TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng

Bình chọn: Cảm nghĩ của bạn về TTTC ?

Trang 12 của 12 Đầu tiênĐầu tiên ... 2101112
Kết quả 56 đến 60 của 60

Chủ đề: Góp ý và bàn luận truyện Trần Triều Thần Chiến

  1. #56
    Ngày tham gia
    Aug 2008
    Đang ở
    Á Đông Quốc
    Bài viết
    201
    Xu
    2,988

    Mặc định

    Địa Lôi Phục Chưởng pháp được Nhật Duật đặt tên theo quẻ Địa Lôi Phục trong Kinh Dịch (xem hình chi tiết trong tập tin đính kèm).

    Quẻ này do hai quẻ đơn là Chấn (tức là sấm) và Khôn (tức là đất) tạo thành nên được gọi là Địa Lôi Phục.

    Quẻ Địa Lôi Phục ( hình vẽ: |::::: ) gồm năm hào âm nằm trên tượng trưng cho tiểu nhân nên vốn không tốt nhưng hào dương nằm dưới cùng (hào Sơ Cửu) lại là hào dương của người quân tử nên có thể "Phục" lại được. Quẻ này có nghĩa mọi chuyện vốn không tốt nhưng hoàn toàn có thể phục hồi, cứu vãn lại.

    Bộ chưởng pháp của Nhật Duật cũng có ý nghĩa tương tự quẻ Địa Lôi Phục. Vốn bộ chưởng pháp này phải dùng sấm sét tức là tổn hại thân thể mình trước (ứng với năm hào âm) rồi mới gây thương tổn cho địch sau (ứng với hào dương cuối cùng) nhưng chung quy vẫn có thể phục hồi, có lợi nhiều hơn là hại.

    Tương ứng với 6 hào trong quẻ, chưởng pháp của Nhật Duật cũng bao gồm sáu chiêu:

    1) Bất Viễn Lôi Kích:

    Bất Viễn Lôi Kích đặt tên theo hào Sơ cửu (hào dương dưới cùng) của quẻ, với hào từ là "Bất viễn phục, vô kỳ hối, nguyên cát". Có nghĩa là tuy lầm lỗi nhưng thời gian chẳng xa, trở lại tốt lành như xưa , thì không đến nỗi ăn năn lớn, rất tốt. Đây là hào dương duy nhất, lại nằm dưới cùng. Chiêu Bất Viễn Lôi Kích là chiêu mượn sấm sét của trời đất, là thứ chí cương, chí dương để tấn công kẻ địch nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, nên không để lại hậu quả nặng nề. Đây chính là chiêu mà Nhật Duật đã dùng để giết Chuột tinh.

    2) Hưu Phục Lôi Kích :

    Đặt tên theo hào Lục Nhị với hào từ là "Hưu phục, cát" có nghĩa là "Trở lại đẹp đẽ, tốt". Chiêu này tạo ra một vòng sét và đất theo lối âm dương. Lôi bổ sung cho Địa, tạo ra liên miên bất tuyệt. Trong nhu có cương, trong cương có nhu thì sẽ bền lâu. Như tính chất của hào là âm nhưng lại được hào dương nằm dưới bổ sung vậy.

    3) Tần Phục Lôi Kích :

    Đặt tên theo hào Lục Tam với hào từ là "Tần phục, lệ, vô cửu" có nghĩa là "(Mắc lỗi nhưng) sửa lại nhiều lần, tuy đáng nguy mà kết quả không có lỗi". Chiêu này phóng ra tia sét lớn, làm cho sấm sét trong người chấn động, phải dùng Địa Linh Thần triệt tiêu nhiều lần mới an.

    4) Trung Hành Lôi Kích :

    Đặt tên theo hào Lục tứ với hào từ là "Trung hành, độc phục" có nghĩa "Ở giữa các tiểu nhân (hào 2,3, và 5,6) mà một mình trở lại theo quân từ (hào 1), tức theo đạo". Chiêu này mô tả sấm sét của tự nhiên, phóng ra nhiều lần một lúc nhưng điện tích nhỏ, không ảnh hưởng tới thân thể.

    5) Đôn Phục Lôi Kích :

    Đặt tên theo hào Lục Ngũ với hào từ là "Đôn phục, vô hối" có nghĩa "Có đức dày trở lại điều thiện, không có gì phải hối hận". Chiêu này sử dụng sấm sét vừa phải nên không gây tổn thương cơ thể. Chiêu này là chiêu cơ bản và được Nhật Duật thường xuyên sử dụng.

