TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 3 của 8 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 15 của 40

Chủ đề: Hồng Bàng Lập Quốc Kì Rewrite

  1. #11
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    466
    Xu
    425

    Mặc định


    TÁC PHẨM: HỒNG BÀNG LẬP QUỐC KÍ
    THỂ LOẠI: XUYÊN KHÔNG, QUÂN SỰ
    TÁC GIẢ: phamtranquangdung



    CHƯƠNG 10: Ki Ki (1)

    Buôn làng này gọi là buôn Ha Kluôn, nơi đây dân sống chủ yếu bằng nghề đi rừng săn thú, kiếm củi, đốt rừng làm nương rẫy. Vì miền núi không chịu sự kiểm soát của quân Đại Hoa, chính lệnh từ Hoằng Hạo cũng ít ảnh hưởng, nên dân ở đây sưu thuế nhẹ nhàng. Song vì xa cách những vùng đô thị miền xuôi, người dân có mức sống tương đối thấp, thuốc men, vải vóc, lương thực luôn ở trạng thái thiếu thốn. Chưa kể tới muối- thứ sản phẩm thiết yếu phải có của người dân vào mỗi bữa ăn cũng không được đảm bảo. Ở đây người dân phải lấy tro cây làm muối.

    Chưa hết, các tiểu vương quốc của người thượng gần nhau san sát, thường xuyên vì tranh giành các nguồn tài nguyên: ruộng nương, khu săn thú, nguồn nước, … mà đánh nhau, khiến dân số giảm, đặc biệt là lực lượng trai tráng- nguồn lao động chính.

    Trong các tiểu vương quốc này,2 vương quốc của Vua Gió K’brêt và Vua Suối San Di là mạnh nhất. Buôn làng mà Kiệt đi vào là buôn làng mà Vua Suối San Di đang ở. Buôn làng của một vị vua mạnh, nên có nhiều voi, ngựa, gà,… nhà cũng cao, người cũng đông.

    Biết có người miền xuôi lên buôn bán, đặc biệt là buôn muối, thì mà daanmieenf ngược rất thèm, San Di cho triệu đoàn người vào hỏi chuyện. Hoàng Văn Định lên nói chuyện thay, vì ông đã được Kiệt mồi cho từ rất lâu rồi, trên suốt chuyến đường đi lên trên đây.

    - Này lũ người dưới xuôi, các ngươi lên đây để bán muối, bán gạo hả?

    - Vâng, chúng tôi nghe tiếng vua người thượng đã lâu, nên đến đây buôn bán.

    - Thế các ngươi định bán thế nào? Ngày trước từng có mấy tên lên đây buôn muối, chúng nó lấy giá cao quá, một thúng muối lấy hai thúng gạo trắng, làng không trả nổi, phải nhìn chúng nó về xuôi.

    - Chúng tôi không dám nói thách cao tới thế, chỉ một đấu gạo một thúng muối trắng tinh.

    - Vậy ư? Nếu thế thì người dưới xuôi đánh quý với dân làng ta lắm. Vậy các ngươi có bao nhiêu gạo, bao nhiêu muối để bán.

    - Thưa Vua Suối San Di, chúng tôi lần này là đi lần đầu, đường xá không quen, nên mang theo ít lương thực, lại đã hết nhiều, không đủ để buôn bán. Vậy tôi xin thưa thế này, số lương thực này tôi xin chia đôi, một phần tôi dùng để đi về ăn dọc đường, phần còn lại biếu Vua San Di, gọi là cái lễ ra mắt. Hễ vua đồng ý thì hai bên từ nay về sau sẽ thông thương với nhau. Gạo sẽ bán hàng trăm cân, muối bán vài chục thúng, thịt cá mang lên để dân của Vua Suối nếm thử. Chưa hết đâu, những thứ vải nhẹ mặc cho mát, vải bông mặc cho ấm đều sẽ được mang lên đây rất nhiều.

    - Gã người xuôi kia ngươi nói rất hợp ý ta đấy! Vậy hôm nay ta sẽ mở tiệc đãi các ngươi, mai các ngươi lên đường sớm, nhanh mang gạo muối thịt cá lên ha.

    - Tôi cũng xin vua miền ngược một chuyện. Tôi có đứa con nhỏ, lần này nó lên cùng tôi, nhưng giờ nếu cháu nó về cùng thì ắt sẽ làm chuyến đi chậm trễ. Vậy xin vua cho con tôi ở lại đây. Ngày tôi lên buôn bán, hễ cháu nó ăn cái gì, tôi xin trả cái ấy. Cháu nó làm hỏng cái gì, tôi xin bồi hoàn cái ấy. Được không Vua Suối.

    - Ta thấy bọn người xuôi các ngươi lằng nhằng quá, ngươi lên đây buôn bán nhiều đồ quý cho buôn của ta, để dân ta sung sướng, ta sẽ đối xử con người như khách quý.

    - Xin cảm ơn vua!

    Sở dĩ Hoàng Anh Kiệt muốn ở lại, chính là để xem xét kĩ hơn miền ngược. Ngày xưa cụ Hồ còn sống ở Việt Bắc bao năm, ăn ở cùng dân mới khiến dân trên đó hết lòng theo cách mạng, đến như nhà Tây Sơn là phong kiến cũng phải khó nhọc cùng dân thì dân mới theo. Nay muốn chiêu dân ở đây làm tay chân, phải chịu bỏ công ra mà làm.

    Sau trận nhậu túy lúy với rượu cần, hôm sau bố Kiệt quay về, Kiệt và hai cô vợ nhỏ tương lai ở lại trong buôn cùng vài người anh em trong làng. Sống ở trong buôn làng, thay vì ngày ngày ăn gạo của mình đợi bố lên, Kiệt thường xuyên cùng dân trong buôn làng đi làm công việc. Ở trên này, dân rất chất phác, cũng vì thế Kiệt tuyệt đối không bày trò ma lanh, cũng cấm tiệt anh em bày trò chọc phá, kẻo mất lòng dân. Thực hiện đúng phương châm “ba cùng”: cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc. Nhờ thế, những gì người dân ở đây trải qua, Kiệt cũng được trải qua ít nhiều và kết hợp với kiến thức kiếp trước, cậu dễ hiểu được cái họ đang thực sự cần là gì, dù chính dân ở đây cũng chưa có biết.

    Dân dĩ thực vi tiên- dân lấy ăn làm gốc, đầu tư vào xóa đói là vấn đề đầu tiên. Việc buôn bán lương thực nếu có chỉ nên ở mức vừa phải, vì chỉ cho họ cách làm ra lúa gạo sẽ hay hơn việc bán lúa gạo giá rẻ nhiều. Ở những vùng cao thế này, việc trồng cấy là rất khó khăn, nước từ suối tuy nhiều, nhưng công mang vác hết sức lớn, dân có cần cù hơn nữa cũng chịu. Để có chất bón cây, dân trên đây vẫn làm bằng cách đốt rẫy làm nương, lấy tro đã đốt để làm chất bón, khi nào đất bạch màu thì lại đi nơi khác. Ngoài ra, giống lúa trên này và kĩ thuật trồng rất lạc hậu, cây gieo nhiều nhưng chết cũng nhiều.

    Yếu tố công nghệ và kĩ thuật chính là thứ có thể làm người dân thay đổi tình trạng cuộc sống. Vậy làm thế nào để họ chịu tin và làm theo. Đơn giản thôi, thực tiễn là thước đo của chân lý, cứ làm ra ruộng lúa trĩu bông trước mặt họ là được.

    Không có sẵn giống, Kiệt phải mua từ tay người thượng bằng một thúng muối lớn. Có giống rồi, cậu ta cẩn thận ủ chúng để nảy mầm, rồi sẽ gieo mạ và khi mạ lên thì mới đem cấy vào ruộng. Nhưng trước đó, công tác chuẩn bị ruộng, nước và phân bón diễn ra hết sức căng thẳng. Kiệt bỏ sức cùng mấy người ở lại làm một cái ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang có khả năng tốt trong việc giữ và tiết kiệm nước trong trồng lúa, nên tốn sức cũng đáng.

    Làm được ruộng bậc thang rồi, cậu còn làm những chiếc ống và máy bơm nước kiểu cổ đại để bơm nước từ suối lên ngược ruộng bậc thang. Hàng trăm cây gỗ nhỏ được đốn để dùng để làm ống, lại phải thuê voi, trâu, ngựa của dân bản để vận chuyển từ rừng ra, rồi chế tạo, rồi lắp ghép. Đến khi mạ già, mới xong xuôi. Phân bón phải mua lại mới có.

    Nhìn những cây mạ càng ngày càng lớn, Kiệt tự nhủ rồi dân ở đây sẽ sớm thoát nghèo. Rồi bố lên, mang theo gạo, muối vàn hiều hàng thực phẩm, cả mấy loại cây giống nữa. Thế là Kiệt được phen đại triển quyền cước, bắt đầu trồng trọt thêm để dân Thượng được phen lác mắt.

