TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 1 của 7 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 5 của 35

Chủ đề: Ngược Về Thời Lê Sơ

  1. #1
    Ngày tham gia
    Jan 2012
    Bài viết
    573
    Xu
    250

    Mặc định Ngược Về Thời Lê Sơ

    Chào anh em TTV, sau một thời gian nghĩ viết sau 2 bộ truyện, giờ mình đã quay trở lại

    Một cơn gió quái ác xuất hiện cùng thiên tượng thần bí đã cướp đi sinh mạng của hai thiên tài Trần gia, thế nhưng tuy cùng họ nhưng hai người lại một ở thế kỷ 21, một ở thế kỷ 14.

    Nhưng cũng chính vì hiện tượng thần bí này mà dân tộc Việt Nam đã xuất hiện một truyền kỳ, một thanh niên thiên tài Y học Trần Nguyên Anh và một thiếu niên được sinh ra với vận mệnh llàm chiến tướng vô địch Trần Nguyên Hãn, cả hai hòa làm một linh hồn mới.

    Giữa lúc Nước nhà dầu sôi lửa bỏng dưới sự xâm lăng tàn bạo của giặc Minh phương bắc, người con trai sinh ra tại mảnh đất Sơn Đông nhưng mang dòng máu Tôn Thất nhà Trần đã quật khởi.

    Dựa vào tài trí bẩm sinh của một chiến tướng Trần Gia tôn thất, dựa vào những kiến thức phong phú từ thế kỉ 21 của một thiên tài thời hiện đại. Thân thể Trần Nguyên Hãn mang theo tính cách của hai linh hồn đã từng bước trên con đường chông gai mà giải phóng dân tộc.

    Một tính cách khá mâu thuẫn được hình thành bởi hai cá thể, một sự bứt phá trước thời đại về tư tưởng nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi lề thói cũ. Cuối cùng đâu mới là tính cách cuối cùng của anh ta, đâu mới la con đường anh ta lựa chọn.... và anh ta làm thế nào để Việt Nam có thể trở thành một cường quốc, một thế lực mà bất kỳ kẻ thù nào nghe đến đều run sợ...

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi Lãnh Phong, ngày 21-03-2018 lúc 02:01.
    ---QC---
    Bạn chưa thử làm sao biết không được
    Muốn biết được hay không thử là biết
    Hãy dũng cảm lển, và tôi đã thử
    Tôi đã làm được, còn bạn thì sao?


  2. Bài viết được 4 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    lovelyday,sai1000,thanaret25,tinhyeuhoaco,
  3. #2
    Ngày tham gia
    Jan 2012
    Bài viết
    573
    Xu
    250

    Mặc định

    Trưa hè oi bức, bầu trời xanh đến trong vắt, những đám mây dường như cũng đang lười nhác mà trốn tránh ở một nơi nào đó nghỉ ngơi. Không khí bực bội đến khó tả, đâu đó không gian còn vang lên tiếng kêu của ve sầu nghe càng thêm sầu não một cách thê lương. Tiếng kêu rả ríc ấy chỉ làm tâm thần người khác thêm bực bội chứ không hề thơ mộng như tiếng thơ ca mà những tên dỗi hơi không việc gì làm đem cho vào tác phẩm văn học của mình.

    Dưới tán bạch đàn là một thiếu niên 15 tuổi đang ngồi đó. Đôi mắt thâm thúy không phù hợp độ tuổi mà nhìn xa xăm, trong đó vu vơ ánh lên nỗi hoang mang không thể tả xiết.

    Người thiếu niên này có gương mặt non nớt của tuổi trẻ, nhưng không che dấu được sự anh tuấn và nam tính đến mị hoặc của hắn. Mày kiếm nhô cao, hai mắt sáng ngời hữu thần, gương mặt góc cạnh đặc chưng của Nam nhân Việt Tộc.

    Mười lăm tuổi nhưng thân thể của hắn lại làm cho trai tráng xung quanh cả cái khu vực mấy chục dặm xung quanh trấn Sơn Tây này ganh tị đến xấu hổ. Cơ thể 15 tuổi vậy mà đã cao đến 1m70, độ cao này quả thật so với người A Nam trưởng thành vẫn là nổi bật, nhưng hắn chỉ mới 15 tuổi mà thôi.

    Hắn cao nhưng không gầy, bộ quần áo ngắn bằng vải thô không thể che dấu nổi những thớ thịt rắn chắc như tượng đồng đúc trong cơ thể của thiếu này. Tuy không phải loại cơ bắp cuồn cuộn từng thớ từng múi như ngựa nhảy chồm, chỉ là những bắp thịt săn chắc như thép nguội chứa đầy lực lượng bạo tạc mà thôi.

    Hắn mới mười lăm tuổi nhưng đã là đô vật cực nổi tiếng trong vùng. Cả cái vùng sơn tây này ai cũng mê luyến đấu vật, đấu vật là niềm vui, là đam mê của họ, cũng là niềm kiêu hãnh của trai tráng Sơn Tây. Nhưng người thiếu niên ngoại lai này đã đạp đổ tất cả sự kiêu hãnh của trai tráng cả vùng này bằng sức mạnh như hổ, sự khéo léo như báo, sự tinh nhanh như khỉ trong những đòn thế vật của hắn.

    Mọi người trong vùng đều biết hắn tên Lê Nguyên Hãn, một người chuyển từ xa đến đây nương nhờ bà con sinh sống. Thời buổi loạn lạc mà, cha con Hồ Quý Ly cướp nguôi báu nhà Trần, chém giết liên miên nên cảnh chạy loạn như mẹ con Lê Nguyên Hãn cũng là bình thường. Nhưng không có ai biết được sự thật hắn không phải tên Lê Nguyên Hãn mà tên là Trần Nguyên Hãn. Dòng dõi Đông A hoàng tộc triều Trần.