    6) Mê Phục Lôi Kích :

    Đặt tên theo hào Thượng Lục (hào trên cùng) với hào từ là "Mê phục, hung, hữu tai sảnh" có nghĩa là "Mê muội, không trở lại, sẽ bị tai vạ từ ngoài đưa đến (tai) và tự mình gây nên (sảnh)". Đây là chiêu dùng toàn bộ sấm sét từ bản thân để đánh ra một chiêu có tính chất đồng quy ư tận - hai bên cùng chết.
    Ảnh đính kèm Ảnh đính kèm
    Lần sửa cuối bởi ankiemkhach, ngày 17-01-2017 lúc 13:40.
    ---QC---
    Mời các bạn đọc Trần Triều Thần Chiến bộ truyện Lịch sử - Tiên hiệp - Thần thoại đặc sắc:
    http://www.tangthuvien.vn/forum/showthread.php?t=157061


  2. #57
    Ngày tham gia
    Jul 2012
    Đang ở
    Đại La ^ ^
    Bài viết
    8,635
    Xu
    106,989

    Mặc định

    @ tác giả: Đây có phải là bài phú gốc ngã ba hạc mà bác nói tới k?
    http://www.thivien.net/Nguy%E1%BB%85...POzHsR8IX40_hA

  3. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    ankiemkhach,
  4. #58
    Ngày tham gia
    Aug 2008
    Đang ở
    Á Đông Quốc
    Bài viết
    201
    Xu
    2,988

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi Bến Xem bài viết
    @ tác giả: Đây có phải là bài phú gốc ngã ba hạc mà bác nói tới k?
    http://www.thivien.net/Nguy%E1%BB%85...POzHsR8IX40_hA
    Đúng rồi bạn ạ, đây chính là nguyên tác.
    Mời các bạn đọc Trần Triều Thần Chiến bộ truyện Lịch sử - Tiên hiệp - Thần thoại đặc sắc:
    http://www.tangthuvien.vn/forum/showthread.php?t=157061

  5. #59
    Ngày tham gia
    Aug 2008
    Đang ở
    Á Đông Quốc
    Bài viết
    201
    Xu
    2,988

    Mặc định

    Truyện hiện đã được chỉnh sửa lại từ đầu toàn bộ và đăng vào mục mới.
    Đường link như sau:

    http://www.tangthuvien.vn/forum/showthread.php?t=157061

    Hy vọng các bạn vào đọc và góp ý cho mình.
    Mời các bạn đọc Trần Triều Thần Chiến bộ truyện Lịch sử - Tiên hiệp - Thần thoại đặc sắc:
    http://www.tangthuvien.vn/forum/showthread.php?t=157061

  6. #60
    Ngày tham gia
    Aug 2008
    Đang ở
    Á Đông Quốc
    Bài viết
    201
    Xu
    2,988

    Mặc định

    Mình xin được đăng lại bài review của 01 bạn độc giả tại diễn đàn khác
    (Xin không cung cấp link vì có thể vi phạm luật của BNS)
    Bạn nào đọc truyện mình thấy hứng thú thì góp vài lời review nhé.
    Chân thành cám ơn!

    Tác giả: Vũ Phiên.

    Thể loại: Tiên hiệp.

    Người Review: Chiến Thần Bại Trận.

    ***

    Tôi là một người yêu thích thế giới thần tiên.

    Yêu ma quỷ quái, thiên đình địa ngục, từ xa xưa đấy là những khái niệm huyền ảo, huyễn hoặc về thế giới tâm linh.

    Tôi biết rất nhiều các nhân vật như thế. Từ Bàn Cổ, Phật Tổ Như Lai, Quan Âm Bồ Tát, Ngọc Hoàng Đại Đế, Vương Mẫu Nương Nương, cho đến Tề Thiên Đại Thánh, Thái Thượng Lão Quân, Na Tra, Mẫu Đơn, Dương Thiền, Dương Tiễn hay Cửu Vỹ Hồ Ly Đát Kỷ, Diêm Vương, Cùng Kỳ Linh Thú... Nói chung, tất cả đều là thần thoại của Trung Hoa.

