TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 2 của 13 Đầu tiênĐầu tiên 123412 ... CuốiCuối
Kết quả 6 đến 10 của 61

Chủ đề: Các võ công trong tiểu thuyết Kim Dung

  1. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Bài viết
    9
    Xu
    0

    Mặc định

    Ngoài ra còn có:
    Hiệp Khách Hành tổng hợp
    Tẩy Tủy Kinh ( Thiếu Lâm)
    Đàn Chỉ thần công ( Đông Tà Hoàng Dược Sư)
    Thái Cực Quyền ( Võ Đang)
    Huyền Âm Chỉ ( Thành Khôn )
    Hổ Trảo Tuyệt Hộ Thủ ( Du Liên Châu)
    Bút Pháp của Trương Thúy Sơn
    Đả Cẩu Bổng Pháp ( Cái Bang )
    Đại Cầm Nã Thủ ( Thiếu Lâm )
    Tiểu Cầm Nã Thủ ( Võ Đang )
    Hóa Cốt miên Chưởng ( Lộc Đỉnh Ký)
    Nhớ thêm được có nhiêu đây, chủ topic phiền sắp xếp dzo giùm cái

    ----- Bài viết này được wudang170 thêm vào sau 27 phút và 50 giây -----

    Bộ pháp còn có:
    Đăng Bình Độ Thủy( Đạt Ma sư Tổ )
    Thảo thượng phi
    Thêm:
    Thiên Thủ Như Lai Quyền ( Thiếu Lâm)
    Đả cẩu trận pháp ( Cái Bang)
    Việt Nữ kiếm pháp ( Việt Nữ kiếm)
    Kim Xà kiếm pháp ( Bích Huyết kiếm)
    Còn nhiều lắm mà không nhớ nổi.
    Lần sửa cuối bởi wudang170, ngày 23-02-2008 lúc 00:46. Lý do: Tự động gộp 2 bài viết liên tiếp
    ---QC---
    Tiểu tiết phi quân tử, vô độc bất trượng phu.Hidden Content


  2. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Đây đó lang thang
    Bài viết
    845
    Xu
    0

    Mặc định

    Nếu chủ đề này kô đi sâu vào bình luận thì tôi sẽ chuyển nó qua Đại Sảnh Đường.

    Sau 48h nếu bạn chủ topic kô giải thích về hướng đi của topic thì quyết định trên sẽ được thực hiện.
    "I'm a poor lonesome cowboy, and a long way from home..." (Lucky Luke)

  3. #8
    Ngày tham gia
    Jan 2008
    Bài viết
    10
    Xu
    0

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi wudang170 Xem bài viết
    Ngoài ra còn có:
    Hiệp Khách Hành tổng hợp
    Tẩy Tủy Kinh ( Thiếu Lâm)
    Đàn Chỉ thần công ( Đông Tà Hoàng Dược Sư)
    Thái Cực Quyền ( Võ Đang)
    Huyền Âm Chỉ ( Thành Khôn )
    Hổ Trảo Tuyệt Hộ Thủ ( Du Liên Châu)
    Bút Pháp của Trương Thúy Sơn
    Đả Cẩu Bổng Pháp ( Cái Bang )
    Đại Cầm Nã Thủ ( Thiếu Lâm )
    Tiểu Cầm Nã Thủ ( Võ Đang )
    Hóa Cốt miên Chưởng ( Lộc Đỉnh Ký)
    Nhớ thêm được có nhiêu đây, chủ topic phiền sắp xếp dzo giùm cái

