TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Kết quả 1 đến 4 của 4

Chủ đề: Thiếu Lâm Tự Qua Các Thời Đại

  1. #1
    Ngày tham gia
    Jan 2011
    Đang ở
    Long Môn Phi Trấn
    Bài viết
    1,020
    Xu
    279

    Mặc định Thiếu Lâm Tự Qua Các Thời Đại

    Thiếu Lâm Tự – Thăng Trầm Qua Các Thời Đại

    http://tapchivothuat.com/index.php?o...435&Itemid=420

    Thiếu Lâm Tự - Cái nôi võ học Trung Hoa, nơi sản sinh ra rất nhiều danh võ nổi tiếng

    Tháng 8-2004, Thiếu Lâm Tự đã tung lên mạng công bố rộng rãi những bí kíp công phu được giữ kín hàng ngàn năm nay như “Dịch cân kinh”, “Tẩy tủy kinh”, “72 tuyệt kỹ”, công phu điểm huyệt… khiến cho Thiếu Lâm Tự giống như trong tiểu thuyết võ hiệp, lại một lần nữa làm cho “náo động giang hồ”
    Tu viện quân sự

    Tổ đình Tung Sơn Thiếu Lâm Tự (ngoài ra còn có nam Thiếu Lâm Tự ở Tuyền Châu, Phúc Kiến; bắc Thiếu Lâm Tự ở Kế Huyện, Hà Bắc) là một ngôi chùa cổ ẩn dưới Ngũ Nhũ Phong, trong bóng âm của núi Thiếu Thất thuộc huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Chùa được thành lập từ năm Thái Hòa thứ 19 đời Bắc Ngụy (năm 495), trụ trì là cao tăng Ấn Độ Bạt Đà. Thiếu Lâm Tự là một cổ tự nổi tiếng, lại ở gần kinh thành của hai triều Đường, Tống, được các quý tộc công thần, văn nhân nho sĩ đến du ngoạn ngâm vịnh rất đông. Nhưng có điều lạ là trong văn chương Đường, Tống lại cực ít nhắc đến võ công Thiếu Lâm Tự, phần nhiều chỉ ca tụng phong cảnh, chỉ đến giữa đời Minh mới có một số văn nhân nói đến, như Tung du ký của Vương Sĩ Tuấn viết: “Võ tăng biểu diễn mỗi người mỗi vẻ, côn quyền vùn vụt như bay, trong có người đánh Hầu quyền, nhảy nhót múa may giống như khỉ thật”.

    Xét qua lịch sử Thiếu Lâm Tự có thể thấy ngôi chùa này gắn liền với các nhân vật tôn giáo, chính trị, quân sự nổi tiếng Trung Hoa như Bồ Đề Đạt Ma, Đường vương Lý Thế Dân, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn, Thích Kế Quang, Du Đại Du, Trình Tông Du…Đó là một trong những điểm đặc biệt mà những nơi khác không có được, góp phần tạo nên danh tiếng “Thiếu Lâm Bắc Đẩu”, hình thành một “tu viện quân sự” hùng mạnh.

    Hình bóng Đạt Ma và Lý Thế Dân

    Tương truyền năm 527, Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) từ Thiên Trúc theo đường biển sang Nam Hải (Quảng Châu, Quảng Đông ngày nay) hội kiến Lương Võ Đế nhưng cơ duyên không hợp nên vượt sông ngược dòng đến Thiếu Lâm Tự. Sau đó chùa dần dần mở rộng, tăng chúng ngày càng đông, danh tiếng ngày càng lớn, Thiếu Lâm Tự trở thành Tổ đình Thiền tông. Đạt Ma được tôn là Sơ tổ Thiền tông Phật giáo Trung Hoa, thiền pháp tu hành của Thiền tông gọi là “bích quán”, tức tĩnh tọa đối mặt vào vách. Do ngồi xếp bằng lâu ngày rất dễ gây mệt mỏi, Đạt Ma thấy tăng chúng thân thể yếu đuối, tinh thần uể oải mới đem “Dịch cân kinh”, “Tẩy tủy kinh”- phương pháp cường thân của Ấn Độ cổ truyền bá.




