TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 14 của 22 Đầu tiênĐầu tiên ... 41213141516 ... CuốiCuối
Kết quả 66 đến 70 của 106

Chủ đề: Giống Rồng

  1. #66
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    111
    Xu
    4,150

    Mặc định

    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

    Hồi thứ mười ba

    Thành Bạch Hạc Liêu Đức Thinh gặp nạn.

    Phủ Phong Châu giăng cạm bẫy họ Vương.

    Chương 13.5 Cây bàng lá đỏ


    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

    Hồi thứ mười ba

    Thành Bạch Hạc Liêu Đức Thinh gặp nạn.

    Phủ Phong Châu giăng cạm bẫy họ Vương.

    Chương 13.5 Cây bàng lá đỏ

    Cường đi len theo phía tường rào bên phải, bông nghe tiếng thét the thé của bọn con gái. Triệu Cường quan sát trước sau, đứng núp vào một chiếc cây sưa sát vách.

    Có tiếng một cô gái lạy lục van nài:

    - Mong hai anh tha cho tụi thiếp. Dẫu gì thì trước khi hầu hạ cho Công tử, hai bọn thiếp cũng đã phục vụ hai người.

    Tiếng roi vút mạnh vào lên cơ thể yếu mềm khiến Triệu Cường sởn gai ốc, dựng tóc gáy. Giọng người đàn ông ồm ồm quát tháo:

    - Lũ tiện nhân. Mau mau ra lầu quán tiếp khách. Công tử đã không còn thích các ngươi nữa nên mới cho người làm hoen ố các ngươi.

    Giọng lanh lảnh lại cất lên lạy lục:

    - Không phải là tụi thiếp đã bị hai người làm hoen ố trước hay sao.

    Một tên khác giọng chua như giấm nói:

    - Các ngươi ngu hay là giả vờ không biết. Công tử chỉ thích bọn con gái không còn trinh mà phải tận mắt trông thấy kẻ khác làm chuyện đó. Khi không còn thích nữa, công tử sẽ làm như với hai ngươi. Mau mau mà ngoan ngoãn tới lầu xanh tiếp khách, bọn khách làng chơi sẽ nâng niu chiều chuộng các ngươi.

    - Các anh có thể cho bọn thiếp theo hầu được hay không? Bọn thiếp không muốn tới chốn xô bồ ấy. Nhục nhã lắm.

    - Các ngươi trông thì cũng khá được, cũng vừa miếng thật đấy. Nhưng ta không muốn chết mà rước theo các ngươi. Lệnh của Công tử đã ban, dùng xong rồi thì đem đi bán. Bọn ta dẫu cũng tiếc cho các ngươi nhưng ta đâu dám trái lệnh công tử.

    Tiếng gào thét van xin rồi đánh đập dồn dập đập vào tâm trí họ Triệu. Triệu đứng thêm một lúc để nghe ngóng thì có tiếng người xì xào đi từ phía bắc đi tới. Ba người đàn ông dáng người vạm vỡ, tay cầm đuốc lớn bước vội qua chỗ Triệu Cường. Cường trông theo quan sát thấy ba người đó đứng chờ ở phía cửa phủ một lúc khá lâu.

    Cường mệt quá ngả lưng vào gốc cây chợp mắt một lát. Tiếng kẽo kẹt của chiếc cửa phủ bằng gỗ lim nặng trình trịch khiến Triệu Cường tỉnh giấc. Cường chợt nghe được tiếng dò hỏi của đám người hầu trong phủ :

    - Ba người các anh có phải là Đàm Hữu Trác, Lê Xuân Đỉnh, Toán Minh Trù, con rể của Kiều lão đại nhân?

    Người đàn ông râu quai nón, đuôi mắt trái sẹo lớn xẻ khóe mi dài tới tận thái dương, giọng nói đặc sệt xứ Mê Linh đáp:

    - Chính vậy. Ta là Toán Minh Trù, rể thứ của Kiều đại nhân. Đây là hai vị huynh đệ Hữu Trác, Xuân Đỉnh cũng là rể của cha vợ ta. Nghe Thăng Hùng công tử có ý lệnh triệu kiến, không hay có việc gì cần gấp mà cho gọi lúc giữa đêm khuya.

    Một tên người hầu nhanh nhả :

    - Các vị tướng quân đều có mặt cả ở đây rồi. Thăng Hùng công tử có chuyện cần bàn với các anh. Ta nghe nói chuyện về họ Triệu đang ở trong thành Bạch Hạc. Đợi ta vào bẩm báo với Vương công tử rồi vào trong điện phủ.

    Ba người đó bàn bạc với nhau trước cửa phủ họ Vương. Hữu Trác luôn miệng nói phải trử khử họ Triệu đó vì họ Triệu đó làm trái di ý của tiên chủ họ Vương.

    Minh Trù có ý muốn lợi dụng họ Triệu làm mồi nhử để khiêu khích quân tướng Tống Bình, mượn tay họ Triệu cho đám người họ Dương kia tự chia rẽ được lợi cả đôi đường cho châu Phong. Xuân Đỉnh không nói lời gì, chỉ lẳng lặng đứng nghe hai người kia nói qua lại với nhau, mặt không hề biến sắc.

    Ba người đó vội vàng đóng sầm cửa, bên ngoài chỉ còn bóng tối che phủ. Triệu Cường có linh tính rằng có chuyện không hay sắp xảy đến. Cường vội vã chạy về phủ, gọi người em Triệu Cam tới kể lại hết sự tình. Triệu Cam tặc lưỡi :

    - Thì ra là đám tướng sĩ Bạch Hạc lòng vẫn ngả theo họ Vương đó. Anh Cường này. Khi tối, em có đi qua góc chợ đông, gặp một ông bói mù. Thấy ế ẩm, em mới vào hỏi chơi chơi xem thế nào. Ông ta mới nghe giọng nói mà đã đoán ra ngay hình thể, gia thế. Ông ta còn nói trong thời gian gần hãy đề phòng những kẻ tiểu nhân. Không có lẽ là…

    - Thầy bói đó ở đâu ? Sao ngày nào ta cũng đi qua chợ đông mà không gặp.

    Triệu Cam sững người một lát rồi mới tả lại cho Cường :

    - Là người đàn ông mặc áo dài đen, đầu vấn tóc cao xếp tròn vạnh trên đầu, đôi mắt nhắm nghiền, chỉ sắp vài đồng xu úp ngửa trên chiếc đĩa nhỏ cùng đôi câu đối nhỏ bày ra ở góc chợ đông, bên cạnh tiệm đánh bạc Xuề Na.

    Triệu Cường đi đi lại, suy nghĩ tính toán điều gì đó. Cường quay ra nói với Cam:

    - Theo như chú tả lại thì ta nghĩ người đó là một trong những tên mật thám đi theo họ Liêu kia. Chỉ có người huyện Vũ Bình mới để tóc kiểu như vậy, còn việc xem bói đặt đồng xu câu đối thì chắc chắn chỉ có theo tục lệ Đỗ Động. Người châu Phong xem bói không bằng thứ đó cho nên bói đó mới ế ẩm như vậy. Ta đoán rằng bọn mật thám đó vẫn còn rất nhiều trong thành và nắm được rất nhiều thông tin quan trọng giúp ích được cho ta, chi bằng chú hãy tới đó lân la để tìm ra những hoài nghi mà bấy lâu nay chúng ta còn chưa hay tỏ.

    Cam bàn lại với huynh trưởng :

    - Thế còn tay công tử họ Vương đó thì sao?

    - Ta đã lo liệu. Chú hãy yên tâm. Bây giờ, chú dẫn theo gia quyến chia thành nhiều toán người nhỏ, ăn mặc rách rưới không để bọn quân lính nghi ngờ rồi chia nhau ra ngoài thành. Đợi khi ta thu xếp xong ở trong thành, hẹn gặp mọi người ở núi Lịch Sơn ở phía bắc giáp với Bình Nguyên châu. Chỗ đó là đường lui duy nhất mà ta và chú có thể thoát nạn.

    - Vậy còn anh, trong thành tai mắt họ Vương có lo liệu được hay chăng?

    - Chú hãy cứ an tâm. Họ Vương đó chỉ nhắm chúng ta cho mưu hèn kế bẩn của hắn. Ta sẽ tương kế tựu kế để đối trọi với hắn.

    Cam dẫu còn bứt rứt nhưng không biết nói gì hơn đành quay mặt bước đi. Cường vẫy tay xua Cam đi thật nhanh, Cam ngoái cổ lại nhìn người anh cả rồi khuất dần vào trong đêm khuya vắng.

    Sáng ngày sau Triệu Cam theo lời của Cường chia gia quyến già trẻ gái trai thành năm toán, mỗi toán ba đến bốn người, ăn mặc rách rưới, chấm bùn đất lên mặt lần lượt ra khỏi thành.

    Cam lân la các lầu quán hỏi chuyện về đám người mật thám của Liêu Đức Thinh sau đó mới lặng lẽ đi đến cổng thành nhỏ phía tây. Cam quan sát rồi kỹ lưỡng rồi ẩn mình vào đám dân buôn ra được khỏi thành Bạch Hạc.

    Mọi người tập trung tại một điểm cạnh bờ sông Thao rồi men theo đường núi tới núi Lịch Sơn như lời Triệu Cường đã dặn dò.

    Triệu Cường nghe tin gia quyến đã trốn được khỏi thành Bạch Hạc liền thúc ngựa chạy tới điện phủ họ Vương. Thăng Hùng khi ấy đang đuổi hoa bắt bướm phía hậu viên cùng hai đứa trẻ đang nô đùa ở đó.

    Một tay người hầu dẫn Cường tới chỗ Hùng đang chơi, cảnh vật không khác nhưng thần thái hoàn toàn không giống so với khi đêm qua Cường ghé lại. Có cô gái tuổi chạc ngoài đôi mươi mặc áo yếm gụ, lưng trần rám nắng đang ngồi phe phẩy quạt nan.

    Trông thấy Cường vồi kéo chiếc áo ngoài che đi đôi vai hững hờ. Giọng nói đon đả:

    - Triệu tướng quân ghé thăm phủ không hay có việc gì? Công tử nhà ta còn đang chơi đùa với lũ trẻ con.

    Triệu Cường đưa mắt trông theo Thăng Hùng đang vui đùa mà nhẩm trong bụng rằng "Gã này quả thật che mắt thiên hạ tài tình, đến đám hương thân phụ lão cũng không hề hay biết sự thật sau cái ngờ nghệch kia của hắn. Đã đến lúc ta phải cho hắn ra ngoài ánh sáng để cả Phong Châu này biết."

    Ánh mắt Cường đỡ đẫn, nàng Mai trông thấy liền hỏi gọi nài mấy tiếng:

    - Triệu tướng quân. Triệu tướng quân. Tiểu nữ không biết tướng quân có việc gì mà ghé lại điện phủ. Đợi khi nào công tử tỉnh táo, ta sẽ truyền lời giúp tướng quân.

    Triệu Cường hẹm giọng, khi đầu nói lí nhí trong cổ họng khiến nàng Mai không nghe ra. Cường lớn tiếng như muốn đánh động cho họ Vương:

    - Quân Tống Bình mang một đội quân hai vạn đã tới Mê Linh hợp quân với Thi Nguyên hòng phá thành Bạch Hạc. Hàn Ước nói "Cái gai trong mắt là ở châu Phong, nhổ được cái gai đó An Nam sẽ được hưởng trọn hồng phúc Đường triều."

    Nay ta tới báo với Vương công tử mau mau thu xếp già trẻ gái trai trong nhà sớm lo liệu tránh nạn diệt thân.

    Thăng Hùng dừng lại đôi chút, hai đứa trẻ liền ú òa khiến Thăng Hùng lăn ra đất nằm im một lúc. Triệu Cường nghĩ rằng đã đánh trúng lòng dạ họ Vương nên đứng dậy xin cáo lui, khuôn mặt vẫn còn rát đỏ do vết bỏng đêm qua lánh lánh chỗ Vương Hùng đang nằm lui ra phía cửa phủ.

    Thăng Hùng bỗng bật dậy hét lớn:

    - Bắt chết tất cả các ngươi này. Từng tên một từng tên một này.

    Triệu Cường đứng sựng người, mặt nhúm nhó nghĩ rằng phen này không ra được khỏi phủ. Tiếng hai đứa trẻ tíu tít:

    - Cha chơi ăn gian. Cha đã bị Tồn Lăng hạ gục rồi, phải đợi khi Tồn Lăng đánh nhau với con xong thì mới được sống lại chứ.

    Thăng Bình nằng nặc đòi cha nó nằm xuống, Nàng mai í ới gọi hai đứa trẻ:

    - Thôi nào các con. Thăng Bình nhường em, Tồn Lăng không đánh với anh nữa. Hai đứa dìu cha dậy vào đây ăn chiếc bánh nào.

    Triệu Cường quay lưng lại nhìn đám trẻ rồi thở phào nhẹ nhõm bước ra ngoài phủ, cúi chào Mai một lần nữa. Chân liêu xiêu Cường vấp phải thành cửa, ngã lộn cổ ra phố vắng.

    Triệu Cường xộc xệch áo quần thúc ngựa thẳng về nhà chuẩn bị giáp áo đủ đầy, thương khiên sẵn sàng cùng đội quân châu Phong nghênh địch.

    Hai ngày sau, quân lính Tống Bình do Quách Thôi làm tiên phong đánh dẹp toàn bộ căn cứ quân đội châu Phong ở phía bờ đông Tam Đái. Quân châu Phong buộc phải vượt sông lui về phía tây.

    Thi Nguyên mang một đạo tám nghìn binh mã trong đêm vượt sông Cái đánh vào vùng đất phía bắc huyện Thái Bình nhằm gây bất ngờ cho quân đội châu Phong ở phía nam.

