TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 12 của 15 Đầu tiênĐầu tiên ... 21011121314 ... CuốiCuối
Kết quả 56 đến 60 của 72

Chủ đề: [Giang Hoài Ngọc] Mộng Ảo Nhân Sinh

  1. #56
    Ngày tham gia
    Jan 2008
    Bài viết
    1,251
    Xu
    0

    Mặc định

    Chương 28 : DIỆN MẠO MỚI CỦA VIỄN ĐÔNG




    Chiến tranh ở Nam Mỹ, quân Spain có ưu thế hơn, nhưng ưu thế đó cũng có hạn, không đủ khả năng khuất phục các thế lực chống đối. Chiến tranh vì thế đã kéo dài rất lâu, gây nhiều tổn thất cho cả song phương.

    Sai khi phá hủy thành phố cảng Valparaiso, gây cho người Chile nhiều thiệt hại, đến ngày 2/5, Hạm đội Spain lại đến tấn công thành phố cảng Callao ở Peru. Cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng dù quá trình rất tệ hại. Hạm đội Spain có 7 chiến hạm với 252 khẩu pháo. Các pháo đài trên bờ có 90 khẩu pháo. Sau nhiều giờ pháo kích, Hạm đội Spain rút lui mà không gây ra thiệt hại đáng kể nào đối với thành phố. Các pháo đài trên bờ cũng im hơi lặng tiếng, chỉ trừ ba khẩu pháo có khai hỏa, làm bị thương Soái hạm của Đô đốc Mendez Núñez.

    Đến tháng 8/1866, thấy không thể làm gì khác ngoài việc gây ra tổn thất kinh tế cho đối phương, Đô đốc Mendez Núñez quyết định quay về Mexico để sửa chữa chiến hạm và cho binh lính nghỉ ngơi. Chiến tranh Chincha chấm dứt. Hành động phiêu lưu quân sự tốn kém của Hạm đội Spain hoàn toàn thất bại.

    Ở Đế quốc Mexico, Hoàng đế Joseph-Lucien de Mexico qua đời chỉ sau một năm lên ngôi, hưởng thọ 41 tuổi. Em trai là Lucien Louis Joseph Bonaparte lên kế vị. Đế quốc dần xuống dốc.

    Từ đầu năm 1865 trở về trước, Liên quân France - Mexico giành được uy thế tuyệt đối trên chiến trường, quân đội Cộng hòa Mexico chỉ có thể co cụm phòng thủ ở lưu vực Rio Grande. Cách đó không xa là địa bàn của người Roma, quân France không dám tiến hành các hoạt động quân sự quy mô lớn. Ngày 9/2/1865, thủy quân lục chiến France chiếm Tampico. Ngày 29/3, quân France chiếm giữ Matamoros, trực tiếp uy hiếp phòng tuyến Rio Grande. Tuy nhiên, đó cũng là chiến thắng quan trọng cuối cùng của quân France.

    Ngày 11/4, một đội quân Lê dương France gồm 289 người được phái đến Tacámbaro để trấn áp quân nổi dậy ở đó. Bọn họ bị phục kích bởi một lực lượng quân đội Cộng hòa Mexico đông đến 3.500 người. Quân Lê dương chống cự trong tuyệt vọng suốt năm giờ liền, và khi nghe nói viện quân phải mất bốn ngày nữa mới đến được, bọn họ đã hạ vũ khí đầu hàng khi chịu tổn thất hơn 1/3 nhân số. Phía quân Cộng hòa Mexico có hơn 300 người chết. Quân đội Cộng hòa Mexico xuất hiện cách Mexico City chỉ khoảng 100km đã gây chấn động lớn trong triều đình Đế quốc Mexico.

    Tháng 5, quân đội Cộng hòa Mexico giành được nhiều cứ điểm quan trọng ở phía nam sông Rio Grande. Tháng 7, quân Lê dương France lại bị đánh bại một lần nữa ở Tacámbaro. Ngày 3/10, Hoàng đế Lucien Louis de Mexico ban hành ‘Sắc lệnh Đen’ cho phép xử tử bất kỳ người Mexico nào chống lại Hoàng đế và triều đình Đế quốc Mexico, đã gây phẫn nộ trong dân chúng. Không chỉ ở miền bắc, nhiều bang miền nam cũng xuất hiện các nhóm nổi dậy ủng hộ chính phủ Cộng hòa.

    ‘Sắc lệnh Đen’ không giúp tình hình trở nên ổn định mà càng tạo ra nhiều cuộc bạo loạn và nổi dậy hơn.

    Giữa lúc quân đội France đang lún sâu vào vũng lầy chiến tranh ở Viễn Đông và Mexico. Quân đội Spain đang giao chiến với Liên quân Chile – Peru – Bolivia – Ecuador ở Nam Mỹ. Quân đội Russia đang dưỡng thương sau cuộc chiến tranh Krym. Quân đội Prussia vừa kết thúc chiến tranh với Danmark và đang hăm hở chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh mới trong tương lai gần. Quân đội Oesterreich đang trấn áp người Hungary bạo loạn để hoàn thành trung ương tập quyền. Thì người Britain và Roma lại đang phấn khởi chuẩn bị cho một cuộc ‘hôn lễ thế kỷ’ giữa Thái tử Edward và Công chúa Helena dự định sẽ được tổ chức vào cuối năm 1865. Quan hệ thân thiết giữa Hoàng đế Adalbert và Nữ hoàng Victoria sẽ đảm bảo mối quan hệ thân thiện giữa Britain và Roma trong suốt thế kỷ 19. Mọi người hy vọng cuộc hôn nhân sắp tới sẽ tiếp tục đảm bảo cho mối quan hệ tốt đẹp đó trong nửa đầu thế kỷ 20. Đây là kỳ vọng của không chỉ nhân dân hai nước mà còn của nhân dân các nước đồng minh, nhân dân các bang quốc German, nhân dân ‘yêu chuộng hòa bình’ thế giới.

    Để chuẩn bị của hồi môn cho Công chúa Helena, Hoàng đế Adalbert ra lệnh mở ‘Chiến dịch Viễn Đông’. Triều đình Roma đã chuẩn bị cho chiến dịch này từ nhiều năm trước, như việc thiết lập các tỉnh Viễn Đông, chính sách phân biệt Nam dân và Hán dân, tổ chức lực lượng dân binh tự vệ địa phương, ‘chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình kiểu Bayern’, khôi phục các thánh địa Phật giáo, tổ chức các chuyến ‘hành hương về đất Phật’, ... Hiện tại, người dân Viễn Đông đã gần như nhận đồng người Roma, không phản kháng kịch liệt như đối với các nước phương tây khác.

    Viễn Đông. Lưu vực Trường Giang.

    Từ trước năm 1860, cán cân lực lượng giữa Thái Bình Thiên Quốc và Đại Thanh gần như tương đương, còn có phần hơi nghiêng về phía Thái Bình Thiên Quốc. Nhưng đến năm 1860, xung đột giữa Dương Tú Thanh và Hồng Tú Toàn ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai phe phái lớn trong nội bộ Thái Bình Thiên Quốc.

    Mặc dù bị cộng đồng Cơ Đốc giáo trên thế giới xem là dị đoan, nhưng Hồng Tú Toàn vẫn tin rằng tư tưởng của anh ta là chính xác. Dương Tú Thanh cho rằng đạo đức Nho giáo là bản chất cơ bản của người Hán, nguyên lý của nó không trái với tinh thần Thái Bình Thiên Quốc và hình ảnh của con rồng không phải là phạm thánh. Tuy nhiên, Hồng Tú Toàn bác bỏ khái niệm này, nhất quyết phải diệt trừ Nho giáo, vì nó là tà ma ngoại đạo. Thực chất là Dương Tú Thanh chủ trương tự do tôn giáo để đoàn kết mọi lực lượng người Hán nhằm triệt để đánh đuổi người Mãn ra khỏi Trung Nguyên; nhưng Hồng Tú Toàn đã không chấp nhận. Một số người cho rằng Hồng Tú Toàn căm thù Nho giáo bởi vì anh ta thi hoài không đậu. Tin này đến tai Hồng Tú Toàn khiến anh ta lôi đình thịnh nộ, càng căm thù Nho giáo hơn nữa và mưu đồ diệt trừ Dương Tú Thanh, kẻ mà anh ta xem là ‘tay sai của tà ma ngoại đạo’.

    Tiết Thanh Minh năm 1860, nhân lúc Dương Tú Thanh đi du xuân ở ngoại thành, Hồng Tú Toàn đã phái một đám thích khách ám sát. Dương Tú Thanh không chết, nhưng cũng bị thương rất nặng, được đám hộ vệ thân tín đưa về Trấn Giang hội hợp cùng Vi Xương Huy. Kế hoạch không thành, Hồng Tú Toàn đã giết sạch gia đình và hơn hai vạn thủ hạ thân tín của Dương Tú Thanh để trút giận.

    Sau khi khôi phục, Dương Tú Thanh truyền hịch cho bọn Phùng Vân Sơn và Thạch Đạt Khai, kể tội anh em họ Hồng, rồi thống lĩnh đại quân kéo về bao vây Thiên Kinh. Lực lượng của ‘Hồng phái’ và ‘Dương phái’ gần như tương đương, nhưng tài năng của Hồng Tú Toàn thì ..., lại thêm sự hỗn loạn do các cuộc bắt bớ, tàn sát gây ra, khiến lòng người dần nghiêng về phía họ Dương.

    Tháng 10/1860, Thiên Kinh rơi vào tay Dương Tú Thanh. Y giữ lời hứa, chỉ tru sát những kẻ thân tín của Hồng Tú Toàn, số người bị giết chỉ hơn trăm người, so với các cuộc tàn sát hàng vạn người dưới thời Hồng Tú Toàn thì ‘thật không đáng kể’, nên lòng người cũng dần yên ổn trở lại. Kể từ đây, Thái Bình Thiên Quốc bị chia làm hai : Dương Tú Thanh ở Thiên Kinh và Phùng Vân Sơn ở Vũ Hán. Vi Xương Huy thủ Trấn Giang, ủng hộ Dương Tú Thanh. Thạch Đạt Khai ở An Huy ủng hộ Phùng Vân Sơn.

    Bên phía quân Thanh cũng có hai bộ phận độc lập với nhau : quân triều đình ở phía bắc và quân Hồ Nam (Tương quân) ở phía nam. Triều đình Mãn Thanh tập trung lực lượng định tái chiếm Hà Nam, giao Thiên Kinh cho Tương quân giải quyết. Trong mắt của các vương công Đại Thanh, Thiên Kinh khó đối phó hơn vì bắc quân phải vượt Trường Giang, nên phái bọn Tằng Quốc Phiên phụ trách.

    Mùa xuân năm 1861, Tằng Quốc Phiên đích thân dẫn 8 vạn quân chủ lực của Tương quân, chia làm bốn đường tấn công An Khánh, bức bình phong che chở mặt tây của Thiên Kinh. Thạch Đạt Khai chỉ huy 20 vạn Thái Bình quân ‘tinh nhuệ’ chống cự. Sau hơn một tháng giao tranh khốc liệt, song phương đều thiệt hại nặng nề. Thái Bình quân người đông nên chẳng hề gì. Còn Tương quân không gánh nổi tổn thất thảm trọng, lòng quân nao núng, Tằng Quốc Phiên đành phải dẫn quân rút lui.

    Thấy quân An Khánh đông đảo, Thạch Đạt Khai lại là một tướng tài, Tằng Quốc Phiên đành tránh ngả đường An Khánh, cho quân theo đường Tương – Cống tiến về phía đông. Mùa thu, Tằng Quốc Phiên phái em trai là Tằng Quốc Thuyên thống lĩnh 7 vạn Tương quân theo đường Tô - Cống tiến đánh Thiên Kinh. Dương Tú Thanh đánh không lại, phải rút vào thành cố thủ và cầu viện An Khánh. Thạch Đạt Khai dẫn quân đánh thẳng xuống Hồ Nam, bao vây Bảo Khánh. Tương quân hay tin, toàn quân sợ hãi. Tằng Quốc Thuyên chỉ đành dẫn quân quay về cứu viện. Song phương đánh nhau một trận lớn ở ngoài thành Bảo Khánh, đều chịu nhiều tổn thất, rồi Thạch Đạt Khai rút quân về An Khánh.

    Tương quân tuy thiện chiến, nhưng quân số không đông, đánh chỗ này thì mất chỗ kia, chỉ còn cách tìm viện quân. Mùa xuân năm 1862, Tằng Quốc Phiên lại phái Tằng Quốc Thuyên phòng thủ mặt An Khánh, rồi đích thân dẫn 5 vạn Tương quân tiến về phía đông, hợp quân với Giang Nam Đại doanh ở biên giới Tô Chiết. Rút kinh nghiệm về những lần trước, Tằng Quốc Phiên triệu tập dân đoàn các nơi, hợp quân được 22 vạn, tiến về bao vây Thiên Kinh. Tằng Quốc Phiên còn viết thư cho Tuần phủ Chiết Giang Tả Tông Đường, nhờ phái Chiết quân uy hiếp Trấn Giang, nhằm cô lập Thiên Kinh.

    Như vậy, Phùng Vân Sơn phải chống cự với sự phản công của Thanh quân ở Hà Nam; Thạch Đạt Khai giao chiến với Tằng Quốc Thuyên ở An Khánh; Vi Xương Huy bị Chiết quân uy hiếp ở Trấn Giang; dù thắng nhiều thua ít, nhưng bị cầm chân, không thể cứu viện Thiên Kinh được. Dương Tú Thanh phải độc lực chống lại đạo quân chủ lực của Tằng Quốc Phiên.

    Tháng 5/1865, sau hơn ba năm công thành chiến, Thiên Kinh thất thủ. Tằng Quốc Phiên cho quân tự do cướp phá ba ngày xem như khao thưởng. Khắp thành lửa cháy, máu rơi đầy đất, thây chất đầy đường. Nhiều người bị thương không chết, nhưng với điều kiện y tế ở đó, thì vài ngày sau cũng chết. Dân trong thành mười phần chỉ còn được một hai. Cảnh tượng khủng bố trên đã được các ký giả đi trên Khinh khí cầu chụp lại, thông tin trung thực đến độc giả châu Âu (dù chỉ là hình ảnh đen trắng), đã khiến mọi người sững sờ, kinh hoàng vì sự tàn nhẫn của người Hán. “Dã man”, “quá dã man”, “cực độ dã man”, “vô cùng dã man”, ... là chủ đề chính của dư luận châu Âu lúc bấy giờ. Nửa tháng sau, Trấn Giang cũng bị ‘đồ thành’. Danh tiếng của Tương quân ‘lẫy lừng’ khắp năm châu bốn biển.

    Giữa lúc đó, triều đình Roma ra lệnh phát động ‘Chiến dịch Viễn Đông’.

    Mùa thu năm 1865, quân đội Roma từ bán đảo Liêu Đông vượt biển tiến sang bán đảo Sơn Đông (chỉ cách nhau một eo biển hẹp). Cũng như mọi khi, quân Thanh phòng thủ ở các nơi, kể cả trong các thành trì, đều nhanh chóng ‘tùy nghi di tản’.

    Sơn Đông có nghĩa là vùng đất ở phía đông Thái Hành Sơn (Sơn Tây ở phía tây), gọi tắt là ‘Lỗ’ (theo tên nước Lỗ thời cổ). Lấy Thái Sơn làm chuẩn, thì từ Thái Sơn về phía tây là vùng đồng bằng phì nhiêu, một bộ phận của đồng bằng Hoa Bắc, đất canh tác lên đến hơn 90 triệu mẫu (mẫu Tàu); ở phía đông là vùng đồi núi thuộc bán đảo Sơn Đông. Vì thế, Lỗ Tây trù phú, dân cư đông đúc. Lỗ Đông nhiều đồi núi, bờ biển trải dài (Mãn Thanh vẫn còn duy trì Cấm hải lệnh), nên dân cư thưa thớt. Triều đình Mãn Thanh chia Sơn Đông thành ba đạo : Tế Đông Thái Vũ Lâm đạo, Đăng Lai Thanh đạo và Duyệt Nghi Tào Tế đạo. Trong đó vùng bán đảo Sơn Đông thuộc Đăng Lai Thanh đạo. Sơn Đông xưa là vùng đông dân trù phú, nhưng sau khi bị Thái Bình quân mấy lần họa hại thì bách nghiệp suy tàn, dân số chỉ còn vài phần so với trước đây.

    Từ Sơn Đông, quân Roma không tiến về phía bắc uy hiếp Bắc Kinh mà tràn về phía nam, chiếm Từ Châu, Hoài An, Dương Châu, rồi nhanh chóng kiểm soát toàn vùng Tô Bắc. Đại quân tập kết bên bờ bắc Trường Giang. Các tướng lĩnh Đại Thanh thấy vậy đều đua nhau rút quân về phía Trung Nguyên, tạo cơ hội cho quân Roma và quân ‘Trường Mao’(1) đánh nhau, bọn họ làm ‘ngư ông đắc lợi’. Quân Roma chỉ hướng tới mục tiêu của bọn họ, không chú ý gì đến quân Thanh.

    Sau đó, triều đình Roma huy động 10 vạn quân chính quy, 50 vạn dân binh và 100 vạn tự vệ vũ trang từ Quảng Châu, Lôi Châu chia làm bốn đường tiến đánh Quảng Tây, Hồ Nam, Giang Tây, Phúc Kiến. Quân chính quy và dân binh sẽ công thành chiếm đất, còn tự vệ vũ trang phụ trách phòng thủ địa phương. Một đạo quân Roma khác cũng từ Muse đông tiến, công lược Vân Quý, Tứ Xuyên. Những vùng này sau nhiều năm chiến loạn đã khiến cho dân cư thưa thớt, quân lực yếu kém, không thể nào ngăn được bước tiến của quân Roma. Chẳng hạn như Vân Nam trước chiến loạn có hơn 8 triệu dân mà giờ đây chỉ còn lại 1/4 (nguyên bản lịch sử còn khoảng 3 triệu, ở đây dân Hồi có nhiều lương thực, chiến tranh khốc liệt hơn); ở Quảng Tây chỉ còn hơn 1 triệu dân; Hồ Nam là vùng trọng điểm binh tai, dân số còn lại ước 1/5, ...

    Đồng thời, quân đội Eishuu cũng tây tiến, chiếm lĩnh các lãnh thổ rộng lớn ở miền tây Quan Ngoại. Các vương công quý tộc nhận sắc phong của Đại Thanh bị thanh lý, nông nô được giải phóng thành dân tự do, đưa vào các thành thị làm công nhân ở các nhà xưởng. Sau khi tiếp quản Nội – Ngoại Mông, Vương quốc Eishuu trở thành một quốc gia rộng lớn hàng đầu thế giới.

    Đến cuối năm, quân Roma đã chiếm được toàn bộ khu vực phía nam Trường Giang. Ngay cả người thiện chiến như Thạch Đạt Khai cũng không chống nổi quân Roma, phải lui quân về Hoàn Bắc. Tương quân bị bao vây ở Bảo Khánh. Tòa Thượng Thẩm Hoàng Gia Roma kết án bọn Tằng Quốc Phiên tội ‘diệt chủng’ (dư luận các nước đều tán đồng, kể cả ‘Nam dân’ ở Quảng Đông; những ai có cảm tình với Mãn Thanh cũng không dám công khai bênh vực), nên quân Roma không chấp nhận cho đầu hàng, cũng không tấn công, chỉ bao vây Tương quân trong thành để bọn họ tự sinh tự diệt (chờ bọn họ chết đói).

    Trong số các tướng lĩnh Mãn Thanh, chỉ có Tả Tông Đường là một tướng giỏi, lại khôn khéo, vừa đánh vừa chạy, từ Chiết Giang chạy qua Giang Tây, Hồ Nam, Tứ Xuyên, rồi vòng lên Thiểm Tây, đóng quân ở Hán Trung làm bình phong cho Tây An. Tổng đốc Thiểm Tây hoan hỉ phái người viện trợ lương thực vũ khí cho Chiết quân.

    Năm 1865 đã đánh dấu sự lụi tàn của Thái Bình Thiên Quốc. Sau khi Thiên Kinh bị đồ thành, Thái Bình Thiên Quốc cũng xem như đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Phùng Vân Sơn ở Vũ Xương và Thạch Đạt Khai ở Huy Châu chỉ còn là những thế lực cát cứ địa phương.

    Hậu quả của cuộc bạo loạn kéo dài mười mấy năm này vô cùng nặng nề. Những cánh đồng phì nhiêu bị bỏ hoang, những làng mạc không một bóng người. Tổn thất nhân mạng lên đến hơn 150 triệu người. Tổn thất kinh tế không sao kể siết. Đến khi quân đội Roma chiếm giữ các khu vực phía nam Trường Giang, trục xuất những người thân Mãn Thanh về Giang Bắc, thì sau cuộc thống kê dân số năm 1866, ở Mân, Chiết, Cống, Tương, Vân, Quý, Quế, Xuyên, Tô, Hoàn Nam chỉ còn hơn 61 triệu người, trong đó có một nửa sống ở Tứ Xuyên (thời này gồm cả Trùng Khánh và Xuyên Biên). Trong số này, Nam dân chiếm đến hơn 70% (Hán dân phần lớn bị bắt theo Thái Bình quân lên phía bắc, một phần khai gian thành Nam dân để khỏi bị kỳ thị).

    Các vùng Mân, Chiết, Cống, Tương, Vân, Quý, Quế, Xuyên, Tô, Hoàn Nam được triều đình Roma trực tiếp thành lập tỉnh, rồi di dân từ các tỉnh cũ sang. Những thế hệ trẻ em Bayern đầu tiên sinh ra theo ‘chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình kiểu Bayern’ lúc này cũng đã đến tuổi trưởng thành (16 tuổi), sẽ được ưu tiên di dân đến Viễn Đông, phân ruộng đất mà định cư. Theo dự tính của triều đình Roma, chỉ cần đến lượt thế hệ sinh năm 1855 trưởng thành, phần lớn di cư đến Viễn Đông thì số dân gốc Bayern ở đây sẽ chiếm đa số. Chỉ cần quân đội Roma giữ ổn định khu vực này qua năm 1870 là cơ bản ổn định.

