TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 1 của 22 12311 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 5 của 106

Chủ đề: Giống Rồng

  1. #1
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    111
    Xu
    4,150

    Mặc định Giống Rồng

    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

    Thể loại: Tiểu thuyết lịch sử, sử ca, hiện thực xã hội.

    Like page FB: @KhaiQuocNg

    Số hồi: Dự kiến 156 Hồi

    Tình trạng: Đang viết, 21/156 Hồi


    Link Topic thảo luận: http://www.tangthuvien.vn/forum/show...6#post20849496

    Giới thiệu:

    Dân ta phải biêt sử ta. Dẫu là người con đất Việt nào đi chăng nữa, nòi giống chính là cái tự tôn dân tộc. Con Rồng cháu tiên chính là giống nòi của ta. Là một người dân đất Việt với mong muốn được lột tả hết sức chân thực cuộc sống của người Việt ta thời kỳ tiền độc lập - trước chiến tranh Đại Cổ Việt (Ngô Vương - Ngô Quyền) - Nam Hán. Tác giả Nguyễn Khai Quốc đã viết tác phẩm tiểu thuyết "Giống Rồng" kể về quá trình hình thành tư tưởng độc lập với phương Bắc sau hơn ba trăm năm bị đô hộ bởi Nhà Đường, hơn nghìn năm bắc thuộc. Với các tuyến nhân vật có thật trong lịch sử Việt Nam và Trung Quốc như: Dương Thanh, Đỗ Sĩ Giao, Đỗ Tồn Thành, Lý Do Độc, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền,...Lý Tượng Cổ, Bùi Thái, Cao Biền, Tăng Cổn, Hoằng Tháo... được tiểu thuyết hóa chín phần hư một phần thực, tiểu thuyết lịch sử Giống Rồng sẽ mang lại cho các bạn cái nhìn chân thực, sống động về thời kỳ được coi là sơ khai, bắt đầu những mầm mống về ý thức dân tộc, chủ quyền, độc lập. Nhìn vào đó chúng ta có thể chiêm nghiệm ra những gì cuộc sống ngày nay đang diễn ra. Tìm kiếm đâu đó sẽ là sự hiển diện của bản thân mỗi con người chúng ta trong tác phẩm. Đúng sai, sai đúng, trái phải ngược xuôi tất cả chỉ là quan điểm, cách nhìn từ mỗi người. Tác phẩm mang nội dung hàm chứa những vấn đề hết sức nhức nhối của xã hội loài người đó là phân chia giai cấp, nạn bóc lột, đút lót, hối lộ, cửa quyền,... Hy vọng sẽ mang lại làn gió mới cho làn sóng tiểu thuyết của Việt Nam.

    Bài ca Giống Rồng


    Trùng trùng sóng vỗ nhẹ bờ đông

    Điệp điệp non cao chí sĩ hùng

    Ánh kiếm bóng thương nhăn mặt nước

    Hương rừng vị biển chén cay nồng

    Giang sơn gấm vóc ai nào khóc

    Bỗng chốc cơ đồ hóa bỏ không

    Lặng lẽ trông theo làn khói trắng

    Ầm vang tiếng gọi giống Tiên Rồng
    Lần sửa cuối bởi Nguyễn Khai Quốc, ngày 17-08-2018 lúc 23:11. Lý do: Cập nhật số chương
    ---QC---


  2. Bài viết được 6 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    0011,Darkzergling,giangbery,hanthientuyet,timesdragon,tnMosc,
  3. #2
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    111
    Xu
    4,150

    Mặc định

    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

    Hồi Thứ nhất:

    Chốn sông thiêng, con dân chài trốn chạy.

    Đất uy linh, kết bái những anh hùng.

    Chương 1.1 Bạo ngược quan tham

    Hồi Thứ nhất:

    Chốn sông thiêng, con dân chài trốn chạy.

    Đất uy linh, kết bái những anh hùng.

    Chương 1.1 Bạo ngược quan tham

    Từ xưa đến nay chuyện cá chép hóa rồng chỉ có trong truyền thuyết, trâu ngựa chỉ làm con mồi cho hổ báo. Ấy vậy mà trong nhân gian nơi xứ nam trong mấy năm này, xảy ra bao điều kỳ lạ. Dân ở Đỗ Gia trang hương Yên Hưng, huyện Ninh Hải, Lục Châu, giáp sông Vân Cừ bắt được cá chép vàng, vảy rồng lấp lánh, đầu nhô sừng cao, nặng tới ba trăm cân. Nơi Ái Châu, có một con trâu rừng húc chết một đàn cọp chuyên săn gà, bắt dê dưới làng. Mọi người dân xứ Nam này đều kháo nhau rằng: “Cá chép hóa rồng, trâu xông giết cọp chẳng phải là điều hiếm có hay sao. Chỉ trong vòng hơn trăm ngày bao điều kỳ dị xảy ra nơi xứ này. Ắt có điềm báo cho vận thế thay đổi nơi xứ này.”

    Trong những năm tàn tệ này của đế chế Đường, quan tham đông như kiến cỏ, kéo bè kéo cánh ra sức vơ vét của cải tiền bạc của triều đình và dân chúng. Hoạn quan đục nước béo cò, ra sức tạo ảnh hưởng lớn trong cấm cung, thao túng quyền lực, triều đình ngày càng bê trễ, mỗi lúc càng lâm nguy. Ngoài biên cương, các bộ tộc phía Bắc, phía tây đánh phá chiếm đất, một dải đất rộng lớn của nhà Đường chiến tranh đã trở thành một câu chuyện quá quen thuộc. Trong nước, các thế lực hùng cứ khắp nơi đứng dậy khởi nghĩa nổi lên như nấm, các tướng lĩnh thay nhau làm phản, lật đổ lẫn nhau, đánh chiếm đất đai, thành trì. Suốt dọc sông Trường Giang đến phía bắc dãy Ngũ Lĩnh, dân chúng lầm than trong khói lửa binh đao.

    Vượt qua núi Ngũ Lĩnh về phía biển Nam Hải, dân chúng oán thán bởi sự hà khắc của quan chức đương thời. Nơi đây xưa thuộc đất người Việt Cổ đã từ nghìn năm trước, đến Đông Hán thì bị người Hoa Hạ từ phương Bắc tới xâm lăng chiếm làm đất của người Bắc. Đã qua đến gần một nghìn năm, người đất này không hề cam chịu sự cai trị của người phương Bắc và coi triều đình phương Bắc như một kẻ xâm lăng. Đời này qua đời khác, triều đình phương Bắc càng ngày coi mảnh đất phía nam dãy Ngũ Lĩnh như cái gai trong mắt, chấy giận trong chăn đã lâu ngày. Đến thời kỳ thịnh trị của Đường Triều, những kẻ tay sai của triều đình Trường An coi nơi đây chỉ là chỗ tạm lui để rồi tiến tới những tham vọng cao hơn, cũng không ít kẻ lún sâu vào việc vơ vét của cải của dân Nam với vô vàn những sản vật, dị thú, quái mộc… Sự chia rẽ ngày càng sâu sắc, các quan chức đô hộ ngày càng ra sức càn quét các cuộc nổi dậy theo cách tạn bạo nhất có thể. Dân càng đói, chúng sinh càng khổ sở dưới cảnh áp bức của người phương Bắc. Ấy thế nên bao nhiêu danh sĩ Trung Nguyên đã vượt Ngũ Lĩnh để trú chân nơi đất An Nam ấy rồi cũng phải thốt lên rằng:

    “Trung Nguyên ai oán muôn phần
    Đất Nam đá sỏi vạn lần xót thương”

    Người đến, rồi người lại đi bỏ lại đây là muôn ngàn căm phẫn, cái ý chí sục sôi suốt nghìn năm ấy lúc nào cũng hiện diện trong mỗi người dân đất ấy. Trong sóng gió chính trường Trung Nguyên, ấy cũng là lúc những hiền nhân miền xa xôi phía nam có thời cơ lập nghiệp.

    Năm Đinh Dậu (817), quan đô hộ là Bùi Hành Lập sau khi vơ vét của cải, nhũng loạn lòng dân đất An Nam đã kịp thời chạy thoát về Trung Nguyên để lại cho viên quan đô hộ tiếp theo là Lý Tượng Cổ vốn dòng tông thất nhất Đường là sự phẫn nộ, và căm ghét viên quan đô hộ trong dân chúng An Nam. Tượng Cổ theo lối mòn của những viên quan đô hộ trước, cướp miếng ăn, cái mặc của người dân bằng những chính sách rất hà khắc, cống nộp nặng nề, sưu thuế vô lý. Được tiếng tham lam và với hão huyền vơ vét nhiều để có tiền cai “cúng” cho quan trên, ấy là cơ hội để mở ra con đường công danh sự nghiệp sáng lạng. Hành Lập ở đây hai năm thôi mà hắn còn tăng hai bậc phẩm quan, vậy nên Tượng Cổ chắc bẩm rằng chỉ cần hắn tăng thuế, tăng sưu lên vài lần, buộc dân An Nam phải nộp lên gấp đôi, gấp ba nhờ việc chiếm được một vùng đất rồng lớn giàu sản vật phía Nam giáp với Hoàn Vương là hắn cũng có thể mua được chức quan cao hơn hai bậc phẩm quan.

    Làm quan đô hộ được hai năm, đến năm Kỷ Hợi (819), Tượng Cổ không những chẳng vơ vét được mà hắn lúc nào cũng bị hoảng loạn bởi dân chúng An Nam chống cự quyết liệt. Hắn không ngờ được rằng sự giận dữ của người Nam lại khiến các tướng sĩ của người phương Bắc do hắn mang theo khiếp hãi đến vậy. Bấy giờ Lâm Ấp rục rịch đánh chiếm châu Ái, châu Hoan, người Man Động từ tây bắc giáp với Nam Chiếu nổi dậy nhăm nhe đánh thẳng Tống Bình phủ. Tượng Cổ lòng nóng như lửa đốt, phía Triều Đình rất nhiều kẻ đã nhăm nhe đánh bật hắn ra khỏi đất An Nam do suốt dòng hai năm “hắn chẳng làm được tích sự gì”.

    Nghe trong nhân gian có chuyện kỳ lạ, hắn sai tên huyện lịnh tại Ninh Hải (Quảng Ninh) đến hương Yên Hưng để dò la. Tên huyện lịnh đến nơi yêu cầu tất cả mọi người dân tập trung tại bãi sông. Thấy trai tráng mọi người trong làng ai cũng đóng khố, phụ nữ chỉ có mảnh yếm sờn sờn, mặt mày nhem nhuốc lại thêm mùi tanh tanh của cá, hắn liền sai mấy tên lính cho hắn lên kiệu, nhìn qua màn, tay cầm vạt áo che mũi nói vọng ra:

    - Thấy quan đến mà các ngươi sao lại chậm trễ? Không lẽ các ngươi muốn chết hay sao?