    Không như lúa, rau củ dễ trồng hơn, mọc nhanh hơn nên chả mấy mà sắp được thu hoạch. Kiệt cũng rất háo hức, phần nhiều vì ở trên này quá lâu rồi, ăn toàn rau rừng, không ngon gì cả.

    Nhưng chỉ vừa thu hoạch được vài củ non non ăn trước để đỡ thèm, thì cả vườn rau đã bị phá gần hết trong đêm. Thế là 2 tháng chăm bẵm gần như đi hết vào mồm gia súc.

    Biết là bị thú hoang phá, Kiệt tiếp tục trồng số rau chưa hỏng và đặt bẫy xung quanh. Đêm tới, cậu và Hoàng Văn Tâm, đứa em họ, thằng này lớn hơn cậu 5 tuổi, khỏe như vâm. Ngoài đám người cùng làng, một tên nhóc người thượng cũng tới. Tên nó là Xủ Lu, một thằng nhóc có 13 tuổi nhưng cơ bắp cuồn cuộn, nhìn thích mắt lắm. Tài bắn nỏ của nó giống như hầu hết dân thượng, đều nhanh và chuẩn vượt qua xạ thủ giỏi nhất làng Bàng. Lần này cu cậu mang theo cây nỏ quí, cùng Kiệt ngồi rình.

    Đêm đã khuya mà vẫn chưa có động tĩnh gì, mọi người đều mệt nhoài, thậm chí Xủ Lu cũng gà gật. Kiệt thì tỉnh táo như cú, giống như ở kiếp trước người ta vẫn hay gọi là “ bọn cú đêm”. Khoảng 4 giờ sáng, Xủ Lu ngủ rồi, tiếng xột xoạt vang lên. Một bóng đen lừng lững tiến vào khu vườn. Tuy to mà nó khéo đi, âm thanh phát ra không to, ai cũng chưa phát hiện ra. Kiệt nếu không phải làm cú đêm quen rồi, cứ thức suốt thì có khi cũng không biết mà tỉnh.

    Khi bóng đen đã tới đủ gần và bắt đầu ăn rau, Kiệt mới đánh động mọi người. Nhưng tất cả vừa lao ra, bóng đen đá nhanh chóng lùi lại, cảnh giác nhìn tất cả. Hóa ra thứ ăn rau là một con voi con. Mọi người toan nhảy vào bắt, thì nó lập tức lao thẳng ra ngoài ruộng rau. Con voi tuy còn nhỏ, song cũng không khác con trâu mới lớn là mấy, không ai dám chống.

    Kiệt vốn chuẩn bị nhiều thứ lắm, nhưng ai dè thứ ăn rau lại là voi. Nếu là lợn rừng thì chỉ một tên của Xủ Lu là xong, nhưng với voi con, Kiệt thấy công việc khác hợp với nó hơn. Và công việc đó đòi hỏi nó phải sống.

    Kiệt cầm vài miếng bùi nhùi, nhanh chóng châm lửa rồi ném vào mặt con voi con. Hơi nóng là con vật hoảng sợ, nó vội lùi lại. Kiệt vừa chạy quanh con vôi, châm lửa, ném bùi nhùi. Sau khi đã quần nhau với con vật một hồi, Kiệt dồn nó vào chỗ cậu đã đặt sẵn bẫy sâu. Bẫy là cái hổ dựng đứng, đủ để con lợn lời lọt vài không nhảy lên được. Nhưng với con voi này thì nó chỉ bị ngã.

    Nhưng như thế là đủ rồi, Kiệt và mọi người lấy được dây thừng lớn ra tròng vào cổ con voi con. Con vật chống cự dữ dội, nhiều lúc tưởng như phải thả dây ra cho nó đi về. Nhưng rồi dân thượng nghe tiếng động, kéo nhau ra xem, họ liền góp sức bắt con voi con lại.

    Với đám trẻ thì con voi con còn giãy được, chứ với toàn mấy ông lực lưỡng lại có tay nghề thuần voi giỏi như mấy ông dân thượng này, thì có mà chạy bằng mắt. Con voi đã thúc thủ chịu chói và lúc bình minh vừa ló rạng.

    Về phần xử lý, Kiệt đã nhảy ra chuộc con voi với giá 100 cân gạo, đồng thời yêu cầu người dân nơi đây dạy cậu cách thuần voi.Trong thời đại chiến tranh như lúc này, voi chiến tất nhiên là thứ vô cùng đáng giá.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile



    Góp Ý: http://www.tangthuvien.vn/forum/show...4#post20346674
    ---QC---
    Trong trí tưởng tượng thì không có gì là không thể.


  2. Bài viết được 4 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    giangbery,hailam1991,thanaret25,thanhnguyen,
  3. #12
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    466
    Xu
    425

    Mặc định


    TÁC PHẨM: HỒNG BÀNG LẬP QUỐC KÍ
    THỂ LOẠI: XUYÊN KHÔNG, QUÂN SỰ
    TÁC GIẢ: phamtranquangdung



    CHƯƠNG 11: Ki Ki (2)

    Muốn thuần hóa voi rừng thành vật cưỡi, trước tiên phải làm cho con voi bị đói để hết hung hãn, sau mới dùng thức ăn để làm thân. Chính sách cây gậy và củ cà rốt quả là nhiều ứng dụng trong đời sống ra phết.

    Nhưng trái với những gì họ tưởng, con voi con liều lĩnh phá chuồng, bất chấp đau đớn. Đến ngày thứ tư, nó vẫn cứ đi phá chuồng, thì Kiệt liền bảo thả nó ra, xem nó đi đâu. Vừa thả ra, con voi chạy như bay ra vườn rau, mọi người quay lại lắc đầu cảm thấy Kiệt thiếu kiên nhẫn và quyết tâm. Con voi con này sắp chịu thua vì cái đói rồi.

    Nhưng ra xem thì thấy con voi không ăn, mà chỉ cố nhỏ nhiều rau mang đi theo mình. Biết có sự lạ, tất cả bám sát nút. Theo nó đi băng rừng, mới thấy có con voi mẹ đang bị hãm ở cái hố thẳng đứng. Không rõ làm sao mà nó bị rơi vào, nhưng bây giờ nó chỉ còn da bọc xương, có lẽ bấy lâu nay thức ăn có được để cầm hơi là nhờ voi con đi kiếm. Voi con lấy vòi ném thức ăn xuống cho con mẹ, nhưng con mẹ con con không với được tới chỗ nhau. Cảnh này cảm động, mấy đứa con gái còn khóc đỏ cả mắt.

    Việc cứu con voi mẹ nhanh chóng được triển khai. Ban đầu tất cả định dùng sức kéo con voi mẹ lên, nhưng không được. Dù đã gầy đi nhiều, thì con voi mẹ vẫn rất nặng, hố lại thẳng đứng. Ba lần cả buôn làng cùng hợp sức lại, cho cả voi tới kéo, mà cũng không lên nổi.

    Lúc này, Kiệt mới đem vũ khí chủ lực cậu đã hết sức tập trung chế tạo ra: ròng rọc. Ròng rọc là một trong 3 phương pháp mà ngày xưa thường dùng để di chuyển vật nặng dễ dàng hơn. Cái này hình như vật lý thời trung học cơ sở đã dạy cậu.

    Ban đầu, dân bản không tin. Nhưng Kiệt vẫn vẫn dộng họ. Hàng chục cái chạc được dựng lên, hệ thống ròng rọc nhanh chóng được lắp đặt khắp khu vực đó. Thế rồi 1…2 … 3. Con voi được kéo ầm ầm lên khỏi hố. Voi con vui, voi mẹ cũng vui, người dân cũng vui.

    Kiệt cứu được con voi mẹ ra khỏi hố rồi, lại cẩn thận chăm sóc nó, thức đêm thức hôm chăm sóc những chỗ bị thương nhiễm trùng, xay thức ăn cho nhuyễn để voi mẹ ăn, đắp thuốc,… Có lẽ chính nhờ sự tận tình chăm sóc đã khiến lũ voi cảm động, chúng liền theo cậu mà không cần phải dùng đòn roi hay bỏ đói. Tất nhiên những bước huấn luyện vẫn cần phải làm, nhưng chắc chắn đòn roi không phải là biện pháp tối thượng nhất.

    Hai con voi lần lượt được đặt tên, voi mẹ gọi là “ Mích”, con voi con gọi là “ Ki Ki”. Nói chung Kiệt nghĩ đặt tên thế cho độc nhất vô nhị trong thế giới này. Có thêm hai con voi, nhiều việc làm trở nên dễ dàng hơn, nhất là canh tác.

    Bằng sức voi được tăng cường, , những việc như vận chuyển phân bón từ bên dưới lên trên đỉnh ruộng bậc thang, kéo cần quay bơm, cày bừa,… đã dễ dàng hơn. Thế nên ruộng lúa của Kiệt nhanh chóng làm cho bà con trong buôn há hốc miệng trước sản lượng nó mang lại.