    ----- Bài viết này được wudang170 thêm vào sau 27 phút và 50 giây -----

    Bộ pháp còn có:
    Đăng Bình Độ Thủy( Đạt Ma sư Tổ )
    Thảo thượng phi
    Thêm:
    Thiên Thủ Như Lai Quyền ( Thiếu Lâm)
    Đả cẩu trận pháp ( Cái Bang)
    Việt Nữ kiếm pháp ( Việt Nữ kiếm)
    Kim Xà kiếm pháp ( Bích Huyết kiếm)
    Còn nhiều lắm mà không nhớ nổi.
    Cái này do tại hạ kiến thức còn non rất cảm ơn các bằng hữu đã chỉ thêm tại hạ sẽ giải thích một vài cái như sau:

    Bút Pháp của Trương Thúy Sơn
    cái này gọi là Ỷ Thiên Đồ Long Công gồm 24 chữ trong bài truyền tụng của YTK và ĐLĐ (Các bạn đã biết) Cái này do Trương Tam Phong nghĩ ra, Trương Thúy Sơn học dc, chỉ biểu diễn 1 lần trong đảo Bàn Sơn.

    Cầm nã Thủ là tên gọi chung của 1 số loại Cầm nã , các chiêu sử dụng tay ko để bám, chặt chém, tóm nhằm ko chế võ công đối phương.
    Tiểu Cầm Nã Thủ là đánh trong phạm vị ngắn, Đại là phạm vi dài hơn, ngoài ra còn có Đinh Gia Cầm Nã Pháp của Đinh Bất Tứ dạy cho Thạch Phá Thiên.
    Tẩy Tủy Kinh ( Thiếu Lâm)
    Đăng Bình Độ Thủy( Đạt Ma sư Tổ )
    Xin lưu ý là tại hạ chỉ đăng những bộ võ công có trong truyện bác Kim, mấy bộ trên hình như ko có.

    Tiếp tục là Huyền Âm Chỉ có bản dịch là Ảo Âm chỉ, lý do bởi khí hàn ở trong võ công ko tác dụng trực tiếp lên con người làm người ta chết cóng mà dạng như làm đóng băng nội công của người khác 1 cách từ từ nên gọi là Ảo Âm chỉ.

    Đáng nói nhất ở đây là Lục Mạch thần kiếm, là bộ kiếm pháp nhưng có người nói đó là chỉ pháp, danh giới này rất mơ hồ, nói nó là chỉ pháp cũng đúng bởi có phát ra từ tay, nhưng theo tại hạ nó là Kiếm pháp bởi theo thông thường, chỉ pháp thương phát ra từ ngọn trỏ hoặc ngón út, rất đơn giản phải ko. Còn lục mạch thần kiếm muốn thi triển dc phải có ý niệm , nội lục qua các huyệt đạo mới ra 6 ngón tay, rõ ràng là có chiêu có phát, có đường kiếm gọi là kiếm khí, kiếm vô hình cho nên có thể bao quát xung quanh 1 trượng bất xâm. Cái này gần giống với Thất huyền vô hình kiếm dùng nội lực chuyển hóa mà tung ra.

    ----- Bài viết này được congdaica317 thêm vào sau 2 phút và 6 giây -----

    Trích dẫn Gửi bởi emanon Xem bài viết
    Nếu chủ đề này kô đi sâu vào bình luận thì tôi sẽ chuyển nó qua Đại Sảnh Đường.

    Sau 48h nếu bạn chủ topic kô giải thích về hướng đi của topic thì quyết định trên sẽ được thực hiện.
    anh thông cảm mấy hôm em có việc ko lên mạng dc
    Các loại võ công anh em ko biết cứ hỏi em sẽ trả lời sau.