    Các vùng xa xôi ở tây bắc như Tây Tạng, Ninh Hạ, Tân Cương cũng bị quân đội Roma kiểm soát không lâu sau đó, nối liền với các xứ India thuộc Roma. Do những vùng này đất rộng người thưa, nên được chuyển thành các Lãnh địa Hoàng gia, có sự quản lý đặc biệt.

    Cho đến năm 1866, Đế quốc Roma đã trở thành quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới và dân số đông nhất thế giới, với diện tích 48,96 triệu km2, dân số 496,8 triệu người (trong đó có quá nửa là trẻ em). Số người Roma gốc Bayern lên đến 264,8 triệu người (trong đó có khoảng 220 triệu là trẻ em). Thời kỳ này, 16 tuổi đã được xem là tuổi trưởng thành, có thể chính thức đi làm (trong cuộc Nội chiến ở USA, binh sĩ trẻ tuổi nhất hy sinh năm 16 tuổi). Sau nhiều nỗ lực của triều đình và nhân dân Bayern, số người gốc Bayern đã chiếm đa số (53,3%). Các dân tộc thiểu số không có dân tộc nào chiếm quá 5%, thật sự là ‘thiểu số’.

    Những năm cuối thập niên 1840s, Đế quốc Roma có hơn 13 triệu cặp vợ chồng ‘người Bayern’ trong độ tuổi thích hợp sinh con. Theo luật định, độ tuổi thích hợp sinh con là 18 – 40 tuổi; cặp vợ chồng nào chỉ cần có vợ hoặc chồng là người gốc Bayern sẽ được xem là cặp vợ chồng ‘người Bayern’. Do ‘chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình kiểu Bayern’, mỗi cặp vợ chồng người Bayern đều có ít nhất 10 người con, không ít người có đến 30 người con (để được phong làm Huân tước), bình quân khoảng 17,6 người con. Ngay cả Hoàng đế Adalbert cũng có đến 11 người con kia mà.

    Ở vùng Sơn Đông, triều đình Roma không thành lập tỉnh, mà tổ chức thành các vương quốc. Khu vực bán đảo Sơn Đông, phía nam vịnh Lai Châu, được tổ chức thành một vương quốc, quốc danh “Königreich der Lailand” theo tiếng Bayern, hay “Ríocht na Lailand” theo tiếng Ireland, nghĩa là Vương quốc Lai. Bán đảo Sơn Đông ngày xưa là lãnh thổ của nước Lai, từ đó mới có Lai Châu, Đông Lai; sau bị Tề Linh Công diệt (nhờ đó lãnh thổ nước Tề tăng gấp đôi). Sở dĩ có thêm tên tiếng Ireland là vì triều đình Roma dự định sẽ di dân Ireland đến đấy xây dựng một vương quốc của người Ireland. Hiện tại ở Đế quốc Roma có đến gần 4 triệu người gốc Ireland, tối thiểu có thể di dân 3 triệu đến đấy.

    Vương quốc Lailand có lãnh thổ đông đến Uy Hải Vệ (Uy Hải), tây đến Thanh Châu (Duy Phường), tây nam đến Nghi Châu (Lâm Nghi), bắc là Bột Hải, nam là Hoàng Hải. Kinh đô là Thanh Đảo. Tổng diện tích 60.124km2, dân số bản địa sau nhiều phen loạn lạc chỉ còn chưa đến 1 triệu người, chủ yếu là người Hán và người Hồi; sau khi di dân ước tính sẽ có 4,7 triệu dân, quy mô tương đương với Vương quốc Bayern trước đây. Người gốc Ireland vốn là đối tượng được ưu đãi ở Đế quốc Roma, trở thành dân tộc chủ thể của vương quốc, được chia ruộng đất, nhà cửa và giữ các vị trí trọng yếu trong chính quyền. Các chức vị trong triều đình vương quốc đều do người Ireland nắm giữ. Ngôi vị Quốc vương sẽ được trao cho công chúa Helena, trưởng công chúa, con thứ hai của Hoàng đế Adalbert. Vương quốc Lailand cũng sẽ là của hồi môn của công chúa khi kết hôn với Thái tử Edward.

    Tin này truyền về London và người Britain rất hân hoan phấn khởi. Đến lúc này mọi người mới hiểu tại sao triều đình Roma cho di dân Ireland đến đó, hóa ra là để dễ dàng hòa nhập với chính quốc Britain. Sau đó, Nghị viện Britain đã bắt đầu những bước đi cần thiết để chuẩn bị tiếp nhận thành viên mới của “Liên Hiệp Vương quốc Đại Britain” (hiện chỉ có 4 thành viên); vị thế tương lai của Vương quốc Lailand sẽ thấp hơn Vương quốc England, tương đương với hai vương quốc Scotland và Ireland, cao hơn Thân vương quốc Wales. Đáng chủ ý là người Ireland trở thành dân tộc chủ thể của hai vương quốc, nên địa vị xã hội có tăng.

    Sơn Đông rộng đến 157.126km2, phần còn lại được chia làm hai phần. Ở phía nam thành lập “Königreich der Luland”, tức Vương quốc Lỗ, kinh đô đặt ở thành Khúc Phụ, diện tích 52.126km2. Phần phía bắc lân cận bờ nam Hoàng Hà (mới đổi dòng năm 1855) thành lập “Königreich der Qiland”, tức Vương quốc Tề, kinh đô đặt ở thành Tế Nam (nguyên là thủ phủ của Sơn Đông), diện tích 44.876km2.

    Sơn Đông nguyên bản là một tỉnh lớn, dân số gần 30 triệu người, nhưng do thiên tai loạn lạc (Hoàng Hà đổi dòng, Thái Bình quân và Thanh quân giao chiến, Niệp quân cướp phá, ...), dân cư ly tán, nhất là khi Thái Bình quân rút đi, đã bắt ép dân chúng đi theo, khiến cho hương thôn hoang vắng, thành trấn hoang tàn. Đến khi quân Roma chiếm đóng thì dân bản địa chỉ còn lại hơn 5 triệu người. Triều đình Roma quyết định chia đều cho cả ba vương quốc (mỗi nơi ước 1,7 triệu người). Kế hoạch di dân gồm có 3 triệu người gốc Ireland (cho Vương quốc Lailand); 1,5 triệu người gốc France, 1,5 triệu người gốc Spain và 2 triệu người gốc Italy chia đôi cho hai vương quốc còn lại. Những người gốc France, gốc Spain và gốc Italy, chủ yếu là những ai không bị xử lý sau chiến tranh nhưng cũng không thuộc đối tượng được ưu đãi, khi sang đây sẽ được xem ngang hàng với người gốc bản địa (khi đó người bản địa sẽ ít thấy bị kỳ thị vì nhiều người da trắng cũng như bọn họ).

    Ngôi vị Quốc vương Qiland được trao cho Đại thân vương Francesco der Habsburg-Lothringen, anh rể của Hoàng đế Adalbert (lúc này đã 47 tuổi), từng là Công tước Modena (lãnh địa thuộc Oesterreich ở bán đảo Italy) trước khi bị sáp nhập vào Đế quốc Roma năm 1848. Ngôi vị Quốc vương Luland được trao cho Công chúa Sophie, con thứ sáu của Hoàng đế Adalbert. Hiện tại, trong số các vị Hoàng tử và Công chúa Roma, chỉ còn Công chúa Margarete (con thứ chín) và Công chúa Elisabeth (con thứ 11) là chưa có tước hiệu chính thức.

    Trong khi đó ở mạn Trung Nguyên, kể từ khi Hán Vĩnh Vương Trương Lạc Hành tiếp nhận tước phong của Thái Bình Thiên Quốc, hợp tác chặt chẽ với Thạch Đạt Khai, được nhận nhiều viện trợ thì nội bộ Niệp quân bắt đầu bất ổn vì phân chia không đều. Các tướng lĩnh gốc Hoài Bắc tụ tập xung quanh Trương Lạc Hành, bị gọi mỉa mai là ‘con ruột’ để phân biệt với ‘con nuôi’ là những người gốc Dự Đông. Bọn Trương Lạc Hành hoạt động chủ yếu ở Hoài Bắc với các căn cứ Trĩ Hà Tập (Qua Dương), Tam Hà Tiêm (Dĩnh Châu), Thập Bát Phô (Mông Thành), ... gần với địa bàn của Thạch Đạt Khai để dễ dàng nhận chi viện. Các lộ Niệp quân khác dần dần ly tâm ly đức, mỗi nhóm hoạt động với một lá cờ khác nhau, việc thống nhất chỉ còn trên danh nghĩa.

    Một thủ lĩnh Niệp quân ở Vĩnh Thành là Triệu Quý Ngọc đột nhiên có suy nghĩ khác thường, đích thân sang Sơn Đông gặp Trung tướng König der Gottes xin thần phục Đế quốc Roma. Nhận được viện trợ từ triều đình Roma, Triệu Quý Ngọc tổ chức lại lực lượng, dùng lương thực chiêu mộ những người nghèo đói, chẳng mấy chốc đã có 5 vạn kỵ binh và 15 vạn bộ binh. Từ Vĩnh Thành, họ Triệu xua quân sang chiếm huyện thành Thương Khâu lân cận, sau đó công chiếm toàn phủ Quy Đức, rồi tràn sang Trần Châu và Khai Phong. Sau khi chiếm được Khai Phong, Triệu Quý Ngọc xưng Tống vương, thành lập Đại Tống quốc (tên quốc tế là “Königreich der Song”), đóng đô ở Khai Phong, địa bàn chỉ gồm ba phủ Khai Phong, Trần Châu, Quy Đức và một số vùng rừng núi phụ cận, diện tích 39.108km2. Với quan điểm “nhỏ nhưng của mình còn hơn lớn nhưng của mọi người”, họ Triệu ra sức củng cố quyền thống trị, thậm chí ban hành “Niệp ngữ” (tiếng bản địa được Latinh hóa) thay thế cho chữ Hán, được Niệp dân ủng hộ nhiệt liệt, bởi vì khi có chữ viết mới, Niệp dân và các nhà nho đều trở thành mù chữ như nhau, đều phải đi học lại nên không còn cảm thấy tự ti nữa.

    Các khu vực nằm giữa Trường Giang và Hoàng Hà dần dần hình thành các vương quốc lớn nhỏ khác nhau.

    Vùng Hoàn Bắc của Thạch Đạt Khai trở thành Vương quốc Sở (kinh đô Thọ Xuân của nước Sở cổ nằm ở đây), đóng đô tại An Khánh (nguyên là thủ phủ của An Huy), diện tích 105.400km2, dân số ước 26 triệu người.

    Địa bàn của Phùng Vân Sơn gồm Ngạc Bắc và Dự Tây trở thành Vương quốc Kinh, đóng đô tại Vũ Xương, diện tích 193.000km2, dân số ước 54 triệu người. Kinh - Sở là liên minh, quan hệ đặc biệt thân thiện.

    Vùng Dự Đông trở thành địa bàn của bọn Trương Lạc Hành, thành lập Vương quốc Hán, đóng đô ở Tín Dương, diện tích 33.793km2, là một nước nhỏ, yếu hơn cả nước Tống của bọn Triệu Quý Ngọc, là chư hầu của nước Sở.

    Đế quốc Đại Thanh giờ chỉ còn lại khu vực Trực Lệ (Hà Bắc), Sơn Tây, Thiểm Tây và một phần Hà Nam (Hà Bắc đạo, phần phía bắc Hoàng Hà). Vùng Cam Túc, Ninh Hạ sau một phen ‘Hồi loạn’ đã bị các quý tộc Hồi giáo họ Mã kiểm soát (‘Mã gia huynh đệ’, không phải anh em ruột), thành lập hàng loạt tiểu vương quốc Hồi giáo. Liên minh của bọn họ được gọi là “Liên minh các tiểu vương quốc Hồi Hồi (Huihui) Thống nhất”, kiểu như UEA sau này.

    Các quốc gia này hình thành nên bản đồ địa chính trị khu vực trong những năm sau đó.


    _________________________

    (1) Thái Bình Thiên Quốc để tóc dài (kiểu như vua Quang Trung “Đánh cho để tóc dài”), không ‘cạo đầu gióc tóc’, nên bị triều đình Mãn Thanh gọi là ‘Phát Phỉ’, ‘Trường Mao’.


    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    ---QC---
    江懷玉


  2. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    crazyboy74,
  3. #57
    Ngày tham gia
    Jan 2008
    Bài viết
    1,251
    Xu
    0

    Mặc định

    Chương 29 : CUỘC NỘI CHIẾN GERMAN




    Đầu năm 1866, trong lúc cuộc ‘hôn lễ thế kỷ’ được tổ chức trọng thể ỏ Augsburg giữa sự hân hoan của người Bayern, thu hút sự chú ý rộng rãi của dân chúng châu Âu cũng như nhiều nơi khác trên thế giới, thì tình hình ở các bang quốc German bắt đầu có phần khẩn trương. Những người có phản ứng linh mẫn một chút đối với chính trị đều cảm thấy việc này. Nhiều thế lực bắt đầu suy tính khả năng ứng đối sao cho có lợi nhất.

    Cung điện Hoàng gia Augsburg. Ngự thư phòng.

    Adalbert triệu tập một số đại thần thân tín đến nghị sự, bao gồm Franz Xaver Andreas der Praidlohn – Thủ tướng, Hoàng thân Luitpold – Tổng tham mưu trưởng, linh mục Joseph Wagner - Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền, Heinrich Siebert - Viện trưởng Viện Điều tra, cùng với hai vị quốc vương trẻ tuổi Edward of Ireland và Siszo der Kongo; cả hai tương lai sẽ là Hoàng đế trị vì hai Đế quốc hùng cường nhất thế giới, nên được dự thính để học tập việc trị nước.

    Heinrich Siebert trình bày những thông tin quan trọng :

    - Giữa tháng 2 vừa rồi, Bismarck có gặp ‘Louis của nhà Bonaparte’ ở Biarritz, chủ yếu để thảo luận xem liệu chính phủ France có nên can thiệp vào cuộc chiến tranh Oesterreich – Prussia trong tương lai hay không ? Chi tiết của cuộc gặp được giữ bí mật, nhưng phía France đã cam kết sẽ ủng hộ Prussia ‘trong năng lực của mình’.

    Hoàng thân Luitpold ‘khen ngợi’ :

    - Anh ta đã thông minh hơn rồi đó !

    Sau khi người Bayern rút ra khỏi Liên minh German thì cuộc tranh quyền bá chủ các bang quốc German chỉ còn lại giữa Prussia và Oesterreich. Tuy nhiên, khác với nguyên bản lịch sử, Đế quốc Oesterreich lúc này đang bồng bột phát triển, có thực lực tương đối mạnh hơn Vương quốc Prussia. Sau khi Hoàng đế Franz Joseph trở thành em rể của Hoàng đế Adalbert, Thái hậu và Hoàng hậu của Đế quốc Oesterreich đều là Công chúa Bayern, thì quan hệ giữa Đế quốc Oesterreich và Đế quốc Roma đã trở nên đặc biệt thân thiết. Hoàng đế Adalbert xem trọng tình cảm nên thường xuyên chiếu cố Hoàng tộc Habsburg, nhờ vậy mà uy quyền của Hoàng đế Franz Joseph ở quốc nội cũng gia tăng đáng kể, các giới quý tộc tương đối tôn trọng Hoàng quyền.

    Nhờ sự giúp đỡ từ triều đình Roma, Đế quốc Oesterreich đã tiến hành cải tổ sâu rộng trong rất nhiều lĩnh vực chính trị xã hội suốt hơn 10 năm qua. Trải qua một giai đoạn chỉnh đốn bằng cả ‘cây gậy và củ cà rốt’, các bang quốc thành viên của Đế quốc Oesterreich đã bị chia nhỏ ra (lớn nhất cũng không quá 50.000km2), các dân tộc thiểu số đều được quyền tự trị tương đối, nhà nước liên bang đa sắc tộc được thành lập, chế độ trung ương tập quyền ở Vienna đã được củng cố. Quân đội Oesterreich cũng được hiện đại hóa với sự trợ giúp của các cố vấn quân sự người Bayern, và đã trở nên tương đối thiện chiến sau các cuộc trấn áp quân nổi dậy trong nước. Trước đây vì ‘thù trong giặc ngoài’ mà Đế quốc Oesterreich lớn nhưng không mạnh. Còn giờ đây, sau hơn 10 năm phát triển ổn định, thực lực của Đế quốc Oesterreich cũng đang dần tăng trưởng, dù chậm nhưng mà chắc. Nền kinh tế của Oesterreich cũng vươn lên ngang bằng với France, cùng đứng hạng ba trên thế giới, chỉ đứng sau Roma và Britain.

    Linh mục Joseph Wagner nói :

    - Thời gian đang đứng về phía nhà Habsburg. Cứ theo đà này, sau khoảng 10 năm phát triển ổn định nữa, Đế quốc Oesterreich sẽ trở thành cường quốc thứ ba thế giới một cách danh chính ngôn thuận.

    Hiện tại Đế quốc Russia đứng thứ ba thế giới về quân sự. Nhưng quốc lực của Oesterreich vẫn đang tăng trưởng ổn định. Sự phát triển không ngừng của Oesterreich đã khiến cho giới lãnh đạo Prussia cảm thấy lo lắng. Chỉ khi đánh bại được quân đội Oesterreich, mưu đồ bá chủ các bang quốc German, thậm chí thống nhất các bang quốc lại thành Đế quốc German của bọn họ mới có cơ hội thực hiện. Nhận thấy khoảng cách chênh lệnh quốc lực giữa hai nước đang ngày càng tăng, triều đình Prussia không chần chờ được nữa. Otto von Bismarck, lúc này đang là Thủ tướng Prussia, đã quyết định phát động chiến tranh thống nhất các bang quốc German trước khi quá muộn. Lãnh thổ của Vương quốc Prussia 'ốm mà dài', lại có nhiều bộ phận rời rạc, bọn họ muốn rút ngắn đường biên giới lại bằng cách thôn tính các bang quốc ở giữa, và muốn vậy chỉ có thể bằng chiến tranh.

    Edward of Ireland lại quan tâm vấn đề khác :

    - Nghe nói ông ta thâu tóm hết mọi quyền lực, quốc vương Prussia chỉ còn là bù nhìn.

    Cậu ta là thái tử của Đế quốc Britain, nên cũng có nhiều nguồn thông tin của riêng mình, đối với cậu ta mà nói thì Bismarck là gian thần, chuyên quyền và hiếp bách quân chủ. Heinrich Siebert gật đầu nói :

    - Làm quốc vương mà muốn gặp đại thần còn phải được ông ta cho phép, và cuộc gặp chỉ được diễn ra với sự có mặt của ông ta. Gặp phải tình cảnh như thế thì gọi là bù nhìn cũng không sai.

    Ở triều đình Prussia, Bismarck có địa vị rất đặc thù, dù mang danh Thủ tướng nhưng thật sự có quyền hành như một Nhiếp chính, tương tự như chúa Trịnh ở Đại Việt, Tào Tháo thời Tam Quốc bên Tàu hay các Shogun ở Nhật Bản; Quốc vương chỉ ngồi làm vì. Thậm chí, ông ta còn có nhiều uy quyền hơn. Nguyên bản lịch sử, ông ta không chỉ toàn quyền giải quyết hết mọi sự vụ của vương quốc, các tướng lĩnh muốn gặp mặt quốc vương phải xin phép ông ta và được ông ta đồng ý, khi diện kiến quốc vương còn phải có mặt của ông ta. Quốc vương không được tự ý gặp mặt các tướng lĩnh quân đội. Hiện tại, tình thế của Prussia còn có vẻ kém hơn, nên địa vị của ông ta càng đặc thù hơn.

    Sau khi trình bày cán cân lực lượng giữa Prussia và Oesterreich, Heinrich Siebert lại nói :

    - Prussia có dân số ít hơn Oesterreich, nhưng quân đội có quy mô lớn hơn khoảng 30%, tốc độ huy động cũng nhanh hơn. Oesterreich còn phải chia quân trấn áp địa phương, trong khi Prussia không cần. Tướng lĩnh của Prussia tài ba hơn và Bismarck cũng quả quyết hơn.

    Siszo hỏi :

    - Làm sao để giữ ưu thế cho Oesterreich ?

    Hoàng thân Luitpold mỉm cười bảo :

    - Chỉ cần đảm bảo cố vấn của chúng ta đến từng sư đoàn thì vấn đề sẽ được giải quyết.

    Lực lượng cố vấn quân sự của Đế quốc Roma rất nổi tiếng, uy thế của Hoàng đế Adalbert cũng rất lớn, nên tầng lớp quan liêu trong quân đội Oesterreich không dám xem thường ý kiến của các cố vấn người Bayern. Thực tế mà nói, giới quan liêu Oesterreich còn sợ Hoàng đế Adalbert hơn là Hoàng đế của bọn họ. Nguyên bản lịch sử, tình trạng quan liêu vô kỷ luật trong quân đội Oesterreich rất nghiêm trọng; ở trận chiến quyết định Königgrätz, các chỉ huy cấp dưới đã không nghe theo lệnh của Tổng chỉ huy Benedek, khiến quân đội Oesterreich thất bại thảm hại.

    Adalbert mỉm cười, nhìn hai vị quốc vương trẻ tuổi, hỏi :

    - Chiến tranh chắc chắn sẽ xảy ra trong vài tháng nữa. Chúng ta nên ứng đối thế nào đối với cuộc chiến đó ?

    Mọi người biết Hoàng đế muốn dạy hai người cách trị nước, nên đều im lặng nhìn cả hai. Edward là anh, nên trả lời trước :

    - Con nghĩ chúng ta không nên giúp bên nào cả. Song phương đánh nhau đến kiệt quệ sẽ có lợi cho chúng ta hơn. Hanover và Roma còn có thể mở rộng lãnh thổ sau cuộc chiến.

    Thông thường thì như thế. Nhưng Siszo lại có ý kiến khác :

    - Hoàng tộc Habsburg với chúng ta là họ hàng thân thiết nhiều đời, chúng ta nên giúp đỡ bọn họ. Người Prussia rất hiếu chiến, dã tâm rất dễ bành trướng nếu giành được chiến thắng.