    - Này cậu bé người xuôi ở, sao cây lúa chàu trồng mọc khỏe thế, hạt nhiều thế.

    - Đấy là vì cháu làm đúng kĩ thuật trồng lúa thôi.

    - Kỹ thuậ trồng lúa là gì?

    - Là cách làm sao để cây lúa mọc tốt, không sâu bệnh, cho trịu hạt.

    - Thế cháu dạy bọn ta chứ!

    - Dạy cũng được ạ, nhưng phải có điều kiện.

    - Điều kiện gì ?

    Hoàng Anh Kiệt đã phát huy hoàn toàn bản lĩnh đàm phán trong suốt thời gian này. Một mặt, cậu phải mua được đất đai trên này một cách danh chính ngôn thuận nhất, và cũng phải nhiều nữa, để sau này có thể mang dân lên đây khai hoang. Nhưng đồng thời, cũng không được làm dân thượng thấy rằng mình chịu thiệt. Bạo loạn ở Tây Nguyên là một bài học kiểu đó, khi việc tuyên truyền của Đảng không thể khiến dân Tây Nguyên hiểu được và cho rằng mình bị người Kinh lấn áp về quyền lợi. Trong công cuộc xây dựng nơi đây vùng hậu phương, Kiệt mong rằng người dân sẽ dần dần chấp nhận sự lãnh đạo của dân miền xuôi trong hòa bình.

    Hoàng Anh Kiệt tiến hành các công tác chuẩn bị cho sự di dân lên cực kì chóng vánh. Các đợt chuyển người lên đầu tiên, sẽ là thanh niên trai tráng. Không như ở trên đây, đất đai dưới làng Bàng đã được khai hóa từ lâu, các kĩ thuật và hệ thông máy móc đã giúp cho là công việc canh tác, chăn nuôi đi vào quỹ đạo, chỉ cần mấy người trung niên, già cả cũng đảm đương được hết. Ở trên miền thượng, đất đai rộng, nhưng rừng núi nhiều, chưa có thể mang ngay hệ thống máy móc lên để làm việc, khí hậu cũng có nhiều điều khác lạ, phải có thanh niên trai tráng để chống chịu mới hòng xong việc.

    Kiệt mua tổng cộng 40 ngọn đồi cằn và mấy cánh rừng lớn- tức là vảo khoảng 400 ha, nhưng có độ tập trung cao về mặt địa lý từ tay các vua người thượng, trả giá khá hậu hĩnh, tổng giá trị của số hàng hóa mang lên để trả nợ tương đương 300 lạng vàng ròng. May mà những khoản lợi tức của họ Bùi đã mang tới, nếu không không biết lấy đâu tiền để mua. Nhưng cũng vì thế, toàn bộ số ruộng nương ở đây là mang tên Kiệt. Hai họ Đào Đỗ ủng hộ điều này lắm, vì như thế con cháu họ về làm vợ Kiệt sẽ rất sung sướng, mà hai họ lớn đã lên tiếng, thì còn ai nói lại được.

    Xây dựng, canh tác, chăn nuôi. Ba công việc cứ lặp đi lặp lại, nhưng ngày một dễ dàng hơn, thu hoạch càng lúc càng cao hơn. Từ những ngọn đồi cằn cỗi khi xưa, nay đã mọc lên những vườn cây ăn quả sai trĩu : cam, quýt, mít,dừa,… những ruộng lúa vàng óng xanh rợn chân trời, bãi nuôi voi ngựa đông hàng trăm con,… và vô số dân thượng đang làm thuê cho Kiệt. Đây là dân nghèo, hoặc nô lệ bị bắt sau các cuộc chiến giữa các tiểu vương quốc người thượng với nhau, hoặc giữa người thượng với vài quốc gia làng giềng : Ai Lao, Chiêm Thành,…

    Tuy bây giờ đã có vô số người làm, các vật dụng mang hàm lượng kĩ thuật cao cũng góp phần làm tăng năng suất lao động, nhưng nhiều việc Kiệt vẫn phải tự đứng ra, đó chính là công tác giáo dục.

    Lên trên này, chỉ huy những người trẻ tuổi, nên Kiệt có thể duỗi thẳng tay chân một chút. Thế là chữ quốc ngữ và toán học cơ sở nhanh chóng được phổ cập, từ đám thanh niên làng Bàng tới dân thượng mới mua, ai cũng phải ngày đêm học, học để thông tỏ công việc về sau. Đi kèm văn, là võ. Không có kiến thức quân sự nhiều, nên trước tiên Kiệt chỉ đứng ra dạy kỉ luật, dạy đội hình đội ngũ, … như những gì từng được học trong mấy lớp quốc phòng ngày trước, hoặc là lập đội hình chiến đấu như mấy bộ phim trung quốc hay xem hồi nhỏ, miễn sao phù hợp với thời đại. Kỉ luật là sức mạnh của quân đội, một đội quân có kỉ luật như cây kiếm thép tốt chưa mài, mài qua là dùng được. Đội quân giỏi mà không có kỉ luật, như cây kiếm làm từ gang, thắng thì không sao, hễ thua là mất sạch sành sanh.

    Nhưng cái Kiệt đang dạy hôm nay, không phải chữ nghĩa, cũng chả phải đội hình đội ngũ gì, mà là cách trộn phân bón. Đây là môn Kiệt gọi là Kĩ Năng Thực Tế, mỗi hôm dạy là một bài mới, nhưng yêu cầu về thực tập lại rất cao , thường có kiểm tra đột xuất. Môn này kể ra dễ dạy, dễ học hơn nhiều thứ khác, vì nó gắn ngay vào đời sống, người ta cần ngay thì họ dễ có sự hăng say miệt mài học tập.

    Trộn phân bón tuy không cao siêu, nhưng cũng cần chút kiến thức thực tế lẫn khoa học thời hiện đại ở thế kỉ 21. Loại đất nào thiếu chất gì, loại cây nào cần chất gì, trộn chất gì vào phân để có hiệu quả tốt như mong đợi,… đó đều là nghiên cứu kĩ lưỡng từ thực tế,.. nhưng để giải thích tại sao điều đó xảy ra, và suy ra cái nguyên lý hoạt động để sau này có thể dùng ngay là điều khoa học có chỗ dụng võ.

    Đang giảng, chợt Kiệt nghe thấy có tiếng lao xao bên ngoài. Chưa kịp hỏi han gì, thì thấy có đoàn người đi tới. Đó là đoàn người nhà họ Bùi, vẫn có đầy đủ 4 cha con họ Bùi như lần trước gặp gỡ, khác cái là thêm một ông lão và hai người trung niên đi kèm, 3 người này phong thái khá đĩnh đạc, chắc cũng không phải người thường.

    Thấy Kiệt đang đứng giữa đám người thượng, cầm xẻng trộn chậu phân bón, Bùi Duy Sơn chợt vỗ đùi đánh đét một cái rồi đọc câu đối :

    Người mặc áo tơi làm muôn việc khó
    Tay cầm gậy gỗ xúc đống phân hôi

    Câu đối vừa đọc xong, mấy gã gia đinh đi cùng thì cười phá lên, Bùi Duy Hải có nhếch mép, nhưng vội thôi ngay khi thấy ánh mắt của ông già và hai người trung niên đi cùng. Bùi Khả Nghi nét mặt bất nhẫn, có ý trách anh mình chơi ác người ta, trong khi đó Bùi Duy Linh là cha, lại không cấm cản, có điều thấy ánh mắt ông già thì hơi đổi sắc, toan lên tiếng hòa giải.

    Mấy anh em làng Bàng đã toan xông lên đánh nhau, thì bị Kiệt giơ tay chặn lại. Cậu nói nhỏ nhẹ nhưng dõng dạc :

    - Câu đối của người anh em đây về ý thì rất hay, nhưng lời lẽ thô tục quá, thảo nào người ta thường có câu trọc phú (giàu mà ô trọc, không cao quý) là vì thế. Tôi xin sửa lại chút ít cho thêm hay
    Ý Nhất Nhung Y, Năng Đảm Thế Gian Nan Sự
    Đề Tam Xích Kiếm, Tận Thu Thiên Hạ Nhân Tâm.

    - Hay quá !- Kiệt khé nháy mắt cho đám người cùng làng, mấy câu đối hay thì có hay, nhưng chưa chắc mọi người đã kịp hiểu, nhưng cứ để họ vỗ tay hoan hô, áp đảo khí thể bên kia đã.

