TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 3 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 15 của 29

Chủ đề: Tản mạn giang hồ

  1. #11
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Ngoại Đường Song Long
    Bài viết
    309
    Xu
    0

    Mặc định

    Kim Dung được trao huân chương văn học của Pháp



    Nhà văn Kim Dung

    Tiểu thuyết gia võ hiệp Kim Dung và 11 nhân vật tài giỏi thuộc những lĩnh vực khác nhau của Hong Kong đã được bộ trưởng bộ văn hóa Pháp Renaud Donnedieu de Vabres trao tặng huân chương văn học và nghệ thuật[/B].

    "Huân chương hiệp sĩ cấp cao thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật" được sáng lập vào năm 1957 để tôn vinh và ghi nhận sự cống hiến hết mình của các nghệ sĩ, nhà văn và các nhân vật xuất chúng khác trong việc thúc đẩy sự phát triển văn học và nghệ thuật của Pháp ở Hong Kong và trên khắp thế giới.

    LAN NHÃ (Theo news.tom.com)
    (nguồn: TuoiTre Online)
    ---QC---
    Hidden Content Gửi bởi filo Hidden Content
    . Cứ coi rằng 4vn dịch đó là bản dịch thô, nhưng người khôn ra thì lấy cái bản đó về mà biên dịch, biên tập lại cho nó thành của mình, chắc chả ai nói đâu. Buồn cho học vấn của một con người.
    Hidden Content

    Hidden Content Gửi bởi vicent Hidden Content
    người khôn thì đem về biên dịch còn người ngu để cả cái tên halos trong bản dịch TTB
    Hidden Content


  2. #12
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Ngoại Đường Song Long
    Bài viết
    309
    Xu
    0

    Mặc định

    Tiểu thuyết gia Lương Vũ Sinh không ngừng sáng tác

    TTO - Trong vòng 32 năm, tiểu thuyết gia nổi tiếng Lương Vũ Sinh đã sáng tác 35 bộ tiểu thuyết. Giờ đây tuổi 80, ông vẫn đang ra sức sáng tác và sắp cho xuất bản hai tập tản văn: Bút hoa lục chiếu và Minh liên quan chỉ.


    Tiểu thuyết gia Lương Vũ Sinh

    Vừa qua, gần 1000 độc giả yêu thích tiểu thuyết võ hiệp đã đến giao lưu gặp gỡ tiểu thuyết gia Lương Vũ Sinh tại trung tâm sách Quảng Châu. Sau 20 năm di cư sang Úc, đây là lần đều tiên ông đến Quảng Châu - nơi ông đã từng học ngành kinh tế tại đại học Lĩnh Nam. Dù ở tuổi 80 nhưng ông vẫn nói chuyện rất lưu loát, tỏ ra thân thiện và ôn hòa.

    Trong giới sáng tác tiểu thuyết võ hiệp thuộc phái mới, Kim Dung và Lương Vũ Sinh là hai tiểu thuyết gia được mọi người biết đến nhiều nhất. Trên thực tế, Lương Vũ Sinh lại là nhà văn tiên phong trong phong trào viết tiểu thuyết võ hiệp.

    Khi tiểu thuyết gia Kim Dung khẳng định tên tuổi mình với bộ Thần điêu anh hùng truyện thì Lương Vũ Sinh cũng đem đến cho độc giả một màu sắc mới cho tiểu thuyết võ hiệp qua bô Bình tung hiệp ảnh.

    Khoảng thời gian nhà văn Kim Dung ngừng sáng tác, ông đã độc chiếm lĩnh vực này và không ngừng cho ra đời những tác phẩm mới tiêu biểu cho văn học tiểu thuyết võ hiệp phái mới của Trung Quốc hiện đại.