    Trước đây, nhiều người cho rằng Đạt Ma đã sáng chế ra Đạt Ma kiếm, La Hán thập bát thủ, truyền dạy cho tăng chúng luyện tập. Do đó mới nói Thiếu Lâm quyền là do Đạt Ma sáng lập ra, “Thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm”. Kỳ thực vào thời Nam Bắc triều, tỉnh Hà Nam là nơi chiến loạn, binh lửa triền miên, vì để bảo vệ tài sản của chùa, Thiếu Lâm Tự ngay từ khi xây dựng đã lập đội tăng binh vũ trang, đương thời nhiều tự viện, miếu đường các nơi khác cũng đều như thế cả. Tăng chúng trong Thiếu Lâm Tự từng đánh đuổi một băng thổ phỉ đến cướp tự khí trong chùa, sau bị “bọn chúng lén phóng hỏa đốt tháp viện, phòng ốc bên trong đều thành tro tàn” (bia chùa Thiếu Lâm). Những khảo sát gần đây cho thấy những chiêu thức trong Đạt Ma kiếm, La Hán thập bát thủ có phong cách tương đồng với chiêu thức quyền kiếm Trung Hoa vốn đã định hình từ đời Hán, Tam Quốc. Cuối đời Tùy, quần hùng cát cứ, Thiếu Lâm Tự ở vào giữa khu giao chiến giữa Đường vương Lý Uyên và Trịnh vương Vương Thế Sung. Vương Thế Sung có ý muốn chiếm Thiếu Lâm Tự, vì thế đội tăng binh vũ trang trong chùa được tăng cường tối đa để bảo vệ chùa. Năm Võ Đức thứ 3(620), con Lý Uyên là Tần vương Lý Thế Dân đem 4 vạn tinh binh đông chinh đánh bại đại tướng Đơn Hùng Tín, trực chỉ Hàm Dương. Lúc này Thiếu Lâm Tự nắm bắt thời cơ, trụ trì Chí Tháo cùng các võ tăng Đàm Tông, Huệ Dương đưa tăng binh theo hỗ trợ Đường vương, lập nhiều công lớn, nổi tiếng nhất là trận “13 côn tăng cứu Đường vương”, bắt sống cháu Vương Thế Sung là Vương Nhân Tắc, bức hàng Vương Thế Sung, được Lý Thế Dân ban thưởng rất hậu. Nhờ đó sau khi triều Đường thống nhất thiên hạ bèn ban cho Thiếu Lâm Tự “40 khoảnh đất, 1 bộ trục nước, nhận nhiều ân sủng, lập chốn tu hành từ đời này sang đời khác”, phong Đàm Tông làm Đại tướng quân.

    Từ đó có thể thấy, Thiếu Lâm Tự vang danh khắp nơi, khởi đầu là do các võ tăng chọn được thời cơ chính trị thích hợp, được giai cấp thống trị che chở. Theo “Tung Nhạc Thiếu Lâm Tự bi” thì Chí Tháo đại sư suất lĩnh tăng chúng đại phá quân Vương Thế Sung, bắt sống Vương Ích Tắc, chắc chắn con số võ tăng tham gia chiến trận không phải ít, sau này cho là “13 côn tăng cứu Đường vương” sợ rằng khó tránh khỏi hư cấu.

    Thiếu Lâm Tự được triều Đường tin tưởng và che chở, tiếp tục duy trì đặc quyền huấn luyện tăng binh vũ trang. Vào cuối đời Đường, các phiên trấn có tình trạng cát cứ. Sách “Tư trị thông giám” của Tư Mã Quang ghi rằng: Vào năm Nguyên Hòa thứ 10 (815), võ tăng Thiếu Lâm là Viên Tịnh liên kết với Thanh Châu tiết độ sứ Lý Đạo mưu trừng phạt tham quan, định giết tể tướng. Sau bị bộ tướng là Dương Tiến, Dương Tái Hưng làm phản, đưa quân vào Tung Sơn bắt Viên Tịnh, sai đại lực sĩ dùng dùi sắt đánh gãy chân hòa thượng nhưng cố sức mà đánh không gãy. Viên Tịnh lúc ấy đã 80 tuổi, quát lớn “Đồ chuột, bẻ chân không xong sao dám gọi là kẻ mạnh?”. Trước khi bị hành hình, hòa thượng điềm nhiên nói: “Lỡ việc của ta, không để cho máu nhuộm Lạc Thành”.

    Truyền thuyết Triệu Khuông Dẫn

    Khai quốc hoàng đế Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn lấy võ công định thiên hạ, từng có thuyết rằng “Ngũ xích côn bảng đẳng thân tiêm, Đả biến thiên hạ vô địch thủ” (Thanh côn 5 thước cao bằng người, đánh khắp thiên hạ không có địch thủ). Theo “Quyền kinh quyền pháp bị yếu” thì Triệu Khuông Dẫn có được bản lĩnh ấy là nhờ học từ Thiếu Lâm Ngoại gia quyền. “Bắc quyền hối biên” viết rằng: “Phái Thiếu Lâm ngoại gia thì Triệu Khuông Dẫn là tổ khai sơn vậy. Khuông Dẫn có tuyệt kỹ, không truyền ra ngoài, khi say mới nói cho quần thần biết sự ảo diệu của tuyệt kỹ ấy. Sau hối hận nhưng không muốn nuốt lời, khi qua đời mới giấu sách viết tuyệt kỹ ấy trong thần đàn Thiếu Lâm Tự. Tuyệt kỹ ấy lấy ngạnh công làm thượng thừa”. “Tuyệt kỹ quyền pháp ấy xuất phát từ Thiếu Lâm Tự, từ khi Tống Thái Tổ học được mới vang danh bốn bể” (Quyền kinh quyền pháp bị yếu). Hình thức Sáo lộ (bài quyền) được định hình vào đời Tống mà khởi thủy là “Tống Thái Tổ tam thập nhị thế Trường quyền” (32 thế Trường quyền của Tống Thái Tổ) vì thế lại có thuyết nói quyền pháp Thiếu Lâm Tự khởi từ Tống Thái Tổ.

    Những thuyết trên dù có căn cứ hay không cũng nói lên một điều là võ công Thiếu Lâm vang danh thiên hạ là diễn hóa từ võ nghệ thực chiến trong chiến trận mà thành.

