TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 1 của 14 12311 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 5 của 66

Chủ đề: Võ Thuật Thực Chiến

  1. #1
    Ngày tham gia
    Apr 2008
    Đang ở
    Hải Tần Bắc Thành Phủ
    Bài viết
    6,372
    Xu
    742

    Mặc định Võ Thuật Thực Chiến

    Võ Thuật Thực Chiến

    Không bàn đến các loại võ công thần kỳ tựa như cổ tích của Kim Đại Hiệp hay Cổ Lão Gia. Võ thuật mà tại hạ muốn bàn ở đây là kỹ thuật hay phương thức dùng sức mạnh (nội lực, ngoại lực) để chiến thắng đối phương. Võ thuật theo nghĩa này sẽ bao gồm cả những môn thể thao : boxing, Muay Thai (Quyền Thái) ... etc. Võ thuật hướng đến mục tiêu rèn luyện thân thể, tự vệ thứ đến là thi đấu, biểu diễn.

    Các bí topic giới thiệu về các võ phái, các môn võ công hay cách thức tập luyện . . .trong Hàn Lâm Viện sẽ được liệt kê trong danh mục dưới đây.

    Những tài liệu võ thuật ở đây được tại hạ và các bằng hữu sưu tầm qua nhiều nguồn trên internet, sẽ không tránh khỏi thiếu sót trong bản quyền tác giả. Nếu quý vị nào có thắc mắc, xin liên hệ với tại hạ để hiệu đính lại.
    Lần sửa cuối bởi Hoathieugia, ngày 16-07-2008 lúc 17:51. Lý do: sửa chữa.
    ---QC---
    Tân nương lục vấn : Lang niên kỷ? - Ngũ thập niên tiền nhị thập tam.


  2. #2
    Ngày tham gia
    Apr 2008
    Đang ở
    Hải Tần Bắc Thành Phủ
    Bài viết
    6,372
    Xu
    742

    Mặc định

    Danh mục : Võ Thuật Thực Chiến


    Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc
    Tiếu Thư Thần Hiệp Ỷ Bích Uyên

    Click vào link để đến mục mà bạn quan tâm.


    * Bí quyết luyện công của Thiếu Lâm

    * Nam Quyền

    * Quyền Anh

    * Thái Cực Quyền

    * Võ Tây Sơn





    .
    Lần sửa cuối bởi Hoathieugia, ngày 14-07-2008 lúc 12:44.
    Tân nương lục vấn : Lang niên kỷ? - Ngũ thập niên tiền nhị thập tam.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Apr 2008
    Đang ở
    Hải Tần Bắc Thành Phủ
    Bài viết
    6,372
    Xu
    742

    Mặc định

    Nét Sơ Lược về Võ Thuật


    Nguồn : Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


    Những khái niệm gần gũi

    Tuy có thể đồng nhất "Võ" và "Võ thuật", nhưng thực ra hai khái niệm ít nhiều vẫn có ranh giới. "Võ", nói chung, chỉ lối đánh nhau bằng tay không hay binh khí, và đôi khi, nhằm chỉ một bộ môn đối lập với "văn"; còn "võ thuật" lại thiên về nghệ thuật vận động hơn. Theo đó võ thuật đề cao phương pháp, cách thức, sự khéo léo, kỹ thuật, nghĩa là sự phát huy toàn diện sức mạnh của con người để chiến thắng mọi địch thủ mà không chỉ là những đối thủ trực diện trên sàn đấu. Bên cạnh các thuật ngữ trên còn có thuật ngữ "Võ nghệ", vừa có nội hàm rất gần với thuật ngữ võ thuật, vừa mang ý nghĩa nghề nghiệp, khẳng định võ cũng là một nghề trong xã hội, nghề võ. Cũng không thể không nhắc đến một khái niệm thường được các võ đường và các võ sư đề cao, thuật ngữ "Võ đạo", nhấn mạnh tính nhân văn, văn hóa trong võ thuật, khẳng định tột đỉnh của võ là văn, đằng sau võ học là cội nguồn triết học, hạt nhân đạo đức và chiều sâu tôn giáo, đồng thời đưa sự khốc liệt có tính bản chất của võ, một công cụ để tàn sát, xuống hàng thứ yếu.