    ----- Bài viết này được congdaica317 thêm vào sau 5 phút và 31 giây -----

    Bộ hiệp khách hành em sẽ nói sau.
    Lần sửa cuối bởi congdaica317, ngày 25-02-2008 lúc 09:18. Lý do: Tự động gộp 2 bài viết liên tiếp
    PHONG LƯU BANG_Đào Hoa Phường ChủHidden Content



    Bát kiếm

    Thánh Kiếm Lãnh Ngạo Mộc Tâm
    Xuất Thần Nhập Kiếm Trần Thừa
    Phản Phác Quy Tiên Dương Lâm
    Phi Nhân Lãng Tử Vô Tình Kiếm
    Kiến Ma Bất Toàn Thân Bạch Phát Ma Nữ
    Quỷ Kiếm Sầu Sầu Thiên Thu
    Vạn Ảnh Kiếm Chủ Vạn Hoa Phu Nhân
    Kiến Quái bất kiến thân Phùng Hao

  4. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Bài viết
    9
    Xu
    0

    Mặc định

    Còn Huyền Minh Thần chưởng nữa
    Bút Pháp Trương Thuý Sơn ( Mỹ danh Ỷ thiên Đồ long công )
    " Võ lâm chí tôn,
    Bảo đao Đồ Long.
    Hiệu lệnh thiên hạ,
    Mạc cảm bất tòng.
    Ỷ Thiên bất xuất,
    Thùy dữ tranh phong"
    Mỗi chữ bao gồm nhiều chiêu, mỗi chiêu lại bao gồm nhiều cách biến hóa. Biến hóa của hai mươi bốn chữ, bao gồm hai trăm mười lăm nét đó, bên trong bao hàm cương nhu, âm dương, tinh thần khí thế, phải nói là đạt đến đỉnh cao công phu của phái Võ Đang.
    Chữ long và chữ phong nhiều nét, chữ đao, chữ hiệu ít nét. Thế nhưng nhiều nét mà không rườm rà, ít nét cũng không thô lậu, lúc thu vào thì như con sâu co mình, lúc bung ra thì như con thỏ vuột chạy, lâm ly sảng khoái, cương kiện hùng hồn. Nét phóng dật thì vi vu nhẹ nhàng như tuyết rơi lả tả, nét nặng nề thì hậu trọng như voi đi, uy nghi như hổ bước. Hai chữ bất, hai chữ thiên, những chữ đó viết ra hình giống nhau mà ý không đồng, khí tưởng giống mà thần không giống, biến hóa ảo diệu.
    Trích dẫn:
    " ...Trương Tam Phong hú lên một tiếng dài, tay phải quét từ trên thẳng xuống, như ánh kiếm vung ra, như mũi tên phóng tới, sấm chưa kịp rền, điện chưa kịp xẹt. Chiêu đó chính là nét sổ sau cùng trong chữ phong... "
    "...Trương Thuý Sơn đứng dậy, tập lại một lần, thấy tất cả những nét vươn ra, nắm bắt chẳng khác gì chim nhạn tung bay, chim điêu xoải cánh, khi vươn cổ, lúc thu mình, thế như mây bay, toàn thân nhẹ nhàng lãng đãng, chẳng khác gì đằng vân giá vụ..."
    ( trích Ỷ Thiên Đồ Long ký_Kim Dung)
    Tiểu tiết phi quân tử, vô độc bất trượng phu.Hidden Content

  5. #10
    Ngày tham gia
    Jan 2008
    Bài viết
    10
    Xu
    0

    Mặc định

    Anh em cứ tìm ra võ công nào còn thiếu để tui bổ xung cho đủ nha.

    Chi tiết của bộ Hiệp khách hành đây

    Hiệp khách hành

    Triệu khách mạn hồ anh,
    Ngô câu sương tuyết minh
    Ngân yên chiếu bạch mã,
    Táp nạp như lưu tinh.
    Thập bộ sát nhất nhân,
    Thiên lý bất lưu hành.
    Sự liễu phất y khứ,
    Thâm tàng thân dữ danh.
    Nhàn quá Tín Lăng ẩm,
    Thoát kiếm tất tiền hoành.
    Tương chích đạm Châu Hợi,
    Trì trường khuyến Hầu Doanh.
    Tam bôi thổ nhiên nặc,
    Ngũ Nhạc đảo vi khinh.
    Nhãn hoa nhĩ thiệt hậu,
    Ý khí tố nghê sinh.
    Cứu Triệu huy kim chuỳ,
    Hàm Đan tiên chấn kinh
    Thiên thu nhị tráng sĩ,
    Huyên hách Đại Lương thành.
    Túng tử hiệp cốt hương,
    Bất tàm thế thượng anh.
    Thuỳ năng như các hạ,
    Bách thủ Thái huyền kinh.

