TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 3 của 22 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 15 của 106

Chủ đề: Giống Rồng

  1. #11
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    111
    Xu
    4,150

    Mặc định

    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

    Hồi thứ hai:

    Phủ Tống Bình tướng người Nam giết sứ.

    Chùa Kiến Sơ, Bắc đại sư phục Thành

    Chương 2.5 Đại sư phục thành


    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

    Hồi thứ hai:

    Phủ Tống Bình tướng người Nam giết sứ.

    Chùa Kiến Sơ, Bắc đại sư phục Thành

    Chương 2.5 Đại sư phục thành

    Chí Liệt tiến vào trong gian tự quan sát một hồi. Mái hiên ngói đất đã mục xanh, cây xà sơn mới nhưng chẳng giấu đi được mục nát bên trong. Mở cánh cửa lớn bằng gỗ đã bị thủng vài chỗ là một ngôi chùa nhỏ. Bước qua cổng tam quan là hồ sen lớn, bao quanh là lối đi dẫn vào một chùa năm gian chồng diêm, hai tầng, gỗ lim, gỗ gụ, gỗ táu tróc nửa lớn màu sơn.

    Năm gian chùa và khuôn viên cảnh chùa ấy là theo kiểu nội công ngoại quốc thường chỉ có ở xứ Giao Châu này. Trước tiền đường về phía bên trái có một chiếc khánh đồng được đỡ bằng khung gỗ sơn đỏ còn mới, phía phải là chuông đồng cũ có khắc chữ “Nam Thiên Kiến Quốc Tự chung”.

    Sĩ Giao, Chí Liệt hai người ngồi nghỉ dưới gốc đa lau đi những giọt mồ hôi, làn hương trầm phảng phất khiến hai người thiu thiu. Tiếng chuông chùa vang vang chẳng theo nhịp lối cùng lúc tiếng ngựa hý vang gốc cây thị nơi ngoài cổng chùa khiến hai người tỉnh giấc. Gã Quỷ cười hớn hở:

    - Không ngờ chùa cũ mà lại có chuông âm thật hay.

    Tiếng lớn vọng lại từ cửa chùa:

    - Thiếu chủ, Sĩ Giao đấy à!

    Tồn Thăng bỏ dùi chuông xuống chạy vội tới chỗ Đỗ Đại mà hỏi:

    - Là sư huynh đã đi đâu?

    Đỗ Đại ồn tồn nói:

    - Khi ta cùng với Sĩ Giao vào ngôi Đại Tự bên phải ngôi chùa này đã bị lạc. Ta cố trốn chạy ra ngoài thì thấy phía sau sảnh chùa có đám người nói giọng Quỳnh châu đang bàn bạc chuyện gì đó. Sau đó thì ta ngất lịm. Tỉnh dậy thì đang nằm bên cạnh hai con ngựa nơi gốc thị đằng kia. Mọi người làm sao mà biết chỗ này?
    Gã Quỷ, ngậm quả thị rồi chỉ về phía vị hòa thượng ban nãy. Hai vai gánh trĩu hai thùng nước đổ vào chum lớn gần bếp lửa. Gánh nước rồi vội vã đun nước, làm cơm chay. Đỗ Đại chạy tới diện kiến, thấy dáng hình tựa phật mà cúi người vái rằng:

    - Chẳng hay là sư phụ đã cứu tôi tới đây.

    Vị sư ấy mải miết từng hạt cơm trắng muốt, hòa nước cho đủ thanh mát rồi vội vàng đưa vào phía trong. Phía bên trong chùa, tượng lớn Phật tổ Bồ đề Đạt ma tay cầm một chiếc hài, bên trái là tượng phật mẫu Ma – ya, cùng bên phải là tượng Bồ tát quan âm ngự đầu rồng, tất cả đều sạch sẽ bụi trần.

    Tọa thiền dưới đó là một vị tăng, dáng người mảnh khảnh, đôi ta lớn trĩu xuống hai bên cằm. Bốn người bước chân vào, tăng ấy chẳng hề nhúc nhích. Chẳng nói chẳng rằng, Lập Đức đặt bát cơm cùng chút rau thanh đạm rồi cúi người bước ra. Sĩ Giao cất lời hỏi:

    - Bọn thí chủ chúng tôi bái kiến sư phụ.

    Không một lời đáp lại, Tồn Thăng quát lớn:

    - Này cái tên tăng nhân kia! Dám khinh thường bọn ta sao?

    Đỗ Đại ôm lấy Thăng mà kéo ra ngoài. Lập Đức hòa thượng liền nói:

    - Các vị thí chủ xin mời qua gian hữu, bần tăng sớm bày cơm chay các vị cùng dùng bữa.

    Cơm bày lên, hai niêu cơm rời cùng mẹt rau luộc mềm. Tồn Thăng gắt gỏng:

    - Cơm này chúng ta ăn làm sao! Sáng giờ chẳng có gì ăn. Vào chùa thì đánh đấm với bọn tăng nhân ăn thịt uống rượu mệt gần chết. Rượu đâu mang ra đây cho ta.
    Sĩ Giao can Gã Quỷ lại:

    - Dương Diện đệ hãy trật tự. Chốn xuất gia không được ăn nói bừa bãi.

    Chí Liệt quan sát vị tăng tọa thiền kia vẫn chẳng nhúc nhích. Lập Đức nhỏ nhẹ, chắp tay trước ngực mà nói:

    - Nam mô a di đà phật! Thí chủ bỏ xá cho. Tăng chúng tôi lấy tu tâm làm đầu, chay tịnh ấy là điều chẳng thể khác được. Nếu vị tướng quân này mong cầu rượu thịt thì thật ngại tăng tôi không thể giúp được.

    Lời nói phật rót tai khiến Dương Diện mềm lòng mà ăn lấy cho hết một niêu cơm trắng. Cùng bữa, Chí Liệt hỏi Lập Đức:

    - Sư ấy là ai sao mà đến lạ. Chẳng nói chẳng rằng.

    - Sư lấy thiền tịnh tu tâm nên gọi là thiền sư. Tính tình Sư điềm đạm ít nói, nhưng thông minh, sáng suốt ấy thế mà gọi là Vô Ngôn Thông. Từ ngày sư về đây chỉ có ngồi một chỗ mà thiền, chẳng nói lấy một lời.

    - Cơm nước thì ai chăm?

    - Là bần tăng.

    - Ngài ấy có nói gì với Lập Đức sư phụ hay chăng?

    - Từ khi ngài ấy về đây cũng đã hai mùa xuân hạ mà chưa được nghe.

    Sĩ Giao lại hỏi:

    - Có nghe tiếng thiền sư mà nay được hạnh ngộ. Ấy sao dân chúng ngoài kia kêu rằng thiền sư giảng đạo, lũ tăng nhân kéo tới nườm nượp? Thật là có điều gì không phải?

    - Chùa lớn bên này là Đại Đường Nam tự. Ba năm trước quan sứ cho dựng lên, cạnh Kiến Sơ tự này. Ban đầu ta được mời sang tự ấy mà tu cùng với những tăng từ Quỳnh Châu tới. Sau này ta thấy kẻ ra người vào tự toàn là những bậc quan nhân, quân tướng. Ta e điều không hay nên đã cùng tiểu đệ tử tọa thiền nơi gốc thị kia hướng về Tiên Du Sơn ngày ngày đọc kinh.

    Nói tới đây, có vị tiểu hòa thượng khi nãy xuất hiện. Tiểu hòa thượng này nghiêm trang hành lễ mà bái Ngôn Thông, Lập Đức cùng bốn người.

    Đỗ Đại thảng thốt:

    - Là vị tiểu sư phụ này chẳng?

    - Bẩm quan đúng thế. Đây là đệ tử của tôi tên là Phong. Sáng này có thất lễ với các vị quan nhân mong các vị bỏ quá cho.

    Dương Diện ăn xong niêu cơm trắng, chỉnh lại miếng da dê trên mặt mà nói:

    - Cái tên tiểu tử này, sáng nay đánh với ta lại còn khống chế cả thiếu chủ. Tội ngươi đáng phạt trăm roi.

    Tiểu hòa thượng lém lỉnh nói:

    - Là thí chủ mặt quỷ kia gây sự trước.

    Chí Liệt cười lớn nói:

    - Vị tiểu sư phụ này nghệ công thật chẳng dám chê. Lập Đức sư phụ vừa có nói đến việc tu tại gốc thị ấy, ngày ngày lấy đọc kinh mà tu hành. Chẳng hay sao lại không vào ngôi chùa nhỏ này?

    Tiểu sư phụ nhanh nhảu đáp:

    - Đất này là của vị hương hào họ Nguyễn. Trước ở núi Tiên Du đã mến mộ đức hạnh của sư phụ từ lâu, nay lại thấy người tu nơi gốc thị ấy mà lấy tâm tình để mời sư phụ ta dựng chùa tính từ gốc thị trở về Tây nam chừng hai trăm trượng. Thoạt đầu, sư phụ ta không dám nhận. Đêm ấy nằm cạnh sư phụ dưới gốc thị lại hiện lên thần nhân mách rằng: “Theo ý của họ Nguyễn, chẳng mấy năm sẽ được điều lành lớn.” Sau ấy nghe lời thần nhân, sư phụ mới đồng ý với vị hương hào ấy. Họ Nguyễn ấy dỡ nhà lập chùa tỏ lòng, lại cho người đắp tượng, đúc chuông…

    Lập Đức từ tốn nói:

    - Tâm tức là Phật. Đệ tử chớ khoe khoang.

    Lại kể rằng Đại Đường Nam tự kế bên ấy bọn tăng lữ vốn không phải người Nam, đến đây lấy tiếng là Đại thiền sư, ngày ngày giảng kinh pháp, lễ bái triền miên làm hao tâm tốn lực của bọn dân chúng Giao Châu ấy. Vị tăng nhân mặt đẹp tựa thần tiên, mặc áo cà sa khi sáng dẫn Đỗ Đại cùng Sĩ giao vào Đại tự hiệu là Giả Thường, nhận mình là Đại tăng, cũng là đệ tử Thiền sư nổi tiếng Bách Trượng Hoài Hải, có pháp lực hô mưa hoán vũ, lại truyền bá kinh phật, nhận cả trăm người làm đệ tử. Hai vị tăng kia hung dữ kia vốn cùng thiền sư Vô Ngôn Thông về Kiến Sơ này mà bị bọn chúng dụ dỗ sang tự ấy mà làm điều sằng bậy, tham tục rượu thịt. Lại được biết bọn ấy là tay sai của viên sứ Tượng Cổ nên Chí Liệt bàn với Sĩ Giao:

    - Nơi này nhiều ẩn tình. Không thể xem thường được. Ta phải sớm về báo cho Tướng phụ biết.

    Đoạn rồi, Chí Liệt bái biệt ba người rồi cùng mười người tùy tùng về La Thành báo tin cho Dương Thanh. Ba người ở lại chùa Kiến Sơ đợi quân tiếp viện lên núi Tiên Du truy quét bọn cướp Lục Hổ.

    Mấy ngày ở lại chùa, không khí tĩnh lặng trầm mặc khiến ba người ấy như bỏ hết đi những phiền muộn, gột bỏ đi những bụi bặm chiến trường sau thời gian chiến đấu vừa qua. Vị Tăng kia không nói gì mà chỉ ngày ngày ngồi quay mặt vào bức tường thiền. Sĩ Giao lại thấy sư Lập Đức ngày ngày chăm chút cho vị thiền sư ấy chẳng có lấy một thiếu xót. Sớm gánh nước tưới rau, cùng đệ tử ra sông giặt giũ áo cà sa, chiếu nệm. Trưa lại cơm trắng cùng rau hai niêu mang cho thiền sư. Chiều tới gánh nước từ kênh đun lên mời thiền sư tắm. Tối đến ngồi thiền cạnh sư rồi nâng giấc cho Tăng ấy.

    Đêm cuối ba người tại tự, bỗng nhiên có ngôi sao sáng rực phía nam, lửa dưới bếp cháy phừng phừng. Sĩ Giao thấy vị tiểu hòa thượng đang lúi húi dập lửa thì Lập Đức lấy vạt áo mà dập lửa liên hồi lại ôm lấy vị tiểu hòa thượng mà chạy ra. Chẳng mấy chốc vạt áo cháy lẹm đến vai. Tiểu sư vẫn lấy nước mà dập. Mắt lệ rưng rưng, miệng vẫn liên hồi nhẩm rằng:

    - Nam mô a di đà.

    Tiểu hòa thượng kia khóc nấc lên, dập đầu liên tục xuống nền đất:

    - Là tại đệ tử bất cần. Trông nồi nước mà đề tử lại ngủ quên mất.

    Lập Đức cháy mất vạt áo cà sa cũ, nhìn gian bếp ấy cháy mà lệ ròng ôm lấy đệ tử:

    - Đệ tử chẳng có lỗi gì cả. Là ta phước mỏng chỉ là muốn chăm chút cho Thiền sư ấy mà lại ra như thế. Thật là đáng thương cho đệ tử của ta.

    Nói rồi, từ gian tự bước ra, vị Tăng kia bước tới, khoác lên Lập Đức áo cà sa. Dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt thanh tú, nước da ngăm ngăm khắc khổ, gò má hóp vào, đôi mày bạc trắng rủ xuống hai bên đuôi mắt, râu bạc tựa tiên, giọng nói thanh điện, Tăng ấy nói, nước mắt chảy ra:

    - Bấy nay, ta thật cảm kích với tấm chân thành của ngươi. Nay nhận ngươi làm đệ tử, truyền tâm giáo cho ngươi. Gọi ngươi là Cảm Thành. Áo cà sa này, sư tổ Hoài Hải tặng ta. Nay ta tặng cho ngươi.

