TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 21 của 22 Đầu tiênĐầu tiên ... 1119202122 CuốiCuối
Kết quả 101 đến 105 của 106

Chủ đề: Giống Rồng

  1. #101
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    111
    Xu
    4,150

    Mặc định

    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc


    Hồi thứ hai mươi

    Người La Thành rộn rã tiếng hoan ca

    Xứ ải giới chim hoang sa chĩnh gạo

    Chương 20.5 Tâm tình của những kẻ tha hương


    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc


    Hồi thứ hai mươi

    Người La Thành rộn rã tiếng hoan ca

    Xứ ải giới chim hoang sa chĩnh gạo

    Chương 20.5 Tâm tình của những kẻ tha hương

    Tay chủ quán bước vào phía trong, mụ Đoan nhìn mặt hắn mà mặt mày nhăn nhó. Giọng mụ đon đả đón khách khác hẳn so với khi nãy. Đoàn người chạy vào lùng sục thứ gì đó, tay chủ quán chỉ dám ngồi yên mà chẳng dám ho he lấy một lời.

    Một người mày mỏng, miệng rộng, mắt sáng người cao tầm tầm như mọi dân nam khác bước nói giọng đĩnh đạc:

    - Anh Huân, chị Đoan đấy à. Thằng em đã thất lễ khiến hai anh chị thất kinh sợ hãi.

    Mụ Đoan và tay chủ quán miệng há hốc, mắt trợn to nói chỉ tay về cùng một phía lắp bắp nói:

    - Trương... Trương Tính!

    Mụ Đoan đổi giọng, chạy ra hồ hởi chạm vào vai áo, phủi bụi nắn bóp khiến tay chủ quán tỏ vẻ không ưa. Mụ nói:

    - Chú em đi đâu suốt cả chục ngày nay. Mà bộ dạng chú trông thật khác. Nhìn oai phong hẳn ra đấy. Thế nào? Chú giờ làm gì rồi? Có mánh làm ăn nào mách cho chị đấy nhé!

    Tính đặt kiếm xuống bàn, cời chiếc giáp áo rồi bông đùa với hai người kia rằng Tính theo họ Hàn mà họ Hàn bỏ trốn khỏi La Thành. Lúc nghĩa quân vào thành, Trương Tính trông giống một viên tướng đã chết của nghĩa quân nên được nghĩa quân nhận làm tướng thay cho hắn. Cái số họ Trương nó may như vậy đấy nên chắc hai người kia gật gà gật gù mà bĩu môi ganh tỵ.

    Gặp nhau tay bắt mặt mừng được một lúc, họ Trương mới quay ra hỏi tay chủ quán, sắc mặt thay đổi, ánh mắt nghiêm nghị nhìn hai người:

    - Thế cho Trương Tính tôi hỏi, rốt cuộc thì hai người có phải là vợ chồng hay không mà câu trước câu sau người gọi là thím, kẻ xưng là tôi. Mà cái tuổi anh Huân chưa được tuổi băm, gọi lão nghe lố bịch chẳng thấy hợp cho lắm.

    Bốn con mắt nhìn nhau, nhìn nốt hai con mắt của Tính đang đảo liên tục nhìn hai người. Huân cười nhạt tay chỉ vào mụ Đoan:

    - Đi mà hỏi mụ ấy!

    Mụ Đoan nhoen miệng cười, chao ôi cái nốt ruồi duyên to như hạt đậu hõm vào theo cái má núm đồng tiền nay trông thật khác lạ so với mọi khi mụ đứng cửa chào mời khách. Tính đang chờ một lời đáp nghiêm túc thì mụ tung váy đụm lên, có một cơn gió lọt qua khe cửa khiến mụ chẳng kịp trở tay, ngồn ngộn một đống xì xì trước mặt Tính, Huân và đám lính.

    Bọn lính lâu ngày chẳng trông thấy đàn bà được phen mở to con mắt. Mụ bối rối, đỏ mặt như đứa con gái mới gặp người thương lần đầu nhưng với cái từng trải ở đất này, làm cái nghề này suốt cả chục năm nay, mụ còn ngại ngùng cái nỗi gì. Mụ đập tan cái suy nghĩ của đám lính và họ Trương bằng câu nói của một mụ tú bà:

    - Ơ mẹ cha cái lão Huân ấy. Thím mày đây có cái gì thì dâng hết cả cho lão ấy, mà lão trơ trẽn đến nỗi quái đản.

    Trương Tính hẹm giọng, mụ Đoan khẽ hạ giọng xuống nhưng tiếng vẫn con đanh đảnh bên tai:

    - Đấy. Ý tôi xưng thím với mấy cái thằng tép diu này chứ không có ý nói chú. Chú xem, ai đời lừa con gái nhà người ta ngủ với mình, lại còn dỗ dành người ta bịt mắt làm cái trò ấy. Sau đó lại kéo cả đám quan binh ở đâu tới, từng thằng từng thằng một. Thế có khốn nạn không chứ? Đến lúc cái con mụ Đoan này biết thì cũng đã lỡ rồi. Thím này biết là vì cái thằng thứ ba làm với mụ nó lại chẳng phải là đàn ông. Râu thì chẳng có, người thì nhỏ con con. Mở mắt ra thì giồi ôi, cả một lũ nhồng nhộng, cái lão Huân khốn nạn này thì đang đếm bạc ngoài cửa cái kho chứa gạo hoang ở làng. Thế có nhục, có tức không cơ chứ.

    Tính rung đùi mở lời hỏi:

    - Thế rồi sao chị vẫn theo lão.

    - Dài dài lắm. Có kể ra đến hết sáng mai chẳng thể kể hết. Lão này có cái tính háo sắc đến độ quái đản là thế nhưng được cái lão sống có trước có sau, có tình có nghĩa mà cái nữa là, là…

    Lão Huân chêm lời:

    - Thím thích bỏ cha đi ấy lại còn là là cái gì. Lần nào tôi bảo thím bịt mắt làm cái trò ấy, thím lần nào cũng chịu đấy thôi. Hai ba lần còn bị lừa được chứ, chứ đến dăm bảy bận thì nó là rõ một rồi đấy.

    Hai con người ấy lời qua tiếng lại, đôi co khiến Trương Tính inh tai nhức óc. Tính giả vờ gà gật, tay gạt thanh kiếm rơi xuống đất. Một tiếng sắc lạnh dưới sàn khiến hai con người kia im bặt. Họ Trương mở mắt ra, miệng mở rộng, vươn vai như người còn đang ngái ngủ. Mắt ti hí như kẻ muốn ngủ, Tính trộm liếc nhìn hai người xem hai con người ấy hành xử ra sao.

    Đám lính đi theo họ Trương kẻ nào kẻ nấy mắt trừng trừng nhìn hai vợ chồng nhà Huân. Mụ Đoan như đứa con gái mới lớn, bẽn lẽn, khuôn mặt nhợt nhạt, đôi môi mấp máy mà không thốt lên thành lời. Mụ lặng thinh ngồi quan sát lão Huân cúi thấp người nhặt kiếm lên cho Tính. Lão từ tốn, ân cần lồng bao và lưỡi kiếm vào nhau. Khẽ đặt lên bàn, Huân mở lời gọi Tính là chú như thường ngày.

    Họ Trương chắc do mệt, khoanh tay trước ngực ngồi ngả nghiêng rồi ngáy khì khì. Thần thái của Tính trông chẳng giống người đang ngủ cho lắm khiến Huân tỏ vẻ nghi ngờ. Huân thay đổi cách gọi:

    - Trương tướng quân. Trương đại nhân ơi.

    Tính phì cười rồi mở mắt vỗ vai Huân:

    - Ai gọi mà Trương Tính tôi nghe chẳng rõ.

    Huân cũng nhoen miệng cười rồi tắt hẳn khi Tính nhìn thẳng vào mắt Huân. Tay chủ quán ghé sát tai nhả từng chữ nho nhỏ vào tai họ Trương. Họ Trương gật đầu rồi bước lên lầu quán.

    Phía dưới mụ Đoan thì thào với Huân:

    - Này lão. Thế là…

    Huân kéo mụ Đoan vào góc, mụ Đoan nghĩ là Huân có ý đồ gì thì giằng tay không cho kéo đi. Mụ láu nháu:

    - Cái lão này hay thật! Ở đây các đại nhân đang đứng, làm gì thế hả?

    Huân đưa miệng lên sát gò má cao của mụ, hít hít mùi gì đó khiến mụ Đoan gai cả người. Tay giữ chặt lấy mụ như đôi tình nhân ôm ấp nhau thắm thiết. Mụ chẳng giẫy được ú ở trong cổ họng, bấy giờ Huân dùng tay siết chặn vào hông mụ, vờn râu lướt qua gò má rồi nói khẽ vào tai mụ rằng:

    - Khẽ thôi. Tay họ Trương này lần trước đi cùng với một người họ Dương. Chắc mụ biết tên Chí Trinh, con trai của Dương Thanh chứ. Cách đây gần chục năm trước tôi có gặp người này ở La Thành cũ, bấy giờ hắn cũng đi đâu đó việc công cho quan đô hộ. Hôm đó tôi hẹn mụ ở đầu làng Phú xong phải vào trong thành dâng thư cho hương trưởng lên huyện lệnh. Tôi gặp họ Dương ấy lúc hắn cùng đi đò với tôi vượt sông Tô. Chắc hắn không nhớ đâu nhưng tôi nhớ nét mặt và cái tay trái có sáu ngón của hắn. Họ Dương đó có lần bị bắt xong rồi chạy trốn được, không hiểu sao lại tới được La Thành gặp được tên Trương Tính đó. Mà cũng thật kỳ lạ là họ Dương đó có điều hiềm khích với lão Tô Hiền, cha vợ đã quá cố của họ Trương kia mà chúng lại có thể nói chuyện với nhau.

    Mụ Đoan siết răng rồi đẩy Huân ra hỏi nhỏ:

    - Lão ngu ngốc. Sao không báo quan để bắt bọn nó. Chẳng phải có tiền to rồi sao.

    Huân bịt miệng mụ rồi vỗ vào mông mụ một cái. Bọn lính quay ra tò mò, lão lại cười cười gật gù nói với mụ:

    - Thím mới dốt. Đi báo quan rồi nghĩa quân bọn chúng vào thành có mà chết cả lũ với nhau à. Đây, tôi nói cho thím nghe tiếp. Tên Chí Trinh này hôm trước có vào chung rèm với con Xuân, thì thào to nhỏ, sau đó họ Trương ngày nào cũng sang gặp gỡ con Xuân. Nay chắc quay lại là có chỗ để thỏa thuê ấy thôi. Mà tôi cũng nghĩ rồi, có tiền chuộc thân của mấy con như con Xuân, tôi với thím cũng đủ để đi chỗ khác kiếm nghề khác mà làm. Chứ ở La Thành này tôi sợ lắm rồi. Hôm trước nghe thầy phù thủy nói trên phố là cái thành này không bao giờ được yên đâu. Mà nghe đâu là do cái chuyện phong thủy gì đó. Dân ở đây cứ kiệt quệ mà sống. Thôi tốt nhất là mong có tiền rồi cuốn xéo khỏi đất này thôi thím ạ.

    Mụ Đoan cũng ậm ừ, mụ nghĩ cái phận đàn bà, phấn phấn hương hương cũng chỉ có lứa có thì, chắc là phải nghe lão Huân thôi. Mà thế cũng phải thôi, chứ làm cái nghề này, La Thành bị dẹp hết cả rồi, Tình Xuân còn ở đây nên có mấy người như lão Huân vừa kể cho mụ bảo kê cho chứ. Chứ chẳng may bọn nó bắt con Xuân đi rồi đóng cửa cái thanh lâu này thì cả hai có mà ăn cám. Mụ nghĩ thôi chứ mụ biết sẽ phải làm gì ngoài việc đợi chờ họ Trương kia có ý chuộc Xuân ra.

    Trong lúc tay chủ quán và tú bà thanh lâu bàn bạc, ở gác lửng, họ Trương đóng sập cửa bước vào bên trong. Vội vã, họ Trương chạy thẳng vào phía giường nơi Xuân đang đói lả nằm vật vờ như cái xác vô hồn. Tính ôm trầm lấy Xuân, người nóng ran tỏa hơi ấm vào tấm thân còn đang yếu ớt chờ ai đó mà đã mệt mỏi tâm can.

    Họ Trương đâu có biết được Xuân đang ê mỏi, đầu óc lơ mơ chẳng hề hay biết sự có mặt của anh chàng. Phải đến khi chạm tay vào lồng ngực, Tính mới nhận ra hơi thở thều thào của Xuân. Anh chàng vội vã lay Xuân tỉnh dậy. Môi nhợt nhạt, ánh mắt đờ đẫn, Xuân khẽ nở nụ cười. Cánh tay yếu đuối víu chặt lấy vạt áo của họ Trương, rồi gục vào trong cánh tay sực nức hương vị của kẻ lăn lộn ngoài trận chiến.

    Tính ôm chặt lấy lấy Xuân rồi khóc lên rưng rức:

    - Hỡi Xuân nàng, ta hứa sẽ quay lại. Cớ sao nàng lại ủ rũ như vậy? Phải chăng nàng còn chưa tin lời ta nói. Mau tỉnh dậy, ta cùng nàng sẽ được cùng nhau, tự do tự tại thực hiện những lời thề. Hãy dựa vào ta ngủ một giấc thật ngon, rồi tỉnh giấc chúng ta là của nhau.

    Xuân nghe thấy nhưng nàng mệt mà chẳng thể thốt lên được thành lời. Nàng ngất lịm đi, cả thân nàng tuột khỏi tay Trương Tính rơi xuống chiếc nệm cứng. Họ Trương hốt hoảng lấy tay víu lại chiếc áo mỏng đang mặc trên người nàng. Voan áo mỏng bị xé toạc, một vết thương ở phía dưới ngực trái, máu dấm từ bao giờ mà Tính nào có biết.

    Tính cuống cuồng gọi người tìm khăn, tìm nước rồi sai tay chủ quán nấu cho niêu cháo thịt. Vừa thấm máu vừa băng bó vết thương, sắc mặt Tính xấu đi trông thấy, cái cảm giác dường như sắp bị mất đi cái thứ cuồng si, những người mà mình yêu quý nó như cả trăm ngàn mũi tên đâm trúng. Giáo mác nào có thể đau hơn, đao kiếm nào có thể khiến trái tim con người ta kinh hãi đến như vậy?