    Các môn công phu


    Hệ thống công phu võ thuật hợp thành "tứ đại công phu", gồm Nội công, Ngoại công, Nhuyễn công và Ngạnh công, trong đó Nhuyễn Ngạnh công phu tuy có khi được xếp vào hệ thống Ngoại công, nhưng vẫn thường thấy sự khu biệt của nó do những điểm đặc thù:

    *Nội công

    Là những phương thức luyện tập bằng cách sự tập trung tối đa tâm ý khí lực theo những phương thức đặc biệt nhằm phát huy các năng lực bí ẩn của con người, khi luyện thành thì có thể dùng tĩnh chế động. Nội công bao gồm các phương thức luyện tập:

    * Luyện tập tĩnh: Là phương pháp luyện tập bằng cách các hành giả ngồi yên lặng trong không khí tĩnh mịch và thả lỏng thể xác cũng như tâm hồn để luyện tập, như Nội công thiếu lâm tự

    * Luyện tập động: Là phương pháp các hành giả chuyển động theo các bài tập nhằm tập trung tinh thần để luyện ý, như Bát đoạn cẩm Thiếu lâm.

    Ngoại công

    Là các công phu luyện ngoại lực, có thể bao gồm trong nó cả Nhuyễn công và Ngạnh công, với các phương thức luyện tập các chiêu thức tấn công linh hoạt, mạnh mẽ và từng phần cơ thể để phòng thủ hữu hiệu. Khi luyện đại thành thì sức lực di hành khắp chân thân không bị ngăn trở, do đó muốn vận dụng đến sức thì sức có ngay, thân thể cương cường, da thịt gân xương đều cứng chắc, đến đao kiếm cũng khó bề gây thương tích. Ngoại công bao gồm các phương thức tu luyện:

    * Luyện tập hình: Là luyện tập các kỹ năng có hình dáng cụ thể, như Bát quái Quyền.

    * Luyện tập ý: Là luyện sao cho đúng ý của các bài luyện, ví dụ như Triệt quyền đạo, Thái cực Quyền.

    * Luyện tập pháp thể: Là luyện thể lực và thể hình, như Đấu vật, Su mô.


    Nhuyễn công

    Là các công phu chuyên luyện lực âm, nhu lực, âm công, khi luyện đại thành thì bề ngoài cơ thể không có biểu hiện gì của người biết võ (như tay chân không sần sùi, cơ thể không cường tráng), nhưng lực đánh ra rất nguy hiểm (nên nhiều khi được gọi là độc thủ). Tương truyền, một số công phu như Nhất chỉ thiền công (luyện phóng một ngón tay), Quan âm chưởng (luyện cạnh tay), Tỉnh quyền công (luyện quyền bằng cách đấm tay xuống giếng) có thể đả thương người từ xa, Nhu cốt công luyện khớp xương toàn thân mềm dẻo v..v..v

    Tương truyền ở Nhật Bản từ xa xưa lưu truyền một môn võ thuật có tên là Bí thuật Nhu công. Người luyện tập nhìn bề ngoài có vẻ rất yếu đuối nhưng khi ra tay thì vô cùng tàn độc, nhất là những đòn đánh Cầm nã thủ lấy mạng người dễ dàng vô cùng. Các chiêu thức tung ra gần như chỉ để có một mục đích là lấy mạng đối phương mà thôi.

    Vào đệ nhị thế chiến, môn võ thuật này nghe nói được phổ biến cho các chiến sĩ trong những lực lượng cảm tử và sát thủ, nhưng sau này bị cấm và mất đi tông tích bởi vì quá độc ác mà cho tới nay chưa ai rõ lý do thất truyền, chỉ biết rằng một kẻ luyện tập môn võ này dù có thân thể bệnh hoạn yếu ớt, một khi đã dốc lòng luyện tập đều có thể trở thành cỗ máy giết người.

