TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 8 của 10 Đầu tiênĐầu tiên ... 678910 CuốiCuối
Kết quả 36 đến 40 của 47

Chủ đề: Bạn có từng bị tụt cảm xúc khi đọc từ quá thuần Việt trong truyện chưa ?

  1. #36
    Ngày tham gia
    Dec 2016
    Đang ở
    dưới địa ngục
    Bài viết
    12,278
    Xu
    3,334

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi nguyenduy1k Xem bài viết
    Theo ta, bỏ hết "chi" là rất cần thiết, còn mấy từ kia thì dịch sang cũng có sao. Ta dịch thử cho coi:
    - Hắc ám chi vương --> Quân vương hắc ám, Quân vương bóng tối (cách gọi này dùng cho mấy bộ phong cách phương Tây như Warcraft thì càng tuyệt còn gì)
    - Địa ngục chi chủ --> Quân chủ Địa ngục, Chủ nhân Địa ngục.
    - Thiên sứ chi dực --> Đôi cánh thiên sứ (cái cụm từ này rõ ràng chỉ nhắc đến đôi cánh của ả thiên sứ nào đó thôi, có phải danh từ riêng gì đâu)

    Ngày xưa mới đọc thì không có cảm giác gì nhiều, nhưng đọc nhiều rồi cũng dịch nhiều nên suy nghĩ khác rồi. Bây giờ truyện dịch nào mà cứ xưng hô "ngươi - ta" từ đầu đến cuối thì next luôn khỏi nghĩ. Thử hỏi hai người tình, thậm chí vợ chồng mà cứ gọi nhau ngươi tới ta thì có nuốt được ko. Đành rằng ngôn ngữ Trung Quốc thì chỉ có ủa với nỉ (cũng như tiếng Anh I - you), ấy nhưng sang tiếng Việt phong phú biết bao nhiêu, phải tự lựa món nào ngon mà thế vào chứ.

    Bàn về cái vụ thuần Việt với Hán Việt, ý của ta thế này, QUEN THUỘC là tất cả, chỉ cần đọc quen rồi thì dở cũng thành hay. Tất nhiên cùng trong giới mê truyện tung của với nhau, ta hiểu tâm lý của mọi người chứ, ta phân tích tí thế này nhé:

    - Nói về mấy danh từ chung như "sơn mạch" và "núi non" như có bạn ở trên nhắc tới ấy, ta thấy dùng từ nào cũng rứa, vì sao á? Vì ta dùng quen cả 2 rồi, thấy chả sao. Truyện nào có mùi cổ điển tiên hiệp hơn thì nghiêng về phía sơn mạch hơn, còn truyện nào nghiêng về phía huyền huyễn, hiện đại hơn thì núi non cũng chẳng sao, mà sao ko ai nhắc đến "Dãy núi, đồi núi", tiếng Việt phong phú biết bao, nhàm từ này thì đổi từ khác chứ sao.

    Bây giờ ta hỏi mọi người nhá, thế "Hoa sơn", "Núi Hoa", "Núi Hoa sơn" thì cái nào đúng? Vầng, 2 cái đầu đúng ạ, còn cái từ thứ 3 thì sai bét nhè ra nhé. Sẽ có người không đồng ý mà phản đối ta, nhưng ta xin giải thích thế này: Thế "Sơn" là gì? Chả là "Núi" thì là gì. "Hoa sơn" không phải tên riêng ạ, mà chỉ Hoa mới là tên riêng thôi. Mọi người có biết người Trung Quốc hay tự gọi mình là "Người Hoa" có nguồn gốc từ đâu không ạ? Chính là người sống dưới chân núi Hoa thì tự gọi mình là "Người Hoa", và cái núi Hoa ấy chính là "Hoa sơn" đấy ạ.

    Cho nên dịch thuần Việt hay để Hán Việt thì cũng phải hiểu bản chất mà đặt cho đúng từng tình huống, tránh tình trạng "Núi Hoa sơn" nhé.

    - Tiếp, ví dụ như cái vụ "Hỏa chi pháp tắc", vụ này thì khó hơn hẳn, vì nó trừu tượng và không có ví dụ thực tế ngoài đời để thay thế cho tương đồng, thế thì để Hỏa pháp tắc như cái bạn ở trên đó nói cũng hay rồi, nhất thiết phải quẳng chít mẹ cái chữ "chi" đi dùm, còn mà dịch thành "Pháp tắc của Lửa" thì nghe cũng hơi chuối, thôi thì bỏ qua đi.

    - Có cái từ này mà ta băn khoăn bấy lâu nay, thậm chí cãi nhau nảy lửa với cộng tác để rồi đứa nào đi đường nấy, đấy là cái từ "khí tức".

    "Khí tức" dịch chay ra thì rõ là "hơi thở" rồi, nhưng không thể nào cũng dịch ra thành HƠI THỞ được, mà để KHÍ TỨC mãi thì cũng tối nghĩa lắm, ai đọc nhiều thì quen chứ người mới thì khó hiểu, mà ta cũng ghét. Nói đơn cử, trong trường theo dấu vết, có thể dịch KHÍ TỨC thành MÙI chẳng hạn, hoặc trong tiên hiệp thì có thể là một loại năng lượng nào đó còn lại dấu vết để lần theo chẳng hạn.

