TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 2 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối
Kết quả 6 đến 10 của 29

Chủ đề: Tản mạn giang hồ

  1. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Ngoại Đường Song Long
    Bài viết
    309
    Xu
    0

    Mặc định

    Đối thoại với Kim Dung và Nhị Nguyệt Hà

    Đây là buổi trò chuyện đầu tiên diễn ra trên đài truyền hình Thâm Quyến giữa Kim Dung - một tiểu thuyết gia võ hiệp chiếm nhiều độc giả nhất và Nhị Nguyệt Hà - người đã viết lại câu chuyện lịch sử của 130 năm vương triều nhà Thanh. TTO xin giới thiệu lại cuộc đối thoại thú vị này:


    Kim Dung trong ngày nhận bằng TS danh dự tại ĐH Cambridge


    * Khán giả: Thưa ông Nhị Nguyệt Hà, trong những bộ tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, ông thích tác phẩm và nhân vật nào nhất?

    - Nhị Nguyệt Hà: Tất cả tác phẩm của Kim Dung tôi đều thích nhưng thích nhất là “Thần điêu hiệp lữ”, còn nhân vật mà tôi yêu thích nhất ư? Chính là Hoàng Dược Sư.

    * Khán giả: Thưa ông Kim Dung, xin hỏi ông thích nhất tác phẩm nào của Nhị Nguyệt Hà?

    - Kim Dung: Trong ba bộ tiểu thuyết nhà Thanh, tôi thích nhất là Hoàng đế Ung Chính.

    * Khán giả: Kim Dung từng nói tác phẩm ông ấy thích nhất là Lộc Đỉnh Ký nhưng trong lần phỏng vấn vào năm ngoái, ông Nhị Nguyệt Hà có nói Lộc Đỉnh Ký là tác phẩm ông không thích mấy, có phải như thế không thưa ông?

    - Nhị Nguyệt Hà: Tôi cảm thấy Vi Tiểu Bảo là một tên chuyên giở thủ đoạn. Nhân vật quan trọng như Ung Chính sao có thể để Vi Tiểu Bảo làm rối tinh lên thế. Nhưng tôi không thích Lộc Đỉnh Ký không phải vì truyện này không hay, cũng giống như tôi không thích tác phẩm Chiến tranh và hòa bình vậy.

    - Kim Dung: Thực ra tôi chưa bao giờ nói tôi thích Lộc Đỉnh Ký, Lộc Đỉnh Ký là tác phẩm khắc họa cái bất hảo trong xã hội Trung Quốc.

    * Khán giả: Hai vị thấy tác phẩm nào của mình được chuyển thể thành phim xem là thành công nhất?

    - Kim Dung: Tôi thích xem bộ phim truyền hình Vương triều Ung Chính được chuyển thể từ tác phẩm của Nhị Nguyệt Hà.

    - Nhị Nguyệt Hà: Trong những bộ phim được chuyển thể từ những tác phẩm của Kim Dung, tôi xem Thiên Long Bát Bộ là nhiều nhất.

    - Kim Dung: Là tác giả nên những gì của tôi mà bị người ta sửa đổi, tôi đều không thích, Thiên Long Bát Bộ xem ra ít bị thay đổi.

    * Khán giả: Tác phẩm đã ra đời nhiều năm rồi sao ông vẫn muốn chỉnh sửa lại?

    - Kim Dung: Tôi thấy một số tác phẩm vẫn còn sai sót nên muốn chỉnh sửa một chút. Tôi đã làm không rõ ràng mối quan hệ của rất nhiều nhân vật trong Thiên Long Bát Bộ. Hiện nay Thiên Long Bát Bộ bản mới được chỉnh sửa rất nhiều, những mối quan hệ đấy đã được làm rõ. Thật ra Lộc Đỉnh Ký là tác phẩm tôi muốn chỉnh sửa nhiều nhưng độc giả gởi thư tới phản đối quá nên bộ truyện này xem ra chỉ bổ sung chút ít cho những thiếu sót mà thôi.

    * Khán giả: Đã qua 20 năm, giờ ông có nghĩ đến chuyện sẽ chỉnh sửa tác phẩm của chính mình không, thưa ông Nhị Nguyệt Hà?

    - Nhị Nguyệt Hà: Những tác phẩm đã như bánh nướng đã ra lò, bạn đã bóp vụn nó rồi thì làm sao nướng lại được nữa.

    * Khán giả: Tác phẩm của hai ông đều chọn bối cảnh nhà Thanh, tại sao hai vị có cảm hứng với lịch sử triều Thanh đến thế?

