TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 6 đến 8 của 8

Chủ đề: Truyện Cổ Việt Nam - VI (1987)

  1. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2008
    Bài viết
    59
    Xu
    0

    Mặc định Người Hóa Dế

    NGƯỜI HÓA DẾ
    (Dân Tộc Kinh)


    Vào đời nhà Lê, người ta hay chơi trò chơi chọi dế. Người ta cố tìm những con dế khỏe mạnh, khéo chọi và bán giá cao. Mỗi lần có cuộc chọi dế, người đánh cuộc vây vòng trong vòng ngoài, chủ nhân của những con dế thắng trận vừa được những món tiền thưởng lớn, lại vừa được đám đông trầm trồ thán phục. Vì thế, từ quan chí dân, ai nấy đua nhau nuôi dế chọi. Chính nhà vua lại là người say mê thú chơi này đệ nhất. Có những viên quan chuyên có mỗi một việc nuôi và chăm sóc đàn dế chọi cho nhà vua. Có những viên nội giám chuyên đi lùng dế trong dân. Trong cung thường mở những ngày hội chọi dế, có nhiều quan lớn các trấn về dự các trận đấu. Để luôn luông có dế tốt, vua ra lệnh cho mỗi tổng ở gần kinh kỳ phải tìm cho được ít nhất là một con dế chọi đem nộp, nếu quả là dế hay, thì sẽ miễn trừ thuế, trái lại, nếu nộp dế xấu hay không có dế thì phải tội nặng.
    Bấy giờ ở vùng Kinh bắc, tổng Đại Mão, có một cai tổng nuôi một con dế chọi hay lắm. Tất cả những con dế có tiếng là hay đem đến chọi với dế của ông cũng đều thua chạy. Vì thế, ông quý dế của mình hơn vàng, hết sức chăm chút để đợi ngày tiến vua. Ông nghĩ bụng: « Có thể nhờ nó may ra vụ thuế năm nay được tỉnh giảm ít nhiều ».
    Sắp tới ngày tiến dế, một hôm ông cai tổng đi chợ để sắm sửa hành trang. Ở nhà hôm ấy chỉ có mỗi một mình thằng con ông còn nhỏ giữ nhà. Buồn tình, nó gọi bọn trẻ lối xóm tới chơi. Chơi được một chốc, chúng nó bày trò chọi dế. Tuy biết dế của bố không được phép mó vào, nhưng nay nhân bố, mẹ vắng nhà, thằng bé mở lồng bắt con dế quý ra, cho chọi với dế của chúng bạn. Chẳng biết chúng nó bắt lên, bắt xuống thế nào, mà chỉ được một chốc con dế quý tự nhiên ngắc ngoải, rồi lăn ra chết. Thấy dế chết, thằng bé vô cùng sợ hãi. Nghĩ đến những trận roi sắp tới của người bố nghiêm khắc, nó không còn hồn vía nào nữa. « Mất con dế tiến vua, bố ta mà về thì sẽ vặn cổ không tha! ». Nghĩ vậy thằng bé vội bỏ nhà cắm cổ ra đi một mạch.
    Khi ông cai tổng trở về, như thường lệ đến ngay chỗ lồng nâng niu con dế tiến. Thấy dế chết, ông gầm lên. Và khi biết thủ phạm là con mình, ông tức tốc sai người đi tìm về, toan đánh cho một trận. Nhưng người nhà tìm khắp nơi chẳng thấy thằng bé đâu cả. Ngày một ngày hai không thấy con về, ông đổi giận làm lo. Ông phải viết giấy cho các xã trưởng nhờ tìm giúp, song cũng vô hiệu. Chắc rằng con mình sợ tội nên đã liều thân hoại thể ở đâu rồi, hai vợ chông ông hết sức đau xót. Hai vợ chồng bảo nhau: « Dế đã chết, không biết lấy gì để nạp lên vua, sự thể chắc thế nào cũng sẽ bị tội nặng, mà đứa con độc nhất cũng chẳng còn, thôi thì thiết sống làm gì nữa ». Thế rồi, họ định bụng tối đến sẽ ra vườn sau thắt cổ,
