TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 1 của 10 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 5 của 47

Chủ đề: Sự khác biệt tối cơ bản giữa Hồi đáo Minh triều với Song Long Đại Đường và Tầm Tần Ký

  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Bài viết
    184
    Xu
    50

    Mặc định Hồi đáo Minh triều với Song Long Đại Đường và Tầm Tần Ký-Sự khác biệt tối cơ bản

    Hồi đáo Minh triều đương vương gia của Nguyệt Quan là bộ truyện số một trên mạng TQ năm 2007, và đang là bộ truyện hot, được xếp vào bộ truyện dịch trọng điểm của TTV.

    Mình cũng đã đọc được nhận xét của một huynh đệ xếp HĐMT sánh ngang với Song Long của mr Huỳnh. Tuy nhiên, sau khi đọc hết HĐMT, mình nhận thấy một sự khác biệt rất lớn trong cách xây dựng truyện giữa Nguyệt Quan và Huỳnh Dị nên mạo muội đưa ra ý kiến mong các bạn dịch giả cân nhắc có nên tiếp tục dịch HĐMT không, hoặc chí ít có nên coi nó là bộ truyện dịch trọng điểm không.

    Trong các tác phẩm của Huỳnh Dị, ở đây mình chỉ lấy 2 bộ Song Long và Tầm Tần Ký (vì cùng thể loại trọng sinh như HĐMT) làm ví dụ, mẫu số chung là lấy bối cảnh lịch sử làm cốt để xây dựng nhân vật và phát triển câu chuyện. Điều quan trọng nhất là mr Huỳnh không bao giờ cải biến lịch sử trong truyện của mình, mà dựa vào thực tế lịch sử để đưa ra những kiến giải, những sắp đặt của mình cho số phận nhân vật.

    Khấu Trọng là anh hùng được rất nhiều huynh đệ hâm mộ và tiếc nuối vì không thể lên làm vua. Bởi vì lịch sử đã khẳng định không có ông vua nào tên Khấu Trọng mà chỉ có Lý Thế Dân. Và để lý giải cho sự tiếc nuối này, mr Huỳnh đã gắn vào miệng Khấu Trọng rằng y chỉ có khát vọng đánh thiên hạ chứ không có tham vọng làm chủ thiên hạ, vì đó là công việc khổ sai. Việc khổ sai đó hãy để Lý Thế Dân gánh vác thay y, còn y tiêu diêu tự tại với cuộc sống của mình.

    Hạng Thiếu Long thì sao? Y ngược về thời Tần, vốn định đi theo Tần Thủy Hoàng dựng cơ nghiệp, không ngờ trở thành kẻ dựng lên Tần Thủy Hoàng và là nguyên nhân dẫn tới việc đốt sách, chôn học trò, thống nhất hệ thống đo lường, tiền tệ trên toàn quốc. Tuy nhiên những hư cấu đó chỉ để đưa ra một kiến giải khác cho sự thật lịch sử, giúp vui cho độc giả.

    Vì thế, các bộ truyện này của Huỳnh lão gia được hoan nghênh và xuất bản chính thức không chỉ ở Trung Quốc mà cả ở Việt Nam.

    Vậy Hồi đáo Minh triều thì sao?
    HĐMT là một sự xuyên tạc lịch sử, viết lại lịch sử trắng trợn mang tư tưởng thiên triều, bành trướng, đại Trung Hoa, của tác giả. Thông qua sự trọng sinh của Dương Lăng, Nguyệt Quan xây dựng triều Minh thành một cường quốc tiến bước theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa để trở thành số một trong tương lai.
    Về đối nội, DL bãi bỏ chính sách bế quan tỏa cảng, chính sách biến nhà Minh, Thanh từ một cường quốc trở thành mảnh đất màu mỡ để phương Tây, Nhật Bản khai thác, cải cách khoa cử, quan lại, nông nghiệp, thương nghiệp, quân sự làm nền tảng cho sự phát triển bền vững.

    Về đối ngoại, nhờ việc bãi bỏ hải cấm, nhà Minh xây dựng được hạm đội hùng mạnh, trở thành ông chủ trên mặt biển, đánh đuổi hải quân Bồ Đào Nha đang từng bước xâm chiếm vùng biển khu vực Đông Nam Á, qua đó nắm chắc con đường chiến lược trên biển ra Ấn Độ Dương sang châu Âu, buộc châu Âu phải cúi đầu thần phục trước sức mạnh hạm đội nhà Minh. Cùng với đó là đưa quân lưu đóng ở vùng đảo Nhật Bản, Malacca trên Ấn Độ Dương làm tiền đồn cho các cuộc viễn chinh sau này cũng như bảo vệ con đường huyết mạch trên biển.