    Chàng cố bấu níu những hơi thở yếu ớt của nàng, cố gọi nàng trong những cơ mê man mà ngay bản thân nàng còn không biết nàng đang thế nào. Chàng cố giữ những giọt lệ không cho lăn trên hai gò má đen xạm, mặt chàng méo xệch khi thấy nàng mắt cứ nhắm chặt suốt cả buổi chiều.

    Cháo nóng quá, chàng thổi cho nguội mà miệng nàng cứ ngậm chặt rồi ứ đầy cháo trong miệng. Trương Tính đành phải lấy chiếc rèm mỏng cắt làm nhiều mảnh nhỏ cho cháo vào trong rồi vắt nước nhỏ lên miệng nàng.

    Chàng thấm mệt, giữa đêm đã quá canh ba, nàng sốt người nóng ran từng cơn co giật, đôi hàm nghiến siết chặt nhau ken két khiến họ Trương tỉnh giấc. Họ Trương tá hóa gọi người lo liệu, lúc bấy giờ bọn con gái ở tửu lầu có mấy đứa ở cùng với Xuân chăm sóc, pha nước ấm, dùng khăn bông để cho Tính chườm lên người Xuân giúp nàng khỏi sốt.

    Sáng tinh mơ, nồi thịt tần cách thủy hương vị đủ đầy đã sát cạnh, Trương Tính đút từng miếng nhỏ đưa vào miệng cho Xuân. Đôi môi nhợt nhạt khiến chàng không khỏi chạnh lòng xót xa. Điều kỳ diệu từ đâu tới với Xuân, nàng mở mắt ra ngắm họ Trương một hồi lâu. Mấy đứa con gái đứng cạnh nhí nhéo thấy Xuân dậy cũng cả mừng rạng rỡ. Con bé tên Liên đon đả nói với hai người:

    - Nhất con Xuân đấy chúng mày nhỉ. Cả đêm có vị tướng quân kia chăm chút. Bọn tao thật ghen tỵ với nó.

    Trương Tính quay ra nói bông đùa:

    - Các nàng ăn giúp ta niêu đó, công các nàng ta sẽ ghi nhớ từng người.

    Bọn con gái hiểu ý bưng mấy chiếc niêu ra khỏi căn gác, Tình Xuân khẽ nhổm dậy mà phía dưới ngực còn đau nhức. Trương Tính vòng tay qua ôm lấy nàng rồi thủ thỉ bên tai:

    - Nàng cứ tĩnh dưỡng, có Trương Tính ta ở đây. Nàng thật chẳng thương ta mà nghĩ sao dại dột. Ta có nói việc lớn xong ta sẽ quay lại tìm nàng.

    Tình Xuân e thẹn như cái thuở còn xuân xanh mơn mởn. Nàng khẽ núp vào phía sau tay Trương Tính, tận hưởng hương vị của cảm giác tình quân tử giai nhân. Nàng ôm lấy cánh tay rám đầy vết sẹo bỏng mỡ của một tay đầu bếp cừ khôi. Nàng hỏi:

    - Phận thiếp hèn kém chẳng dám mơ cao sang. Chỉ mong chàng đừng chối bỏ, dẫu sau này số kiếp có ra sao, cũng chỉ mong chàng nhớ tới ngày này.

    Trương Tính thường ngày vẫn khéo léo đối đáp với kẻ trên người dưới, bao nhiêu những loại người ở cái xứ An Nam này. Ấy thế mà lúc nàng Xuân e ấp, nói những lời êm mượt đầu môi, chàng lại ấp a ấp úng như thằng trẻ con mới lên ba:

    - À ừ thì, ta đâu có ý đó. Chỉ là như thế ấy mà thôi.

    Xuân thẹn thùng ôm lấy Tính từ phía sau, nàng tận hưởng những cảm xúc thăng hoa mà phận làm vui cho thiên hạ nàng chưa từng nếm trải. Đoạn tới lúc ban trưa, có người gọi Tính tới phủ quan, nàng mới mở lời hỏi họ Trương:

    - Chuyện chàng theo nghĩa quân người Nam, thiếp chẳng dám bàn. Chỉ tò mò chẳng biết quan đô hộ và đám tay sai bọn chúng giờ thế nào?

    Nhắc đến chuyện chí lớn của kẻ làm trai, Trương Tính mừng rỡ nói với Tình Xuân rằng bảy ngày trước, họ Trương cùng Chí Trinh anh họ của nàng đã vào trong phủ quan đô hộ ép hắn phải từ bỏ chức đô hộ, cút khỏi La Thành để tránh cảnh đầu rơi. Bọn chúng rời La Thành tới đất Mê Linh.

    Nghe đâu đó ở đấy có viên tưởng giỏi tên là Giản Tâm. Dương Chí Liệt, cũng là chỗ người thân của nàng, anh ta cùng với Đỗ Sĩ Giao giăng bẫy ở hồ Điển Triệt. Thêm vào đó được sự giúp sức của cánh quân từ phía huyện Chu Diên, Ninh Hải và Luy Lâu, Giản Tâm ở huyện Bình Đạo rơi vào thế cô lập hoàn toàn. Quân chưa đến một vạn binh tinh nhuệ, tránh sao khỏi sức ép từ châu Phong.

    Thế bị kìm kẹp bốn phía thì ba phía là quân Nam, Giản Tâm cũng cùng đường chiến đấu giành thắng lợi được trên vài mặt trận phía đông. Đỗ quân sư lại sai các cánh quân phía đông giữ chắc phòng tuyến, không cần xâm đất Bình Đạo tránh bị thiệt hại về quân. Trận ở hồ Điển Triệt, Chí Liệt cùng với Triệu Cường gặp được “thần đế họ Lý” báo mộng phải bắt được họ Giản kia thì mới có thể tồn tại được lâu.

    Dương Thanh nghe chuyện cũng lệnh bắt sống nên giằng co suốt mấy ngày không xong. Nhân lúc ấy, Giản Tâm mở được đường máu chạy thoát đến phía bắc châu Bình Nguyên. Dân chúng ở đấy có thấy Tâm tìm tới người cầm đầu đội quân áo đen rồi được ở chung lều với mấy tên thủ lĩnh xứ ải giới châu Ung.

    Còn hai chú cháu họ Hàn, tên cháu là Hàn Lâm bị trúng mũi giáo của Cao Văn Trác chết không toàn thây. Họ Hàn trốn khỏi Mê Linh từ trước, trở về Trung Nguyên bị triều đình truy nã. Sống lay lắt ở một huyện nhỏ ở Ích Châu. Rồi dần dà sinh bệnh hoang tưởng, cứ nhắc tới chữ Nam là Ước lại đau đầu. Nghe đâu đó họ Hàn chết sớm ở tuổi chưa được năm mươi.

    Nhắc tới chuyện của họ Hàn, Trương Tính tặng Tình Xuân một bài thơ mà trẻ con ở trong La Thành vẫn thường giễu rằng:

    “Lúc tới La Thành cả vạn binh

    Chiêng chiêng trống trống đánh uỳnh uỳnh

    Ngày ngày tướng sĩ lê la phố

    Tối tối quan quân ghé quán xanh

    Lửa Thái Bình hằn nguyên vết sẹo

    Nước Điển Triệt đâu thể lãng nhanh?

    Hai chữ An Nam sao nhức nhối

    Người về chốn cũ hồn quẩn quanh.”

    Hai ánh mắt trìu mến nhìn nhau, những cảm xúc lại dâng trào trong ánh đèn đã thắp. Ở cạnh nhau được mấy lúc cảm như thời gian đang ngừng lại ấy vậy mà sao cũng trôi thật quá nhanh. Nàng đã thấy vui trong tiếng hoan ca của dân chúng dưới thành, còn chàng cũng khấp khởi chờ tin chia thưởng mừng công.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    ---QC---


  2. #102
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    111
    Xu
    4,150

    Mặc định

    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

    Hồi thứ hai mươi mốt

    Họ Phạm xuôi dòng Đáy giết tham quan

    Tồn Thành bỏ Ái về Hoan dựng trại

    Chương 21.1 Khí chất người Long Đỗ


    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

    Hồi thứ hai mươi mốt

    Họ Phạm xuôi dòng Đáy giết tham quan

    Tồn Thành bỏ Ái về Hoan dựng trại

    Chương 21.1 Khí chất người Long Đỗ

    Buổi lễ mừng công của nghĩa quân người Nam được tổ chức nhằm đúng ngày thanh minh tháng ba. Tiết trời thanh mát, dịu dàng khiến con người ta cảm thấy thư thái, khoan khoái dẫu cho vừa xong những trận đánh mới dứt.

    La Thành ấm áp, những cằn cỗi, ủ mục đã được thay vào đó chiếc áo mới những xanh tươi, những lộc biếc trên khắp các tán cây đang đua nhau đón những hạt xuân. Có chút tất tả ngược xuôi của đám bán hàng bán quán ở phía trong thành. Những tiếng gà cục ta cục tác phía ở những trang trại xung quanh huyện thành Tống Bình báo hiệu cho những mầm sống mới.

    Nô nức tiếng cười đùa trong ánh nắng ban mai, những nóc nhà phủ đầy bụi thời gian được thay bằng lớp áo mới đỏ tươi hơn, rực rỡ khi cơn giông tố ở La Thành vừa qua đi. Khắp nơi nơi lại đổ về chốn phồn hoa đô hội, trung tâm của đất Giống Rồng Nam Việt này.

    Những tờ giấy dó màu nâu xuộm được giăng bày khắp góc phố thị La Thành. Từng con chữ cầu may, bao lời hay ý đẹp được những bàn tay khéo léo dùng cây bút lông nhả từng nét, từng nét thanh thoát như rồng bay uốn lượn.

    Bầu trời xanh nền nã, ánh nắng mặt trời nhè nhẹ xiên qua tán cây xà cừ, cây sưa khiến con người ta cảm thấy thanh thản trong tâm hồn. Lác đác những chùm hoa sấu trắng ngần như những bông tuyết xứ bắc trong ánh nắng dìu dịu.

    Góc chợ đông, có ông lão soạn sửa những cuốn sách đã cũ, mực nhòe mang những dấu vết của nắng mưa, vẩn bụi thời gian. Lão nâng niu từng trang giấy, con chữ, mỗi lúc ông lão đặt cuốn sách lên chiếc kệ gỗ nhỏ là lão lại úp trang đầu tiên lên ngực trái, hít hà rồi mới khẽ đặt xuống.

    Lão reo mấy vần thơ phấn khởi giữa tiết thời thanh minh:

    “Tháng ba tiết khí thanh minh

    Trời mây man mác tâm tình cỏ cây

    Mới đông lá úa thân gầy

    Mà nay tươi tốt gọi bầy chim ca

    La Thành những khúc ngân nga

    Bao năm chinh chiến giờ là yên vui

    Giống tiên mừng rỡ muôn nơi

    Ngàn năm vũng vẫy, chờ thời Rồng bay…”

    Bọn trẻ con đang chơi huyên náo ngoài kia nghe thấy tiếng gọi thì láo nháo chạy tới ngồi thành hai hàng ngang, tay khoanh trước ngực ngóng ngóng chờ chờ thứ gì đó từ ông lão. Lão lại cầm từng cuốn sách mà khi nãy lão vừa nâng niu đặt lên kệ sách, giọng từ tốn nói với đám trẻ:

    - Các cháu hãy nhớ. Kệ sách này rất nhiều thứ thật tuyệt vời. Hàng ngày, các cháu được nghe ông kể chuyện các cháu có thấy thích hay không?

    Cả đám trẻ đồng thanh:

    - Dạ chúng cháu thích lắm ông ạ.

    Lão cười khen ngợi bọn trẻ, đứa nào đứa nấy mặt nhem nhuốc hay sáng láng cũng đều hau háu nhìn theo ông lão mong lão kể một câu chuyện thích thú nào đó. Lão quay ra hỏi một đứa trẻ:

    - Các cháu nói ta nghe, hôm qua ta kể đến câu chuyện nào? Tới đoạn gì rồi nhỉ?

    Một đứa trẻ láu táu đứng lên thưa:

    - Thưa ông. Ngày hôm qua ông không mở cửa, bọn cháu không được nghe ông kể chuyện. Bố cháu nói, ông đi nhận chức quan nên không kể chuyện cho chúng cháu nữa phải không ông?

    Lão ôm lấy đứa trẻ, lão ngồi xuống thấp nhìn lên mặt nhem nhuốc của nó rồi đưa cho nó một cuốn sách. Mặt nó hớn hở nhận cuốn sách, ông lão lấy làm mừng hỏi nó:

    - Vậy lớn lên cháu có thích làm quan không?

    - Cháu có.

    - Làm quan thế nào?

    - Làm quan như ông?

    - Ông đã làm quan bao giờ đâu?

    - Làm quan đọc sách cho bọn cháu nghe.

    Ông lão giật mình, sống lưng cảm thấy gai gai, mắt mở to, lão mím môi run run nhìn cậu bé. Lão hỏi tiếp:

    - Cháu thích ông kể chuyện gì cho bọn cháu nghe?

    - Cháu thích hết ông ạ. Chỉ cần ông kể thôi.

    - Thích hết những cũng phải có chuyện gì thích nhất chứ.

    - Ông có dạy, cháu yêu bố, yêu mẹ thì không cần phải so sánh. Bố cháu nói ông nói vậy rất đúng, nên cháu thích nhiều câu chuyện ông nói mà không so sánh được thích gì nhất ông ạ.

    Ông lão cười hiền từ, vỗ vào mông đứa nhỏ:

    - Ta nói vậy chẳng sai, bố cháu nói thế cũng không phải là chưa đúng. Vậy cháu có biết mặt trời mọc ở đằng nào và lặn ở đằng nào không?

    - Cháu biết. Nó mọc hướng đông và lặn ở hướng tây ông ạ.

    - Tốt lắm. Chim bay về phương nam làm gì cháu có biết không?

    - Dạ, bọn nó tìm tổ ấm ạ.

    - Con ong nó bay đi tìm nhị hoa làm gì?