    Hắn chính là Cháu nội Chương Túc Quốc Thượng hầu Đại tư đồ Trần Nguyên Đán và là cháu sáu đời Chiêu Minh đại vương Tướng quốc Thái sư Trần Quang Khải, dòng dõi vua Trần Thái Tông, dòng nõi hiển hách. Hồ quý Ly soán ngôi nhà Trần truy lùng tiêu diệt hậu nhân nhà huyết thống hoàng tộc, Đại tư đồ Trần Nguyên Đán, lúc này về trí sĩ tại Côn Sơn, phải cho con trai là Trần Án cùng con dâu Lê Thị Hoàn đang mang thai được ba tháng từ Chí Linh lên làng Quan Tử, trang Sơn Đông, huyện Lập Thạch, phủ Tam Đới lánh nạn. Hắn" được sinh ra ở Sơn Đông phụ thân hắn là Trần Ánh vì bảo vệ 2 mẹ con mà bị Hồ Quý Ly bắt được xử tử từ khi Trần Nguyên Hãn còn chưa sinh ra.

    Từ nhỏ Nguyên Hãn đã sống cùng với mẫu thân và một vị gia tướng già tại trấn Sơn tây này ( thuộc Hà Tây Hà Nội ngày nay). Thế nhân chỉ biết hắn tên Lê Nguyên Hãn vì hắn phải thay tên đổi họ tránh sự chuy sát của nhà Hồ. Song mấy ai biết được từ nhỏ Nguyên Hãn đã được đào tạo nghiêm khắc chưa từng có. Văn thơ ngoại ngữ thì được học từ mẫu thân Lê Thị Hoàn, thập bát ban võ nghệ thì được học từ vị tướng già Trần Phúc.

    Thế nhân chỉ biết Nguyên Hãn giỏi đấu vật, nhưng nào ai biết hắn giỏi nhất là cung tiễn và thương thuật. Đây là bản lĩnh của Trần Gia muôn đời truyền lại. Trần gia thương và Trần gia tiễn đã xưng bá trăm năm trên chiến trường nam bắc. Là át chủ bài để gia tộc này đánh ra một mảng giang sơn, bắc đánh Trung Hoa, nam ép Chiêm thành, tây dẹp A Lao. Đến nỗi mỗi lần địch quân của Nhà Trần nghe đến Trần Gia nhất mạch xuất chiến đều phải khiếp đảm kinh hoàng, bởi không cẩn thận mà che chắn thì bất ngờ sẽ có mũi tên phong hầu mà mất mạng. Không cẩn thận chạy trốn sẽ thành vong hồn dưới mũi thương nhanh như chớp mạnh như rồng của Trần Gia tướng, trần gia quân.

    Song đó chỉ là bề nổi của gia từng hùng bá đông á gần 200 năm này. Nói đến Trần Gia còn phải nhắc đến độc môn kị mã và cận thân bác đấu Kiếm pháp Trần Gia nhất mạch. Họ chính là thế lực duy nhất có thể hai lần mặt đối mặt, đao thương tương bác mà đánh tan quân Nguyên Mông đến hai lần. Mà lúc đó cũng là lúc Nguyên Mông đang hùng bá thế giới và đứng ở đỉnh cao nhất sức mạnh của họ. Thật ra Nhật Bản cũng tự tâng bốc bản thân mình đã chiến thắng đạo quân Thát Đát bất khả chiến bại này. Nhưng sự thật là Nhật bản tự dát vàng lên mặt thôi, sự thật là quân Nguyên Mông chưa đặt chân lên đất Nhật thì đã gặp bão ngoài khơi mà tổn thất đến chín phần mười binh lực rồi. Sau đó việc thất bại là tất yếu. Nếu không có mẹ thiên nhiên giúp đỡ thì cái dân tộc hà hiếp kẻ yếu sợ hãi kẻ mạnh này có lẽ đã giống Trung Hoa người, quỳ gối mà liếm chân Thát Đát không chừng.

    Những bản lĩnh của Trần Gia thì Nguyên Hãn đã học thuộc như nằm lòng, từ hồi 5 tuổi hắn đã bắt đầu được huấn luyện rồi. Mười năm rùi mài không phải chỉ để cho có mà thôi. Đến kị mã hắn cũng học một cách thuần thục không hề mơ hồ.

    Nói là chạy nạn nhưng Gia đình Nguyên Hãn dù sao cũng thuộc hoàng tộc nhà Trần, vàng bạc trang sức mà bà Lê Thị Hoàn mang theo là không hề thiếu. Cứ cách một khoảng thời gian thì vị Gia Tướng Trần Phúc sẽ tiến hành một cuộc đi xa. Mục đích của lão giả này là đem vàng bạc đổi thành các dược liệu quý phục vụ cho việc rèn luyện của Nguyên Hãn. Có những lần vị Lã tướng này phải lặn lội qua tận đất Trung Hoa để tìm kiếm dược liệu cần thiết. Từ nhỏ Nguyên Hãn cứ cách một khoảng thời gian đều phải ngâm vào nước thuốc, chịu đựng cái thống khổ dày vò da thịt. Chế độ ăn uống luyện tập của hắn cũng là nhất đẳng. Thế gian có câu “nghèo văn, giàu võ” là không hề võng đoán chút nào cả. Để tạo nên được Nguyên Hãn cường tráng ngày hôm nay thì không biết bao nhiêu tài nguyên vàng bạc đã đổ vào cơ thể hắn đấy.

    Tất cả những âm thầm cố gắng của người thiếu niên cứng cỏi này đã được báo đáp khi chỉ mới 13 tuổi đã trúc cơ thân thể. Mà con cháu thế gia được tài nguyên ủng hộ mạnh hơn nhiều hắn cũng phải đến 17, 18 tuổi mới trúc cơ nổi. Thế mới thấy được thiên phú của người thiếu niên này mạnh bao nhiêu. Hắn vốn sinh ra để sáng tạo ra kì tích, để đánh ra một vùng trời, là hi vọng của Trần gia. Song trời cao cố kị anh tài, Trần Nguyên Hãn đã không còn trên thế gian. Nói đúng hơn linh hồn của Trần Nguyên Hãn đã không còn tồn tại, hay nói một cách chi li hơn linh hồn của thân thể này đã không còn khống chế được thân thể hắn mà trở thành một dạng khác tồn tại. Những sự việc liên quan đến linh hồn bao giờ cũng thần bí và khó có thể giải thích rõ ràng.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Bạn chưa thử làm sao biết không được
    Muốn biết được hay không thử là biết
    Hãy dũng cảm lển, và tôi đã thử
    Tôi đã làm được, còn bạn thì sao?