    Với Nhật Bản, quốc sỉ của dân TQ, qua miêu tả của Nguyệt Quan thì dân Nhật không thể đói hơn, hèn hơn và phụ thuộc hoàn toàn vào ơn mưa móc của Minh triều, phần lớn trở thành cướp biển cướp phá dọc bờ biển TQ. Sau khi dẹp nạn cướp biển, DL đưa ra chính sách biến nạn dân Nhật thành nô lệ bán cho nhà giàu TQ hoặc đưa đi Liêu Đông khai phá vùng đất mới nhưng vẫn được dân Nhật tôn sùng nhờ được cho ăn, mặc, đối xử tử tế.

    Tinh thần xâm lược của NQ còn phát triển ở việc DL bình định các thế lực ở thảo nguyên mông cổ, biến nơi đây thành sân sau của nhà Minh và là bàn đạp đánh chiếm vùng đất Siberi giàu tài nguyên có diện tích lớn hơn cả trung nguyên ở phương bắc, thu vào bản đồ TQ trước khi thuộc về Sa hoàng. Việc đánh chiếm Siberi lại là tiền đề cho việc vượt eo biển Bering tiến sang Bắc Mỹ, không cho cường quốc Hoa Kỳ có cơ hội nảy mầm.

    Ở phía tây, dưới tay DL, nhà Minh cũng thu về được những vùng đất chiến lược, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhòm ngó khu vực tây á giàu vàng đen.

    Khu vực ĐNA và VN vốn chỉ là nhược tiểu trong mắt TQ cũng được đề cập tới, dù không nhiều, thông qua các nhân vật sứ thần hiện diện ở Bắc Kinh. Còn tư cách, thái độ của các sứ thần này với thiên triều thế nào thì không cần nhắc tới các bạn cũng có thể mường tượng ra.

    Cám ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết.
    Lần sửa cuối bởi thủychi, ngày 20-07-2011 lúc 11:36.
    ---QC---
    HOA NGUYỆT TAO ĐÀN - It's me Hidden Content
    NDGHNTĐ - Thành viên vĩnh viễn Hidden Content
    Phong lưu bang - Vũ Đường Hidden Content


  2. Bài viết được 6 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    kungai,langbavibo,
  3. #2
    Ngày tham gia
    Jan 2008
    Đang ở
    Tiêu Dao các
    Bài viết
    7,839
    Xu
    0

    Mặc định

    Đệ đồng ý với ý kiến của huynh, trước nay đệ đọc truyện kiếm hiệp, xuyên việt khá nhiều, nhưng nói chung không nhằn được mấy bộ lịch sử quân sự vì đa số các truyện lịch sử quân sự xuyên tạc, bịa đặt lịch sử quá nhiều, thậm chí là trắng trợn và nói chung đệ khá phản cảm với vấn đề này(trừ truyện KD ra vì thực chất truyện Kim Dung có liên quan đến lịch sử quân sự nhưng không quá nhiều).

    Truyện lịch sử quân sự đệ thường chỉ đọc nổi của Huỳnh Dị hoặc một vài bộ không quân sự không gắn đến lịch sử nhiều như xuyên việt đến dị giới, một phần cũng vì nhiều tác giả viết thể loại này vừa xuyên tạc lịch sử, vừa không am hiểu về quân sự, lịch sử, xã hội, đời sống, nhân dân, kiến trúc, phong tục... của xã hội Trung Hoa cũ(từ lúc đọc truyện dịch trên mạng đến nay vẫn thích nhất đoạn dịch trong chương 3 của Biên Hoang truyền thuyết về tư thế ngồi để nhận ra sự khác nhau về tập quán sinh hoạt của người Hán và người Hồ, phải thấy tác giả rất am hiểu phong tục, lịch sử xã hội xưa mới viết được chi tiết đến thế và dịch giả dịch cũng rất hay).