    LAN NHÃ (Theo news.dayoo.com)
    (Nguồn: TuoiTre Online)
    Hidden Content Gửi bởi filo Hidden Content
    . Cứ coi rằng 4vn dịch đó là bản dịch thô, nhưng người khôn ra thì lấy cái bản đó về mà biên dịch, biên tập lại cho nó thành của mình, chắc chả ai nói đâu. Buồn cho học vấn của một con người.
    Hidden Content

    Hidden Content Gửi bởi vicent Hidden Content
    người khôn thì đem về biên dịch còn người ngu để cả cái tên halos trong bản dịch TTB
    Hidden Content

  3. #13
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Ngoại Đường Song Long
    Bài viết
    309
    Xu
    0

    Mặc định

    Thương Nguyệt - "gương mặt nữ" nổi bật của tiểu thuyết võ hiệp

    TTO - Tân tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc trong thế kỷ 21 đã có sự chuyển biến đặc biệt với sự xuất hiện các cây bút nữ. Sự hưởng ứng của đông đảo độc giả đã chứng tỏ tác phẩm của họ không thua kém gì nam giới. Thương Nguyệt là một trong số những nhà văn nữ tiên biểu ấy.


    Thương Nguyệt


    Cô gái tài mạo song toàn này còn được xem là nhân vật hăng hái đi đầu trong phong trào sáng tác truyện võ hiệp của phái nữ.

    Những tác phẩm của cô được truyền bá rộng rãi trên mạng đồng thời cũng nhận được nhiều lời phê bình khen ngợi và sự yêu thích của đông đảo độc giả. Những tác phẩm tiêu biểu của cô gồmThính tuyết lâu, Kính, Thấu kính lồi, Mặc Hương ngoại truyện, v.v…

    Tác giả truyện võ hiệp nổi tiếng Tiểu Đoạn nhận xét: Người ta thường nói phái nữ viết truyện võ hiệp chẳng ra tính võ hiệp, song tôi đã cảm nhận được chất "võ hiệp" trong tác phẩm của Thương Nguyệt. Các đồng nghiệp cũng cho rằng Thương Nguyệt là một tay viết đẹp - đẹp trong văn tự, đẹp trong cốt truyện và đẹp trong tình cảm…Văn phong của cô có lúc thật mạnh mẽ, có lúc lại nhẹ nhàng uyển chuyển, từng câu chữ có khả năng lôi cuốn sự tập trung của bạn đọc.


    Bìa sách tác phẩm Mặc Hương

    Mới đây, một tập đoàn kinh doanh của Trung Quốc đã cùng hợp tác với Thương Nguyệt để cho ra đời một trò chơi trên mạng cùng tên với tác phẩm Mặc Hương của cô. Đây hứa hẹn là một trò chơi lớn trong lịch sự game võ hiệp.
    LAN NHÃ (Theo wenxue.tom.com)
    (nguồn: TuoiTre Online)
    Lần sửa cuối bởi romas, ngày 14-11-2007 lúc 23:11.
    Hidden Content Gửi bởi filo Hidden Content
    . Cứ coi rằng 4vn dịch đó là bản dịch thô, nhưng người khôn ra thì lấy cái bản đó về mà biên dịch, biên tập lại cho nó thành của mình, chắc chả ai nói đâu. Buồn cho học vấn của một con người.
    Hidden Content

    Hidden Content Gửi bởi vicent Hidden Content
    người khôn thì đem về biên dịch còn người ngu để cả cái tên halos trong bản dịch TTB
    Hidden Content

  4. #14
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Ngoại Đường Song Long
    Bài viết
    309
    Xu
    0

    Mặc định Vì sao phim võ hiệp Kim Dung được ưa chuộng hơn Cổ Long?

    Vì sao phim võ hiệp Kim Dung được ưa chuộng hơn Cổ Long?

    Thiên Trang

    So sánh tác phẩm của Cổ Long và Kim Dung là một việc làm khó và có phần khập khiễng, vì mỗi người có phong cách sáng tác riêng, tiêu biểu cho từng thời kỳ khác nhau của tiểu thuyết võ hiệp. Nhưng nếu chỉ nói về sức ảnh hưởng của tiểu thuyết võ hiệp đối với xã hội, thì Kim Dung chiếm ưu thế hơn; ngược lại, xét về mặt nghệ thuật văn học thì tác phẩm Cổ Long lại được hậu thế đánh giá cao hơn.