  4. Bài viết được 3 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    giangbery,sai1000,thanaret25,
  5. #3
    Ngày tham gia
    Jan 2012
    Bài viết
    573
    Xu
    250

    Mặc định

    Người thiếu niên có tên Trần Nguyên Hãn đang ngồi dưới gốc cây Bạch Đàn mà ngây ngốc mà nhìn xa xăm. Trong cơ thể tưởng như nhìn bình thường này lại đang sảy ra một chuyện rất kinh người. Một màn hỗn loạn trong tâm trí người thiếu niên tuổi mới lớn đang sảy ra. Hỗn độn là một từ có thể miêu tả một cách đơn giản nhất về trí nhớ trong linh hồn của vị thiếu niên này. Điều đó được thể hiện rõ nét qua ánh mắt vô thần của hắn và cái miệng đang lẩm bẩm liên tục một câu nói như nhà sư tụng kinh gõ mõ.

    “Ta là ai.... ta cuối cùng là ai... Trần Nguyên Hãn... Trần Nguyên Anh.... ai là Trần Nguyên Hãn.... Trần Nguyên Anh là ai? “

    Người thiếu niên này đã ngồi đủ 2 tiếng đồng hồ dưới tán cây Bạch Đàn này rồi, ngồi từ chính Ngọ đến giờ Mùi. Mặc cho cái nóng bức oi ả đến khô héo của mùa hè vùng cận nhiệt đới, mặc cho mồ hôi nhễ nhại chảy đầm đìa cơ thể. Hắn vẫn ngồi đó mà lẩm bẩm đến hai môi khô cong vì thiếu nước.

    Quay lại 4 tiếng đồng hồ trước, vẫn như thường ngày vị thiếu niên Nguyên Hãn vẫn như thường ngày dắt theo một con chiến mã bí mật tiến vào rừng Thần tiến hành tập luyện Kị Mã thuật của Trần Gia.

    Đây là một con chiến mã thuần chủng cực kì quý hiếm mà Lão tướng Trần Phúc đã tốn không biết bao nhiêu công sức mới mang về từ Trung Hoa cho Nguyên Hãn. Đây là giống ngựa Đại Uyên nổi tiếng của Tây Vực, Lão Tướng Trần Phúc phải phí sức chín trâu mười hổ mới có thể mang về được. Lúc mới mang về con Chiến Mã này chỉ là một chú ngựa non thôi, sau 6 năm chăm sóc cẩn thận của Nguyên Hãn thì con chiến Mã này đã cao đến 1m7 rồi, nó là một con ngựa hội đủ 12 đặc tính quý của chiến mã: Ba thứ dài gồm cổ dài, tai dài, chân trước dài. Ba thứ ngắn gồm lưng ngắn, xương đuôi ngắn, chân sau ngắn. Ba thứ rộng là trán rộng, ngực rộng, mông đùi rộng. Ba thứ thanh gồm da thanh, mắt thanh và móng thanh. Mặc dù con chiến mã này thuộc dòng “máu nóng” tính cách hung hăng đến cùng cực nhưng do chung sống với Nguyên Hãn từ nhỏ vậy nên rất nghe lời. Song ngày hôm nay đã sảy ra một chuyện bất ngờ, trong lúc luyện tập Kị mã nước đại thì một cơn gió lạ thổi qua. Vậy mà con chiến mã ngoan ngoãn thường ngày lại bỗng hoảng loạn mà nổi điên lên, nó lồng lộn hất tung Nguyên Hãn lên không trung. Rất không may sau đó vị thiên tài là hi vọng của Trần Gia tiếp đất bằng đầu và còn xui xẻo hơn lại là đập đầu vào một tảng đá. Sau đó là Nguyên Hãn ngất lịm đi.

    Lại nói về một người họ Trần khác, cũng là một thiên tài, một hi vọng của Trần Gia, nhưng là Trần Gia của thế kỉ 21. Người này tên Trần Nguyên Anh, một sinh viên giỏi nhất Đại Học Y Hà Nội. Sinh ra trong một thế gia chuyên về đông Y, được tiếp xúc và thấm nhuần y học của gia đình song hắn lại yêu thích ngoại khoa của Tây Y. Để thỏa mãn đammê của bản thân Nguyên Anh đã thi vào Đại Học Y Hà Nội, một trong những ngôi trường thuộc dạng hóc búa nhất Việt Nam. Và không phụ công sự cố gắng nỗ lực hết mình của hắn, đủ 6 năm đại học hắn flà sinh viên xuất sắc đứng đầu khóa, ngay cả hôm nay tốt nghiệp thì hắn cũng là một trong những người xuất sắc nhất.

    Nhưng bất hạnh lại ập đến mà cướp đi niềm hi vọng của Trần gia thế kỉ 21, một tai nạn giao thông thảm khốc đã cướp đi sinh mệnh của người thanh niên đầy tiềm năng Trần Nguyên Anh. Nhưng theo tài xế chiếc xe oto gây tai nạn kể lại thì lúc đó mặc dù cửa xe của anh ta đóng chặt, nhưng anh cảm thấy có một cơn quái phong thổi qua và anh ta mất khống chế đối với chiếc xe của mình. Ai cũng cho đó là lời nói dối, chỉ có anh chàng khốn khổ tội nghiệp tài xế liên tục kêu oan thì biết đó là sự thật hoàn toàn.

