TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 2 của 23 Đầu tiênĐầu tiên 123412 ... CuốiCuối
Kết quả 6 đến 10 của 113

Chủ đề: Bàn về chính tả tiếng Việt: dùng i & y

  1. #6
    Ngày tham gia
    Apr 2009
    Đang ở
    Sương mai tình yêu
    Bài viết
    529
    Xu
    0

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi dracupi Xem bài viết
    Do các vùng khác nhau nên có cũng khác nhau. Tuy giáo dục đã được phổ cập cả nước nhưng vẫn còn một số lỗi mà do giáo viên dạy sai nên học sinh cũng thành ra sai.
    VD: Phú tho: Trứng và chứng viết hay nhầm
    n và l cũng vậy
    Một số từ dùng cả hai chữ "i" và 'y' đều được.
    Bạn ạ... Tiếng Việt có những quy chuẩn nhất định, ko thể nói vùng miền sai đâm ra phát âm sai... Bạn xem tivi đó, người dẫn chương trình có dùng âm sai ko, dù bất kỳ vùng nào trên lãnh thổ đi nữa....

    Mọi thứ đều học từ Sách Giáo Khoa, SGK kiến thức có thể yếu, có thể thiếu nhưng tuyệt đối ko sai chính tả. Bản thân tôi học 5 năm cấp 1 mà chưa thấy vấn đề gì cả!!!

    Giáo viên dạy sai, học sinh hiểu sai, một số nơi phát âm sai... đều là do thói quen từ ngày xưa và sự khác nhau giữa giọng nói các vùng miền khi trao đổi gây ra....

    Bạn ví dụ "trứng" với "chứng" : Đây là những từ ngữ cơ bản nhất, nếu sai chỉ là do việc phát âm không chuẩn của "một số người", tôi tin rằng ko thể là "viết" nhầm được.

    Về y và i, tôi cũng không muốn bàn nhiều, vì tất cả có trong ngữ pháp tiếng Việt hết rồi, từ ngày tôi bước chân vào lớp 1 đến hết cấp 1, chính tả ko bao giờ dưới 10 điểm, tôi khẳng định là chẳng có ảnh hưởng của chiến tranh (như ai nói ở trên) cả.... Ba tôi học trước 1975, sách vở còn 1 số và tôi cũng từng đọc, câu cú rõ nghĩa, ngữ pháp trong sáng và đó tuy qua nhiều năm tháng thăng trầm (chắc ai cũng hiểu ý chữ "thăng trầm" này) nhưng cuối cùng cũng đc thừa nhận.

    Thân.
    ---QC---


  2. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    hanthac,
  3. #7
    Ngày tham gia
    Jun 2008
    Bài viết
    16
    Xu
    0

    Mặc định

    Đến Bác Hồ còn viêt "Đường Kách Mệnh" .
    Chính tả tiếng việt , học xong đại học vẫn còn sai còn nhầm . Rõ ràng là nó rắc rối , rườm rà , khó xử dụng...

  4. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Bài viết
    261
    Xu
    50

    Mặc định

    Mình thấy học tự sách giáo khoa thì đúng rồi, nhưng rõ ràng là với đại bộ phận thì ảnh hưởng của SGK là ko lớn, truyền miệng thì vẫn nhanh hơn là đọc sách mà. Vì thế mà sinh ra lắm thứ rắc rối, rườm rà
    ----------CÁI BANG THIÊN TỰ ĐƯỜNG------------
    ĐỆ TỬ 4 TÚI
    --------------------
    Chìa nón rách, quyên tiền khắp bốn cõi
    Vung gậy chó, đả thú cả bát phương
    Tay vung hờ, phong lưu đà đi đứt
    Chân dậm khẽ, thiên hạ chả còn ai

    -------------------
    -

  5. #9
    Ngày tham gia
    Jun 2008
    Bài viết
    6,455
    Xu
    23,100
    Trích dẫn Gửi bởi nf7xxx Xem bài viết
    Đến Bác Hồ còn viêt "Đường Kách Mệnh" .
    Chính tả tiếng việt , học xong đại học vẫn còn sai còn nhầm . Rõ ràng là nó rắc rối , rườm rà , khó xử dụng...
    Cuốn đó được viết lâu rồi, thời đó viết như thế chắc gì là sai? Nếu viết sai (vào thời điểm đó) thì chữ "Kách" sẽ không được phổ biến => thời đó viết "Kách" là đúng.

