TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Kết quả 1 đến 3 của 3

Chủ đề: 6- Huyền Học concept, Hoa Y, Kinh Lạc dịch Kiếm Hiệp

  1. #1
    Ngày tham gia
    Oct 2007
    Đang ở
    Pattaya
    Bài viết
    165
    Xu
    50

    Mặc định 6- Huyền Học concept, Hoa Y, Kinh Lạc dịch Kiếm Hiệp

    Khi dịch truyện tiếng Hoa, bạn dịch sẽ gặp những chử, câu có liên hệ đến những lý thuyết huyền học. Không quen sẽ khó dịch. Mình tóm tắc lý thuyết - không phân tích- để các bạn cảm được, dịch dể hơn. Lưu ý bạn, đây không phải là bài nghiên cứu mà là cách hiểu của người dịch, khồng nhất thiết phải giông nhau. Lý thuyết âm dương du nhập từ Ai Cập, qua Ấn Độ, qua người Hoa, rồi qua người Việt. mổi quốc gia, văn hóa, thời gian có thể sẽ không hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, mình trình bày ở đây Huyền học khái niệm theo cách nhin của người Hoa.
    - lúc đầu nguyên thủy không có gì hết thì là Vô Nguyên, hay Vô Cực. Không thể phân biệt Âm Dương.
    - Phần nặng chìm xuống, phần nhẹ nổi lên sinh ra Lưởng Nghi. Âm dương riêng biệt, đối kháng nhau. Về sau khi thuyết Bát quái thịnh hành, Lưỡng Nghi còn có một tên khác là Càn Khôn -Quẻ Càn thuần Dương, quẻ Khôn thuần Âm.
    - Phần nặng nhẹ giao hóan, sinh ra Thái Cực. Âm cực sinh Dương, Dương cực sinh Âm. Sự giao hóan cũa Âm Dương đi theo vòng tròn. Âm thịnh dương tiêu, Âm tiêu Dương trưởng. Vòng tròn Thái Cực là căn bản cũa Đạo Gia. Về sau, các nhà huyển học khai triển ra những lý thuyết khác nhưng không ra ngòai Âm Dương, Thái Cực. Đồ hình Thái Cực là một vòng tròn, chia làm hai bằng chữ S viết ngược. Màu đen trắng đại diện cho Âm Dương. Trong màu Đen có một điểm trắng và ngược lại.
    - Với lý thuyết Âm Dương, Thái Cực, cách dùng trong thực tế đã khá hòan chĩnh. (1)
    - Chia hình Thái cực ra làm 4 phần là Tứ Tượng. Mổi phần tùy theo chiếm phần nhiều hơn của yếu tố âm dương là Thái Âm, Thiếu Âm, Thái Dương, thiếu Dương. Không có phần nào là 100% thuần Dương hay Âm. vì theo lý luận là "cô dương tất phù, cô âm tất diệt'.
    - Chia đồ hình Tứ Tượng ra làm tám phần sẽ ra căn bản cũa Bát Quái. Mổi quẽ tùy theo vị trí chiếm phần nhiều hơn của yếu tố âm dương sẻ có nhiều hoặc ít vạch liền -hào dương- hay vạch đức - hào âm-. Tên của tám quẻ gốc là Càn, khảm, chấn, cấn, tốn, ly, khôn, đòai.
    - Vô cực sinh Lưỡng Nghi; Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng; Tứ Tượng sinh Bát Quái; Bát Quái chia nhỏ ra làm tám phần nửa sẽ ra 64 quẻ - biến hóa vô cùng!-
    - Thiên tiên bát quái là Càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đòai.
    - Hậu Thiên bát quái là Càn, đòai, ly, chấn, tốn, khãm, cấn, khôn.
    - Hà Đồ là một cách khai triển của Thiên Tiên Bát Quái,
    - Lạc Thư là cách khai triển của Hậu Thiên bát quái. Lạc Thư có chín cung. gồm ba hàng số, 4 9 2, 3 5 7, 8 1 6. Cách chuyển vận trong Cửu Cung gọi là Lượng thiên Xích. Đi theo chiều nhỏ đến lớn gọi là thuận, lớn qua nhỏ là nghịch. Thuận nghịch Cửu Cung bộ trong kiếm hiệp là cách di chuyển bứớc chân theo hình Lạc Thư. bắt đầu từ trung cung là số 5, bước qua số 6, 7...nghịch chiều là từ 5, qua 4, 3 ....Mổi ô trong Lạc Thư trừ trung cung, dều có thể dùng một quẻ trong bát quái. số 9 là quẻ Ly, số 1 là quẻ Khảm. ví dụ nói là "bước qua Khảm vị, hồi trung cung" là hai bước qua ô số 1 và 5.
    - Nếu lấy phần ở giửa cũa Tứ Tượng, làm một phần riêng, âm dương trung hòa sẽ ra yếu tố Ngũ Hành. Kim, mộc, thủy, hỏa, Thổ. Hành thổ ở giửa, Hỏa, thủy trên dưới; Kim, Mộc hai bên. Yếu tố sinh khắc cũa Ngũ Hành là một cách khai triển khác cũa âm dương tương sinh tương khắc. Lý thuyết Ngũ Hành có thể khai thác, dung hợp đươc nhiều yếu tố như màu sắc-bạch Kim, thanh Mộc, hắc Thủy, xích hỏa, kim mộc; mùi vị, âm thanh- cung, thương, giốc, chủy, vủ-, thiên nhiên- phong, vân, thủy, hỏa,...- mà lý thuyết Bát Quái, Thái Cực chưa hòan tòan dung hợp được. Lưởng Nghi, Bát Quái, Ngủ Hành đi song song trong cách ứng dụng, bổ sung cho nhau nhưng không hề tương phản vì tất cả đều từ căn bản âm dương mà ra.