    Bên phe Kiệt thì cười to, vỗ tay giòn dã, trong khi bên kia ai nấy lúng búng như ngậm hột thị. Nếu Bùi Duy Sơn bị đòn phản kích quá sắc sảo của Kiệt làm cho cứng lưỡi, Bùi Duy Linh hơi trách con mình vội vàng trong việc ra tay để rồi bị đốt phương bật lại, Bùi Duy Hải vừa muốn cười anh mình kém tài mà vẫn ra thi như kiểu đâm đầu vào đá, Bùi Khả Nghi thì vừa xót anh bị người bắt nạt, vừa cảm phục tài của Kiệt ; thì riêng với 3 người gồm ông lão và 2 người trung niên, lần đầu tiên Kiệt gặp, sắc mặt họ có biến đổi, xong không rõ ràng.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile



    Góp Ý: http://www.tangthuvien.vn/forum/show...4#post20346674
    Trong trí tưởng tượng thì không có gì là không thể.

  4. Bài viết được 5 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    ComradeH,giangbery,hailam1991,thanaret25,thanhnguyen,
  5. #13
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    466
    Xu
    425

    Mặc định


    TÁC PHẨM: HỒNG BÀNG LẬP QUỐC KÍ
    THỂ LOẠI: XUYÊN KHÔNG, QUÂN SỰ
    TÁC GIẢ: phamtranquangdung



    CHƯƠNG 12: LUẬN THẾ

    Hoàng Anh Kiệt chỉ đạo mọi người xong xuôi, mới đi vào nhà gặp đoàn người họ Bùi. Lần này họ lên bất chợt là vì muốn bàn riêng với Kiệt chuyện làm ăn. Ngày trước họ không biết rằng tiền lời từ những đồ kia lại lớn đến thế, nên chấp nhận chia lợi nhuận 9-1, họ lấy 9 phần lợi nhuận , Kiệt chỉ có 1 thành. Nhưng bây giờ, lợi nhuận cao quá, dù 1 phần lợi của Kiệt cũng đã là quá mức cao, nên họ Bùi sinh lòng tham, muốn lấn tới. Lần này họ lên đây để nói ngọt nhạt, đòi Kiệt tự giảm phân nửa lợi tức của mình.

    Lần này làm việc có hơi mất mặt, nếu Kiệt kiên quyết làm căng thì khó thành, nên Bùi Duy Linh đành nhờ cha là ông Bùi Duy Lại. Bùi Duy Lại là thương nhân sành sỏi, từng đi khắp đại giang nam bắc, từ Bách Việt, Đại Hoa, Các vương quốc Cham Pa, Cao Câu Ly,… nên thông tỏ lòng người, hiểu được việc đàm phán.

    - Trước tiên, cho lão xin lỗi thay đứa cháu trai ngỗ nghịch của lão cái đã.

    - Xin cụ chớ phiền lòng, trẻ con tranh chấp hơn thua với nhau là việc thường. – Kiệt nói thế, khiến hai bên càng lúng túng hơn, vì cậu còn nhỏ tuổi hơn cả Duy Sơn.- Nhưng lần này các vị tới, không biết là có chuyện gì không?

    Họ Bùi trước tiên dùng tư thế hòa đàm,dùng việc họ phải bỏ vốn hoàn toàn để làm đồ, còn Kiệt ngồi không để hưởng lợi, nên xin Kiệt bỏ ra nửa số lợi tức được hưởng để cho họ Bùi có thể mở rộng thêm cơ sở kinh doanh mới. Họ nói thêm rằng dù đồ bán rất chạy, nhưng để làm được điều đó, họ cũng phải bỏ ra nhiều tiền để có được hệ thống phân phối, các cửa hàng, chi phí vận chuyển…

    - Được! Các ông nói rất có lý, tôi đồng ý chuyện giảm lợi tức! Nhưng đổi lại, tôi cần các vị chuyển khoản lợi tức đó sang dạng thanh toán khác.

    - Dạng thanh toán khác.

    - Đúng thế, tôi cần nhân lực: người lao động khỏe, thợ giỏi, phụ nữ còn trẻ khỏe. Các ông làm cách nào thì làm, cứ trừ hết vào lợi tức của tôi là được.

    - Cậu cần nhiều người thế để làm gì chứ?

    - Việc ai nấy lo, không cần các vị nhọc lòng. Nếu các vị đồng ý, ta viết giấy làng bằng ngay.

    - Cũng được!- Bùi Duy Linh nghĩ đi nghĩ lại, cũng không thấy có gì hại cho mình, nên đồng ý ngay và luôn. Không ngờ mọi sự lại hanh thông đến thế, biết thế không cần nhờ cha già ra mặt làm gì cho mệt.

    Trái với sự vui mừng của người con, người cha Bùi Duy Lại cực kì đăm chiêu suy nghĩ, ông nhanh chóng gọi hai người trung niên còn lại vào hỏi chuyện.

    - Các ngươi nghĩ chuyện hôm nay ra làm sao?

    - Thưa cha vợ, con xin nói thẳng, tên nhóc đó không phải hạng tầm thường đâu. Câu đối nó nói về nghề hốt phân là ý làm vua đấy.- Người đàn ông nói trước là Nguyễn Văn Phi, con rể của Bùi Duy Lại, anh rể của Bùi Duy Linh. Ông ta là một tú tài, văn hay chữ tốt, ngày nhỏ được cho về nhà họ Bùi ở rể để tiện việc đèn sách. Tuy hay chữ, biết kinh sử xong Nguyễn Văn Phi tài cũng bình bình, Bùi Duy Lại từng nhận xét rằng tài của người con rể này cùng lắm chỉ làm được chức tri huyện vào cái lúc thời bình là cùng.

    - Dựa vào một câu đối của đứa trẻ mà đã có ý suy tôn, tôi thấy chưa hợp lý. Tuy nhiên, chí của nó không nhỏ thì đúng thế thật. Chiêu dân, mộ thợ, dạy chữ, luyện binh, đấy đều là hành động phản loạn. Nếu như nhà ta chỉ muốn làm đại phú thương, vậy đây là cơ hội trời cho, chỉ cần một phong thư mật báo, họ Hoàng tất bay đầu. Lúc đó tiền lời không phải chia bôi, cũng là cái lợi.- Cùng là người ở rể, nhưng Võ Tông Khải lại được đánh giá cao hơn. Y không học lên tú tài, mà chỉ là người chuyên tháp tùng anh rể Bùi Duy Linh đi xem hàng, nhưng lại toàn ở những chỗ nguy hiểm trùng trùng, mặt hàng toàn đồ quốc cấm, đủ để hiểu cái tài và cái gan của y ra làm sao.

    - Làm vậy thật bất nhẫn quá.- Nguyễn Văn Phi vội can

    - Vậy nếu họ Bùi ta không muốn làm đại phú thương!

    - Bảy chữ: nói ít, nhìn nhiều, làm dứt khoát.

    Nghe tới đây, đến Nguyễn Văn Phi cũng bắt đầu hiểu ra, gai ốc nổi khắp người. Câu này rất đơn giản, họ Bùi trước hết phải câm cái họng lại, không làm bất cứ điều gì khiến Hoàng Anh Kiệt thấy bài xích, rồi từ từ thẩm thấu vào, tập trung quan sát xem Hoàng Anh Kiệt đang làm gì, kế hoạch ra sao, bố trí thế nào. Một khi đã thấy đây là mối đầu tư đáng đầu tư, thì dù phải bỏ sách vốn gốc, cũng phải làm.

    - Ai có thể làm được!- Bùi Duy Lại hỏi tiếp

    - Xin cụ cho cô cháu gái út Bùi Khả Nghi ở lại đây làm tin, con xin ở cùng để chăm sóc. Có gì sẽ thông báo sau ạ!

    - Được! Văn Phi, Tông Khải, cả hai cùng ở lại đi, sẽ có ích lắm đấy.

    - Vâng!- CẢ hai cùng dạ ran.

    Việc Bùi Khả Nghi ở lại làm Kiệt khá ngạc nhiên, vì rõ ràng với uy tín của họ Bùi đâu đến mức phải làm thế. Nhưng thôi, thế càng chắc. Lần trước trình bày việc canh tác kiểu mới cho Bùi Duy Linh mà không được coi trọng, Kiệt không nghĩ rằng ở đây có cái khỉ mốc gì để họ để ý tới cả, nên cũng mặc họ đi khắp nơi thăm thú.

    Chỉ có ở mấy ngày, mà Nguyễn Văn Phi và Võ Tông Khải đã thấy kinh ngạc không thôi. Thứ nhất là về tổ chức hành chính đã rút gọn hết mức có thể, mà vẫn đảm bảo khả năng tương tác giữa dân xuôi và dân thượng, kiểm soát được các mặt đời sống: làm việc, thu thuế, dạy chữ,thực hiện nghĩa vụ quân sự,….

    Thứ hai, về mặt kinh tế, dù thông qua nhà họ Bùi làm trung gian, các giống nông sản ở đây mới được bán đi có lãi, nhưng rõ ràng nông sản ở đây là thứ vô cùng tốt, chưa kể các loại đã qua sơ chế phần nào: mứt, hoa quả khô, …

    Thứ ba, việc dạy thứ chữ mới khiến dân trí được nâng cao, bất cứ việc gì đều dễ thông tỏ từ trên xuống dưới trong thời gian cực ngắn.