    Cả hai nhân vật họ Trần cách nhau tới gần 7 thế kỉ đều bị tai nạn thảm khốc, và đều là gặp một cơn quái phong. Thật có điều trùng hợp như vậy sao, hiện tượng kì bí thật khó giải thích. Nhưng sự việc không dừng tại đó. Trần Nguyên Anh đã chết thật rồi, và cơ thể anh ta gặp phải đa chấn thương mà mất đi dấu hiệu sinh tồn. Trần Nguyên Hãn thì lại tỉnh dậy, song trong cơ thể anh ta lại có tới hai luồng thần hồn. Một là của chính bản thân Nguyên Hãn, hai là thần hồn của Nguyên Anh thế kỉ 21. Cả hai thần hồn này không hề tranh đấu hay thôn tính nhau mà chúng đang dần hòa quện vào nhau, có thể nói đây là quá trình dung nhập và hòa tan. Vậy nên hiện tượng lúc thì cái thân thể này gọi mình là Nguyên Hãn lúc thì lại dãy dụa nói mình là Nguyên Anh đang sảy ra.

    Bóng trời đã xế chiều, mặt trời từ chói trang biến thành đỏ au treo ở phía Tây, cả một vùng mây bị nhuộm tía cang tăng thêm vẻ cô tịch. Nó cũng cô tịch như thân ảnh của người thiếu niên dưới gốc cây Bạch Đàn vậy. Cuối cùng người thanh niên ấy cũng nghĩ thong suốt rồi, hắn không phải là Nguyên Anh, nhưng cũng không hoàn toàn là Nguyên Hãn. Hắn là cả hai, giờ đây hắn sống cho cả hai người, phấn đấu cho mục tiêu của cả hai. Hắn là một sinh vật mới đản sinh ở thế giới này. Nhưng hắn có chứa tình cảm, lí trí, và cả năng lực của hai nhân vật thiên tài của hai thời không cách nhau gần 700 năm.

    Nhìn con chiến mã bên cạnh hắn lắc đầu ngán ngẩm mà cầm dây cương, Không thể trách chiến mã được, chỉ có thể trách cơn quái phong, trách số phận mà thôi. Nguyên Hãn cứ vậy mà lững thững đi về phía Sơn Tây trấn, giờ đây hắn đã là một Nguyên Hãn mới hoàn toàn. Hắn vừa đi vừa suy ngẫm về tương lai của mình.

    Nguyên Anh đến từ thế kỉ 21 lại là một người đam mê lịch sử, ngời Y học ra thì hắn quan tâm nhất vẫn là lịch sử mà thôi. Chính vì thế tân sinh Nguyên Hãn biết rõ về tương lai của mình. Về tương lai của Việt Nam nhỏ bé nhưng kiêu hùng. Liệu hắn có bước tiếp như số phận an bài để trở thành anh em kết nghĩa cùng Nguyễn Trãi, sau đó rồi thành Hãn tướng dưới tay Lê Lợi giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách thống trị của nhà Minh.

    Hắn rất băn khoăn trong suy nghĩ, vì hai tư tưởng không hề có tiếng nói chung chút nào về tương lai. Nguyên Anh thì muốn an ổn mà theo số phận của Trần Nguyên Hãn tướng quân, sau đó trở thành Tả Tướng quốc chỉ dưới địa vị nhận đủ vinh quang... con đường đi này không khó khăn vì vận mệnh an bài đã như vậy. Song Nguyên Hãn thì không chấp nhận chuyện này, đầu tiên vì Lê Lợi đa nghi mà rất nhiều công thần theo hắn đánh đông dẹp bắc bị sử tử. Ngay cả đến bản thân Trần Nguyên Hãn sau này cũng vì tránh hiềm nghi của Lê Lợi mà tự sát khi về già. Là một người võ tướng chỉ có thể chết trên sa trường chứ không thể chết khuất nhục như vậy. Không biết tương lai thì thôi. Khi thấy được tương lai thì Nguyên Hãn tuyệt đối không để như vậy.

    Hai luồng suy nghĩ cứ thế mà tranh đấu nhau đến mức Nguyên Hãn về đến nhà lúc nào không hay. Cột Chiến mã vào chuồng bí mật sau nhà hắn vô thức lững thững mà đi vào ngôi nhà của Hắn trong kiếp này. Khu nhà bốn gian của Nguyên Hãn và mẫu thân Lê Thị Hoàn hết sức bình thường có thể nói là giản dị, nhưng điều đặc biệt là nó rất sạch sẽ và gọn gàng. Đây là thói quen của Bà Hoàn, một tiểu thư khuê các xuất thân danh gia vọng tộc của Thành Thăng Long cổ kính.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Bạn chưa thử làm sao biết không được
    Muốn biết được hay không thử là biết
    Hãy dũng cảm lển, và tôi đã thử
    Tôi đã làm được, còn bạn thì sao?

  6. Bài viết được 3 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    giangbery,sai1000,thanaret25,
  7. #4
    Ngày tham gia
    Jan 2012
    Bài viết
    573
    Xu
    250

    Mặc định

    Bỗng nhiên Nguyên Hãn thất thần mà nhìn lên, bắt gặp hắn là một đôi mắt rất đẹp toát ra vẻ từ ái và hiền hòa. Bà Lê Thị Hoàn ngồi đó, dáng vẻ vẫn là đài các như ngày nào, mặc dù bà chỉ vận quanh thân một bộ quần áo bằng vải thô hết sức bình thường mà thôi. Bộ quần áo thô kệch của nông dân bắc bộ lúc này không thể che khuất đi vẻ đẹp lung linh, sang trọng của nàng. Thị Hoàn đã 31 tuổi nhưng nếu thật nhìn khuôn mặt cũng như thân hình của nàng thì chỉ như mới đôi mươi mà thôi. Quả that nhìn thị giống như tỷ tỷ của Nguyên Hãn nhiều hơn là mẹ. Nhưng từ bà lại toát ra vẻ nghiêm túc và uy nghi mà chỉ những nữ nhân thuộc danh gia vọng tộc mới có thể dưỡng thành.

    - Con chào mẹ ạ...