    Đế quốc Roma hiện là bá chủ chân chính của thế giới : kinh tế số một, quân sự số một, chiếm 1/3 diện tích thế giới và 34,8% dân số thế giới. Người Bayern không sợ người Prussia, nhưng tránh được phiền phức thì tốt hơn. Edward nhớ đến Hoàng tộc Roma trọng tình nghĩa nên cũng gật đầu tán đồng. Adalbert mỉm cười bảo :

    - Chúng ta không có hứng thú mở rộng lãnh thổ về phía Liên minh German.

    Edward ngạc nhiên hỏi :

    - Sao vậy ạ ?

    - Người Prussia rất hung hãn và ngoan cường. Đánh bại bọn họ không khó, nhưng chiếm đất của bọn họ tất sẽ bị kháng cự kịch liệt, phải chịu nhiều tổn thất. Hơn nữa, Prussia bé xíu, đánh nhau với bọn họ lợi ít hại nhiều, không đáng.

    Vương quốc Prussia không lớn, diện tích chỉ lớn hơn Quảng Đông chút ít và bằng 38% diện tích Tứ Xuyên, dân số hơn 8 triệu người, chủ yếu là địa chủ và nông nô. Không khí chính trị bảo thủ, giai cấp địa chủ Junker giữ địa vị thống trị trong mọi lĩnh vực xã hội, khiến cho giai cấp tư sản và tiểu tư sản thành thị rất bất mãn. Nhiều người có tư tưởng tự do đã di dân đến Đế quốc Roma, khiến cho dân số giảm sút, công thương nghiệp chậm phát triển, và xã hội càng bảo thủ hơn. Prussia lúc này là một quốc gia nông nghiệp với hơn 80% dân số hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp. Prussia có diện tích chưa đến 0,5% diện tích của Đế quốc Roma, dân số khá hơn một chút, tương đương 1,7%, nhưng dân cư đa số là nông nô, một ít địa chủ, còn tư sản và tiểu tư sản rất ít (đa số đã di dân). Diện tích đã nhỏ, thị trường cũng không lớn, nên triều đình Roma ít có hứng thú.

    Hoàng thân Luitpold gật đầu bảo :

    - Thay vì đánh nhau với Prussia, xâm chiếm Russia hay Spain còn có lợi hơn.

    Siszo suy nghĩ một lức, rồi nói :

    - Song phương danh nghĩa hòa nhau, Oesterreich có chút ưu thế là tốt nhất.

    Đấy là kết quả của cuộc chiến Bayern - Oesterreich hồi năm 1848. Edward nói thêm :

    - Để trừng phạt người Prussia vì dám gây chiến, cần phải cắt một bộ phận lãnh thổ cho Oesterreich.

    Còn đây là kết quả của cuộc chiến Bayern – France năm 1848. Đương nhiên phần lãnh thổ cắt nhượng lớn hay nhỏ phải phụ thuộc vào cán cân lực lượng trên chiến trường.

    Adalbert hài lòng nói :

    - Như thế là tốt nhất. Cần cho bọn họ biết rằng Nam German không phải là nơi bọn họ có thể chạm đến. Người Prussia muốn mở mang lãnh thổ chỉ có thể hướng sang phía đông hoặc phía tây.

    Phía đông của Prussia là Russia, còn phía tây là France.

    ...

    Sankt Peterburg. Cung Điện Mùa Đông.

    Sa hoàng Aleksandr II cũng triệu tập các cận thần thảo luận về tình hình gần đây ở Liên minh German. Lãnh thổ của Đế quốc Russia tiếp giáp với cả Oesterreich và Prussia, nên hoàn toàn có thể thừa cơ mưu lợi.

    Sau khi thất bại thảm hại ở cuộc chiến tranh Krym, Sa hoàng Nikolai I lâm bệnh qua đời, Sa hoàng Aleksandr II lên kế vị. Ông là một vị quân chủ tài ba, có dã vọng khôi phục sự cường thịnh của Đế quốc Russia, nên đã tiến hành nhiều cải cách quan trọng theo đường lối chủ nghĩa tự do. Năm 1861, ông ban hành “Sắc lệnh giải phóng nông nô”, biến nông nô thành nông dân và cho phép bọn họ mua đất từ địa chủ (có thể xem đây là cải cách nửa vời, vì tiền đâu mà mua đất, tối đa trở thành ‘tá điền’). Sau đó là những cải cách quy mô lớn về Đại học (1863), Pháp luật (1864), Quyền tự trị của chính quyền các tỉnh (1864), Báo chí (1865), ... Tình hình xã hội được cải thiện đáng kể. Nhưng ông cũng tăng cường củng cố sự chuyên chính, trấn áp mạnh mẽ những người phản đối, nên đã làm xuất hiện ‘chủ nghĩa khủng bố hiện đại’ ở Russia. Bản thân ông cũng nhiều lần bị ám sát (cuối cùng cũng chết vì bị ám sát).

    Aleksandr II nhìn các cận thần, đặc biệt là em trai - Đại công Konstantin Nikolayevich, rồi hỏi :

    - Chiến tranh Oesterreich – Prussia sắp diễn ra. Chúng ta nên ủng hộ phe nào ?

    Đế quốc Russia có thù với người Prussia hồi cuộc chiến Krym (tổn thất nặng nề, tiên hoàng Nikolai I vì lo buồn mà qua đời), nhưng Thái hậu lại là Công chúa Prussia, nên Sa hoàng rất phân vân.

    Đại công Konstantin Nikolayevich cười nhạt nói :

    - Người Prussia không hề xem chúng ta là họ hàng !

    Không có so sánh thì không có thương hại ! Lẽ ra giữa các hoàng tộc chỉ có lợi ích, không có tình nghĩa. Nhưng ai cũng nhìn thấy quan hệ thân thiết giữa các Hoàng tộc Roma, Britain và Oesterreich, tạo nên sự cường thịnh của cả ba Đế quốc, nên mọi người dần dần không cảm thấy như vậy. Hoàng tộc Russia rất bất mãn người Prussia.

    Yakov Ivanovich Rostovtsev nhắc :

    - Hoàng đế Bệ hạ. Hoàng hậu là em gái của anh rể của Hoàng đế Roma.

    Mọi người đưa mắt nhìn nhau, khẽ gật đầu. Hoàng hậu Marie von Hessen-Darmstadt, toàn danh là Maximiliane Wilhelmine Auguste Sophie Marie von Hessen und bei Rhein, là em gái ruột của Đại công Ludwig III von Hessen und bei Rhein, anh rể của Hoàng đế Adalbert. Kể ra song phương cũng có chút quan hệ họ hàng.

    Nikolay Alekseyevich Milyutin cũng nói :

    - Phải đó. Chúng ta cứ nhìn theo Đế quốc Roma sẽ ổn thỏa hơn.

    Đại công Konstantin Nikolayevich nói thêm :

    - Người Roma chắc chắn sẽ hậu thuẫn cho Oesterreich. Tương lai của Prussia có vẻ không được sáng sủa.

    Aleksandr II gật đầu bảo :

    - Phải lắm. Vậy hãy tạm điều một bộ phận quân đội về phía đông đi.

    Cuộc chiến tranh Oesterreich – Prussia hoàn toàn không gây bất ngờ đối với dư luận châu Âu.

    Cuộc chiến chắc chắn sẽ xảy ra trừ phi triều đình Prussia từ bỏ dã vọng bá chủ các bang quốc German. Hiện tại, trên thế giới có sáu siêu cường thì nguyên thủ của năm siêu cường còn lại (Roma, Britain, Oesterreich, Russia và France) đều giữ ngôi Hoàng đế, chỉ có Prussia là một vương quốc, tự nhiên cảm thấy kém hơn một bậc, thành ra dã vọng thành lập Đế quốc German của triều đình Prussia càng thêm mãnh liệt. Hoàng đế Oesterreich là Chủ tịch của Liên minh German, trên danh nghĩa cũng là lãnh tụ của các bang quốc German. Do đó, quân đội Prussia phải đánh bại được quân đội Oesterreich thì dã vọng của triều đình Prussia mới có cơ hội trở thành hiện thực.

    Để bày tỏ ý định thống nhất German bằng vũ lực, Otto von Bismarck đã từng thẳng thừng tuyên bố trước quốc hội Berlin :

    - Những vấn đề quan trọng nhất của chúng ta không thể được giải quyết bằng diễn văn hay bằng số phiếu bầu, mà bằng sắt và máu.

    Từ đó, chủ nghĩa cứng rắn “sắt và máu” (thiết huyết) hình thành ở Prussia, có ảnh hưởng đến mọi chính sách của vương quốc. Bismarck có thêm danh hiệu “Thiết huyết Thủ tướng”.

    Tháng 2/1866, Otto von Bismarck gặp ‘Louis de Annam’ ở Biarritz, chủ yếu để thảo luận xem liệu chính phủ France có nên can thiệp vào cuộc chiến tranh Oesterreich – Prussia trong tương lai hay không ? Chi tiết của cuộc gặp được giữ bí mật, nhưng phía France đã cam kết sẽ ủng hộ Prussia ‘trong năng lực của mình’.

    Trong những tháng sau đó, triều đình Prussia cố gắng tập hợp các đồng minh ở Bắc German trong nỗ lực thành lập Liên minh chống Oesterreich. Ở phía bên kia, triều đình Oesterreich cũng nỗ lực chuẩn bị chiến tranh, tuyến Augsburg – Vienna tấp nập các đoàn sứ giả. Các lân bang cũng âm thầm chuẩn bị cho mưu đồ của họ.

    Cuối tháng 4, Bismarck đã dàn xếp để hình thành một Liên minh Bắc German do Prussia lãnh đạo nhằm chống lại Oesterreich. Kể từ sau ‘Năm cách mạng 1848’, chính quyền nhiều bang quốc German suy yếu nghiêm trọng, quân đội Prussia đã thừa cơ tiến vào trấn áp các phong trào cách mạng, đồng thời tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ đến các chính phủ bản xứ. Ở một số bang quốc, lời nói của Bismarck còn có hiệu lực hơn cả lời nói của các quân chủ. Đến đầu tháng 5, đa số các bang quốc German đã liên minh với Prussia, chỉ có Hanover, Hesse-Darmstadt, Sachsen, Limburg, Luxembourg và Liechtenstein tuyên bố trung lập. Nói theo kiểu của người Tàu thì Hoàng tộc Habsburg đã bị “chúng bạn thân ly, nan dĩ tế hĩ” (mọi người phản bạn xa lánh, khó thể cứu vớt).

    Do nền kinh tế và quốc lực của Prussia có phần kém hơn Oesterreich, nên Tổng tham mưu trưởng của Quân đội Prussia là Helmuth von Moltke đã lên kế hoạch tỉ mỉ cho cuộc chiến tranh với mục tiêu “đánh nhanh thắng nhanh”, chỉ sử dụng các lực lượng quân sự hiện có, nhằm giảm tối đa ảnh hưởng của quốc lực đối với cuộc chiến.

    Ngày 14/6, Prussia tuyên chiến với Oesterreich. Quân đội Prussia nhanh chóng tập hợp ở Schlesien, hoàn thành động viên chỉ sau một tuần, rồi tiến sang Böhmen. Ngày 23/6, quân Prussia tiến vào biên giới Oesterreich và những cuộc đụng độ lẻ tẻ bắt đầu. Lực lượng biên phòng của Oesterreich chỉ kháng cự trong nửa ngày, gây cho đối phương một số tổn thất nhỏ, rồi nhanh chóng rút lui về phía sau để bảo toàn lực lượng. Bốn ngày sau, quân đội Prussia mới bắt đầu đụng độ với các lực lượng chủ lực của Oesterreich ở Böhmen. Các trận đánh lớn diễn ra ở nhiều nơi.

    Ở Hühnerwasser, bốn đại đội tiên phong thuộc Quân đoàn Elbe của quân đội Prussia dưới sự chỉ huy của Chuẩn tướng Eberhard Herwarth von Bittenfeld đã đụng độ với một lữ đoàn Oesterreich do Thiếu tướng Leopold Gondrecourt thống lĩnh. Khoảng 800 quân Prussia đang trên đường hành quân từ Gabiel qua Niemes với ý định tiến chiếm Hühnerwasser, đã bị phục kích bởi một lực lượng đông hơn gấp bội. Mặc dù bị phục kích bất ngờ và ít hơn về quân số, nhưng quân Prussia đã chiến đấu rất ngoan cường. Thiếu tướng Bittenfeld đành dàn trận phòng thủ, chỉ huy linh hoạt, liên tục đánh lui nhiều đợt công kích của đối phương. Đến chiều, Thiếu tướng Gondrecourt thấy tiếp tục củng cố phòng tuyến sẽ phải chịu nhiều thiệt hại nặng nề, nên đành phải dẫn quân rút lui về Münchengrätz. Quân Prussia giành được chiến thắng vang dội, sau đó tiến quân chiếm lĩnh Hühnerwasser. Đây là một chiến thắng theo kiểu Pyrros, quân Prussia tổn thất quá nửa, trong khi phía Oesterreich chỉ có 264 người thương vong.

    Cùng ngày, một trận đánh quy mô lớn hơn đã diễn ra ở Podoll, một địa điểm ở bên bờ sông Iser. Sau khi tiến quân vào Reichenberg, Hoàng thân Friedrch Karl – Tổng tư lệnh Tập đoàn quân số 1 của Prussia – đã ra lệnh cho Sư đoàn 8 tiến đánh Liebenau. Tối ngày 26/6, lực lượng tiên phong là Trung đoàn 15 đã tiến đến Podoll. Thiếu tướng Ferdinand Poschacher von Poschach đã chỉ huy hai lữ đoàn Oesterreich phục kích Trung đoàn 15, hy vọng có thể tiêu diệt được bọn họ trước khi viện quân Prussia đến nơi. Quân Oesterreich với lực lượng đông hơn gấp bội đã ‘chào đón’ Trung đoàn 15 bằng những loạt pháo đạn mãnh liệt ngay từ phút đầu của trận đánh. Người Oesterreich sử dụng đại pháo mua từ Roma nên có sức sát thương rất lớn. Mặc dù bị thiệt hại nặng, Chuẩn tướng Julius von Bose vẫn nhanh chóng củng cố trận địa, tổ chức phòng thủ chờ tiếp viện. Trận đánh cực kỳ khốc liệt. Quân Prussia cực kỳ hung hãn và ngoan cường. Thiếu tá Hagen chỉ huy Tiểu đoàn 2 đã tổ chức nhiều cuộc phản công bằng lưỡi lê đánh giáp la cà, đẩy lùi hàng loạt đợt tiến công của quân Oesterreich. Đến trưa, ba tiểu đoàn bộ binh của Prussia đã kịp đến nơi, củng cố phòng tuyến đang nguy ngập của Chuẩn tướng Bose. Sau vài đợt tiến công không có hiệu quả, Thiếu tướng Poschach đã rút lui về phía bên kia sông, rồi sau đó lại rút về Münchengrätz. Quân Prussia lại giành được chiến thắng vang dội, nhưng Trung đoàn 15 đã tổn thất đến gần 2/3 quân số. Phía Oesterreich chỉ tổn thất 318 người.

    Ngày hôm sau, song phương lại đụng độ ở Nachod và Trautenau với quy mô lớn hơn và khốc liệt hơn nhiều.

    Ở Nachod, ba vạn quân Prussia thuộc Quân đoàn V đã đụng độ với năm vạn quân Oesterreich. Đại tướng Karl Friendrich von Steinmetz chỉ huy quân Prussia yếu thế hơn đã giành được chiến thắng vang dội, nhưng cũng phải chịu tổn thất nhiều hơn gấp bội. Phía Prussia tổn thất 5.819 người, đã đánh lui quân Oesterreich và chiếm được Nachod, một vị trí chiến lược ở Böhmen. Hoàng thân Friedrich Karl đã tặng cho Đại tướng Steinmetz danh hiệu “Con hổ của Nachod”.

    Đồng thời, ở Trautenau, ba vạn quân Prussia của Đại tướng Adolf von Bonin cũng đã đụng độ với sáu vạn quân Oesterreich của Nam tước Ludwig der Gablenz. Ban đầu, quân Prussia đã đánh lui lực lượng tiên phong của đối phương. Đại tướng Bonin quá chủ quan, không nghiên cứu địa hình xung quanh mà cho tiếp tục tiến quân. Quân Prussia rời bỏ những cứ điểm mà bọn họ vừa chiếm được với cái giá rất đắt. Chớp lấy thời cơ, Nam tước Gablenz tung hai sư đoàn vào trận địa và bọn họ đã nhanh chóng đè bẹp được tiền tuyến của quân Prussia trong lúc Bonin còn chưa nắm được tình hình. Sau đó, quân Oesterreich còn chiếm được các ngọn đồi chiến lược Galgenberg và Johannesberg, cắt ngang đường tiếp tế của đối phương. Bonin cố gắng xoay chuyển thế trận nhưng đã muộn màng. Gablenz khôn khéo lợi dụng các rắc rối về hậu cần của quân Prussia để tăng cường chiến quả. Quân Oesterreich thừa thắng tiến công từ trên cao, gây cho đối phương rất nhiều tổn thất. Sau nhiều giờ giao tranh khốc liệt, Bonin đã phải khẩn cấp triệt thoái, để lại trận địa 1.282 tử thi và 4.596 thương binh. Phía Oesterreich cũng phải chịu tổn thất không nhỏ : 2.418 người thương vong. Đây là thắng lợi quan trọng đầu tiên của quân Oesterreich kể từ khi cuộc chiến bùng phát. Ngay ngày hôm sau, Nam tước Gablenz đã được thăng làm Tử tước và được phong tặng danh hiệu “Anh hùng”.

    Ngày 28/6, Tổng tư lệnh Lục quân Ludwig der Benedek đã đích thân chỉ huy 10 vạn quân Oesterreich đến phòng thủ Skalitz. Quân Oesterreich lập các phòng tuyến dọc theo bờ sông Aupa, quan trọng nhất là ở thị trấn nơi có ga xe lửa và chiếc cầu duy nhất bắc qua sông. Đại tướng Karl Friendrich von Steinmetz sau khi giành chiến thắng ở Nachod đã kéo quân đến Skalitz, nhưng quân số quá ít, nhanh chóng bị quân Oesterreich đánh bại. Hôm sau, Thái tử Friedrich Wilhelm phái thêm viện quân đến Skalitz. Quân Prussia tuy hung hãn và ngoan cường, nhưng quân Oesterreich dựa vào địa lợi mà phòng thủ, nên thế trận vẫn cân bằng, phòng tuyến của quân Oesterreich vẫn đứng vững trước những đợt tiến công mãnh liệt của quân Prussia. Mấy ngày sau đó, chiến cục vẫn không ngã ngũ, nhưng đối với quân Oesterreich mà nói thì hòa đã là thắng, bởi Tập đoàn quân số 2 của Thái tử Friedrich Wilhelm đã bị kẹt lại trong khu vực giữa các hẻm núi Braunau, Trautenau và Nachod.

    Cũng trong ngày 28/6, quân Oesterreich do Trung tướng Eduard Clam-Gallas chỉ huy với ưu thế về quân số và địa lợi đã giữ vững được phòng tuyến Münchengrätz, chặn đứng được bước tiến của Tập đoàn quân số 1 quân đội Prussia do Hoàng thân Friedrich Karl chỉ huy.

    Những ngày sau đó, song phương ở vào thế trận cầm cự. Các phòng tuyến của quân Oesterreich liên tục tiêu hao sinh lực của đối phương. Quân Prussia ở vào thế ‘tiến thoái lưỡng nan’.

    Ngày 10/7, quân đội Oesterreich bắt đầu giai đoạn phản công. Đại công Albrecht der Österreich-Teschen chỉ huy 20 vạn quân Oesterreich tiến vào Schlesien. Đại quân Prussia đang bị cầm chân ở Böhmen, Schlesien không hư, nên quân Oesterreich dễ dàng chiếm được Oppeln và Breslau. Thành phố trọng yếu Liegnitz ở phía bắc bị bao vây. Và quan trọng nhất là 40 vạn quân Prussia ở Böhmen đã bị chặn mất đường rút lui. Các tuyến đường tiếp tế hậu cần cũng bị cắt đứt.

    Ngày 12/7, quân Oesterreich tái chiếm Nachod. Tập đoàn quân số 2 của quân đội Prussia bị bao vây hoàn toàn giữa các hẻm núi. Hoàng thân Friedrich Karl vội vã dẫn quân đến giải cứu. Quân Prussia chiến đấu rất anh dũng, sau ba ngày giao tranh ác liệt đã chọc thủng được vòng vây. Hai anh em Thái tử Friedrich Wilhelm đã dẫn tàn binh chạy về phía bắc.

    Ngày 14/7, sau một vài xung đột nhỏ ở biên giới, triều đình Russia bất ngờ tuyên chiến với Prussia. Quân đội Russia vượt qua biên giới tiến vào tỉnh Prussia - tỉnh cực đông của Vương quốc Prussia. Sau khi các cứ điểm ở phía đông liên tiếp rơi vào tay quân Russia, triều đình Prussia vội vã ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Hơn 20 vạn quân Prussia, trong đó có quá nửa là tân binh, đã được phái đến tỉnh Prussia. Sau nhiều trận giao tranh ác liệt, quân Russia kiếm soát được miền đông tỉnh Prussia, trong khi quân Prussia chỉ còn lại khu vực miền tây.

    Ngày 18/7, tàn quân Prussia ở Böhmen rút về đến vùng Hạ Schlesien. Song phương đối đầu nhau bên ngoài thành phố Liegnitz. Bismarck bắt đầu tìm kiếm các giải pháp để kết thúc chiến tranh. Triều đình Prussia hy vọng có được hòa bình trong danh dự. Nhiều đoàn sứ giả được cử đến Augsburg và Vienna. Từ ngày 20/7, các chiến trường đã tiến hành ngừng bắn trên thực tế. Các phương tham chiến giữ vững vị trí của mình chờ đợi kết quả đàm phán từ các chính phủ.

    ‘Chiến tranh ngồi’ bắt đầu.