    - Kim Dung: Các triều đại càng cách xa càng khó viết, người của thời Hán Đường như thế nào tôi cũng không rõ. Tập quán và sinh hoạt của người Thanh cách chúng ta khá gần nên dễ viết.

    - Nhị Nguyệt Hà: Triều đại nhà Thanh cách chúng ta khá gần, những tư liệu còn lưu lại rất nhiều. Chỉ cần bỏ công nghiên cứu là có thể thâm nhập và đặt bút sáng tác. Với lại thời kỳ của ba vị hoàng đế Khang Hy, Ung Chính, Càn Long có nền văn hóa phong phú, phản ánh tư tưởng nhân văn khá nhiều, rất dễ lôi cuốn người đọc.

    * Khán giả: Kim Dung tiên sinh đang theo học học vị tiến sĩ tại đại học Cambridge ở Anh, xin hỏi người thầy hướng dẫn của ông đã có nhận xét thế nào về ông?

    - Kim Dung: Ông ấy nói tôi “Trình độ tiếng Trung của tôi cao hơn những người Anh bình thường còn tiếng Anh thì phải học thêm nữa”. (Mọi người bật cười khi nghe câu trả lời dí dỏm của Kim Dung).

    * Khán giả: Tại sao ông lại từ chức viện trưởng học viện nhân văn của Đại học Triết Giang?

    - Kim Dung: Tôi cảm thấy mình không đủ trình độ học vấn nên mới sang Đại học Cambridge học lấy bằng tiến sĩ. Họ có thể cho tôi một học vị tiến sĩ trên danh nghĩa nhưng tôi thấy tốt nhất nên có được một học vị chân chính. Trước tiên tôi học một năm lấy bằng thạc sĩ, sau đó sẽ học tiếp ba năm nữa để có được học vị tiến sĩ.

    * Khán giả: Tại sao ông lại chọn đại học Cambridge để học lịch sử Trung Hoa mà không phải là một trường ở Trung Quốc?

    - Kim Dung: Cách học của Trung Quốc và Anh quốc khác nhau, học giả Trung Quốc viết văn theo nhiều hướng, viết dẫn dắt theo lối đề cương, cách học người Anh hoàn toàn khác, đưa ra một vấn đề, nhất định phải có chứng cứ, có chứng cứ mới đưa ra phán đoán.

    * Khán giả: Tác phẩm của hai vị đều nhấn mạnh tinh thần nghĩa hiệp, tinh thần nghĩa hiệp ấy được định nghĩa như thế nào?

    - Kim Dung: Giúp người là một việc làm tốt, hại người lợi mình hay hại người không lợi mình đều là chuyện xấu, người có tinh thần nghĩa hiệp biết hi sinh giúp đỡ người khác và biết tương trợ cho nhau.

    - Nhị Nguyệt Hà: Qua những tác phẩm của Kim Dung tôi lĩnh ngộ được câu “Hiệp chi đại giả, vi quốc vi dân” (Người có tinh thần nghĩa hiệp là người vì nước vì dân).

    * Khán giả: Có người cho rằng, tinh thần nghĩa hiệp ngày một thu nhỏ lại theo sự đa nguyên hóa của xã hội bây giờ, hai vị nghĩ sao?

    - Kim Dung: Chính vì thế mới càng nên đề xướng tinh thần nghĩa hiệp, ngay từ những chuyện nhỏ nhặt nhất như nhặt rác vào thùng rác và hướng dẫn cách sống biết giúp đỡ người khác, không nên hại người. Hãy bắt đầu tinh thần nghĩa hiệp từ đấy.

    LAN NHÃ (Theo Xinhuanet)
    (nguồn: Tuoitre Online)
    ---QC---
    Hidden Content Gửi bởi filo Hidden Content
    . Cứ coi rằng 4vn dịch đó là bản dịch thô, nhưng người khôn ra thì lấy cái bản đó về mà biên dịch, biên tập lại cho nó thành của mình, chắc chả ai nói đâu. Buồn cho học vấn của một con người.
    Hidden Content

    Hidden Content Gửi bởi vicent Hidden Content
    người khôn thì đem về biên dịch còn người ngu để cả cái tên halos trong bản dịch TTB
    Hidden Content


  2. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Ngoại Đường Song Long
    Bài viết
    309
    Xu
    0

    Mặc định

    Kim Dung nhận bằng tiến sĩ danh dự của ĐH Cambridge


    Nhà văn Kim Dung


    Ở tuổi 81, Kim Dung hiện đang có mặt tại Anh với vai trò của một sinh viên theo học để lấy bằng Cử nhân và Tiến sĩ tại ĐH Camgridge. Ông hy vọng việc học của mình sẽ hoàn tất trong vòng 4 năm. Kim Dung còn cho biết thêm rằng ông sẽ nghiên cứu sâu hơn về khảo cổ học và lịch sử thế giới để chuẩn bị cho một quyển tiểu thuyết mới về lịch sử Trung Quốc.

    Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, sinh ngày 6-2-1924 tại Hàng Châu, Trung Quốc. So với các nhà văn võ hiệp khác, sự nghiệp của Kim Dung chỉ có vỏn vẹn 15 bộ tiểu thuyết và truyện ngắn được sáng tác từ năm 1955 đến năm 1972 nhưng ông được xem là nhà văn “anh cả” trong thể loại tiểu thuyết võ hiệp. Các tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng như Anh, Nhật, Hàn, Pháp, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam… và nhiều lần được đưa lên màn ảnh.

    Kim Dung cũng từng được trao tặng danh hiệu cao quý Danh nhân văn hoá Trung Quốc để ghi nhận đóng góp nổi bật của ông cho nền văn học Trung Quốc.

    THẾ MINH (Theo CRIEnglish)
    (Nguồn:TuoiTre Online)
    Hidden Content Gửi bởi filo Hidden Content
    . Cứ coi rằng 4vn dịch đó là bản dịch thô, nhưng người khôn ra thì lấy cái bản đó về mà biên dịch, biên tập lại cho nó thành của mình, chắc chả ai nói đâu. Buồn cho học vấn của một con người.
    Hidden Content

    Hidden Content Gửi bởi vicent Hidden Content
    người khôn thì đem về biên dịch còn người ngu để cả cái tên halos trong bản dịch TTB
    Hidden Content

  3. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Ngoại Đường Song Long
    Bài viết
    309
    Xu
    0

    Mặc định

    Kim Dung phản đối việc dựng tượng mình ở đảo Đào Hoa



    Nhà văn Kim Dung


    Thư ký của nhà văn Kim Dung cho biết ông đã rất bất an khi nhận được lời đề nghị dựng tượng ông tại đảo Đào Hoa. Trả lời chính phủ nhân dân thị trấn Đào Hoa cùng ban quản lý du lịch ở đây, Kim Dung đã tỏ ý "khó mà đồng ý" nhưng giới truyền thông lại không ngừng đưa tin về việc dựng tượng ông.

    Trong lá thư gởi ngày 11-4, tiểu thuyết gia Kim Dung bày tỏ lòng biết ơn đối với chính phủ và nhân dân đảo Đào Hoa đã yêu thích và quan tâm đến những bộ tiểu thuyết của ông, nhưng ông không tán đồng việc dựng tượng mình, vì theo ông, việc ấy chẳng khác nào tự mình tuyên truyền và tâng bốc mình. Ông hy vọng chính phủ và ban quản lý du lịch ở đây dành số tiền ấy để đầu tư thêm vào việc bảo vệ môi trường kiến thiết cảnh quan nhằm đưa đảo Đào Hoa trở thành địa danh du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước.

    Thư ký của ông còn cho biết thêm Kim Dung tiên sinh đang chuẩn bị mọi thủ tục để sang trường đại học Cambirdge ở Anh nghiên cứu vể lịch sử học. Người giúp Kim Dung trong đợt nghiên cứu này là giáo sư nổi tiếng David McMullen.

    Tiểu thuyết gia võ hiệp nổi tiếng này cho biết trước đây vì chiến tranh mà ông không thể học chuyên sâu, tự thấy học vấn mình không đủ, ông muốn trong thời gian hai năm nữa, ông sẽ chuyên tâm hoàn thành khóa học để đạt được học vị tiến sĩ về lịch sử học tại Đại học Cambirdge.

    LAN NHÃ (Theo wenxue.tom.com)
    (nguồn: Tuoitre Online)
    Hidden Content Gửi bởi filo Hidden Content
    . Cứ coi rằng 4vn dịch đó là bản dịch thô, nhưng người khôn ra thì lấy cái bản đó về mà biên dịch, biên tập lại cho nó thành của mình, chắc chả ai nói đâu. Buồn cho học vấn của một con người.
    Hidden Content

    Hidden Content Gửi bởi vicent Hidden Content
    người khôn thì đem về biên dịch còn người ngu để cả cái tên halos trong bản dịch TTB
    Hidden Content

  4. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Ngoại Đường Song Long
    Bài viết
    309
    Xu
    0

    Mặc định

    Kim Dung: "Người đại hiệp nên vì người khác"

    Cuộc trả lời phỏng vấn mới nhất của nhà văn Kim Dung với phóng viên nhật báo Hạ Môn và báo Tuyền Châu, Trung Quốc

    * Chúng tôi đã xem qua 36 quyển Kim Dung tác phẩm tập (Tác phẩm Kim Dung), được biết toàn bộ các tác phẩm đều được chỉnh sửa lại nhưng dường như phần lớn đều là các ấn bản cũ. Xin hỏi ông hiện tại công việc chỉnh sửa đang tiến triển ra sao?

