TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 2 của 8 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối
Kết quả 6 đến 10 của 40

Chủ đề: Hồng Bàng Lập Quốc Kì Rewrite

  1. #6
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    466
    Xu
    425

    Mặc định


    TÁC PHẨM: HỒNG BÀNG LẬP QUỐC KÍ
    THỂ LOẠI: XUYÊN KHÔNG, QUÂN SỰ
    TÁC GIẢ: phamtranquangdung



    CHƯƠNG 5: THÂM CANH TẠI LÀNG (3)

    Năm nay, Hoàng Anh Kiệt đã 8 tuổi rồi, công việc của nhà họ Hoàng đều đã phần nào vào quỹ đạo. Các sản phẩm như bếp, thịt thỏ, thịt bồ câu, lông bồ câu, da thỏ, mộc nhĩ của họ đang được bán rộng rãi khắp các làng và ở trong trong huyện Hồng, mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho mọi người. Lúc này, nhiều người lớn trong họ cũng bắt đầu manh nha ý định bỏ nghề chài mà đi lên bờ làm lụng, vì nghề kia rõ ràng có lợi nhuận cao hơn.

    Biết được ý định này, Kiệt kiên quyết không đồng ý. Thứ nhất, nghề mới lợi nhuận cao thì có cao, nhưng nếu mở rộng sản xuất tràn lan thì lợi nhuận tuyệt đối không còn cao như trước. Thứ hai, tuyến đường gia thông huyết mạch từ làng Bàng đến huyện Hồng chính là con sông Hiên, muốn hàng đến được dưới huyện thì không thể không có những tay chèo thuyền chuyên nghiệp như người lớn nhà họ Hoàng. Kiệt cũng biết rằng lợi nhuận sẽ dễ làm con người ta đỏ cả mắt lên.

    Vì thế, Kiệt đành đưa một biện pháp trung dung, đó là kế hoạch nuôi cá lồng và mô hình R- V-A-C. Nuôi cá lồng có thể sống ngay trên sông nước, mà thu hoạch cao hơn nghề chài thông thường. Nghề này tận dụng được các ưu thế của họ Hoàng : tinh thông thủy tính của sông Hiên, bơi giỏi lặn thạo, mà vẫn làm người lớn họ Hoàng duy trì công việc sông nước. Còn mô hình R- V-A-C ( ruộng- vườn- ao- chuồng) lại càng thêm lợi, phụ nữ họ Hoàng trước chỉ biết theo chồng chài lưới, năng suất làm việc không cao. Với sức khỏe của mấy bà, mấy cô, mấy bác thì việc làm mô hình trên cũng chả khó gì. Mà đã thế, thu nhập sẽ tăng lên rất nhanh, hơn wanx nhờ thế mà phổ cập chữ quốc ngữ cũng sẽ nhanh hơn, vì muốn làm mô hình R- V- A- C thì nhiều việc phải có ít chữ mới được.

    Nghĩ là làm, Kiệt liền nhờ ông nội đánh một hồi kẻng. Kẻng này gọi là kẻng họ, tức làm mỗi khi trong họ có việc, sẽ đánh một hồi kẻng để gọi thành viên trong họ về họp. Nghe tiếng kẻng, tất cả thành viên họ Hoàng : trai gái, dâu rể, già trẻ nhanh chóng sắp xếp công việc rồi đến nhà thờ họ. Nhà thờ họ vừa được mở rộng thêm từ tiền lãi của mấy vụ làm ăn vừa qua, nên đủ sức chứa toàn bộ họ Hoàng.

    - Hôm nay sở dĩ tôi đánh kẻng gọi mọi người đến là vì thằng cháu Kiệt nó có việc muốn bàn.
    - Thưa các cụ, các cô các bác các chú ( Kiệt là chắt trưởng- ông nội là anh cả, bố là con cả, nên về cậu chỉ có các chú, bằng vai nhưng lớn hơn bố cậu thì chỉ có các cô hoặc bác rể), cháu hôm nay mời mọi người đến là muốn mọi người tư vấn cho một vấn đề. Cháu nghĩ mấy hôm rồi, mấy thứ như thỏ, bồ câu thì chỉ người giàu một chút mới có tiền ăn, ta có bán cũng không thể bán nhiều. Bếp của ta thì bền, 5 năm mới hỏng, bán cho một người thì 5 năm sau mới bán lại được, nên tình hình này quả thực khó khăn. Bây giờ ta nên chăm chú vào nông nghiệp là hơn. Có câu « dân lấy ăn làm gốc », việc trồng chọt, chăn nuôi là căn bản của mỗi gia đình, ta nên làm gấp.

    Nghe Kiệt nói thế, tất cả đều sôi nổi bàn tán. Lần này, không chỉ họ Hoàng có mặt, một vài người các họ khác có quan hệ thông gia với họ Hoàng, kể cả hai họ Đào Đỗ cũng tới nghe ngóng. Kiệt biết rằng cơm phải ăn từng ngụm thì không bị nghẹn, nên một mặt cậu trình bày kế hoạch, mặt khác liên tục mới mọi người trình bày suy nghĩ, thắc mắc, kinh nghiệm. Thế nên cuộc họp họ ban đầu chỉ định để diễn ra trong nội ngày hôm đó, lại kéo dài ra 10 ngày, và không phải là họp họ, mà là họp làng. 10 ngày họp liên tục, tất cả mọi người ai cũng hết sức hăng say phát biểu, đem hết tâm can vốn liếng ra, bởi họ hiểu rất khó có cơ hội này lẫn nữa.

    Hai lần trước, họ không quan tâm, để họ Hoàng có lợi. May mà lúc đấy chỉ là thứ lợi con con, vốn để bọn con nít đi làm, nên chưa chể nào để họ Hoàng lật mình. Dẫn đầu cả làng được. Nhưng bây giờ cả họ Hoàng cùng làm, thì lại khác. Thế nên cả trưởng họ hai họ Đào Đỗ vốn kình nhau vẫn bỏ qua hết tất cả để đi nghe họp.


    10 ngày họp, mọi thứ đã đâu vào đấy. Lần đầu tiên, cả làng biết được về quy mô lớn hơn của một ngành nông nghiệp khi kết hợp tất cả mọi yếu tố Nông- Lâm- Thủy sản lại vào một mối, khiến tất cả rằng buộc lại với nhau, mà lợi ích lại cực cao. Ở chiều ngược lại, có cả làng góp sức, nhiều thứ khó khăn đã được giải quyết, nhiều công đoạn trung gian được bỏ đi.

    Ý tửng ban đầu của Kiệt đi theo hướng phát triển từng phần :

    + Trước tiên, cá hoang được bát vào lồng cá giữa sông, nuôi lớn. Bằng cách tập trung được thức ăn, cá sẽ lớn nhanh hơn so với tự nhiên. Số cá sẽ được dùng như vốn ban đầu.
    +Tiền bán cá, đem đi mua giống rau. Cac loại rau, củ quả sẽ được dùng để ăn, còn những rau củ nhỏ thì cho thỏ ăn, phân thỏ và bồ câu bón xuống vườn, tuần hoàn giữa chuồng với vườn. Bán thỏ và bồ câu lấy tiền, đủ tiền thì mua thêm gà. Tiếp tục tuần hoàn chăn nuôi- trồng trọt, nhiều lần với các giống gà và lợn. Đến khi đủ tiền mua trâu là coi như tiến lên ruộng. Ngoài ra, một số loại có thể lằm mứt như bí… dùng để bán khi tết.
    + Có trâu cày, năng suất tốt thì tiến hành làm ruộng. Trong nhưng thửa ruộng đã đực bón phân tốt, làm cỏ kĩ, cày bừa nhiều lần sẽ trồng giống lúa tốt nhất, được ủ cẩn thận nhất, lên mạ khéo nhất, và được chăm bón từ những người cần cù nhất, để luôn đảm bảo nước và phân đủ cho cây lúa phát triển. Trong ruộng lúa nước, cá giống con được thả, để khi lớn đem ra bè cá thả nuôi vỗ béo.
    + Với những loài cá ăn lúa, hay sống ở tầng nước sâu thì phải đào một cái ao to, sâu có hệ thống bơm thoát nước tốt để nuôi. Phân từ chuồng được dùng làm thức ăn, nước từ ao được dùng để tưới lên vườn, rửa chuồng. Nước lại được bổ sung thêm từ dưới sông thông qua những chiếc bơm cơ học- loại bơm giống thứ Ác-si- mét đã từng làm ngày trước.
    + Trong rừng, ven làng thì trồng nhiều tre, tre mau lớn, đôi khi lấy măng về ăn, nhưng thân tre dùng làm lồng cá, rào dậu gào ruộng vường, ao để gà qué, vịt ngỗng không thể đi vào bắt cá con. Thêm nữa cũng có những chỗ phải làm ở chuồng trâu, chuồng lợn nữa.
    +Ngoài trồng lúa nước tại các ruộng nước, các ruộng cạn phải thường xuyên trồng cây công nghiệp ngắn ngày : lạc, vừng, mía, khoai lang, cây ăn quả… vì càng trồng tập trung, có sự chăm bón từ tập thể- miễn là ăn chia đều, ai cũng sẽ hăng hái làm, thì những cây này sẽ cho năng suất cực cao. Cỏ phải chỗ trồng riêng, cỏ trồng để trâu bò ăn, nếu nhiều thì đem ủ chua để trâu bò.
    +Các mặt hàng phụ, thủ công có được từ việc chăn nuôi, trồng trọt: đường, sừng, lông, trứng,... có thể đem bán lấy tiền trang trải thêm.

