TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 1 của 4 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 5 của 18

Chủ đề: Thơ Thất Ngôn Bát Cú đường Luật Vần Bằng

  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Bài viết
    1,398
    Xu
    0

    Mặc định Thơ Thất Ngôn Bát Cú đường Luật Vần Bằng

    HSCC sẽ từ từ đưa hết các bài viết của bạn Thứ Lang, để các bạn cùng tham khảo.

    link : http://www.hoasontrang.us/phorum/showthread.php?t=51


    Trích dẫn Gửi bởi Thứ Lang Xem bài viết
    BÀI V - THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT VẦN BẰNG

    Thơ thất ngôn bát cú là loại thơ mỗi bài có 8 câu và mỗi câu 7 chữ, tức là chỉ có 56 chữ trong một bài thơ thất ngôn bát cú.
    Thơ thất ngôn bát cú có thể được làm theo hai luật: luật bằng và luật trắc. Về vần thì có hai loại: vần bằng và vần trắc.
    Tuy nhiên, các thi nhân thường hay làm theo vần bằng, tức là luật bằng vần bằng và luật trắc vần bằng.

    1. LUẬT BẰNG VẦN BẰNG:
    - Luật bằng vần bằng là bài thơ mà tiếng thứ hai của câu đầu là tiếng bằng và các tiếng ở cuối các câu 1-2-4-6-8 phải vần với nhau và đều là vần bằng.

    2. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG:
    - Luật trắc vần bằng là bài thơ mà tiếng thứ hai của câu đầu là tiếng trắc và các tiếng ở cuối các câu 1-2-4-6-8 phải vần với nhau và phải là vần bằng.

    BỐ CỤC BÀI THƠ BÁT CÚ:
    - Câu số 1 dùng để mở bài (gọi là phá đề), câu số 2 dùng để chuyển tiếp vào bài (gọi là thừa đề). Hai câu này có tên là hai câu đề.
    - Hai câu 3 và 4 dùng để giải thích đề tài cho rõ ràng. Hai câu này có tên là hai câu trạng (có nơi gọi thuật hay thực).
    - Hai câu 5 và 6 dùng để bàn rộng nghĩa đề tài và được gọi là hai câu luận.
    - Hai câu 7 và 8 dùng để tóm ý nghĩa cả bài và được gọi là hai câu kết.

    Sau đây là bảng luật thơ:


    1. LUẬT BẰNG VẦN BẰNG:

    B - B - T - T - T - B - B (vần)
    T - T - B - B - T - T - B (vần)
    T - T - B - B - B - T - T (đối câu 4)
    B - B - T - T - T - B - B (vần) (đối câu 3)
    B - B - T - T - B - B - T (đối câu 6)
    T - T - B - B - T - T- B (vần) (đối câu 5)
    T - T - B - B - B - T - T
    B - B - T - T - T - B - B (vần)


    2. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG:

    T - T - B - B - T - T - B (vần)
    B - B - T - T - T - B - B (vần)
    B - B - T - T - B - B - T (đối câu 4)
    T - T - B - B - T - T - B (vần) (đối câu 3)
    T - T - B - B - B - T - T (đối câu 6)
    B - B - T - T - T - B - B (vần) (đối câu 5)
    B - B - T - T - B - B - T
    T - T - B - B - T - T - B (vần)


    Bài thơ thí dụ làm mẫu để minh họa:

    1. LUẬT BẰNG VẦN BẰNG:

    TRUNG THU

    Trăng thu toả sáng nhớ xa xăm
    Tháng tám chờ trông đến bữa rằm
    Mẹ dán lồng đèn chơi suốt sáng
    Cha làm trống ếch đánh quanh năm
    Xa rồi cảnh cũ lòng se lạnh
    Tiếc mãi ngày xưa lệ ướt dầm
    Chiếc lá chao mình trong gió sớm
    Nghe chừng vọng lại thoáng dư âm

    Thứ Lang


    2. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG:

