đảm bảo mọi luật lệ đều được giám sát kỹ lưỡng cho đến khi VĐV bước lên võ đài.

    ĐIỀU 3: BĂNG QUẤN TAY

    3.1. Quy cách:

    Băng "VELPEAU" không dài hơn 2,5m cho mỗi tay sẽ được dùng. Bất kỳ các loại băng khác đều không được phép sử dụng. Việc sử dụng bất kỳ loại băng dán, cao su dán hoặc plastic dán đều bị nghiêm cấm. Nếu sử dụng băng dán có chiều dài 7,6cm, rộng 2,5 cm, để cố định băng quấn tay vào cổ tay thì được phép.

    3.2. Các giải châu lục, thế giới và Olympic:

    Băng tay được sử dụng sẽ do nước chủ nhà cung cấp. VĐV sẽ được cung cấp băng tay mới nguyên bởi các viên chức thay áo quần ngay trước khi bước vào trận đấu.

    ĐIỀU 4: TRANG PHỤC

    4.1. Trang phục được phép sử dụng:

    Các VĐV phải mặc trang phục theo những quy định sau:

    4.1.1. Quần áo:

    VĐV phải mang giày hoặc ủng màu sáng không nhọn mũi và không có gót giày, mang tất ngắn, quần đùi không dài tới đầu gối, áo lót che kín vùng ngực và lưng. Trong các trận đấu quốc tế, Olympic, World Cup, giải Vô địch thế giới, các giải Vô địch thế giới (dưới 19 tuổi), Đại hội thể thao thiện chí hay bất kỳ giải đấu nào được AIBA thông qua, VĐV sẽ được mặc áo màu đỏ hoặc xanh tuỳ thuộc vào góc đài được chỉ định và chịu hoàn toàn trách nhiệm về màu của mình. Trang phục thi đấu có thể in tên nước của VĐV phù hợp với kích cỡ và đặc điểm đã được AIBA chấp thuận, không lớn hơn 100 cm2 . Nếu quần áo cùng màu thì đai lưng phải được nhìn thẳng một cách rõ ràng bằng cách sử dụng đai lưng bằng chất liệu co dãn rộng 10 cm. Vị trí của đai lưng là một đường tưởng tưởng từ rốn xuống hông.

    4.1.2. Dụng cụ bảo vệ răng:

    VĐV buộc phải sử dụng : Bọc răng phải vừa vặn khít chặt vào hàm trên của VĐV. Nước đăng cai tổ chức thi đấu phải cung cấp đầy đủ dụng cụ bảo vệ răng cho các VĐV tham gia thi đấu mà chưa có bọc răng và Liên đoàn quốc gia của các VĐV này sẽ thanh toán tiền. Khi đang thi đấu, nghiêm cấm VĐV làm rớt bọc răng ra ngoài và nếu cố tình sẽ bị trọng tài cảnh cáo hoặc tước quyền thi đấu. Nếu một VĐV bị một cú đấm làm văng bọc răng ra ngoài, trọng tài sẽ dẫn VĐV đến góc đài của VĐV này, cho rửa sạch bọc răng và cho VĐV mang lại. Trong lúc này, săn sóc viên không được phép nói chuyện với VĐV. Nếu bọc răng bị rớt ra 3 lần vì bất kỳ lý do gì, VĐV sẽ bị cảnh cáo và nếu còn tiếp tục sẽ nhận được cảnh cáo lần thứ 2.

    4.1.3. Bảo vệ hạ bộ:

    VĐV cần có thiết bị bảo vệ hạ bộ, có thể mang thêm coki (Jock - Strap).

    4.1.4. Bảo vệ đầu:

    Mũ bảo vệ là một trang bị cá nhân của VĐV và phải được làm vừa vặn với đầu của VĐV. Mặc dù vậy, VĐV phải đăng ký màu đỏ hoặc xanh của mũ bảo hiểm trong các trận đấu do AIBA tổ chức. Việc sử dụng mũ bảo hiểm phải đúng quy cách của AIBA, được AIBA phân loại và kiểm tra qua uỷ ban thiết kế và an toàn. Uỷ ban điều hành của AIBA sẽ xem xét và chấp nhận các thể loại mũ bảo hiểm khác nhau với điều kiện như Điều 2.3 đoạn 2 đã quy định. Vận động viên phải đội mũ bảo vệ khi thi đấu và sẽ được tháo ra ngay khi trận đấu kết thúc và trước khi công bố quyết định.

    4.2. Những vật cấm dùng:

    Ngoài những trang bị trên, VĐV không được sử dụng các vật khác khi thi đấu. Việc sử dụng các chất bôi trơn bằng vaseline, mỡ dầu hoặc các sản phẩm khác có thể gây hại cho đối phương được bôi trên mặt, cánh tay hoặc bất kỳ bộ phận nào của cơ thể đều bị cấm. VĐV sẽ được lau sạch các chất này trong cuộc kiểm tra y tế trước khi cân. Không đựơc để râu, ria mép mỏng có thể được chấp nhận nhưng không dài quá môi trên.

    4.3. Những vi phạm về trang phục:

    Trọng tài sẽ loại VĐV ra khỏi trận đấu nếu VĐV này không đội mũ, không bảo vệ hạ bộ, bảo vệ răng hoặc nếu VĐV không sạch sẽ, trang phục không đúng quy định. Nếu găng tay, quần áo của VĐV khi thi đấu bị tuột, trọng tài sẽ cho ngừng trận đấu để sửa chữa lại chỉnh tề.

    4.4. Đồng phục:

    Các văn phòng lục địa và các tổ chức khu vực khi cử đội tuyển hỗn hợp trong các cuộc thi đấu quốc tế cần sắp xếp cho VĐV mặc đồng phục sao cho không mâu thuẫn với luật lệ AIBA. Một văn phòng lục địa hay tổ chức khu vực không đựơc đòi hỏi một đội tuyển quốc gia mặc đồng phục hay các trang thiết bị ngược lại với những gì mà quốc gia đó thoả thuận. Tuy nhiên, VĐV đến từ nhiều nước khác nhau tham dự vào đội tuyển khu vực có thể yêu cầu tổ chức khu vực cung cấp đồng phục cho họ.

    ĐIỀU 5: THIẾT BỊ VÕ ĐÀI

    5.1. Yêu cầu cần thiết: Những thiết bị dưới đây cần phải có sẵn:

    5.1.1. Hai khay có đáy nông có chứa nhựa thông tán vụn.

    5.1.2. Hai ghế: Hai ghế xoay cho VĐV sử dụng trong khi giải lao giữa hai hiệp đấu.

    5.1.3. Hai cốc bằng nhựa dùng để uống và súc miệng nhưng không được đựng nước, hai chai xịt nước bằng nhựa đựng nước dùng để uống. Ngoài ra không được có bất kỳ loại chai nước nào khác để VĐV và săn sóc viên sử dụng tại võ đài...Hai chậu đựng mùn cưa và hai xô nước.

    5.1.4. Bàn và ghế cho các viên chức.

    5.1.5. Một cái cồng (có đùi) hay một cái chuông.

    5.1.6. Một (tốt hơn là hai) đồng hồ bấm giây.

    5.1.7. Các tập phiếu điểm theo mẫu của AIBA.

    5.1.8. Một túi thuốc cấp cứu.

    5.1.9. Một micrô nối với hệ thống phát thanh.

    5.1.10. Hai đôi găng cùng một nhà sản xuất như đã miêu tả ở Điều 2.

    5.1.11. Một cái cáng.

    5.1.12. Hai mũ bảo vệ đầu (1 đỏ, 1 xanh).

    ĐIỀU 6: KIỂM TRA Y TẾ VÀ CÂN CHO CÁC GIẢI ĐẤU QUỐC TẾ

    6.1. Kiểm tra y tế:

    6.1.1. Trong thời gian cân đo, VĐV phải được 1 bác sĩ do Hội đồng chấp hành chỉ định công nhận đủ tiêu chuẩn để thi đấu. Để đảm bảo tiến hành tốt cân đo, Hội đồng chấp hành có thể quyết định tiến hành, kiểm tra y tế sớm hơn.

    6.1.2. Tại cuộc kiểm tra y tế và cân đo, VĐV phải xuất trình bảng kết quả kỷ lục các giải đấu quốc tế trong sổ thi đấu đã được chuẩn nhận bởi thư ký hoặc Giám đốc điều hành của Liên đoàn quôc gia, các quan chức ký tên vào sổ thi đấu của VĐV và chịu trách nhiệm về chữ ký của mình. Nếu VĐV không xuất trình sổ thi đấu tại cuộc kiểm tra y tế và cân đo sẽ không được phép thi đấu.

    6.1.3. Để có đủ điều kiện thi đấu, một nữ VĐV phải xuất trình sổ kỷ kục thi đấu quốc tế và trả lời bằng những kiến thức tốt nhất với bất kỳ câu hỏi nao được viên chức y tế đưa ra. Nữ VĐV cần phải xác nhận bằng biên bản rằng mình không mang thai. Nếu cuộc thi đấu hỗn hợp có cả nam và nữ, cần sắp xếp phòng riêng biệt cho nam và nữ khi kiểm tra y tế và cân đo. Thủ tục kiểm tra y tế cho nữ VĐV được hướng dẫn trong sách kiểm tra y tế của AIBA.

    6.2. Các hạng cân: Hệ thống cân theo KG (METRIC) và hệ thống AVIORDUPOIS được sử dụng chia làm 12 hạng cân từ 48 kg (105 LB) đến trên 91 kg (200 LB).

    • Hạng cân: đến 45 kg

    Bán ruồi: đến 48 kg Bán trung: đến 67 kg

    Ruồi: đến 51 kg Trên bán trung: đến 71 kg

    Gà: đến 54 kg Trung: đến 75 kg

    Lông: đến 57 kg Dưới nặng: đến 81 kg

    Nhẹ: đến 60 kg Nặng: đến 91 kg

    Trên nhẹ: đến 63,5 kg Siêu nặng trên 91 kg

    Tại các giải thi đấu tại khu vực Đông Nam Á gồm 12 hạng cân từ không quá 45 kg đến 95 kg. Nữ VĐV được thi đấu theo 12 hạng cân bắt đầu từ 45 kg đến trên 81 kg.

    6.3. Cân kiểm tra:

    6.3.1. Tại giải vô địch thế giới, Olympic, giải vô địch Châu lục, giải vô địch quốc tế và giải thi đấu quốc tế, các Luật về cân đo sau đây được áp dụng:

    6.3.1.1. VĐV tham dự các hạng cân đều phải sẵn sàng để cân đo vào buổi sáng đầu tiên của trận đấu và giờ được chỉ định từ 8 giờ đến 10 giờ sáng. Vào những ngày tiếp theo, chỉ những VĐV bốc thăm lên đài mới phải có mặt để cân kiểm tra từ 8 giờ đến 9 giờ sáng. Hội đồng chấp hành hoặc các tổ chức AIBA uỷ nhiệm mới có quyền thay đổi đôi chút thời gian nếu có những chậm trễ không tránh được. Trận đấu không thể bắt đầu sớm hơn 3 tiếng so với thời gian quy định sau khi chấm dứt cân đo hoặc có thể ngắn hơn nếu hội đồng chấp hành sau khi tham vấn Uỷ ban y tế xét thấy thuận tiện và không gây bất lợi cho các VĐV tham gia trận đấu đầu tiên của phiên đấu sau.

    6.3.1.2. Việc cân đo chỉ có hiệu lực khi có đại diện uỷ quyền của AIBA. Một viên chức của Liên đoàn quốc gia dự giải có thể có mặt tại thời điểm cân đo nhưng không được phép can thiệp.

