TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 2 của 61 Đầu tiênĐầu tiên 12341252 ... CuốiCuối
Kết quả 6 đến 10 của 304

Chủ đề: Ở Rể (Chuế Tế) - Phẫn Nộ Đích Hương Tiêu (New: Chương 282)

  1. #6
    Ngày tham gia
    Oct 2011
    Đang ở
    ...........
    Bài viết
    10,287
    Xu
    5

    Mặc định

    Quyển thứ nhất: Gió sớm Giang Ninh

    Chương 5: Gà mái xuống sông


    Dịch: Trần Mộ
    Biên tập: Thuan0
    Nguồn: Tangthuvien.com







    Buổi sớm mùa thu, phương đông mờ mờ sáng, sương mù trắng bạch bao trùm cả thành phố cổ, từng chiếc từng chiếc thuyền hoa trên sông Tần Hoài chầm chậm trôi trong sương mù dày đặc như điện ngọc cung quỳnh phiêu phù phía chân trời.

    Chìm trong làn sương thu dày đặc, Ninh Nghị vừa rên rỉ vừa chạy dọc theo bờ sông Tần Hoài, lịch tập buổi sáng đã được cố định, dẫu sao thì gã cũng có nhiều thời gian. Hai bên đường lớn là kiến trúc gạch gỗ cổ kính nhấp nhô, có đủ loại cây cối, thuyền hoa trôi dọc sông, thỉnh thoảng lại thấy thuyền công hay nữ nhân mệt mỏi trong sương mù xuất hiện nơi đầu thuyền.

    Thành Giang Ninh đang vào tiết giao mùa đẹp nhất trong năm, cái vẻ ồn ào náo nhiệt phồn hoa sau một đêm bỗng nhiên tan hết, ngày mới đầy sức sống bắt đầu. Sau khi mở của thành, những người trồng rau vội vội vàng vàng, các nhà cung cấp lục tục tiến vào rồi tỏa đi các chợ. Lượng người không nhiều nhưng mang đến cảm giác cuộc sống thật tươi mới. Đôi khi cũng bắt gặp được một ai đó mặt mũi mệt mỏi, chân thấp chân cao vội bước ven đường, thậm chí áo quần mũ mão xộc xệch, hơn phân nửa là những kẻ qua đêm trong thanh lâu, buổi sáng có việc nên vội rời đi. Các cửa hàng cũng đã thoáng mở cửa, lúc này đám ăn mày vẫn chưa thức giấc.

    Hạnh phúc thường đến từ những điều bất hạnh, gọi là phồn hoa cũng bởi có sự so sánh đó. Đối với người từng trải qua cuộc sống nơi thành thị hiện đại như Ninh Nghị, Giang Ninh có phồn hoa hơn nữa cũng chỉ vậy mà thôi. Nhưng những chuyện đó đều không quan trọng, cái vị cổ kính tự nhiên kia mới là chân thật nhất, cuộc sống ở nơi đây phần lớn là những người dễ dàng hài lòng, thu hoạch vừa đủ ấm no là có thể tươi cười rạng rỡ.

    Thi thoảng Ninh Nghị và Tần lão nói về những chuyện như thế này, Giang Ninh là một tòa thành rất tốt nhưng cũng có ăn mày ở khắp mọi nơi kết bè kết lũ, hiện tượng bán trẻ em, bán phụ nữ cũng không hiếm thấy. Đương nhiên ở đây có nhiều phú hộ, nếu có thể đưa con cái vào một phủ đệ không tệ nào đó để làm tiểu nha hoàn, vậy ngày sau cũng khỏi lo chuyện ăn chuyện mặc, xem như là tổ tiên tích đức. Tần Hoài vốn là chốn trăng hoa, cuộc đời những cô bé xinh tươi nghèo khổ cũng có nhiều ngã rẽ. Nếu tương lai có thể học được văn thơ ca hát, gặp được tú bà có lòng tốt thì hoặc trở thành danh kỹ bán nghệ không bán thân, hoặc may mắn hơn có thể được gả làm tiểu thiếp cho một nhà đại phú hộ nào đó. Nhưng phần lớn số phận không tốt, chỉ còn nước bán thân cả đời, tới lúc tuổi già phai sắc tú bà mới thương thả tự do cho. Cũng may mà nơi đây hơn những nơi khác ở chỗ tự hình thành một quy tắc, cứ theo quy tắc này thì kẻ xấu số cũng có thể tà tà mà sống qua một đời, đương nhiên mọi chuyện cũng chỉ là tương đối.

    kỹ nữ về già nếu không có tiền sẽ được điếm phường thu dụng để làm những việc lặt vặt mà không ném ra đường.

    Sống ở đây ít ra người ta vẫn còn ít lương tâm và được hưởng chút phúc lợi. Nếu không phải ở những thành thị như Giang Ninh, Dương Châu thì những điều này chưa chắc đã được bảo đảm.

    Chăn ngựa cũng là một loại công việc, những năm sau này nghề chăn ngựa nổi danh thiên hạ ở Dương Châu bắt đầu từ thời Minh. Thực tế lúc này cũng có nghề dạng đó nhưng quy mô chưa lớn, dù sao ở dải đất gắn với trăng hoa này thì đó là sự chọn lựa tốt nhất. Số mệnh và cuộc sống của những cô bé chăn ngựa này so với những người bị bán vào thanh lâu làm kỹ nữ thì còn tốt hơn rất nhiều. Về sau nếu có cơ hội thì chí ít các nàng còn có thể học cầm kỳ thi họa, làm thơ, ca hát. Ngày sau nhiều khả năng bước lên được hàng ngũ danh kỹ.

    Mỗi khi đến mùa lũ chắc chắn sẽ có người gặp nạn, thu hoạch mùa màng bị giảm sút. Chẳng may gặp phải năm mùa màng thất thu, ví dụ như vỡ đê Hoàng Hà hoặc thiên tai gì đó thì đô thành lại căng thẳng mất một thời gian. Quân đội phải gác cổng thành để ngăn nạn dân chạy loạn, tri phủ triệu tập các phú thương để thương nghị. Thực tế là phát động quyên góp tài lực, mọi người chung tay đóng góp bát cơm bát cháo..

    Số người chết cóng trong mùa đông cũng phải dựa vào mùa màng mà tính. Mùa màng tốt thì chết ít, mùa màng không tốt thì khỏi nói cũng biết. Ăn mày rất khó qua được mùa đông, nếu trời có tuyết rơi, đến ngày hôm sau sẽ thấy một đống ôm nhau đông cứng mà chết. Nhìn riết thành quen mắt.

    Những chuyện thế này gặp nhiều mãi thành quen, thỉnh thoảng Tần lão cũng nói:

    - Đây không phải là thời đại tốt.

    Thời đại tốt thì cũng có, những năm đầu của triều Vũ có thể coi là thời thái bình thịnh trị, ca hát mừng Vũ Hằng Đế, Vũ Huệ Tông hùng tài đại lược vân vân.. Ninh Nghị nghe xong đầu váng mắt hoa. Bất kỳ triều đại nào cũng có cảnh ca múa mừng thời đại thái bình, triều Vũ lúc này cực giống với cuối thời Bắc Tống, xa chốn Giang Nam tương đối giàu có đông đúc này là một số thế lực nông dân đang nổi dậy, trộm cướp, thổ phỉ tuyệt không hiếm. Phía bắc là Đại Liêu do họ Da Luật thống trị mấy lần xâm phạm biên giới. Cứ phạm biên là lại nghị hòa, mấy năm trước ký hiệp ước xưng huynh gọi đệ, đương nhiên Liêu huynh Vũ đệ, nhưng ký thì cứ ký mà đánh thì cứ đánh, xâm phạm biên giới quy mô nhỏ chưa từng dừng lại.

    Ninh Nghị tuyệt không vì những chuyện này mà lo lắng, mối nhục Tịnh Khang(1) còn chưa xảy ra, mà bởi hoàng đế khác nhau nên nếu xảy ra khẳng định kết quả cũng khác, hoàng thượng vẫn chưa dời đô tới Giang Ninh, quốc lực của quốc gia này còn, nếu muốn đánh vẫn có thể cố gắng chèo chống. Dẫu triều Vũ có rập khuôn lại hình thức của Nam Tống mà dời đô, thì chẳng phải là Nam Tống cũng chống đỡ được một thời gian dài đó sao?! Còn chuyện nước Kim đánh tới, chính mình hẳn đã xong đời từ lâu.

    "Bốn trăm tám chục chùa Nam quốc, nhiều ít lâu đài lẫn khói mưa" (2)

    Nhưng đó là chuyện Nam Tống – Ài, còn chuyện này chỉ có vẻ bề ngoài giống thời Nam Tống thôi..

    Ninh Nghị thầm nghĩ một chút, không thấy có kết quả gì bèn gạt qua một bên. Quản làm gì, dẫu có là Nam Tống đi chăng nữa thì cuộc sống vẫn không có gì vướng mắc.

    Gã không có ý định cứu vớt dân tộc Trung Hoa hay là tới cổ đại kiến lập một sự nghiệp thiên thu, gã vốn đã mệt mỏi, không còn đủ lòng nhiệt huyết nữa. Từ lâu đã quen thuộc với rất nhiều bất công, rất nhiều đen tối. Dẫu người đời có đau khổ cũng không khiến gã đồng tình hay chia sẻ, không phải là không có, mà là không đủ. Còn mấy cái việc làm hoàng đế, tạo ra sự nghiệp thiên thu, chuyện kẻ chỉ sống sáu mươi năm lại lo chuyện một trăm hai mươi năm hoàn toàn là ấu trĩ. Nhưng cũng phải nói, những lúc nhàm chán, ví dụ như lúc vừa chạy xong mồ hôi đầm đìa mà đứng lặng nghỉ ngơi ven sông Tần Hoà, Ninh Nghị sẽ vô thức suy nghĩ về những điều kia, xem ra cũng có chút ít tích cực.

    Nếu thật sự muốn làm chuyện gì đó, thân phận kẻ ở rể dẫu có phiền phức nhưng cũng không quá lớn. Thời đại này cơ hội kinh doanh có ở khắp mọi nơi, đồ ăn chưa có bột ngọt, phương pháp chế bột ngọt gã ít nhiều cũng biết. Nói thì đơn giản nhưng trong thực tế sẽ gặp đôi chỗ phức tạp, có điều bỏ ra một năm đại khái là vẫn có thể sản xuất được, rồi thu thập vài món ăn mới, làm một khu ẩm thực theo kiểu nấu ăn hiện đại, nhiều ít cũng kiếm được một mớ.

    Thời đại này không có âm nhạc. Một kẻ có thể tải hàng loạt nghe hàng loạt bài hát mới mỗi ngày, bỗng tới sinh hoạt trong thế giới cổ đại thì có thể tưởng tượng ra nó buồn chán đến nhường nào. Những thứ thanh lâu biểu diễn không hẳn là đã hay, danh kỹ hát không hẳn là dễ nghe, nếu ai đó nghe không vào bỗng nhiên nghe được một bài hát có giai điệu mới mẻ tất sẽ cảm thấy thư thái. Vậy nếu có thể làm một khu giải trí thì cũng rất có cơ hội, ca khúc vũ đạo, các loại hình giải trí, ca từ bài hát hiện đại nói chung là không dùng được, nhưng đem làn điệu chuyển về cổ điển một phen hẳn không thành vấn đề, tinh giản một chút, làm cho phong cách vũ đạo phù hợp với triết lý của thời đại này, hoặc là chép lại một số bài thơ rồi đưa cho người hát.

    Gã cũng vì buồn chán tới phát bệnh nên mới nghĩ đến chuyện ăn uống giải trí phóng túng thế này.