    Dịch nghĩa:


    Bài ca Hiệp khách


    Khách nước Triệu đeo giải mũ thô sơ, có thanh gươm ngô câu sáng như sương tuyết. Yên bạc soi chiếu con ngựa trắng, lấp lánh như sao bay.
    Thanh gươm này có thể giết chết một người trong khoảng mười bước, cho nên không đi xa ngàn dặm. Sau khi làm xong việc, người hiệp sĩ rũ áo ra đi, giấu kín thân thế cùng tên tuổi.
    Khi nhàn rỗi, qua nhà Tín Lăng quân uống rượu, tuốt gươm ra, đặt ngang trước đầu gối. Tín Lăng quân đem chả nướng ra mời Châu Hợi, và cầm chén rượu mời Hầu Doanh.
    Hai người này uống cạn chén rượu, chân thành vâng lệnh; tấm thân nặng như năm núi lớn mà lại coi là nhẹ. Sau khi mắt đã hoa, tai nóng bừng, ý khí toả ra thành cầu vồng trắng.
    Vung cây chùy sắt cứu nước Triệu; thành Hàm Đan trước tiên rung động, kinh hoàng. Ngàn thu sau, tiếng tăm của hai tráng sĩ này lừng lẫy thành Đại Lương.
    Dù có thác đi, xương hiệp khách vẫn còn thơm hương; không hổ thẹn với các bậc anh hùng trên đời. Còn ai kia viết sách dưới gác, bạc đầu với cuốn kinh Thái huyền?

    Hiệp khách hành

    Khách nước Triệu phất phơ dải mũ,
    Gươm Ngô câu rực rỡ tuyết sương.
    Long lanh yên bạc trên đường,
    Chập chờn như thể muôn ngàn sao bay.
    Trong mười bước giết người bén nhạy,
    Nghìn dặm xa vẫy vùng mà chi.
    Việc xong, rũ áo ra đi,
    Xoá nhoà thân thế, kể gì tiếng tăm.
    Rảnh rang tới Tín Lăng uống rượu,
    Tuốt gươm ra, kề gối mà say.
    Chả kia với chén rượu này,
    Đưa cho Châu Hợi, chuốc mời Hầu Doanh.
    Ba chén cạn, thân mình sá kể!
    Năm núi cao, xen nhẹ tựa lông hồng.
    Bừng tai hoa mắt chập chùng.
    Mống tuôn hào khí mịt mùng trời mây.
    Chuỳ cứu Triệu vung tay khẳng khái,
    Thành Hàm Đang run rẩy, kinh hoàng.
    Nghìn thu tráng sĩ hai chàng,
    Tiếng tăm hiển hách, rỡ ràng Đại Lương.
    Thân dù thác, thơm xương nghĩa hiệp;
    Thẹn chi hào kiệt trên đời.
    Hiệu thư dưới gác nào ai?
    Thái huyền trắng xoá đầu người chép kinh.