    - Nó làm mật ngọt ông ạ.

    Lão nheo mắt nhìn câu bé, vỗ vai cậu, lão nói tiếp:

    - Tốt lắm cháu. Cháu là con nhà ai ở trong phố này?

    - Dạ, cháu là con trai của người gánh hàng rau ở góc chợ kia ạ.

    - Cháu có thích bán rau không?

    - Mẹ cháu thích ông ạ, cháu thích nghe ông kể chuyện nên ngày nào cháu cũng đòi mẹ cháu tới đây. Ông kể tiếp chuyện Thánh Gióng đi ông.

    Cả đám trẻ đứng dậy, đứa phủi bụi ở mông, đứa lau mặt mũi cho khỏi nhem nhuốc cùng giơ tay đề nghị ông lão đọc câu chuyện Thánh Gióng cho chúng nghe. Ông lão nở một nụ cười, đôi hàm răng đen bóng, đuôi mắt nhăn nheo, tóc bạc hoa râm, miệng đỏ thẫm trầu. Ông têm chiếc lá trầu, quệt thêm một ít vôi trắng kẹp cùng miếng củ chay nhỏ phả ra thứ hương vị cay cay của trái cau, lá trầu.

    Bọn trẻ phấn khích theo từng cử chỉ của ông lão. Những diễn biến tình tiết câu chuyện được ông lão phác họa bằng hình thể, giọng nói ôi chao nghe thật cuốn hút. Hỏi sao đám trẻ nghịch ngợm ngoài phố chợ, có đứa nào không thích nghe ông kể chuyện.

    Câu chuyện ngắn dài ra sao, ông lão cũng chỉ kể nửa canh giờ mỗi ngày. Nhiều khi dang dở bọn trẻ đang hào hứng đến lúc cao trào của câu chuyện thì ông lão dừng lại khiến bọn chúng không khỏi hụt hẫng nằng nặc đòi ông kể tiếp. Nhưng đâu lại vào đấy, bố mẹ những đứa trẻ tinh ranh này đều là dân buôn bán ở trong chợ, đến lúc bấy giờ phải theo bố mẹ chúng trở về nhà. Đành thôi, đứa nào đứa nấy ngậm ngùi chờ đến ngày mai bố mẹ chúng đưa chúng vào trong thành lại được nghe ông lão kể những câu chuyện.

    Bọn trẻ con tản mát, cũng là lúc kệ sách của ông vắng bóng đi những cuốn sách mà ông từng coi chúng như những người bạn tâm giao. Những cuốn sách ấy chẳng những khiến ông trong mỗi lúc quạnh vắng, cô đơn mà còn cho lão thấy yêu cuộc đời trong những lúc gian khó hay tràn ngập niềm vui. Ông lão sống cô đơn một mình chừng ấy năm, dẫu vậy thì cũng có sao đâu. Gặp gỡ muôn vạn người trong cái xứ xa xôi này rồi cũng chỉ lướt qua như những cơn gió thoảng, man mát chợt đến rồi lại lặng lẽ rời xa. Nào đâu có ai tâm tình như ông lão với những cuốn sách giấy xạm màu kia. Lão lấy một tách trà ngậm trong miệng hồi lâu rồi mới nuốt ực một cái. Nước mắt lão cũng đã khô theo cơn gió heo may cuối mùa.

    Từ khi nãy cho đến giờ, lúc ông lão kể những câu chuyện thú vị cho đám trẻ nghe, vẫn có một người dõi theo từng lời nói, cử chỉ của lão. Lúc bọn trẻ đi cũng là lúc người đó ngồi xuống chiếc ghế tre nhỏ mà ông sắp sẵn thành hàng ngang cho bọn trẻ ngồi nghe ông kể chuyện. Ông lão cúi đầu chào người có dáng dấp thư sinh nhỏ nhắn ấy, ông mời một tách trà còn nóng hổi mà thưa:

    - Lão tôi gửi lời chào tới Bá Nam đại nhân. Chẳng hay đại nhân ghé tới thăm lão có việc gì?

    Sĩ Giao chắp tay trước mặt, vội vàng đỡ lấy tay ông lão kéo ông lão đứng dạy mà đáp lời:

    - Lão ơi. Học trò này thật có lỗi với họ Tô. Kẻ học trò này tới đây trước là để báo thưởng mừng công, sau là xin tạ lỗi với gia đình.

    Lão chóp chép miếng trầu, lão nhả miếng bã rồi ném vào một cái bô ở gần đó. Lão cười nói:

    - Trầu này cay quá! Thời tiết vừa rồi khắc nghiệt, cau không đậu quả, lá trầu cũng đậm hơn. Bá Nam đại nhân ghé tới, thật là vinh dự cho lão Trực Hiến tôi.

    - Sao lão lại mang hết những cuốn sách ấy cho bọn trẻ?

    Lão vuốt râu, lấy miếng bã trầu còn vướng trên cằm, tay đặt lên ngực rồi chỉ lên đầu:

    - Chúng đã ở đây rồi. Ta cũng không ngồi đây nữa, chúng cũng không cần phải theo ta bởi vì bọn trẻ cần hơn chúng hơn ta. Tri thức là chia sẻ là cho đi, chứ đâu phải cứ khư khư ở cạnh ta mãi. Ta có đi rồi, chúng có ở trên giá kệ cũng chỉ để cho bụi thời gian chôn lấp đi mà thôi.

    Vị quân sư mọi khi thường quyết đoán nay lại có chút tần ngần:

    - Này ông lão. Khí chất của người quả nhiên vượt xa khí chất kẻ tầm thường. Sĩ Giao lấy làm kính phục. Chẳng hay lão muốn chủ tướng phong thưởng cho lão thế nào?

    Lão rót chén trà mời Bá Nam, tay run run, lão nói lắp bắp bẩm với Sĩ Giao:

    - Chẳng giấu gì Bá Nam đại nhân. La Thành xưa nay vốn chẳng yên, Lão không phải kẻ có công lớn lao gì chỉ mong được nhàn cư, bắt cá, trồng cây ở khởi nguồn con sông tổ chứ chẳng màng danh lợi bổng lộc.

    - Lão muốn nhàn cư, cớ sao ngày qua trên điện lại chẳng nói ra, để cho Trương Tính bẩm với chủ tướng ban cho lão làm huyện lệnh huyện Vũ Bình? Lão có thấy mâu thuẫn chăng?

    Lão suy tư, nhấp thêm chén trà sắp nguội nói với Sĩ Giao:

    - Đó là ước vọng thuở lão còn là một kẻ học trò nghèo. Dòng giống tổ tông ta ở đất Long Đỗ đã từ lâu chưa có kẻ nào được phong quan bậc hương trưởng trở lên. Thật hổ thẹn với tổ tông khi lập nghiệp đất này, góp công dựng thành dựng quách, lập ra mười mấy hương xã quanh Tống Bình này. Nghĩ đến chao ôi, lòng lão thấy thật tủi hờn thay.

    Sĩ Giao vỗ lưng lão khi lão khóc từng cơn nức nở. Bá Nam quân sư từ tốn hỏi:

    - Lão nói khiến Sĩ Giao thấy thật hổ thẹn thay. Gia đình họ Tô của lão chết cả thảy hơn chục mạng người, chỉ vì cái cớ để nghĩa quân người Nam xâm lấn vùng châu thổ dẹp lũ gian tham. Ôi thương thay, Sĩ Giao lại chẳng thể ra tay cứu giúp họ Tô các người khi bấy giờ nghĩa quân còn đang bị chia rẽ bởi chủ tướng và Thăng Triều. Một lạy này ta xin tạ tội trước vong linh gia đình lão Tô Hiền, một lạy này cho những gian khổ lão đã từng, một lạy này là để trời đất chứng giám lòng ngay thẳng của nghĩa quân.

    Lão Hiến Trực hiểu những lời Sĩ Giao nói, trong tim day dứt, ruột đau như đang đứt từng khúc khúc từng đoạn. Trận mưa đầu mùa ùng oàng kéo theo những sấm chớp khiến người ta không khỏi giật mình. Miệng lão mếu máo, giật lấy vai áo của viên quân sư níu lấy cho khỏi khuỵu ngã.

    Mặc cho trời mưa lớn, giông sét, Sĩ Giao dìu lão ghé vào trong quán nhỏ của lão. Mái nhà tranh được vá bằng những tấm lá cọ mục, lâu ngày đã ủ dột ướt sũng phía dưới nền toàn là rơm và cát sỏi. Duy chỉ có những chiếc kệ đựng những cuốn sách màu nâu xạm được trịnh trọng đặt trên bức vách bằng gỗ xoan, phía trên là hai chiếc liếp đan thành hai bên mái xuôi sang hai bên cho nước mưa không sao dột tới những cuốn sách phía dưới.

    Lão ngồi trên chiếc ghế dài độc mộc, chân duỗi thẳng nhìn Sĩ Giao. Mái tóc lòa xòa, hắt vào những giọt nắng dần hé sau cơn mưa bất chợt. Lão nói với viên quân sư:

    - Lão Hiến Trực tôi xưa nay lòng dạ ngay thẳng, ấy là tổ tông tôi chỉ dạy. Con cháu họ Tô chúng tôi sống tử tế với những con người đói khổ, bị đọa đầy chốn ngục tù, không phân biệt kẻ hèn người sang. Lúc biết được hai viên công tử họ Vương, Kiều ở trong ngục tại La Thành mà hết lòng giúp sức các quan trên đối đãi với họ để tránh khỏi chiến tranh. Ai ngờ đâu, kẻ lòng lang dạ sói, lấy cớ ấy khiến chúng dân phải lầm than.

    Sĩ Giao dùng gáo nước dội lên đầu cho mái tóc khỏi bù xù mà thưa với lão Hiến Trực:

    - Bẩm lão Tô Hiến Trực. Công đức của mọi người sẽ chẳng ai có thể quên. Giờ nghĩa quân chỉ mong được báo đền cho xứng đáng. Trước nghe lão Tô Hiền tấm lòng nhân hậu, trong ngoài thành đều lấy làm kính phục. Lại nghe lão Hiến Trực thẳng ngay, không dối trá, tấm lòng quảng đại mênh mông gấp vạn lần nước ngoài biển Đông. Mong lão tấm lòng trượng nghĩa, xá làm chi những tâm dạ của kẻ tôi tớ, tiểu nhân.

    Lão nhắm mắt giữ đều từng nhịp thở, không nghĩ suy cũng chẳng nghe thấy điều gì ngoài tiếng mưa lốp đốp gian ngoài kia. Sĩ Giao trông thấy lão mà chẳng thốt lên lời, cũng khoanh chân, tay chắp trước ngực thở đều.

    Những tia nắng dần dần ló rạng, hai con người hai thế hệ cùng một hướng, lưng dựa phía tây, mặt hướng phía mặt trời. Từng tiếng tí tách cũng lặn dần khi mặt trời đứng bóng. Có một người đàn ông dáng người thấp bé, chiếc cổ dài như hươu vượn ở rừng, bước vội vã vấp phải chiếc bờ bò, ngã dúi dụi trước mặt Đỗ Sĩ Giao. Sĩ Giao khẽ mở hai khóe mắt, từng nhịp thở khiến họ Đỗ như đang bay.

    Tiếng người hổn hển nói chẳng ra hơi, Tô Trung Trực tựa mình vào chiếc cột tre sắp gãy. Chống hai tay, anh báo lại với người bác ruột:

    - Bác ơi. Bác được làm quan huyện rồi! Cháu vừa nghe lệnh chủ tướng, ban cho bác chức huyện lệnh huyện Vũ Bình, cháu được phong làm sư gia, anh Trương Tính làm Liễu tá trong phủ Tống Bình, lại được cấp ruộng trăm mẫu ở phía nam huyện Long Biên. Từ nay, chúng ta không phải làm kẻ lang bạt nữa rồi, bác ơi.

    Sĩ Giao trông thấy trong ánh mắt của Trung Trực một niềm vui sướng khôn tả xiết, nhưng đứng cạnh đó là một ông lão dường như chẳng mảy may quan tâm. Dường như ông lão đang nghĩ một điều có phải chăng? Lão ôm lấy người cháu ruột gọi bằng bác như thể người cha đang ôm lấy đứa con bé bỏng. Rồi từng giọt nước mắt ứa ra từ đôi mắt của kẻ đã ngoài “lục niên”.

    Bây giờ, cầm cân nảy mực chắc chẳng phải chuyện lão có thể tinh tường, những xô bồ ngoài kia lão cũng từng ấy năm lăn lộn nhưng lão chưa từng màng đến. Con nước dẫn từ con sông lớn vào kênh, từ kênh tới từng cánh ruộng, lão cũng chưa biết đến bao giờ? Phải chăng, Trương Tính đã lầm khi đề bạt ông lão nhận một chức vụ mà gánh trên vai là cả trăm nỗi nhọc nhằn.

    Sĩ Giao cất lời hỏi:

    - Làm quan huyện, cớ sao lão lại trầm tư? Ngoài kia lắm kẻ mong mà còn chẳng được, thân lão tự nhàn, mọi việc sẽ chẳng sao hết. Kẻ học trò chẳng dám cuồng ngôn, nhưng thấy lão trầm tư mà thấy thật chẳng vừa lòng.

    Tô Trung Trực suồng sã như những lần anh chàng đối mặt với bọn lính lác gác cổng thành:

    - Ôi giời. Anh cứ khỏi lo. Bác tôi quanh năm suốt tháng vì các cháu, vì cơ ngơi tổ nghiệp đã lăn lộn bấy nhiêu năm, đâu phải gặp ít kẻ làm quan, cũng chẳng phải không qua lại với đám có chức có tước ở cái đất Tống Bình này. Chỉ là bác tôi đang vui quá mà chẳng thể thành ngôn được ấy thôi.

    Sĩ Giao khẽ gật đầu cho là phải, viên quân sư rót một tách trà vừa hãm lại rồi liếc mắt nhìn lão. Lão vẫn đứng đấy, vẫn lặng yên như một cái xác vô hồn. Phải chăng lão vẫn còn đang phân vân chuyện gì? Liệu có phải là việc lão đã già rồi, chưa từng ngồi trên công đường phán xứ đám tội dân. Hay là chuyện bọn lầu xanh, tửu quán ngày đêm rình mò tới phủ hỏi chuyện quan sẽ làm lão khó xử. Hoặc bất kể chuyện gì mà xưa nay lão vẫn từng chứng kiến khi trước mặt cái quán rách của lão là một tòa điện phủ uy nghi của mấy đời quan huyện lệnh Tống Bình.