    Một lão già làng đứng lên hàng trước, tay chống gậy, người cúi rạp xuống sát đất mà trả lời rằng:

    - Bẩm quan! Chúng con dân chài lưới, quanh năm đò dọc thuyền ngang. Không quen lễ nghĩa phép tắc trên bờ. Mong quan thứ tội.

    - Lão nói láo. Lão chừng ấy tuổi đời. Đâu phải không biết. Cái hương này có lần nào quan đến mà không phải đợi các ngươi. Các ngươi lại muốn phạt thêm nữa chăng? – Tên quan quát tháo từ trong rèm kiệu.

    Cả đám dân chài cúi xuống, tay chắp phía trước lậy quan:

    - Mong quan tha tội.

    Ông cụ bước tiếp đến mà nói, giọng run run:

    - Bẩm quan. Con dân chúng tôi trước giờ không dám thất lễ. Những lần quan và lính thu tô đến đây trước hay cả lần này nữa, chúng tôi quá nửa trên thuyền, trên bờ chỉ toàn những người già như lão đây, chậm chạp nên mong quan thứ tội. Mấy năm nay, cá nhỏ, lại không nhiều, chẳng thể nộp thuế tô đầy đủ cho quan trên. Giờ đây trong hương mỗi nhà cũng chỉ vài con cá khô…

    Huyện lịnh cắt lời:

    - Ta không cần biết. Hai mùa nước rồi, các ngươi còn thiếu ta cả thảy ba nghìn cân cá. Cá các ngươi nộp đem đi bán khắp Giao Châu này chẳng được là nhiêu. Quan trên luôn miệng trách móc ta. Các người nghĩ xem. Các huyện lân cận vùng Giao Châu này có cái nơi nào như cái huyện này không? Lần này, các ngươi không nộp đủ thì cả ta cùng các ngươi chẳng thể yên ổn được đâu.

    Nói rồi hắn cho lính vào lục lọi từng chum vại, lưới chài từ trên bờ trên thuyền. Mọi người trong làng đứng dưới cái nắng oi của buổi trưa cuối hè. Ai cũng nhễ nhại mồ hôi, cúi gằm xuống đất. Bọn trẻ con thì núp dưới bóng của cha của anh để tránh cái nắng rát như đổ lửa ấy. Tên huyện lịnh ung dung trong rèm kiệu, chốc lát hắn lại chẹp chẹp miệng rồi lại thưởng thức một ly trà mà tên lính chuyển cho hắn. Hắn lẩm nhẩm: “Bọn mày định giấu nó à? Lần này mà có được nó ta dâng lên thứ sử chắc chắn được thưởng to rồi.” Hắn lại cười và gọi một tên lính đến mà hỏi:

    - Các ngươi tìm thấy thì mang đến đây trước mặt bọn dân đen kia cho ta.

    Tên lính chắp tay trước người, cúi gằm mặt vừa bước lui ra vừa gật đầu lia lịa, miệng liên tiếp nói “Dạ vâng. Dạ vâng. Dạ vâng”.

    Có cụ già tiến lại gần kiệu, tên lính xua xua: “Ông lão chớ có lại gần!”. Huyện lịnh chóp chép miếng trầu:

    - Lão có chuyện gì thì cứ nói! Nhưng hãy đứng ra xa một chút. Ta không quen mùi này của các người.

    Giọng Lão khảng khái thưa:

    - Bẩm quan. Quân lính của ngài không hiểu đang định tìm thứ gì? Cá chúng tôi treo, phơi chứ đâu có để chum vại. Mấy cái chum chứa nước mưa để ăn. Cớ sao lại đổ hết đi? Sắp tới trời hanh khô, trẻ con người gia lấy gì mà ăn mà uống? Mong quan xem xét.

    Hắn lại chọp chẹp:

    - Khá hay cho cho mấy cái vại của các người. Ta thích thì ta làm. Đang mùa mưa, nước ngập đầy sông lại còn già mồm. Chả nhẽ ta không biết thiên văn bằng ngươi.
    Để ta xem, các ngươi có điều gì giấu giếm ta không?

    Ông Lão phừng phừng đỏ mặt tiến lại gần kiệu hơn nữa thì bọn lính tráng xô vào cản. Ông Lão hẩy nhẹ một cái, cả đám ấy lăn đùng ra đất. Bọn trẻ con cười khúc khích, người lớn thì chỉ dám nhìn theo rồi, che miệng của mấy đứa trẻ lại kẻo lại bị quan trách phạt. Lão cúi thấp thưa với quan:

    - Dạ bẩm. Lão không dám đắc tội với quan. Mà chỉ là xin thưa với quan rằng chúng tôi mùa này chẳng được mấy. Chỉ được vài con cá treo khô như hương lão trưởng đã thưa với quan. Còn tôi chỉ mong các quan nương tay, chúng tôi chỉ có mấy cái chum vại ấy là tài sản thôi. Tôi cũng xin quan trên một điều rằng, bọn trẻ con, phụ nữ người già, đứng nắng như thế này họ chẳng thể chịu nổi. Mong quan cho họ được lui.

    - Lão nói nghe cũng có lý. Thôi được. Ta cho lệnh đám lính lục soát không để chum vỡ, lưới rách. Còn các ngươi lui về gốc cây đằng kia mà đứng. Không ai được về nhà. Kẻ nào về nhà mà ta bắt được phạt một trăm roi.

    - Đội ơn quan.

    Mọi người trong làng lưng cúi thấp, tay chắp trước người lại lui dần về phía gốc cây. Đám thanh niên làng lán lại đứng cúi mình trước kiệu quan.

    Sau hai canh giờ lục soát, bọn quân lính tập hợp đầy đủ tại bãi sông báo với quan rằng:

    - Bẩm quan. Trên thuyền, trong bờ chẳng có nổi một con cá to nào. Chỉ thấy cá riếc, cá rô cùng vài con tôm này thôi ạ.

    Bọn lính vác một lưới cá nửa tươi nửa khô lẫn cùng với nhau xuống dưới mặt cát. Mọi người rì rầm: “Sao lại để cá thế kia? Cá khô tôi phơi mấy nắng rồi. Cá tươi phải để riêng chứ. Chẳng biết là cá của nhà nào nữa, rồi chúng ta chia thế nào! Cả chục cái lưới bị rách kia kìa…”

    Tên huyện lịnh quát lớn:

    - Tất cả các ngươi! Mau mau thành khẩn không thì đứng có trách ta là ác.

    Có chàng thanh niên bước lên:

    - Bẩm quan. Chúng tôi chỉ có những thứ này thôi. Quan trên thu thì chúng tôi biết ăn bằng gì? Phải không mọi người. – Anh này hỏi mọi người.

    Dân làng chỉ xì xào chứ không ai dám nói to.

    - Ái chà chà. Cái tên cứng đầu này. Nhà người có biết là ngươi đang nói chuyện với ai không? – Một tên lính dương giáo lên hăm dọa.

    - Tôi cũng như anh, là con dân đất nam này. Anh cần cơm ăn áo mặc, chúng tôi cũng vậy. Trước đây, năm nào chúng tôi cũng nộp sưu thuế đầy đủ đâu có thiếu cân cá nào. Mấy năm nay sông ít cá tôm, còn chẳng đủ ăn. Chưa dám mong các quan trên cứu đói chỉ dám cúi xin cho hoãn lại vài mùa. Khi cá tôm nhiều trở lại, con dân chúng tôi lại nộp bù.

    Tên quan huyện ngồi trong kiệu, ném miếng bã trầu ra, miệng gắt lên:

    - Con dân điêu ngoa. Ta nghe nói, đêm rằm cách đây dăm ngày, dân làng các ngươi tổ chức hội họp linh đình, vui ca nhảy múa suốt tối. Ấy thế là đói kém hay sao?

    Chàng thanh niên định tiến lên nhưng ông lão giọng sang sảng ngăn lại:

    - Cháu hãy để ta. Chớ có vội vàng.

    Lão bẩm với quan:

    - Bẩm với Lý huyện, đêm hôm đó rằm tháng sáu, chúng tôi chỉ là mượn ánh trăng sáng rồi mọi người cùng nhau làm lễ cầu ngư mong mùa nước đầy cá tôm. Có kẻ thấy thế mà rèm pha với các ngài quả oan cho chúng tôi. Các ngài thấy đấy, khố rách chẳng có mà mặc, cá khô ròi bọ bâu đầy, chúng tiểu nhân lấy gì ra mà tiệc tùng được đây. Mong Lý huyện minh xét.

    Tên quan hậm hực trong kiệu chưa biết nói gì thì có đám lính vác hai chum nặng, đám còn lại thì khiêng một chú cá lớn vảy vàng rực rỡ trong chiếc lưới đan bằng sợi đay dày. Nghe tiếng nhốn nháo, tên huyện quan ngồi dậy, vén rèm kiệu ra thì thấy ánh sáng lòa đôi mắt. Hắn hỏi:

    - Cái gì thế hả?

    Một tên lính chạy tới, rồi chỉ về phía đôi chum và con cá:

    - Bẩm quan! Chúng tôi đi về phía tây nam của con sông chừng bốn dặm theo thuyền thì thấy ở đó có hai cái chum rượu lớn và một con cá đang bị nhốt ở dưới sông.

    Tên huyện lịnh họ Lý bước tới, nhìn một lúc, con cá quẫy mạnh khiến vài tên lính bị ngã ra. Hắn hét lớn:

    - Thứ gì đây?

    Ông lão vừa nói bước ra:

    - Thưa quan. Chúng tôi mới bắt được cá này. Nhưng nhìn dáng vẻ nó khác thường nên chúng tôi đang định làm lễ để thả về với sông mong điều tốt lành đến với dân làng.

    - Chà chà. Mình thon, vây rộng, vảy rồng. Râu thưa, miệng lớn sừng trông dị thường. Quả nhiên quý hiếm. Thôi được rồi. Cá này để ta tâu với quan trên mang cá này đi cầu ngư cho cả vùng Giao Châu này. Nếu quan trên mà vui lòng thì tiền sưu, tô thuế vụ này ta sẽ xin miễn cho các ngươi. Nhưng phải nhớ nộp trả nợ những năm trước đấy.

    Nói xong rồi. Hắn vội vàng cho quân đi rồi mượn một chiếc thuyền lớn sai chở đến Tống Bình. Hắn ung dung ngồi kiệu rồi bước lên thuyền. Hắn quay lại nhìn dân chài với ánh mắt kiêu ngạo, cười lớn và buông lời rằng:

    - Các ngươi thừa hưởng hồng phúc Đường triều, nay có vật lạ đem cúng tiến ấy cũng là lẽ nên làm. Ta sẽ xin ân điển cho các ngươi.

