TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 1 của 14 12311 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 5 của 69

Chủ đề: Vì sao kiếm hiệp bị 'ruồng rẫy' ?!

  1. #1
    Ngày tham gia
    Apr 2008
    Đang ở
    Hải Tần Bắc Thành Phủ
    Bài viết
    6,372
    Xu
    742

    Mặc định Vì sao kiếm hiệp bị 'ruồng rẫy' ?!

    Vì sao kiếm hiệp bị 'ruồng rẫy' ở Việt Nam?!


    Trả lời câu hỏi của Thuỷ Trúc !



    Kiếm hiệp là thể loại văn học khó đánh giá, đôi khi nó có cấu trúc và ngôn từ thật đơn giản, gần gũi với bình dân, đọc rồi quên ngay. Có lúc đọc một tác phẩm võ hiệp mà những triết lý nhân sinh cứ làm ta day dứt mãi. Dẫu sao chăng nữa, đó cũng không phải điều chúng ta sẽ bàn trong topic này ...

    Sử Ký Tư Mã Thiên trích lời Hàn Phi Tử (280 - 233 TCN) : “Bọn nho lấy lời văn làm rối pháp luật, bọn du hiệp lấy võ lực phạm vào việc ngăn cấm”.

    Vậy là ở Trung Quốc, những hiệp khách đã có ít nhất hơn 2300 năm lịch sử ... truyện võ hiệp cùng với họ đã thăng trầm qua các thời kỳ Đường thi, Tống từ, Minh ký, Thanh tiểu thuyết. Nó lột xác vào khoảng giữa TK20 với các tiểu thuyết được đổi mới của Kim Dung, rồi Tiêu Đỉnh lại thực hiện một cuộc cách mạng lớn ở đầu TK21. Với họ, Kiếm hiệp đã vượt qua tầm văn học và trở thành một thứ văn hoá, với số lượng độc giả, tác giả, tác phẩm (kể cả ở thể loại khác) lớn mạnh và ngày càng phát triển.

    Ở Việt Nam, số tác giả sáng tác kiếm hiệp nổi tiếng không nhiều : Liễu Tàng Dương, Ưu Đàm Hoa ... gần đây nhất và nổi tiếng nhất là Hoàng Ly. Có thể nói các tác phẩm của Hoàng Ly mang đậm hơi thở của núi rừng, có chút huyền bí và thể hiện một phong cách rất Việt Nam. Ông đã thành công khi đưa vào kiếm hiệp những giá trị giân dan Việt (như thờ Mẫu), và được người đọc đón nhận. Dẫu vậy, những tác giả như Hoàng Ly rõ ràng không nhiều và kiếm hiệp vẫn được gọi dân dã là "chuyện chưởng" vẫn được coi như một dạng "á văn học" và là thứ "tiểu thuyết rẻ tiền".

    Tìm hiểu vấn đề : Tại sao kiếm hiệp lại bị "ruồng rẫy" ở Việt Nam ? một số giả thuyết được đưa ra dựa trên đánh giá giữa hai nền văn hoá Việt - Trung :

    1. TQ phát triển nền Thương nghiệp từ rất sớm, nhu cầu buôn bán khiến cho con người phải đi lại và giao thông phát triển. Việc đi lại từ chỗ công việc dần trở thành một thứ văn hoá (du lịch), vì vậy Hàn Phi gọi "du hiệp" chứ không phải "hiệp giả" hau "hiệp khách". Một kịch bản phổ thông trong các tác phẩm kiếm hiệp cổ điển, sẽ là như thế này :

    " Vào sớm mai đẹp trời, một chàng trai khôi ngô tuấn tú từ biệt sư phụ hạ sơn. Con đường hành đạo của chàng đang mở ra trước mắt với lời dặn dò của sư phụ - thường là bậc cao nhân tuyệt thế qui ẩn chốn lâm tuyền hayhay bậc kì nhân dị sĩ trong u sơn cùng cốc. Thế rồi từ đó, chàng "thân hoài tuyệt kĩ, nghĩa khí can vân", cứ ung dung đi khắp giang hồ đem võ công và đạo lí được thầy truyền thụ ra hành hiệp. Từ phá hắc điếm đến đả lôi đài hay giết kẻ thù ....., tất cả đều được tiến hành với sự chiến thắng đã được định trước. Chàng luôn luôn là nhân vật bách chiến bách thắng và được xem như hiện thân cho công đạo của võ lâm. "

    ( Đạo lý - Huỳnh Ngọc Chiến)

    Câu chuyện của những hiệp sĩ hào hiệp, anh hùng - mỹ nhân ... không bị gò bó trong một không gian nhỏ hẹp. Mà trải rộng khắp đất trời, cũng những câu truyện hành hiệp là những lời văn, bài thơ ... miêu tả cảnh đẹp danh lam.

