TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 3 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 15 của 26

Chủ đề: Sử Việt Nam "bảo khố " của các tiểu thuyết gia

  1. #11
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    222
    Xu
    0

    Mặc định

    Chuyện này làm tôi nhớ đến vụ làm phim nhân dịp Thăng Long nghìn tuổi. Các bác lịch sử can thiệp quá thô bạo vào sự sáng tạo của những người làm nghề, rồi người trong nghề tự dìm nhau. Giờ không hiểu thế nào, chắc ai cũng chờ ... để chê ?

    Tôi đặc biệt ghét mấy thứ truyền hình của Hàn về lịch sử của chúng nó. Trong quá khứ làm gì có chuyện chúng nó huy hoàng thế, ít nhất là về phục trang chẳng hạn. Nhưng phải nói là làm phim đại chúng thì nên thế, nên thoải mái trong tô vẽ ngợi ca chút.
    ---QC---


  2. #12
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    22
    Xu
    0

    Mặc định

    hà, Đại Việt Sử ký ấy tôi sợ cũng không được như kì vọng của nhiều người. Cách diễn đạt trong cuốn sách đó như một mê cung, nếu không có một chút trình độ e rằng đọc xong nó rồi cũng chẳng thấy yêu thêm ịch sử chút nào. Đi tìm mấy cuốn sách chuyên khảo, (mà những cuốn này nói chung là hiếm), thì kiến thức cũng chỉ dừng ở một mức nhất định, vẫn rất khó tạo hứng thú.
    Cái vấn đề cần nói đến ở đây là làm thế nào đánh thức được niềm đam mê tìm hiểu chính lịch sử nước nhà của những con người Việt. Cái chúng ta cần là các phương tiện thông tin đại chúng vào cuộc, nhưng cũng không thể bình luận suông được. Bởi một chương trình muốn tạo được sự lan tỏa thì phải có sức hút. Điều này, may mắn thay đôi khi một cuốn sách có thể làm được.
    Tại sao chúng ta lại khá am tường lịch sử tàu, đi truy tìm từ ngọn nguồn sâu xa là bởi vì chúng ta đã xem qua nhiều phim ảnh, đọc quá nhiều tác phẩm kiếm hiệp cũng như lịch sử về các thời đoạn trong lịch sử của họ. Chính vì thế, dù muốn, dù không chúng ta biết đã về họ. Đem mô hình đó áp dụng trở lại, nhưng những tác phẩm không phải là của Trung Quốc nữa mà của chúng ta, xã hội ta nói tới là xã hội cổ của chúng ta. Việc này có lẽ khó nhưng không phải là không làm được. Cái ta thiếu lúc này chính là một tác phẩm thực sự hay, thực sự thuyết phục bởi có nói trời nói bể thì đó vẫn chỉ là mớ lí thuyết suông nếu không có sản phẩm đi kèm mà thôi. Đây mới là điều chúng ta cần bàn tới.
    Làm sao cho ra đời một tác phẩm, kích thích được lòng ham muốn lịch sử nước nhà. Nhân tài chúng ta có, nhưng đi một con đường ít người đi, quá ít người thành công như thế thật sự khó. Vậy vấn đề là ta cần phải trang bị cho mình cái gì, và cần nhất là phải có những người cùng chí hướng.
    Bạn minhsbv, khi nào dự kiến đó đi vào thực tế vậy. Và bạn cần chúng tôi giúp những gì, nếu làm được tin rằng không ai ở đây từ nan đâu.
    Hidden Content someone's someoneHidden Content

  3. #13
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Vùng đất bị Thượng Đế lãng quên.
    Bài viết
    233
    Xu
    0

    Mặc định

    Sử Việt là bảo khố của tiểu thuyết gia à?

    Wein mỗ cứ tưởng khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ viết, trí tưởng tượng phong phú, vốn sống dồi dào và trên hết là niềm say mê cùng thái độ nghiêm túc đối với sự nghiệp viết lách mới là bảo khố của tiểu thuyết gia chứ nhỉ.

    Còn sử hả? Bản chất của sử là cô đọng, súc tích, ý tại ngôn ngoại. Ngay đến một đời oanh oanh liệt liệt, công lao hãn mãn của những vị anh hùng tiền bối như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo cũng chỉ được ghi chép bằng nửa trang trong chính sử. Sử chỉ có thể là cái đinh, cái que để tiểu thuyết gia treo hay máng tác phẩm của mình lên hoặc cùng lắm là bệ phóng, là bàn đạp để ý tưởng của sáng tác gia xuất phát mà thôi.

    Tiền nhân của chúng ta ghi chép kinh sử sơ sài! Đúng!
    Một nghìn năm bắc thuộc và mấy chục năm quân Minh chiếm đóng làm sách vở tư liệu thất lạc mất mát nhiều! Đúng!
    Nhưng đó là câu chuyện của những sử gia chuyên nghiệp chứ đâu phải khó khăn của các nhà văn.