    Hương lão trưởng ngồi sụp xuống nhìn lên trời mà than rằng:

    - Trời xanh có mắt! Chúng con dân đen cùng cũi, chẳng thể trả Long thần về với đại ngàn rộng lớn.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi Nguyễn Khai Quốc, ngày 14-06-2017 lúc 04:51.

  4. Bài viết được 8 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    0011,bienxua123,Darkzergling,giangbery,hanthientuyet,sai1000,timesdragon,tnMosc,
  5. #3
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    111
    Xu
    4,150

    Mặc định

    Hồi Thứ nhất:

    Chốn sông thiêng, con dân chài trốn chạy.

    Đất uy linh, kết bái những anh hùng.

    Chương 1.2 Trốn chạy




    Hồi Thứ nhất:

    Chốn sông thiêng, con dân chài trốn chạy.

    Đất uy linh, kết bái những anh hùng.

    Chương 1.2 Trốn chạy

    Trong lúc thuyền lớn lướt đi thật nhanh về Tống Bình, có một thuyền nhỏ đi ngược từ đông nam lên, dáng dấp một chàng thanh niên tráng kiện đang đẩy mái chèo nhanh thoăn thoắt ngược cửa Nam Triệu trở vào sông Thầy. Trăng đã treo cao trên lũy tre ven đê, tiếng mái chèo khua nước bì bõm chẳng thể xua tan đi không gian im ắng của sông nước xứ này. Tên quan huyện chễm chệ ngồi trên lọng đung đưa dưới ánh sương mờ ảo. Lát lát hắn lại xua xua đuổi muỗi, hắng giọng hắn liên tục hỏi đám lính: “Sắp tới chưa bay?”

    Mấy tên lính gù gật bên mạn thuyền giật mình nói theo: “Sắp rồi, sáng rồi”.

    Chiếc lưới căng kéo con cá về sông Cái ngược dòng khiến mấy tên lính thay nhau đẩy mái chèo cũng thấm mệt. Có chút canh cá loãng trên cái niêu chưa hết canh ba đã sạch trơn. Một hai tên lính đi tuần vòng quanh thuyền như hai cái xác vô hồn kéo lê trong đêm trăng đôi mươi. Bỗng nhiên thuyền thấy lướt nhẹ đi, không còn cảm giác nặng trĩu nữa. Mấy tên lính xì xầm: “Chắc là con cá đã chịu bơi theo thuyền rồi”.

    Thuyền lắc lư một cái thật mạnh khiến tên quan huyện lăn quay ra sàn. Bọn lính nhốn nháo: “Thuyền nghiêng, kẻo lật.” Góc phải mạn thuyền là đám lính bị trượt dồn vào chất đống, giáo mác lô xô đâm vào áo quần chúng khiến máu chảy đầm đề. Một lát sau thuyền lại yên, tên quan huyện chỉnh lại đầu tóc, xiêm y quát tháo:

    - Các ngươi lái thuyền kiểu gì đấy?

    Một tên lính lầm lũi từ giữa khoang thuyền đi lên, mặt lấm lét cho biết:

    - Bẩm quan! Lưới rách, cá đã bơi mất.

    Tên quan mặt đỏ như gấc, căm căm nhìn đám lính rồi ra sức quát tháo:

    - Cha mẹ nhà chúng bay. Có con cá cũng không giữ được. Chúng bay có biết đầu của các ngươi cả trăm đứa cũng không đổi được nó không? Nó chính là rồng đất Việt đấy. Bọn bay có biết không?

    Bọn lính tên nào tên ấy mặt mũi như gà vừa cắt tiết. Tên quan họ Lý lại tiếp tục than vãn:

    “Ôi than ôi! Đi ngay, bơi nhanh. Ta không cần biết con cá bơi nhanh cỡ nào. Từ giờ đến giờ thìn ngày mai các ngươi không bắt được con cá thì ta giết sạch các ngươi.”
    Bọn lính tráng vội vàng vơ lưới cụ nhốn nháo soi đuốc xuống mặt sông tìm cá. Một đám khác nhảy vội lên bờ khua xóm chài ven sông lùng sục cùng bọn chúng. Tên bổ đầu họ Mã thì thầm bên tai quan huyện: “Bẩm quan lớn! Lúc nghiêng thuyền, không biết Đại nhân có để ý không? Ta thấy dưới ánh trăng, mạn phải thuyền có một bóng người. Sải tay hắn dài cỡ chục tấc, chân thoăn thoát bì bõm xuôi theo dòng.”

    - Có chuyện đó sao? Sao nhà ngươi không nói sớm? – Tên quan huyện sửng sốt.

    - Bẩm đại nhân. Người nóng giận tôi chưa dám can. Nay thấy nguôi nên tôi mới bẩm. Tôi còn nhìn thấy rõ một vết tràm sau lưng hắn giống y hệt hình săm của đám dân Đỗ gia trang. Chắc chắn là bọn dân đen đó đã đến cướp báu vật ấy.
    Tên quan hét lớn, tay hắn cầm cây giáo đâm mạnh vào mạn thuyền để xả nỗi giận dữ.

    - Bay đâu! Quay lại Đỗ Gia Trang giết hết cho ta.

    Tên bổ đầu cúi gằm mặt xuống, mặt tái mét, miệng lắp bắp:

    - Bẩm… bẩm… bẩm! Có… có… cần giết, giết hết không, không ạ?

    - Giết sạch cho ta! Lũ điêu dân láo toét. Lần này không tìm được cá ta sẽ giết sạch bọn bay.

    Trời dần trở sáng, đám lính đi tìm chưa thấy có tin gì báo về với tên quan huyện. Hắn vật vờ trên chiếc lọng, thi thoảng lại giật mình miệng lẩm bẩm “Long Ngư, Long Ngư”. Mấy tên lính rệu rã chuẩn bị bữa sáng cho quan huyện cùng với chút nước ấm để hắn rửa mặt.

    Hắn cáu gắt liên hổi: “Cha mẹ mày! Lão gia mà không thấy nó chúng mày sẽ phải chết! Phải chết, phải chết.”

    Giờ đã quá Tỵ, hắn nhễ nhại dưới ánh nắng hè gay gắt. Không thấy tăm hơi từ đám lính uể oải trên sông. Tên quan họ Lý liền giục giã sai quay lại hương Yên Hưng.

    Thuyền quan cập bờ, dân chúng nhìn tên quan họ Lý một cách e dè. Hắn giơ tay ra hiệu cho đám lính chặn hết mọi ngả đường. Tay hắn lăm le thanh gươm trên tay. Hắn chỉ trỏ, đám lính xông vào từng nhà kéo người già, phụ nữ, trẻ em tay chẳng có gì chỉ biết ú ớ rồi hét lên “Giết người! Giết người!” Trẻ con lon ton nhốn nháo chống cự yếu ớt trước sự sỗ sàng của đám lính tráng. Rồi trong chốc lát, cả làng chài đỏ máu, thây người chất đống chẳng còn chút sự sống. Xác gà, xác lợn, cá khô, tươi lẫn lộn đỏ lòm trong đầm máu. Chỉ còn vài cánh tay thoi thóp và giọng the thé yếu ớt cũng bị gươm giáo của bọn lính dập ngay.

    Đám thanh niên làng nghe tin hốt hoảng chạy về, người cầm lưới kẻ cầm tay chèo vội vã cập bờ lao vào liều chết một phen với đám lính đằm đằm sát khí kia. Kẻ chém người giết, máu cũ chưa khô đã lại đậm thêm màu. Lính tráng sứt chán mẻ đầu, đám thanh niên làng thì rách tay, gãy chân. Chẳng còn ai lành lặn. Những tên lính quen tập trận giả nay thấy yếu ớt khi đương đầu với những thanh niên làng chài, lần lượt ngã quỵ rồi rủ nhau lên thuyền chạy trốn. Máu chảy thành dòng, một góc sông lênh láng. Tiếng í ới gọi nhau cũng dần tắt lịm trong cái nắng rát mùa hè. Chỉ trong nửa canh giờ thôi, những mái nhà cháy rụi, những xác người lô nhô lần lượt được kéo đi trong cơn đói mệt của những người còn lại trong làng.

    Chàng thanh niên tóc búi củ hành, dáng người vạm vỡ, thân cao bảy thước, mình dày tựa chum, đôi chân thoăn thoắt, ánh mắt sáng ngời trên khuôn mặt vuông vức, mày rậm như hùm. Mặt lấm lét, tay đỏ máu tươi anh ta vừa đi vừa rưng rưng nước mắt, giọt lệ lăn giọt mồ hôi hòa làm nhạt dần những vết máu trên khuôn mặt:

    - Thật là khốn nạn. Đám bạo tàn các ngươi sẽ phải chết. Thù này ắt báo. Nợ này ắt đòi. Con dân đất này vô cớ chịu đọa đày chỉ vì một con cá. Thật là tai họa.
    Anh gầm vang một tiếng đổ về bãi lầy cửa sông. Tôm cá nhảy lên ùa về biển lớn. Cua cáy chạy lên bờ vì tiếng rền sóng dữ. Cả lảng chỉ còn lại tám người cùng hai chiếc thuyền nhỏ.

    Sau hơn ba ngày vừa cúng tế, vừa trốn chạy. Ba đêm ròng tám người còn lại đào được hơn hai chục hố mả dọc dòng sông xuôi về Đông Hải. Họ chẳng dám hương hoa hay đắp nấm vì sợ lũ quan quân quay lại đào quật lên. Tang thương nhưng cực chẳng đã họ lại bàn:

    - Giờ ta chẳng còn chốn dung thân, quan quân lùng sục chúng ta khắp Giao Châu này. Thôi thì hai thuyền này, mỗi hướng một ngả. Ta cùng với Sĩ Giao, Sĩ Hoàng, Đỗ Dụng ngược dòng về Giao Châu có chỗ người quen để tá túc chờ ngày tương hội. Còn Đỗ Trang, Đỗ Kiêm, Tồn Thành và Thủ Trừng xuôi theo Đông Hải đến Ái Châu nương nhờ chỗ Đỗ thứ sử Ái Châu.

    Thuyền ngược về Tống Bình đi đến cửa sông Thầy thì bị đám cướp khét tiếng ở Giao Châu là Lục Bạch Hổ cướp phá, thuyền tan người bị bắt chẳng còn tin tức. Thấy vậy, Tồn Thành lấy làm buồn lắm. Đêm trăng xuống lại nhâm nhi ly rượu khóc than: “Trời đất điên đảo, lòng người đảo điên. Biết đến khi nào Đỗ Gia ta mới được ổn yên?”.

