TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng

Xem kết quả Bình chọn: Theo bạn nên đặt chú thích ở đâu:

Người bình chọn
563. Bình chọn này đã đóng
  • 1 - Ở ngay sau câu cần chú thích

    287 50.98%
  • 2 - Ở cuối chương

    240 42.63%
  • 3 - Ở đâu cũng được

    36 6.39%
Trang 3 của 50 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 15 của 247

Chủ đề: Ngược về thời Minh - Nguyệt Quan - No.1 2007 (Mới nhất: Chương 238)

  1. #11
    Ngày tham gia
    Mar 2008
    Đang ở
    Hà Lội
    Bài viết
    1,403
    Xu
    0

    Mặc định

    Ngược về thời Minh

    Dịch từ nguyên tác: 回到明朝当王爷 (Hồi đáo Minh triều đương vương gia)

    Tác giả: 月关 (Nguyệt Quan)



    Quyển 1 – Khói lửa suốt ba tháng

    Chương 10: Bày ra kế hiểm.

    Dịch: TheJoker

    Biên dịch: vo_vong

    Biên tập: anubis1603

    Hiệu đính: TroiOi

    Nguồn: www.tangthuvien.com


    Sở trường duy nhất của y là cái "kế trì hoãn" dùng trong công tác giải quyết bồi thường bảo hiểm, chỉ là chẳng biết có thể dùng được hay không....


    Ngượng nghịu gãi gãi mũi, Dương Lăng quay về chỗ ngồi. Đang rất đỗi buồn chán, y chợt nhớ đến chuyện xảy ra ngày hôm nay, liền vội vã lôi rương sách ra lục lọi. Quyển "Đại Minh luật" dày cộm đó quả nhiên cũng nằm bên trong. Y lấy ra rồi bắt đầu lật đọc tỉ mỉ.

    Đang tra cứu những điều luật có liên quan đến kiện tụng thì Hàn Ấu Nương mang tới một chén trà nóng nghi ngút khói. Dương Lăng không khỏi gấp sách thầm than thở: “Nam nhân trong xã hội phong kiến thật đúng là ‘nam nhân’ mà, chứ ở xã hội hiện đại thì kiếm đâu ra loại đãi ngộ thế này!”

    Vào thời đó, giờ làm việc của những cửa tiệm bình thường không cập rập như bây giờ. Giờ nghỉ trưa rất dài, ước chừng tới hơn hai giờ chiều tính theo giờ hiện đại mới tiếp tục bắt đầu công việc. Cho nên Dương Lăng thoải mái vừa nhấp trà nóng vừa đọc sách, còn Hàn Ấu Nương thì ngồi ở mép giường may vá thêu thùa.

    Ngón tay nàng khéo léo thắt nút một đầu sợi chỉ, liếm nhẹ đầu kia rồi luồn nó qua lỗ kim. Nàng co một chân lên giường, cẩn thận may vá quần áo, thi thoảng còn dịu dàng liếc mắt nhìn phu quân đang chăm chú xem sách.

    Dương Lăng xem sách hồi lâu, suy nghĩ kỹ càng một trận, nhưng lại chẳng tìm ra được điều luật nào có lợi cho Mã Ngang. Xem ra vẫn phải dựa vào công phu "Thái Cực Quyền" mà mình học được ở hậu thế để đường đường chính chính "hại người lợi ta" rồi.

    Y ngẩng đầu thở dài một hơi, vừa lúc bắt gặp Hàn Ấu Nương đang đưa chiếc áo vải bông lên khóe miệng cắn đứt chỉ thừa, còn đôi mắt lại say sưa nhìn mình. Khi chạm phải ánh mắt của Dương Lăng, nàng lập tức hoảng hốt né tránh.

    Nhìn thiếu nữ xinh đẹp mới mười lăm, mười sáu tuổi mà ra dáng như một tiểu phu nhân này, mặc dù Dương Lăng đã quyết tâm chỉ coi nàng như một tiểu muội muội hiền lành đáng yêu, nhưng trong lòng y vẫn không khỏi hơi rung động. Từ chín lần chuyển thế đến giờ, y chưa từng có được loại cảm giác ấm áp thế này. Nhịp sống an nhàn êm ả, có một người vợ dịu dàng thùy mị quan tâm săn sóc, đây chẳng phải là cuộc sống mà mình hằng tha thiết ước mơ sao? Chẳng phải là tình cảm mà mình đã vất vả kiếm tìm, cần phải quý trọng hay sao?

    Hàn Ấu Nương cúi đầu tiếp tục may vá. Cảm nhận được trượng phu vẫn đang nhìn mình, trong lòng nàng không khỏi lúng túng, tay chân rối loạn. "Ui da" một tiếng, mũi kim đã đâm vào ngón tay nàng. Dương Lăng vội gấp quyển "Đại Minh luật" lại, chụp lấy bàn tay nhỏ nhắn ấy mà xem xét. Chỉ thấy trên đầu ngón tay, một giọt máu đỏ thắm đã ứa ra.

    Dương Lăng liếc nhìn xung quanh một lượt, lúc này mới chợt hiểu ra vì sao người xưa khi bị kim đâm lại đưa ngón tay vào miệng để mút. Đó không phải vì bọn họ biết nước bọt có thể sát trùng, mà là thật sự không có thứ gì có thể dùng để lau máu, dẫu sao cũng không thể chùi vào quần áo được! Thế là y cũng "noi gương" đưa ngón tay Hàn Ấu Nương vào miệng mút nhẹ, đầu lưỡi thoa lên ngón tay nàng. Tấm thân Hàn Ấu Nương đột nhiên run lên, khuôn mặt đỏ lựng, cả người nóng bừng.

    Dương Lăng khẽ trách:
    - Xem nàng kìa, sáng sớm đã phải ra ngoài làm công rồi mà về nhà vẫn không nghỉ ngơi, giờ nàng lại đang làm gì đấy?

    Hàn Ấu Nương cụp hàng mi cong xinh đẹp, ngoan ngoãn để mặc cho y nặn nhẹ ngón tay của mình, rụt rè nói:
    - Đã sắp sang năm mới rồi mà chàng vẫn chưa có được một chiếc áo khoác tươm tất. Thiết nghĩ chàng là người có thân phận, ăn vận như vầy ra đường sẽ không tránh khỏi bị chê cười, nên thiếp mới tranh thủ may cho chàng một chiếc mới.

    Dương Lăng thở dài một hơi. Bên nhau càng lâu, y càng cảm thấy mắc nợ nàng nhiều hơn, cái cảm giác xót xa ấy như thể đã mắc nợ nàng không biết tới mấy kiếp ân tình rồi. Y lặng lẽ siết chặt bàn tay, tình ý chân thành không ngừng lan tỏa khắp tâm hồn và thể xác bọn họ.

    Khẽ vuốt ve bàn tay nhỏ nhắn của thiếu nữ mới mười lăm tuổi này, trong lòng Dương Lăng dâng lên muôn phần xúc động. Ở cái tuổi đáng ra vẫn được cắp sách đến trường thì nàng đã phải trở thành một người vợ dịu dàng hiền thục, cái xã hội cổ xưa ác độc này. . . thực khiến người ta phải cảm khái mà.

    Luật triều Minh quy định rằng nữ tử đủ mười sáu tuổi mới được xuất giá, song dân gian hiếm khi tuân thủ nó. Thế nên luật pháp thời đó mặc dù rất nghiêm, hở chút là phạm vào tội chém đầu, nhưng đối với chuyện này quan phủ lại mắt nhắm mắt mở, coi như không thấy.

    Nặn ngón tay một hồi, áng chừng sẽ không còn chảy máu nữa, Dương Lăng mới bóp nhẹ ngón tay nàng cười nói:
    - Được rồi, còn đau không?

    - Không đau!
    Giọng nàng cất lên hết sức mê ly.

    Lúc này Dương Lăng mới phát giác hai rèm mi nàng đang rủ xuống, dáng vẻ ngượng ngùng, khóe môi hé nở một nụ cười ngọt ngào. Trên khuôn mặt non nớt ấy toát lên khí chất cực kỳ dịu dàng điềm tĩnh, đó là thần thái của một phụ nữ trưởng thành mà chỉ khi đối diện với người mình yêu thương nhất thì mới bộc lộ ra.

    Trước đây nàng chưa bao giờ bộc lộ loại khí chất đặc biệt như thế, mà chỉ là thể hiện vẻ dịu dàng của nữ giới nói chung thôi. Bên ngoài hoa tuyết phất phơ, rơi xuống đất rồi chẳng còn dấu vết. Hàn Ấu Nương cảm thấy con tim mình vô cùng thanh thản, tình ý chân thành như tầng tầng sóng gợn không ngừng lan tỏa trong lòng nàng. Những sợ hãi lo âu, cay đắng xót xa trong hơn nửa năm qua, ngay tích tắc này như thể đã hoàn toàn tan biến.

    Dương Lăng cũng không khỏi nhìn nàng đến ngây ngốc, si mê đắm đuối một hồi lâu. Bầu không khí ngọt ngào yên tĩnh này rốt cuộc đã bị một tiếng kêu lớn bên ngoài phá vỡ. Một nam nhân ở ngoài cửa lớn giọng gọi to:
    - Dương Lăng công tử có ở đây không?

    Hàn Ấu Nương lúc này mới giật mình "a" lên một tiếng, bừng tỉnh khỏi thoáng say mê, nàng luống cuống vội rụt tay về. Dương Lăng khẽ cười, xoay người đi ra mở cửa. Hoa tuyết theo gió lùa vào tới tấp, mới trở về nhà ăn cơm trong phút chốc mà bên ngoài đã thành một mảng mờ mịt trắng xóa.

    Dương Lăng căng mắt ra nhìn, chỉ thấy hai gã nha sai tay giữ cán đao giắt bên hông đang đứng ngoài cửa, trên người phủ một lớp tuyết dày. Phía sau lưng họ còn có một thiếu nữ, trên người nàng khoác áo choàng màu trắng, tay cầm một chiếc ô màu vàng. Cổ áo choàng bằng lông chồn trắng muốt quấn kín cổ nàng chỉ để lộ ra khuôn mặt yêu kiều thuần khiết, trông như một đóa hoa sen nổi trên mặt nước. Giữa hoa tuyết ngập trời, nàng giống như một vị tiên nữ giáng trần.

    Hai nha sai này chính là hai gã đã bắt trói Mã Ngang về nha môn, cho nên nhận ra được Dương Lăng. Vừa thấy người mở cửa đúng là y, họ bèn vội ôm quyền nói:
    - Ha ha, quả nhiên là Dương tú tài, ti chức xin kính chào. Ti chức phụng mệnh Mẫn huyện lệnh hộ tống Mã tiểu thư đến gặp ngài.

    Dương Lăng vội mở rộng cửa đón tiếp:
    - Hai vị quan sai đại ca, mau vào đi. A! Mã tiểu thư, mời vào.

    Mã Liên Nhi nhoẻn miệng cười, trên gò má hiện lên hai lúm đồng tiền mê người. Hai tay nàng vén chiếc áo choàng rồi bước vào trước, còn hai gã nha sai thì bước theo sau, thuận tay khép cửa lại.

    Căn nhà bé tí thoáng chốc đã chứa đến năm người, thành ra có phần hơi chật chội. Mã Liên Nhi tiện tay tháo sợi dây đai ra, cởi bỏ chiếc áo choàng trắng như tuyết, đưa mắt nhìn quanh. Trông thấy Hàn Ấu Nương xinh xắn, nàng không khỏi nở một nụ cười ngọt ngào thốt lên:
    - Vị cô nương này là. . . Dương công tử, đây là tiểu muội của ngài à?

    Trông thấy bước vào là một đại mỹ nhân như hoa như ngọc, đôi mắt đen lay láy của Hàn Ấu Nương chứa đầy sự cảnh giác. Vừa nghe nàng ta nghĩ mình là muội tử của trượng phu, lập tức nét mặt nàng lộ vẻ không vui, song vì phu quân chưa lên tiếng nên nàng cũng không tiện mở lời.

    Dương Lăng cười ngượng nghịu, cảm giác như đang phạm tội "vùi dập" mầm non tổ quốc, y lắp ba lắp bắp đáp:
    - A. . . nàng ấy là. . . là vợ của ta.

    Ánh mắt Hàn Ấu Nương loé lên một tia đắc ý, nàng liếc nhìn Mã Liên Nhi như để thị uy, đoạn hơi cúi mình chào rồi nhẹ giọng cất tiếng:
    - Tướng công, vị tiểu thư đây là. . . ?

    Dương Lăng vội giới thiệu:
    - Mã tiểu thư đây là nhị tiểu thư của Dịch thừa Mã đại nhân, nàng ta và hai vị nha sai đại ca tìm ta có chút chuyện cần bàn.

    Mã Liên Nhi hơi bất ngờ, sửng sốt nói:
    - Hóa ra Dương huynh đã lập gia đình. Mã Liên Nhi xin ra mắt Dương phu nhân.

    Hàn Ấu Nương vội đáp lễ:
    - Tiểu thư không phải khách khí, mau ngồi đi! Hai vị nha sai đại ca, xin mời ngồi!

    Trong phòng chỉ có hai chiếc ghế, nên hai gã nha sai đành phải ngồi ở đầu giường. Dương Lăng mới dọn đến đây không lâu, điều kiện trong nhà có hạn, bình thường uống trà cũng chỉ dùng bát lớn. Hàn Ấu Nương nhanh chóng lấy ra bốn chiếc bát rồi rót trà mời khách, hai gã nha sai cảm ơn rối rít.

    Mẫn huyện lệnh đã sai người điều tra rõ ràng về tiệm nhạc cụ của nhà họ Vương. Mã đại nhân lo cho con trai của mình, mặc dầu đã có Mẫn đại nhân chiếu cố, nhưng vì lúc này đang là mùa đông giá rét, chỉ sợ trong lao ngục sẽ có gì không ổn, và Mã tiểu thư cũng rất quan tâm tới ca ca, nên đã thúc giục xin Mẫn huyện lệnh phái mấy nha sai phụ trách điều tra vụ này cùng đến nhà họ Dương.

    Nghe hai gã nha sai trình bày tình huống bên nhà họ Vương một lượt, Dương Lăng cẩn thận suy nghĩ, cảm thấy y thực sự không tìm ra được một sơ hở nào trong luật pháp triều Minh để có thể giúp cho Mã Ngang thoát tội. Sở trường duy nhất của y là cái "kế trì hoãn" dùng trong công tác giải quyết bồi thường bảo hiểm, chỉ là chẳng biết có thể dùng được hay không, nên đành dè dặt nói ra chủ ý của mình.