    Nguyên Hãn vẫn vô thức mà cúi chào bà Hoàn, đây là thói quen được hắn dưỡng ra từ khi có tri thức, hiểu lễ nghĩa đến nay, nên cho dù trong đầu đang loạn một bầy nhưng hắn vẫn thiên mã hành không mà cúi đầu chào người mẹ đáng kính của mình.

    - Con vào ăn cơm thôi, sao hôm nay nhìn con thất thần vậy... luyện tập gặp chỗ khó khăn sao?

    - Dạ không thưa mẹ, con đang suy nghĩ về chuyện tương lai của mình, của gia đình, của cả đất nước này nữa vậy nên có hơi phân tâm.

    Nguyên Hãn là không bao giờ nói dối mẹ hắn đấy, nên hắn cứ vậy mà nói ra suy nghĩ của mình.

    - Cũng tốt, đã đến lúc con nên nghĩ về bản thân, dòng tộc và thiên hạ.... nam nhi trí tại bốn phương, không nên chỉ bó hẹp suy nghĩ trong một góc mà thôi.

    - Dạ thưa mẹ dạy phải.. con xin nghe.

    Nguyên Hãn cung kính mà thưa, đối với mẹ hắn vừa có yêu lại nhiều hơn là kính. Tất cả những hiểu biết mà hắn có hiện nay là do mẹ truyền lại. Tuy bà Hoàn là phận nữ nhi nhưng trong đào tại con trai lại không hề có một chút hàm hồ. Những đạo lý mà bà dăn dạy Nguyên Hãn đều rất chuẩn xác để một Nam nhi dựa vào đó mà lập thân.

    - Vào ăn cơm thôi con... có gì để sau lại tiếp tục suy nghĩ.

    Bữa cơm ấm tình mẫu tử cứ thế mà diễn ra, bà Hoàn đã dạy dỗ rất cẩn thận nên Nguyên Hãn có thói quen ăn cơm rất tập trung, tạm gác lại mọi chuyện. Rất nhanh sau khi bữa cơm kết thúc thì đến phiên Nguyên Hãn pha nước dâng trà cho mẹ. Nhưng hôm nay không như thường lệ là cúi người dâng trà. Nguyên Hãn đang quỳ dưới chân bà Lê Thị Hoàn mà dâng trà đầy cung kính. Trong ánh mắt ngạc nhiên của bà hoàn vội hỏi Nguyên Hãn:

    - Hãn con... có sự tình gì con mau nói mẹ nghe.

    Động tác trịnh trọng của Nguyên Hãn đã cho bà biết có sự tình rất quan trọng thì con trai mới làm vậy, có câu nói không ai hiểu con bằng mẹ cả, câu này không phải nói cho có mà thôi.

    - Thưa mẹ con có một chuyện xin hỏi mẹ. Nếu như đất nước rơi vào cảnh lầm than... ngoại tộc xâm lăng... thân là nam nhi con phải đứng ra gánh vác phải không ạ?

    - Đúng là vậy.. nhưng đất nước giờ đây không có ngoại xâm... tuy Giặc bắc có nhăm nhe nhưng nhà Hồ vẫn mạnh mẽ chưa phải lúc nghĩ đến chuyện này, nhưng nếu lỡ có ngày đó thì nam nhi phải đứng ra gánh vác là chuyện tất nhiên.

    Nguyên Hãn lại cúi đầu thật sâu mà thưa.

    - Nếu có một vị cường nhân đứng dậy khởi nghĩa mà số phận con sẽ là hãn tướng đạt được chiến công hiển hách dưới trướng người ấy, con đường này định sẵn là không quá khó khăn vì nó là định mệnh... Nhưng bên cạnh đó con lại muốn tự mình đứng lên khôi phục uy phong nhà Trần, muốn tự mình làm vương, song con đường này đầy chông gai và khó khăn thì con phải lựa chọn ra sao?

    Bà Hoàn nhíu mày nhìn con trai, những điều đứa con yêu dấu của bà hỏi quả là không bình thường. Có một vẻ gì đó rất thần bí rất khác với biểu hiện thường ngày của Nguyên Hãn, song bà vẫn kiên nhẫn mà trả lời con trai:

    - Thấy khó mà lui không phải nam nhi, nhưng biết không làm nổi mà vẫn dũng tiến đó là thất phu vô trí. Mẹ chỉ muốn nói nếu Vị Cường nhân đó là minh chủ có lợi cho dân tộc thì chúng ta cũng không cần cái vương của Trần Gia mà làm sinh linh đồ thán. Nhưng nếu con cảm thấy minh làm được nhiều hơn cho dân tộc thì không ngại khó mà tiến lên. Không vì Trần Gia mà nên nhìn rộng hơn vì chúng sinh thiên hạ. Lòng con bao rộng chứa được bấy nhiêu thiên hạ, lòng con bao hẹp thì chỉ có thể làm vô danh tiểu tốt mà thôi.

    Lời nói của bà Hoàn như thấm váo tâm can của cả hai linh hồn trong thân thể của Nguyên Hãn, hắn lờ mờ nhìn ra tương lai rồi. Vội vã cáo từ mẫu thân hắn muốn tiến vào căn tư phòng của minh để đóng cửa bình tĩnh suy nghĩ.

    Theo như lời bà Hoàn thì điểm trọng yếu phải suy nghĩ đó là Lê Lợi có phải Minh chủ không, cái thứ hai đó là nếu Nguyên Hãn làm Vương đất Việt thì hắn có làm tốt hơn Lê Lợi không.

    Điểm thứ nhất chưa nói tới nhưng nếu đề cập đến điểm thứ hai thì Nguyên Hãn có thể trả lời ngay một điểm. Nếu hắn làm Vương đất Việt thì không ai có thể làm tốt hơn hắn. Có thêm Linh hồn Nguyên Anh trong cơ thể, có được trí nhớ về lịch sử của nhân loại hắn tin chắc không có ai làm vương có thể tốt hơn hắn. Hắn có thể vạch ra ngay lập tức trăm cách để Việt Nam biến cường. Để Việt Nam vài trăm năm sau không bi uất ức tủi nhục nhận sự hiếp đáp từ Trung Quốc. Để người Việt nam có thể ngẩng cao đầu với bạn bè thế giới. Hắn chắc chắn với trí tuệ đi trước 700 năm của mình sẽ giúp ích rất nhiều cho dân tộc nếu hắn là đế Vương Việt Nam.