    6.3.1.3. Trọng lượng được đo tại buổi cân đo chính thức của ngày đầu tiên sẽ là hạng cân chính thức được xác lập của VĐV đó trong suốt giải thi đấu. Tuy vậy, ngày nào thi đấu cũng phải cân lại để đảm bảo trọng lượng thực tế của ngày hom đó không vượt quá trọng lượng tối đa của lượng cân. Một VĐV chỉ có thể thi đấu trong hạng cân mà họ đã được chấp nhận tại buổi cân đo chính thức.

    6.3.1.4. VĐV chỉ cần có mặt một lần trong một ngày tại bàn cân kiểm tra chính thức. Trọng lượng ghi trong lần đó là chính thức. Tuy nhiên có thể cho phép đại diện của một nước, có VĐV đã cân nhưng không đáp ứng được trọng lượng của hạng cân đó, được ghi danh vào hạng cân nặng hơn hoặc nhẹ hơn cân gốc của mình với điều kiện là nước này chưa có VĐV ở hạng cân đó và việc cân đo vẫn đang tiến hành chưa kết thúc. Cũng cho phép một quốc gia có thể thay thế một VĐV này bằng một VĐV khác vào thời gian bất kỳ cho tới khi kết thúc lần cân đo đầu tiên của buổi kiểm tra sức khoẻ với điều kiện là giải thi đấu cho phép thay người và thay thế này đã được ghi danh VĐV dự bị trong cùng một thứ hạng hay có trọng lượng khác.

    6.3.1.5. Trọng lượng được xác định bởi bàn cân, VĐV phải cởi hết quần áo khi cân.Trọng lượng được chỉ ra bằng hệ METRIC (hệ mét). Cân đo điện tử có thể được sử dụng.

    6.4. Các giải đấu liên quốc gia:

    6.4.1. Trong các cuộc thi đấu giữa hai hoặc hơn hai quốc gia trở lên, việc cân đo kiểm tra sẽ được thực hiện bởi các thành viên do Liên đoàn quốc gia nước tổ chức chỉ địnhvà được sự trợ giúp của đại diện một hay nhiều quốc gia giúp đỡ và cơ quan kiểm tra trọng lượng của mỗi VĐV.

    6.4.2. Nếu một VĐV vượt quá mức trọng lượng quy định của hạng cân mà VĐV này đăng ký thì anh ta có thể được thi đấu nếu mức trọng lượng không vượt quá 454 gr. Nhưng dù cho kết quả trận đấu đó có ra sao đi nữa thì VĐV đó chỉ mang lại cho đội tuyển của mình số điểm dành cho người thua và đối thủ của họ sẽ dành được điểm cho người thắng (với điều kiện là VĐV này đã kiểm tra sức khoẻ và cân đo đúng hạng cân quy định của ngày thi đấu và lên võ đài với trang phục của VĐV). Nếu cả hai VĐV đều vượt quá hạng cân quy định, cả hai đội tuyển của hai VĐV đều được điểm của người thua cuộc. Nếu trọng lượng vượt quá mức 454 gr ( 1 cân Anh) nhưng không quá 2,7 kg (6 cân Anh) người đại diện chính thức của đại diện đội tuyển đối phương sẽ được quyền chấp nhận VĐV vượt cân này thi đấu và trận đấu sẽ được xem xét cân nhắc kết quả nếu VĐV vượt cân này chiến thắng. Một VĐV phải được công nhận là đủ sức khoẻ do một bác sĩ chỉ định thì mới được vào bàn cân.

    6.4.3. Trong các cuộc thi đấu liên quốc gia hay quốc tế, việc cân đo các VĐV có thể thực hiện trong 30 phút. VĐV vượt quá hạng cân cho phép hoặc không có mặt trong thời gian cân đo thì sẽ được coi như là thua cuộc.

    6.4.4. Hội đoàn của nước đăng cai giải thi đấu khi tiếp nhận một đội tuyển phải đặt một bàn cân ở nơi tập luyện của đội tuyển đó ngay khi họ đến thành phố sẽ diễn ra các trận đấu.

    ĐIỀU 7: BỐC THĂM VÀ ĐƯỢC MIỄN ĐẤU

    7.1. Bốc thăm:

    Lễ bốc thăm diễn ra ngay sau khi kiểm tra y tế và cân đo, có sự hiện diện của các đại diện chính thức của các đội tuyển có liên quan và phải đảm bảo một cách thực tế rằng không có một đối thủ nào sẽ phải thi đấu hai trận trước khi các VĐV khác chỉ mới thi đấu một trận. Trong trường hợp đặc biệt, Uỷ ban điều hành của AIBA có quyền không sử dụng luật này. Bốc thăm các VĐV thi đấu trước tiên ở đợt 1, rồi đến những VĐV được miễn thi đấu. Mặc dù vậy, không có VĐV nào có thể dành được huy chương thế giới, Châu lục hay Olympic mà không tham gia thi đấu.

    7.2. Được miễn thi đấu:

    Trong các cuộc thi đấu có hơn 4 VĐV, sẽ rút thăm vòng đầu để chọn đủ một số người được miễn đấu sao cho số lượng VĐV thi đấu ở vòng 2 là 4,8,16 hoặc 32. Các VĐV được miễn ở vòng đầu là những người thi đấu đầu tiên ở vòng 2. Nếu số lượng được miễn lại là số lẻ, VĐV có thăm được miễn sau cùng sẽ thi đấu ở vòng 2 với người thắng ở trận đầu của vòng 1. Nếu là số chẵn, các VĐV được miễn thi đấu sẽ đấu trước tiên ở vòng 2 theo thứ tự họ sẽ bốc thăm, không một VĐV nào được nhận huy chương nếu không tham gia thi đấu ít nhất 1 lần.

    7.3. Trình tự trong chương trình thi đấu:

    Trong các giải thế giới, Olympic và Châu lục, thứ tự của chương trình nên được sắp xếp để mỗi loạt trận của các hạng cân nhẹ nhất được tiến hành trước và sau đó tăng dần lên hạng cân nặng hơn trong loạt trận này, rồi cứ tiếp tục như vậy. Trong việc sắp xếp chương trình hàng ngày, mong muốn của nước chủ nhà có thể đáp ứng để tránh tình trạng yêu cầu kết quả bốc thăm.

    ĐIỀU 8: CÁC HIỆP ĐẤU

    8.1. Ở các giải đấu thế giới, Olympic, Châu lục sẽ có 4 hiệp đấu, mỗi hiệp 2 phút (Điều luật này có hiệu lực từ ngày 1/1/1999, dừng trận đấu để cảnh cáo, nhắc nhở, sửa sang lại trang phục cho chỉnh tề hay bất cứ lý do nào khác không được tính trong 2 phút này). Giữa hai hiệp đấu có một phút nghỉ, không có hiệp đấu thêm nào được đưa ra.

    8.2. Các trận đấu quốc tế: Các hiệp đấu thông thường giống như ở trên, nhưng nếu có sự thoả thuận trước 3 hoặc 4 hiệp, mỗi hiệp đấu 3 phút hoặc 6 hiệp, mỗi hiệp 2 phút có thể chấp thận, giữa các hiệp đấu bao giờ cũng được nghỉ một phút.

    ĐIỀU 9: SĂN SÓC VIÊN

    9.1. Mỗi VĐV được đăng ký 2 săn sóc viên và phải tuân theo các điều lệ dưới đây:

    9.1.1. Chỉ có 2 săn sóc viên được bước lên tấm thảm lề của võ đài và chỉ duy nhất một người được bước vào trong võ đài.

    9.1.2. Khi đang đấu, không một săn sóc viên nào được lên võ đài. Trước khi hiệp đấu bắt đầu, săn sóc viên phải dọn khỏi sàn đài các ghế ngồi, khăn, xô nướcv.v...

    9.1.3 Săn sóc viên đứng ở góc đài, dưới chân võ đài có một khăn và một miếng xốp để dùng cho VĐV đang thi đấu. Săn sóc viên có thể thay mặt cho VĐV của mình xin bỏ cuộc và cũng có thể cho rằng VĐV gặp khó khăn bằng cách ném lên võ đài miếng xốp hoặc khăn, trừ trường hợp trọng tài đang đếm.

    9.1.4. Chủ tịch Uỷ ban Trọng tài và Giám định ở mỗi giải đấu sẽ tổ chức một cuộc họp các Trọng tài, Giám định và săn sóc việc liên quan đến giải đấu để nhấn mạnh rằng luật lệ của AIBA phải được tôn trọng và các VĐV vi phạm điều luật không những bị mất điểm mà còn bị tước danh hiệu vô địch bởi vi pham các điều luật.

    9.1.5. Không có một lời khuyên, sự trợ giúp hoặc động viên nào của săn sóc viên được đưa ra cho VĐV của mình khi đang diễn ra trận đấu. Nếu săn sóc viên phạm luật có thể bị cảnh cáo hoặc truất quyền. VĐV cũng sẽ bị cảnh cáo, nhắc nhở hoặc truất quyền bởi trọng tài nếu săn sóc viên phạm luật. Săn sóc viên hay bất kỳ viên chức nào khuyến khích, kích động khán giả bằng lời nói dấu hiệu hoặc chỉ dẫn VĐV khi hiệp đấu đang diễn ra đều không được hoạt đông với cương vị săn sóc viên hay viên chức của giải đấu. Nếu săn sóc viên bị Trọng tài đuổi khỏi góc đài, họ sẽ không được thi hành nhiệm vụ trong buổi thi đấu đó. Mọi nhân viên bị trọng tài đuổi khỏi góc võ đài phải dời nơi thi đấu cho tới khi buổi thi đấu đó chấm dứt. Nếu trong suốt thời gian thi đấu của giải, họ bị đuổi lần thứ hai, thì coi như là bị chấm dứt nhiệm vụ trong giải đấu đó.

    ĐIỀU 10: TRỌNG TÀI VÀ GIÁM ĐỊNH

    10.1. Trong các Đại hội Olympic, Vô địch thế giới, World Cup, Cúp luân lưu của AIBA, giải Châu lục và các trận vô địch Quốc tế khác, Trọng tài mỗi trận đấu sẽ do AIBA công nhận điều khiển võ đài nhưng không được chấm điểm.

    10.2. Giám định: Mỗi trận đấu có 5 giám định của AIBA chấm điểm, chỗ ngồi của họ cách biệt với khán giả gần sát võ đài. Hai trong 5 Giám định ngồi cùng một phía chính của võ đài, mỗi người cách nhau một quãng và những người còn lại ngồi ở 3 cạnh của võ đài. Nếu không đủ 5 Giám định, có thể sử dụng 3 Giám định cũng được, nhưng không áp dụng ở Đại hội Olympic, Giải Vô địch Thế giới và Giải vô địch Châu lục. Trong trận đấu của các nữ VĐV, số lượng giám định là 2 nam và 2 nữ.

    10.3. Các trận đấu Quốc tế: Các trận đấu Quốc tế có số lượng đội tuyển của từ 2 quốc gia trở lên, trận đấu sẽ được điều khiển bởi những thành viên đã được đại diện của các Liên đoàn quốc gia thoả thuận nhưng không trái với các điều luật về Trọng tài và Giám định của AIBA.

    10.4. Sự trung lập: Để đảm bảo sự trung lập, danh sách của các Trọng tài và Giám định của từng trận đấu sẽ được Uỷ ban trọng tài và Giám định lựa chọn theo chỉ dẫn sau:

    10.4.1. Mỗi người được lựa chọn phải được chuẩn nhận là Trọng tài hoặc Giám định.

    10.4.2. Trọng tài và Giám định phải thuộc một nước hay một Hội đoàn khác với nước và Hội đoàn của VĐV thi đấu.

    10.4.3. Mỗi viên chức này không được là công dân của quốc gia bị chi phối, thuộc địa hoặc phụ thuộc vào quốc gia có VĐV tham dự hoặc cư trú tại nước đó.