    Còn về những truyền thuyết, huyền thoại của dân tộc, tôi biết Lạc Long Quân, Âu Cơ, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh... Hay xa hơn là Kinh Dương Vương, xoay đi quẩn lại chỉ có bấy nhiêu đấy. Chắc là tại tôi không chịu đọc nhiều sử sách dân tộc mà lại chìm theo dòng chảy Văn hóa Trung Hoa.

    Cái tôi muốn nói đến là lịch sử dân tộc không hề thua kém nước bạn phương Bắc.

    Về thể loại tiên hiệp, tôi thích, nhưng không quá lậm. Tôi cũng có xem phim như thế, đọc vài cuốn truyện, tất nhiên, cũng là của Trung Quốc.

    Dạo này, trên Web Vn*****s, có tác phẩm Thần Chiến Triều Trần. Tôi đã đọc 9 chương. Cảm thấy đây là một tác phẩm tiên hiệp hay, đậm chất thuần Việt.

    Hay ở đây, là tác phẩm này, không viết theo thịnh thế tiên hiệp của Trung Hoa. Mà là dựa trên lịch sử, theo các truyền kỳ về yêu ma quỷ quái, thần thánh, thầy tu thầy phép của dân tộc.

    Đấy là một điểm sáng rất lớn trong bối cảnh truyện chữ của Việt Nam hiện tại. Không bám vào Trung Quốc.

    Dù tác giả, gọi là nghiệp dư đi, có văn phong không trôi chảy, đẹp đẽ, hay quá mượt mà như những tác phẩm tiên hiệp nổi tiếng khác. Nhưng phải nói, lượng kiến thức của tác giả rất lớn. Cái cách miêu tả vùng đất Tây Bắc, vùng Đà Giang, phong tục tập quán của dân tộc miền núi, khiến tôi rất ấn tượng.

    Tôi công nhận, nhờ 9 chương truyện này, tôi mới biết thêm nhiều điều về đất rừng miền núi ngày xưa. Cứ như tôi bị lạc vào thế giới ấy qua cách miêu tả của tác giả vậy.

    Nhân vật chính là Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật, một vị hoàng tử, dũng tướng của nhà Trần, nước Đại Việt. Đây một cái khó của tác giả, bởi người ấy có thật trong lịch sử, nếu miêu tả diễn giải sai hình tượng, cả tác phẩm như bỏ đi.

    Thần thánh hoá nhân vật chính quá thì không được, cũng không thể để nhân vật chính ngu ngốc, nhu nhược hay hèn nhát, hoặc quá độc ác. Viết giống như chính sử thì sẽ bị chê là bình thường, không có sáng tạo, đại loại như vậy.

    Có lẽ vì lý do trên, nên ở mấy chương đầu, đã có độc giả nhận xét rằng, Trần Nhật Duật bị lu mờ bởi dàn nhân vật phụ. Tôi đồng ý với cái này.

    Tuy nhiên, tôi có thể cảm nhận chàng hoàng tử dáng người rất đẹp, thông minh tài giỏi, là một dũng tướng thật sự, được cấp dưới tôn trọng, kính nể, và trung thành.

    Rất may, tác giả đã chọn thể loại tiên hiệp. Mà chuyện yêu ma, thần phật thì trong dân gian lưu truyền không biết bao nhiêu mà kể, sử sách không chép đầy đủ hết được. Do đó, tác giả có thể thoả sức sáng tạo, viết nên một câu chuyện tiên hiệp của Đại Việt.

    Hãy đọc thử đi, sẽ biết cảnh giao chiến giữa sứ giả phủ Cao Sơn với Hổ tinh Một Mắt ác liệt thế nào, nguy hiểm ra sao. Tài trí của Nhật Duật không thua kém phương Bắc là bao, sẵn sàng chịu khổ, tìm tòi nắm bắt phong tục tập quán của dân tộc miền núi, rồi dùng những thứ đó để chiêu hàng Chúa đạo Đà Giang Trịnh Giác Mật hung hăng, hống hách mà không hao một binh, mất một cung. Vị chúa đạo ấy lại là người sợ ma quỷ, bỗng dưng trở nên nhút nhát, ham sống sợ chết, là điểm hài hước, hóm hĩnh do tác giả tạo ra một cách chân thực. Người mà, ai lại không sợ yêu ma quỷ quái cơ chứ.