    Lão còn đang suy nghĩ điều chi mà viên quân sư dạn dày trận mạc còn chưa thấu tỏ nỗi tâm tình? Sĩ Giao gạn hỏi lão một lần nữa, cố gắng tìm hiểu những nỗi suy tư mà lão còn đang dang dở. Sĩ Giao cúi thấp mình khẽ hỏi:

    - Kìa vị huyện lệnh huyện Vũ Bình ơi. Bá Nam có điều muốn hỏi lão. Phải chăng lão còn điều gì chưa ưng thuận? Hay là do câu chuyện khi nãy đã khiến lão thấy còn hận học trò này? Chắc sẽ chẳng phải như vậy đâu, tấm lòng lão quảng đại thế cơ mà. Phải không viên sư gia huyện Vũ Bình?

    Giọng cười hả hê, Tô Trung Trực hồ hởi:

    - Phải rồi đó bác ơi. Còn bận tâm điều gì nữa hả bác? Ước nguyện bấy lâu của bác, nay đã hiển hiện ngay trước mắt.

    Lão khẽ cười như sắp khóc, miệng run run, tay víu chặt lấy hai người. Lão nói:

    - Ta không mong là một viên quan giỏi, ta chỉ mong lòng dân huyện ấy yên. Những phép tắc liệu ở trên có đủ mạnh, để răn đe những thói đời chẳng hay?

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


  3. #103
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    111
    Xu
    4,150

    Mặc định

    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

    Hồi thứ hai mươi mốt

    Họ Phạm xuôi dòng Đáy giết tham quan

    Tồn Thành bỏ Ái về Hoan dựng trại

    Chương 21.2 Hiền nhân gặp hiền nhân


    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

    Hồi thứ hai mươi mốt

    Họ Phạm xuôi dòng Đáy giết tham quan

    Tồn Thành bỏ Ái về Hoan dựng trại

    Chương 21.2 Hiền nhân gặp hiền nhân

    Đỗ Sĩ Giao đỡ lấy lão Tô Trực Hiến, viên quân sư cúi thấp mình xuống phía dưới, lấy chiếc quạt phác ra hai chữ ở dưới nền đất. Trung Trực trông theo miệng không ngừng đọc đi đọc lại hai chữ ấy.

    “Nhân trị”. Phải, đó là hai chữ “Nhân trị”. Những thứ khác có thể rất quan trọng, rất có giá trị nhưng để làm một người đứng trên nhiều người, dẫu chỉ là một đám nhỏ hay là cả một quốc gia rộng lớn thì hai chữ ấy luôn luôn phải xếp đầu. Đỗ Sĩ Giao có lần đã từng nói với Dương Thanh trong buổi gặp mặt ở hội làng Tiên Du rằng:

    “Người trong thiên hạ dẫu có làm việc lớn hay nhỏ, khi đã dùng đến con người thì phải dụng phép nhân trị, để từ đó dùng kỹ năng, dũng kỹ nghệ của bản thân để điều hành đám đông ấy, dùng các quy tắc, pháp luật để nắn chỉnh, răn đe. Đất cằn có thể bón tưới, trời mưa bão, giông tố có thể lánh trú rồi sẽ qua, còn con người nếu không biết quản lý, không biết dùng đúng lúc đúng chỗ, không có phép tắc gì thì sẽ trở thành vô đạo, đã là vô đạo sẽ chẳng thể là cái thá gì trong thiên hạ.”

    Ngẫm lại thì đâu có gì là chưa đúng? Lão Tô Trực Hiến rõ ràng tận mắt trông thấy, dân huyện Vũ Bình năm lần bảy lượt nổi dậy chống phá từ kẻ thuận theo triều đình cho đến những người làm phản lôi kéo. Suốt mấy trăm năm nay, cái mảnh đất phía tây thủ phủ An Nam ấy có bao giờ yên? Bởi vì đâu, bởi vì một lẽ những kẻ ở trên đầu chúng dân huyện ấy là một lũ coi dân như cỏ rác, xem thường những giá trị đạo lý, luân thường, hà hiếp kẻ yếu, áp chế kẻ mạnh. Chúng dân huyện ấy giết kẻ ức hiếp mình lại mọc ra một kẻ lừa lọc mình, giết kẻ lừa lọc kia thì lại sinh ra một kẻ nhu nhược à ơi. Cứ thế cứ thế, huyện Vũ Bình trở thành thảm địa của các quan đô hộ. Một phần nhỏ thôi là do vị trí chiếc lược của huyện ấy, còn phần lớn hơn là cái sự không yên trong lòng dân huyện ấy.

    Lão Trực Hiến có thấy thế mà lòng mới quặn đau, mới xót xa, mới lao tâm khổ tứ, nhắc tới tên huyện ấy thôi là day dứt đến cùng cực. Chứ phải đâu như những gì anh chàng cổ dài, mắt trố Tô Trung Trực kia nghe thấy “cái hận”, “cái trách” mà Sĩ Giao hỏi lão.

    Như cái nắng ngoài trời kia bỗng nhiên bừng lên chói lóa sau trận mưa rào rả rích, lão Tô Trực Hiến cởi bỏ được tấm lòng. Lão ôm trầm lấy vị quân sư áo gấm quạt nan chẳng nề hà rách rưới vẫn ngồi thiền cũng lão suốt cả canh giờ mặc cho những giọt nước cứ hững hờ lọt qua những kẽ hở của mái tranh đã mục.

    Cờ rong trống mở, La Thành được phen náo nhiệt đã từ lâu lắm rồi không được thấy. Mỗi nhà trong thành đều được nghĩa quân tặng cho một đôi câu đối để treo ở trong nhà:

    “Sông núi nước nam ngàn năm còn mãi

    Biền trời người Việt vạn kiếp chẳng lay”

    Trương Tính tới tận nơi người bác đang ở cùng viên quân sư, có vẻ hắn ngà ngà say mà nói với Sĩ Giao rằng:

    - Này anh Sĩ Giao? Tại sao đến giờ anh vẫn còn nghĩ họ Dương kia sẽ thành đại nghiệp? Nhìn gương kia! Họ Dương bên nước Ngụy thời Tam Quốc, cao ngạo, khinh miệt các bậc vương giả, tự cao tự đại mà chết sớm, nào đâu có hay ho gì? Rồi cả thời Tùy kia nữa, chính họ Dương ấy mà nước ấy mất vào tay họ Lý. Nay lưu lạc về nước Việt sinh ra dòng dõi ấy, anh vẫn còn tin hay sao?

    - Ôi chao! Ôi chao! Trương Tính thật là lòng dạ khó có thể mà hiểu thấu! Xưa nước ta Hùng Vương nào có nối nghiệp ai, cũng cả nghìn năm trị vì cái gọi là thiên hạ. Người tài người giỏi đâu có thể chỉ rằng ngày xưa họ này là thế, họ này là như vậy. Hãy cứ biết rằng, trước cái thời Đường triều này, có người nào họ Lý lập nghiệp được hay chăng? Hay thời Tư Mã mà anh vừa nói, Trung Nguyên nào có thống nhất bởi sử gia Tư Mã Thiên. Anh đừng nói là họ Dương yếu hèn mà bỏ qua nhân đức của thiếu chủ Dương Chí Liệt! Nói ra mong hai vị đừng cho là khoe khoang, Dương Tu cũng là hùng tâm tráng trí, nhân sĩ thời Ngụy Quốc phương bắc lúc bấy giờ có mấy người kiên thức uyên thâm mà lại thấu hiểu tâm dạ của bậc đế vương của Tháo. Hay như Dương Kiên, Dương Quảng cũng bậc tài anh quân chủ. Mất nước tan nhà là do cái pháp trị, nhân trị, kỹ trị chứ chẳng phải ở cái họ nào tạo nghiệp. Nói mấy lời này thật hổ thẹn với lòng mình lắm thay! Bác anh cùng với các bậc cha anh của anh là lão Trực Hiến đây theo Dương chủ, cả nhà anh sẵn hiến cả tính mạng để các bậc trưởng hào có cái cớ tấn công vào Tống Bình, đánh dẹp loài cáo sói, anh chê Dương chủ há chẳng phải những mạng người đó của nhà anh phí hoài vô ích, bác anh và chính anh tương trợ cho nghĩa quân cũng là đi theo lối mù đường tối hay sao!

    Lão Tô bấy giờ mới thức giấc luận với Sỹ Giao:

    - Vị quân sư nói phải đó cháu! Đâu có thể nói được rằng họ nào hay họ nào dở mà sinh ra họ dở hay là người hay! Họ Tô ta đây cũng đâu nào có uy danh gì, cháu nói thế nào phải nói họ Trương cháu…

    Vị quân sư ngắt lời:

    - Hai bác cháu nói Sỹ Giao này thấm hiểu. Hãy xem kia ngoài kia thế loạn! Xem rằng chẳng có thể có ai uy lớn vượt Dương chủ! Đưa người Nam này vượt qua được giông bão! Hay mời bọn Mã Thực, hay đám quyền thần Đường triều phương Bắc về làm chủ đất Nam mọi người mới ưng lòng?

    Trương Tính nhếch mép cười bàn với người bác và vị quân sư trẻ tuổi:

    - Chẳng dám mong như họ Gia Cát hay Tư Mã cái thời quái quỷ gì đó ở Trung Nguyên, tôi chi mong nước Nam Việt an bình, khánh liệt hơn những gì mà Lý Bôn kia từng xưng, từng bá, mong rằng nước Nam Việt này có những kẻ có tầm cao sức vóc sánh bằng bậc vương tử ngày trước họ Hùng! Ôi sao, tôi Tính đây chỉ ước rằng họ Dương kia bớt đi cái nết xa rời đám chúng quần!

    Tô Trực Hiến cười sảng khoái, tay vuốt bộ râu đốm hoa râm mà than:

    - Ta chẳng mong điều ấy đâu cháu ơi! Trước nghe tiếng Dương chủ khảng khái cương liệt, nay An Nam loạn lạc, Dương chủ cũng đành phải thay nết đổi tính mà hà khắc hơn với kẻ dưới. Quân sư tài ba này ơi! Hay nuôi dưỡng cho những mầm mống của niềm hy vọng của người! Đừng mong những chiếc cây già cỗi mang lại những niềm mong mỏi của thế gian trong tương lai! Nhìn kia, có cây ngô, quả lê đang chờ mong những trái bắp ngọt ngon cho đời!

    Vị quân sư nhấp chén nước mưa mà sao trong cổ họng cháy đắng, trong ruột cuộn lên từng cuộn từng cuộn nhức nhối. Sỹ Giao rưng rưng nước mắt rồi nâng chén cạn với hai kẻ sỹ đang hổn hển cạnh mình:

    - Này ông Tô ơi, này lão đệ họ Trương! Không phải hai người, mà nhiều người rất trông ngóng một người thay đổi cả thế cục đất Nam này, mang cho dân xứ Nam này nhiều những an vui hơn cả những điều mà hai người mong muốn. Ta chỉ e, cái tính nết của hậu thể của “Dương chủ bộ” nước Ngụy năm nào chẳng thể đổi thay. Chỉ khác rằng…

    Sỹ Giao lắc đầu rồi chậm rái bước ra khỏi gian phòng ẩm mốc. Họ Tộ kia cúi thấp mình bái biệt họ Dương, còn họ Trương vẫn lúi hủi bước theo nói mấy lời cho vừa lòng họ Đỗ. Ôi chao sao mà chén ngọt đầu môi, ruột nóng cay đắng chẳng nguôi, họ Trương bái biệt vị quân sư:

    “Ngài sinh chẳng thể giúp đời bình an!”

    Sỹ Giao quay lại cúi chào ba bác cháu rồi rút trong vạt áo ra một mảnh vải nhỏ, dặn rằng:

    - Học trò có chút tâm tình tặng lão, trong lúc lão và học trò ngủ say, học trò bị hạt mưa rơi trúng mặt bị tỉnh giấc, đã mạo muội lấy mảnh vải chưa vá của lão mà viết lên đó. Mong có ngày gặp lại hai người ở Vũ Bình. Còn Trương Tính còn chưa về phủ? Học trò chúc lão lên đường may mắn.

    Lão Trực Hiến cúi đầu nhìn theo bóng dáng thư sinh của vị quân sư dần xa về phía đông bắc. Trương Tính ân cần dìu người bác vào phía trong gian nhà ọp ẹp. Trương Tính gác chân chữ ngũ nằm ngửa trên chiếc ghế dài độc mộc thở dài:

    - Cực chẳng đã, dưới trướng những kẻ ngu dốt chỉ e là bác cháu ta chẳng thể vẹn toàn.

    Trực Hiến nhìn Trương Tính vẻ mặt hiền hậu nào có khác lão Tô Hiền ngày trước giúp Liêu Đức Thinh thoát khỏi tay bọn lính Tống Bình. Vẫn ánh mắt ấy, cử chỉ và lời nói thanh tao của dân gốc ở cạnh sông Tô. Lão lắc đầu quay ra ân cần dở mảnh vải nhỏ đó ra, nâng niu đặt trên mặt bàn vừa còn dính ướt lão đã vội lấy vạt áo lau đi.

    Trương Tính trở người dậy hỏi:

    - Bác, anh ta viết gì đó bác. Cháu học ít không có nhiều chữ nghĩa.

    Lão lật nhẹ từng góc miếng vải, từng con chữ hiện ra trước mắt lão, những tia nắng vạch mây rọi thẳng vào căn phòng cũng như muốn đọc mấy con chữ được viết trên mảnh vải. Lão thảng thốt, mắt rưng rưng, bặm môi quay ra nức nở nói với người cháu rể:

    - Cháu ơi. Chữ này, chữ này!