    Liên tiếp các triều đại sau, Thiếu Lâm Tự vẫn duy trì đặc quyền tăng binh vũ trang của mình, nhờ đó quyền thuật Thiếu Lâm không ngừng được hoàn thiện đến mức thượng thừa, ảnh hưởng cực lớn, được tôn xưng là “Thiếu Lâm Bắc đẩu”.

    Đầu đời Tống, phương trượng Thiếu Lâm Tự là Phúc Cư đại hòa thượng đã ba lần mời 18 vị võ lâm cao thủ của các môn phái về hội tại Thiếu Lâm Tự để giao lưu võ công. Năm Kiền Đức thứ 1 (936), Phúc Cư chỉ thị cho các đệ tử Linh Trí, Linh Mẫn, Linh Khâu kết hợp kinh nghiệm của Thiếu Lâm với công phu của 18 lưu phái võ lâm…

    Dung hợp sở trường các lưu phái dân gian, nổi tiếng về côn pháp

    Họ làm thành bộ “Thiếu Lâm quyền phổ” gồm 48 cuốn, trong đó quyền thuật có 173 bài, binh khí 133 bài, kỳ công mật lục (gồm điểm huyệt, cầm nã, ngự cốt đồ thủ) có 21 thiên, phụ đồ 3.895 bức.

    Đến đời Kim, Giác Viễn hòa thượng cùng các cao thủ Bạch Ngọc Phong (pháp danh Thu Nguyệt) và cha con Lý Tẩu diễn luyện, nghiên cứu võ công Thiếu Lâm, viết ra bộ Ngũ quyền tịnh yếu”(gồm long, hổ, báo, xà, hạc quyền kết hợp thủ, túc, thân, nhãn, bộ pháp). Giác Viễn phát triển La Hán thập bát thủ thành La Hán thất thập nhị thủ (72 thế) rồi tăng thành La Hán nhất bách thất thập tam thủ (173 thế). Lại điều chỉnh các bài bản, chiêu thức của Ngũ hợp quyền, Hắc hổ quyền, Hành long kiếm…

    Đến đời Minh, Thiếu Lâm Tự lấy côn pháp làm bửu bối trấn sơn, vang danh bốn bể. Danh tướng Thích Kế Quang trong tác phẩm “Kỷ hiệu tân thư” nổi tiếng nói rằng “Côn pháp của Thiếu Lâm Tự nổi tiếng đời nay”. “Võ bị chí” của Mao Nguyên Nghi chép “Trăm nghề võ khởi từ côn, côn khởi từ Thiếu Lâm”. Võ tướng đời Minh Trình Tông Du từng học côn pháp tại Thiếu Lâm Tự 10 năm, viết nên “Thiếu Lâm côn pháp xiển tông”, trong đó có nói: Thiếu Lâm côn gọi là Dạ xoa, là thánh truyền của Khẩn Na La vương” Khẩn Na La là hòa thượng Thiếu Lâm Tự cuối đời Nguyên đầu đời Minh, rất giỏi về côn pháp, được xưng là “Thiếu Lâm côn pháp chi tổ”.

    Diệt bạo trừ gian

    Đời Minh, nhiều tự viện lấy võ công vang danh, theo “Minh sử” thì “Tăng binh có Thiếu Lâm, Phục Ngưu, Ngũ Đài”, nhưng chỉ có Thiếu Lâm Tự là nổi tiếng nhất. Nguyên nhân: ngoài việc Thiếu Lâm côn pháp đã hình thành lưu phái riêng còn có nhân tố chính trị. Sử còn chép công lao của các võ tăng Thiếu Lâm Tự Huệ Uy (Thái Triệu), Huệ Lâm (Trịnh Khả) thống lĩnh quân triều đình nhiều phen đại phá quân Kim.

    Võ tăng Thiếu Lâm thường được xem là chủ công trong các cuộc chiến đấu chống cướp biển, bảo vệ vùng duyên hải Giang-Triết, bảo vệ cương thổ. Theo “Giang Nam kinh lược”, các võ tăng Thiếu Lâm Tự là Thiên Chân, Thiên Trì suất lĩnh hơn 40 tăng binh, nhiều lần giao chiến, đại phá cướp biển Nhật (Oa khấu). Các địa phương trong nước chiêu mộ hương binh đến Tùng Giang chống cướp Nhật, trong đó ‘tăng binh Thiếu Lâm Tự là kiêu dũng nhất, chém hơn 80 tên cướp ở Yên Kinh”… Danh nho Cố Viêm Võ trong “Nhật tri lục-Thiếu Lâm tăng binh” tán thán: “Khoảng năm Gia Tĩnh, Thiếu Lâm võ tăng là Nguyệt Không nhận hịch của đô đốc Vạn Biểu đánh bọn giặc cướp ở Tùng Giang, đồ đệ hơn 30 người, cầm gậy sắt tung hoành, giết giặc rất nhiều. Sau bị hãm giữa trùng vây, chiến đấu cả ngày, đều hy sinh. Than ôi! có thể cầm vũ khí bảo vệ giang san, hùng khí động sơn hà”.