    Mã tiểu thư cũng không biết biện pháp này có hữu dụng hay không, nàng đánh mắt nhìn sang hai người đi cùng. Gã nha sai Đại Lý có hàm răng vàng khè vỗ đùi một cái tán thưởng:
    - Tuyệt! Hay cho cái kế "đà dao"(1) này, dao cùn xắt thịt, từng lát từng lát, hà hà. Huyện lệnh đại nhân xử án công minh, không oan không uổng, cái nhà họ Vương đó sẽ chẳng thể moi ra được điểm nào sai. Chúng mà cứ tiếp tục kiện cáo thì vụ kiện này phải đánh cho tới tan cửa nát nhà mới thôi.

    Tay nha sai kia lớn tuổi hơn một chút, là đội trưởng, họ Ngô. Hắn thì lại không tỏ ra quá hớn hở như gã Đại Lý, song cũng khẽ cười nói:
    - Không ngờ Dương công tử tuổi còn trẻ thế mà đã tinh thông pháp luật, bụng đầy mưu kế, cho dù là bọn thầy cãi hàng đầu cũng chưa chắc đã đưa ra được diệu kế như vậy. Nếu cứ hành sự theo kế này thì e rằng bọn khổ chủ nhà họ Vương đó sẽ phải mau chóng rút đơn bãi án thôi. Có điều. . . nếu bọn họ chẳng thức thời, Mã công tử sẽ không tránh khỏi phải ở trong nhà lao lâu hơn một chút.

    Mã tiểu thư nghe bọn họ nói là kế hay, không khỏi nhướng mày mừng rỡ, nhưng sau khi nghe câu cuối của Ngô đội trưởng thì nàng lại trở nên ngập ngừng.

    Nàng cắn môi suy nghĩ rồi thở dài:
    - Dẫu sao thì cũng là một mạng người, nếu chỉ phải ở trong ngục thêm một thời gian, chỉ cần an toàn mà nhập ngục cũng đã tốt lắm rồi. Ca ca thường ngày cục cằn lỗ mãng, chịu chút ấm ức để giảm bớt cái tính khí ấy đi cũng tốt.

    Dương Lăng được sự tán thành của hai gã nha sai, lá gan bất giác cũng to lên, bắt đầu động não suy nghĩ rồi chậm rãi nói:
    - Kế này mặc dù có thể dẫn đến sự chủ động rút đơn kiện của nhà họ Vương, cứu được tính mạng của Mã công tử, lại không làm tổn hại đến danh tiếng của Mẫn huyện lệnh, nhưng. . . Nếu như bọn người đó không nuốt được cục tức này, chỉ e sẽ kéo dài ra cả năm hoặc hơn, cho nên tại hạ còn có một kế. Mã tiểu thư. . .

    Y nghiêng người tới gần, ghé miệng sát tai Mã Liên Nhi nói nhỏ mấy câu. Mã Liên Nhi nghe xong liếc y một cái, cười nửa miệng, ngọt ngào tán thưởng:
    - Không hổ là người đọc sách, bày ra kế hay thật.

    Cái liếc mắt này của nàng cực kỳ quyến rũ, dáng vẻ phong tình lộ ra trong khoảnh khắc ấy khiến cho ánh mắt Dương Lăng nhất thời bị cuốn hút. Mã Liên Nhi cũng nhận ra điều này, khuôn mặt trắng nõn mịn màng bất giác hơi ửng hồng. Nãy giờ vẫn luôn chú ý đến hai người, Hàn Ấu Nương chợt cảm thấy có phần chua xót.


    --------------------------------
    Chú thích:
    (1) "Đà đao kế" và "hồi mã đao" là hai kế khác nhau. "Đà đao kế" là tuyệt kỹ sát thủ của Quan Vân Trường, trong cả bộ “Tam Quốc diễn nghĩa” Quan Công chỉ dùng đến một chiêu rưỡi. Chém Văn Sửu dùng một lần, chiến Hoàng Trung dùng một lần nhưng lại không dùng hết chiêu vì ngựa của Hoàng Trung đã mệt mỏi gục xuống đúng lúc đó, cho nên chỉ tính là một nửa.
    Nguyên lý của "đà đao": sau khi giả bại thì kéo lê(đà) đao mà chạy, khi địch nhân đuổi kịp thì vung mạnh đao lên chém, có mắt phượng của Quan Công phối hợp nên không cần dùng đến "hồi mã", lý luận này có xác suất thành công tương đối cao (thực tế là hai trận thắng một, 50%).
    "Hồi mã đao" có rất nhiều võ tướng dùng đao sử dụng, cũng giống với nguyên lý của "hồi mã thương", thao tác cũng đơn giản hơn "đà đao", nhưng tỷ lệ thành công lại nhỏ hơn nhiều.



    --------------

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


    Topic bình luận : http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=48180
    Góp ý bản dịch: http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=48794
    Tham gia dịch cùng anh em : http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=43332
    Lần sửa cuối bởi anubis1603, ngày 25-05-2010 lúc 18:44. Lý do: sửa lỗi biên tập
    ---QC---

    Vô sản trên toàn thế giới đoàn kết lại!
    Dịch! Dịch! Cứ dịch mãi là sao ???!!!
    Hidden Content

    Hidden Content



    Chặn quảng cáo, tăng tốc độ duyệt web, ngừa virus và giảm chi phí internet

    Download Firefox, cài đặt add on của nó ở địa chỉ

    Hidden Content

    Hoặc nhanh hơn : (click và xong luôn)

    Hidden Content


  2. Bài viết được 102 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    anhdtngt,bachkimkysi,blue95eye,BlueSky219999,bopday2004,DarkTime,doicanhcuagio,htluu,hunglephi,klman,knighthero92,kungai,langchaca,Lào Phong,longthien198,Nhân ảnh,phachle,PhongTieuDieu81,phongvu9x,pin,sitinhkiemsi,ThuyLinh8910,tuandayy1,TuuKiemTien,vegito,vodanhvh,
  3. #12
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Ngôi nhà chỉ có nắng và gió
    Bài viết
    1,563
    Xu
    100

    Mặc định

    Ngược về thời Minh

    Dịch từ nguyên tác: 回到明朝当王爷 (Hồi đáo Minh triều đương vương gia)

    Tác giả: 月关 (Nguyệt Quan)



    Quyển 1 – Khói lửa suốt ba tháng

    Chương 11: Bị quan đày đọa

    Dịch: TheJoker

    Biên dịch: vo_vong

    Biên tập: dendaycung

    Hiệu đính: TroiOi

    Nguồn: www.tangthuvien.com


    Bản quan ở Kê Minh này đã hai năm, luôn luôn công bằng chấp pháp, công chính liêm khiết, trị vì cả chốn được phồn thịnh, danh tiếng đồn xa, sẽ không có chuyện dung túng một tên vô lại, cũng sẽ không để cho một người tốt bị oan uổng…



    Hôm sau, từ già trẻ lớn bé nhà họ Vương đến hàng xóm láng giềng và cả Dương Lăng đều được triệu lên công đường. Tối qua, Mẫn huyện lệnh đã nhận được hồi báo của nha sai, còn được Mã tiểu thư tỉ mỉ giải thích lại chủ ý của Dương Lăng nên lão ta đã có sẵn tính toán trong đầu. Những lời lẽ nho nhã bay bướm thì lão chẳng nói ra được, có điều lão lính già lõi đời này vốn là một kẻ hay cưỡng từ đoạt lý, giờ lão chỉ cần khoác thêm cái vẻ công bằng chính trực nữa là được.

    Mã đại nhân ngồi nghe xử án đằng sau tấm bình phong sau lưng Mẫn huyện lệnh. Đơi khi Mã Ngang được áp giải lên công đường, Mẫn huyện lệnh mới đập phán gỗ xuống bàn, ôn tồn nói với hai người con nhà họ Vương:
    - Vương Đại, Vương Nhị, hôm qua bản quan đã lục ra được viên trân châu của tiểu thư nhà họ Mã trên người phụ thân các ngươi. Vương lão thấy tiền mờ mắt, chiếm đoạt trân châu của người khác, chuyện này hai ngươi có ý kiến gì khác không?

    - Việc này...
    Vương Đại và Vương Nhị nhìn nhau, không biết vị huyện thái gia này có ý đồ gì đây. Đưa mắt ra hiệu cho nhau xong, bọn họ mới thưa với Mẫn huyện lệnh:
    - Bẩm lão gia, lúc gia phụ và Mã Ngang phát sinh tranh chấp, thảo dân không có ở đó. Cho nên thảo dân thật sự không biết là gia phụ thấy lợi nảy lòng tham, hay là do Mã Ngang cố ý hãm hại.

    Mã Ngang đang quỳ ở trên công đường, nghe thế đùng đùng nổi giận, mắng:
    - Nói láo! Chẳng lẽ lão tử lại đổ oan cho lão già đó hay sao? Lão ta nhận trân châu của muội muội ta xong liền một mực chối là đã lấy, rõ ràng có ý chiếm đoạt của cải nhà chúng ta ...

    Mẫn huyện lệnh đập phán gỗ xuống nghe "bộp" một tiếng, quát:
    - Bản quan chưa hỏi ngươi! Nếu còn dám tùy tiện nói chen vào, bản quan sẽ cho người vả miệng!

    Mã Ngang giận sôi máu, hừ một tiếng, không nói thêm lời nào nữa. Mẫn huyện lệnh cười híp mắt, vuốt vuốt chòm râu quai nón, hỏi:
    - Nói như vậy, chuyện hai ngươi nói lệnh tôn bị Mã Ngang đánh chết cũng không có ai tận mắt chứng kiến sao?

    Vương Đại nghẹn lời, giận dữ nói:
    - Bẩm lão gia, mặc dù tiểu dân không tận mắt chứng kiến tên hung thủ này đánh gia phụ, nhưng gia phụ trước giờ thân thể luôn mạnh khỏe, nếu không phải vì bị tên này hành hung, cớ sao lại đột nhiên bỏ mạng? Thấy tiểu dân lao ra ngăn cản, hắn còn ném gia phụ xuống đất, sau đó còn định đánh tiểu dân. Chuyện này hàng xóm láng giềng đều chứng kiến nên có thể làm chứng cho tiểu dân.

    Mẫn huyện lệnh cười khà một tiếng:
    - Vậy thì hơi khó rồi đây. Lúc đó Dương Lăng Dương tú tài ở ngay tại hiện trường, trước sau đều chứng kiến rõ mồn một. Theo lời của Dương tú tài, lệnh tôn chiếm đoạt trân châu của đại tiểu thư Mã gia, bị huynh trưởng của tiểu thư Mã gia giữ lại nói chuyện phải trái, từ đầu đến cuối chưa từng động chân động tay với ông ta. Dựa theo đó mà xét, lệnh tôn vì đã lớn tuổi, thân thể ốm yếu, lại bị người ta vạch trần hành vi phi nghĩa tại chỗ, cho nên thẹn quá mà chết!

    Vương Đại, Vương Nhị nghe xong vội dập đầu kêu oan:
    - Đại nhân, oan cho gia phụ, gia phụ…

    Mẫn huyện lệnh xua tay:
    - Chậm đã, chậm đã, bản
    quan còn chưa nói hết. Tuy vậy, theo lời anh em ngươi, thân thể lệnh tôn trước giờ đều rất mạnh khoẻ, nhất định không thể vì tức giận mà chết được. Khi đó Mã Ngang và cha ngươi phát sinh tranh chấp, sau đó cha ngươi ngã xuống đất tắt thở. Mặc dù ngươi không tận mắt chứng kiến, nhưng hàng xóm láng giềng có thể làm chứng rằng từ đầu tới cuối chỉ có một mình Mã Ngang cãi nhau với cha ngươi. Vì vậy hiển nhiên hung thủ sát nhân không thể là ai khác ngoài Mã Ngang, phải không?

    Vương Đại, Vương Nhị dập đầu liên tục:
    - Đại nhân anh minh, đại nhân anh minh. Gia phụ đúng là bị tên hung thủ điên rồ này đánh chết. Cha tiểu dân lớn tuổi như vậy, sao có thể chịu nổi đòn đánh của hắn? Đừng nói là gia phụ chưa từng thèm muốn của cải nhà hắn, cho dù là thực sự thấy lợi mà nổi lòng tham đi chăng nữa thì cũng không đáng tội chết. Xin đại lão gia hãy chủ trì công đạo!

    Mã Ngang nghe thế lập tức nổi giận, hai chân nhớm lên định bật dậy. Lập tức, hai nha dịch đứng bên cầm hai cây côn thủy hỏa trong tay xuyên chéo qua hai chân hắn đè xuống. Mã Ngang đau đến nỗi phải la “ối” lên một tiếng, quỵ xuống, không cựa quậy được nữa.

    Mã Liên Nhi thấy vậy vội vàng chạy đến đỡ lấy vai hắn, dỗ dành:
    - Ca ca chớ có nóng vội, cứ yên tâm! Mẫn đại nhân công chính liêm minh, nhất định sẽ phán xử một cách công bằng.

    Mã Ngang trợn tròn mắt, cả giận nói ngay:
    - Ca ca nào có động tay động chân gì với lão ta! Lão thất phu ấy lừa gạt tiền của người khác, con trai lão ta cũng cùng một giuộc, rõ ràng là muốn hãm hại ta. Muội hãy mau đi tìm cha …

    Còn chưa dứt lời, vai hắn đã bị Mã Liên Nhi nhéo mạnh. Kinh ngạc ngẩng đầu nhìn lại, thấy muội muội đang trừng mắt với mình, trong lòng hắn chợt hiểu, tức thì ngậm miệng không nói nữa.

    Mẫn huyện lệnh cười mỉm, liếc hắn một cái, thầm nghĩ: "Đúng là kẻ ngu ngốc hữu dũng vô mưu! Nếu không phải vì nể phụ thân ngươi cũng làm quan ở Kê Minh này, ta thật chẳng muốn cứu ngươi. Nếu còn không biết tốt xấu, ngươi có bị hành hạ cũng đáng đời."