    Ngạnh công

    Là các công phu chuyên luyện sức mạnh dương cương, dương lực, dương công, như Thiết sa chưởng (chưởng tay sắt), Thiết tảo trửu (chân quét), Thiết tất cái (đầu gối).Trong đó phải kể tới các môn công phu của Thiếu Lâm rất đặc sắc như : Thập tam thái bảo (thân thể cứng),Thiết bố sam (thân cứng như sắt),Đồng tử công (cũng luyện thân thể)... Khi luyện đại thành thì tay chân người tập chai sần, cứng như sắt, cơ thể tráng kiện, cơ bắp cuồn cuộn. Sức mạnh đòn đánh có được khi đòn tiếp xúc với cơ thể đối phương với uy lực khủng khiếp.


    Sắc Lang
    Tân nương lục vấn : Lang niên kỷ? - Ngũ thập niên tiền nhị thập tam.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Apr 2008
    Đang ở
    Hải Tần Bắc Thành Phủ
    Bài viết
    6,372
    Xu
    742

    Mặc định Thái Cực Quyền

    Thái cực quyền

    Thái cực quyền (chữ Hán phồn thể: 太極拳; chữ Hán giản thể: 太极拳; bính âm: Taijiquan), là một môn võ thuật cổ truyền của Trung Quốc với đặc trưng là các động tác trường quyền uyển chuyển, chậm rãi kết hợp với việc điều hoà hơi thở.

    Nguồn gốc

    Về nguồn gốc Thái cực quyền, người ta có những luận điểm suy đoán khác nhau. Theo nhiều tài liệu, Thái cực quyền được ra đời cách đây hơn 300 năm do sự sáng tạo của một người ở huyện Ôn, tỉnh Hà Nam, tên là Trần Vương Đình. Ở Việt Nam, cùng với sự phổ biến của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung trong đó có nhắc tới việc Trương Tam Phong là người đầu tiên nghĩ ra Thái cực quyền, nhiều người tin rằng ông tổ của môn võ này chính là Trương Tam Phong.


    Tư tưởng


    Tên gọi Thái cực quyền xuất phát từ tư tưởng Thái cực trong Chu dịch và học thuyết Âm Dương: Vô cực sinh Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng (hai chân, hai tay), Tứ tượng sinh Bát quái (tám tiết đoạn của tay chân gập duỗi được), Bát quái biến 64 quẻ... "Thái" ở đây nghĩa là to lớn, "cực" nghĩa là điểm bắt đầu. Thái Cực Đồ nói rằng: "Vô cực mà thái cực".

    Nguyên tắc tập luyện:

    * Hư linh đỉnh kình: đỉnh đầu treo lơ lửng

    * Hoàn võ đoan: động tác đều theo các đường tròn không lặp lại

    * Hàm hung bạt bối: ngực lõm, lưng phẳng

    * Thượng hạ tương tuỳ: trên dưới theo nhau

    * Lấy tĩnh chế động, hô hấp tự nhiên, tốc độ đều đặn, vận động liên tục, vận lực kéo tơ

    * Ý động thân tuỳ: Lấy ý điều khiển động tác

    Bài hình


    Thái cực quyền truyền thống có một bài quyền, sau này được xiển dương thành một số bài kiếm, quạt, côn trên cơ sở bài hình đã nói trên. Các chiêu thức trong bài thường được chiết chiêu tập luyện với kỹ thuật "thôi thủ" (đẩy tay).