    Nhưng khi cả làng đã bắt đầu cùng sắn tay vào làm việc, tất cả lập tức diễn ra đồng thời, mà vẫn tuần tự. Họ Đỗ xin lo phần giống lúa, trâu cày, họ Hoàng lo phần cá mú, rau củ, giống vật nuôi, họ Đào- vốn khéo tay vì phần nhiêu chuyên trồng dâu nuôi tằm- mà xưa nay nuôi tằm thì ăn cơm đứng, đủ biết họ giỏi thế nào, nên nhận công tác đi chăm vặt nuôi nhỏ, cá giống. Cac họ nhỏ hơn trong làng, đi làm giào dậu, thổ mộc…

    Tổng số tiền huy động được trong lần này tương đương 1 000 lạng bạc trắng, số tiền rất lớn nên phải lập ra ban ngành đoàn thể . Kiệt đề xuất hai cách, đầu tiên là việc lập ra các đội y như các đội làm việc trong nhà họ Hoàng, trong đó đội thu mua phải có đủ cả 3 họ lớn, để giám sát không cho tiêu dùng việc tư, ăn cắp ăn nảy gì. Hai là đã cùng làm việc, thì phải ăn chia cho sòng phẳng, lợi nhuận về sau được chia theo kiểu trước tính tiền góp vào, sau tính công góp vào. Và lợi nhuận phải lấy lợi nhuận 5 năm một, là để vốn xoay vòng đủ lâu, có thế thì sau này chẳng may muốn tách ra làm ăn, cũng có đủ vốn cho từng nhà.

    Sau một hồi tranh luận, tất cả đồng ý kí kết văn tự. Cũng nhân lúc này Kiệt đứng ra đề xuất chữ quốc ngữ. Theo ý của cậu, bây giờ chữ Hoa khó học, sau này nhiều việc phải lập biên bản, đến lúc đó làm sao mà viết được biên bản cho chuẩn. Thế rồi việc này cũng thông qua, vì mọi người hiểu sòng phẳng mới dễ hòa hợp. Cũng chính tại đây, các chức sắc trong làng được bầu lại cẩn thận, đặc biệt là bầu theo kiểu như trong hợp tác xã Kiệt từng xem trên ti vi ngày bé, mấy cái phim Đất và Người, Người Vác Tù Và Hàng Tổng,… :

    + Ông nội Kiệt, Hoàng Văn Ngang làm chức Trưởng Làng- Kiệt thấy gọi thế cho thuận miệng, như mấy bộ phim hay xem. Ông nội Kiệt có vai trò kiểm tra giám sát việc mọi người đang làm. Ông có chức to, là vì Kiệt là người biết cách làm mấy công việc này, ông là ông nội, nước lên thuyền lên.

    + Trưởng họ Đỗ, Đỗ Kính Cung làm vai Phó Trưởng Làng, chuyên về điều động nhân sự, vì ông này từng là ở mấy xưởng mộc nên biết cách quản lý nhân sự.

    + Trưởng họ Đào, Đào Cân làm Phó Trưởng Làng, chuyên về mảng tiền bạc. Là một lão nông, việc chi tiêu hiển nhiên rất dè sẻn, vì thế có thể hoàn toàn yên tâm việc ông ta giữ gìn tài sản, không dễ đem ra khi chưa có giấy tờ đàng hoàng.
    + Trưởng họ Trần, tức là bố Trần Quan Nam ,ông nội Trần Phương Nhung là chức đội trưởng đội trị an, vì ngày xưa ông này là họ trò giỏi nhất trong các học trò của ông cố Kiệt.
    + Hoàng Văn Định, bố Kiệt, giữ chức đội trưởng đội cá.
    + Trần Quan Nam, giữ chức đội trưởng đội thương mại, bán hàng cho làng.
    + Đào Hơn, con ông Cân, giữ chức đội trưởng chăn nuôi.
    + Đỗ Văn Tiến, con trưởng Đỗ Kính Cung thì giữ chức đội trưởng đội canh tác ruộng

    Và còn nhiều nữa. Nói chung là 3000 người của làng Bàng, giờ đều có việc để làm cả. Lần đầu tiên trong đời, nhiều người mới thấy được một không khí làm việc hăng say, miệt mài như vậy trong làng. Bọn con trai trong làng, nhất là hai họ Đào Đỗ không còn hục hặc nhau, mà chung lưng đấu cật đi làm những công việc nặng nhọc. Trong làng, nhất là lúc trời chiều, chưa tắt nắng, những lớp học chữ quốc ngữ đầy ắp người, từ cụ già mắt mũi kèm nhèm, đến đứa oắt con thò lò mũi, ai cũng đều đi học, đọc từng con chữ, ghép từng vần, từng từ,….

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


    Góp Ý: http://www.tangthuvien.vn/forum/show...4#post20346674
    ---QC---
    Trong trí tưởng tượng thì không có gì là không thể.


  2. Bài viết được 4 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    ComradeH,giangbery,hailam1991,thanhnguyen,
  3. #7
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    466
    Xu
    425

    Mặc định


    TÁC PHẨM: HỒNG BÀNG LẬP QUỐC KÍ
    THỂ LOẠI: XUYÊN KHÔNG, QUÂN SỰ
    TÁC GIẢ: phamtranquangdung



    CHƯƠNG 6: BÁCH VIỆT ĐỆ NHẤT PHÚ GIA

    Năm Phù Kinh 13, đời vua Thành Tông Đại Hoa, vua Thành Tông băng hà, hưởng thọ 45 tuổi, là vị vua thứ 13 của Đại Hoa, con trưởng lên ngôi, gọi là vua Thường Tông, Thường Tông lên ngôi trong hoàn cảnh đất nước thanh bình, man di thần phục, trong kho của tiền nhiều đến vài 400 000 000 lạng bạc trắng, chưa kể đến lượng thuế vẫn đang thu vào.

    Chính vì thế, Thường Tông muốn vượt cha mình, chỉ có thể dùng chiến tranh xâm lượng. Trong vòng 15 năm tại vị tiếp theo, ông ta phát động đồng thời 9 cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia khác : Hồi Hột, Bắc Cương, Nga La Tư, Nam Chiếu, Miến Điện, hải chiến Phù Tang, đánh Cao Câu Ly…. Đi đôi với chiến tranh là sự thâm hụt ngân sách, lao dịch cũng tăng đáng kể, các sắc tộc ít người đều vô cùng bất mãn, đều muốn nổi loạn.

    Bách Việt, vùng đất mới chiếm đóng được 50 năm này cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Từ khi vua Thường Tông của Đại Hoa vì chiến tranh mà tăng thuế lên 5 lần, đời sống dân chúng ngày một khó khăn. Để thu được đủ thuế má, quan lại nặn bóp dân đủ kiểu, từ tăng thuế, đặt thêm thuế, phân tách thuế ra thành nhiều thành phần, đánh thuế người chết,… Nếu không phải quân thường trực đủ mạnh, dân Bách Việt không làm loạn ngay mới là lạ.