    Trương Tính đứng thẳng người tiến tới tò mò. Những con chữ lạ lẫm, không phải thanh nét như những gì mà các ông thầy vẫn chấm mực bắt tay cho đám trẻ con ở trong thành. Tính thấy lạ hỏi người bác, những chứ ấy là thế nào. Lão run run cầm mảnh vải nói:

    - Cháu ơi. Những chữ này thất truyền đã từ lâu. Nay ta mới được trông thấy. Ta nghe khi trước Dương chủ nắm quyền ở Tống Bình có làm lễ nhập Long thì trên đầu rồng có khắc những chữ cổ này.

    Trương Tính sực nhớ chuyện năm xưa, Tính cùng Tô Thị có đi trẩy hội ở La Thành có đọc được cáo thị ra lệnh cấm truyền bá chữ cổ của dân Nam. Trương Tính vội cầm lấy mảnh vải nhét vào trong áo trợn mắt nói với lão Trực Hiến:

    - Chết rồi bác ơi! Những chữ này bị cấm đó bác! Bị phát hiện nhẹ thì trăm roi, truyền bá trong dân chúng là tù mọt gông đấy bác. Chứ đừng giỡn đùa!

    - Nay quyền về tay người Nam rồi mà cháu của ta. À mà…

    Trương Tính mắt sáng lên:

    - Cháu đã hiểu lòng dạ của Sỹ Giao đó. Chính là như vậy rồi bác.

    Lão Trực Hiến nói:

    - Chắc cháu có ý nghĩ giống ta rồi đó. Chính là ngày trước Dương Thanh cũng từng cấm truyền bá loại chữ đó. Nay Sỹ Giao viết chữ này cho ta thì ta đã hiểu ý của Bá Nam rồi. Cháu ơi! Ta làm quan huyện không ở gần phủ đô hộ, cháu hãy liệu mà giữ thân, không thì cháu cùng ta về huyện Vũ Bình, kẻo tai họa lại ập xuống nhà chúng ta lần nữa!

    Trương Tính đắn đo rồi quay ra vuốt râu cười nói lớn với bác:

    - Bác chớ lo. Tính cháu đây chẳng sợ, giúp họ Dương cũng chỉ là bước đường cùng. Cháu cũng chỉ là thức thời lựa theo mà giúp. Chứ ngay việc chữ của người Nam ta mà cũng cấm thì cháu e là những người có chữ nghĩa như Sỹ Giao, như bác sẽ chẳng mấy rồi bị kẻ khác làm hại. Riêng cháu cháu chấp hết. Cháu là Trương Tính, dân trong thành vẫn gọi là Tính Liều mà. Bác khỏi lo cho cháu. Ở Vũ Bình, Trung Trực sẽ giúp đỡ bác. Phải không ông em!

    Tô Trung Trực nghển cổ để nhìn những chữ ở trên mảnh vải rút ra từ trong áo của họ Trương, những nét lạ lẫm càng khiến Trực tò mò:

    - Thì giờ Dương Thanh đã ban lệnh cấm gì đâu. Mà nhắc đến cháu mới nhớ, sau khi họ Dương bị mất Tống Bình vào tay họ Quế, cái đá đầu rồng đó bị mang mang đi đâu rồi nhỉ? Cháu hay qua lại chỗ rạch nước đó mà không còn trông thấy.

    Trương Tính chêm lời:

    - Cái đó cậu không biết à? Là bọn Thôi Kết sai người đem phá nó nhưng chẳng dao nào, đục nào phá nổi nên vứt nó chỏng trơ ở gần cái chùa ở hương Phù Đổng đó.

    Nói tới đây, lão Trực Hiến quay ra vỗ vai hai người cháu:

    - Đi thôi! Hai cháu của ta! À mà Trương Tính ở lại Tống Bình. Cháu cho ta mượn ngựa, ta và Trung Trực cần phải đi ra khỏi thành. Trung Trực cất mảnh vải đó cho kỹ tránh để bị phát hiện.

    Nói rồi, Trung Trực giật lấy mảnh giấy nhét vào trong đũng quần chạy vội theo người bác. Hai người cưỡi ngựa chạy thẳng ra cổng thành phía đông, kịp may có chuyến đò ngang vượt sông Cái, hai bác cháu qua sông trước khi trời xế bóng.

    Hai bác cháu tức tốc tới hương Phù Đổng thì trời đã nhá nhem tối. Có tiếng lốc cốc cùng mùi hương trầm lan tỏa, hai bác cháu nhận ra đó là gian chùa nhỏ ở cạnh Đại Đường Nam Tự đã bị thiêu trụi.

    Hai người hỏi dân trong hương mới biết, năm ấy Đỗ Tồn Thăng đốt chùa lớn ở bên lửa cháy rừng rực suốt mấy ngày đêm không tắt. Cạnh đó là ngôi chùa nhỏ, có vị thiền sư Vô Ngôn Thông và người học trò Cảm Thành đức độ khiến dân trong làng cảm mến. Hai người ở trong đó suốt cả ngày lẫn đêm nên dân làng càng lo lắng thay nhau dập lửa mà gỗ lớn cháy âm ỉ mãi chẳng tắt.

    Mọi người trong làng đều lo lắng cho gian chùa nhỏ đó và đối diện là đền thờ thánh Phù Đổng Thiên Vương nên túc trực ngày đêm không cho ngọn lửa dữ bén tới. Một bà cụ tuổi chừng bảy mươi móm mém nhai trầu, giọng nói hậm hực khi nhắc lại chuyện cũ:

    - Khổ lắm cơ. Cứ nhắc lại cái chuyện cũ là chúng tôi lại thấy tức tối ở trong lòng. Ai đời người Nam với nhau mà hành xử nào có khác chi loại giặc cướp. Đuổi người ta đi được rồi, lại còn quay ra đốt chùa, mà có biết đây là đất của thánh Thiên Vương không mà gây ra cái họa tày trời ấy. Cho nên bị bọn người Bắc đánh dẹp là đúng thôi!

    Khẽ thôi! Khẽ chứ, trời đất này người Nam ai mà chẳng biết, trời biết, đất biết, lòng dạ chúng dân đều thấy rõ một mười. Hai người này chính là quan gia từ Tống Bình phủ tới đây thế mà bà lão cứ bạ cái miệng ra nói. Một người trung niên kéo bà cụ đi ra ngoài rồi nhắn nhủ với dân làng giữ mồm giữ miệng kẻo lại vạ lây cho cả làng.

    Lão Trực Hiến cùng người cháu được một cô bé gái dẫn tới chùa lúc trời đã muộn, tiếng gà lục tục lên chuồng ở trang trại gần đó không xua tan nổi cái không khí tĩnh lặng ở gian chùa mộc mạc. Nghe tiếng có người ghé chùa, viên thiếu hòa thượng trẻ tuổi nhanh nhẹn đi ra ngoài mở cánh cửa gỗ cọt kẹt có vẻ đã cũ kỹ lắm rồi.

    Lão Trực Hiến cùng người cháu từng bước chậm rãi, chân dẫu muốn đi nhanh nhưng sao chẳng thể nhấc đi nổi. Lão hướng mặt lên phía trước, thấy gian chùa đơn sơ, những đồ đạc đã sờn bạc hết thảy nhưng gọn gàng tinh tươm. Hương thị chín nhè nhẹ thoang thoảng đưa vào trong gian chùa quyện với khói hương trầm khiến con người ta chẳng mong chẳng muốn những bụi trần phía ngoài cánh cổng kia nữa.

    Tay phụ bếp Tống Bình tiến lên phía trước hỏi vị thiếu hòa thượng:

    - Bác cháu có việc tới Luy Lâu, tới đây trời đã muộn, dân trong làng không cho người lạ ghé qua, mong nhà chùa cho trú lại một đêm.

    Lão Trực Hiến cũng cúi đầu chào vị thiếu hòa thượng. Vị thiếu hòa thượng nhìn vào phía trong nghe tiếng mõ hiểu ý rồi dẫn hai người vào gian trái của ngôi chùa. Phía bên trong gian chùa có một vị hòa thượng đầu quấn khăn trắng, phủ phục có lẽ đã từ rất lâu. Dường như vị sư phụ ấy đang thiền, tiếng mõ khe khẽ làm tâm trí hai người quên đi mục đích tới đây của họ.

    Trung Trực tò mò:

    - Xin hỏi vị thiếu hòa thượng, sao vị sư phụ ngoài kia quấn khăn trắng ngồi thiền ngoài kia?

    Vị thiếu hòa thượng nhanh nhẹn nói:

    - Chẳng giấu hai vị. Sư tổ vừa tịch mới hơn năm, còn gần hai năm nữa.

    Hai người tỏ mặt buồn sẻ chia với nhà chùa. Vị thiếu hòa thượng này chính là vị tiểu sư phụ ngày trước từng chạm chán với Đỗ Đại, Sỹ Giao, dân vẫn gọi là Phong. Vị tiểu hòa thượng ở với Cảm Thành từ tấm bé, tính tình hoạt bát lại chịu khó chịu thương, chẳng ngại khổ rèn nên được Cảm Thành bấy giờ vẫn gọi là Lập Đức cho theo học. Sau này dựng chùa Kiến Sơ thì ở đó cùng thầy Cảm Thành đến nay cũng được bảy tám năm rồi.

    Trung Trực ăn bát cháo nhạt rồi cùng vị thiếu hòa thượng trò chuyện đến khuya mới ngủ. Canh tư, lão Trực Hiến khẽ mở mắt vẫn nghe tiếng mõ mà lòng nóng như lửa đốt. Lão tìm mảnh vải trong người Trung Trực mà không thấy đâu. Lão gọi Trung Trực rồi chạy ra ngoài chùa xì xào. Trung Trực mắt nhắm mắt mở, nói với bác:

    - Bác ơi. Nãy cháu có hỏi vị thiếu hòa thượng kia, anh ta bảo sư phụ ngài ấy không biết chữ cổ đâu.

    Lão Tô đập tay lên vai Trung Trực:

    - Đưa đây cho bác.

    - Không có, cháu vừa nãy ngủ quên để đâu rồi không nhớ nữa.

    Vị thiếu hòa thượng nghe tiếng động gọi hai người vào trong chùa. Không dám thất kính, hai bác cháu nhìn nhau vào rồi ngủ thêm giấc nữa thì trời đã sáng.

    Lúc sáng dậy, tiếng ngựa hý khiến hai bác cháu giật mình. Trung Trực quờ quạng cầm chiếc mảnh vải bên cạnh hông lại thấy có hai mảnh. Một mảnh chữ to nét rõ ràng, một mảnh chữ cổ. Hỏi ra thì vị thiền sư kia đã đi phát duyên từ sáng sớm, chỉ còn vị thiếu hòa thượng.

    Trung Trực chạy ra cổng chùa gọi lão Trực Hiến, cầm mảnh vải đọc to:

    “Cánh chim liệng gió xuôi về nam

    Mây nhạt vờn mưa đẫm hai hàng

    Phía trước khổ nan quân tốn sức

    Đằng sau gian khó lửa thiêu vàng

    Cơn mưa trút xuống lều tranh nhỏ

    Ánh nắng lả lơi hỏi mặt bàn,

    Chinh chiến bao nhiêu năm tháng nữa

    Người nam mới thỏa mộng nhiên an?”

    Còn dòng dưới bên chữ cổ rất dài nhưng bên này chỉ ghi có ba chữ “Ngô Vương Chủ”. Lão Trực Hiến nhìn sáu chữ phía trước mảnh vải chữ cổ tự nhiên ứa nước mắt rồi nhìn theo bóng dáng vị thiền sư dường như đang ở rất gần nhưng sao mà lão chẳng muốn bước chân đuổi theo.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


  4. #104
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    111
    Xu
    4,150

    Mặc định

    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc


    Hồi thứ hai mươi mốt

    Họ Phạm xuôi dòng Đáy giết tham quan

    Tồn Thành bỏ Ái về Hoan dựng trại

    Chương 21.3 Nước khuấy đục cá béo, đốn tre tre nằm thẳng


    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc


    Hồi thứ hai mươi mốt

    Họ Phạm xuôi dòng Đáy giết tham quan

    Tồn Thành bỏ Ái về Hoan dựng trại

    Chương 21.3 Nước khuấy đục cá béo, đốn tre tre nằm thẳng

    Trung Trực hỏi người bác đáng kính của mình tại sao mà khóc, lão vội lau dòng nước mắt của một lão ông đã ở gần cái tuổi “cổ lai hy”. Lão nhìn từ cổng chùa xuôi nam là đất đồng bằng bao la rộng mở, thấy cây lá tốt tươi mà mặt rạng rỡ trở lại mà nói với Trung Trực:

    - Cháu ta chưa hiểu hết câu chuyện ngày hôm nay đâu. Rồi sẽ có ngày cháu sẽ được biết, việc trước mặt bây giờ là chúng ta phải đi nhậm chức quan, giúp đỡ dân chúng huyện Vũ Bình ấy ổn định mới mong thế cục thay đổi được.

    Trung Trực nhăn nhó, cổ nghển lên nhìn như chiếc đầu rùa thò ra khỏi chiếc mai thô ráp. Anh chàng tay đảo chiếc gậy đặt cạnh cửa chùa như dụng cụ quen thuộc của người làm bếp rồi cùng nhìn theo người bác gật gù:

    - Phải đó bác. Mà hai mảnh vải này xử lý thế nào?

    - Đốt đi!

    Trung Trực nghe lời bác đốt đi thì trời đổ cơn mưa rào bất chợt giữa tiết trời mới sang xuân. Còn một góc mảnh vải chưa cháy hết hiện lên chữ “Dương”, Trung Trực lấy làm lạ hỏi:

    - Bác ơi. Có chữ này ạ. Chẳng phải là khi nãy bác cháu ta không có nhìn thấy chữ này.
    Một góc mảnh vải khác lại hiện lên hai chữ “hưng bá”. Trung Trực vội lấy lại hai mảnh ghép vào nhau mà đọc to rõ ràng “Dương hưng bá”.

    “Vậy là chẳng phải có ý họ Dương này sẽ kiến quốc lập nghiệp lớn ở cái đất An Nam này sao? Đó không lẽ là lý do mà bác lại khóc?” – Trung Trực tự hỏi rồi gạt phăng cái suy nghĩ đó đi gọi người bác.

    - Đi thôi bác. Chỉ là cơn mưa trái mùa thoảng qua, không khiến đường đi ướt nhão đâu bác. Về thôi kẻo chẳng kịp nhậm chức quan, lại còn bị trách phạt nữa.