    So với ‘Chiến tranh thế giới lần thứ nhất’ hồi năm 1848, ‘Chiến tranh Oesterreich – Prussia’ lần này quy mô không lớn. Tổng quân số tham chiến chỉ hơn một triệu người, tập trung giao chiến trong một khu vực rộng chưa đến 100.000 km2. Có những trận đánh xem chừng ác liệt, nhưng số thương vong ở mỗi trận đánh nhiều nhất cũng chưa đến một vạn người, nhiều trận chỉ vài trăm người, đừng nói đến cuộc chiến năm 1848, so với cuộc chiến tranh Krym cũng không bằng. Dư luận châu Âu chỉ xem đây là một cuộc chiến tranh cục bộ, và triều đình Roma cũng định nghĩa như thế.

    Tổng thể cuộc chiến, phía Prussia có 487.262 quân Prussia và 32.800 quân các bang quốc đồng minh tham chiến, tổng thương vong 142.616 người; phía Oesterreich có 517.123 quân tham chiến với số thương vong 35.969 người. Những trận đánh ở Skalitz, Münchengrätz và đặc biệt là lúc quân Prussia phá vây ở Nachod đã có số thương vong cao hơn cả. Những tổn thất từ cuộc chiến đã khiến quốc lực của Prussia suy giảm nghiêm trọng. Vì cảm thấy tương lai vương quốc không mấy sáng sủa, cũng như để rảnh tay chống lại quân Russia đang hoành hành ở tỉnh chiến lược Prussia (tên tỉnh và tên vương quốc giống nhau cũng đủ thấy ý nghĩa của nó), Bismarck mới tìm cơ hội cầu hòa.

    Sau nhiều phen giao thiệp, từ ngày 12/8, triều đình Roma triệu tập một hội nghị hòa bình ở Augsburg, với sự tham gia của tất cả các bang quốc thành viên của Liên minh German. Đế quốc Roma không phải là thành viên của Liên minh German, giữ vai trò trọng tài. Mặc dù quan hệ giữa Roma và Oesterreich rất thân thiết, nhưng mọi người đều tin tưởng vào sự công chính của Hoàng đế Adalbert.

    Một hiệp ước hòa bình thực ra là kết quả của sự thỏa hiệp giữa các phương. Quá trình đàm phán kéo dài hơn một tuần với nhiều cuộc đàm phán song phương hoặc đa phương. Mặc dù có nhiều cuộc tranh luận rất kịch liệt, nhưng dần dần mọi người cũng tìm được tiếng nói chung.

    Ngày 20/8, các bang quốc German ra tuyên bố chung giải thể Liên minh German. Hoàng đế Franz Joseph cũng từ bỏ cương vị Chủ tịch của Liên minh German, tức là từ bỏ cương vị lãnh tụ trên danh nghĩa của các bang quốc German. Trên thực tế, nhân dân các bang quốc German chỉ thừa nhận Hoàng đế Adalbert là lãnh tụ của toàn thể Cộng đồng German, với danh hiệu “Unser Kaiser” (Hoàng đế của chúng ta).

    Ngày 23/8, đại diện hai phía Oesterreich và Prussia đã ký kết ‘Hiệp ước Augsburg 1866’ dưới sự công chứng của Hoàng đế Adalbert và sự chứng kiến của đại diện các bang quốc German. Song phương đều có những nhượng bộ đáng kể. Nội dung chính của Hiệp ước gồm các điều khoản sau :

    1. Song phương hòa nhau, do đó cũng không phải trả tiền bồi thường chiến phí.

    2. Song phương cùng trao trả tù binh vô điều kiện.

    3. Đế quốc Oesterreich cắt nhượng xứ Pfalz (5.451 km2) cho Vương quốc Prussia. Đổi lại, Vương quốc Prussia cắt nhượng các xứ Thượng Schlesien và Trung Schlesien (27.132 km2) cho Đế quốc Oesterreich.

    4. Công quốc Holstein thuộc về Vương quốc Prussia, Công quốc Schleswig thuộc về Đế quốc Oesterreich (địa bàn giành được sau cuộc chiến tranh với Danmark).

    5. Đế quốc Oesterreich không can thiệp vào các sự vụ ở nội bộ Bắc German. Vương quốc Prussia cũng không được can thiệp vào các sự vụ ở Nam German (thực chất chỉ còn lại Vương quốc Sachsen và Đế quốc Oesterreich).

    Sau khi được Hoàng đế Adalbert công chứng, ‘Hiệp ước Augsburg 1866’ có hiệu lực ngay trong ngày 23/8. Chiến tranh Oesterreich – Prussia chính thức kết thúc. Các bên tham chiến có thời hạn một tuần để rút hết quân đội về bên kia đường biên giới mới.

    Ngoài Hiệp ước chính, các bang quốc tham gia hòa đàm còn ký kết nhiều Hiệp ước song phương hoặc đa phương riêng biệt.


    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    江懷玉

  4. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    crazyboy74,
  5. #58
    Ngày tham gia
    Jan 2008
    Bài viết
    1,251
    Xu
    0

    Mặc định

    Chương 30 : KẾT THÚC




    Tại Hội nghị hòa bình Augsburg 1866, ngoài Hiệp ước chính, các bang quốc tham gia hòa đàm còn ký kết nhiều Hiệp ước song phương hoặc đa phương riêng biệt.

    Để đáp ứng nhu cầu liên kết hai vùng lãnh thổ tách biệt nhau, Vương quốc Prussia đã có thỏa thuận trao đổi lãnh thổ với Vương quốc Hanover. Theo đó, Vương quốc Hanover cắt nhượng phần lãnh thổ phía nam (7.130 km2) cho Vương quốc Prussia, để đổi lấy vùng Oldenburg Land (6.365 km2) của Đại công quốc Oldenburg (bao gồm ba vùng lãnh thổ riêng biệt Oldenburg Land, Eutin và Birkenfeld). Ngoài ra, Vương quốc Prussia bàn giao miền nam xứ Hạ Schlesien (diện tích 6.520 km2) cho Đại công quốc Oldenburg (còn có một khoản tiền bồi thường không được công bố). Sau khi các thỏa thuận này hoàn thành, lãnh thổ của Prussia sẽ được nối liền, phía tây tiếp giáp Cộng hòa France, phía đông tiếp giáp Đế quốc Russia. Đồng thời, Vương quốc Sachsen và Đại công quốc Oldenburg cũng đã trở thành vùng đệm phân cách các lãnh thổ của Prussia và Oesterreich.

    Ngày 25/8, các bang quốc đồng minh của Prussia cùng ký kết ‘Nghị định thư Augsburg’ để thành lập ‘Liên minh Bắc German’. Đây là một Liên minh kinh tế và quân sự tương đối chặt chẽ, với Nghị hội chung, Quân đội chung và một Liên minh thuế quan. Quốc vương Prussia đương nhiên trở thành Chủ tịch Liên minh.

    Các bang quốc thành viên của ‘Liên minh Bắc German’ bao gồm :

    1. Vương quốc Prussia.

    2. Tuyển hầu quốc Hesse-Kassel.

    3. Thân vương quốc Lippe.

    4. Thân vương quốc Reuss-Gera.

    5. Thân vương quốc Reuss-Greiz.

    6. Thân vương quốc Schaumburg-Lippe.

    7. Thân vương quốc Schwarzburg-Rudolstadt.

    8. Thân vương quốc Schwarzburg-Sondershausen.

    9. Thân vương quốc Waldeck and Pyrmont.

    10. Đại công quốc Mecklenburg-Schwerin.

    11. Đại công quốc Mecklenburg-Strelitz.

    12. Đại công quốc Oldenburg.

    13. Đại công quốc Saxe-Weimar-Eisenach.

    14. Công quốc Anhalt.

    15. Công quốc Brunswick.

    16. Công quốc Saxe-Lauenburg.

    17. Công quốc Saxe-Altenburg.

    18. Công quốc Saxe-Coburg and Gotha.

    19. Công quốc Saxe-Meiningen.

    20. Công quốc Nassau.

    21. Công quốc Thüringen.

    22. Thành bang tự do Bremen.

    23. Thành bang tự do Hamburg.

    24. Thành bang tự do Lübeck.

    25. Thành bang tự do Frankfurt.

    Các bang quốc còn lại thì Vương quốc Hanover là đồng minh của Đế quốc Britain; Vương quốc Sachsen là đồng minh của Đế quốc Oesterreich; Đại công quốc Hesse-Darmstadt là đồng minh của Đế quốc Roma; Thân vương quốc Liechtenstein trở thành một quốc gia độc lập và tuyên bố trung lập vĩnh viễn; Đại công quốc Luxemburg và Công quốc Limburg cũng trở thành những quốc gia độc lập với tư cách là những lãnh địa cá nhân của Quốc vương Nederland.

    Các quốc gia vùng đất thấp và vùng Hạ Sachsen cũng thành lập ‘Liên minh Thuế quan Nordsee’, gồm các thành viên : Vương quốc Nederland, Vương quốc Belgien, Vương quốc Hanover, Đại công quốc Luxemburg và Công quốc Limburg. Tuy nhiên, khác với ‘Liên minh Bắc German’, đây chỉ là một liên minh kinh tế khá lỏng lẻo, với mục tiêu tạo ra một thị trường chung ở các quốc gia nằm kẹp giữa hai cường quốc France và Prussia.

    Sau khi đạt được hòa bình với Oesterreich, các đạo quân tinh nhuệ của Prussia lập tức tiến về mặt trận phía đông. Phía Russia cũng nhanh chóng tăng quân. Đến cuối tháng 9, tại tỉnh Prussia đã có 517.814 quân Prussia và 824.522 quân Russia. Dư luận châu Âu bắt đầu chuyển hướng chú ý đến đây. ‘Louis của nhà Bonaparte’ kịch liệt phê phán hành động xâm lược Prussia của Russia và “tỏ ý lo ngại về hòa bình của thế giới” (France và Prussia cùng là đồng minh chống Russia trong cuộc chiến tranh Krym).

    Từ khi kiểm soát được phần phía đông của tỉnh Prussia, phía Russia tập trung xây dựng các phòng tuyến củng cố địa bàn chiếm được, trong khi quân Prussia cố gắng tổ chức nhiều cuộc tấn công vào các phòng tuyến của đối phương. Nhiều trận giao tranh ác liệt đã diễn ra. Song phương đều tổn thất nặng nề. Tuy nhiên, quân Russia đã giữ vững được phòng tuyến cho đến khi mùa đông đến. Cuộc phản công của quân Prussia tuyên cáo thất bại.


    Mùa đông ở vùng biển Baltic khá khắc nghiệt, mặt biển thường đóng băng đến 45% diện tích, và không ít lần đóng băng hoàn toàn (trong ba thế kỷ 18, 19, 20 đã có 20 lần đóng băng hoàn toàn). Ở những nơi không bị đóng băng thì thời tiết cũng rất giá rét. Do đó các hành động chiến tranh bắt buộc phải tạm dừng cho đến khi khí hậu ấm trở lại. Người Russia thích ứng với thời tiết giá rét tốt hơn hẳn người Prussia, nhưng bọn họ lại mãn ý với chiến quả đạt được, không muốn mạo hiểm.

    Mùa xuân năm 1867, quân Prussia lại tổ chức các cuộc phản công. Giao tranh ác liệt xảy ra thường xuyên hơn. Quân Russia còn có biệt danh là ‘hôi sắc sinh khẩu’, triều đình Russia không ngại tổn thất. Trong khi phía Prussia gần như không chịu nổi. Chỉ tính từ giữa năm ngoái đến giờ, người Prussia đã gánh chịu tổn thất đến 1/10 số thanh niên trai tráng. Quá nửa số trai tráng phải tòng quân khiến nền kinh tế có nguy cơ đình trệ. Đứng trước cảnh quốc lực có cơ kiệt quệ, Bismarck lại cố gắng tìm cách kết thúc chiến tranh trong danh dự.

    Đế quốc Russia có dân số 77,4 triệu người, trong khi Vương quốc Prussia chỉ có khoảng 8 triệu. Phía Russia hoàn toàn có thể huy động một lực lượng quân đội đông gấp 10 lần phía Prussia. Hoàn cảnh quốc tế của Russia cũng tốt hơn. Russia phía đông giáp Mãn Thanh (là ‘Đông Á Bệnh phu’), phía nam giáp Ottoman (là ‘Tây Á Bệnh phu’), phía tây giáp Prussia và tây nam giáp Oesterreich; do đó hoàn toàn có thể tập trung quân lực về vùng biên giới phía tây. Trong khi Prussia phía đông giáp Russia, phía tây giáp France, phía nam là Roma và Oesterreich, phía bắc là Britain và các đồng minh của họ; xung quanh đều là siêu cường.

    ‘Louis của nhà Bonaparte’ lại xuất hiện kêu gọi “một nền hòa bình cho khu vực”, kêu gọi tổ chức một cuộc đàm phán hòa bình ở Paris, chính phủ France sẵn sàng tài trợ cho hội nghị. Triều đình Russia chấp nhận hòa đàm, nhưng yêu cầu địa điểm đàm phán phải ở một quốc gia trung lập. Địa điểm được chọn là Augsburg, vì mọi người tin vào sự công chính của Hoàng đế Adalbert (ít nhất các bên không nhận thấy có ai đáng tin cậy hơn).

    Hội nghị tiến hành tương đối thuận lợi. Song phương có phân kỳ, nhưng không phải xung đột không thể thỏa hiệp. Người Russia muốn đường giới tuyến quân sự hiện tại trở thành đường biên giới mới, tuyệt đối không trả lại những vủng đất bọn họ đã chiếm được. Bismarck thừa biết tính cách của người Russia, nên cũng không có xa vọng đó. Cuối cùng, ‘Hiệp ước Augsburg 1867’ đã được ký kết với những điều khoản chính sau :

    1. Song phương hòa nhau, không phải trả bồi thường chiến phí.

    2. Song phương cùng trao trả tù binh vô điều kiện.

    3. Tỉnh Prussia được chia làm hai phần : Đông Prussia thuộc về Russia, Tây Prussia thuộc về Prussia.

    4. Russia cắt nhượng một vùng đất rộng 1.030km2 ở giáp ranh với vùng lõm của tỉnh Posen cho Prussia để diện tích của tỉnh này tròn 30.000km2.

    Hiệp ước này thỏa mãn được tham vọng của triều đình Russia (khoản 3) cũng như danh dự của Prussia (khoản 4). Người Russia đặt tên cho vùng đất mới chiếm được này là Đại công quốc Lietuva, một quốc gia từng tồn tại trong lịch sử. Thủ phủ Königsberg của tỉnh Prussia được Russia hóa thành Kyonigsberg, trở thành thủ đô của Đại công quốc. Đây là một thành phố cảng chiến lược, chính là Kaliningrad, một căn cứ quan trọng của Hải quân Russia.

    Chiến tranh đã nổ ra, nhưng diễn biến và kết quả không như kỳ vọng. Uy tín của Otto von Bismarck giảm sút nghiêm trọng cùng với quốc lực của Vương quốc Prussia. Sau nhiều cuộc biểu tình của thị dân Berlin, quyền hành được trả dần về tay Quốc vương, Bismarck mất quyền Nhiếp chính, chỉ còn là một Thủ tướng đơn thuần.

    ...

    Mùa đông năm 1868, đúng dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đế quốc Roma, triều đình chính thức dời về thủ đô mới Roma – một thành phố hiện đại được xây dựng mới hoàn toàn cách khu thành cổ Roma không xa. Augsburg trở thành ‘bồi đô’ giống như Adalbertburg.

    Sau 20 năm phát triển, với chính sách di dân tự nguyện và ‘bán tự nguyện’, người gốc Bayern đã chiếm đa số tuyệt đối (trên 2/3 dân số) ở các phần lãnh thổ châu Âu của Đế quốc. Riêng ở miền bắc bán đảo Italy, người gốc Bayern chiếm đến 80% dân số. Vì thế triều đình mới yên tâm dời thủ đô về Roma.

    Đến lúc này, Đế quốc Roma đã trở thành bá chủ chân chính của thế giới, địa vị còn hiển hách hơn cả USA thế kỷ 21. Đế quốc Roma hiện chiếm 35% diện tích và 38% dân số của thế giới. Nếu triều đình Roma thu nhận người Hán ở Viễn Đông thì dân số có thể chiếm đến một nửa dân số thế giới, nhưng họ đã không làm vậy vì sự ổn định của Đế quốc. Tuy ‘chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình kiểu Bayern’ đã kết thúc vào năm 1860, nhưng người Bayern đã tạo thành thói quen sinh đông con, và triều đình khuyến khích việc này. Nền kinh tế của Đế quốc Roma cũng rất phát triển và chiếm tỷ trọng rất lớn, đến 44% nền kinh tế thế giới. Kỹ thuật cao, chất lượng cao là những đặc trưng được thừa nhận rộng rãi của hàng hóa ‘Hergestellt in Roma’.

    Tuy trên danh nghĩa triều đình Roma thừa nhận “Britain và Roma đều là cường quốc số một thế giới”, nhưng thực tế Roma đã vượt xa Britain trên mọi lĩnh vực, trừ Hải quân. Triều đình Roma duy trì một lực lượng Hải quân kém hơn Hải quân Britain một ít để giữ thể diện cho triều đình Britain và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa hai Đế quốc, nhưng tổng hợp quốc lực thì Roma vượt xa Britain. Thậm chí, Lục quân Roma có thể chống lại toàn thế giới. Nhờ có tổng dân số quá lớn, triều đình Roma có thể huy động một cơ số quân đội cũng rất lớn; đặc biệt nhờ có chính sách dân quân tự vệ nên dân chúng đa số được huấn luyện quân sự thường xuyên, khiến cho quân đội Roma đặc biệt thiện chiến.

    Khái niệm “người Bayern đặc biệt hiếu chiến” càng khắc sâu trong lòng dân chúng thế giới !

    Trong khi đó, kinh tế của Britain cũng phát triển mạnh mẽ, nhưng năng lực của triều đình có phần suy giảm, thiếu khả năng khống chế các thuộc địa xa xôi. Các thuộc địa da trắng của Britain đấu tranh thành lập các “Quốc gia tự do” (gần như độc lập với chính phủ ở London, nhưng vẫn thừa nhận Nữ hoàng Victoria là nguyên thủ quốc gia), làm uy tín của Britain giảm sút nghiêm trọng.


    Sau nhiều năm đấu tranh giành độc lập, đặc biệt là những cuộc bạo động vũ trang thập niên 1830s bị trấn áp đẫm máu, đã khiến quan hệ giữa London và dân Canada xấu đi rất nhiều. Năm 1867, Britain cho phép Liên bang Canada thành lập với bốn bang thành viên : Ontario, Québec, New Brunswick và Nova Scotia. Britain vẫn giữ lại các thuộc địa khác.

    Tuy nhiên, chính phủ Canada lại có mưu đồ kiểm soát Lãnh thổ Rupert’s Land rộng lớn từ Công ty Hudson Bay. Bọn họ đã kích động và hỗ trợ người dân địa phương bạo loạn vũ trang chống lại Công ty Hudson Bay, thường được gọi là ‘Kháng chiến sông Hồng’ (Red River Resistance), thậm chí thành lập một chính phủ lâm thời vào năm 1869. Không còn cách nào khác, Công ty Hudson Bay đã bán lại Lãnh thổ Rupert’s Land và cả Lãnh thổ Tây Bắc cho London với giá 300.000 pounds. Chính phủ Canada lại gây sức ép với London đòi chuyển giao vùng đó cho Canada. Nguyên bản lịch sử, vì vùng đó xa xôi cách trở, khó quản lý nên chính phủ Canada đã được nhận với giá gốc 300.000 pounds, rồi hợp nhất thành Vùng Lãnh thổ Tây Bắc. Chỉ có điều, do đã có tiền lệ về việc chuyển nhượng Lãnh thổ British Columbia cho Hoàng đế Adalbert, lần này triều đình Britain không đáp ứng yêu sách của Canada mà tiếp tục chuyển nhượng cả hai vùng lãnh thổ cho Hoàng đế Adalbert với giá 1.000.000 pounds.

    Liên bang Canada ra đời đánh dấu quá trình suy yếu của Đế quốc Britain. Để duy trì lợi ích của mình, giới quý tộc tư bản Britain thúc đẩy tăng cường Liên minh Britain – Roma trở nên toàn diện hơn. Năm 1869, ‘Hiệp ước mậu dịch tự do Britain – Roma’ được ký kết, là bước đầu cho việc thành lập một ‘Thị trường chung’ của hai Đế quốc.

    Một khác biệt quan trọng so với nguyên bản lịch sử là cuộc ‘Cách mạng Meiji’ đã không diễn ra ở Nippon. Do sự xuất hiện của Vương quốc Eishuu với lãnh thổ cực kỳ rộng lớn, quá nửa người dân trên quần đảo Nippon đã được cổ động di cư đến đó, đa số tầng lớp samurai cũng sang đó gia nhập quân đội, trở thành quân nhân chuyên nghiệp kiêm đại trang viên chủ. Dân số ở Nippon còn lại chưa đến một nửa, nhưng tài nguyên và tư liệu sản xuất vẫn vậy, nên đời sống xã hội có phần thoải mái hơn (những người nghèo đói đã di dân hết rồi), mâu thuẫn xã hội cũng giảm đáng kể, không còn nhu cầu cách mạng.

    Người Eishuu cần lao, chịu khó và ham học hỏi. Sinh sống dưới hệ tư tưởng Bayern và văn minh Roma, xã hội Eishuu không khác biệt gì mấy so với xã hội Roma, nên cũng được người châu Âu thừa nhận là xã hội văn minh. Người Eishuu học tập người Bayern trong mọi lĩnh vực, kể cả ‘chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình kiểu Bayern’. Người Viễn Đông lại chấp nhận ‘tam thê tứ thiếp’. Thành ra, đến năm 1870, Vương quốc Eishuu đã có dân số vượt quá 100 triệu người, đông hơn cả Đế quốc Russia. Quân nhân Eishuu vừa thiện chiến lại sẵn sàng liều mạng theo ‘tinh thần võ sĩ đạo’ nên thường giành chiến thắng trong các cuộc xung đột với người Russia và người Mãn Thanh. Lãnh thổ của Vương quốc Eishuu mở rộng không ngừng.