    Lại nói chuyện đứa bé sau khi bỏ nhà ra đi. Cứ nhắm đường rừng bước miết. « Ta phải đi thật nhanh kẻo bố cho người đuổi theo ». Đi mãi đến chiều tối, phần thì mệt và đói, phần thì sợ hãi vì trong rừng sâu không một bóng người, đứa bé nằm vật trên một tảng đá kêu khóc.
    Bỗng từ sau tảng đá, một đạo sĩ hiện ra hỏi:
    - Tại sao con khóc?
    Thằng bé mếu máo kể chuyên đầu đuôi cho đạo sĩ nghe, và nói:
    - Bây giờ bố cháu không có dế nạp vùa, chắc là vua trị tội nặng.
    Nghe đoạn, đạo sĩ bảo:
    - Con đừng lo, để ta giúp con chuộc tội cho bố mẹ.
    Nói rồi, đạo sĩ dắt đứa bé về hang, lấy cơm cho ăn và trải giường cho ngủ. Qua ngày sau, đạo sĩ gọi thằng bé dậy và bảo rằng:
    - Ta sẽ làm cho con hóa dế, con về giúp bố con có cái để nạp vua. Xong việc, tìm cách trốn về đây, ta sẽ hóa phép cho con trở lại nguyên hình, Có muốn thế không?
    Thằng bé gật đầu, Đạo sĩ đọc lên một câu thần chú. Tự nhiên thằng bé cứ nhỏ lại dần, nhỏ dần, và cuối cùng hóa thành con dế. Đạo sĩ khoát tay bảo:
    - Hãy can đảm đi đi, rồi nhớ đường về đây.
    Dế ta cất cánh nhắm đường cũ bay một mạch trở về. Khi về đến nhà thì vừa lúc hai vợ chồng ông cai tổng ra vườn sau toan buộc dây thắt cổ. Dế sán lại gần gáy lên từng hồi, Nghe tiếng dế rất gần, ông cai tổng lấy làm lạ, vội đốt đuốc ra soi thì dế bay đậu ngay vào lòng bàn tay ông. Thấy con dế có vẻ khỏe lại quen người, ông cai tổng đổi buồn làm vui « may là trời xui, đất khiến đưa dế cho mình để thay cho con hôm nọ đây! ». Ông quên ngay mọi việc xảy ra và bỏ ý định tự tử, bèn đem dế bỏ vào lồng để mai mang tiến vua cho kịp ngày hội.
    Khi dế của ông cai tổng Đại Mão đưa vào cung, vua chưa thấy con nào bé người mà khỏe đến thế. Vua cho nó đấu thử với các con dế khác, thì không một con nào dám đương đầu. Tất cả những con dế nổi tiếng ở kinh đô đều thất bại thảm hại. Vua rất đẹp lòng về con dế vô địch, vội xuống chỉ ban cho người tiến dế phẩm hàm và hạ lệnh tha thuế cho tổng Đại Mãi trong ba năm để thưởng công phu kiếm được dế tốt.
    Vua sai đưa con dế quý bỏ vào một cái lồng bằng vàng và sai mấy viên quan nội giám hết sức chăm chút. Mấy ngày sau giữa ngày hội lớn, vua ra lện đưa con dế mới ra chọi với dế quan tổng đốc ba trấn miền nam mới về dự hội. Đấu được ba hiệp, con dế mới đã cặp cho con dế quan Tổng đốc gẫy càng, nhà vua chưa bao giờ thích thú đến thế. Nhưng khi viên nội giám sắp bắt dế bỏ vào lồng thì bỗng dưng dế xòe cánh bay vụt lên trời, và chỉ một chốc đã biến mất trước những con mắt của bọn vua quang.
    Dế cứ lần theo đường cũ bay trở về hang của đạo sĩ. Trông thấy đạo sĩ, dế đậu ngay vào áo. Đạo sĩ bắt dế vào tay, đọc lên một câu thần chú. Tự nhiên dế lại lớn dần, lớn dần lên, và chỉ trong chớp mắt trở lại biến thành đứa con ông cai tổng. Đạo sĩ vỗ vào vai bảo:
    - Thôi con trở về kẻo bố mẹ mong!
    Thằng bé lại tìm đường ra khỏi rừng rồi trở về nhà. Trông thấy con, hai vợ chồng ông cai tổng khôn xiết mừng rỡ.