    Thứ tư, quân đội tuy chưa được võ trang và tôi luyện qua máu lửa chiến trường, nhưng khí thế và kỉ luật đã rất tốt.

    Thứ năm, toàn thể dân chúng ở đây trên dưới một lòng, hăng say lao động, thực hiện tốt công việc được giao, không so bì tị nạnh, là điển hình cho nền thịnh trị của một quốc gia.

    Năm điểm trên cho thấy Kiệt đã có ý thức và có kĩ năng trong xây dựng quốc gia, với Nguyễn Văn Phi thì thế đã đủ, nhưng Võ Tông Khải vẫn đăm chiêu. Nếu trị quốc giỏi có thể là vua hiền mà cũng có thể là tôi sáng, mà mỗi người lại đáng giá khác nhau, đầu tư sai là không được. Nếu đầu tư quá tay cho kẻ tôi sáng, thì là lãng phí, mà đầu tư nhỏ giọt cho vua hiền, cũng chưa chắc đã không bị ghi thù. Chưa kể thời này người Hoa vẫn rất mạnh, nếu có biến gì chưa chắc thế lực nhỏ như cái mắt muỗi của Hoàng Anh Kiệt đã trụ lại được.

    Thế rồi, Võ Tông Khải quyết định hỏi thẳng Kiệt. Nhân hôm lễ trung thu, sau khi xem múa lân, rước đèn- cái này Kiệt phổ biến cho người dân ở đây chơi y trong kiếp trước. Lần gặp mặt này, Võ Tông Khải cũng chả giấu diếm gì, nói luôn vào đề:

    - Cậu định tụ binh làm loạn chăng?

    Câu nói bóc trần những gì Kiệt mưu tính, nhưng cũng vì thế khiến Kiệt có phần an tâm, vì đây cùng lắm chỉ là bài kiểm tra mà thôi.

    - Đúng. Bách Việt nằm ở khu vực trung tâm, nam giáp các quốc gia Cham Pa, bắc có Nam Chiếu, Đại Hoa, tây là Ai Lao, Miến Điện, đông thông biển lớn, là đất dụng võ của kẻ anh hùng. Ngày nay, vua Đại Hoa là Thường Tông ỷ quân đông, nước lớn thường xuyên đánh chiếm các nước khác, tuy là thắng nhưng đã hao mòn khí lực, rồi hễ có trận thua thì ắt như núi đổ, không tài nào ngăn. Hễ Đại Hoa có biến, nam có các nước Chiêm Thành, Chân Lạp, bắc thì Nam Chiếu, tây là Ai Lao đều sẽ coi Bách Việt như miếng ngon không được che đậy mà dấy quân lên chiếm. Hoằng Hạo là tên tướng người Hoa, cậy chút tài mà ăn trên ngồi chóc, tất sẽ nghĩ cách để bảo toàn thực lực, chắc gì đã có tâm với người nước ta. Để người ngoài lấy ăn, sao không cho người trong nước tự giữ.

    Hay! Võ Tông Khải suýt nữa thì vỗ đùi khen ngợi. Nêu cao đại nghĩa là bước đi đầu tiên mà mỗi nhà chính trị phải làm được. Danh có chính thì ngôn mới thuận, ngôn có thuận thì sự mới thành. Có tính chính danh, không sớm thì muộn sẽ quy tụ được lòng người.

    - Hoằng Hạo ở đất ta đã lâu, tất nhiên có tay chân thân cận, lại thêm là y thay Vua Hoa cai trị, nên vẫn rất hùng cường. Đại Hoa là nước lớn, ý thức bành trướng của họ càng lớn, nên dù thế nào họ sẽ vẫn cố duy trì sự thống trị tại nơi đây. Chưa kể các nước ngoại bang thì như hổ rình mồi. Khó khăn chồng chất, kẻ muốn làm việc lớn tất phải có chuẩn bị sớm: người ngựa, lương tiền, địa bàn, … Có chuẩn bị đầy đủ, thì khi cơ hội đến mới nắm được.

    - Vậy cậu định làm vua hay là làm tôi?

    - Có minh chủ, thì phò minh chủ, không có minh chủ, thì tự thay. Chí ít, vẫn còn dăm bảy năm nữa! Thời đại này, vua chọn bề tôi, cũng như bề tôi chọn vua, phải thực cẩn thận.

    - Vậy cậu bảo họ Bùi chúng ta nên làm gì?

    - Thời thế chưa tỏ tường, nên tôi không dám nói bừa. Nhưng tôi nói thật, họ Bùi là thương nhân, mà thời loạn thương nhân tất là chỗ moi tiền. Nếu được, họ Bùi nên sớm chuyển đổi cơ cấu, giảm tiền, tăng đất, ở chỗ xa xôi mà màu mỡ, canh tác kiếm sống thì có thể an phận. Còn nếu muốn làm việc lớn, oanh oanh liệt liệt, đến chỗ tam công lục bộ, thì không gì bằng thương mại biển, sắm thuyền to, mua khí giới, nhất là hỏa khí, thao luyện tư binh, đợi ngày có biến.

    - Ý của cậu, tôi xin về nói lại với cha vợ và bác cả. Còn quyết thế nào, đành xem phúc đức họ Bùi vậy.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile



    Góp Ý: http://www.tangthuvien.vn/forum/show...4#post20346674
    Trong trí tưởng tượng thì không có gì là không thể.

  6. Bài viết được 4 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    ComradeH,giangbery,hailam1991,thanaret25,
  7. #14
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    466
    Xu
    425

    Mặc định


    TÁC PHẨM: HỒNG BÀNG LẬP QUỐC KÍ
    THỂ LOẠI: XUYÊN KHÔNG, QUÂN SỰ
    TÁC GIẢ: phamtranquangdung



    CHƯƠNG 13: TRẬN ĐÁNH ĐẦU TIÊN

    Những đợt lợi tức lên đến vài trăm người mà họ Bùi trả cho Kiệt đã lần lượt đi lên trên miền thượng. Đất của Kiệt trên này không nhiều lên, nhưng độ sử dụng đã gấp nhiều lần khi trước. Nếu trước đây, với sức của riêng nhóm người Kiệt tự chiêu mộ cộng thêm anh em trong làng, thì chỉ riêng trồng cấy và nuôi voi, ngựa lấy sức kéo đã là hết thời gian lao động, thì bây giờ, công việc đã hết sức đa dạng, bao gồm trồng rau, nuôi gia súc gia cầm, đào ao thả cá, xây dựng hệ thống nhà cửa, đặc biệt là một số công sự để tập trận.

    Đồng thời, trong số thợ mà họ Bùi cho lên, không nhiều người hữu ích cho Kiệt lắm, số thợ phần đông là thợ mộc, thợ xây, thợ gốm… chứ những thợ rèn, thợ đóng thuyền gần như không có, hoặc có thì là những người đã già, nếu muốn dùng họ làm thầy để đào tạo lứa khác thì sẽ tốn thời gian hơn. May mà Kiệt vẫn còn nhiều thời gian để dào tạo, đồng thời cũng nhờ là một người sinh ra trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Kiệt cũng biết rằng yếu tố làm tăng tốc độ của công nghiệp có rất nhiều, nhưng chú trọng thì hoặc là máy móc hiện tốt, hai là tay nghề chuyên môn của thợ. Điều kiện hiện tại chưa thể có máy móc hoặc trang thiết bị hiện đại để đúc vũ khí như quân Đại Hoa, nên vấn đề chuyên môn hóa thợ sẽ là hướng đi chính. Kiệt thực hiện việc này bằng cách thiết kế dây chuyền sản xuất.

    Dây chuyền sản xuất tức là mỗi người thợ chỉ phụ trách một khâu, làm đúng một chi tiết. Làm đi làm lại một chi tiết giúp cơ bắp sẽ quen đi, làm ít vấp váp. Ngoài ra, nó cũng khiến việc giữ bí mật được tốt, không ai biết người phụ trách khâu khác làm gì, làm thế nào, trừ phi bắt được toàn bộ dây chuyền còn không thì không tài nào có được sơ đồ thiết kế.

    Điều kiện hạn chế và xác định rõ rằng trước mắt chỉ là luyện cho người dân quen việc binh đao, hiện tại vũ khí chủ yếu chế được: giáo, khiên, đoản đao, nỏ và tên. Giáo để đánh tầm trung, khiên che chắn, đoản đao cận chiến, nỏ bắn tên tầm xa. Đây đều là vũ khí cho một cuộc chiến phục kích hoặc phòng thủ phản công trên một mặt trận tương đối hẹp.