    Về phần thoát ly đời sống ăn chơi phóng túng, mấy cái chuyện bỏ ra mấy chục năm làm ra một khẩu pháo đặt nền tảng cho cách mạng công nghiệp, hoặc tạo phản làm hoàng đế để sau hai trăm năm người dân có thể cưỡi máy bay đi lại,.. dù thế nào đi chăng nữa thì chính mình cũng không được hưởng thụ, chi bằng mở khu ẩm thực với khu giải trí còn có ý nghĩa hơn nhiều.

    Gió sớm se se lạnh, lúc này gã đang đứng trên tảng đá gia cố thân đê ở khúc sông uốn cong, vừa nhặt đá vơ vẩn ném xuống nước, vừa nghĩ loanh quanh mấy chuyện này.

    Kỳ thực mà nói, những việc này tạm thời không cách nào làm được.

    Là người đi ở rể nhà họ Tô, chuyện mở thanh lâu cơ bản là đừng nghĩ, chỉ có thể coi nó là kế hoạch cho tương lai sau này. Tô gia mở xưởng vải mà mình lại đi mở quán rượu tất sẽ phiền phức. Có lẽ trước tiên nên trợ giúp vài điểm cho xưởng vải của Tô gia để chứng minh giá trị của mình, sau đó.. Chà, sau đó mình tất sẽ bị chuyển tới làm chưởng quỹ của xưởng vải, lại chứng minh năng lực, kết quả lại quay về với cái nghề cái nghiệp đời trước, tiếp theo dùng vốn để mở một tửu quán. Dưới ánh mắt nghi hoặc của mọi người chứng minh cho bọn họ thấy món này lợi nhuận rất khá. Tiếp theo đó là tìm người chế ra một loạt các thiết bị, động não làm thí nghiệm, chế ra dây chuyền sản xuất, mà lý do để làm như vậy vẻn vẹn chỉ bởi vì mình rất nhớ cái vị bột ngọt trong mỗi bữa cơm, đây chẳng phải là chuyện trước nay vẫn làm mình đau hết cả trứng đó sao..

    Miệng ngâm nga giai điệu bài Caribbean blue, Ninh Nghị không khỏi bật cười với những ý nghĩ của mình. Bắt tay vào làm có lẽ sẽ không phiền toái như vậy, nhưng mới nghĩ đến đã thấy là rất thú vị, hay là mua luôn vài trăm cân rong biển về nghiền ra cô lại. Rong biển có lẽ dễ mua, nhưng nếu làm thực nghiệm theo hướng này, một mặt bọn họ sẽ nói mình lãng phí, mặt khác, tất sẽ có người cảnh cáo mình quân tử là phải rời xa nhà bếp..

    Ngâm nga xong đoạn đầu bài Caribbean blue, chuyển sang đoạn sau quên mất nên đổi sang bài “Một con vịt”, vừa lúc hát đến đoạn “gặp hồ nước nó bì bà bì bõm” lần hai, thì phía sau truyền đến tiếng gà kêu quang quác.

    Caaa ca ca ca ca..

    Quááác quác quác quác quác..

    Hai thứ tiếng, một là tiếng nữ nhân, hai là tiếng gà mái. Quay đầu lại nhìn, thấy ẩn hiện trong sương mù một con gà mái đang chạy loạn giữa những hàng cây bên kia đường, phía sau là một bóng nữ nhân váy xám, tay cầm dao kiên nhẫn truy đuổi con gà mái. Một người một gà quay cuồng trong sương mù, lúc ẩn lúc hiện.

    Ninh Nghị đứng dưới gốc cây ven sông, hếch cằm nhìn một màn rượt đuổi.

    Về lý mà nói, giả tiếng gà là để cho gà cảm thấy an toàn mà dụ nó chạy đến, nhưng bây giờ gà đã bị dọa thành như vậy, có kêu ca ca như vậy liệu có ích gì, gọi tỷ tỷ cũng là vô dụng.

    Trong lòng ngẫm nghĩ, mắt nhìn một màn người gà đại chiến, đúng lúc gã đột nhiên nhận ra vóc người nữ nhân kia không tệ, thì con gà mái đột nhiên chuyển hướng chạy vọt về phía bên này, vượt qua người Ninh Nghị nhảy thẳng xuống sông.

    Cô gái kia cũng bước thấp bước cao khẩn cấp chạy tới. Vốn là sương mù rất đậm, Ninh Nghị đứng khuất sau một thân cây nên không dễ thấy, cô gái kia hẳn là không chú ý xung quanh, mắt thấy phía trước chính là bờ sông, nàng liền vung dao chém xuống. Một chém dùng sức rất mạnh, miệng cô gái kia còn “hừ” ra một tiếng, nhưng căn bản chém không tới cây, mà con dao lại tuột tay bay vào trong nước.

    Ninh Nghị bị khí thế của nhát chém kia dọa cho hết hồn, sau mới phát hiện thân hình cô gái đã nghiêng hẳn ra ngoài, cánh tay thò ra phía sông múa loạn, theo bản năng gã hô lên một tiếng: “Này!” rồi duỗi tay chộp tới tóm được một tay của cô gái. Cô gái kia xoay người, tay kia vô thức tóm lấy Ninh Nghị, Ninh Nghị chuẩn bị dùng sức kéo nàng trở về, hòn đá dưới chân bỗng lỏng ra..

    - Aaa.. cô..
    Một tiếng kinh hô ngắn ngủi.

    Ầm..

    Sau đó là tiếng nước kịch liệt, tiếng quẫy ầm ầm, sương mù dày đặc trên mặt sông sôi lên một trận.

    Kỹ năng bơi của Ninh Nghị đời trước cũng không tệ, nhưng đáng tiếc kỹ năng bơi này lại không phát huy được. Thân thể này nguyên bản là của một thư sinh văn nhược, kỹ năng bơi không có chỗ dùng, trước đó cơ thể lại còn bị thương, tuy Ninh Nghị đã điều trị mấy tháng và tiến hành rèn luyện nhưng thể lực tăng lên chỉ được chút xíu. Cô gái kia hình như lại không biết bơi, hai người liều mạng quẫy lộn ở nơi không sâu lắm nhưng mấy lần Ninh Nghị cố trấn tĩnh định nói chuyện đều bị đối phương dìm vào trong nước.

    - Cô.. ùng ục ùng ục

    - Này.. ùng ục ùng ục ùng ục..

    - Đừng.. ùng ục ùng ục ùng ục ùng ục ùng ục..

    từng có nhiều người thủy tính tốt hiệp nghĩa xông ra đều bị người sắp chết đuối dìm nhau cùng chết..

    Cũng không biết phải mất bao lâu, Ninh Nghị mới kéo được cô gái lên bờ khoảng mười mét. Cả người gã ướt đẫm chật vật không thể tả. Gã nằm xoài trên bờ, ói ra vài ngụm nước rồi mới hoàn hồn trở lại, rồi sau đó tới xem cô gái được cứu. Cô gái đã uống no nước ngất xỉu, không còn động tĩnh.

    - Này!
    Ninh Nghị vỗ vỗ lên mặt cô gái vài lần nhưng vẫn không có phản ứng, tóc cô gái dài như rong nước, trông thê lương không gì sánh nổi.

    - Tam ngẫu phù bích trì.. cô sống ở ven sông Tần Hoài mà không biết bơi là sao..
    Ninh Nghị bất đắc dĩ hít vào mấy hơi, rồi đặt cô gái ra chỗ đất bằng, bắt đầu dựa vào kỹ thuật trước đây đã học qua tiến hành cấp cứu.

    Cho dù đối phương là nữ nhân, việc cấp cứu này cũng không phải bởi vì xấu đẹp, mà càng không phải bởi vì một người đẹp áo tắm. Lúc này quần áo trên người cô gái nhăn nhúm, đầu tóc rối bời tựa như ma nước trong truyền thuyết, trông tệ không thể tả. Ninh Nghị lo lắng, liên lục ép mấy lần nơi ngực cô gái để nàng ộc bớt nước ra rồi tát vào mặt nàng nhưng vẫn không thấy có phản ứng. Gã bèn giữ lấy hai bên gò má đối phương tiến hành hô hấp nhân tạo.

    Làm được một lần, cô gái kia mới mơ mơ màng màng tỉnh lại. Đang lúc Ninh Nghị định cúi xuống hà hơi lần nữa thì trên mặt vang lên một cái chát, trong bầu không khí tĩnh lặng này tiếng bạt tai vang to không gì sánh nổi. Cô gái kia bật khóc nức nở, lên tiếng nói thê lương:
    - Kẻ xấu xa, ngươi.. hức.. ngươi định làm gì...

    Đồng thời ôm ngực liều mạng lui về phía sau. Lúc này quần áo toàn thân nàng bó sát, đôi chân thon dài đạp trên mặt đất thê lương đơn bạc, trông rõ ra mấy phần cảm giác đáng thương hại.

    Nếu lúc này có người đi ngang qua, nói không chừng vì một màn này mà đánh cho Ninh Nghị một trận.

    - Cũng biết là như vậy..
    Ninh Nghị nghiêng đầu gật gù, hạ vai thở dài ra một hơi rồi ngồi bệt xuống mép đường. Hai người ở bờ sông trừng mắt to nhỏ một trận, Ninh Nghị vẫy tay:
    - Không sao chứ?

    Cô gái trừng mắt nhìn gã, không nói lời nào.

    - Không sao là tốt rồi.
    Gã tự hỏi tự trả lời, rồi dùng sức bò dậy. Ninh Nghị bĩu môi, xoay người bỏ đi, gió mát thổi tới, thực sự là lạnh quá.

    Phía sau, cô gái co mình lại, đưa mắt nhìn thân ảnh của gã từ từ biến mất nơi góc đường..

    Cô nàng đáng thương, đã mất gà lại gẫy dao, toàn thân ướt đẫm trở về, Ninh Nghị hả hê nghĩ. Dưới tình huống này, gió mát là một chuyện hết sức đau khổ, nhưng nghĩ đến tình cảnh của người khác, nỗi thống khổ của gã cũng giảm được vài phần.

    Đối với việc nhỏ, tự gã luôn có phương thức rộng rãi khoát đạt để xử lý. Nếu mọi chuyện đã không thể thay đổi, vậy cũng chả có cách nào khác hơn là tạm thời làm cho mình hài lòng hơn một chút.