    Quân châu Phong chạy về tới bờ nam Đà giang gọi thuyền phía bờ bắc tiếp viện. Thi Nguyên hừng hực xua quân đuổi theo truy sát, bỗng từ phía tây một đội quân người Lý đi tới cầm giáo mác, trống kèn ầm ĩ khiến Thi Nguyên thất kinh bỏ chạy.

    Hà Bình Xuyên hét lớn:

    - Giặc vô ơn hãy đứng lại. Còn không mau mau xuống ngựa chịu trói.

    Thi Nguyên đoạn chạy ngựa đến núi Câu Lậu trông thấy một con trâu to bằng cái đình làng đang húc đám quân lính chạy phía trước. Đám quân đó đứa này giẫm đạp lên đứa kia bị trâu húc ngã hết xuống đầm nước ở chân núi, xác chết nhiều vô kể, chỉ vài canh giờ xác nổi kín đặc mặt đầm.

    Thi Nguyên trông thấy trâu mộng hung dữ đành liều chết quay lại đánh với Hà Bình Xuyên. Bình Xuyên vung kiếm chém trúng được búi tóc của họ Thi.

    Họ Thi lại trông thấy một viên tướng mắt diều hâu, lông mày sâu róm, mũi hếch miệng ngão đang cầm giáo dài phi ngựa chạy tới toan đâm trúng ngực Thi Nguyên.

    Nguyên phá vây chạy về phía con trâu mộng nghĩ rằng phen này phải quẫn tiết mà chết nơi chiến trường.

    Trời bỗng gió mưa kéo đến tối sầm, sấm sét rền vang tai, Hà Bình Xuyên thúc giục quân lính xông lên phía trước càn quét đội quân của Thi Nguyên. Trời đổ mưa lớn, trâu mộng gầm vang khiến cả đoàn quân kinh hãi lui lại.

    Thi Nguyên quay lại phía sau trông thấy quân lính không đuổi theo nữa liền rút kiếm xông tới trâu mộng. Trâu mộng húc thêm vài nhát vào đám lính nhưng đám lính không bị sừng đâm thủng bụng như khi nãy mà chỉ bị hất văng đi vài trượng.

    Trâu mộng lắc lắc cái đầu trầm mình xuống đầm rồi lặn chìm nghỉm. Thi Nguyên trông thấy phía trước không còn vật cản chắn đường liền giục quân chạy về phía đông nam.

    Cao Văn Trác đuổi theo đến tận chân núi La Phù thì quay lại hợp với Hà Bình Xuyên đóng quân chỗ cũ. Giáo gươm, mũ giáp, cờ xí thu về đến cả nghìn chiếc Bình Xuyên bàn với Trác:

    - Khi nãy gặp thần Đại Hắc Ngưu ở núi Câu Lậu mà quân địch được một phen hú vía. Lần này ta lập được công lớn, chắc chắn sẽ được chủ tướng hậu hĩnh ban thưởng rồi.

    Tối trời, mây đen rủ nhau kéo về phía tây nam, bầu trời quang đãng, không khí mát lành, Bình Xuyên cà kê ly rượu với Văn Trác.

    Từ phía nam có một tên lính chạy ngựa tới báo tin. Văn Trác dở thư ra đọc, Sĩ Giao gửi lời trách hai người :

    "Dương chủ tướng sai các ngươi mang tám nghìn binh lính tới đóng ở bờ nam Đà Giang để đề phòng quân châu Phong. Nay các ngươi lại tự ý mang binh đánh quân Tống Bình, cứu quân châu Phong là trái ý dụ của chủ tướng.

    Đã gần hai tuần mà chưa hề có động tĩnh từ trong thành Bạch Hạc mà các ngươi không tiến không lui để cho hao binh tốn lương, đẩy quân ta vào chỗ hiểm yếu. Làm phận tôi tướng các ngươi hãy tự xem xém kiểm điểm lại bản thân mình xem đã tròn trách nhiệm với chủ tướng, với người huynh đệ của các người hay chưa?

    Liêu Đức Thinh gặp nạn, cái chết cận kề, các ngươi có biết hay không? Nay ta lệnh cho các ngươi hãy mau mau nghĩ cách để giải cứu một trăm huynh đệ ở trong thành Bạch Hạc, giải cứu cho Đỗ tướng quân, Liêu tướng quân.

    Việc quân không thể chậm trễ, nội trong vòng ba ngày, nếu hai người không làm được sẽ xử theo quân pháp."

    Hai người đọc được thư liền cho quân thu dọn bàn rượu. Văn Trác tức tối quát mắng:

    - Dẫu gì thì bọn ta cũng đã đuổi được lũ giặc họ Thi đó. Nay không những chẳng được luận công lại trách tội bọn ta. Đây là cái lý lẽ của kẻ làm cấp trên hay sao.

    Bình Xuyên vỗ về họ Cao:

    - Đúng là trước khi đi hai chúng ta cùng với Liêu tướng quân cùng ký quân lệnh trạng cứu cho bằng được Đỗ tướng quân. Nay đã quá hai tuần, chủ tướng cho viết thư trách phạt cũng là điều dễ hiểu. Còn việc ta đánh đuổi được quân địch hẳn là quân sư có ý khác, trước khi mang binh tới đây, quân sư có ý muốn ta không nên đánh vào quân lính Tống Bình mà đợi khi quân châu Phong rút mới ra tay hành xử. Nay ta cứ vờ như quân tình bị chia rẽ, anh hãy mang năm nghìn binh về phía bắc, ta mang số binh còn lại xuôi về nam để nhận tội.

    Văn Trác phản đối quyết liệt lời của Bình Xuyên :

    - Không thể như thế được. Ta đi đánh trận đâu có thể thấy địch tới mà giương mắt lên nhìn hay là tháo chạy. Nay lại bắt ta đầu hàng đám lính châu Phong đó. Ta không thể làm được cái điều bất trung bất nghĩa ấy.

    - Ta có nói anh về phía bắc là đầu hàng đám quân châu Phong đó. Nay quân ta đã bị chúng phát hiện ra, nếu cứ cố thủ ở đó mà chờ bọn chúng lui qua đó thì sẽ chẳng phải kế hay bởi chúng sẽ chẳng dại gì lui qua chỗ ấy khi trông thấy anh mang quân lính giữ chắc trại ở đó. Nghe lời ta, anh hãy mang binh về bắc, mang theo bức thư này để hợp binh với quân châu Phong, tiện đó xin thêm quân lương của bọn chúng. Ta sẽ về bẩm với chủ tướng, sau khi quân Tống Bình đánh được vào thành Bạch Hạc, anh sẽ được thỏa chí chém giết quân địch.

    Nghe lời dỗ dành của Bình Xuyên, Văn Trác cảm thấy mủi lòng cười khoái chí.

    Rượu lại mang ra, cầm văn thư ném xuống đất Văn Trác nốc hai hũ rượu lớn, ngà ngà say cho bắt trói Bình Xuyên.

    Xuyên gọi tên giám quân thân cận tới nhờ hắn cởi trói cho Xuyên rồi gọi theo hơn hai nghìn binh lính trốn thoát được khỏi doanh trại họ Cao về tới huyện thành huyện Vũ Bình. Đỗ Sĩ Giao trước mặt Chí Liệt trách mắng Bình Xuyên thậm tệ, cho người đánh hai mươi roi, tước bỏ tước đô úy, giáng làm lính hậu cần chuyên lo việc bếp núc.

    Đỗ Động khi đó binh tình không có nhiều biến chuyển nên Chí Liệt gửi thư tới Trường Châu hỏi ý tướng phụ. Dương Thanh đáp lời rằng hãy cứ để nguyên tình thế như hiện nay chờ quân Tống Bình dẹp xong châu Phong rồi ra tay cũng chưa muộn.

    Dương Chí Liệt cầm lá thư của cha gửi lại đưa cho Đỗ quân sư. Sĩ Giao đang ngồi ngắm cảnh Vũ Bình nhận lá thư liền đem đốt đi, tro bụi bay phấp phới trong chiều thu man mác.

    Sĩ Giao nở một nụ cười, nhặt chiếc lá bàng đỏ rơi vào trong lầu gác mà trong tâm tự thấy bình an, lớn tiếng thở dài :

    - Cuối cùng thì cái ngày mà ta ngóng đợi bấy lâu cũng đã sắp đến.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    ---QC---


  2. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    giangbery,
  3. #67
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    111
    Xu
    4,150

    Mặc định

    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

    Hồi thứ mười bốn

    Phủ Phong Châu, Triệu Cường mưu đảo chính

    Huyện Gia Ninh, kiến nhỏ gặp mưa rào

    Chương 14.1 Lòng dạ kẻ làm tôi rực sáng núi thiêng Tam Đảo


    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

    Hồi thứ mười bốn

    Phủ Phong Châu, Triệu Cường mưu đảo chính

    Huyện Gia Ninh, kiến nhỏ gặp mưa rào

    Chương 14.1 Lòng dạ kẻ làm tôi rực sáng núi thiêng Tam Đảo

    Vừa đi tới Bạch Hạc, Cao Văn Trác đã lớn tiếng gọi Triệu Cường muốn mặt giáp mặt để nói chuyện. Triệu Cường nghi ngờ họ mưu kế của Sĩ Giao muốn Văn Trác trá hàng hòng lấy lại châu Phong nên sai người chuyển lời tới họ Cao.

    Văn Trác nhận lời Cường đóng quân cách thành Bạch Hạc hai mươi dặm về phía nam có bãi đất rộng, bọn dân miền núi thường xuyên đi qua để tới Tống Bình. Văn Trác xin cấp lương, họ Triệu tới dạm ý Thăng Hùng, Hùng lúc nào cũng nhe răng cười rồi gật đầu đồng ý.

    Triệu Cường lầm lũi quay trở về phủ, trong đầu không ngừng nghĩ về họ Vương và tên Cao Văn Trác kia. Cường tự nhẩm với bản thân “Cái tên mặt giặc Thăng Hùng, lúc nào cũng tỏ ra ngờ nghệch mà tâm địa hiểm ác chẳng ai bằng. Họ Cao đó ta sẽ phải thử lòng dạ hắn thế nào?”

    Triệu Cường quyết định cấp lương hạng hai cho lính của Cao Văn Trác và ra thêm điều kiện rằng Trác phải đánh dẹp quân lính đang đóng ở châu Nam Từ để lập công trạng dâng tấu lên họ Vương phong thưởng.

    Cường ra ý rằng lấy được huyện thành Thái Bình là thành Đào Lâm và châu Nam Từ, lương thảo tự khắc sẽ đủ mà chẳng phải xin cấp thêm.

    Văn Trác nhận lời mang binh lập tức tới thành huyện Thái Bình lừa viên quan huyện ra khỏi thành chiếm được huyện Thái Bình. Hai ngày sau, Trác dẫn binh tới châu Nam Từ không mất một binh tốt, Nam Từ châu mục dâng thành lên cho Trác.

    Tin từ Nam Từ, Thái Bình báo về khiến Chí Liệt lòng nóng như lửa đốt liền sai binh lính các trại xung quanh hai vùng đó tập hợp sáu nghìn binh tới hỏi tội Văn Trác. Chí Liệt cử ba tướng Hà Bình Xuyên, Phạm Đan, Lương Trình Đắc tới để dụ hàng Văn Trác nhưng không được.

    Văn Trác dẫn quân châu Phong đóng ở các chỗ hiểm yếu khiến quân đội của Chí Liệt không thể tiến được đành phải lui về Vũ Bình.

    Tướng Lương Trình Đắc cùng với Hà Bình Xuyên mang một trăm binh kỵ đêm tối ập vào cửa thành Đào Lâm. Quân lính Đào Lâm chống trả quyết liệt bắt sống được Lương Đình Trắc, Hà Bình Xuyên chạy được ra ngoài đứng trước đội quân hùng hậu của Cao Văn Trác mà chửi mắng Trác là tên thất phu, ăn ở hai lòng.

    Trác giương cung bắn ra mũi tên trúng đầu ngựa của Bình Xuyên. Bình Xuyên rút mũi tên khiến ngựa rống lên thảm thiết rồi quất ngựa chạy về phía nam. Văn Trác đuổi được năm dặm thì sai quân lính về thành.

    Triệu Cường nhận tin họ Cao đó đuổi được giặc, bắt sống được tướng Lương Trình Đắc lấy làm mừng rỡ. Trình Đắc bị giải tới nhà lao thành Bạch Hạc, Triệu Cường lập tức ra thành đón Cao Văn Trác vào thành, khao Trác một bữa no nê, uống rượu say bí tỉ.

    Thăng Hùng nghe đám cận hầu bẩm có tướng dũng mãnh trước phá quân Tống Bình sau lại bị Dương Chí Liệt trách phạt mà đem quân hàng Phong Châu, lập được công lớn. Hùng dâng thư tới họ Triệu ý muốn Cao tướng quân cầm quân lính châu Phong đánh dẹp mối họa Tống Bình đã đóng quân phía đông Tam Đái suốt hai tuần nay.

    Họ Triệu thuận ý của Vương Thăng Hùng liền phong cho họ Cao chức thống soái tiên phong, lãnh ba nghìn hàng binh cùng hai trăm kỵ binh tiên phong phá giặc họ Quách, họ Thi đang nhăm nhe.

    Cao Văn Trác được phép ra vào thành Bạch Hạc, sắp sửa binh mã, lương thảo, quân khí và không quên cho người đi dò la tin tức của họ Liêu và Gã Quỷ.

    Trong quân lính của Cao Văn Trác có một người tên Doãn Kiên uống rượu say ở quán rượu gần ngục giam trong thành. Trời xẩm tối, hắn bước ra ngoài quán rượu nói bèm nhèm về việc Văn Trác tới châu Phong có ý đồ giải cứu Đỗ Tồn Thăng đang bị bắt nhốt. Đám sai nha nghe thấy liền báo cho viên bổ đầu họ Lại. Lại Sử Văn biết được sai đám sai nha đó bắt về giải đến phủ họ Triệu.