    Ở Spain, vào năm 1866, Juan Prim lãnh đạo một cuộc nổi dậy chống lại Nữ vương Isabella II nhưng đã thất bại; hai năm sau, ông ta lại cùng tướng Francisco Serrano lãnh đạo một cuộc nổi dậy mới, buộc Nữ vương Isabella II phải lưu vong sang Paris. Cuộc ‘cách mạng vinh quang 1868’ đã khiến liên minh France – Prussia – Spain từ thời chiến tranh Krym sụp đổ. Xã hội Spain cũng hỗn loạn theo nền chính trị bất ổn kéo dài.

    Ngay khi cách mạng thành công vào ngày 19/9, những người tham gia cách mạng đã thỏa thuận thành lập chính phủ mới do José Gutiérrez de la Concha e Irigoyen lãnh đạo. Nhưng chỉ 11 ngày sau, chính phủ này sụp đổ, thay thế bằng chính phủ của Pascual Madoz Ibanez. Chính phủ mới này cũng chỉ tồn tại được ba ngày (30/9 – 3/10). ‘Nền cộng hòa hỗn loạn’ đã khiến dân chúng chán ngán, và mọi người quyết định kết thúc nó bằng một chế độ quân chủ lập hiến. Tướng Francisco Serrano trở thành Tổng thống lâm thời kiêm Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, với trọng trách tìm kiếm một vị quốc vương mới. Có đề nghị chọn con trai của cựu Nữ vương Isabella II, nhưng nhiều người lo ngại cựu Nữ vương sẽ thừa cơ nắm lấy quyền lực và tiếp tục ‘quá trình cai trị tồi tệ’ của bà như trước đây. Đề nghị được thông qua là Hoàng thân Leopold von Hohenzollern-Sigmaringen, đã gửi đến triều đình Prussia, nhưng Thủ tướng Bismarck đã khuyên Hoàng thân Leopold từ chối lời đề nghị. Mặc dù vậy, chính phủ France và ‘Louis của nhà Bonaparte’ đã rất tức giận. Quốc hội France thông qua nghị quyết thừa nhận ‘nền cộng hòa’ ở Spain, đồng thời khuyến cáo các ‘đồng chí cách mạng’ ở Spain hoặc chọn con trai của cựu Nữ vương, hoặc chọn nền cộng hòa. Tướng Francisco Serrano từ chức Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao, chuyển quyền lãnh đạo chính phủ lại cho Tướng Juan Prim.

    Xung đột về việc thừa kế ngai vàng ở Spain đã khiến mâu thuẫn giữa France và Prussia gia tăng nghiêm trọng, cuối cùng dẫn đến một cuộc chiến tranh quy mô lớn giữa hai cường quốc hàng đầu này.

    Sau những thất bại trong chiến tranh với Oesterreich và Russia, để củng cố sự thống trị và chuyển mâu thuẫn nội bộ ra nước ngoài, triều đình Prussia quyết định chiến tranh với France, một đồng minh nhiều năm của bọn họ. Xét về hoàn cảnh quốc tế và vị trí địa lý của Prussia, chỉ có khuếch trương về phía tây là ổn thỏa nhất, bởi France đã suy yếu và không có đồng minh mạnh mẽ, nền kinh tế của France tập trung quá nhiều vào việc cho vay, công nghiệp chế tạo ít phát triển.

    Mặc dù triều đình Prussia có mưu đồ từ trước, nhưng chính dã vọng của ‘Louis nhà Bonaparte’ đã tạo điều kiện cho chiến tranh xảy ra.

    Tháng 2/1870, Đại sứ France tại Berlin là Vincent Benedetti đã xin hội kiến với Bismarck. Đại sứ Benedetti mang theo đề nghị bí mật của ‘Louis nhà Bonaparte’, theo đó France sẽ ủng hộ Prussia thâu tóm các bang quốc trong Liên minh Bắc German để thành lập Đế quốc German, đổi lại Prussia phải ủng hộ France sáp nhập Belgien và Luxembourg. Nên biết rằng trước đó France đã cam kết bảo vệ nền độc lập của Belgien trong Hiệp ước London năm 1839. Bismarck hết sức kinh ngạc, vì Prussia dù sao cũng là một cường quốc ngang hàng với France. Ông ta yêu cầu Benedetti viết đề xuất trên ra giấy, rồi công bố nó và bình luận rằng “đó là sự vòi vĩnh hoa hồng của một anh hầu bàn”.

    Dư luận châu Âu chấn động. Belgien, Nedeland, Luxembourg và các bang quốc German vô cùng phẫn nộ, lên án gay gắt France và ‘Louis nhà Bonaparte’. Trước sức ép quốc tế, người France ngày càng bất an, phái Cộng hòa thừa cơ hoạt động mạnh mẽ, tăng cường sức ép đòi hỏi cải cách dân chủ. Khắp nơi lưu truyền tin đồn về khả năng cách mạng bùng nổ.

    Chiến tranh France – Mexico thất bại đã khiến uy tín của ‘Louis nhà Bonaparte’ suy giảm, cộng với sự bất ổn hiện tại, khiến anh ta muốn tìm kiếm thắng lợi từ bên ngoài để xoa dịu quần chúng. Nếu như France có thể đánh bại Prussia và giành được các lãnh thổ trên sông Rhine, Luxembourg và Belgien thì đó sẽ là cơ hội tốt nhất để tập hợp sự ủng hộ của dân chúng cho vương triều Bonaparte. Trong suy nghĩ của ‘Louis nhà Bonaparte’, Prussia không mạnh (thất bại trong chiến tranh với Oesterreich và Russia), nên anh ta muốn giành lại vinh quang cho mình.

    Bismarck lại bày ra một mẹo nhỏ là sửa đổi một phần bức thư của Quốc vương Wilhelm I gửi chính phủ France, khiến cho người France tin rằng Quốc vương Wilhelm I lăng mạ họ, trong khi người Prussia lại tưởng rằng người France đã sỉ nhục quân vương của họ. Dư luận hai nước xôn xao. Quốc hội France ủng hộ chiến tranh, và ‘Louis nhà Bonaparte’ đã phát lệnh tổng động viên, tuyên chiến với Prussia vào ngày 19/7/1870.

    Chiến tranh France – Prussia bắt đầu.

    Chiến tranh là quốc gia đại sự. Thông thường, các quốc gia đều phải chuẩn bị cẩn thận trước khi tuyên bố chiến tranh. Tuy nhiên, đối với người France đây là một cuộc chiến tranh vội vã. ‘Louis nhà Bonaparte’ là một người xem trọng thể diện, bị mắc mưu của Bismarck, tuyên chiến một cách vội vã mà không kịp đối chiếu tình hình thực tế cũng như không đủ thời gian chuẩn bị.

    Sau lệnh tổng động viên, quân đội France gồm có 662.000 quân chính quy và 417.366 Vệ binh Cơ động (Garde Mobile). Phía Prussia và các đồng minh (Liên minh Bắc German) có 300.000 quân chính quy và 900.000 Dân binh Tự vệ (Landwehr). Mặc dù chính phủ France ra lệnh tổng động viên trước, nhưng dân France lãng mạn đã tiến hành không mấy khẩn trương và hoàn thành sau người Prussia khá lâu. Nhờ đó, quân đội Prussia đã chiếm ưu thế về nhân số cũng như sự tập trung quân sự.

    Trước chiến tranh, không người France nào cho rằng bọn họ sẽ thua. Ngay cả ‘Louis nhà Bonaparte’ cũng đích thân ra chiến trường thống lĩnh quân đội, để được hưởng những vinh quang như ông bác của anh ta sau khi giành được chiến thắng. Thế nhưng, chiến tranh diễn ra không giống như những gì bọn họ nghĩ.

    Chỉ sau sáu tuần chiến sự, France đã thất bại thảm hại, ‘Louis nhà Bonaparte’ và cả bộ máy chiến tranh của anh ta đã bị quân Prussia bắt sống ở Sedan. Dù vậy, người France không cam chịu thất bại. ‘Louis nhà Bonaparte’ bị phế truất. Những nhà cách mạng vận động thiết lập nền cộng hòa toàn diện trong cả nước và chuẩn bị cố thủ Paris. Chính phủ Vệ quốc được thành lập vào ngày 4/9/1870, bắt đầu nền Đệ Tam Cộng hòa. Paris bị bao vây vào ngày 19/9/1870, nhưng vẫn chiến đấu anh dũng trong nhiều tháng, chặn đứng những cuộc tấn công mạnh mẽ của quân Prussia, cho đến khi thiếu đói mới chịu đầu hàng vào ngày 28/1/1871. Tuy nhiên, nhiều lực lượng France ở ngoại tỉnh bất chấp mệnh lệnh đầu hàng của Paris, vẫn tiếp tục chiến đấu trong vài tuần nữa cho đến khi bị đánh bại hoặc tiêu diệt.

    Nhân đà thắng lợi, Bismarck đã mời các quân vương thuộc Liên minh Bắc German đến Versailles, tuyên bố thành lập Đế quốc German trên cơ sở của Liên minh. Ngày 8/2, Quốc vương Wilhelm I chính thức đăng quang trở thành Hoàng đế German tại Cung điệm Versailles. Chỉ có điều, lễ đăng quang không có đại diện của một siêu cường nào.

    Thậm chí, đối với triều đình Prussia, đế hiệu này vẫn chưa trọn vẹn, vì danh hiệu chính thức là ‘Deutscher Kaiser’(1) chứ không phải là ‘König der Deutschen’(2) như kỳ vọng của bọn họ. Quân vương của các bang quốc phản đối danh hiệu thứ hai vì cho rằng nó chứng tỏ yêu sách đối với các lãnh thổ German bên ngoài Đế quốc German, bao gồm lãnh thổ của Đế quốc Roma, Đế quốc Oesterreich, Liên bang Switzerland, Hanover, Sachsen, Luxembourg, ... Nếu như để cho người Bayern hiểu lầm, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

    “Người Bayern đặc biệt hiếu chiến”.

    Không ai muốn chọc giận người Bayern, hoặc để cho người Bayern tìm được cơ hội gây chiến.

    Trải qua hơn sáu tháng chiến tranh, với 67 trận giao tranh khốc liệt và hàng trăm trận đánh nhỏ khác, quân đội Prussia đã giành được chiến thắng vang dội. Tuy nhiên, cuộc chiến đã để lại rất nhiều tổn thất cho cả hai phía. Phía France có 138.871 liệt sĩ và 143.629 thương binh (chưa kể 474.414 tù binh). Phía Prussia có 121.425 liệt sĩ và 128.934 thương binh. Trong cuộc chiến này, người Prussia còn tổn thất nhiều hơn so với cuộc chiến tranh Oesterreich – Prussia mấy năm trước. Dù giành được chiến thắng cuối cùng, nhưng bản thân Prussia cũng kiệt quệ. Các tầng lớp trong quân đội Prussia yêu cầu những khoản bồi thường nặng nề từ phía France bại trận. Triều đình Prussia đề nghị với Bismarck đòi khoản bồi thường chiến phí 1 tỷ thaler (tương đương 3 tỷ francs), rồi dùng số tiền đó để khao thưởng tướng sĩ, nhưng Bismarck đã yêu cầu chính phủ France bồi thường đến 5 tỷ francs, cùng với việc cắt nhượng vùng Alsace-Lorraine (14.496 km2) giàu tài nguyên.

    Người France bại trận bắt buộc phải đáp ứng những đòi hỏi khắc nghiệt đó, nhưng mối hận thù giữa France và Prussia cũng càng thêm sâu đậm, khó thể phai mờ. Mọi người đều tin rằng một cuộc chiến tranh giữa hai nước với quy mô càng lớn hơn chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai.

    Hồi thời “Chiến tranh Kỳ diệu”, mặc dù người Bayern chiếm lấy một vùng đất rộng lớn ở miền nam France, nhưng người Bayern không đòi bồi thường chiến phí, không có hành động gì sỉ nhục dân France lãng mạn. Người France không phải nai lưng gánh các khoản sưu cao thuế nặng để cung cấp cho các khoản bồi thường chiến phí, thậm chí còn được người Bayern bán lương thực giá rẻ để hỗ trợ bọn họ vượt qua nạn đói. Và quan trọng nhất, người Bayern quá mạnh. Hùng mạnh là đạo lý ! Thành ra người France không quá thù hận người Bayern. Trong khi đối với Prussia thì hoàn toàn ngược lại : khoản bồi thường chiến phí cao ngất ngưỡng, dân France cảm thấy bị sỉ nhục nặng nề (lễ đăng quang của Wilhelm I ở phòng Kiếng trong Cung điện Versailles), dân chúng bị đói mà không có chút hỗ trợ nào, ... Trong hoàn cảnh khó khăn tuyệt vọng, nhiều người xem thể diện cực kỳ quan trọng. Người phương Đông cũng có câu “Thà chết vinh còn hơn sống nhục”.

    Tự nhiên, Prussia trở thành kẻ thù số một của các tầng lớp dân France.

    Nước France suy yếu vội vã tìm kiếm đồng minh khắp nơi, và cuối cùng ‘Liên minh Russia – France’ được thành lập vào năm 1872, với mục đích chính là đối phó với Đế quốc German đang ngày càng lớn mạnh. Mặc dù Đế quốc Roma và Đế quốc Oesterreich càng hùng mạnh hơn, nhưng bọn họ không dám đụng đến, bởi “người Bayern đặc biệt hiếu chiến”.

    Hùng mạnh chính là đạo lý !

    Năm 1875, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hợp nhất thành một ‘Thị trường chung’, chiếm đến 2/3 nền kinh tế thế giới.

    Ba năm sau, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đế quốc Roma, Hoàng đế Adalbert đã triệu tập một hội nghị quốc tế với sự tham gia của lãnh đạo hơn 80% các quốc gia độc lập trên thế giới. Hội nghị đã ra tuyên bố chung thành lập ‘Liên Hiệp Quốc’, với cơ cấu tương tự như Liên Hiệp Quốc trong nguyên bản lịch sử. Trụ sở của Liên Hiệp Quốc đặt ở Augsburg, bao gồm Đại Hội Đồng, Hội Đồng Bảo An và nhiều cơ quan chuyên môn khác. Hội Đồng Bảo An gồm ba thành viên thường trực có quyền phủ quyết (Đế quốc Roma, Đế quốc Britain, Đế quốc Oesterreich) và bốn thành viên không thường trực không có quyền phủ quyết (được bầu ra từ các quốc gia thành viên với nhiệm kỳ 2 năm). Tổng Thư ký sẽ được bổ nhiệm từ bốn quốc gia thành viên không thường trực.

    Trải qua thời gian, quan hệ giữa Đế quốc Oesterreich và Đế quốc Roma càng trở nên thân thiết hơn. Hoàng tộc Habsburg vẫn tiếp nối truyền thống hôn nhân như các bậc tiên hoàng. Hiện tại, Hoàng hậu và Thái hậu của Đế quốc Oesterreich đều là công chúa Bayern (người Âu châu theo chế độ ‘một vợ một chồng’ nên chỉ có Hoàng hậu và Thái hậu, không có Hoàng phi hay Thái phi nào nữa). Ông nội của Hoàng đế Franz Josheph là Hoàng đế Franz II có Hoàng hậu là Công chúa Karoline Auguste der Bayern. Trên nữa là Hoàng đế Joseph II (bác của Hoàng đế Franz II) cũng có Hoàng hậu là Công chúa Maria Josepha der Bayern. Chỉ có điều, khái niệm công chúa Bayern giờ đây được mở rộng hơn nhiều. Năm 1878, Thái tử Rudolf cưới Công chúa Anne der Bayern, cũng là một công chúa Bayern vì là cháu họ của Hoàng đế Adalbert. Sau đó, Hoàng thái tôn Karl Konstantin cưới Công chúa Margarette der Portugal, cũng là một công chúa Bayern.

    Do đó, Hoàng đế Adalbert luôn tìm cách nâng đỡ Hoàng tộc Habsburg.

    Ba siêu cường còn lại là Đế quốc Russia, Đế quốc German và Cộng hòa France không được mời tham gia Liên Hiệp Quốc, nên bọn họ cho rằng tổ chức trên không có tầm cỡ thế giới, thậm chí còn gọi châm biếm là ‘Tam Hoàng đồng minh và các chư hầu’. Dù có quan điểm thế nào, nhưng mọi người đều phải thừa nhận rằng các Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc hoàn toàn có thể quyết định vận mệnh của thế giới.

    Trước uy thế của Hoàng đế Adalbert và ảnh hưởng của Liên Hiệp Quốc, thế giới được hưởng một nền hòa bình lâu dài hơn nửa thế kỷ. Khoa học kỹ thuật phát triển, kinh tế thịnh vượng, nhiều sử gia gọi đây là “Thời đại hoàng kim Adalbert”. Năm 1938, Hoàng đế qua đời, hưởng thọ 110 tuổi. Với những thành tựu vĩ đại cùng khả năng ‘tiên tri’ thần kỳ, Hoàng đế được dân chúng xem là một hóa thân của Thiên Chúa, được tôn xưng là “God”, “Lord ‘s Son”. Ngay cả các tín đồ Islam ngoan đạo cũng tôn xưng Hoàng đế là “Tiên tri - Hoàng đế”, là một quân vương vĩ đại như các quân vương cổ đại Solomon và David.

    Thái tử đã Giám quốc từ 50 năm trước nên Đế quốc Roma có thể tiến hành chuyển giao quyền lực một cách ổn định. Tân hoàng lúc này đã 92 tuổi, có thể nói là người đã ở ngôi Thái tử lâu nhất từ trước đến nay (85 năm), sau khi lên ngôi đã lập tức giao quyền Giám quốc cho tân Thái tử cũng đã hơn 70 tuổi.

    Nhưng ...

    Thừa lúc Đế quốc Roma đang mải lo các vấn đề nội bộ, ‘Chiến tranh thế giới lần thứ hai’ đã bùng phát với một bên là Khối Hiệp ước (German – Ottoman – Persia) và phía bên kia là Khối Đồng minh (Russia – France – USA). Đây là một cuộc chiến quy mô lớn nhất và khốc liệt nhất từ trước đến giờ, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến bản đồ địa chính trị của thế giới. Đế quốc Roma vẫn là bá chủ đương nhiên của thế giới.

    ...

    Adalbert từ từ mở mắt ra, có cảm giác mơ mơ hồ hồ. Ân ! Lại thế nữa rồi ! Cậu nhớ cảm giác này. Cậu lại quay về ‘căn buồng giam xám xịt’ kia rồi. Nằm yên lặng tĩnh tâm một lúc, cậu mới gượng ngồi dậy, nhìn quanh. Căn phòng có vẻ rộng hơn lúc trước, sáng sủa hơn và cũng bớt lạnh lẽo hơn. Vách tường trở nên sáng hơn, gần như chuyển thành màu bạc. Cái lạnh vẫn còn, nhưng phải đến sát vách mới cảm nhận được rõ ràng. Cậu khẽ thở phào. Có cải thiện là tốt rồi.

    Cậu đi đến chiếc bục gỗ bên cạnh khung cửa ngọc bích, nhẹ nhàng đặt tay lên quyển sách bằng da, từ từ giở ra. Trang thứ nhất, giữa những đường viền hoa văn cổ kính hoa lệ, có vài dòng thuộc tính cá nhân của cậu.

    “Danh tính : Giang Phong, Fujiwara no Narumi, Adalbert Wilhelm Georg Ludwig der Roma.

    Thiên phú : Thiên sinh lĩnh tụ.

    Đẳng cấp : 1

    Nguyên lực : 400

    Sinh mệnh : 3”.

    Trang thứ hai vẫn vậy, cậu lại mở tiếp trang thứ ba.

    “Thế giới : ‘Royal Flash’ (cấp 1).

    Nhiệm vụ : thừa kế và phát triển gia tộc.

    Kết quả : hoàn thành (hoàn mỹ).

    Phần thưởng : Nguyên lực +100x2; Sinh mệnh +1x2”.

    Ở đây tương đối an toàn, cậu quyết định tạm thời nghỉ ngơi, ôn dưỡng tinh thần. Dù hoàn cảnh nơi đây chẳng khác gì phòng giam, lại không có đồ đạc gì, nhưng chẳng sao cả. Cậu không sợ khổ, chỉ sợ chết mà thôi.

    Cậu nằm ngủ ... dưỡng sức ... dưỡng thần ... dưỡng ...

    Chẳng biết đã trải qua bao lâu, cậu cảm thấy có một lực lượng thần bí nào đó thúc giục cậu tỉnh dậy, thúc giục cậu tiếp tục ‘trò chơi luân hồi’, nếu không hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Cậu mở mắt, ngồi dậy, khẽ thở dài, bước đến chỗ quyển sách da. Cậu đặt tay lên nó, nhẹ nhàng mở ra trang thứ tư. Đột nhiên, trang giấy lóe sáng, cậu bị chói mắt, chỉ kịp nhìn thấy ‘Amaku ...’ gì đó, rồi không còn biết gì nữa.

    ____________________________

    (1) Deutscher Kaiser : vị Hoàng đế người Đức.

    (2) König der Deutschen : vị Hoàng đế của nước Đức.


    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile



    Hết quyển 2.
    江懷玉

  6. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    crazyboy74,
  7. #59
    Ngày tham gia
    Jan 2008
    Bài viết
    1,251
    Xu
    0

    Mặc định Quyển 3 : Đế Quốc Phục Hưng

    Quyển 3 : Đế Quốc Phục Hưng


    Chương 1 : TIẾP BƯỚC CHINH TRÌNH


    Đang có cảm giác mơ màng, cậu chợt bị đánh thức bởi một giọng nói lạnh lùng và máy móc :

    - Đinh. Thân chủ đã đủ điều kiện mở ra Hệ thống nhiệm vụ. Xin hỏi có mở ra hay không ?

    Ân ! Lần đầu nghe ‘Hệ thống’ lên tiếng, cậu có hơi sửng sốt. Hai thế giới trước, cậu chỉ lần mò theo ý nghĩ của cậu, không có mục tiêu nhiệm vụ cụ thể. Cũng may mọi sự đều hoàn mỹ. Còn lần này ‘Hệ thống’ đã chịu lên tiếng. Xem ra ông trời vẫn chưa bỏ rơi cậu, cậu vẫn còn được chút ưu đãi. Cậu mừng thầm trong lòng. Đột nhiên ...