    Vài tuần sau khi đến được Trường Châu, Tồn Thành và Thủ Trừng lại lạc mất Đỗ Trang, Đỗ Kiêm trong lần quan quân vơ vét thuế sưu nơi này. Chẳng là Trang và Kiêm kết giao với đám dân nghèo ngoài biển ở hương Giao Long (Giao Thủy Nam Định) chống phá bọn quan quân nên bị bắt mà không biết bị giam ở nhà lao nào. Hỏi dò thì Tồn Thành được biết đã bị đưa về nhà lao huyện Nhật Nam châu Ái. Hai cha con kiếm cá, tìm cơm ở Trường Châu một thời gian, thân cô thế cô lạc lõng giữa dòng. Con còn bé thơ nhọc nhằn kiểm sống chẳng phải kế hay mà cũng không thể có cơ hội thay đổi cuộc sống này. Tồn Thành nhớ lại lời của Đỗ Đại dặn trước khi chia ly. Tồn Thành tìm về Ái Châu nơi thứ sử châu Ái.

    Xuôi về nam chừng hơn hai chục hải lý rồi về sâu trong đất liền hai trăm dặm đường, cuối cùng Tồn Thành cùng con trai cũng đến được Cửu Chân châu Ái. Rừng sâu nước hiểm khiến hai cha con không ít lần làm mồi cho thú hoang. Tồn Thành dặn dò Thủ Trừng rằng: “Hai cha con ta đi chuyến này, ta chỉ e điều xấu nhất xảy ra là một trong hai cha con ta mất mạng nơi cùng cốc này nhưng chúng ta đã tới được đây rồi, con hãy gắng lên, chỉ còn chút đường nữa thôi, chỉ một chút nữa thôi.”

    Thủ Trừng mắt nhắm tịt trên vai cha. Tồn Thành chẳng thể cầm nước mắt cố gắng gọi con trai tỉnh dậy mà không thấy thưa. Từng bước chân nặng trĩu, một tay giữ lấy con trên lưng, một tay chống gậy qua khe suối nước lạnh toát mà rợn người ghê gớm. Đôi chân trơ khung xương khẳng khiu như những gióng tre ghép lại run lên bần bật khiến mảnh khố tàn tạ như sắp rụng rơi xuống mặt nước. Tồn Thành nhìn thấy một cây sung rừng quả chín đỏ rực cả gốc cây. Tồn Thành tiến tới, có tiếng vo vo quanh tai rồi trời đất như tối sầm lại, cả hai cha con ngã khuỵu dưới gốc cây mà không một lời thảng thiết.

    Trời đã về tối sẫm, khung cảnh hoang vu của chốn rừng này càng khiến người ta thêm kinh hãi. Tiếng gầm rú của những con sói hoang, lạo xạo trong rừng là âm thanh từ bọn rắn chuông, rắn hổ. Đâu đó có tiếng gà rừng quang quác xé tan màn đêm. Giật mình, Tồn Thành tỉnh dậy trong mơ màng, người ê ẩm ngơ ngác nhìn xung quanh. Một sự im lặng đến sợ hãi. Chỉ có tiếng thở thoi thóp của đứa trẻ nằm bên. Dù cố gắng đứng dậy nhưng cơ thể như cả nghìn núi đè khiến Tồn Thành lại kéo đôi chân run rẩy kia xuống.

    Tồn Thành tiến sát lại gần con trai mình thủ thỉ vào tai nó mà mắt lệ nhòa:

    - Con trai à! Chúng ta được cứu rồi!

    Nói rồi, có bóng người tiến lại gần. Đó là một thụ nữ tuổi chạc tứ tuần, dáng người thấp lùn, mặt rỗ chằng rỗ chịt. Chẳng có chút sợ hãi, Tồn Thành hỏi:

    - Là bà đã cứu hai cha con ta?

    Chẳng nói chẳng rằng, bà ta lấy chút nước ấm rót vào một cái chén và đặt trước mặt Tồn Thành là hai quả đào rừng. Tồn Thành nhận lấy và chưa khỏi tò mò:

    - Bà là ai? Sao lại không nói gì với ta? Đây là đâu, ta muốn tìm đường về huyện thành huyện Cửu Chân.

    Nói xong, bà ta vẫn không hề mở lời khiến Tồn Thành bắt đầu thấy hậm hực:

    - Bà bị điếc hay bị câm vậy?

    Bà ta vẫn cười, rồi có tiếng người đàn ông ầm ầm rền vang vào tai Tồn Thành:

    - Bà ấy bị điếc từ nhỏ. Không thể nghe thấy nhà ngươi nói được gì đâu.

    Tồn Thành, nhổm người dậy ngước mắt lên nhìn dưới ánh trăng hắt vào là người đàn ông thấp lùn, miệng lớn, râu rậm. Tay ông cầm một con dao quắm, chuôi dài chừng ba thước. Mặt dữ dằn như báo cọp, giọng lại rền vang bên tai:

    - Hai cha con nhà ngươi người từ đâu đến mà lại đi qua lối này. Chốn này đâu phải chỗ để con người qua lại?

    Tồn Thành thều thào:

    - Thưa ông! Cha con tôi đây cũng bước cùng đường mới ra thế này. Kể ra thì dài lắm, thật cực chẳng đã đã tới nơi này bị ra thế này. Ta thì chẳng hấn hề gì chỉ tội cho con trai ta. Mong hai vị cứu lấy con ta.

    Nói rồi, Tồn Thành khóc nấc lên.

    - Trời yên bể lặng bỗng một ngày, cả nhà ta bị giết. Thật là căm phẫn lắm thay.
    Ông lão hỏi:

    - Vậy là cớ làm sao? Mời anh uống chén nước ấm này. Đây là nước cây đinh lăng. Xong rồi uống thêm chút nước cháo này. Cậu bé sẽ không sao đâu. Mấy vết sưng kia là do ong bò vẽ đốt. Lão có cây thuốc này đã cho cậu bé ấy uống rồi. Anh cứ yên tâm mà dưỡng sức.

    - Cảm ơn ông nhiều lắm. Ta với ông không quen không biết, cớ sao lại cứu ta?

    Ông lão cười lớn:

    - Thấy chết không cứu ấy là tội lớn lắm. Vợ chồng ta quanh năm lên rừng chặt cây, hái lá. Thấy con sóc, con thỏ bị thương còn chẳng lỡ đem thịt mà còn đưa chúng về chăm chút. Lòng nào lại không thể cứu đồng loại.

    Tồn Thành giọng run run:

    - Thật là không gì có thể báo đáp. Nãy giờ trò chuyện mà chẳng hay tên ông lão và bà nhà đây?

    Lão cười lớn, râu rung lên bần bật, vết chân chim hai khóe mắt hằn sâu:

    - Lão đây họ xưa họ Nùng, ngày quan sứ Tống Bình về châu này, lão lấy họ Lý. Tên ta là Do Trị. Bà nhà ta là Lô Thị.

    Tồn Thành nghe danh lấy làm thảng thốt:

    - Sao ông lại đổi thành họ Lý?

    Lão chẳng một chút đắn đo, lớn giọng khiến Tồn Thành giật mình:

    - Ta ư? Nhà ngươi cứ nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Sau này rồi nhà ngươi rõ.

    Uống xong chén nước cùng chút nước cháo. Tồn Thành thấy đầu nặng như vạn búa đập, chân tay bỗng cứng đờ rồi lịm đi.

    Sáng sớm ngày hôm sau, tiếng trẻ con gọi lanh lảnh bên tai khiến Tồn Thành tỉnh giấc.

    - Cha ơi. Cha ơi! Cha ơi. Cha tỉnh lại đi cha.

    Nước mắt Thủ Trừng khiến khuôn mặt gầy gò của bé càng thêm nhem nhuốc. Thủ Trừng chẳng thể dứt hơi liên hồi gọi cha. Mặt nó lấm lét nhìn xung quanh rồi thét lên thật to, nó gục mặt vào vai cha rồi rúc rúc dụi để lau đi hai dòng đang đẫm nhòe trên khuôn mặt nó.

    Cánh tay Tồn Thành nhẹ nhàng ôm lấy con trai rồi nhẹ nhàng nói:

    - Con trai à! Chúng ta sống rồi!

    Thủ Trừng vẫn nức nở gọi cha, Tồn Thành siết chặt lấy con, cảm từng tiếng thở và nước mắt của con trai. Trái tim Tồn Thành như đập dồn dập khiến chàng thở gấp gáp hơn. Anh chàng đứng bật dậy, ôm chặt lấy con, luôn miệng ghé vào tai Thủ Trừng: “Ơn trời cao, nhờ hồng phước của ông! Cha con ta được sống rồi!”

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


  6. Bài viết được 6 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    bienxua123,Darkzergling,giangbery,hanthientuyet,sai1000,timesdragon,
  7. #4
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    111
    Xu
    4,150

    Mặc định

    Hồi Thứ nhất:

    Chốn sông thiêng, con dân chài trốn chạy.

    Đất uy linh, kết bái những anh hùng.

    Chương 1.3 Chí lớn tương phùng


    Hồi Thứ nhất:

    Chốn sông thiêng, con dân chài trốn chạy.

    Đất uy linh, kết bái những anh hùng.

    Chương 1.3 Chí lớn tương phùng

    Có tiếng mở cửa, ánh sáng le lói xiên qua kẽ lá rừng rọi thẳng vào chỗ cha con họ Đỗ kia đang nằm. Một chàng thanh niên cao lêu nghêu, đôi chân thẳng tắp như hai ống tre, dáng người mảnh khảnh, đầu búi củ hành nhô cao. Thủ Trừng nức nở trong lòng cha, miệng còn vương vài giọt nước khoe với cha:

    - Cha ơi! Chú này, sáng cho con ăn cháo, còn có cả quả ngon lắm.

    - Anh là…

    - Tôi là Do Độc, làm bổ đầu huyện Cửu Chân. Ngày qua rẽ qua nhà thăm bố cái tôi thấy cha con anh bị ong đốt bên suối nên đã đưa anh về đây.

    Tồn Thành nhìn lại một lượt từ trên xuống dưới anh ta, rồi ấp úng hỏi:

    - Anh là, có phải là…

    - Đúng rồi. Hai người đó là cha mẹ tôi. Cha tôi là thầy lang, người ta vẫn gọi là Lý Lang Mộc. Cũng thật may cho nhà anh và cậu bé.

    Dáng đứng cao lớn, mặt mày khôi ngô như tranh vẽ khiến Tồn Thành không khỏi bỡ ngỡ. Duy chỉ có đôi mày rặm giống ông lang Lý kia, Tồn Thành thắc mắc:

    - Lão lang Lý và bà Lô Thị kia trông thật khác.

    Do Độc rút búi hành xõa tóc, rồi cười lớn:

    - Quả nhiên, quả nhiên. Ta hiểu ý anh. Ta là con cha mẹ ta. Ấy vậy mà bao nhiêu kẻ rèm pha nói này nói kia khiến cha ta chẳng thể ở lại huyện thành chữa bệnh cứu dân. Mẹ ta bị câm điếc, ấy lại mang thêm cái tiếng ấy thật là tủi hổ mà.
    Tồn Thành vẫn còn lấn cấn:

    - Quả thực ta cũng không thể nhận ra.