    10.4.4. Nếu một viên chức đã thay đổi quốc tịch thì họ không được phép nhận nhiệm vụ trong bất kỳ trận đấu nào có VĐV của nước trước đây họ mang quốc tịch.

    10.4.5. Bất kỳ trường hợp nao cũng không thể có quá 2 viên chức cùng một lục địa trong cùng một trận đấu.

    10.4.6. Việc chỉ định các viên chức này được Uỷ ban Trọng tài và Giám định tiến hành bốc thăm gần võ đài ngay trước khi trận đấu diễn ra. Các Trọng tài, Giám định cho các trận chung kết sẽ do Hội đồng Chấp hành chỉ định.

    10.4.7. Khi Uỷ ban Trọng tài và Giám định không thể áp dụng các chỉ dẫn trên đây, trong các trường hợp đặc biệt, Uỷ ban phải giải quyết dựa trên sự đảm bảo tốt nhất tính trung lập và vô tư của các viên chức được chỉ định và báo cáo lên Hội đồng Chấp hành càng sớm càng tốt.

    10.4.8. Khi Uỷ ban Trọng tài và Giám định không có cách nào khác để thi hành các chỉ dẫn trên đây thì Chủ tịch Uỷ ban (hay người được uỷ quyền) sẽ tổ chức rút thăm tên của một hay nhiều viên chức để chọn Trọng tài và Giám định cho trận đấu này.

    10.5. Tranh chấp quyền lợi: Viên chức được chon làm Trọng tài và Giám định không được hoạt động trên cương vị Trưởng đoàn, Huấn luyện viên hay săn sóc viên trong bất cứ một trận đấu nào hay một loạt trận đấu nào đó cho bất kỳ VĐV nào hay đội tuyển nào tham gia thi đấu và không được làm nhiệm vụ của mình khi có VĐV của quốc gia mình tham dự trận đấu.

    10.6. Hình thức kỷ luật: Hội đồng Chấp hành hay cơ quan do họ uỷ nhiệm có thể theo khuyến cáo của Giám sát trưởng không cho một trọng tài làm việc (tam thời hoặc vĩnh viễn) vì Trọng tài này không áp dụng hữu hiệu các Điều luật của AIBA hoặc một Giám định trong cách ghi và chấm điểm các trận đấu được cân nhắc là không hài lòng.

    10.7. Thay thế trọng tài trong thời gian diễn ra trận đấu: Nếu trọng tài mất khả năng điều khiển trận đấu, Trọng tài thời gian sẽ gõ chuông dừng trận đấu và Trọng tài trung lập trong danh sách Quốc tế của AIBA có mặt sẽ điều khiển trận đấu và ra lệnh thi đấu tiếp tục.

    10.8. Thiết bị ghi điểm kỹ thuật: Tại giải vô địch thế giới, Olympic, giải luân lưu của AIBA và các trận đấu Quốc tế bắt buộc phải sử dụng máy chấm điểm điện tử.

    10.9. Nhiệm vụ phải có mặt: Hiệp hội có Trọng tài hoặc Giám định Quốc tế được AIBA lựa chọn có trách nhiệm cử Trọng tài, Giám định để tham dự các cuộc thi đấu vô địch thế giới, Olympic, Vô địch Châu lục để họ làm nhiệm vụ. Họ có thể từ chối lời mời nếu có lý do chính đáng. Các quốc gia có trách nhiệm phải cung cấp tài chính cho đội tuyển Olympic của họ còn tổ chức nào điều hành giải đấu sẽ phải có trách nhiệm đài thọ chi phí đi lại và các khoản khác cho các viên chức phục vụ giải thi đấu đó.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi Hoathieugia, ngày 14-07-2008 lúc 12:41.
    Tân nương lục vấn : Lang niên kỷ? - Ngũ thập niên tiền nhị thập tam.

  4. #14
    Ngày tham gia
    Apr 2008
    Đang ở
    Hải Tần Bắc Thành Phủ
    Bài viết
    6,372
    Xu
    742

    Mặc định

    Luật thi đấu Quyền Anh

    ĐIỀU 11: ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP VÀ ĐƯỢC GHI DANH SÁCH TRỌNG TÀI, GIÁM ĐỊNH QUỐC TẾ

    11.1.Trọng tài Quốc tế và Giám định Quốc tế: Danh hiệu "Trọng tài và Giám định Quốc tế" là danh hiệu cao nhất đối với Trọng tài và Giám định Boxing nghiệp dư. Họ được cấp một văn bằng "Trọng tài và Giám định Quốc tế", được nhận huy hiệu của AIBA và chứng minh thư.

    11.2. Ứng cử viên được chọn để ghi tên vào danh sách Trọng tài, Giám định Quốc tế của AIBA phải:

    11.2.1. Được Hiệp hội Quốc gia của họ giới thiệu và văn phòng Châu lục đề cử.

    11.2.2. Đã có tên trong danh sách Trọng tài - Giám định của tổ chức Châu lục ít nhất 2 năm và hoàn thành tôt nhiệm vụ được giao với tư cách là Trọng tài - Giám định Châu lục.

    11.2.3. Có giấy chứng nhận của Ủy ban Y tế AIBA được ký nhận bởi Ủy ban Y tế của Hiệp hội Quốc gia xác nhận có đầy đủ sức khỏe và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ Trọng tài - Giám định.

    11.2.4. Một Hiệp hội không được có quá 12 thành viên có tên trong danh sách và nếu quá thì Hiệp hội phải rút tên cho đủ theo quy định.

    11.2.5. Cần có bản tóm tắt ghi rõ kinh nghiệm đã trải qua, thể lực và chức danh hai năm trước đó của họ.

    11.2.6. Nói tốt một trong các ngôn ngữ chính thức của AIBA (Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Đức, Ả Rập).

    11.3. Duy trì tên trong danh sách Quốc tế: Nhằm duy trì và nâng cao chất lượng Trọng tài - Giám định đảm bảo việc thông suốt các Luật lệ của AIBA và lựa chọn các Trọng tài và Giám định mới, Ủy ban Trọng tài và Giám định phải tổ chức các khóa học và kỳ thi như sau:

    11.3.1. Một hay nhiều Hiệp hội Quốc gia đề nghị văn phòng AIBA tổ chức khóa huấn luyện và kỳ thi kiểm tra cho các viên chức của họ tại bất cứ nơi nào trên thế giới vì đã được chấp thuận bởi văn phòng Châu lục liên quan.

    11.3.2. Khóa huấn luyện và kiểm tra được điều hành bởi 2 viên chức của AIBA là Ủy viên của Hội đồng Chấp hành của Ủy ban Trọng tài - Giám định hoặc là viên chức của văn phòng Châu lục được Hội đồng Chấp hành đề cử với sự hợp tác của đại diện của Hiệp hội Quốc gia có liên quan. Trong Ban giám khảo phải có ít nhất là 1 viên chức của Hội đồng Chấp hành AIBA. Ủy ban Trọng tài - Giám định khuyến cáo rằng tất cả các kỳ kiểm tra phải được điều hành bởi viên chức của Hội đồng Chấp hành, một trong số đó phải là thành viên của Ủy ban "Trọng tài - Giám định". Cả 2 thành viên này phải có tên trong danh sách Trọng tài - Giám định Quốc tế.

    11.3.2.1. Các kỳ thi kiểm tra để tuyển vào danh sách Trọng tài - Giám định Quốc tế của AIBA và danh sách Trọng tài - Giám định Châu lục phải được điều hành bởi viên chức của văn phòng Châu lục. Trong những trường hợp ngoại lệ, Chủ tịch AIBA có thể giao quyền này cho Ủy viên Hội đồng Châu lục khác. Các ứng viên phải hoàn thành bài thi viết, thi vấn đáp và thực hành một cách thành công mới được chấp thuận.

    11.3.2.2. Bài kiểm tra và các hồ sơ liên quan được lưu giữ tại các văn phòng Châu lục có uy tín.

    11.3.3. Chi phí ăn ở, đi lại của 2 viên chức này được chi trả bởi một hay các Hiệp hội Quốc gia đã tổ chức khóa huấn luyện kiểm tra.

    11.3.4. Kết quả huấn luyện và kiểm tra được Ủy ban Trọng tài - Giám định đệ trình lên Hội đồng Chấp hành AIBA phê duyệt tại phiên họp ngay sau đó. Quyết định này sẽ được thông báo cho văn phòng Châu lục và các Hiệp hội Quốc gia liên quan.

    11.3.5. Ủy ban Trọng tài - Giám định ít nhất 04 năm một lần phải tiến hành kiểm tra năng lực các Trọng tài - Giám định có tên trong danh sách với danh hiệu Trọng tài - Giám định Quốc tế. Nếu họ không đạt yêu cầu sẽ phải thi lại để đạt danh hiệu Trọng tài - Giám định Quốc tế này.

    11.3.6. Những viên chức không đạt yêu cầu sẽ không có tên trong danh sách Trọng tài - Giám định Quốc tế.

    11.3.7. Khi tới tuổi 60, Trọng tài - Giám định AIBA cần được kiểm tra về thể lực và thần kinh, nếu đạt yêu cầu mới được chấp nhận.

    11.3.8. Trọng tài - Giám định AIBA được phân thành 3 cấp: A, B, C. Phân loại này được quyết định bởi Hội đồng Chấp hành căn cứ vào khuyến cáo của Ủy ban Trọng tài - Giám đinh và văn phòng Châu lục. 11.3.9. Các Hiệp hội Quốc gia phải cung cấp cho Chủ tịch AIBA và Chủ tịch Ủy ban Trọng tài - Giám định danh sáh năng lực của họ và các thông tin liên quan đến các ứng viên này và phải gửi cho các cơ quan này ít nhất 8 tuần trước ngày kiểm tra.

    11.4. Thủ tục: Ủy ban Trọng tài - Giám định phối hợp với Tổng thư ký chấp nhận những thủ tục sau đây cho các khóa huấn luyện và kiểm tra:

    11.4.1. Nếu một hay nhiều Hiệp hội Quốc gia mong muốn đề cử một hay nhiều ứng viên sẽ được cấp mẫu hồ sơ để điền vào các thông tin cần thiết.

    11.4.2. Trong cuộc hội thảo được AIBA chấp thuận, Hiệp hội Quốc gia nước tổ chức sẽ tổ chức một khóa huấn luyện và kiểm tra cho các ứng viên. Các ứng viên này sẽ làm nhiệm vụ Trọng tài - Giám định cho ít nhất năm trận đấu được các viên chức của Ủy ban Trọng tài - Giám định hay của Ủy ban Chấp hành hoặc của văn phòng Châu lục chấm điểm.

    11.4.3. Các viên chức trên cũng phỉa tham dự chấm điểm tại kỳ thi vấn đáp để đảm bảo các ứng viên Trọng tài - Giám định Quốc tế thông suốt Luật lệ AIBA và các chỉ thị liên quan.

    11.4.4. Các viên chức trên phải quyết định xem xét các ứng viên có đầy đủ phẩm chất và năng lực để đạt danh hiệu Trọng tài - Giám định Quốc tế hay không. Bản báo cáo phải đầy đủ chữ ký của các thành viên, các thành viên đều có thể ghi nhận quan điểm riêng của mình và bản báo cáo sẽ được gửi đến Ủy ban Trọng tài - Giám định.

    11.5. Trọng tài và Giám định danh dự: Hội đồng Chấp hành AIBA có thể trao danh hiệu "Trọng tài - Giám định danh dự của Quyền Anh ngiệp dư" cho các viên chức đữ nghỉ hưu có năng lực xuất sắc và các phẩm chất vượt trội.

    11.6. Điều 11 này cũng áp dụng với Trọng tài - Giám định nữ có tên trong danh sách Trọng tài - Giám định Quốc tế và Châu lục.