    Lập Đức lấy làm vui mừng, vội cùng đệ tử bái ba lạy để tỏ lòng tôn kính. Sư dắt tay Lập Đức vào mà bàn rằng:

    “Xưa đức Thế Tôn vì một nhân duyên lớn mà xuất hiện ở đời, hóa duyên viên mãn Ngài vào Niết-bàn. Diệu tâm này tên Chánh pháp Nhãn tạng, thật tướng không tướng, pháp môn chánh định, chính Ngài trao cho đệ tử là Tôn giả Ma-ha Ca-diếp làm Sư tổ. Đời đời truyền nhau đến Tổ Đạt-ma, từ Ấn Độ sang Trung Hoa trải bao nguy hiểm, vì truyền pháp này. Cứ thế đến Lục tổ Tào Khê được nơi Ngũ tổ, vẫn dòng phái Đạt-ma. Tổ Đạt-ma lúc mới đến, vì người chưa tin hiểu nên lấy việc truyền y bát để rõ chỗ đắc pháp. Nay niềm tin đã thuần thục, thì y là đầu mối của sự tranh giành. Thế nên, Ngũ tổ dặn: “Phải dừng ngay nơi ông, không nên truyền nữa.” Do đó, đến nay chỉ dùng tâm truyền tâm mà chẳng trao y bát.

    Khi ấy, Tổ sư Nam Nhạc Hoài Nhượng nhận được chân truyền này, bèn trao cho Mã Tổ Đạo Nhất, Mã Tổ trao cho Bá Trượng Hoài Hải. Ta ở chỗ Tiên sư Bá Trượng nhận được tâm pháp ấy đã lâu, nghe ở phương này có nhiều người hâm mộ Đại thừa, vì thế mà đến phương Nam để tìm thiện tri thức. Nay ta gặp ngươi đây, ấy bởi túc duyên đã sẵn. Nghe ta nói kệ:

    Các nơi đồn đại

    Dối tự huyên truyền

    Rằng Thủy Tổ ta

    Gốc từ Tây Thiên.

    Truyền pháp Nhãn tạng

    Gọi đó là Thiền

    Một hoa năm cánh

    Hạt giống liên miên.

    Thầm hợp lời mật

    Muôn ngàn có duyên

    Đều gọi tâm tông

    Thanh tịnh bản nhiên.

    Tây Thiên cõi này

    Cõi này Tây Thiên

    Xưa nay nhật nguyệt

    Xưa nay sơn xuyên.

    Chạm đến thành trệ

    Phật tổ thành oan

    Sai đó hào ly

    Mất đó trăm ngàn.

    Ngươi khéo quán sát

    Chớ lừa cháu con

    Ngay như hỏi ta

    Ta vốn không lời.

    Chư phương hạo hạo

    Vọng tự huyên truyền

    Vị ngô thủy tổ

    Thân tự Tây thiên.

    Truyền pháp nhãn tạng

    Mục vị chi thiền

    Nhất hoa ngũ diệp

    Chủng tử miên miên.

    Tiềm phù mật ngữ

    Thiên vạn hữu duyên

    Hàm vị tâm tông

    Thanh tịnh bản nhiên.

    Tây Thiên thử độ

    Thử độ Tây Thiên

    Cổ kim nhật nguyệt

    Cổ kim sơn xuyên.

    Xúc đồ thành trệ

    Phật tổ thành oan

    Sai chi hào ly

    Thất chi bách thiên.

    Nhữ thiện quán sát

    Mạc trám nhi tôn

    Trực nhiêu vấn ngã

    Ngã bổn vô ngôn.”

    Nghe xong bài kệ, Cảm Thành liền lãnh ngộ. Sĩ Giao lấy đó làm điều đáng mừng, liền sai người tu sửa ngôi chùa để Tăng Sư cùng ngồi nói về kinh đạo.

    Sớm hôm sau, Sĩ Giao cùng Đỗ Đại, Tồn Thăng lên ngựa hướng Tiên Du mà tiến, để lại chùa ba chục lính tráng khỏe mạnh để sửa lại chùa.

    Lời bàn:

    Xưa ta nghe chuyện tiên thần

    Long Ngư xuất hiện chúng dân nương nhờ

    Ấy rồi tai họa bất ngờ

    Con dân đỏ máu lững lờ nước trôi

    Sứ quan nhấp nhổm đứng ngồi

    Xứ biên nổi loạn, bề tôi hận lòng.

    Người sông đục, kẻ nước trong

    Bao năm oán hận thầm mong có ngày

    Cờ ai đang phất trao tay

    Vượt sông thành trống, người ngay kẻ hèn

    Quyết tâm sống mái một phen

    Rửa oan quê cũ được khen anh hùng

    Ấy còn giặc cướp bên sông

    Quá sơn gặp tự tấm lòng thanh tao

    Tâm người rộng lớn biết bao

    Sớm trưa, chiều tối chẳng nao núng lòng.

    Đêm thanh gió thổi nhà không.

    Lửa kia thiêu đốt vàng ròng chẳng phai.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    ---QC---


  2. Bài viết được 4 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    Darkzergling,giangbery,hanthientuyet,sai1000,
  3. #12
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    111
    Xu
    4,150

    Mặc định

    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

    Hồi thứ ba:

    Núi Tiên Du, Đại hổ giương nanh vuốt.

    Phủ Tống Bình, Đại thiền sư cứu người.

    Chương 3.1 Ảo mộng chân tình



    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

    Hồi thứ ba:

    Núi Tiên Du, Đại hổ giương nanh vuốt.

    Phủ Tống Bình, Đại thiền sư cứu người.

    Chương 3.1 Ảo mộng chân tình

    Đang lúc đi diệt bọn cướp Lục Bạch Hổ, Dương thiếu chủ quay trở về La Thành khiến Thiên thanh Dương tương không khỏi ngạc nhiên. Dương thiện tướng bẩm báo sự việc tại Đại Đường Nam tự cho cha nghe. Dương Thanh tỏ vẻ không hài lòng. Lại sai người giả làm tăng lữ về chùa ấy để theo dõi thêm tình hình ở chùa ấy. Chí Liệt cầm thêm hai trăm lính nữa hướng núi Tiên Du tăng viện cho Sĩ Giao, mưu diệt sạch lũ cướp khét tiếng vùng ấy.

    Cầm lính đi qua Đại tự ấy, Chí Liệt không ghé lại nữa mà truyền lệnh cho hai trăm lính hợp quân với Sĩ Giao, hơn trăm quân lính của Si Giao trú tại thành Luy Lâu, được lệnh cho đóng quân tại chân núi phía nam Tiên Du. Quân không mang theo cờ xí, không dựng trại mà ở núp dưới những gốc cây, tảng đá lớn mong đánh nhanh bọn cướp. Ngày hôm sau, đám lính người ôm bụng, kẻ ôm ngực đau đớn suốt cả ngày. Chí Liệt mới hỏi Sĩ Giao:

    - Không hay nơi này khí hâu thế nào mà quân sĩ lại biểu hiện như thế?

    Sĩ Giao đáp rằng:

    - Núi này vốn là núi thiêng, hay ta đi dò hỏi cho ra lẽ.

    Nói rồi, Sĩ Giao sai Tồn Thăng cùng mười tên lính đi quanh núi, gặp một nhà dân cùng một ngôi chùa đã cũ. Sĩ Giao lại nhớ rằng vị hòa thượng Lập Đức tại Kiến Sơ tự có nhắc đến ngôi chùa này. Đêm ấy, Sĩ Giao sai năm tên lính soạn sửa trái cây, xôi nếp cùng với đó là nhang thơm cả thảy là chín nén, lại thêm đăng sáng. Chí Liệt kêu đám lính tráng kiện di dời các pho tượng ra mà lau rửa, sau ấy đặt lại uy nghiêm chỗ cũ. Đám Đỗ Đại, Tồn Thăng vào rừng gần đó chặt được chín cây gỗ lim cùng bảy cây gỗ táu mang về dựng lại cột chùa. Đến gần sáng thì đám lính tráng cũng tu sửa xong mái chùa thì tự dưng đám lính không còn thấy đau bụng tức ngực nữa. Chỉ riêng Sĩ Giao thấy trong người mệt lả, thiếp đi dưới gốc cây si trước cổng chùa.

    Sĩ Giao thấy người nhẹ như bay, nhún chân một cái đã lên đến trên đỉnh núi. Áo của Bá Nam quân sư bị mắc tại đám thông. Chàng gỡ một hồi thì chân chạm xuống mặt đất. Đang bước chân đi, quân sư thấy muôn vàn thú đá chạy quanh núi. Chàng lại ra hiệu cho đám thú ấy biết sự có mặt của chàng. Chúng chạy từ Nam ngược Bắc dường như không hề biết sự có mặt ấy của chàng rồi tan vào mây trên đỉnh núi.

    Lấy làm lạ, Sĩ Giao bèn bước thêm vài bước nữa thì thấy một khung cảnh chốn tiên thần. Đi qua cổng dựng bằng trúc, chàng thấy ao rồng, tường thạch. Sân ấy có phiến đá nứt gãy lớp lớp những đường kẻ như bàn cờ. Chàng bay vút vào trong thì thấy hai ông lão râu tóc bạc phơ đang đánh cờ. Chàng lại nhìn thấy một anh tiều cầm búa gác gốc thông đứng nhìn hai ông lão đánh cờ. Một lát sau cây búa mục lúc nào chẳng hay, hai lão tiên ấy biến thành khói cuộn vào mây bay lên trời để lại bàn thạch hai chữ Lạn Kha. Chàng tiều phu ban nãy cũng biến mất vào rừng sâu hun hút.

    Sĩ Giao tiến tới bàn thạch, lấy tay chạm vào. Thạch trơn nhẵn bóng, chàng vuốt ve phiến đá ấy, nhắm mắt hình dung tựa chạm vào bồng lai. Chàng mở mắt ra thì có nàng tiên đang nằm trên ấy, trên người chẳng một mảnh lụa. Chàng vội vàng rụt tay lại thì cánh tay của nàng tiên ấy kéo lại, Sĩ Giao gục mặt vào phiến đá lúng túng cởi chiếc áo trên người mình mà khoác lên cho nàng ấy.

    Từ phía xa bỗng có đám con gái từ chân núi đi lên nói cười khúc khích, chàng nhìn ra phía ấy. Có cô thôn nữ tuổi chạc tuần trăng cất giọng trong trẻo mà ghẹo chàng:

    - Chàng ơi! Tiên nữ giáng trần.

    Tay run đờ đẫn như đần như ngu.

    Tới đây tiết mới sang thu.

    Thạch bàn vững chãi, đánh đu hỡi chàng.

    Sĩ Giao nhìn ra phía đông thì có cây đu dựng bằng đá, mấy cô gái ấy đang chơi trên ấy nhí nháu gọi chàng. Chàng quay ra nhìn bàn đá, nàng tiên khi nãy không còn nằm ở đấy, chàng ú ớ gọi nhặt lên một mảnh vải hồng thơm thơm mùi trầm. Ấy rồi tay chàng thấy có dính ướt từ bao giờ chẳng hay. Gió lên, mây đen từ phía nam kéo đến ùn ùn, mấy cô con gái cũng không còn lưu lại đấy. Chàng giật mình tiếng sét bên tai.

    Sĩ Giao choàng tỉnh dậy, ngơ ngác nhìn xunh quanh. Thấy đám lính hớt hải chạy mưa, mang sơn cùng gỗ vào phía trong mái chùa vừa dựng. Chí Liệt gọi lớn:

    - Bá Nam quân sư. Còn đứng đó mong chờ điều chi? Tay quân sư, mảnh vải hồng từ đâu mà có?

    Sĩ Giao đầu óc mơ màng, tay dính ướt dụi mắt, chàng nói:

    - Bẩm thiếu chủ. Là đệ vừa mơ giấc mơ thật lạ. Tỉnh dậy đã thấy khăn hồng trên tay.

    - Chạy vào trong chùa rồi kể lại cho ta nghe.

    Chàng kể lại cho Thiện tướng, Thiện tướng cho đấy là điềm mừng liền sai lính đi sửa soạn lễ vật, nhang đăng chính ngọ ngày mai lên đỉnh núi làm lễ. Sĩ Giao mở miếng lụa ra, tiếng sét xé tan tiếng mưa rào rả rích, ánh sáng hắt vào hiện lên trên mảnh vài chín chữ thành một hàng sắp xếp theo đúng lối: “Dương Tử Tiền Cao Hưng Bá Ngô Vương Chủ”, phía dưới còn đề một bài thơ:

    “Dương gian hỏa ánh hồng

    Tử ngục thủy thành giang.

    Nhất chí đồng cam khổ

    Quảng nhân chính dị sàng.”

    Chí Liệt hỏi trên đó đề gì, Sĩ Giao ấp úng:

    - Dạ bẩm, chỉ là vài nét nguệch ngoạc chắc khi tối Gã Quỷ nghịch ngợm rồi nhét vào tay ta. Lát nữa ngủ dậy sẽ phạt đệ ấy.

    Vội vàng Sĩ Giao ném mảnh vải ấy vào đống lửa đốt đi. Dương Chí Liệt quay lại thấy vải cháy còn một góc chữ Dương, lại thấy Sĩ Giao ấp úng, liền hỏi:

    - Có chắc là không có gì trên đó hay không? Sao lại là chữ Dương. Mau gọi Gã Quỷ dậy.