    Từ tư thế ngồi, có thể nhận ra sự khác nhau về tập quán sinh hoạt của người Hán và người Hồ thời đó. Người Hán từ thời Ân Chu bắt đầu ngồi kiểu hai đầu gối quỳ về đằng trước, phần hông tựa trên ‘bàn tọa’ được tạo bởi hai bụng chân, kiểu ngồi ấy trở thành một bộ phận quan trọng trong văn hóa lễ giáo nho gia. Kiểu ngồi ‘ky cứ’ đặt bệt mông xuống đất, hai chân duỗi ra đằng trước và kiểu ngồi trên cao thả chân xuống đều bị coi là hành vi cấm kỵ, bất kính. Từ sau thời Hán trở đi, ở những nơi người Hán và người Hồ sống lẫn với nhau, loại ghế cho phép người ta ngồi thả chân và kiểu ngồi ‘ky cứ’ của người Hồ lại lan rộng ra trong người Hán, tạo nên phong cách mới về nội thất, thể hiện trên những chiếc giường, ghế, hoặc đôn chân cao. Có điều trong những gia tộc thế phiệt, kiểu ngồi của người Hồ vẫn bị coi là bất kính hoặc không có tu dưỡng, không có văn hóa.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile



    Bộ NVTM có đọc mấy chục C đầu và lướt phần sau nhưng không thích văn phong lắm nhưng thú thực không chấp nhận nổi cái xuyên tạc lịch sử của tác giả này. Nhất là việc bãi bỏ bế quan tỏa cảng và hải cấm là quá phi lý. Bộ này cũng coi như không đọc nên không dám lạm bàn nhiều.

    Thích nhất trong thể loại này và kiếm hiệp nói chung là Song Long Đại Đường, thú thực là mình chỉ chê được vài ba điểm trong cả tác phẩm đồ sộ đến thế, và nói chung là vài ba điểm này cũng là sự thiên vị cá nhân là chính

    1/Mình thấy cái kết KT bỏ tranh thiên hạ là ổn nhưng lẽ ra nên từ bỏ sớm hơn một chút mà không phải đến lúc có thể thắng mới bỏ cho độc giả đỡ ức hơn chút ^^.
    2/Mình thích LL nên thích TTL cưới LL hơn TTT.
    3/Ghét SPH nên thấy lẽ ra Huỳnh tiên sinh không cho em này vào cũng được.

    Với mình thì truyện Huỳnh Dị là hình mẫu cho truyện thể loại lịch sử quân sự.

    p/s: @thủychi : cuối tuần này tụ tập offline được không huynh ơi.
    Tôi đi qua mùa đông - Bằng ngày không biết nhớ
    Tôi đi qua tan vỡ - Bằng giấc mơ hoa đăng
    Tôi đi qua mặt trăng - Bằng đêm bị đánh tráo
    Tôi đi qua mưa bão - Bằng những ngày không em


    Hidden Content Gửi bởi cutundohoi
    Hậu bối vô tri Hidden Content
    Hidden Content Gửi bởi NovemberRain
    Tiền bối ngu si Hidden Content
    Hidden Content Gửi bởi cutundohoi
    Cháu mất dậy Hidden Content
    Hidden Content Gửi bởi NovemberRain
    Tại chú bậy Hidden Content

    Hidden Content



    Hidden Content Gửi bởi lamphathien Hidden Content
    Đàn bà con gái, mún nó yêu mình, mình phải yêu nó trước, tìm hiểu kỹ địch, ta biết rõ địch, địch ko biết gì về ta, trăm trận trăm thắng...sau đó mới nắn tần số nó dần dần cho nó nghiêng về phía mình.

    Nói cho cùng tất cả cỏn lại chỉ là " tấm lòng"

    tất nhiên nếu các chú là đại gia, nghệ sỹ, đẹp trai lồng lộng thì không cần phải làm như trên Hidden Content
    Hidden Content Gửi bởi lamphathien Hidden Content
    Tất cả cuộc tình nào anh cũng thắng, anh chưa bại bao h...chẳng qua là thời điểm trước đây anh ko mún có vợ, các chú tin hay ko thì tuỳ.

    Bây h thì anh mún có vợ, mún xây dựng gia đình, mún có con để ẵm bồng, tổ cha tụi bây tin hay không thì tuỳ Hidden Content
    Hidden Content Gửi bởi heokon Hidden Content
    Phải tìm hiểu xem đứa cần tán thích thể loại chuyện gì. Sau đó nghiên cứu thể loại đó. Nói chuyện thì cứ phải như vô tình nhắc đến thể loại đó để cho gái nó không nghi. Rồi sau thấy nó bắt đài thì mình mới phát. Mà phát phải từ từ, ko đc phát hết. Để giành cho bữa sau nữa. Kết thúc thì phải ngắt ngay lúc gay cấn để cho em nó còn nhớ nhớ tiếc tiếc.