    Cộng tác của ta ngày trước dịch tuốt tuồn tuột mọi từ KHÍ TỨC thành HƠI THỞ, nhưng mà xin hỏi KHÍ TỨC của cây cối thì có phải cái cây đó nó thở ra được không zậy? Hay là khí tức của tảng đá.

    Tóm lại là cái từ này có thể dịch ra rất nhiều kiểu, tùy từng tình huống, và ta kiên quyết không dùng KHÍ TỨC.

    Theo các bác thì sao ạ?
    Hình như bác hơi hiểu sai ý của ta, do bác kia nói "từ chi để cũng chả biết làm gì, giống như đích với liễu" nên ta mới đưa tạm ra vài ví dụ và cũng chưa nói rõ ràng, mà dịch hẳn thì nó khác với chỉ bỏ từ chi trong cụm thôi.

    Lấy ví dụ cụm hỏa chi lực đi. Nếu giữ nguyên cả cụm thì ta có thể hiểu tạm nó là sức mạnh của lửa hay gì gì đấy, còn bỏ chi đi chỉ còn hỏa lực thì người đọc chẳng mấy ai sẽ hiểu hỏa lực là sức mạnh của lửa cả mà sẽ hiểu nó thành nghĩa khác. Cũng có lẽ như bác nói, đọc quen rồi nên bỏ từ chi đi thì sẽ thấy hơi khó chịu ngay.
    ---QC---
    In solitude, where we are least alone
    Kioku - Bruno Wen-li
    00:58 3:00


  2. #37
    Ngày tham gia
    Dec 2007
    Bài viết
    363
    Xu
    0

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi Minh Tâm Xem bài viết
    Hình như bác hơi hiểu sai ý của ta, do bác kia nói "từ chi để cũng chả biết làm gì, giống như đích với liễu" nên ta mới đưa tạm ra vài ví dụ và cũng chưa nói rõ ràng, mà dịch hẳn thì nó khác với chỉ bỏ từ chi trong cụm thôi.

    Lấy ví dụ cụm hỏa chi lực đi. Nếu giữ nguyên cả cụm thì ta có thể hiểu tạm nó là sức mạnh của lửa hay gì gì đấy, còn bỏ chi đi chỉ còn hỏa lực thì người đọc chẳng mấy ai sẽ hiểu hỏa lực là sức mạnh của lửa cả mà sẽ hiểu nó thành nghĩa khác. Cũng có lẽ như bác nói, đọc quen rồi nên bỏ từ chi đi thì sẽ thấy hơi khó chịu ngay.
    Thì ý ta chính là thế mà, ta cũng tách trường hợp "Hỏa chi lực" và "Hắc ám chi chủ" rồi, cái trước mà bỏ CHI đi thì vẫn thế, còn cái sau chỉ bỏ CHI đi thôi sẽ khó hiểu. Hỏa lực thì cũng có sao đâu, chẳng qua Hỏa lực hay Thủy lực nghe giống như ngôn ngữ hiện đại quá.
    "Chân trần vượt nghìn núi, không thấy Tiên và Phật."

    "Cuối đường gặp Nguyên Thủy, mới biết ta là ta!"

  3. #38
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    145
    Xu
    0

    Mặc định

    cho phép cho xóa bình luận tại toàn nói gì đâu không
    Lần sửa cuối bởi Sâm Tu, ngày 18-01-2018 lúc 23:00.
    vĩ đại đích nam mèo mèo mèo mèo mèo đại vương

  4. #39
    Ngày tham gia
    May 2014
    Bài viết
    8,392
    Xu
    1,000

    Mặc định

    Tớ mới sub Tử Minh sơn thành núi Tử Minh thấy có lỗi quá

  5. #40

    Mặc định

    Cái này tùy lúc thôi........
    .Long, này hình có chín tựa.
    Đầu tựa đà, giác tựa lộc, mắt tựa thỏ, nhĩ tựa ngưu, hạng tựa xà, bụng tựa thận, lân tựa cá chép, trảo tựa ưng, chưởng tựa hổ.
    Trước dân thị tộc, lấy thánh long vì đồ đằng, kéo dài mồi lửa, truyền thừa sinh mệnh.
    Chư thiên vạn giới, long đằng tứ hải.
    Chúng ta há là trong ao vật, một sớm quật khởi, khí nuốt núi sông hàng tỉ.

    nhiều đoạn như thế này đẻ chẳng sao nhưng đọc nó cứ kỳ kỳ thế nào đó.........chưa kể tới lúc phải cv mấy đoạn thơ từ....
    FB Thiên Tử


    "Ốc sên vác trên mình chiếc vỏ nặng nề, lê từng bước, từng bước về phía trước. Dù gian khổ thế nào nó cũng không muốn từ bỏ, bởi chiếc vỏ ấy đã gắn chặt với cuộc đời nó. Mỗi người chúng ta đều là một phần cuộc sống của một người nào đó, ở tận sâu trong trái tim, không thể tách rời."

    ---QC---


Trang 8 của 10 Đầu tiênĐầu tiên ... 678910 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status