TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 5 của 7

Chủ đề: Tình thầy trò trong các truyện kiếm hiệp,tiên hiệp

  1. #1
    Ngày tham gia
    May 2008
    Đang ở
    tp hcm
    Bài viết
    8
    Xu
    0

    Tình thầy trò trong các truyện kiếm hiệp,tiên hiệp

    Mình đọc truyện kiếm hiệp cũng khá lâu,cũng được 6 năm,đọc nhiều tác phẩm,nhiều thể loại,mỗi tác phẩm mình thường cảm thấy sự thú vị giữa tình sư,đồ.Mỗi truyện có cách miêu tả tình thầy trò rất riêng,và mình nghĩ đó là 1 trong những yếu tố hấp dẫn người đọc.Lúc mới vừa đọc''tiếu ngạo giang hồ'',mình rất thích hình ảnh của Nhạc Bất Quần,tính cách hay vô cùng,nghiêm túc chỉ bảo học trò và cũng có những lúc đùa nghịch với đệ tử 1 cách tình cảm,đáng tiếc sau đó bước chân vào.........,hay tình thầy trò trong Tru tiên cũng thật tuyệt vời,...........Nhưng trong nhiều truyện đã đọc,tình thầy trò làm mình cảm động khôn nguôi đó là giữa Hoàng Dược Sư và đệ tử trong''anh hùng xạ điêu'',tính tình Hoàng Dược Sư cổ quái,học trò rất sợ nhưng tôn kính thật lòng,vì quá sợ ông mà Huyền Phong và Siêu Phong không dám nói tình cảm giữa 2 người cho sư phụ nghe để rồi liều lĩnh trốn đi,để cuối cùng Siêu Phong đỡ cho Hoàng Dược Sư 1 chưởng mà chết,Linh Phong võ công cao cường,tàn phế nhưng liều mình lẻn vào cung chôm tranh dâng sư phụ để mong trở lại đảo đào hoa,ông lão ở Động Đình Hồ cũng thế,không dám dạy 1 chiêu võ cho con mình,rồi lão què thợ rèn ..........,không ai có 1 lời oán hận với sư phụ mình.....................Còn bạn? bạn thích tình thầy trò trong truyện nào nhất
    ---QC---


  2. #2
    Ngày tham gia
    Jun 2008
    Đang ở
    Thiên Môn
    Bài viết
    7,033
    Xu
    51

    Mặc định

    Lại một con nghiện của KD đây mừ
    Ý kiến của ta có đôi chỗ khác lão.

    Truyện KD miêu tả tình thầy trò quả thật rất đa dạng, độc đáo, song đa số dàng buộc trong luân thường đạo lí của xã hội phong kiến. Trong các tác phẩm của ông, Lộc Đỉnh Kí miêu tả một cuộc hội ngộ thú vị giữa 2 sư đồ Trần Cận Nam và Vi Tiểu Bảo, có lẽ đây là sự hội ngộ .........kì lạ nhất trong truyện KD khi mà ban đầu thầy cũng là có mục đích riêng, trò cũng không thật lòng muốn bái sư. Có thể nói đây là cặp sư đồ kì lạ nhất trong truyện của KD. Bền cạnh đó còn mối tình sư đồ giữa Dương Quá và Tiểu Long Nữ thì quả thật là..........quá ấn tượng òi.

    Có lẽ thích nhất là cuộc hội ngộ sư đồ mà không hẳn là sư đồ giữa Đức Lâm Kha Ốc Đặc và Lâm Lôi trong truyện Bàn Long của CC. Mặc dù không có thế mạnh miêu tả tâm lí nhân vật nhưng CC lại tạo nên một ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả. Đức Lâm vừa là sư phụ, vừa là gia gia của LL, trong dạy thì khá nghiêm khắc, nhưng xen vào đó là chỉ bảo về cách đối nhân xử thế cho đệ tử, quan trọng nhất là tình cảm thật từ đáy lòng, cuối cùng hi sinh để bảo vệ đệ tử. Đáp lại, Lâm Lôi sau khi mất đi sư phụ cũng là gia gia của mình, đã rơi vào một cuộc khủng hoảng tâm lí điên cuồng, tình cảm đó luôn khắc sâu trở thành động lực để cho LL phấn đấu đạt tới đỉnh cao ....
    Sống trong đời cần có cái tâm và ngạo khí

    Bồ Đa lão tổ Hidden Content
    GIA ĐÌNH VĂN ĐÀN - THẬP NHỊ CA Hidden Content

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2008
    Đang ở
    Hoàng Hạc Lâu
    Bài viết
    7,745
    Xu
    7

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi bantaylua Xem bài viết
    Lại một con nghiện của KD đây mừ
    Ý kiến của ta có đôi chỗ khác lão.