    Gã Quỷ bấy giờ trong cơn say mê mệt gọi ba tiếng không thấy dậy. Chí Liệt nhìn mặt Sĩ Giao lấm lét mà sinh nghi, gọi cho bằng được Gã Quỷ tỉnh dậy. Chí Liệt xách một thùng nước mưa vừa hứng được dội vào mặt Gã Quỷ. Gã Quỷ tỉnh dậy cầm lấy dao quắm cạnh người mà quát tháo:

    - Là kẻ nào hắt nước vào ta?

    Chí Liệt phủi tay cho khô đáp:

    - Là ta gọi ngươi dậy đấy.

    Sĩ Giao không kịp cản thì Gã Quỷ cầm lấy dao dương lên xông thẳng về phía Chí Liệt. Chẳng chút nương tay, gã ra đòn sấm rền đất rung. Từng chiêu xuất ra như nghìn cân giáng xuống. Chí Liệt không đánh lại mà chỉ dùng cây gậy chống những đòn ấy. Gã Quỷ hung tợn không khiến Chí Liệt nao núng. Đám lính cạnh đó xô vào giữ lấy gã Quỷ. Gã gồng mình lên, chiếc áo giáp đứt bung ra tứ phía. Bọn lính sợ hãi lui ra cả đám. Chí Liệt cười lớn:

    - Để nay ta sẽ cho ngươi tâm phục khẩu phục.

    Nói rồi, Chí Liệt dùng gậy đánh thẳng vào cánh tay cầm dao của Gã Quỷ. Gã Quỷ người như đá sắt, không hề hấn gì quay dao mưu chặt gãy côn của Chí Liệt. Thiện tướng nhanh như sóc thu cây gậy về, mình quay năm vòng trên không liên tiếp vụt trúng lưng và gáy Gã Quỷ. Gã quỷ đứng yên, gầm gào trong tiếng sấm, mắt liếc nhìn thiếu chủ.
    Gã vứt bỏ giáp áo, mình còn lại chiếc khố sờn rách. Từng vết sẹo trên người hắn nổi lên như những tổ kiến, tổ mối khiến cho người khác phải khiếp sợ. Chí Liệt bình tĩnh múa côn, lộn tiếp ba vòng dùng sức đầu gậy đánh thẳng vào ngực Gã Quỷ.
    Dương Diện hết sức bình sinh ném thẳng dao quắm về phía thiếu chủ. Thiếu chủ né nhanh, dao ấy cắt đôi cột lim, mái chùa phía ấy rơi xuống vài ba viên. Dương thiếu chủ dùng gậy đánh với gã quỷ hai trăm hiệp thì trời sáng. Gã Quỷ đứng ra phía trước gậy của thiếu chủ khiến thiếu chủ không nỡ ra tay. Chí Liệt hỏi:

    - Nhà ngươi nhận thua hay sao?

    Gã cười lớn, mặt méo xệch:

    - Ta đói quá! Từ đêm qua đến giờ uống rượu mà không được ăn gì nên đói. Ăn xong ta lại đánh với ngươi.

    Tất cả lại cươi ồ lên. Đỗ Đại sai người mang xôi thịt lên cho hắn ăn. Chí Liệt vỗ vai hắn trêu trọc hắn:

    - Nhà ngươi võ thuật không có, thậm chí không bằng đứa trẻ con. Chí có cái khỏe và liều là ta không bằng ngươi.

    Dường như gã chẳng quan tâm đến lời thiếu chủ nói. Gã hỏi:

    - Nhà ngươi gần sáng hắt nước vào mặt ta có ý gì?

    - Ta thấy nhà ngươi đi đánh nhau mà uống rượu đến say sưa, chẳng may địch đến đánh bất ngờ nhà ngươi ứng phó thế nào.

    - Ngày trước ta làm tướng cướp trên núi Yên. Nửa đêm có mấy đứa định chém ta nhưng rồi chúng nó chết trước ta. Nhà ngươi khỏi lo.

    - Đấy là bọn lâu la không tính.

    - Ngày trước ở Đỗ Gia Trang, ta đánh nhau với bọn lính người Bắc cũng vậy thôi. Chẳng khá hơn là mấy. Có Sĩ Giao quân sư chứng kiến đó.

    Chí Liệt như nhớ ra chuyện khi đêm hỏi Sĩ Giao, lại hỏi Gã Quỷ:

    - Nhà ngươi ngày qua lên núi kiếm gỗ củi có thấy gì hay không?

    - Ta thấy thú rừng đi chơi, chim ca nhảy nhót và khe suối nhỏ ở đằng kia.

    - Còn gì nữa hay không mà ngươi đi từ chiều đến khi mặt trời khuất núi mới về?

    Thấy gã ấp úng, Chí Liệt giật lại niêu xôi về phía mình mặt nghiêm nghị hỏi:

    - Nhà ngươi còn giấu giếm điều gì hay không?

    Gã nhìn Sĩ Giao lắc đầu liền lắp bắp:

    - Ta… ta có gặp mấy đứa con gái lên núi hái quả nên đi theo bọn nó.

    - Hái quả ở đâu? Nhà ngươi hung tợn như quỷ dữ, ngươi đi theo bọn ấy chúng thấy ngươi chẳng chạy mất à?

    - Ơ hay. Ta thì sao? To khỏe như ta bọn con gái đứa nào chẳng thích.

    - Cái mặt nhà ngươi ấy, ta là con gái thì ta chạy trốn cho nhanh chứ to khỏe gì. Nói mau. Bọn nó lên đấy làm gì? Rồi có chuyện gì xảy ra.

    - Thì ta theo bọn con gái ấy đến đỉnh núi, thấy có mấy gã ở đấy đợi bọn ấy đến. Thế rồi bọn nó giao hợp với nhau ở cái bàn đá trên đỉnh núi cao kia. Đợi bọn nó giao hợp xong, có đứa con gái mặc áo hồng mặt đẹp như tiên nữ đi sau cùng ta bắt được rồi giao hợp với nàng. Nàng chẳng chống cự gì lại còn nũng nịu ta ở lại chơi với nàng ấy nên ta mới về muộn. Nàng còn tặng ta mảnh vải hồng làm tin, hẹn ta chiều nay quay lên đỉnh núi gặp nàng.

    Bọn lính tráng xì xào bàn tán, Chí Liệt mặt nghiêm nghị:

    - Việc quân tình không lo, lại còn đi chơi bời, trai gái. Quân sư ghi lại phạt hắn trăm roi để hắn nhớ cũng là để cho những kẻ khác lấy đó làm gương.

    - Đợi ta ăn xong rồi hãy phạt. Đánh ta hai trăm doi cũng được.

    Gã cười hả hê. Ăn xong Gã tự mình sai hai tên lính to khỏe nhất cầm roi mây đánh lên người hắn hai trăm roi. Đánh được một trăm roi thì hai tên lính tay mỏi rã rời, hai tên khác ra thay. Đánh hai trăm roi đã rồi, Gã như được giãn gân cốt đứng dậy vươn vai cạnh đó là chục cái roi mây đã nát vụn. Bốn tên lính mệt nhoài vội chạy đi sợ gã nhớ mặt lại rước họa về sau. Gã kéo một tên lại nhấc cổ lên, mặt tên ấy tái xạm như con gà vừa bị cắt cổ xin gã thả xuống. Gã cười lớn rồi thả tên lính tội nghiệp kia xuống đất:

    - Bọn bay lính tráng mà đánh người như gãi ngứa vậy đánh giặc, bắt cướp làm sao? Bọn cướp vốn hung tợn, máu liều chém giết không ghê tay. Chỉ e thấy chúng các ngươi co vòi mà trốn chạy.

    Nói rồi Đỗ Đại sai đám lính dựng lại cột chùa vừa gãy, tên nào tên ấy mệt mỏi rã rời sau một trận mưa đêm. Thấy bọn lính uể oải, Chí Liệt nói với Sĩ Giao:

    - Rừng thiêng nước độc, càng ở lâu e rằng bọn cướp lợi thế hơn. Sĩ Giao có kế gì hay chăng?

    Sĩ Giao nhìn về phía chân núi có mấy cây gỗ mục và đám lá khô, một con cáo đuổi theo một con gà tre. Cáo vồ nhanh về phía con gà, gà nhảy lên cành cây phía trước thì cáo bị thụt sâu dưới đám lá cây cố ngoi ngóp lên trong vô vọng. Sĩ Giao nhoen miệng cười gọi Gã Quỷ lại gần nói nhỏ vào tai gã, xong rồi bàn bạc với Chí Liệt một hồi. Đám lính khi đó chạy ra bắt lấy con cáo xẻ thịt nấu cháo sang chia cho được gần hai mươi người ăn.

    Nắng lên xiên qua ngọn cây, Chí Liệt vẫn mải miết luyện binh và không ngừng nghĩ về mảnh vải hồng mà Sĩ Giao sáng nay đã đốt. Không yên lòng nhân lúc Sĩ Giao đi thám thính tình hình, Chí Liệt lại gọi Gã Quỷ tới dò la. Gã Quỷ nghĩ là Thiếu chủ muốn đánh nhau bèn ra chiêu trước nhưng được hai chục hiệp thì Thiếu chủ khóa thế dừng đánh, lại rót vào tai Gã Quỷ lời dụ:

    - Sáng này đương dở câu chuyện. Ngươi hãy kể tiếp cho ta. Cô gái kia đưa mảnh vải ấy rồi thế nào?

    Gã Quỷ cười lớn:

    - Mảnh vải hồng ấy à? Nàng ấy viết tên ta lên đó. Nàng ấy hỏi tên ta, ta bảo nàng ấy viết tên ta và nàng ấy lên mảnh vải ấy để làm tin. Chiều nay ta sẽ dắt huynh đệ qua đó gặp bọn con gái ấy..

    - Có thật là như thế chăng?

    - Là thật. Nhà ngươi không tin thì chiều nay ta dẫn người đến đó. Ngươi chọn lấy một nàng.

    - Ta không hỏi chuyện đó. Là những chữ trên mảnh vải kia. Nhà ngươi họ Đỗ tên Thăng, cớ sao lại có chữ Dương trên đó?

    - Ta không biết chữ nên mới nhờ nàng ấy. Mà tên ta là Dương Diện hộ sư tướng Đỗ Tồn Thăng. Có chữ Dương đấy.

    - Dương Diện là mặt dê chứ đâu phải chữ Dương kia.

    - Xằng bậy. Quân Sư huynh nói với ta, Dương Diện là mặt trời sáng rực giác ngộ tâm ta u tối.

    Nói vậy, Chí Liệt mới chẳng nghi ngờ nữa. Đỗ Đại đi tuần núi nửa ngày, báo lại cho Chí Liệt thiếu chủ :

    - Bẩm Thiếu chủ. Xung quanh phía nam núi này có nhiều hố sâu, ong lấy nó làm tổ đến cả trăm. Sĩ Giao sai ta cùng đám lính đi kiếm lá có, cành khô mục đánh đủ hai đống cao ở kia. Xin thiếu chủ liệu việc.

    Chí Liệt nói với Đỗ Đại sai hai chục tên lính dọn sạch cỏ bụi dẫn đường đến những tổ ong ấy, cho người đi lại thật nhiều để đất ấy phẳng nhẵn như đường đi đã có từ lâu. Chí Liệt chia cứ hai lính một hố sâu đầy ong phủ lên lá khô và cành mục, lại lựa ra miếng gỗ dày mỏng khác nhau đi qua mỗi hố ấy. Một lối đi chắc chắn người giẫm lên cũng không rơi xuống, một lối đi chỉ cần giẫm nhẹ cả người sẽ rơi xuống hố đầy ong.

    Sau giờ mùi, Chí Liệt cho quân phục tại mỗi hố ấy như đã định từ trước. Đỗ Đại cùng Gã Quỷ cùng hai mươi tên lính cởi bỏ hộ giáp, người nào người nấy bôi đất lên người, nhem nhuốc. Kẻ đóng khố, người áo quần xộc xệch, tay mang theo đoản đao, giáo ngắn hướng đỉnh núi phục sẵn ở đấy chờ đám con gái lên chỗ ấy giao hợp.

    Đến giờ thân ba khắc, như lời Gã Quỷ nói đám con gái ấy đến lưng núi thì đám lính xô ra tóm lấy mỗi người một cô gái, còn hơn hai chục đứa túm tụm với nhau sợ hãi. Đám con gái thấy người lạ mặt hốt hoảng la toáng lên. Gã Quỷ nhảy ra dùng đoản đao kè cổ cô gái đi đầu, dọa lớn:

    - Lũ con gái các ngươi. Im lặng! Không ta cho một đao chết cả lũ bây giờ. Ngoan ngoãn chiều theo ý bọn ta thì sẽ được sống. Đừng có để ta mang tiếng giết đàn bà.

    Bọn con gái thi nhau cúi vái xin tha mạng. Nói rồi, Đỗ Đại ra hiệu cho mấy ả. Đỗ Đại giọng vang vang nói:

    - Lũ con gái các ngươi. Không ở nhà lo liệu việc nhà, khăn nhung áo lụa thơm tho đến núi hoang này là cớ sao?