    Do Độc, ngồi xuống chiếc chõng còn vương đầy bụi rừng, giọng từ tốn với Tồn Thành:

    - Cha ta Lang Mộc là người có y thuật uyên thâm. Ngày trước, Bố Cái đã từng mời cha ta làm lang trung quân khi mới mười bảy tuổi. Khi Phùng An bị diệt thì cha ta về trú lánh nơi huyện nghèo châu Ái này. Mẹ ta là người phụ nữ vùng Hoan di dân để tránh cái đói lũ năm ấy gặp cha ta. Vì lòng mến mộ mà bà nguyện ở lại với cha ta. Sinh ra ta mà cả cái thành Cửu ấy không tin ta là cốt nhục của cha ta. Lớn lên mỗi ngày ta một khác, từ cái khổ người cho đến khuôn mặt ấy nên cha ta phải đóng cửa tiệm thuốc về đây. Ngày ngày rong ruổi trên chiếc xe ngựa đi khắp Ái này bốc thuốc chữa bệnh cứu người, chẳng màng gì bổng tước, tiền tài.

    Tồn Thành nghe như thông lỗ tai, mắt được rửa nước thần. Giọng thảng thốt:

    - Vậy ra là… Quả nhiên phi phàm. Đêm qua, ta nghe giọng ông lão sang sảng thật chẳng giống kẻ phàm. Năm nay anh bao nhiêu tuổi rồi?

    - Chẳng giấu gì anh. Sang tháng ba này mới tròn đôi mươi.

    - Dáng dấp thư sinh nhưng đôi mắt phượng hoàng, mày báo cọp cũng thật lạ thường. Hai chục tuổi mà đã là bổ đầu huyện Cửu Chân này, chắc hẳn không phải tầm thường.

    Do Độc cười lớn:

    - Anh quá khen rồi. Huyện này, quan tước luân chuyển liên tục. Kể từ ngày Mã Tống làm quan sứ Giao Châu, dăm lần bảy lượt thay đổi quan sứ, ấy là bấy lần đổi thay bọn tay sai. Tên huyện lịnh ở đây cũng là tay sai của quan sứ Tượng Cổ. Trong vùng này duy chỉ có nhà ta họ Lý. Cũng là vì mang họ Lý, có chút nghệ công nên được gọi vào nha môn. Hai năm trước ta là lính, nay mới được cất nhắc làm bổ đầu…

    Hai người hàn huyên từ sáng cho đến tận trưa. Do Độc lôi bình rượu quý dưới lòng đất từ sau bếp lên, rồi bắt lấy con gà mà nướng lên thơm lừng. Hai người ngồi với nhau, bày tỏ chí khí của mình ra khiến người kia hết thảy kinh ngạc. Tồn Thành hỏi:

    - Do Độc tráng trí anh hùng. Bấy lâu ta đi tìm bấy lâu mới có người hay như vậy. Tại sao anh lại làm bổ đầu mà không phải là một tướng lĩnh trong quân?

    - Nói ra thì chỉ sợ anh cười. Ta vốn không quen cầm gươm giáo, lại chẳng có cái uy của kẻ cầm quân. Chỉ thấy việc bất bình trong thiên hạ mà cứu giúp, làm bổ đầu cũng có thể thể hiện cái ý nguyện của mình vậy.

    Tồn Thành rốc hũ rượu vào miệng, rồi cười một cái thật lớn:

    - Cái chữ bất bình nghe thật hay. Nào chúng ta cùng hết hũ rượu này. Ta xưa còn nhỏ nghe chuyện Bố Cái mà thật ngưỡng mộ. Vì dân này, vì đất này làm trai tráng đâu thể cứ mãi cúi luồn dưới cái khinh rẻ của kẻ ngoại bang, người không cùng giống dòng. Chỉ vì cái phận nhỏ, làm chài dân thiện lương mà vác tội lớn với kẻ trên mà chưa thể làm gì được. Thật đáng tủi hổ.

    Hai cha con họ Đỗ quá lâu rồi không được một bữa no chứ há chi đến rượu thịt ê chề như vậy. Ấy nên Thủ Trừng ăn uống no say lăn quay ra ngủ từ lúc nào chẳng hay. Tồn Thành trong cơn say ngẫu hứng:

    “Tôi anh đôi đứa chẳng quen

    Bão mưa nắng gió bao phen giữa rừng

    Tôi anh qua vẫn người dưng

    Đói no bạo bệnh cũng mừng cũng lo

    Nay đây cơm nếp làm giò

    Rượu thơm gà nướng ấy cho lễ thần

    Mong được cứu nước giúp dân

    Hai ta nguyện ước đôi thân chẳng rời!”

    Do Độc vui khôn tả xiết:

    - Tồn Thành thơ hay. Nay gặp được người chí cốt, sẵn có rượu thịt đây chi bằng chúng ta kết nghĩa anh em suốt đời này. Thân trai này đâu chỉ mãi cúi đầu.

    Tồn Thành mừng rỡ, ôm lấy vai Do Độc:

    - Được. Ta nay hăm sáu là anh. Do Độc trẻ hơn là em. Thủ Trừng con trai ta nay gọi em là chú. Không mong như Lưu – Quan – Trương, chỉ mong chí lớn toại lòng, giúp dân cứu nước. Ly này tế trời, tế đất. Cạn ly này anh em ta mãi mãi đồng lòng.

    Nói xong, hai người cùng uống cạn chum rồi ném nó lên cao rơi xuống làm cái xoảng khiến trâu lợn nghe thấy mà kinh hãi, đất rung lên, cây cối quanh nhà lá rụng tả tơi. Hai người dùng dao khía lên vai hai chữ “Huynh đệ” rồi lấy máu ấy hòa với rượu cùng cạn hết.

    Ngày rằm tháng ấy, Do Độc soạn bổn lễ gồm chín hộc gạo, chín con gà sống cùng chút vàng bạc tích góp được tiến cử Tồn Thành với huyện lịnh. Tên huyện lịnh họ Lý nhận Tồn Thành làm nha môn tướng. Do tính tình thẳng thắn mà lại dễ nóng giận, Tồn Thành không ít lần khiến tên huyện lịnh mất lòng nên Tồn Thành bị đám quan lại ở huyện Cửu Chân xa lánh. Ngày ngày người người qua lại chỗ Do Độc nhưng hễ đến cả tuần chỉ có vài tên lính đến báo tin qua nhà Tồn Thành.

    Thấy điều không hay nên Tồn Thành bàn với Do Độc rằng:

    - Này em trai. Chúng ta cứ như thế này ta e không được rồi. Em ở đây có quen có biết, mọi người còn hay qua. Còn ta thì ngày ngày luyện võ cho mấy trăm tên lính xong rồi lại về nhà, chẳng giao du được với ai. Như vậy có hơi hoài nhãng quá không?

    Do Độc thương Tồn Thành lại nói:

    - Anh à. Em đây cũng chẳng giấu gì. Ngày ngày kẻ qua, người lại qua chỗ em cũng chỉ toàn là những kẻ chẳng ra gì. Kẻ mở cửa hàng, người chốn tửu lầu, hạng cờ bạc, chủ nợ, đám quan lại cậy nhờ. Em còn trẻ, chẳng biết giải quyết sao. Huyện lịnh thì lại ỉ hết việc cho đám dưới chúng ta, chỉ ngồi một chỗ chờ đợi những kẻ ấy dâng biếu chút bạc hư. Nay anh có ý gì hay không?

    Tồn Thành đắn đo:

    - Ta vào đây cũng đã được ba tuần trăng rồi. Tên huyện lịnh này chẳng khác gì tên họ Lý ngày trước ở Yên Hưng, có ngày rồi ta cũng bị đè đầu mà chết như dân Đỗ Gia Trang. Chẳng thể như thế này mãi được em ạ. Hay là ngày mai chúng ta bái biệt song thân phụ mẫu rồi đến Nhật Nam tìm Đỗ Thứ sử để nương nhờ chờ thời cơ cứu dân giúp nước.

    Do Độc chẳng lấy một nghi ngại, gật đầu đồng ý ngay. Sớm hôm sau, chẳng để lại một lời hai người rời khỏi nha môn huyện Cửu Chân đi về phía tây – huyện Nhật Nam để nương nhờ họ Đỗ. Thật không may, vừa đến nơi thì Đỗ Thứ sử đã bệnh nặng. Tồn Thành nhận là người con họ Đỗ đến thăm hỏi, bước vào phủ nơi Đỗ Thứ sử đương nằm chỉ thấy thoi thóp một người đang nằm trên giường, bên cạnh hông vạt áo kéo lên làm lộ ra hình xăm Long ngư. Chưa kịp nói lời nào thì tiếng khóc cất lên xe lòng từ giọng mấy người phụ nữ:

    - Ông ơi! Xin đừng bỏ tôi đi! Cha ơi! Cha ơi!

    Đâu đó từ phía cửa phủ vào là đám quan lại, vào phủ phục dưới trướng, giọng dứt lên từng cơn:

    - Ối ơi là hỡi ơi. Đại nhân ơi! Đại nhân. Đại nhân ra đi bỏ lại đây Ái Châu dân khổ lầm than. Tấm gương soi sáng cho bọn quan chúng tôi. Người sao đã vội vàng đi như vậy?

    Thấy vậy, Tồn Thành xin lui.

    Cả thành Nhật Nam khi ấy tang thương, tấp nập toàn là xe ngựa phủ vải trắng. Do Độc và Tồn Thành phải nằm nghỉ nơi chuồng ngựa vì chẳng có lấy một quán trọ và nhà dân nào còn dư dả chỗ. Nào đám quan lại các huyện, nào là nha môn, tướng soái khắp Ái Châu này về tá túc để thăm viếng. Rồi cả những kẻ làm ăn, những chủ quán rượu, sòng bạc, thanh lâu nổi tiếng khắp Ái Châu này cũng đoàn đoàn xe xe liểng kiểng nào là rượu, là vàng bạc, vải trắng phủ đầy xếp hàng dài từ ba phía Cổng thành Nhật Nam.

    Tồn Thành chỉ dám dâng nén nhang từ xa bái lạy viên Thứ sử xấu số kia. Tồn Thành bàn với Do Độc:

    - Nay trời xanh đã ngả vàng nâu. Hai chúng ta tá túc lại vài ngày rồi chờ bái kiến tân Thứ sử vậy.