    -----------------------------------

    (1)Tịnh Khang (niên hiệu của vua Khâm Tông thời Tống, Trung Quốc, 1126-1127)
    (2) Nguyên văn: "Nam triều tứ bách bát thập tự, đa thiểu lâu đài yên vũ trung." Đây là hai câu cuối trong bài Giang Nam xuân của Đỗ Mục:

    Hán Việt:

    Trích:
    Thập lý oanh đề lục ánh hồng
    Thủy thôn sơn quách tửu kỳ phong
    Nam Triều tứ bách bát thập tự
    Đa thiểu lâu đài yên vũ trung
    Dịch nghĩa:

    Trích:
    Mười dặm đường chim oanh hót, lá xanh chen hoa đỏ
    Xóm bên sông, quách trên núi, gió thổi cờ quán rượu
    Thời Nam Triều có bốn trăm tám mươi chùa
    Nhiều ít lâu đài trong khói mưa
    Nguyễn Phước Hậu dịch thơ:

    Trích:
    Mười dặm oanh trong lá hót hoa
    Xóm sông thành núi gió tung cờ.
    Bốn trăm tám chục chùa Nam quốc
    Nhiều ít lâu đài lẫn khói mưa.
    Nguồn: http://www.hoasontrang.us/tangpoems/...hi.php?loi=491


    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


    lại say, sao đây???
    mà sao lượng người đọc tăng mà ấn thank yếu thế nhỉ

    Thảo luận.
    Góp ý.
    Lần sửa cuối bởi thuan0, ngày 14-07-2012 lúc 23:15.
    ---QC---


  2. Bài viết được 544 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    allmemmo,anbe,annguyen1703,azer,Back2vn,ball_fly103,Berberin,blackgod1606,bobkiller12345,caohuuphuc,Critina,Cuulong1505,Dalat,daotac911,deitiescry,devilish12,DkAngel,ducanhkt,DuHiep,duy_dt12,filatfs,firstsuicide,gamehvn,HAC LONG,hamlam,haoyun,heavestmoon,hieupro,hivhung,hoanghiepgtel,htluu,huyquoc52,hyoritin,jamesph66,katema,kelxxx,khangnguyen,khanhhn,kiennt178,Kim Bút,knighthero92,kpk001,lamtg,layrick,leduy0102,Leo Viator,lequycomaton,liangjun,lightstar1988,long17111995,LuisHuynh,manhmo,meo1996,Meohamchoi,nguyenduy1k,nguyenhoangtung1989,nhatminh0707,nhất giới,nhd712193,nhimbeo89,nhokChanhst,odin,Oh Ma Boy,onglao,phachle,presvn,quangheo,quânkhuthủđô,quynhchau1910,rantrang,regicide,rongmotmat,saudo,sgk_12m,SilverTsubasa,sunshine,tavd03,Tà thần,TửLinh,teyu,thanchit123,thanhvt,thaptu,Thiện Lương Ác Ma,thienchihan1801,Ti3uNguNhi,tjnm0c,trutien09,tuongmaythenao,tuongnguyen2007,tuquy123,v200vn,Vô Danh Tiểu Tốt,vegito,VietStar1711,vietthuan,viptin,Vita,wwxitrum,yakuza_japan,yeu_hau,ynhi123,z.y.m,ĐờiĐenBạc,
  3. #7
    Ngày tham gia
    Oct 2011
    Đang ở
    ...........
    Bài viết
    10,287
    Xu
    5

    Mặc định

    Quyển thứ nhất: Gió sớm Giang Ninh

    Chương 6: Tần lão


    Dịch: Trần Mộ
    Biên tập: Thuan0
    Nguồn: Tangthuvien.com








    Nguyên bản kế hoạch của Ninh Nghị là chạy một vòng ở ngoài rồi đi thẳng tới thư viện Dự Sơn, nhưng lúc này toàn thân ướt đẫm, gã không thể làm gì khác hơn là quay trở về nhà thay quần áo. Lúc này đã là thượng tuần tháng tám âm lịch, cảm giác toàn thân ướt nhẹp trên đường trở về nhà tuyệt không dễ chịu, tố chất thân thể còn chưa tăng được bao nhiêu, không chừng ngày mai phát bệnh. Cũng may là gã đi không xa thì gặp được người quen, là tiểu thiếp của Tần lão từng gặp qua mấy lần.

    Ninh Nghị chạy bộ ở ngoài đương nhiên là không chọn những phố xá sầm uất, con đường gã quen thuộc nhất là đường đến chỗ chơi cờ cùng Tần lão. Tiểu thiếp của Tần lão tên là Vân Nương, hơn ba mươi tuổi, trước đây cũng là nữ tử phong trần nhưng tuyệt không có vẻ lẳng lơ, mấy lần Ninh Nghị gặp mặt đều là lúc nàng mang bữa trưa đến cho Tần lão. Dung mạo cử chỉ đoan trang đứng đắn, trong khi trò chuyện cùng Tần lão còn có thể tiếp được vài lời văn thơ. Lúc này Vân Nương đang mặc trang phục nông phụ váy trắng trâm cành (1), trên tay là một giỏ mây, bên trong là một số rau quả tươi vừa mới hái ở gần đây, gặp được Ninh Nghị giữa đường nàng tỏ ra kinh ngạc.

    Sau khi thoáng chào nhau, Vân Nương hỏi chuyện gì xảy ra, Ninh Nghị chỉ chỉ xuống sông Tần Hoài không xa nói:
    - Rớt xuống sông.

    Vân Nương khẽ cười cười rồi không hỏi nữa, chỉ là mời Ninh Nghị theo nàng về nhà:
    - Mùa thu gió lớn, công tử mà cứ dạng này trở về, không chừng mai nhiễm phong hàn mất. Ninh công tử là bạn của lão gia vậy chớ nên khách khí. Lúc này lão gia cũng đang ở nhà.. A, hôm qua còn nhắc mấy hôm nay chưa thấy công tử tới chơi cờ đấy.

    Ninh Nghị chơi cờ ở ven đường với Tần lão nên biết đối phương ở đâu đó quanh đây, nhưng cụ thể ở đâu thì chưa từng tới. Lúc này theo Vân Nương tiến vào cửa liền thấy trong phòng khách, một lão nhân đang cầm xem một quyển cổ giản, thần thái lão nhân nghiêm túc, thậm chí tỏa ra một cỗ uy nghiêm mơ hồ, hoàn toàn khác với lúc đánh cờ ở bờ sông. Thấy có người tiến vào, lão ngẩng đầu híp mắt nhìn vài giây rồi cố nhịn cười. Vân Nương vừa cười vừa đi tới, còn chưa kịp nói lão đã gật đầu, chuyện quan trọng nhất phải làm gì lúc này quả thực chỉ cần liếc qua đã hiểu.

    - Kêu tiểu Hồng đi chuẩn bị nước nóng. Vân Nương, ngươi lấy một bộ quần áo của Đại Lang.. haha, Lập Hằng tiểu hữu, ngươi gặp phải chuyện gì vậy?

    An bài xong công việc, lão nhân mới cười lớn thành tiếng, tiếng cười sảng khoái hả hê tựa như lúc đánh cờ ăn lời được một quân. Những ngày đánh cờ vừa qua cũng đã khá thân thuộc, ngày thường lão nhân không khách khí mà gọi gã là Lập Hằng tiểu tử. Hôm nay đại khái thấy gã chật vật mới cười mà gọi gã là tiểu hữu, vẻ mặt tỏ ra khá hài lòng. Ninh Nghị cũng đành cười khổ xua xua tay, dù sao ở đây cũng có tiểu thiếp của người ta, gã cũng không thể phóng túng mà nói:
    “Lão đầu ông cười trên sự đau khổ của người khác!”

    So với đại viện của thành Giang Ninh là Tô gia, trạch viện của Tần gia không lớn, mức độ phú quý cũng không bằng nhưng có thể coi là một gia đình giàu có, trước sau bố trí ngăn nắp, tòa nhà tràn ngập khí tức nho nhã sinh động, tạo ra cảm giác bình an trong tâm hồn. Tuy buổi sớm Vân Nương phải tự mình đi hái rau quả, nhưng kỳ thực trong nhà vẫn có vài nha hoàn và hạ nhân. Nếu nuôi được vài hạ nhân thì kinh tế gia đình hẳn là không tệ.

    Vợ cả của Tần lão là một phụ nhân tương đối nhã nhặn và bình dị. Trước kia xuất thân là nhà nông nhưng cũng không có tính cách khắt khe và tính toán thường thấy. Bà bây giờ hơn năm mươi, bình thường quản lý cả gia đình, chăm sóc cây quả. Vườn rau mà Vân Nương vừa tới hái là do Tần phu nhân dẫn người trong nhà tự tay khai khẩn, bản thân Tần lão cũng phải động tay động chân, có lẽ vì tính tình như vậy nên mới quản lý tòa nhà này ngăn nắp gọn gàng như thế. Tình cảm giữa Vân Nương và Tần phu nhân cũng tốt, dưới chế độ đa thê, phu thê ba người bọn họ cũng có thể được coi là gia đình kiểu mẫu.

    Ninh Nghị tắm nước nóng, thay đổi trang phục xong, Tần phu nhân mới nhìn từ trên xuống dưới rồi tỏ ra vui vẻ:
    - Lão gia, Ninh công tử mặc bộ quần áo này vào trông có mấy phần giống Đại Lang.

    Ninh Nghị nhìn lại bộ y phục, đúng là kiểu cách dành cho người trẻ tuổi, vải vóc cũng mới, lúc này mới nghĩ ra là y phục của con trai Tần lão. Hai con trai của lão nhân đều ở bên ngoài. Nghe phu nhân nói vậy, Tần lão gật đầu một cái rồi mới hỏi vì sao Ninh Nghị rớt xuống sông. Ninh Nghị đem mọi chuyện phát sinh lúc trước lần lượt kể ra, lão nhân lại được một phen phá lên cười ha hả.

    - Tiểu tử nhà ngươi làm ô uế sự thanh bạch của người ta, thực sự là đáng hận mà.

    - Lời này đúng là trả đũa nha

    - Ha ha.. nhưng mà.. trả đũa? Câu này có gắn với điển tích gì không?

    - ….

    Cùng người có học vấn nói chuyện đúng là không tiện, không có việc gì cũng hỏi điển cố, nếu là lúc chơi cờ, Ninh Nghị sẽ cười mà giải thích một phen, nhưng lúc này chỉ nói:
    - Chuyện nói ra rất dài dòng.

    Một lát sau chuẩn bị xong bữa sáng, Tần phu nhân và Vân Nương mời Tần lão và Ninh Nghị dùng bữa. Trong lúc ăn, Ninh Nghị kể lại cảm nhận về tiến trình học ở thư viện Dự Sơn mấy ngày vừa rồi. Với Tần lão mà nói, cái tiến trình của Ninh Nghị chỉ đáng dành cho đám mầm non, tất không tránh được cười mắng Ninh Nghị vài câu, sau đó chuyển sang chuyện tết trung thu sắp tới.

    - Hội thơ Bộc Viên à? Sáu cái thuyền của nhà họ Bộc cũng khá thú vị, nhưng tham dự lại toàn là kẻ chả biết làm thơ, nếu nói tới chỗ tài tử đổ xô vào, phải nói tới hội thơ Chỉ Thủy của họ Phan..

    - Ừ, tài tử.. là mấy người rất có tài sao?

    - Ha ha, là đại tài hay tiểu tài thì cũng khó phán xét, nhưng tài thơ đúng là có một chút. Hội thơ trung thu hàng năm, thư viện Chỉ Thủy vẫn cho ra dăm bài rất khá. Họ Phan ba đời hàn lâm, nếu có một thân tài học mà muốn thành danh thì nên đi tới nơi đó..

    Đêm trung thu ở tần Hoài, tài tử đấu văn, giai nhân thi hát, có rất nhiều hội thơ lớn nhỏ, thường thì các hội thơ ngầm thi đấu với nhau, hội thơ này có được bài thơ hay, hội thơ khác lại xuất ra bài tốt hơn nữa. Thường thì đêm đó khắp nơi sôi sùng sục, rồi trong mấy tháng hoặc mấy năm sau đó trở thành giai thoại. Mấy chuyện này tất cũng có bàn tay thương nhân hay quan phủ ngầm thúc đẩy phía sau, nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì danh tiếng có được của khúc sông Tần Hoài này chính là bởi bầu không khí sôi sục đó.

    Hội thơ Bộc Viên và hội thơ Chỉ Thủy có thể xem như là hai hội thi có sức ảnh hưởng lớn nhất dạo gần đây. Hội thơ Bộc viên tuy có danh là vậy, nhưng thực tế lại do sáu chiếc thuyền lớn kết lại mà thành, cả đêm phiêu phù trên sông Tần Hoài uống rượu ngâm thơ, ngắm pháo hoa cùng đèn lồng hai bên sông, ngoài ra trên thuyền còn có các tiết mục biểu diễn.