    Nguyễn Đổng Chi
    (Kho tàng Truyện cổ tích Việt Nam –Tập III
    Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1976)

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    ---QC---
    Biết thì nói là biết, không biết thì nói không biết, thế mới là biết.


  2. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    Trường Minh,
  3. #7
    Ngày tham gia
    Jul 2008
    Bài viết
    59
    Xu
    0

    Mặc định Hai Con Cò Và Con Rùa

    HAI CON CÒ VÀ CON RÙA
    (Dân Tộc Kinh)


    Ngày trước, có một người đàn bà rất mực kiêu căng và chua ngoa. Hễ giận người nào, hay gặp việc gì trái ý, là bà ta có nói cạnh nói khóe, chửi bới không tiếc lời, cổ gào đến tân tam đại người ta cho được mới nghe.
    Khi người đàn bà ấy chết. Diêm vương cho đầu thai làm một con rùa nhỏ. Con rùa ấy từ lâu sống một mình ở một ao sen. Một năm kia, trời làm đại hạn. Ao sen nước cứ khô dần cho đến lúc chỉ còn một vài vũng bùn, sắp cạn. Một hôm, có hai con cò ở đâu tới, sà xuống ao kiếm ăn. Chúng nó mới lộ bì bõm một lúc, mò được vài ba con tép riu, thì bỗng rùa bắt gặp. Sợ cò ăn hết thức ăn của mình, rùa bèn ra đứng trước cửa hang chửi ầm lên.
    - Đứa nào đấy? Muốn tốt thì xéo ngay đi, không có bà ra bà vặt lông bây giờ.
    Hai con cò thấy rùa chửi bới thì không vui, nhưng cũng đấu dịu, kiếm chuyện làm quen để rùa khỏi làm lôi thôi. Cho nên chúng mới làm bộ vui vẻ:
    - Ủa, chị rùa, chị cũng ở đây sao? Chúng tôi không đến tran ăn của chị đâu. Chúng tôi đến đây muốn kết bạn với chị. Chúng ta sẽ cùng giúp nhau kiếm ăn trong thời buổi khó khăn này.
    Rùa đáp rất xẵng:
    - Thôi thôi! Bạn với chả bè. Tôi đây từ nhỏ đến lớn một thân một mình cũng sống được.
    - Nhưng mà chúng tôi cũng đến báo cho chị và bà con ở đây biết một cái tin: ao này có thể khô cạn, không còn gì để mà ăn nữa.
    Rùa nghe nói thế lại càng nổi giận đáp:
    - Không có gì ăn thì kệ xác chúng tôi có được không? Ai bảo các người nhúng mũi vào công việc của người khác làm gì.
    - Chị rùa, chị đừng vội nói! Chúng tôi bay từ xa tới đây qua bao nhiêu đường đát, có nhiều vũng nước đầy ăm ắp, không thiếu gì thức ăn ngon lành, chuwschusng tôi có cần gì kiếm ăn ở nơi khô rông rốc như thế này đâu. Sở dĩ chúng tôi đến đây là để làm quen với chị và nhân thể báo tin cho chị biết để kịp lo liệu với nhau. Trời có thể cũng còn nắng lâu dài , và ao này thì nhất định rồi sẽ không còn một tý gì mà ăn nữa.
    Rùa bấy giờ chuyển giận thành lo. Rùa vội hỏi cò:
    - Thế thì tôi phải làm thế nào mà sống đây?
    - Nếu chị muốn, chúng tôi sẽ dẫn chị đi tới một nơi cách đây không xa, nhưng nước thì thật là ê hề, cây cối xanh tươi, thức ăn không bao giờ cạn.
    - Tôi không biết bay thì làm sao mà đi đến đấy được?
    - Có khó gì việc ấy. Chị cứ cắn thật chặt vào giữa một cái gậy, còn chúng tôi thì cắn vào hai đầu gậy. Cứ thế mà bay thì có thể đưa chị đi đến cùng trời cuối đất cũng được. Nhưng chị phải nhớ là dọc đường hãy ngậm miệng đừng nói, dù có thấy gì lạ, hay có ai kêu gọi, trêu chọc, cũng cứ một mực làm thinh, đừng có mở miệng mà rơi xuống chết oan đó.
    Nghe bùi tai, rùa ta cám ơn hai con cò và làm theo. Quả nhiên hai con cò vỗ cánh mang được rùa lên không trung.
    Lúc bay qua một cái quán nước, những người ngồi ở quán trông thấy cảnh tượng lạ mắt, vội bảo nhau: « Ô kìa, có hai con cò tha một cục cứt trâu ». Rùa giận lắm nhưng nhới tới lời cò dặn, không dám nói gì hết. Một lát sau, bộ ba bay qua một cái chợ. Những người đi chợ thấy vậy bèn reo lên: – « Kìa có hai con cò tha một con chó chết! ».
    Lần này, rùa nổi giận xung thiên nên không kìm giữ được thói cũ của mình, định chửi lại cho một câu thật đau, nhưng vừa mở miệng thì đã rơi bịch xuống đất chết tươi.
    Hai con cò thấy rùa chết, bảo nhau:
    - Tội nghiệp, chị ấy không chịu nghe lời. Cũng đáng kiếp cho cái tật ngoa mồm! Thôi bây giờ chúng ta có thể trở lại ao sen kiếm ăn mà không sợ ai chửi bới nữa.