    Ngay sau đó lão hắng giọng, nghiêm mặt nói:
    - Bản quan tại vị ở Kê Minh này đã hai năm, luôn chấp pháp công minh, chính trực liêm khiết. Dưới sự cai trị của bản quan, khắp nơi đều phồn thịnh, thanh liêm nức tiếng gần xa, sẽ không có chuyện dung túng một tên côn đồ, cũng sẽ không để người tốt phải chịu hàm oan…

    Dương Lăng nghe mà thấy mắc cười. Những lời ca ngợi này không phải do người khác nói ra, mà là bản thân lão tự thổi phồng mình lên trước đám đông, thế đã đủ khôi hài lắm rồi. Vậy mà vị quan huyện râu xồm này lại còn cố nói một cách nghiêm túc như vậy, cứ như thể đã học thuộc lòng. Có điều y ngẫm lại, ở hậu thế khi làm tổng kết cuối năm thì ai ai cũng khoe khoang như vậy, tâng bốc mình lên tận mây xanh. Cho nên y cũng cảm thấy thoải mái hơn nhiều.

    Mẫn huyện lệnh lại đổi giọng, lớn tiếng nói:
    - Sau khi bản quan tiếp nhận vụ kiện này, đêm qua đã không quản gió tuyết đi tìm hiểu các nhà lân cận, thu thập chứng cứ, hơn nữa còn lệnh cho ngỗ tác kiểm tra di hài lệnh tôn. Theo bản quan được biết, trên người của lệnh tôn không có dấu vết bị ngoại thương, cho nên không đủ … không đủ … chứng minh một cách rõ ràng rằng nạn nhân bị đánh chết.

    Mẫn huyện lệnh thầm nuốt nước bọt, bụng bảo dạ: “Cái tay Dương tú tài này kiếm đâu ra mấy từ trúc trắc như vậy nhỉ? Có điều … nghe rất là cao thâm, khà khà!”

    Lão cầm chén trà lên nhấp một ngụm, rồi tiếp:
    - Hơn nữa, theo bản quan được biết, hai năm trước gia đình ngươi chuyển từ Mân Nam đến đây, vào thu năm ngoái lệnh tôn đã từng bị bệnh nặng suốt một thời gian dài. Cho nên nếu nói cơ thể luôn mạnh khỏe thì khó mà tin cho được.

    - Ngoài ra, theo lời khai của lão Hà ở tiệm bán tương, có lần cha ngươi kể với lão rằng trên đường di cư đến đây ông ta từng bị rắn độc cắn ở Hồ Quảng. Vì thế phải hoãn cuộc hành trình lại hơn mười ngày, sau đó do vội vàng nên chưa khỏe hẳn đã tiếp tục lên đường. Đấy đều có khả năng là nguyên nhân dẫn đến tử vong.

    - Để tránh đổ oan cho người tốt, cũng không để lọt lưới kẻ xấu, bản quan quyết định: tạm giam Mã Ngang, trước khi vụ án được làm sáng tỏ thì nhất quyết không được thả ra. Đồng thời ta sẽ cử ngỗ tác mổ bụng khám nghiệm tử thi của lệnh tôn, kiểm tra xem có bị nội thương hay không. Còn gia đình các ngươi phải đi tìm thầy lang đã khám bệnh cho lệnh tôn năm ngoái, xin lại đơn thuốc đã kê lúc đó để làm bằng chứng cho việc bệnh tình của lệnh tôn chưa nặng tới mức có thể lưu lại di căn chí mạng về sau.

    - Chưa hết, gia đình các ngươi phải mau chóng sai người đến Hồ Quảng, tìm cho bằng được thầy lang đã xem bệnh cho cha ngươi lúc đó, xin lại đơn thuốc chữa bệnh. Đương nhiên, còn phải mời danh y Phủ thành, người đã rút nọc độc của rắn ra khỏi người lệnh tôn, xác định là nó không thể gây chết người. Như vậy bản quan mới có thể dựa vào đó mà phán Mã Ngang tội tử hình.

    - Dạ? Tìm lại thầy lang đã khám bệnh cho cha tiểu dân thì không khó, đến Phủ thành mời danh y, việc này …cũng cố gắng làm được. Nhưng … còn phải tới tận Hồ Quảng tìm thầy lang kê đơn lúc đó, có thể ông ta đã chuyển nhà đến nơi khác. Vậy chẳng phải đi xa xôi ngàn dặm vô ích hay sao?

    Mẫn huyện lệnh cười thầm một tiếng. Đây mới chỉ là chiêu đầu tiên mà thôi, nếu nhà họ Vương vẫn cứng đầu, thực sự đi ngàn dặm xa xôi lấy đơn thuốc của thầy lang về, ta sẽ an bài để Mã Ngang kháng án, yêu cầu Vương gia phải đi Hồ Quảng một chuyến nữa, lấy thêm giấy xác nhận của tiệm thuốc. Nếu vẫn không xong, ta còn có thể bắt hai huynh đệ nhà hắn quay về quê cũ tìm quan phủ địa phương để xin cấp văn thư xác nhận cha bọn chúng trước giờ luôn mạnh khỏe.

    Tóm lại, lộ trình đi đi về về càng xa càng tốt, chứng cứ yêu cầu càng chi tiết càng tốt, vừa cho thấy mình xét án cẩn thận, xem trọng nhân mạng, lại khiến bọn chúng phải khổ sở đi tới đi lui, sức cùng lực kiệt, đến khi phải bỏ cuộc không truy cứu nữa mới thôi. Đây là một trong những mánh khóe thường dùng trong bảo hiểm khi phải bồi thường cho khách hàng.

    Vương Đại, Vương Nhị ngẩn người, đang định biện bạch thêm vài câu, Mẫn huyện lệnh đã trừng hai mắt, đập “bộp” phán gỗ xuống bàn, cao giọng nói:
    - Được rồi, giải nghi phạm Mã Ngang vào đại lao, trông chừng cho cẩn thận! Những người khác hãy trở về nhà! Chờ khổ chủ là nhà họ Vương tìm được chứng cứ thì bản huyện sẽ lại thăng đường thẩm vấn tiếp. Bãi đường!

    Đám nha dịch cùng dạ một tiếng vang rền, ngay sau đó liền có hai nha dịch cường tráng chạy đến, lôi xồng xộc Mã Ngang ra ngoài. Mặc dù đám hung thần ác sát này nhắm vào Mã Ngang, nhưng cũng làm cho huynh đệ nhà họ Vương bị dọa khiếp vía, lời còn chưa ra khỏi cửa miệng đã vội nuốt vào.

    Hai huynh đệ nhà họ Vương lặng lẽ quay về nhà, cảm thấy nếu cứ như vậy mà bỏ qua thì thật không cam tâm. Bàn bạc mất hai hôm, bọn họ mới quyết định để Vương Đại thu dọn hành trang đi Hồ Quảng một chuyến, đợi lấy được chứng cứ về rồi sẽ đi Phủ thành mời người. Việc buôn bán trong nhà trước mắt sẽ do Vương Nhị lo liệu.

    Đang lúc bàn bạc, vợ của Vương Đại chạy vội vào, lo lắng nói:
    - Tướng công, thiếp từng nghĩ nhà mình mấy hôm nay không có khách ghé vào, có lẽ là do nhà mới có người mất, lại sắp đến Tết, cho nên các khách quen có phần kiêng kị. Nhưng hoá ra là do người của sở Dịch thừa tung tin đồn nhảm khắp nơi, nói nhà mình làm ăn gian dối, lấy giả tráo thật, lấy kém tráo tốt, ép mua ép bán. Chẳng những khắp Kê Minh này ai ai cũng biết, mà nghe nói cái bọn dịch sứ (Những người chuyên đưa văn thư từ dịch trạm này tới dịch trạm khác cho triều đình – ND) đáng chết ấy còn truyền công văn đi khắp nơi, chỗ nào cũng đặt chuyện, giờ ngay cả người làng khác cũng biết. Nếu cứ tiếp tục như vậy, nhà chúng ta làm sao mà buôn bán được chứ? Người trong nhà há chẳng phải chỉ có thể chờ chết thôi sao?

    Hai huynh đệ họ Vương nghe mà giật nẩy người. Làm ăn sợ nhất là bị mang tiếng xấu, sở Dịch thừa tung tin đồn nhảm trong vùng này thôi còn đỡ, bọn họ mà lợi dụng cả trăm dịch sứ đi xuyên tạc khắp nơi thì tiệm nhạc cụ nhà họ Vương chỉ có nước đóng cửa.

    Nhà họ Vương ở đây không có ruộng đất gì, hoàn toàn dựa vào việc buôn bán để kiếm sống. Trong nhà mặc dù sung túc hơn người làm nông bình thường, nhưng thời này trọng nông khinh thương, cho nên địa vị xã hội của bọn họ còn không bằng cả nông dân.

    Triều đình nhà Minh đã có quy định, nông dân có thể mặc áo gấm như những người có công danh, nhưng thương nhân dù có giàu có đến đâu đi chăng nữa cũng không được phép làm vậy. Cho nên, mặc dù nông dân không mua nổi áo gấm, nhưng phú thương có mua nổi thì cũng chẳng mặc được. Thậm chí là những thương nhân gia tài ngàn vạn cũng chỉ có thể mặc áo gấm ở trong nhà, khi ra khỏi cửa lại phải thay bằng quần áo vải thô. Nếu không, để người ta cáo quan thì sẽ là tội lớn.

    Do đó, khi Vương gia đi thưa kiện thì ngay từ đầu đã rơi vào thế bất lợi, nếu lại còn để cho việc làm ăn “đi tong” chắc chắn sẽ là lợi bất cập hại. Chẳng lẽ vì một người đã chết mà khiến cả nhà không sống được nữa sao?

    Đến lúc này, ý định thưa kiện đến cùng của hai huynh đệ đã giảm đi phần nào. Ngẫm lại, cũng gần hết năm, bây giờ mà đi xa thì không ổn, chi bằng hai huynh đệ cố gắng quản lý cửa tiệm, chờ qua tết rồi bàn tiếp.

    Hai huynh đệ cùng chạy ra sảnh trước mời chào khách. Thế nhưng qua mấy ngày vẫn không bán được gì, lại còn nghe được tin đồn, nói là Vương lão gia lừa gạt tiền của người ta, bị người ta vạch trần tại chỗ, xấu hổ quá mà chết. Hai đứa con nhà họ Vương còn tham của hơn cả lão ta, mùa đông giá rét thế này mà vẫn bỏ mặc thi hài cha mình ở chỗ ngõ tác, kệ cho người ta mổ bụng moi gan, lóc xương xét nghiệm. Tất cả chỉ vì muốn lừa gạt chút tiền

    Thường có câu: Lời gièm pha của thiên hạ luôn rất đáng sợ. Những người khác nào quan tâm thật giả ra sao, tóm lại tất cả chỉ nghĩ không nên qua lại với nhà họ Vương, kẻo lại ảnh hưởng đến thanh danh nhà mình. Có vài nhà hàng xóm vốn rất thân thiết với nhà họ Vương, nhưng mấy hôm nay khi thấy mặt, trông họ hơi là lạ rồi dần dần trở nên xa lánh.

    Hai huynh đệ hết sức bất bình, bèn đi cầu kiến huyện thái gia. Nhưng lại nghe nói, vì tuyết lớn làm đổ nhà của ba hộ dân ở Lưu Gia bình, nên huyện lệnh đại nhân vốn yêu dân như con đã đến đó động viên và cứu tế, phải hai ngày sau mới trở về. Hai hôm sau bọn họ quay lại thì lại nghe nói, huyện lệnh đại nhân đã tới Tuyên Phủ để chỉ huy việc vận chuyển lương thực mùa đông cho nha môn và sở Dịch thừa.


    --------------

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


    Topic bình luận : http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=48180
    Góp ý bản dịch: http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=48794
    Tham gia dịch cùng anh em : http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=43332
    Lần sửa cuối bởi duahau, ngày 31-05-2010 lúc 23:34.
    Giữ chút gì rất Huế đi em
    Xin em chớ cắt mái tóc thề
    Để cho gió thổi bay suối tóc
    Và mùa đông ấm đôi vai gầy

  4. Bài viết được 102 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    anhdtngt,bachkimkysi,blue95eye,BlueSky219999,bopday2004,DarkTime,doicanhcuagio,htluu,hunglephi,klman,knighthero92,kungai,langchaca,Lào Phong,longthien198,Nhân ảnh,noobwolf,phachle,PhongTieuDieu81,phongvu9x,pin,sitinhkiemsi,ThuyLinh8910,tuandayy1,TuuKiemTien,vegito,vodanhvh,
  5. #13
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Ngôi nhà chỉ có nắng và gió
    Bài viết
    1,563
    Xu
    100

    Mặc định

    Ngược về thời Minh

    Dịch từ nguyên tác: 回到明朝当王爷 (Hồi đáo Minh triều đương vương gia)

    Tác giả: 月关 (Nguyệt Quan)



    Quyển 1 – Khói lửa suốt ba tháng

    Chương 12: Dây dưa kéo dài

    Dịch: TheJoker

    Biên dịch: vo_vong

    Biên tập: Chũm Chọe

    Hiệu đính: TroiOi

    Nguồn: www.tangthuvien.com


    Cái gì mà dường như? Chẳng phải điều đó rành rành trước mắt sao? Người ta rõ ràng đang giúp nhà họ Mã đấy.



    Một hôm lúc Vương Nhị tới Phủ thành lấy hàng, Vương Đại ngồi trong quầy đực mặt nhìn người đi trên đường. Trong cửa tiệm vắng tanh, giờ này năm ngoái còn có mấy đội ca múa, đội cà kheo, có cả tổng hội gánh hát, nhà chùa đến mua vài món nhạc cụ giá rẻ theo mùa. Còn năm nay, cho đến giờ vẫn chưa bán được một món, chẳng lẽ cứ phải chạy ra ngoài đường lôi kéo khách vào hay sao?

    Vương Đại vô cùng rầu rĩ mà chẳng biết nên làm thế nào, cẩn thận nhớ lại khi trước thấy cha hắn thường nói là bị tức ngực, hồi năm ngoái còn đột nhiên bị bất tỉnh bởi một cơn bạo bệnh. Nay ngõ tác kiểm tra thấy trên người không có vết thương nào, có lẽ thực sự vì xấu hổ xen lẫn giận dữ, nộ khí công tâm mà chết. Bây giờ làm ầm lên thế này sẽ khiến tiệm nhạc cụ của nhà họ Vương mất sạch thanh danh, một nhà già trẻ lớn bé sắp phải gặm đất mà sống rồi, phải làm thế nào bây giờ?