    Hoằng Hạo, tổng binh Bách Việt mưu đồ bá nghiệp, cắt lấy đất Bách Việt cũ để cát cứ xưng vương. Tuy nhiên dân Bách Việt không ngu, Hoằng Hạo có lòng gì, ai ai cũng biết rõ. Không biết làm thế nào, một bức mật thư mà người Bách Việt viết rõ về mưu đồ của Hoằng Hạo về Hoa Kinh, khiến hoàng đế Đại Hoa phải cấp tốc triệu Hoằng Hạo về. Nhờ ô dù thần thế, Hoằng Hạo thoát tội, nhưng không còn được tin cậy như trước, thể hiện ở chỗ vua Thường Tông cử một viên thái giám tới nhận việc giám sát mọi thứ.

    Từ đây, dân Bách Việt chịu cảnh một cổ hai tròng. Hoằng Hạo cần tiền để chuẩn bị vũ trang, nuôi tư bình, dưỡng tử sĩ, triều đình Đại Hoa cũng cần, nên việc thu thuế nhanh chóng trở nên chồng chéo. Thậm chí có luc quân Hoằng Hạo vừa thu xong, quân triều đình lại thu tiếp, dân không biết kêu ai.

    Một trong những người chịu thiệt nặng trong chuyện này, là những phú thương lớn của Bách Việt. Bùi gia, Bách Việt đệ nhất phú gia cũng bắt đầu lao đao trong những vụ đút lót, thu thuế kinh khủng khiếp trên. Còn may là họ Bùi vẫn còn thuyền buôn đi buôn thẳng lên Đại Hoa, vẫn thu nhập được chút đỉnh, chứ không thì sạt nghiệp lâu rồi.

    Họ Bùi không cam lòng, ăn trắng không làm giàu nổi thì ăn đen. Họ quyết định buôn lậu và lập lại gia nghiệp ở các nước Ai Lao, Miến Điện, Nam Chiếu, … Miễn không còn phải chịu cái cảnh một cổ hai tròng này là ổn. Các tiểu vương quốc Cham Pa ( Chiêm Thành, Cao Miên, Chân Lạp,…) cũng là một điểm đến lý tưởng.

    Nơi họ chọn để làm bình phong là huyện Hồng. Trước hết lấy cớ trồng cây trẩu nhăn lấy nguyên liệu làm keo, làm sơn bán cho các nơi, họ đến đây mua đất đai, thuê tá điền, đặc biệt là xây cảng biển Phù Na. Có cảng Phù Na, những chuyến thuyền buôn vào Chiêm Thành, Chân Lập, Xiêm La,… dễ hơn rất nhiều.

    Tình hình này cố nhiên khó lòng qua mặt được Hoằng Hạo, y cũng cử người đến giám sát, nhưng rồi không may thay, lại dính cái vụ bất tín nhiệm của vua Thường Tông, y bị người của vua giám sat liên tục, quyền lực trong tay phải dùng hết tâm lực mới có thể tránh bị mất đi quá nhiều. Thành ra không có thời gian để ý người y cử tới giám sát, khiến tên này về sau cũng không làm được gì ngoài nhận tiền họ Bùi rồi ăn chơi.

    Cũng chính vì họ Bùi đứng ra thuê người trồng và khai thác trẩu nhăn, đời sống của dân chúng vùng này đã được cải thiện rất nhiều. Nhờ vậy, khi Kiệt bán những món hàng như thịt bồ câu, thịt thỏ hay bếp tiết kiệm củi, thị trường hoàn toàn thuận lợi, vì nếu như vẫn nghèo như ngày chưa có họ Bùi đầu tư, thì thà rằng mất sức, ăn cá khô vào lễ tết chứ nhất quyết không thể bỏ tiền ăn những món mà Kiệt làm ra.

    Những món từ làng Bàng tuôn ra khắp huyện Hồng tuy chưa có gì to tát, nhưng sau khi tận mắt nhìn qua, Bùi duy Linh cũng thấy khá ấn tượng. Với mấy món ăn như thỏ hay bồ câu, ông ta mặc kệ, nhưng với những cái bếp với hệ thống thông gió và sự tiết kiệm của nó, thì lại khiến ông ta thấy rất hứng thú. Tất nhiên chỉ hứng thú thôi, chứ còn việc ở cái đất Bách Việt này, Bùi Duy Linh tự tin rằng không mấy ai có thể bằng ông trong khoản kinh doanh. Mấy thứ kia thắng ở sự mới lạ mà thôi.

    Nhưng dù sao cũng lâu lâu mới có dịp, Bùi Duy Linh liền dẫn bầu đoàn thê tử đi ăn một bữa cho biết. Bước chân vào quan ăn do Trần Quan Nam mở, chọn món ngon xong, trong khi chờ đợi, nhận thấy việc giá cả hoặc được niêm yết rõ ràng, hoặc được một nhân viên liên tục hô to trước cửa, ông ta liền quay qua hỏi cả các con xem có biết tại sao không.

    - Để thu hút khách ạ !- Con trai trưởng của ông ta, Bùi Duy Sơn lên tiếng trước.

    - Theo con là để niêm yết trước, khách biết mình có thể chọn món nào vừa túi tiền.- Đứa thứ hai, Bùi Duy Hải cẩn thận nói

    - Con nghĩ họ làm thế để khách biết mình có thể vào hay không, tránh trường hợp khách vào mới biết không đủ tiền, họ sẽ xấu hổ. Thế là lần sau vị khách ấy sẽ không vào nữa !- Con gái út, Bùi Khả Nghi thỏ thẻ đáp.

    - Ha ha !- Bùi Duy Linh cười, phần vì vui mừng khi các con có thể lý giải được mánh lới kinh doanh, nhưng cũng hơi buồn vì chỉ có đứa con gái là đưa ra lý do quan trọng nhất. Con gái lớn thì lấy chồng, làm lợi cho nhà chồng.

    - Lên đây đi, hôm nay anh mời mấy đứa !- Đột nhiên, giọng một bé trai vang lên làm ông chú ý. Một thằng nhóc đĩnh đạc bước lên lầu trên, đi cùng nó là 2 cô bé cùng 2 nhóc trai bé hơn.

    - Cậu cả Anh Kiệt đến chơi !- Một nhân viên phục vụ vội tiến lên chào hỏi

    - Chào chú ! Chú cho bọn cháu một xuất bồ câu nướng, một thỏ nước vừng,…- Kiệt bắt đầu kể vài món ra, tầm hơn 10 món gì đó.

    - Anh định cho mấy người ăn vậy !- Đào Thùy Linh càng nghe Kiệt kêu, càng thấy lo, nên hỏi kĩ lại.

    - Chỉ có chúng mình ăn thôi ! Nhưng mà anh ăn nhiều lắm, mỗi món lại phân ra cho mấy đứa nếm thử nên phải kêu nhiều một chút.

    - Anh Kiệt luyện võ nên ăn nhiều đúng không !

    - Nhung hiểu đúng rồi đó ! Người luyện võ như anh phải ăn nhiều mới có sức. Sau này mấy nhóc em anh cũng đều ăn nhiều như anh bây giờ vậy.

    - Thế thì anh phải làm làng mình giàu nữa mới được!- Nhung nói đùa.

    - Tưởng gì, thần đồng như anh lại phải sợ chuyện ấy sao.

    - Thôi không bàn mấy việc ấy nữa, hôm nay mình đi dạo quanh phố huyện nhé!

    - Tất nhiên, mấy nhóc cũng phải ngoan ngoãn nghe lời chị Linh với chị Nhung nha.

    - Vâng!- Hai đứa em của Kiệt vội gật đầu

    Nghe qua câu truyện, Bùi Duy Linh cũng chỉ thấy một thằng nhóc có chút tự phụ, nên cười cười bỏ qua. Nhưng thằng con lớn của ông, vốn rất hiếu thắng, liền lên tiếng chế diễu:

    - Thần đồng của cái chỗ bé như lỗ mũi này thì đáng mấy tiền.

    - Đáng đúng một xu!- Kiệt cười cười đáp lại.

    - Ha ha ha!- Thế là Duy Sơn cười vang,- Thần đồng đáng một xu!

    - Hài!- Bùi Duy Linh khẽ lắc đầu thở dài, còn Bùi Khả Nghi thì khẽ nói thầm vào tai anh rằng, kiệt là thần đồng ở đây đáng giá có 1 xu thì kẻ mới tới như ông làm gì tới 1 xu ấy.

