TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 5 của 10

Chủ đề: Trà và chè

  1. #1
    Ngày tham gia
    Dec 2010
    Bài viết
    163
    Xu
    0

    Mặc định Trà và chè

    Theo từ điển Hán Việt Thiều Chửu: 茶(trà) Cây chè, lá dùng chế ra các thứ chè uống.
    Theo bảng phục chế tiếng Hán trung cổ của Baxter và Sagart thì 茶 đọc là ‘drae’ thanh điệu là ‘bình’. Viết theo chữ Quốc Ngữ là 'đrae'.
    Theo qui tắc chuyển từ tiếng Hán trung cổ sang cách đọc Hán Việt của GS Nguyễn Tài Cẩn thì thanh ‘bình’+‘t’ chuyển thành thanh ‘ngang’+’t’; thanh ‘bình’+’đ’chuyển thành thanh ‘huyền’+’t’. Vậy ‘bình’+’đrae’chuyển thành ‘tràe’.
    Tiếng Việt không có nguyên âm kép ‘ae’.
    Tiếng địa phương miền trung bỏ nguyên âm ‘e’ thành ‘trà’
    Tiếng đia phương Hà Nội không có phụ âm ‘tr’ và ‘ch’ mà thay bằng một phụ âm lưỡi lợi giống ‘t’ và xát giống ‘x’, tạm viết là ‘tx’ để phân biệt. Tương tự phụ âm trong "it's" tiếng Anh. ‘tràe’ chuyển thành ‘txà’ và ‘txè’. ‘txà’ để đọc chữ Hán và xem như từ Hán Việt, ‘txè’dùng để dùng trong văn nói.
    Chữ Quốc Ngữ ra đời ở Thanh Chiêm, Quảng Nam là nơi tiếng địa phương có phụ âm ‘ch’ và ‘tr’ mà không có ‘tx’. Trong tiếng Ý có phụ âm 'tx', chữ 'pizza' đọc là 'pit txa'. Có người Ý tham gia tạo ra chữ Quốc Ngữ, phụ âm 'gh', 'gi' lấy từ tiếng Ý . Sau này ‘txà’ được chính tả thành ‘trà’, ‘txè’ được chính tả thành ‘chè’.
    Người Trung Quốc kiêng chữ ‘dược’ vì cho rằng nó liên quan đến bệnh tật nên nói tránh chữ thuốc mà thay bằng trà. Ví dụ như nhân sâm trà, cúc hoa trà, lương trà, khổ qua trà. Một số người Việt tuy không kiêng chữ thuốc nhưng cũng hùa theo nên ta có trà sâm, trà bông cúc, trà khổ qua, trà a ti sô.
    Có ý kiến cho rằng sản phẩm không có lá trà mà in chữ trà trên bao bì là lừa giối khách hàng. Nên họ gọi là nước sâm, nước bông cúc, nước khổ qua, nước a ti sô; bông cúc khô, khổ qua khô, lá a ti sô khô, bông a ti sô khô, a ti sô túi lọc.
    Chúng ta có cây mít, trái mít, mít khô; cây hồng, trái hồng, hồng khô; cây thuốc lá, lá thuốc lá, thuốc lá sợi; cây chanh, trái chanh, nước chanh; cây dừa, trái dừa, nước dừa; cây a ti sô, lá a ti sô, nước a ti sô; cây mía lau, nước mía lau vậy phải có cây chè, lá chè, chè khô, nước chè; cây trà, lá trà, trà khô, nước trà. Định nghĩa trà là lá chè đã qua chế biến là không hợp lý; nếu chỉ là tiếng địa phương thì chấp nhận được.
    Lá chè đã qua chế biến thì được đóng gói, viết hoặc in tên sản phẩm trên bao bì. Theo truyền thống tên sản phẩm viết bằng chữ Hán茶. Sau này có chữ Quốc Ngữ thì đổi thành dạng Hán Việt là ‘trà’. Do đó có người cho rằng chè khô phải đọc theo tên trên bao bì nên là ‘trà’, còn lá chè tươi bán không có bao bì nên vẫn là ‘chè’. Có người nói trà làm từ búp chè. Búp là lá non. Lá non cũng là lá.
    Theo bảng phục chế tiếng Hán thượng cổ cũng của Baxter và Sagart thì 茶 đọc là '*lˤra'. Nguyên âm là a. Nên nói chè là âm tiền Hán Việt là không đúng.
    Lần sửa cuối bởi coluong, ngày 28-03-2016 lúc 23:12.
    ---QC---


  2. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    monsoon,
  3. #2
    Ngày tham gia
    Dec 2016
    Bài viết
    11
    Xu
    0

    Mặc định

    Thấy trà có vẻ là từ chính thức và có vẻ sang trọng hơn chè. Chè là từ dùng trong dân gian.

    Trong Nam chủ yếu mọi người gọi là trà, ngoài bắc là chè thì phải?

  4. #3
    Ngày tham gia
    Feb 2016
    Bài viết
    871
    Xu
    0

    Mặc định

    nếu mà dùng từ chè thì sợ lầm là đồ ngọt như chè bưởi, chè thái.... không à

  5. #4

    Mặc định

    Lá chè đã qua chế biến thì được đóng gói, viết hoặc in tên sản phẩm trên bao bì. Theo truyền thống tên sản phẩm viết bằng chữ Hán茶. Sau này có chữ Quốc Ngữ thì đổi thành dạng Hán Việt là ‘trà’. Do đó có người cho rằng chè khô phải đọc theo tên trên bao bì nên là ‘trà’, còn lá chè tươi bán không có bao bì nên vẫn là ‘chè’. Có người nói trà làm từ búp chè. Búp là lá non. Lá non cũng là lá.
    Theo bảng phục chế tiếng Hán thượng cổ cũng của Baxter và Sagart thì 茶 đọc là '*lˤra'. Nguyên âm là a. Nên nói chè là âm tiền Hán Việt là không đúng.

  6. #5
    Ngày tham gia
    Mar 2017
    Bài viết
    1
    Xu
    0

    Mặc định

    Chúc mua may bán đắt

    ---QC---


Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status