    Đang lúc hắn đắm chìm trong suy tư, chợt có người vỗ lên quầy, cười ha hả hỏi:
    - Vương Đại, gì mà ngây người ra thế? Đang tính bán đồ gì vào dịp Tết hả?

    Vương Đại ngẩng đầu nhìn thì thấy một lão già quắc thước mặc thanh bào đang tươi cười đứng ở bên ngoài quầy. Hắn vội vàng đứng dậy bước ra nghênh tiếp, mặt cười tươi roi rói, giọng niềm nở:
    - Ông chủ Ngô, sao ông rảnh rỗi mà ghé thăm thế? Mau vào đi. Người đâu, mau pha trà ngon đem ra đây.

    Vị này tên là Ngô Kiệt, tuổi hơn năm mươi, là thương nhân vùng Xuyên Thiểm (Tứ Xuyên và Thiểm Tây-ND) đến khu vực lân cận kinh thành để buôn bán dược liệu, tiền tài vượt xa nhà họ Vương. Kê Minh là nơi tập trung phân phối luân chuyển dược liệu của lão, một năm thì đã có nửa năm lão ở lại nơi đây. Người làm ăn buôn bán ở vùng này phần đông đều biết đến ông chủ Ngô, kẻ có tiếng vung tay hào phóng.

    Ngô Kiệt mỉm cười ngồi xuống ghế, chậm rãi trả lời:
    - Nào có bận gì đâu, giờ sắp đến Tết rồi, ta đang bận bịu lo xong đống công việc để còn chuẩn bị về quê ăn Tết, tiện thể đi qua nhà hiền đệ nên ghé vào thăm một chút. Sao hôm nay đệ lại ngồi trông quầy thế? Để xem nào, vẫn chưa có chuẩn bị gì à, trước tiệm trông vắng vẻ quá nhỉ! Thế cha đệ đâu?

    Khuôn mặt Vương Đại thoắt trở nên ảm đạm, gượng cười:
    - Ôi! Ông chủ Ngô, không giấu gì ông ... cha tiểu đệ vừa mới mất được mấy hôm.

    Ngô Kiệt giật mình, la hoảng lên:
    - Sao lại có thể như thế được? Lúc ta rời khỏi đây đi Thiểm Xuyên thu mua dược liệu, ông chủ Vương vẫn còn khỏe mạnh lắm mà, sao lại ... Căn bệnh tức ngực khó thở năm ngoái lại tái phát à?

    Vợ của Vương Đại cho nước vừa đun vào ấm trà rồi bước ra, khuôn mặt cũng rất buồn bã. Nhìn thấy ông chủ Ngô, bà ta bèn cố gượng cười chào hỏi, rót xong chén trà thì lại quay trở vào nhà sau.

    Ngô Kiệt rút từ trong ống tay áo ra tẩu thuốc có miệng làm bằng ngọc bích, lôi từ trong đai lưng ra cái túi, vốc một nắm thuốc lá rồi dùng đồ châm lửa châm mồi. Lão ta khoan khoái rít vào một hơi, lim dim mắt nói:
    - Ông chủ Vương đã tròn bảy mươi. Thường có câu: nhân sinh thất thập cổ lai hi, Ông chủ Vương cũng đã sống thọ đến lúc xuôi tay, xem như là hỷ tang vậy. Ta biết huynh đệ hai người vốn hiếu thuận. Lại đây, ngồi xuống đi, đừng có đau buồn, hãy kể cho ta nghe nào.

    Vương Đại đem toàn bộ sự tình trước sau kể lại một lượt, dĩ nhiên trong lúc kể đã giấu nhẹm chuyện tìm thấy hạt trân châu ở trên người phụ thân ra. Kể xong, hắn cất giọng phẫn hận:
    - Thù cha không đội trời chung. Ông chủ Ngô, ông đã từng vào Nam ra Bắc, hiểu rộng biết nhiều, ông nói xem, thù này nếu không báo, đệ còn không bị hàng xóm láng giềng chửi mắng ở sau lưng sao? Chỉ là giờ đây ... khụ khụ, nhà họ Mã thế mạnh, đặt điều gây thị phi khắp nơi, cho nên mới ... Ông cũng đã thấy đấy, thậm chí khách hàng cũng chẳng buồn ghé vào. Huyện tôn lão gia lại không có ở trong phủ, theo tiểu đệ thấy, hắn ngoài miệng nói thì dễ nghe, nhưng dường như cũng đều là quan lại bao che cho nhau, cố ý thiên vị cho nhà họ Mã thôi.

    Ngô Kiệt nghe xong liền cười nhạt, bập một hơi thuốc, giọng khẳng định:
    - Cái gì mà dường như? Chẳng phải điều đó rành rành trước mắt sao? Người ta rõ ràng đang giúp nhà họ Mã đấy.

    Vương Đại nghe xong vừa giật mình vừa phẫn nộ, vỗ đùi đánh tét:
    - Tiểu đệ đã nói rồi mà, hắn vừa bắt chúng ta đi tìm thầy lang, lại bắt đi tìm ông chủ tiệm thuốc. Lúc bọn đệ đi tìm huyện thái gia thì hắn lại không có ở đó, vậy ... vậy ... Hừ, là hắn bức đệ ôm luật triều Minh lên kinh nộp cáo trạng rồi.

    Ngô lão bản rút tẩu ra, trợn mắt nhìn hắn:
    - Hiền đệ còn tưởng giờ đang là năm Hồng Vũ (Niên hiệu vua Thái tổ, tức Chu Nguyên Chương, thời Minh ở Trung Quốc (1368-1398) - ND) à? Lên kinh kiện cáo? Vậy mà đệ cũng nghĩ ra được! Hoàng đế ngự trong Tử Cấm thành, kín cổng cao tường, trọng binh trùng trùng bảo hộ, đệ gặp được chắc? Mà cho dù gặp được rồi thì sao? Huyện thái gia không có nói người ta không xử vụ này. Việc xem trọng nhân mạng, cẩn thận xử án vốn đã không sai. Đến lúc đó nói không chừng hoàng thượng sẽ còn khen ngợi Mẫn đại nhân xử án cẩn thận, không xem mạng người như cỏ rác. Có khi hoàng thượng còn phán cho đệ tội phỉ báng mệnh quan triều đình, khi quân phạm thượng, có thể là đại tội xử chém toàn gia, họa diệt cửu tộc đó.

    Vương Đại nghe thấy hậu quả đáng sợ như vậy, không khỏi kinh hãi đến dựng cả lông tóc, một hồi lâu mới lên tiếng:
    - Ôi trời đất ơi, thật cảm tạ ông chủ Ngô đã nhắc nhở. Tiểu đệ kiến thức còn hạn hẹp, chưa trải qua hết sự đời, nếu hôm nay không có buổi trò chuyện với ông thì có thể đệ đã rước họa lớn về nhà. Vậy ... bây giờ đệ nên làm thế nào đây?

    Ông chủ Ngô khẽ cười, thong thả nhả ra một ngụm khói, ngước mắt nhìn làn khói lượn lờ bay lên rồi mới chậm rãi khuyên nhủ:
    - Vương lão đệ à, lão ca cũng chẳng có nhiều kiến thức gì, chẳng qua vào Nam ra Bắc, mấy chuyện này nghe cũng đã nhiều, thấy cũng không ít. Thường có câu: dân không đấu với quan, lại có câu: dân tâm tự thiết, quan pháp như lô (lòng dân vững như sắt, quan pháp như lò lửa: ý nói pháp luật vô tình, có thể nung chảy cả sắt (dân tâm) - ND). Trong chuyện này đệ không có đầy đủ chứng cứ, cho dù có kiện lên đến điện Kim Loan cũng chưa chắc đã làm gì được người ta, ngược lại có khi còn hại cả nhà mình. Ta có mấy lời khuyên thế này, không biết đệ có chịu nghe hay không?

    Vương Đại nghe xong vội vàng bê ấm trà lên, vừa rót thêm trà nóng, vừa khúm núm nói:
    - Ông chủ Ngô, mời ông nói cho. Không giấu gì ông, mấy hôm nay trong lòng đệ thấp thỏm không yên, thật giống như đang cưỡi trên lưng cọp, lên xuống đều không xong. Lão nhân gia có chủ ý gì hay, xin hãy nể mặt cha già đã khuất mà vui lòng chỉ giáo cho.

    Ông chủ Ngô cười ha hả, gõ nhẹ ống điếu vào chân ghế rồi cẩn thận đặt trên bàn. Lão chậm rãi đưa chén trà lên nhấp một ngụm, sau đó mới cất giọng thong thả:

    - Chuyện này vốn không rõ ràng. Đệ mặc dù có nhân chứng chứng minh được là ông chủ Vương chết khi tên Mã Ngang đó tranh chấp với đệ, nhưng lại không có người làm chứng tên Mã Ngang đó đã động thủ với cha đệ. Vị Dương tú tài kia là người có công danh, lại có mặt ở đó từ đầu tới cuối, nếu ta là Huyện thái gia thì ta cũng không thể cứ vậy mà định tội người ta, cho nên ngươi chẳng thể trách Mẫn huyện lệnh được.

    - Chuyện ngày hôm nay thành ra nông nỗi này ... Vương lão đệ à, ta nói câu công bằng này ngươi đừng có trách! Vương lão bản tuổi đã gần bảy mươi, khuất đi âu cũng là chuyện phải tới. Ta biết đệ là đứa con có hiếu, chẳng phải muốn kéo con cái nhà người ta chết cùng. Nhưng nếu thật sự là oan uổng cho người ta, đệ làm vậy há chẳng phải sẽ tạo thêm một tội nghiệt cho cha đệ sao?

    - Hơn nữa, hiền đệ dẫn cả nhà đến ở nơi này, liệu có thật sự muốn đắc tội với Mã dịch thừa không? Người ta mới đến nhậm chức, còn có thể làm đến mấy năm, đệ đấu lại người ta sao? Huống hồ nếu vụ án này cứ kéo dài mãi, tan cửa nát nhà tạm chưa nói đến, nó còn liên lụy khiến thi cốt lão phụ thân đệ không thể nhập thổ. Trời đông tháng chạp rét mướt như vầy lại bị xếp đống trong nhà xác, nói không chừng còn bị mổ bụng rút ruột, róc xương xét nghiệm. Cha đệ vất vả nuôi hai anh em đệ khôn lớn, để rồi chết cũng không toàn thây, đệ liệu nhẫn tâm sao?

    Vương Đại nghe mà chảy cả nước mắt, nước mũi. Hắn sụt sùi khóc:
    - Ông chủ Ngô, ông nói xem vậy giờ tiểu đệ nên làm sao cho phải?

    Ngô Kiệt khẽ cười, trấn an hắn:
    - Nếu như đệ thực sự có tấm lòng hiếu thuận, vậy cứ coi như là Vương lão gia mất đã được an hưởng tuổi trời, chết không tiếc nuối. Còn chuyện chiếm đoạt tiền tài người ta, cho dù là thật hay giả, nhà họ Mã cũng sẽ biết điều không cố truy cứu đâu.

    - Có điều, tuy rằng cha đệ không phải bị người ta đánh chết, nhưng vì lúc mua bán nảy sinh tranh chấp, tuổi già sức yếu, lại sinh phẫn uất nên dẫn đến tử vong, nhà họ Mã cũng sẽ khó tránh khỏi có liên can. Nếu không phạt nặng bọn họ thì sẽ khó mà hoá giải nỗi tức giận của đệ, lại càng khó ăn nói trước mặt hàng xóm láng giềng. Theo ta thấy, không bằng kêu nhà họ Mã bồi thường cho đệ vài chục lượng bạc, tất thảy mọi chi phí khâm liệm cũng sẽ đều do bọn họ chi trả. Vụ kiện này xử lý như vậy, đệ thấy sao?

    Vương Đại nghe xong cúi đầu không nói, trầm ngâm một lúc mới lắp bắp hỏi:
    - Nếu ... nếu xử lý như vậy, sẽ không khiến cho người khinh bỉ chê cười huynh đệ mưu cầu tiền tài, bất chấp đại thù của lão phụ thân sao? Những lời như vậy, bảo đệ làm ... làm thế nào mà nói ra?

    Ánh mắt ông chủ Ngô chợt sáng lên, định nói thêm câu nữa thì một người cưỡi lừa đi đến trước cửa. Gã ta nhảy xuống lưng lừa, buộc chặt cương lại rồi xầm mặt xông vào trong phòng. Vương Đại ngẩng đầu liếc nhìn thấy chính là huynh đệ Vương Nhị của mình, vội đứng dậy đón:
    - Nhị đệ, đệ về rồi à, thế nào...?

    Đoạn hắn liếc mắt nhìn ra ngoài, kinh ngạc hỏi:
    - Không phải huynh bảo đệ đi thu mua một lô còi tre, sáo trúc, chiêng đồng, chũm choẹ à? Sao đệ lại về tay không thế?

    Vương Nhị quay về phía ông chủ Ngô chắp tay cung kính chào:
    - Ông chủ Ngô, chào ngài.

    Sau đó gã ta bước tới ngồi phịch xuống cái ghế của ca ca, giọng đầy tức giận:
    - Mua hàng gì chứ? Ông chủ Liễu muốn chúng ta giao dịch bằng tiền mặt, không cho nợ hàng.

    Vương Đại ngạc nhiên hỏi:
    - Sao lại thế chứ? Năm ngoái gia đình chúng ta làm ăn lần đầu với hắn mà hắn còn đồng ý bán chịu cho chúng ta. Đến giờ đã qua lại hơn một năm, chưa từng nợ hắn lạng bạc nào, sao đang tốt đẹp lại đòi giao dịch bằng tiền mặt?

    Vương Nhị đáp:
    - Còn không phải là vì lũ khốn họ Mã đó sao? Cũng chả biết là ai đã huyên thuyên ...

    Nói đến đó gã chợt nhớ ra ông chủ Ngô vẫn còn đang ở trong phòng, vội ngậm miệng lại.

    Ngô Kiệt hớp một ngụm trà, thong thả đứng dậy nói:
    - Mấy ngày hôm nay buôn bán bận rộn, lão phu cũng không thể ngồi lâu, giờ cũng phải trở về rồi. Nhị vị, năm sau chúng ta gặp lại nhé!

    Lão chắp tay cười với Vương Đại, Vương Nhị, rồi từ tốn bước ra ngoài.