    - Này, đừng có láo!- Duy Hải nhảy ra trước, anh em trong nhà bảo vệ lẫn nhau.- Có giỏi thì cùng tao so tài.

    - Được!

    - Mày ra câu đố trước đi!

    - Được, bố vợ của em rể mày mà chết, mày có phải để tang không?

    - Có, à không, à có à không?- Duy Sơn lên tiếng trả lời trước, nhưng rồi nghĩ lại thấy sai sai nên cứ ấp úng. Còn Duy Hải thì chưa trả lời vội, nhưng ngẫm mãi chưa ra.

    - Có, bố vợ của em rể mình là bố mình !- Khả Nghi thấy hai anh đều quả bí, đành lên tiếng trả lời hộ

    - Chơi không đẹp rồi, tôi và ông kia đố nhau cơ mà.- Kiệt cũng chả cay cú, vì chỉ riêng việc dùng mấy kiến thức của thế giới cũ đã quá mữa bẩn rồi, nên không có ý ngăn người ta gọi hội.

    - Vậy cậu có thể đố câu khác !- Lần này, duy sơn lên tiếng, giọng hạ xuống nhiều, vì nó cũng biết xấu hổ khi 3 anh em cùng vào đấu.

    - Được rồi, anh rể của bố vợ thằng em con chồng bà ngoại nhà hàng xóm gọi bằng gì ?


    Lần này thì đến Bùi Duy Linh cũng chịu nói gì đến lũ nhóc. Bùi Duy Sơn giận dữ chửi luôn :
    - Đây là câu hỏi không có câu trả lời !- nghe anh nói, Hải và Nghi đều như bừng tỉnh. Còn Bùi Duy Linh thì khẽ lắc đầu, hóa ra thằng nhóc kia cũng chỉ có vậy

    - Ai bảo không có câu trả lời. Nếu có thì sao ?

    - Thì bọn này chịu thua luôn, bữa ăn của cậu hơm nay sẽ do bọn này thanh toán.

    - Nghe cũng được đấy. Thôi được rồi, nghe cho kĩ nhé. Câu trả lời là gọi bằng « miệng »

    Sau vài giây chưng hửng, mấy đứa nhóc nhà họ Bùi mới hiểu ra. Thật sự không thể tưởng tượng được

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile



    Góp Ý: http://www.tangthuvien.vn/forum/show...4#post20346674
    Trong trí tưởng tượng thì không có gì là không thể.

  4. Bài viết được 5 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    ComradeH,giangbery,hailam1991,thanaret25,thanhnguyen,
  5. #8
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    466
    Xu
    425

    Mặc định


    TÁC PHẨM: HỒNG BÀNG LẬP QUỐC KÍ
    THỂ LOẠI: XUYÊN KHÔNG, QUÂN SỰ
    TÁC GIẢ: phamtranquangdung



    CHƯƠNG 7: BÁCH VIỆT ĐỆ NHẤT PHÚ GIA (2)

    Hoàng Anh Kiệt hì hì gọi thêm vài món nữa, có người đãi thì phải ăn cho bõ chứ. Ngày thường, tuy Kiệt có khá rủng rỉnh tiền, nhưng với cậu việc ăn chùa vẫn có cái thú của nó.

    Hoàng Anh Kiệt tuy miệng ăn, song vẫn luôn quan sát mấy người nhà họ Bùi. Từ hành vi, lời nói, cậu cũng có vài phần hiểu biết, con cả Bùi Duy Sơn tuy có chút thông minh, nhưng quá nóng nảy, không biết kiên nhẫn. Bùi Duy Hải thì kiên nhẫn hơn, biết thì nói không biết thì không nói, nhưng tài trí cũng chưa chắc hơn anh mình mấy phần. Bùi Khả Nghi tuy là con gái, nhưng tài trí hơn hẳn các anh, lại biết nghĩ tới điều sâu xa- như khi cô nhận ra thâm ý trong câu chửi của Kiệt thì chỉ khẽ nói cho Duy Sơn biết. Nếu không phải gã ngốc đó bô bô cái mồm, thì không ai biết mà chê gã cả. Riêng người cha, Bùi Duy Linh, người này thâm tàng bất lộ, phần tài trí chắc chắn rất cao, Kiệt thắng trận trước cả ông ta là nhờ kiến thức hậu thế, chứ không hẳn là tài năng.

    Ăn uống no nê, Kiệt định phủi đít đứng dậy, nhưng thấy no quá, không tài nào đứng lên nổi, thế là đành ngồi yên. Thế rồi, đột nhiên Duy Sơn đập bàn cái rầm.

    - Đầu thêm ván nữa! Lần này bọn này ra đề.

    - Tiền cược là gì?

    - Bọn này đãi các cậu một bữa nữa!

    - Cũng được đấy, nhưng để hôm khác, hôm nay no rồi.

    - Làm ơn đi mà!- Duy Sơn vội năn nỉ, câu ta không cam tâm thua thế này.

    - Tôi bảo để hôm khác mời ăn, cứ đố đi chứ!

    - Thế hả, xin lỗi, hiểu nhầm. Ta làm câu đối, được không.

    - OK !

    - Hả ?

    - LÀ đồng ý ấy mà.

    - Câu đối tớ ra là : Đẹp vàng son.- Bùi Duy Sơn vừa nói, vừa lấy cái vòng tay vàng ra khoe

    - Ngon mật mỡ.- Hoàng Anh Kiệt thì cầm cái bát vừa ăn lên, đối lại.

    - Con mẹ nó chứ !- Duy Sơn há hốc mồm, không ngờ vế đối của mình lại bị đáp lại như thế.

    - Anh để em. – duy Hải tiến lên, lại cầm cái vòng vàng của Duy Sơn, nói luôn- Dưỡng Thiên Hạ Chi Công ( tiền bạc có công nuôi người trong thiên hạ).

    - Nối Tổ Tông Chi Nghiệp !- Kiệt chỉ xuống hạ thể, đáp luôn ( cái đó dùng để khai chi tán diệp, sinh dòng nối dõi).

    ( Đọc trong Thần Đồng Đất Việt, tập Cứu Tinh Dần Béo, nói trước kẻo anh em bảo nhai nhái ở đâu lại kiện thì khổ)

    Hai câu đối, một mặt vừa đối chỉnh, mặt khác lại hạ thấp được đối thủ, khiến hai tên nhóc kia càng ngẫm càng thấy cay. Lúc này Khả Nghi lại phải thay hai anh mình ra trận, cô bé quả thực quá giỏi so với con gái thời này.

    - Thân con gái không hiểu biết nhiều, xin ra vế đối: Thập Khẩu Tâm Tư, Tư Quốc, Tư Gia, Tư Phụ Mẫu.

    - Thốn Thân Ngôn Tạ, Tạ Thiên, Tạ Địa, Tạ Quân Vương.

    ( Đọc Thần Đồng Đất Việt, tập 51, Độc Chiến Minh Triểu, trang 65-67 để biết rõ)

    Hai bên hòa nhau, vế đối chuẩn nhưng không vế nào hạ đối phương xuống. Là thân con gái, Nghi nói về chữ Tư- là nhớ nhung không có gì là sai. Thân nam nhi như Kiệt biết lễ nghĩa, phải biết đến Tạ- biết ơn, là sự thường.

    - Ván này hai thua, một hòa. Bọn này bại!- Duy Sơn và Duy Hải uể oải nhận thua.

    Bùi Duy Linh cũng hết sức khoái cậu nhóc này, rõ ràng sinh ra ở một nơi không phải phồn hoa đô hội, nhưng nền giáo dục của cậu nhóc này rõ ràng hết sức vững và có căn bản. Bản thân là một đại thương gia phú khả địch quốc, ông hết sức khoái nhân tài. Tất nhiên, thơ phú thì cũng có cái hay, nhưng với ông thứ tài làm thơ chỉ là phụ. Sở dĩ đến đời Duy Sơn , Duy Hải, Khả Nghi lại được cho học chữ nghĩa nhiều, là vì Bùi Duy Linh biết rằng muốn duy trì sức mạnh gia tộc thì phải chen chân vào được giới sĩ phu, phải đi con đường quan lại. Còn thương nhân, có giàu hơn cũng chỉ là lợn béo cho thịt, trâu khỏe để kéo cày.