    Cứ vồ vập như hổ vồ mồi thì hỏng. Nhắn tin gọi điện cho em nó cũng phải ít ít. Tần suất sẽ tăng lên tùy theo đèn xanh gái nó bật thế nào. Công thức tán gái nó ko rõ ràng, biến số thay đổi liên tục. Nói chung là phải tùy cơ ứng biến, bất biến ứng vạn biến Hidden Content
    Hidden Content Gửi bởi heokon Hidden Content
    Tán gái là 1 nghệ thuật. Khi tán mà thấy gái nó cứ nhăm nhe vào tiền thì nên tránh xa (dấu hiệu là cứ hỏi nhà anh thế nào, bố mẹ anh làm chức gì,...), cái loại mà bắt cá 2 tay, đẩy đưa ỡm ờ thì phải phắn gấp Hidden Content
    Hidden Content Gửi bởi lamphathien Hidden Content
    biết dc sở thích của nó rồi đánh vào đó thôi, làm sao mà có chuyện gì nó cũng lôi mình ra hỏi han và tâm sự là ok, tình cảm như trái cây, từ từ rồi nó sẽ chín, có mún gấp cũng ko dc Hidden Content
    Hidden Content Gửi bởi lamphathien Hidden Content
    gợi ra cho nó nói, còn mình nghe ngóng và tán thưởng, nhìn nó đắm đuối, nuốt từng lời, cứ như là trong thế gian này chỉ có mình nó là quý giá Hidden Content
    Hidden Content Gửi bởi heokon Hidden Content
    Cố lên. Nhiều gái nó hơi chảnh tí. Nhưng ko sao. Hidden Content Tùy tình hình mà ứng dụng biện pháp: Theo tình tình chạy, trốn tình tình theo Hidden Content phải hợp lýHidden Content Ứng dụng lung tung là coi chừng phản tác dụng Hidden Content
    Hidden Content Gửi bởi heokon Hidden Content
    Tán gái là phải chai mặt. Khi nào cảm thấy thật là vô cùng tuyệt vọng thì hẵng buông Hidden Content

    Trường hợp mà nó cứ ỡm ờ thì buông mẹ cho nó lành. Hoặc là nó nhâm nhe vào tiền thì phắn ngay Hidden Content

    Hidden Content


  4. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    kungai,
  5. #3
    Ngày tham gia
    Mar 2009
    Bài viết
    191
    Xu
    0

    Mặc định

    Ngược về thời Minh khác Tầm Tần Ký, nhưng theo mình nó không xuyên tạc lịch sử nhiều lắm. Nguyệt Quan mô tả khá khách quan về các nước xung quanh. Chẳng hạn Nhật Bản thời Minh đúng là rất nghèo rất man rợ. Đừng để ấn tượng về một cường quốc Nhật Bản thời nay làm bạn khó chấp nhận một Nhật Bản u tối thời chiến quốc (Shogun Era) mà Nguyệt Quan mô tả.
    Bạn nhắc đến "ơn mưa móc của Trung Quốc với Nhật Bản" trong truyện nhưng sao mình không thấy nhỉ? Chẳng lẽ mình quên? Rõ ràng là thời đó Nhật và Trung Quốc đã bất hòa rất lớn trong việc hải tặc Nhật Bản thường xuyên cướp phá vùng biển Trung Quốc, làm gì có quan hệ ngoại giao kiểu thiên triều và thuộc quốc chặt chẽ đâu mà có sự ban ơn mưa móc ở đây?!

    Các sứ giả các nước sang Trung Quốc cống nạp thì ít mà thông qua đó nhận được trả lễ [hay ban ơn] và buôn bán thu lợi thì nhiều cũng không phải là vô lý. Tất nhiên, đọc sách sử của Việt Nam thì chúng ta chẳng thể thấy được những ý kiến từ phía đối diện như Nguyệt Quan rồi.
    Nói thêm một chút là ngay cả sứ quán Việt Nam ở các nước lớn ngày nay cũng làm những việc tương tự - buôn bán luồn lách đủ kiểu.