    Có người con gái chỉnh lại áo tóc, dáng thướt tha, nước da trắng ngần như tuyết đỉnh Mẫu Sơn, tóc đen nháy tựa mun gỗ, đôi mắt ngọc xanh biếc bước tới, giọng yểu điệu sướt mướt :

    - Bẩm các huynh đệ. Bọn tiểu nữ chẳng dám giấu. Ngày trước làng phía chân núi Đông Bắc trù phú, màu mỡ. Từ khi quan sứ Hành Lập về Giao Châu này, bắt trai tráng trong làng đi lính, đánh giặc Chà Và, Lâm Ấp, mọi rợ Man Hoàng, cả đám thanh niên trai tráng phải đi, số về thì thương tật, còn lại thì ở trong quân ngũ. Còn lại lũ con gái chúng tôi. Nơi đây, cả mấy vùng xung quanh đây cũng như vậy.

    - Thế nên các ngươi đến đây tìm bọn cướp cho thỏa khao khát làm vợ hay sao? Bọn ta cũng là cướp đây. Đi theo bọn ta, có cơm ăn áo mặc, khỏi phải chốn chui lủi ở xó núi này. – Gã Quỷ trêu ghẹo đám ấy rồi cười ngặt nghẽo.

    Cả đám cười lớn. Đỗ Đại quắc mắt nhìn khiến bọn lính im bặt.

    - Ấy thế mà các ngươi bán mình cho giặc cướp hay sao?

    - Nói ra chỉ sợ các anh hùng khinh bọn tiểu nữ. Bọn này cũng là chân yếu tay mềm. Đương đêm bọn chúng vào làng cướp phá. Lũ con gái chúng tôi cùng với người già, trẻ con sao có thể chống lại được. Thôi đành ngậm ngùi theo bọn chúng. Nay chẳng thể rời được.

    Đỗ Đại toan thả bọn gái ấy ra. Thì thầm vào cô gái ban nãy nói điều gì đó rồi cho lệnh thả đám con gái ấy đi. Mặt nàng kia đon đả, lẳng lơ gọi bọn con gái ấy lên núi. Gã Quỷ thấy lạ hỏi Đại :

    - Miếng ngon đến miệng, sao anh nỡ thả bọn chúng đi.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


  4. Bài viết được 4 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    Darkzergling,giangbery,hanthientuyet,sai1000,
  5. #13
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    111
    Xu
    4,150

    Mặc định

    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

    Hồi thứ ba:

    Núi Tiên Du, Đại hổ giương nanh vuốt.

    Phủ Tống Bình, Đại thiền sư cứu người.

    Chương 3.2 Thiện tướng Bình Nam đả tứ hổ


    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

    Hồi thứ ba:

    Núi Tiên Du, Đại hổ giương nanh vuốt.

    Phủ Tống Bình, Đại thiền sư cứu người.

    Chương 3.2 Thiện tướng Bình Nam đả tứ hổ

    Đỗ Đại thả đám con gái đi vào trong núi khiến mấy tên lính bứt rứt trong người toan đuổi theo đám con gái ấy. Đỗ Đại ra hiệu cho đám lính lui lại. Mỗi người tìm lấy một gốc cây, tảng đá lớn để núp. Chưa đây một khắc sau, toán con gái ấy cởi bỏ xiêm y, mỗi người chọn cho mình một chỗ như đã định sẵn từ đầu. Có một cô gái còn chần chừ không cởi. Đỗ Đại sinh nghi theo dõi từng động tĩnh của cô gái ấy. Còn đám lính kia chằm chằm nhìn về bọn con gái đang ở trần với ánh mắt thèm khát.

    Từ phía sườn trái xuất hiện chừng trên chục tên cướp kè kè bên mình là giáo dài, trường đao. Có tên dáng vẻ thủ lĩnh đi từ sườn núi phải sau đấy là mười mấy tên lâu la.

    Bọn lâu la toan cởi quần áo chọn lấy cho mình một cô gái thì tên thủ lĩnh ấy gọi một tên khác lại gần bàn bạc to nhỏ. Ánh mắt đong đưa của cô gái ban nãy khiến Gã Quỷ không kiềm chế được tạo tiếng động lớn, cây thông gãy xuống. Cô gái khi nãy chưa bỏ xiêm y hét lớn lên :

    - Các anh ơi. Bọn cướp vặt kia định giở trò đồi bại với tụi thiếp.

    Hô lớn, Đỗ Đại cho đám lính nhảy ra, tay giữ chắc đoản đao cùng giáo ngắn. Gã Quỷ thét lớn :

    - Lũ giặc cỏ các ngươi còn không chịu đầu hàng. Ta là Dương Diện Lão Quỷ Đỗ Tồn Thăng đây.

    Tên thủ lĩnh đứng lên đầu ra hiệu cho đám lâu la tập hợp gươm giáo như muốn ăn tươi nuốt sống Gã Quỷ cùng bọn lính. Y cười lớn :

    - Ra là gã mặt quỷ! Chui rúc đám quan lại Tống Bình mà làm tướng đây à! Ngày trước đánh nhau với huynh trưởng ta ở bến Bình Than chẳng suýt mất mạng, nay tới đây nạp mạng chăng.

    Gã Quỷ gào thét khiến cây rung, chim bay toán loạn. Đỗ Đại quát lớn :

    - Lũ cướp các ngươi còn không mau đầu hàng.

    Nói rồi hai chục tên lính xông lên phía trước khua múa đao kiếm vờ như đánh. Bấy giờ đám lâu la giương gươm giáo toan đánh lại thì Đỗ Đại ra hiệu cho đám lính chạy tứ phía theo đường mà Thiếu Chủ đã tính từ trước đó. Chạy được một đoạn thì cứ mỗi nhánh đường thêm hai lính chạy ra, chẳng mấy chốc số lính đông gấp đôi bọn cướp.

    Nhìn vậy, tên thủ lĩnh huýt sáo cho bọn lâu la chạy lại. Có tên dáng người thấp tẹt, mũi to như quả cà chua, đầu quấn khăn vàng, mắt híp tiến đến thủ thỉ vào tai tên thủ lĩnh :

    - Ta mắc bẫy chúng rồi.

    Hắn cười lớn:

    - Cái tên thất phu nhà ngươi! Phàn Du trước giờ dùng mưu giết chết bao nhiêu kẻ. Nay các ngươi dùng mưu cũ rích ấy đừng hòng giết được ta.

    Nói xong, từ hai phía sườn núi bọn cướp từ đâu ra đến cả năm chục người. Đỗ Đại tỏ vẻ rụt rè hỏi :

    - Các ngươi ai dám xông lên trên kia bắt cướp.

    Cả đám lính bước lùi lại một bước, duy chỉ còn một tên lính còi cọc miệng há hốc. Dương Diện dùng sức hẩy hắn lên ngã dụi mặt xuống đất. Dương Diện thét lớn :

    - Hèn quân. Hãy xem ta đây.

    Gã Quỷ lao lên như tảng đá lăn ngược dốc, gã dùng dao quắm cắt đứt đôi cây thông lớn. Bọn lâu la cướp vẫn tiến lên, tên thủ lĩnh cầm cây nỏ bắn xuống phía dưới sượt qua đầu gã quỷ. Gã giật mình thấy tóc rơi xuống, hét lớn :

    - Lũ cướp khốn nạn. Cậy trên cao lại có nỏ bắn. Có giỏi thì xuống đây đấu với ta so cao thấp, mạnh yếu.

    Tên thủ lĩnh hò hét đám lâu la chạy xuống phía dưới hòng truy giết. Đỗ Đại cho quân rút lui như khi nãy trốn chay. Tên thủ lĩnh cười lớn, chạy đuổi theo, vừa chạy vừa nói lớn :

    - Giờ thì xem các ngươi còn mai phục bằng gì ?

    Tên lùn khi nãy gọi thêm một đám lâu la nữa đuổi theo trợ giúp tên thủ lĩnh. Đám lính chạy toán loạn, lựa đường chạy qua đám cỏ khô, lá khô. Bọn cướp đuổi theo khắp ngả ấy chạy đến những chỗ ấy, thấy bọn lính chạy qua được cũng đuổi theo qua đấy. Đám lâu la không biết chạy qua chỗ yếu, ngã thụt xuống những hố đầy ong. Được nửa canh giờ, bọn cướp người chết vì ong đốt, kẻ thoát được lên hố được thì cũng bị quân lính cầm đuốc từ xa ném vào mà chết cháy. Còn lại chừng mười tên lâu la và đám con gái chạy xuống núi toan tìm lối thoát thì bị đám lính chặn giữ lại. Hai tên cầm đầu bị trói dắt xuống chân núi.

    Đêm ấy, Chí Liệt cho người tra khảo bọn lâu la bị bắt, không tên nào chịu khai đường vào động cướp. Chí Liệt cho giết bảy tên. Hai tên thủ lĩnh cứng đầu luôn miệng nói :

    - Cha mẹ chúng mày. Dám lừa ông mày. Đại ca ta sẽ giết chết hết lũ chúng mày.
    Hai tên ấy gào thét đến nửa đêm thì đói lả đi. Gã Quỷ uống rượu rồi đùa giỡn với một đứa con gái mà gã giữ lại, trước mặt hai tên thủ lĩnh. Gã rót rượu vào bát rồi đưa lên miệng đưa cho tên thủ lĩnh người cao lớn. Y nhổ nước bọt vào bát ấy, Gã Quỷ giận lên đập bát vỡ, lấy mảnh vỡ lên rạch vào lưng y. Y không nhúc nhích, mặt căng lên như sắp nổ, đôi hàm nghiến chặt ken két. Gã Quỷ hét lớn vào mặt y:

    - Là nhà ngươi muốn vậy. Lính đâu lôi ả người tình của hắn kéo lên đây.

    Gã Quỷ định lột sạch quần áo trên người ả xuống thì Chí Liệt dùng gậy gõ vào đầu hắn :

    - Ngươi lại định làm điều xằng bậy gì nữa đây ? Còn không mau đi kiếm quân sư về đây. Nửa đêm rồi, chưa thấy đệ ấy về. Không biết là có xảy ra điều gì không nữa.

    Có tên lính hớt ha hớt hải chạy từ phía Bắc về, chân tay lẹo khẹo vấp phải gốc đa nổi trên mặt đất. Mặt tím tái tên ấy thở không ra hơi nói :

    - Bẩm chủ tướng ! Quân sư chở vàng bạc châu báu qua chân núi phía bắc thì bị toán cướp ấy xông ra cướp. Cả người và ngựa giờ không thấy tăm hơi.

    Chí Liệt đấm vào tay mình, tự nói với mình :

    - Quả nhiên, Sĩ Giao liệu tính như thần. Giờ chỉ còn…

    Đỗ Đại từ phía chùa dưới chân núi chạy về báo:

    - Bẩm thiếu chủ. Khi tối, đám lính dò đường đi cùng hai đứa con gái và tên lâu la đã tìm được đường vào động cướp.

    - Thế tên lâu la ấy đâu?

    - Ta dọa hắn, hắn sợ quá ngã xuống núi mà chết rồi. Còn hai ả kia ta tha cho về làng cũ rồi.

    - Vậy ngươi cùng ta đi ngay lối đỉnh núi rồi sang bên động. Mở một lối để tướng sĩ rút thật nhanh. Chúng ta đột nhập động ấy mà bắt sống bọn cướp. Gã Quỷ cầm một trăm lính tức tốc đến chân núi phía bắc cùng Sĩ Giao giải vây đánh hai mặt vào động ấy. Ắt chúng sẽ bại.

    Nói rồi, Chí Liệt dẫn theo một trăm lính mở đường lên đỉnh núi từ sườn nam, đến đoạn có nhiều bàn đá thì chia đôi đường. Đỗ Đại dẫn năm mươi lính đi sườn phải, Chí Liệt dẫn năm mươi lính đi sườn trái. Tay cầm đuốc, tay cầm đoản đao, giáo ngắn bọn lính hô hào, chí khí ngút trời.

    Bọn cướp trong đêm bị tập kích bất ngờ, không kịp trở tay, nháo nhác tìm vũ khí chống trả lại. Đám lính lại ném đuốc vào những chỗ dễ cháy, gió đông nam theo sườn núi khiến lửa bén nhanh, chẳng mấy chốc đã thiêu rụi toàn bộ lều tranh của bọn cướp. Chí Liệt giương cung bắn hạ cờ xí của toán cướp trên đỉnh núi. Cờ rơi xuống đống lửa mà cháy tiêu tan. Lúc ấy có hai tên mặt dữ như cọp chạy tới chỗ Chí Liệt, một tên hơi thở còn nồng nặc mùi rượu, ria mép lếch thếch như con mèo ăn vụng, mồm méo xệch nói giọng của người phía tây sông Đáy, đều đều mà không phân biệt nổi thanh tiếng:

    - Cái lũ kia ! Đang đêm dám xông đến đây đốt phá. Bọn mày không muốn sống nữa chăng?

    Chí Liệt nói lớn :

    - Ta là An Dương thiện tướng, người Hoan Châu dòng dõi Dương gia. các ngươi còn không mau mau đầu hàng.

    Cái tên mặt lông mày rủ xuống quặp lấy hai bên sẹo ở đuôi mắt, mặt lúc nào buồn rười rượi nhìn như chó vùng Tây Lương, hắn nheo mày càng hiện lên nhiều nếp nhăn, giọng nói huênh hoang :

    - Cái lũ phản chủ họ Dương. Chúng mày không biết bọn này là thế nào không mà dám đến đây phá phách. Ta đây là Đại Bạch Hổ Mão Tử Hùng.