    Tính nhân văn trong Thái cực quyền


    Trong phần lớn các bộ môn võ thuật thường dùng biểu tượng, bắt chước động tác của những loài động vật hung dữ như hổ, đại bàng, long, báo, miêu những loài độc vật như rắn làm cho người tập có thể xuất hiện tính cách nóng nảy, hung dữ và sát thủ hơn; còn ngược lại nét chính yếu của Thái cực quyền là mô phỏng các hiện tượng tự nhiên ít nhiều mang đặc tính lãng mạn và nhân văn, ví dụ như: vân thủ (nghĩa là chiêu thức xoay tay như mây trắng xoay cuộn giữa trời xanh), bạch hạc lượng xí (con chim hạc vui múa), ngọc nữ xuyên thoa (thiếu nữ may áo), song phong quán nhĩ (gió thổi qua tai), thất tinh thượng bộ (theo vị trí chòm sao trên trời), chuyển thân bài liên (đóa hoa sen lay động trước gió), như phong tự bế (như gió thổi làm cửa đóng), hải để châm (kim châm đáy bể). Những chiêu thức rất đời thường cuộc sống lãng mạn và nhân văn không hại ai cả tuân theo luật trời đất, nhưng bên trong đó chính là sức mạnh huyền bí của tự nhiên. Thái cực quyền cũng là bộ môn ứng dụng nội công, rất thâm thúy và sâu sắc, với những tâm pháp mà các môn sinh phải thuộc nằm lòng để thi triển và ứng dụng hữu hiệu. Chiêu thức đơn giản nhưng khó lĩnh hội được sự uyên thâm.

    * Thái cực quyền Trung Quốc




    Các dòng phái chính

    Theo tài liệu Thái cực quyền thường thức vấn đáp của tác giả Trương Văn Nguyên thì Thái cưc quyền có bảy nhà như sau:

    1. Thái cực quyền Trần Gia Lão giá bắt đầu từ Trần Trường Hưng ở Trần Gia Câu, Hà Nam.

    2. Thái cực quyền Trần gia Tân giá bắt đầu từ Trần Hữu Bản cũng ở Trần Gia Câu, Hà Nam.

    3. Thái cực quyền Trần Gia Tiểu giá bắt đầu từ Trần Thanh Bình ở làng Siêu Bảo (gần Trần Gia Câu).

    4. Thái cực quyền Dương gia bắt đầu từ Dương Lộ Thiền truyền cho hai con trai là Dương Ban Hầu và Dương Kiện Hầu, Dương Kiện Hầu lại truyền cho con là Dương Trừng Phủ. Hệ phái Dương gia Thái cực quyền hiện có bài giản hóa 24 thức thường dùng cho các lớp dưỡng sinh.

    5. Thái cực quyền Vũ gia bắt đầu từ Vũ Vũ Tương người huyện Vĩnh Niên, phủ Quảng Bình, tỉnh Trực Lệ, đến Ôn Châu Hà Nam, theo học với Trần Thanh Bình.

    6. Thái cực quyền Ngô gia bắt đầu từ cha con của Ngô Toàn Hựu và Ngô Giám Tuyền học từ Dương Lộ Thiền.

    7. Thái cực quyền Tôn gia bắt đầu từ Tôn Lộc Đường (người Bắc Kinh) học từ Hác Vi Trinh.

    Ở Việt Nam, bài Thái cực quyền - trường phái Trường sinh đạo (gọi tắt là Thái cực trường sinh đạo được cụ Song Tùng truyền từ gia tộc đến các học viên tại các lớp học của Câu lạc bộ UNESCO Thái cực trường sinh đạo. Theo ý kiến của cụ Song Tùng "đây là bài Thái cực quyền kết hợp với luyện thiền từ Trung Quốc và Yoga Ấn Độ truyền bá sang Việt Nam, được cha ông chúng ta "Việt hóa"".[1].

    Hiện tại Thái Cực Quyền được luyện tập, nghiên cứu và phát triển ở nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Xingapo và nhiều nước phương tây như Mỹ, Đức, Pháp,...


    Tác dụng


    * Dưỡng sinh

    Thái cực quyền giúp luyện tập thở sao cho cung cấp đủ ôxy cho cơ thể, rèn luyện phổi, đặc biệt là tăng thể xốp, tăng hấp thụ ôxy và luyện cơ hoành (còn gọi là hoành cách mô).

    *Giảm cân

    Khi tập, thái cực quyền giúp tối ưu hệ thống hô hấp cung cấp đủ oxy cho cơ thể làm cân bằng dinh dưỡng. Khi phổi được cung cấp đủ lượng oxy, các chất thừa sẽ bị đốt cháy hết tránh được các bệnh do thừa chất. Có tác dụng giảm béo.