    Cuộc chiến đầu tiên Kiệt muốn đánh, hoặc e rằng không đánh không được, có lẽ chính là ở trên đất thượng này. Từ bấy lâu, nhiều thành phần dân thượng đã thể hiện sự bất mãn với Kiệt. Không phải đa phần và sự khiêu khích không quá lớn nhưng chiến tranh là sự khó tránh.

    Đối thủ, là Vua Gió K’ Brết. Nguyên nhân chính là vì sự phát triển của các buôn làng thần phục Vua Suối San Di đều là nhờ hợp tác với Kiệt. Ban đầu khi Kiệt ngỏ lời, Vua gió khước từ vì không muốn liên hệ với kẻ bắt tay với đối thủ lớn nhất của mình, còn giờ ông ta lo sợ Kiệt sẽ làm đồng minh với Vua Suối để hạ bệ mình. Chính vì lẽ đó, Vua Gió quyết định chuẩn bị lực lượng tấn công Hoàng Anh Kiệt trước tiên.

    Vua Gió cho rằng mình đã rất khôn ngoan khi ra quyết định này, vì ông ta cho rằng cùng là người thượng, Vua Suối sẽ không thể ra tay cản tay Vua Gió khi ông ta đi đánh Anh Kiệt, cho dù Kiệt là bạn thân, vì như thế là phản bội lại người cùng dân tộc. Còn nếu ông ta đánh Vua Suối trước, Kiệt sẽ có thể liên hợp với Vua Suối đánh ông ta.

    Vua Gió gửi chiến thư, hẹn Kiệt ra đánh một trận tại ngã ba dòng sông Pu Lan Ngọc. Quân của Vua Gió có tổng cộng 3000 người, 20 voi chiến, bên Kiệt có 2500 lính gồm cả 100 kị binh, có 10 con voi chiến, mà trong 10 con voi này, tình cả con Ki Ki chưa trưởng thành do Kiệt đích thân cưỡi ra thị sát mặt trận.

    Dù chịu thiệt về quân số, song về trang bị, sĩ khí và chỉ huy thì quân của Kiệt trội hơn nhiều. Về trang bị, quân của Kiệt có vũ khí toàn làm từ thép tốt, tên cũng bọc thép, giáp vải và khiên mây tuy không cứng rắng như khiên kim loại nhưng cũng đủ che chắn phần nào trước cung tên và những cú đâm không quá mạnh. Quân của Kiệt tuy mới, nhưng đa phần khỏe mạnh, lại có quyết tâm đánh để giữ vững cuộc sống hiện tại, cuộc sống mà trước nay họ chưa từng được sống. Quan trọng nhất, họ có Hoàng Anh Kiệt chỉ huy.

    Mở đầu trận, Kiệt cưỡi con Ki Ki, phất là cờ đỏ ba cái, Chỉ Huy Hoàng Mạnh Hưng, chú họ của Kiệt dẫn quân mình, 500 quân lao lên trước. Bên kia bờ sông, quân Vua Gió cũng nhanh chóng phản ứng lại. Lực lượng chiến đấu do chiến tướng K’ Tút, con trai của K’ Brết, tự thân cưỡi voi chỉ huy, chặn đánh.

    Bên K’ Tút có lợi thế trên bờ, nên đồng loạt bắn nỏ. Trên khúc sông cạn có chừng 1 mét thôi, hàng chục người đã bị bắn hạ, chết có, bị thương có. Nhưng quân của Hoàng Mạnh Hưng vẫn ồ ạt xông lên, họ chỉ còn cách bờ có 2 mét, lúc này nỏ bắn rất rát, tưởng như có thể chặn đứng đợt tấn công này. Nhưng không, Hoàng Văn Hưng đã ra hiệu lệnh, tất cả lính của ông ta nhanh chóng tiến tới gần nhau, xếp khiên đè lên nhau, như một cái là chắn khổng lồ. Những mũi tên có thể bắn gục các chiến binh đơn độc giơ khiên, nhưng không thể bắn qua hàng chục cái khiên của những quân nhân đang đoàn kết che chắn cho nhau. Thậm chí, khi những mũi giáo mạnh mẽ nhất từ tay K’ Tút và đội binh sĩ thân cận có kịp phá nát một vài cái khiên, đánh chết một vài người lính, thì những vị trí đó cũng được thay thế bởi người khác tức thì.

    Khi đã tới bờ sông, đội hình của Hoàng Mạnh Hưng biến đổi, những người lính nhanh chóng lao lên. Họ tấn công quân của K’ Tút nhanh chóng và mạnh mẽ, chỉ đâm giáo rồi bỏ luôn tay ra nếu thành công. Sau đó họ không dùng giáo nữa mà cứ đoản đao với khiên mây xông lên chém bừa. Trò này tỏ ra hiệu quả không ngờ, bị đánh xáp lá cà quá nhanh khiến quân của K’ Tút rồi như canh hẹ. Dù K’ Tút gào khản cổ và tự thân ra trận giết được vài người với ngọn giáo ném từ trên con voi của mình xuống, cũng chẳng thể đẩy quân của Hưng xuống sông. Trái lại, quân của Hưng dùng giáo chọc lên bụng voi, con voi đau quá lồng lên chạy, giẫm đạp cả vào quân mình.

    Thấy con mình thất thế, K’ Brết lệnh toàn quân đánh lên. Thế là số quân còn lại ùa tới, Chỉ Huy Hưng không chút núng thế, hô hào anh em nhanh chóng tổ chức lại đội hình phòng ngự với giáo dài và khiên che. Đồng thời ngay lúc đó, số quân còn lại của Kiệt cũng bắt đầu sang sông, nhưng theo từng tốp nhỏ 50 người một.

    Những nhóm lính nhỏ không xông vào hội quân với nhóm của Chỉ Huy Hưng, thay vào đó họ như những mũi tên đánh tạt sườn đội quân đông nhung nhúc của K’ Brết, chia nhỏ và khiến cho chúng phân tán ra để tiêu diệt họ chứ không tài nào tụ lại để đánh tan đội quân của Chỉ Huy Hưng.

    Các nhóm này ró ràng kém hơn quân của Chỉ Huy Hưng nhiều, song họ được cái là nhỏ, nên co cụm tự vệ cũng dễ dàng, quân của K’ Brết nếu ham đánh họ thì còn mất nhiều thời gian hơn, nếu so với đánh cùng một vị trí vào đội quân của Chỉ Huy Hưng. Song cũng khó có ai có thể hiểu được điều đó, cứ thấy miếng mỡ là nhảy ngay vào.

    Chính vì thế, đội quân của K’ Brết rõ ràng đông hơn hẳn, nhưng quá phân tán. Nếu K’ Brết mà cũng xuyên việt tới Việt Nam hiện nay, chắc ông ta sẽ hiểu rằng mình thua cũng đáng. Thế trận mà ông ta đang đối mặt, cũng là thứ khiến bao vị tướng người Pháp phải đau đầu khi đối mặt với thế trận của Đông Dương. Quân của Kiệt phân tán rải rác, giống như các đạo quân du kích địa phương, cho quân ra chặn thì tốn quân, mất lực lượng cơ động, mà nếu không cho, nhưng đạo quân này sẽ gây khó dễ, thậm chí chúng tụ lại thành thế lớn thì nguy. Còn đạo quân chủ lực giả của Chỉ Huy Hưng đã làm quá xuất sắc vai trò, khi câu thêm rất nhiều quân của K’ Brết ra vị trí sông.

    Đến lúc này, Hoàng Anh Kiệt nhận thấy đội hình đối phương đã bị kéo dãn, cậu liền cho thổi tù và, đồng thời tự thúc voi và toàn bộ đội tượng binh tiến lên. Voi của Kiệt thì nhỏ, nên có hơi lùi lại so với đàn, nhưng vẫn cứ tiến đều. Đoàn tượng binh có thể coi là vũ khí chủ lực lao lên, nhanh chóng phá được phần lớn quân đang co cụm của bên K’ Brết. Để chống lại, đội tượng binh của Vua Gió cũng tiến lên. Hai đội voi nhanh chóng lao vào nhau, trên bành voi các tay xạ thủ cố gắng triệt hạ đối phương, nài voi chỉ huy voi đánh vào người kẻ địch, nhưng chiến thuật này thì bên Kiệt lợi hơn, vì quân K’ Brết đã đông, lại còn nằm ngay gần tượng binh của Kiệt, trong khi quân Kiệt phân tán quá, voi nếu lao vào mấy cái ổ nhỏ mà đánh thì không bõ.

    Lúc này, lại một hồi tù và vang lên. Tiếng tù và rúc lên liên hồi này, không vang từ phía trước, mà lại ở đằng sau, làm cho vị Vua Gió của người thượng thấy bất an quá. Quả thực là đáng sợ, đội kị binh 100 người của Kiệt đã vòng ra đằng sau. Và hồi tù và Kiệt dùng vừa rồi, để lệnh cho tượng binh tiến lên là nghi binh, mục đích chính là để lệnh cho kị binh đánh vào.