    - Lục Bạch Hổ. Cả cái vùng Lĩnh Nam này chỉ nghe thấy tiếng thôi là đái ra quần rồi. Bọn trẻ con quấy khóc chỉ cần nhắc đến cũng nín thinh. Ta đây đại danh Nhị Hổ Giang Hoài – Cái tên mặt như mèo vụng vỗ ngực, mặt vênh vênh.

    Chí Liệt cười lớn:

    - Lục Bạch Hổ á? Nghe lục súc thì hợp với bọn bay hơn. Bọn bay thằng thì lùn thấp, mặt con lợn, đứa thì lạch bạch, giọng quang quác như gà vịt. Lại thêm hai cái mặt nhà các ngươi nhìn khuyển hoang, mèo dại. Hổ cọp cái nỗi gì !

    Đỗ Đại cùng đám lính ùa theo cười hả hê.

    Có tên lâu la đứng cạnh ấy, cái khố đùm còn lộ nguyên đôi mông trắng, chổng lên trời mà khoe :

    - Mẹ chúng mày. Có biết đây là gì không?

    Đỗ Đại xông lên, đạp thẳng vào mông hắn một cái dúi dụi. Tên thủ lĩnh mặt nhăn lấy dao găm trong tay áo, rạch phanh áo ra mà khoe từng thớ vằn trên người. Hắn gầm gào, đôi tai nhúc nhích. Đôi tay mang đôi Lưỡng long thần trảo sắc lẹm chém tảng đá vỡ làm năm mảnh. Hắn lại gầm gừ, đôi mắt sọc lên như hổ dữ xông thẳng vào Chí Liệt mà chém giết.

    Chí Liệt lùi lại, rút gươm ra đấu với hắn. Đánh qua đánh lại hai chục hiệp thì gã xô Chí Liệt ngã ra đất. Tên còn lại dùng cung toan bắn Chí Liệt thì Đỗ Đại xông cầm đoản đao phi trúng gãy đôi cây cung. Tên ria mép lệch xệch ấy lại dùng Hỏa phụng trượng xông tới đánh với Đỗ Đại.

    Chí Liệt đứng dậy xuống tấn dùng xà quyền lựa theo thế võ của tên thủ lĩnh kia mà đánh. Đánh được gần trăm hiệp thì Chí Liệt nhặt kiếm lên chém thẳng vào đôi Long thần trảo. Ánh kiếm trong lửa sáng lòa đôi mắt của tên thủ lĩnh kia, hắn đứng thế tựa hổ ngồi đỡ đòn.

    Kiểm sắc gẫy đôi khiến Chí Liệt giật mình. Chí Liệt nghĩ trong đầu chẳng thể đấu lại hắn, toan tìm kế mà trói hắn lại. Chí Liệt chạy tới một gian nhà tranh còn chưa bị cháy trốn đi. Hắn gầm gào đuổi theo nhanh như cọp rình mồi, gã đạp thẳng cửa xông tới. Đôi chân găm năm móng sắt, hắn trèo nhanh nhẹn lên kèo nhà toàn tìm Chí Liệt.

    Chí Liệt từ trên mái nhà dùng giáo đâm thẳng xuống vai hắn. Hắn né được, dùng chân với vuốt sắt toan đạp trúng bụng Chí Liệt. Thiếu chủ rơi nhanh xuống dưới tránh được đòn hiểm. Chàng dùng đoạn kiểm gãy, toàn bộ sức lực dồn đầu kiếm chặt gẫy cột nhà khiến bờ tường vỡ vụn. Hắn ngã làm cái rầm, phía bên ngoài Đỗ Đại dùng gậy vụt trúng đầu hắn thì tên thứ hai dùng trượng nhảy tới đánh sượt qua vai Đỗ Đại. Hai người cùng chạy ra ngoài, trước sau hợp nhất tạo thế Long Phượng tụ quần. Hai tên cướp hung tợn miệng méo xệch nhìn với ánh mắt dữ dằn lại xông tới muốn giết ngay Chí Liệt và Đỗ Đại. Bốn người đánh qua đánh lại thêm hai trăm hiệp nữa vẫn chưa phân thắng bại.

    Lửa cháy mỗi lúc một lớn hơn, Chí Liệt cho quân rút theo đường đã mở từ trước. Đoàn quân rút đến sườn núi phía nam, bọn cướp cũng kịp chạy tới chỗ đấy. Có tiếng hô hào lớn từ chân núi phía Đông chạy sang, nghe ra giọng Gã Quỷ, Đỗ Đại cho quân dạt về hai bên. Toán cướp nghĩ là quân lính trốn chạy, viện quân của mình chạy đến đứng lại cười lớn :

    - Lũ quan quân hèn nhát. Phen này bọn mày sẽ biết Lục Bạch Hổ thế nào!

    Có tên lâu la hớt hải chạy lại, cầm đuốc ném thẳng vào chân tên Đại Hổ. Hắn lắp bắp hoảng sợ :

    - Là… là gã Dương Diện Lão Quỷ Tồn Thăng.

    Tên Đại Hổ biết chẳng còn đường lui sai đám lâu la quyết liều chết một phen. Đánh được nửa canh giờ thì toán cướp chết đến hơn nửa. Số còn lại đầu hàng, quân lính bắt giữ trói lại giải về thành Luy Lâu đến tám chín chục tên. Tên Đại Hổ cùng với Nhị Hổ đánh với Chí Liệt cùng Đỗ Đại được năm mươi hiệp thắng thế, toan chạy trốn thì bị Lão Quỷ giật bẫy tóm gọn cả hai. Thừng thít chặt đến mức nghẹt thở khiến bọn chúng không thể nhúc nhích. Sáng ngày sau, Chí Liệt sai lính giải hai tên ấy cùng hai tên bị bắt khi chiều trên núi.

    Lại nói về Sĩ Giao, đêm ấy, chàng cùng đoàn tùy tùng khoảng chục người vờ vận chuyển vàng bạc đi đường qua chân núi phía bắc. Lại sai năm mươi lính phục sẵn dưới con kênh gần đó, hễ toán cướp đi từ phía bến Bình Than thì chặn đánh. Năm mươi lính mai phục từ dòng kênh phía bắc khi nào lửa đốt trên núi Lạn Kha thì xông ra đánh giết cướp. Còn lại bốn mươi lính phục dưới làng giữa khe núi chờ lệnh.

    Đêm đó, Sĩ Giao bị tên thủ lĩnh sẹo xẻ ngang vai, đám lâu la gọi là Hống Sửu bắt được. Sĩ Giao bị trói vào gốc cây thông lớn chân núi phía Bắc. Một tên lính vờ đau bụng đi tiện thì nghe tiếng hô hào từ trên đỉnh núi giữa đêm. Đám lâu la toán cướp hỗn loạn. Tên lính ấy dùng dao cắt đứt thừng trói Sĩ Giao.
    Sĩ Giao ra hiệu cho quân lính đánh từ phía bờ kênh lên chân núi, chém giết một trận. Đến giờ thìn trời sáng, nửa núi phía bắc cháy rụi, bọn cướp, đứa bị cháy, đứa bị lính dùng thương đao chém bốn phần chết ba. Hai tên thủ lĩnh đứng đầu bị Chí Liệt bắt sống.
    Bốn tên thủ lĩnh bị bắt trói, đứa nào đứa ấy mặt giữ tợn như cọp, lại có bớp trắng từ cổ lên đến gáy, vằn đen như da hổ nên mới gọi là Bạch Hổ. Sáu tên cả thảy, còn hai tên kẻ đã chạy trốn. Đả bại toán cướp ấy, Dương Chí Liệt được dân vùng ấy tụng là Đại hổ Bình Nam, ngày rằm mồng một lên chùa chân núi phía nam thắp hương thờ sống, dân chúng vùng ấy có bài thơ mà khấn rằng:

    ”Bình Nam đả hổ cứu người

    Uy vang lừng lẫy khắp trời Lĩnh Nam.

    Kể rằng dân đói lầm than,

    Thương nhân khiếp hãi, quân quan ngậm ngùi.

    Làng trên xóm dưới lửa thui

    Núi cao sông lớn dập vùi dưới chân

    Gái trai lớn bé xa gần

    Hễ nghe tiếng ấy mà dần chạy xa

    Lúa còn son sắt lụa là

    Trâu thời bú mẹ, đàn gà còn thơ

    Hôm nào sáng sớm tinh mơ

    Một đàn hổ quạ chẳng chừa một ai

    Cô nàng yếm áo sờn vai

    Anh chàng khố rách soạn bài thơ hay.

    Cầm cày, hái lúa mỗi ngày

    Chuối kia em bón, bòng này anh chăm.

    Ở đâu hổ báo, rắn trăn

    Ngày qua phá ruộng, nong tằm cháy khô.

    Chuối chưa chín, bòng chưa to

    Giặc kia kéo đến xéo cho nát nhừ

    Dòng trong nước chảy lững lờ

    Tay chèo, tay kéo những giờ trăng lên

    Líu lo trên bến dưới thuyền

    Cá tôm tanh tách chim khuyên mừng lòng.

    Bỗng đâu ngạc quái giữa dòng

    Xô người chèo lái, lại hòng cướp ngư.

    Than ôi cái phận thủ từ

    Sớm chiều quét lá cùng sư kinh thiền

    Chúng dân thương xót cùng quyên

    Trăm đồng, một nén chút tiền nhang hoa.

    Ấy rồi hổ báo lại qua

    Phật rơi nước mắt, lệ nhòa đôi vai.

    Liệu ai đủ dũng đủ tài,

    Đánh tan hổ báo ương tai bớt dần?

    Bình Nam chẳng quản tấm thân

    Ngày đêm phục kích đỡ dần tiếng than

    Đêm kia động cướp hoang tàn.

    Quân sư mưu trí, Bình Nam nghệ tài

    Tồn Thăng võ dũng giương oai

    Lão ngư Đỗ Đại sức ai địch bằng.

    Lưỡng hổ cậy dũng hung hăng

    Bình Nam khéo bẫy san bằng núi Tiên.

    Nay thời giặc cướp đã yên

    Thành tâm kính bái dâng lên thánh hiền.”

    Diệt xong giặc cướp khét tiếng vùng đông du, dân chúng vùng ấy hả hê lắm. Trẻ con, người già đi lại thấy yên lòng. Những con buôn, thổ hào cũng thở phào vì đường gần dễ đi mà chẳng sợ cướp. Vàng bạc của cải bọn cướp cất giữ Chí Liệt đem chia hết cho người dân vùng ấy. Chùa chiền, đền miếu không kể lớn bé cứ quanh đó năm mươi dặm cũng được tu sửa bằng tiền ấy.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


  6. Bài viết được 3 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    giangbery,hanthientuyet,sai1000,
  7. #14
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    111
    Xu
    4,150

    Mặc định


    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

    Hồi thứ ba:

    Núi Tiên Du, Đại hổ giương nanh vuốt.

    Phủ Tống Bình, Đại thiền sư cứu người.

    Chương 3.3 Mầm thạch long


    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

    Hồi thứ ba:

    Núi Tiên Du, Đại hổ giương nanh vuốt.

    Phủ Tống Bình, Đại thiền sư cứu người.

    Chương 3.3 Mầm thạch long

    Ngày đẹp cuối tháng tám, Đỗ Đại nhận lệnh về huyện Chu Diên nhậm chức. Sĩ Giao ngồi dưới gốc thị chùa Kiến Sơ nhìn về núi thiêng ấy mà thở dài. Chí Liệt hỏi:

    - Thù nhà nợ nước đã trả. Quân sư sao vẫn thở dài?

    - Chẳng giấu gì huynh tướng. Từ ngày Đỗ Gia Trang bị thảm sát, tám anh em chúng tôi chia đôi ngả đường. Sĩ Giao tôi, huynh trưởng Đỗ Đại, em trai Sĩ Hoàng cùng tâm phúc Đỗ Dụng ngược dòng Vân Cừ thì bị cướp. Đỗ Đại cùng ta chạy về được Giao Châu, lấy đất Luy Lâu làm ruộng, chài lưới nơi sông Cái, sông Thiên Đức cho đến nay cũng đã quá ba năm. Sĩ Giao may mắn được qua lại La Thành, ra vào trị sở Tống Bình. Lúc nguy nan lại được chủ công cứu giúp. Nay nghĩ về Đỗ Dụng và em trai thiếu may mà thấy buồn thay.

    - Chí trai muôn phương vùng vẫy. Sinh ly tử biệt biết mấy thì. Quân sư chớ phiền lòng. Cùng ta lên núi Tiên Du vãn cảnh kiếm vui chăng?

    Sĩ Giao cùng Chí Liệt thúc ngựa đến núi ấy, ngắm cây hoa, cây liễu làm vui. Trên đoạn đường về, hai người gặp đám hòa thượng đang cùng kéo mấy xe gỗ nặng trĩu, lại cả đá thạch kỳ quái. Chí Liệt dừng lại hỏi đám ấy :

    - Chẳng hay những thứ này các tăng chở đi đâu?

    - Chúng tăng đi từ Tiên Du mang về Đại tự hương Phù Đổng. Núi ấy nhiều dị thảo kỳ hoa mọc trên đá, sư phụ kêu chúng tôi tới đó mang về.

    Sĩ Giao đi một vòng quanh đám tăng nhìn thấy tảng đá dáng hình như đầu Rồng, lại có hai cây mọc ra như râu Rồng. Thạch diện có những nếp đỏ kỳ quái như văn tự cổ. Sĩ Giao hỏi đám tăng ấy:

    - Đá này các tăng lấy ở đâu?