    * Kháng khuẩn

    Sự co duỗi của các động tác làm nên ứng suất cục bộ bên trong các mạch máu, giúp cọ rửa mạch máu một cách tự nhiên làm cho lưu thông máu huyết. Sự lưu thông máu huyết cũng đồng nghĩa với tăng dưỡng chất, tăng hiệu suất hoạt động các cơ quan và có nhiều bạch cầu đến hơn làm cho hệ thống miễn dịch được tăng cường khắp mọi nơi trong cơ thế nên kháng được các loại vi trùng, vi rút xâm nhập cơ thể.

    *Tăng cường chức năng cho não

    Khi tập thái cực quyền, có nhiều lúc người tập phải xoay chuyển cơ thể theo nhiều góc độ khác nhau và có những lúc chỉ phải đứng trên một chân. Điều này giúp cho rèn luyện phần tiền đình não, cơ quan giữ thăng bằng của cơ thể, làm giảm nguy cơ mất thăng bằng, chóng mặt, ngã té ở người lớn tuổi và tăng phản ứng nhanh cho mọi lứa tuổi.

    Não điều khiển các chức năng hoạt động của cơ thể. Khi một đứa trẻ mới sinh ra chưa biết làm gì cả, chỉ biết quơ chân tay, muốn cầm cái gì cũng khó khăn, ngượng ngạo, qua quá trình luyện tập đi, đứng nằm ngồi, hoạt động cơ bắp, làm việc dần dần sẽ làm rèn luyện được các kỹ năng khéo léo của tay chân. Tất cả các kỹ năng này sẽ mai một khi về già, lớn tuổi hay ít hoạt động chân tay. dẫn đến chân tay luống cuống không điều khiển được. Việc tập thái cực quyền thường xuyên với các động tác rất phức tạp đã được tối ưu hóa về mặt cơ học sẽ làm kích thích ổn định tạo một phản xạ có điều kiện sâu sắc trong não, cải thiện đáng kể khu điều khiển hoạt động trong não.

    Tập Thái cực quyền trong trạng thái thư giãn thoãi mái về trí não và cơ thể làm cho trạng thái tinh thần của con người đạt đến điểm tối ưu, một trạng thái thư thái thật khó tả huyền bí (chỉ có tập rồi mới cảm nhận được). Làm cho giảm stress cân bằng tinh thần...

    *Tự vệ

    Thông thường, người nhỏ con, người thấp bé, người nhỏ tuổi, con gái yếu đuối, người già cả... là những đối tượng được xem là dễ bị tấn công nhất. Điều này bắt nguồn từ bản năng động vật thấy đối tượng yếu hơn, nắm chắc phần thắng thì mới tấn công.

    Những chiêu thức của Thái cực quyền cho phép một người nhỏ con hơn yếu hơn có thể đánh ngã người to lớn hung dữ hơn theo những nguyên lý mượn sức đánh sức, "tám lạng bát thiên cân" (tám lạng đẩy ngàn cân). Trong khi người hung dữ, tâm ác, có nguy cơ hay tấn công người khác thì lại hoàn toàn không có đủ tố chất để học môn này bởi ý thức chiến đấu và chiến thắng bằng mọi giá đã khiến tâm, ý, khí, lực của họ toát lộ tính cương mãnh, phá vỡ cân bằng vũ trụ.

    Dựa vào nguyên lý cơ học rất căn bản là cánh tay đòn, những vòng tròn, chuyển động xoay, cách di chuyển cơ thể và sử dụng lực một cách tối ưu nhất, lợi dụng lực quán tính để hóa giải, phòng thủ hay tấn công nhưng mục đích chủ yếu chỉ nhằm làm đối phương té ngã, và bị phản đòn trở lại. Theo học thuyết Thái cực quyền thì kẻ tấn công càng mạnh sẽ phải chịu đòn phản công càng nặng.
    Lần sửa cuối bởi Hoathieugia, ngày 14-07-2008 lúc 01:06.
    Tân nương lục vấn : Lang niên kỷ? - Ngũ thập niên tiền nhị thập tam.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Apr 2008
    Đang ở
    Hải Tần Bắc Thành Phủ
    Bài viết
    6,372
    Xu
    742