    Đội kị binh này do Xủ Lu, cậu bé người thượng năm nào từng dẫn Kiệt đi săn voi Ki Ki chỉ huy. Hóa ra Xủ Lu lớn hơn Kiệt nhiều, nhưng ở trên này ăn kham uống khổ nên vóc nhỏ, bây giờ đi theo Kiệt được ăn uống đầy đủ, nên trông như con gấu. Xủ Lu và các kị binh tay cầm giáo dài, cưỡi ngựa phi như điên, xông thẳng tới chỗ con voi của K’ Brết.

    Thấy vua gặp nạn, binh sĩ vội ra chặn lại, nhưng tiếc cho họ, kị binh giáo dài mạnh không phải vì ngọn giáo, mà vì sức ngựa tích lũy từ trước. Chỉ khẽ chạm vào giáo, nhưng tấm khiên người bị đánh văng ra, kị binh đã mất giáo cũng lập tức tản nhanh ra, rút gươm chiến với kẻ khác, mở một đường cho kị binh lớp sau đánh thẳng vào. Từng kị binh lớp sau nối lớp trước xông tới, đâm vào con voi của K’ Brết.

    Con voi tuy khỏe, nhưng chịu hơn chục nhát đâm từ những kị binh mạnh như sấm sét này, cũng phải chịu chết. Quân kị binh nhảy tới, chém bay đầu của K’ Brết ngay tắp lự. Bầy giờ, quân của Vua Gió mới tỉnh hồn, nhưng thế đã mất, nên chả mấy mà bị quân của Kiệt đánh tan và bắt sống hết.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile



    Góp Ý: http://www.tangthuvien.vn/forum/show...4#post20346674
    Trong trí tưởng tượng thì không có gì là không thể.

  8. Bài viết được 5 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    Biển Truyện,ComradeH,giangbery,hailam1991,thanhnguyen,
  9. #15
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    466
    Xu
    425

    Mặc định


    TÁC PHẨM: HỒNG BÀNG LẬP QUỐC KÍ
    THỂ LOẠI: XUYÊN KHÔNG, QUÂN SỰ
    TÁC GIẢ: phamtranquangdung



    CHƯƠNG 14: HẬU CHIẾN

    Cuộc chiến kết thúc, đi đôi với đó là xử lý các vấn đề hậu chiến: thương binh tử sĩ, tù binh, chiến lợi phẩm, khen thưởng,…

    Theo thống kê chính xác, số binh sĩ đã chết là 367 người, 1400 người bị đủ các loại vết thương, bệnh viện dã chiến liên tục hoạt động với tần suất rất cao, do đích thân Kiệt giám sát chỉ đạo. Những kĩ năng tẩy rửa vết thương, băng bó tuy đã được dạy rất lâu, thuốc thang cũng đã nhiều lần hướng dẫn, nhưng do vết thương muôn hình vạn trạng, y tá bác sĩ chưa có kinh nghiệm nên lúng túng quá, nhiều người nôn thốc nôn tháo khi thấy vết xổ ruột, may mà không nôn vào người bệnh nhân. Không chỉ có thương bệnh binh của mình, cả những người của địch cũng phải cứu. Trận đánh kết thúc rồi, đây sẽ là người của mình mai sau, không thể bạc đãi họ được, tất nhiên, vài tiêu chuẩn cũng không tốt như bên mình.

    Sau hơn 3 ngày làm việc liên tục, ngủ nghĩ mỗi ngày chỉ được hơn 1 tiếng, sơ bộ công việc cứu chữa thương bệnh binh coi như xong. Nhưng Kiệt chưa được ngủ ngay, cậu còn thị sát công tác dọn dẹp chiến trường: xác chết của người, của voi, ngựa,… Xác người thì đem chon ngay, nếu toàn vẹn được thì tốt nhất, còn không ( xác cụt đầu, cụt tay, cụt chân) thì phải chôn miễn sao cho đủ thân xác, cũng may mà đây là chiến tranh vũ khí lạnh, nên trường hợp thiếu hụt cũng ít xảy ra. Xác động vật thì hoặc được xả thịt để làm lương thực liên hoan ngay, hoặc chế làm đồ ăn khô,… Chỉ tới khi đã chắc chắn rằng nguy cơ bùng phát dịch bệnh vì xác chết đã hoàn toàn không xảy ra nổi, Kiệt mới chính thức đi ngủ.

    Chiến thắng này của Kiệt, một mặt đã khiến lực lượng của cậu ta có uy quyền hơn với dân thượng, khiến họ phải nể sợ, từ đó mọi việc có thể hanh thông hơn. Đồng thời, với việc đánh bại một kẻ thù lớn cho đồng minh của mình, Vua Suối San Di, khiến quan hệ hai bên thêm phần thân thiết. Quan trọng nhất, quân đội của Kiệt giờ đã trải qua cuộc chiến đầu tiên, không còn chỉ là những người lính giấy, tốt mã dẻ cùi, mà là người thực sự được tôi qua chút máu lửa chiến trường.

    Bằng việc đánh bại Vua Gió, Kiệt chính thức thu được thêm 7000 dân, 2000 chiến binh và một vùng đất rộng khoảng 800 ha vô cùng màu mỡ. Với số dân và lính, Kiệt nhận hết, nhưng đất đai thì phải khác. Đất của Vua Gió xa chỗ Kiệt đang ở, tuy mùa mỡ nhưng khó kiểm soát, nên Kiệt quyết định đổi đất cho những ai đang ở gần mà muốn lên đất Vua Gió làm ăn.

    Sở dĩ Kiệt kiên quyết làm điều này là vì quân cậu chưa đông, gộp cả quân của Vua Gió mới chỉ hơn 4000, đã thế quân mới vẫn chưa chắc đã trung thành, vì thế chia ra đóng dàn mỏng lực lượng là không được. Thứ hai là độ phân tán đất đai lớn, Kiệt khó lòng đảm bảo chính sách trên dưới thống nhất, gây ra những thất lợi nghiêm trọng.

    Thế rồi sau nhiều vụ thương lượng, đổi trác, Kiệt đã thu lại đủ số đất tương ứng từ tay các bộ lạc, buôn làng và các vua thượng xung quanh, trong họ đi lên đất Vua Gió sinh sống. Với một vùng đất rộng, địa hình không quá phức tạp, lại tập trung, khiến những mưu tính của Kiệt về sau đều dễ thực hiện.

    Mọi việc đã hòm hòm, cũng là lúc lễ phong thưởng diễn ra. Người xưa nói rằng hễ có phần thưởng lớn thì thu được người dũng mãnh, các binh sĩ, tướng lĩnh đều lăn xả nơi mũi tên hòn đạn, nếu không thưởng cho họ vậy thì thẹn là kẻ ngồi ngôi trên.

    Với những người đã hi sinh, người nhà của họ được chăm sóc chu đáo: công việc được sắp xếp cho những vị trí tốt, giảm thuế, thưởng một lượng tiền, nếu có con em đang độ tuổi tòng quân thì cho miễn hoãn,… cốt sao cho kinh tế nhà đó sớm ngày vực lại.

    Với người bị thương, nếu phải giải ngũ thì sắp xếp cho họ việc hợp với bản thân, đồng thời làm giấy tờ chứng nhận để họ nhận trợ cấp thương binh. Người tiếp tục ở lại thì nhận một mức tiền thưởng nhất định. Ai bị thương có xác nhận, nhưng vẫn có như cầu tiếp tục ở lại quân ngũ, chuyển họ sang khu hậu cần, y tế,…

    Các sĩ quan được tặng thưởng tùy theo mức đóng góp của họ trong trận chiến:

    Các đội trưởng các đội 50 người, sau chiến đấu đều được tặng thưởng tiền bạc, gia nhân, đất đai… Thăng một cấp với bất kì chỉ huy bị thương nặng hoặc hi sinh…

    Chỉ Huy Tiểu Đoàn Quân Xung Phong- Hoàng Mạnh Hưng chính thức được trở thành chỉ huy một Tiểu Đoàn chính quy, quân số đông gấp đôi lực lượng ông chỉ huy khi trước, nhưng cho phép ông ta có nhiều khả năng thực chiến hơn, ngoài ra Kiệt cũng ra chỉ thị tặng đất đai, thêm gia nhân, tặng ngựa chiến để cưỡi, đồng thời cho nghỉ phép 5 ngày.

    Chỉ Huy Quân Y- Đỗ Văn Viễn và Phó Chỉ Huy -Trần Phương Nhung ( cô bé được Kiệt biên chế vào làm vì là học trò giỏi nhất trong nghề y của mẹ Kiệt), được mở rộng thêm người, cấp thêm kinh phí nâng cao tay nghề và nâng lương.

    Chỉ Huy Hậu Cần- Đào Trì và Phó Chỉ Huy- Đào Thùy Linh (cô bé này vào làm phó là nhờ thân phận con ông cháu cha thực sự, hơn nữa cũng là phép cân bằng quyền lực, họ Đỗ đã nắm Quân Y thì họ Đào cũng nên ở bên Hậu Cần), được bổ sung thêm người, nâng lương và chi thêm kinh phí .