    Còn về những cải biến lịch sử trong truyện thì chúng ta hoàn toàn có thể coi truyện là một dạng xây dựng trong "một thế giới song song" với Trái Đất. Theo vật lý lượng tử [mình chỉ hiểu gà mờ thôi nên sẽ kô nói nhiều] thì một thế giới song song là có khả năng xảy ra, dù với xác suất cực nhỏ (a parallel possible world/universe). Nếu hiểu theo cách đó, Ngược về thời Minh thậm chí còn logic hơn Tầm Tần Ký.
    Vì sao?
    Vì Tầm Tần Ký không xây dựng một thế giới song song khả thể như vậy, nó chỉ cải biến một vài điều kiện lịch sử của Trái Đất, nhằm ghép Hạng Thiếu Long vào truyện. Nhưng vấn đề là các mốc thời điểm trong truyện có chồng chéo với nhau, khác với chính sử. Một ví dụ là tuổi của Tần Thủy Hoàng so với những nhân vật như danh tướng Vương Tiễn. Trong truyện, Vương Tiễn chỉ hơn Tần Hoàng tầm 20 tuổi, nhưng theo sử ký Tư Mã Thiên hay lịch sử được đông đảo sử gia công nhận thì Vương Tiễn phải hơn Tần Hoàng trên 40 tuổi. Tức là khi gặp Hạng Thiếu Long thì Vương Tiễn đã khá già, đã là danh tướng chứ kô phải là một tướng trẻ mới ra lò nữa. Mình không nhớ được nhiều chi tiết hơn, nhưng hồi đó đọc Tầm Tần Ký mình nhớ là đã tra lại lịch sử và thấy có nhiều ví dụ cho vấn đề này.

    Ngoài ra, lại thêm một chút khoa học gà mờ: quay ngược về quá khứ trong cùng một hệ qui chiếu vật lý (chẳng hạn ở Trái Đất rồi quay ngược về chính Trái Đất) là không thể vì như vậy phi thuyền phải vượt qua vận tốc ánh sáng!!! Nhưng nếu vượt qua không gian, sang một thế giới song song khác thì, dù là giả tưởng (!!!), vẫn có thể xảy ra.

    Anyway, take it easy. Có lẽ chúng ta nên bỏ qua khía cạnh đúng sai khoa học trong các truyện online TQ, vì truyện nào cũng có vấn đề. Hay hoặc dở của một truyện nên đánh giá dựa trên các tiêu chí khác, thuần giải trí hơn. Ngược về thời Minh là một truyện hay, đọc hấp dẫn và ít nhiều mang lại một số thông tin mới mẻ cho người đọc. Không phải ngẫu nhiên mà nó được đánh giá khá như vậy.
    Lần sửa cuối bởi cua, ngày 25-07-2011 lúc 10:09.
    "Tàn não đọc truyện não tàn. Càng đọc càng tàn càng tàn càng đọc." Hidden Content
    "Văn có thể nhạt, triết lý có thể cùn, nhưng nội dung thì không thể cứ lặp đi lặp lại." Hidden Content

  6. Bài viết được 3 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    kungai,
  7. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2009
    Đang ở
    München
    Bài viết
    1,107
    Xu
    0

