TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 3 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 15 của 30

Chủ đề: Những truyện đọc xong không quên luôn

  1. #11
    Ngày tham gia
    Mar 2009
    Bài viết
    191
    Xu
    0

    Mặc định

    Ừm, Thương Hải tốt, tiêu chí nào của nó cũng ở loại khá, nhưng không mặt nào xuất sắc. Điểm mình thích nhất ở nó lại là một điểm có lẽ chẳng ai thích: ẩn mạch. Dù chẳng có cơ sở khoa học nào cả, thì nó vẫn gợi lên một suy nghĩ: con người thật sự còn rất nhiều bí ẩn và không thể nói chắc rằng chúng ta đã hiểu rõ chính [cơ thể] chúng ta. Rất có thể có tồn tại cái gì đó là ẩn mạch hoặc tương tự như vậy mà khoa học hiện nay chưa có lý thuyết về nó, nên mới gặp vấn đề nặng với trí tuệ nhân tạo. (Nhận định này của mình có phần chủ quan, bởi vì mình có bỏ chút thời gian tìm hiểu mấy ngành gọi là Neural Network và Cognitive Representation.) Điểm mình không thích nhất ở Phượng Ca Aficio cũng đã nói rồi: chủ nghĩa dân tộc nông cạn và thô thiển.
    ---QC---
    "Tàn não đọc truyện não tàn. Càng đọc càng tàn càng tàn càng đọc." Hidden Content
    "Văn có thể nhạt, triết lý có thể cùn, nhưng nội dung thì không thể cứ lặp đi lặp lại." Hidden Content


  2. #12
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Bài viết
    65
    Xu
    0

    Mặc định

    Nếu nói đến những thứ gọi là "giết kẻ khác để tồn tại", tôi thích Thính Tuyết Lâu hơn cả. Cái gì gọi là văn hoa, cái gì gọi là lịch sử, cái gì gọi là chủ nghĩa dân tộc??? Tôi chẳng biết. Cái tôi thích ở truyện kiếm hiệp là cái cách dè dặt mà con người ta tiếp xúc với nhau, ở cái nghĩa sống trên đời mà đáng ra mỗi con người phải có. Ở cái sự bộc bạch bản chất con người ác-thiện... Đơn giản không? Giống như một đứa trẻ đọc truyện cổ tích vậy. Cả tâm lý muốn viết lách cái gì đó, đơn giản thôi, chỉ là muốn được đứng dậy giữa cộng đồng bộc lộ bản thân, đời sống, viết ra một vài hứng khởi, một vài thán phục về một nhân vật nào đó của lịch sử..
    Tôi không biết các bạn thích gì ở những kiểu tác phẩm thiếu tính hiện thực, nào là tiên, nào là thần, nào là không gian, ảo ảnh, nào là tương lai, quá khứ.. Vâng, dĩ nhiên, kiếm hiệp lịch sử cũng chẳng phải là thực chiến, nhưng dẫu sao đó cũng là những giả tưởng thân thiết và gần gũi nhất với đời sống con người. Tôi biết, không chỉ riêng tôi, mà có rất nhiều người, thậm chí một bộ phận lớn của xã hội này thích những thứ gọi là "thực tế".
    Các bạn chắc cũng ra đời, cũng lăn lộn, cũng tối mặt tối mũi với cuộc sống, cũng dằn vặt giữa những mối quan hệ người -người, các bạn thấy khó khăn không? Trước đây tôi cứ nghĩ, tìm những truyện kiểu vọng tưởng để đọc, để giải thoát những lo toan ngày ngày, rốt cục, tôi cũng chẳng thể nào đọc hết nổi một truyện, dù là truyện mà nhiều người cho là hay nhất.
    Có lẽ tôi hơi thiển cận, bởi vì cách đọc của tôi là nhập tâm, và vì thế tôi đi cùng cảm xúc của từng nhân vật. Hẳn là cũng vì thế mà tôi không bao giờ thỏa mãn được với tâm lý của: Tiên, Thần.. Cũng chẳng bao giờ có thể đứng ở bên ngoài mà nhìn nhận được những giá trị to lớn như các bạn đã nói.