    TRĂNG THỀ VƯỜN THÚY

    Xót phận hồng nhan một Thúy Kiều
    Trâm thề quạt ước lỗi hương yêu
    Thanh lâu lịm kín đời xuân sắc
    Kỷ viện vùi sâu nét diễm kiều
    Gió Sở không vơi niềm tịch mịch
    Mưa Tần chẳng bớt nỗi cô liêu
    Xa xôi cách trở Kim lang hỡi
    Có thấu lòng em tủi hận nhiều

    Thứ Lang


    -----o0o-----


    Ghi chú thêm:

    LUẬT BẤT LUẬN TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT

    Người làm Thơ Đường Luật phải tuân theo những luật lệ bắt buộc rất gắt gao nghiêm ngặt. Mà đã là luật rồi thì không thể sai phạm, có như thế bài thơ mới chính thống. Nếu không sẽ bị lai căng thành ra một loại thơ tạp giống như thơ "tự do" ngày nay (nhái theo thơ Cổ phong ngày xưa).
    Trong những luật lệ bắt buộc nói trên, có luật bằng trắc là cách sắp xếp âm điệu của bài thơ để nghe cho suông sẻ, êm tai, du dương, trầm bổng. Nếu không tuân theo luật nầy thì bài thơ đọc lên nghe rất chỏi tai, trắc trở, không hay. Tuy nhiên, để cho bớt gò bó trong việc tìm từ, kẹt ý ... thí dụ như gặp phải những từ kép hay những danh từ riêng chỉ nhân danh, địa danh, điển tích ... chúng ta không thể nào sửa đổi dấu giọng (bằng trắc) được. Do đó người xưa đã đặt ra Luật Bất Luận để "cởi trói" bớt cho người làm thơ. Theo bảng luật bất luận nầy thì:
    - Các tiếng ở vị trí thứ 2-4-5-6-7 của mỗi câu bắt buộc phải tuân theo luật bằng trắc (chính luật) mà bảng luật đã ấn định.
    - Các tiếng ở vị trí thứ 1 & 3 của mỗi câu không nhất thiết phải tuân theo luật bằng trắc mà bảng luật đã định. Tuy nhiên nên chú ý rằng mặc dù đã có luật bất luận nhưng tiếng nào theo luật định là trắc mà chúng ta làm bằng thì được, trái lại tiếng nào theo luật định là bằng mà chúng ta làm trắc thì không nên, đôi khi phạm phải lỗi "Khổ Độc" nữa. Vạn bất dắc dĩ, không tìm được tiếng nào hay hơn để thay thế thì chúng ta cũng có thể giữ y mà vẫn có thể chấp nhận được. Khi làm thơ càng cố gắng giữ đúng luật (chính luật) thì bài thơ càng hay về âm điệu. Bài thơ được đánh giá hay hay dở phần lớn là căn cứ vào các luật thơ, vì Thơ Đường Luật là Thơ Luật nghĩa là thơ phải làm theo luật. Bài thơ Đường Luật nếu bị sai luật dù cho nội dung, ý tứ, từ ngữ có hay cách mấy đi nữa thì cũng bỏ đi, không được chấp nhận.

    Sau đây là Bảng Luật Bất Luận:

    BẢNG LUẬT BẤT LUẬN THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT

    1. LUẬT TRẮC:

    t - T - b - B - T - T - B
    b - B - t - T - T - B - B
    b - B - t - T - B - B - T
    t - T - b - B - T - T - B
    t - T - b - B - B - T - T
    b - B - t - T - T - B - B
    b - B - t - T - B - B - T
    t - T - b - B - T - T - B


    2. LUẬT BẰNG:

    b - B - t - T - T - B - B
    t - T - b - B - T - T - B
    t - T - b - B - B - T - T
    b - B - t - T - T - B - B
    b - B - t - T - B - B - T
    t - T - b - B - T - T- B
    t - T - b - B - B - T - T
    b - B - t - T - T - B - B


    Ghi chú: chữ b-t là không cần giữ đúng luật, chữ B-T là bắt buộc phải giữ đúng luật.

    Ngoài ra Thơ Đường Luật là loại thơ "Độc Vận", nghĩa là chỉ gieo một âm vần duy nhất xuyên suốt cả bài thơ, không nên chen lẫn vào dù chỉ một âm vần khác, hay dở là ở chỗ nầy. Tóm lại Thơ Đường Luật nên gieo vần theo Chính Vận mà không nên dùng Thông Vận, vì toàn bài thơ chỉ có 5 vần thôi, đâu đến đổi khó tìm. Tuy nhiên trong những trường hợp bất khả kháng, người làm thơ vẫn có thể được phép dùng thông vận, nhưng càng ít càng tốt.