    ĐIỀU 12: BAN GIÁM KHẢO

    12.1. Trong giải Vô địch thế giới và Olympic, Hội đồng Chấp hành hoạt động với tư cách Ban giám khảo hoặc chỉ định Ban giám khảo. Trong giải vô địch Châu lục, ban giám khảo được chỉ định bởi Hội đồng Chấp hành của Liên đoàn Châu lục, nếu không có tổ chức này thì văn phòng Châu lục sẽ chỉ định. Trong các buổi đấu (ngoài trận chung kết), Ban giám khảo phải có không ít hơn 3 người, nhưng không quá 5 người, kể cả Chủ tịch đương nhiệm và 2 người kia là thành viên của Ủy ban Trọng tài - Giám định. Không một ủy viên nào khác của ban giám khảo ngoài những người nói trên được ngồi vào bàn Giám khảo trong buổi đấu. bảng phân công Ban giám khảo của mỗi buổi đấu được Chủ tịch AIBA (nếu ông ta vắng mặt thì đại diện được chỉ định) sắp xếp trước khi bắt đầu buổi đấu. Các ủy viên muốn thay đổi vị trí trong bảng phân công phải được Chủ tịch hay người đại diện cho phép. Tất cả các ủy viên của Hội đồng chấp hành sẽ làm nhiệm vụ Ban giám khảo trong trận đấu chung kết. Các ủy viên của Hội đồng Chấp hành AIBA trong danh sách Trọng tài - Giám định và các ủy viên của ban Trọng tài - Giám định đều có quyền bỏ phiếu.

    12.2. Nhiệm vụ:

    12.2.1. Mỗi thành viên trong Ban giám khảo ghi lại điểm của VĐv mà họ có được trong từng trận đấu và các điểm này có thể được đối chiếu với điểm của các Giám định đang làm nhiệm vụ các trận này.

    12.2.2. Ban giám khảo tiến hành kiểm tra phiếu điểm của 5 Giám định để đảm bảo rằng (a) các điểm đã được cộng là chính xác (b) tên các VĐV được ghi chính xác (c) VĐV thắng cuộc được chỉ định (d) các phiếu điểm đã được ký tên; nghĩa là Ban giám khảo phải kiểm tra các phiếu điểm hay bảng chấm điểm do máy chấm điểm điện tử ghi lại. Chủ tịch Ban giám khảo hoặc Giám khảo đang làm nhiệm vụ sẽ thông báo tên VĐV được chỉ định thắng cuộc do được đa số của 5 phiếu chấm điểm hoặc do kết quả trên màn hình của máy chấm điểm diện tử.

    12.2.3. Ban giám khảo sẽ họp vào sáng hôm sau để xem xét hoạt động của Trọng tài và Giám định ngày hôm trước và sẽ có khuyến cáo với Hội đồng Chấp hành về các Trọng tài - Giám định mà theo họ chưa hoàn thành nhiệm vụ. Ban giám định của các trận đấu hiện diện tại buổi họp để báo cáo việc làm của họ ngày hôm trước.

    12.2.4. Ban giám khảo sẽ thông báo với Hội đồng chấp hành bằng văn bản, các Trọng tài - Giám định mà theo họ không áp dụng hữu hiệu Luật lệ của AIBA hoặc không chấm điểm chính xác.

    12.2.5. Ban giám khảo sẽ đệ trình lên Hội đồng Chấp hành AIBA, Hội đồng Chấp hành của Liên đoàn Châu lục, văn phòng Châu lục các thay đổi về danh sách Trọng tài - Giám định mà họ thấy cần thiết.

    12.2.6. Ban giám khảo sẽ lưu ý Hội đồng Chấp hành về những Trọng tài - Giám định đã được chỉ định làm nhiệm vụ mà lại vắng mặt không làm nhiệm vụ và không báo cáo cho Tổng thư ký về lý do chính đáng của sự vắng mặt này.

    12.2.7. Nếu một viên chức được chỉ định làm nhiệm vụ vắng mặt, Ban giám khảo có quyền chọn lựa để thay thế bằng một viên chức tương đương trong danh sách các viên chức được chọn lựa và phải báo cáo cho Hội đồng Chấp hành hay văn phòng Châu lục có liên quan ngay khi có thể được về sự thay đổi này.

    12.2.8. Nếu một trận đấu có nhiều tình huống phức tạp và không diễn ra bình thường mà Trọng tài không có biện pháp hữu hiệu, Ban giám khảo có thể dừng trận đấu cho tới khi giải quyết được sự cố.

    12.2.9. Ban giám khảo có thể đưa ra những biện pháp cần thiết tức thời khi có các sự cố tại các trận đấu.

    12.2.10. Ban giám khảo sẽ tham vấn Ủy ban Trọng tài - Giám định về các quyết định hoặc khuyến cáo mà họ đưa ra.

    12.2.11. Khi một VĐV có hành động vi phạm Luật lệ một cách nghiêm trọng và có ý đi ngược với tinh thần thể thao, Ban giám khảo có quyền kiến nghị Hội đồng Chấp hành và tuyên bố kỷ luật VĐV đó không được thi đấu trong một thời gian nhất định và Hội đồng Chấp hành có thể tước bỏ huy chương hoặc phần thưởng mà VĐV đó nhận được.

    12.2.12. Các thành viên trong Ban giám khảo không được làm nhiệm vụ nếu trong trận đấu có VĐV là người có cùng quốc gia với thành viên trong Ban giám khảo.

    12.3. Bác bỏ quyết định của Trọng tài và Giám định: Quyết định của một Trọng tài hay Giám định có thể bị Ban giám khảo bác bỏ trong trường hợp:

    12.3.1. Khi Trọng tài có một quyết định rõ ràng ngược với các Chương, Điều trong Luật lệ AIBA (Ban giám khảo có thể sử dụng bằng việc ghi hình trận đấu).

    12.3.2. Khi thấy rõ ràng Giám định đã có sự lầm lẫn trong phiếu điểm của họ đưa đến quyết định sai lầm.

    12.4. Khiếu nại: Trưởng đoàn có thể khiếu nại lên Ban giám khảo và phí khiếu nại là 100 USD, không chậm hơn 30 phút sau khi kết thúc trận đấu. Nếu Ban giám khảo đồng ý xem xét giải quyết khiếu nại, các hành động cần thiết sẽ được thực hiện. Nếu khiếu nại đúng, phí khiếu nại sẽ được hoàn trả.

    12.5. Nếu là thành viên Ban giám khảo thì không được làm Trọng tài, Giám định tại các giải thi đấu đó.

    12.6. Trung lập: Tại các cuộc thi đấu quốc tế, các thành viên Ban giám khảo phải là người từ nước khác đến.

    ĐIỀU 13: TRỌNG TÀI

    13.1. Điều quan tâm chủ yếu: Quan tâm đến VĐV là mối quan tâm chủ yếu của trọng tài.

    13.2. Nhiệm vụ: Trọng tài điều hành võ đài phải mặc quần trắng, áo trắng, giày màu sáng không có gót. Có thể mang nơ đen trên cổ áo. Ở các nước nhiệt đới, nơi có thể được miễn đeo khi Chủ tịch Ban giám khảo hoặc Chủ tịch ban Trọng tài - Giám định đồng ý. Trọng tài có thể sử dụng găng tay mỏng khi làm việc. Trọng tài phải:

    13.2.1. Theo dõi xem Luật lệ và tinh thần thi đấu FAIR PLAY có được thực hiện nghiêm túc không.

    13.2.2. Duy trì việc kiểm soát trận đấu trong tất cả các giai đoạn của trận đấu.

    13.2.3. Ngăn cản một VĐV yếu hơn tránh các đòn thái qua không cần thiết.

    13.2.4. Kiểm tra găng và trang phục VĐV.

    13.2.5. Sử dụng 03 khẩu lệnh sau:

    13.2.5.1. "STOP" khi ra lệnh cho VĐV ngừng đấu .

    13.2.5.2. "BOX" khi ra lệnh thi đấu.

    13.2.5.3. "BREAK" khi 2 VĐV ôm chặt nhau, ra lệnh 2 VĐV dang ra và bước lùi trước khi tiếp tục thi đấu.

    13.2.6. Bằng dấu hiệu và cử chỉ thích hợp, dễ hiểu để chỉ cho VĐV thấy họ vi phạm Luật lệ.

    13.2.7. Sau trận đấu, thu và kiểm tra phiếu điểm của 5 giám định nộp cho Chủ tịch Ban Giám khảo hoặc cho phát thanh viên nếu không có Chủ tịch Ban Giám khảo.

    13.2.8. Trọng tài không chỉ định VĐV thắng cuộc bằng cách giơ cao tay VĐV hay bằng một cách nào khác trước khi phát thanh viên công bố kết quả chính thức, lúc đó trọng tài giơ cao tay của VĐV.

    13.2.9. Khi trọng tài truất quyền thi đấu của một VĐV hoặc dừng trận đấu phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban Giám khảo tên VĐV bị truất quyền hoặc lý do dừng trận đấu để Chủ tịch Ban Giám khảo chỉ thị cho phát thanh viên công bố quyết định một cách chnhs xác cho công chúng.

    13.3. Quyền lực của trọng tài: Trọng tài có quyền:

    13.3.1. Kết thúc trận đấu bất cứ lúc nào nếu trọng tài cân nhắc thấy trận đấu chỉ thiên về một phía VĐV, không tương xứng.

    13.3.2. Chấm dứt trận đấu bất cứ lúc nào nếu một VĐV bị một vết thương mà trọng tài thấy không thể tiếp tục thi đấu được.

    13.3.3. Kết thúc trận đấu bất cứ lúc nào nếu cân nhắc thấy hia VĐV thi đấu một cách không trung thực, trọng tài có thể truất quyền một hoặc cả hai VĐV.

    13.3.4. Nhắc nhở một VĐV hoặc dừng trận đấu để cảnh cáo một VĐV có lỗi hoặc vì một lý do nào khác nhằm bảo đảm tôn trọng Luật lệ và Fair Play.

    13.3.5. Truất quyền một VĐV khi không chấp hành ngay lệnh của trọng tài hoặc có thái độ hung hăng, khiêu khích trọng tài vào bất kỳ thời điểm nào.

    13.3.6. Truất quyền săn sóc viên khi phạm luật và vì thế có thể truất quyền vì lỗi của săn sóc viên nếu người đó không chấp hành lệnh của trọng tài.

    13.3.7. Truất quyền VĐV mà không cần phải cảnh cáo trước.

    13.3.8. Ngừng đếm khi một VĐV bị knock down mà VĐV kia không lùi về góc trung lập hoặc trì hoãn thực hiện việc đó.

    13.3.9. Vận dụng Luật lệ thi đấu để có một quyết định, một biện pháp cần thiết trong bất kỳ trường hợp nào của trận đấu mà luật không quy định.

    13.4. Cảnh cáo: nếu VĐV vi phạm luật chưa đến mức bị truất quyền, trọng tài ngừng trận đấu để cảnh cáo VĐV đó. Việc cảnh cáo phải rõ ràng sao cho VĐV có thể hiểu được lý do mắc lỗi. Trọng tài ra hiệu bằng tay (hay một ký hiệu nào đó) thật rõ cho Giám định biết Trọng tài đã cảnh cáo VĐV nào vì lỗi gì, sau đó trọng tài mới ra lệnh "BOX". Nếu một VĐV bị ba lần cảnh cáo trong một trận đấu, VĐV đó đương nhiên bị loại.

    13.5. Nhắc nhở: Trọng tài có quyền nhắc nhở một VĐV, đây là một khuyến cáo nhằm ngăn cản việc vi phạm Luật lệ nhưng chưa đến mức cảnh cáo. Trọng tài có thể không cho ngừng trận đấu mà tranh thủ thời cơ thuận lợi trong hiệp đấu để nhắc nhở.