    Mất chỗ dựa chính trị, truyền võ khắp dân gian

    Đời Thanh, võ công Thiếu Lâm phát triển cực thịnh. “Thiếu Lâm quyền thuật bí quyết” viết: “Võ công Thiếu Lâm từ cuối đời Minh đến đời Thuận Trị, Khang Hy nhà Thanh là giai đoạn đạt đến tối tinh”. Nhưng đến đời các hoàng đế Ung Chính, Càn Long vì lo ngại hội kín nên tìm mọi cách triệt thoái đặc quyền vũ trang của Thiếu Lâm Tự, không cho tụ tập luyện võ. Nhiều di thần võ tướng nhà Minh ẩn nhẫn nơi sơn dã, đợi thời cơ “phản Thanh phục Minh”, trong đó có nhiều ẩn sĩ liên hệ mật thiết với Thiếu Lâm Tự. Như thế, việc phát triển vượt bậc của võ công Thiếu Lâm đời Thanh gắn liền với ý thức dân tộc. Điều này hoàn toàn tương đồng với tôn chỉ của các bang hội bí mật đương thời: Lấy tôn giáo để tổ chức quần chúng, dùng luyện võ để võ trang lực lượng. Có nhiều hội kín lợi dụng danh nghĩa, võ công Thiếu Lâm Tự và tinh thần yêu nước để hiệu triệu quần chúng, như Hồng quyền, Thiên địa hội, Hồng thương hội, Đại đao hội…Do tiến hành phổ biến bí mật trong quần chúng, mạnh ai nấy nên nhiều lưu phái ra đời, bài bản sai lệch, rất khó phân biệt đâu là Thiếu Lâm chính tông.

    Chính quyền triều Thanh rất để tâm đến việc các tổ chức bí mật mượn danh Thiếu Lâm Tự để “phản Thanh phục Minh”. Vào đời Thuận Trị, trụ trì Thiếu Lâm Tự từng bị điều người từ Bắc Kinh đến thay, lại truyền chỉ cấm luyện võ, cấm tàng trữ binh khí. Các võ tăng phải dùng hình thức hạ sơn vân du để truyền dạy võ công trong dân gian. Đến đời Ung Chính thì hiệu lệnh càng nghiêm. Theo “Thiếu Lâm Tự chí” thì Ung Chính đã tiến hành quản lý Thiếu Lâm Tự gay gắt. Khi Thiếu Lâm Tự tu sửa phòng ốc trong chùa, phương án vẽ thành họa đồ do Tổng đốc Hà Nam là Vương Sĩ Tuấn trực tiếp trình lên cho hoàng đế xem xét, Ung Chính phê rằng: “Trẫm thấy 25 phòng ngoài của Thiếu Lâm Tự cách quá xa chùa, theo lối “linh tinh tán ngoại”(sao lẻ tách ngoài) mà không ở trong khuôn viên chùa. Xưa nay có tăng nhân ở phòng xa chùa, không giữ thanh quy, vọng hành sinh sự, làm bại hoại cửa Thích. Nay Thiếu Lâm Tự dù có tu sửa cũng không nên làm phòng tản lạc ngoài chùa, khó bề kiểm soát”, đủ thấy chính quyền đương thời rất để ý đến Thiếu Lâm Tự.

    Do triều đình kiểm soát gắt gao, nghiêm cấm luyện võ nên các võ tăng Thiếu Lâm Tự áp dụng nhiều biện pháp kín đáo để truyền bá võ công, như nói thác là luyện tập thuật đạo dẫn, hoặc mượn cớ vân du giáo hóa chúng sinh để đi khắp nơi, truyền thụ võ nghệ ở bên ngoài để tránh ảnh hưởng đến bổn tự. Các cao thủ võ lâm nổi tiếng đời Thanh được ghi vào “Thanh sử” như đại hiệp Cam Phượng Trì, Bạch Thái Quan, Lã Tứ Nương, Hồng Hy Quan, Mã hòa thượng Miễu Tăng… đều xuất thân từ Thiếu Lâm Tự hoặc được truyền thụ võ công Thiếu Lâm. Do đó đương thời lưu hành câu nói “Thiên hạ võ công xuất Thiếu Lâm/Thiếu Lâm cao thủ tại tứ phương”. Điều này nói rõ đương thời Thiếu lâm Tự dưới sự áp bức chính trị của triều Thanh đã rời tự viện, truyền bá võ công khắp nơi.

    Thiếu Lâm công phu có một hệ thống quyền thuật rất phong phú, đa dạng, chỉ riêng số bài quyền được ghi chép trong quyền phổ đã lên đến 708 bài, trong đó số bài quyền và binh khí chiếm 552, ngoài ra còn có công pháp thất thập nhị huyền công(72 tuyệt kỹ), cầm nã, giao đấu, trật đả, điểm huyệt, khí công 156 bài. Nhiều người yêu thích võ thuật trên thế giới đã quen với các tên Dịch cân kinh, Kim chung trạo, Thiết bố sam, Đại lực kim cang thoái, Nhị chỉ thiền, Thiếu Lâm côn, Đạt Ma kiếm, Thiếu Lâm cầm nã thủ…

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile



    xem thêm tại:
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/P...%E2%80%9D.html
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/P...%A0kungfu.html
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/P...eu-Lam-tu.html
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/P...-giao-dau.html
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/P...-dong-mon.html
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/P...-cao-tang.html
    Lần sửa cuối bởi nhanvantu, ngày 25-05-2011 lúc 15:53.
    ---QC---
    Máu bay trong không trung, tạo thành một cơn mưa máu văng ra tứ phía, khiến cho y phục của Tử Lan phút chốc đã biến thành màu đỏ.
    Đông Phương Nhất Dạ bỗng nhiên kinh ngạc vô cùng. Bởi thứ máu đó không phải là của Trác Huyền.
    Là máu của gã thiếu niên.