    - Đinh. Xin nhắc nhở thân chủ : Hệ thống không liên quan đến ông trời. Hệ thống được tạo ra bởi Ngài Urato vĩ đại, nhưng vì có chút không mãn ý nên đã bỏ lại Trái đất.

    Úi ! ‘Hệ thống’ đọc được ý nghĩ trong đầu cậu. Thật là nguy hiểm. Cậu vội phản đối :

    - Ý nghĩ cá nhân là bí mật, là thần thánh bất khả xâm phạm.

    - Đinh. Phản đối vô hiệu !

    Trước sự lạnh lùng và máy móc của ‘Hệ thống’, cậu chẳng biết làm sao, chỉ đành chịu vậy. Không có nhân quyền a !

    - Đinh. Xin nhắc nhở thân chủ, hiện tại thân chủ không phải là ‘nhân’.

    Ân ! Cậu đã chết rồi. Có lẽ ... dường như ... xem chừng ... là như vậy thật. Không phải là ‘nhân’ đương nhiên sẽ không có ‘nhân quyền’. Ai ! Hệ thống lạnh lùng máy móc, chẳng có chút nhân tính, hèn gì là phế phẩm bị bỏ đi.

    - Đinh. Thân chủ nói xấu ‘Hệ thống’. Trừng phạt ... trừng phạt ... đang lựa chọn ...

    Ai ! ‘Hệ thống’ thật là nhỏ mọn, có nói vậy thôi cũng đòi trừng phạt. Có điều, ‘Hệ thống’ là tối thượng, biết sao đây !

    - Đinh. Hình thức trừng phạt : cưỡng chế mở ra ‘hệ thống nhiệm vụ’, -300 điểm Nguyên lực; cưỡng chế nhiệm vụ tân thủ, cưỡng chế mức độ Khó; cưỡng chế nhiệm vụ chính tuyến, cưỡng chế mức độ Khó; cưỡng chế nhiệm vụ thế giới, cưỡng chế mức độ Khó.

    - Đinh. Chúc thân chủ trải nghiệm nhân sinh thật vui vẻ.

    Ai ! Nhiệm vụ toàn bị cưỡng chế tiếp thu, lại còn cưỡng chế mức độ Khó. Thật là không may, dù có được 'trải nghiệm nhân sinh' thì cũng còn đâu mà ‘nhân sinh vui vẻ’. Có điều, tính cậu lạc quan yêu đời, có khó khăn thì tìm cách vượt qua chứ không than trời trách đất. Cậu thuộc phái hành động, không phải phái bi quan.

    Theo dòng suy nghĩ, không biết đã trải qua bao lâu, cậu cảm thấy trên mặt hơi nhột nhột, có cảm giác nóng nóng, ướt át. Cảm giác này càng lúc càng rõ, càng rõ hơn. “Chuyện gì thế nhỉ ? Sao lại thấy nhột nhột ?”. Cậu bất giác mở mắt ra, ngơ ngác nhìn quanh. Lúc này tinh thần của cậu tương đối thanh tỉnh nhưng nhất thời cậu chưa thể vận động cơ thể như ý muốn, thị lực cũng chưa rõ ràng. Tình cảnh này giống như vừa tỉnh dậy sau một giắc ngủ sâu.

    Từ từ ... cậu quen dần với hoàn cảnh mới, mơ hồ nhìn thấy một con vật gì đó đang liếm trên mặt mình.

    A !

    Cậu giật mình bật dậy, hai tay chống đất, ngồi thẳng lên. Con vật cũng giật mình tránh sang một bên. Ân ! Hóa ra là một con hươu nhỏ, trông rất đáng yêu. Xem ra con vật nhỏ kia vì hiếu kỳ nên mới đến gần ‘nghiên cứu’ cậu, vô tình đánh thức cậu dậy, giúp cậu tránh khỏi việc nằm bất tỉnh giữa trời rét buốt, nếu không hậu quả thật khó lường. Lúc này, khắp xung quanh một màu tuyết trắng, băng thiên tuyết địa, lạnh lẽo hoang vắng.

    Cậu không rõ mình đang ở đâu, chỉ biết là cậu có thể đang ở đâu đó tại Đông Á, bởi “Amaku ...” rất giống cấu trúc tiếng Nhật, nhưng chính xác là đang ở đâu và thời đại nào thì cậu cũng không rõ luôn. Không sao ! Cũng như những lần trước, cậu không quan tâm nhân vật chính là ai, cũng chẳng quan tâm cốt truyện, cậu chỉ sống, chỉ hành động theo kế hoạch riêng của cậu. Làm quen với nhân vật chính, phụ thuộc vào các hành động của nhân vật chính như những nhân vật xuyên việt khác chỉ khiến bản thân mình trở thành nhân vật phụ. Cậu phải chủ tể cuộc sống của mình, cũng như mọi khi vậy đó.

    Hô !

    Cậu đứng dậy, chậm rãi hoạt động cơ thể, cảm giác như vừa trải qua một cuộc chạy đường dài, toàn thân tê nhức mỏi mệt. Con hươu nhỏ bị giật mình, chạy nhanh về đàn và cả đàn hươu dần đi về phía bờ suối. Đàn hươu khá dạn dĩ, dù không đến gần cậu, nhưng cũng không có vẻ sợ cậu. Xem ra nơi này đặc biệt hoang vu nên mới có những con vật dạn dĩ như thế.

    Cậu kiểm tra lại trí nhớ, phát hiện thân phận lần này là một sơn nhân, những người có thân phận thấp kém nhất thời bấy giờ. Ở phía nam cách nơi đây ‘hơn một ngày đường’ là lãnh địa của một lãnh chúa địa phương, ngoài ra không còn chút tin tức nào nữa. Thân phận thấp kém của tiền thân đã hạn chế tri thức và sự hiểu biết. Từ một số tin tức lẻ tẻ, cậu miễn cưỡng suy luận.

    Lãnh chúa - Đông Á. Đây rất có thể là Nhật Bản thời Trung đại (Thời Cổ đại và Hiện đại ở Nhật Bản không có lãnh chúa). Ở Nhật Bản, dân gian còn gọi các lãnh chúa là chủ lâu đài (xem trong truyện Ninja Rantarou thì biết).

    Xã hội Trung đại ở Nhật Bản phân chia người dân thành nhiều tầng lớp khác biệt rõ rệt : Công khanh (địa vị cao nhưng vô quyền vô thế, gia cảnh thường khó khăn), Vũ sĩ (tầng lớp thống trị chính), Tăng lữ, Quốc nhân, Bình dân và thấp kém nhất là Sơn nhân.

    Công khanh (Kukyo) là tàn dư của giới quý tộc thời đại Fujiwara, đứng đầu là Thiên Hoàng (Tenno). Sau khi chính quyền rơi vào tay các Mạc phủ thì Công khanh suy vi, đa phần sống cuộc đời khốn khó ở kinh đô Kyoto. Nhiều vị Thiên Hoàng không có tiền làm lễ đăng cơ, phải chậm trễ trong việc lên ngôi; thậm chí có vị Thiên Hoàng khi qua đời không có tiền làm tang lễ, phải vận động từ các lãnh chúa trong nhiều năm mới có tiền lo ma chay an táng, tình cảnh rất thê lương.

    Vũ sĩ, người ngoài thường gọi là Samurai, nhưng trong tiếng Nhật lại là Bushi (Vũ sĩ đạo là Bushido), là tầng lớp thống trị chính, là những Lãnh chúa cai quản các lãnh địa lớn nhỏ khác nhau. Đứng đầu giới Vũ sĩ là Tướng Quân (Shogun). Dưới nữa là các Phiên Chủ (Hanshu), là những Lãnh chúa lớn trực tiếp thần phục Tướng Quân, gồm có Đại Danh (Daimyo), Kỳ Bản (Hatamoto) và Phiên Sĩ (Hanshi), gọi chung là Thượng sĩ (thượng cấp vũ sĩ). Kế tiếp là các Hạ sĩ (hạ cấp vũ sĩ) cai quản các lãnh địa nhỏ, là gia thần của các Phiên Chủ; và dưới cùng là Lãng nhân (Ronin, tức Vũ sĩ thất nghiệp, Vũ sĩ lang thang). Địa vị của các Phiên Chủ phụ thuộc vào số thạch cao (kokudaka) của lãnh địa mà họ sở hữu. Đại Danh là những lãnh chúa có số thạch cao lớn hơn 1 vạn thạch. Kỳ Bản có số thạch cao dưới 1 vạn thạch, nhưng có tư cách xuất hiện trong đội ngũ của Tướng Quân. Còn Phiên Sĩ là một lãnh chúa nhỏ hơn. Một số Phiên Sĩ có số thạch cao còn ít hơn các Hạ sĩ nữa, nhưng do là trực thần của Tướng Quân nên có địa vị cao hon.

    Tăng lữ (Bussō) chỉ những chức sắc của các tông phái Phật giáo, địa vị cao quý và thường các tăng lữ cấp cao cũng là địa chủ hoặc lãnh chúa. Quốc nhân (Kokujin) là địa chủ hào tộc địa phương, giữ vị thế độc lập tương đối, không phải là gia thần của bất cứ vị Lãnh chúa nào. Bình dân là dân tự do thành thị hoặc nông dân. Nông dân ở Nhật Bản thời Trung đại tương tự như tá điền ở Việt Nam, đa số đều rất nghèo vì tô thuế rất cao, chủ lâu đài nào thu thuế khoảng 60% (lục công tứ nông) đã được xem là đại thiện nhân, thường là "bát công nhị nông".

    Tất cả những tầng lớp trên dù quý hay tiện đều được xem là dân. Nhưng Sơn nhân không được xem là dân, mà là giặc cướp, bị đặt ngoài vòng pháp luật. Lý do rất đơn giản, họ sống trong rừng núi, không những không nộp thuế cho lãnh chúa mà còn ‘săn trộm’ thú rừng, khai thác lâm sản, vốn được pháp luật thời bấy giờ xem là tài sản của lãnh chúa – “Tất cả những gì trên đất đai của lãnh chúa đều là tài sản của lãnh chúa”, gồm cả con cá dưới nước, con thú trong rừng, con chim trên trời, ... Theo luật thời bấy giờ, săn thú hay đốn củi mà không được phép của lãnh chúa đều là phạm pháp, có thể bị xử tử. Sơn nhân là những người sống trong rừng núi, không thuộc một lãnh địa nào, nên cũng không được bảo hộ về cả tài sản và nhân thân.

    Tình hình có vẻ nguy hiểm !

    Cậu kiểm tra toàn thân lần cuối. Mọi thứ có vẻ tạm ổn. Khi thầm niệm ‘Hệ thống nhiệm vụ’, một bảng trong suốt hiện ra trước mắt, trên đó liệt kê các nhiệm vụ hiện có :

    “Nhiệm vụ tân thủ (mức độ Khó) :

    1. Sinh tồn qua mùa đông khắc nghiệt.

    2. Tránh khỏi sự truy bắt của Lãnh chúa địa phương.

    3. Tránh khỏi sát cơ đến từ bên ngoài.”

    “Nhiệm vụ chính tuyến (mức độ Khó) :

    1. Trong vòng 1 năm, trở thành Lãnh chúa.

    2. Trong vòng 10 năm, trở thành Quốc Vương với lãnh thổ không nhỏ hơn 10 vạn kilomet vuông.

    3. Trong vòng 30 năm, trở thành Hoàng Đế, kết thúc sự tồn tại của Đế quốc Minh.”

    “Nhiệm vụ thế giới (mức độ Khó) : trở thành Bá chủ thế giới.”


    Nhìn các nhiệm vụ ... Ai ! Cậu nhìn lên trời chỉ thấy “mây trôi lang thang”. Hiện tại cậu có thân phận thấp kém nhất trong xã hội hiện thời, lại cô thân một mình ở nơi hoang vắng lạnh lẽo đầy nguy cơ rình rập. Còn các nhiệm vụ thì ... toàn ở trên trời !

    ‘Hệ thống’ đưa ra nhiệm vụ, đáng ra phải vui mừng, nhưng cậu chỉ khẽ thở dài. Xem ra hệ thống có thù với nước Tàu nha, và nhiều khả năng cũng có thù với cậu nữa. Nhà Minh dù là Minh sơ hay Minh mạt đều là một Đế quốc rộng lớn, hùng mạnh và giàu có. Chỉ có điều, đối với cậu lúc này tất cả đều quá xa vời. Ân ! Quan tâm những việc trước mắt đã. Người xưa có câu “Một trăm con chim trong rừng không bằng một con chim trong tay” (Bách điểu tại lâm bất như nhất điểu tại thủ). Những gì nắm được trong tay mới thực sự là của mình.

    Thôi ! Chuyện cao xa quá cứ để lại đó. Chuyện đâu còn có đó ! Trước mắt, cậu phải bảo đảm nhân thân an toàn trước đã. Ở nơi xa lạ này, việc sinh tồn cũng không hề dễ dàng. Nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này của cậu là phải sinh tồn qua mùa đông khắc nghiệt ở đây. Cậu quyết định tạm thời không đi tiếp xúc với người khác, mà phải thích ứng với điều kiện hiện tại trước đã. Không có gì đảm bảo rằng người đầu tiên cậu gặp được không phải là người xấu. Theo kinh nghiệm, cậu thường phải trải qua ‘thử thách tân thủ’ đầy khó khăn và bất ngờ, cần phải cẩn thận để khỏi nguy đến tính mạng. “Cẩn tắc vô ưu” mà. Cậu không biết rằng, chính quyết định này đã giúp cậu tránh khỏi nguy hiểm mà một tân thủ khó thể vượt qua.

    Nơi này nằm trong vùng hàn đới nên điều kiện mùa đông rất khắc nghiệt. Lãnh chúa địa phương là một kẻ ‘con ông cháu cha’ rất tàn ác. Và nơi đây còn có những mối nguy hiểm khác nữa. Nhưng tạm thời cậu không biết những điều này.

    Trên sườn núi gần đó có một hang động, không lớn nhưng khô ráo sạch sẽ. Các khu rừng xung quanh có không ít trái rừng. Dưới suối có cá, chỉ cần phá vỡ lớp băng mỏng trên mặt là có thể bắt được. Xem ra việc ăn ở không cần lo, tuy không no đủ nhưng cũng không đến nỗi chết đói. Không khí ở đây có chút hơi mặn, xem chừng cách biển không xa. Cậu cũng có thể ra biển tìm vận may. Cũng may là sơn nhân chứ không phải dã nhân, trong sơn động cũng có một số công cụ sinh hoạt : một con dao, một chiếc đoản cung với vài chục mũi tên gỗ vót nhọn, một chiếc cần câu, một bộ y phục bằng vải bố, một chiếc nồi đất nung sứt mẻ nhiều chỗ và mấy cái chén gỗ. Số ‘trang bị tân thủ’ này thật là thô sơ ! Nhưng có còn hơn không.

    Cậu tạm thời an cư tại đó.

    An cư lạc nghiệp. Đã an cư, cậu bắt đầu suy tính đến bước đường tương lai. Muốn tạo dựng sự nghiệp, không thể làm một sơn nhân thấp kém, tối thiểu cũng phải là một Vũ sĩ lang thang (Ronin). Thời này không có thẻ căn cước, chỉ cần cậu biết ít võ nghệ, có một thanh kiếm và một bộ y phục chỉnh chu (áo vải cũng được) thì có thể tự xưng là Vũ sĩ được rồi. Như vậy, cậu cần phải luyện võ và chọn họ. Ở Nhật Bản thời bấy giờ, bình dân thường không có họ, chỉ có quý nhân mới có họ.

    Luyện võ ? Cậu nhìn ra phía biển. Ở gần đây không có thác nước, nhưng có biển. Cậu có thể học theo người xưa, luyện võ giữa sóng gió biển khơi. Múa kiếm giữa sóng lớn, không chỉ rèn luyện sức mạnh cổ tay, mà gần như rèn luyện toàn thân, thích hợp nhất trong hoàn cảnh thô sơ lạc hậu hiện tại.

    Tên họ ? Tiền thân tên là Kinji, không có họ. Cậu suy nghĩ rất lâu, rồi quyết định lấy tên là Fujiwara no Narumi. Cậu có nhiều cảm tình với họ Fujiwara và nó còn là một dòng họ danh giá cổ xưa với nhiều truyền thuyết. Trải qua cả nghìn năm lịch sử, nó có rất nhiều phân chi, cậu có tự xưng là hậu duệ cũng khó ai kiểm chứng được – đây mới là điều quan trọng nhất.

    Kể từ lúc này, cậu là Fujiwara no Narumi. Đương nhiên, ban đầu cậu chỉ xưng là Fujiwara Narumi mà thôi, là một Vũ sĩ lang thang đang tìm cách phục hưng gia tộc.

    Mỗi ngày, Narumi thức dậy từ trước khi mặt trời mọc, ra bờ suối rửa mặt, rồi hướng về ánh bình minh hít thở sâu, luyện vài lượt Thái Cực quyền, chỉ là tập thể dục dưỡng sinh chứ không phải võ công tuyệt kỹ gì. Tiền thế cậu có cơ sở và điều kiện rất tốt, giờ chỉ tập luyện lại. Tiếp đó, cậu ăn sáng rồi mới bắt đầu luyện võ. Bữa ăn chủ yếu là cá và thịt rừng, đôi khi có chút trái cây tráng miệng, hoàn toàn không có ngũ cốc. Trong hoàn cảnh thiếu thốn thế này, đành chịu vậy thôi. Điều kiện luyện võ cũng khá đơn giản. Cậu học theo ‘truyện kiếm hiệp’, dùng mộc kiếm đâm chém vào từng đợt sóng biển để luyện tập sức lực. Đáng tiếc hiện giờ là mùa đông, sông suối đều đóng băng nên chẳng thể luyện võ dưới thác nước như trong tiểu thuyết được. Không được lãng mạn, nhưng hiện thực là như thế, biết sao được. Buổi chiều, cậu đi một vòng trong núi, vừa tìm thức ăn vừa khảo sát địa hình, đặt bẫy săn thú, thuận tiện luyện tập kỹ năng băng rừng vượt suối. Đến tối, cậu lại dùng mộc thương đâm liên tục vào bù nhìn bằng cỏ, tối thiểu 300 lần, sau đó mới đi ngủ.

    Sau khoảng một tháng, cậu cảm thấy sức chiến đấu đã tăng đáng kể, bằng chứng là cậu đã có thể đan đả độc đấu chiến thắng một con heo rừng, một điều mà những nông dân bình thường khó thể làm được. Thời bấy giờ, heo rừng được xem là một loài thú dữ, dân chúng bình thường nhìn thấy chỉ có bỏ chạy chứ không dám nghĩ đến việc chiến đấu (trừ khi là thợ săn chuyên nghiệp). Ở nhiều vùng quê, đan thân độc lực chiến thắng heo rừng đã có thể xem là dũng sĩ.

    Hôm nay, như thường lệ, cậu đi thăm các bẫy săn thú rừng. Cậu đặt bẫy ở cả bốn hướng, rồi luân phiên nhau đi thăm bẫy. Nếu hôm nay đi theo hướng bắc, rồi vòng sang hướng tây đi về; thì ngày mai sẽ đi theo hướng nam, rồi vòng sang hướng đông đi về. Do điều kiện khó khăn, bẫy khá đơn giản, chỉ là một cái hố sâu, bên dưới có cắm chông nhọn, bên trên phủ cỏ và một lớp tuyết mỏng. Thú nhỏ chạy qua thì không sao, nhưng thú lớn sẽ khó tránh thoát. Thú rừng có sức sống rất mãnh liệt, nhiều con dính bẫy cả ngày vẫn chưa chết. Thịt thú rừng là một nguồn thực phẩm quan trọng khác ngoài cá và trái cây.

    Sau khi luyện võ xong, cậu băng rừng vượt suối, đi về phía bắc, không thu hoạch được gì. Cũng bình thường thôi ! Đang mùa đông băng thiên tuyết địa kia mà. Nhưng khi sang đến khu vực bờ biển phía tây, cậu chợt phát hiện có dấu vết hoạt động của con người.

    Con người ?

    Lãnh địa nằm ở phía nam. Con người xuất hiện ở đây, chỉ có thể đến từ biển. Có thể là nạn nhân còn sống sót sau một vụ đắm thuyền ? Qua dấu vết để lại cho thấy chỉ có một người, nhưng không biết là người tốt hay người xấu ? Cậu vốn tính cẩn thận, nên lặng lẽ bám theo, chú ý giấu mình sau những lùm cây rậm hoặc những đống tuyết lớn.

    Dấu chân hướng thẳng đến chỗ bẫy thú. Lẽ nào ...

    Ôi !

    Đúng là ‘nhân gian thảm kịch’ !

    Quả thật đúng như cậu nghĩ. Nạn nhân xấu số đã sập bẫy, đã chết. Nói theo kiểu người xưa là “tránh quả dưa gặp quả dừa”. Dành một phút mặc niệm cho nạn nhân xấu số. Sau đó, cậu lo an táng cho nạn nhân – một kẻ râu rậm, hung hãn như cướp biển – rồi kiểm tra các thu hoạch. Một túi vải chứa đầy các nén bạc và đồng tiền, một khẩu súng trường cũ kỹ cùng với một ít đạn dược. Ngoài ra còn có một bộ y phục, giúp cậu trông thể diện hơn. Tổng cộng có 89 thỏi bạc nhỏ (ngân tiểu phán) và 320 đồng tiền Vĩnh Lạc Thông Bảo (một loại tiền của nhà Minh rất phổ biến ở Nhật Bản lúc bấy giờ), một tài sản không hề nhỏ. Súng đạn vẫn còn khá tốt. Chỉ có điều, chúng đều là những khẩu súng kiểu cổ của thế kỷ 16, chỉ bắn được từng viên đạn, quá trình nạp thuốc súng và nạp đạn khá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Nhưng dù sao có còn hơn không.