    13.6. Nhận xét về y tế: Trước giải đấu, trọng tài phải qua kiểm tra y tế để xác nhận có đầy đủ thể lực để hoàn thành nhiệm vụ giao phó. Mỗi con mắt của trọng tài phải đạt ít nhất 06 đi-ốp. Trong khi điều hành trận đấu, trọng tài không được mang kính nhưng nếu mang kính áp tròng (contact lens) thì được phép. Trọng tài bắt buộc phải tham dự buổi họp trước khi giải đấu được chủ trì bởi Giám định Y tế.

    ĐIỀU 14: GIÁM ĐỊNH

    14.1. Trang phục: Quần áo màu trắng và có thể mặc áo khoác nếu được phép.

    14.2. Nhiệm vụ:

    14.2.1. Giám định xét đoán độc lập các năng lực của VĐV và quyết định người thắng trên cơ sở luật định.

    14.2.2. Trong trận đấu, Giám định không được nói chuyện với VĐV, các giám định khác hoặc bất kỳ ai ngoại trừ trọng tài nhưng phải trong trường hợp cấp thiết sau mỗi hiệp đấu sẽ lưu ý trọng tài những điểm mà trọng tài không thấy như thái độ của săn sóc viên, dây đai bị chùng v.v...

    14.2.3. Số điểm chấm cho VĐV do Giám định ghi trên phiếu điểm ngay sau mỗi hiệp đấu trừ khi có máy chấm điểm điện tử.

    14.2.4. Trừ khi có sử dụng máy chấm điểm điện tử còn sau mỗi trận đấu, Giám định cộng số điểm trên phiếu điểm, chỉ định VĐV thắng cuộc, ký vào phiếu điểm. Các điều này được công bố cho công chúng được biết.

    14.2.5. Giám định không được rời khỏi vị trí trước khi quyết định thắng thua được công bố.

    ĐIỀU 15: TRỌNG TÀI BẤM GIỜ

    15.1. Nhiệm vụ:

    15.1.1. Nhiệm vụ chủ yếu của trọng tài bấm giờ là điều chỉnh số lượng thời gain của mỗi hiệp đấu, lúc ngừng trận đấu và thời gian gnhỉ giữa các hiệp đấu (là tròn 1 phút).

    15.1.2. Năm giây trước khi bắt đầu một hiệp đấu, trọng tài bấm giờ ra khẩu lệnh "Dọn sạch đài đấu" hoặc "Săn sóc viên ra ngoài".

    15.1.3. Công bố bắt đầu và chấm dứt mỗi hiệp ngay trước khi bắt đầu hiệp đó.

    15.1.4. Thông báo số thứ tự của mỗi hiệp ngay trước khi bắt đầu hiệp đó.

    15.1.5. Nếu trọng tài cho ngừng trận đấu thì phải trừ thời giam ngừng đó.

    15.1.6. Xác định thời gian bằng đồng hồ đeo tay hoặc để bàn.

    15.1.7. Khi có một VĐV bị nằm sàn (knock down), báo hiều cho trọng tài từng giây trôi qua khi trọng tài đang đếm.

    15.1.8. Nếu một VĐV đang nằm sàn và trọng tài đếm, đúng lúc đó thời gian hiệp đấu đã hết thì trọng tài bấm giờ không được gõ cồng chấm dứt hiệp đấu mà phải chờ cho trọng tài ra lệnh "BOX" mới được gõ cồng chấm dứt hiệp đấu. Tuy nhiên điều này không được áp dụng ở hiệp cuối cùng của các trận chung kết trong Đại hội Olympic, vô địch thế giới, tranh giải thế giới, giải luân lưu của AIBA, vô địch châu lục và các cuộc thi đấu quốc tế khác.

    15.2. Vị trí: Chỗ ngồi của trọng tài thời gian ở gần võ đài.

    ĐIỀU 16: CÁC QUYẾT ĐỊNH

    16.1. Các loại quyết định:

    16.1.1. Thắng điểm: Sau mỗi trận đấu, VĐV nào được đa số giám định chấm thắng sẽ được tuyên bố là người thắng cuộc. Nếu cả hai VĐV bị thương hoặc đều đo ván (K.O) cùng một lúc và không tiếp túc đấu được nữa, giám định sẽ cộng số điểm của từng VĐV tới lúc ngừng đấu và VĐV nào được nhiều điểm hơn vào lúc đó sẽ là người thắng cuộc.

    16.1.2. Thắng vì bỏ cuộc: Nếu một VĐV tự nguyện bỏ cuộc do chấn thương hay vì một lý do nào khác hoặc không tiếp tcụ thi đấu sau giờ nghỉ giữa hai hiệp, thì đối phương là người thắng cuộc.

    16.1.3. Thắng do trọng tài cho ngừng trận đấu:

    16.1.3.1. Không cân sức: RSC là thuật ngữ dùng để chỉ ngừng trận đấu khi một VĐV không cân sức hoặc không có khả năng đấu tiếp. Nếu một VĐV theo nhận định của trọng tài là không cân sức hoặc bị nhiều đòn thái quá, trận đấu sẽ được ngừng và đối phương là người thắng cuộc.

    16.1.3.2. Chấn thương:

    a. Theo trọng tài, một VĐV không thể tiếp tục thi đấu được do chấn thương hoặc thể lực yếu kém, trận đấu sẽ được ngừng và đối phương là người thắng cuộc. Quyền ra quyết định này là của trọng tài sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ và khi đã hỏi ý kiến của bác sĩ rồi thì trọng tài phải tuân thủ lời khuyên đó. Trọng tài cũng phải xem xét vết thương của VĐv kia trước khi có quyết định. viên chức Y tế của trận đấu có quyền đề nghị ngừng trận đấu nếu họ thấy cần thiết vì lý do Y tế. Trước đó, họ phải thông báo cho Giám sát trưởng để ông này thông báo cho trọng tài. Thời gian ngừng trận đấu tối đa là một phút để viên chức y tế khám xem VĐV còn đủ điều kiện thi đấu hay không (viên chức y tế bao gồm Chủ tịch Giám định Y tế hoặc bác sĩ chịu trách nhiệm y tế cho một trận đấu).

    b. Nếu có chấn thương và trận đấu đã diễn ra qua hiệp một, số điểm cho tới khi bị chấn thương của cac sVĐv sẽ được cộng lại và ai có nhiều điểm hơn là người thắng. Trong cuộc thi đấu vô địch, VĐV không bị chấn thương sẽ là người thắng. Trong giải thi đấu giữa hai nước, một chấn thương như vậy tại hiệp một có thể dẫn tới quyết định hủy bỏ trận đấu.

    c. Khi trọng tài mời bác sĩ lên võ đài đẻ khám cho VĐV thì chỉ hai người này được ở trên võ đài, các săn sóc viên không được lại gần võ đài.

    d. Nếu giám sát trưởng sau khi hội ý với các thành viên trong Ban Giám sát tin tưởng rằng máy chấm điểm điện tử với 15 điểm cách biệt giữa hai VĐV, trận đấu có thể chấm dứt để tránh cho một VĐV bị những đòn không cần thiết. Ông ta có quyền dừng trận đấu bằng cách gõ cồng hay các phương tiện khác, hỏi ý kiến trọng tài và theo kết quả đó tuyên bố "Góc X là người chiến thắng bởi RSC".

    16.1.4. Thắng do truất quyền: Nếu một VĐV bị truất quyền, VĐV kia là người thắng cuộc. Nếu cả hai VĐV bị truất quyền, quýet định sẽ được công bố. VĐV bị truất quyền không được bất kỳ giải thưởng, huy chương, cúp, xếp hạng của toàn bộ giải đấu. Trong trường hợp ngoại lệ Hội đồng chấp hành (hoặc không có Hội đồng chấp hành thì Giám Sát trưởng hoặc Ban Giám khảo) có thể xin xét ngoại lọê, nhưng các quyết định phải được thông qua bởi Hội đồng chấp hành.

    16.1.5. Thắng cuộc do đo ván (K.O): Nếu một VĐV bị nằm do một cú đấm và không đứng dậy để thi đấu tiếp. Sau 10 giây thì đối phương được tuyên bố thắng cuộc do "đo ván".

    16.1.6. Thắng bằng RSC-H: Một VĐV bị những cú đấm nặng vào đầu không tiếo tục thi đấu được thì đối phương được tuyên bố thắng cuộc.

    16.1.7. Không có trận đấu: Trọng tài kết thúc trận đấu không phỉa vì trách nhiệm của các VĐV và trọng tài mà vì cá hoàn cảnh khách quan như võ đài bị hư hỏng, hệ thống điện gặp sự cố, thời tiết đặc biệt v.v...Trong những trường hợp đó, trận đấu được tuyên bố là "không có trận đấu" và trong giải vô địch, Ban Giám khảo sẽ quyết định không hành động tiếp theo.

    16.1.8. Thắng cuộc do không có đối thủ: Khi một VĐV đã có mắt ở võ đài với trang phục đầy đủ để thi đấu mà đối thủ kia không xuất hiện dù loa phóng thanh đã gọi tên rồi chuông reo và ba phút trôi qua, trọng tài chỉ định VĐV có mặt tại võ đài là người thắng cuộc. Trước tiên, trọng tài đề nghị các giám định ghi đầy đủ vào phiếu điểm, thu các phiếu điểm đó, sau đó dẫn VĐV ra giữa đài và sau khi quyết định được công bố, giơ tay VĐV là người thắng cuộc.

    16.1.9. Hòa: Trận đấu giao hữu giữa hai Câu lạc bộ của hai nước có thể chấp nhận hòa khi đa số các giám định cho điểm bằng nhau hoặc có chấn thương ngay trong hiệp đầu của trận đấu.

    16.1.10. Những sự kiện xảy ra trong đài đấu nằm ngoài tầm kiểm soát của trọng tài.

    16.1.10.1. Nếu có sự cố xảy ra không cho phép trận đấu được tiếp tục trong vòng một phút sau khi chuông reo để bắt đầu hiệp 1 hay hiệp 2 (ví dụ như mất điện), trận đấu sẽ được dừng lại và VĐV sẽ thi đấu tiếp hai hiệp cuối vào thời điểm thích hợp của buổi thi đấu.

    16.1.10.2. Nếu sự cố xảy ra ở hiệp thứ tư của trận đấu, trận đấu sẽ được kết thúc và các giám định được yêu cầu đưa ra quyết định xem VĐV nào là người chiến thắng. 16.1.10.3. Nếu sự cố xảy ra trong ba trận đấu cuối cùng của buổi thi đấu, VĐV sẽ được thi đấu vào trận đầu tiên của chương trình thi đấu kế tiếp, VĐV sẽ được cân và kiểm tra y tế một lần nữa trước trận đấu.

    ĐIỀU 17: CHẤM ĐIỂM

    Các chỉ dẫn sau đây cần được chú ý:

    17.1. Liên quan đến đòn đánh:

    17.1.1. Đòn đánh được tính điểm:

    Trong mỗi hiệp, Giám định sẽ cho điểm căn cứ vào các đòn đấm của VĐV. Để cho điểm mỗi đòn đánh, đòn đó không bị ngăn chặn hay bảo vệ và phải trúng đích với diện tích tiếp xúc hợp lệ của găng, đòn đó phải trúng đích vào phần trước của đầu hay thân thể kể từ thắt lưng trở lên. Các đòn tạt ngang (Swings) đánh đúng như trên cũng được tính điểm. Giá trị của các đòn đánh giáp thân sẽ được đánh giá vào cuối của lần giáp thân giữa VĐV và tùy thuộc vào số đòn đánh chiếm đa số của VĐV đó.

    17.1.2. Đòn đánh không ghi điểm.

    17.1.2.1. Cú đánh vi phạm luật hoặc,

    17.1.2.2. Đánh bằng cạnh, mắt sau của găng, đánh mở găng hoặc bất kỳ phần nào khác ngoài diện tích găng che cảu các khớp của năm ngón tay (diện tích tiếp xúc hợp lệ).