    Bộc gia vốn là phú thương, nhưng bởi địa vị của thương nhân thấp kém nên sau khi có tiền thì tính dựa dẫm vào các văn nhân. Chỉ tiếc là chuyện như vậy không phải chỉ vài năm hay mười mấy năm là làm được. Tình hình gia tộc của bọn họ còn tốt hơn cả Tô gia, tuy mấy năm vừa rồi cũng xuất ra được vài văn nhân có chút tài hoa, nhưng trong mắt thế nhân vẫn chẳng phải là dòng dõi có học thức. Hội thơ Bộc Viên trên sông Tần Hoài nổi danh nhờ long trọng, xa hoa, náo nhiệt, kẻ tới tham dự hơn nửa là những thương nhân có cùng bối cảnh hoặc có quan hệ với Bộc gia tụ tập xem náo nhiệt như Tiết Tiến hay Tô Đàn Nhi, còn nói văn nhân làm thơ, hơn một nửa là lấy cớ đến lập quan hệ bàn chuyện làm ăn, chất lượng thơ vàng thau lẫn lộn. Mặc dù nó xa hoa nhất trong các hội thơ, nhưng lời thơ so với các hội thơ đỉnh cao thì tuyệt đối không thể sánh được.

    Hội thơ Chỉ Thủy mới đúng là nơi tài tử tụ hội đứng đầu của cả một dải Tần Hoài. Phan gia chủ sự hội thơ là dòng dõi học thức chân chính, ba đời hàn lâm, thế hệ này có Phan Minh Thần làm Hàn Lâm học sĩ kiêm Lễ Bộ thị lang. Hội thơ do nhà lão mở ra là nơi những kẻ đọc sách muốn cầu công danh dập dìu tấp nập. Đương nhiên, nếu muốn có được tư cách tham gia hội thơ, bản thân cũng phải có tài học nhất định, hoặc có bối cảnh quan hệ đầy đủ mới được. Ngoại trừ một số tài tử đã thành danh được mời, trước mỗi dịp trung thu hàng năm có không ít tài tử tới Phan phủ đưa danh thiếp, tặng thơ chính mình làm để mong được chọn. Còn ở bên ngoài, có rất nhiều danh kỹ nơi thanh lâu coi chuyện được mời tham gia hội thơ Chỉ Thủy làm vinh hạnh, so với chuyện hội thơ Bộc Viên hàng năm đều dốc một số tiền lớn để thỉnh người là hoàn toàn khác biệt.

    - Nếu muốn tham gia, Lập Hằng tiểu hữu có thể chuẩn bị bài thơ gì đó, bên phía Phan gia cũng ta có mấy bạn đánh cờ, nếu ngươi muốn có thể lấy được tấm thiệp.

    Tần lão nói xong nhìn Ninh Nghị đang ngồi ở phía bàn đối diện, không ngờ Ninh Nghị lại cười lắc lắc đầu:
    - Không hiểu thơ từ, đi Bộc viên xem náo nhiệt thôi.

    Thấy gã hời hợt nhẹ nhàng cự tuyệt, Tần lão cũng không nói thêm gì nữa. Ăn sáng xong mặt trời đã lên cao, Ninh Nghị cáo từ đi đến thư viện Dự Sơn. Tiễn gã tới cửa rồi nhìn theo gã tới tận xa, Vân Nương mới đến bên Tần lão cười hỏi:
    - Lão gia, chẳng lẽ Ninh công tử thật sự không hiểu thơ từ sao?

    - Tiểu Vân nói tiếp đi?

    Vân Nương nháy nháy mắt:
    - Gạt người?

    - Ha ha, thực sự là y có biết hay không ta cũng không rõ. Nếu mấy ngày đầu mà gã nói vậy, ta hẳn sẽ tin. Nhưng giờ thì khó nói lắm.
    Tần lão lắc đầu cười cười:
    - Cả đời ta gặp qua rất nhiều người, thanh niên mua danh chuộc tiếng hay có thực tài ta đều gặp. Cùng là có học vấn, có những người theo đạo Khổng Mạnh thì công bằng chính trực, khiêm tốn hiểu lễ nghĩa. Lại có những kẻ thì cá tính mạnh mẽ, vô cùng thẳng thắn, phong lưu không vướng bận nhưng vẫn có thực tài, mỗi lần đều làm cho người đời kinh diễm không ngớt. Nhưng bất kể là dạng nào cũng chỉ đến như vậy, duy có tiểu tử họ Ninh này quả thực làm ta không hiểu nổi.

    Lúc ban đầu đánh cờ, ta cảm thấy gã đi con đường điên cuồng, mỗi nước đi đều là hùng hổ dọa người nhưng cũng đủ để khiến người suy nghĩ, nên nghĩ gã là một thiếu niên lỗ mãng nhưng tài trí mẫn tiệp, vì vậy không nói chuyện quá nhiều. Nhưng đánh cờ lâu dần mới phát hiện, kỳ đạo của gã lúc thì chính diện, lúc thì kỳ lạ vượt ngoài dự liệu, hoàn toàn không bị trói buộc bởi những cái chung. Sau một thời gian chuyện phiếm cũng cảm thấy mặc dù Ninh tiểu tử nói chuyện tùy tiện, nhưng trong lòng lại là bình đạm ôn hòa, thỉnh thoảng lại có những thuyết pháp khiến người tỉnh ngộ, nghe thì mới mẻ nhưng vẫn không tách rời đại đạo.

    Nhớ mấy ngày trước gã nói chuyện đi dạy học, thuận miệng đề cập tới vài câu:
    - Dạy học không phải là dạy người làm như thế nào, mà phải là dạy người vì sao làm thế.
    - Các thánh nhân, hiền triết xưa viết sách giảng đạo, chính yếu nhất là giảng về việc đối nhân xử thế, quy luật vận động của thế nhân, trời đất, phải hiểu rõ những thứ này rồi mới biết phải làm như thế nào, đó mới là người đọc sách thực sự. Lúc đó gã nói rất tùy tiện, nếu là một kẻ nông cạn nghe được hẳn là chụp cho gã cái mũ bị khùng, nhưng mà.. đạo lý, đạo lý này hoàn toàn chính xác. Thấy núi thì là núi, thấy nước thì là nước, thấy núi không phải núi, thấy nước không phải nước, lại có thể trở lại thành thấy núi là núi, thấy nước là nước đó mới gọi là hiểu sách. Ừm, lời của gã không được đem đi nói lung tung, bằng không lại mang cho người ta nhiều phiền toái.

    - Thiếp biết rồi.

    - Thời gian quen biết cũng chưa lâu, đưa ra kết luận còn quá sớm. Nhưng trong lúc chơi cờ gã cũng tức cảnh làm vài câu, mấy câu đó rất hay, trước đây ta chưa từng nghe qua. Nếu chỉ luận thơ từ, nói gã là người không hiểu.. ta cũng không tin.

    Tần lão xoay người đi vào, Vân Nương đi sát theo:
    - Vậy sao Ninh công tử phải dấu tài, dù có làm sao..

    - Bởi thế nên mới khó hiểu, nhưng cũng có một điểm minh bạch..

    Nói tới đây Tần lão khẽ cau mày, sau đó lại lắc đầu, nhẹ giọng thở dài:
    - Dạng người như tiểu Vân nói là người trẻ tuổi có tài học, hoặc có thể giấu tài, hoặc có thể giấu dốt, có thể chịu được tịch mịch, nhịn được mê hoặc nhất thời. Những kẻ dạng này đều là hy vọng tương lai có nhiều thành tích, đến một ngày cá vượt long môn, lên như diều gặp gió. Nhưng mà, bất kỳ ai trong số nhân vật loại này cũng đều không chọn thân phận đi ở rể trong một nhà thương nhân trước khi thành danh lập nghiệp. Từ cổ chí kim, làm một kẻ đi ở rể có mấy người có thể kiến công lập nghiệp? Ài, nếu thực sự là gã có tài, vậy thực là đáng tiếc..

    Nói đến chuyện này, Tần lão vẫn cứ cảm thấy có chút tiếc hận. Nam nhân ham muốn công danh lợi lộc hay có dã tâm mới là chuyện bình thường. Như mấy ngày vừa tiếp xúc, nếu Ninh Nghị có dã tâm dù chỉ một chút thì gã cũng sẽ không đến một nhà thương nhân ở rể. Lúc này chưa khai dân trí(2), rất dễ dàng phân biệt người chưa được dạy dỗ cùng người đã được giáo dục và có đọc sách. Chưa nói tới chuyện gã có tài hay không, chỉ riêng cái khí độ ăn nói của gã, tùy tiện làm việc gì đó cũng không đến nỗi phải chết đói, vậy cần gì phải chạy tới nhà người ở rể cơ chứ?

    ----------------------------

    (1) Nguyên văn: bố y kinh sai: váy trắng trâm cành mận, ý chỉ quần áo xuề xòa mộc mạc.
    (2) Dân trí: Trình độ hiểu biết của nhân dân.


    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile




    Thảo luận.
    Góp ý.
    Lần sửa cuối bởi thuan0, ngày 14-07-2012 lúc 23:15.

  4. Bài viết được 493 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    allmemmo,annguyen1703,Back2vn,ball_fly103,Berberin,caohuuphuc,Con Chuột,congiolanhmangusau,Critina,Cuulong1505,Dalat,daotac911,david19,deitiescry,DuHiep,duy_dt12,filatfs,gamehvn,hamlam,haoyun,heavestmoon,hieupro,hivhung,hoanghiepgtel,htluu,huyquoc52,hyoritin,jamesph66,katema,kelxxx,khangnguyen,khanhhn,kiennt178,Kim Bút,knighthero92,lamtg,layrick,leduy0102,lequycomaton,liangjun,lightstar1988,long17111995,LuisHuynh,manhmo,meo1996,Meohamchoi,nguyenduy1k,nguyenhoangtung1989,nhatminh0707,nhất giới,nhd712193,nhimbeo89,nhokChanhst,odin,Oh Ma Boy,onglao,phachle,quangheo,quânkhuthủđô,rantrang,regicide,rongmotmat,saudo,sgk_12m,SilverTsubasa,sunshine,tavd03,TửLinh,thanchit123,thanhvt,thaptu,thienchihan1801,Ti3uNguNhi,tjnm0c,trutien09,tuongmaythenao,tuongnguyen2007,tuquy123,v200vn,Vô Danh Tiểu Tốt,vegito,VietStar1711,vietthuan,viptin,wwxitrum,yeu_hau,ynhi123,ĐờiĐenBạc,
  5. #8
    Ngày tham gia
    Oct 2011
    Đang ở
    ...........
    Bài viết
    10,287
    Xu
    5

    Mặc định

    Quyển thứ nhất: Gió sớm Giang Ninh

    Chương 7: Thư viện Dự Sơn


    Dịch: Trần Mộ
    Biên tập: Thuan0
    Nguồn: Tangthuvien.com








    Ngay khi Tần lão cho rằng, gã có vài phần tài năng như vậy mà đi ở rể nhà thương nhân, thiếu chí hướng thật là đáng tiếc, Ninh Nghị đã đón nắng sớm trong lành tiến vào thư viện Dự Sơn, gã dự định dành trọn buổi sáng để chuẩn bị cho đám nhỏ học Luận Ngữ.

    Thư viện Dự Sơn không phải được mở ở nơi có tên là Dự Sơn, mà nó là học đường riêng của nhà họ Tô. Nó thường thu nhận những người có quan hệ với gia tộc, nhưng học đường không tính là lớn vì người tới học cũng không nhiều. Dự Sơn là tên một ngọn núi ở quê nhà họ Tô.

    Thư viện Dự Sơn nằm cách Tô phủ không xa, chỉ bằng một con đường không ồn ào náo nhiệt. Khung cảnh nơi đây khá đẹp và yên tĩnh, tường trắng ngói xám vây quanh, một mảnh rừng trúc nhỏ, một cái bảng hiệu “Thư viện Dự Sơn” do một vị đại nho nào đó được mời viết cũng làm nơi đây có thêm vài phần không khí đèn sách.