    Việt Nam với nền văn minh lúa nước lâu đời, đã hình thành và sinh hoạt trong cấu trúc làng xã bền vững, với "phép vua thua lệ làng". Nền văn minh lúa nước là nền văn minh của đất, gắn liền với đất, cố định và ít di chuyển. Việc buôn bán thông thương và đi lại không được coi trọng, văn hoá làng xã cố hữu cũng khó mà chấp nhận những người ... suốt ngày lang thang như thế.


    2. Với lịch sử 2000 năm dựng nứơc và giữ nước , trải qua 13 cuộc kháng chiến chống xâm lược, đã hình thành nên tâm lý bài ngoại xâm và đứng trên lập trường của người yếm thế, trong văn hoá dân tộc. Quá trình đồng quá các tộc người Champa, Java trong hành trình mở đất của tộc Việt, cũng như sự nghiệp Nam tiến của nhà Nguyễn trải qua 22 đời đều ít được nhắc tới. Ngay cả sự kiện rõ nét nhất trong thời đại Đông A, Huyền Trân được gả cho vua Champa là Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô, Lý cũng chỉ được nhắc tới rất giới hạn. Thói quen "lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều", "dĩ hoà vi quý" ... cũng khiến người Việt khó chấp nhận giọng điệu "cường giả vi tôn" với cách sử lý mọi chuyện bằng con đường vũ lực.


    3. Tinh thần tự tôn dân tộc, dị ứng với văn hoá TQ, nỗ lực xây dựng bản sắc riêng ... cũng là một lý do khiến Kiếm hiệp - một thể loại văn học cổ với nhiều từ ngữ hán việt, khó được chấp nhận.


    - o0o -

    Lãnh thổ mới có biên giới, còn văn học và những giá trị của nó thì không biên giới.

    Kiếm hiệp có thể là một dạng văn học bình dân, một thứ tiểu thuyết giải trí ... nhưng chừng nào mà truyền thống Á Đông còn tồn tại, thì nó vẫn sẽ phát triển. Sự phát triển của các GMO như: Võ Lâm truyền kỳ, Tru Tiên ... là minh chứng cho cái chất "ghiền chưởng" ấy. Làm thế nào để tận dụng tính phổ biến của nó để phát triển, truyền bá tinh thần Việt ... hay phổ biến được lịch sử Việt trong giới trẻ. Có lẽ là điều nên quan tâm.

    Vài lời thể hiện quan điểm cá nhân, rất mong được nghe những kiến giải về vấn đề này từ những người có kiến thức hơn.
    ---QC---
    Tân nương lục vấn : Lang niên kỷ? - Ngũ thập niên tiền nhị thập tam.


  2. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
  3. #2
    Ngày tham gia
    May 2009
    Bài viết
    119
    Xu
    0

    Mặc định

    Ném một viên sỏi để kích động: nolove cho rằng một phần bởi nó không phản ánh đủ sâu cuộc sống, không đi đủ sâu về tâm lý con người. Cái kiếm hiệp ca ngợi không đủ thuyết phục và trong nhiều trường hợp trở nên rất "nhẹ".

    Sai ở đâu thì các bạn "ghiền chưởng" cứ tự nhiên phản bác. Mình chỉ như hạt bụi lướt qua thôi. Bê ghế ngồi xem diễn biến, thì thầm rằng vừa đọc "Đôi mắt ấy vẫn ở trên giường" - một truyện được viết khi tác giả (thụ hưởng sự sục sôi của thập niên 60-70 thế kỉ trước) mới ngoài 20, một truyện cảm động và sâu sắc về tình yêu, trên nữa là con người.

  4. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
  5. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Mineral Town- Bình yên xinh đẹp
    Bài viết
    1,744
    Xu
    50

    Mặc định

    1. Việt Nam với nền văn minh lúa nước lâu đời, đã hình thành và sinh hoạt trong cấu trúc làng xã bền vững, với "phép vua thua lệ làng". Nền văn minh lúa nước là nền văn minh của đất, gắn liền với đất, cố định và ít di chuyển. Việc buôn bán thông thương và đi lại không được coi trọng, văn hoá làng xã cố hữu cũng khó mà chấp nhận những người ... suốt ngày lang thang như thế.
    Kiếm hiệp được cho là văn hóa bình dân nhé, và là thứ được bình dân bên ta rất ưa chưộng, mà bình dân với một nền văn minh lúa nước thì đương nhiên là người nông dân " gắn liền với đất". Thế nên nguyên nhân một không thuyết phục, trái lại ta nghĩ chính vì nó mà họ càng say mê với câu truyện ngao du khắp nơi với thế giới đầy mộng mơ như vậy.