    - KIM DUNG: Hiện tại tôi đang chỉnh sửa bộ Thiên long bát bộ, đã qua bốn lần chỉnh sửa, đây là lần thứ năm và cũng là lần cuối cùng. Tôi đã bắt đầu công việc chỉnh sửa bộ truyện này từ năm ngoái, giờ cũng sắp kết thúc rồi. Ỷ Thiên đồ long ký đã được chỉnh sửa hoàn tất nhưng Tiếu ngạo giang hồ và Lộc đỉnh ký thì chưa.


    Phim Thiên long bát bộ

    * Trong số những tác phẩm của ông, tác phẩm nào khiến ông nghĩ phải chỉnh sửa nhiều nhất?

    - Xem ra Thiên long bát bộ là được chỉnh sửa nhiều nhất, nhưng sau này có một người bạn đưa ra rất nhiều lý do cho rằng nguyên tác hay hơn, tôi cũng thấy thế nên xóa đi những chỗ tôi đã chỉnh sửa trước đây.

    * Từ những truyện truyền kỳ từ đời nhà Đường cho đến nay người ta cho rằng chỉ đến thời kỳ ông thể loại võ hiệp mới đạt đến đỉnh cao. Nếu nói như thế, trong lĩnh vực sáng tác tiểu thuyết võ hiệp ông có hay không cảm giác “Độc cô cầu bại”?

    Ồ không, thời đại về sau càng phát triển, tương lai sẽ có những bộ tiểu thuyết võ hiệp hay hơn, mới hơn về hình thức cũng như nội dung.

    * Trước đây ông cho rằng tiểu thuyết võ hiệp hiện đại đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử. Vậy như thế nó có khả năng đột phá không? Nếu có thì nên đột phá từ phương diện nào?

    - Khi có người đột phá, nó sẽ đột phá, còn khi không có người nào tiên phong đột phá thì cũng vậy thôi.

    * Ông có nghĩ đến việc thành lập một hội gây quĩ nhằm khích lệ công việc sáng tác tiểu thuyết võ hiệp?

    - Không, không, điều này tuyệt đối không. Bạn có tiền nên đem cho người nghèo hay xây trường học chứ lập những quĩ như thế thì không có nghĩa gì cả.

    * Ông có từng nghĩ đến việc 100, 200 thậm chí 500 năm sau nữa những tác phẩm của ông có còn được truyền thế và độc giả có đón nhận những nhân vật của ông nữa hay không?

    - Điều này quả là khó, hiện tại khoa học phát triển quá nhanh và đã không dùng thư pháp để viết chữ nữa, bây giờ vi tính có thể thay thế cách viết chữ truyền thống. 500 năm sau có còn người sử dụng Trung văn nữa hay không còn không biết được vì thế vấn đề hiện tại rất khó trả lời. Tôi thì rất thích đọc sách và cũng hi vọng có nhiều thanh niên thích đọc sách.

    Thanh niên bây giờ thích trò chơi điện tử, show games hơn là đọc sách, vì thế tôi thấy có hơi bi quan cho thị hiếu của thanh thiếu niên tương lai. Hi vọng phong trào đọc sách ngày càng tốt hơn, nhưng tương lai người ta có còn thích đọc tiểu thuyết nữa hay không cũng không thể biết.


    Phim Anh hùng xạ điêu


    * Nói đến võ hiệp ông đã từng cho rằng “người vì dân vì nước là người đại hiệp”. Hiện tại trong tâm ông có người nào ông thấy xứng đáng với bốn chữ “Hiệp chi đại giả” ấy?

    - Đặng Tiểu Bình là một trong những người đại hiệp, ông chủ trương cải cách mở cửa khiến cuộc sống của nhân dân sung túc hơn. Ông đã có những cống hiến rất lớn cho xã hội, quốc gia và nhân dân, ông là một hiệp khách lớn của mọi người dân.

    * Dưới ngòi bút của ông có nhiều nhân vật lớn tuổi khá lý thú như Lão Ngoan Đồng, Hồng Thất Công, có phải ông đã ký thác lý tưởng của mình vào họ?