    - Này nhóc, người ta thường nói quá tam ba bận, thêm ván nữa nhé?

    - Vậy ông định thân chinh ra trận hả, cũng được ạ?

    - Ta có một phép tính, nếu cháu làm được, ta tặng một lượng vàng!

    - Một lượng vàng!- Suýt nữa thì Nhung và Linh đã hét lên vì sợ, trong mắt bọn nhỏ, vàng là thứ xa xỉ chừng nào.

    - Có lợi mà không biết chiếm, tất trời tru đất diệt.

    - Được, bài toán như sau. Xưa có người phú ông giàu có, ông chết lúc vợ đang có mang. Trước khi ra đi, ông để lại 3 hồm vàng và trăn trối rằng, hễ sinh con trai thì con 2 hòm mẹ 1 hòm, sinh con gái thì con 1 hòm mẹ 2 hòm. Nhưng người mẹ lại sinh đôi một trai một gái. Vậy chia ra làm sao?

    - Rất đơn giản, con trai gấp đôi mẹ, mẹ gấp đôi con gái, thế thì cứ tình như sau, con gái một phần thì mẹ được hai, mẹ được hai thì con trai được bốn, vậy cứ chia số vàng ra làm 7 phần là được.

    - Nhóc thật khá lắm đó. Đây là một lạng vàng.

    - Cám ơn ông bác nhiều.- Kiệt cười, đồng thời cầm luôn lạng vàng. Rất rõ ràng, với một người như Bùi Duy Linh, 1 lạng vàng cũng như một đồng xu.

    Kiệt vui vẻ ra về, cảm thấy vui khi gặp được một tay nhà giáu mà hơi ngu ngơ. Nhưng trong mắt Bùi Duy Linh, Kiệt là một viên ngọc chưa mài giũa. Rõ ràng, cậu ta rất có tiềm chất, rất có học thức, nhưng tính cách thì quá hiếu thắng. Với một người có chức có quyền, điều này chưa chắc đã tốt huống hồ một tên dân đen. Hơn nữa, Bùi Duy Linh cũng thấy rằng, Kiệt không nên phí hoài tài năng ở cái nơi nghèo nàn này, họ Bùi mới là chỗ để cậu bé này giương cao cánh.

    - Tìm hiểu về đứa nhóc đó!

    - Vâng thưa ông chủ!

    - Cha định làm gì cậu ta thế ạ!- Duy Sơn vội hỏi cha, thua thì thua, Duy Sơn vẫn chấp nhận được. Hơn nữa tên kia còn làm được toán, thứ mà y chưa tài nào nghiền ngẫm ra được nữa cơ mà. Thua cũng được.

    - Ta định tìm một người có thể giúp con mang cơ nghiệp họ Bùi này đi lên.

    - Hắn ta quá cao ngạo!

    - NGựa hoang phải thuần mới có thể cưỡi, nhưng đã cưỡi được con ngựa ấy, thì đó sẽ là con ngựa vĩnh viễn trung thành với con.

    - Chỉ sợ nó không phải là ngựa thôi. - Khả Nghi là con gái nhà họ Bùi, cô cũng biết muốn biến người khác thành người nhà mình, cha cô có thể dùng biện pháp gì. Cầu mong cậu nhóc đó không quá thảm.

    P/S : Anh em tha thứ, hôm nay có bài thi, không thể viết kịp rồi. Xin hẹn trả nợ lúc khác. Chương ngắn ý chưa dài, xin tạm ngưng bút.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


    Góp Ý: http://www.tangthuvien.vn/forum/show...4#post20346674
    Trong trí tưởng tượng thì không có gì là không thể.

  6. Bài viết được 4 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    ComradeH,giangbery,hailam1991,thanhnguyen,
  7. #9
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    466
    Xu
    425

    Mặc định


    TÁC PHẨM: HỒNG BÀNG LẬP QUỐC KÍ
    THỂ LOẠI: XUYÊN KHÔNG, QUÂN SỰ
    TÁC GIẢ: phamtranquangdung



    CHƯƠNG 8: BÁCH VIỆT ĐỆ NHẤT PHÚ GIA (3)

    Hoàng Anh Kiệt vui vẻ ra về với một lạng vàng. Một lạng vàng= 10 lạng bác= 100 tiền= 1000 xu, cũng tức là tới hơn 300 cân gạo. Cậu vui không phải vì kiếm được tiền to, mà vui vì giờ đây mọi sự tính toán lâu dài lại có thời cơ sớm triển khai.

    Hoàng Anh Kiệt sinh ra khi Bách Việt đã bị thống trị bởi Đại Hoa trong hơn 50 năm. Trong suốt 50 năm này, bằng cách luộc con ếch từ khi nước còn lạnh- cho một con ếch vào nồi nước sôi thì nó nhảy ra ngay, nhưng nếu cho nó vào nồi nước lạnh, bên dưới cứ từ từ đun, thì đến khi ếch thấy nóng quá muốn nhảy ra thì cũng không kịp nữa rồi. Chính sách đó chia làm hai phần, thi ân với địa chủ, thương buôn, sĩ tộc, bhọ thành tay sai đắc lực trong việc trưng thu tài nguyên, đàn áp người dân tầng lớp dưới, ra oai bằng võ lực của 5 quân doanh hùng mạnh, khiến bất cứ thế lực nào dám nổi lên sẽ bị đánh tan ngay từ trứng nước.

    Chính sách này sẽ có khả năng dẫn tới 2 kết quả: hoặc nó hoàn toàn đồng hóa được dân Bách việt, khiến họ chấp nhận trở thành dân Đại Hoa hạng hai, hoặc dân Bách Việt sẽ có một cuộc nổi loạn để cố gắng giữ vững quyền độc lập dân tộc. Vì đây là một thế giới khác, nơi Kiệt ở là mạn cực nam cua Bách Việt, chính sách tới đây cũng khó chấp hành chính xác, mà Kiệt có thế lực và khả năng thu thập thông tin nhỏ quá, khó mà đoán được dân ở đây có thể kiên cường như dân tộc cũ của mình không. Nhưng với cậu ta, thì dù với cái khả năng nào xảy ra, việc làm cho nhà mình trở nên giàu mạnh vẫn là yếu tố quan trọng nhất.

    Đúng vậy, với kẻ giàu mạnh thì thế lực nào cũng phải liên kết. Đặc biệt là một khi dân Bách Việt nổi lên, dưới lá cờ của ai đó, nhằm đánh đuổi quân Đại Hoa, yêu cầu về lương thực, tiền tài sẽ luôn là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Lê Lợi nổi lên nhờ ông ta là đại địa chủ ở Thành Hóa, sau lại ra đất Nghệ An chiêu quân, được dân ủng hộ tiền tài mới đánh lại được quân Minh, Việt Minh đuổi Nhật, đánh Pháp lúc ban đầu cũng phải đi nhờ dân góp sức.

    Theo ý tưởng của Kiệt, trước tiên, làng Bàng cần phải phát triển mạnh về nông nghiệp, sao cho không chỉ đủ ăn, mà còn phải thừa mứa. Thời kì này là thời kì phong kiến, sự thông thương buôn bán không phát triển, tiền bạc thu được chủ yếu nhờ thuế ruộng: thóc gạo, hoa màu,.. Ai chiếm được vùng đất trù phú thì người đó giàu mạnh, có cơ thắng cao hơn. Nguyễn Phúc Ánh- Gia Long chiếm thành Gia Định, lấy chỗ đó làm nơi đặt chấn để rồi đánh thắng Tây Sơn cũng là vì vậy.

    Không như nền nông nghiệp truyền thống, nông nghiệp ở làng Bàng có yếu tố kĩ thuật cực cao, dẫn tới năng suất tăng vượt trội, sẽ biến nơi đây thành vựa lúa lớn, là hậu phương vững chãi. Cộng thêm kinh nghiệm canh tác nông- lâm- ngư phong phú của mọi người, khả năng biến những nơi khác thành hậu phương sẽ rất cao. Trong hoàn cảnh đó, chỉ cần một vị thủ lĩnh có chút đầu óc, họ hoàn toàn có khả năng bổ nhiệm Kiệt và con em làng Bàng vào công việc trồng trọt, chăn nuôi ở tuyến sau. Vậy là vừa đóng góp rất lớn – vì thực túc binh cường, ăn có no đánh mới thắng, lại vừa an toàn vì ở tuyến sau, ngu sao không làm.