    Vào thập liên 70, tiểu thuyết võ hiệp của tác giả Cổ Long liện tục được công ty Shaw Brother (Thiệu Thị) dựng thành phim điện ảnh, danh tiếng của nhà văn Cổ Long cũng nổi đính đám khắp châu Á từ dạo đó. Nhưng từ thập niên 80 trở về sau, đài truyền hìnhTVB (công ty con của Shaw) chuyển sang khai thác và chuyển thể tiểu thuyết Kim Dung lên màn ảnh nhỏ. Cuối thập niên 90, nhà chế tác Trung Quốc – Trương Kỷ Trung cũng bắt tay vào việc chuyển thể tác phẩm của Kim Dung. Hiện nay, tên tuổi Kim Dung ăn khách hơn Cổ Long rất nhiều. Nhìn chung, Cổ Long và Kim Dung đều ngang tài ngang sức, nhưng vì sao phim truyền hình làm theo tiểu thuyết của Kim Dung lại được ưa chuộng hơn Cổ Long?

    Tác phẩm của Cổ Long rất khó làm phim.


    Trương Kỷ Trung là nhà chế tác đi đầu trong việc chuyển thể tiểu thuyết võ hiệp lên màn ảnh nhỏ Trung Quốc. Trong bốn năm qua, Trương Kỷ Trung chỉ nghiên cứu duy nhất tác phẩm của nhà văn Kim Dung, không để tâm bất kỳ trang tiểu thuyết nào của Cổ Long. Trương Kỷ Trung cho rằng, trước mắt thuyết nào của Cổ Long chưa được chuyển thể nhiều, là vì các nhà làm phim rất khó thể hiện được “cái thần” trong tác phẩm của ông: “Các nhân vật dưới ngòi bút của Cổ Long đều rất mâu thuẫn, phức tạp, luôn giằng xé và đấu tranh nội tâm. Trong tác phẩm của mình, Cổ Long mượn các thủ pháp của văn học hiện đại phương Tây, tạo nên sự phản kháng đối với triết học cố hữu của Trung Quốc như: Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo.


    Phim Loan Đao Phục Hận (Cổ Long)

    Có thể nói, thông qua sự sáng tạo về văn phong và tiếp thu những tư tưởng mới, Cổ Long đã phá vỡ những công thức gò bó truyền thống của tiểu thuyết võ hiệp, mở ra một “kỷ nguyên mới” cho thế giới tiểu thuyết võ hiệp kỳ tình. Truyện của Cổ Long giúp độc giả giải mã được cuộc sống con người, nhân tình thế thái, đó là giá trị nhân văn hiện đại, và cũng là thành tựu lớn nhất của ông trong những năm cầm bút sáng tác. Tuy nhiên, tác phẩm của Cổ Long khi được chuyển thành phim lại thường không diễn đạt được đặc điểm này”.

    Hạn chế về mặt kết cấu

    Đạo diễn Hồng Kông – Vương Tinh sau khi quay xong phim Tiểu Ngư Nhi và Hoa Vô Khuyết đã nêu nhận xét, điểm khó nhất trong việc chuyển thể tác phẩm của Cổ Long chính là không có một kết cấu nội dung chỉnh thể: “Tác phẩm của Kim Dung được viết theo từng chương, hồi rất thích hợp chuyển thể thành phim truyền hình, do đó không cần tốn quá nhiều thời gian cho việc biên kịch, phân cảnh. Hơn nữa, nội dung câu chuyện, lời thoại trong tác phẩm Kim Dung tương đối lưu loát, truyền cảm. Trong khi kết cấu câu chuyện trong tác phẩm Cổ Long có thể nói là tình tiết thì cao trào, cuốn hút, nhưng tổng thể lại rời rạc, nhân vật vờn qua vờn lại chỉ có vài ba tên tuổi giữ vai trò nòng cốt, trong khi phim ảnh phải khai thác nhân vật và câu chuyện. Rất nhiều phim dựng từ tác phẩm Cổ Long sở dĩ tạo cho người xem cảm giác khó hiểu cũng vì mỗi tập phim đều thiếu đại ý”.