    Rồi có cô gái Bạc Nương ngây thơ lại bí ẩn. Quan tạo Bạc Luông vì tình yêu mà báo thù rửa hận, phải chịu kết cục bi thảm, gia đình tan nát. Hay xen kẽ, là vẻ mặt xấu hổ, lúng túng, giận dữ ngây ngô của đôi nam nữ Nhật Duật, Vi Mai...

    Chỉ mới 9 chương thôi, tác giả đã vẽ nên một câu chuyện phiêu lưu, đầy nguy hiểm của Trần Nhật Duật.

    Mặc dù, có vài lỗi chính tả, hay cách trình bày chưa đẹp mắt, văn phong bình thường, cứ như diễn tả, lúc gây cấn thì chưa gây cấn, lúc lãng mạn thì tới, lúc xúc động, bi thương cũng chưa thấm. Nhưng, khi đọc, sẽ biết tác giả đã khổ tâm nghiên cứu, học hỏi rất nhiều. Cách dùng từ rất thuần Việt, từ cái tên nhân vật cho đến những từ ngữ thời cổ như quan tạo, phiên dậu, thầy phép, đức ông, chữ Triện... Cả tên địa danh và các truyền thuyết về Ma Thị Cao Sơn, núi Tản Viên, hay Đệ Ngũ Tuần Tranh danh tướng Cao Lỗ, người chế tạo nỏ thần cho An Dương Vương.

    Tất nhiên, cảm nhận ở trên là của cá nhân tôi. Với tư cách là một độc giả, đối với tôi, tác phẩm Thần Chiến Triều Trần này, rất hấp dẫn, mang đặc trưng riêng của dân tộc.

    Tôi là một người, khi đọc một tác phẩm, hay một vài chương truyện, sẽ đọc qua loa, kiểu như xem trước vậy, khi nội dung hay, tôi sẽ nghiền ngẫm đọc lại sau.

    Vì vậy, văn phong của tác giả hợp với tôi, cũng chưa chắc làm hài lòng nhiều độc giả khác, khó tính hơn tôi. Cho nên, tôi rất mong, tác giả sẽ cố gắng viết thật hay về sau, và bỏ ra một ít thời gian rảnh rỗi, trau chuốt lại từng chương truyện cho hay hơn, bớt lủng củng, dài dòng, đọc vấp, lặp từ. Nói thật, đây là tác phẩm tiên hiệp đầu tiên tôi đọc do người Việt viết mà lại dựa theo sử dân tộc, có bối cảnh rõ ràng.

    Điểm mạnh của tác giả là miêu tả cảnh sắc, còn về tả nội tâm, tính cách nhân vật thì chưa tới, cứ như thiếu thiếu cái gì đó.

    Con người rất phức tạp, và đầy toan tính. Tùy tình huống, có người sẽ hành động khác nhau. Với một người nặng tình nghĩa như Bạc Luông lại dễ dàng để con gái bị bắt đi, hay Nhật Duật thân phận cao quý lại liều mình giúp đỡ sứ giả Ban Mai, hay Ban Mai tránh được thuốc mê, mà biến mất dạng bỏ lại Nhật Duật không rõ an nguy?

    Dĩ nhiên, tác giả có cái lý của tác giả. Chỉ mong, những tình tiết sau, tác giả sẽ khắc họa đầy đủ hơn, chân thực hơn, và hay hơn.

    Hãy chờ xem, và đoán đọc, Trần Nhật Duật sẽ cứu Bạc Nương như thế nào? Thời nhà Trần, quân Nguyên Mông xâm lược đến ba lần, dũng tướng nhà Trần sẽ đối phó ra sao? Tác phẩm này sẽ đi đến đâu? Thời gian sẽ trả lời, và bạn đọc hãy tự cảm nhận.

    Xin hết, 9 chương, nên tôi không nói dài dòng.

    Chúc Phiên ca hoàn toàn tác phẩm này. Tâm huyết để đi hết cuốn truyện không phải là điều dễ dàng.

    Một tác phẩm hay, và tác giả đã bỏ công sức mà viết.

    Cúi chào.

    Chiến Thần Bại Trận
    Mời các bạn đọc Trần Triều Thần Chiến bộ truyện Lịch sử - Tiên hiệp - Thần thoại đặc sắc:
    http://www.tangthuvien.vn/forum/showthread.php?t=157061

    ---QC---


Trang 12 của 12 Đầu tiênĐầu tiên ... 2101112

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status