    Nhưng chỉ có làm nông thì có thể ăn no mặc ấm, không thể ăn ngon mặc đẹp được. Phi thương bất phú, không buôn bán thì không giàu, các cụ có câu thế rồi. Nhưng cơm ăn từng miếng mới không nghẹn, Kiệt cũng định khi nào việc canh tác trong làng đã ổn định thì sẽ bắt tay vào việc kinh thương.

    Nhưng bây giờ, một người như Bùi Duy Linh đã xuất hiện. Đây có thể là một đối tượng tốt để hợp tác. Thứ nhất, ông ta giàu, muốn là ăn lâu dài vốn phải lớn, Kiệt có ý tưởng nhưng không đủ vốn, nếu làm ra khó đạt hiệu quả, như mang đại bác ra bắn vào đàn chim. Hai là cậu chưa có hệ thống thương nghiệp hoàn chỉnh. như cậu từng thấy: Nhà máy sản xuất- Cá hãng vận tải- Phân phối tới đại lý lớn và nhỏ- Tiêu thụ, có chăng mới chỉ là một phần của nhà máy sản xuất. Ba là kinh nghiệm và giao thiệp của cậu không sâu, muốn đi buôn thì sẽ bị các thế lực tại địa phương làm khó dễ, ngược lại Bùi gia giàu có, tất nhiên sẽ có mạng lưới giao thiệp rộng hơn. Tuy còn nhiều yếu tố, nhưng 3 yếu tố trên là tiên quyết nhất khiến Kiệt quyết định hợp tác với họ Bùi.

    Ngay tối hôm đó, hoàng Anh Kiệt tìm tới căn nhà trọ nơi họ Bùi thuê để nghỉ ngơi.họ đã bao toàn bộ nhà trọ, nên tin tức không cần quá thông linh cũng biết được. Có điều biết được thì dễ, còn định có ý nghĩ gì muốn hại họ thì khó lắm. vốn là nhà giàu, họ Bùi có thuê hơn 40 tay hảo thủ đứng cận vệ xung quanh, người nào cũng có vũ trang đầy đủ: đao kiếm, cung nỏ. Muốn đụng họ là phải nghĩ kĩ đó nha.

    - Hoàng Anh Kiệt! Cậu tới đây làm gì?- Khả Nghi vô cùng ngạc nhiên khi thấy Kiệt đang đêm tới thăm.

    - Tới thăm mấy người bạn mới quen chứ còn làm gì nữa?

    - Nhưng trời tối rồi, hôm nay lại không sáng trăng nữa.

    - Ấy là ý trời rồi. Dẫn mình vào nhà đi.

    - Để mình thông báo cho bố đã !

    Nghe thấy Hoàng Anh Kiệt muốn tới gặp mình, Bùi Duy Linh cảm thấy ngạc nhiên vô cùng. Tuy nhiên, ông vẫn cho mới chú nhóc này tới. Không phải vì gì khác, vì tâm ái tài thôi. Dù sao ông cũng rất muốn dùng đứa nhóc này. Bùi Duy Linh khi nó đã lớn thêm chút nữa, ông định dùng tiền để tài trợ tiền bạc cho nó đi học, sau đó cho nó vào hãng buôn làm việc. Sau đó tùy theo tài năng, cậu nhóc này vẫn có thể lên chức, Bùi Duy Linh tin rằng đó là điều một đứa nhóc như nó mơ cũng không được.

    - Ăn miếng bánh uống chút trà nhá. Thiết Quan Âm đấy, mua rất khó, phải lên Đại Hoa mới có.- Bùi Duy Linh định châm trà dù nghĩ rằng thằng nhóc như nó biết quái gì về trà

    - Dạ để cháu !- Kiệt vội đỡ bộ ấm chén Bùi Duy Linh đang cầm và bắt đầu pha. Ngày xưa hồi còn sinh viên, uống nước chè cũng là thú vui tao nhã của cậu với ông bác, cũng chính là thầy dạy. Chè thì cậu không biết loại nào ngon loại nào dở, nhưng kĩ thuật pha thì biết khá rõ : lượng bao nhiêu, nước ấm thế nào, pha ra sao, … Kĩ thuật tuy không như ngày trước song cũng khiến Bùi Duy Linh phải lấy làm kinh ngạc.

    - Ai dạy cháu vậy !

    - Mẹ cháu !- Hoàng Anh Kiệt lấp liếm, mẹ cậu là người rất biết lễ nghi, các loại học thuật mà bà được học và dạy cho mấy đứa con là cực kì phong phú, có vài lần nói về trà thế nên nói là mẹ dạy chắc cũng được.

    Sau khi đã nhấm nháp ít chè cho ngọt giọng, Kiệt mới bắt đầu mở lời.

    - Thưa bác, cháu hôm nay được bác thưởng cho lạng vàng nên tối nay xin đến cảm ơn bác ạ.

    - Vàng đó cháu đang có dùng tài mà lấy thì có gì là sai trái chứ.

    - Có đi có lại mới toại lòng nhau mà bác.- Kiệt vội nói. Không để người đàn ông trước mặt kịp khách sáo thêm cho mất thời gian, Kiệt lấy ra từng vật từng vật : vài chiếc bàn chải từ to đến nhỏ, hộp đựng kem đánh răng, các loại xà phòng , chai đựng glixerin, một cây đèn Măng Xông và những thứ thổ sản của làng Bàng.

    - Đây là cái gì vậy ?

    - Nó là thứ cháu muốn dùng để hợp tác với ngài.

    - Hợp tác với ta, bằng mấy cái này ư. Thế rút cục nó là gì vậy ?

    - Trong nhà hơi tối, làm thế này khó mà nhìn rõ kết quả, xin phép cháu thắp đèn lên nha.- Kiệt nói đoạn thắp cây đèn Măng Sông lên, ánh sáng của nó khiến tất cả kinh ngạc. Thứ ánh sáng này có thể sánh ngang với ánh sáng ban ngày. Bùi Duy Linh vừa ngạc nhiên, vừa khâm phục cậu nhóc này. Thiên phú kinh doanh đây chứ đâu, không cần phải nói nhiều đã cho người ta thấy được công dụng của sản phẩm định bán.

    Thế rồi Kiệt bắt đầu với xà phòng giặt quần áo và rửa tay dành cho người bình thường. Trước tiên, cậu xin vài tấm vải, loại thường, loại cho nhà trung lưu và loại cho nhà giàu. Lần lượt bôi bẩn chúng, rồi xé đôi ra, cho hai người giặt chúng. Trước sự chứng kiến của mọi người, những tấm vải được giặt bằng xà phòng đều nhanh sạch hơn, vò ít hơn. Bùi Duy Linh gật gù, phương pháp giới thiệu sản phẩm này khá đấy. Với những miếng xà phòng tắm hay rửa tay của tầng lớp giàu có, Kiệt đầu tư thêm màu và mùi hương từ thiên nhiên.

    Đi kèm theo xà phòng là Glixerin, một sản phẩm phụ từ quá trình tạo ra xà phòng. Cho dầu mỡ và xút 35 - 40% vào thiết bị nấu .Phản ứng thực hiện ở 85°C bằng hơi nước ,kết thúc phản ứng khoảng 2 -4 giờ .Sau khi phản ứng kết thúc cho thêm NaCl để tách lớp xà phòng (có NaCl tỷ trọng tăng lên ) .Xà phòng dễ phân lớp nổi lên. Lớp dưới là nước có glyxerin , NaCl , xút dư . Xà phòng thu được trộn với các phụ gia ,các chất độn...để tạo thành khuôn bánh. Glixerin thu được dùng để làm rượu uống chơi, nếu sau này có cơ hội Kiệt sẽ nghĩ làm đồ gì đó khác.

    Với các loại bàn chải và kem đánh răng, khó khăn hơn một chút, vì người Bách Việt không có thói quen đánh răng, ăn trầu coi như phương pháp làm sạch răng đơn giản, dù bé hay lớn đều làm thế cả. Còn nữa, để bảo vệ răng tốt, biện pháp được dùng thường xuyên là nhuộm răng đen. Nhưng rồi khi Kiệt kiến nghị chuyển nó sang buôn bán cho người Hoa, việc này cũng coi như xong. Với Kiệt, việc dùng kem và bàn chải quen hơn do thói quen từ kiếp trước.