    Hai người ngậm ngùi rồi bàn với nhau thì Thủ Trừng từ đâu chạy tới hát bài vè:

    “Ve vẻ vè vè ve

    Cái vè Châu Ái

    Ái thê thì sái

    Nam phái suy tàn

    Cả thảy một bàn

    Toàn là nữ nhân

    Cái chết kệ gần

    Nhường phần cho ai

    Rể phần tướng soái

    Bĩ cực nhân tài

    Ghế để cho ai

    Châu Ái ái châu.”

    Nghe làm lạ, Tồn Thành bịt miệng cậu bé lại. Giọng nghiêm khắc:

    - Con im lặng ngay. Con nghe được bài đó ở đâu?

    - Dạ, đám trẻ con trong thành đứa nào cũng hát thế nên con hát theo thôi cha.

    Do Độc nói với Tồn Thành:

    - Ngày trước em có nghe nói Đỗ Thứ sử không có con trai. Các tướng soái, cận hầu đều là con rể và đám con cháu Thất trắc phu nhân Mã Thị. Mã Thị này có chút gọi là dữ dằn nhưng chẳng thể như Lã Hậu hay Võ Hậu. Phen này, sẽ có loạn lớn rồi.
    Y lời Do Độc nói, một tháng sau khi Đỗ Thứ sử qua đời, các con rể của Đỗ thứ sử thi nhau bành trướng từ các phiên trấn thành trì của mình tranh giành đất đai. Ở Giao Châu khi ấy chẳng có chút động tĩnh nào để dẹp loạn ở Ái Châu. Tồn Thành nói với Do Độc:

    - Quá tháng rồi. Ái Châu này đất nhỏ hẹp, thành trì không nhiều. Đất không chủ, các phiên trấn giành giật nhau từng chút đất. Trời chẳng thương nên ta mới em mới thế này. Ngày qua ta đi nghe ngóng thì đám quân Cửu Chân đang cát cứ ngay phía Đông thành Nhật Nam. Ở đó, quân lính ngày trước ta và em rèn vẫn là những người đó. Nay ta về liệu có được hay chăng?

    Do Độc do dự:

    - Thôi cực chẳng đã. Phen này gắng công lớn mà lập thân.

    Nói xong, Do Độc tốc mã chạy ra ngoài thành chạy về phía Đông nơi quân Cửu Chân đang đóng dâng lên diệu kế chiếm lấy Nhật Nam. Con rể thứ hai của Đỗ Thứ sử là Đoàn Uyển cầm đầu cánh quân tiếp nhận ngay Do Độc và lệnh cho Tồn Thành trong ứng ngoài hợp chiếm lấy Nhật Nam.

    Hai ngày sau, Tồn Thành và đám huynh đệ gây loạn trong thành. Trong lúc đang giải quyết Tồn Thành, nhân quan giữ thành không để ý Do Độc cùng năm trăm lính xông thẳng vào thành, bắt giết viên quan giữ thành. Lúc bấy giờ, đoàn quân của Đoàn Uyển từ phía sau khoảng năm nghìn tướng sĩ hừng hực chạy vào thành giết chết Mã Thị và hai người em rể. Đoàn Uyển tạm quyền nắm giữ toàn bộ Ái Châu. Các phiên trấn khác đều dâng thư hàng. Ái Châu được toàn vẹn về tay Uyển.

    Bấy giờ, Tồn Thành và Do Độc được nắm quyền binh Nhật Nam và Cửu Chân. Tồn Thành bàn với Uyển: “Nay Ái Châu đã quy một mối. Chỉ là cái họa Giao Châu đang đợi ngài đó.”

    Uyển nghĩ một hồi thì hỏi Thành: “Ý ngươi là quan sứ Tượng Cổ?”

    Thành đáp: “Đúng rồi đấy.”

    Uyển vẫn chưa thông thoáng đầu óc thì Thành tiếp lời:

    “Đại nhân xem. Trước Đỗ Thứ sử lập công hiển hách nên được giao đất này. Phía Đỗ thứ sử đất Trường Châu, Dương thứ sử Hoan Châu, Vương thứ sử Phong Châu đều giành đất mà xưng nhưng đều được các quan sứ thừa nhận chỉ sau có một vài tuần, chậm trễ thì cũng chỉ một tháng. Bây giờ ngài giành đất này đã bấy lâu mà không được Tống Bình thừa nhận há chẳng phải là cái gai trong mắt ấy sao.”

    Uyển tỏ ra lo lắng, rồi hỏi ý kiến Thành:

    - Thế ngươi có mưu gì hay chăng?

    - Mưu thì Thành tôi chẳng có, chỉ có kế hèn này xin đại nhân xem xét.

    Uyển sốt sắng:

    - Được. Nhà ngươi nói xem.

    - Phía bắc Giao Châu, đất hiểm trở là đất người man, thượng nguồn dòng Cái, dòng Đà là đất người Nam Chiếu. Phía tây Tống Bình là khoảng đồng bằng mênh mông, qua sông Mã là đất của Ai Lao. Những đất ấy xưa nay không hề ưa các đời quan sứ. Nay Nam Chiếu hùng mạnh lấy đất Thục của vua Đường. Dân Man chiếm đến đất Quang, Chiêm châu Phong. Chi bằng ta sai sứ đến người người man thuyết phục họ cùng ta đánh Tống Bình, các Châu khác chỉ có Ái Châu ta là cận kệ Tống Bình nhất. Phía nam ta là đất Hoan, thứ sử nơi ấy cũng là dòng tông đất Nam ta. Ta thử viết thư thăm dò xem thế nào.

    Uyển ưng lời Thành lắm liền cho người sai sứ đến đất Phong để khích dân man xuôi sông Đà, sông Cái về Tống Bình. Chuẩn bị quân lực được ba tháng thì quân man động đã chiếm toàn bộ Phong Châu, các cơ mi xung quanh Tống Bình và cả đất Đường Lâm cửa ngõ Tây Bắc Tống Bình. Các quân lính từ vùng Ái do Tồn Thành và Do Độc thống lĩnh đã chuẩn bị kỹ càng chuẩn bị cho một cuộc chiến lớn.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


  8. Bài viết được 6 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    bienxua123,Darkzergling,giangbery,hanthientuyet,sai1000,timesdragon,
  9. #5
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    111
    Xu
    4,150

    Mặc định

    Hồi Thứ nhất:

    Chốn sông thiêng, con dân chài trốn chạy.

    Đất uy linh, kết bái những anh hùng.

    Chương 1.4 Nhiễu động Tống Bình


    Hồi Thứ nhất:

    Chốn sông thiêng, con dân chài trốn chạy.

    Đất uy linh, kết bái những anh hùng.

    Chương 1.4 Nhiễu động Tống Bình

    Lúc bấy giờ tại Tống Bình, trong lúc bộn bề, Tượng Cổ mới nhận ra là dưới trướng hắn còn có một vị tướng dũng mãnh người Việt họ Dương tên Thanh. Dương Thanh dòng dõi hào trưởng, từng là thứ sử Hoan Châu. Nhưng Tượng Cổ rất e ngại người này vì giữa Tượng Cổ và họ Dương vốn đã hiềm khích từ trước. Nay trong lúc gian nguy, hắn cũng chỉ còn trông chờ vào họ Dương.

    Dương Thanh là tông thất chính dòng của họ Dương, nhiều đời làm thứ sử tại Hoan Châu. Sinh ra và lớn lên trong gia đình quyền cao chức trọng nhưng tính tình ông rộng rãi hào sảng lại kết giao với rất nhiều bạn bè ở khắp nơi, chẳng kể giàu nghèo. Chỉ cần nghe danh ông thì bọn tù trưởng man tộc, các tướng lĩnh, bổ đầu suốt dải đất từ Lâm Ấp đến tận Ái Châu đều kính nể. Tính tình họ Dương thẳng thắn và bộc trực nhưng rất nóng tính. Có lần có một huyện lệnh dâng biếu lễ vật, ông hỏi:

    - Năm nay ta thấy dân ở huyện các ngươi thiếu đói vì hạn hán, há sao lại dâng nhiều lễ vật cho ta vậy?

    Tên huyện lệnh này lẻo mép thưa rằng:

    - Bẩm quan trên, quan cũng như phụ mẫu vậy. Con cái có hiếu dù có ăn khoai sắn cũng để phần cho cha mẹ miếng thịt ngon.

    Nói chưa dứt lời, thứ sử họ Dương nổi đùng đùng kéo hắn ra đánh trăm trượng, rồi tước bỏ áo mũ cho hắn về quê và lập tức sai người bán hết chỗ lễ vật ấy mua gạo cứu đói cho dân. Làm thứ sử, họ Dương được lòng dân chúng và trong quân, ông cũng thể hiện được cái uy dũng của mình trong từng trận chiến.

    Trong trận chiến với quân Lâm Ấp, Hoàn Vương dưới thời quan đô hộ Triệu Xương, một mình họ Dương xông thẳng xào huyệt của địch bắt sống dăm chục tướng, đứng trên núi Ngự phóng tiễn thiêu trụi cả một quân doanh, ông cùng quân Hoan Châu đánh đuổi cả chục vạn giặc chạy thẳng vào vùng đất của người Chăm phía nam dãy Bạch Mã. Những chiến công hiển hách ấy càng làm cho bọn triều đình phương Bắc càng thêm lo sợ. Dân chúng cả vùng Phúc Lộc, Diễn, Hoan ai nấy đều tuân theo luật pháp Dương thứ sử đề ra.

    Dương thứ sử khéo khoan sức dân, nhiều lần dâng biểu quan đô hộ xin giảm nộp thuế, sưu do thiên tai, hán hạn. Ông thưa với các quan đô hộ rằng: “Vùng biên ải như Vũ Lộc, Diễn, Hoan đầu năm nắng hạn, cuối năm lũ lụt. Phía tây là Cao nguyên Ai Lao, phía nam là Hoàn Vương Lâm Ấp, phía đông lũ giặc biển Chà Và quấy nhiễu, dân chúng đói khát khắp nơi thấy mà thương mà tội. Vừa trải qua cuộc chiến đẫm máu, cây chưa mọc được lên do máu người còn vương, sức người còn chưa kịp hồi. Nay dâng biểu sớ kính quan trên thấu cho nỗi khổ dân tình, thư sức dân mà miễn thuế, sưu cho dân chúng các Châu Vũ Lộc, Diễn, Hoan trong vòng ba năm. Năm năm giảm sưu, giảm thuế, đến khi dân đã đủ ấm mặc, cơm đủ nuôi binh thì lúc ấy triều đình không cần nhắc nhở, là thứ sử Hoan Châu, ta cũng tự nguyện cống nộp cho triều đình đầy đủ.”