    Những truyện thời Tự Lực Văn Đoàn, ghi là "cách mệnh" chứ chưa gọi là "cách mạng"

  6. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Dantien
    Bài viết
    93
    Xu
    0

    Mặc định

    Chủ đề này khá hay đây.
    Đầu tiên, mời các bạn tham khảo 1 topic ở 4rum khác đã bàn luận về vấn đề này: http://www.bacbaphi.com.vn/entertain...d.php?t=197167
    Trích dẫn Gửi bởi dracupi Xem bài viết
    Do các vùng khác nhau nên có cũng khác nhau. Tuy giáo dục đã được phổ cập cả nước nhưng vẫn còn một số lỗi mà do giáo viên dạy sai nên học sinh cũng thành ra sai.
    VD: Phú tho: Trứng và chứng viết hay nhầm
    n và l cũng vậy
    Một số từ dùng cả hai chữ "i" và 'y' đều được.
    Mình không đồng ý với bạn về việc giải thích nguyên nhân sai chính tả là do khác biệt vùng miền. Phát âm sai, nhưng những gì đã được học trong sách giáo khoa tiếng Việt thì không thể sai được.
    Trích dẫn Gửi bởi nf7xxx Xem bài viết
    Đến Bác Hồ còn viêt "Đường Kách Mệnh" .
    Chính tả tiếng việt , học xong đại học vẫn còn sai còn nhầm . Rõ ràng là nó rắc rối , rườm rà , khó xử dụng...
    Bác Hồ viết như vậy là vì thời đó còn chưa có nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chưa có quy chuẩn cho việc viết "Kách" hay "Cách". Và bạn cũng đừng đổ lỗi cho việc "học xong đại học mà vẫn còn sai còn nhầm" là do chính tả rắc rối, rườm rà. Lý do duy nhất là bởi học không đến nơi đến chốn thôi. Ví dụ như bạn dùng sai từ "xử dụng" rồi đấy. Phải là "sử dụng"... Thứ 2 là theo quy tắc thì sau dấu chấm, phẩy mới dùng dấu cách, như bạn gõ "Rõ ràng là nó rắc rối , rườm rà , khó xử dụng..." thế kia là chưa đúng.
    @heobeomapu: Đây là quy tắc viết hoa, mời bạn tham khảo:
    1./ Viết hoa tên người

    * Tên người Việt Nam, Trung Quốc (đọc theo âm Hán – Việt) bao gồm tên thật, tên tự, tên hiệu... đều viết hoa tất cả các chữ đầu của âm tiết và không dùng gạch nối. Ví dụ: Trần Quốc Tuấn; Nguyễn Du, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên.
    * Một số tên gọi vua chúa, quan lại, trí thức Việt Nam, Trung Quốc thời phong kiến được cấu tạo theo kiểu danh từ chung (đế vương, hoàng hậu, tông, tổ, hầu, tử, phu tử...) kết hợp với danh từ riêng thì viết hoa tất cả các chữ đầu của âm tiết, ví dụ: Mai Hắc Đế, Đinh Tiên Hoàng, Hùng Vương, Lạc Long Quân, Bố Cái Đại Vương, Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông, Phù Đổng Thiên Vương, Khổng Tử, La Sơn Phu Tử...
    * Một số tên người Việt Nam cấu tạo bằng cách kết hợp một danh từ chung (ví dụ: ông, bà, thánh, cả hoặc từ chỉ học vị, chức tước...) với một danh từ riêng dùng để gọi, làm biệt hiệu... thì danh từ chung đó cũng viết hoa. Ví dụ: Bà Trưng, Ông Gióng, Cả Trọng, Đề Thám, Lãnh Cồ, Cử Trị, Nghè Tân, Trạng Lường, Đồ Chiểu, Tú Xương, Đội Cấn...
    * Tên người trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng viết hoa tất cả các chữ đầu của âm tiết và không dùng gạch nối, Ví dụ: Lò Văn Bường, Giàng A Páo, Y Niêm, A Ma Pui...

    2./ Viết hoa tên địa lí

    * Tên địa lí Việt Nam và tên địa lí đọc theo âm Hán - Việt viết hoa các chữ đầu của âm tiết và không dùng gạch nối, ví dụ: Hà Nội, Trung Quốc, Trường Giang...
    * Tên địa lí thế giới phiên gián tiếp qua tiếng Hán và đọc theo âm Hán - Việt cũng viết hoa tất cả các chữ cái đầu của âm tiết và không dùng gạch nối, ví dụ: Hà Lan, Phần Lan, Na Uy, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Ai Cập, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha...
    * Từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương hướng hoặc một từ chung đơn tiết nào đó dùng để chỉ một vùng, một miền, một khu vực nhất định thì viết hoa tất cả các thành phần của nó, ví dụ: Tây Bắc Kỳ, Đông Nam Kỳ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Bắc Hà, Nam Hà, Đàng Trong, Đàng Ngoài, Đông Nam Bộ, Trường Sơn Tây, Bắc Bán Cầu, Nam Bán Cầu, Bắc Cực, Trung Phi, Cận Đông, khu Đông Bắc, vùng Tây Nam, quan hệ Đông - Tây, đối thoại Bắc - Nam, các nước phương Đông, văn học phương Tây...
    * Địa danh Việt Nam cấu tạo bằng cách kết hợp danh từ chung (biển, cửa, bến, vũng, lạch, vàm, buôn, bản...) với danh từ riêng (thường chỉ có một âm tiết thì viết hoa tất cả các chữ đầu tạo nên địa danh đó, ví dụ: Cửa Lò, Bến Nghé, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Vàm Láng, Buôn Hồ, Bản Keo, Sóc Trăng...