    - Tôi hi vọng bản thân mình cũng có thể làm một Lão Ngoan Đồng, một Hồng Thất Công, nhưng đáng tiếc là võ công không được như họ. Lão Ngoan Đồng rất ham chơi, không ưu phiền lo nghĩ nhưng ông không phải là một hiệp khách lý tưởng. Người đại hiệp nên vì người khác.

    Trong tiểu thuyết của tôi, tôi nhiều lần ký thác hi vọng như vầy: Thanh niên không nên quá lo nghĩ về việc kiếm tiền như thế nào, thành công ra sao, mà nên làm những việc vì sự tiến bộ chung của xã hội.

    * Nghe nói trong đợt chỉnh sửa lần này, ông có thêm một ít lời giáo huấn cho nhân vật Vi Tiểu Bảo?

    - Đây là một chuyện khiến tôi đau đầu. Vì nhân vật Vi Tiểu Bảo được viết khá thành công, là một nhân vật điển hình được nhiều độc giả thanh niên ưa thích. Nhân vật này không phải là người tốt, bản thân anh ta cũng có những ưu điểm, nhưng tôi thường đi ra ngoài và nghe những bạn trẻ nói với nhau học theo Vi Tiểu Bảo là được rồi. Vi Tiểu Bảo không đáng để học tập, mọi người đều như Vi Tiểu Bảo thì dân tộc Trung Hoa không có tiền đồ. Vì thế tôi muốn sửa đổi nhân vật này một chút để anh ta không quá tốt đẹp nhưng cũng có nhiều độc giả kháng cự việc làm này.

    LAN NHÃ (Theo News.tom.com)
    (nguồn: Tuoitre Online)
    Hidden Content Gửi bởi filo Hidden Content
    . Cứ coi rằng 4vn dịch đó là bản dịch thô, nhưng người khôn ra thì lấy cái bản đó về mà biên dịch, biên tập lại cho nó thành của mình, chắc chả ai nói đâu. Buồn cho học vấn của một con người.
    Hidden Content

    Hidden Content Gửi bởi vicent Hidden Content
    người khôn thì đem về biên dịch còn người ngu để cả cái tên halos trong bản dịch TTB
    Hidden Content

  5. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Ngoại Đường Song Long
    Bài viết
    309
    Xu
    0

    Mặc định

    Nhân vật nữ yêu thích nhất của Kim Dung?



    Ở tuổi 80, Kim Dung trông vẫn nhanh nhẹn, quắc thước với sắc mặt của một "lão Ngoan đồng"


    TTO - Tại buổi gặp gỡ các nhân vật nổi tiếng của Tứ Xuyên hôm qua, 22-9, nhà văn nổi tiếng Kim Dung cho biết Hoàng Dung là cô gái đẹp nhất trong số những mỹ nữ trong tiểu thuyết của ông nhưng nhân vật nữ mà ông thích nhất lại là Quách Tường - người sáng lập ra phái Nga Mi.

    Ông nói: "Tôi cảm thấy tiểu thuyết của tôi chỉ manh tính giải trí bình thường, dễ xem, thực ra không có giá trị văn học, chẳng qua mọi người thích xem truyện và ủng hộ tôi...Chủ yếu tôi muốn truyền bá những tinh hoa của dân tộc Trung Hoa, vì thế Hàn, Nhật và các nước Đông Nam Á đều bình phẩm truyện của tôi hay nhưng các nước Tây phuơng thì lại khác".

    Ông cũng cho biết văn học cổ đại ông thích nhất là Tô Đông Pha, còn hiện đại là Ba Kim.

    Mong đợi của nhà văn Kim Dung là đi đến những nơi mình đã từng hạ bút và những ngày qua, ông đã bắt đầu 10 ngày du hành của mình tại Tứ Xuyên - một trong những địa danh ông đã viết đến.

    Ở tuổi 80, "Kim đại hiệp" vẫn luôn nhận được sự tôn trọng và lòng ngưỡng mộ của mọi người. Đi đến đâu, ông cũng bị bao vây bởi những người hâm mộ và những ký giả từ khắp nơi đổ xô về.

    LAN NHÃ (Theo China.com)
    (nguồn: Tuoitre Online)
    Hidden Content Gửi bởi filo Hidden Content
    . Cứ coi rằng 4vn dịch đó là bản dịch thô, nhưng người khôn ra thì lấy cái bản đó về mà biên dịch, biên tập lại cho nó thành của mình, chắc chả ai nói đâu. Buồn cho học vấn của một con người.
    Hidden Content

    Hidden Content Gửi bởi vicent Hidden Content
    người khôn thì đem về biên dịch còn người ngu để cả cái tên halos trong bản dịch TTB
    Hidden Content

    ---QC---


Trang 2 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status