    Còn về phần Lê Lợi có phải là minh chủ hay không thì điều này cần suy xét hết sức kĩ càng, không dễ nhận định một nhân vật lịch sử có công giải phóng dân tộc. Lê Lợi là một cường nhân điều đó không hề sai, Hắn chiến thắng nhà Minh ở lúc nhà Minh ở đỉnh cao sức mạnh. Đây là một điều mà không một quốc gia lân bang nào của Minh triều làm được. Nếu để cho Nguyên Hãn làm thì hắn cũng chưa chắc có đủ tự tin mình làm tốt hơn Lê Lợi trong mặt này.

    Càng nghĩ về Lê Lợi thì Nguyên Hãn càng băn khoăn, Cái tốt và cái dở, cái công và cái tội của Lê Lợi được hậu nhân nhận định không hề giống nhau. Đó vẫn là tranh cãi đến tận thế kỉ hai mốt, thế nhưng không thể không thừa nhận việc ông giải phóng dân tộc khi đất nước rơi vào dầu sôi lửa bỏng của quân xâm lược phương Bắc.

    Đầu tiên phải nói đến Lê Lợi thuộc vào một trong ba đại gia tộc lớn nhất vùng Ái Châu ( Thanh Hóa), Lê Lợi có một lợi thế đó là gia tộc của ông cực kì giàu có gia đinh tính đến cả vạn, riêng sức hiệu triệu này thì Nguyên Hãn không thể bằng. Nhà Trần đã khá mất lòng dân chúng rồi, hắn mà khởi nghĩa rất khó tìm được ủng hộ tài chính của các gia tộc ở Việt Nam. Trong khi đó Lê lợi trong tay gia đinh cả vạn ruộng nương trăm ngàn mẫu, đất đai cò bay mỏi cánh. Chỉ riêng điều này thôi cũng đủ để Lê Lợi có thể trang bị và duy trì một cánh nghĩa quân cực mạnh rồi.

    Thứ đến phải nói đến cái tài của Lê Lợi đó là biết nhìn người, biết dùng người, và đặc biệt là hắn rất có mị lực cá nhân để thu hút anh tài. Thật ra Lê Lợi và Lưu Bang có một cái gì đó na ná giống nhau, đều là văn không giỏi võ chẳng ra gì, nhưng lại có tài dùng người và dám dùng người. Đây là tài lãnh đạo. Nhưng Lê Lợi có lợi thế hơn Lưu Bang lúc khởi nghiệp đó là hắn giàu có, rất giàu có.

    Về điểm nhìn người dùng người thì Nguyên Hãn cường gấp 10 lần Lê Lợi, đơn giản là hắn biết trước lịch sử, biết ai có thể dùng được và dùng vào đâu, hắn chỉ kém điểm là không giàu như Lê Lợi mà thôi. Về mị lực cá nhân thì cái đó là trời sinh, Nguyên Hãn chưa thử nên chưa thể biết được.

    Nhưng đấy chỉ là những ưu điểm của vị danh nhân giải phóng dân tộc này thôi, nếu nói về nhược điểm thì Lê Lợi không hề ít. Đầu tiên là tính cách đa nghi của hắn đã gần như giết hết công thần sau khi thành công đánh đuổi giặc thù. Vẫn biết bậc đế vương phong kiến thường có chiêu thỏ chết cất cung, cáo chết cho chó săn vô nồi. Vận nhưng làm đến triệt để như Lê Lợi thì quả thật vô tiêng khoáng hậu ( trước này chưa từng có). Từng vị từng vị công thần cứ như vậy uất ức mà bị xử tử, người uất ức nhất có lẽ là Nguyễn Trãi và gia tộc hắn, quả là huyết lệ ngàn năm không phai nhòa án Lệ Chi Viên. Mà ngay cả đến Trần Nguyên Hãn cũng bị ép đến tự tử đấy thôi.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Bạn chưa thử làm sao biết không được
    Muốn biết được hay không thử là biết
    Hãy dũng cảm lển, và tôi đã thử
    Tôi đã làm được, còn bạn thì sao?

  8. Bài viết được 3 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    giangbery,sai1000,thanaret25,
  9. #5
    Ngày tham gia
    Jan 2012
    Bài viết
    573
    Xu
    250

    Mặc định

    Lại nói về một tội lớn nhất của Lê Lợi đó là dung túng và cục bộ. Cái tội này đã lamg cho ông ta vừa trở thành danh nhân đất Thanh Hóa nhưng lại cũng làm cho ông ta trở thành tội đồ lớn nhất của Xứ Thanh. làm cho người dân xứ Thanh mang tiếng xấu và bị kì thị đến thế kỉ 21 không thôi.

    Sự việc đó là ông ta có một đội thân binh mấy chục vạn người là tráng niên người xứ Thanh. Đây phải nói là đạo quân chủ lực chiến đấu với quân Minh, và trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn này máu của người xứ Thanh đổ nhiều nhất, mồ hôi của họ cũng là nhiều nhất, và nước mắt của những người mẹ người vợ người chi xứ Thanh cũng là nhiều nhất. Chính ra họ phải được tôn vinh như những anh hùng, được trọng vọng như những người con cưng của dân tộc. Ít ra họ chả thua kém gì đoàn quân chân đất áo vải của Quang Trung Nguyễn Huệ. Song lịch sử chưa một câu nào nhắc về chiến công của họ, chưa một dòng nào nhắc về sự hi sinh của người xứ Thanh. Mà nguyên nhân là từ một người, à không phải nói từ một dòng họ gây ra.