    Mặc định

    khái niệm thế giới song song ko áp dụng được trong HDMT, vì NVC rõ ràng vẫn đang ở trái đất, còn có diêm vương quỉ thần v.v..
    thực ra mình cho rằng những tr LSQS mà kết cục trung thành với sự kiện lịch sử là hợp lý nhất. viện lí lẽ thì rất dài dòng nhwung nói tóm gọn lại thì mình có thể tự đơn giản là: những sự kiện đã xảy ra trong lịch sử là minh chứng của quá trình phát triển loài người. cho nên 1 nỗ lực cải biến của 1 cá nhân làm xáo trộn lịch sử chỉ có thể tạo thành 1 trong 2 loại hậu quả:
    1 là mọi nỗ lực cải biến đều bị bãnh e lịch sử nghiền nát, vì những nỗ lực của cá nhân đó đi ngược lại quá trình tiến háo xã hội vd như 1 ng hiện đại xuyên về quá khứ năm 1200 thời Mông Cổ bành trướng khắp thế giới và cố gắng ngăn cản đế quốc Mông Cổ. đây là việc không tưởng đối với cá nhân, bởi vì việc Mông Cổ lúc đó đi đánh cả thế giới là hệ quả của việc quân đội Mông Cổ đang đứng ở đỉnh cao nhất của giới quân sự bấy giwof, cộng với việc toàn bộ các quốc gia lân cận đều yếu kém về quân sự. muốn thay đổi những điều mang tính vĩ mô chỉ bằng sức lực 1 người là nói nhảm. giống như bác tự dưng đứng lên đòi dân chủ, đa đảng ở VN vậy, chỉ tổ đem lại việc bác bị tù mọt gông.
    2 là nếu cá nhân thành công trong việc xáo trộn lịch sử ( cá nhân kiệt xuất tạo nên những cống hiến to lớn và thay đổi toàn bộ 1 XH ). tuy nhiên sau đó sự tiến hóa của XH đó sẽ trở nên bất ổn vì yếu tố phi logic ( 1 kẻ lí ra không nên tôn tại tại thời điểm đó , tồn tại và không những vậy cố gắng thay đổi quĩ tích vận động của toàn thể thế giới. ) cái giá pahri trả cho việc này là khôn lường. bản thân ta thì không tin rằng việc thsuc đẩy tiến bộ XH có thể mang lại điều tốt đẹp hơn cho XH đó, àm chỉ làm XH đó trở nên bất ổn và sụp đổ. Nhớ lại thời nhà HỒ ở VN, các cua cuối cùng của đời Trần bệ rạc bệnh hoạn, đất nước nhiễu nhương. Hồ Quí Ly là ng có tài, đứng lên đoạt vương triều và thực hiệnc ải cách. nhwung cải cáchc ủa ông là cực kì tiến bộ, như cải cái kinh tế, phát hành tiền giấy, thúc đảy kinh thương, xây dựng thành nhà HỒ , cải cách quân đội v.v.. tuy nhiên chính vì cải cách vượt qua giwosi hạn của XH VN có thể thừa nhận khi đó mà VN lại yếu đi, dân chsung mất lòng tin vào chsinh quyền, và kết quả là bị giặc Minh xâm lược. thành nhà HỒ tuy cao, quân đội tuy đông, nhưng kết cục là thê thảm. bởi vì sao Hồ Quí ly thất bại ? là vì xu hướng yếu kém bệ rạc đã trở thầnh tất yếu đối với XH VN khi đó. triều đình Hồ Quí Ly dù có tài đến mấy cxung ko thể vựng dậy cả 1 dân tộc đang bệ rạc, trừ khi ông àny vác theo máy hơi nước, bomb nguyên tử ra cứu nước.
    trở lại với lịch sử Trung Quốc, đỉnh điểm của nỗi thất vọng Trung Quốc là liên quân 8 nước đánh vào Bắc Kinh, sau đó Nhật bản dày xéo. tuy nhiên đó không pảhi lỗi của nahf Thanh. đế quốc Đại Thanh khi mới thành lập cực kì hùng mạnh, quét ngang Trung Á, sát phạt Mông Cổ, không ai địch được. hơn nữa Trung Quốc nàgy nay không có nhà Thanh thì bản đồ bé tí tẹo, không có khu Nội mông, Tân Cương,v.v.