    Các phim kiếm hiệp được TVB chuyển thể từ tác phẩm của Kim Dung

    Tiểu thuyết Cổ Long chỉ có thể cảm nhận, rất khó diễn đạt bằng lời.

    Cúc Giác Lượng - đạo diễn nổi tiếng của điện ảnh Hồng Kông, từng tham gia thực hiện nhiều phim dựng từ tác phẩm Cổ Long và Kim Dung đã phát biểu: “Đọc tiểu thuyết võ hiệp của Cổ Long, bạn phải trải tâm hồn ra mà cảm nhận, chứ không thể diễn đạt bằng lời. Đây không phải nhận xét của cá nhân tôi, mà là ý kiến của rất nhiều người, bởi vì đọc tiểu thuyết của Cổ Long luôn hấp dẫn hơn là xem phim được chuyển thể. Cách thể hiện trừu tượng, bay bổng trong lời văn, ngôn từ của Cổ Long không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ truyền hình. Song, dù tiểu thuyết của Cổ Long và Kim Dung khó chuyển thể thế nào, người ta cũng sẽ có cách dàn dựng thành phim, vì tác phẩm của hai ông hiện nay đang có giá trị thương mại”.

    Xem phim chuyển thể từ tiểu thuyết của Cổ Long, khán giả thất vọng

    Một số khán giả cho rằng, tiểu thuyết của Cổ Long có tất nhiều chi tiết gay cấn, hấp dẫn, nhưng khi chuyển đổi thành phim lại thiếu logic, khiến mọi người thất vọng. Ngược lại, trong những bộ phim được dựng từ tác phẩm của Kim Dung, họ thường bắt gặp “bóng dáng” của mình qua nhân vật. Điều này có thể do nhà văn Cổ Long khắc hoạ nhân vật, tình tiết câu chuyện mang đậm tính truyền kỳ, mà người đọc chỉ có thể cảm thụ và ngưỡng mộ, chứ không tìm được sự gần gũi. Tiểu thuyết của Kim Dung cũng có nhiều nhân vật huyền thoại, nhưng rất cụ thể và “đời thường”.
    Hầu như tác phẩm nào của Kim Dung cũng mô tả giai đoạn trưởng thành của nhân vật anh hùng, khiến cho người ta khi đọc có cảm giác như mình đang lớn lên cùng nhân vật. Điều này có thể lý giải vì sao phần lớn các bạn trẻ thích đọc và xem phim võ hiệp của Kim Dung, bởi thông qua tiểu thuyết và phim, người ta nuôi ước mơ mình cũng có thể viết nên một trang sử hào hùng, đó là điểm mà nhà văn Kim Dung vượt trội hơn Cổ Long.


    Một số cảnh trong phim Thư Kiếm Ân Cừu Lục được chuyển thể từ tác phẩm của Kim Dung

    Tác phẩm của Cổ Long thích hợp chuyển thể thành phim điện ảnh, tác phẩm của Kim Dung thích hợp dựng thành phim truyền hình.

    Nhiều nhà chuyên môn nhận định, Cổ Long nổi tiếng nhờ phong trào chuyển thể tiểu thuyết võ hiệp thành phim điện ảnh, còn Kim Dung thì vang danh nhờ phim truyền hình. Điều này xuất phát từ việc họ có phong cách sáng tác, thể hiện khác nhau…

    Tác phẩm của Cổ Long chủ yếu nhấn mạnh đến tư tưởng hiện đại, tình tiết câu chuyện diễn biến nhanh, tạo được sự gay cấn, cuốn hút, hồi hộp cho người đọc, do đó rất thích hợp chuyển thể lên màn ảnh rộng. Song song với quá trình sáng tác, Cổ Long còn tham gia công việc biên kịch, làm đạo diễn phim Tiêu Thập Nhất Lang rất được yêu thích. Tiêu Thập Nhất Lang được viết kịch bản trước, sau này mới chỉnh sửa thành tiểu thuyết.