    1- Mình sẽ trình bày cách áp dụng những lý thuyết này trong phần áp dụng cũa thiên, địa, nhân. là thiên văn, dịa ký và kinh lạc, y học trong các bài khác. Bạn sẽ cần kiến thức về lý thuyết Kinh lạc, lục phủ, ngũ tạng, phương dươc... nếu muốn đi xa trong ngành dịch thuật.
    ---QC---


  2. #2
    Ngày tham gia
    Oct 2007
    Đang ở
    Pattaya
    Bài viết
    165
    Xu
    50

    7- Kinh Lạc- dịch Kiếm Hiệp

    Những danh từ chuyên môn trong lý thuyết Kinh Lạc thường thấy trong truyện kiếm hiệp.

    Kỳ kinh bát mạch: gồm Nhâm, Đốc, Dương duy, Âm duy, Dương Kiều, Âm Kiều, Xung và Đới mạch. Nhâm mạch từ dưới môi, đi qua Đan Điền- dưới rốn ba phân- đến phía trước của Hậu môn. Đốc mạch từ sau Hậu môn đi vòng phía sau lưng qua Mệnh môn-thắc lưng ở xương sống-lên Bách hội -đỉnh đầu- xuống phía trên môi.

    Trong thuật vận khí, tiểu chu thiên là dẩn khí từ mủi, qua miệng qua Nhâm mạch xuống Đan điền, vòng ra Đốc mạch, lên tới Huyệt Phong Trì -sau ót- đi ra mủi - không qua Bách hội- là xong một Tiểu chu thiên. Đại chu thiên là qua Bách hội, xuống mủi. Chiều dẩn khí luôn luôn từ Nhâm qua Đốc mạch. Bát Mạch nối với 12 chính kinh ở Giao Hội huyệt.

    Nguyên tắc của luyện khí là thu hút tinh hoa nhật nguyệt, âm duơng qua hai lổ mủi - âm dương- làm chân khí trong cơ thể mạnh lên, chứa ở Đan Điền. Âm sương song khí trong cơ thể càng mạnh thì người càng it bịnh họan và trường thọ. Thuật luyện đan ngày xưa dùng các khóang chất...làm tăng tính âm dương trong cơ thể. Họ tin rằng nếu lưỡng khí âm dương rất mạnh, đan diền có nội đơn thì con người trở nên trường sinh bất tử.

    Khi cơ thể có hiện tượng bất quân bình của hai yếu tố âm dương - âm dương bất điều hòa- sẻ sinh ra bịnh. Tùy theo vị trí nào bất thường, tạng phũ tương ứng sẻ hiện ra dấu hiệu bất thường.

    Ngủ Tạng : Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận.
    Lục Phủ: Tiểu trường, Đởm, Vị, Đại trường, Bàng quang và Tam tiêu.
    Ngũ Tạng Lục Phủ liên hệ âm dương, lý biểu với nhau thành từng cặp. Tạng là Can, Phủ là đởm. Tãng là Phế, phủ là Đại trường. Ví dụ, phế nhiệt thì sinh táo bón-Đại trường là biểu của Phế lý-. Thận nhiệt thì tiểu gắt -Thận là lý, là tạng của phủ Bàng quang là biểu-.