    Triệu Cường nhìn hắn lấm lét liền vung kiếm lên dọa nạt, Doãn Kiên xỉu ngay. Cường hắt nước lạnh vào mặt Kiên, hắn tỉnh lại liền khai hết:

    - Bẩm Triệu tướng quân. Cao Văn Trác kia khi đầu được Đỗ quân sư cử đi cùng Hà Bình Xuyên đóng binh mã ở phía nam thành Bạch Hạc để đón đánh quân châu Phong khi quân châu Phong chạy qua. Nhưng sau này quân của Hàn Ước đánh từ phía đông nam truy sát quân châu Phong tới thành Bạch Hạc thì hai người đó mang quân ra đánh họ Thi khiến họ Thi phải rút quân về Hoài Đức. Đỗ quân sư sai người trách tội hai người đó. Hà Bình Xuyên dẫn quân về Vũ Bình, còn Cao Văn Trác tức giận liền mang một nửa đạo binh đó tới châu Phong để đầu hàng tướng quân. Hà Bình Xuyên là kẻ tiểu nhân, sau khi trở về hắn còn kể tội của Cao tướng quân khiến Dương chủ tướng nổi giận lôi đình mang quân đánh huyện Thái Bình và châu Nam Từ do Cao tướng quân mới chiếm lại.

    Triệu Cường nghe Doãn Kiên thuật lại bỗng trong lòng cảm thấy nhẹ tênh, ngụm một tách trà, quết một miếng vôi trắng lên chiếc lá trầu không, Triệu Cường bỏm bẻm nhai rồi suýt soa:

    - Lá trầu cay hắc lại có vôi mát dịu, quả là thứ đáng được thưởng thức trên đời. Phải không Doãn Kiên. Nhà ngươi muốn ta thưởng điều gì?

    Doãn Kiên dập đầu nhận lỗi:

    - Xin tướng quân bớt giận. Phận tôi tướng đã không tròn bổn phận lại uống rượu say, xin tướng quân cứ trách phạt theo quân pháp. Tiểu nhân không dám nhận công thưởng.

    Triệu Cường nhìn Lại Sử Văn rồi phá lên cười. Lại Sử Văn chỉ dám nhìn rồi che miệng cười khẽ, Lại Sử Văn nói với Doãn Kiên:

    - Triệu đại nhân đang vui, nhà ngươi còn không tạ ơn đại nhân.

    Doãn Kiên vái thêm ba vái liên miệng nói đa tạ Triệu Cường đã tha tội. Kiên đứng dậy bước lùi ra mặt không dám ngẩng lên nhìn họ Triệu và viên bổ đầu họ Lại. Vấp phải bậc cửa, hắn ngã ngửa ra ngoài, lộn mấy vòng lăn quéo ra sân lát đá xanh. Đầu sưng ụ to rồi hắn xộc xệch chạy ra ngoài phủ.

    Doãn Kiên cúi đầu chạy thục mạng trong bóng tối va trúng ngựa của Toán Minh Trù làm họ Toán mất thăng bằng phải nhảy xuống ngựa. Họ Toán mặt dữ dằn khiến Doãn Kiên hoảng sợ, họ Doãn ngước mắt nhìn lên hoảng hồn lắp bắp:

    - Xin quan gia tha mạng. Tiểu nhân có mắt mà như mù. Xin quan gia tha mạng.

    Minh Trù trông thấy vẻ mặt đáng thương của Doãn mà trong đầu nảy ra ý trêu đùa Doãn. Họ Toán cầm chiếc gậy tầm vông đặt trên vai hắn dọa nạt:

    - Cái tên bợm rượu nhà ngươi. Nhà ngươi có biết bây giờ là canh mấy rồi hay không mà đi lại ngoài đường. Quân tình đang có biến, lệnh cấm khắp thành mà nhà ngươi vẫn còn ở đây nồng nặc mùi rượu. Khai mau ngươi là lính của ai?

    Doãn Kiên run rẩy đáp:

    - Xin gia gia tha mạng. Con vừa ở trong phủ Triệu gia đi ra, tiểu nhân là lính của Cao tướng quân. Ngày nay Cao tướng quân cho các quân lính được ăn uống tự do để ngày mai đánh một trận ra trò. Tiểu nhân quá chén nên bị Triệu gia bắt về hỏi tội.

    - Lệnh cấm uống rượu trong quân mà họ Cao đó dám để cho các ngươi say mèm ra như vậy. Không lẽ hắn muốn rơi đầu hay sao. Mau mau đưa ta đi tới gặp họ Cao đó.

    Doãn Kiên mắt nhắm mắt mở, bước chân thậm thọt lê lết trên đường. Minh Trù trông bộ dạng họ Doãn thấy tức mắt thi thoảng lai dùng tầm vông đánh trúng vai của Doãn.

    Đi ngang qua Vương phủ, Doãn Kiên đứng lại chỗ gốc cây bàng nôn thốc nôn tháo vì trúng gió sau cơn say. Minh Trù ánh mắt khinh bỉ chốc chốc lại quát mắng Doãn Kiên nhưng họ Doãn chẳng màng để ý đến. Bỗng có tiếng người ngựa nườm nượp đi tới vây kín họ Toán cùng tên bợm rượu.

    Họ Toán trên mình ngựa quát mắng đám quân lính:

    - Các ngươi không có mắt hay sao mà dám rút kiếm bao vây gia gia?

    Lại Sử Văn từ đâu chạy tới xua đám sai nha, mặt nghiêm nghị nói với Minh Trù:

    - Toán quan gia. Đang đêm tối không biết ngài cùng tên bợm rượu đó đi đâu?

    - Ta đi tới gặp họ Cao kia, hắn dám để quân lính dưới trướng uống rượu say sưa đến độ như tên kia. Chẳng phải coi thường quân pháp hay sao.

    Họ Lại đi một vòng quanh chỗ Toán Minh Trù đứng rồi ra lệnh đám sai nha bắt cả hai người đó giải vào lao ngục. Họ Toán chống cự luôn miệng hỏi tay bổ đầu họ Lại nhưng họ Lại đều bỏ ngoài tai.

    Họ Toán được giam trong phòng giam bí mật, bàn ghế giường chõng đủ đầy lại có người cơm bưng nước rót đến tận nơi. Trong khi đó, Doãn Kiên bị nhốt vào nhà lao tăm tối ẩm mốc, họ Doãn bị nhốt cùng phòng giam với Gã Quỷ.

    Liêu Đức Thinh sau vài ngày thân tàn tạ trong ngục đã tỉnh táo trở lại nhận ra Doãn Kiên. Thấy Kiên bị bắt giam trong cơn say nên đợi tới khi trời gần về sáng, Kiên thấy trong cổ họng cháy rã tỉnh lại mơi hỏi Kiên:

    - Doãn Kiên, không phải nhà ngươi là phó tướng cho Cao Văn Trác mà nay lại bị bắt nhốt vào đây? Phải chăng đã có chuyện gì không hay xảy ra với họ Cao đó?

    Doãn Kiên chán nản, mặt buồn rầu, rên rỉ:

    - Cái tên tham ác họ Cao đó. Chỉ vì hắn ngu dốt nên mới ra thế này. Kể ra thì dài lắm, giờ hắn đang nghe lệnh họ Triệu, ngày mai mang ba nghìn anh em đi làm khiên chắn cho bọn người châu Phong. Nghĩ thì thật là không làm sao cho nguôi cái cơn giận này được.

    Gã Quỷ mở mắt nghe hai người đó nói chuyện mà người lay lay khiến đám cỏ khô khẽ động. Gã Quỷ cất lời khiến Doãn Kiên giật mình:

    - Cái tên tiểu tử nhà ngươi. Khát nước phải không? Có chút nước mưa ta hứng mãi từ đêm qua đến giờ mà nhà ngươi lỡ uống hết.

    Doãn Kiên lùi ra sau không dám nhìn Gã Quỷ, thi thoảng lại liếc sang nhìn trộm Gã mà đầu óc hoảng loạn. Liêu Đức Thinh trấn tĩnh hắn:

    - Là Tồn Thăng tướng quân, người mà ta cất công tới châu Phong để tìm kiếm đó.

    Doãn Kiên bấy giờ trấn tĩnh trở lại, quay ra nhìn mặt Gã Quỷ nhưng chưa hết vẻ mặt kinh hãi cúi chào Gã Quỷ:

    - Dương Diện hộ sư quân tướng là ngài? Tiểu nhân đã đắc tội. Xin tướng quân thứ tội cho tiểu nhân có mắt mà không thấy núi cao.

    Gã Quỷ nhìn hắn với ánh mắt thèm thuồng thứ gì đó đang có ở trong hắn. Họ Doãn thở gấp vì lo lắng khiến Gã Quỷ càng nhìn hắn một cách trìu mến hơn đến lạ.

    Gã hít hít hơi men mà đã từ rất lâu Gã chưa được ngửi, Gã vỗ mạnh vào lưng Doãn Kiên khiến Kiên dúi mặt xuống dưới bùn đất khai khai. Gã cười khà khà:

    - Cái hơi men này như khiến ta bừng tỉnh. Nhà ngươi uống rượu quán nào mà mùi men nồng nặc, khiến ta nhớ đến vò rượu khi trước ta cùng gã Hỏa Cước Tốc uống trong thành Bạch Hạc.

    Họ Doãn ngồi kể lại đầu đuôi mọi chuyện từ khi họ Cao dẫn binh tới nạp cho họ Triệu đến khi Doãn Kiên vì bực tức mà đi uống rượu bị bắt nhốt vào trong nhà lao này.

    Nói chuyện hồi lâu, Đức Thinh bàn bạc với hai tên lính bị nhốt cùng phòng giam tìm cách vượt ngục trong lúc quân châu Phong bị Hàn Ước tấn công.

    Sáng sớm ngày sau, Triệu Cường tới nhà lao tìm gặp Doãn Kiên rồi cho thả hắn về doanh trại. Ba người đó lấy làm bất ngờ, trước khi ra khỏi ngục tù, Kiên nói lời cáo biệt hứa với Liêu Đức Thinh và Gã Quỷ sẽ tìm cách để giải thoát cho hai người bọn họ.

    Doãn Kiên được đưa về tận trại lính phía đông thành Bạch Hạc. Cùng với Cao Văn Trác, Doãn Kiên phò giúp họ Triệu hội đủ ba nghìn binh và hai trăm kỵ mã đến trước bờ sông Tam Đái dâng nén nhang thơm lên đất trời châu Phong, đội quân hừng hực tiến lên một cách dũng mãnh đầy khí thế.

    Lúc bấy giờ, quân đội triều đình sau nhiều ngày chờ đợi quân châu Phong, Quách Thôi lòng vui mừng vì quân châu Phong đã tự nộp mạng cho họ Quách. Quách Thôi tự mình dẫn tám nghìn binh chia làm hai ngả tạo thế gọng kìm hòng bắt giết toàn bộ đội quân của Văn Trác.

    Mặc dù số binh mã của Văn Trác chưa bằng một nửa số binh của Quách Thôi nhưng quân lính của Quách Thôi chưa đánh đã bị hoảng loạn, đứa nào đứa nấy sợ sệt khi thấy một kẻ hùm beo dũng mãnh như Văn Trác. Đội quân thứ hai của Quách thôi lại chậm trễ tiến quân tới điểm tập kết khiến quân triều đình dễ dàng bị đánh bại.

    Khí dũng dâng cao, Văn Trác cùng hai trăm lính kỵ truy sát đội quân Tống Bình về tới lũy thành đất Mê Linh.

    Quách Thôi phải cố thủ ở trong lũy đất chờ quân tăng viện từ Tống Bình. Sau hơn hai ngày cố thủ, quân lính Tống Bình tiếp tục được tăng viện thêm bảy nghìn binh mã, Hàn Ước phong Thi Nguyên làm tiên phong, Quách Thôi làm trung lang tướng mang binh mã đánh thẳng tới châu Phong, quyết một trận quét sạch Bạch Hạc.

    Thi Nguyên nghe trong quân đứa nào đứa nấy đều sợ hãi họ Cao liền ra ý khích tướng “Họ Cao kia trước là một môn sinh của sư phụ ta, nhiều phen bị ta dùng thừng trói lại để sự phụ ta xử tội. Mặc dù khí chất oai dũng nhưng tính tình nóng nảy, chỉ là một tên thất phu hữu dũng vô mưu không đáng để chúng ta phải run rẩy như những con rùa rụt đầu như vậy. Nay ta mang ý dụ của Hàn sứ quân, quyết quét sạch đám quân nổi loạn châu Phong, thu đất nam về một mối.”

    Ý chí sục sôi, sĩ khí quân lính lên cao, Quách và Thi hừng hực khí thế mang binh mã ra khỏi lũy ấp đánh vào trại binh của họ Cao. Quân tiên phong của Văn Trác chống cự quyết liệt nhưng sức quân không sao chống được đội quân nhiều hơn mấy lần.

    Đại quân của châu Phong do Triệu Cường chỉ huy đánh vào cứ điểm Mê Linh từ hai ngả thủy bộ. Hai bên giao tranh giành giật từng tấc đất.

    Khói lửa binh đao suốt hơn một tháng, quân đội châu Phong chiếm được nhiều phần lợi thế hơn buộc Hàn Ước phải rút thêm một đội quân từ Lục Châu một vạn binh mã đi từ huyện Ninh Hải qua đất huyện Bình Đạo đánh thẳng vào Mê Linh.

    Tướng quân người Giang Nam tên là Chu Huyền nhận lệnh mang đội binh mã Lục Châu bắt sống được hai phó tướng của Cao Văn Trác là Doãn Kiên và Lục Đàn Ức. Quân châu Phong rơi vào thế hoảng loạn, quân lương cũng dần cạn. Văn Trác bị mất đi hai phó tướng đắc lực nên sinh ra buồn rầu u uất.