  2. #2
    Ngày tham gia
    Jan 2011
    Đang ở
    Long Môn Phi Trấn
    Bài viết
    1,020
    Xu
    279

    Mặc định

    Bạch Mi đạo nhân và hỏa thiêu Thiếu Lâm Tự
    http://tapchivothuat.com/index.php?o...tau&Itemid=421


    Bạch Mi đạo nhân (chữ Hán: 白眉道人, phiên âm Latin: Bai Mei Dao Ren) là người sáng tạo ra môn phái Bạch Mi quyền vào thời kỳ vua Càn Long đầu triều nhà Thanh.

    Trong hệ Nam quyền của Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến, ngoài Bạch Mi quyền còn có Hồng quyền và Vịnh Xuân quyền.

    Cuộc đời và sự nghiệp võ thuật của Bạch Mi Đạo Nhân có nhiều tồn nghi trong giới học giả ở Trung Hoa, nhất là trong giới võ thuật miền Nam Trung Hoa.

    Có rất nhiều câu chuyện ly kỳ, thậm chí mang tính thêu dệt và bịa đặt ở Trung Hoa về tiểu sử của Bạch Mi Đạo Nhân và môn võ cũng mang tên ông do chính ông sáng tạo cũng giống hệt như câu chuyện Trương Tam Phong Đạo Nhân sáng tạo ra Võ Đang quyền.

    Trong giới võ thuật ở miền Nam Trung Hoa, Bạch Mi Đạo Nhân được xem như là một kẻ ‘’Phản đồ” của Nam Thiếu Lâm và là người chủ mưu hoặc ít nhất là có tham gia hai lần vào vụ hỏa thiêu chùa Nam Thiếu Lâm Toàn Châu Phúc Kiến lần thứ nhất vào năm 1723 (tức năm Ung Chính thứ 2) dưới bàn tay của vua Ung Chính và vụ hỏa thiêu chùa Nam Thiếu Lâm Toàn Châu Phúc Kiến vào năm 1763 (tức năm Càn Long thứ 28) dưới bàn tay của vua Càn Long.

    Bạch Mi có phải là một “Phản đồ”?

    Bạch Mi Đạo Nhân có phải là một “Phản đồ” của Nam Thiếu Lâm ?

    Không có một tài liệu nào đề cập vấn đề này mà chỉ là những câu chuyện truyền khẩu trong giới võ thuật và được Càn Long viết trong bộ tiểu thuyết Càn Long Tuần Hạ Giang Nam Ký và bộ tiểu thuyết Lã Mai Nương Truyện của Tề Phong Quân được các hãng phim Hong Kong dựng thành bộ phim Nam Thiếu Lâm là một câu chuyện mang tính tiểu thuyết hư cấu nhiều hơn là sự thật.

    Câu chuyện này phải nói rõ ra rằng là một sự bịa đặt, dù vậy câu chuyện này vẫn cứ được lưu truyền trong giới võ thuật ở miền Nam Trung Hoa và thường được các hãng phim Hồng Kông chuyển thể thành phim Kungfu (phim võ thuật) với các câu chuyện về sự giao chiến giữa Hồng Hy Quan, Phương Thế Ngọc và Bạch Mi Đạo Nhân … cho đến các câu chuyện ly kỳ hơn là sự hận thù giữa các võ phái Nam Thiếu Lâm mà chủ đạo là mối thâm thù huyết hải giữa hai phái Thiếu Lâm Hồng gia và Thiếu Lâm Bạch Mi .

    Tại sao có câu chuyện này ?

    Thuyết thứ nhất

    Mọi chuyện bắt đầu từ vị vua Càn Long nhà Thanh sáng tác bộ tiểu thuyết võ hiệp Càn Long Du Giang Nam gán cho Bạch Mi Đạo Nhân và các môn đồ của ông cùng Phùng Đạo Đức, Ngũ Mai Lão Ni Sư Thái âm mưu ngấm ngầm dẫn dắt quan quân nhà Thanh đi phóng hỏa đốt chùa Nam Thiếu Lâm ở thành phố Toàn Châu tỉnh Phúc Kiến vào năm 1723 (tức năm Ung Chính thứ 2), làm cho người đời sau cứ ngỡ ngôi chùa bị đốt là chùa Thiếu Lâm Tung Sơn ở huyện Đăng Phong tỉnh Hà Nam mà ngôi chùa này mới thật sự là chùa Thiếu Lâm chính là nơi xuất phát võ Thiếu Lâm. Sau đó Chí Thiện Thiền Sư xây ngôi chùa Nam Thiếu Lâm thứ hai cũng tại thánh phố Toàn Châu tỉnh Phúc Kiến rồi sau này cũng bị Bạch Mi Đạo Nhân chính thức ra mặt tham gia thiêu hủy y như lần trước luôn vào năm 1763 (tức năm Càn Long thứ 28). Sau khi tham gia thiêu hủy lần thứ hai này, Bạch Mi đã bỏ đi theo Đạo gia trong núi Nga Mi ở tỉnh Tứ Xuyên và biến mất bặt tăm, mãi cho đến sau này cuối thời nhà Thanh, các môn đồ của Bạch Mi phái ở Phật Sơn tỉnh Quảng Đông và ở Lĩnh Nam (phía nam Quảng Đông giáp ranh Việt Nam) là Trương Lễ Tuyền (Cheung Lai Cheun, 1880 – 1964), còn gọi là Trương Sư, xuất hiện thì giới võ thuật miền Nam Trung Hoa mới biết Bạch Mi phái vẫn còn tồn tại.