    2. Đây là nguyên nhân ta chưa từng suy xét, nhưng "cường giả vi tôn" khác với kiểu "tự sướng" thô thiển một số truyện ngày nay nhé, nguyên nhân ngày nay văn hóa mạng nên việc "viết" truyền bá nó dễ quá, không như thời xưa đâu phải cứ muốn "viết" là được.

    3. Tinh thần tự tôn dân tộc, dị ứng với văn hoá TQ, nỗ lực xây dựng bản sắc riêng ... cũng là một lý do khiến Kiếm hiệp - một thể loại văn học cổ với nhiều từ ngữ hán việt, khó được chấp nhận.
    Tỉ lệ rất ít, ta không nghĩ bình dân lại đi suy tính nhiều như thế, đó chỉ có thể suy nghĩ của chính quyền, một số ít nhà văn hóa, tư tướng. Ở chính TTV đã có thử nhé, một truyện kiếm hiệp sáng tác đặt ở box truyện dịch được đọc nhiều hơn rất nhiều, vụ bài TQ là có nhưng không phải nguyên nhân họ quay lưng kiếm hiệp.

    Một thời gian truyện "chưởng" bị cấm, vì thế nó hằn sâu vào suy nghĩ của nhiều bậc phu huynh sống trong thời này, sau này thấy con cái đọc truyện chưởng họ ngăn cấm theo thói quen, không biết truyện " chưởng" đã được phép lưu hành. Theo ta nguyên nhân chính là do định hướng, hướng dẫn và tuyền truyền dư luận, nguyên nhân thì cái thứ 3 là chính đấy, nó mới khiến truyện kiếm hiệp bị "ruồng rẫy".


    Bảo kiếm ba thước
    Mỹ tửu một bầu
    Giang hồ ngang dọc hiệp khách hành
    Ân tình dang dở
    Oán giận chia lìa
    Người xưa chợt gặp trong giấc mộng
    Thảng khi nhìn lại – “vạn sự không”
    Chỉ còn
    Yên lặng mênh mang
    Rừng tùng ngan ngát
    Rặng núi quanh co mờ sương trắng
    Chuông chiều văng vẳng vọng xa xăm.

  6. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
  7. #4
    Ngày tham gia
    Apr 2009
    Bài viết
    735
    Xu
    20

    Mặc định

    Thêm nữa, nhiều người yêu hòa bình dễ bị confuse bởi những thứ đánh giết máu chảy đầu rơi của kiếm hiệp. Có thể gọi là "bạo lực" hay "phạm thuần phong mỹ tục" đều được. Cộng với một dòng gọi là "sắc hiệp" như ngày nay, chuyện kiểm soát cũng rất gắt gao. Có trường hợp từ đầu tới cuối, cuốn sách tạm gọi là được, đến phút thăng hoa của tình yêu lại bị cắt xén, bỏ vì "phạm".

    Khuấy thêm một chút: đa phần đều thiếu những tác phẩm nhiều suy ngẫm như của Kim Dung, thứ lai tạp giữa game với truyện như Tru Tiên thì nhan nhản. Vẫn chưa được đánh giá cao.

    'course, everythings just my opinion.

  8. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
  9. #5
    Ngày tham gia
    Mar 2009
    Đang ở
    Bãi tha ma chôn xác chân đế
    Bài viết
    968
    Xu
    0

    Mặc định

    Theo xu thế của thời đại thôi .Truyện kiếm hiệp giữ ngôi vị độc tôn chắc cũng từ khi Kim dung xuất hiện và các tác giả sau này như Cổ long.v.v.vSau đó thì tiên hiệp và sắc hiệp lên ngôi và lên khi nào thì mình chả biết.Chỉ biết khi mình đọc tiên hiệp thì nó đã vượt qua kiếm hiệp rồi .Cái gì cũng có thời kỳ của nó ,lên và lại xuống ,không chừng một ngày nào đó kiếm hiệp sẽ lại lên ngôi như nó đã từng giữ vị trí đó
    Dài 20 cm, rộng 5 cm , cong chếch 20 độ ,một lần 30 phút ,ngày chục lần chuyện nhỏ

    Bán vợt muỗi chất lượng cao thôi

    Hidden Content

    ---QC---


  10. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
Trang 1 của 14 12311 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status