    17.1.2.3. Đòn đánh bằng cánh tay.

    17.1.2.4. Chạm vào cơ thể mà không có lực của vai hay cơ thể.

    17.2. Về việc vi phạm luật:

    17.2.1. Cảnh cáo của trọng tài: Nếu trọng tài cảnh cáo một VĐV thì giám định có thể cho điểm VĐV kia. Khi giám định đã quyết định cho VĐV một điểm, vì đối thủ đã vi phạm luật và trọng tài đã cảnh cáo, thì giám định sẽ ghi chữ "U" vào cột ghi điểm. Nếu giám định không nhất trí với trọng tài thì ghi chữ "X" và lý do vắn tắt mà trọng tài đã cảnh cáo.

    17.2.2. Các lỗi khác: Trong mỗi một hiệp, Giám định sẽ xác định mức độ của lỗi vi phạm mà trọng tài không thấy và không cảnh cáo, ông ta sẽ ghi chữ "J" vào cột ghi điểm và lý do cảnh cáo.

    17.3. Liên quan đến cách cho điểm:

    17.3.1. Sau mỗi hiệp: Mỗi hiệp được cho điểm là 20 điểm, không cho điểm với phần số lẻ. Sau mỗi hiệp, VĐV thắng được cho 20 điểm và VĐV kia được điểm ít hơn một cách tương xứng, trường hợp ngang bằng mỗi VĐV được 20 điểm.

    17.3.2. Xác định các điểm: Chấm điểm theo các nguyên tắc sau: Ba đòn đánh chính xác hợp lệ được 1 điểm, bị trọng tài giám định cảnh cáo đối phương được 1 điểm. Nếu số lượng đòn khác 3, 6, 9, 12 v.v... thì bảng sau được áp dụng:

    Số đòn
    1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 v.v

    Điểm
    0 1 1 1 2 2 2 3 3 3 4 4 4 5 v.v

    17.3.3. Kết thúc trận đấu: Sau khi ghi điểm của từng hiệp như trên, giám định thấy các VĐV có số điểm bằng nhau, giám định sẽ quyết định VĐV nào thắng tùy thuộc vào:

    17.3.3.1. Số lần tấn công nhiều hơn, kỹ thuật tốt hơn. Nếu vẫn bằng nhau thì:

    17.3.3.2. Phòng thủ tốt hơn (khóa, tránh né, đỡ đòn v.v...) và đã vô hiệu hóa hoặc làm kém hiệu quả các đòn đánh của đối phương.

    17.3.3.3. Tất cả các cuộc thi đấu đều phải chỉ định được VĐV thắng cuộc còn trong các cuộc đấu hữu nghị giữa 02 nước có thể có trận hòa.

    17.3.4. Nằm sàn: Không một điểm nào được ghi cho VĐV bị nằm sàn.

    17.4. Sử dụng máy tính điện tử:

    17.4.1. Nếu sử dụng máy tính điện tử, sẽ áp dụng các quy tắc sau:

    17.4.1.1. Quyết định cho điểm được thiết lập, giám định ấn các nút được hướng dẫn để cho phép VĐV có những đòn đánh chính xác, hợp lệ.

    17.4.1.2. Về cơ bản, những đòn đánh chính xác và các thông tin khác được ghi lại và tính toán một cách tự động bởi máy chấm điểm. VĐV sẽ được điểm nếu máy nhận được ít nhất 3 trong 5 giám định ấn nút cho điểm VĐV đó.

    17.4.1.3. Máy tính điểm điện tử sẽ trừ 2 điểm cho VĐV bị cảnh cáo (tương đương với 2 điểm của 2 đòn đấm chính xác cho hợp lệ).

    17.4.1.4. VĐV thấy điểm được xác định trên cơ sở tổng các đòn chính xác đếm được trong các hiệp đấu, VĐV có nhiều đòn hơn sẽ là người thắng cuộc.

    17.4.1.5. VĐV sẽ được điểm nếu đòn đánh hợp lệ ít nhất 3 trong 5 giám định ấn nút ch điểm. Có những đòn đánh không đủ 3 Giám định ấn nút cho điểm mà ví dụ như chỉ có 2 giám định ấn nút cho điểm sẽ cũng được máy chấm điểm lưu giữ lại. Đây là cơ sở để xác định VĐV nào thắng nếu cuối trận đấu số điểm của 2 VĐV được máy chấm là bằng nhau, dựa vào thông tin trên được máy chấm điểm lưu giữ lại, người ta tính được VĐV nào có nhiều đòn đánh hợp lệ hơn. Nếu 2 VĐV vẫn bằng nhau, 5 giám định sẽ quyết định VĐV thắng cuộc dựa vào Điều 17.3.3 bằng cách nhấn nút bấm thích hợp.

    17.4.2. Sử dụng máy tính điểm điện tử không cần dùng phiếu điểm, toàn bộ thông số cần thiết được máy tính ghi nhận và sau trận đâu sẽ tự động in ra.

    17.4.3. Trường hợp máy tính điểm điện tử có trục trặc, cần tiến hành:

    17.4.3.1. Giám sát trưởng ra lệnh ngừng trận đấu trong 1 phút, nếu trong thời gian đó máy chưa được sửa song thì trận đấu phải được tiếp tục. Vận dụng Điều 12.2.1, quyết định của 5 giám khảo sẽ được xem là chính thức.

    17.4.3.2. Nếu máy tính điện tử không thể sửa được, Ban giám sát có quyền áp dụng Điều 17.1; 17.2; 17.3 cho các trận đấu tiếp theo.

    17.4.4. Trong các giải vô địch của AIBA, giải Olympic, máy chấm điểm điện tử sẽ được một viên chức do AIBA chỉ định điều khiển.

    ĐIỀU 18: CÁC LỖI

    18.1. Nhắc nhở, cảnh cáo, truất quyền: Một VĐV không chấp hành lệnh của trọng tài, vi phạm luật, thi đấu thiếu tinh thần thể thao hoặc phạm lỗi theo nhận xét của trọng tài có thể bị nhắc nhở, cảnh cao hoặc truất quyền mà không cần báo trước. Trọng tài không cần ngừng trận đấu vẫn có thể nhắc nhở VĐV. Nếu định cảnh cáo 1 VĐV, trọng tài cho ngừng trận đấu chỉ cho VĐV lỗi vi phạm sau đó dùng tay chỉ VĐV vi phạm cho từng giám định biết. Trọng tài có thể cảnh cáo vì một lỗi như giữ tay thì sau đó không được nhắc nhở với lỗi cùng loại. Ba lần nhắc nhở cùng 1 loại lỗi là một cảnh cáo. Trong một trận đâu, VĐv nếu bị cảnh cao tới lần thứ ba thì đương nhiên bị truất quyền.

    18.2. Các loại lỗi:

    18.2.1. Đánh dưới thắt lưng, giữ tay, ngáng chân, đá bằng chân, đá bằng chân hoặc đầu gối.

    18.2.2. Đánh bằng đầu, vai, cánh tay, khuỷu tay, bóp cổ đối phương. Dùng cánh tay hoặc khuỷu tay ép vào mặt đối phương hoặc đẩy ngửa đầu đối phương ra phía sau ngoài dây võ đài.

    18.2.3. Đánh mở găng, hoặc sống găng, cổ tay hoặc mu bàn tay.

    18.2.4. Đánh vào lưng đối thủ, đặc biệt cú đánh vào gáy, phía sau đầu hoặc vào cùng thận.

    18.2.5. Ra các đòn xoay tròn.

    18.2.6. Vừa giữ dây đài vừa đánh hợc sử dụng dây đài một cách thiếu tinh thần thể thao để đánh đối phương.

    18.2.7. Nằm đè lên đối phương, đánh vật hoặc ném đối phương.

    18.2.8. Tấn công đối phương khi đối phương bị ngã hay đang đứng dậy.

    18.2.9. Ôm người.

    18.2.10. Vừa ôm vừa đánh hay vừa kéo vừa đánh.

    18.2.11. Khóa hoặc kẹp tay, đầu của đối phương hoặc luồn tay mình dưới tay đối phương.

    18.2.12. Đầu cúi thấp dưới thắt lưng tạo nguy hiểm cho đối phương.

    18.2.13. Chấp nhận sự phòng thủ thụ động hoàn toàn bằng cách che hai tay, ngả người hoặc xoay người để tránh đòn.

    18.2.14. Đưa ra những tiếng động, tiếng la không cần thiết, khiêu khích gây gổ trong hiệp đấu.

    18.2.15. Không lùi lại một bước khi có lệnh "BREAK".

    18.2.16. Trọng tài ra lệnh "BREAK", không lùi lại một bước mà còn tìm cách đánh đối phương.

    18.2.17. Tấn công hoặc tìm cách gây sự với trọng tài vào bất kỳ lúc nào.

    18.2.18. Nhả bọc răng.

    18.2.19. Dùng tay che chắn để đối phương không nhìn thấy gì.

    18.3. Săn sóc viên: Mỗi VĐV phải chịu trách nhiệm về các hành vi của săn sóc viên của mình.

    18.4. Trọng tài tham vấn các giám định: Nếu trọng tài nghĩ rằng đã có một lỗi gì đó xảy ra mà mình không thấy, ông ta có thể tham vấn với các giám định.

    ĐIỀU 19: NẰM SÀN

    19.1. Định nghĩa: Một vận động viên được coi như "nằm sàn":

    19.1.1. Nếu VĐV đó chạm sàn đấu bằng bất kỳ bộ phận nào có thể trừ hai chân do một đòn đánh hay 1 loạt đòn đánh.

    19.1.2. Nếu VĐV đó gục xuống dây căng võ đài do 1 đòn đánh hay 1 loạt đòn đánh.

    19.1.3. Nếu VĐV đó rớt khỏi dây đài hay một phần cơ thể ra ngoài dây đài do đòn đánh hay 1 loạt đòn đánh.

    19.1.4. Nếu VĐV đó bị 1 đòn nặng, tuy không ngã hoặc gục xuống dây đài nhưng trong trạng thái ngất đi, theo nhện định của trọng tài, không thể tiếp tục thi đấu.

    19.2. Đếm: Trong trường hợp nằm sàn, trọng tài lập tức dếm từng giây từ 1 đến 10 mỗi lần đếm biểu thị bằng 1 ngón tay của trọng tài để VĐV biết từng giây trôi qua. Trước khi đếm 1, trọng tài phải để 1 giây từ khi VĐV nằm sàn đến khi đếm 1. Nếu VĐV kia không lùi về góc đài trung lập theo lệnh của trọng tài, trọng tài sẽ ngừng đếm cho đến khi lệnh đó được thi hành, lúc đó trọng tài sẽ bắt đầu đếm từ con số đã dừng lại. Giám định sẽ ghi "KD" trong phiếu điểm. Khi 1 VĐV bị nằm sàn vì 1 đòn đánh vào đầu, giám định phải ghi là "KDH" trong phiếu điểm.

    19.3. Trách nhiệm của đối phương: Khi 1 VĐV bị nằm sàn, VĐV kia phải về ngay góc đài trung lập do trọng tài chỉ định. Anh ta có thẻ tiếp tục thi đấu nếu VĐV nằm sàn đứng dậy và trọng tài ra lệnh "BOX".

    19.4. Bắt buộc đếm tới số tám: Khi 1 VĐV nằm sàn do bị đòn, trận đấu chỉ có thể được tiếp tục khi trọng tài đã đếm tới số 8 dù rằng VĐV đó đã đứng dậy và sẵn sàng thi đấu trước đó.