    “Chỉ là cơn mưa trái mùa thoảng qua…” – Lão Trực Hiến nghĩ rồi nói lại với người cháu:

    - Đi thôi. Đường trơn đường nhão là do mưa xuân dầm dề thấm đất, chứ trận mưa này đáng gì để làm ướt nhão đường đi. Cháu nói phải, về Tống Bình thôi!

    Hai người suốt dọc đường đi nghe tiếng dân ca từ cánh đồng cất lên mà trong lòng hứng khởi:

    “Bụng no hãy nhớ khi nghèo

    Giàu sang chớ lãng đói meo bần hàn

    Hoa khoe sắc thắm rồi tàn

    Giáo gươm sắc nhọn xếp hàng bỏ không

    Lúa xanh mơn mởn ngoài đồng

    Cò bay phấp phới mênh mông đất trời

    Thanh bình khắp chốn muôn nơi

    Mong xuân xuân mãi cho đời tốt tươi”

    Rỏng tai nghe lão cười mà ngâm thêm khúc tâm tình:

    “Lá đa lướt khẽ buông lời

    ‘Búp măng mọc thẳng sống đời thẳng ngay

    Gió mưa đã bấy tháng ngày

    Tre cao trăm đốt lưng này cong cong.

    Nước nào là nước chẳng trong

    Trong không có cá đành lòng tát đi

    Vừa xong bão tố khổ bi

    Sông màu đỏ rực cá thì đầy khoang’

    Tre ngà nghiêng ngả nói vang

    ‘Thân trên mặt đất hiên ngang thẳng mình’.”

    Chúng dân nhìn nghe thấy khúc ngâm của lão Trực Hiến mà ngừng tay cấy tay cầy trông lên bờ ruộng có một ông lão tóc trắng hoa râm, mặt mày rạng rỡ, thẳng lưng dẫu có cưỡi chú ngựa thấp bé nhưng vẫn toát lên khí phách của bậc phụ mẫu. Lão xuống ngựa thong thả chào từng từng người dân.

    Từ bãi có triền đê sông Thiên Đức, có một cậu nhóc thổi sao trên lưng trâu tụt xuống mặt đất mà gọi lão:

    - Thưa thầy! Con là cậu nhóc vừa thổi sáo ngâm thơ cho thầy.

    Lão kéo cậu bé vào lòng rồi nói giọng ân cần:

    - Giỏi lắm cháu bé! Cháu là con cái nhà ai? Ông chưa từng gặp cháu cớ sao lại gọi ta là thầy? Mà ta cũng chưa từng dậy học.

    Đứa bé mắt liếc nhìn mọi người, ánh mắt liêng láo rồi thì thào với ông lão:

    - Ông ơi. Ông cho cháu theo ông với.

    Trung Trực vỗ mông cậu bé rồi quay ra nói oang oang trước toàn thể dân làng:

    - Này nhóc. Con cái nhà ai đây? Nó đòi đi cùng chúng tôi này.

    Mọi người không ai dám quay ra nhận cậu bé. Trung Trực quay ra hỏi mọi người một lần nữa mọi người vẫn lặng im lúc anh chàng hỏi câu đầu tiên. Cậu bé quay ra nói với chàng:

    - Chú cổ rùa ơi. Người chú lùn mà cổ chú dài thế mà lại nói to nữa. Chú không sợ lão địa chủ bắt phạt ạ.

    Trung Trực vênh mặt lên:

    - Lão địa chủ nào? Ở đây toàn là…

    - Lão địa chủ này là ta đây. – Giọng một người đi từ phía bên kia triền đê nói vọng sang.

    Dần hiện lên một tên ria mép xoăn cuộn tít vào nhau như con sâu róm trên miệng. Hắn cười nhe hàm răng cái trắng cái đen của hắn nghễnh ngãng chống chiếc gậy ba toong chạm trổ hình chó sói không ra chó sói, cáo không ra cáo, hổ không ra hổ. Đi cùng là hai tên chắc là nô gia nhà hắn, thằng cầm gậy, thằng cầm dao lăm lăm nhìn về phía đứa trẻ.

    Gã địa chủ lườm nguýt mọi người đang làm dưới đồng, chẳng một người nào dám ngước lên. Gã chỉ thẳng tay vào cậu bé:

    - Thằng nhãi ranh! Tao bảo mày thả trâu phía bên kia triền đê, mày không thấy mọi người đang gặt lúa hay sao? Cả lũ bọn bay nữa, thóc thiếu cân nào đừng có trách tao là ác.

    Lão Trực Hiến chăm chú nhìn theo, Trung Trực có vẻ e dè tên địa chủ cùng hai tên lâu la của hắn cũng không dám ho he nói một lời. Tên địa chủ vểnh râu quay sang hỏi hai bác cháu:

    - Cũng có ngựa cưỡi cơ à? Nhìn ra thì chắc không phải người huyện này, có việc gì mà làm nhốn nháo bọn chúng nó?

    Lão Trực Hiến cúi chào tên địa chủ tôn trọng hắn, Trung Trực cũng chắp tay theo lễ ấy chào hỏi hắn. Lão nói:

    - Chào quan gia. Chúng ta chỉ là cưỡi ngựa đi qua đây, thấy chúng dân hồ hởi hát ca mà dừng chân nghe. Không biết đây là ruộng đất của quan gia, có gì mạo phạm xin quan gia thứ cho.

    Hai tên lâu la trừng mắt lăm le chiếc dao, cây gậy, phì nước bọt xuống dưới đất. Tên cầm dao quát tháo:

    - Đây là đất của lão gia, đứa nào dám cưỡi ngựa qua, rầy xéo mùa màng của nhà quan sẽ bị xử tội, cho dù đó là kẻ nào.

    Tên địa chủ lấy cây gậy ba toong đập vào đầu thằng dốt nát ấy vênh mặt lên nói:

    - Thằng ngu! Chó cắn nể mặt chủ.

    Hắn đổi giọng:

    - Nghe cách nói chuyện của hai vị, chắc hẳn không phải là dân mọi rợ, áo quần chỉnh tề thế kia càng không phải bọn đầu đường xó chợ lang thang nay đây mai đó. Mời hai vị ghé thăm nhà coi như là Quảng tôi hiếu khách.

    Trung Trực nói:

    - Chúng tôi chỉ có việc đi qua, không dám phiền đến lão gia. Có gì cần dạy bảo xin các ngài cứ nói. Hai bác cháu chúng tôi không có làm gì sai cả, mọi người ở đây đều trông thấy.

    Cậu bé láu lỉnh ngước mắt lên nhìn tên địa chủ phân nài:

    - Ông ơi. Hai người đó là người tốt, từ triền đê cháu nhìn thấy họ xuống ngựa dắt qua bờ ruộng phía nam, không có dẫm lên lúa của ông đâu.

    Thằng lâu la cầm gậy giương gậy lên chỉ trỏ, cái ba toong lại hất tung cái gậy lên, lão địa chủ cười khì khì:

    - Ta tin lời cháu, cháu hãy dắt con trâu này sang triền đê bên kia. Cháu thấy họ là người tử tế phải không nào?

    Trung Trực cau mày nói nhỏ vào tai người bác:

    - Bọn chúng đang diễn kịch phải không bác?

    Lão lắc đầu, không nói gì chỉ chăm chú nhìn theo cử chỉ và ánh mắt của cậu bé. Dường như có thứ gì đó không hay ho cho lắm từ trong sâu thẳm ánh mắt của cậu bé đó. Lão nhíu mày rồi thưa với tên địa chủ:

    - Chẳng giấu gì quan gia. Thực sự chúng tôi đang có việc gấp ở Tống Bình. Nếu đã có duyên gặp gỡ, hai bác cháu ta sẽ ghé qua chỗ của quan gia.

    Nói rồi gã địa chủ tên Quảng cười hề hề:

    - Đã vậy xin tiễn hai bác cháu một đoạn.

    Hai bác cháu cáo biệt gã địa chủ và những người dân dưới đồng. Không ai dám quay mặt ra mà chỉ dám chào hai người bằng cái liếc nhìn.

    Gió thổi rì rào, lão Trực Hiến lên lưng ngựa đi được năm bước về hướng tây thì nghe tiếng lanh lảnh từ phía trên đê nói vọng xuống:

    - Thầy ơi! Đừng đi về phía ấy!

    Chưa dứt lời cậu bé bị một tên gầy nhom, mặt đen nhẽm bịt lấy miệng kéo đi. Hai tên lâu la của gã địa chủ lao tới cầm lấy cương ngựa mà giật, lão Trực Hiến ngã một cái điếng người xuống dưới đất. Trung Trực chẳng có chút võ vẽ nào đành bất lực chịu trói khi có hai tên nữa từ phía trên đê lao tới.

    Trung Trực gào thét, cái cổ nghển ra khỏi sợi thừng nói:

    - Mẹ cha cái lũ cường hào. Nhìn mặt đường hoàng tử tế mà có khác gì bọn chó cắn áo rách ngoài đường!

    Lão Trực Hiến ôm lấy ngực, chạm vào từng thớ thịt đều đau nhức hết cả. Có vẻ cú ngã khiến lão thất thập đã mất đi đến năm phần sức lực còn lại của lão. Người dân phía dưới không nói năng gì, lại tiếp tục gặt lúa kéo chẳng kịp thời hạn cho lão địa chủ ấy.

    Hai ngày đầu tiên, bọn chúng nhốt hai bác cháu ở phía sau gian chuồng lợn, mùi hôi thối, ruồi bọ không sao mà thở nổi. Lão Trực Hiến trở lên hom hem, nước da xạm đi, toàn thân nhức mỏi không tài nào gượng dậy nổi. Trung Trực trai tráng thanh niên cố gượng sức mà chăm người bác sau mỗi trận đòn roi.

    Ở giữa chốn đồng quê bát ngát, ruộng lúa bao la ấy có một khu đất vườn rộng dễ đến cả chục mẫu. Hai bác cháu ở chuồng lợn phía đông, cạnh đó là chuồng bò cũng có vài người ăn mặc rách rưới, đầu tóc rũ rượi nằm mê mệt dưới đất, chốc chốc lại có con ve bò đậu lên mặt cũng mặc kệ cho nó châm nó hút. Trung Trực thấy thế cũng mon men lại hỏi mấy người đó.

    Ây dà, thì ra mấy kẻ đó có đứa thì là người từ chỗ khác đến đi qua đây không có tiền nộp “lộ phí” khi đi qua đất của bọn chúng thì đều bị như vậy cả. Có mấy mụ đàn bà rảnh mông hay lê la trên đồng ruộng cũng bị lão địa chủ ấy bắt nhốt ở chuồng vịt cho tha hồ mà “kể lể” với đám hai chân ấy. Cũng có kẻ ở trong hương vay tiền lão không trả nổi tiền lãi mà lão tính bằng ngày, bằng canh giờ mà phải quần quật suốt cả mấy năm trời ở ruộng lúa của hắn.

    Trung Trực tò mò hỏi một tên có vẻ như là gã này am tường nhất ở đây về chuyện sao suốt mấy trận chiến mà gia thế nhà hắn không có bị ảnh hưởng. Tên này ngậm lá trúc nói với Trung Trực:

    - Ôi giồi! Quân lính chém giết thì cứ chém giết. Các quan trên cứ thay đổi liên tùng tục, nhưng cái phận dân nghèo ở dưới nào có đổi thay gì cơ chứ. Bọn này chúng nó có đất đai, của cải, theo hay không theo ai thì bọn nó lựa thế lựa thời, thiếu gì của nả đâu mà lo mấy cái việc ở tận đẩu tận đâu ấy. Bên nào đòi thuế, đòi sưu thì nó nộp, bên nào thiếu gạo đòi lúa thì chúng nó dâng. Mà miễn sưu, miễn thuế thì chúng nó hưởng. Dân ngu cù đèn như bọn tôi cứ quanh quẩn cái xó này thôi. Trâu ốm lăn ra chết nó bảo do không biết nuôi, bắt vạ hết mọi người. Bão lớn gió to thì nó vấy cho là bọn ngu dốt không biết dự liệu thời tiết. Thóc thì bọn địa chủ ấy thu của chúng tôi nào có thiếu một lạng, miễn giảm thế nào, chinh chiến ra sao nào có khác gì.

    Trung Trực hiểu ra chuyện nói bàn với bác để lại một con ngựa coi như làm tin. Về tới Tống Bình, nói với Trương Tính xử tội bọn này. Trước tiên phải thoát ra được cái “ải ngục” này cái đã!

    Định bụng vậy, hai bác cháu lúc chuẩn bị nhận đòn roi trận nữa mới thì thầm to nhỏ với thằng lâu la trong nhà. Trung Trực nói ngược xuôi phải trái với tên ấy, khi đầu tên ấy không nhận lời nhưng Trung Trực xuống nước nói hắn bán được một con ngựa đi sẽ chia phần cho hắn, còn lại một con ngựa để lại coi như làm tin.

    Ngày sau tên ấy dắt ngựa của hai bác cháu đem đi bán. Lúc trở về tên ấy tráo trở nói rằng ngựa này chỉ đáng giá năm lạng bạc trong khi ấy ngoài chợ Tống Bình họ bán được giá đến cả lượng vàng. Hắn còn viện lý do rằng hắn phải đi mái tới thành Long Biên mới bán được mà ngựa lùn xấu cả buổi mới bán được. Được cái là hắn cũng tử tế mua thuốc sắc cho lão Trực Hiến uống cho chóng khỏi bệnh.