    Đồ hình Thái cực nếu được vẻ trên thân người sẽ làm rõ sự liên hệ âm dương cũa kinh lạc, tạng phủ. Phía trên là dương, phía dưới là âm. Vì vậy các đường kinh phía trên sẻ là dương, dưới là âm. Trái là dương, phài là âm. Hình Tứ Tượng làm rõ hơn yếu tố âm dương cũa các đường kinh mạch.

    Thập nhị chính kinh gồm 12 đường kinh- chạy dọc theo cơ thể-, mổi kinh có hai nhánh, trái, phải- chú ý kinh phía trên -Thủ/tay- là Dương, phía dưới - Túc/chân- là âm. Trái là dương, phải là âm. Từng kinh tứơng ứng với yếu tố âm Dương của tứ tượng -Thiếu âm, quyết âm, Thái âm. Thiếu dương, Dương minh, Thái dương-.

    Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu Kinh.
    Thủ Dương Minh Đại Trường Kinh.
    Thủ Thái Dương Tiểu Trường Kinh.
    Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh.
    Thủ Quyết Âm Tâm Bào Kinh.
    Thủ Thái Âm Phế Kinh.

    Túc Thiếu Âm Thận Kinh.
    Túc Quyết Âm Can Kinh.
    Túc Thái Âm Tỳ Kinh.
    Túc Thiếu Dương Đởm Kinh.
    Túc Dương Minh Vị Kinh.
    Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh.

    Mổi đường kinh dều có liên hệ đến Tạng hoặc Phủ. Kinh nối với tạng là kinh âm, kinh nối với phủ là kinh dương. Các huyệt trên đường kinh đều có tính năng hoặc điều trị -làm quân bình âm dương-, hoặc là thống huyệt báo hiệu phủ tạng liên hệ có vấn đề. Ví dụ, nếu Phế Tạng có vấn đề, thì Trung Phủ, Xích trạch, Hợp cốc-Đại trường kinh biểu lý với Phế kinh- khi bấm vào thì đau nhói; Can tạng có vấn đề, huyệt Kỳ môn sẽ có dấu hiệu đỏ, đen, sưng họăc nóng.

    Ngũ Du huyệt: Từ khi thuyết Ngũ Hành du nhập vào thuyết kinh lạc. Năm huyệt trong 12 chính kinh, từ ngòai, vào trong -ở tay chân- được đặc tên là Tỉnh, Vinh, Du, Kinh, Hợp mang tính chất Ngủ Hành. Dùng lý luận tương sinh, tương khắc cũa Ngũ Hành, châm cứu ở 5 huyệt này có thể thay thế châm cứu các huyệt khác trên cùng đường kinh. Đã có lúc thuyết Ngũ Du huyệt gần như thay thế cách châm cứu cổ truyền trong khi điều trị.
    Các kinh Âm khởi đầu bằng hành Mộc (Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy).
    Các kinh Dương khởi đầu bằng hành Kim (Kim, Thuỷ, Mộc, Hỏa,Thổ).

    Biệt Kinh: mổi chính kinh đều có một biệt kinh, rẻ nhánh từ chính kinh. Tên của Biệt kinh y như chính kinh, có thêm chử Biệt ở đầu. ví dụ Biệt Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh là biệt kinh của Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh.

    Lạc Kinh: -chạy ngang theo cơ thể-, cả phía trong sâu trong gân thịt, lẩn phía ngòai dưới da. gồm 15 lạc kinh, 12 nối với chính kinh; 2 nối với Nhâm, Đốc; 1 nối với Tỳ.

    Lý thuyết kinh lạc đã khá hòan chĩnh từ những thư tịch cổ. Gần đây, các thư tịch về Y học có khá nhiều điều bổ xung như tìm ra những huyệt mới, Nguyên, Lạc Huyệt . Bổ túc lý thuyết biểu lý do sự phối hợp với gỉai phẩu, sinh học. Kiên thức về lý thuyết huyệt vị cho dịch giả kiếm hiệp dường không cần thiết lắm.
    Lần sửa cuối bởi GiaCatTruongMinh, ngày 12-03-2008 lúc 23:56.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Oct 2007
    Đang ở
    Pattaya
    Bài viết
    165
    Xu
    50

    Mặc định 9- Hoa Y - dịch Kiếm Hiệp

    Vì Hoa Y là đề tài tế nhị. Xem dùm tự trình nhe.