    Trong các dòng phái của Bạch Mi quyền sau này, các môn đồ của Bạch Mi phái đều phủ nhận câu chuyện trên là bịa đặt và không hề có mối thù nào giữa hai phái Hồng Gia Quyền và Bạch Mi quyền cả. Có một số môn đồ Bạch Mi phái lại phủ quanh Bạch Mi Đạo Nhân những câu chuyện truyền kỳ về sự tích tiêu diệt chùa Nam Thiếu Lâm của Bạch Mi Đạo Nhân như là một bằng chứng để đề cao tính siêu việt của kỹ pháp Bạch Mi quyền hơn hẳn võ thuật trong chùa Nam Thiếu Lâm . Đây cũng là câu chuyện không có một sử gia võ thuật Trung Hoa nào ghi nhận là có thật cả.

    Có ai biết đâu rằng các môn đồ của Bạch Mi Đạo Nhân cũng bị quan quân nhà Thanh truy lùng và hành hình tội chết vì cũng tham gia phong trào phản Thanh phục Minh lúc đó . Thế là từ đây, Bạch Mi Đạo Nhân lại bị gán cho tội danh “phản đồ” đi theo nhà Thanh để cứu các đồ đệ của mình khỏi tội chết.

    Thuyết thứ hai

    Lại có thuyết kể rằng Bạch Mi Đạo Nhân, tên thật là Chu Long Tuyền, là một võ tăng trong chùa Nam Thiếu Lâm Toàn Châu Phúc Kiến, do bất mãn với sư phụ là Hồng Mi đã truyền lại tâm ấn và giáo pháp Phật giáo cùng võ công chân truyền cho Chí Thiện Thiền sư để kế nghiệp trụ trì chùa Nam Thiếu Lâm, nên trong bụng từ lâu đã có ý mưu phản và sáng tác ra một môn võ đối nghịch lại với Thiếu Lâm . Sau khi chùa Nam Thiếu Lâm Toàn Châu Phúc Kiến bị hỏa thiêu, sư trưởng chùa Thiếu Lâm là Hồng Mi đã đặt pháp danh cho Chu Long Tuyền là Bạch Mi để giấu tung tích. Bạch Mi sau đó tham gia huấn luyện đoàn binh tăng chùa Nam Thiếu Lâm thứ hai cũng tại tỉnh Phúc Kiến và đã âm mưu tiết lộ kế hoạch phản Thanh phục Minh của chùa cho Càn Long để đổi lấy thông tin về kế hoạch tấn công Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến lần hai với ý đồ tiêu diệt võ Thiếu Lâm hoàn toàn để Bạch Mi phái xưng vương đứng đầu trong giới võ thuật Trung Hoa .

    Nếu ai đã nghiên cứu lịch sử võ thuật thì không thể tưởng tượng ra nổi câu chuyện trên lại nhằm ý xuyên tạc Bạch Mi Đạo Nhân một cách độc ác và nham hiểm như vậy .

    Nếu câu chuyện trên có thật thì, Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam và Bắc Thiếu Lâm ở Bàn Sơn tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) chắc là hư danh và không có thật trong lịch sử võ thuật Trung Hoa mà chỉ có Nam Thiếu Lâm mới là võ Thiếu Lâm chính tông xưa nay ở Trung Hoa nên mới trở thành mục tiêu của nhà Thanh. Hoặc là, vậy tại sao nhà Thanh không tiêu diệt nốt luôn chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam và Bắc Thiếu Lâm để diệt cỏ tận gốc và xóa sổ tên phái Thiếu Lâm hoàn toàn ra khỏi danh sách các võ phái Trung Hoa .

    Sở dĩ Càn Long tiêu diệt Nam Thiếu Lâm vì các đệ tử tục gia của họ đã tham gia phong trào phản Thanh phục Minh. Nguyên nhân này được giải thích rất rõ trong các lưu thuyết về nguồn gốc của các võ phái thuộc hệ Nam quyền Thiếu Lâm rằng: trong cách chào bái tổ của các võ phái hệ Nam quyền tức Nam Thiếu Lâm thì tay phải nắm thành quyền, tay trái xoè thủ chưởng (lòng bàn tay) và hai tay áp vào nhau được đặt ngay trước ngực (trong khi Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam đặt thế chào này ngang chân mày trước mặt) mà trong chữ Hán đó là hai chữ Nhật (Dương) 日 và Nguyệt (Âm) 月 ghép lại thành chữ Minh 明 nghĩa là Minh triều cho nên cách chào này có tên là Minh tự Cung thủ lễ có nghĩa là vòng tay bái tổ nhà Minh quyết tâm khôi phục giang sơn nhà Minh.