    lại nói về trc đó 1 triều al triề Minh, bị Đại Thanh tiêu diệt, nhưng Minh triều khi cực thịnh vốn là đế quốc mạnh nhất thế giới, đã từng cử tàu đi thám hiểm châu mỹ. trước nữa là nhà Tống, văn háo thi ca cực thịnh, hoặc nàh Đường, quân đội vô địch ( trc thời Đường Minh Hoàng )v.v..
    nói thể để thấy, TQ rất nhiều lần từng huy hoàng văn minh, thậm chí đứng đầu thế giới, tuy nhiên cực thịnh rồi sẽ suy, và càng thịnh thì khi suy càng thảm. đó không phải vì 1 cá nhân, hay thậm chsi 1 tập thể nào đó, àm là bước tiến tất yếu của tiến bộ XH. con người Tàu, với tính cách Tàu, với địa lý và bề dày lịch sử Tàu, tất yếu đi con đường đã xảy ra trogn lịch sử, tất yếu sẽ thành người Tàu ngày nay. cho Mao Trạch Đông về quá khứ, có thể thay đổi lịch sử Trung Quốc,có thể làm cuộc sống ng dân TQ tốt đẹp hơn trong 100,200 thậm chsi 300 năm, nhwung sau đó nó sẽ suy thoái, và còn suy thoái thảm hại hơn như đã diển a trong lịch sử. vì sao ? vì Mao về quá khứ sẽ phải thay đổi hình thái XH Tàu khi đó, làm nó tiến bộ hơn trạng thái vốn có 500 , 700 năm. có thể cố gắng của mao có tác dụng, nhưng khi đó lịch sử sẽ rẽ theo hướng khác mà mao không nắm được. mọi gn tưởng tượng 1 TQ XHCN giữa 1 đám quốc gia phong kiến cổ là 1 loại hình nwhu thế nào ? nó sẽ dẫn phát những thay đổi gì đối với toàn bộ thế giwosi nói chung, và sau đó là với chính bản thân TQ ?
    nói đơn giản hơn, ngày xưa bạch Khởi chôn sống 20 vạn hàng quân, mắt ko chớp, dân Tàu khen thwof ông là thần, nhưng nhìn với con mắt ngày nay BK là 1 tên diệt chủng. vậy nếu BK có trong tay bomb nguyên tử, ch gì sẽ xảy ra? bởi vì bomb nguyên tử vốn chưa tồn tại ở thời đại của BK, nên BK sẽ thiếu kiến thức văn hóa và nhân đạo để dùng nó như cách ng hiện đại dùng ( đe dọa nhau ) mà ông ta sẽ dùng nó để giết càng nhiều ng. đại loại là hậu quạ khôn cùng.
    ------
    nói tóm lại, 1 cá nhân cho dù có thể quay lại quá khứ, nhưng nếu cá nhân đó cố gắng thay đổi lịch sử, kết cục mà cá nhân đó nhận đc tuyệt đối thê thảm tới không ngờ. giống như trong Bộ Bộ Kinh Tâm, NVC chỉ vì giúp ng yêu,tiết lộ 1 ít thiên cơ mà cuối cùng hại chết bản thân và toàn bộ những ng mình yêu thương. hơn nữa đóng vai trò tội nhân gây ra những sự kiện lịch sử mà NVC không muốn nhìn thấy. 1 vd khác là Tầm tần ký. HTL quay lại quá khứ, làm 1 ít chuyện, để rồi phát hiện bàn tay mình dính đầy máu tươi của ng vô tội, và mình trực tiếp là ng thsuc đẩy lịch sử phát triển, àm hoàn toàn ko phải là ng thay đổi lịch sử. 1 vd khác nữa là cốt tr của game Command & Conquer : Red alert 3: Quân đội Soviet thua Đồng minh, tổng bí thứ LX dẫn nguyên soái dùng máy thời gian quay về quá khứ giết Einstein, khi quay lại hiện tại chwua kịp hoan hỉ vì lịch sử đảo ngc, Soviet chiến thắng Đồng minh, thì lại bàng hoàng phát hiện Đế chế Nhật trở nên cực mạnh, muốn tiêu diệt cả 2 phe Soviet và Đồng minh.
    --------------------------
    ta thiên về loại lý thuyết này, cho nên theo ý kiến của ta tất cả những tr viết thay đổi lịch sử làm ảnh hưởng tới tương lai đều là tr tự sướng thiếu logic.
    HDMT là 1 bộ tr cực hay, do tác giả viết rất cứng tay, ta cũng thích. nhưng ko vì thế mà ta sẽ bảo vệ HDMT.