    Trung Trực trong lòng tức giận lắm nhưng thôi dẫu sao cũng thoát được ra ngoài còn hơn. Tên này chối nhận bạc của lão Trực Hiến chắc hắn kiếm được một món kha khá rồi nên đẫy bụng ngại ngùng. Hắn bẩm chuyện lên lão địa chủ Quảng, Quảng đồng ý ngay lại còn cho người dặn dò viết lên mảnh vải rồi bắt hai người điểm chỉ:

    “Hai bác cháu nhà Tô đi qua đất của Quảng, nợ phí hai lượng. Để ngựa ăn lúa phạt bốn lượng, chống đối người thi hành án phạt tội này ba lượng bạc. Tổng là chín lượng bạc. Tiền ăn nghỉ tại trang ba ngày cả thảy là một lượng bạc. Tính tròn nợ mười lượng bạc. Hai bác cháu đã nhận tội trước Quảng cùng bọn gia nhân. Ngày hăm sáu tháng ba sẽ trả lại số bạc, sau ngày ấy không trả thì ngựa để lại làm tin sẽ là ngựa của Quảng…”

    Bóng tối bao trùm miền quê tưởng như hết đỗi thanh bình ấy nhưng ẩn sâu trong lớp ngoài bình lặng kia là phía bên trong là dữ dội những uất ức, hờn khổ. Hai bác cháu lọm khọm men theo lối bờ ruộng tới được bến đò sông Cái, bên kia là triền đê hữu ngạn có rặng tre ngà đong đưa kẽo kẹt.

    Có quan binh! Hai bác cháu ẩn nấp vào một bụi hoa râm bụt nhìn ra bãi sông nghe ngóng tình hình rồi mới quay ra. Hai tên lái đò đáp lời khi nghe bọn lính hỏi tìm hai người một ông lão, một người thanh niên cổ dài, thân ngắn:

    - Suốt mấy ngày nay, dân tình có qua lại con nước khá nhiều mà người già cũng nhiều, người trẻ thấp lùn cũng chẳng ít. Dân ta quanh năm suốt tháng kéo cày, gặt lúa quần quật, có ai mà không lùn, không cổ dài đâu. Các vị hỏi khó cho bọn tôi quá.

    Một tên lính xuống ngựa hỏi:

    - Là hai người như trong bức tranh này. Các ngươi thử nhớ lại xem.

    Tên lái đò còn lại nhìn chăm chú, mắt lúc nào cũng xếch ngược lên chăm chú quan sát hai bức tranh.

    “À,…” hắn nhớ ra điều gì đó nhưng không chắc chắn cho lắm. Hắn tiếp tục nhìn thêm lúc nữa mới lại nói:

    - Có nhớ. Tôi có nhớ ra rồi. Có hai người đi một ngựa lùn, một ngựa cao. Mấy hôm trước đi từ hữu ngạn qua đây. Mà các vị hỏi là ngày hôm nay hay hôm nào?

    - Tất nhiên là hôm nay rồi, có thấy hai người đó quay trở lại đây không?

    Hai người lái đò lắc đầu, mặt đầy sự ưu lo xem đám quan binh có tra xét gì thêm nữa không? Đám quan binh chỉ dừng lại dặn dò nếu có gặp hai người đó thì lập tức báo tin cho hương trưởng gần nhất để được nhận thưởng.

    Hai bác cháu có dự cảm chẳng lành bàn với nhau rằng, có lẽ tên địa chủ kia vốn là hương trưởng ở hương này, vừa mới bước chân đi, hắn lại nghĩ ra trò gì nữa để ép buộc hai người. Hay lão Trực Hiến nói ở Tống Bình làm lộ ra điều gì đó khiến hắn sợ hãi muốn trừ khử hai bác cháu? Cũng có nhiều khả năng ấy, hoặc cũng có thể hắn đang muốn dò hỏi xem hai người có thực sự về Tống Bình hay không để còn lo liệu “xử lý” hai bác cháu. Lòng người khó đoán, hai bác cháu nhất trí đi về phía nam để tìm bến đò gần Dạ Trạch rồi vòng qua đất Long Đầm để trở về Tống Bình tránh khỏi tai mắt thị phi.

    Mà đường ấy đi qua thành Long Biên, chẳng hay gặp người tốt kẻ xấu rèm pha cũng không xong? Lão Trực Hiến người nhức mỏi đi phải có người kè kè ở bên, không thể để Trung Trực một mình vào thành Long Biên tìm người quen trú nhờ được. Lão cũng nghĩ ra chỉ còn được có vậy nên hai bác cháu dong bộ suốt hai chục dặm đường tới bãi đất kỳ lạ ở phía nam thành Long Biên. Ở đây đất có màu trắng sét, keo kết suốt hơn mấy dặm bờ sông Cái. Thấy làm lạ hai bác cháu dừng lại vừa là để dò xét thứ đất kỳ lạ ấy, vừa là để nghe ngóng tình hình cũng như nghỉ ngơi sau chặng đường dài.

    Từ đằng xa phía đông bắc bãi đất trắng, có tiếng láu nháu của đám binh lính và một đứa trẻ vọng lại.

    - Này cậu nhóc, nói cho ta biết, hai người đó đã đi đến đâu rồi? Nói thì ta tha tội, không nói ta sẽ trách phạt.

    - Hai người đó thực sự cháu không biết họ đã đi về phía nào. Có gì mong các ông tha cho. Cháu không muốn quay lại trang của lão Quảng ấy đâu. Cháu xin các ông tha cho!...

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


  5. #105
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    111
    Xu
    4,150

    Mặc định

    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

    Hồi thứ hai mươi mốt

    Họ Phạm xuôi dòng Đáy giết tham quan

    Tồn Thành bỏ Ái về Hoan dựng trại

    Chương 21.4 Phán án Phạm Đan hành sự


    Giống Rồng

    Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

    Hồi thứ hai mươi mốt

    Họ Phạm xuôi dòng Đáy giết tham quan

    Tồn Thành bỏ Ái về Hoan dựng trại

    Chương 21.4 Phán án Phạm Đan hành sự

    Tiếng van nài của cậu bé vọng lại khiến lão Trực Hiến và Trung Trực không khỏi giật mình. Một giọng nói vừa xa lạ lại vừa như mới đây đã từng nghe. Chắc có lẽ là cậu bé mới ngày hôm trước nhận lão Trực Hiến là thầy ở bên bờ sông Thiên Đức. Hai bác cháu nghĩ bụng vậy chứ cũng chẳng dám thốt lên lời nào.

    Chỉ khi đứa bé giãy giụa, gào thét van xin thì lão Trực Hiến mới thúc giục người cháu ra xin tội cho cậu bé. Cái mạng già này nào còn có đáng kể gì nữa, cùng với chí khí của người Long Đỗ sao mà có thể cứ để mặc kệ cho những tên quan binh kia làm bừa bắt nạt kẻ thường dân.

    Lão họ khụ khụ tiến lại gần, ánh đuốc lập lòe, hiện lên là khuôn mặt đầy vết đòn roi của cậu bé. Áo sống chẳng có, đầu tóc rũ rượi, cậu bé hổn hển thở từng nhịp trơ hết giàn xương sườn, xương bả vai như những chiếc que đời lắp ghép với nhau bằng lớp da nhăn nhúm. Đám quan binh nhí nháu rồi kẻ hỏi người đáp, cũng nào có ai biết mặt mũi hai bác cháu lão Tô Trực Hiến ra sao.

    Rà hỏi suốt hơn nửa canh giờ, bọn quan binh mới chịu nhận đó là hai người họ cần tìm. Hơn nữa chẳng phải bọn chúng đi truy lùng phạm nhân mà là nghe lệnh vị Tân Liễu tá ở phủ Tống Bình đi tìm hai người về.

    Thật may cho hai người, nhưng cũng chẳng vui lên được. Trong lồng ngực lão Trực Hiến mỗi ngày một nhức nhối hơn, dường như cú ngã ngựa hôm trước khiến lão khó có thể mà qua khỏi. Lão ngất lịm vì lả vì đói, vì những cơn đau nhức trong người và vì cả những con người xung quanh ông nữa.

    Nước mắt lão trào ngược, đoàn ngựa tức tốc vượt sông trở về Tống Bình. Đêm khuya canh ba, trận rét cuối mùa khiến con người thấy run người. Lão Trực Hiến vừa qua cơn nguy kịch, một chậu máu đen trích ra từ dưới sườn phải khiến lão chìm sâu vào cơn mê sảng. Không biết rồi đây ông trời có còn trao cho ông thêm chút cơ hội nào ở lại nơi dương gian này nữa hay không?

    Sáng ngày ra, lão mấp máy mắt, tay quờ quạng nắm chặt lấy Trung Trực mà dặn dò:

    - Cháu của ta. Suốt một đời này ta chỉ có lão Tô Hiền cùng các cháu luôn luôn ở cạnh ta. Số phận ta hiu hắt, vợ con chẳng có một người. Nay số ta đã tận, đất Nam ta hãy còn khổ ải, chưa thể thoát ngay được cảnh tham tàn, chèn ép. Các cháu được ra làm quan hãy nhớ cho kỹ “dân còn loạn xã tắc chưa yên”. Chỉ mong sau họ Dương sẽ là một người có đủ tâm đức như họ Đỗ kia mới mong đất nam này được an nhiên. Chức huyện lệnh Vũ Bình, cháu hãy xin với Dương tướng chủ cậy một kẻ có đức độ mới mong dân xứ ấy yên được.

    Dứt lời, Trương Tính dắt cậu bé kia vào chào lão Trực Hiến. Lão lại níu lấy cánh tay Trương Tính mà dặn:

    - Cháu và Tình Xuân cũng mới ngỏ tình ý. Tô Thị và lão Tô Hiền đã qua bên kia cũng gần được hai năm rồi. Dân Nam ta vốn chẳng có tục kiêng kỵ tang chay mà theo tục của người Bắc nên mới có việc đại tang ba năm. Cháu cứ lựa lễ pháp và tình cảm mà làm, đừng quá khắt khe với bản thân mình. Còn cậu bé này, dẫu còn nhỏ tuổi nhưng cũng biết lẽ phải trái, được dạy dỗ ắt sẽ thành người hay. Nếu cháu không chê thì nhận thằng nhỏ làm con nuôi. Cho thằng nhỏ một cái tên để sau này dưới suối vàng ta sẽ luôn dõi theo.

    Cậu bé nước mắt ngắn dài rưng rức từng cơn ôm lấy ông lão:

    - Thầy ơi. Chắc thầy không nhớ, cháu chính là cậu bé năm trước lấy trộm củ khoai của bà lão ở góc chợ. Cháu trốn bà ấy len lén ngồi vào tiệm của ông nghe ông đọc sách cùng đám trẻ con. Bà ta hỏi ông có thấy một tên oắt con trộm khoai vào đây không, ông còn nói với bà ta là chỗ của ông đọc sách không có chỗ cho kẻ lưu manh. Thế cháu mới thoát được khỏi bà ta đấy ông.

    Lão nhoen miệng cười:

    - Phải, ta nhớ. Chỉ là bọn trẻ con tới cái thành Tống Bình này cũng nhiều đứa trẻ như con, lang thang, cơ nhỡ, chẳng thân chẳng thích. Ta cũng không ít lần làm như vậy với những đứa trẻ khác. Nay ta thấy chỉ có con mới gọi ta là thầy, mà tấm lòng trong sáng của con khiến ta nhớ lại tuổi trẻ ta và Tô Hiền cũng vậy. Thấm thoắt cũng đã hết cả một đời người rồi. Vậy, ta tặng con một cái tên. Khành Tông.

    Sấm rền ba hồi, gió thổi rin rít qua khe cửa sổ, mưa xối xả hắt xuống. Giờ dần ba khắc, lão nhắm mắt mãi mãi không còn nghe tiếng nỉ non chốn bụi trần. Lão sẽ chẳng còn được nhâm nhi tách trà ngẫm chuyện nhân gian, kể chuyện đọc thơ cho lũ trẻ đầu đường xó chợ nữa…

    Hết cả rồi sao? Cuộc đời con người ta trôi qua nhanh như một cơn gió thoảng vậy sao? Chẳng phải vẫn đầy lúc dữ dội, bão tố đấy thôi, sao lại chỉ như cơn gió thoảng. Lúc lão ra đi vẫn còn cận kề với những đòn roi giáo mác. Ôi kể sao cho hết những đắng cay, ngọt nhạt của cuộc đời lão. Lão đi trong thanh thản, lão ơi!

    Vậy là cậu bé kia cũng đã có một cái tên, cũng có một danh xưng để gọi. Người đã ra đi, còn lại cái tên cho hậu thế về sau và nhiều hơn như thế nữa.

    Tang trắng phủ kín căn nhà nhỏ ở phía Tây Nam La Thành. Tiếng ngựa hý vang, từng đoàn người xếp hàng thắp nén nhang tiễn người ông, người bác, người thầy đáng kính. Chẳng phải những đoàn kiệu rước xa hoa, cũng chẳng phải là những bạc vàng châu báu. Chất đầy cánh cửa gian nhà nhỏ ở một góc khiêm tốn ấy là những thẻ tre, những cuốn sách cũ mới được xếp ngay ngắn gọn gàng. Không có chỗ cho những kẻ xô bồ, dẫu hàng dài xếp hàng thăm viếng nhưng ai nấy đều cảm thấy bình tâm, chẳng có chút cáu giận, chen lấn xô đẩy.

    Ông lão chống gậy hom hem cầm bàn cờ trước cửa, bà lão bán xôi, bán trầu bên cạnh gian nhỏ nhà ông, chú gánh hàng rong bán tò he, bánh đúc, rồi cô hàng cháo, thím bán hành… Những đứa trẻ tinh ranh nơi đầu đường xó chợ, tất cả đều lặng lẽ đứng nhìn vào phía bên trong một cách đầy tôn kính và nghiêm trang.

    Lăn trên má những người dân chợ búa thường ngày ấy là giọt thương cảm xót xa. Tống Bình xưa nay loạn lạc chỉ có gian nhà của lão và góc chợ này là chẳng hề hấn gì sau những trận can qua. Không quá nhiều nhang khói, chỉ một tấm bài vị mà viên quân sư họ Đỗ tận tay chu đáo từng nét, hai bức trướng và hai cây phủ phất. Đơn giản thôi nhưng ngoài cánh cửa là đầy ắp những tình cảm chứa chan.