    Ví dụ nhé: Tống Sử cương, Tống sử mục chép về Lương Sơn tụ nghĩa vỏn vẹn có năm câu. So sánh với riêng một đoạn trong Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép về Nguyễn Hữu Cầu thì thua kém cả về lượng lẫn chất. Vậy mà Thi Nại Am sao vẫn viết ra được Thủy Hử truyện hàng vạn chữ làm say mê người đọc bao thế hệ. Những Dương Chế sứ, Võ Đô đầu, Hoa Hòa thượng, Câp Tiên phong cùng lắm chỉ xuất hiện trong giai thoại dân gian, trong chuyện kể lề đường và tác giả đã dày công tự đi sưu tầm cóp nhặt rồi sáng tạo ra chứ sử nào ghi tên họ.

    Trong số những sáng tác gia, những người tự nhận là yêu sử đang đấm ngực giật tóc kêu than ở trên này có bao nhiêu vị từng đến đình chùa xung quanh nơi mình ở tìm đọc văn bia thần phả còn lưu lại. Bao nhiêu vị từng đi gặp các sử gia, các trưởng họ để xin đọc gia phả hay tư liệu về nhân vật/thời kỳ mình quan tâm. Bao nhiêu vị từng có ý sưu tầm phong tục tập quán vùng này vùng nọ có liên quan đến sự tích của người xưa.

    Chưa làm được những việc ấy, chỉ ngồi trong phòng máy lạnh klic chuột để tìm những văn bản đã được số hóa sẵn sàng thì sử vĩnh viễn chỉ là những hàng chữ khô khan chứ mong gì tìm bảo khố.
    Lần sửa cuối bởi weingarten, ngày 16-07-2009 lúc 03:23.
    Tổ quốc là xa lộ.
    Ca- bin lấy làm nhà.
    Mùa lại với mùa qua.
    Cuộc đời... ôi! Phiêu lãng...

  4. Bài viết được 3 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    ketramlang,monsoon,Thiên Mộc,
  5. #14
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    22
    Xu
    0

    Mặc định

    Viết rất hay? Câu hỏi rất đúng. Có được bao nhiêu người đến được đình chùa miếu mạo, gặp được các trưởng tộc mà hỏi về lịch sử? Vâng, chắc là không nhiều đâu bạn ạ. Chính vì thế, chúng ta mới đi tìm một con đường mà từ đó có thật nhiều người biết đến lịch sử. Bạn nói chỉ có vài câu sử mà viết lên Thủy hử mà bạn quên rằng văn hóa Trung quốc truyện kể dân gian vô cùng phát triển. Có những kẻ giang hồ đi kể chuyện dân gian mà kiếm miếng ăn. Những câu chuyện là dân gian, nhưng không dựa vào lịch sử thì là gì? Với mấy dòng sử đó Thi Nại Am không thể viết lên một tác phẩm đồ sộ như thế được, ông còn phải dựa rất nhiều vào các câu truyện cổ dân gian.
    Quay lại vấn đề hiện tại, nếu viết về sử, về những truyền thống văn hóa từ xa xưa của ông cha mà bạn dựa vào "khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ viết, trí tưởng tượng phong phú, vốn sống dồi dào và trên hết là niềm say mê cùng thái độ nghiêm túc đối với sự nghiệp viết lách " thì xin lỗi không thể thuyết phục được người đọc đâu. Cái đó đúng đối với việc viết về ngày nay, hoặc việc viết theo kiểu dã sử Cổ Long hay đại loại như vậy. Cho nên nói lịch sử là bảo khố tôi nghĩ không hề khiên cưỡng.
    Hidden Content someone's someoneHidden Content

  6. #15
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Lãn Mã nông trang
    Bài viết
    2,353
    Xu
    0

    Mặc định



    Cần gì so với La Quán Trung hay Thi Nại Am

    Từ mấy mẩu truyền kỳ của Đường triều, Bộ Phi Yên viết 1 cuốn tiểu thuyết Tu La Đạo nổi tiếng. VN mình có cả một bộ Việt điện u linh tập hay Lĩnh Nam chích quái đấy, có bạn nào biết nước Nam ta truyền thuyết về thần ma quỷ có gì không ?

    Hay quanh đi quẩn lại cũng chỉ là tinh linh, ma pháp sư rồi mấy thứ yêu hồ tinh quỷ ?

    Nói chung mình thấy sử VN tuy thiếu, nhưng đủ cho các bạn múa bút rồi, đừng nhìn vào bề dày đồ sộ của Trung Hoa hay Ấn Độ mà tỵ nạnh, có trao cả cái lịch sử hoành tráng đó vào tay mà tài + chí không có thì cũng chỉ ngồi than thở mà thôi.

    Còn sử có phải bảo khố hay không ? Sử là bảo khố thật, đúng nhưng chưa đủ, cả một nền văn hóa VN là bảo khố, sử bất quá chỉ là 1 viên ngọc quý trong đó thôi.

    "Giá không có ruồi" - Azit Nezin

    Bị chú : Mod xóa bài và ban nick đồng chí ong giao đi kia.
    Bàn viết: www.banhmitrung.com

    ---QC---


Trang 3 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status