    - Bọn tăng tôi lên đỉnh núi Tiên Du lấy xuống. Xưa có toán cướp ở đó dân chúng quanh đó chẳng ai dám lên núi ấy. Nay nhờ ơn Dương tướng quân diệt bọn ấy mà chúng tăng mới lên núi ấy kiếm về.

    - Chẳng hay các tăng có thể tặng hai chúng tôi tảng đá này. Ta tặng các tăng một con ngựa đỡ sức kéo.

    Đám tăng ấy bàn bạc một hồi, nói với Sĩ Giao :

    - Hai vị thông cảm cho chúng bần tăng. Hay là hai vị cùng chúng bần tăng về Đại tự, trụ trì đồng ý thì sẽ tặng cho hai vị.

    Hai người đi theo đám tăng ấy đến Đại tự kia, như đoán được trong đầu thì đúng là Đại Đường Nam tự. Sĩ Giao đứng xuống ngựa nhìn lại cảnh chùa một hồi lại hỏi :

    - Có phải là Đại Đường Nam tự do vương tử Lý Đạo Cổ dựng chăng?

    Có người bước từ hữu viên đại sảnh bước ra, giọng trầm mặc :

    - Đại Đường Nam tự chính đây. Vương tử Đạo Cổ nơi xa không hay, quan sứ Tượng cổ chẳng còn thây. Chẳng phải hai người ngày nạp phật của Đại tự đã tới đây.

    Chí Liệt giọng nói vang vang :

    - Bọn giặc ấy, chữ vương tử nghe mà trướng tai.

    Đám hòa thượng bảo nhau chạy vào hậu viên, chỉ còn lại vị cao tăng mặt đẹp như phật kia ở lại cùng hai vị tướng quân. Vị tăng ấy nói :

    - Chốn phật môn, không phân biệt kẻ mạnh người yếu. Đức Phật từ bi có đức hiếu sinh mở lòng đón nhận mọi lòng thành.

    Chí Liệt tức giận, mặt đỏ phừng phừng, tay nắm chặt dây cương quay ngựa ra phía cửa tự. Chí Liệt quay mặt lại mà hỏi:

    - Ta nghe nói nhà ngươi là Đại thiền sư đệ tử của Bách Trượng Hoài Hải, tinh thông kinh phật, ngày ngày giảng giải đạo lý cho chúng dân phật tử. Cớ nào lại mê kỳ hoa dị thảo, sai đám tăng đi lên núi cao mà tìm kiếm thứ ấy.

    - Nam mô a di đà phật. Phật tổ chứng niệm. Bần tăng đầu nào có tâm vị kỷ mê muội. Nơi ấy muôn thú chim muông hãi hùng đám giặc cướp, cỏ cây hoa lá chốn ấy cũng vì thế mà sinh ra kỳ dị. Chúng tăng mang chúng về đây chẳng có lòng khác, chỉ mong hướng chúng đến bản thiện như khi chúng được sinh ra, ấy rồi lại trả chúng về với nơi ấy cho muôn thú, chim muông có bạn có bầu.

    Chí Liệt nói :

    - Ra là như vậy. Ấy thế mà đám tăng đi lấy đá kia nói về hỏi sư ngươi đồng ý mới tặng cho ta đá ấy. Thế cớ làm sao?

    - Đám đệ tử ấy là mong hỏi ý Phật. Tâm trong sáng Phật ý nghiêng lòng. Nay thấy Tướng quân khảng khái, tính tình bộc trực lại không mang xà tâm. Ý Phật đã nghiêng, mời hai vị tướng quân mang đá ấy về.

    Như lời đã nói, Sĩ Giao tặng cho tự ấy một con ngựa khỏe. Hai người mang đá ấy về La Thành. Dương Thanh lấy làm kỳ lạ hỏi Sĩ Giao:

    - Các ngươi mang mấy trăm lính đi bắt giặc cướp. Nghe rằng cũng hao tổn vài phần sức lực sĩ tướng.

    Sĩ Giao bẩm lại :

    - Giặc dữ trong thành, đồn trú thì dễ đánh. Bọn trộm gà cướp chó thì không đáng để bàn. Bọn cướp này tổ chức bài bản, kỷ luật nghiêm minh lại hung tợn hơn quân tướng nhà Đường gấp đến vài lần, lấy một mà địch được năm sáu, chém giết chẳng chút nương tay. Quân sĩ vừa trải qua chiến đấu ác liệt, bọn ấy lại dựa địa hình, thời tiết mà cản bước quân ta. Cũng vừa xảy ra chuyện hương Phù Đổng nên thành ra mới vậy. Mong chủ tướng minh xét.

    Dương Thanh nghe Sĩ Giao phân trần cho là phải lẽ nên không dò xét. Sĩ Giao bàn
    tiếp với họ Dương:

    - Sĩ Giao thấy rằng. Đám người đến Đại tự hương Phù Đổng kia, chẳng phải bọn
    tiểu nhân tầm thường. Chí Liệt thiếu chủ cũng đã nhìn thấy và báo lại cho chủ công. Mong chủ tướng sớm cho tra xét tránh hậu họa.

    Dương Thanh cười lớn:

    - Quân sư quá lo lắng rồi. Ta đã phái người giả làm chúng đệ tử để dò la tình hình. Chẳng hay viên đá này là như thế nào?

    - Bẩm chủ tướng cùng thiếu chủ. Đá này bề ngoài có vẻ thô ráp xấu xí. Nhưng để ý kỹ một chút, dưới lớp ráp thô này là ngọc bích nảy mầm ra cây tạo thành râu rồng. Ấy là điềm lạ thứ nhất. Chủ tướng xem hình dạng nó, phía trên nhô cao như sừng của loài rồng, đôi mắt chính đây hai ụ lồi to, chỉ cần bóc lớp màng đá này ra sẽ là hai con mắt xanh ngọc. “Long Diện” lại có sọc thắng kẻ xuống đến “Long khẩu”, chính là chỗ này, ấy là mũi rồng. Mà rồng là biểu trưng của vương quyền. Chẳng phải chính là điềm báo tốt cho chủ công?

    Dương Thanh nhìn lại viên đá ấy một lượt, hỏi Sĩ Giao :

    - Có lẽ là Long Thủ, ấy nhưng lại có những nét nguệch ngoạc màu đỏ phía chính diện này có vẻ giống chữ viết của tiền nhân. Theo quân sư thì ta nên để viên đá này nơi nào?

    - Phía cổng nam La Thành, đi hướng về hương Phù Đổng chừng hai trăm bước có kênh nước chẳng rõ nguồn từ đâu, có tự bao giờ nước trong vắt chảy vào trong lòng đất quanh năm không thấy cạn. Tiểu nhân nghe dân gian có huyền tích rồng trẫm mình chốn ấy mà tạo thành dòng nước ấy. Nay có đầu rồng chốn này, chọn ngày lành tháng tốt mời nhà sư đến, soạn sửa lễ vật, sai mười tám trai tráng trong thành ra ấy mà dâng lễ làm tế nhập thân cho rồng. Long này ngự ở cổng Nam La Thành vừa hợp với phận của chủ tướng.Ý rằng chủ công là người Nam, tổ tông lại ở phía nam đất ấy. Rồng phía nam ấy chính là ứng vào người đó.

    Dương Thanh cười lớn. Hỏi Sĩ Giao :

    - Chẳng hay mời sư thầy nơi nào? Ta có đọc chút thiên văn, thiên tượng nhưng vẫn muốn hỏi quân sư chọn ngày thế nào?

    - Bẩm chủ công. Nay chủ công nắm Giao Châu, Đường triều xa xôi ngày một ngày hai chưa thể đến ngay, nhưng ắt sẽ đến nên không thể để lâu. Tiểu nhân bấm được ngày mùng tám canh ngọ là ngày hoàng đạo. Nhân dịp ấy mà thử lòng bọn tăng nhân Đại tự hương Phù Đổng.

    - Quân sư thật hợp ý ta. Hai ngày nữa, Chí Liệt cùng quân sư soạn sửa lễ vật, chọn lấy lính tráng mà làm lễ tế. Nghe rằng từ Hát môn xuôi dòng Đáy chừng ba chục dặm đường, phía hữu ngạn có đất gọi là Phụng Châu, nơi ấy lại có thợ đục đá giỏi nhất. Sĩ Giao sai người mời người ấy về để tạc đá Long Thủ. Về phần sư thầy, ta cũng định mời đám tăng ở Đại tự hương Phù Đổng để xem lòng dạ bọn chúng thế nào.

    Lại nói những ngày Chí Liệt diệt cướp ở núi Lạn Kha, Dương Thanh sai Triệu Hoằng cho người đóng giả kẻ học đạo về chùa Đại Đường ấy mà do thám tình hình để báo cáo lại cho Dương Thanh. Triệu Hoằng bản tính tham lam, yêu vàng bạc châu báu nên mấy tên quan lại ngày trước dưới trướng Lý Tượng Cổ đút lót cho hắn mỗi người mấy lượng vàng để được về chùa ấy nghe ngóng.

    Nghe tiếng chùa ấy lớn, gỗ, gạch sơn ngói đều được rát vàng, thếp bạc, lại có vị cao Tăng tu ở đấy, nên đám dân chúng, con buôn khắp Giao Châu này về lễ lạc thật nhiều. Thấy như miếng thơm ngon nên càng có nhiều kẻ tranh nhau xin đi tới đó. Triệu Hoằng nhận lời, phái đi cả thảy bảy người. Được hai ngày, kể từ ngày Chí Liệt dẫn viện quân hai trăm lính đến Tiên Du, ba người bị chùa ấy từ chối không nhận làm phật tử, không cho nghe giảng kinh phật.

    Triệu Hoằng bẩm báo lại cho Dương Thanh, Dương Thanh cho gọi ba người ấy đến dò hỏi:

    - Các ngươi làm việc gì sai trái nơi cửa chùa mà để chùa ấy không nhận.

    Có tên người mập mạp, da trắng bủng beo tiến lên mà bẩm :

    - Bẩm chủ công. Chúng tôi tới chùa ấy cả thảy bảy người. Sau khi khai danh báo tên thì được một nhà sư nói giọng Quỳnh Châu dẫn ra một lối sau chùa dặn dò. Nói rằng chùa nhỏ, phật tử đông, xin chúng tôi về, sau này có dịp thì tới báo danh lần nữa.

    - Hay bọn ấy tham của đút lót mà các ngươi không cho tiền bọn ấy?

    Một tên dáng thư sinh bẩm lại :

    - Triệu Đại nhân có dặn dò chúng tiểu nhân nhưng khi ở chùa, bốn người kia được nhận vào chùa thì nói lại với chúng tiểu nhân là không cần phải đút lót cho bọn ấy. Sau khi biết không được vào chùa học kinh, tiểu nhân cũng có gặp riêng vị sư ấy đút lót cho chút tiền nhưng vị ấy không nhận. Lại nói, có nhận tiền cũng không thể giúp được.

    Ngày hôm sau, lại có một tên trốn khỏi chùa ấy về báo lại cho Triệu Hoằng. Hoằng bẩm lại với họ Dương. Dương cho gọi kẻ ấy lên. Giọng nói tên này không phải người Tống Bình, mặt mũi thâm tím như vừa mới bị đánh đập, Dương Thanh hỏi hắn :

    - Nhà ngươi dò la tin tức gì chăng? Mặt mũi tại sao lại ra như thế?

    Hắn lấm lét mặt, giọng run run :

    - Bẩm Thiên thanh tướng quân. Bọn chúng nhiều kẻ không ăn chay, uống rượu, lại luyện võ suốt ngày. Đêm qua, tiểu nhân còn nghe được bọn chúng thì thầm to nhỏ thì bị bắt đánh cho thâm tím mặt mũi. Cũng may có vị tiểu hòa thượng cứu giúp nên mới chạy được ra ngoài.

    - Nhà ngươi là người ở đâu? Tên họ là gì? Làm việc gì ở Tống Bình.

    - Bẩm tướng quân. Tiểu nhân họ Ngô, tên Dụ, thân mẫu sinh tiểu nhân vào ban ngày nên vẫn gọi là Nhật Dụ, hiện đang là đốc mã Giao châu. Được giao quản lý số lượng trâu ngựa vùng Giao Châu này. Tiểu nhân sinh ra tại đất Đường Lâm. Tổ tiên ngày trước người quận Nam Hải, đất Phiên Ngung của Việt Vương thời chiến quốc, đến Ái Châu cầy cấy đến nay cũng được năm đời.

    - Ra là thế. Ngươi có sợ chết không?

    - Bẩm chủ tướng. Làm người ai chẳng sợ chết. Tiểu nhân cũng có gia đình, trên cha mẹ già, lại chưa lập gia thất, càng không muốn chết.

    - Sao lại phụng sự dưới trướng tên ác nhân Tượng Cổ?

    - Là phận tôi tớ, tiểu nhân không dám bàn.

    - Ta nghe lời người khác nói Triệu Hoằng ăn đút lót của mấy người đến Đại tự hòng kiếm lợi vậy? Ngươi nghĩ làm sao?

    - Là chủ tướng xin chủ công chớ vì những lời rèm pha mà nghi kị kẻ dưới.

    - Nhà ngươi có hay không đút lót cho Triệu Hoằng. Hắn nói với ta nhà ngươi lòng dạ thật thà. Nhưng hắn lại sợ ngươi là người từng dưới trướng Tượng Cổ nên cũng có phần e dè.

    - Nếu là Triệu đại nhân có lòng nhận của đút lót thì kẻ nào hám lợi cũng nhìn thấy điều ấy mà đút lót. Còn phận làm tôi tớ, tiểu nhân chỉ làm theo lệnh trên.