    Còn tác phẩm của Kim Dung lại nhấn mạnh đến bối cảnh lịch sử, văn hoá, nhân vật mang tính kế thừa, truyền từ đời này sang đời khác. Phim điện ảnh thời lượng ngắn, khó có thể diễn đạt hết những nét đặc sắc trong tiểu thuyết của Kim Dung, do đó tác phẩm của ông chỉ thích hợp để dựng phim truyền hình nhiều tập.

    ________________________________________

    Tác phẩm KIM DUNG trên màn ảnh

    So với các “đồng đạo”, tác phẩm của Kim Dung không nhiều, ông chỉ sáng tác 14 bộ trường thiên tiểu thuyết (nhiều tập) và một truyện ngắn “Việt nữ kiếm”, nhưng hầu hết đều ăn khách và được đưa lên màn ảnh nhỏ ít nhất một lần. Đó là theo thống kê của giới báo chí Hong Kong, tính từ thời điểm năm 1975 – giai đoạn hưng thịnh nhất của võ hiệp Kim Dung đến nay. Dưới đây là các tác phẩm của Kim Dung được Đài TH TVB HK tái dựng, chưa kể những phóng tác do Đài Loan sản xuất, cũng như phim điện ảnh:

    Thư kiếm ân cừu lục (7 lần)
    Anh hùng xạ điêu (3 lần)
    Thần điêu đại hiệp (6 lần)
    Ỷ thiên đồ long ký (5 lần)
    Tiếu ngạo giang hồ (5 lần)
    Lộc đỉnh ký (4 lần)
    Bích huyết kiếm (3 lần)
    Tuyết sơn phi hồ (3 lần)
    Thiên long bát bộ (3 lần)
    Liên thành quyết (2 lần)
    Hiệp khách hành (2 lần)
    (Truyện ngắn “Việt nữ kiếm”, đã từng được đài TH ATV HK chuyển lên màn ảnh 1 lần vào những năm 80).


    ______________________________________

    Tác phẩm CỔ LONG trên màn ảnh

    Sau khi khai thác triệt để các tác phẩm Kim Dung, giới làm phim truyền hình Đài Loan, Hong Kong bắt đầu nhắm đến tiểu thuyết võ hiệp của Cổ Long, chuyển thể thành công nhất là tác phẩm Sở Lưu Hương (do Trịnh Thiếu Thu và Triệu Nhã Chi đóng), bộ phim này đã dấy lên làn sóng làm phim từ tiểu thuyết Cổ Long. Sau Sở Lưu Hương là nhiều bộ phim ăn khách không kém, như Tiểu Lý Phi Đao, Hổ Phách Thanh Long (nguyên tác Bạch Ngọc Lão Hổ) do Ngũ Vệ Quốc, Khương Đại Vệ, Trần Tú Văn đóng; Lục Tiểu Phụng (do Vạn Tử Lương và Trần Tú Châu đóng), Tuyệt Đại Song Kiều (do Lương Triều Vỹ và Ngô Đại Dụng đóng), Thiên Nhai Minh Nguyệt Đao, Biên Thành Lãng Tử (Ngô Đại Dụng đóng)… Dưới đây là những tác phẩm Cổ Long đã được giới chế tác Đài Loan, Hong Kong chuyển thể nhiều nhất:

    Đại kỳ anh hùng truyện (1 lần)
    Võ lâm ngoại sử (2 lần)
    Tuyệt đại song kiều (6 lần)
    Sở Lưu Hương (11 lần)
    Tiểu Lý phi đao (8 lần)
    Tiêu Thập Nhất Lang (3 lần)
    Vó ngựa Tây phong (1 lần)
    Kiếm tiếu giang hồ (1 lần)
    Đại nhân vật (1 lần)
    Cửu nguyệt ưng phi (1 lần)
    Thiên nhai minh nguyệt đao (2 lần)
    Bảo kiếm của Tam Thiếu Gia (2 lần)
    Lục Tiểu Phụng (4 lần)
    Biên thành lãng tử (3 lần)
    Hổ phách thanh long (1 lần)
    Đại địa phi ưng (1 lần)
    Viên nguyệt loan đao (1 lần)
    Tiếng đao trong chuông gió (1 lần)