    3./ Tên các tổ chức

    Tên các tổ chức được viết hoa chữ đầu của thành tố đầu và các từ, cụm từ cấu tạo đặc trưng (nét khu biệt) của tổ chức và tên riêng nếu có. Ví dụ: Chính phủ Việt Nam, Quốc hội Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Nhà Xuất bản Từ điển bách khoa, Đài Truyền hình Việt Nam, Ban Tổ chức Trung ương, nước Cộng hoà Hồi giáo Pakixtan...

    Viết hoa các trường hợp khác

    * Tên các năm âm lịch: viết hoa cả hai âm tiết. Ví dụ: năm Kỉ Tị, Cách mạng Tân Hợi, Cuộc chính biến Mậu Tuất, Tết Mậu Thân...
    * Tên các ngày tiết và ngày tết: viết hoa âm tiết thứ nhất. Ví dụ: tiết Lập xuân, tiết Đại hàn, tết Đoan ngọ, tết Trung thu, tết Nguyên đán.
    * Từ chỉ số trong những đơn vị là tên gọi các sự kiện lịch sử: không viết bằng con số mà viết bằng chữ hoa. Ví dụ: Cách mạng tháng Tám, Cách mạng Xã hội chủ nghĩa tháng Mười.
    * Tên gọi một số thời kì lịch sử, sự kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng: viết hoa âm tiết đầu. Ví dụ: thời kì Phục hưng, Chiến tranh thế giới I, phong trào Cần vương.
    * Viết hoa tên các ngành, lớp, bộ, họ, giống (chi) trong phân loại sinh vật. Ví dụ: họ Kim giao; bộ Mười chân, lớp Thân mềm; chi Tôm he; lớp Nhện; cây họ Đậu; họ Dâu tằm...
    * Tên các niên đại địa chất: viết hoa chữ đầu của âm tiết thứ nhất, ví dụ: đại Cổ sinh, kỉ Cacbon, loài người xuất hiện từ đầu kỉ Đệ tứ
    * Tên gọi các huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự,... viết như sau: huân chương Độc lập, Sao vàng, Cờ đỏ, Lênin, Hồ Chí Minh; huân chương Quân công, Chiến công, Kháng chiến, Chiến sĩ vẻ vang; Kỉ niệm chương; Tổ quốc ghi công; Bảng vàng danh dự; giải thưởng Nhà nước; danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lao động...
    * Tên gọi các tôn giáo, giáo phái viết bằng tiếng Việt hoặc Hán - Việt: viết hoa tất cả các chữ đầu của âm tiết, ví dụ: Tin Lành, Cơ Đốc, Thiên Chúa, Hoà Hảo, Cao Đài, Bà La Môn, Tiểu Thừa, Đại Thừa, Mật Tông, Thiền Tông... Chú ý: Nho giáo, Thiên Chúa giáo, đạo Hồi, Hồi giáo.
    * Tên các tác phẩm, sách báo, văn kiện,... để trong ngoặc kép và viết hoa như sau:
    o Nếu tên người, tên địa lí, tên triều đại,... dùng làm tên tác phẩm thì viết hoa tên người, tên địa lí, tên triều đại đó, ví dụ: “Thạch Sanh”, “Hồ Chí Minh toàn tập”, “Nghệ An” , “Lĩnh Nam chích quái”, “Việt sử lược”, “Hậu Hán thư”, “Tam Quốc chí”...
    o Ngoài các trường hợp trên, chỉ viết hoa âm tiết thứ nhất, ví dụ: “Làm gì”, báo, “Nhân dân”, tạp chí “Khảo cổ học”, “Dư địa chí”, “Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước”.
    * Tên chức vụ, học vị chung không viết hoa, ví dụ: tổng thống, chủ tịch, tổng bí thư, đại sứ, thái thú, tổng đốc, tiến sĩ, cử nhân, viện sĩ,... trừ một số trường hợp đặc biệt.
    Đời cho ta thế hãy cứ cất bước đi mọi nơi,
    Gặp nhau trong phố xin yêu khôn nguôi những thân người!

    ---QC---


  7. Bài viết được 2 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    hanthac,xuantung,
Trang 2 của 23 Đầu tiênĐầu tiên 123412 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 2 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 2 khách)

DMCA.com Protection Status