    Không ai khóc lớn xé da xe thịt, chỉ có những ánh mắt đỏ hau, những giọt nước mắt khẽ lăn trên má ẩn giấu vào bên trong tâm can của mỗi người dân nơi góc phố nhỏ ấy. Đám trẻ con lần lượt viết lên cột cửa nhà một chữ. Chẳng bấy lâu sắp thành một bài thơ:

    “Chiều chiều góc phố phía tây nam

    Ngay ngắn trẻ con đứng xếp hàng

    Chăm chú tai nghe chuyện đất nước

    Miệng cười rôm rả cợt tham gian

    Ngày ngày ngóng ngóng một ông lão

    Sáng sớm tinh mơ ghế với bàn

    Thần tích truyện xưa thuở dựng nước

    Bao gương nằm xuống giữ bình an”

    Người buồn níu cảnh không vui, ai đi qua góc phố nhà lão thấy nhiều người xếp hàng thăm viếng lão đều xuống ngựa hỏi dò. Có kẻ áo mũ tinh tươm hỏi dăm ba câu rồi biến, có kẻ cảm thương thì cúi đầu bái lão từ đằng xa.

    Một chiếc xe ngựa đi qua, mình trần quần rộng, tóc vấn cao khôi ngô, râu rậm da dám cho ngựa dừng lại trước gian nhà. Anh chàng đứng lại nheo mắt trông vào phía trong. Dường như có thứ linh cảm nào đó níu chân anh lại chẳng để cho anh đi.

    Anh hỏi ra thì biết được đây là nhà của lão Trực Hiến, anh trai của lão Tô Hiền, người mà đã từng cứu mạng anh chàng Liêu Đức Thinh ngày trước. Lão chết ấm ức trước ngày đi nhậm chức huyện lệnh Vũ Bình. Tiếc thay cho một tấm lòng cao cả, yêu trẻ thơ, yêu người già, thương những kẻ tha hương.

    Chẳng lễ vật nhang đèn, chàng vội vào lục trong xe ngựa một mảnh vải choàng lên người. Vốn quen tự tại cái thuở còn lênh đênh trên sông nên chẳng hàng lối, anh bước vào bên trong gian nhà nhỏ. Thắp nén nhang, anh kéo họ Trương ra một góc rồi nói:

    - Là huyện lệnh ở Giao Châu mà sơ sài đơn giản thế thôi sao? Mà nhà anh còn là một Liễu tá trong phủ. Trông mà xót xa quá!

    Trương Tính thở dài:

    - Bọn chúng tôi thiện lương ở đất này, ấm ức mà chẳng biết kêu ai. Giờ ra làm quan làm tướng, cũng chẳng có thế lực nào chống đỡ. Còn trông thấy xác là còn may.

    Phạm Đan đập bàn đập ghế:

    - Trên có quốc pháp, dưới có quan lệnh, chúng dân có thiện lương lễ giáo. Anh lại nói những lời như vậy. Là kẻ nào dám to gan? Giao Châu mới bình định, hà cớ nào lại có kẻ hà hiếp người có công?

    Trương Tính thường ngày vẫn miệng ngon lưỡi ngọt với bất kể đó là ai. Phạm Đan cũng bị kéo vào câu chuyện của Tính. Tính thuật lại hết những gì đã xảy ra với lão Trực Hiến và Trung Trực, con trai của lão Tô Hiền. Đan mím môi, lấy dao cắt lấy sợi râu đặt lên bàn nói lời thẳng:

    - Để Đan tôi tìm Đỗ Sĩ Giao hỏi cho ra lẽ.

    Trương Tính cản:

    - Ấy ấy! Anh đừng nông nổi! Chuyện này không có liên quan đến ngài ấy.

    Có lẽ trời xanh sắp đặt thật khéo nhưng chẳng phải là chuyện gì hay ho cả. Tên hương trưởng hương Thụy Gia tên Quảng là kẻ được lòng rất nhiều đám quan chức ở phủ đô hộ cũ. Nay còn nhiều kẻ vẫn được họ Dương giữ lại để giúp sức họ Dương. Những kẻ này dẫu chẳng có công lao chém lấy một đầu người nào nhưng Sĩ Giao có khuyên họ Dương nên dùng, trước là để lấy được lòng đám hương hào địa chủ, huyện lệnh trước đây, sau là kế sách bền lâu để dùng vào việc dưỡng binh lâu dài.

    Việc này nghĩ đi nghĩ lại Phạm Đan chưa thấu hết liền tới chỗ họ Liêu hỏi chuyện sắp xếp chức quan từ Giao Châu trở vào đến Phúc Lộc. Nghe Đức Thinh kể lại thì việc phân chia quyền tước, ruộng đất, chẳng phải Đỗ Sỹ Giao là người trực tiếp nắm quyền. Có một tên vô lại họ Tiêu, người huyện Long Biên là quan cũ ở phủ đô hộ ghi chép cùng với Dương Chí Trinh về việc ban chức tước.

    Chí Trinh phần nhiều nghe theo sắp xếp của Sỹ Giao, ban cho những người đi theo nghĩa quân ruộng đất đề huề, chức tước kẻ thấp nhất cũng làm bổ đầu huyện nha, người cao nhất cũng thuộc phẩm cấp tứ phẩm triều đình. Gã họ Tiêu cũng giữ nguyên phần lớn chức tước của đám quan lại cũ. So với lần trước, nhiều kẻ đã yên bề trong sự kiểm soát của họ Dương hơn. Nhưng kỳ thực phía sau chính sách đó vẫn còn nhiều kẻ trong nghĩa quân không hề dễ chịu cho lắm.

    Sau đó Sỹ Giao thay mặt họ Dương viết sớ gửi về Trường An xưng thần với “thiên tử” phương Bắc ấy. Trước là để tấu trình việc ở An Nam sau cũng vừa để thăm dò phản ứng của giới cầm quyền phương bắc.

    Hai tháng sau, cái tên Lỗ Hạo lần trước lại trở lại cầm theo một bản “thánh chỉ” của Đường Văn Tông Lý Ngang. Nghe lời họ Vi, lần này Lý Ngang gạt hết lời xàm tấu của bọn Vương Thủ Trừng, Sử Hiến Thành mà đồng ý chấp thuận việc xưng thần, ban cho Dương Thanh làm An Nam Kinh lược sứ, Giao Châu thứ sử. Lại nói thêm về bọn Vương, Sử vốn không còn nhiều ảnh hưởng từ lúc Lý Phùng Cát chết đi, bọn này không ưa Vi Xử Hậu nhưng thế thời đổi thay biết làm sao được. Thời tể tưởng Lý Phùng Cát, bọn này thường ăn của đút lót nên không còn tiếng nói dưới thời Vi Xử Hậu. Việc ở đất cương vực phía nam bọn này càng không thể bàn tới khi lần lượt bọn Lý Nguyên Hỷ, Hàn Ước đều đã bị thất bại ê chề trước họ Dương. Việc ở xứ nam từ đây, dường như bước sang một trang mới?

    Đối chứng lại với câu chữ mà Sỹ Giao nằm mộng thấy ở chân núi Lạn Kha thì có vẻ như điểm báo ấy đang không còn đúng nữa. Sỹ Giao có lần rượu say, nước mắt ròng với Phạm Đan và Liêu Đức Thinh nhắc lại dòng chữ kia “Dương Tử Tiền Cao Hưng Bá Ngô Vương Chủ”. Ý tứ rất rõ ràng, kẻ nào họ Dương sẽ có chuyện chẳng lành.

    Xem ra Sỹ Giao vì lẽ ấy mà có kẻ rèm pha dẫu được phong Kinh lược phán quan nhưng kỳ thực chẳng có quyền hành gì trong tay, chỉ thay Kinh lược sứ ban lời, phát văn. Sỹ Giao dẫu vậy cũng thấy mừng hơn ở trong lòng vì lời sấm rền tai vạ kia chắc sẽ chẳng thể nào thành hiện thực được. Ngày chúng dân đất Nam an nhiên, tự chủ chắc sẽ chẳng xa nữa.

    Về phía họ Dương, có được phong tước từ triều đình phương bắc cũng coi như một bước chuyển mình của họ Dương, Dương Thanh lại phong cho con trai trưởng Chí Liệt làm Phong Châu mục, con trai Chí Trinh làm Trường Châu thứ sử, các tông thân họ Dương được trở về Hoan, Diễn làm các chức quan lớn nhỏ như trước khi Dương Thanh bị triệu về Tống Bình. Những người theo nghĩa quân ai nấy đều hứng khởi mừng vui, duy chỉ có Đỗ Sỹ Giao là vậy và Phạm Đan bị lật lại án ở trong quân nên bị tước đi mất hai phần bổng lộc.

    Sau khi nghe chuyện của Trương Tính, Đan tính xin với Sỹ Giao làm cho ra lẽ vụ án của lão Trực Hiến để răn đe bọn quan lại cũ của thời quan đô hộ trước đó. Sỹ Giao nghĩ tới nghĩ lui liền ghé phủ hỏi chuyện Chí Liệt thì người anh trưởng cho là chưa phải thời điểm thích hợp. Bọn này vẫn còn mối liên hệ với đám quan lại ở Trung Nguyên, chưa thể hành động ngay. Nếu rút dây động rừng e lại có một Triệu Hoằng, Thôi Kết, Quế Trọng Vũ thứ hai.

    Lần này triều đình đã xuống nước, phó mặc Giao Châu vô chủ cho đám thủ lĩnh người nam ta cầm quyền. Bản thân tên Lỗ Hạo cũng không dám nhắc tới chuyện thuyên chuyển Dương Thanh tới Quỳnh Châu để thăm dò nữa. Xem ra tình thế này, ý của Phạm Đan muốn cư xử công bằng với đám quan lại cũ là câu chuyện rất khó khăn. Một khi bọn ấy có ý không tốt, đất nam lại một phen nữa lao đao.

    Phạm Đan nghe lời Sỹ Giao thuật lại mà thấy không vui, hẹn với Đặng Hoài kể lại chuyện nhà họ Tô. Đặng nghe mà đáp lại lời như Sỹ Giao, chưa phải lúc. Đan không hay khéo với bọn quan gia, ghé thăm từng nhà hỏi chuyện đều bị chối từ hết thảy.

    Một tuần sau, phủ Liễu tá bị cháy, Trương Tính thoát chết nhưng cũng bị phạt tội giáng xuống hai chức. Phạm Đan bấy giờ làm nhập viện phán án, chức dưới Sỹ Giao hai phẩm bậc thấy họ Trương vừa tội vừa thương cho vào phủ đô hộ giúp việc có ý nâng đỡ họ Trương trở lại làm Liễu tá.

    Tang bác chưa tròn trăm ngày, Trương Tính lại nghe ở Vũ Bình, Tô Trung Trực bị bọn huyện nha cũ bắt nạt, nhốt vào lao ngục vì tội thua bạc, lại nhục mạ bọn chúng nên bị đánh cho nhừ tử. Vết cũ chưa lành, vết mới lại hằn lên, từng thớ thịt của kẻ tội nhân lại càng thêm đau rát, không sao mà gượng dậy được.

    Liêu Đức Thinh được phân làm thanh tra châu ở huyện quê cũ thường ngày vẫn thường thấy tên cổ dài đó đến ghé thăm, mấy ngày không thấy hắn ghé thì hỏi huyện lệnh họ Mao về tung tích của Trung Trực. Hắn bảo đâu quản được chuyện bọn áp nha. Có tội tự chịu, làm sư gia không tốt thì phải làm áp nha, làm áp nha phạm tội thì làm phó thường dân là tốt lắm rồi lại còn lên tiếng nhục mạ bọn chúng, quỵt tiền của bọn cùng làm, chúng xử tội là đúng. Đức Thinh tức giận đem lòng oán bọn nha huyện cũ này. Hàng ngày thầm cho người vào trong nhà lao chăm ăn uống, lại cho tâm phúc vào canh gác cho con trai lão ân nhân cứu mạng họ Liêu và ghi chép lại những chuyện đã xảy ra tấu với Kinh lược phán án Bá Nam quân sư.

    Tiếng đến tai Trương Tính, Tính nói với Đan. Ngày rằm tháng chín năm ấy, Dương Thanh đi thị sát châu Phong, thăm viếng đất tổ người Nam, Phạm Đan xin họ Đỗ xuôi dòng Đáy trở về thăm ấp cũ ở suối Yến, Động Đỗ. Sỹ Giao mấy hôm trước có nghe chuyện bàn ra bàn vào của bọn người trong phủ nên biết ý họ Phạm sẽ qua huyện Vũ Bình sợ là sẽ làm loạn ở nha huyện nên không đồng ý, lại viện rằng “Anh trai Chử Thị là Chử Thoán lâu rồi chưa gặp hai người em và các cháu, sao anh Đan không dẫn Chử Thị và hai anh em thằng Minh về đất Long Đàm?”.

    Biết ý của Sỹ Giao, Phạm Đan xin nghỉ việc phủ Đô hộ vài ngày để trở về Long Đàm cùng gia quyến. Sỹ Giao sai Trương Tính ở trong phủ đô hộ trong coi, còn tự mình qua đất Long Biên để gặp bạn cũ. Tính đang có ý ngầm đi theo họ Phạm thì bị dội gáo nước lạnh liền thất vọng tuân lời ở lại phủ.

    Phạm Đan hẹn Trương Tính ở bến sông Tô mà không thấy hắn đến liền cho người vào trong thành hỏi dò. Biết Tính không tới được nên Phạm Đan tự mình vượt sông Tô đi bộ về phía tây nam, còn gia quyến để Chử Thị dẫn về Long Đàm bằng chiếc xe ngựa.

    Sáng ngày sau, Phạm Đan có mặt ở thành Đỗ Động. Lúc chờ ngoài phủ huyện nha, Phạm Đan trông thấy một tên khuôn mặt bóng bẩy, áo quần bảnh bao, mắt luyến thoắng nhìn xung quanh. Trông thấy Đan quê kệch đứng ngoài phủ huyện, hắn buông lời suồng sã:

    - Thằng quê mùa. Mày chưa thấy phủ quan bao giờ à? Chỗ này không phải chỗ để mày đứng con ạ. Xê ra, xê ra!

    Phạm Đan mắt nháy nháy lặng yên xem hắn định giở trò gì. Hắn thấy họ Phạm không nói không rằng lại thóa mạ, chân đạp thẳng vào sống lưng. Lạnh gáy, Đan dùng tay vặn gẫy chân hắn một cái khựng thật lớn. Điếng người, hắn kêu bọn lâu la dùng gậy gộc xông tới.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    ---QC---


Trang 21 của 22 Đầu tiênĐầu tiên ... 1119202122 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status