  3. #13
    Ngày tham gia
    Jul 2014
    Bài viết
    66
    Xu
    0

    Mặc định

    Khi đọc đến Tu La Đạo, cảm giác đầu tiên của mình là giật mình. Có chút choáng. Tu La Đạo rất mới. Trước đó mình đã đọc Tru Tiên, Thương Hải và mấy truyện ngắn của Tiểu Đoạn, hệ liệt của Thương Nguyệt, và mặc dù các truyện này đều hay, nhưng không truyện nào làm mình giật mình cả. Thực ra có yếu tố tiềm ẩn bên trong mà ta chợt thấy bất thường
    Hidden Content Hidden Content Hidden Content Đừng chạy, Ai rượt mày đâu Hidden Content

  4. #14
    Ngày tham gia
    Jul 2014
    Đang ở
    Hồ Chí Minh
    Bài viết
    40
    Xu
    0

    Mặc định

    Em chưa đọc bộ này nữa @@ mà nghe các bác review chắc phải kiếm mà xem quá , cá nhân e thì thấy đọc truyện Già Thiên là để lại ấn tượng nhất , tác giả viết chất cơ mà đoạn cuối viết hơi ngang

  5. #15
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Bài viết
    296
    Xu
    0

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi Aficio Xem bài viết
    Tu La Đạo và Thương Hải đều là những truyện mình đọc xong không quên luôn. Tuy nhiên, lý do có lẽ bởi chỉ cần là truyện không quá dở, khiến phải bỏ cuộc sớm thì với người bình thường, cũng khó mà quên ngay.


    Tu La Đạo

    Thực sự, đề tài bắt con người ta phải giết nhau để sinh tồn không còn mới nữa, đặc biệt là các tác phẩm nhắc tới chuyện tuyển lựa sát thủ. Bản năng sinh tồn, cũng như bản năng tính dục nếu biết cách khai thác đều sẽ để lại ấn tượng mạnh. Do đó, mình thích cách lồng vào các truyền kỳ hơn, nó có chút gì đó lãng mạn, đối lập với màn mưa máu gió tanh đầy âm mưu xảo kế bên ngoài.


    Thương Hải

    Thành thực mà nói đọc tác phẩm này mình chẳng thấy điều gì nổi trội. Tình tiết hấp dẫn, bút lực mạnh của tác giả đủ khiến mình đọc tiếp, song để chiêm nghiệm gì đó thì không.

    Nhìn chung, tư tưởng của truyện rất đơn giản, đó là cái nhìn vừa tự hào vừa chê trách của 1 con người thời hiện đại về quá khứ. Nhưng, cái củ chuối nhất, đó chỉ là cách nhìn của 1 học sinh cấp 2, một người vừa được giảng xong 1 bài về Địa lý, Lịch sử nước nhà.

    Ôi, nước Trung Hoa của ta mới tài làm sao, mạnh làm sao, chỉ tại 1 thằng vua ngu mà không phát triển nổi, giờ đây mình mới khổ thế này.

    Những ý tưởng "táo bạo" trong truyện toàn là hàng của đời sau ghép vào đời trước. "Ức nho thuật" gợi lại cải cách của Ung Chính nhà Thanh, "Hạn hoàng quyền" khác nào cải cách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu cuối Thanh, cuộc thám hiểm của Cốc Chẩn chỉ là hình bóng của thuyền đội Trịnh Hòa, chính sách lấy người địa phương giữ đất quê mình của Thích Kế Quang thực ra là của Viên Sùng Hoán (cuối Minh), chính sách "dùng người Liêu". Tóm lại, toàn là cóp nhặt thật nhiều tinh hoa, chẳng cần biết ở đâu cho nó hoành tráng.

    Lại còn gì mà ưa chuộng Bát cổ làm hạn chế sức sáng tạo của văn chương, hay cấm buôn bán trên biển. Những cái đó đúng là không hay, song quan trọng là chúng đều có tác dụng, Phượng Ca chỉ nhìn 1 chiều, theo quan điểm của 1 học sinh hiện đại mà không đặt được mình vào thời đại lúc đó.