    Trích " KD giữa đời tôi" của Vũ Đức Sao Biển:

    Đi vào trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, bài Hiệp khách hành gồm 24 câu được khắc lên bức vách của 24 căn phòng khác nhau công với những hình ảnh minh hoạ nội dung và những lời chú giải mở rộng. ở đây có hai yếu tố: một là những hình ảnh trực quan đơn sơ giản dị và hai là những lời chú giải dẫn dắt người đọc đi đến một thế giới tư duy trừu tượng sau xa, bí ẩn. Một ai đó đã bỏ công ra xât dựng 24 gian thạch thất, trong mỗi gian có một đồ giải gắn với một câu thơ trong Hiệp khách hành để đánh đố người đời sau. Công trình ấy ở trên một hòn đảo hoang giữa biển gọi là đảo Long Mộc. Hàng năm, Long đảo chúa và Mộc đảo chúa phát thiếp mời những vị chưởng môn trong võ lâm Trung Nguyên lên đảo ăn món cháo gọi là Lạp bát cúc. Con nhà võ vốn mê võ thuật, gặp những đồ giải Hiệp khách hành bèn tình nguyện ở lại Long Mộc đảo luyện luôn, có những người ra đi vài chục năm mà chẳng chịu quay về. Do vậy, giới giang hồ Trung Nguyên cho rằng những người được mời ăn Lạp bát cúc hàng năm đi vào chỗ chết. Chàng trai Thạch Phá Thiên cũng được mời ăn Lạp bát cúc vì anh là bang chủ bang Trường lạc và anh có hai người anh em kết nghĩa là hai vị sứ giả Thưởng Thiện và Phát Ác trên Long Mộc đảo.

    Trí óc tưởng tượng của Kim Dung thật tuyệt vời, khi ông gắn liền những câu thơ của Lý Bạch với những loại võ công khác nhau. Thí dụ câu số 5 Thập bộ sát nhất nhân, câu số 10 Thoát kiếm tất tiền hoành, câu số 17 Cứu Triệu huy kim chuỳ thì mỗi câu là một loại kiếm pháp. Thí dụ câu số 6 Thiên lý bất lưu hành, câu số 8 Thâm tàng thân dữ danh, câu số 14 Ngũ nhạc đảo vi khinh thì mỗi câu là một loại khinh công (tiếng Anh có khái niệm khinh công trong tiểu thuyết Kim Dung rất lạ: kungfu of flying). Thí dụ câu số 7 Sự liễu phất y khứ, câu thứ 9 Nhàn quá Tín Lăng ẩm, câu thứ 21 Túng tử hiệp cốt hương thì mỗi câu là một thứ chưởng pháp...

    Vâng, mỗi câu thơ như vậy được khắc trong vách rõ ràng với hình ảnh minh hoạ và lời chú thích ra 24 pho đồ giải để cho mọi người ngiên cứu võ công. Thế nhưng, trên đời này vẫn còn tồn tại cái mà người gọi là cơ tâm, cái mà ta thường ca ngợi là dùng lý trí để nghiên cứu cho đến chỗ thâm sâu vi diệu để đi vào đúng bản chất của sự vật. Và do vậy, những người đến đây đều sa vào lý luận và càng lý luận, người ta càng xa rời chân lý, xa rời thực tế. Thí dụ để hiểu câu thứ nhất Triệu khách mạn hồ anh, trên vách có ghi lời chú giải: "trong thiên Thuyết kiếm của Trang tử có ghi: Thái tử nói nhà vua thấy các kiếm sĩ đều đầu bù tóc rối, đội mũ đính giải thô sơ, áo ngắn vạt sau. Họ Tư Mã chú thích: Mạn hồ anh là giải mũ trơn, mộc mạc, không rực rỡ màu sắc". Khi đọc lời chú giải này, người ta sẽ tranh luận: "Mạn hồ có nghĩa là thô lậu cục mịch. Mạn hồ anh có nghĩa là giải mũ không diêm dúa chứ không phải là đeo giải mũ như kiểu của người rợ Hồ bên Tây Vực". Chữ "Hồ anh" được Robert Payne dịch ra là Tartar cord, như vậy ông công nhận chữ Hồ là Thát Đát (Tartar). Người thứ nhì sẽ cãi lại: "Bài Tả tư nguỵ đô phú có câu: mạn hồ chi anh. Mạn hồ là tên gọi giải mũ của người võ sĩ thô lậu cũng được mà diêm dúa cũng được". Trong câu thứ hai Ngô câu sương tuyết minh, người ta cãi nhau vì chữ Ngô câu (lưỡi đoản đao, lưỡi đao cong cong kiểu hình vành trăng non) và do vậy, khi đánh ra một thế kiếm, người ta bị khái niệm "loan đao" ám ảnh, làm sao trong chỗ thẳng có chỗ cong, trong chỗ cong có chỗ thẳng mới đúng tinh thần của Ngô câu sương tuyết minh!