    Vương Đại nghe xong lời của đệ đệ mình, ngẩn ra một lúc, thấy Ngô lão bản đã sắp khuất tầm mắt, hắn không khỏi bực tức dậm chân, vội vàng đuổi theo phía sau, gọi lớn:
    - Ông chủ Ngô, xin chờ đã! Thật không còn biện pháp nào tốt hơn chủ ý của ông nữa. Chỉ có điều, cầu xin lão nhân gia giúp dàn xếp chuyện này, xin ông nhất định phải giúp cho!



    --------------

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


    Topic bình luận : http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=48180
    Góp ý bản dịch: http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=48794
    Tham gia dịch cùng anh em : http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=43332
    Lần sửa cuối bởi duahau, ngày 31-05-2010 lúc 23:58.
    Giữ chút gì rất Huế đi em
    Xin em chớ cắt mái tóc thề
    Để cho gió thổi bay suối tóc
    Và mùa đông ấm đôi vai gầy

  6. Bài viết được 98 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    anhdtngt,bachkimkysi,blue95eye,bopday2004,DarkTime,doicanhcuagio,htluu,hunglephi,klman,knighthero92,kungai,langchaca,Lào Phong,longthien198,noobwolf,phachle,phongvu9x,pin,sitinhkiemsi,ThuyLinh8910,tuandayy1,TuuKiemTien,vegito,vodanhvh,
  7. #14
    Ngày tham gia
    Jun 2008
    Bài viết
    6,455
    Xu
    23,100

    Mặc định

    Ngược về thời Minh

    Dịch từ nguyên tác: 回到明朝当王爷 (Hồi đáo Minh triều đương vương gia)

    Tác giả: 月关 (Nguyệt Quan)



    Quyển 1 – Khói lửa suốt ba tháng

    Chương 13: Sư gia danh dự

    Dịch: TheJoker

    Biên dịch: vo_vong

    Biên tập: Ba_Van

    Hiệu đính: TroiOi

    Nguồn: www.tangthuvien.com


    Lúc trước xem ti vi thấy mấy cái tay làm quan động một tí là cải trang vi hành, tra rõ ngọn ngành vụ án, xem ra toàn chỉ là chuyện vớ vẩn. Mỗi ngày có biết bao nhiêu chuyện phải làm như vầy, thời giờ đâu ra cho hắn rời khỏi nha môn mà tự mình đi điều tra phá án chứ?



    Quyển một – Ba tháng khói lửa – Chương thứ mười ba – Sư gia danh dự.

    Dương Lăng ngồi trong phòng công vụ, đờ người nhìn chồng hồ sơ các vụ án dày cộm xếp trước mặt. Y rất muốn lập tức xắn tay vào làm việc, nhưng lại giống như một tay ngang phải đối diện với đống lưới đánh cá rách nát quấn chằng chịt vào nhau, căn bản không biết phải bắt đầu từ đâu.

    Nếu bạn suy nghĩ một tí về những công việc mà một huyện thái gia cần phải phụ trách là sẽ biết thôi, nó không giống như ở trên ti vi, ông ta nhàn rỗi ngồi ở thất phẩm chính đường (sảnh đường lớn nơi quan thất phẩm như huyện lệnh thăng đường chủ trì xử lý kiện cáo, vv…) mà đập phán gỗ cốp cốp đâu.

    Tài chính này, thuế vụ này, giao thông này, luật pháp này..., tất cả mọi việc trong huyện đều phải qua tay huyện thái gia giải quyết. Lẽ ra ngoài Huyện thừa, Chủ bạ, huyện thái gia còn có một đám sư gia về luật pháp, về tiền lương, về kiện cáo. Vậy mà giờ đây, Mẫn huyện lệnh, cái lão huyện thái gia gà mờ này lại đem tất tần tật vất cho Dương Lăng. Cho dù là một tay sư gia dồi dào kinh nghiệm đi chăng nữa, e rằng nhất thời cũng phải tay chân bối rối.

    Phòng công vụ gồm ba gian phòng ăn thông với nhau như một xâu hồ lô đường. Thông thường bọn sư gia, phụ tá của huyện thái gia đều ngồi ở đây xem xét công văn, xử lý mọi việc. Phía trước phòng công vụ chính là thất phẩm chính đường, nơi huyện thái gia thẩm vấn và xử án, còn phía sau là nơi ở của cả nhà huyện thái gia.

    Từ khi giúp nhà họ Mã giải quyết vụ kiện cáo liên quan đến mạng người kia xong, Dương Lăng được Mẫn huyện lệnh rất mực tán thưởng, lập tức được mời vào phủ đảm nhiệm chức vụ sư gia. Đang ảo não vì mình ăn không ngồi rồi, để cho một tiểu cô nương nuôi dưỡng thực là quá vô sỉ, nên y đã vui vẻ chấp nhận ngay.

    Có điều vì ánh mắt ai oán của Hàn Ấu Nương, y đành phải nói rõ với Mẫn huyện lệnh rằng chỉ tạm thời làm sư gia, đến kỳ khảo thí sang năm y vẫn sẽ lên tỉnh thành tham gia thi Hương. Mẫn huyện lệnh cũng đồng ý ngay lập tức.

    Thật ra y cũng tự biết mình chẳng sống được bao lâu. Ngày thường đi dò hỏi người ta, y cũng biết ở thời đó cho dù có thi đỗ Trạng nguyên đi chăng nữa, cùng lắm thì cũng sẽ chỉ được ở lại kinh thành làm một chân sử quan ở viện Hàn lâm, nếu có thể lập tức được cử đi làm một viên tri huyện đã là tốt lắm rồi, tuyệt đối không thể nào được cử làm quan to. Hiện tại cũng chỉ vì tình cảm với Hàn Ấu Nương và trách nhiệm của người đàn ông nên y mới muốn cố gắng để lại cho nàng một phần gia sản mà thôi, chẳng muốn tham gia thi hương làm gì. Chỉ có điều y không thể chống lại được tình cảm dịu dàng của nữ nhân. Tuy tuổi còn nhỏ mà Hàn Ấu Nương đã có một đôi mắt đầy u oán, đủ khiến y phải thay đổi ý định. Ít ra thì biểu hiện bên ngoài của y là như vậy.

    Mẫn huyện lệnh xuất thân quân đội, thân tín đem theo cũng đều là dân đi lính, có thể nói là mù tịt với việc quản trị một huyện. Trong huyện vốn còn có một tay Hoàng huyện thừa, nhưng kẻ này cũng chẳng để ý gì tới Dương Lăng, cả ngày chỉ như một pho tượng đất. Nếu không phải vào ngày phát lương hằng tháng còn thấy lão ta ôm theo cái bao rỗng chạy tới lĩnh tiền lĩnh thóc, nhất định sẽ chẳng thấy bóng dáng của lão ta ở đâu.

    May là ở Kê Minh dân chúng thuần phác, hơn hai năm qua vẫn chưa có sự việc gì quá nghiêm trọng. Có điều cuộc khảo hạch ba năm một lần đã sắp tới gần, lúc ấy triều đình sẽ kiểm tra thành tích của các quan viên. Mẫn huyện lệnh mặc dù tính tình thô lỗ, nhưng cũng không khỏi có chút tính toán riêng cho bản thân.

    Trong đợt đại khảo thí này của triều đình, thành tích được tính như thế nào đây? Thật ra nó không nằm ngoài hai thứ: một là sự thanh liêm, sáng suốt, hai là thu thuế đúng hạn. Về phần thanh liêm, sáng suốt thì chỉ cần không có nông dân gây loạn, thương nhân bỏ chợ và thư sinh kháng nghị, đồng thời không xảy ra vụ trọng án nào, đã có thể báo cáo là một cảnh thái bình thịnh vượng, "ngoài đường không trộm cắp, tối ngủ khỏi cài then" rồi.

    Kê Minh có hai đội quan binh trú đóng, cộng thêm sở Dịch thừa, bọn sai dịch của huyện nha, là một huyện bậc ba quản lý rất nghiêm, hai năm qua chưa từng xảy ra chuyện lớn nào. Thế nhưng về mặt thu thuế đúng hạn thì không được như vậy. Vì là vùng đất có nhiều thương khách tụ tập nên thu thuế buôn ở đây thì còn có thể đúng hạn, nhưng các hộ dân cư phụ cận phần nhiều là sống ở trong núi, bình thường vốn sinh sống rải rác, không dễ quản lý. Hơn nữa đất đai cằn cỗi, bọn Thát Tử lại thường đến quấy nhiễu cướp bóc, cho nên lương thuế giao nộp không được như ý, đến lúc đại khảo không khỏi trở thành điểm yếu của Mẫn huyện lệnh.

    Mẫn huyện lệnh làm quan cứ ngây ngây ngô ngô. Phải đến mấy ngày trước lặn lội đi phủ thành một chuyến, lão mới nghe ngóng được cuộc trò chuyện của thượng quan, mới biết được quan văn khảo hạch sẽ có rất nhiều thứ để nói. Đang lo lắng không biết sẽ phải khoe khoang thành tích cai trị của mình như thế nào thì ở trên trời lại rơi xuống một Dương tướng công. Dĩ nhiên lão sẽ đẩy hết trọng trách sang y, trông mong y giúp mình tạo ra được chút thành tích để báo cáo.

    Nhưng Dương Lăng quả thực không thể hiểu được phương thức vận hành chính phủ ở thời đại này. Tuy ở kiếp trước hắn đã từng làm trưởng phòng của một công ty bảo hiểm, nhưng với chế độ và cơ cấu quản lý ở thời nay, dù cho không có trưởng phòng thì cả cơ cấu cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều. Hiện tại thì không giống như vậy, gần như mỗi chuyện lớn chuyện nhỏ đều cần y quyết định. Dương Lăng làm đến bở hơi tai mà ngay cả công văn thường ngày còn xử lý không xong, lấy đâu ra thành tích cho nổi.

    Y ưỡn lưng, đưa tay về phía sau khẽ đấm mấy cái, mày chau mặt ủ nhìn cái đống hồ sơ ở trước mặt. Cuối năm đã cận kề, trạm vận chuyển hàng hóa đang có một đống đặc sản Tây Vực do hoàng cung mua sắm cần phải vận chuyển về kinh thành, thế nhưng lại không có đủ xe, lừa ngựa để sử dụng, cần thỉnh cầu nha huyện giúp đỡ giải quyết.

    Bộ phận nhận công văn lại nhận được công hàm của bộ binh thông báo sắp tới sẽ có đại quân điều động, đi qua Kê Minh lúc nửa đêm. Bọn y cần phải mở cửa thành giữa đêm đó, rồi an bài nha sai và quan binh canh giữ cửa thành, nghiêm ngặt đề phòng có kẻ thừa cơ ban đêm lẻn vào.

    Ngót nghét cuối năm, lệnh giới nghiêm đã được bãi bỏ. Thân là sư gia chuyên lo về pháp luật, hiển nhiên những việc liên quan đến phương diện trị an, đuổi trộm bắt cướp này nọ y cũng phải đích thân đứng ra xử lý.
    Những vật liệu như khói hiệu, lửa hiệu dùng ở phong hỏa đài (1) cũng cần phải thay đổi.

    Trâu cày của nhà họ Đậu ở ngoại thành bị thất lạc. Con heo mập mạp do nhà họ Lưu ở phía tây thành nuôi đã ba năm bị trộm mất. Nhà họ Lí có mấy tên lưu manh tụ tập trêu chọc quả phụ trẻ. Đầu thành phía Bắc có đứa nhỏ nhà họ Hách châm pháo làm cháy đống củi của nhà họ Hạ, nhà họ Hạ đến cửa tranh cãi đánh con dâu của nhà họ Hách bị thương. Nhà họ Hách tố cáo nhà họ Hạ gia đến tận nhà mình hành hung, nhà họ Hạ tố cáo nhà họ Hách đốt lửa gây cháy lớn...

    Càng chết người hơn là số hộ nông dân khất nợ thuế nông nghiệp thực sự quá nhiều. Có hộ chỉ khất một hai năm, có hộ ngâm phải tới chín tới mười năm, ngâm tới đá cũng phải mềm, không cách nào giải quyết nổi.

    Thoạt đầu Dương Lăng còn đập bàn kêu Vương bộ đầu lôi cái tên nông dân gian xảo Hồng Mãn Thương – kẻ ngâm nợ lâu nhất, dai nhất tới, định bụng giết gà dọa khỉ. Đến khi nghe Vương bộ đầu kể lại chuyện huyện thái gia nhiệm kỳ trước đã từng dùng qua phương pháp này, kết quả đã ép vợ Hồng Mãn Thương phải thắt cổ tự vẫn, Hồng Mãn Thương cũng trở nên nửa điên nửa dại. Một đám văn nhân biết được sự tình đồng loạt phẫn nộ bất bình gây náo loạn đến cả bộ Hộ, sau khi quan huyện bị cách chức thì chuyện mới yên.

    Vẫn may còn có tay Chủ bạ Vương Dưỡng Chính thấy vị đồng liêu trẻ tuổi này tính nết hòa nhã, làm việc chăm chỉ, nên đã len lén cho y biết Hoàng huyện thừa ngồi ở bổn huyện đã rất lâu, từng trải qua hai đời huyện thái gia. Vị huyện thừa già này là một người có rất nhiều biện pháp, ở chốn quan trường có thể xem là một người lọc lõi, chi bằng hãy xin lão ấy giúp đỡ.

    Dương Lăng nghe lời, cắn răng mua chục cân thịt heo, một túi trà ngon đến cửa Hoàng huyện thừa xin chỉ giáo. Ai dè lão đang kèm cặp cháu trai mình luyện chữ, nghe ý tứ của Dương Lăng xong thì chỉ cười nhạt, cố ý cò cưa không chịu giúp đỡ. Nhưng lão lại chẳng hề khách khí gì, vẫn nhận lấy gói thịt heo và túi trà, khiến cho Dương Lăng chẳng biết phải khóc hay nên cười.

    "Ôi!" Hồi tưởng đến chuyện này, Dương Lăng thở dài nặng nề, có phần tiếc nuối hai mươi bốn văn tiền đã bỏ ra. Thi thoảng mua ít thịt về, tiểu nha đầu ở nhà đều gắp bỏ vào bát của hắn hết, bản thân lại không nỡ ăn một miếng. Nếu biết trước sẽ như vậy, chi bằng y đem thịt về nhà cho cô bé vừa đáng thương vừa đáng yêu đó ăn một bữa thật ngon còn hơn.