    - Thế trên ngươi còn có ai ?

    - Bẩm chủ tướng ! Trên tiểu nhân còn có Liễu tá đại nhân Đặng Khả.

    Dương Thanh nghĩ một lúc, cười lớn :
    - Là tên Liễu tá giữa chợ La Thành, một mình mắng chửi hai thằng cháu của
    Tượng Cổ mà tên quan sứ ấy chẳng thể làm gì được? Ngươi làm đốc mã, động cơ gì muốn đến nơi Đại tự ấy.

    Tên ấy lúm khúm bẩm lại :

    - Là Đặng đại nhân nói với tiểu nhân. Lần này đến ấy, có cơ may thì tiểu nhân sẽ trúng lớn. Ấy thế mà tiểu nhân xin đi.

    Dương Thanh mặt nghiêm nghị, nói lớn:

    - Ta biết dạ nhà ngươi rồi. Thưởng cho ngươi hai lượng bạc. Cho nhà ngươi lui. Hễ có gặp họ Đặng ấy thì chuyển lời cho hắn như vậy là hòa vốn rồi.

    Thấy dáng vẻ cậu ta có vẻ đường hoàng, trả lời những câu hỏi của Dương Thanh đâu ra đấy, đáo để đến kinh ngạc, Thanh lấy làm mến mộ lắm.

    Dương Thanh hỏi Triệu Hoằng về cái tên Nhật Dụ này. Hoằng cho biết, ngày hôm trước, Dương Thanh sai Triệu Hoằng đi dò la Đại Đường tự thì Đặng Khả đại nhân có đến giới thiệu cậu ta cho Hoằng. Cậu ta năm nay mới tròn mười lăm mà dáng người vạm vỡ lớn hơn những thiếu niên tuổi ấy, tinh thông tính toán từ khi lên mười, được cha cho theo học ông thầy người Trung Nguyên tại hương Sơn Ổi, huyện Quân Ninh, Ái Châu. Nghe nói ngày trước, đất ấy có ông thầy người Trung Nguyên đến, thấy đất linh ứng mà mở lớp dạy học. Sau này học trò nơi ấy có vị tiến sĩ làm tới Tể phụ Đường triều thời Bố Cái Phùng Hưng.

    Dương Thanh trộm nghĩ "Tuổi trẻ mà đã có tài, sau này ắt có tương lai sáng lạn. Hy vọng trời giúp ta, cho ta nhiều hơn những nhân tài như vậy."

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


  8. Bài viết được 3 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    giangbery,hanthientuyet,sai1000,
  9. #15
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    111
    Xu
    4,150

    Mặc định

    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

    Hồi thứ ba:

    Núi Tiên Du, Đại hổ giương nanh vuốt.

    Phủ Tống Bình, Đại thiền sư cứu người.

    Chương 3.4 Đuổi cáo mời thầy tu


    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

    Hồi thứ ba:

    Núi Tiên Du, Đại hổ giương nanh vuốt.

    Phủ Tống Bình, Đại thiền sư cứu người.

    Chương 3.4 Đuổi cáo mời thầy tu

    Chợt nghĩ, Dương Thanh nhận tin quân báo về:

    - Bẩm chủ tướng. Ngoài trấn Hải Môn báo về, quân sĩ nhà Đường đã lui về Ung Châu, một phần lớn lực lượng đã rút hẳn về Quế Châu.

    Dương Thanh cười sảng khoái, giọng đầy hào khí :

    - Đúng là đám thối nát, rụt cổ rùa. Còn việc gì nữa hay không?

    - Bẩm chủ tướng. Phía Đường triều cho sứ ban chiếu sắc phong chủ tướng làm thứ sử Quỳnh Châu. Hiện viên sứ Lỗ Hạo đang bị giữ lại ở trấn Hải Môn.

    - Các ngươi mau dẫn quan sứ ấy tới đây. Các ngươi không được thất lễ. Trên đường tới đây, các ngươi đối xử tử tế với y chứ?

    - Bấm chủ tướng. Thiếu chủ Chí Trinh đã có dặn dò lũ tiểu nhân. Hiện viên sứ ấy đang cùng thiếu chủ ở Hải Môn trấn.

    Nửa ngày sau, Chí Trinh dẫn y về tới phủ. Dương Thanh sai lính giăng đầy giấy vàng mã khắp từ bờ bắc sông Thiên Đức qua cổng nam La Thành vào đến tận phủ. Thêm đó là các nhà trong thành đều treo cờ rủ trước cửa nhà. Viên sứ ấy thấy điều ấy làm lạ, liền hỏi Chí Trinh :

    - Dương tướng quân này. Sao thành phủ lại giắc đầy vàng mã như vậy?

    - Đại nhân không biết đấy thôi. Những ngày qua tướng phụ mắc bệnh lạ, người lúc nào cũng rầu não mà suy nhược đi nhiều. Người lại sợ trong thành có nhiều linh hồn chưa siêu thoát nên sai bọn tiểu nhân làm vậy để lòng thấy thanh thản với những người đã chết, cũng là đuổi trừ ma tà trong dân. Người hiện giờ đang ốm o nằm một chỗ, e là chẳng thể ra tiếp đón được ngài từ phía xa.

    Viên sứ ấy cùng Chí Trinh vào trong phủ thấy Dương Thanh nằm trên giường, miệng há hốc, đôi mắt đờ đẫn, môi thâm sì. Y lại gần định hỏi thì Chí Trinh gàn lại:

    - Ấy Lỗ Đại nhân. Người đường xa tới đây. Hãy cứ nghỉ ngơi cho đỡ mệt. Bệnh của tướng phụ là kiểu phong hàn xứ nam, người từ xa tới rất dễ mà bị truyền sang.

    Lỗ Hạo nghe vậy liền lui ra. Kéo Chí Trinh ra một góc mà nói :

    - Bệnh này chờ trị xong có lâu hay chăng?

    - Sớm nhanh chóng khỏi thì cũng phải ba ngày, mà lâu cũng đến cả tháng. Các lang sĩ nói với tiểu nhân tướng phụ có khỏi cũng phải hai tuần nữa mới dậy được. Tướng phụ lại chẳng chịu ăn uống gì nên là…

    Chí Trinh thở dài. Lỗ Hạo lắc đầu, lại gọi tên tùy tùng vào mà bàn. Bàn xong, Lỗ Hạo lại hỏi:

    - Dương Thanh như vậy thì ai cầm đất Giao Châu này?

    - Chẳng giấu gì. Tướng phụ lại giao hết việc chính sự cho Đỗ quân sư. Còn việc Binh tướng là tiểu đệ của tiểu nhân Chí Liệt.

    Lỗ Hạo ghé tai thì thầm với Chí Trinh:

    - Dương Thanh thế kia thì chẳng biết có thể qua khỏi hay không. Hai người kia ta nghe nói cũng chỉ là hạng tầm thường, chẳng thể sánh được với Chí Trinh huynh đệ. Nay bản sắc phong này trong tay ta. Đêm nay canh ba…

    Bỗng có tiếng ho sặc sụa từ phía giường trong. Chí Trinh quay vào nâng gối cho
    Dương Thanh. Lỗ Hạo chạy tới nói lớn:

    - Này Dương Thanh kia. Triều đình có chiếu ban tước cho ngươi.

    Dương Thanh hắng lên một hồi rồi thều thào trong vòng tay của Chí Trinh:

    - Thật là thất lễ với Lỗ Đại nhân. Xin Đại nhân tha tội cho. Thanh tôi nào có tài cán gì mà triều đình sắc phong.

    Thấy Dương Thanh yếu ớt, nói chẳng ra hơi. Lỗ Hạo chẳng vui vẻ gì nhưng vẫn miễn cho Dương Thanh, không phải bái lạy nhận chiếu. Dương Chí Liệt quỳ sát giường, mặt hướng về Dương Thanh, sau đấy nhận chiếu chỉ thay cha. Họ Lỗ ra ngoài phủ, vỗ vào cánh cửa ba cái rồi nói lớn :

    - Ta về phòng trọ.

    Đêm ấy, canh ba gà gáy, Chí Trinh cùng hai tên tùy tùng chạy tới quán trọ. Thấy đèn phòng trọ Lỗ Hạo còn sáng, cửa lại để hé, Chí Trinh gõ cửa ba tiếng. Lỗ Hào khệnh khạng chạy ra mở cửa, Chí Trinh nhanh chóng lẻn vào, ra dấu cho hai tên tùy tùng đóng cửa đứng ngoài quan sát. Lỗ Hạo hỏi Trinh:

    - Dương Thanh nhận chỉ ý thế nào?

    Chí Trinh lúi húi thò tay vào trong áo lấy ra ba thỏi vàng lúng túng nhét vào tay áo họ Lỗ. Họ Lỗ run bần bật nhận chúng rồi làm rơi một thỏi xuống dưới sàn gây tiếng động lớn. Tên tiểu nhị chạy tới thì bị hai tay lính giữ lại. Hắn nhanh nhảu hỏi vọng vào :

    - Chẳng hay Đại nhân có chuyện gì không ạ?

    - Không có gì đâu. Chỉ là ta đọc sách khuya mà ngủ quên mất, đánh rơi thẻ tre xuống đất. Có hai người đứng gác rồi, nhà ngươi cứ yên tâm mà lui xuống.

    Tên tiểu nhị lui xuống đi ngủ. Không gian yên ắng trở lại, Chí Trinh thủ thỉ với viên sứ:

    - Tướng phụ nói với tiểu nhân người yếu lắm, e là không qua khỏi. Chẳng thể đi Quỳnh Châu nhậm chức được. Đây có chút lòng thành của ta, mong Đại nhân giúp đỡ ta về bẩm báo với triều đình.

    Lỗ Hạo nói khẽ khẽ :

    - Được được ta hiểu.

    Ngày sau, giờ thìn hoàng đạo, Lỗ Hạo được Chí Trinh tiễn đến tận trấn Hải Môn. Đi gần hết đất Lục Châu, đám quân lính An Nam cũng dần xa, tên tùy tùng mới nói lại với Lỗ Hạo:

    - Đại nhân ở xa chắc chưa hay. Tên Dương Thanh biến hóa thần thông. Xưa Tượng Cổ Đại nhân cũng bị hắn vờ ốm, dọa cho kinh hãi.

    - Nhà ngươi sao không nói từ trước với ta.

    - Đại nhân quả nhiên từ xa tới không biết. Ban đầu tiểu nhân cũng nghĩ lời tiểu tử Chí Trinh kia là đúng. Những xét lại mới thấy nhiều điều không đúng. Ngay bản thân bọn lính tráng, quan lại cũng không hề có ý qua lại phủ thăm hỏi. Lại nghe rằng, sau Dương Thanh giết chết Tượng Cổ, treo đầu thị chúng, hắn còn minh mẫn chỉ đạo Đỗ Sĩ Giao đi dẹp giặc cướp. Ngày qua người trong thành còn kháo nhau rằng mồng tám tới bọn chúng còn lập lễ tế nhập Long, mà chính Dương Thanh là người chủ tế.

    Lỗ Hạo khen lập luận của tên ấy mà nghĩ thầm trong bụng:

    - Triều đình chẳng qua cũng chỉ là vờ cho hắn đến Quỳnh châu mà trừ khử hắn. Chuyện đã thế, nay về báo với triều đình là Dương Thanh không chịu nhận chiếu, kháng chỉ lại có ý làm phản, triều đình sẽ chẳng trách tội ta mà sẽ mang quân đến mà diệt hắn.

    Đến cửa ngõ Ung Châu, có toán người phi ngựa chặn đầu xe. Lỗ Hạo mở cửa xe nhìn ra là đám trọc đầu dữ tợn, tay chắp trước ngực. Y hỏi bọn chúng:

    - Lũ trộm cướp các ngươi. Sao dám chặn đường ta.

    Có một tên cưỡi ngựa lại gần khiến Lỗ Hạo thất kinh :

    - Ta là sứ giả triều đình. Các ngươi chớ có làm bừa.

    Tên ấy xuống ngựa, tay chắp phía trước quỳ xuống, giọng đầy giận dữ :

    - Mong đại nhân minh xét. Trả lại công lý cho chúng tiểu nhân.

    Cả đám ấy, dăm người đều phục xuống mà vái lạy, đồng thanh. Lỗ Hạo lại hỏi :

    - Các ngươi là ai? Có điều gì khuất tất. Ta thì giúp được gì cho các người.

    - Chúng tiểu nhân là người của Đạo Cổ vương tử. Trước cả nhà bị giết bởi tên họ Dương kia, căm phẫn lắm thay. Nay được Vương tử tin tưởng tập hợp quân lính ở Giao Châu. Mong đại nhân về báo với triều đình, chúng tiểu nhân đã tập hợp được số lượng lớn quân ngũ để chống lại họ Dương ấy. Nay mong triều đình mang đại binh tới, trong ngoài ứng hợp giết chết họ Dương. Trước là lấy lại uy danh triều đình, sau là rửa hận cho vương tử Đạo Cổ.

    Lỗ Hạo về bẩm báo lại với triều đình, vua Đường bấy giờ là Hiến Tông Lý Thuần ra chỉ lập Quế Trọng Vũ làm Đô hộ sứ An Nam. Lại điều binh từ các châu Quảng, Quế, Ung, Ích đến các cửa ngõ vào Giao Châu, số quân lên đến hơn mười vạn binh.