    Nhân vật có thật trong lịch sử hiện ra rất mờ nhạt và đầy thành kiến. PC hình như rất căm thù Chu Nguyên Chương, chê bai gay gắt, nhưng hình tượng Lương Tử Cầm anh ta tạo ra để đối lập còn yếu đuối, bạc nhược hơn nhiều, thiên tài gì, chẳng qua chỉ là 1 kẻ vô dụng, chỉ biết dùng võ công để nói chuyện. Y có vẻ là nhà cải cách thật đấy, nhưng kỹ năng đàm phán bằng zero, EQ thấp lè tè như vậy thì đủ để phủ nhận tất cả rồi. Có lẽ sự thật nó vậy nên PC buộc phải để nhân vật ngu đi chăng? Có điều thế là không thực tế rồi. Hồ Tôn Hiến lại càng mờ nhạt, chỉ là 1 ông quan tốt chẳng ra tốt, giỏi chẳng ra giỏi, như 1 con rối của Trầm Chu Hư. Thích Kế Quang cũng chẳng khá khẩm gì, 1 nhân vật lớn như vậy mà mô tả chỉ như 1 vị tướng bình thường có chút sáng kiến, tâm huyết.

    Nhìn lướt 1 lượt các nhân vật, chi tiết, thực sự chẳng thấy có gì mới mẻ, dù phải nói rằng tất cả đều được chăm chút, điểm tốt thể hiện bút lực PC, nhưng nhạt vẫn cứ là nhạt. Ý tưởng về thương nghiệp, thám hiểm,... thì như đã nói, đảm bảo rằng SGK của Tàu có dạy rất kỹ, chỉ việc nhét vào truyện thôi, nhưng đó là tầm nhìn của 1 học sinh bị nhồi nhét, nghe thì vĩ mô nhưng thực sự thì rỗng tuếch vì chẳng có kiến giải riêng, không biết suy xét cụ thể.

    Vậy thì, tại sao Phượng Ca được tán dương đến thế?

    Thử hỏi, 1 người trẻ tuổi viết văn ca ngợi đất nước mình, liệu có nên ủng hộ anh ta không? Đặc biệt khi đó là kiếm hiệp, 1 thể loại có nhiều người đọc.

    Với mình, đơn giản đó chỉ là 1 anh mọt sách viết văn, tất nhiên, anh ta giỏi, nhưng mọt sách vẫn là mọt sách. Và mình là mọt sách, nên ngửi thấy mùi "mọt" rất nhanh. Mình thích đọc sách, nhưng là sách của người biết suy nghĩ thực sự, chứ không phải của 1 con mọt khác. Còn nhớ có lần đọc 1 câu của 1 nhà phê bình nào đó bên Tàu nói Lương Tiêu thể hiện một hình tượng Hiện sinh cao độ gì đó, mình suýt sặc, không hiểu ông này do kiến thức về Hiện sinh chỉ gói gọn trong vài câu kết luận của Nietzsche hay buộc phải thể hiện tinh thần nâng đỡ cho một mầm non trong sáng?

    Kết luận, Thương Hải nói riêng và truyện của Phượng Ca nói chung nên đọc. Song hãy đặt nó vào đúng vị trí, không việc gì phải ca ngợi 1 phong cách dân tộc chủ nghĩa của Tàu cả.

    Nhưng nói đi thì nói lại, đó là 1 phong cách rất hay, nếu viết về Việt Nam. Thực sự giờ đang rất cần những con người như Phượng Ca ở Việt Nam. Nếu bạn viết được như vậy, sẽ không ít người ủng hộ, bất chấp bạn có nhìn đời bằng con mắt của một học sinh ^^
    Mình nghĩ bạn nên tìm 1 serie truyện của Hoàng Ly.

    Một thời ngang dọc-Lửa Hận Rừng Xanh-Nữ tướng miền sơn cước,,,

    Để thấy dc văn học VN cũng có người như Phượng Ca của Tàu,,, theo mình thì đây còn là những bộ truyện tiên phong hơn các tác giả Tàu trong thể loại huyễn huyễn bgio,,
    Truyện đang nghiện :Bất bại chiến thần 8.5 Thần Cấp Anh Hùng 9 Hidden Content
    Tác giả vẫn thấy oải nhất, chán nhất : Ngã Cật Cà Chua.Hidden Content
    Hidden Content LAU NHÀ - QUẦN ANH HỘI Hidden Content

    ---QC---


Trang 3 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status