    Chỉ Huy Kị Binh- Xủ Lu được tặng thêm ngựa và tùy nghi chọn thêm người để bổ sung và mở rộng thêm lực lượng kị binh. Phần thưởng cho việc chém chét K’ Brết, giúp cuộc chiến kết thúc là đất đai ,gia nhân và thăng thêm cấp. Đặc biệt, Đội Kị Binh của Xủ Lu dẫn dắt sẽ là trở thành Lực Lượng Kị Binh Độc Lập, tức là một nhánh quân kị binh không bị trộn lẫn vào lực lượng khác, chỉ chịu sự chỉ huy từ Xủ Lu hoặc lệnh điều động của Hoàng Anh Kiệt

    Giờ đây có một vùng đất đai rộng lớn và dân chúng đông đảo, Kiệt cần những thay đổi rất quan trọng nhằm tiền hành cai trị tốt nhất:

    + Quân Sự

    Về mặt biên chế:

    Tiểu Đội 10 người, 1 Chỉ Huy Tiểu Đội, 9 lính

    Trung Đội 51 người, Chỉ Huy Trung Đội- 1 người, Chỉ Huy Tiểu Đội- 5 người, lính: 5*9 = 45 người

    Đại Đội chia ra làm 3 loại:

    Đại Đội Thiếu: 154 người, Chỉ Huy Đại Đội- 1 người, Chỉ Huy Trung Đội- 3 người, Chỉ Huy Tiểu Đội- 3*5= 15 người, lính: 3*5*9= 135. Đại Đội Thiếu thường đóng quân trên địa bàn cố định, có nhiệm vụ bảo vệ và phòng ngự là chủ yếu, tham gia tác chiến khi được yêu cầu.
    Đại Đội Đủ: 293 người , Chỉ Huy Đại Đội- 1 người, Phó Chỉ Huy- 2 người, Chỉ Huy Trung Đội- 5 người, Chỉ Huy Tiểu Đội- 5*5= 25 người, Bộ Phận Liên Lạc- 15 người, Bộ Phận Hậu Cần- 15 người, Bộ Phận Y Tế: 5 người, lính chiến đấu- 5*5*9 = 225 người. Đại Đội Đủ là Đại Đội tấn công chủ lực, đánh ở xa.
    Đại Đội Hỗn Hợp: lực lượng hợp thành của một vài trung đội, căn cứ vào nhiệm vụ được giao và tình hình chiến trường.

    Tiểu Đoàn chia ra 3 loại:
    Tiểu Đoàn Thiếu:319 người, Chỉ Huy Tiểu Đoàn- 1 người, Phó Chỉ Huy Tiểu Đoàn- 2 người, Chỉ Huy Đại Đội- 2 người, Phó Chỉ Huy Đại Đội- 2*2= 4 người, Chỉ Huy Trung Đội- 2*5= 10 người, Chỉ Huy Tiểu Đội- 2*3*5= 30 người, lính:2*3*5*9= 270 người. Tiểu Đoàn Thiếu đóng giữ địa bàn hoạt động lớn hơn, nhưng gần các khu Y Tế, Hậu Cần và có quyền tự giải quyết tình hình nên chỉ có lính chiến đấu.
    Tiểu Đoàn Đủ: 1282 người , Chỉ Huy Tiểu Đoàn- 1 người, Phó Chỉ Huy Tiểu Đoàn- 4 người, Chỉ Huy Đại Đội- 4 người, Phó Chỉ Huy Đại Đội- 4*2= 8 người, Chỉ Huy Trung Đội- 4*5= 20 người, Chỉ Huy Tiểu Đội- 4*5*5= 100 người, lính:4*5*5*9= 900 người, Bộ Phận Liên Lạc_ 30 người, Bộ Phận Thám Báo- 30 người, Bộ Phận Hậu Cần- 30 người, Bộ Phận Y Tế- 30 người, Bộ Phận Tượng Binh- 5 thớt voi, mỗi thớt voi gồm 1 voi, 5 chiến sĩ , Bộ Phận Kị Binh- 100 kị binh.
    Tiểu Đoàn Hỗn Hợp: căn cứ vào tình hình chiến trường thực tế hoặc yêu cầu từ cấp trên để thành lập.

    Về mặt vũ khí: vũ khí được trang bị đầy đủ, tốt, các kĩ năng bảo dưỡng vũ khí đều được huấn luyện cụ thể. Ngoài ra các lớp hướng dẫn chế tạo và sửa chữa vũ khí khẩn cấp trong tình trạng cấp bách được mở thường xuyên.

    Về các phương diện y tế, hậu cần: tăng cường giảng dạy, tiến hành tập huấn liên tục. Đồng thời, các nhu yếu phẩm liên tục được bổ sung.

    Về đào tạo các cấp Chỉ Huy, song song tiến hành hai phương pháp: để bên dưới bầu , rồi đi học thêm vài lớp cảm tình ( nhồi sọ họ về sự trung thành với họ Hoàng) và lý thuyết quân sự cơ bản. Chỉ Huy là người có nhiệm vụ dẫn dắt đội, nên phải có khả năng làm việc thực tế và đạt được sự kính trọng thực sự từ binh sĩ, nên để lính bầu hoặc để tự họ giành lấy phiếu bầu là tốt nhất. Sau đó họ sẽ được cho học bổ túc để có đủ kiến thức, có thế mới chấp hành nhiệm vụ được.

    Về các cấp Phó Chỉ Huy, do trên cử xuống, có vai trò kiểm tra giám sát binh sĩ, phụ giúp Chỉ Huy trong các vấn đề chuyên môn, đảm bảo sự trung thành của binh sĩ và Chỉ Huy với họ Hoàng…

    + Dân Sự

    Ban hành các chủ trương đường lối khuyến khích nông- lâm- ngư nghiệp, thủ công nghiệp, an sinh xã hội, bỏ bớt mê tín dị đoan, đưa y tế đến từng địa phương

    Cử các cán bộ- toàn thanh niên làng Bàng, mà phần đông là họ Hoàng, đã được học chữ quốc ngữ và các phương pháp phát triển kinh tế xuống 3 cùng: cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với dân. Tại đây, họ một mặt phải nhanh chóng tổ chức các lớp bình dân học vụ, khiến dân biết chữ sớm, mặt khác phải lo phát triển kinh tế khu vực, khiến người dân tin tưởng và ủng hộ.

    Tăng cường xây dựng hệ thống giao thông giữa các nơi để vận chuyển hàng hóa dễ dàng, thương mại không ứ đọng, vận tải thêm phát triển, giao lưu giữa mọi người càng dễ hơn.

    + Hành Chính
    Xác lập các cấp hành chính, ban, ngành và nhiệm vụ của họ

    Về cấp hành chính, do diện tích ảnh hưởng còn nhỏ hẹp, dân số hay diện tích là sàn sàn. Cuối cùng mọi người cũng thống nhất, lấy làng Bàng đẩy lên thành cấp chính khu, gọi là Chính Khu Trung Tâm, các đơn vị còn lại gọi là tiểu khu, gồm 24 tiểu khu, dù chúng cũng đều là làng, buôn, bản ngang nhau cả.

    Đứng đầu Chính Khu và các tiểu khu là Giám Sát (Chính/ Tiểu) Khu, thay mặt họ Hoàng trong việc đảm bảo các vấn đề an ninh, kinh tế, chính trị,… của khu đó

    Hỗ trợ các Giám Sát Khu là các Cố Vấn phụ trách các mảng, gồm : Cố Vấn Nông Nghiệp ( mảng nông nghiệp: chăn nuôi, trồng chọt,… và phổ các chính sách về nông nghiệp), Cố Vấn Y Tế ( mảng y tế và vệ sinh dịch tễ), Cố Vấn Giáo Dục ( mảng giáo dục), Cố Vấn Tài Chính ( tài chính khu, thu thuế,…), Cố Vấn An Ninh, Cố Vấn Công Nghiệp, Cố Vấn Xây Dựng, Cố Vấn Giao Thông- Vận Tải và Cố Vấn Thương Nghiệp . Do mỗi khu có sự khác biệt về địa lý nên nhiều Cố Vấn có thể có hoặc không như Cố Vấn Lâm Nghiệp, Cố Vấn Ngư Nghiệp, Cố Vấn Văn Hóa Cổ Truyền Và Bài Từ Mê Tín Dị Đoan...

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile



    Góp Ý: http://www.tangthuvien.vn/forum/show...4#post20346674
    Trong trí tưởng tượng thì không có gì là không thể.

    ---QC---


  10. Bài viết được 6 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    Biển Truyện,ComradeH,giangbery,hailam1991,thanaret25,thanhnguyen,
Trang 3 của 8 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status