    Trong thời gian viên sứ hộ Lỗ trở về kinh thành bẩm báo triều đình cũng chừng hơn một tháng, Dương Thanh ra lệnh tất cả các quân doanh khắp Giao Châu luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Chí Trinh thừa lệnh Dương Thanh sai đám quan lại từ Phúc Lộc đến vùng biên thùy Thang Châu, Chi Châu đóng chặt cửa thành, không giao du với đám buôn bán từ bên ngoài, đóng chặt các quan ải ngăn chặn mọi sự di tản có dấu hiệu gây nguy hại cho tình hình Giao Châu.

    Tháng tám, ngày canh ngọ, như đã định từ trước, Dương Thanh cho lập đàn tế nhập Long ở phía nam cổng La Thành. Nghe trong lễ có đại thiền sư cầu tế nên dân chúng xung quanh Tống Bình đến tham gia rất đông. Đám quan lại, thổ hào địa phương có dịp để tỏ lòng với chủ tướng mới. Dương Thanh cho lệnh, hễ có quan lại nào mang vàng bạc của cải trên năm lượng bạc thì xung hết tiền ấy vào ngân khố, chia cho đám dân Giao Châu nên đám quan lại, thổ hào nhiều kẻ cho là Dương Thanh không chuộng kẻ sĩ, trở mặt không đến tham dự nữa.

    Chính ngọ ngày ấy, mười tám lính tráng khỏe mạnh lên đàn tế mặc áo đỏ, vàng chia làm hai cánh từ đông sang tây dọc theo hai bờ dòng kênh về đến chiếc đài đá ở chính giữa đầu con kênh. Hai bên đài là vị sư thầy mặc áo cà sa vàng, đi vòng vòng lẩm nhẩm những lời khấn tiếng Phạn. Chốc chốc lại thấy hai vị ấy tung vạt cà sa phát tiền lễ rơi xuống xung quanh. Đám dân lại xúm vào tranh nhau vồ lấy được tiền lễ ấy.

    Được nửa canh giờ, đám lính tập trung dâng đá lên nơi gọi là "Long Lãnh" để nhập Long Thủ. Bỗng có một cơn gió nổi lên, mây đen che kín cả bầu trời. Đám quan lại, dân chúng lấy làm thất kinh chạy toán loạn. Vị tăng kia đứng trên bục giọng rung như loa truyền âm :

    - Gió mưa vẫn vũ, thiên long độ thế. Bản mệnh tại giá. Nhập hồn.
    Nói rồi, tảng đá ấy nhẹ bỗng, một tên lính dâng lên đài, "Long Thủ" vừa vặn với "Long Lãnh". Tên lĩnh ngã ngửa ra sau., tay hắn còn đang cầm chiếc khăn phủ Long Thủ. Long Diện hiện ra, đôi mắt chói lóa như ánh dương, nét mặt vừa thanh tú lại uy nghiêm toát lên khí chất để vương. Đám quan lại, dân chúng trông thấy quay lại vội dập đầu xuống mà quỳ lạy.

    Nhìn từ phía xa, Dương Thanh nhận thấy rõ mình rồng uốn lượn dưới lòng đất, đầu rồng nhô lên khỏi mặt đất. Dương Thanh chạy tới gần, tay chạm vào Long Thủ, từng nét chạm trổ tinh tế, gương mặt thần long hiện lên càng thêm uy nghi, chân thực hơn. Sĩ Giao sai người mang cho Dương Thanh cầm lấy nghiên mực đỏ và bút lông để họ Dương điểm những vảy đỏ và miệng rồng. Dương Thanh đặt nghiên ấy lên đài chênh vênh, có một làn gió nhẹ thổi khiến mực đỏ chảy xuống trán rồng, chảy theo những vân chạm trổ. Có một chữ Vương (王) hiện lên chính giữa Long Diện. Đỗ Đại chạy vội lên đài nhìn thấy nói nhỏ vào tai Dương Thanh rồi
    quay ra giọng uy vang như sấm rền:

    - Trời xanh ứng báo! Người làm chủ đất này ấy là bậc để vương. Không ai khác nữa chính là Thiên thanh Dương tướng đây.

    Ba quân đứng dưới, bọn quan lại cùng đám dân nghe vậy mà nhí nháu bàn tán, nhiều kẻ không ưa lời đấy ra về. Dương Thanh giọng như chuông đồng:

    - Ta là quan triều đình, ăn lộc triều đình nào có lòng khác. Thấy đám vô lại, cậy quyền, cậy thế hiếp kẻ yếu mà thấy giận thay nên mới giết lũ ấy. Nay làm lễ này trước là cảm tạ trời đất, sau là nghĩ đến muôn dân Giao Chỉ này mà nhìn hướng Đông bái vọng Long Vương cho dân chúng được mưa thuận gió hòa.

    Đàn lễ được tổ chức đến đầu giờ mùi thì xong. Bọn dân chúng người hoan hỉ, kẻ u rầu bước đi. Dương Thanh cho gọi Sĩ Giao vào hỏi:

    - Lòng dân chưa mong ta xưng vương. Quân sư nghĩ thế nào?

    - Bẩm chủ tướng. Dân ta bấy lâu vẫn coi Triều đình Trường An là thiên tử. Lại thêm bấy nhiêu năm bị người Hoa Hạ dựng kế đồng hóa người Nam. Chủ tướng giết chết họ Lý, dân chúng kẻ mừng, kẻ lo. Ấy nên chuyện xưng vương lúc này thật chưa nên. Trong dân gian lại lắm nhiễu điều cho chủ công vì danh mà làm ra điều như vậy thì dân chúng lại càng lánh xa. Gương cũ anh em họ Viên thời Tam Quốc, chủ công hãy suy xét cho kỹ. Lại thêm triều đình Trường An còn đang thịnh, bọn quan lại vẫn còn một lòng trông về ấy. Chi bằng ta hãy xây dựng quân đổi vững chắc, người dân hướng về chủ công. Chủ công hùng cứ một phương, trong lúc thiên hạ có loạn thì nhắc lại chuyện ấy cũng chưa muộn. Nay vì muôn dân Giao Chỉ, mong chủ tướng soi xét.

    - Sĩ Giao nói quả thật là hợp ý ta. Khi trưa nay trên đàn lễ, Đỗ Đại nói chuyện ấy ta e nhiều kẻ không vừa lòng. Nay ta cho ban bố trong toàn đất Giao chỉ bảy mươi điều dân nên làm, chín mươi điều phạt tội. Lại sai cho đám thổ hào phát ruộng đất cho dân để cấy trồng nuôi binh thêm thời gian nữa, để khi đủ mạnh rồi thì sẽ chẳng có kẻ dám động đến.

    Sĩ Giao nghe vậy cũng thấy mừng. Hai người bàn thêm chuyện quân một lúc lâu. Trời ngả sẫm màu, Gã Quỷ xong thẳng vào phủ, xô ngã đám lính và lũ gia nhân cản hắn chạy vào thưa:

    - Quân sư huynh!

    Sĩ Giao ra hiệu cho Gã Quỷ chào Dương Thanh. Gã Quỷ cười hề hề :

    - Cúi chào Dương tướng chủ.

    Dương Thanh nghiêm nghị hỏi :

    - Nhà ngươi có chuyện gì tới đây mà lại vô phép tắc như vậy?

    - Bẩm tướng chủ! Là khi nãy ở ngoài đài tế, ngài có làm nghiêng nghiên mực rơi xuống mặt rồng. Bây giờ mặt ấy hiện lên nhiều vân màu đỏ. Bọn lính ngoài ấy nói là có chữ ở trên ấy.

    Dương Thanh nhăn nhó nói lớn:

    - Đó là chữ Vương. Đỗ Đại khi nãy chẳng nói trước toàn thể mọi người đấy thôi. Nhà ngươi hết chuyện tìm đến đây để gặp quân sư hay sao?

    - Nào có chuyện ấy.

    Sĩ Giao hẹm giọng. Gã Quỷ nghe vậy, thu mình, hạ giọng:

    - Dạ. Bẩm tướng chủ. Là vị sư ấy từ lúc bái xong không chịu đi. Lại ngồi đó niệm chú điều gì đó cùng đám đệ tử. Đám dân thấy thế cũng lán lại. Có làn gió lạnh thổi từ hướng đông bắc khiến tiểu nhân gai cả người. Quay lại thì thấy bọn tăng ấy chỉ trò vào đầu rồng bằng đá ấy. Tiểu nhân hỏi thì một lão nông chỉ về phía đầu rồng nói là ở trên mặt ấy có bài thơ bằng văn tự cổ.

    Dương Thanh liền thúc ngựa ra cửa nam thành, thấy đám tăng vẫn ngồi niệm ở chỗ ấy. Dương Thanh chạy ngựa lại gần hỏi đám tăng ấy:

    - Các ngươi sao còn chưa đi?

    - Sấm rằng thiên mệnh khó cưỡng. Bần tăng ngồi đây để phó lại lời sấm ấy.

    - Khó cưỡng làm sao? Ý của nhà ngươi là điều gì?

    - Bần tăng xuất gia chỉ mong điều an lành đến với sinh linh. Vì thế ngồi đây khấn trời, cầu phật cho sinh linh điều ấy.

    - Ta nghe các ngươi ngồi đây đã hơn hai canh giờ. Có cần phải như vậy hay chăng?

    - Niệm kinh phật đâu tính thời giờ. Nếu như đại nhân không mong chúng tăng ngồi đây thì chúng tăng xin nghe theo mà xin lui.

    Sĩ Giao nói với Dương Thanh:

    - Bọn tăng này niệm kinh phật chỗ đấy cũng chẳng ảnh hưởng gì đến ta. Có chăng đây là cơ hội tốt bọn ấy muốn khoe khoang với đám dân. Hãy cứ kệ chúng vậy.

    Dương Thanh lại hỏi đám tăng ấy :

    - Trên đầu rồng viết chữ gì nhà ngươi có biết chăng?

    - Bẩm tướng quân. Bần tăng xưa học chữ, đọc kinh chưa từng biết qua chữ này. Nhưng bần tăng biết có người biết chữ đó.

    - Người đó thế nào? Hiện ở đâu?

    - Cạnh Đại tự có ngôi chùa nhỏ. Sư ở đấy chính là người biết chữ này.

    Dương Thanh sai Sĩ Giao đến Phù Đổng tìm ngôi chùa đó tìm vị tăng ấy. Dương Thanh cũng cho gọi tay thợ đục đá đến dò hỏi:

    - Nhà ngươi chạm đá ra đầu rồng kia, chắc biết chữ trên ấy chứ?

    - Bẩm tướng quân. Khi tiểu nhân đến chạm đầu rồng đã thấy những vân lạ trên đó. Dùng búa đẽo đi không được. Khi tiểu nhân khắc đến mắt rồng thì đá tự vỡ ra tạo thành hình mặt rồng như vậy. Những chữ trên đó, tiểu nhân không được biết.

    - Thế nhà ngươi đọc được chữ này chứ?

    Dương Thanh ném một mảnh giấy trước mặt thợ đá. Hắn nhặt lên nhìn một lượt, nheo mày, đáp lại lời Dương Thanh :

    - Tiểu nhân không biết loại chữ này.

    - Nói láo. Nhà ngươi đục đá, khắc ra những chữ ấy lại nói là không biết.

    Dương Thanh cho là hắn nói dối, sai lính tạm giam hắn vào ngục. Trời đá tối sầm, đám tăng nhân phía nam cùng mấy người đi từ trong thành ra cũng đã về Đại tự. Chưa thấy Sĩ Giao về, Dương Thanh lòng nóng như lửa đốt, lại thúc ngựa đến Phù Đổng mà tìm Sĩ Giao cùng vị tăng.

    Trời tối tĩnh lặng, không gian thanh tịnh nơi cửa chùa khiến Dương Thanh như bớt đi cái mệt mỏi. Thanh tự nhiên cảm thấy thanh thản đến lạ. Dương Thanh trói ngựa chỗ gốc thị, chạy vào trong chùa tìm người. Thấy Sĩ Giao đang thiền cùng hai vị tăng nhân ăn mặc đơn sơ. Thanh hỏi:

    - Ta sai quân sư đi tìm vị tăng ấy. Sĩ Giao đã thấy người hay chưa mà còn ngồi đây thiền.

    Không thấy Sĩ Giao nhúc nhích, Dương Thanh quát lớn :

    - Đỗ quân sư. Nghe thấy ta hỏi gì không?

    Sĩ Giao giật mình tỉnh lại như vừa trong cơn mê. Sĩ Giao nhận ra sự có mặt Dương Thanh ấp úng mà thưa :

    - Bẩm chủ tướng. Tại hạ tới đây chẳng thấy người, dưới không gian yên ắng của cảnh chùa thành tâm nhắm mắt lại mà chẳng biết mình đã lạc vào cõi mơ từ bao giờ. Mong chủ tướng tha tội.

    - Người nào trong hai người này biết chữ của người xưa?

    - Dạ bẩm. Đây chính là vị thiền sư họ Trịnh mà tại hạ đã từng nói qua với ngài. Còn đây là hòa thượng Lập Đức, chủ trì Kiến Sơ tự. Chính Lập Đức sư phụ đây là người đọc được chữ ấy.

    - Nghe danh hai vị từ đã lâu. Nay có cơ hội diện kiến. Có lời mời hai sư phụ về phủ để luận văn tự, sau đấy là mong được thỉnh giáo về phật pháp.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    ---QC---


  10. Bài viết được 3 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    giangbery,hanthientuyet,sai1000,
Trang 3 của 22 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status