    19.5. Knock-out: Khi trọng tài đếm đến "mười" và hô to "out" trận đấu chấm dứt và quyết định này là K.O.

    19.6. VĐV bị nằm sàn khi kết thúc một hiệp, ngoại trừ hiệp cuối của các trận chung kết tại Olympic, vô địch thế giới, tranh giải thế giới, giải luân lưu của AIBA, vô địch châu lục hay các giải vô địch quốc tế, nếu trọng tài đếm tới 10 mà VĐV không dậy được xem như bị thua do K.O. Nếu VĐV này còn đấu được trước khi chấm dứt đếm đến 10 trọng tài ra lệnh Box ngay lập tức.

    19.7. VĐV bị nằm sàn lần thứ hai do cùng một loại đòn: Nếu 1 VĐV bị nằm sàn do trúng đòn và trận đấu được tiếp tục sau khi trọng tài đếm đến 8, sau đó VĐV này lại bị nằm sàn lần thứ hai do hậu quả của đòn lần trước thì trọng tài tiếp tục đếm đến số 9.

    19.8. Hai VĐV đều nằm sàn: Nếu 2 VĐV ngã xuống sàn cùng một lúc, trọng tài sẽ đếm tiếp tục cho VĐV còn nằm sàn nếu VĐV kia đứng dậy được. Nếu cả 2 VĐV đều không đứng dậy được trọng tài đếm đến 10, trận đấu được chấm dứt và căn cứ vào điểm của 2 VĐV lúc đó để quyết định người thắng.

    19.9. một VĐV không thể tiếp tục thi đấu sau khi nghỉ giữa hiệp chấm dứt thì coi như bị thua.

    19.10. Hạn định lần đếm bắt buộc: Khi 1 VĐV bị đếm tới lần thứ ba trong cùng 1 hiệp hoặc đếm tới lần thứ tư cho cả trận đấu, trọng tài sẽ cho ngừng trận đấu (RSC hoặc RSCH). Nếu là nữ VĐV, lần bị đếm thứ hai trong 1 hiệp hoặc lần bị đếm thứ 3 cho cả trận, trận đấu xem như kết thúc. Bị nằm sàn hay bị đếm vì đòn đánh phạm luật thì không bị giới hạn trong các hạn định lần đếm bắt buộc.

    ĐIỀU 20: THỦ TỤC SAU KHI BỊ K.O VÀ RSCH

    20.1. VĐV bị ngất: Chỉ có trọng tài và bác sĩ có mặt trên võ đài nếu bác sĩ không cần người phụ giúp.

    20.2. Kiểm tra y tế: Một VĐV bị K.O vì đòn vào đầu trong khi diễn ra trận đấu hoặc khi trọng tài cho dừng trận đấu vì VĐV này bị nhiều đòn mạnh vào đầu làm mất khả năng tự vệ không thể tiếp tục thi đấu được thì VĐV đó phải được bác sĩ khám nghiệm ngay lập tức, sau đó được nhân viên y tế đưa về phòng bác sĩ tại võ đài sau đó phải cho mời ngay một bác sĩ chuyên khoa về thần kinh nõa trong vòng 24 giờ để quyết định cách điều trị và chăm sóc cho VĐV này trong 4 tuần.

    20.3. Thời kỳ hồi phục:

    20.3.1. Một VĐV bị K.O hay RSCH do bị những đòn đấm vào đầu như trên sẽ chỉ được phép tham gia thi đấu hay tập luyện sau 1 thời gian ít nhất là 4 tuần.

    20.3.2. Nếu VĐV bị K.O hay RSCH như trên hai lần trong thời gian 3 tháng thì chỉ được tham gia thi đấu hay tập luyện sau 3 tháng kể từ lần K.O thứ hai.

    20.3.3. Ba lần K.O hay RSCH trong thời gian 12 tháng thì một năm sau kể từ lần thứ ba bị K.O mới được tập luyện thi đấu.

    20.3.4. Mỗi lần bị K.O và RSCH như trên đều phải ghi vào sổ sức khỏe của VĐV này.

    20.4. Chứng nhận y tế sau thời gian hồi phục: Sau các thời gian nghỉ ngơi trên, VĐV phải có giấy chứng nhận của bác sĩ khoa thần kinh, nếu có thể sau khi khám ÊG còn phải khám CCT, để xác nhận VĐV đủ sức khoẻ thi đấu. Kết quả kiểm tra y tế này phải được ghi vào sổ thi đấu quốc tế.

    20.5. RSCH: trọng tài sẽ đề nghị Ban giám khảo và các giám định ghi rõ RSCH vào phiếu điểm. RSCH là từ dùng để chỉ 1 VĐV bị nhiều đòn mạnh vào đầu làm cho anh ta không tự vệ được và không còn khả năng đấu tiếp, trọng tài sẽ cho dừng trận đấu.

    20.6. Biện pháp bảo hộ: Một VĐV bị K.O vì đòn đánh vào đầu sẽ không được tham gia huấn luyện và thi đấu trong thời gian 4 tuần nếu Ban giám khảo chấp nhận khuyến cáo của các viên chức y tế. Những biện pháp này cũng được áp dụng khi KO xảy ra trong tập luyện.

    ĐIỀU 21: BẮT TAY

    21.1. Mục đích: Trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc trận đấu các VĐV bắt tay nhau để biểu thị tinh thần thi đấu thể thao và hữu nghị phù hợp với luật lệ Boxing.

    21.2. Thời điểm được phép: Bắt tay được thực hiện tại thời điểm trước khi bắt đầu và sau khi thông báo kết thúc trận đấu. Bất cư những trường hợp khác đều bị cấm.

    ĐIỀU 22: SỬ DỤNG THUỐC

    22.1. Thuốc kích thích - Doping: Tuyệt đối cấm các VĐV sử dụng các loại dược phẩm, các chất liệu hóa học, chất kích thích để tăng cường thể lực của nam hay nữ VĐV. Những quy định của AIBA cũng như những quy định IOC về Doping sẽ là điều luật của AIBA.

    22.2. Trừng phạt: VĐV hay viên chức sử dụng doping sẽ bị truất quyền hay sa thải bởi AIBA. Bất kỳ 1 VĐV nào sau trận đấu từ chối khám nghiệm DOping đều bị truất quyền. Tương tự như vậy được áp dụng đối với bất kỳ vien chức nào xúi dục VĐV sử dụng doping hoặc xúi giục VĐV từ chối xét nghiệm. Các liên đoàn thành viên phải tuân thủ các quyết định trên của AIBA.

    22.3. Các thuốc gây tê tại chỗ: Được phép dùng dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ thuộc Ủy ban Y tế.

    22.4. Dược phẩm cấm sử dụng: Danh mục các dược phẩm bị cấm của IOC được AIBA chấp nhận. VĐV sử dụng hoặc viên chức cho VĐV sử dụng sẽ bị truất quyền, AIBA có thể cấm sử dụng những dược phẩm khác sau khi ỦY ban Y tế đệ trình danh sách.

    ĐIỀU 23: NĂNG LỰC Y TẾ

    23.1. Chứng nhận y tế: VĐV sẽ không được phép thi đấu tại các giải quốc tế nếu không hoàn thành các thủ tục về y tế. các bác sĩ sẽ xác nhận điều này trong sổ thi đấu của VĐV. Mỗi ngày thi đấu VĐV sẽ được xác nhận đủ năng lực y tế, đầy đủ sức khỏe để thi đấu bởi các bác sĩ được liên đoàn nơi tổ chức thi đấu chỉ định. Tại giải Olympic, vô địch thế giới, cúp thế giới, giải luân lưu của AIBA, các bác sĩ này được chỉ định bởi Ủy ban Y tế của AIBA.

    23.2. Giấy chứng nhận y tế: Mỗi VĐV khi ra nước ngoài thi đấu phải có giấy chứng nhận y tế được xác định bởi bác sĩ rằng trước khi đi VĐV này ở trong tình trạng thể lực tốt, không bị chấn thương, không làm lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm cho quốc gia mà VĐV này đến thi đấu. Giấy chứng nhận này và sổ thành tích thi đấu quốc tế của VĐV sẽ được xuất trình tại buổi kiểm tra y tế trước khi cân đo tổng quát. VĐV trình độ quốc gia cũng được yêu cầu có sổ thành tích thi đấu chính thức của AIBA. 23.3. Các trường hợp bị cấm: Được ghi đầy đủ trong sổ sức khỏe y tế.

    23.4. Các vết cắt và vết xước trên da: VĐV sẽ không được tham gia thi đấu nếu trên cơ thể còn có vết quấn băng, chấn thương rách da thịt, tụ máu ở mặt, trán, mũi và tai. Nếu vết xước, vết cắn trên da dán băng dính được sự đồng ý của bác sĩ kiểm tra ngày thi đấu thì VĐV được phép thi đấu.

    23.5. Sổ tay y tế: Các luật lệ về y tế khác đều được ghi trong sổ tay y tế.

    23.6. Năng lực y tế: Không một VĐV nào được phép thi đấu mà trong sổ sức khỏe không được chứng nhạn đủ năng lực y tế của bác sĩ được chỉ định. Quá trình kiểm tra năng lực y tế, nếu có thể, sẽ bao gồm:

    23.6.1. Khám nghiệm hoàn chỉnh về thủ tục với sự quan tâm đặc biệt đến các cơ quan thị giác, thính giác, cảm giác, thăng bằng và hệ thống thần kinh.

    23.6.2. kiểm tra chiều cao và cân nặng.

    23.6.3. Kiểm tra sinh hóa máu và nước tiểu.

    23.6.4. Kiểm tra thần kinh bao gồm điện não đồ.

    23.6.5. Xquang sọ não.

    23.6.6. Khám nghiệm tim và điện tâm đồ.

    23.6.7. Nếu có thể 1 cuộc xét nghiệm cấu trúc sọ não bằng máy điện tử vi tính (scanner). Kiểm tra y tế ít nhất 1 lần/1 năm và đạt yêu cầu theo các điểm 23.6.1; 23.6.2; 23.6.4 nêu trên.

    23.7. Phiếu theo dõi y tế: Là tài liệu y tế được chấp nhận cho trước, trong và sau trận đấu.

    ĐIỀU 24: CHĂM SÓC CỦA BÁC SĨ

    24.1.Sự chăm sóc bắt buộc: Một bác sĩ được chỉ định sẽ có mặt suốt trận đấu và chỉ có thể rời chỗ khi hiệp đấu cuối cùng chấm dứt và 2 VĐV kết thúc trận đấu. Trọng tài và bác sĩ có thể mang găng tay trong suốt trận đấu.

    24.2. Bố trí chỗ ngồi: Vị bác sĩ này phải ngồi cạnh Ban giám sát và sẽ thông báo cho giám sát trưởng nếu thấy VĐV bị đòn nặng để ông này rung chuông hoặc phất cờ ra hiệu cho trọng tài dừng trận đấu. Bác sĩ lên võ đài khám nghiệm VĐV và khuyến cáo trọng tài ngừng trận đấu hay tiếp tục thi đấu.

    ĐIỀU 25: TUỔI TỐI THIỂU VÀ TỐI ĐA CỦA CÁC VĐV

    25.1. Tuổi tối thiểu: VĐV dưới 17 tuổi không được thi đấu tại Đại hội Olympic, giải thế giới và châu lục cũng như các cuộc thi đấu quốc tế khác.

    25.2. Tuổi tối đa: là 34 tuổi (tính theo ngày sinh).

    ĐIỀU 26: BÁO CÁO CỦA CÁC VIÊN CHỨC

    Cấm các ủy viên Hội đồng chấp hành, ủy viên y tế, các giám sát, viên chức AIBA, trọng tài giám định là các viên chức của trận đấu được ra thông báo cho báo chí hoặc tuyên bố bình luận trên đài phát thanh và truyền hình về những gì có liên quan đến trận đấu. Chỉ có Chủ tịch hay viên chức được ủy quyền được phép phát ngôn trước các phương tiện truyền thông đại chúng.