    Mặc định

    Thái cực quyền họ Trần

    Thái cực quyền họ Trần là do Trần Vương Đình ở Trần Gia Câu, ở huyện Ôn tỉnh Hà Nam, khoảng năm 1644 tổng hợp quyền pháp các nhà thời đó sáng tạo nên. Có Thái cực quyền Ngũ lộ (năm đường) , pháo trùy nhất lộ (một đường - một bài) trường quyền 108 thế một "lộ", về "giá thức" (giá thức kiểu quyền diễn luyện cao thấp tùy theo "bộ pháp" hay cách chuyển tấn) thì chia ra "lão giá" (giá cũ), tân giá (giá mới) và Triệu Bảo giá (giàn giá Triệu Bảo).

    Lộ thứ nhất "Lão giá" thì động tác giản đơn, nhu nhiều cương ít, lúc tập luyện thì như tơ quấn quít là chính, phát kình là phụ. Lộ thứ hai (pháo trùy) động tác tương đối phức tạp, mau lẹ, gấp gáp, cương nhiều nhu ít, diễn luyện thì thái (ngắt), liệt (dang ra) đi trước, còn khuỷu kháo (dựa) là phụ trợ đi sau. Về ngoại hình lộ thứ nhất thì có chỗ đặc sắc là hoãn, nhu, ổn (chậm, mềm, vững); lộ thứ hai thì chỗ đặc sắc lại là khoái, cương, dược (nhanh, cứng, vọt).

    Thái cực quyền kiểu họ Trần khi vận động thì không ngừng lắc hông xoay xương sống (" tích"), lắc cổ tay xoay vai và xoay đầu gối lắc cổ chân, hình thành một "động" tất cả "động" (nhất động toàn động) quán xuyến chỉnh thể của động tác xoáy ốc thành một hệ kéo dài vô hạn. Đây là đặc điểm của phép luyện kình lực "tơ kéo", mềm mại, dai bền không dứt.

    Đặc điểm của Thái cực quyền họ Trần có thể khái quát như sau: cương rõ nhu ẩn, điểm rơi dùng cương, cương mà chặt (khẩn); xoay chuyển đổi dùng nhu, nhu mà lỏng (trì); động tãc xoáy trôn ốc chợt ẩn chợt hiện, co phát cùng dùng, nhanh chậm xen nhau, nép bước ứng phó, hít thở tự nhiên.

    Còn về hít thở thì công phu "đan điền chuyển trong" (đan điền nội chuyển) và "khí trầm đan điền" được trú trọng kết hợp chặt chẽ với nhau.

    Thái cực quyền kiểu họ Dương


    Thái cực quyền họ Dương là do tổ tiên ba đời của Dương Lộ Thiền và Dương Đăng Phủ kế thừa bài “Lão giá” của Thái cực quyền họ Trần mà phát triển thành. Về “giá thức” chia ra thấp, vừa, cao. Tốc độ tương đối đều đặn, liên miên không dứt, động tác giản dị gọn gàng, khi vận động thì vận chuyển tròn như kiểu guồng tơ, động tác và hít thở kết hợp tự nhiên và thái cực quyền họ Dương chỉ đơn thuần chọn phương pháp “khí trầm đan điền”. Toàn bộ giá thức thi triển hòa thuận (ý: lỏng, duỗi ôn hòa thuật đạt) kết cấu nghiêm ngặt, ngay ngắn, đầy, tròn, nhẹ nhàng vững vàng, toàn thân trang trọng, bằng phẳng giản dị. Từ đó có thể biểu hiện một cách tự nhiên được khí phái lớn, hình tượng đẹp thành phong cách độc đáo; về phép tập luyện thì có từ lỏng vào nhu, tích nhu thành cương, cương nhu giúp nhau.