    Trong cách chào Minh tự Cung thủ lễ của Nam quyền, tư thế tấn khi chào là chảo mã tấn, chân phải trụ bộ chịu sức nặng cơ thể 100% và rùn thấp xuống, chân trái chấm nhẹ mũi chân ra phía trước và không chịu sức nặng cơ thể một chút nào. Tư thế chào này trong Nam quyền chỉ có Vịnh Xuân quyền và Bạch Mi quyền là ngược lại: tay phải xòe thủ chưởng, tay trái nắm thành quyền, thế tấn khi chào của Vịnh Xuân quyền là nhị tự kiềm dương bộ, thế tấn khi chào của Bạch Mi quyền là đứng chập hai chân tư thế như đứng nghiêm nhưng rùn thấp đầu gối hai chân xuống gọi là trụ tấn trong Thiếu Lâm quyền.

    Trong khi nghiên cứu các bộ quyền thuật Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam thì trước khi vào quyền hai bàn tay xoè thủ chưởng chắp lại phía trước ngực để bái Phật trước, rồi sau đó mới bái tổ các bậc tiên sư bằng tay phải nắm thành quyền và tay trái xoè thành thủ chưởng áp vào nhau nằm ngang chân mày trước mặt chứ không đặt trước ngực như Nam Thiếu Lâm, ý nghĩa của động tác bái tổ này nhằm biểu trưng cho hai lực lượng đối nghịch nhau – hỗ tương nhau là âm dương hoặc cương nhu trong quyền thuật. Sau khi kết thúc bài quyền cũng phải chắp hai tay lại làm lễ bái Phật, chứ không bái tổ bằng tay phải nắm thành quyền và tay trái xòe thủ chưởng để kết thúc bài quyền như các võ phái Nam quyền, cứ xem bài La Hán Thập bát thủ và La Hán quyền, Ngũ Lộ Mai Hoa quyền, Liên Hoa quyền, … của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam là rõ sự khác biệt này. Cả hai cách chào này: hai tay xòe thủ chưởng chắp trước ngực hoặc tay phải nắm quyền áp vào lòng bàn tay trái xòe chưởng đặt ngang chân mày trước mặt đều được gọi cùng tên là Đồng tử bái Quan Âm, nghĩa là chắp tay lễ Phật trước và sau khi luyện quyền.

    Thế tấn khi chào Đồng tử bái Quan Âm của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam là tư thế đứng chập hai chân lại như đứng nghiêm và giữ đầu gối thẳng gọi là lập tấn trong Thiếu Lâm quyền.



    Thuyết thứ ba

    Còn một thuyết nữa ly kỳ hơn kể rằng vào thời vua Khang Hy (cha của vua Ung Chính và là ông nội vua Càn Long), có 128 nhà sư chùa Thiếu Lâm đã giúp vị vua này bình định dẹp loạn Ngô Tam Quế, trong cuộc bình loạn này, 128 nhà sư Thiếu Lâm đã đánh bại các binh đoàn nổi loạn và không có một ai bị thương vong cả . Do sự việc này mà phát sinh hận thù giữa các nhà sư Thiếu Lâm và quân đội nhà Thanh nổi loạn sau này qui hồi. Chính các quan quân phiến loạn qui hồi này đã rắp tâm trả thù chùa Thiếu Lâm trong khi vua Khang Hy vẫn còn mang ơn nhà chùa và nhiều lần viếng thăm chùa để lại bút tích tại cổng chùa do chính ngài thủ bút.

    Sự thật là vua Khang Hy rất mến mộ võ Thiếu Lâm và có để lại bút tích tại cổng chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam. Còn câu chuyện 128 nhà sư Thiếu Lâm kia thì không hiểu là chùa Thiếu Lâm nào ? chùa Nam Thiếu Lâm Toàn Châu Phúc Kiến hay chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam ? Vì sau này nhà Thanh phóng hỏa đốt chùa Nam Thiếu Lâm . Người đầu tiên phát lệnh cho quan quân nhà Thanh tiêu diệt chùa (Nam) Thiếu Lâm chính là vua Ung Chính rồi sau mới tới Càn Long. Câu chuyện này còn cho biết, sau vụ hỏa thiêu chùa, chỉ còn 5 cao đồ xuất sắc của Nam Thiếu Lâm sống sót và trốn thoát, 5 vị đó là:

    1. Chí Thiện thiền sư (chữ Hán: 至 善 禪 師, phiên âm Latin: Jee Sin Sim See)
    2. Ngũ Mai lão ni sư thái (chữ Hán: 五 枚 師 太, phiên âm Latin: Ng Mui Si Tai hay Wu Mei Shitai)
    3. Bạch Mi Đạo Nhân (chữ Hán: 白 眉 道 人, phiên âm Latin: Bai Mei Dao Ren)
    4. Phùng Đạo Đức (chữ Hán: 馮 道 德, phiên âm Latin: Fung Do Duk hay Fung To Tak)
    5. Miêu Hiển (chữ Hán: 苗 顯, phiên âm Latin: Miu Hin hay Mew Hing) là cha của Miêu Thúy Hoa (chữ Hán: 苗 筴 花, phiên âm Latin: Miu Tsui Fa), ông ngoại của Phương Thế Ngọc (chữ Hán: 方世玉, phiên âm Latin: Fong Sei Yuk)

    Vua Càn Long cũng đã từng bỏ công trùng tu chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam sau khi lên thăm chùa và nằm ngủ dưới mái hiên chùa làm thơ khi nghe tiếng mưa rơi giữa đêm khuya thanh vắng suy ngẫm về thế thái nhân tình. Cho nên câu chuyện vua Càn Long thiêu hủy chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam là một sự ngộ nhận lầm lẫn.