    Súng đạn đã được sử dụng quy mô lớn trong chiến tranh từ hồi thế kỷ 15, trong cuộc chiến tranh giữa liên quân do Giáo hội Cơ Đốc giáo Roma tổ chức với những người Tân giáo ở Böhmen. Trải qua mấy trăm năm phát triển, súng đạn đã rất phổ biến ở Âu châu, ngay cả các anh thợ rèn ở thôn quê cũng biết chế súng. Do đó, người bình thường sở hữu một khẩu súng cũng là điều bình thường. Ở Nhật Bản, súng đạn của phương tây được du nhập vào thế kỷ 16, qua bàn tay của các thương nhân Portugal rồi sau đó đến các thương nhân Nederland. Ít năm sau đó, người Nhật cũng tự chế được súng đạn, mặc dù chất lượng không cao.

    Có lẽ đây là phần thưởng cho nhiệm vụ sinh tồn ở nơi khắc nghiệt thế này chăng ! Chỉ đáng tiếc, ở trong rừng núi thế này, có nhiều tiền cũng không thể tiêu xài được. Chỉ có khẩu súng là tương đối thực dụng, nhưng đạn dược lại có hạn, không thể tùy tiện sử dụng.

    Những ngày sau đó, Narumi liên tục đi tuần tra phía bờ biển. Cậu đoán rằng hiện trường vụ đắm tàu ở ngoài khơi cách nơi đây không xa, và cậu hy vọng nhiều đồ vật khác có thể theo làn sóng biển mà trôi dạt vào bờ. Đáng tiếc là như người xưa nói “Chuyện không như ý, mười lần có đến bảy tám”. Cậu đã phải thất vọng.

    Dù sao cũng đã có được súng đạn. Cậu trở nên tự tin hơn, và bắt đầu lên kế hoạch do thám Lãnh địa ở phía nam. Để hoàn thành nhiệm vụ chính tuyến, để trở thành Lãnh chúa, cậu hiện có hai con đường :

    Mức độ dễ : phục vụ một lãnh chúa địa phương, lập công với gia chủ rồi được phân phong lãnh địa. Nếu theo đường này, cậu sẽ phải trở thành gia thần và phải thề trung thành với một Lãnh chúa nào đó. Con đường này dễ dàng, nhưng sau này muốn độc lập sẽ phải mang tiếng phản bội, thanh danh không tốt. Mà người xưa rất coi trọng thanh danh.

    Mức độ khó : lãnh đạo những người dân nghèo nổi dậy chống lại sự thống trị của một gã 'lãnh chúa độc ác'. Đây là một con đường gian truân, đầy chông gai và máu lửa. Nhưng cậu đã quyết định chọn con đường này, vì nếu thành công, cậu sẽ đạt được đỉnh cao của danh vọng và quyền lực. Chỉ có điều, cậu không biết rằng chọn lựa của cậu đã khiến cho cậu trở thành địch nhân của hầu hết giới vũ sĩ ở Nhật Bản.

    Mục tiêu hiện tại của Narumi là công lược Lãnh địa ở phía nam.

    Đương nhiên, muốn làm việc lớn thì cũng nên bắt đầu từ những việc nhỏ trước. Dục tốc bất đạt ! Binh pháp Tôn Tử có câu : "Biết người biết ta, trăm trận không thua" (Tri bỉ tri kỷ, bách chiến bất đãi) kia mà. Do đó, cậu cần phải do thám địch tình trước khi khởi sự.

    Những ngày sau đó, cậu mang theo vũ khí, mở rộng phạm vi hoạt động dần về phía nam, và cuối cùng cậu cũng phát hiện ra một trang viên nhỏ dưới chân núi, cách chỗ cậu ước chừng hơn mười kilomet. Đường núi khó đi nên tiền thân mới có ấn tượng là ‘một ngày đường’. Tuy là một lãnh địa, nhưng quy mô rất nhỏ, chỉ đáng gọi là 'trang viên nhỏ', có vài chục hộ dân cư, vài trăm nhân khẩu. Lãnh chúa ở đây có vẻ tàn bạo. Tình hình có vẻ tốt ! Sau nhiều ngày quan sát, cậu quyết định ẩn nấp trên quãng đường mà những người trong trang viên thường đi săn, định phục kích bắt tù binh để tìm hiểu thông tin về đối phương.

    Một ngày ... hai ngày ...

    Hôm nay, cậu cũng phục sẵn trong bụi cây, lặng lẽ chờ đợi. Cậu vốn cẩn thận và cũng có tính nhẫn nại, kiên trì.

    Khi trời xế bóng, cậu chợt nghe có tiếng người từ xa vẳng lại. Có người đi đến. Cậu xúc động muốn rơi nước mắt. Hoàng thiên bất phụ hữu tâm nhân nha ! Đang lúc xúc động, cậu chợt có cảm giác không ổn. Thanh âm đúng là ngày một gần hơn, nhưng lại là tiếng quát tháo chửi mắng. Nghe kỹ dường như là người chạy người đuổi. Một cuộc truy sát ? Cậu vội lặng im, ẩn thân trong bụi cây, cố gắng không gây ra một tiếng động nào.

    Sau một lúc, đối phương dần dần xuất hiện. Đó là một gã trẻ tuổi, có lẽ chưa đến đôi mươi, y phục chỉnh tề, tay cầm một khẩu súng trường, đang truy sát một thanh niên có vẻ nghèo khó. Súng thời bấy giờ chỉ có thể bắn từng phát một, quá trình nạp đạn rất phiền phức, nên tạm thời cậu thanh niên kia vẫn chưa gặp nguy hiểm. Thế nhưng ... Nhìn vết máu rơi lại trên mặt đất, Narumi khẽ thở dài. Cậu quyết định cứu người, nếu không cậu thanh niên kia khó mà chạy xa được.

    Đây là vị trí cậu đã chọn lựa rất kỹ, khá xa trang viên, dù có tiếng súng nổ cũng khó bị phát hiện. Hơn nữa, gã trẻ tuổi kia có cầm súng, người khác có nghe thấy tiếng súng cũng chỉ cho là gã ta bắn. Hừm ! Cậu nhắm thật kỹ, khi gã chạy đến thật gần mới bắn. Đây là địa bàn của gã ta, cẩn thận vẫn hơn.

    Đoòng !

    Tài bắn súng của cậu cũng không tệ nha ! Ân ! Khoảng cách chỉ có vài met, bắn trật mới là lạ. Gã trẻ tuổi kia không ngờ có người phục kích, trúng đạn ngã xuống, và cậu thanh niên bị truy sát cũng ngã xuống vì ... kiệt sức. Narumi nhanh chóng dọn dẹp hiện trường, thu thập chiến lợi phẩm và phi tang dấu vết. Thi thể gã trẻ tuổi được cậu chôn ở gần đó, còn người bị thương được cậu cầm máu tạm thời, rồi cõng cậu ta về địa bàn của cậu để lo cứu trị. Tay nghề y khoa của cậu cũng không phải tầm thường nha !

    Cũng may vết thương còn mới, được xử lý kịp thời nên chưa bị nhiễm trùng. Thời kỳ chưa có thuốc kháng sinh, đa số những người bị nhiễm trùng vết thương đều không qua khỏi. Thừa lúc cậu thanh niên kia đang hôn mê, Narumi rạch vết thương lấy đầu đạn ra, rồi băng bó lại cẩn thận. Điều kiện thiếu thốn, cậu ta hồi phục nhanh hay chậm có lẽ là ... nhờ trời.

    Trải qua nhiều phen sốt cao, hai ngày sau cậu ta mới tỉnh lại. Người thời này sức khỏe thật tốt ! Nếu là người thời hiện đại, trong điều kiện tương đương, sẽ rất chậm hồi phục, thậm chí có thể sẽ không qua khỏi. Thấy cậu ta ngơ ngác nhìn quanh, Narumi mỉm cười hỏi :

    - Cậu làm sao bị truy sát thế ?

    Cậu ta ngơ ngác một lúc, cố gắng ngồi dậy, nhưng bị cậu ngăn lại. Lúc này cậu ta còn yếu lắm. Người bệnh cần được ưu tiên. Cậu ta ngẩn người giây lâu, rồi mới ấp úng nói :

    - Ngài ... Ngài đã cứu con.

    - Cậu bị trúng đạn. Ta đã khó khăn lắm mới lấy được viên đạn ra đấy.

    Vừa nói cậu vừa lấy cho cậu ta xem viên đạn dính máu. Cậu ta ngẩn người, rồi cảm ơn rối rít :

    - Cám ơn Ngài ! Cám ơn Ngài đã cứu con.

    Trong mắt cậu ta thì Narumi thật vĩ đại, thật tài ba; bởi ở Nhật Bản lúc này, kỹ thuật ngoại khoa rất kém, gặp phải viên đạn mắc trong người đa số chỉ đành chịu vậy. Trong hiểu biết của cậu ta : trúng đạn là chết chắc !

    Narumi ôn tồn hỏi :

    - Tại sao cậu lại bị truy sát thế ? Gã kia là ai ?

    - Dạ. Con là Tanaka ở thôn Otobe. Gã kia là lãnh chúa của Nishi. Gã ta rất tàn ác. Gã ta thấy vợ con vừa mắt, muốn cướp lấy, con phản kháng nên bị gã ta truy sát.

    Theo lời kể của cậu ta, lãnh địa Nishi chỉ là một lãnh địa nhỏ, cư dân chỉ có 79 hộ, 394 nhân khẩu, cuộc sống nghèo nàn lại gặp phải lãnh chúa tàn bạo. Lãnh chúa Mitsuharu Okada là gia thần của Đại danh Matsumae Kinhiro ở Matsumaedate. Những người thân cận với Lãnh chúa Mitsuharu Okada, trừ người hầu gái, chỉ có một gia lão và một vũ sĩ. Tóm lại, lãnh địa Nishi rất nhỏ, rất nhỏ !

    Xem ra vấn đề không quá phức tạp.

    Sau một ngày chuẩn bị, Narumi dẫn theo Tanaka đi về phía lâu đài Otobedate. Cậu ta bị thương mới khỏi, chưa hồi phục hoàn toàn, nên chỉ đi theo dẫn đường.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    江懷玉

  8. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    crazyboy74,
  9. #60
    Ngày tham gia
    Jan 2008
    Bài viết
    1,251
    Xu
    0

    Mặc định

    Chương 2 : CHUẨN BỊ ỨNG CHIẾN

    Lãnh địa Nishi mấy ngày nay trở nên vô cùng hỗn loạn.

    Lãnh chúa Mitsuharu Okada đã mất tích được ba ngày. Cho dù vị lãnh chúa trẻ tuổi kia có đi săn một mình thì cũng không thể nào đi lâu như thế trong khi trên người chẳng mang theo hành lý gì. Xem chừng đã có chuyện không may xảy ra với gã ta, lành ít dữ nhiều. Gia lão Nakamura Akemi và gã vũ sĩ trẻ Daisuke Hirata đã cố gắng tìm kiếm khắp nơi nhưng vẫn không tìm thấy chút dấu vết nào. Bọn họ vô cùng lo lắng. Không phải bọn họ yêu thương hay trung thành gì. Nhưng gã lãnh chúa trẻ tuổi kia vốn là con trai nhỏ của Đại danh Matsumae Kinhiro ở Matsumaedate, một Đại danh được Tướng quân thân phong với trọng trách trấn giữ biên cương phía bắc, trấn áp các bộ tộc Ainu ở Ezo (tên cũ của Hokkaido), với nhiều đặc quyền như : độc quyền buôn bán với người Ainu (đặc sản của người Ainu được nhiều quý tộc ưa chuộng), miễn khoản cống nộp cho Mạc phủ, .... Nhờ đó, dù dân số không đông, số thạch cao của phiên Matsumae chỉ có 1 vạn thạch, mà thu nhập thực tế của phiên Matsumae lại cao hơn cả chục lần (đến cuối thời Mạc phủ, số thạch cao tăng lên 3 vạn thạch, thu nhập thực tế tương đương với những phiên 20 vạn thạch).

    Nói tóm lại gã ta tuy 'quá kế' sang làm gia chủ của gia tộc Matsuharu, nhưng dù sao vẫn là ái tử của Đại danh Matsumae Kinhiro, người thống trị cả xứ Ezo hiện tại. Nếu gã ta có mệnh hệ gì, Đại danh nổi giận thì bọn họ cũng khó sống được.

    Sau khi xác định lãnh chúa đã lành ít dữ nhiều, bọn họ vô cùng lo sợ. Rồi theo thời gian, từ lo sợ đã biến thành khủng hoảng, sau đó lại biến thành điên cuồng. Gã vũ sĩ quyết định ‘hốt cú chót’ kiếm ‘chút lộ phí' để bỏ trốn. Ở lại thì thế nào cũng chết, trong khi nếu trốn đi thì ít ra còn có chút hy vọng sống còn. Gã có thể mang theo của cải chạy sang đảo Honshu ở phía nam, rồi sống cuộc đời giàu sang ở một lãnh địa xa xôi nào đó. Mặc cho sự phản đối của lão Nakamura, gã ta gần như dọn sạch lâu đài, thế mà vẫn chưa thỏa mãn, gã ta lại xông vào các hộ dân cư trong thôn, gặp của cải thì cướp, gặp thiếu nữ thì ‘ôm’, đẹp không tha xấu không chê, gây ra công phẫn trong dân chúng. Giữa những tiếng kêu khóc thảm thiết của cha mẹ vợ con, đám thanh niên trai tráng đã cầm vũ khí đứng lên phản kháng.

    Chỉ có điều, gã kia có thanh Katana sắc bén, trong khi đám thanh niên chỉ có gậy gộc, búa liềm, bồ cào, dù liều mạng phản kháng với lòng căm phẫn vô biên, vẫn để cho gã ta thoát được mà không có thương tích gì đáng kể. Gã cố thủ ở một góc lâu đài, múa tít thanh kiếm trong tay, làm không ít người bị thương. Cả bọn chỉ có thể bao vây xung quanh, không cho gã ta trốn thoát. Hy vọng đến một lúc nào đó gã ta sẽ kiệt sức.

    Đột nhiên ...

    Bằng !

    Sau một tiếng súng bất ngờ, gã vũ sĩ đã trúng đạn ngã xuống, nằm im bất động, xem chừng lành ít dữ nhiều. Trong lúc thất thần, gã ta không kịp phản ứng, chỉ hơi nghiêng người, khiến cho viên đạn không trúng chỗ hiểm, gã ta chỉ bị thương.

    Sự biến bất ngờ, mọi người cả kinh, dáo dác nhìn quanh.

    Nhưng rồi lòng phẫn nộ đã chiến thắng sự kinh kỳ, đám thanh niên nhanh chóng bừng tỉnh, múa tít vũ khí trong tay xông lên đưa gã kia lên đường về cõi vĩnh hằng. Đến khi sự việc kết thúc, cả bọn mới sững sờ nhìn nhau : "Bọn họ đã giết chết vũ sĩ lão gia". Tình hình có vẻ rất nghiêm trọng ! Theo luật pháp thời này, bình dân mà xúc phạm 'vũ sĩ lão gia' đã là trọng tội, có thể bị xử tử, đừng nói gì đến việc sát hại 'vũ sĩ lão gia'. Ai nấy đều rất hoang mang.

    Giây lát, Narumi ung dung đi ra, theo sau là Tanaka. Cậu ta bước nhanh tới trước đám đông, hỏi :

    - Phụ thân. Chuyện gì thế ạ ?

    Một người trung niên là cha của cậu ta kể lại câu chuyện. Nghe xong, cậu ta hậm hực nói :

    - Chủ tớ đều y như nhau hà.

    Chủ nào tớ nấy, đều là những kẻ hung bạo, vừa tham lam hiếu sắc vừa xem mạng người như cỏ rác. Cậu ta đã xúc phạm lãnh chúa từ trước, nên trước tình cảnh hiện tại vẫn mừng nhiều hơn lo. Hơn nữa, cậu ta tin tưởng 'Đại nhân' sẽ có cách xử trí thích hợp.

    Nhìn những người bị thương, Narumi khẽ cau mày, bảo :

    - Chúng ta giải quyết chuyện ở đây nhanh đi, rồi còn cứu trị những người bị thương.

    Một người trong bọn hỏi :

    - Bọn họ vẫn còn cứu được sao ?

    Trong ý nghĩ của bọn họ, bị thương nặng như thế, ở đây lại không có thầy thuốc, xem chừng chết chắc. Trình độ y khoa của Nhật Bản lúc bấy giờ còn khá lạc hậu, và ở xứ này càng lạc hậu hơn. Nhưng với Narumi thì khác, dù gì cậu cũng là chuyên gia. Tanaka đã nói thay :

    - Bác Katsuki. Ngài Fujiwara rất giỏi. Con đã từng bị trúng đạn. Ngài ấy đã cứu con đó.

    Mọi người sửng sốt và phấn khởi. Ở điều kiện khắc nghiệt và lạc hậu thế này, có một người am hiểu y thuật là rất quan trọng. Narumi nhìn quanh một lượt, rồi hỏi :

    - Gã Mitsuharu còn ai thân tín hay không ?

    - Dạ. Còn lão Nakamura ạ ! Lão là gia lão của gia tộc Mitsuharu, nhưng cũng không kể là người thân tín của lãnh chúa, chỉ nhờ biết tính sổ sách nên được trọng dụng. Con người lão cũng khá tốt.

    Xem ra lão Nakamura được lòng của dân chúng ở đây, có thể xem xét trọng dụng. Mọi người thốc ủng Narumi đi về phía tòa lâu đài ở trung tâm. Những người bị thương cũng được khiêng theo. Lâu đài Lãnh chúa chỉ là một ngôi nhà bằng gỗ hai tầng, không lớn lắm, nhưng cũng khá kiên cố (để đề phòng giặc cướp và bạo dân). Khi đóng chặt cửa lại, lâu đài gần như trở thành một pháo đài, một đồn lũy quân sự.

    Mọi người đi về phía lâu đài. Lão Nakamura vội vã ra đón tiếp mọi người, tỏ ý thần phục Narumi. Lão cũng rất lo sợ Đại danh Matsumae trừng phạt, nhưng chưa đến nỗi điên cuồng như gã vũ sĩ kia, giờ đây thần phục Narumi bởi không còn cách nào khác. Hơn nữa, lão là gia thần của gia tộc Mitsuharu, một gia tộc đã tuyệt tự, còn gã lãnh chúa trẻ tuổi vừa chết vốn là con của Đại danh Matsumae, không mang huyết thống của dòng họ Mitsuharu, được 'quá kế' sang (làm con nuôi để thừa kế gia sản, chức tước). Những thôn dân khác cũng gần như thế, bởi vì bàn tay bọn họ đều đã dính máu, trong mắt giới thống trị đều trở thành 'bạo dân' hết rồi. Các lãnh chúa ở Nhật Bản rất ít có kiên nhẫn đối với 'bạo dân', thường đàn áp đẫm máu. Các phong trào Ikko - Ikki ('Nhất hướng - Nhất quỹ'; tương tự như phong trào 'Ngũ đấu mễ đạo' của người Tàu) phát triển rất mạnh mẽ, có nền tảng quần chúng vững chắc, diệt hoài không hết.

    Từ đây, Narumi chính thức trở thành lãnh chúa của Lãnh địa Nishi xa xôi nghèo nàn này. Một phần của nhiệm vụ chính tuyến đã hoàn thành.

    Sau đó, cậu lần lượt cứu chữa cho những người bị thương. Không có thuốc mê, cậu chỉ còn cách bảo mọi người làm cho người bị thương ngất xỉu để giảm đau đớn. Không có thuốc sát trùng, cậu đành dùng tạm rượu được hâm nóng. Ở xứ Ezo lạnh lẽo này, trong lâu đài lãnh chúa không hề thiếu rượu. Dù sao gã lãnh chúa trước đây cũng là 'con ông cháu cha' kia mà. Sau khi được băng bó sát trùng vết thương cẩn thận, sắc mặt những người bị thương không còn tái nhợt hay lộ vẻ đau đớn như trước nữa, đều ngủ với vẻ yên ổn. Nhìn động tác thuần thục và hiệu quả thấy rõ của Narumi, mọi người đều rất kính phục cậu, thậm chí tôn sùng hết mực. Ở thời này, thầy thuốc đều rất được kính trọng. Ai lại không có lúc trái gió trở trời kia chứ.

    Dù chỉ có vài người bị thương, nhưng do điều kiện lạc hậu, thiếu thốn nên việc chữa trị mất đến cả nửa ngày. Mãi đến cuối buổi chiều, Narumi mới có thời gian tiếp quản lãnh địa, nghiên cứu sổ sách và nghe lão Nakamura giới thiệu tình hình hiện tại.

    Hiện giờ là cuối mùa đông năm Khoan Vĩnh thứ 5, là năm thứ mấy theo Tây Lịch thì Narumi cũng không biết được, chỉ biết hiện đang là thời kỳ cai trị của vị Tướng Quân thứ ba của Mạc phủ Tokugawa (thực tế là năm 1628, sau này khi tiếp xúc với người phương tây thì cậu mới biết). Nơi này là miền bắc Nhật Bản, thuộc phần tây bắc của bán đảo Oshima trên đảo Ezo (tên trước đây của đảo Hokkaido). Lãnh địa Nishi (Nhĩ Chí) là một trong 12 lãnh địa thuộc phiên Matsumae (Tùng Tiền phiên), được gọi chung là "thập nhị quán'. Sau nhiều phen chiến loạn, một số 'quán' bị đốt phá, một số 'quán' được xây mới, lãnh địa có thay đổi hay chuyển phong, nhưng vẫn giữ số lượng 'thập nhị quán' theo truyền thống từ thế kỷ 15.

    'Quán' (tate/date) là một loại lâu các, tự viện; ở Nhật Bản, lâu đài của một số lãnh chúa được gọi là 'Quán' (trong truyện kiếm hiệp, trú địa của phái Thanh Thành là 'Tùng Phong Quán', Dư Thượng Hải được gọi là "Dư quán chủ" chứ không phải là "Dư chưởng môn").