    Triệu Cường đã nhiều lần thúc giục họ Cao thu quân nhưng Văn Trác vẫn đau đáu trong lòng cứu huynh đệ đang ở trong tay quân Tống Bình. Biết tin Văn Trác không chịu lui binh, Thi Nguyên mang một đội quân tới trước cửa trại la lối om sòm khiến Văn Trác tức giận mang binh mã ra đối chiến trực diện.

    Hai bên giao chiến với nhau dũng mãnh, người cầm gậy Đầu Long, người cầm mác dài giao chiến với nhau hơn ba mươi hiệp, quân lính của Thi Nguyên giết được hơn nửa số quân do Cao chỉ huy.

    Văn Trác bỏ chạy đi thẳng lên phía bắc mà không trở về Bạch Hạc. Thi Nguyên cho người truy sát Văn Trác đến núi Tam Đảo. Đường lên núi quanh co, lại có nhiều thú dữ nên Thi Nguyên sai quân lính bao vây các lối mòn dưới chân núi.

    Đêm xuống, Thi Nguyên sai người hạ trại thì bỗng từ trên núi có thứ âm thanh nghe inh tai, đầu óc nhức nhối. Thi Nguyên ngờ ngợ âm thanh kỳ quái đó sai lính lấy cỏ vò nhỏ nhét vào tai. Bọn quân lính nói chuyện với nhau bằng cử chỉ tay chân hoặc phải hét lên thật lớn.

    Canh hai, sương giáng, lửa cháy phập phùng đột nhiên phụt tắt. Từ phía trên núi một làn tên bắn xuống hạ gục hết loạt đội quân của Thi Nguyên. Thi Nguyên tai áp mặt đất nghe tiếng thình thịch thúc vào tai choàng dậy mặc giáp mũ cầm Đầu Long Bổng cưỡi ngựa chạy thục mạng về phía nam.

    Quân lính hoảng loạn giẫm đạp lên nhau tháo chạy. Lửa cháy sáng rực cả núi Tam Đảo như ánh nắng rọi từ mặt đất chiếu lên.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


  4. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    giangbery,
  5. #68
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    111
    Xu
    4,150

    Mặc định

    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

    Hồi thứ mười bốn

    Phủ Phong Châu, Triệu Cường mưu đảo chính

    Huyện Gia Ninh, kiến nhỏ gặp mưa rào

    Chương 14.2 Cái chết bất ngờ


    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

    Hồi thứ mười bốn

    Phủ Phong Châu, Triệu Cường mưu đảo chính

    Huyện Gia Ninh, kiến nhỏ gặp mưa rào

    Chương 14.2 Cái chết bất ngờ

    Dáng người gù gù, chân tay dài ngón Lý Toàn cầm chiếc tiêu đứng trên mỏm đá thổi lên thứ âm thanh kỳ quái kia. Cao Văn Trác đi từ trong núi đứng cạnh Lý Toàn giương mác chỉ trỏ:

    - Cái tên họ Thi đáng ghét đó. Đệ chỉ muốn chém nó một phát bay đầu.

    Lý Toàn hé răng mà không hay chàng cười hay mếu:

    - Kẻ đó tà tâm, nếu không phải vì thứ âm thanh từ cây tiêu phát ra thì sẽ chẳng thể nào khắc chế được hắn. Con người này không thể xem thường.

    Văn Trác hỏi:

    - Tại sao anh lại ở núi này? Không dẫn binh trở về?

    Lý Toàn thở dài:

    - Quân lính của ta hết thảy đã bị đội quân áo đen kia bắt giết. Chỉ còn hơn ba chục người vượt sông Lô chạy được đến chỗ này. Một vài người chạy về Bạch Hạc đều bị họ Triệu kia ra tay sát hại. Dẫu căm tức muốn trở về mà chỉ e hai bên địch giao chiến, chúng ta không thể đi theo đường ấy mà trở về Vũ Bình.

    Cao Văn Trác sồn sồn:

    - Lại là cái tên Triệu Cường đó. Đến cả anh Lý Toàn mà hắn cũng chẳng nương tình hay sao.

    Lý Toàn chẹp miệng:

    - Nếu là Triệu Cường thì đã không nên nỗi. Ngày trước, chủ tướng cùng Triệu Cường đó nương nhờ chỗ ta mà thoát nạn diệt vong. Với tính tình của Cường, ta nghĩ hắn không dám làm ra chuyện bất nghĩa ấy. Mấy ngày trước, từ Bạch Hạc có một đám gia quyến họ Triệu chạy lên phía bắc gặp người của ta. Em trai Cường là Triệu Cam ra tay giết chết người của ta ở Lịch Sơn, buộc ta phải lui tới đây.

    - Nếu Triệu Cường trọng nghĩa khí hắn đã không buộc Đỗ quân sư phải trốn khỏi châu Phong, bọn đệ đâu phải vì hắn mà phải mang quân tới Bạch Hạc giải cứu Đỗ Tồn Thăng.

    - Đệ nói sao? Gã Quỷ chẳng phải luôn kè kè theo quân sư hay sao?

    Cao Văn Trác lắc đầu:

    - Thì là như vậy. Đệ nghe Gã Quỷ đó ở lại Bạch Hạc để tìm vợ và con trai hắn. Liêu Đức Thinh nghe tin họ Đỗ và huynh đang ở châu Phong gặp nạn mà ký quân lệnh trạng đi tìm hai người. Chẳng may cũng bị bắt nhốt ở nhà lao Bạch Hạc. Doãn Kiên phó tướng của đệ đã gặp hai người đó ở trong ngục. Đệ và Hà Bình Xuyên mang binh đi theo để đề phòng bất trắc ai ngờ đâu quân Tống Bình đánh tới, nên mọi chuyện mới ra như thế này.

    - Ra vậy, chắc là Đỗ Sĩ Giao tiến cử hai người đi có phải không?

    Họ Cao nét mặt trầm tư, ánh mắt nhìn theo Lý Toàn. Bụng dạ họ Cao thật thà nói thẳng với Lý Toàn:

    - Chẳng giấu gì. Đệ nghe lời Hà Bình Xuyên làm theo mưu kế của họ Đỗ đó. Mà tính tình đệ thẳng thắn, không làm được cái điều dối trá ấy chỉ sợ hỏng hết việc. Cũng may mà Triệu Cường không phát hiện ra chứ không đệ cũng theo lão già Triệu Hoằng đó đi rồi.

    - Đệ có thật thà thì Sĩ Giao mới dùng. Vào kẻ khác mồm mép tép nhảy thì máu chảy đầu rơi từ đã lâu. Bây giờ thế này, đệ hãy mang binh lính của đệ đi về phía tây, đến bờ sông có một xóm chài nhỏ, đệ mang theo chiếc gùi này nói là “Xin cá qua sông”. Sẽ có người dẫn đệ trở về thành Bạch Hạc.

    Cao Văn Trác nghe lời Lý Toàn, sáng sớm ngày hôm sau tập hợp số binh lính còn lại được hơn nghìn rưỡi đi về phía tây.

    Đúng như lời Nga Tú Du Thủy, Văn Trác gặp một lão ngư liền mở lời nói với lão: “Xin cá qua sông”. Dân chài huy động mười chiếc thuyền lớn nhỏ chở quân lính qua sông đi về tới thành Bạch Hạc.

    Triệu Cường trông thấy Văn Trác mặt mày xầm xì, quần áo tả tơi, quân lính mặt mũi thất thần mà lấy làm không vui. Văn Trác trước toàn quân nhận tội với Cường.

    Cường vỗ về Văn Trác:

    - Cao tướng quân không quản sống chết mà giải vây cho Bạch Hạc. Đó là có công. Xét về quân lệnh thì tướng quân đã trái ý nhưng dẫu sao thì tướng ở bên ngoài tự quyết nếu lệnh của cấp trên gây bất lợi cho quân ta.

    Triệu Cường sai người mang giáp phục mới cho Văn Trác và đám lính mới trở về. Cường nói an lòng quân lính họ Cao:

    - Ta nghe các ngươi binh mã ít ỏi, binh thưa tướng ít mà lập được công lao. Nay thưởng cho các ngươi mỗi người hai thạch gạo, mỗi bữa được hai ly rượu để tăng thêm sĩ khí.

    Cao Văn Trác nói với Triệu Cường:

    - Ta có hai phó tướng là Doãn Kiên và Lục Đàn Ức bị quân Tống Bình bắt đi, không biết sống chết ra sao. Xin Triệu tướng quân an lòng gia quyến hai người đó để họ bớt đi oán giận quân ta.

    Cường thuận ý, cử người đến tận nhà hai người đó để tặng lễ phẩm. Phong cho con cái hai người đó làm quân úy hậu sinh, được nuôi dậy trong quân, lớn lên được cầm binh mã tùy theo năng lực.

    Văn Trác ngỏ ý với Triệu Cường muốn được tới nhà lao thành Bạch Hạc để gặp Liêu Đức Thinh. Triệu Cường cũng thuận theo tự mình dẫn Trác tới nhà lao.

    Bước vào nhà lao cái thứ ám khí nồng nặc bốc lên khiến Trác nhăn nhó mặt mày. Một tên lính cầm chiếc đuốc lớn dẫn hai người đi qua một dãy các phòng giam ẩm thấp tối tăm. Một chiếc cửa bằng sắt đúc đặc được mở ra. Văn Trác ngạc nhiên hỏi:

    - Không phải chứ. Liêu Đức Thinh lại bị nhốt ở đây sao?

    Bước qua cánh cửa, không gian tĩnh mịch, một con muỗi bay ngang qua cũng có thể nghe rõ tiếng đập cánh. Gian phòng rộng rãi, bức tường dày bằng đá, có cánh cửa lớn phía ngoài.

    Chiếc chõng vẫn còn thơm mùi tre mới, giường chiếu phẳng phiu dải sẵn chiếu cói sạch sẽ. Văn Trác lấy làm kỳ lạ hỏi lại Cường:

    - Đây không phải là nhà lao đấy chứ?

    Triệu Cường huýt sáo, cánh cửa lớn mở toang, ánh sáng cùng gió chen nhau lùa vào gian phòng. Hai bóng đen kéo lê một người râu rậm, sẹo đuôi mắt kéo dài. Dường như hắn không còn chút sức lực, ánh mắt đờ đẫn rồi nằm sấp mặt xuống dưới sàn.

    Hai tên lính đó cầm theo một miếng vải lớn, trên đó nét chữ ngệch ngoạc. Văn Trác không rõ hết mặt chữ đưa cho Cường nhờ đọc lớn tiếng cho Trác nghe:

    “Họ Vương là những kẻ có dã tâm ý đồ muốn thu toàn bộ đất Giao Châu. Trước là gây tội ác trời đất không thể dung thứ, họ Vương lợi dụng lòng tham của bọn rể họ Kiều xúi các con rể họ Kiều đẩy cha con Chung Đạt vào chỗ chết.

    Họ Vương muốn dùng họ Dương và họ Đỗ làm lá chắn cho quân đội châu Phong nên đã gây dựng một đội binh mã đủ sức chiến đấu giao cho họ Dương nhưng người tính không tính được lòng dạ con người.

    Các tướng của Dương Thanh vừa nhận vàng bạc của họ Vương nhưng không trở mặt với họ Dương. Khi Vương Thăng Triều bị Hàn Ước đánh bại thì họ Vương mới kịp nhận ra nên Thăng Hùng buộc phải giữ chân họ Đỗ ở châu Phong làm con tin.

    Kế hoạch bất thành, cha con họ Triệu làm thế mạng cho họ Đỗ. Thăng Hùng biết được số họ Vương đã tận nên lao vào những trò dâm lạc.

    Thăng Hùng là một tên ác nhân, vẻ bề ngoài ngây ngô của hắn có thể khiến cả vạn binh mã phải phơi xác ngoài chiến trường. Thành Bạch Hạc có mười hai tửu lầu, mười tám sòng bạc lớn nhỏ hết thảy là tai mắt của họ Vương.

    Thăng Hùng là một tên hoang dâm có tính tình khác người. Hắn cùng với Mai chuyên đi dụ dỗ dân nữ trong vùng muốn làm thiếp cho hắn nhưng hắn lại để cho kẻ khác cưỡng hiếp rồi mới làm sở hữu của riêng hắn.

    Sau khi hết “thời hạn” phục vụ, hắn sai người làm vấy bẩn các cô gái đó rồi lấy cớ đẩy họ ra lầu xanh.”

    Văn Trác nghe lời Triệu Cường đọc mà cười sảng khoái:

    - Huynh thật là biết đùa.

    Tiếng nói từ mặt đất hắt lên:

    - Những lời đó không có một chút nào dối trá. Các tướng quân xin hãy tha mạng cho tiểu nhân.

    Triệu Cường giẫm lên người họ Toán:

    - Giống ác thú nhà ngươi. Nếu không phải Đỗ quân sư tỉnh táo thì chắc hẳn bọn ta đã chết hết trong tay các ngươi.

    Văn Trác thắc mắc:

    - Hắn là ai, sao huynh lại bắt hắn?

    - Y chính là Toán Minh Trù, rể của viên cố phó thứ sử họ Kiều. Thân làm con rể của Kiều Chung Đạt, phận là em của Toán Hoa Tài, lại được hai người đó hết sức nâng đỡ mà y cùng với hai thằng rể quý của họ Kiều làm ra thứ chẳng khác chi loài cầm thú. Chỉ vì chút bổng lộc, chức tước mà họ Vương hứa hẹn mà bọn chúng đầy đọa Chung Đạt và Hoa Tài đến chỗ chết trong oán giận. Hết thảy đều là dối trá. Dối trá. Dối trá.