    Lần lượt những món tiếp theo, những mặt hàng nông sản. Những món này hầu như không được chú ý như mấy món trước, khiến Kiệt thấy không vui. Rõ ràng, thương nhân thời này vẫn chưa thật có tầm nhìn chiến lược, chưa đánh giá được sự quan trọng của những thứ mà Kiệt làm ra : lúa cho nhiều hạt hơn, cá nuôi trong lồng, lợn gà trâu bò nuôi kiểu trang trại,… đây đều là chiến lược phát triển kinh tế vượt cấp so với thời phong kiến.

    Với Bùi Duy Linh, ông không quan trọng lắm lúa gạo vì ông ta chưa bao giờ nghĩ tới cảnh tiền có hàng thúng nhưng không đong nổi cân gạo sắp xảy ra. Với bọn nhóc nhà họ Bùi, thậm chí có giỏi như Khả Nghi, do điều kiện học tập và thế giới quan, sự quan trọng của lương thực chưa thực sự đáng quan tâm.

    Sau cùng, họ Bùi chấp nhận ăn chia 1- 9, Kiệt ăn 1 phần, họ Bùi 9 phần lợi nhuận có được từ những sản phẩm Kiệt mang đến, trừ nông sản. Hoàng Anh Kiệt cũng chấp nhận điều kiện này, vì cậu biết 1 phần lợi nhuận của tất cả những thứ trên, khi đã được họ Bùi đầu tư sẽ lên đến nhường nào.

    Ngoài ra, trong chuyến đi này, bằng việc hợp tác cực kì hào sảng, không chút đắn đo khi chấp nhận tỷ lệ ăn chia 1- 9, Kiệt được trả công bằng cách đọc một số tin tức mà họ Bùi thu thập được. Và thứ làm Kiệt thấy đáng coi trọng nhất, là nhữngt tấm bản đồ vẽ về phân bố các thế lực, các quốc gia tại thế giới mà cậu ta đang sống. Từ tấm bản đồ này, Kiệt đột nhiên có suy nghĩ, mình bây giờ có muốn làm Gia Cát Lượng thì cũng dễ lắm đây.

    Đồng thời, tin tức về cuộc chiến ở phương bắc của Đại Hoa với các quốc gia du mục cũng được Bùi Duy Linh nói cho cậu biết, ông ta tin là xà phòng sẽ rất có ích khi giúp binh sĩ giặt quần áo nhanh hơn, đèn Măng Xông khiến mọi người có thể làm việc tốt hơn trong đêm,…

    Với Kiệt, chiến tranh của Đại Hoa với nước nào thì mặc xác nó, nhưng ảnh hưởng của nó tới Bách Việt thì tuyệt không thể xem thường được. Nhưng bây giờ cậu và Bùi Duy Linh chưa thật sự đạt tới mức đồng minh, hai người chỉ có hợp tác làm giàu, nên cậu chưa vội chia sẻ suy nghĩ mà quyết định về nhà đã.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile



    Góp Ý: http://www.tangthuvien.vn/forum/show...4#post20346674
    Trong trí tưởng tượng thì không có gì là không thể.

  8. Bài viết được 5 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    ComradeH,giangbery,hailam1991,thanaret25,thanhnguyen,
  9. #10
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    466
    Xu
    425

    Mặc định


    TÁC PHẨM: HỒNG BÀNG LẬP QUỐC KÍ
    THỂ LOẠI: XUYÊN KHÔNG, QUÂN SỰ
    TÁC GIẢ: phamtranquangdung



    CHƯƠNG 9: TƯƠNG LAI

    Sự thực là cuộc chiến mà Đại Hoa đang đánh không phải là một cuộc chiến lớn, các sắc dân du mục hoàn toàn không đủ sức chống lại sức mạnh quân sự mà Đại hoa sở hữu lúc này. Nhưng không chống được không có nghĩa họ thua, người du mục sống trên lưng ngựa, thắng thì bu lại, thua thì tản ra, đánh tan ra thì dễ, diệt sạch thì cực khó.

    Sự thực là Đại hoa đã tiêu hao trên 20 triệu lạng bạc cho cuộc chiến này, mà vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Cứ nửa năm một trận nhỏ, 2 năm một trận lớn, tiêu hao của quốc khố Đại Hoa e là không chỉ dừng lại tại đây. Một khi Đại hoa còn có oai lực, dân Bách Việt còn tạm ổn. nhưng nếu có trận thua nào đó xảy ra, thì Bách việt sẽ gặp nạn. Trước tiên, Đại Hoa cần phải thắng thế lại bằng một cuộc chiến khác, hoặc cố đánh bại kẻ đã đánh bại họ, Bách Việt chắc chắn sẽ bị coi là nguồn lương thực và thuế má dồi dào tạm thời, và điều này sẽ làm Bách Việt nhanh chóng bị vắt cạn tiền tài. Thứ nữa các quốc gia người Cham Pa, rồi các nước như Ai Lao, Miến Điện, Nam Chiếu sẽ tấn công, vì họ đã thèm muốn Bách Việt hoặc một phần của Bách Việt từ lâu. Cuối cùng, các thế lực người Bách Việt sẽ cố nổi lên tự trị mà chưa có sự chuẩn bị gì, chỉ khiến tốn xương máu người dân nhiều hơn.

    Một người biết lo bằng kho người hay làm, nên cậu bắt đầu suy tính. Muốn chiến thắng trong cuộc chiến giải phóng dân tộc, cần phải có đủ thế và lực trên cả hai phương diện chủ quan và khách quan. Chỉ cẩn đọc sử Việt Nam thôi cũng đủ thấy, những lần khởi nghĩa hay kháng chiến chống ngoại xâm đều là thế cả: so sánh giữa hai cuộc chiến đều phải đối mặt với quân Minh, nhưng kết cục của nhà Hậu Trần và nhà Lê Sơ lại khác nhau hoàn toàn.

    Ở mặt khách quan, nhà Hậu Trần nổi lên khi quân Minh đang mạnh, toàn bộ nhà Minh từ trên xuống dưới có sự nhất trí với sách lược xâm lược Đại Việt, cho nên dù nhà Hậu Trần có vài trận thắng lớn, quân Minh vẫn cố chết bám giữ địa bàn. Trái lại, khi nhà Lê Sơ do Lê Lợi chỉ đạo đánh quân Minh, vua nhà Minh lúc này mới lên, nhà Minh phân hóa ra nhiều phe phái, không đồng lòng chủ chiến, nên sau những đòn đau, quân Minh chùn bước.

    Về chủ quan, nhà Trần phạm nhiều sai lầm cấp chiến lược, mà tiêu biểu là vụ giết hai đại công thần Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân của Giản Định Đế Trần Ngỗi khiến thế đang thịnh trở nên suy, và sau đó dù có thắng lại mấy trận cũng khó lòng hùng mạnh như cũ. Hơn nữa những khi hành quân đánh ra bắc thường không những không đạt thành công mà còn hao tổn binh sĩ, tích tiểu thành đại, sự bại càng lúc càng nhiều. Còn nhà Lê Sơ, có đất Thanh Hóa cung cấp lương thực, đất Nghệ An cho binh sĩ mạnh mẽ không sợ chết, quân đánh tới đâu đều có dân ủng hộ. Hơn nữa, biết thế và lực của mình, nghĩa quân Lam Sơn tuyệt đối không đánh thành, mà chỉ vây thành diệt viện, nên lực lượng chủ lực được bảo toàn, lực lượng tân binh có thời gian phát triển.

    So với nhà Hậu Trần,bất kể hai họ Dương hay Triệu đều không có cơ bằng vì họ Triệu tự tay rước giặc vào nhà, ho Dương thì thua to không còn sức lực nào bật lại. Hai họ ấy, họ Dương mất Tây Đô, phải trốn qua Ai Lao làm phỉ một vùng, quân Ai Lao cũng vì thấy họ quá nhỏ nên mặc kệ nếu không thì chắc chẳng tồn tại nổi. Họ Triệu thì còn chút uy tín với các thổ ty miền núi phía bắc, một mặt họ lén lút ở đó chiêu quân, lại cố liên lạc với người Nam Chiếu vay mượn tiền bạc chiến mã. Dẫu sao, thế và lực của họ đã kém uy tín càng không thể đến được với dân. Hai họ này có thể theo đóm ăn tàn thì được, chứ chủ trì đại cục thì không.