    Lãnh địa Nishi bao gồm lâu đài Otobedate (Ất Bộ Quán), thôn Otobe và toàn bộ vùng đất đai của địa khu Nishi, có diện tích rất lớn (162,55 km²) nhưng dân số chỉ có chưa đến bốn trăm người (397 người, giảm 2 tăng 1). Đúng là đất rộng người thưa, núi rừng hoang vắng. Và điều quan trọng hơn là lãnh địa tiếp giáp với địa bàn của các bộ lạc người Ainu, xem chừng ... có vẻ ... cũng chẳng mấy an toàn.

    Vì chỉ là một lãnh địa xa xôi, nghèo nàn, nên lâu đài của lãnh chúa chỉ là một ngôi nhà bằng gỗ hai tầng, không lớn lắm, thô sơ nhưng kiên cố. Ở đây giờ chỉ có Narumi, lão Nakamura và một hầu gái trung niên kiêm đầu bếp, là vợ của lão Nakamura. Lâu đài trước đây không có nữ chủ nhân và bây giờ cũng thế. Cách lâu đài không xa về phía biển là thôn Otabe với 79 hộ dân cư, 394 nhân khẩu, chủ yếu làm nghề đánh cá. Trên ngọn đồi nhỏ cạnh lâu đài còn có một ngôi chùa nhỏ bằng gỗ khá cũ kỹ, không có sư trụ trì, được gia tộc Mitsuharu sử dụng như một từ đường.

    Tài sản của lãnh chúa không nhiều. Sau khi thu hồi phần bị gã vũ sĩ cướp đoạt thì cũng chỉ có 1 kim tiểu phán, 34 ngân tiểu phán và 5.218 đồng tiền. Lúc này, người Nhật chủ yếu sử dụng đồng tiền Vĩnh Lạc Thông Bảo của nhà Minh bên Tàu (những đồng tiền tự đúc có chất lượng kém, sẽ được quy đổi với tỷ lệ thấp hơn), cứ 1.000 đồng là một 'quan', 10 quan là một ngân tiểu phán và 10 ngân tiểu phán là một kim tiểu phán.

    Tính ra, tổng số tiền mặt trong dinh thự chưa đến 45 ngân tiểu phán, còn ít hơn tài sản của Narumi nữa. Chỉ có điều, Lãnh chúa Mitsuharu là một lãnh chúa hung bạo và tàn ác, thu tô thuế rất cao, nên lương thực trong kho rất đáng kể. Ở một vùng xa xôi nghèo nàn như thế này, lương thực quan trọng hơn tiền bạc. Tất cả giờ đây đều thuộc về Narumi.

    Triều đình Kyoto chia Nhật Bản thành 9 'đạo' (do), trừ đảo Hokkaido được thiết lập vùng đặt biệt Ezochi, do phiên Matsumae cai quản, 8 'đạo' còn lại được chia thành các 'quốc' (kuni), gọi là "lệnh chế quốc" (ai có chơi game Shogun : Total War thì biết), bao gồm :

    Kinai (Kỳ Nội) : Yamashiro (Sơn Thành), Yamato (Đại Hòa), Izumi (Hòa Tuyền), Kawachi (Hà Nội), Yoshino (Nhiếp Tân).

    Toukaido (Đông Hải Đạo) : Awa (An Phòng), Hitachi (Thường Lục), Iga (Y Hạ), Ise (Y Thế), Izu (Y Đậu), Kai (Giáp Phỉ), Mikawa (Tam Hà), Musashi (Vũ Tàng), Owari (Vĩ Trương), Sagami (Tương Mô), Shima (Chí Ma), Kazusa (Thượng Tổng), Shimosa (Hạ Tổng), Suruga (Tuấn Hà), Totomi (Viễn Giang).

    Tousando (Đông Sơn Đạo) : Omi (Cận Giang), Mino (Mỹ Nùng), Dewa (Xuất Vũ), Mitsu (Lục Áo), Hida (Phi Đàn), Kozuke (Thượng Dã), Shimotsuke (Hạ Dã), Shinano (Tín Nùng),

    Hokurikudo (Bắc Lục Đạo) : Echizen (Việt Tiền), Etchu (Việt Trung), Echigo (Việt Hậu), Kaga (Gia Hạ), Noto (Năng Đăng), Sado (Tá Độ), Wakasa (Nhược Hiệp).

    Sanindo (Sơn Âm Đạo) : Hoki (Bá Kỳ), Inaba (Nhân Phiên), Izumo (Xuất Vân), Iwami (Thạch Kiến), Oki (Ẩn Kỳ), Tajima (Đãn Mã), Tanba (Đan Ba), Tango (Đan Hậu).

    Sanyodo (Sơn Dương Đạo) : Aki (An Nghệ), Bizen (Bị Tiền), Bitchu (Bị Trung), Bingo (Bị Hậu), Harima (Bá Ma), Mimasaka (Mỹ Tác), Nagato (Trường Môn), Suo (Chu Phòng).

    Nankaido (Nam Hải Đạo) : Awa (A Ba), Awaji (Đạm Lộ), Iyo (Y Dư), Kii (Kỷ Y), Sanuki (Tán Kỳ), Tosa (Thổ Tá).

    Saikaido (Tây Hải Đạo) : Buzen (Phong Tiền), Bungo (Phong Hậu), Chikuzen (Trúc Tiền), Chikugo (Trúc Hậu), Hizen (Phì Tiền), Higo (Phì Hậu), Hyuga (Nhật Hướng), Iki (Nhất Kỳ), Osumi (Đại Ngung), Satsuma (Tát Ma), Tsushima (Đối Mã).

    Lãnh thổ của các Phiên và các Quốc không trùng khớp nhau. Có Quốc nhiều Phiên, nhưng cũng có Phiên nhiều Quốc, thậm chí có Phiên nằm một phần ở Quốc này và một phần ở Quốc kia, tùy thuộc vào địa bàn kiểm soát của các Đại Danh. Dưới Quốc (kuni) là các Quận (gun), rồi đến Thành, Đinh, Thôn (Jo, Cho, Mura).

    Ở Ezo hiện tại không có Thành. Trị sở của phiên Matsumae là Matsumaedate (Tùng Tiền Quán), chỉ là một thành trại. Các lãnh chúa ở trong thành trại, dân chúng ở trong các thôn rải rác khắp bán đảo Oshima. Mãi đến năm 1849, Matsumae-jo (Tùng Tiền Thành) mới được xây dựng tại vị trí của Matsumaedate, lúc đó mới có 'thành hạ đinh' duy nhất trên đảo - Matsumae-cho.

    Lãnh địa Nishi ở xa nhất về phía bắc, giáp với địa bàn của người Ainu, là một trong những lãnh địa nghèo nhất phiên Matsumae. Phiên chủ trực tiếp cai quản các địa khu Tsugaru (Tân Khinh) và Fukushima (Phúc Đảo) ở cực nam bán đảo Oshima, lĩnh dân trực thuộc khoảng 1.200 người. Các phong thần gồm 11 lãnh địa ở phía bắc : Shiriuchi (250), Kikonai (200), Ono (300), Kono (450), Kameda (200), Shikabe (100), Mori (100), Kami no kuni (400), Esashi (300), Assabu (300), Nishi (400).

    Hiện tại, Lãnh địa Nishi đã rơi vào tay Narumi. Nếu không có điều gì bất thường xảy ra, cậu còn được yên ổn phát triển đến mùa hè, vì theo lời lão Nakamura, do điều kiện đi lại khó khăn, các lãnh địa ở đây ít qua lại giao lưu, chỉ mỗi khi mùa hè đến, trong lúc nông nhàn, Phiên chủ Matsumae triệu tập các phong thần cùng đi săn ở Fukushima thì chuyện mới có thể vỡ lỡ. Tuy vậy, Narumi cũng phái người luân phiên canh gác trên con đường độc đạo từ miền nam đến Otobedate, khống chế (hoặc tiêu diệt nếu chống cự lại) bất cứ ai đến đây.

    Cẩn tắc vô ‘áy náy’ !

    Chính lệnh đầu tiên của Narumi là cải cách chế độ trong lãnh địa. Cậu không thích chế độ sưu cao thuế nặng hiện hành vì nó sẽ kìm hãm sự tích cực của lĩnh dân. Cậu không thiếu tiền cũng không thiếu lương thực, nên bước đầu tiên là giảm tô thuế. Gã lãnh chúa trước đã thu thuế ở mức "bát công nhị nông", so với các lãnh địa lân cận thì cũng bình thường, nhưng trong mắt cậu là bất thường. Cậu ra lệnh giảm tô thuế, nhưng với tình hình hiện tại, cậu đã xử lý một cách linh hoạt bằng cách tuyên bố chỉ giảm tô thuế cho những ai ủng hộ cậu. Bọn họ được chia ruộng đất, khuyến khích khai hoang và chỉ nộp thuế ở mức "tứ công lục nông". Ở đây đất rộng người thưa, mỗi hộ có vài trăm hecta đất cũng chẳng thành vấn đề, quan trọng là bọn họ có đủ sức canh tác hay không mà thôi.

    Vậy thế nào mới gọi là “ủng hộ cậu”. Hộ dân cư nào đóng góp một người đi lính, tham gia bảo vệ lãnh địa, thì được xem là “ủng hộ cậu”, trở thành ‘quân hộ’, các thành viên trong hộ gia đình đều trở thành ‘bình dân’, chỉ phải đóng thuế bằng một nửa so với trước đây, thu nhập tăng lên gấp ba lần và sẽ được hưởng thêm một số ưu đãi khác. Những ai “không ủng hộ cậu” đương nhiên không được ưu đãi, không chỉ phải đóng sưu cao thuế nặng mà còn bị giám sát đặc biệt. Đó cũng là điều bình thường vì chẳng mấy vị lãnh chúa khoan dung với những kẻ chống đối lại sự thống trị của mình. Dù sao thì hiện tại Narumi cũng đã thuộc giai cấp thống trị.

    Toàn lãnh địa có 79 hộ. Bằng nhiều biện pháp đặc thù (nửa tự nguyện, nửa bị dụ dỗ), Narumi đã triệu tập được 79 dân binh, khẩn trương tổ chức huấn luyện quân sự, sẵn sàng đối phó với sự tiến công từ bên ngoài. Chỉ đáng tiếc, nhân thủ có dư nhưng vũ khí lại thiếu thốn. Toàn lãnh địa chỉ có 2 khẩu súng trường, 1 Trường cung (dùng để đi săn với Phiên chủ), 1 thanh Tachi, và 2 thanh Katana (của lão Nakamura và gã vũ sĩ quá cố). Đa số mọi người phải sử dụng trúc thương (tình trạng phổ biến ở Nhật Bản lúc bấy giờ). Cũng may trong lãnh địa có 8 hộ thợ săn có sẵn cung tên (dù chỉ là đoản cung). Narumi đã tuyển chọn 10 người bắn cung giỏi nhất để thành lập đội cung thủ (tính luôn cây đoản cung của cậu và cây Trường cung trong lâu đài là vừa đủ 10 cây).

    Nhớ đến chiếc tàu bị đắm ngoài khơi, Narumi lại phái những người đáng tin cậy luân lưu chèo thuyền tuần tra trên biển, nhân tiện tìm kiếm đấu tích của nó. Do ảnh hưởng của sóng gió, nếu nó không bị đắm ngoài khơi xa thì cũng chỉ ở đâu đó gần bờ biển. Nếu không gã nạn nhân xấu số lúc trước không thể nào đến được chỗ cậu.

    Ông trời ... à quên, ‘Ngài Urato vĩ đại’ đã không phụ người có lòng !

    Hơn nửa tháng sau, mọi người phát hiện chiếc thuyền bị sóng gió đẩy trôi dạt vào bờ, mắc cạn ở ngoài khơi cách chỗ ở của cậu trước đây không xa lắm. Chiếc tàu bị nạn là một chiếc tàu buôn của người Tàu, những dấu tích chữ viết còn sót lại trên tàu cho thấy điều đó (Narumi nghi ngờ là đám hải tặc người Tàu thường giả làm 'Uy khấu' cướp phá miền nam Trung Hoa, có căn cứ ở Okinawa và Kyushu). Ezo có nguồn hải sản phong phú, ngành chăn nuôi tương đối phát triển, khoáng sản phong phú, nhưng thiếu lương thực vì đất canh tác không nhiều (đồng bằng miền trung rộng lớn vẫn còn là địa bàn của người Ainu). Do đó, mỗi năm vào cuối mùa đông, khi tình trạng thiếu thốn lương thực trầm trọng nhất, đã có nhiều tàu buôn ở các nơi chở lương thực đến trao đổi các sản vật địa phương và đặc sản của người Ainu.

    Gã nạn nhân của vụ đắm tàu mang theo trên người nhiều tài sản như thế, nên Narumi hy vọng có thể tìm được nhiều đồ vật hữu ích trên tàu. Nếu có tiền thì càng tốt ! Nhưng điều cậu hy vọng nhất là trên tàu còn sót lại ít nhiều súng đạn và thuốc súng. Ở lãnh địa chỉ có 2 khẩu súng và lượng thuốc súng dự trữ cũng không nhiều lắm.

    Có lẽ những biểu hiện của cậu gần đây quá tốt, ‘Ngài Urato vĩ đại’ đã không làm cậu thất vọng.

    Đây là một chiếc tàu buôn đường biển, nên không hề nhỏ và tương đối kiên cố. Nó bị gãy cột buồm, bên hông có mấy lỗ thủng khá lớn, lan can gãy, boong tàu dột nát, nhìn bề ngoài rất thê thảm, nhưng thật ra cũng chỉ bị hư hỏng cục bộ, chưa hỏng kết cấu chính, chưa bị vỡ ra, thành ra chỉ bị trôi dạt chứ chưa chìm hẳn xuống đáy biển, khi bị sóng gió đẩy dạt vào gần bờ thì mắc cạn trên bãi cát.

    Sàn tàu bị sóng gió đánh tan hoang, chỉ còn một đống đổ nát, những gì trên đó hầu như đều bị cuốn hết xuống biển. Còn hầm tàu chỉ bị ngập nước, đồ đạc chỉ bị ướt chứ không mất mát nhiều. Cậu thu thập được ba chiếc rương gỗ lớn, bên trong một chiếc rương chứa nhiều thứ có giá trị, trong khi hai chiếc rương còn lại chứa đầy thuốc súng. Trọng lượng mấy chiếc rương đều rất nặng, không bị xê dịch nhiều nên gần như nguyên vẹn. Dưới hầm tàu còn có một lượng đáng kể lương thực. Dù bị thấm nước biển, nhưng chỉ cần phơi khô là có thể sử dụng được. Những người đói khổ không kén chọn gì nhiều. Ngoài ra, cậu còn thu được 9 khẩu súng trường, có lẽ là vũ khí của thủy thủ trên tàu. Thời này cướp biển rất lộng hành, các tàu buôn đều phải vũ trang để tự bảo vệ.

    Điều đáng chú ý nhất là các vật phẩm trên tàu rất linh tinh, quy cách lộn xộn, chủng loại đa dạng, và có một số loại hàng hóa không hề được ưa chuộng ở Ezo. Nhiều khả năng đó là những thứ cướp được. Thương thuyền, thậm chí là hải quân ở Nhật Bản vẫn thường kiêm chức "Uy khấu". Chuyện này không có gì lạ, cũng tương tự như người châu Âu trong thời kỳ đại hàng hải vậy. Tàu thuyền đi trên biển có thể là tàu buôn kiêm cướp biển, bình thường thì buôn bán nhưng khi có cơ hội thì kiêm luôn ‘nghề’ cướp biển, đương nhiên có quy ước không được đánh cướp tàu thuyền của phe đồng minh. Thời này ở châu Âu cướp biển còn là một ‘nghề’ hợp pháp, được chính phủ cấp giấy phép, với yêu cầu chỉ được cướp bóc các tàu của địch quốc. Tình hình ở Nhật Bản cũng tương tự vậy. Đương nhiên cũng có những cướp biển tự do, bất hợp pháp, nhưng chỉ thường hoạt động ở những vùng biển xa xôi, hỗn loạn (như vùng biển Caribe, vùng biển Nam Dương). Hải quân của các nước không thể xem thường. Hiện thực không hề lãng mạn như trong các truyện cướp biển.

    Lúc bấy giờ, Narumi mới cảm thấy thật may mắn vì tính cẩn thận đã giúp cậu thoát khỏi nguy hiểm, tránh phải đương đầu trực tiếp với gã lãnh chúa tàn bạo và gã thương nhân hung hãn kia. Nghe đâu gã lãnh chúa kia rất thích treo cổ ‘sơn tặc’ mỗi khi bắt được, mà thời bấy giờ trong mắt các lãnh chúa, sơn nhân cũng đồng nghĩa với sơn tặc.

    Sau khi thu thập hết những thứ còn dùng được, Narumi cho người đến sửa chữa tàu. Thôn Otobe là một làng chài, ngư nghiệp tương đối phát đạt, dù không có khả năng đóng tàu lớn, nhưng việc dặm vá tàu, sữa chữa tàu vẫn có thể làm được. Chiếc tàu bằng gỗ, sườn tàu vẫn còn tốt, chỉ cần vá lại các lỗ thủng, dựng lại cột buồm mới, sửa sang những nơi hư hỏng, thì vẫn có thể miễn cưỡng sử dụng. Thời buổi khó khăn, phải tận dụng hết mọi thứ có thể tận dụng được. Lãng phí là một tội ác !

    Đến lúc này, tổng thu hoạch đã rất đáng kể. Narumi đã trở thành một phú hộ. Tiền mặt có 39 kim tiểu phán, 112 ngân tiểu phán, 8.272 đồng tiền các loại; ngoài ra còn có hơn 3kg trang sức bằng bạc. Chỉ đáng tiếc, ở vùng rừng núi xa xôi thế này, có nhiều tiền cũng không có cơ hội tiêu xài. Lương thực đủ cho toàn lãnh địa sử dụng mấy năm (tính theo khẩu phần khiêm tốn của dân nghèo thời bấy giờ). Tổng số súng đạn gồm có 11 khẩu súng trường, vài nghìn đầu đạn và hai rương đầy thuốc súng (ở lãnh địa chỉ có một ít). Có được số vũ khí này, cậu trở nên tự tin hơn khi đối phó với quân đội của các lãnh chúa lân cận dù dân binh của lãnh địa chỉ có 79 người. Sĩ khí và chiến thuật quan trọng, nhưng trang bị cũng quan trọng không kém.

    Dù có lượng lương thực dồi dào, nhưng nghĩ đến khoảng thời gian chiến tranh sắp tới, Narumi quyết định tiết kiệm. Chỉ có điều, cậu cũng không thể để dân chúng bị đói. Không nói đến chuyện tàn bạo, binh lính bị đói sẽ không còn đủ sức chiến đấu, gia đình binh lính bị đói thì binh lính cũng sẽ mất ý chí chiến đấu. Ở đây lương thực thì hiếm còn cá thì dồi dào. Sau nhiều phen nghiên cứu, cậu đã chế tạo ra một khẩu phần ăn đặc biệt, gồm hai phần cá, một phần cơm nắm và một phần rau, gọi là món Nishi, cũng tương tự như Sushi vậy. Ở đây thiếu lương thực, còn cá và rau rất dồi dào; hơn nữa khẩu phần như thế tương đối đủ chất dinh dưỡng hơn những bữa ăn thời bấy giờ. Dân chúng rất hài lòng với món ăn mới này dù cậu thấy khẩu vị cũng chỉ tạm được. Đến khi khảo sát thực tế bữa ăn trước đây của dân chúng thì cậu mới hiểu tại sao như vậy. Trước đây mọi người chỉ cầu ăn đủ no chứ không quan tâm đến khẩu vị, có thứ để ăn là tốt rồi.

    Thời bấy giờ, dân chúng chỉ ăn hai bữa mỗi ngày. Nhưng Narumi cho binh lính ăn ba bữa để có sức luyện tập. Cậu tranh thủ huấn luyện bọn họ, hy vọng có thể tăng cường sức chiến đấu khi chiến tranh bùng phát. Quân số ít thì cần tinh nhuệ. Mục tiêu huấn luyện cũng không quá phức tạp, chủ yếu là tăng cường ý thức kỷ luật, rèn luyện thân thể và sơ bộ huấn luyện đội hình chiến đấu.

    ‘Tiểu quân đội’ của lãnh địa chỉ có 79 người. Sau một phen kiểm tra, Narumi tuyển ra 2 người cao lớn khỏe mạnh nhất làm Cận vệ (sử dụng Katana); 2 người nhanh nhẹn linh hoạt nhất làm Trinh phiên (Tsukiban, tức lính trinh sát); 10 người bắn cung giỏi nhất làm cung thủ (lính bắn cung); 10 người tinh mắt khéo léo nhất làm xạ thủ (lính bắn súng); 5 người thông minh cẩn thận nhất làm quân y (học nghề từ Narumi); còn lại 50 người là bộ binh, nói theo kiểu Nhật Bản là Ashigaru (túc khinh). Người Nhật Bản gọi 'khôi giáp' là 'cụ túc'; 'túc khinh' nghĩa là 'giáp nhẹ', đa số trường hợp là không giáp (chỉ mặc áo vải thô, sử dụng trúc thương).

    Mấy ngày đầu, Narumi cho bọn họ luyện tập xếp hàng, đi đều bước, quay phải, quay trái, ... chủ yếu luyện tập ý thức kỷ luật và phục tùng mệnh lệnh. Do trình độ văn hóa có hạn (nói đúng ra toàn là mù chữ), nên mọi người thường xuyên quên bên nào là bên trái, bên nào là bên phải. Cuối cùng Narumi phải cho bọn họ đeo một vòng cỏ trên tay trái để ghi nhớ, sau đó tình hình mới khá hơn. Từ đó bắt đầu có ‘truyền thống’ binh lính đeo vòng tay trong Quân đội Fujiwara.

    Đến ngày thứ ba, khi đội hình đội ngũ đã tương đối dễ nhìn, kỷ luật quân đội sơ bộ hình thành, Narumi đã cho tăng thêm cường độ huấn luyện. Đến lúc này, binh lính mới được huấn luyện các kỹ năng chiến đấu quan trọng trong thực chiến.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    江懷玉

    ---QC---


  10. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    crazyboy74,
Trang 12 của 15 Đầu tiênĐầu tiên ... 21011121314 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status