    Triệu Cường hét lên. Âm thanh trong căn phòng kín như bưng vọng lại càng khiến âm thanh la hét của Triệu Cường văng vẳng bên tai khiến họ Toán kia ngất đi tỉnh lại mấy lần.

    Triệu Cường giãi bày với Cao Văn Trác:

    - Quả thật bắt tội Gã Quỷ cùng với Liêu Đức Thinh bị đày đọa ngoài kia, tâm ta cũng thấy bứt rứt. Nhưng vì cái lợi của thời cuộc mà các huynh đệ đã phải chịu cảnh đau đớn như vậy. Cũng bởi ta bất tài vô lực không quản được hai người huynh đệ nên Đỗ quân sư mới buộc lòng phải làm ra điều như vậy. Phận làm con, làm huynh đệ đặt một bên, ơn nghĩa của tướng chủ cùng các tướng lĩnh một bên khiến ta đây thật khó xử. Thôi đành mang cái tiếng phản phúc mà ý nguyện của quân sư và Dương chủ tướng thành được cũng là báo đáp ơn sâu nghĩa dày của hai người ấy.

    Hai người ngồi yên lặng hồi lâu, Văn Trác thi thoảng lại liếc nhìn họ Triệu rồi lai thở dài. Trác mấy lần định bụng nói ra mà tâm can còn xáo động chưa biết nói điều gì trước.

    Triệu Cường nhìn chằm chằm vào Văn Trác đang bối rối nên mở lời tiếp chuyện:

    - Cao đệ có điều gì muốn hỏi? Ta thấy đệ hết đỗi thật thà nên Đỗ quân sư phái đệ tới trá hàng ta là một cao kiến. Nếu là ta, ta cũng vẫn chọn đệ. Bởi vì một lẽ nếu là Hà Bình Xuyên thì sẽ chẳng thể qua mắt được đám cận hầu của họ Vương kia. Hay là đệ…

    Cao Văn Trác xua xua tay, giọng lắp ba lắp bắp:

    - Là, là cái tên họ Toán kia. Huynh bắt hắn mà bọn người châu Phong không hay biết hay sao? Huynh không cho rằng bọn sai nha bắt họ Toán có kẻ là người của họ Vương?

    Triệu Cường nhếch mép, tay phải xòe năm ngón rồi khép chặt với nhau đưa lên cổ cứa cứa. Cao Văn Trác trợn mắt nhìn họ Triệu, miệng há hốc hỏi:

    - Huynh giết hết bọn chúng rồi sao?

    Triệu Cường ánh mắt sắc lẹm nhìn họ Cao, ria mép rung rung, giọng nói chắc nịch:

    - Muốn thành đại sự phải thật nhẫn tâm. Giết, giết sạch sành sanh.

    Họ Cao tắc nín không nói được thêm lời nào chỉ nhìn họ Triệu rồi lắc đầu thở dài. Cao Văn Trác bỗng nhiên cảm thấy ớn lạnh cả người, tay chân bủn rủn, giọng lạc đi:

    - Cái chết của Hoằng bá, Triệu Túc có liên can gì đến huynh? Huynh phải nói thật dạ thật tâm, chớ có nửa lời gian trá.

    Cường nắm chặt bàn tay đấm mạnh xuống ghế. Triệu Cường kéo cổ họ Cao gào thét, lông mày xếch ngược, đôi mắt trợn trừng trừng:

    - Là là giặc họ Thi kia giết chết họ. Ơn dưỡng thành còn chưa báo đền, há ta bằng loài súc sinh khốn nạn đó.

    Cao Văn Trác lẩy bẩy khẽ gỡ từng ngón tay của Triệu Cường đang víu chặt trên cổ áo họ Cao. Cường hạ thấp mình, tay buông dần khỏi cổ áo Văn Trác, ánh mắt hiền dịu hơn rồi ngồi sõng soài ra chiếc ghế đan mây.

    Không gian tĩnh lặng đến rùng mình, Cường bước từng bước ra ngoài đứng gào thét cho hả lòng căm phẫn. Triệu Cường ánh mắt buồn trĩu trông ra phía ngoài nhà lao nơi tán xoan xòa ra phủ bóng.

    Từ bụi cây gần đó có đôi chim tíu tít gọi bầy, chuyền cành xoan sang cành ổi rồi bón từng miếng mồi cho đàn con nhỏ.

    Có tiếng mấy đứa trẻ con í ới gọi nhau:

    - Bọn bay ơi. Phía sau nhà lao, trên cành ổi có tổ chim non. Chúng mình bắt về chơi đi.

    Một hòn đá sột soạt ném vút lên, con chim trống rơi xuống đất, chim mái nhảy truyền sang cành cao hơn gần đó kêu thống thiết. Đàn chim non bụng vẫn còn đang đói, nháo nhác giương mỏ chờ những miếng mồi mà cha nó đang mớm dở.

    Chim mẹ kêu "chíp chíp" trên cành cao trông xuống nhìn chim trống trong tay đám trẻ con, rồi đập cánh bay đi.

    Một đứa trẻ trèo lên cành ổi, tán lá dập dìu ngả xuống bức tường cao nhà lao, tổ chim rủ xuống vào phía trong bức tường. Đứa trẻ mình rám, đóng khố, tóc ba chỏm bám vào bức tường, choài tay với lấy đám chim non, Triệu Cường quắc mắt nhìn nó, Cao Văn Trác đứng phía sau tay lăm lăm cầm cây mác mắt trợn ngược nhìn thẳng vào nó.

    Nó giật mình ngả ngửa ra phía sau từ trên bức tường cao hơn chục thước. Nó quằn quại điếng người, tâm trí bị ám ảnh bởi hai ánh mắt hung dữ kia lớn tiếng hô đám trẻ:

    - Quỷ có râu, bọn mày ơi ! Có quỷ có râu. Mau chạy đi.

    Cao Văn Trác phì cười :

    - Bọn trẻ con nghịch ngợm.

    Triệu Cường mặt ủ rũ bước vào, mặt cúi gằm rồi ra dấu cho hai tên sai nha kéo các xác vô hồn của họ Toán ra phía sau hắt nước lạnh cho hắn tỉnh lại. Cao Văn Trác đi theo sau họ Triệu luôn miệng nói: "Mấy đứa trẻ này giống hệt bọn đệ lúc nhỏ. Ngày bé bọn đệ ở Liêu gia trang cũng hay đi bắt chim như vậy mà bị Đức Thinh huynh trách phạt."

    Một tên sai nha chạy đến thì thầm vào tai Cường. Họ Triệu vừa thu gọn áo mũ, sắp xếp đồ đạc ngăn nắp vừa nói với Cao Văn Trác:

    - Đệ không thấy bọn chúng đáng thương hay sao mà tỏ ra vui mừng?

    Có tiếng tíu tít, dường như chim mẹ đã về. Viên tướng râu rậm, giọng cười khà khà:

    - Triệu Cường huynh. Con chim mẹ lại về rồi kìa. Thật may cho lũ chim non đáng thương đó.

    Triệu Cường lắc đầu, cười khẩy giục giã Cao Văn Trác:

    - Mau mau đi theo ta đến Vương phủ, có binh biến rồi.

    Cao Văn Trác phủi tay:

    - Ôi trời. Cái thời loạn lạc này. Binh không biến mới là chuyện lạ.

    Triệu Cường giáp áo đầy đủ, mở cánh cửa lớn bằng sắt phía sau đi ra. Cao Văn Trác còn lớ ngớ chưa hay chuyện gì thì rơi trước mặt Trác là ba con chim non.

    Trác cầm lên nhìn trên cành ổi, tổ chim đã bị rối tung, chim mẹ nhảy tanh tách rồi đập cánh bay đi. Cường quay lại phía sau giục họ Cao đi nhanh. Trác vẫn đứng ngần người, nhẹ nhàng đặt đám chim non lên trên đám cỏ rồi vội vã bước đi. Vừa trên lưng ngựa Trác vừa hỏi:

    - Triệu huynh. Có điều ta không hiểu? Tại sao đám chim non lại bị rơi xuống dưới đất.

    Cường thúc ngựa chạy nhanh hơn nói vọng lại phía sau:

    - Là con chim mái đó. Còn không mau đi, hỏi điều đó làm chi?

    Triệu Cường cùng với Cao Văn Trác tới trước điện phủ họ Vương, hai tên tì tướng của họ Vương - con rể của Kiều Chung Đạt đã đứng sẵn ở đó từ lâu.

    Đàm Hữu Trác trông thấy từ xa Triệu Cường thúc ngựa đi tới, Trác mang giáo mác ra chặn đầu ngựa. Lê Xuân Đỉnh cản họ Đàm lại, Cường nhảy xuống ngựa, vội vàng vào trong điện phủ họ Vương.

    Tiếng khóc nỉ non, người ra kẻ vào tấp nập, Triệu Cường nhìn hai đứa trẻ lúi húi nhờ Lão Đỗ mặc tang phục liền chạy tới hỏi:

    - Lão Đỗ. Không hay trong phủ có chuyện gì?

    Lão Đỗ lắc đầu nhìn vào gian nhà phía trong, ánh mắt trĩu nặng quay ra nhìn triệu Cường, giọng lão thều thào:

    - Vương Công đêm qua uống rượu say, sáng nay đám nô gia gọi cửa mãi không dậy. Lão liền phá cửa xông vào, người công tử lạnh ngắt, mạch đã dừng đập từ khi nào không ai hay.

    - Đã cho gọi lang y hay chưa? Có biết tại sao mà Vương Công bị như vậy hay không?

    - Mai nó cho người đi tìm hết các lang giỏi nhất trong vùng. Các lang đều đành chịu hết cả. Đám lang ấy nói rượu trong người đã hết chỉ có đôi mắt sưng, đỉnh đầu phù nề là do mạch bị tắc rồi vỡ ra nên mới như vậy.

    - Ngoài gia phủ thì người ngoài có kẻ nào hay chưa?

    - Không thể giấu được nữa rồi. Tin đã lan khắp thành Bạch Hạc.

    Triệu Cường đấm tay, hằn học :

    - Không xong rồi. Hàn Ước mà biết tin, châu Phong sẽ nguy khốn mất.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


  6. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    giangbery,
  7. #69
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    111
    Xu
    4,150

    Mặc định

    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

    Hồi thứ mười bốn

    Phủ Phong Châu, Triệu Cường mưu đảo chính

    Huyện Gia Ninh, kiến nhỏ gặp mưa rào

    Chương 14.3 Kiến khiêng tầu lá


    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

    Hồi thứ mười bốn

    Phủ Phong Châu, Triệu Cường mưu đảo chính

    Huyện Gia Ninh, kiến nhỏ gặp mưa rào

    Chương 14.3 Kiến khiêng tầu lá

    Triệu Cường ghé vào trong phủ hỏi han đám gia nhân cùng nàng Mai. Cường dặn dò đám hầu tướng ở lại canh gác, sai thêm đám sai nha, lính lác hơn một trăm người ở lại phủ họ Vương lo toan việc ma chay cho họ Vương. Triệu Cường ban lệnh toàn quân châu Phong ai nấy đều phải giữ chắc phòng tuyến đề phòng bất trắc từ phía quân địch.

    Trong khi đó để ngăn tin Vương Thăng Hùng đột tử lan ra khỏi thành Bạch Hạc, Triệu Cường cho đóng chặt các cửa thành Bạch Hạc, ban lệnh cấm người ra kẻ vào thành, đợi khi việc ma chay của họ Vương êm xuôi mới cho ra vào thành như trước để tránh điều thị phi. Đàm Hữu Trác nghe tin Triệu Cường ban lệnh cấm trong thành liền thúc ngựa chạy tới phủ họ Triệu đôi co với Cường:

    - Nhà ngươi có quyền gì mà ban bố lệnh giới nghiêm. Lại không cho phát tang, trong khi đám phản phúc họ Triệu các ngươi lúc chết đi thì phát tang cả châu Phong, bắt bớ những người dân vô tội chỉ vì không nghe theo lời nhà ngươi. Vậy nhà ngươi có ý gì? Muốn coi khinh họ Vương ở chây Phong này hay sao?

    Triệu Cường vuốt ria mép quay ra hỏi lại :

    - Bá tính châu Phong một mình nhà ngươi có mang được không, cái xác chết của Thăng Hùng đó có cứu được dân châu Phong hay không là tùy thuộc vào hành động của những kẻ làm quan làm tướng như ngươi? Quân lính của họ Quách, họ Thi đang ở ngoài thành Bạch Hạc kia, các ngươi muốn bọn chúng nhân lúc này mà chiếm lấy thành trì hay sao? Các người chỉ có nhìn một mà không biết nhìn hai, ma chay cứ tổ chức theo tục lệ người Phong Châu, còn chuyện phát tang ta sẽ lựa lúc thích hợp để báo cho toàn quân, dân châu Phong biết.

    Họ Đàm toan rút kiếm định hỏi tội Triệu Cường thì hai bên tì tướng Cao Văn Trác cùng Lại Sử Văn rút kiếm ra kè cổ. Họ Đàm đành phải thu kiếm, hậm hức bước ra khỏi phủ. Lê Xuân Đỉnh đứng chờ sẵn ngoài phủ hỏi Hữu Trác:

    - Huynh vào đó thái độ họ Triệu đó thế nào?

    Họ Đàm la lối om sòm, giọng nói văng vẳng vọng vào phía trong phủ như muốn Triệu Cường nghe thấy:

    - Cái tên rùa rụt cổ họ Triệu đó. Hắn nghĩ hắn là tiếm binh quyền châu Phong mà lên nước dạy dỗ bọn ta hay sao. Ta phỉ nhổ vào cái nhân nghĩa của bọn người phản phúc. Ta đi, đi về Vương phủ phát tang cho dân chúng trong thành, không cần đến họ Triệu đó.