    Nguyễn Đổng Chi
    (Kho tàng Truyện cổ tích Việt Nam –Tập III
    Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1976)

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi SemiNoob, ngày 22-02-2018 lúc 23:26.
    Biết thì nói là biết, không biết thì nói không biết, thế mới là biết.

  4. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    Trường Minh,
  5. #8
    Ngày tham gia
    Jul 2008
    Bài viết
    59
    Xu
    0

    Mặc định Ngoảnh Mặt Bên Nào

    NGOẢNH MẶT BÊN NÀO
    (Dân Tộc Kinh)


    Xưa có một anh hai vợ.
    Cứ đến đêm vợ nhớn nằm trong, vợ bé nằm ngoài, còn anh ta thì chen vào nằm giữa. Ai chẳng bảo thế là sướng! Nhưng khốn nỗi vợ nhớn thì muốn anh ta ngoảnh mặt vào trong thì vợ bé lại đòi anh ta ngoảnh mặt ra ngoài. Lúng túng không biết ngoảnh về bên nào là phải, anh ta mới bảo hai vợ rằng:
    Bây giờ ai mà ví được câu gì thật hay, thì ta ngoảnh mặt về bên ấy.
    Vợ nhớn nghe nói, liền ví rằng:
    Anh có thương em
    Thì anh ngoảnh mặt vào trong
    Đến mai em đi chợ
    Em mua bún với lòng về anh ăn.
    Anh đã toan giở mình ngoảnh mặt vào trong, thì lại nghe thấy vợ bé ví luôn rằng:
    Anh có thương em
    Thì anh ngoảnh mặt ra ngoài
    Đến mai em đi chợ
    Em mua mật với khoai mài anh xơi.
    Anh kia nghe ví, nghĩ bún ăn với lòng cũng thú, mà khoai mài chấm với mật cũng ngon, nên anh ta lại vẫn lúng túng không biết ngoảnh mặt về bên nào. Chẵng nhẽ lại một đêm cứ nằm ngửa mặt mà trông lên đỉnh màn sao! Anh ta mới cũng lên giọng ví một câu rằng:
    Trông cho giời để lâu dài
    Bún lòng thì bún, khoai mài thì khoai!
    Rồi đành cứ ngoảnh vào bên trong một tí, rồi ngoảnh ra bên ngoài một tí.

    Nguyễn Văn Ngọc
    (Truyện cổ nước Nam – Thăng Long, 1952)

    Chú thích: Hát ví
    • Hát ví thường là hát tự do, không có tiết tấu từng khuôn nhịp, người hát có thể co giãn một cách ngẫu hứng. Âm điệu cao thấp ngắn dài có khi còn tuỳ thuộc vào lời thơ (ca từ) bằng hay trắc, ít từ hay nhiều từ. Ví thuộc thể ngâm vĩnh, bằng phương pháp phổ thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát, lục bát biến thể...)
    • Tính biểu cảm của hát ví tuỳ vào môi trường hoàn cảnh, không gian thời gian và tâm tính của người hát. Âm vực của ví thường không quá một quãng 8. Tình điệu ví nghe trang trải mênh mang sâu lắng, bâng khuâng xao xuyến, tha thiết ân tình. Tuy vậy, vẫn có loại ví ghẹo và ví mục đồng nghe dí dỏm hài hước, nghịch ngợm hồn nhiên tươi trẻ.
    • Hát ví hát giao duyên nam nữ được phổ biến vùng Nghệ Tĩnh, các thể kỷ trước dùng để trao đổi tình cảm giữa đôi trai gái. Vào các đêm trăng sáng thường đi ngắm trăng. Hát theo lối tường thuật ngẫu hứng một câu chuyện nào đó trong quá trình lao động và nông nhàn, trong lối sống thường nhật lâu dần được dân gian hóa
    • Thể hát ví: Ví có nhiều điệu như: ví đò đưa, ví phường vải, ví phường cấy, ví phường võng, ví phường chè, ví đồng ruộng, ví trèo non, ví mục đồng, ví chuỗi, ví ghẹo...

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Biết thì nói là biết, không biết thì nói không biết, thế mới là biết.

    ---QC---


  6. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    Trường Minh,
Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status