    Sau khi chiến thắng nhà Minh Lê Lợi định đô tại Thăng Long, với tính cách bao che và cục bộ của mình ông kéo toàn bộ vài chực vạn thân binh là người xứ Thanh ra Thăng Long và bố trí làm Cấm Vệ quân tại đây. Những người kiêu binh hãn tướng mới chiến thắng tại chiên trường khốc liệt tất nhiên là có sự tự mãn của mình. Từ những anh nông dân chân lấm tay bùn không hiểu bao nhiêu đạo nghĩa, bị đào tạo thành những cỗ máy giết chóc vứt vào chiến trường toàn máu và lửa thì phần con sẽ nhiều hơn phần người. Rồi họ lại bị vứt vào một môi trương xa hoa phù phiếm như cố đô văn hiến ngàn năm Thăng Long Kinh Thành. Bi choáng ngợp, bị hấp dẫn bởi tiêng bạc, xa đọa, bị mờ mắt bởi những cô gái thanh tao trắng trẻo xinh đẹp của mảnh đất cố đô. Tất nhiên điều gì đến sẽ phải đến, những anh nông dân khốn khổ vô tội từ từ con đường từ một anh nông dân chất phác biến thành dã thú không tính người. Thật ra bất kì người dân tỉnh thành nào cũng sẽ gặp phải trường hợp này. Những kiêu binh hãn tướng đó bắt đầu tìm mọi cách hà hiếp bách tính Thăng Long thành, chặn đường cướp thương nhân, trêu ghẹo con gái nhà lành, hành hung trai tráng Thăng Long nếu chống đối lại họ.

    Những lúc này người cầm đầu anh minh sẽ là những người ước thúc bộ hạ. Giết gà dọa khỉ, đưa quân đội vào quy củ... hoặc tốt nhất là chuyển bớt kiêu binh đi ra ngoài mà thay bằng một số lực lượng bản xứ tạo nên sự cân bằng, đây là thuật đế vương. Vậy nhưng Lê Lợi cũng là nông dân mà lên, chẳng qua là Thủ Lãnh nông dân thôi. Lúc ấy lòng tự kiêu vì hắn đã làm đế vương nên không còn nghe can dán như thời mới khởi nghiệp một nắng hai sương nữa. Giá mà hắn nghe lời khuyên của Nguyễn Trãi thì mọi chuyện sẽ khác. Thế nhưng hắn lại để mặc, thậm chí còn ủng hộ Thân quân làm càn, hắn coi đây là một sự bù đắp cho sự hi sinh của người xứ Thanh. Nhưng đây là suy nghĩ ngu ngốc và thiển cận nhất mà bậc đế vương phạm phải.

    Xung đột leo thang, kiêu binh hãn tướng xứ Thanh không ai quản thì càng quá đáng mà làm tới. Đến quan viên họ cũng dám chặn đường xin đểu, thương nhân càng là bị cướp giữa ban ngày, ăn cơm đi nhà thổ không trả tiền, gặp con gái đẹp là tìm mọi cách làm nhục. Thử hỏi một đạo quân như vậy thì có lập bao nhiêu công lao thì lịch sử cũng không công nhận. Sự tàn phá của họ dành cho người dân Thăng Long còn quá cả Giặc nhà Minh gây ra. Sự căm thù của người dân Thăng Long dành cho lũ quân quan khốn nạn này đã lên đến đỉnh điểm, họ căm thù sang cả những người dân Xứ Thanh cách họ cả 400 dặm mà không cần lý do.

    Sự tình này được cố gắng xoa dịu vào những đời vua Nhà Lê tiếp theo sau Lê Lợi nhưng hiệu quả cực thấp, mối thù đã gây ra không dễ gì hóa giải. Mặc dù các đời vua tiếp theo đã thay quân, tức là không còn là những người kiêu binh hãn tướng xưa kia... nhưng lại vẫn là người xứ thanh. Dân Thăng Long tay không tấc sắt chỉ đành dùng ba tấc lưỡi mà sỉ nhục dân xứ Thanh, mà người dân Thủ đô rất giỏi văn chương, những bài thơ bài ca, những câu vè cứ vậy mà đi ra từ dân gian. Những quân lính xứ Thanh mới thay quân không đâu lại chịu nhục, họ nói không lại, thì chỉ có thể dùng đao kiếm và nắm đấm nói chuyện. Sự việc tái diễn, và đế vương mới lại một lần nữa học theo cha ông mà bênh vực xứ mình. Sự việc cứ như vậy tiếp diễn từ Lê Sơ đến cả Thời Vua Lê chúa Trịnh kéo dài hơn 300 năm. Là ba thế kỷ hận thù nhau giữ xứ Thanh và người Thăng Long. Chúng ta nhân lợi mới trải qua 21 thế kỉ gọi là phát triển, mà có đến 3 thế kỉ dùng máu nước mắt, dùng nhục nhã đối xử nhau. Đến kẻ thù dân tộc cũng không đến nỗi như vậy. Vì những lý do trên mà đến tận ngày nay Người Hà Nội vẫn kì thị người Xứ Thanh, mà học theo Hà Nội thì các tỉnh thành khác cũng tiến hành làm như vậy mặc dù họ không biết nguyên do. Phải nói trong chuyện này Công lao của Lê Lợi và con cháu của ông ta có công rất lớn.

    Suy nghĩ hết mọi bề thì tiếng gà gáy sáng không biết lúc nào đã vang lên, Nguyên Hãn bỗng nở một nụ cười tươi như hoa nở. Hắn đã tìm ra con đường của mình. Không phải Lê Lợi chỉ giàu có hơn hắn thôi sao. Mọi mặt khác đều thua hắn đến xa lắc xa lơ, chỉ cần hắn có tài sản bằng phân nửa Lê Lợi thôi thì hắn cũng đủ lãnh đạo nghĩa quân nhẹ nhàng hơn lão họ Lê nhiều, sẽ không có cảnh bị đánh cho tè ra quần mà chạy, phải hi sinh cả huynh đệ giả dạng mình thế thân mà chết. Khởi nghĩa lam Sơn diễn ra vào năm 1418 mà lúc này Nguyên Hãn mới 15 tuổi tức là năm 1401 vậy ra còn tận mười sáu mười bảy năm nữa để chuẩn bị. Nguyên Hãn không tin trong khoảng thời gian đó hắn với kiến thức đến từ gần 700 năm sau lại không thể vượt qua Lê Lợi.