    Cao Văn Trác nghe tiếng la lối om sòm của họ Đàm liền mang theo mác dài lao ra cửa phủ dọa nạt hai tay con rể của Kiều Chung Đạt:

    - Cái tên Đàm Trác kia. Nhà ngươi có còn muốn sống hay không mà dám đứng đó bẻm mép. Ngươi có tin mũi mác đâm thủng tim ngươi ngay tức khắc hay không?

    Đàm Hữu Trác vênh vênh mặt, tay vỗ ngực giọng thách thức họ Cao:

    - Ra là cái thằng sáng ra không rửa mặt. Mặt mày còn nhơm nhớm nhày nhụa bẩn thỉu. Cùng tên là Trác mà mày nhìn lại mày xem có khác gì con cú mèo không? Có giỏi thì dùng mác đó đâm vào ngực tao đây này.

    Cao Văn Trác sờ tay lên mặt rồi dùng vạt áo lau đi mồ hôi nhễ nhại. Họ Cao lớn tiếng:

    - Cái thằng mắc dịch nhà ngươi. Ta phải cho ngươi biết thế nào là lễ độ với gia gia. Dám chửi ta là cú là mèo hả. Lại còn chê mặt ta xấu bẩn nữa. Ta không cho ngươi một bài học thì không phải là Cao Văn Trác nữa. Hãy lãnh mũi mác của ta.

    Hữu Trác phì cười rồi né tránh theo đòn mác của họ Cao. Đánh được hơn mười hiệp thì Lại Sử Văn xông ra dùng kiếm hất mác của Cao Văn Trác rơi xuống nền đất đỏ nhão. Triệu Cường bước ra, tay nắm chuôi kiếm chỉ vào mặt hai người đó:

    - Các ngươi mau dừng tay. Thế sự biến loạn như vậy chưa đủ hay sao. Các ngươi lại còn ở đây gây lộn. Phạt Cao Văn Trác hai mươi roi xung vào quân khố năm lượng bạc. Còn Đàm Hữu Trác mau mau đi về Vương phủ lo việc ma chay. Nếu còn tiếp tục gây láo loạn trong thành sẽ xử phạt theo quân pháp và năm mươi sáu điều cấm của châu Phong.

    Lê Xuân Đỉnh kéo người anh em cọc chèo đi về phía phủ họ Vương, mặt đăm đăm hai người đó bước đi, chốc chốc lại quay lại gườm họ Triệu. Đàm Hữu Trác quay ra nhiếc mắng người em rể:

    - Là đệ đó. Chuyện gì cũng một vừa hai phải thôi. Chứ để cho họ Triệu đó đè đầu cưỡi cổ không hay đâu. Hắn ta tiếm đoạt binh quyền của họ Đỗ, nghĩ rằng châu Phong này tất cả là của hắn hay sao? Họ Đỗ kia còn phải nể sợ chúng ta vài ba phần, tính chi cái thứ phản phúc ấy.

    Lê Xuân Đỉnh ung dung trên lưng ngựa, vừa nhai trầu vừa nói với Đàm:

    - Từ khi họ Triệu đó lật họ Đỗ chiếm lấy thành Bạch Hạc, đệ luôn có cảm giác có điều gì đó không phải. Trong khi họ Đỗ kia khó khăn lắm mới thoát được ra châu Phong, há lẽ gì đám người họ Triệu đó lại trở mặt muốn lấy châu Phong?

    Đàm gạt phăng suy nghĩ của Lê:

    - Tất thảy đều là do người cha và hai thằng em khốn mạt của hắn. Không phải chúng gây sự với Vương Công mà ra như vậy hay sao? Vương Công muốn họ Triệu đó thế mạng làm bình phong để đối chọi lại với đám quân lính triều đình.

    Một tên nha dịch trông thấy họ Lê liền tiến lại gần, Xuân Đỉnh cúi đầu xuống nghe tên đó truyền đạt lại điều gì đó. Lê Xuân Đỉnh chợt mắt trợn như trâu rống, vội vã cho quay đầu ngựa lao đến Triệu phủ. Đàm Hữu Trác liền quay ngựa chạy đuổi theo.

    Triệu Cường đang đứng trước đám tướng lĩnh, cầm chiếc gậy xoan vạch ra nền đất những nét nguệch ngoạc. Xuân Đỉnh lao đến toan rút dao kè cổ Triệu Cường. Cao Văn Trác xông tới dùng thân mình đỡ lấy nhát chém đầy ác ý của họ Lê.

    Triệu Cường giật mình đánh rơi chiếc gậy xuống đất, bước lùi lại mấy bước. Cao Văn Trác ôm lấy họ Lê, tay ghì chặt rồi bẻ cổ tay Xuân Đỉnh buộc họ Lê phải buông dao xuống.

    Lại Sử Văn sai đám tướng lính đứng ra trước họ Triệu, quát mắng hai tay con rể của viên cố phó thứ sử họ Kiều:

    - Lê Xuân Đỉnh! Nhà ngươi toan có mưu đồ hãm hãi Triệu công khiến Cao tướng quân lấy thân mình ra đỡ mà bị thương. Nhà ngươi không muốn sống nữa hay sao?

    Xuân Đỉnh giãy giụa khiến máu từ vết thương trên người Cao Văn Trác càng chảy ra nhiều máu, chiếc áo trong thoáng chốc đã đầm đìa từ vai áo xuống tới hông. Họ Lê gắng gượng thoát khỏi sự khống chế của Văn Trác nhảy chồm lên chửi rủa Triệu Cường:

    - Quân khốn nạn, đồ ba que, thằng ăn cháo đá bát. Bố cái mày có dưới suối vàng cũng nhục nhã về giống súc sinh họ Triệu như mày. Tao phỉ nhổ vào anh linh của lão Triệu Hoằng. Mày mau mau thả Minh Trù ra. Mày nói với Vương công - Thăng Hùng rằng cử nó tới thành Gia Ninh mà Đinh Tráng báo rằng không có Toán tướng quân nào tới đó. Vậy là thế nào hả tên cầm thú họ Triệu kia. Mày đang nhốt em tao ở đâu?

    Triệu Cường mặt không biến sắc, lấy lại được sự bình tĩnh vốn có, nói lại với Xuân Đỉnh:

    - Đúng là ta có bàn với Vương công về việc sai họ Toán đó tới thành Gia Ninh để trấn thủ. Chẳng phải đám người của Kiều phủ dẫn hắn đi tới đó trong đêm trước ngày ta giao chiến với Quách Thôi đó sao? Còn việc hắn đi đâu, làm gì ta đâu có thể quản được. Nếu hắn như vậy xem ra đã coi thường quân pháp, xem thường ý dụ của ta và Vương Công. Nếu có trông thấy hắn thì cũng đáng để bắt vào lao ngục lắm.

    Đàm Hữu Trác rút kiếm quay ra chỉ trỏ:

    - Đừng có già mồm nữa. Họ Triệu ngươi nghĩ rằng có thể qua mắt được bọn này hay sao? Nhà ngươi nên nhớ cả châu Phong này vẫn là của họ Vương, tất cả tướng lĩnh đều theo lệnh của Vương công và đám người Kiều gia chúng ta. Đừng hòng có thể lật lọng mà nói những điều đó với bọn ta.

    Nói rồi Hữu Trác gọi lớn tên bốn viên tướng trong đám người đang đứng trước mặt họ Triệu là Trịnh Tắc, Nghiêm Phong Mạnh, Nguyễn An Huy và Nông Đình Lợi.

    Nghiêm Phong Mạnh quay lại dùng kiếm kè cổ Lại Sử Văn, lệnh cho họ Lại hạ kiếm, ba người còn lại đứng lên phía trước lăm le chiếc kiếm trên tay. Triệu Cường rút chiếc mã tấu rồi ném thẳng xuống mặt đất quay lưng lại với đám người đó, chậm rãi bước vào trong phủ, ung dung đóng chặt cửa gỗ lim.

    Đàm Hữu Trác xông lên phía trước toan đuổi theo họ Triệu thì bất ngờ Nguyễn An Huy dùng kiếm đâm thủng bụng họ Đàm, ruột gan ngũ tạng lòi ra, máu lênh láng đậm màu cả một vũng đất.

    Cao Văn Trác buông tay thả họ Lê ra chạy tới cầm chiếc mã tấu lên, Xuân Đỉnh vội vàng chạy ra chỗ ngựa cưỡi ngựa chạy đi, Trịnh Tắc giương nỏ bắt trúng đầu ngựa khiến ngựa ngã lăn ra đất, họ Lê bám cương ngựa ngã nhào xuống đất, cổ gẫy gập, tặc lưỡi chết ngay tại chỗ.

    Nghiêm Phong Mạnh hoảng hốt lóng ngóng cầm kiếm chạy đi, Lại Sử Văn dùng thừng dây buộc thành thòng lọng quấn trúng cổ hắn kéo lại. Họ Nghiêm ngã ngửa ra đất, Cao Văn Trác dùng mã tấu giơ cao chặt đầu Phong Mạnh.

    Tin truyền khắp thành Bạch Hạc, bấy giờ các bộ hạ của họ Vương và Kiều gia hết loạt cả mấy nghìn người trong thành Bạch Hạc đều mang vũ khí tới cửa Triệu phủ hòng hỏi tội họ Triệu.

    Tướng người Tày Nông Đình Lợi ra trước cửa phủ ngồi khuyên giải đám người đó. Bọn chúng một mực muốn xông vào Triệu phủ toan hỏi tội Triệu Cường, Đình Lợi đành phải rút kiếm dùng lời lẽ sắc đá đe dọa đám người ấy:

    "Châu Phong đang gặp nguy. Phía bắc là giặc, phía đông cũng là giặc, duy chỉ có người xứ Man Hoàng là theo ta suốt bấy nhiêu năm nay. Chắc trong số các vị đây, cũng không ít có những mối thân tình ở xứ đó.

    Người đứng đầu xứ ấy là Dương tù trưởng tấm lòng trượng nghĩa, nay lại chiếm cứ một dải đất phía tây dòng Hát Giang đến tận cửa ngõ châu Ái luôn có lòng giúp đỡ chúng ta nhưng Vương Công không tin tưởng nên mới nhận ra kết cục ấy.

    Nay Vương Công đã mất, thiếu chủ Thăng Bình còn nhỏ tuổi, xét về tài năng đức độ thì không ai sánh được với Triệu Công. Thêm nữa là Triệu Công và đám người Man Hoàng, Thất Oản động Man là chỗ thân tình, có thể vì thế mà giúp Phong châu ta được lúc hoạn nạn này.

    Ta khuyên mọi người hãy quy thuận Triệu Công, giúp thiếu chủ họ Vương vượt qua lúc khốn khó này, trước là để giải cứu cho châu Phong khỏi giặc họ Quách, họ Hàn, sau là để anh linh cố thứ sử Vương Thăng Triều, cố phó thứ sử Kiều Chung Đạt được mỉm cười nơi chín suối.

    Hãy đoàn kết với nhau không vì những lời lẽ xuyên tạc mà để châu Phong rơi vào tay của quân địch đang lăm le phía ngoài kia."

    Trịnh Tắc, Lại Sử Văn, Nguyễn An Huy ba người cùng đứng đó hô hào đám bộ hạ họ Vương. Kẻ nghe theo người không phục chia làm hai ngả đường rời khỏi Triệu Phủ. Có một tay người loắt choắt lán lại, tay cầm tạ xích mặt hoằm hoằm nhìn bốn người đứng trước cửa phủ.

    Lại Sử Văn khẽ cười mỉa mai:

    - Này anh chàng tí hon. Là người nào nhờ anh mang theo tạ xích hộ người ta mà không đi theo? Bọn chúng đều đi hết cả rồi lại để cho anh chiếc tạ xích đó. Phải chăng là nặng quá mà anh không vác về được? Để ta cho người mang giúp anh về với chủ nhân của nó.

    Trịnh Tắc chêm lời châm chọc:

    - Kẻ đó thật không biết điều gì cả, ai lại để cho anh chàng nhỏ bé như vậy mang theo quả tạ xích nặng thế kia.

    Anh chàng tí hon, người cao chừng hơn bốn thước, mặt non búng như đứa trẻ lên mười, mái tóc thưa cứng thô ráp như những rễ tre mọc lởm khởm trên đầu. Cánh tay nhỏ, đôi chân vòng kiềng liêu xiêu. Ánh mắt diều hâu, mũi gấu, miệng nhỏ trông thật không cân xứng với gò má nhô cao, hốc hác của anh chàng.

    Nguyễn An Huy tiến tới toan giúp anh chàng nhỏ bé đó cầm chiếc tạ xích lên, cười cười với anh ta:

    - Nào chàng trai. Hãy để ta giúp anh mang xích đó về cho chủ nhân của nó.

    “Rầm, rầm, rầm” ba tiếng lớn uy lực, tạ xích vung lên rồi nện xuống mặt đất vỡ tung. Trịnh Tắc vỗ tay khen tấm tắc:

    - Nhỏ mà uy lực không hề nhỏ. Nếu Nguyễn tướng quân không thể giúp anh thì để ta giúp.

    Nói rồi Trịnh Tắc dùng song đoản côn lao tới toan lấy chiếc tạ xích. Hai bên giằng giật nhau một hồi, Lại Sử Văn chạy vào trong phủ gọi Cao Văn Trác. Lúc quay ra cả hai người kia đã bị xích trói vào cây thị lớn trước phủ.

    Văn Trác chạy ra phía ngoài nhìn qua nhìn lại không thấy người nào mà chỉ thấy một tên nhóc nhỏ người đang lôi theo chiếc tạ xích nặng trĩu lê lết phía sau.

    Thấy hai người kia bị trói, họ Cao chạy tới gốc thị dùng dao cắt đứt thừng trói và giẻ bịt miệng hai người. Nguyễn An Huy chỉ theo tên nhóc con đang kéo theo tạ xích lớn tiếng giục giã Văn Trác:

    - Chính là tên đó. Huynh mau mau bắt hắn ta lại.