    Thái cực quyền kiểu họ Ngô
    Là do hai bố con Ngô Toàn Hựu và Ngô Giám Tuyền trên cơ sở bài “Tiểu giá” (dàn nhỏ) của Thái cực quyền họ Dương mà dần dà cải tiến, tu sửa, điều chỉnh mà hình thành một lưu phái Thái cực quyền khác.

    Thái cực quyền kiểu họ Ngô có đặc điểm rất nổi tiếng là “nhu hóa”, “động tác nhẹ”, lỏng tự nhiên, liên tục không dứt, thức quyền nhỏ, khéo, linh hoạt. “Quyền giá” (dàn quyền) thì từ khai triển mà gấp gáp, trong gấp gáp mà không lộ rõ gò bó. Động tác đẩy tay thân đứng trung chính, thủ pháp nghiêm mật; chiêu số đa biến tế nhị, liền mềm giữ tính mà động không ẩu, bước hoạt, toàn bài phải càng cơ động linh hoạt, bước dính mà giảm tự nhiên.

    Thái cực quyền kiểu họ Vũ


    Thái cực quyền kiểu họ Vũ do Vũ Vô Tương và Lý Diệc Xa v.v... dựa vào bài “Tân giá Thái cực quyền họ Trần” diễn biến ra mà thành bài “Trung giá” (giàn giá vừa). Về tư thức bài này so với đại giá (dàn giá lớn) thì nhỏ hơn, nhưng so với tiểu giá (dàn giá nhỏ) thì lại lớn hơn, có thể bảo đây là một dàn giá quá độ từ giàn giá lớn sang dàn giá nhỏ.

    Về luyện tập Thái cực quyền họ Vũ thì ở trong lỏng, tĩnh lại ngầm chứa khai, hợp (mở, đóng ) ẩn hiện, nói khai thì phải toàn khai, toàn thân từ xương cốt, khớp đến các cơ bắp đều phải hơi có ý khai triển thật. Khai là phát, có thần, ý khi phát lực và hơi hiện ra ngoài cơ thể. Hợp là phải toàn hợp, toàn thân xương, khớp, cơ bắp đều phải có ý tứ là thu nhỏ lại. Hợp là thu có thần, ý là vận, thu ẩn trong cơ thể. Vương Tôn Nhạc có nói trong : “luận về Thái cực quyền” là: “Chợt ẩn chợt hiện”, điều này nói tức là ứng dụng Thái cực quyền họ Vũ dùng trong luyện công là phải dùng nội khí ngầm chuyển và nội kình để chuyển đổi, chi phối ngoại hình, hai tay trái phải quản phần nửa cơ thể không được vượt lấn lẫn nhau, tay vươn ra (xuất thủ) không được vượt quá mũi bàn chân. Yêu cầu đạt được phải là “ngoại thị an dật, nội cố tinh thần” (bên ngoài tỏ vẻ an nhàn, bên trong kiên cố tại tinh thần) từ khai đến hợp; còn khi từ hợp đến khai lại thay đổi dần ẩn dần hiện lẫn nhau.

    Thái cực quyền kiểu họ Tôn


    Thái cực quyền kiểu họ Tôn là do Tôn Lộc Đường (1861 – 1932) tham hợp chỗ mạnh của Thái cực quyền họ Vũ với Hình ý quyền và Bát quái chưởng ba nhà mà sáng tạo ra một lưu phái riêng. Đây là một loại bài võ giá cao, bước hoạt, động tác ngắn, khéo gấp gáp động tác chú trọng vào thu, phóng, khai, hợp; khi luyện tập thì yêu cầu tiến lùi theo, bước lên (mại bộ) nối gót, lùi bước thì rụt về, động tác tròn trơn mau lẹ, mỗi khi chuyển thân thì khai, hợp nối nhau nên được gọi là “Thái cực quyền khai, hợp hoạt bộ "

    Nguồn : Mai Hoa Trang


    Sắc Lang
    Tân nương lục vấn : Lang niên kỷ? - Ngũ thập niên tiền nhị thập tam.

    ---QC---


Trang 1 của 14 12311 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status