    Vâng, đó là lối học võ của những bậc trí tuệ, những con người tự cho mình có đầu óc, có tư duy sâu sắc. Ngược lại, Thạch Phá Thiên hoàn toàn không có được những lý luận sau sắc như vậy bởi vì chàng trai này không biết chữ. Những chữ nghĩa xhú giải rút ra từ sách vở của Bách gia chư tử, tiên hiền liệt thánh không hề khuấy động được chàng trai. Và vì chàng không biết những chữ ấy nói lên điều gì cho nên chàng chỉ nhìn những hình ảnh được minh hoạ. Kèm theo câu Ngô câu sương tuyết ninh người ta khắc hai chục hình thanh kiếm dài có, ngắn có, có thanh kiếm đưa mũi lên trên, có thanh chúc mũi xuống, có thanh xiêu vẹo như sắp rớt. Thạch Phá Thiên coi vị trí từng thanh kiếm, coi đến thanh thứ mười hai thì huyệt Cự cốt ở vai nóng ran, coi đến thanh thứ mười ba thì huyệt Ngũ lý lại chuyển động, coi đến thanh thứ mười bốn thì luồng nhiệt khí đi vào đến huyệt Khúc trì.

    Vâng, chàng trai dốt nát của chúng ta học võ theo cách cảm quan các hình ảnh và anh khám phá ra mấu chốt của vấn đề, cứ coi hình, cóc cần biết chữ nghĩa nói gì. Và với một cái đầu bình thường, hoàn toàn mù chữ nhưng bén nhạy với những hình ảnh được khắc hoạ, Thạch Phá Thiên đã học xong 24 đồ giải của pho võ công Hiệp khách hành, một thành công mà các vị tiến sĩ chữ nghĩa đầy mình cũng chẳng bao giờ dám nghĩ tới. Đặc biệt ở gian thạch thất cuối cùng, câu Bạch thủ Thái huyền kinh lại được viết bằng lối Khoa đẩu văn, một loại văn tự tối cổ của Trung Hoa, có hình dạng như những con nòng nọc mà tuổi thơ của anh giữa vùng hoang sơn dã lính vốn đã quen thuộc. Và nhìn tới con nòng ncọ nào thì huyệt đạo trên kinh mạch của anh nhảy đến đó. Anh đắc thủ toàn bộ pho võ công hiệp khách hành mà không phải trải qua những giai đoạn tư duy trìu tượng, điều àm mọi người đã bỏ ra vài chục năm bạc đầu suy nghĩ, gân cổ lý luận nhưng vẫn chẳng hiểu được gì.
    PHONG LƯU BANG_Đào Hoa Phường ChủHidden Content



    Bát kiếm

    Thánh Kiếm Lãnh Ngạo Mộc Tâm
    Xuất Thần Nhập Kiếm Trần Thừa
    Phản Phác Quy Tiên Dương Lâm
    Phi Nhân Lãng Tử Vô Tình Kiếm
    Kiến Ma Bất Toàn Thân Bạch Phát Ma Nữ
    Quỷ Kiếm Sầu Sầu Thiên Thu
    Vạn Ảnh Kiếm Chủ Vạn Hoa Phu Nhân
    Kiến Quái bất kiến thân Phùng Hao

    ---QC---


  6. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    GIANGX8MAX,
Trang 2 của 13 Đầu tiênĐầu tiên 123412 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status