    Y cầm lấy bút, viết dự trù tài chính, lương thực cho năm sau đã được tính toán cẩn thận vào trong công văn trình báo lên bộ Hộ: "Tổng cộng quan viên sai nha ở cả Kê Minh là 79 người, dịch sứ 158 người, lính canh nội thành 260 người, dân phu 45 người, ngựa trạm 82 con, tiền chiêu đãi thết tiệc trong năm 7647 lạng, thức ăn cho ngựa 52 thạch (mỗi thạch tương đương 100 lít). Ngoài ra: chiến đài ở cổng Tây thành đã có vết rạn nứt, cần phải tu bổ, dự toán 116 lạng."

    Thổi cho tờ công văn ráo mực, y cẩn thận đặt nó lên trên chồng công văn đã xử lý. Tấm rèm cửa chợt được vén lên, một người mặc áo xanh bước vào. Mấy viên tiểu lại phụ trách sao chép, sắp xếp văn thư trong phòng vội vàng đứng dậy chào: "Mẫn đại nhân!"

    Dương Lăng ngước đầu lên nhìn, cũng vội đứng dậy thi lễ. Người vừa vào chính là Mẫn huyện lệnh trong bộ y phục bình thường. Lão thoải mái vẫy tay, giọng oang oang:
    - Được rồi được rồi, mỗi ngày đều gặp, còn hành lễ làm gì? Trời cũng không còn sớm nữa, hôm nay làm đến đây thôi.

    Mấy viên tiểu lại vội vàng vâng vâng dạ dạ, bắt đầu thu dọn vật dụng của mình. Mẫn đại nhân bước đến trước mặt Dương Lăng, thấy y đã xử lý xong gần nửa số công văn, không khỏi đưa ngón tay cái lên tán thưởng:
    - Tiên sinh thật có bản lãnh! Bổn huyện vừa nhìn mấy cái thứ này thì đã cảm thấy đau đầu, không ngờ ngươi lại giải quyết nhanh như thế, được hơn một nửa rồi, ha ha ha...

    Dương Lăng cười khổ không thôi. Đích xác y xử lý rất mau, song phần lớn đều là những công việc “trên đưa dưới làm”, những vấn đề thực sự nan giải nào có thể giải quyết nhanh được như vậy. Còn chưa kể cái đám con nợ tiền thuế lâu dầm lâu dề phải chia ra đến làm mấy loại. Có loại cố ý kéo dài dây dưa, có loại thực sự do gia cảnh bần hàn, việc điều tra thống kê cho rõ ràng sẽ rất mất thời gian.

    Chỉ riêng mấy vụ án nhà này mất con trâu, nhà kia mất con lợn, có vụ nào mà trong lúc xét xử không phải cắt cử mấy người đi đâu, mau lắm cũng cần dăm ba ngày mới điều tra xong. Mấy cái vụ lặt vặt này không lớn, nhưng vụ nào cũng đều cần phải có người, có thời gian, muốn giải quyết nhanh cũng không nhanh được.

    Lúc trước xem ti vi thấy mấy cái tay làm quan động một tí là cải trang vi hành, tra rõ ngọn ngành vụ án, xem ra toàn chỉ là chuyện vớ vẩn. Mỗi ngày có biết bao nhiêu chuyện phải làm như vầy, thời giờ đâu ra cho hắn rời khỏi nha môn mà tự mình đi điều tra phá án chứ?

    Đương nhiên y không tiện kể khổ mấy chuyện này với huyện thái gia, nên đành luôn miệng nói:
    - Đâu có, đâu có,… Đại nhân đã quá khen rồi.

    Đợi thấy đám tiểu lại kia đã đi hết, Mẫn huyện lệnh mỉm cười vỗ vai y nói:
    - Ta là một kẻ thô lỗ, đừng có xem ta như người đọc sách, không ở trên công đường thì chớ nên khách khí như vầy. Phải rồi, mau mau dọn dẹp rồi đi với ta! Mã dịch thừa muốn tạ ơn ngươi và ta nên mời chúng ta đến Hồng Nhạn lâu uống rượu xem kịch đấy.

    Dương Lăng nghe xong không khỏi chần chừ:
    - Ồ? Chuyện này... Hay là đại nhân đi trước? Ty chức phải về nhà báo với vợ nhà một tiếng trước, kẻo không nàng ấy lại lo lắng.

    Mẫn huyện lệnh cất giọng cười vang, đấm một quyền vào vai y rồi vừa cười vừa mắng:
    - Sao lại lôi thôi thế? Đàn ông mà, khi nào muốn về thì về, không muốn về thì phụ nữ vẫn phải ngồi ở nhà mà đợi, nói với thị làm gì? Đi nào, còn trẻ mà đã mang bệnh sợ vợ rồi.

    Mẫn huyện lệnh cũng không để cho Dương Lăng phân bua, lôi tuột y ra ngoài. Dương Lăng bất đắc dĩ đành phải thuận theo ý lão. Mẫn huyện lệnh vận thường phục nên cũng không tiện ngồi kiệu quan. Hơn nữa cái thành Kê Minh này cũng chẳng lớn, khoảng cách giữa hai cổng nam và bắc chỉ khoảng bốn dặm. Hồng Nhạn lâu nằm cạnh bên Kim Quang tự, chỉ cách huyện nha một con đường, nên càng không cần phải đi kiệu cho phiền phức.

    Hai người đi bộ đến Hồng Nhạn lâu. Mã dịch thừa và Mã Ngang, Mã Liên Nhi sớm đã đợi trong một nhã phòng (phòng VIP). Nơi đây vốn là một kịch viện, gọi là nhã phòng chẳng qua cũng là một chỗ có vị trí tốt ở chính giữa, sử dụng bình phong để phân cách độc lập mà thôi.

    Dương Lăng cảm thấy bất ngờ khi thấy Hoàng huyện thừa cũng ở đây, đã gặp mặt đành phải khách sáo chào hỏi một hồi. Mã Ngang bị giam trong đại lao hơn chục ngày, tính khí nóng nảy cũng đã bớt được không ít. Thấy ân nhân cứu mạng xuất hiện, vẻ mặt của hắn trở nên rất thân mật, bước đến cầm tay Dương Lăng tạ ơn không ngớt.

    Dương Lăng và Mã Ngang đều là thanh niên trẻ tuổi, có điều một người thì đầy vẻ văn nhân, nho nhã lịch sự, một kẻ thì khôi ngô cường tráng, mày rậm mắt to, không ngờ lại khá hợp chuyện, đúng là có phần kỳ lạ.

    Hôm nay Mã Liên Nhi chỉ trang điểm nhẹ, trông rất dễ thương, nhưng khi nhìn Dương Lăng, khuôn mặt mỹ lệ lại tỏ ra khá mất tự nhiên.

    Dương Lăng có nghi biểu bất phàm nên ngay lần đầu gặp mặt, tâm hồn thiếu nữ của Mã Liên Nhi đã có vài phần yêu thích y. Nhưng ngay khi biết được y đã lấy vợ, Mã Liên Nhi chỉ coi y như là ân nhân bằng hữu khác giới mà thôi.

    So với nô tì, phận làm thiếp cũng không cao hơn bao nhiêu. Đừng nói y chỉ là một tú tài, cho dù y là tuần phủ một tỉnh đi nữa, tuy chỉ là con gái của một quan chức cấp thấp, Mã Liên Nhi cũng tuyệt đối không thể làm thiếp của y. Do đó tình cảm của nàng vừa mới chớm đã bị dập tắt.

    --------------

    (1) Phong hỏa đài: đài cao để xông khói ban ngày, đốt lửa ban đêm báo tin có giặc tấn công (ND).

    Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn có câu:
    烽 火 影 照 甘 泉 雲 Phong hỏa ảnh chiếu Cam Tuyền vân
    Được nữ sĩ Đoàn thị Điểm (hoặc Phan Huy Ích?) diễn nôm:
    Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây. (BT)


    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


    Topic bình luận : http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=48180
    Góp ý bản dịch: http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=48794
    Tham gia dịch cùng anh em : http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=43332
    Lần sửa cuối bởi Ba_Van, ngày 22-07-2010 lúc 23:58.

  8. Bài viết được 98 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    anhdtngt,bachkimkysi,blue95eye,BlueSky219999,bopday2004,DarkTime,doicanhcuagio,htluu,hunglephi,klman,knighthero92,kungai,langchaca,Lào Phong,noobwolf,phachle,phongvu9x,pin,sitinhkiemsi,ThuyLinh8910,tuandayy1,TuuKiemTien,vegito,vodanhvh,
  9. #15
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Ngôi nhà chỉ có nắng và gió
    Bài viết
    1,563
    Xu
    100

    Mặc định

    Ngược về thời Minh

    Dịch từ nguyên tác: 回到明朝当王爷 (Hồi đáo Minh triều đương vương gia)

    Tác giả: 月关 (Nguyệt Quan)



    Quyển 1 – Khói lửa suốt ba tháng

    Chương 14: Luận bàn về chữ trinh

    Dịch: TheJoker

    Biên dịch: vo_vong

    Biên tập: ca_vang

    Hiệu đính: TroiOi

    Nguồn: www.tangthuvien.com


    Mã Liên Nhi quay đầu đi, cất giọng xa xăm:

    - Hoàn quân minh châu song lệ thùy, hận bất tương phùng vị giá thì …





    Hàn huyên một lúc xong, Mã dịch thừa mời mọi người ngồi, tiểu nhị bắt đầu bê từng món đã được gọi lên. Mã dịch thừa quay sang nói với Dương Lăng:
    - Dương tú tài, lão phu cũng lớn tuổi rồi, xin gọi ngươi một tiếng hiền điệt. Đứa con này của ta tính tình thô bạo, ngày thường hay gây rắc rối cho lão phu. Lần này gây ra họa lớn, nếu không nhờ diệu kế của Dương hiền điệt, lại được Mẫn đại nhân khai ân, khuyển tử đã phải mang tội giết người rồi.

    Dương Lăng vội đáp:
    - Đâu có, đâu có! Hôm ấy tiểu điệt nhìn thấy rõ Mã huynh thật sự chưa hề động tay chân với Vương lão bản. Có thể nói là do lòng tham hại người thôi. Vương lão bản kia vì tham trân châu của Mã tiểu thư, bị phát hiện ra rồi tranh cãi một hồi nên thẹn quá hoá giận, nộ khí công tâm mà chết. Đó thực không phải là lỗi ở Mã huynh, xin Mã đại nhân ngàn vạn lần chớ có khiển trách Mã huynh nhiều quá.

    Mã Ngang lập tức lên tiếng:
    - Cha thấy chưa, con và muội muội nói mà cha không tin. Dương huynh đệ nói vậy cha đã có thể tin rồi chứ? Con không có đánh cái lão già đó.

    - Câm miệng! Tiểu súc sinh! Ở đâu có phần cho ngươi nói chen vào!
    Mã dịch thừa mắng con xong liền quay về phía Mẫn huyện lệnh, Hoàng huyện thừa và Dương Lăng, lắc đầu nói:
    - Xem đó, tiểu súc sinh này được việc thì ít hỏng việc thì nhiều. Đâu có so được với Dương hiền điệt tuy còn thua con ta mấy tuổi nhưng hiểu rõ sự đời, chưa đến hai mươi mà công danh đã có. Ôi, vợ ta mất sớm, một nam một nữ chúng nó thiếu người dạy dỗ nên mới không hiểu việc thế này đây.

    Mẫn huyện lệnh, Hoàng huyện thừa và Dương Lăng nghe thế lại phải nói giúp thêm Mã Ngang. Cùng lúc ấy tiểu nhị bắt đầu bày các món ra. Một lát sau, người trong rạp hát càng lúc càng đông. Xung quanh nhã phòng là mấy thương nhân hiện đang nghỉ tạm ở dịch trạm, xa hơn chút nữa là mấy dịch sứ, dân phu và đám nha dịch vô công rồi nghề chạy đến xem để giết thời gian.

    Bất chợt sân khấu phía trước bừng sáng, một hồi chiêng trống vang lên và mấy diễn viên bắt đầu bước ra biểu diễn. Thời ấy còn chưa có kịch nói, Dương Lăng lại không rành về tuồng mà không tiện hỏi người khác nên nghe không hiểu được bao nhiêu. Toàn bộ diễn viên tuồng thời đó đều là nam, muốn xem mỹ nữ cũng chẳng được. Dương Lăng cảm thấy rất chán, ngồi nghe Mẫn huyện lệnh, Mã dịch thừa và Hoàng huyện thừa vừa xem vừa đàm luận mới đại khái hiểu ra một chút.

    Nghe hai người bọn họ từ ngữ qua lại kể về tình tiết câu chuyện, Dương Lăng thấy hết sức khó tin. Vở tuồng này kể về một người con gái vừa mới kết hôn không lâu thì trượng phu đã rời khỏi nhà đi xa. Mấy năm sau người chồng trở về quê hương. Trên đường về nhà, hắn gặp một cô gái vô cùng xinh đẹp đang hái lá dâu. Bị vẻ đẹp của cô gái đó lay động, hắn bèn bước đến trêu ghẹo. Chẳng ngờ lại bị nghiêm khắc cự tuyệt nên hắn đành bẽ mặt ôm lòng chán chường về nhà. Ai ngờ về đến nhà lại thấy vợ mình chính là người con gái mà hắn vừa mới trêu ghẹo không được. Hắn cảm thấy vô cùng hổ thẹn, tự đáy lòng cũng nảy sinh sự ngưỡng mộ đối với vợ mình.

    Truyện đến đây cũng không có gì là bất ổn. Nhưng sân khấu diễn tiếp đến ngày thứ hai, người vợ đó ở trong nhà khóc lóc sướt mướt rồi viết lại một phong di thư và thắt cổ tự vẫn. Trong thư nàng viết vì không giữ trọn đạo làm vợ, gợi lên tà niệm nơi nam nhân, khiến cho trinh tiết bản thân bị ô uế, cho nên nàng không thể tiếp tục sống trên nhân thế, chỉ đành lấy cái chết để bảo toàn trinh tiết. Sự việc đó cuối cùng làm náo động cả thôn làng. Khắp nơi dâng thư, Hoàng đế ban xuống thánh chỉ truy phong nàng liệt nữ này làm Nhất phẩm Cáo Mệnh Phu Nhân và cho lập “Trinh Khiết bài phường“ (cổng chào Trinh tiết), thật vẻ vang vô cùng. Trượng phu của nàng vì để tưởng nhớ, về sau khi cưới phu nhân mới, họ vẫn cùng nhau lên mộ để bái tế.