    Khoảng năm 18 tuổi, -bên Úc- vừa có bằng lái xe xong, có chổ vô đại học, mình cần tiền mua xe lái đi học. bèn liều mạng nhận dịch một mớ sách tiếng Hán qua Anh. Sách về Y học cổ truyền, thiên văn, địa Lý..., sách scan -cở 100 dpi- từ bản viết tay mà ai đó dấu được từ thời bành cổ nào đâu đó. Trời ạ, mình học bên Úc từ năm 6 tuổi, không có cách gì hiểu nổi đống lý thuyết kỳ dị này.
    Mình bỏ ra suốt hơn một năm, -trừ lúc bất khả kháng như thi cử- còn mổi ngày từ trường -Monash ở Clayton-lái về nhà- Doncaster- cho ba má thấy mặt là vù qua tiệm Đông Y cũa một Y Sư nổi tiếng từ HongKong di dân qua Úc ở BoxHill. Ông này tiên phong đạo cốt, thiên văn, địa lý, y học... môn nào củng tinh thâm. Mình ở dược phòng, học thuốc bắc, châm cứu bắt mạch tứ tung rồi đem đống sách ra nhờ giải thích, làm sư phụ mừng quýnh tưởng tìm ra người hiếu học.
    Ông này xa xứ tìm người nói tiếng Quảng Đông, cũng không có con cái, nên có ý thích mình, dốc lòng dạy, thứ gì cũng dạy, cả những thứ xương xóc như Tý Ngọ lưu trú, Linh Quy, Thái Tố, Bốc dịch, Mai Hoa, Độn Giáp mà cũng ráng nhồi nhét vô đầu học trò. Thầy dạy mười, học trò học được một hai thì cũng quý rồi. Đằng này đúng là nước đổ lá sen, trôi tuốt.

    Học trò đầu óc tối tăm, học riết không thành. lòng chỉ muốn tìm ra đầu mối trong đống lý thuyết lùng nhùng hơn là muốn kế nghiệp cũa vị sư phụ này. Cuối cùng ra thì học gì cũng trả thầy hết trơn. Chỉ có hiểu rỏ hơn một chút vể những lý thuyết cổ. Chỉ dùng trong việc dịch sách mà thôi. Sorry sư phụ!.

    Cần nói rỏ như vậy để nhấn mạnh là posting này không phải là bài nghiên cứu, mà là dịch giả definition chỉ để làm dể dàng hơn cho người dịch làm quen với Hoa Y khi gặp phải câu, chử có liên hệ. Hoa Y đòi hỏi tính thực hành rất cao. Không có thầy dạy từ chút. Tự học khó thành.
    --------------------------------

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile



    Khi cơ thể có hiện tượng bất quân bình của hai yếu tố âm dương - âm dương bất điều hòa- sẻ sinh ra bịnh. tùy theo vị trí nào bất thường, tạng phũ tương ứng sẻ hiện ra dấu hiệu bất thường.