    Toàn thư viện tổng cộng có bốn mươi chín học sinh, bảy lão sư bao gồm cả thư viện trưởng Tô Sùng Hoa. Theo tỷ lệ mà nói thì có thể thấy lực lượng giáo viên khá hùng hậu. Tô Sùng Hoa cũng chính là người của Tô gia, từ nhỏ đã đậu cử nhân, ra làm quan mấy năm nhưng không có thành tích gì, thậm chí còn có lời đồn y phạm phải mấy chuyện không tốt, ngoài ra còn có hai vị lão sư đã từng làm quan được Tô gia dùng lương cao mời tới. Ngoài lão sư và học sinh là mấy nữ đầu bếp và người hầu, tạp dịch.

    Tô gia đã đầu tư rất nhiều cho thư viện này, nhưng hoặc bởi các lão sư đều không đáng tin cậy, hoặc do tư chất đám học sinh đều ngu dốt nên thư viện vẫn mãi chưa tạo dựng được thành tích gì. Một số học sinh trước khi học xong nhận thấy mình vô vọng với khoa cử, hầu hết đều gia nhập các cửa hàng nhà họ Tô, bởi vậy thoạt nhìn cái thư viện này như một học viện kỹ thuật. Nếu trong nhà có đứa nhỏ có khả năng đi theo con đường làm quan, phần lớn sẽ chuyển đến học viện tốt hơn trước mười hai tuổi.

    Ninh Nghị giảng dạy ở đây đã được ba ngày, Tô Sùng Hoa đối xử với gã khá tốt, không bởi cái thân phận ở rể mà làm khó dễ gì gã. Kẻ đã lăn lộn rất lâu trong xã hội đến mức thành tinh như lão cũng không cần phải làm mấy chuyện vớ vẩn như vậy. Cân nhắc chuyện Ninh Nghị không có chút tài học gì – tất cả mọi người đều nói như vậy – nên lão phân cho gã dạy hơn mười đứa trẻ mới nhập môn không lâu. Đám trẻ này tổng cộng có mười sáu đứa, tuổi từ sáu đến mười hai, thậm chí còn có hai tiểu cô nương tóc bím, bởi các nàng đều là thân thích của Tô gia nên cũng muốn dạy một chút chữ nghĩa. Vị thầy giáo trước đó đã dạy xong Hiếu Kinh, bây giờ chuyển sang Luận Ngữ. Lịch dạy Luận Ngữ được cố định vào buổi sáng, buổi chiều dành cho dạy lễ, nhạc, xạ, ngự, toán học các loại, toán học là chủ yếu, phần còn lại phụ thuộc vào năng lực cùng tâm tình của thầy giáo.

    Ở những trường học chính quy, lịch học sẽ được lập quy củ và chi tiết hơn, nhưng hiển nhiên thư viện Dự Sơn không có được những điều kiện như vậy. Với Ninh Nghị mà nói, dạy Luận Ngữ kỳ thực là một chuyện đơn giản, tất nhiên gã không thể nhớ tất cả hay nhớ câu nào ở chính xác vị trí nào ..., nhưng nếu chỉ cần đọc và giải thích đơn giản thì quá dễ. Bất luận người hiện đại nào chỉ cần đã học lên cao và có chút thời gian nghiên cứu đều có thể giải thích về tương đối về Luận Ngữ, tất nhiên là kiểu nói tung tung không có căn cứ.

    Dẫu là cổ đại thì bậc đại nho chân chính nghiên cứu tứ thư ngũ kinh vẫn rất sâu sắc, trình độ sâu không lường được, thậm chí một danh kỹ viết cổ văn cũng có thể khiến một giáo sư thời hiện đại xấu hổ. Nhưng đại đa số người đọc sách không có cơ hội tiếp xúc với trình độ giáo dục cao hơn, thường sau khi đọc xong một quyển Luận Ngữ là thôi không đọc đến sách Mạnh Tử. Tiêu chuẩn của lão sư cấp thấp còn đơn giản hơn, nói trắng ra là chỉ cần dạy người biết chữ là được. Vị lão sư tiền nhiệm trước của Ninh Nghị chính là một người như vậy. Y rung đùi gật gù dạy một đám trẻ con, nếu có thắc mắc gì sẽ giải thích hàm nghĩa cơ bản nhất của đoạn văn, rồi sau đó bắt học sinh nghiêm túc học thuộc lòng hoặc chép lại một đoạn. Đây chính là bài kiểm tra, nếu không làm được thì đánh.

    Chuyện đơn giản! Ninh Nghị cũng không định cải cách nhiều, một canh giờ trước gã cho đám học sinh gật gù đọc Luận Ngữ - thực ra đọc sách liên tục hai giờ đối với Ninh Nghị là việc rất thống khổ, nhưng đám nhóc này cũng đã quen rồi. Sau hai giờ, Ninh Nghị bắt đầu giảng giải nội dung đoạn trước, rồi thuận miệng thêm thắt dẫn chứng cho phong phú, lúc kể chuyện xưa, lúc nói thực tế, coi như cho đám nhỏ này thư giãn một chút.

    Đám trẻ này rất dễ dạy, tuy mới chỉ dạy ba ngày mà Ninh Nghị đã có thể cảm nhận rõ ràng cái uy của lão sư. Đám nhỏ này không hề quậy phá hay đùa nghịch, rất là đáng yêu, bọn chúng trân trọng cơ hội đi học, không nghịch ngợm không gây gỗ với nhau, nếu vì có chuyện rắc rối mà đánh sưng mông con nhà người ta cũng là chuyện bình thường, nơi đây quả thực là thiên đường của các lão sư. Ninh Nghị dạy học rất thoải mái, cả ba ngày vừa qua, mỗi ngày giảng giải kinh thư, kể chút chuyện xưa là đám trẻ này đã thỏa mãn lắm rồi, mà giảng giải những điều này Ninh Nghị thậm chí không cần chuẩn bị giáo án, cứ thế mà làm tới.

    Hôm nay bắt đầu giảng Luận Ngữ tới đoạn “phú quý là ham muốn của con người..” (1) từ cách thức đạt được của cải giảng tới đạo thương nhân. Trong đó lại chen một ít thuyết pháp “Đạo của quân tử ái tài” (2) cùng một ít giải thích. Đời trước, Ninh Nghị làm nghề này, nếu chỉ dùng cổ văn để biểu đạt hay diễn giải một đoạn, gã cũng thừa đủ để đứng giảng bài cho sinh viên đại học thời hiện đại. Nhưng lúc này trước mắt là một đám nhóc tuổi chưa đến mười hai, sau khi thuận miệng nói vài câu gã bèn dừng lại, chỉ đưa vài ví dụ nhỏ để trêu chọc một phen, rồi nói đến hội thơ Bộc Viên, nhắc đến sáu thuyền hoa kết mảng, nhắc đến trận chiến Xích Bích, sau đó bắt đầu kể cho đám trẻ nhỏ câu chuyện về trận đánh Xích Bích.

    Thời đại này nói đến Tam Quốc chủ yếu vẫn là “Tam Quốc Chí” của Trần Thọ. Bộ này Ninh Nghị chưa từng đọc nên gã kể về bộ Tam Quốc Diễn Nghĩa thời hiện đại, là tác phẩm văn chương thú vị được trau chuốt và tự sướng hết mười phần. Tám mươi vạn đại quân của Tào Tháo xuôi nam đến Chu Du đánh Hoàng Cái, kế liên hoàn, thuyền cỏ mượn tên,.. một đám hài tử ngày thường chưa nghe được bao nhiêu cố sự mặt đỏ bừng bừng, hưng phấn, thỉnh thoảng hô to: “Tiên sinh, tiên sinh, tiếp nữa đi..” kể được hơn nửa đám nhỏ này mới yên tĩnh lại, bởi viện trưởng Tô Sùng Hoa đã đi tới bên phòng học, mặt không biểu tình, hai tay chắp sau lưng đứng nhìn. Nhưng dù như vậy cũng không thay đổi được vẻ hưng phấn trên mặt đám nhỏ.

    Ninh Nghị tiếp tục nói, dĩ nhiên không vì chuyện nhỏ này mà phân tâm, gã tiếp tục kể cho tới gần trưa mới xong đoạn hỏa thiêu đoàn thuyền. Tô Sùng Hoa vẫn đứng ở bên ngoài nghe, cũng không rõ thái độ của lão đến cùng là như thế nào. Ninh Nghị giảng xong cố sự, mới viết xuống giấy bài Xích Bích hoài cổ (3) của Đỗ Mục mà gã ưa thích:

    Kích nằm trong cát sắt chưa tiêu
    Tay rũa hiện lên dấu vết triều
    Gió đông không giúp Chu Công Cẩn
    Đồng Tước đài kia tỏa nhị Kiều (4)


    Trên lớp không có bảng đen, muốn viết thứ gì cũng rất bất tiện. Hôm nay Ninh Nghị đối với công việc lão sư này có chút yêu thích và nhiệt tình, vừa viết gã vừa nghĩ có lẽ mình nên “phát minh” ra cái bảng trắng, dẫu có dùng bút than để viết cũng tốt hơn là dùng bàn cát. Sau khi gã viết xong, một đám học sinh vội vàng chép lại vào giấy. Đi ra ngoài cửa, Tô Sùng Hoa bước lên chào, mặt cũng lộ ra nụ cười.

    - Hiền chất tài cao, không ngờ lại nghiên cứu sâu lịch sử tam quốc Ngụy Tấn. Cố sự vừa rồi là lấy từ Tam Quốc của Trần Thọ có phải không?

    Nếu Tần lão ở đây, nói không chừng còn mắng cho Ninh Nghị vài câu, chê gã bịa chuyện vớ vẩn, dạy hư học sinh. Trên thực tế Tam Quốc chí không đặc sắc đến như vậy, ví dụ như tiết “thuyền cỏ mượn tên” thật ra là thuyền của Tôn Quyền xuất môn đi loanh quanh bị tên bắn, một bên thân thuyền bị gắn tên quá nhiều suýt lật úp nên Tôn Quyền hạ lệnh quay đầu, để cho sườn bên kia đón tên, thuyền mới cân bằng mà rời đi được. Ninh Nghị chỉ xem qua Tam Quốc diễn nghĩa với phim truyền hình, Tô Sùng Hoa xảo hợp lại chưa đọc qua Tam Quốc chí, nên vừa rồi mới tưởng cố sự này ở trong sách, nghe thích quá. Lúc này bước tới tán tụng “gã học thức uyên bác”, kể chuyện xưa làm người mê mẩn.

    Chẳng qua, sau vài lời tán tụng cũng bóng gió khuyên gã vài câu, đại loại là không nên khách khí với đám học sinh như vậy. Nếu lúc này Ninh Nghị khoảng năm mươi sáu mươi tuổi đối phương tất sẽ không nói như vậy, nhưng hiện tại trông mặt gã cùng lắm chỉ hai mươi, mép lún phún ria, cần nghiêm khắc với đám hài tử này một chút, để lộ ra uy nghiêm giữa thầy và trò. Hiển nhiên là lão không hài lòng với việc Ninh Nghị kể chuyện Tam Quốc trong giờ giảng Luận Ngữ, đặc biệt lại kể câu chuyện đầy vẻ sinh động nơi trà quán như thế. Ninh Nghị khiêm tốn gật gật đầu nghe, lúc quay đầu đi thì làm như chưa từng nghe thấy..

    sau đó Tô Sùng Hoa mời gã ở lại thư viện ăn trưa. Giải thích một chút, các nhà nghèo, quán nhỏ bình thường mỗi ngày ăn hai bữa, có những hộ hai bữa cũng không có, nhưng tài sản của Tô gia hùng hậu nên thêm được một bữa, nhưng cũng chỉ là bữa phụ, đôi khi chỉ là một cái bánh ngọt thay thế. Ninh Nghị khéo léo từ chối lời mời của đối phương, đi thẳng về nhà thay quần áo rồi đưa cho tiểu Thiền, dự tính giặt sạch để để trả lại Tần lão, chuyện ngã xuống sông gã cũng không nói với nàng, tránh cho nàng giật mình mà tìm một đống thuốc bắt gã uống. Mấy ngày Ninh Nghị đi thư viện vừa rồi, không phải hôm nào tiểu Thiền cũng đi theo, buổi sáng rảnh rỗi nàng thường làm những việc khác.

