Cửu Trùng Thiên: 1. Thái Âm, 2. Thìn Tinh, 3. Thái Bạch, 4. Thái Dương, 5. Huỳnh Hoặc, 6. Tuế Tinh, 7. Điền Tinh, 8. Liệt Túc, 9. Tông Động.

Thiên Cực: các sao xoay chung một điểm không di động gọi là Thiên Cực, và vì ở phía Bắc nên gọi là Bắc Thiên Cực. Thiên Cực còn được gọi là Trung Thiên.

Tam Viên: Ba khu vực bao quanh Thiên Cực, từ trong ra ngoài là Tử Vi, Thái Vi, Thiên Thị.

Cửu Trùng: Chín khu vực lấy tâm là Thiên Cực gồm Tam Viên, Nhị thập bát Tú, Thiên Cương Địa sát.

Thiên Cương Địa sát: những chòm sao không đựơc liệt vào nhóm nào thì gồm vào trong này. Không phài chỉ có có 36 thiên cang và 72 địa sát.

Nhị Thập Bát Tú: chia làm bốn nhóm trong khu vực tứ tượng.
- Thanh Long (Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ);
- Huyền Vũ (Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích);
- Bạch Hổ (Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm);
- Chu Tước (Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn).

Tứ tượng: Thanh Long, Huyền Vũ, Bạch Hổ, và Chu Tước. Lưu ý màu sắc của mổi con thú-tương ứng với khu vực-, Tứ tượng chia bầu trời ra làm bốn khu vực theo thứ tự đông bắc tây nam. Nhị thập Bát Tú nằm trong Tứ Tượng.

Cửu châu: 9 châu cổ đại là Ký, Duyện, Thanh, Từ, Dương, Kinh, Dự, Lương, Ung.

Ngũ phục: 5 khu vực lấy kinh đô làm tâm tính ra: 1-Điện phục- Nơi vua ở, 2-Hầu phục -quan ở, 3-Tuy phục- dân và lính-, 4- Yêu phục-dân nghèo-, 5-Hoang phục-dân tứ xứ-.

Cửu Diệu:Thái Dương tinh, Thái Âm tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh, La Hầu tinh, Kế Đô tinh.

Thất Diệu: 7 sao gần nhất trong Cửu Diệu là Thái Dương tinh, Thái Âm tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh.

Hòang Đạo: đường đi cũa mặc trời.
Bạch Đạo: đường đi cũa mặt trăng.
Hòang Đạo và Bạch Đạo cộng lại làm 28 cung. có khi Hòang Đạo chiếm nhiều cung hơn, có khi ít hơn tùy theo tháng trong năm. mổi cung tương ứng với sự di chuyển của chân khí qua các đường kinh trong cơ thể trong một ngày. ví dụ ngày Bính, giờ Sửu, theo lý luận Tý Ngọ Lưu trú chân khí sẽ di chuyển đến một huyệt Thái Xung châm cứu vào sẽ có công hiệu hoặc bổ hoặc tả gấp nhiều lần hơn.

Thập Nhị Thứ: Đời sau chia bầu trời ra 12 vùng lập nhóm sao thành một hệ thống khác. Tên đặc theo thập nhị chi.

Bắc đẩu thất tinh: Tên thông thừơng của bảy ngôi sao trong chòm sao Đẩu ở hướng bắc.

Thập Can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
Thập nhị chi: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
- Giờ trong ngày chia theo 12 chi. Giửa trưa là giờ Ngọ. Nửa đêm là giờ Tý.
- Ngày tính theo can.
- Tháng tính theo chi.
- Năm đựơc gọi theo Can-Chi thành từng đôi như năm Giáp Dần, Giáp Tý.
- Hoa Giáp: Tên khác cũa Can Chi.
- mổi 60 năm sẻ có một năm Giáp Tý, gọi là Lục Thập Hoa Giáp.

Có vài ngộ nhận trong khi dịch từ Hoa-Việt có liên hệ đến Thiên văn học cổ. Ví dụ
- Cửu trùng Thiên và Cửu Trùng: Chín tầng trời -ý niệm của Ấn Độ du nhập qua- và chín từng từ ngòai vào trong trong chung quanh Thiên Cực.
- Năm: Mình tùng thấy có người dịch lẩn sáng tác viết là năm Giáp Sửu và Nhâm Dậu, không có năm kiểu này.
- Nhị thập bát tú là 28 ngôi sao. thực ra là 28 chòm sao. Chùm sao Khuê có tới 16 sao.
- Tứ tượng là sao như 'nhìn sao Thanh Long, Bạch Hổ chiếu sáng'. Thực ra Tứ Tượng là khu vực được chia bằng hai đường ngang, dọc qua Thiên Cực chia bầu trời làm 4 Đông tây nam bắc. Không phài một sao. Ý niệm Tứ Thú này còn được dùng trong ngành Địa Lý. Một thế đất đắc địa -cả Dương lẩn Âm trạch- phải có đũ yếu tố Ngủ Hành qua Thanh long - phía trái-, bạch hổ - tay phải, Chu tước - phía trước-, Huyền vũ - phía sau-. Nhưng không liên hệ trực tiếp đến phương hướng mà là hình dáng. Ví dụ hàng cây bên trái cũa nhà cần thẳng hàng tương ứng với dạng Thanh Long. Ghế đôn, và cây kiển bên phài nhà đặt theo đường cong chỉ vào một cây lớn -hình như cánh tay co phía trước ngực- dạng cũa bạch hổ nằm.(1)
- Chùm sao Khuê. Câu này "nàng là nhà khuê tú, tên gọi là Đông Bích", Đông Bích không phài là tường phía đông, mà khuê tú cũng không phài nhà giàu. Chòm sao Khuê tượng trưng cho văn học. Đông và Bích là hai ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Khuê.

1- Khi nào có bạn dịch truyện có màn 'tầm long, tróc địa' nghĩa là tìm thế đất có nhu cầu thì mỉnh sè làm thêm bài này.