    Mà làm gì để nhanh chóng giàu có trong mười mấy năm, nên nhớ Lê gia ở Ái Châu là đại gia tộc, tích lũy cả ngàn năm của họ là trăm vạn thạch lương thực, phú khả địch quốc. Làm gì cho ra trong mười mấy năm kếm được phân nửa số tài sản ấy.

    Câu trả lời đó chính là phi thương bất phú. Chỉ có làm thương nhân mới có thể trong thời gian ngắn kiếm ta chừng ấy tiền mà thôi. Trong cái xã hội phong kiến phương Đông có tư tưởng nho giáo ăn sâu vào trong tư tưởng đó là trọng nông khinh thương. Địa vị xã hội được sắp xếp từ cao đến thấp như sau. Đứng đầu là sĩ tức là giới đọc sách, tiếp theo là nông dân hay nói đúng ra là tầng lớp địa chủ, công là chỉ các thợ thủ công và công tượng. Thương chỉ thương nhân được xếp cuối cùng, địa vị xã hội cực thấp. Nho giáo cho rằng mùi tiền rất tanh tưởi và bẩn thỉu, thương nhân là những kẻ chỉ biết đến lợi ích, cả ngày chỉ tiếp xúc với tiền bạc hối thối do vậy thương nhân địa vị rất thấp. Nhưng lũ nho giáo cổ hủ không nghĩ đến cơm hằng ngày chúng ăn từ đâu ra, áo chúng mặc hang ngày từ nơi nào đến, không phải tất cả đều là tiền sao. Những người thương nhân có áo gấm cũng chỉ dám mặc trong nhà tự mình ngắm coi, ra ngời đường là phải thay quần áo vải thô. Nhưng khốn nạn nhất là nông dân và công tượng được mặc áo gấm thì lại không có tiền mà mua. Sự nghịch lí này là do nho giáo phong kiến hủ bại mà ra.

    Nhưng Nguyên Hãn thì không có cố kị như vậy, hăn suy nghĩ kĩ lắm rồi. Lần này nếu có phát động khởi nghĩa thì hắn sẽ nhắm vào tầng lớp nông dân là chính, và thương nhân là chính, còn nhóm đối tượng sĩ tộc còn phải xét. Nói cho cùng sĩ tộc chỉ chiếm có 5% dân số thôi. Muốn có một đội quân đông dảo thì nhắm vào công tượng nông dân là chính, còn tiền bạc lương thực thì có thương nhân lo. Hắn có mác hoàng tộc trong người chỉ cần hô hào thương nhân một lượt đảm bảo không ít người đi theo hắn, vì chỉ cần Nguyên Hãn thành công thì nhóm thương nhân này sẽ đổi đời trở thành tầng lớp quý tộc mới.

    Thêm vào đó Nguyên Hãn cũng sẽ là một thương nhân và cột lợi ích của một đám thương nhân khác lên người mình. Khi hắn khởi sự thì đảm bảo một điều lũ này không theo cũng phải theo.

    Nhưng hắn không thể làm thương nhân trên đất Việt, thứ nhất rất dễ bại lộ thân phận thứ hai thanh danh sẽ thối như c chó. Kể cả hắn lên ngôi báu thì vẫn chịu dèm pha sau lưng. Vậy làm thương nhân ở đâu, qua tàu làm thương nhân đảm bảo không được. Nếu không bị mấy thế gia của Tàu chèn ép đến chết thì chắc cũng lay lắt đến cuối đời không vực dậy được. Hắn phải đi một con đường mà chưa ai đi, mà cũng không ai nghĩ đến.

    Một kế hoạch táo bạo được vạch ra trong đầu hắn, quan trọng là nhờ lượng thông tin khổng lồ của kiến thức lịch sử bá đạo của Nguyên Anh đưa lại. Hắn quyết định xây dựng tuyến đường tơ lụa trên biển cho bản thân hắn. Lúc này Trịnh Hòa còn chưa dong thuyền ra biển đấy tận năm 1406 thì hắn mới tìm ra Malacca. Chỉ cần Nguyên Hãn nhanh chân hơn chiếm lấy chỗ này thì coi như nắm vững yết hầu buôn bán cùng Tây Phương.

    Kế hoạch của Nguyên Hãn rất đơn giản, đầu tiên hắn sẽ tụ tập bộ hạ cũ của ông nội hắn đó là Cụ Trần Nguyên Đán. Sau đó sẽ lo lót một giấy phép thương nhân mà tổ chức một đội thương nhân, hắn sẽ đi đường bộ trong chuyến hàng đầu tiên. Có được tiền khi bán đồ tơ lụa và trà thì hắn sẽ thuê hoặc mua hẳn một chiếc thuyền viễn dương Phương Tây. Rồi theo đường biển mà đi về Việt Nam. Nói đến chuyến đi này thì khá là phiêu lưu thế nhưng đó là đối với những người chưa hề nắm rõ bản đồ thế giới mà nói. Đối với Nguyên Hãn không những hắn nắm vững bản đồ thế giới mà hắn còn nắm vững từng chi tiết tuyến đường tơ lụa cả trên biển lẫn trên bộ. Đó là thế mạnh của trí tuệ thế kỉ 21 mà Nguyên Anh trong cơ thể hắn mang lại.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Bạn chưa thử làm sao biết không được
    Muốn biết được hay không thử là biết
    Hãy dũng cảm lển, và tôi đã thử
    Tôi đã làm được, còn bạn thì sao?

    ---QC---


  10. Bài viết được 4 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    160619922,giangbery,sai1000,thanaret25,
Trang 1 của 7 123 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status