    Đến buổi chiều lại tới bờ sông Tần Hoài chơi cờ. Tần lão xem ra là một lão quái nhân, trước đây Ninh Nghị cảm thấy lão quá nửa đã từng làm quan, sáng nay tới nhà đối phương nên càng thêm khẳng định. Phong cách bày biện trong nhà có rất nhiều chỗ người bình thường không thể có, lại thêm tầm mắt cùng phong độ ăn nói, người như vậy mà ngày ngày lại chạy tới bờ sông bày cờ, quả thực cũng là kỳ quái.

    Hôm nay lúc đến đã thấy có một lão giả khác đang ở đó cùng Tần lão chơi cờ, lão giả họ Khang, tuổi tác xấp xỉ cùng Tần lão, gia cảnh giàu có, biểu hiện ra dáng lão thái gia: ra ngoài ăn mặc vàng xanh rực rỡ, lại dẫn thêm hai tên sai vặt và hai nha hoàn mở đường. Người này dáng vẻ nghiêm khắc, lời nói tương đối hà khắc nhưng kỳ nghệ rất cao. Mỗi khi thấy Ninh Nghị phê bình nước đi của y thì “Quả là hạ lưu”, “Không chút phong độ quân tử”, “Xem chừng dây dưa đến chết”, “Tiểu bối ghê tởm”, nhưng vừa quay đầu đã tiếp thu góp ý, sửa chữa lại đôi chút rồi cùng Tần lão đại chiến. Kỳ thật Tần lão còn cao minh hơn y, sau khi tiếp nhận cách nghĩ mới đã cải biến tới mức không còn dấu vết như xưa.

    Từ khi tới nơi này Ninh Nghị đã gặp được không ít người, từ đứa trẻ chưa được giáo dục cho tới người đã được dạy dỗ, gã thấy rất nhiều kẻ có tư tưởng xơ cứng. Đúng là cổ hủ cũng tốt mà đôn hậu thì cũng được, nhưng tầm mắt và phương thức tư duy hoàn toàn không linh hoạt được như người hiện đại, chỉ khi tiếp xúc với giới cao tầng mới thấy không hề kém cạnh. Tỷ như Tần lão, ngoài miệng không nói gì nhưng trong lòng lại tiêu hóa những điều mà lão thấy mới mẻ một cách tự nhiên, nghiền ngẫm cách nghĩ cùng nguyên lý của nó. Còn lão đầu họ Khang này miệng đầy lễ nghĩa liêm sỉ nhưng lúc hạ cờ vẫn là tâm ngoan thủ lạt, không câu nệ mọi chuyện. Đương nhiên, nếu không phải là mấy người như Ninh Nghị và Tần lão thì cũng nhìn không ra điểm ác độc trong lòng lão, mà đó chỉ là so sánh với Tần lão mà thôi, so với người bình thường còn cao minh hơn nhiều lắm.

    Tần lão cũng mấy bạn cờ dạo này hay nghiên cứu nước cờ của Ninh Nghị, dù sao những nước đi mới lạ này mới thấy lần đầu, rất có giá trị nghiên cứu. Đối với lão nhân Ninh Nghị cũng không nhún nhường, đôi khi mặc kệ Khang lão phì râu trừng mắt, lâu lâu lại hời hợt vài câu:
    - Lão đầu ông nói một đàng làm một nẻo, không phải người tốt.

    Hoặc..

    - Nước cờ này ông dám hạ không, ông cứ hạ xem! Hạ đi thì biết!

    Thường ngày hầu như chẳng quản thân phận tiểu bối, gã thoải mái tranh luận cùng Khang lão, hai người tại chỗ chơi cờ tranh luận to nhỏ ầm ỹ một hồi, Tần lão ở bên thì cười lên ha hả. Nếu là đánh cờ cùng Khang lão, lão sẽ nói “Lập Hằng nói rất có lý”, còn nếu đối thủ là Ninh Nghị, hai lão sẽ về hùa đồng thanh chê nước cờ này không quang minh chính đại.

    Nhưng dù châm chọc ầm ỹ nhưng tuyệt không có ác ý, lúc đầu xác thực là Khang lão coi Ninh Nghị như một tiểu bối vô tri để dạy bảo, nhưng sau cũng hiểu ra gã đích thực có tư cách làm đối thủ của mình, đối phương cũng hoàn toàn tự nhiên không đặt mình vào vị trí tiểu bối mà.

    Bất kể thế nào, mỗi lần Khang lão đến đều có một bình trà ngon đưa tới, lão kêu hạ nhân tự tay mang trà cụ, lá trà, nước, còn nha hoàn thì ngồi ở bên pha trà châm nước. Lần này Ninh Nghị tới đây cũng không khách khí, tự mình cầm một chén rồi chuyển ghế ngồi ở bên bàn cờ, lâu lâu nhấp một ngụm:
    - Ý, Khang lão sắp thua rồi.

    Lão đầu đang âm thầm tính cờ, lông mày nhíu lại:
    - Thằng nhóc miệng còn hôi sữa biết thắng thua cái gì, uống trà của lão phu mà còn dám nói loại lời này.. Hừ, lão phu đã có diệu kế...

    Lão giơ tay định hạ cờ, Ninh Nghị ho khẽ một tiếng, tay của lão nhân lập tức dừng lại, hồ nghi nhìn mấy lần rồi thu lại. Ninh Nghị lại uống một ngụm trà:
    - Chén trà này thực giá trị.. ừm, trà này là trà gì vậy?

    - Tiểu tử cô lậu quả văn, thực là phung phí của trời. Đã nghe thấy tên Tử Duẩn chưa?

    Tần lão cũng đang ở bên thưởng thức trà, lúc này cười nói:
    - Cố Chử Tử Duẩn (5), trà ngon. Chỉ là đun nước giữa đường thật có chút đáng tiếc, sớm biết hôm nay lão mang trà này tới thì ván cờ này đã đưa về nhà đánh.

    Khang lão không thèm để ý, rốt cục cũng đã quyết định, duỗi tay hạ cờ:
    - Trà chính là dùng để uống. Mọi người kỳ hứng đang cao, lại là cùng chung chí hướng, cùng uống trà này, đó mới là điều trọng yếu nhất. Trà chỉ là vật chết, vì muốn thấy ông vui vẻ mà ta mới lấy ra, ông cảm thấy có thể chấp nhận được thì nó mới có giá trị, tiếc làm gì những thứ đang có!

    - Lời này của Khang lão xem ra cũng có khí khái, y như một đại nhân vật.

    - Đại nhân vật gì, lão phu..

    - Lão phu ơi, ông thua rồi.

    - Hả..

    Ninh Nghị cười vỗ vỗ bả vai của lão rồi đứng lên. Lúc này phong cảnh ven sông khá thoáng, gã bưng chén trà đi ra, phía sau là tiếng cười đắc thắng của Tần lão. Khang lão nói:
    - Há có thể như vậy..

    - Ha ha, vốn là vì Minh công hôm nay mang đến trà ngon nên ta tính dối lừa một phen thả cho một ván, nhưng bởi những lời khí khái lẫm liệt này, quân tử tương giao đúng phải là như vậy, cho nên lão hủ đành không muốn làm kiêu, ha ha ha ha ha..

    Khang lão hiển nhiên rất bất mãn chuyện mình đã mang trà đến mà còn thua cờ, nhưng dù sao thua là thua nên vẫn phải nhận. Lão gọi Ninh Nghị rồi mọi người bầy lại ván cũ, sau đó cùng với Tần lão hạ ván cờ mới. Trong lúc đánh cờ Tần lão kể chuyện buổi sớm Ninh Nghị cứu người ngã xuống sông rồi bị đánh một bạt tai, Ninh Nghị lại không tránh khỏi một tràng cười hả hê trên sự đau khổ của người khác. Sau đó nghe hai lão nhân nói tới chuyện gần đây phương bắc lại bị người Liêu xâm phạm.

    Cuối thu, ánh mặt trời vẫn còn chói chang nhưng buổi chiều gió đã se lạnh thổi dọc sông Tần Hoài, thời gian cũng không còn sớm, mọi người chia tay trở về nhà.

    Bởi hôm đó hóng gió cả chiều, sáng hôm sau thức dậy, Ninh Nghị cảm thấy đầu óc có chút mê man nhức nhối, không biết có phải là bị cảm hay không nữa.

    - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

    (1) Theo Khổng Tử, một người quân tử (đàng hoàng) phải hội đủ 5 đức tính (gọi là ngũ thường): Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
    Nói về Nhân, Khổng Tử nói: “Giàu và sang, người ta ai cũng muốn, nhưng chẳng phải đạo mà được giàu sang thì người quân tử chẳng thèm. Nghèo và hèn, người ta ai cũng ghét, nhưng nếu chẳng phải lỗi đạo mà phải nghèo hèn thì người quân tử chẳng bỏ. Người quân tử mà bỏ đức nhân thì làm sao được gọi là quân tử? Người quân tử dù trong một bữa ăn cũng không làm trái điều nhân, dù trong lúc vội vàng cũng theo điều nhân.” (Luận Ngữ, Thiên IV, Lý Nhân)
    (2) Nguyên văn “Quân tử ái tài thủ chi dĩ đạo”

    (3) Nguyên văn Hán Việt Bài "Xích Bích hoài cổ" của Đỗ Mục:
    Chiết kích trầm sa thiết vị tiêu,
    Tự tương ma tẩy nhận tiền triêu.
    Đông phong bất dữ chu lang tiện,
    Đồng tước xuân thâm tỏa nhị kiều.
    Dịch nghĩa:
    Mũi kích gãy nằm trong cát, sắt chưa mòn hết
    Tự tay mình mài rũa, đã nhận thấy dấu vết triều đại vừa qua
    Nếu không có gió đông thuận tiện cho Chu Du (thì đã bị thua Tào Tháo trong trận chiến Xích bích)
    Thì cảnh xuân thâm nghiêm của đài Đồng Tước đã khóa chặt hai nàng Kiều. (vì Tào Tháo rất thích cướp vợ của các tướng bại trận của mình, cũng như Điêu Thuyền của Lã Bố.. nhị Kiều là 2 chị em đánh đàn rất giỏi. 1 người lấy Chu Du và một người lấy Tôn Sách)
    (4) Bản dịch thơ của Lương Cao Cường

    (5) Cố Chử Tử Duẩn: một loại danh trà tiến vua nổi tiếng của vùng Thái Hồ. Trong thời bắc Tống, trà này được coi là loại cống trà tốt nhất từ thời Đường.


    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


    Mối cái thank của các bạn là nguồn động lực tinh thần to lớn cho các dịch giả

    Thảo luận.
    Góp ý.
    Lần sửa cuối bởi thuan0, ngày 14-07-2012 lúc 23:16.