  8. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
  9. #5
    Ngày tham gia
    Mar 2009
    Bài viết
    191
    Xu
    0

    Mặc định

    Nói thêm chút về thế giới song song vậy. Một thế giới song song hoàn toàn có thể giống hệt Trái Đất, dù với xác suất cực cực cực kỳ nhỏ. Nghĩa là, bối cảnh của Ngược về thời Minh có thể là ở một thế giới song song với thế giới của chúng ta, bối cảnh này hoàn toàn giống Trái Đất, nhưng lệch nhau gần 500 năm văn minh, để khi xuyên việt, nvc về được thời điểm của nhà Minh, ở thế giới song song, chứ ko phải là nhà Minh trong quá khứ ở Trái Đất.

    Tất nhiên trong truyện, Nguyệt Quan ko đề cập rõ đến chuyện này, vì e rằng y cũng không biết khái niệm thế giới song song trong thuyết vật lý đa vũ trụ.
    ---------------

    Về những thay đổi khả thể của việc tác động vào lịch sử thì mình cũng ko dám nói nhiều, vì vô số khả năng có thể diễn ra. Nguyệt Quan cũng khá thận trọng khi chỉ đặt trọng điểm vào mở cửa hàng hải, trao đổi mậu dịch với ngoại quốc, phát triển một chút khoa học kỹ thuật quân sự, chứ không đề cập đến các mảng khác. Đơn giản cũng là vì y ko thể biết hết mọi lĩnh vực của văn minh hiện đại cũng như y ko thể tính hết được các phản ứng của xã hội phong kiến, vốn khác xã hội hiện đại.

    Mình nghĩ, thay đổi chính sách bế quan tỏa cảng, đẩy mạnh kỹ thuật quân sự, thúc đẩy nông nghiệp .v.v. đều là các chính sách hợp lý với hoàn cảnh TQ thời đó, khó có thể dẫn đến tình trạng đẩy TQ đi "lạc đường" hay nvc phải chịu lực cản lớn, tai họa. Giả sử nếu nvc đột ngột cải cách giáo dục, cho toàn dân thời Minh học toán lý hóa, nghiên cứu triết phương Tây thời Khai Sáng chẳng hạn, thì mới có thể dẫn đến phản ứng lớn, dễ bị các cụ nhà Nho nhổ nước bọt dìm chết.

    Còn hệ quả của những thay đổi nvc đã làm? Tất nhiên Nguyệt Quan kô dại viết rõ những gì sẽ diễn ra tiếp theo. Y không hề viết "nhờ vào những cải cách nvc đã làm, TQ đã trở thành cường quốc số 1 thế giới .v.v.". Y để lửng. Một hành động khôn ngoan. Vì vậy chỉ trích truyện về điểm này theo mình là không hợp lý.

    -------------

    Ba hoa chích chòe thêm một chút. Văn minh có tính giai đoạn. Ai cũng biết. Châu Âu mới văn minh được chừng 500 năm trở lại đây, từ thời Renaissance. Thời Trung cổ chúng nó còn mọi, tởm, ngu hơn châu Á Khổng giáo của chúng ta xa. Nhưng từ khi học văn hóa Hy Lạp - đặc biệt toán, triết, tư tưởng khoa học tự nhiên - rồi tự hình thành, phát triển văn hóa Renaissance, châu Âu thay đổi nhanh chóng, trở thành điểm sáng văn minh thế giới. Sự cải cách đột ngột này mang đến tiến bộ. Chúng ta cũng có thể nói rằng, một vài người đã bê văn hóa Hy Lạp, truyền vào châu Âu và cải biến lịch sử của nó, làm cho nó trở nên văn minh. Thế là tốt. Right?! Mình tin là bất kỳ ai có lý trí bình thường cũng sẽ đồng ý.
    Vậy sau 500 năm nữa, lại xét xem hồi đó châu Âu học văn hóa Hy Lạp cổ là tốt hay xấu. Mình nghĩ có thể người ta sẽ lại bảo nó là xấu. Văn minh phương Tây hiện có có một vấn đề là dễ dẫn đến chủ nghĩa hư vô (Nihilism). Khi nó sụp đổ, trở nên yếu đuối và bị hòa trộn vào các dân tộc khác, chẳng hạn đến khi bị dân da vàng, da đen, đạo Hồi đồng hóa rồi, thì người Châu Âu, (nếu 500 năm nữa còn người da trắng thuần chủng tồn tại!!!) sẽ phán quyết cha ông họ đã sai, học văn hóa Hy Lạp cổ là xấu.

    Nói tóm lại, đúng sai, xấu tốt chỉ có thể xét một cách tương đối, theo từng giai đoạn, phụ thuộc vào góc độ và vị trí của người quan sát trong tương lai. Người trong quá khứ [hay hiện tại] chỉ có thể làm cái gì mà họ cho là hợp lý nhất.
    Lần sửa cuối bởi cua, ngày 25-07-2011 lúc 09:46.
    "Tàn não đọc truyện não tàn. Càng đọc càng tàn càng tàn càng đọc." Hidden Content
    "Văn có thể nhạt, triết lý có thể cùn, nhưng nội dung thì không thể cứ lặp đi lặp lại." Hidden Content

    ---QC---


  10. Bài viết được 2 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    kungai,
Trang 1 của 10 123 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status