    Hồng Nhạn lâu là một nơi kết hợp giữa rạp hát và tửu điếm, vì vậy một vở tuồng không phải được diễn liên tục cho đến hết, mà còn có giờ nghỉ giữa buổi. Lúc giải lao, hai người Mẫn, Mã bắt đầu sôi nổi đàm luận. Hoàng huyện thừa nhấp rượu, thi thoảng chêm vào vài câu. Tuy lão không nói nhiều nhưng dẫu gì cũng là một kẻ đọc sách nên có thể giảng giải một cách trôi chảy những lời Mẫn huyện lệnh muốn nói nhưng không diễn đạt được.

    Dương Lăng lại cảm thấy vở kịch này rất không thực tế, tựa như một câu chuyện hoang đường nhất mà hắn đã từng nghe qua. Câu chuyện ấy kể về một triều nọ có một phụ nữ bị rớt xuống nước, được một nam nhân đi đường trông thấy nắm lấy tay nàng ta kéo lên. Không ngờ nàng ta trở về nhà lấy dao chặt đứt cánh tay của mình, chỉ bởi vì chỗ đó đã bị một người nam nhân không phải trượng phu của mình chạm vào.

    Như vậy cũng có thể tính là "thất trinh" đi, vì suy cho cùng đó là thất trinh về thể xác. Nhưng người phụ nữ ở trong vở kịch này không ngờ lại không chịu nổi "thất trinh" về tinh thần. Chưa nói nó vốn không phải là thất trinh, chẳng qua vì nàng ta quá xinh đẹp, khiến cho người ta nhìn vào mà nổi sắc tâm. Người nam nhân đó đã không có tội, mà trái lại người vợ này lại tự cảm thấy chưa tròn phụ đạo làm vợ. Quả thực là hoang đường!

    Nghe Mẫn huyện lệnh và Mã dịch thừa luôn miệng tấm tắc, Dương Lăng cuối cùng cũng chịu hết nổi, đành hỏi:
    - Hai vị đại nhân, vở tuồng này không khỏi hơi quá khoa trương và không thực tế thì phải? Trượng phu nàng ta là kẻ tồi tệ, đi đường trông thấy mỹ nhân liền buông lời chòng nghẹo, bị mắng phải bỏ đi. Nhưng rốt cuộc người vợ lại cảm thấy tự mình bất trinh, điều đó . . . điều đó quả thật là vô lý! Trên đời làm gì có chuyện như vậy? Chuyện buồn cười như thế, vở tuồng lại khoa trương lên thì có gì hay ho đâu chứ?

    Mã dịch thừa kinh ngạc hỏi:
    - Sao? Dương hiền điệt đọc sách thánh hiền vậy mà lại không biết sự tích trong Liệt Nữ truyện hay sao? Tích truyện này có gì mà không thật chứ? Nữ tử đó tiết liệt như vậy, thật đúng là tấm gương cho các nữ tử khác trong thiên hạ, làm gì có chỗ nào đáng cười?

    Mẫn đại nhân cũng mỉm cười nhấp một ngụm rượu rồi cười ha hả nói:
    - Dương tú tài nhất định chỉ đọc mấy sách thánh hiền để thi đỗ công danh, cho nên không biết mấy tích truyện trong "Liệt Nữ truyện". Ngươi mềm lòng tốt bụng cũng phải, ta cũng cảm thấy có chút đáng tiếc cho nữ tử này. Nếu ta mà là quan huyện ở đó, nhất định sẽ phạt đánh tên trượng phu kia bốn mươi gậy to, phạt hắn cả đời không được nạp thiếp. Có điều chuyện này cũng không có gì là không thật cả. Vào năm Thành Hoá (Niên hiệu của vua Hiến Tông nhà Minh (1447-1487) - ND), khi ta vẫn còn là một tiểu binh ở Phúc Kiến đánh hải khấu, phía nam Mân Nam có một phu nhân, sau khi trượng phu mất đi thì muốn tuẫn tiết theo chồng. Họ hàng thân thích lấy đó làm vẻ vang, khua chiêng đánh trống tung hô ầm ĩ. Sau ba ngày, người phu nhân đó tay cầm hoa tươi, ăn mặc đẹp đẽ, ngồi ngay ngắn trong kiệu đến trước phần mộ trượng phu. Sau đó bà bước lên dàn treo đã được dựng sẵn từ trước rồi thắt cổ tự tử. Cảnh Thái đế (Niên hiệu của vua Đại Tông thời Minh (1428 – 1457) - ND) đã ban chỉ tặng thưởng lập Trinh Khiết bài phường, cả tỉnh được thơm lây. Khà khà, cái đền thờ đó chính là do bọn ta đã xây nên cho bà ta (Ở đây có thể tác giả nhầm lẫn về thời gian của hai vị hoàng đế Đại Tông và Hiến Tông - ND.)

    Mã dịch thừa gật gù bảo:
    - Đúng thế, lễ giáo sao có thể xem nhẹ được? Dương hiền điệt đã quá mềm yếu rồi. Những nữ tử như vậy đều là liệt nữ con nhà gia giáo, nếu mà là những nữ tử hoang đàng sao có thể tiết liệt như vậy được! Nhớ khi trước danh kỹ Từ Châu Quan Phán Phán (1) được thủ soái Trương Âm (2) nạp làm thiếp. Sau khi Trương Âm chết đi, ả đã không tuẫn tiết theo chồng, mà lại quay về Yến Tử lâu cũ của mình sống cô độc mười năm, vọng tưởng sẽ lấy được mỹ danh thủ tiết, thật đúng là mặt trơ mày tráo. Về sau Giang Châu Tư Mã (3) viết một bài thơ vạch trần bộ mặt giả dối của ả, ả mới hổ thẹn tuyệt thực mười ngày mà chết (4). So với vị nữ tử trong vở tuồng này và vị thiếu phụ ở Mân Nam đó thật đúng là một trời một vực.

    Ở kiếp trước Dương Lăng rất hay luyện chữ và quan sát mấy bảng chữ mẫu, cho nên biết Giang Châu Tư Mã này là ai. Có điều hắn không hiểu Bạch Cư Dị này tại sao đối với một ông lão bán than thì tỏ lòng thương hại, nhưng đối với một quả phụ ở góa thì lại có thái độ như vậy. Mà khi đó vẫn còn là triều Đường, triều đại có nếp sống cởi mở nhất Trung Quốc. Giờ đã trải qua triều Tống, triều đại xuất hiện “Tam tòng tứ đức” của lão phu tử họ Chu (5), khó trách nữ nhân bị đầu độc nặng đến như vậy.

    Ngồi nghe ở một bên, Mã Liên Nhi rất lấy làm bất bình, không nhịn được bèn hừm một tiếng rồi chen vào nói:
    - "Thập tái xuân đề biến oanh thiệt, tam hiềm lão sửu hoán nga mi.“ Nếu đó là ái thê chết theo trượng phu thì cũng không phải là không nên. Nhưng đã là hàng hóa để loại nam nhân này đem về làm thiếp, có thể trao đổi mua bán tùy ý thì rõ ràng là không tình nghĩa gì. Vậy mà còn muốn người ta tuẫn tiết đi theo, con làm nữ nhi cũng cảm thấy có phần quá đáng đó.

    Nàng chính là đang nghĩ tới mấy câu thơ trong “Truy hoan ngẫu tác” trong tập thơ tự thuật kể lại chuyện phong lưu tao nhã của Bạch Cư Dị. Bài thơ kể rằng ông mua một nữ hài độ mười lăm, mười sáu về làm thiếp. Vui vẻ mới được ba năm, người ta cũng mới mười tám mười chín thì đã chê người ta già, xấu, thế là có nàng bị ông ta đem bán lại cho người khác, có nàng thì bị cho đi. Rồi ông ta lại mua về một “món hàng tươi tốt” khác. Mười năm thay đến ba lần, thành thử viết ra bài này để khoe khoang với chúng bạn.

    Mã dịch thừa rất đỗi không vui, chỉ cảm thấy thật quá mất mặt khi con gái mình nói ra những lời này ở trước mặt mọi người. Ở đây có một vị Huyện lệnh, một vị Huyện thừa, còn có một kẻ đọc sách có công danh, vậy mà con gái mình lại nói ra mấy lời đại nghịch bất đạo đó, khó tránh khỏi người ta nghĩ rằng lão dạy dỗ không nghiêm. Cho nên mặc dù ngày thường lão thương yêu nhất là đứa con gái này, lúc này vẫn không nhịn được, bèn tát cho một cái, mắng rằng:
    - Hỗn láo, nói gì thế hả? Từ thời Cao Thái Tổ hoàng đế đến nay, bổn triều vốn luôn coi trọng nhất là phong giáo. Để biểu dương tiết phụ, quả phụ dưới ba mươi tuổi mất chồng mà đến năm năm mươi tuổi vẫn không cải giá thì treo biển trước cổng làng, miễn trừ sai dịch cho người trong tộc. Đó là vinh dự đến cỡ nào chứ? Tiết liệt trinh thao vốn là bổn phận. Thường có câu "một ngựa không kết hai yên, một chân khó đạp hai thuyền," cho nên một nữ không hầu hai chồng, cũng giống như bọn ta một thần không thờ hai chủ. Cái đức của nữ nhân mặc dù là ở sự dịu dàng, nhưng những tiết lưu danh đều là về sự trinh liệt. Những lời ta giáo huấn ngươi đều quên hết rồi hay sao?

    Mã Liên Nhi xưa nay rất được phụ thân cưng chiều, cho nên khi nàng nghe bọn họ nói về nữ nhân như một thứ đồ chơi riêng của nam nhân thì không nhịn được mà mở miệng phản bác. Ai ngờ phụ thân lại tát cho nàng một bạt tai ở trước mặt người ngoài nên vừa giận vừa xấu hổ, nàng che mặt bật khóc, đứng dậy bỏ chạy đi.

    Mã Ngang thấy phụ thân phát hỏa cũng không dám khuyên nhủ, muốn đuổi theo muội muội nhưng lại sợ phụ thân nổi giận nên lưỡng lự ngồi yên. Mã dịch thừa nổi giận đùng đùng phất tay nói:
    - Để cho nó đi, chúng ta cứ uống rượu thôi! Nó đúng là được ta nuông chiều quá đâm hư, mấy lời như vậy cũng nói ra được.

    Dương Lăng không khỏi sửng sốt. Mã Liên Nhi có chỗ nào nói sai đâu, sao Mã dịch thừa lại nổi nóng lên như vậy. Mẫn huyện lệnh cũng cho rằng đây là chuyện đương nhiên nên không khuyên can thêm. Dương Lăng đứng dậy nói:
    - Mã tiểu thư hẳn là chỉ thương tiếc cho Quan Phán Phán, nàng ta tuyệt thực chết đi khiến cho thế gian mất đi một bậc tuyệt đại phong hoa, vì vậy mới xúc động bày tỏ mà thôi. Bá phụ chớ nên tức giận! Bây giờ trời cũng đã tối, Mã tiểu thư một mình đi ra ngoài rất nguy hiểm. Xin hãy để tiểu điệt khuyên nàng trở về!

    Mặc dù cảm thấy những lời đó của con gái làm cho mình hết sức mất mặt nhưng dẫu gì cũng cha con tình thâm, nên dù miệng có nói dữ nhưng trong lòng Mã dịch thừa lại lo lắng. Thấy Dương Lăng nói khách khí như thế, mặt lão lập tức dịu lại:
    - Vậy đành vất vả cho Dương hiền điệt rồi.

    Dương Lăng chắp tay chào mấy người Mẫn đại nhân và Mã dịch thừa, rồi nhanh chóng đuổi theo Mã Liên Nhi. Nàng đang đứng dưới chiếc đèn lồng đỏ treo trước cửa rạp hát, thẫn thờ nhìn lên bầu trời. Nhẹ cả lòng, Duơng Lăng dừng chân, rồi chậm rãi bước tới nói:
    - Mã tiểu thư, cô hãy quay lại đi! Lệnh tôn cũng chỉ vì lo mấy lời đó của cô bị người khác nghe thấy, ảnh hưởng đến thanh danh của cô thôi. Đó chính là thương càng nhiều thì mắng càng dữ, cô cũng đừng quá tức giận!

    Mã Liên Nhi ngẩng đầu nhìn chòm sao lấp lánh trên trời, khẽ nói:
    - Ở trong thiên hạ này, rốt cuộc nữ nhân bị coi là thứ gì? Nữ nhân tuẫn tiết theo chồng là nữ nhân tốt, được ca ngợi, được biểu dương. Tiết liệt của nữ nhân chứng tỏ mỹ đức của nàng, càng chứng tỏ sự vĩ đại của nam nhân, chỉ ra rằng hắn xứng đáng được nữ nhân hy sinh cho hắn. Nhưng đến cùng thì hắn đã làm được gì cho nữ nhân? Coi nữ nhân như tài sản riêng của nam nhân, không chỉ đối với thiếp, mà cả thê cũng như vậy. Ta nghe kể ba kẻ kết nghĩa vườn đào trong "Tam quốc", chuyện đầu tiên họ làm là giết sạch cả vợ con. Đối đãi với thê tử như thế, bọn họ liệu còn có tình cảm hay không? Lưu Bị coi vợ mình là y phục, gã thợ săn Lưu An (6) xem vợ mình như đồ ăn, giết đi để đãi khách. Những kẻ này là người hay là dã thú? Nước thì phải trong, nữ thì phải sạch. Huynh có biết không, mẹ ta . . . đã bị chính cha ta ép chết đó. Lúc bấy giờ cha vẫn còn là một binh sĩ, một mình mẹ nuôi ca ca và ta sống rất là cực khổ. Về sau bọn cướp trên núi gần đó kéo xuống cướp bóc, mẹ đã đem giấu ta và ca ca ở trong một hang nước, nhờ vậy mới thoát được một kiếp nạn. Bọn cướp cưỡng gian bà, sau lại nảy chút lòng tốt hiếm hoi mà không giết chết. Kết quả là mẹ ta không chết dưới đao của đám cướp, mà lại bị chết bởi những ánh mắt khinh bỉ của cha, của bọn đàn ông hèn nhát chỉ biết chạy trốn giữ lấy mạng mình.