    Y sư sẽ qua cách chuẩn bịnh gồm văn-nghe-, vấn-hỏi-, vọng-nhìn-, thiết-chuẩn mạch- tìm ra nguyên nhân - tạng phủ-, triệu chứng- biểu lý-, rồi dùng cách thích hợp-châm cứu, án ma pháp, dược thảo, thực phẩm...- làm quân bình âm dương.
    - Ý niệm chính về Đông Y là điều chỉnh, làm quân bình sự xáo trộn của Âm Dương trong cơ thể người bịnh. Sự điều trị do đó không có tính tiêu diệt triệu chứng.
    - Văn là nghe, tiếng người bịnh khan, yếu.., cho biết tinh trạng sức khỏe.
    - Vấn, Hỏi người bịnh trong Hoa Y rất quan trọng, Y sư hỏi cả thực phẩm, bài tiết, sinh họat để loại trừ hoặc xác định những triệu chứng là hư chứng hay thực chứng.
    - Vọng là nhìn, cơ thể người với hình Thái Cực án lên trên sẻ có sự đối ứng y như hình Thái Cực trên khuông mặt. Nhìn mặt bịnh nhân, Y sư có thể nhìn thấy tạng phũ nào bất thường. ví dụ mắt là khai khiếu cũa Can, mắt đỏ, vàng là gan bịnh. Má mủi là khai khiếu của Phế, má nám đen, mủi đỏ ...là phế bịnh....
    - Thiết là bắt mạch. có Y Sư coi mạch trước, rồi mới nhìn, hòi, nghe để kiển chứng suy đoán của mình từ bắc mạch mà tìm ra.
    - Chứng có phân biệt hư thực. Ví dụ người trẽ sinh mụt nhọt, da ngâm, tiếng vang, lưởi đỏ, mạch Hồng hay Huyền, phân cứng, nước tiểu vàng thì là Thực nhiệt; vị thuốc có thể dùng như Khổ sâm, hòang liên. Nếu da nhợt, tiếng nói yếu, lưởi trắng, mạch Vi hay Họat, phân mềm, nứớc tiểu trong thì là Hư nhiệt. Không thể dùng Hòang Liên.
    - Bịnh có phân Hàn Nhiệt, tùy chứng hư thực mà dùng thuốc bổ hay tả. Giả nhiệt thì bổ dương chứ không được tả. Thực nhiệt có khi bổ âm, có khi tả hỏa.
    - Chửa bịnh có phân biệt chửa ngọn, hay chửa gốc. Chửa ngọn là trị triệu chứng, ví dụ táo bón thì cho thuốc nhuận trường như Ba Đậu, đại hòang..; ho có đàm thì cho thuốc tiêu đàm giãm ho như Tiêu khương, Bán Hạ... Tóm tại chửa ngọn giống như nhức đầu thi uống thuốc nhức đầu... Chửa gốc là tìm ra nguyên nhân - Phũ Tạng- và châm cứu hay cho thuốc thích hợp. Ví dụ thận suy -âm thận- thì dùng Lục Vị địa hòang. Dương thận suy thì dùng Bát vị địa Hòang.
    - Trong mổi bài thuốc đều có tính phối hợp theo Quân - chủ vị-, Thần -Hợp vị-, Tá - hỏan vị-, Sứ - dẩn dược-.
    - Số vị thuốc trong thang thuốc phài theo Cơ hay Ngẩu - lẻ, chẳn -, ví dụ thuốc bổ không được dùng số lẻ.
    - Tùy theo thời tiết, khí hậu, phong thổ, nam nử, lảo ấu, thể chất, thuốc sẻ có sự lựa chọn bổ, tả, tiêu, thanh, giải, khử... Ví dụ mùa đông khí hậu lạnh, thuốc có hàn vị hay công phạt phải giảm liều lượng hay thêm Tá vị. Cùng một bịnh, nhưng tùy cơ thể mạch tượng cũa người bịnh, thuốc sẻ không giống nhau. Phương dược gia truyền thường chỉ hiệu nghiệm cho người trong gia đình vì chổ ở, thực phẩm, sinh họat, di truỳên giống nhau.
    - hai tay đêu có mạch: từ cổ tay đếm vào. quan, xich, thốn. Bộ thốn cũa hai tay tương ứng với âm thận và dương thận; bộ xich là can và vị; bộ quan cho Tâm và Phế. Để tay nhấn nhẹ xem mạch phù. Mạch phù tương ứng với Lục Phủ. Nhấn tay xuống sâu hơn xem mạch trầm. Mạch trầm tương ứng với Ngũ tạng và Tam tiêu. Sáu bộ vị trên hai cổ tay, phù trầm, có thể xem 12 kinh tướng ứng với phủ tạng. 12 bộ mạch trùng với 12 cung trong lý thuyết Tử Vi theo kỷ thuật coi mạch Thái Tố -chuẩn mạch xem bịnh, xem cả số mạng, chửa được bịnh hay không, lúc nào bịnh lui...-.
    Thập Lục chính mạch: 16 mạch chính trong khoa chuẩn mạch như hồng, huyền, tế, hỏan, vi, sáp, súc, nhược, trầm, trì, họat,...
    Nhất tức tứ chí: Một lần hít thở cũa Y sư, mạch người bịnh nhảy 4 lần là trung bình. Nhanh chậm hơn nhiều là bất thường. Bây giờ xem đồng hồ mà đếm thì mau hơn, ngồi thở ra thở vô, bịnh nhân chưa có gì thì thầy thuốc đã mệt chết rồi.
    Linh Quy bát Pháp: Phương pháp châm cứu dùng chỉ Kỳ kinh Bát mạch.
    Tý Ngọ Lưu Trú: Phương pháp châm cứu dựa trên ngày, giờ.

    ---QC---


  4. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    Minh Tâm,

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status