    Đả tự romas
    Hidden Content Gửi bởi filo Hidden Content
    . Cứ coi rằng 4vn dịch đó là bản dịch thô, nhưng người khôn ra thì lấy cái bản đó về mà biên dịch, biên tập lại cho nó thành của mình, chắc chả ai nói đâu. Buồn cho học vấn của một con người.
    Hidden Content

    Hidden Content Gửi bởi vicent Hidden Content
    người khôn thì đem về biên dịch còn người ngu để cả cái tên halos trong bản dịch TTB
    Hidden Content

  5. #15
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Vô Ưu Cốc
    Bài viết
    2,014
    Xu
    0

    Mặc định

    Tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung (Trung Quốc) là tiểu thuyết võ hiệp, đáng lẽ chẳng liên hệ gì đến chó mèo cả. Ấy vậy mà trong tác phẩm của mình, ông lại dành cho con chó khá nhiều tình cảm mới là điều lạ.

    Tác phẩm Hiệp khách hành nói về cuộc đời của cậu bé Cẩu Tạp Chủng. Cẩu tạp chủng có nghĩa là chó lộn giống. Nguyên là cậu cũng có cha mẹ đàng hoàng tử tế nhưng một người phụ nữ ghen với mẹ cậu, đã bắt cậu về nuôi từ khi mới 3 tháng tuổi. Bà đặt tên cho cậu là Cẩu Tạp Chủng để khi nhớ tới mẹ cậu, bà kêu tên cậu... chửi cho đỡ buồn.

    Mãi đến khi lớn lên, cậu bé mới hiểu mình tên là Thạch Phá Thiên, con của Thạch Thanh và Mẫn Nhu ở Giang Nam. Tuy cái tên rất xấu, nhưng Cẩu Tạp Chủng đã thể hiện phong cách của một người anh hùng đúng nghĩa, khác xa với người anh ruột của cậu, vốn có tên Thạch Trung Ngọc cực đẹp nhưng hành vi lại rất xấu xa.

    Cùng đi theo Cẩu Tạp Chủng là một con chó lông vàng thông minh, trung thành tên là A Hoàng. Hiệp khách hành là một tác phẩm vinh danh loài chó, chỉ tiếc loài chó không biết đọc chữ! Ở vài tác phẩm khác, hình ảnh con chó cũng hiện ra. Chàng trai Trương Vô Kỵ mới 14 tuổi, lên Thiên Sơn, đã bị bầy chó săn của Chu Cửu Chân rượt cắn.

    Tác phẩm Ỷ thiên đồ long ký gọi đây là bầy ác cẩu (chó dữ). Trong tác phẩm Bích huyết kiếm, Kim Dung còn tả cảnh hàng vạn con chó... sói (lang), rượt đuổi các con mồi trên sa mạc Hoàng Thổ dưới núi Thiên Sơn. Chó sói... cũng là chó vậy, chẳng qua là chúng chưa được thuần hóa mà thôi.

    Có chó, tất phải có chuyện ăn thịt chó. Tuy tiểu thuyết của Kim Dung chưa tập trung được nhiều thịt chó như ở chợ Ông Tạ, nhưng nhiều nhân vật của ông rất khoái món thịt chó. Trong Thiên long bát bộ, có nhà sư Tam Tĩnh vi phạm giới luật, ăn thịt chó uống rượu đế đàng hoàng. Nhân vật Hồng Thất Công trong Xạ điêu anh hùng truyện là một ông trùm ăn thịt chó.

    Trong Ỷ thiên đồ long ký cũng có chuyện quân Mông Cổ canh gác Đại Đô (Bắc Kinh), nấu nồi thịt chó, hơi thơm bay ngất trời xanh. Nhân vật Phạm Dao - Quang minh hữu sứ của Minh giáo đã đến bốc một cục ăn trước, nhân đó đổ thuốc Thập hương nhuyễn cân tán vào nồi thịt chó để đầu độc cả bọn, rồi tìm thuốc giải cứu quần hùng Trung Quốc.