  6. Bài viết được 483 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    allmemmo,annguyen1703,Back2vn,ball_fly103,Berberin,caohuuphuc,Con Chuột,congiolanhmangusau,Critina,Cuulong1505,Dalat,daotac911,david19,deitiescry,duy_dt12,firstsuicide,hamlam,haoyun,heavestmoon,hieupro,hivhung,hoanghiepgtel,htluu,hyoritin,jamesph66,katema,kelxxx,khanhhn,kiennt178,knighthero92,lamtg,layrick,lequycomaton,liangjun,lightstar1988,long17111995,LuisHuynh,manhmo,meo1996,Meohamchoi,nguyenduy1k,nguyenhoangtung1989,nhất giới,nhd712193,nhokChanhst,odin,Oh Ma Boy,onglao,phachle,quangheo,quânkhuthủđô,quynhchau1910,rantrang,regicide,rongmotmat,sgk_12m,sunshine,tavd03,TửLinh,thanchit123,Thanh Thành,thanhvt,thaptu,Thiện Lương Ác Ma,thienchihan1801,Ti3uNguNhi,tjnm0c,trutien09,tuongmaythenao,tuongnguyen2007,tuquy123,v200vn,Vô Danh Tiểu Tốt,vegito,VietStar1711,vietthuan,viptin,wwxitrum,yeu_hau,ynhi123,[GL]TuKhong,ĐờiĐenBạc,
  7. #9
    Ngày tham gia
    Oct 2011
    Đang ở
    ...........
    Bài viết
    10,287
    Xu
    5

    Mặc định

    Quyển thứ nhất: Gió sớm Giang Ninh

    Chương 8: Hô Diên Lôi Phong


    Dịch: Trần Mộ
    Biên tập: Thuan0
    Nguồn: Tangthuvien.com










    Đối với thân thể hiện tại Ninh Nghị cũng không có bao nhiêu tự tin, chẳng qua tốt xấu gì cũng đã rèn luyện mấy tháng, tuy ngủ dậy vẫn còn hơi chóng mặt, nhưng đẩy cửa đón gió sớm đầu óc cũng dần tỉnh táo lại.

    Lúc này trời còn chưa sáng, toàn bộ thành Giang Ninh đều đang chìm trong bóng tối. Nhưng đã gần đến bình minh, từ lầu hai nhìn ra, xa gần đây đó trong thành, kể cả mấy tiểu viện của Tô gia cũng đã có vài ánh đèn phập phồng. Gã thấy bọn hạ nhân trong tiểu viện đi đi lại lại, vang lên tiếng nói chuyện mơ hồ, ở nơi xa hơn bên ngoài tường viện, trên những con đường dài hẹp đang chìm trong bóng tối cũng đã nhìn thấy ánh đèn mờ mờ hắt ra từ những ngôi nhà nhỏ.

    Trên tầng hai của tiểu lâu đối diện, ánh đèn dầu thấu qua song cửa hắt ra, phủ lên mặt sân một tầng ấm áp. Ba tiểu nha hoàn xưa nay vốn dậy sớm, Tô Đàn Nhi thì lúc sớm lúc muộn nhưng xem ra hôm nay cũng dậy sớm. Nơi cửa sổ lầu hai bên kia lộ ra thân ảnh thiếu nữ soi gương trang điểm, bóng dáng xem ra rất bận rộn. Khi Ninh Nghị bước xuống lầu, Quyên nhi đang từ hành lang tiểu lâu bên kia đi qua, nàng hơi khuỵu gối hành lễ, nhẹ giọng chào:
    - Cô gia đã dậy.

    - Quyên nhi dậy sớm thế.

    Sau đó, cửa sổ ở lầu dưới chợt mở, ló ra khuôn mặt gấp gáp của Thiền nhi:
    - Cô gia đừng xuống, để em mang nước tới.

    - Ài, không cần. Ta tự đi tới là được.

    Tô gia có một nhà bếp chung nên trong các tiểu lâu không có nhà bếp riêng, tuy nhiên trong phòng nhỏ dưới lầu vẫn có nơi đun nước và rửa mặt, bởi vì khi cần tắm rửa vào mùa đông thường sẽ dùng bồn tắm có đun lửa ở dưới, mà loại bồn tắm này không tiện bố trí tại lầu trên. Dạo này tiểu Thiền đã thích ứng với lịch dậy sớm rèn luyện của Ninh Nghị, vừa định mang nước nóng lên thì Ninh Nghị đã đi xuống. Gã là một người hiện đại, không câu nệ những tiểu tiết thế này, dẫu tự mình đun nước cũng chả có vấn đề gì. Mấy hôm trước dậy sớm, lúc xuống lầu ngồi đợi đun nước, gã nhàm chán ngồi xổm bên cạnh bếp lò châm củi khiến cho chân tay tiểu Thiền có chút luống cuống. Lúc ăn cơm Tô Đàn Nhi phải uyển chuyển nói:
    - Tướng công không cần phải làm những việc này.
    Tiểu Thiền bên cạnh cúi đầu như làm sai chuyện gì, còn gã lại chỉ cười cười nói không sao.

    Mấy chuyện lỗ mãng hay khăng khăng thể hiện cách nghĩ riêng của mình, hoặc chuyện phạm vào mấy điều kiêng kị gã sẽ không làm, nhưng gã cũng không cố gắng thu liễm để biến mình hoàn toàn thành một “cổ nhân”, nếu không việc tới nơi này sống còn có gì thú vị nữa.

    Giả như sau này mọi người sống với nhau được nhiều năm, nếu như thật sự trở thành vợ chồng, vậy chuyện mình thu liễm hay những chuyện nhỏ nhặt thế này chẳng lẽ không thể cho đối phương từ từ thích ứng?! Vậy nên mấy chuyện lặt vặt biểu hiện ra bên ngoài đó gã không quan tâm quá nhiều. Chuyện mình tình cờ vào bếp nhóm lửa, trên lớp học tiếp tục giảng giải cố sự cho đám học sinh đều không thay đổi. Trong lúc nói chuyện tình cờ dùng mấy từ hiện đại người khác không hiểu cũng không phải là chuyện cần chú ý quá mức.

    Ở trước mặt Tần lão, đôi khi cũng có thể nói chuyện về quan điểm cấp tiến, cho dù nó có hơi có chút ly kinh phản đạo(1) cũng không có sao. Lão đầu này đã từng làm quan, có kiến thức lại thức thời, không câu nệ tiểu tiết. Mọi người là bạn cờ, không có lợi ích ràng buộc, cũng như lão đầu đó nói, thân là kẻ ở rể trong nhà thương nhân, muốn tiến thêm thu lấy chút công danh là rất khó. Tình hình lúc này chính là “quân tử chi giao đạm nhược thủy”(2), mọi người cũng sẽ không làm điều có hại cho nhau. Thời gian đánh cờ lâu nay, Tần lão suy đoán về gã, gã làm sao lại không suy đoán ngược lại chứ.

    Đã kết giao làm bằng hữu vậy thì không còn gì quan trọng. Đôi khi tình cờ nói một hai câu vượt trước cả nhận thức, thấy bộ dáng đăm chiêu suy nghĩ của đối phương cũng thỏa mãn trong lòng một chút. Đối với gã mà nói thì đây chỉ là chuyện phiếm, những nhận thức này kỳ thực bây giờ không phải không có, chỉ là cách nói khác nhau mà thôi. Tất nhiên nếu là mấy chuyện nhạy cảm gã sẽ không động chạm tới.

    Ở lầu dưới đánh răng rửa mặt, thời đại này đã có bàn chải và bột đánh răng, chỉ là chất lượng rất kém, sau đó rời khỏi viện, thông qua lối nhỏ hướng tới cửa bên để ra ngoài. Dọc đường gà bắt đầu gáy, phương đông mơ hồ lộ ra ánh sáng le lói, gã tình cờ gặp mặt nha hoàn hay quản sự trong sân đều lên tiếng chào, hỏi han...

    Rời khỏi Tô gia, gã dọc theo con đường cũ chầm chậm chạy, vừa chạy vừa nghĩ hôm nay khi giảng bài nên nói chuyện gì, rồi lại nhớ mấy bài hát Trung Quốc mà mình thuộc. Có mấy ca khúc gã không còn nhớ trọn vẹn, hoặc không phù hợp với văn hóa của thời đại này. Mấy trò giải trí ở thời đại này quả thực quá thiếu thốn. Không chừng sau một thời gian ngắn mình sẽ còn quên nhiều hơn nữa, gã cảm thấy nên chép ra những bài còn nhớ rõ. Nghĩ nghĩ một lúc lại nghĩ tới thơ từ, trước đây lúc đi học gã không phải là học sinh giỏi, mấy bài thơ còn nhớ cũng không nhiều lắm, chẳng qua sau mấy chục năm đọc sách, vẫn nhớ được không ít danh ngôn. Đây chính một cái vốn liếng không tệ, sau này mà quên mất thì quả là đáng tiếc.

    Chạy được non nửa đường gã mới cảm thấy thân thể có vấn đề. Hôm qua ngã xuống nước đúng là có ảnh hưởng không tốt, nhưng dù sao việc chạy thế này để đổ mồ hôi cũng là một biện pháp trị liệu không tồi, nên gã tiếp đi tới.

    Sương mù lững lờ trôi trong thành, quang cảnh không khác nhiều so với ngày hôm qua, khi tới chỗ hôm qua bò ra khỏi nước, gã nghe thấy tiếng động truyền đến cách đó không xa, dường như từ phía mặt nước. Phóng tầm mắt nhìn, hình như ở đó có một bóng người đung đưa, trông như là đang chèo chống một con thuyền nhỏ.

    Bước chân của gã chậm lại, nghi hoặc đi tới gần. Chiếc thuyền nhỏ đang lay động kịch liệt trên mặt nước, trên thuyền là thân ảnh một nữ nhân đang chống cây gậy trúc thật dài, hình như đứng không vững. Ngay khi Ninh Nghị nhìn tới, chiếc thuyền lắc lư làm nữ nhân kia ngã vào trong thuyền ầm một cái. Cũng không biết có phải là cô gái sáng hôm qua hay không? Ngày hôm nay nàng khoác một chiếc ào màu phấn hồng, vóng người dong dỏng thướt tha rất đẹp, chỉ là dáng vẻ lúc bò dậy sau cú ngã có mất đi đôi chút phong cách.

    Thuyền nhỏ tròng trành rất mạnh, cô gái kia từ từ cẩn thận đứng dậy, một tay nhẹ bám vào mép thuyền, lúc ngẩng đầu lên tóc mai hơi toán loạn, thoáng nhìn thân ảnh nam nhân đang đứng trên bờ xem cuộc vui, nhất thời nàng trợn to hai mắt lộ ra chút bối rối. Lúc này Ninh Nghị mới nhận ra, một đầu của cây gậy trúc dài loằng ngoằng kia buộc một cái túi lưới, bên trên nó vẫn còn dính bùn cát. Sau khi cẩn thận đứng dậy, tay cô gái kia lấy ra một con dao.

    - Ý, đúng là con dao ngày hôm qua..

    Chiếc áo choàng tuy đẹp nhưng hơi cũ kỹ, cô gái này thủy tính kém nên hơi chút đã phải chống thuyền, rõ ràng nhằm lúc sáng sớm không người tới đây mò dao, là do ngượng ngùng sao? Có lẽ cuộc sống trước đây của cô nương này cũng không tệ lắm, nhưng hoàn cảnh bây giờ đã xuống dốc. Ninh Nghị nhìn đi nhìn lại mấy lần mới đưa ra kết luận như vậy. Gã vốn không quan tâm tới người xa lạ, nhưng cô gái kia tựa hồ hơi bối rối, muốn chống thuyền cập bờ nhưng luống cuống làm thuyền vẫn chỉ loanh quanh trên mặt nước, nàng lại đứng không vững, vài lần thiếu chút ngã nhào. Sau đó..