    Với các thủ lĩnh địa phương, không thấy có ai nổi bật, quân Hoa, đặc biệt là Hoằng Hạo quá giỏi trong phân hóa nhân dân và địa chủ, thương gia, cường hào, sĩ phu,… làm hai bên không có cơ hội đoàn kết nhất trí, tạo nên lực lượng có thể gây nguy hiểm. Không như khởi nghĩa Lam Sơn, địa chủ tuy có ruộng đất nhưng không được lòng dân, vì sự bóc lột họ thi hành theo chính sách của Hoằng Hạo đã làm dân chúng quanh họ bất mãn.

    Nhưng Kiệt vẫn còn là trẻ con, mới 9 tuổi. Dù ở đây con trai rằng 16 tuổi đã coi như trưởng thành, thì vẫn còn hơn 7 năm nữa mới đủ tuổi. Trong thời gian này, một bậc minh quân có thể sẽ xuất hiện, có thể không. Một khi có người như thế xuất hiện, họ Hoàng, làng Bàng cần phải ra tay ngay ủng hộ ngay. Chính vì thế tích lũy tư bản vẫn là điều tối quan trọng. Tích lũy tư bản, không chỉ có riêng tiền, mà phải là người, là lương thực, là vũ khí và là vùng ảnh hưởng.

    Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân chịu cũng xong- Hồ Chủ tịch đã nói như thế khi bàn về vấn đề lòng dân. Muốn lấy lòng dân- hay còn gọi là mị dân, phải dùng thủ đoạn tinh tế. Với dân vùng xuôi, đời sống không quá khó khăn, họ vẫn lo làm lo ăn, việc tự do độc lập là thứ chưa cấp thiết, cố gắng tuyên truyền lúc này chỉ có thể làm lộ việc.

    Để chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám, Hồ Chủ tịch chủ yếu hoạt động tại núi rừng Việt Bắc, một là nơi xa xôi hiểm trở, gần đường biên giới, Pháp- Nhật khó lòng truy lùng được. Hai là dân miền núi nghèo khổ, cải cách của Việt Minh rất dễ dàng giải quyết được những khó khăn này, khiến lòng dân quy tụ. Ở đây, Kiệt cũng định hướng tới các sắc dân thiểu số sống trên miền ngược. Các sắc dân miền ngược, dân số không ít, văn hóa đa dạng, song điều kiện kinh tế khả năng phần nhiều là không thuận lợi. Giải quyết vấn đề kinh tế cho họ, sẽ giành được tấm lòng của họ.

    Nghĩ cho rõ ràng như vậy, xong để biết được tình hình chuẩn xác, vẫn phải đích thân Kiệt lên thị sát. Chuyến đi này, Kiệt không định đi tay không, mà mang theo muối mà gạo để buôn bán. Miền ngược không có biển, trong điều kiện khoa học kĩ thuật có hạn như thời này, khoan muối mỏ là không thể thực hiện. Tức là dân trên đó thiếu muối. Còn gạo- thứ gạo này là gạo ngon, cứ đem lên, nếu họ thiếu gạo thì bán, không thì để ăn dọc đường cũng tốt.

    Chuyến đi làn này, tất cả các họ trong làng đều có cử người đi cùng đề học tập và bảo vệ Kiệt, riêng hai họ Đào và Đỗ thì cho Đào Thùy Linh cùng Trần Phương Nhung đi dể chăm sóc Kiệt. Hai họ Đào và Đỗ từ lâu đã xem xét tới việc cưới gả của hai cô bé với Kiệt là điều tất nhiên. Còn Kiệt cũng không phản cảm, lấy một người vợ có thân quen cũng là điều dễ dàng hơn, nhất là khi tên này đã là FA đến khi chết trong kiếp trước.

    Chuyến đi lần này,bố cậu đi cùng. Lúc này tuy Kiệt đã rất có uy tín với người làng, giống như chuyến này Kiệt vừa họp làng và bàn việc buôn bán với người miền ngược, dân làng đã nhất trí. Nhưng cậu còn nhỏ quá, với người ngoài khó lòng khiến họ tin phục. Nên trên danh nghĩa, bố cậu mới là tộc trưởng, chuyên giao thiệp với người khác.

    Lần này đi, họ đi theo tuyến đường mòn dọc theo sông Hiên. Sông Hiên là dòng sông lớn nhất, tất nhiên sẽ có thượng nguồn. Dân ở đâu cũng thế, sống ắt gần nguồn nước, nên cứ đi men theo kiểu gì cũng tìm ra. Vừa đi Kiệt cũng vừa vẽ bản đồ để nhỡ mà nếu ăn hết một phần ba lương thực mang theo vẫn chưa tìm ra buôn làng nào, thì quay lại, lần sau lên tiếp.

    Chuyến đi này, khiến Kiệt mở mang được rất nhiều điều, địa hình vùng núi, những cây trái khác lạ, đặc biệt vùng đất đỏ màu mỡ ở bên trên miền núi này mà dùng để trồng mấy cây công nghiệp như: mía, cà phê, hồ tiêu, điều, cao su… thì tuyệt cú mèo. Nơi đây gần giống như Tây Nguyên của Việt Nam vậy. Có điều, ngoại trừ hồ tiêu ra các giống hạt ấy vẫn còn ở phương tây và tân thế giới– nếu lịch sử ở nơi đây không khác biệt lắm với lịch sử thế giới cũ. Mà dù có trồng hồ tiêu được thì cũng không có tàu buôn phương Tây nào cập cảng để cậu ta bán. Nói thì nhớ, thời Trịnh- Nguyễn phân tranh, khi tàu tây vào mua hồ tiêu, giá cả gần 1 ký hồ tiêu- 1 ký vàng. Nên chúa Trịnh cho trồng hồ tiêu rồi đem hạt hồ tiêu đi trả thay tiền mua súng.

    Đồng thời, Kiệt cũng tiến hành xác định những khu đất nào có thể dùng để làm ruộng bạc thang, chỗ nào có thể trồng hồ tiêu, trồng cây công nghiệp trong trường hợp tìm được giống. Ngoài ra, rừng đầu nguồn cũng phải xác định trước, tránh việc phá rừng đầu nguồn làm lũ xảy ra, lợi bất cập hại. Một số công trình cần xây dựng để tiện cho việc phát triển về sau như cầu, cống, bến thuyền cũng đã được chú thích vào khảo sát kĩ càng.

    Vào lúc gạo đã hết non một phần ba, họ chuẩn bị quay về thì bắt gặp một toàn người miền ngược đang đi săn nai. Nhìn những người miền ngược cơ bắp cuồn cuộn này, Kiệt phải công nhận rằng rõ ràng Nguyễn Nhạc đã rất thông minh khi mang họ vào đội ngũ khởi nghĩa của nhà Tây Sơn.

    Ban đầu Kiệt cứ tưởng phải dùng ngữ cơ thể để giao tiếp, may mà tiếng miền ngược cũng không tới nỗi quá khó hiểu, trừ vài tiếng địa phương và âm khó nghe ra thì vẫn ổn. Mãi lúc sau Kiệt mới biết hóa ra việc thông thương giữa miền ngược miền xuôi đã có từ lâu, nên người thượng cũng biết nói tiếng xuôi. Biết rằng Kiệt muốn bán những thứ như gạo, muối, mà giá cả có thể thương lượng hoặc cho nợ,… tất cả người thượng đều vui vẻ. Họ mời đoàn người của cậu về buôn làng để gặp các vị già làng hoặc vua người thượng.

    Con đường về buôn cũng khá vui vẻ, Kiệt nhân đó hỏi về tình hình trồng cấy, săn bắt, chăn nuôi ở trên này, xem dân làng cần gì không cần gì, có gì thừa thiếu hay là chưa biết cái hay để mua thì cậu tư vấn. Bằng những biện pháp này, Kiệt đã sơ bộ hiểu được tình hình ở trên này.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile



    Góp Ý: http://www.tangthuvien.vn/forum/show...4#post20346674
    Trong trí tưởng tượng thì không có gì là không thể.

    ---QC---


  10. Bài viết được 5 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    ComradeH,giangbery,hailam1991,thanaret25,thanhnguyen,
Trang 2 của 8 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status