    Dương Lăng trầm mặc một lúc rồi khẽ thở dài:
    - Trong lòng có thiên lý thì dục vọng ắt bị diệt. Chết đói là chuyện nhỏ, thất tiết là chuyện lớn. Lời của Chu Hy Chu phu tử chưa chắc đã đúng, nhưng vì thiên hạ này là thuộc về nam nhân, thế nên nó lại đúng!

    Rồi y nhớ đến thời đại của mình, lắc đầu bảo:
    - Không những đúng cho bây giờ, mà mấy trăm năm sau này, nam nhân có lắm người vẫn tin thờ vào nó. Có điều, thứ đạo lý này lại chỉ đặt ra dành riêng cho phụ nữ.

    Mã Liên Nhi cười nhạt:
    - Chu Hy ư? Lão ta mở miệng ra là "thiên lý", ngậm miệng lại thì "đạo học", nhưng lại đi dụ dỗ hai ni cô làm sủng thiếp, cả nàng dâu góa cũng bị lão đùa bỡn trong tay. Thật đúng là chuẩn mực của đạo đức, là tấm gương của kẻ đọc sách. Rõ nực cười!

    Dương Lăng chỉ biết lễ giáo đại phòng (chuẩn mực lễ giáo) là được phát triển mạnh xuất phát từ Chu Hy nhà Tống, kể từ đó nữ nhân tuẫn tiết mới mọc ùn ùn lên như nấm, chứ đâu biết Chu Hy còn có những chuyện "phong lưu" như vậy.

    Hắn đành gượng cười:
    - Trong cái thế giới này tiếng nói của nam nhân mới có trọng lượng, thế nên yêu cầu về đạo học đối với nam và nữ có sự khác nhau cũng không có gì là lạ. Ví như nam nhân bị sỉ nhục đến tôn nghiêm, khi đó cứ nếm mật nằm gai, nhẫn nhục chịu đựng miễn sao tương lai hắn báo thù được thì sẽ nở mày nở mặt. Không ai cần quan tâm hắn đã từng vô sỉ như thế nào, cho dù hắn có chủ động nịnh hót liếm gót ai. Còn nữ nhân ư, có bị cưỡng bách đến thất tiết cũng đã là tội không thể tha!

    Mã Liên Nhi bất chợt quay đầu, ánh mắt như hai vì sao lấp lánh kinh ngạc nhìn Dương Lăng. Một lúc sau nàng mới nói:
    - Nam nhân thời nay, đặc biệt là những kẻ đọc sách, có thể nói ra được những lời này thì huynh chính là người đầu tiên mà ta biết. Ta thật nghĩ không ra huynh tuổi còn trẻ, lại đọc những thứ "sách thánh hiền" đó đã lâu, thế mà lại có kiến thức như vậy. Đáng tiếc … thật sự đáng tiếc …

    Dương Lăng không kìm được hỏi:
    - Đáng tiếc gì?

    Mã Liên Nhi quay đầu đi, cất giọng xa xăm:
    - Hoàn quân minh châu song lệ thùy, hận bất tương phùng vị giá thì (7) … (Trả ngọc chàng, lệ như mưa. Hận không gặp gỡ khi chưa có chồng.)

    Dương Lăng nghe mà trống ngực đập thình thịch, không khí giữa hai người bất chợt trở nên trầm lặng. Sau một hồi lâu y mới cố nặn ra một nụ cười, buông một câu nói đùa để xoa dịu bầu không khí:
    - Mặc dầu chúng ta nhờ viên minh châu kia mà có duyên gặp gỡ, nhưng ta chưa hề tặng minh châu cho cô, xin tiểu thư chớ nên nhầm lẫn!

    Mã Liên Nhi phì cười một tiếng, xoay đầu trừng ánh mắt quyến rũ liếc y, rồi mím môi, đỏ mặt lấy can đảm nói:
    - Đó là do huynh không có phúc khí!

    Nhìn ánh đèn rọi xuống sống mũi cao cao của y, trống lòng Mã Liên Nhi chợt đập rộn lên. Nàng lại quay đầu đi, chỉ cảm thấy có một cảm giác diệu kỳ lan tỏa ra giữa hai người.

    Khẽ quẹt vệt nước mắt lạnh ngắt trên má, nàng nói:
    - Ai đối xử tốt với ta thì ta sẽ đối xử tốt lại với người đó. Từ sau khi mẹ mất đi, Mã Liên Nhi ta cảm thấy trên đời này không có một nam nhân nào đáng để nữ nhân chúng ta phải hy sinh nhiều đến như vậy. Ta sẽ không làm những chuyện ngu xuẩn như ả tiết phụ trên sân khấu ấy đã làm đâu. Ta sẽ sống tốt vì bản thân mình!

    Dương Lăng đắm say trong cái thần thái mỹ lệ kết hợp với sự tự tin và dũng cảm của nàng, mãi một lúc sau mới khẽ thở dài:
    - Cô được sinh ra quá sớm, đáng lẽ phải sinh trễ hơn năm trăm năm, thật đấy!

    Mã Liên Nhi trợn tròn cặp mắt xinh đẹp, lấy làm lạ hỏi:
    - Huynh không cảm thấy những lời ta nói là đại nghịch bất đạo, kinh hãi thế tục sao? Nói như vậy chẳng lẽ năm trăm năm sau thì sẽ không có chuyện đó nữa hả?

    Dương Lăng trong lòng chợt hoảng, vội cười ha hả nói:
    - Ta chỉ nghĩ có lẽ lúc đó sẽ có một bộ phận nam giới coi nữ nhân là một thực thể độc lập mà đòi hỏi bình đẳng cho bọn họ. Ha ha, cũng chỉ là suy đoán lung tung, xúc động bộc phát mà thôi.

    Mã Liên Nhi khẽ cười, thò tay vào trong ngực lấy ra một chiếc túi, bước lên mấy bước đặt vào trong tay Dương Lăng, nói:
    - Ta có thể thấy phu nhân của huynh rất yêu thương huynh. Viên minh châu này hãy coi là lễ vật ta tặng cho hai người. Chỉ mong huynh hãy đối đãi vợ mình thật tốt, chớ có xử tệ với cô ấy.

    Chiếc túi ở trong tay hắn vẫn còn vương chút hương thơm và hơi ấm của thân thể nàng. Mã Liên Nhi thấy hắn cứ đứng ngây ra liền cười khúc khích, vén tóc lên rồi nói:
    - Đi thôi, chúng ta quay lại thôi. Ta chỉ là thương tâm chứ không hề có oán giận. Chuyện này dù sao có nói cũng chẳng nói rõ ra được. Nỗi lòng nữ nhân, nam nhân các huynh có mấy ai mà hiểu được chứ?

    Liếc qua khóe mắt phát hiện thấy Hoàng huyện thừa đã chạy theo ra đến nơi, nàng vội rút tay lại rồi bước trở vào.

    Mãi một lúc sau Dương Lăng mới tỉnh ra, xoay người đi theo. Hắn thấy Huyện thừa Hoàng Kỳ Dận đang cười với mình đầy thâm ý, đưa tay ra dấu mời vào. Hắn cũng khẽ cười, chắp tay đáp lại. Hai người không nói lời nào nhưng lại như thân thiết vô cùng.

    -----------------------------

    Chú thích:

    (1) Quan Phán Phán: còn có tên là Quan Miến Miến, là một danh kỹ đất Từ Châu đời nhà Đường,khoảng niên hiệu Trinh Nguyên và Nguyên Hòa (785—820), được Thượng Thư Trương Kiến Phong nạp làm thiếp - ND

    (2) Trương Âm, tên thật là Trương Kiến Phong, Thượng thư nhà Đường. Năm Trinh Nguyên thứ 15 , làm Tiết Độ Sứ ở Vũ Ninh, trấn Thủ Từ Châu - ND

    (3) Giang Châu Tư Mã tức Bạch Cư Dị (772-846), tự là Lạc Thiên (樂天), hiệu là Hương Sơn cư sĩ là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng thời nhà Đường. Do hạch tội việc tể tướng Vũ Nguyên Hành bị hành thích và ngự sử Bùi Độ bị hành hung, nhóm quyền thần cho là ông vượt qua quyền hạn, đày làm tư mã ở Giang Châu. Giai đoạn từ năm 821 tới năm 824 làm thứ sử Hàng Châu, năm 825 làm thứ sử Tô Châu, sau được triệu về kinh làm Thái Tử thiếu phó. Năm Hội Xương thứ 2 (842) về hưu với hàm thượng thư bộ Hình, sau mất tại Hương Sơn, Lạc Dương. (ND trích Wikipedia)

    (4) Câu chuyện này có sự tích như sau: Bạch Cư Dị lúc còn làm Hiệu thư lang, tới vùng Hoài Tứ, được Trương thượng thư (tức Trương Kiến Phong) mời ăn tiệc. Lúc rượu say, Thượng thư gọi Miến Miến (Quan Phán Phán) ra ca múa giúp vui. Mười hai năm sau, nghe tin Trương thượng thư đã chết, phủ đệ cũ ở Bành Thành có một ngôi lầu nhỏ gọi là Yến Tử lâu. Miến Miến nhớ lòng yêu dấu của Thượng thư ngày trước nên không lấy chồng, về ở lầu ấy hơn mười năm. Ông (Bạch Cư Dị) tặng nàng một bài thơ tứ tuyệt:

    Hoàng kim bất tích mãi nga my,
    Giản đắc như hoa chỉ nhất chi.
    Ca vũ giáo thành tâm lực tận,
    Nhất triêu thân tử bất tương tuỳ

    Dịch nghĩa :
    Không tiếc vàng, bỏ ra mua gái mày ngài,
    Chọn được ba bốn cô nàng đẹp như hoa.
    Dạy cho họ biết hát múa, hơi sức ông kiệt quệ,
    Một sớm đem thân ra đi, chẳng cô nào theo!

    Dịch thơ :
    Mua gái mày xanh chẳng tiếc vàng,
    Như hoa khéo chọn mấy cô nàng.
    Dạy cho múa hát bao công sức,
    Một sớm về âm chẳng kẻ màng!


    Miến Miến đọc đi đọc lại, khóc nói "Từ khi Trương công mất, thiếp không phải không dám chết, nhưng lại sợ trăm năm sau, người đời cho rằng công chuộng sắc đẹp nên có thê thiếp chết theo, lại làm nhơ đức tốt của công, đành gượng mà thôi". Bèn làm bài họa lại Bạch công như sau:

    Độc túc không lâu liễm hận my,
    Thân như xuân hậu trí tàn chi.
    Xá nhân bất giải nhân thâm ý,
    Phúng đạo tuyền đài bất khứ tuỳ.

    Dịch:
    Ở chốn lầu hoang héo mặt mày
    Sau Xuân thân khác tựa cành cây
    Hiềm vì chẳng kẻ tri âm hiểu
    Trách chẳng cùng theo xuống dạ đài
    Rồi nàng nhịn ăn uống, mười ngày sau thì chết.


    (5) Chu Hy (朱熹, 1130-1200) là một nhà tư tưởng nổi tiếng nhất đời Tống. Sự tổng hợp tư tưởng Khổng giáo với Phật giáo và Đạo giáo (道教) của ông cùng với các tư tưởng khác đã trở thành hệ tư tưởng chính thức của triều đình từ cuối thời nhà Tống tới cuối thế kỷ 19. Vì được kết hợp với khoa cử (科舉), triết lý Chu Hy liên quan tới tín điều chính thức cứng nhắc, bắt buộc sự tuân phục mù quáng từ một phía của dân chúng đối với nhà cai trị, con với cha, vợ với chồng, em với anh. Hậu quả làm kìm hãm sự phát triển xã hội của nước Trung Hoa tiền hiện đại, dẫn tới sự phát triển chậm chạp của nhiều thế hệ chính trị xã hội và sự ổn định tư tưởng dẫn tới sự trì trệ văn hoá cho tới tận thế kỷ 19. Học thuyết lý học Khổng giáo mới cũng đóng vai trò quyết định trong đời sống trí thức tại Triều Tiên, Việt Nam, và Nhật Bản. (ND sưu tầm)

    (6) Lưu An là một nhân vật trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Truyện kể lúc Tiểu Bái bị Lữ Bố chiếm cứ, Lưu An đã thu nhận và giúp đỡ Lưu Bị đang lánh nạn. Vì trong nhà không có gì ăn nên đã giết vợ làm thức ăn cho Lưu Bị.

    (7) Hai câu thơ nổi tiếng này được trích trong bài “Tiết phụ ngâm”, được viết bởi Trương Tịch, hàm ý cự tuyệt yêu cầu kết thông của tư đồ Lý Đạo Sư, về sau thường được nhiều người trích dẫn nhằm từ chối mối thâm tình của một người dành cho mình. Bài thơ như sau:

    Quân tri thiếp hữu phu,
    Tặng thiếp song minh châu
    Cảm quân triền miên ý
    Hệ tại hồng la nhu.
    Thiếp gia cao lâu liên uyển khởi,
    Lương nhân chấp kích Minh - Quang lý
    Tri quân dụng tâm như nhật nguyệt;
    Sự phu thệ nghĩ đồng sinh tử.
    Hoàn quân minh châu song lệ thùy,
    Hận bất tương phùng vị giá thì.

    Bản dịch của Ngô Tất Tố:

    Chàng hay em có chồng rồi
    Yêu em chàng tặng một đôi ngọc lành
    Vấn vương những mối cảm tình
    Em đeo trong áo lót mình màu sen
    Nhà em vườn ngự kề bên
    Chồng em chấp kích trong đền Minh – Quang
    Như gương, vâng biết lòng chàng
    Thờ chồng quyết chẳng phụ phàng nghĩa xưa
    Trả ngọc chàng, lệ như mưa
    Giận không gặp gỡ khi chưa có chồng.



    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


    Topic bình luận : http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=48180
    Góp ý bản dịch: http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=48794
    Tham gia dịch cùng anh em : http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=43332
    Lần sửa cuối bởi duahau, ngày 07-06-2010 lúc 09:50.
    Giữ chút gì rất Huế đi em
    Xin em chớ cắt mái tóc thề
    Để cho gió thổi bay suối tóc
    Và mùa đông ấm đôi vai gầy

    ---QC---


  10. Bài viết được 90 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    anhdtngt,bachkimkysi,blue95eye,bopday2004,DarkTime,doicanhcuagio,htluu,hunglephi,klman,langchaca,Lào Phong,phachle,phongvu9x,pin,sitinhkiemsi,ThuyLinh8910,tuandayy1,TuuKiemTien,vegito,vodanhvh,
Trang 3 của 50 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status