    Truyện KD miêu tả tình thầy trò quả thật rất đa dạng, độc đáo, song đa số dàng buộc trong luân thường đạo lí của xã hội phong kiến. Trong các tác phẩm của ông, Lộc Đỉnh Kí miêu tả một cuộc hội ngộ thú vị giữa 2 sư đồ Trần Cận Nam và Vi Tiểu Bảo, có lẽ đây là sự hội ngộ .........kì lạ nhất trong truyện KD khi mà ban đầu thầy cũng là có mục đích riêng, trò cũng không thật lòng muốn bái sư. Có thể nói đây là cặp sư đồ kì lạ nhất trong truyện của KD. Bền cạnh đó còn mối tình sư đồ giữa Dương Quá và Tiểu Long Nữ thì quả thật là..........quá ấn tượng òi.
    Đúng là quá ấn tượng, mối tình giữa Dương Quá và Tiểu Long Nữ vừa là tình thầy trò vừa là tình yêu .
    Phải nói là Kim Dung đã dũng cảm dựng ra tình huống này.
    Với một nền văn hóa phong kiến lâu đời như Trung Hoa, chuyện một cậu học trò dám yêu cô giáo của của mình thì thật đúng là như cú sét đánh long trời lở đất .
    Cứ tưởng sau khi biết Tiểu Long Nữ đã không còn là trinh nữ, thì Dương Quá sẽ bỏ mặt cô, nhưng DQ vẫn không thay đỗi chủ kiến của mình, nhất mực đòi thành gia lập thất duy nhất với” Long Nhi” mà thôi.
    Mười sáu năm chờ đợi nhau không làm phai lạt đi tình yêu đó một chút nào cả. Thật là một chuyện tình cảm động, những cản trở do thiên hạ gây ra chỉ làm cho tình yêu của họ thắm thiết hơn mà thôi.
    Còn Vi Tiểu Bảo sống gần giống với bản năng , ai tốt với hắn thì hắn tốt lại thôi .
    Vì thế hắn sẳn sàng nhận bất cứ ai làm thầy, miễn là có lợi hoặc vì tình thế ép buộc .
    ๑๑۩۞۩๑๑BÁ THIÊN BANG -- PHÓ BANG CHỦ๑๑۩۞۩๑๑
    BIẾN loạn anh hùng xây nghiệp BÁ
    THÁI bình thiên hạ hưởng phúc THIÊN

  4. #4
    Ngày tham gia
    Feb 2010
    Bài viết
    19
    Xu
    0

    Mặc định

    Trong các tác phẩm Kim Dung, thì Ỷ Thiên là đề cao tình thầy trò, huynh đệ nhất. Tại hạ rất thích tình huynh đệ tương thân tương ái của Thất Hiệp Võ Đang cũng như tình sư đồ của họ với lão Trương.
    Lão Trương thương yêu các đệ tử của mình hết lòng, ra sức đào tạo họ thành những nhân vật hiệp nghĩa xuất chúng. Cảnh Trương Thúy Sơn quay về mừng thọ Trương Tam Phong làm tại hạ bùi ngùi xúc động.
    Nếu nói về tình thầy trò kỳ quái thì có thể đến Thiên Minh đại sư với Cốc hàn Hương (Thiên Hương Tiêu). Vị lão tăng này chỉ gặp nàng ta lần đầu, ước đóan rằng nàng ta sau này gây họa cho võ lâm nên ngỏ ý nhận nàng làm đệ tử ký danh (không truyền dạy tí võ công, hok nói thêm gì nữa, sau này hai người gặp lại lần 2 đã đứng trên 2 bờ chiến tuyến rồi).
    Tại hạ cũng ấn tượng với cặp thầy trò Đoàn Dự và Nam Hải Ngạc Thần trong TLBB. Mỗi lần 2 người này giáp mặt là tại hạ cảm thấy rất thú vị. Nam hải Ngạc Thần trong lòng không muốn chút nào lại phải kính cẩn gọi sư phụ, thế nhưng lão lại thầm rủa lầm bầm. Đây đúng là cặp thầy trò quái dị.

  5. #5
    Ngày tham gia
    May 2009
    Đang ở
    Phố Sao Băng
    Bài viết
    6,183
    Xu
    393

    Mặc định

    Tình thầy trò trong truyện kiếm hiệp đúng là rất đa dạng, các tác giả rất chú ý xây dựng điểm nay nên đây cũng là một trong nhiều lý do mình thích kiếm hiệp.
    Nói về thích thì có lẽ chưa đúng lắm vì hầu hết đều thích, nhưng tình thầy trò mà mình thấy đặc biệt nhất , để lại nhiều suy nghĩ nhất có lẽ mình sẽ chọn tình Sư Đồ giữa Gia Cát Tiên Sinh với Bàng Bối , ngươi thống lĩnh 18 kì binh trong Tứ Đại Danh Bổ của Ôn Thụy An . Mặc dù đây chỉ là nhân vật phụ nhưng để lại 1 ấn tượng khá sâu. Bàng Bối cha làm tướng cướp , còn Gia Cat Tiên Sinh là quan triều đình , ông giết cha Bàng Bối trước mặt hắn, hắn hận ông . Người thầy nhưng lại là kẻ thù giết cha không đội trời chung . Bàng Bối muốn liều mạng , nhưng khi Gia Cát Tiên Sinh hỏi hắn về giá trị của mạng người hắn không thể trả lời . Có lẽ vì hắn còn nhỏ, hoặc có lẽ hắn biết đó là vắn đề mà hắn không có tư cách trả lời . Hắn hận ông nhưng cũng khâm phục ông , lập thệ khi nào trả hết nợ của cha mới trả thù . Về sau Bàng Bối vĩnh viễn không thể trả thù , hắn chết trong lần thích khách Đường Thập Ngũ , nhưng dưới chiêu đao cuối cùng khi từ biệt Gia Cát Tiên Sinh ta biết được con người đó đã không còn thù hận nữa.
    Tôi thực sự không biết nếu đứng ở hoàn cảnh Bàng Bối mình sẽ hành đọng ra sao? Hắn rất đáng phục nếu đứng ở phương diện đại nghĩa diệt thân, nhưng ở góc đọ 1 người con thì lại là tên bất hiếu bái giặc làm cha?
    Đọc truyện xong nhìn lại thực tế thật đáng buồn khi thấy có nhứng sinh viên đánh thầy, chữi thầy giáo, những giáo viên biến chất đè ép học sinh, dụ dỗ học sinh nữ ...

    ---QC---


Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status