    Trong Tiếu ngạo giang hồ, Điền Bá Quang bày đặt vu cáo Định Dật sư thái uống rượu ăn thịt chó khiến cô Nghi Lâm phải cãi lại: “Dù ngươi có rình mò thì cũng không bao giờ thấy sư phụ ta ăn thịt chó uống rượu đâu!”. Chiêu thức võ công cũng mang tên con chó đàng hoàng. Phong Ba Ác (trong Thiên long bát bộ) đấu võ với Trần trưởng lão của Cái Bang, đã há miệng... cắn họ Trần một miếng.

    Bao Bất Đồng - cùng phe Phong Ba Ác - gọi đó là thế “Lã Đồng Tân giảo cẩu” (Lã Đồng Tân cắn chó). Làm gì có chiêu thức kỳ quái này, chỉ có chiêu thức “Cẩu giảo Lã Đồng Tân” (chó cắn Lã Đồng Tân). Thế nhưng vì không nỡ gọi đồng bọn mình là chó nên Bao Bất Đồng đã đảo ngược lại.

    Cũng trong Thiên long bát bộ, Mộ Dung Phục đánh té sấp địch thủ của mình là Đoàn Dự. Hắn giễu cợt Đoàn Dự đang sử dụng chiêu “Ác cẩu ngật xí” (chó dữ táp phân). Đoàn Dự nổi nóng, đã dùng Lục mạch thần kiếm đánh cho hắn té đái vãi phân. Bọn hào sĩ giang hồ Cái Bang chuyên đi xin ăn, nên rất ghét con chó. Mỗi người phải cầm theo một cây gậy để xua chó.

    Từ đó, Kim Dung đặt ra một pho võ công gọi là “Đả cẩu bổng pháp” (phép dùng gậy đánh chó). Theo ông, loại võ công này rất cao cường, gồm 72 đòn thế, chỉ sử dụng một cây gậy trúc mà chống được quyền, chưởng, đao, kiếm... Tất nhiên, “cẩu” ở đây không còn là con chó nữa mà nó là kẻ thù địch, kẻ tàn bạo, quân xâm lược.

    Các bang chủ Cái Bang như Hồng Thất Công, Hoàng Dung, Lỗ Hữu Cước đều sử dụng nhuần nhuyễn “Đả cẩu bổng pháp” này. Từ con chó trong tiểu thuyết, tôi nghĩ đến chuyện... con người trong đời thường. Các cơ quan pháp luật, cơ quan thanh tra cũng đã dùng một loại “bổng pháp” để đánh mấy anh (chị) tham ô.

    Tham ô ăn đủ thứ: quota, dầu khí, sắt thép, tiền dự án, tiền xây dựng cơ bản... Một năm qua, các vị đó “đánh” khá riết nhưng hình như càng đánh thì càng... hổng hết (?). Có lẽ, đòn thức, chiêu thế của chúng ta chưa linh hoạt, chưa biến hóa vi diệu như “Đả cẩu bổng pháp” của Cái Bang.

    Tôi đề nghị như vầy: Trong năm con Chó này, ta hãy đọc... tiểu thuyết Kim Dung, nghiên cứu lại 72 đường “Đả cẩu bổng pháp”, đánh cho đúng và cho trúng. Chớ còn đánh dở dở ương ương kiểu ông gì gì đi thanh tra cái vụ gì gì đó, cuối cùng được tặng đất, lại thỏa hiệp luôn với tham ô thì dân họ cười chết!

    Mà khi dân họ cười thì họ lại đi tin chuyện trong tiểu thuyết võ hiệp hơn là tin mình. Cái đó mới là vẽ cọp thành chó! Mình phải làm sao cho cái “Tân Đả cẩu bổng pháp” của mình cũng linh nghiệm ngang bằng hoặc hơn cái “Đả cẩu bổng pháp” của Kim Dung.
    trích ViệtBáo
    Ai Công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai.
    Thế Chiến quốc, thế Xuân thu, gặp thời thế, thế thời phải thế.

    ●█═██▄▄▄▄▄▄▄▄▄▄
    ▄▅██████▅▄▃▂
    ████████████████
    ◥⊙▲⊙▲⊙▲⊙▲⊙▲⊙▲◤

    ---QC---


  6. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    damdam69,
Trang 3 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status