    Cho đến đời quan đô hộ là Bùi Hành Lập, hắn thấy dị vật phong phú, sản vật phì nhiêu hắn liền bắt Dương thứ sử cống nộp nhưng ông đã nhiều lần từ chối. Không thể làm gì được, Bùi Hành Lập ấm ức trong lòng, dặn bọn quan lại ở Tống Bình rằng: “Sắp tới đây Lý Tượng Cổ là tông thất hoàng gia, các ngươi cố gắng giúp ông ta trị tên thứ sử châu Hoan ấy. Tiếng hoàng gia tông thất ấy mới có thể “dạy bảo” được người ấy. Ta đã lập sớ cho triều đình phong hắn làm thượng tướng thống lĩnh hai vạn binh Giao Châu này. Nhưng thực chất là chỉ để dụ hắn về Tống Bình để dễ bề kiểm soát. Ta nay về kinh nhận chức mới, các ngươi hãy cứ an tâm phò trợ Tượng Cổ, sau này rồi ta sẽ cất nhắc các ngươi.”

    Ấy nhưng đến khi Tượng Cổ phụng mệnh đến Tống Bình, Dương Thanh năm lần từ chối yết kiến, hai năm không cống lấy một lạng thóc, hay một tấc vải nào. Tượng Cổ lại không nghe lời bọn Bùi Hành Lập, hắn sợ rằng Dương thứ sử có trong tay trọng binh thì càng khó có thể kiểm soát được ông ta. Nhưng rồi có tên huyện lịnh năm nào bị Dương Thanh đánh thị cáo vì tội đút lót quan trên đến chầu kiến Tượng Cổ mà thưa rằng:

    - Bẩm lạy quan trên. Con trước đây huyện lịnh huyện Hoài Hoan, đang lúc mùa màng tốt tươi, dân chài kéo cá đầy ắp các thuyền, con quan bé cũng chỉ dám tuân mệnh vua nào có lòng khác. Thuế sưu con nộp đủ đầy, ấy vậy mà hắn kêu con là sao lại nộp ít vậy, dân no kềnh bụng, quân sĩ say sưa sức đâu mà đánh giặc làm ăn. Rồi hắn biển thủ quân lương, thuế sưu châu ấy, khiến quan các vị quan đô hộ trước đâu có thu được cắc nào đâu. Hắn kêu nuôi dân, dưỡng binh ấy nhưng mà ai mà hiểu được hắn ta làm gì.

    Tượng Cổ quát tháo:

    - Nhà ngươi nói láo. Ta còn lạ gì nhà ngươi. Bay đâu mang ra chém.

    Nói rồi một đám áo khăn lếch thếch, trong áo lụa, ngoài quấn khăn kín đầu quỳ lậy bên ngoài phủ đô hộ mà lớn tiếng rằng:

    - Mong quan lớn minh xét. Khai ân cho Thừa huyện lịnh.

    Thấy láo nháo, bọn lính ra lôi tất cả bọn chúng vào phủ mà tra hỏi. Tượng Cổ hỏi:

    - Các ngươi là ai, sao lại xin tha tội cho hắn?

    Một tên lắp bắp, đầu gối lê tới gần:

    - Bẩm quan đô hộ, bọn tội dân chúng con đây trước là quan huyện lịnh, hương trưởng vùng Hoan, Ái, từ khi họ Dương kia làm thứ sử, hắn kiêu ngạo ganh ghét tụi con nên hắn đuổi quan, cắt hết lương bổng. Bọn con phải khổ sở lắm mới ra được Tống Bình, chờ ngày quan lớn đến đây.

    Có tên Liễu tá ghé tai Tượng Cổ thì thầm: “Bọn này xưa bị Bùi đại nhân xua đuổi, nhưng tiểu nhân thấy rằng, để trị được họ Dương ta cũng có thể dùng đến bọn này đại nhân ạ. Theo ngu ý của tiểu nhân, ta cứ phong cho bọn này làm giám quân ở Tống Bình nhưng không giao thực quyền cho bọn chúng. Rồi ta xin mệnh vua ban để dụ họ Dương về Tống Bình mà lợi dụng bọn này trừ khử hắn. Cứ kế ấy mà làm, tiểu nhân dám chắc họ Dương sẽ trong sự kiểm soát của ta.”

    Tượng Cổ gật gù và nói với bọn đang quỳ dưới trướng rằng:

    - Các ngươi quả nhiên vô tội, nghe các ngươi kể mà ta đã hiểu được họ Dương ấy. Thôi được, ta sẽ sớm phục quan cho các ngươi nhưng có điều họ Dương đang giữ đất ở những chỗ ấy, ta sẽ tạm thời thu nạp các người làm giám binh. Sau này tùy theo công lao mà được thăng chức, nhận lương hưởng.

    Bọn quỳ lạy dưới trướng đồng quỳ gối xuống mà lạy:

    - Đội ơn quan lớn.

    Sau đêm ấy, Tượng Cổ cho người ngày đêm phi ngựa về Trường An dâng biểu xin thánh chỉ phong cho Dương thứ sử làm tướng Giao Châu. Vốn là dòng dõi tông thất nhà Đường nên chỉ trong vòng một tháng, họ Lý đã có được thánh chỉ trong tay và lập tức đi triệu hồi Dương Thanh về Tống Bình. Lý Tượng Cổ còn mang đoàn rước kiệu long trọng đến Hoan Châu, hắn cũng đích thân dẫn chỉ tới hòng thể hiện sự tôn trọng đối với Dương Thanh để Dương thứ sử mềm lòng.

    Được tin báo, Dương Thanh mở cổng thành nghênh tiếp, hai bên là hai hàng lính nghiêm trang, cổng thành thênh thang chỉ có lính mang cờ thêu chữ Dương lớn đứng suốt dọc hai bên dài đến cả dặm đường. Họ Dương ra tiếp đón quan thứ sử và thánh chỉ cách cổng Bắc của thành mười dặm và có khoảng hai trăm lính áo vải, đầu quấn khăn đỏ theo sau. Dương Thanh dáng người to lớn, mình cao bảy thước năm tấc, mày quăn như mày rồng, đôi mắt tựa cọp uy nghi, tay cầm cây thương dài tám thước. Mỗi lần Dương thứ sử múa thương ánh bạc chói lòa, thương lao vun vút như tên bắn, uy lực vô cùng. Cây thương khắc dòng chữ nổi: “Nam thiên anh hùng tướng” đỏ rực, sau lưng mang cờ thêu dòng chữ nét tựa rồng cuốn: “Thanh thiên Dương tướng”.

    Mỗi bước đi của thứ sử nặng tựa cột lim, rầm rầm như vạn lính đang cùng bước. Giọng nói vang vang sấm rền, thứ sử mang trên mình chiếc giáp bằng gỗ nghiến, đầu quấn khăn màu đỏ thẫm, cưỡi trên con huyết mã oai nghiêm dữ dằn khiến cho Tượng Cổ cảm thấy trong mình nóng ran, trời mùa xuân nhưng mồ hôi đẫm áo.

    Tới cổng thành, Dương Thanh xuống ngựa, cả đoàn binh quỳ sụp xuống nghe thánh chỉ phong Dương Thanh làm An Nam đô hộ thượng tướng, nắm giữ hai vạn binh Giao Châu, Phong Châu, Phúc Lộc Châu, Trường Châu và được quyền dùng binh các châu Hoan, Ái, Vũ Lục. Dương Thanh cúi đầu nhận thánh ân. Dương Thanh liền lên ngựa và cầm thánh chỉ, cây thương vung lên ánh sáng chói lòa, khiến Tượng Cố và đám tùy tùng kinh hãi, đám lính hô vang:

    - Nam thiên anh hùng tướng! Nam thiên anh hùng tướng!

    Giọng Dương thanh uy vang, chiếc cung giương lên và một mũi tên trúng một con Đại bàng đang bay từ phương bắc về phía nam. Bọn chim chóc ở rừng cây phía xa nghe tiếng hô dũng mãnh của Dương Thanh mà cất cánh bay từng đàn, từng đàn, nháo nhác bay về phương Bắc.

    Tượng Cổ hãi hùng, chỉ dám nhìn về phía rừng ấy qua rèm cửa xe mã trượng. Họ Dương mời Tượng Cổ ở lại vài hôm để rồi theo quan đô hộ về Tống Bình. Bấy giờ, một vị nho sĩ dưới trướng Dương Thanh bàn với Dương Thanh rằng:

    - Chủ tướng rời Hoan Châu về Tống Bình e rằng điều không phải? Thứ nhất, quân sĩ Tống Bình là lính Bắc phương. Thứ hai, Hoan Châu không chủ dễ sinh loạn. Thứ ba, họ Lý này e là không có ý tốt với ta. Xin chủ tướng xoi xét.

    Dương Thanh cười sảng khoái:

    - Ngươi đúng là kẻ nho sĩ nhát gan. Nhà ngươi lo lắng quá rồi. Ta đường đường thứ sử một châu, nay lại có thánh lệnh, binh quyền. Sợ chi lũ đầu voi đuôi chuột. Nhà ngươi nói cũng có lý nhưng trong đầu ta đã có cách để xử trí chuyện này.

    Nói xong, Dương Thanh đặt một quân cờ khiến vị nho sĩ ngỡ ngàng và vuốt râu cười lớn:

    - Chủ tướng quả là cao cờ. Tại hạ chỉ cần một nước nữa là thắng nhưng chủ tướng chỉ cần một quân cờ ấy đã lật ngược ván cờ. Đại nhân quả là cao tay. Tiểu nho xin bái phục.

    Một tháng sau, Dương Thanh mang thánh chỉ cùng con trai thứ Chí Trinh, đám tùy tùng dăm chục người trong gia đình, lũ gia nhân đến Tống Bình nhậm chức và để con trai lớn Dương Chí Liệt ở lại châu Hoan chờ lệnh. Đoàn người của Dương Thanh suốt dọc đường từ phủ thành Châu Hoan đến Giao Châu đều được dân ở những nơi đó đón tiếp nồng hậu. Chẳng thế mà Dương thứ sử cũng rất cởi mở đón nhận lòng thành của mọi người và hứa rằng sẽ giúp mọi người sẽ không bớt đi nỗi lo sưu thuế, gian tham. Đến trị sở Tống Bình, Dương Thanh lập tức chỉnh tề quân ngũ.

    Dù là bọn lính phương Bắc nhưng cũng đã đồn trú rất lâu năm ở nơi này cho nên nhiều người đã lấy vợ Giao Châu, xác định bám lại đất của người Nam này. Nhờ thế, Dương tướng quân cũng sớm thu phục được lòng binh. Người xa thì cho về quê dăm ba tháng, người gần thì cho phục dịch tại gia trong lúc đương hòa chiến sự nhưng lúc nào quân doanh cũng ngăn nắp chỉnh tề. Nghe ngóng tình hình chuyển biến không được như ý muốn, Dương Thanh kết giao với đám quan lại và tướng sĩ trong thành trong thành khiến Tượng Cổ càng thêm chướng mắt với bọn quan lại ở Giao Châu, Tượng Cổ bắt đầu trở mặt.