    ĐIỀU 27: TÍNH THỐNG NHẤT

    Tất cả các Liên đoàn, Hiệp hội đều phải đạt được sự thống nhất trong Luật lệ của họ và AIBA nhằm đảm bảo sự khái quát các luật lệ của họ và AIBA nhằm đảm bảo sự khái quát cá luâtj lệ Boxing nghiệp dư trên thế giới trừ khi Luật lệ của họ nghiêm ngặt hơn Luật của AIBA.

    ĐIỀU 28: CÚP LIÊN QUỐC GIA HAY CÚP CHALLENGE

    28.1. Các giải thưởng: Tại các giải thi đấu quốc tế, cúp hay giải thưởng danh dự sữ trao cho VĐV và các đội.

    28.2. Cách xếp hạng của từng đội:

    Thứ hạng của các đội được xác định theo cách sau:

    28.2.1. Thắng ở mỗi trận đấu vòng loại hay vòng tứ kết được 1 điểm.

    28.2.2. Thắng ở mỗi trận đấu bán kết được 2 điểm.

    28.2.3. Thắng ở trận chung kết được 3 điểm.

    28.2.4. Các điểm vẫn được ghi dù vì lý do nào đó trận đấu không diễn ra.

    28.2.5. Trường hợp có 2 hay nhiều đội có số điểm ngang nhau, xác định thứ hạng căn cứ vào:

    28.2.5.1. Số các trận thắng ở vòng chung kết và nếu vẫn bằng nhau;

    28.2.5.2. Số các trận thắng ở vị trí thứ hai và nếu cũng vẫn bằng nhau;

    28.2.5.3. Số các trận thắng ở vị trí thứ ba.

    28.3. Tính điểm ở các trận thi đấu đồng đội: Với mỗi trận thắng, mỗi VĐV sẽ giành được 2 điểm cho đội của mình. Với mỗi trận thua được 1 điểm ngoại trừ trường hợp bị truất quyền VĐV không nhận được điểm nào.

    28.4. Danh sách thứ hạng chính thức xếp theo thứ tự 8 VĐV cao nhất cho mỗi hạng cân tại các giải Olympic, vô địch thế giới hoặc châu lục và bất cứ cuộc, giải đấu nào được chuẩn thuận bởi AIBA.

    Thứ hạng dựa vào các tiêu chí sau:

    - Hạng năm: được trao cho VĐV thua ở vòng tứ kết bởi VĐV xếp hạng nhất.

    - Hạng sáu: được trao cho VĐV thua ở vòng tứ kết bởi VĐV xếp hạng nhì.

    - Hạng bảy: được trao cho VĐV thua ở vòng tứ kết bởi VĐV xếp hạng ba.

    - Hạng tám: được trao cho VĐV thua ở vòng tứ kết bởi VĐV xếp hạng tư.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile




    TẢN MẠN : MỘT TRẬN QUYỀN ANH TRỊ GIÁ 20 TRIỆU ÐÔLA CHO ÐỘ TUỔI 55

    NEW YORK.
    - Trận quyền anh vô tiền khoáng hậu này sẽ trở thành hiện thực, nếu như “hợp đồng miệng” giữa cựu vô địch quyền anh hạng nặng thế giới George Foreman với nhà tổ chức quyền anh số một thế giới Don King trở thành “hợp đồng chính thức”.

    Theo ông bầu Don King, “lão tướng” 55 tuổi Foreman đã đồng ý lên võ đài thi đấu kỷ niệm 30 năm trận đấu được ví là “thiên anh hùng ca” giữa Foreman với võ sĩ số một thế kỷ 20 Muhammad Ali.

    Don King cho biết: “Chúng tôi đã có hợp đồng miệng, và Foreman cũng nhìn nhận rằng ông ấy muốn thi đấu thêm một trận nữa”.

    Foreman, đã không thi đấu kể từ năm 1997 sau khi thua Shannon Briggs, và suốt thời gian qua ông làm bình luận viên quyền anh.

    Tuy nhiên Foreman cho biết ông quan tâm đến lời đề nghị này vì ông muốn chứng tỏ cho những người hãy còn trẻ không có lý do gì phải lo sợ tuổi già.

    Don King nói rằng cho đến lúc này chưa xác định được đối thủ, thời gian và địa điểm để tiến hành trận đấu.

    Trong khi đó Foreman tuyên bố sẽ sẵn sàng thi đấu ở bất kỳ nơi nào tại Houston - quê nhà của ông.

    Nếu trận đấu của Foreman 55 tuổi thành hiện thực, thì hợp đồng trận đấu này sẽ có giá trị 20 triệu đôla.
    Lần sửa cuối bởi Hoathieugia, ngày 14-07-2008 lúc 12:43.
    Tân nương lục vấn : Lang niên kỷ? - Ngũ thập niên tiền nhị thập tam.

  5. #15
    Ngày tham gia
    Apr 2008
    Đang ở
    Hải Tần Bắc Thành Phủ
    Bài viết
    6,372
    Xu
    742

    Mặc định

    “Quyền Phổ” và nguồn gốc của Thái Cực quyền


    Cũng giống như bao phái võ khác, nguồn gốc của Thái Cực Quyền NộI gia Trung Hoa còn ẩn chứa rất nhiều tranh cãi. Cùng với “Quyền Phổ”, một cuốn võ thư được coi là nền tảng tinh hoa của Thái Cực Quyền, mỗi hệ phái Thái Cực đều có những lý luận, căn cứ riêng của mình để chứng minh nguồn gốc Phái võ. Chúng tôi xin nêu ra một số quan diểm khác nhau để mọi người cùng tham khảo và thảo luận.


    1.TƯỞNG PHÁT VÀ THÁI CỰC QUYỀN

    Tưởng Phát (Jiang Fa) (1574-?) người tỉnh Sơn Tây, là một vị tướng đã tham gia vào cuộc nổi dậy chống lại nhà Minh. Theo những quyền sư thuộc Dương gia Thái Cực quyền, Tưởng Phát là thầy của Trần Vương Đình (1600-1680), nhìn theo khía cạnh tuổi tác, chuyện này hợp lý vì Tưởng Phát lớn hơn Trần Vương Đình quá 25 tuổi. Vậy Tưởng Phát là người truyền dạy môn Thái cực cho gia đình họ Trần?

    Nhưng theo tấm bia hiện còn giữa tại làng Trần Gia Câu, ta có thể thấy Trần Vương Đình ngồi còn Tưởng Phát đứng sau lưng và tay mang đao, điều này chứng tỏ Tưởng Phát là học trò của Trần Vương Đình. Nhưng có người nhận xét là trên tấm bia Trần Vương Đình lại lớn tuổi hơn Tưởng Phát.Theo học giả khác, Tưởng Phát làm hộ vệ cho Trần Vương Đình sau khi bị nhà Minh đánh bại.

    2.VƯƠNG TÔNG NHẠC VÀ THÁI CỰC QUYỀN


    Theo Trần Vy Minh (Chen Wei Ming) (1881-1958), học trò của Dương Trừng Phủ (Yang Chengfu) (Dương Trừng Phủ là cháu nội của Dương Lộ Thiền), gia đình họ Trần đã học Thái Cực quyền với Vương Tông Nhạc (Wang Zong Yue), người tỉnh Sơn Tây. Sự kiện này xảy ra vào thế kỷ 18. Trần Vy Minh đưa thuyết này dựa vào cuốn "Quyền phổ" mà người ta gán cho Vương Tông Nhạc viết và được Võ Vũ Tương khám phá ra vào năm 1852.

    Có học giả khác quả quyết Tưởng Phát là đệ tử của Vương Tông Nhạc. Nhưng Vương sống vào thế kỷ thứ 18 và Tưởng sống vào thế kỷ 16 và 17. Nên chúng tôi không bàn thêm về giả thuyết này. Chúng tôi xin trở lại cuốn "Quyền Phổ". Thật sự bản chép tay này có phải do Vương Tông Nhạc viết tay không? Trong bản này có những bài luận như: Thái cực quyền luận, Thập tam thế, Thập tam thế hành công ca, Đả thủ yếu ngôn, Đả thủ ca...

    Chúng tôi xin tra xét tất cả những giả thuyết. Giả thuyết thứ nhất: "Quyền phổ" do Vương Tông Nhạc viết và ông cũng chính là thầy của gia đình họ Trần.

    Trước hết, sự biến đổi của Thái cực quyền xảy ra vào thế hệ của Trần Trường Hưng (1771-1853), Trần Hữu Bản và Trần Hữu Hằng, sau khoảng thời kỳ mà giả thuyết cho là Vương Tông Nhạc tới làng Trần Gia Câu. Nhưng khi bàn về sự liên hệ của Thái Cực Quyền với Thiếu Lâm quyền và môn võ của Thích Kế Quang, và sự liên hệ này có từ thế kỷ 17, chúng ta chỉ có thể nghĩ là sự ảnh hưởng của Thái cực quyền bởi Vương Tông Nhạc rất ít. Như vậy, Vương Tông Nhạc đã đem lại những gì cho môn võ của dòng họ Trần? Theo "Quyển phổ", môn võ của Vương Tông Nhạc có 13 thế: Bằng (Peng), Phúc (Lu), Tề (Ji), Án (An Thái Cai), Liệt (Lie), Trửu (Zhou), Kháo (Kao), Tiến (Jin), Thối (Tui), Cố (Gu), Phán (Pan), Định (Ding), đó chính là 13 thế của Thái cực quyền Thôi thủ (Tuishou).

    Như vậy có phải Vương Tông Nhạc đem môn Thôi thủ truyền cho gia đình họ Trần, và môn Thôi thủ sau đó được nhập vào môn võ của dòng họ Trần?

    Nhưng gần như tất cả những thế này và những nguyên tắc của Thôi thủ đều nằm trong Thiếu Lâm quyền xưa (Phúc, Tề, Án, Thái, Trửu, Thiểm, Đáp thủ...) hay trong môn Thích gia quyền (Bằng, Tề, Thái, Kháo, Tiến, Thối, Cố, Phán và Định). Và thế Bằng được ghi lại trong "Quyền Kinh tổng ca" của Trần Vương Đình. Còn những nguyên tắc như Triền Ty, Phát Kình và Tứ lạng bạt thiên cân, đều nằm trong bài luận của Thiếu Lâm Quyền.

    Theo trên, chúng ta chỉ kết luận là môn võ của Vương Tông Nhạc rất giống môn võ của dòng họ Trần và khó tin là Vương Tông Nhạc đã dạy võ cho gia đình họ Trần. Giả thuyết thứ hai "Quyền Phổ" do Vương Tông Nhạc viết và Vương Tông Nhạc là học trò của gia đình họ Trần.

    Theo Cố Lưu Hinh (Gu Liuxin) (1908-1991), Vương Tông Nhạc là học trò của thế hệ thứ 13 của gia đình họ Trần...những quyển sách đầu tiên về Dương gia Thái cực quyền bàn tới Vương Tông Nhạc.

    Giả thuyết thứ ba: "Quyển Phổ" không phải do Vương Tông Nhạc viết "Quyển Phổ" có thể do Võ Vũ Tương (Wu Yuxiang) (1812-1880) viết, có lẽ để giảm bớt thanh danh của gia đình họ Trần. Và ông có thể đặt tên Vương Tông Nhạc dựa vào tên Vương Tông của Nội gia quyền.

    Như vậy có nghĩa là Võ Vũ Tương đã sao chép lại lý thuyết mà ông đã gom góp được tại làng Trần Gia Câu và Triệu Bảo Chấn.

    Theo chúng tôi nghĩ, giả thuyết thứ ba hợp lý nhất.

    Xin nhắc lại cuốn "Quyển Phổ" hiện nay được tất cả các chi phái Thái Cực Quyền sử

    Theo vothuatvietnam
    Tân nương lục vấn : Lang niên kỷ? - Ngũ thập niên tiền nhị thập tam.

    ---QC---


Trang 3 của 14 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status