    Ngạc tướng trông theo anh chàng tí hon đó quay ra cười hai tên tướng quân:

    - Thân làm tướng lĩnh thống lãnh cả một đạo quân nghìn người mà để một tên tiểu tử đó hạ nhục. Thật là mất mặt quá. Hay xem uy lực của Ngạc tướng ta đây.

    Cao Văn Trác chạy lao về phía anh chàng tí hon, giọng ầm vang dùng dao quắm toan chém từ phía sau. Bất ngờ anh chàng quay lại dùng đòn cước đạp trúng chân Văn Trác.

    Họ Cao đứng sựng lại phủi chân, ném dao xuống mặt đất rồi cười cợt nhả với anh ta :

    - Này anh chàng nhỏ bé kia. Cớ sao anh lại bắt trói người của ta.

    Anh ta không nói không rằng, xuống tấn chờ Văn Trác ra chiêu. Ngạc tướng hất cằm lời nói hời hợt:

    - Ta không muốn làm người khác đau, mà đặc biệt là một người nhỏ bé như anh. Ai chà chà. Chiếc tạ xích cũng đẹp đó, để ta xem nó nặng tới chừng nào.

    Họ Cao xông tới tay chạm định chạm vào chiếc tạ xích, bỗng anh chàng dùng xích ta quăng trúng ngực. Văn Trác điếng người ôm ngực lùi lại phía sau.

    Trác lẩm nhẩm lí nhí trong cổ họng "Tên tiểu tử này ra đòn rất có lực, chiêu thức cũng không hề thua kém gã quỷ mặt xanh Long Trạch năm nào. Hắn nhỏ con sẽ khiến ta khó lòng mà tấn công trực diện."

    Vị tướng quân vốn nổi tiếng oai dũng đứng yên một lúc, anh chàng tí hon cũng không ra đòn. Văn Trác giậm chân, anh chàng xuống tấn, Văn Trác tiến một bước anh chàng đó lùi hai bước rồi thoăn thoắt tiến lên ba bước.

    Họ Cao dùng đòn liên hoàn tấn công anh chàng đó, anh chàng dùng đòn cước phản công lại, chiêu thức nhanh nhẹn hơn gấy mấy lần họ Cao to xác. Văn Trác đánh một hồi, mồ hôi nhễ nhại, cởi bỏ manh giáp chật chội, Văn Trác khoe từng thớ cơ thớ thịt nổi trên người.

    Ngạc tướng lầm lỳ bước tới, anh chàng nhỏ con dùng tạ xích quăng thêm vài lần trúng ngực và bụng Văn Trác. Họ Cao rướn người lên xông tới ôm anh chàng vào trong người. Nhớp nháp mồ hôi anh chàng cố giẫy giụa thoát khỏi sự khống chế của Cao Văn Trác.

    Dường như sức mạnh còn chưa lấy lại cơn say khi sáng, Văn Trác lỏng tay, bị anh chàng đó dùng sức thoát được khỏi vòng siết. Họ Cao đánh thêm vài hiệp đấu rồi dụ anh chàng tới một hẻm nhỏ phía sau phủ.

    Văn Trác vờ đánh thêm vài chiêu rồi từ trên tường cao có hai người nhảy xuống chùm vải kín mít buộc chặt anh chàng nhỏ con đó. Cao Văn Trác vác theo anh chàng đó, tay kéo theo ta xích nặng trăm cân oai dũng bước vào trong phủ.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi Nguyễn Khai Quốc, ngày 17-09-2017 lúc 20:33.

  8. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    giangbery,
  9. #70
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    111
    Xu
    4,150

    Mặc định

    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

    Hồi thứ mười bốn

    Phủ Phong Châu, Triệu Cường mưu đảo chính

    Huyện Gia Ninh, kiến nhỏ gặp mưa rào

    Chương 14.4 Nụ cười chưa tắt, nước mắt lưng tròng


    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

    Hồi thứ mười bốn

    Phủ Phong Châu, Triệu Cường mưu đảo chính

    Huyện Gia Ninh, kiến nhỏ gặp mưa rào

    Chương 14.4 Nụ cười chưa tắt, nước mắt lưng tròng

    Cao Văn Trác chạy vào phía trong, quăng cả bọc vãi lẫn chiếc tạ xích xuống trước điện. Trong bọc vải tiếng giẫy giụa kêu la. Giọng nói người vùng ngoài thành Gia Ninh ồm ồm lại rống lên như lợn kêu. Triệu Cường hỏi Lại Sử Văn:

    - Thứ trong bọc vải đó là gì?

    Lại Sử Văn cười trong bụng tấu với họ Triệu:

    - Đó là người. Đại nhân nghe không ra tiếng hắn đòi thả ra hay sao?

    Triệu Cường mắt sáng lên nhìn khuôn mặt bốn người đang đứng nhìn chăm chú vào bọc vải đó. Cường cười lớn:

    - Ta cứ nghĩ Văn Trác bắt được giống gì đó nói được tiếng người. Ra không phải à?

    Trong bọc vải phát ra thứ âm thanh khó nghe, Triệu Cường mở bọc vải ra, anh chàng tí hon liền gầm gừ, nhe răng, chiếc răng dài khiến Cường giật mình ngỡ mình gặp sói liền lùi lại. Cao Văn Trác xông tới ôm lấy anh chàng nhỏ con đó.

    Cường ngồi dựa lưng ngả người về sau, chân vắt chữ ngũ, môi trầy ra, mặt lấy làm ngạc nhiên, khinh khỉnh nói với anh ta:

    - Cũng đáng sợ đấy. Xem ra nhà ngươi cũng khiến Cường ta phải toát mồ hôi hột đấy. Sợ quá, sợ quá.

    Cao Văn Trác giọng nói ầm ầm trấn tĩnh họ Triệu Cường:

    - Triệu Cường. Huynh đúng là cái loại nhát như thỏ đế. Hãy xem đây.

    Họ Cao xách ngược anh chàng nhỏ con đó, dốc ngược lên khiến mặt mày anh ta tím tái, tức ngực, anh chàng cảm thấy khó thở. Anh chàng dùng dằng chân tay như muốn thoát khỏi sức lực của gã to lớn đang xách ngược mình lên. Đám người đứng xung quanh cười ngả nghiêng theo điệu cười không hé răng của Triệu Cường.

    Anh chàng gào lên một tiếng, vung người đánh trúng vai trái của Văn Trác khiến gã thất kinh ôm lấy vai điếng người. Anh chàng chạy tới chỗ chiếc tạ xích đang vất vưởng trên sàn nhà, Lại Sử Văn dùng hết sức lực rút tạ về phía mình.

    Triệu Cường bỗng nhiên mặt nghiêm nghị nói lớn:

    - Đủ rồi. Văn Trác, Sử Văn các người đùa như vậy là đủ rồi. Người ta không thích đùa thì chớ nên đùa nữa. Mau nói đi, anh chàng tí hon, mà ta phải gọi anh là gì cho phải?

    Mặt anh chàng hất lên, khoanh tay trước ngực vênh váo:

    - Cứ gọi ta là Sa Nghĩ.

    Nguyễn An Huy tỏ vẻ hiểu biết Hán tự nói lời bỡn cợt:

    - Sa Nghĩ? Nghĩ là con kiến, lại đi với chữ Sa là hạt cát. Cả hai đều rất bé nhỏ. Cha mẹ ngươi sao không đặt cho cái tên to lớn như Hải Tượng, hay Thiên Ngưu mà lại đặt cái tên nhỏ bé như vậy. Nhà ngươi không thể lớn lên được cũng phải.

    Anh chàng không nghĩ ngợi đáp ngay:

    - Đó là chỉ là cái tên, cha mẹ ta ngày bé chỉ gọi ta là thằng Choắt. Lớn lên đi lấy vợ thầy tướng số mới bảo ta lấy cái tên đó.

    Cường nắm tay đặt trước miệng che nụ cười vụng, Cường hỏi:

    - An Huy chớ có nói lời sàm ngôn, cát nhiều thành sông, kiến đông thành tổ, không thể nói Sa Nghĩ là nhỏ bé được. Nghe giọng ngươi chắc cách huyện thành Gia Ninh không xa? Nhà ngươi họ gì, sao lại tới trước phủ theo đám người bộ hạ họ Vương, Kiều đó.

    Ánh mắt nghi ngại, Choắt nhìn xung quanh rồi nhìn lại Triệu Cường. Cường gật đầu giục Choắt:

    - Nhà ngươi còn lo lắng điều gì. Tất cả mọi người ở đây đều là hầu tướng của ta. Ta thấy bộ dạng ngươi có vẻ không phải muốn đến đây để giết ta? Mà có giết ta thì cũng không thể cậy vào sức của một tên nhỏ bé như ngươi. Có điều gì hãy cứ nói thật ta nghe.

    Choắt nhìn lại điểm mặt từng người rồi như xóa đi những vẩn bụi trong cái suy nghĩ đầy lo lắng của Choắt, Choắt thật bụng thật dạ kể ra hết những tâm can với Triệu Cường cùng đám thuộc hạ.

    Gia thế chàng cũng chẳng phải dạng tầm thường, cái uy võ của chàng cũng chẳng phải tự nhiên mà có. Chàng bắt đầu kể những lời run run, khóe mắt nhòe đi khiến đám chủ tôi họ Triệu ai nấy đều cảm thấy thương cảm cho chàng.

    Chàng là người họ Lâm, sinh ra ở huyện Gia Ninh ngày bé mọi người vẫn gọi chàng là thằng Lâm Choắt. Cha chàng làm sai nha trong phủ huyện Gia Ninh, mọi người vẫn gọi ông là ông Lâm từ thời còn trai trẻ mà không biết Lâm là họ hay là tên ông.

    Làm sai nha trong huyện phủ lúc thanh nhàn sáng ngày ông chỉ đến nha phủ nửa buổi, đến khi bãi đường ông đi làm thuê làm mướn cho đám hương hào trong huyện. Mẹ chàng họ Chu, sau này khi lấy ông Lâm, người trong vùng cũng quen gọi là bà Lâm mà quên mất cái tên của bà. Trước khi bà Lâm mất đi, lúc lập bài vị, chàng mới hỏi được tên của bà mà nhờ thầy viết tên lên bài vị cho.

    Bà có chiếc khung cửi dệt vải, bà hay mượn đám con gái trong vùng đến để dậy cho nghề dệt vải. Gia đình Choắt cũng thuộc dạng khá giả trong vùng, thậm chí cả huyện Gia Ninh.

    Cha mẹ chàng vốn chịu thương chịu khó, không quản nắng mưa bốn mùa, quanh năm suốt tháng không lúc nào ngơi tay, nghỉ lấy sức. Hễ ai trong thành có việc gì nhờ đến, không quản phong sương, ải ướt, cha chàng đều có mặt, thậm chí dù chỉ nhận được vài lẻ gạo, miễn sao là có chút để đút dạ.

    Mẹ chàng ngày trước cũng đi làm dệt ở phía làng trên, sau đi theo đám con gái đến làng Đoài học thêm mấy món nghề nhưng chiến tranh loạn lạc, nghề nào cũng bị lụi bại nên bà lại về làng cưới ông Lâm, theo nghề cũ dệt vải.

    Sau thời Đỗ Anh Sách gây hấn với đám quan Tống Bình, gia đình quan nha mỗi người được cấp vài mẫu đất, bà mướn người trồng cây dâu, thả tằm kén nên từ công đoạn đầu tiên đến khi làm ra những miếng vải đều một tay bà mà ra.

    Công việc ngày càng thuận lợi, ông cũng thôi việc sai nha và đi làm lụng khắp nơi mà về cùng với vợ đóng sửa khung cửi, cùng bà trồng dâu nuôi tằm. Cứ thế thời gian thấm thoắt cũng đã sáu bảy năm, cưới nhau đã bảy mùa xuân hạ mà hai ông bà chưa có được một mụn con.

    Bà với bàn với ông rằng đến chỗ thầy lang Lý khi đó đang ở ẩn xứ Ái Châu để tìm phương thuốc chữa cho hai ông bà. Lý Lang Mộc bấy giờ nghe tấm chân tình của hai người lặn lội từ châu Phong tới tận vùng núi Ái Châu để tìm thầy, tìm thuốc mà giúp đỡ hết sức.

    Hai người ở châu Ái chừng hơn ba tháng, không khí trong lành, chân tay được ngơi nghỉ mà hai người khỏe khoắn ra nhiều, tinh thần cũng vì thế mà tốt hơn rất nhiều.

    Không lâu sau, bà mang trong mình mầm thai mà suốt bấy lâu nay hai người ngóng chờ. Thầy lang họ Lý dặn dò hai người trở về thì hãy cứ thong thả, ăn uống, sinh hoạt phải hết sức đề phòng, không nên để thai nhi bị ảnh hưởng xấu vì những thứ xung quanh.

    Hai người cảm tạ thầy lang họ Lý đó rồi tặng cho thầy hai lượng vàng. Thầy lang Lý không nhận, nói rằng vàng đó để hai người đi độ thế nhân gian, tích đức cho đời sau.

    Hai ông bà về tới châu Phong sau hơn nửa năm ròng đi tìm thầy lang chữa bệnh.

    Lúc đi, hai ông bà giao hết việc trong nhà cho người anh trai của bà là Chu Tứ, họ Chu vốn lười làm ham chơi bỏ bê hết việc to nhỏ trong nhà, đánh đập bọn người ở, người mướn khiến chúng lần lượt bỏ trốn. Đám dân buôn, thợ vải, thợ may đều bỏ đi kiếm mối khác, khung cửi bị gãy, tằm dâu bị đám cướp phá nhiễu chẳng còn một khoanh đất nhỏ nào.

    Bấy giờ, Chu Tứ còn hay vào thành huyện Gia Ninh đánh bạc, thua tiền nên mang hết gia sản trong nhà hai ông bà đem gán nợ. Tay trắng trở về trắng tay, hai ông bà Lâm rơi vào cảnh túng thiếu như khi trước hai ông bà mới về một nhà.