    Tại mục bài Hồng Gia Quyền trong tài liệu Nam quyền Toàn thư – nguyên tác Trung văn của quyền sư (Tiến sĩ) Dương Tuấn Mẫn (Yang Jwing Ming) có nhắc đến Ngũ Tổ là năm vị sư tổ của Nam Thiếu Lâm chính là 5 vị trên mà sau này được các phái võ miền Nam Trung Hoa tôn vinh là 5 vị sư tổ của Nam quyền.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Máu bay trong không trung, tạo thành một cơn mưa máu văng ra tứ phía, khiến cho y phục của Tử Lan phút chốc đã biến thành màu đỏ.
    Đông Phương Nhất Dạ bỗng nhiên kinh ngạc vô cùng. Bởi thứ máu đó không phải là của Trác Huyền.
    Là máu của gã thiếu niên.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Dec 2009
    Bài viết
    9
    Xu
    0

    Mặc định

    Chưa chắc đã không còn, đa phần là các môn phải ẩn đi đó. Việt nam còn có nữa là TQ.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Oct 2008
    Bài viết
    758
    Xu
    33

    Mặc định

    nói về võ học vn , một dân tộc lâu đời vậy võ học của họ đâu ? thời đinh lê lý trần , ở đâu ?

    mình nói thật 1 điều các bạn đừng buồn , võ học người việt mai một theo năm tháng là vì :

    điều 1 : không dạy võ cho người ngoài nếu khác họ

    điều 2 : võ học người việt chỉ truyền trong dòng tộc , vì sao lại chỉ làm thế , mọi người đều nói võ học cường thân kiện thể , nhưng với người việt nó không chỉ là thế mà nó còn để giặc bảo vệ đất nước , nên võ học hầu hết đều giữ nguyên thủy có nghĩa là chỉ để giết người không có công dụng khác , nếu võ học chỉ để giết người các bạn có dám dạy cho người ngoài không ? khi tôi học ba tôi cũng dạy toàn những cái giết người không àh , không học còn háo hức , học xong lai sợ , vì sao? tôi sợ lúc không kiềm chế được sẽ giết người khác vì họ dồn tôi , hoặc trong lúc tập luyện đã nhồi vào đầu quá nhiều điều chỉ nghĩ đến giết người .

    tội toàn tâp võ 1 mình vào buổi sáng sớm 4h sáng không ai , và khi tập trong đầu tôi toàn tưởng tượng ra đối thủ và giết chết đối thủ trong 1 hoặc 2 thế đánh , vì tưởng tượng như vậy hoài nên nó ăn sâu vào đầu rồi , không thể thay đổi
    nên khi ra tay là sẽ giết người

    đối với thế giới , người mỹ , nhật rất thắc mắc về nền võ học việt nam thời xưa trước thời hậu lê , nó đâu mất hết ? có nhiều người nước ngoài đọc sử việt họ thắc mắc 1 đất nước lâu đời lại không có đễ lại võ học gì sao ?

    tôi biết nhưng cũng không nói ra :H

    nói về tôi và gia đinh tôi cũng thế , võ nghệ gia truyền chỉ dạy cho người trong gia đình và truyền xuống , chấp nhận mai một nếu không ai kế nghiệp , vì võ để giết người chứ không phải để chơi như bây giờ , ba tôi toàn dạy tôi những phương pháp đánh giết nhanh gon , ba tôi không cho phép đánh nhau nhưng khi đối phương cố gắng dồn vào đường cùng thì sẽ phải giết thôi , ba tôi dạy không nhân nhượng khi ra tay bở vì 1 khi đánh không chết đối phương sẽ trả thù do đó không đánh thì thôi mà đã quyết định đánh là sẽ giết đối phương bất chấp hậu quả ,

    1 nền võ học như thế bạn nghĩ coi có nên dạy ra ngoài để người ta đi giết nhau không? nếu bạn dạy ra 1 kẻ cướp giết người thì bạn cũng phải trả giá cho sai lầm của mình ,

    có thể khi đọc bài này nhiều bạn nghi ngờ điều tôi nói nhưng nó là sự thật Việt nam còn rất nhiều gia tộc giữ lấy võ học cổ truyền chỉ truyền trong gia đình và họ hầu như không nói ra

    1 sự thật không ai muốn chấp nhận nhưng cũng phải chịu vì nó là thế , sự thật thường phũ phàng
    Lần sửa cuối bởi hoavanta, ngày 12-09-2011 lúc 22:33.
    Cô em Hiền Thục , Đẹp từ hôm quaHidden Content
    Hôm nay xấu quá , Đục em chết bà Hidden Content

    ---QC---


Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status