    Tháng hai mùa xuân năm Kỷ hợi (819), Tượng Cổ yêu cầu Dương Thanh hội đủ hai vạn rưỡi quân để trực chiến. Dương Thanh hồi đáp rằng: “Hiện nay, chiến sự hòa bình, suốt dọc Vũ Lục, Hoan, Ái dân tình yên ổn, bọn Cao Miên, Chà Và, Lâm Ấp không còn quấy nhiễu; khắp các châu cơ mi, các tù trưởng, hào trưởng đều một lòng hướng về Giao Châu nên bọn Nam Chiếu cũng chẳng lấn tới đất ta. Hiện tại tiểu tướng chỉ cần một vạn quân là đủ. Số còn lại cho về quê thăm nhà, làm nông để nuôi dưỡng sức quân. Há chẳng phải kế hay. Nửa năm nữa, binh đông, lương đủ sức quân dào dào như thác đổ, ấy thì sợ giặc nào.”

    Bọn giám quân Giao Châu thì liên tục báo với Tượng Cổ rằng: “Dương Thanh đem lòng phản nên mới lấy lòng binh, rồi đuổi khéo bọn lính bắc về quê, còn lại là lính người nam không thì cũng lấy vợ nam, hắn xua đi ra khỏi Tống Bình để chiêu binh bãi mã cho hắn chờ thời cơ để phản. Lại thêm bọn Chí Liệt ở Hoan, Ái không thể xem thường được.”

    Nhiều lần nghe lời rèm pha của bọn giám quân vốn ganh ghét họ Dương, cũng phần vì lo sợ Dương Thanh nắm binh quyền có thể làm loạn. Tượng Cổ lập tức thu binh quyền và chỉ cho Dương Thanh giữ chức mà không có thực quyền. Họ Lý còn bắt Dương Chí Liệt trở về Tống Bình và sai người đến làm thứ sử ở Hoan Châu. Họ Dương cũng không hề có phản ứng gì và ngày đêm thao luyện binh mã.

    Tháng ba mùa xuân năm ấy, Dương Thanh đánh thắng quân Chà Và xâm lấn vùng biển Ái Châu, Hoan Châu. Ở Giao Châu, có người lại mách với Tượng Cổ rằng Dương Thanh cố tình đi dẹp giặc ở Ái Châu rồi ở luôn đó có ý định nuôi binh làm phản. Lại có kẻ rèm pha rằng, Dương Thanh để Chí Trinh nắm binh mã trong thành, Dương Thanh ở bên ngoài, trong ứng ngoài hợp để cướp lấy La Thành, lúc ấy quan đô hộ có là thánh thần cũng chẳng thể chở tay. Nghe vậy, Tượng Cổ ngày đêm cho lính bao vây phủ tướng quân, luôn kè kè bên Chí Trinh là một đám lính thân cận của Tượng Cổ, mọi hành động của Chí Trinh đều được những tên này bẩm báo lại với Lý đô hộ.

    Tượng Cổ rút hết binh quyền họ Dương, rồi lại sai Dương Thanh đóng quân ở bãi Quần Thần phía nam La Thành, chỉ khi có việc hắn mới gọi Dương Thanh vào. Chí Trinh bấy giờ thấy căm phẫn lắm, anh nói với cha rằng: “Thưa cha. Họ Lý này càng ngày càng không coi chúng ta ra gì. Hắn nhiều lần bắt ép chúng ta làm theo hắn, rồi hắn còn đuổi chúng ta ra cái nơi này, trong tay thì chẳng có binh quyền.”
    Dương Thanh không nói lời gì, và ông lại đi một nước cờ khiến cho Chí Trinh ngỡ ngàng, không kịp phản ứng và phải chịu thua. Dương Thanh bình thản mà đáp rằng: “Thời cơ sắp tới rồi con trai.”

    Mùa hạ năm Kỷ Hợi (819), nước sông Cái lên cao, họ Dương sai lính đắp đê cao, đào sông dẫn đến các nơi đồng cạn, chăm lo việc dân tình vùng Giao Châu. Bọn Tượng Cổ thì chỉ lo vui chơi ăn uống linh đình trong thành. Buổi chúc thọ của Tượng Cổ, Dương Thanh và một viên Đô áp nha cáo ốm không đến dự buổi chúc thọ của y. Tượng Cổ lấy lòng căm giận lắm, bọn Liễu tá, giám quân lại bày cho kế rằng: “Đại nhân đích thân mang rượu ngon đến nhà hắn mà thăm ốm. Nhân đó rồi trừ khử hắn.”

    Thấy thuận tai, Tượng Cổ lập tức cho người ban rượu cho Dương tướng quân, đêm ấy hắn còn đến tận phủ tướng họ Dương để thăm hỏi. Nửa đêm canh ba, hắn cho sục sạo cả La Thành, lính tráng hội đủ phủ tướng quân. Hắn bước vào phủ rồi hẹm giọng:

    - Ta nghe nói Dương tướng quân bị ốm, nay đến thăm và tặng thuốc quý, rượu ngon cho tướng quân đây.

    Dương Thanh đang luyện võ ở hậu viên vội vàng cởi bỏ mũ áo, giáo gươm về nằm trên giường giả bệnh. Dương thanh sai một tên hầu cận ra tiếp đón quan đô hộ. Tên này thưa với Tượng Cổ:

    - Bẩm quan lớn. Tướng quân nhà chúng con ốm mệt suốt hai ngày nay. Hiện đang nằm trong giường, bệnh không thể ra ngoài đây đón tiếp. Mong quan lớn lượng thứ cho. Chủ nhân con cũng xin được mời quan lớn vào trong ấy.

    Tượng Cổ lập tức cho người mang thuốc và rượu vào trong. Tượng Cổ gọi Dương Thanh vài lần nhưng không thấy thưa, hắn nghĩ rằng Dương Thanh ốm mệt nên không thể dậy được. Hắn tỉ tê: “Dương Thanh à, nhà ngươi mà có mệnh hệ gì thì An Nam này biết tính thế nào? Bọn Cao Miên, Nam Chiếu đang nhăm nhe, nhà ngươi hãy sớm lành bệnh mà lo cho bách tính An Nam.”

    Dương Thanh không động tĩnh gì, Tượng Cổ ra hiệu lệnh để mang thuốc bổ và rượu ngon vào trong. Bỗng xuất hiện một cô gái tuổi ngoài đôi mươi xinh đẹp tựa cô tiên tay bưng chén thuốc đi qua họ Lý. Hắn ngẩn ngơ nhìn cô ấy, gương mặt thanh tao, lông mày lá liễu, hai mắt buồn, khuôn mặt thanh tú, lại thêm nước da trắng ngần e lệ trước họ Lý. Hắn cứ bần thần như lạc vào trong cõi mơ. Hắn giật mình khi Dương Thanh trở người quay mặt về phía Tưởng Cổ, mắt trợn trừng trừng. Tượng Cổ sợ hãi, ngã ra phía sau. Hắn lùi lại và chạy thẳng về phía cửa căn phòng. Một tên lính bất cẩn làm vỡ cái niêu gà tần, hắn sợ tái mét mặt. Tượng Cổ ra lệnh cho bọn lâu nhâu, giọng sợ hãi:

    - Về phủ, về phủ ngay.

    Dương Thanh, ngồi dậy cười lớn. Có tên gia nô đến bẩm báo:

    - Bẩm ông. Cái niêu gà tần vừa rơi, con chó nhà ta ăn phải, chẳng may nó lăn ra sùi bọt mép rồi chết.

    Dương Thanh sai người đổ hết những thứ ấy đi và mang hũ rượu ấy ban cho bọn giám quân. Lũ giám quân sợ hãi nghe thấy vậy kẻ thì liều mình uống, kẻ thì sợ hãi chạy trốn khỏi Giao Châu. Bấy giờ, bọn trẻ nhỏ ở Giao Châu hát vè rằng:

    “Ve vẻ vè ve

    Cái vè quan hớn

    Quan thì rất lớn

    Tướng thì ốm o

    Có chút quà cho

    Bụng no quà biếu

    Tướng quân thì thiếu

    Chẳng biếu thứ gì

    Lại được dân di

    Quan đi đến phủ

    Dao găm thủ áo

    Báo cáo sự tình

    Bọn lính bưng rượu

    Định liệu ra tay

    Ai ngờ ngủ say

    Trở tay trở gối

    Mắt thì thô lố

    Làm bố quan e

    Ấy rồi ù té

    Quan lớn tè quần.

    Ve vẻ vè ve.”

    Sau khi Tượng cổ rời khỏi phủ, Dương Thanh lập tức cho người mang bình rượu quý thưởng cho giám quân phía nam thành. Một lát sau có một tên lính quay lại phủ bẩm báo rằng:

    - Bẩm Đại nhân, có hai tên giám quân sau khi uống rượu đã phun máu ra chết ngay tại chỗ. Hiện một đám giám quân khác thấy vậy đã bỏ trốn. Còn lại chỉ còn vài tên thôi ạ.

    Dương Thanh tức tốc đến phía nam thành, Dương Thanh quát lớn:

    - Kẻ nào đã cho độc vào rượu này?

    Nói xong Dương Thanh đập vỡ tan hũ rượu mà khóc lớn: “Ơi các vong linh huynh đệ, thật là tội nghiệp cho các ngươi. Ta thề ta sẽ trả thù cho các ngươi!”

    Bọn giám quân, lính tráng lùi ra xa, rượu từ hũ vỡ chảy đến đâu, mặt đất sùi lên những bọt trắng, một chốc đám có xanh đã thành đám cỏ đen úa. Dương Thanh sai người chôn cất chu đáo hai tên giám quân. Dương Thanh rút gươm nói lớn:

    - Ta sẽ báo thù cho các huynh đệ. Các người trung thành với ta nghĩa là trung thành với đất An Nam, với triều đình thì sẽ chẳng sợ thiếu cơm ăn, áo mặc. Gia đình các người cũng chẳng sợ bị kẻ nào hăm dọa.

    Bọn giám quân co rúm người rồi vội quỳ sạp người xuống mà sợ hãi:

    - Chúng tôi xin… xin một lòng theo… theo … theo tướng quân.

    Dương Thanh hét lớn:

    - Bắt hết những kẻ đã chạy trốn cho ta. Người sống thì phải thấy người, kẻ chết thì phải thấy đầu.

    Xong rồi thanh gươm cắm lặm xuống đất. Có tên giám quân sợ quá mà tiện ngay trong quần, tên thì xỉu ngay tại chỗ. Dương Thanh lên ngựa cười lớn rồi vượt sông chạy thẳng về phía thành Luy Lâu, phía đông trị sở Tống Bình.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    ---QC---


  10. Bài viết được 6 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    bienxua123,Darkzergling,giangbery,hanthientuyet,sai1000,timesdragon,
Trang 1 của 22 12311 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status