    Bà mới động viên chồng mình: "Dẫu sao thì sức ta vẫn còn khỏe mạnh, chân tay ta còn lành lặn, nhờ ơn ông trời mà hai ta có một đứa con. Dù là trai hay gái thì cũng là phúc phần của chúng ta. Tiền bạc mất đi rồi sẽ lại kiếm ra được, chỉ cần vợ chồng đồng lòng nhất chí. Chi bằng thiếp đem bán căn nhà nhỏ kia đi, vào trong thành buôn bán nhỏ, kiếm đồng ra đồng vào."

    Ông Lâm nghe theo vợ bán hết thảy đất đai vào thành Gia Ninh, nhờ sức mạnh từ đôi bàn tay, ý chí quyết tâm đồng lòng của đôi vợ chồng vốn đã quen lam lũ ấy mà hai người mở được tiệm nhỏ bán cái kim, cuộn chỉ trong thành Gia Ninh. Nhờ quen biết từ trước, ông Lâm cũng xin xung vào đám lính lác giữ thành, cơm áo cũng tạm nuôi sống được hai thân cùng đứa trẻ sắp chào đời.

    Chỉ có điều rằng ông trời xót thương mà chẳng xót cho hết, đang lúc mang thai đến tháng thứ bảy, bà bị mắc chứng phong hàn trong lúc thành Gia Ninh gặp dịch. Ông lo lắng đi lậy lục khắp vùng mới kiếm được ông lang chữa bệnh cho dân thường.

    May mắn sao, bà qua khỏi nhưng thai từ bấy giờ không lớn lên được. Lúc sinh chàng ra, chàng chỉ bằng hai chiếc bát tô úp vào nhau. Cái tên Choắt cũng bắt đầu từ đó.

    Dẫu vậy, hai người vẫn không muộn phiền, ngày đêm không quản khó khăn vất vả mà nuôi nấng Choắt, dành tất cả yêu thương cho Choắt. Chỉ cần Choắt còn, ông bà sẽ vẫn còn hy vọng vào một ngày mai Choắt sẽ lớn lên, trưởng thành và như bao người khác, có một gia đình nho nhỏ. Chỉ cần nghĩ đến thôi hai ông bà cũng cảm thấy trong lòng sung sướng biết bao.

    Mất bao nhiêu công sức, đến lúc ba tuổi, chàng mới bằng đứa trẻ đầy tháng. Hai ông ba dựa vào nhau sống sót qua những ngày khói lửa binh đao, ba bốn lần phải thay đổi việc buôn bán do pháp trị mỗi đời quan sứ lại khác.

    Về sau bà Lâm bàn với chồng rằng "Trước giờ các quan sứ đều có cách cai quản khác nhau. Thời thì quản chặt việc buôn bán kim loại sợ có người phản loạn đúc vũ khí, ấy nên kim chỉ thành ra thứ bị cấm. Có thời thì các quan đô hộ lại cấm bán thịt trâu, thịt ngựa chỉ bởi quan sứ tuổi sửu, vợ sứ tuổi ngọ, người nào bán thịt trâu ngựa thì bị bắt bớ, nhốt vào lao ngục. Từ lúc ta chuyển sang việc buôn buôn bán bán lá trầu, quả cau thì mới không còn phải lo lắng nên đã dần yên ổn được."

    Trầu cay, cau đượm, vôi trắng, vỏ chay, vỏ quạch mà hai ông bà bán đều được mọi người hài lòng, tiếng tăm đồn xa nên việc buôn bán được thuận lợi trong suốt gần hai mươi năm cho tới khi họ Vương dấy binh đánh quân Tống Bình.

    Bấy giờ ông xin xuất ngũ mà các tướng lĩnh đều không cho, ông đem vàng bạc đến để đút lót quan huyện Gia Ninh, viên huyện lệnh họ Tống dẫn ông Lâm tới tìm gặp Toán Minh Trù, họ Toán thoạt đầu nghe không rõ nghĩ rằng ông đảo ngũ nên không cho, sau khi Hỏa Cước Tốc Đinh Tráng đến phân xử thì ông mới được phép ra quân.

    Mấy ngày sau, Đinh Tráng có lần dẫn quân đi qua căn nhà nhỏ của hai ông bà ở phía nam thành Gia Ninh, trông thấy một chàng thanh niên người nhỏ xíu mà sức lực phi thường, nhấc đá nặng trăm cân một cách nhẹ nhàng, quyền cước tinh thông, dùng tạ xích một cách thuần thục.

    Đinh Tráng liền hỏi người thanh niên đó:

    - Này anh trai trẻ. Nhìn anh nhỏ người mà sức lực vô biên. Nếu anh không chê thì hãy mang chút sức trai trẻ mà phò giúp Vương thứ sử đánh đuổi đám bạo tàn.

    Vốn người ít nói, chàng chỉ gật lắc đầu nên Đinh Tráng không vừa lòng. Nghe thấy giọng nói quen quen từ phía ngoài, lão Lâm nghiêng ngó nhìn ra, ông nhận ra vị tướng quân đã phân xử cho ông được ra quân về làm thứ dân thường.

    Ông gọi lớn Đinh Tráng:

    - Hỏa Cước Tốc tướng quân. Đấy là trai của lão đệ đây. Có điều chi tướng quân dạy bảo?

    Nhận ra ông Lâm, Đinh Tráng cười lớn:

    - Ra là con trai lão Lâm bán trầu, ta thấy sức khỏe của thiếu công tử cũng chẳng phải kẻ tầm thường. Tỏ lòng ngưỡng mộ mà mời đệ ấy phò tá quân đội châu Phong thờ trượng nghĩa mà dẹp ác bá giúp chúng dân. Nhưng đệ ấy chỉ gật đầu với lắc đầu, không hiểu ý thế nào.

    Bà Lâm đon đả đón mời trầu, miếng trầu thượng hạng, lá xanh mướt têm cánh phượng, cánh hoa, quả cau sợi dai chắc thơm nồng, vôi trắng ngần dìu dịu quyện vào nhau trong miệng khiến trí óc như sảng khoái đến muôn phần.

    Chén trà xanh ướp lá sen đậm đà, chưa bao giờ Đinh Tráng được thưởng thức những thứ háo hạng ấy không khỏi thích thú cười nói với vợ chồng lão Lâm. Ông Lâm cười dâng chén nước mời vị tướng quân:

    "Lão làm lính lác bấy nhiêu năm, đến tuổi này cũng muốn được ra quân, về cùng bà ấy chăm chút việc gia đình. Chẳng giấu gì tướng quân, thằng nhỏ nhà lão tính khí nó không hay giao tiếp với bên ngoài. Ngày bé cho tới thầy họ Giải học chữ nghĩa mà tính nó không hợp, mà nó thích cầm vũ khí đánh lộn với người ngoài.

    Hai vợ chồng buôn lá trầu, bán quả cau mà quen được mấy ông thầy dạy võ, cho thằng Choắt đi học nhưng ông thầy nào cũng chê nó nhỏ bé, sức lực có được bao nhiêu mà học. Thế rồi có một ngày kia, bà nhà tôi dắt thằng bé đi bán trầu cau cho người nhà quan huyện ở xóm chài cạnh sông Lô, gặp được một tay bán cá dùng chùy gai quăng xuống mặt sông cá nổi lên mặt sông cả mấy chục con.

    Thằng Choắt mới nhảy lên hò reo sung sướng. Tay đó nhìn thấy Choắt nhỏ con định bụng trêu nó. Gã xui thằng Choắt nếu cầm được một bên chùy sẽ dạy võ cho nó. Nó xông tới lăm le cầm cả song chùy nhấc bổng lên nhẹ nhàng như nhai gạo.

    Tay đó liền nhận nó làm đệ tử, truyền võ cho nó, rồi tặng nó quả tạ xích. Sau này mọi người đồn rằng tay đó là mật thám của đội quân áo đen, lão mới bảo nó về nhà, bỏ việc học võ mà theo cha mẹ buôn bán. Nó cũng chẳng chịu đâu. Đại nhân thấy đấy, nó chẳng nói chẳng rằng, chỉ có ngày ngày luyện võ ở sau vườn."

    Hỏa Cước Tốc cười hả hê, lại hỏi lão Lâm:

    - Không biết hắn nay đã tuổi bao nhiêu?

    - Nó tròn đôi mươi rồi đấy tướng quân à. Mấy lần tuyển quân, nó nhỏ người nên các quan gia chê, không nhận. Tôi với bà nhà tôi cũng đành tìm cho nó cô vợ cốt cho nó yên bề gia thất, làm lụng mà ăn chứ cứ đánh võ mãi mà chẳng có chỗ để dụng tài thì uổng lắm. Nay tướng quân đã có ý ngỏ, lão còn điều gì mừng hơn.

    Choắt nghe lời cha mẹ, theo Đinh Tráng thăng tới chức phó kỵ úy, dưới quyền Toán Minh Sáng, con trai của Hoa Tài cầm quân tinh nhuệ huyện Gia Ninh.

    Chàng thân quen với một tên lính lác từ lúc mới nhập ngũ tên là Trần Sầm người huyện Thừa Hóa. Đến khi chàng làm phó kỵ úy, hắn vẫn là tên lính dưới quyền.

    Nhiều lần rượu say, hắn nói đùa với Choắt "Cái thằng Choắt bé nhỏ mà được ưu ái, chứ tài nghệ thì mày thua xa tao. Nếu mà nhà tao có của ăn của để như nhà mày, chắc đã ngồi cái chức của tên họ Toán kia rồi."

    Choắt chẳng cho đấy là lời nói đùa mà nghĩ ra chàng cũng thấy không sai, chỉ là họ Toán chưa có chỗ để cất nhắc lên chứ không chàng cũng thay vị trí của hắn từ lâu.

    Sầm bàn mưu với Choắt cho thả rắn độc hòng trừ khử họ Toán khi cha hắn bị chết trận ở Giao Châu, Choắt không nghe. Sầm tự ý làm vì nghĩ rằng làm như vậy, Choắt được cất nhắc thì Sầm cũng được thơm lây. Nhưng chuyện chưa đến đâu thì Sầm bị bọn giám quân phát hiện.

    Sầm bị giam, bị họ Toán đuổi ra khỏi quân ngũ, bắt giam trong ngục hơn một tháng. Lúc ra tù, Choắt thương bạn nên nhờ người gửi Sầm đến phủ họ Vương làm nô tài.

    Khi ấy, bà Lâm mang bệnh lạ, bụng cứ trướng phềnh ra, mỗi ngày một đau đớn hơn, bụng ngày một lớn hơn chèn ép lên các chỗ tạng khác, mỗi ngày trôi qua, bà càng cảm thấy khó thở hơn. Các lang trong huyện đều lắc đầu, thầy lang Lý ở Tống Bình cũng không có tin tức gì nữa nên cả nhà cũng đành nằm chờ ngày bà tắt thở. Bà chỉ còn có tâm nguyện cưới cho Choắt một cô vợ.

    Có người mách cho ông Lâm một cô gái đến tuổi cập kê người họ Cao ở một mình với mẹ già từ nhỏ, lão Lâm cho người đến dò la xem ra cũng ưng ý lắm. Lão Lâm kể với bà Lâm, bà giục cưới ngay. Thấy mẹ sống chẳng được thêm dài, Choắt cũng thuận theo ý cha mẹ cưới nàng về làm vợ.

    Nàng ta tuổi mới mười bảy, da trắng, mặt trái xoan, dáng người nhanh nhẹn, thắt đáy lưng ong, dẫu một mẹ một con bươn trải, làm lụng nhai lưng vất vả nhưng vẫn toát lên chút gì đó son sắt mặn mà khiến bao người đàn ông khác trông thấy nàng mà phải ghen tị với Choắt. Vốn tính chăm chỉ, hiền lành, chịu thương chịu khó nên được lòng hai ông bà Lâm và Choắt.

    Khi cưới nàng về về Choắt cứ mê đắm mãi, ngắm nhìn nàng mãi mà chẳng thấy chán. Cứ mỗi cử động, mỗi bước đi, Choắt chẳng thể rời mắt. Màn đêm xuống, nàng cũng chiều chồng mà nước ấm đầy đủ cho chàng ngâm chân thư giãn, rồi nắn vai xoa đầu cho chàng để bớt đi những mệt mỏi trên thao trường. Tình nồng thắm mặn mà và dữ dội như tính cách của đôi trẻ ở cái tuổi xuân thì.

    Mười ngày sau, bà Lâm bệnh không qua khỏi, vợ chồng Choắt xin với cha tới thành Bạch Hạc để chàng tiến cử xung trận đánh quân Hàn. Ông Lâm đồng ý để hai vợ chồng Choắt tới Bạch Hạc.

    Không quen biết nhiều, hai vợ chồng chàng ở nhờ căn nhà nhỏ người bạn chí cốt của Choắt.

    Trần Sầm nghe tin bạn cưới vợ mà công việc ở phủ thứ sử chằng ngơi được nên đã không tới dự. Đến khi đám tang bà Lâm, Sầm cũng chỉ tới lướt qua rồi vội vàng về Bạch Hạc.

    Nghe tin vợ chồng Choắt ghé tới phủ thứ sử để tự tiến cử bản thân, Sầm vốn quen biết chỗ qua lại trong phủ nên giúp đỡ Choắt tới gặp viên công tử họ Vương. Họ Vương nói mọi quyền binh đều trong tay Triệu Cường, Hùng không có quyền quyết định việc ấy. Choắt đành phải ở lại Bạch Hạc thêm mấy hôm chờ Sầm tìm cách cho gặp họ Triệu.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    ---QC---


  10. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    giangbery,
Trang 14 của 22 Đầu tiênĐầu tiên ... 41213141516 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status