    Thứ Lang
    Xin chân thành cảm ơn bạn Thứ Lang đã đồng ý cho chúng tôi sử dụng.
    ---QC---
    Mòn mỏi cô liêu ngóng bóng chiều.
    Cung đàn hờ hững những đăm chiêu.
    Mênh mang khói tỏa lao xao sóng.
    Sóng mắt sóng đời sóng liêu xiêu.
    8.9.08


  2. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    caothetai,
  3. #2
    Melly Đang Ngoại tuyến Tiếu Ngạo Giang Hồ Thông Ngữ kỳ nhân
    Ngày tham gia
    May 2008
    Đang ở
    Vô Cực
    Bài viết
    3,050
    Xu
    0

    Mặc định

    BÀI VI - THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT 4 VẦN BẰNG


    Trích dẫn Gửi bởi Thứ Lang Xem bài viết
    BÀI VI - THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT 4 VẦN BẰNG

    Như chúng ta đã biết, Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật vần bằng là do sự ghép lại của hai bài Thơ Tứ Tuyệt Đường Luật vần bằng có đối. Bốn câu đầu là Tứ Tuyệt 3 vần, bốn câu sau là Tứ Tuyệt 2 vần.

    Thơ Thất Ngôn Bát Cú vần bằng có hai loại:
    - Thất Ngôn Bát Cú 5 vần.
    - Thất Ngôn Bát Cú 4 vần.

    Thất Ngôn Bát Cú 5 vần bằng thì chúng ta đã cùng nhau thực hành ở Bài IV.

    Bây giờ chúng ta làm quen với Thất Ngôn Bát Cú 4 vần bằng.

    Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật 4 vần bằng là do sự ghép lại của hai bài Thơ Tứ Tuyệt 2 vần bằng có đối. Do đó tiếng cuối cùng của câu 1 phải là thanh trắc.

    Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật 4 vần bằng có 3 cặp đối ngẫu:

    - Câu 1 và 2 đối nhau.

    - Câu 3 và 4 đối nhau.

    - Câu 5 và 6 đối nhau.

    Chỉ còn câu 7 và 8 không đối.

    Sau đây là bảng luật thơ:


    1. LUẬT TRẮC:

    t - T - b - B - B - T - T (đối câu 2)
    b - B - t - T - T - B - B (vần - đối câu 1)
    b - B - t - T - B - B - T (đối câu 4)
    t - T - b - B - T - T - B (vần - đối câu 3)
    t - T - b - B - B - T - T (đối câu 6)
    b - B - t - T - T - B - B (vần - đối câu 5)
    b - B - t - T - B - B - T
    t - T - b - B - T - T - B (vần)

    Bài thơ thí dụ:

    TÌNH SẦU

    Lất phất hiên buồn mưa rả rích
    Vi vu ngõ vắng gió lao xao
    Tình không chung mộng thiên thu nhớ
    Duyên chẳng tròn mơ vạn cổ sầu
    Kiếp khác đôi mình vui hội ngộ
    Đời nầy hai đứa khổ xa nhau
    Từng dòng lệ tủi lăn trên má
    Thôi thế đành cam lỡ nhịp cầu

    Thứ Lang


    2. LUẬT BẰNG:

    b - B - t - T - B - B - T (đối câu 2)
    t - T - b - B - T - T - B (vần - đối câu 1)
    t - T - b - B - B - T - T (đối câu 4)
    b - B - t - T - T - B - B (vần - đối câu 3)
    b - B - t - T - B - B - T (đối câu 6)
    t - T - b - B - T - T- B (vần - đối câu 5)
    t - T - b - B - B - T - T
    b - B - t - T - T - B - B (vần)

    Bài thơ thí dụ:

    TƯƠNG TƯ

    Âm thầm đếm giọt mưa buồn đổ
    Lặng lẽ lau dòng lệ thảm rơi
    Ngang trái yêu đương hờn cách trở
    Lỡ làng mộng ước hận chia phôi
    Canh tàn tưởng bóng sầu không cạn
    Đêm vắng thương hình khổ khó vơi
    Em hỡi xin chờ nhau kiếp khác
    Đôi ta chung bước đẹp duyên đời

    Thứ Lang


    ******

    Ghi chú quan trọng: Trên đây là bảng Luật Bất Luận. Tiếng thứ 1 và 3 của mỗi câu không cần phải giữ theo chính luật. Tuy nhiên nếu tiếng đáng trắc mà làm ra bằng thì không sao nhưng nếu tiếng đáng bằng mà làm ra trắc thì không nên. Tiếng thứ 5 của mỗi câu phải tuyệt đối giữ theo chính luật.

    Xin chân thành cảm ơn bạn Thứ Lang đã đồng ý cho chúng tôi sử dụng.
    Lần sửa cuối bởi Everest, ngày 11-01-2011 lúc 14:23.
    Hidden Content
    Love actually...is all around
    Hidden Content

  4. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    caothetai,
  5. #3
    Melly Đang Ngoại tuyến Tiếu Ngạo Giang Hồ Thông Ngữ kỳ nhân
    Ngày tham gia
    May 2008
    Đang ở
    Vô Cực
    Bài viết
    3,050
    Xu
    0

    Mặc định

    Bát cú luật trắt vần bằng cái thể thơ này khó nhai thiệt

    Chúm chím môi xinh khẽ khẽ cười
    Hồn ai chất ngất thật mê tơi
    Bâng khuâng mộng mị sao không dứt
    Đắm đuối đê mê mãi chẳng rời
    Dạ khắc in sâu hình dáng ngọc
    Lòng hoài tưởng nhớ mắt nhung ngời
    Ngày mong tháng nhớ người nào biết
    Giữ kín tâm sâu suốt cuộc đời
    Lần sửa cuối bởi Everest, ngày 11-01-2011 lúc 14:22.
    Hidden Content
    Love actually...is all around
    Hidden Content

  6. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    caothetai,
  7. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Bài viết
    1,398
    Xu
    0

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi Melly
    Làm thử một bài theo kiểu luật bằng vần bằng, nói chung về luật thì ổn nhưng vẫn chưa hay lắm
    Các bạn cùng làm vài bài góp vui đi


    Đường đời cát bụi phải can qua
    Biết đến khi nao cõi thái hòa
    Lừa lọc nơi nơi toàn đấu đá
    Tranh giành chốn chốn lắm điêu ngoa
    Trần gian loạn lạc ê chề liễu
    Tứ hải lao xao ủ rủ hoa
    Thoát khỏi hư danh nào phải dễ
    Thanh cao chữ ấy quá xa hoa

    ..............................................cho hai bài gần nhau dễ đọc
    Lần sửa cuối bởi Everest, ngày 11-01-2011 lúc 14:26.
    Mòn mỏi cô liêu ngóng bóng chiều.
    Cung đàn hờ hững những đăm chiêu.
    Mênh mang khói tỏa lao xao sóng.
    Sóng mắt sóng đời sóng liêu xiêu.
    8.9.08

  8. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    caothetai,
  9. #5
    Melly Đang Ngoại tuyến Tiếu Ngạo Giang Hồ Thông Ngữ kỳ nhân
    Ngày tham gia
    May 2008
    Đang ở
    Vô Cực
    Bài viết
    3,050
    Xu
    0

    Mặc định

    Góp vui một bài vi luật trắc

    Nắng tắt bâng khuâng trời quạnh vắng
    Đêm lên lạnh lẽo núi đơn côi
    Chim yên tiếng hót lui về tổ
    Ếch cất âm vang nhảy ra đồng
    Vằng vặc xa kia trăng tỏa bóng
    Liêu xiêu chốn ấy gió đưa hương
    Men nồng cạn hết sầu không dứt
    Vắng lặng mình ta giữa tuyết sương
    Hidden Content
    Love actually...is all around
    Hidden Content

    ---QC---


  10. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    caothetai,
Trang 1 của 4 123 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 6 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 6 khách)

DMCA.com Protection Status