    - Hắt xì..

    Ninh Nghị đang chuẩn bị rời đi, miệng hắt hơi một cái, cô gái trên thuyền cũng hắt hơi một cái rồi ầm một cái ngã nhào vào trong thuyền. Lúc bò dậy nàng có chút khó xử trừng mắt nhìn về phía bên này, Ninh Nghị cũng cảm thấy không tự nhiên, hếch miệng nói:
    - Gà cũng chết đuối rồi, cô còn đi mò cây dao làm cái gì..

    Giây lát yên tĩnh.

    - Gà quay về rồi.

    - Hử?

    Ninh Nghị vốn là hỏi cho có. Thực ra gã cười một điệu trông khá là đểu, nhưng đã đánh sai phản ứng của đối phương, sau khi lời nói từ giữa sông truyền tới, Ninh Nghị cũng hơi bất ngờ mà ngẩn người.

    - ..Gà không chết. Trần gia… Trần đại thẩm đã tìm được nó.
    Đối phương giải thích.

    - A..

    Ngày hôm qua cô gái này đuổi gà tới sát sông rồi còn còn lôi cả Ninh Nghị xuống nước, sau đó không thấy gà nữa. Xem ra con gà cũng lợi hại, vẫy vùng một trận rồi lại nổi lên, người dân ở đây tự nhiên biết nàng đánh mất gà lại đuổi về hộ. Trong lòng Ninh Nghị than thở một phen, chốc lát sau lại nói:
    - Có thể đưa cái gậy kia tới đây không?

    Thuyền nhỏ cách bờ một đoạn, cái gậy kia vốn là có thể đưa tới nhưng xem chừng cô gái không đủ sức, mất thăng bằng làm thuyền tròng trành muốn lật, thử mấy lần nhưng đầu gậy phía bờ vẫn chìm dưới nước. Ninh Nghị với tay lại không tới nên chỉ đành đi dọc theo sông một đoạn mới tìm được một cây gậy trúc ở ven bờ, gã đứng trên bờ đưa cây trúc ra kéo cô gái với thuyền nhỏ vào.

    - Cảm tạ công tử.. chuyện ngày hôm qua, lúc đó thiếp thân vừa mới tỉnh lại, có chút..

    Cô gái này không phải là người không biết phân biệt thị phi, sau khi lên bờ lập tức cám ơn, đồng thời xin lỗi Ninh Nghị vì chuyện ngày hôm qua lỡ tay đánh người đã cứu mình một bạt tai, đại để thấy nàng có vẻ khó nói. Ninh Nghị đối với việc này không chút để ý, phất tay một cái:
    - Không có chuyện gì, không có chuyện gì. Ta còn phải chạy tiếp đây, đi trước.

    Xoay người hắt xì một tiếng, gã mặc kệ cô gái ở phía sau hỏi một câu cổ quái: “Chẳng lẽ công tử bị người ta truy đuổi?” mà một đường chạy thẳng. Báo ân cũng phiền toái chả kém báo thù, đầu tiên là nói những lời sáo rỗng: đối phương nói một loạt những lời cảm kích khiến mình phải khiêm tốn một hồi, lễ nghi giữa nam với nữ lại rất phiền phức. Cần gì chứ, bây giờ mình đang bị cảm, chạy bộ ra mồ hôi mới là thực tế.

    Con đường này chạy đi chạy lại đã nhiều lần, tới điểm dự tính lại quay đầu, nửa đường trở về mới phát hiện ra nơi ở của cô gái kia. Đó là một tòa tiểu lâu hai tầng ở ven sông trông rất tách biệt. Ngay bờ sông là một đài nhỏ vươn dài ra trên mặt nước, trông có vài phần không khí trang nhã, nhưng nếu chỉ thuần để ở thì e là không thực dụng lắm, mùa đông hẳn sẽ khá lạnh. Lúc này cô gái đang đứng bên một vườn rau nhỏ bên ngoài tiểu lâu, vườn rau được hàng rào vây quanh. Con gà mái nàng đuổi hôm qua lúc này đang ở trong đó, cô gái cầm dao do dự nửa ngày mới đi vào vươn tay bắt con gà mái. Con gà dãy giụa điên cuồng, nàng lại chật vật lui ra, vội vàng đóng kỹ hàng rào trở lại.

    Chắc chắn là cô gái kia chưa từng làm qua việc này, có lẽ do quen sống trong tiểu lâu kia, sợ là có liên quan tới công việc giải trí của mấy nữ tử phong trần nổi tiếng sông tần Hoài. Có những người thuộc hàng ngũ danh kỹ sau khi chuộc thân sống một mình, ở trong những tiểu viện xa hoa nói là hoàn lương, thật ra khách vẫn lần lượt ghé thăm, làm gái làng chơi như cũ, thậm chí về sau không bị người khác bài bố còn hét giá cao hơn nhiều. Nhưng cô gái này trông ra tướng mạo xinh đẹp, không biết sao lại suy bại đến mức phải tự tay giết gà thê này?

    Ninh Nghị vừa nhìn vừa đi tới, cô gái lại đi vào lần nữa, lần này tay đã nắm được con gà nhưng lúc quay người gà lại giãy dụa chạy trốn, lông bay tán loạn. Trong khi cô gái còn bối rối, còn gà đã bay ra khỏi hàng rào, không để ý bị Ninh Nghị bắt được. Lần này nó bị nắm chặt hai cánh không thể giãy dụa được nữa, cô gái thấy Ninh Nghị bỗng sửng sốt hồi lâu, đại loại muốn nói lời cảm ơn và xin lỗi. Ninh Nghị xòe tay ra:
    - Đưa dao đây.

    - Ơ..

    Ninh Nghị không đợi nàng hết ngơ ngác , với tay nắm lấy cán dao, bên ngoài bờ rào vốn cũng đã chuẩn bị một cái bát đặt trên mặt đất, Ninh Nghị đi tới bên rồi ngồi xổm xuống, bàn tay nắm đôi cánh lại nắm thêm đầu con gà đang giãy dụa, để cho nó lồi cái cổ ra, rồi sau đó nhẹ quơ quơ dao.

    - Công.. vị công tử này..chuyện đó..quân tử..

    - Quân tử cái đầu của cô, đã đun nước sôi chưa?

    -.. Đã đun.

    - Tốt.

    Ninh Nghị không phí lời, một dao cắt cổ gà, bắt đầu nhỏ máu vào trong bát, sau khi chảy hết máu gà cũng hết giãy dụa, gã để xuống đất, gác dao trên miệng bát rồi đứng dậy.

    - cầm vào nhà bếp nhúng nước sôi mà nhổ lông, sau đó mổ ra làm sạch nội tạng. Mà quên, cô biết nấu không đó?

    Cô gái chần chừ.

    - Được rồi, nhờ ai đó giúp đỡ một chút, ví dụ như đại thẩm gì giúp cô tìm con gà về đó, giết con gà không dễ, đừng có lãng phí. Ngoài ra cũng nên đi gặp đại phu, e là cô cũng bị cảm.. Ta cũng bị cảm đây này. Thôi đi trước, không cần cảm tạ ta đâu, chắc ta “hoạt lôi phong”(3).. hắt xì..

    Gã xoay người chầm chậm rời đi, cô gái đứng sau nhìn theo, đợi khi gã rời đi hẳn mới hơi phản ứng: “Hoạt.. Lôi.. Phong? Hoạt hay là Hô? Hô Lôi Phong.. lạ thật..” Trên đời này không có họ Hoạt, nhưng nghe gần như là họ Hô, cô gái lẩm nhẩm trong miệng hồi lâu, cảm thấy phải chăng đối phương là dân tộc ít người, hoặc là họ Hô Diên, có lẽ là Hô Diên Lôi Phong, cái tên này nghe có vẻ thô bạo, chắc là vậy.

    Trước đây vì điều kiện công việc nên có thể coi là giao thiệp khá nhiều, nhưng người này gặp mình toàn vào lúc mình đang chẳng ra làm sao cả, hành vi cùng cách nói chuyện rất gọn ghẽ, mấy kỹ năng giao tiếp ứng đối ngày xưa không dùng được. Dù sao Ninh Nghị cũng đã chạy mất, Nàng nghĩ nghĩ một lát, rồi đành hậm hực nhấc con gà, bưng bát tiết đi về phía nhà bếp..

    Buổi sáng đến thư viện Dự Sơn dạy, cảm giác không khỏe trong thân thể đã trở nặng nề. dạy xong, trên đường về nhà nôn mửa mất một lần, dường như thân thể chuyển biến xấu. Lần này tiểu Thiền có đi theo nên sau khi về đến nhà, gã được coi là mắc trọng bệnh, như thông thường được đưa lên lầu nằm giường chăm sóc.

    Theo kinh nghiệm sống ở nơi đây, đại khái phải mất một hai ngày mới khỏi bệnh được..

    -----------------------
    (1) những lời không giống với đạo nghĩa thường thấy.
    (2) Dịch: Giao tình giữa bậc quân tử nhạt như nước lã”. Xuất phát từ Trang Tử - Sơn Mộc, chỉ sự giao tình giữa các bậc hiền giả.

    Phù dĩ lợi hợp giả, bách cùng họa hoạn hại tương khí dã; dĩ thiên thuộc giả, bách cùng họa hoạn hại tương thu dã. Phù tương thu chi dữ tương khí dị viễn hĩ, thả quân tử chi giao đạm nhược thủy, tiểu nhân chi giao cam nhược lễ. Quân tử đạm dĩ thân, tiểu nhân cam dĩ tuyệt, bỉ vô cố dĩ hợp giả, tắc vô cố dĩ ly.

    Dịch (Lê Anh Minh dịch)

    Vì lợi mà hội tụ, đến khi nghèo túng, hoạn nạn, tai họa, thì sẽ bỏ nhau. Vì thiên tính mà hội tụ, đến khi nghèo túng, hoạn nạn, tai họa, thì sẽ giúp nhau. Giữa đoạn tuyệt và tương trợ khác biệt rất lớn. Sự giao du của người quân tử thì nhạt như nước lã; sự giao du của kẻ tiểu nhân thì ngọt nồng như rượu ngọt mới cất. Nhưng cái nhạt của người quân tử sẽ dẫn đến thân tình, còn cái ngọt nồng vồ vập của kẻ tiểu nhân sẽ dẫn đến tuyệt giao. Hội tụ vô cớ thì sẽ ly tan vô cớ.

    (3): ý là "ta cũng trúng gió", nhưng cô gái lại nghe thành tên. Giữ nguyên tiếng Hán để thấy được điều này.


    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


    Mối cái thank của các bạn là nguồn động lực tinh thần to lớn cho các dịch giả


    Thảo luận.
    Góp ý.
    Lần sửa cuối bởi thuan0, ngày 14-07-2012 lúc 23:22.

  8. Bài viết được 467 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    allmemmo,anagkh13,annguyen1703,azer,Back2vn,ball_fly103,Berberin,caohuuphuc,Con Chuột,congiolanhmangusau,Critina,Cuulong1505,Dalat,daotac911,dauchanlangtu1,david19,deitiescry,ducanhkt,duy_dt12,firstsuicide,HAC LONG,hamlam,haoyun,heavestmoon,hgnhg8731,hieupro,hivhung,hoanghiepgtel,htluu,huyquoc52,hyoritin,jamesph66,katema,kelxxx,khanhhn,kiennt178,Kim Bút,knighthero92,lamtg,layrick,lequycomaton,liangjun,lightstar1988,long17111995,LuisHuynh,manhmo,meo1996,Meohamchoi,nguyenduy1k,nguyenhoangtung1989,nhất giới,nhd712193,nhokChanhst,odin,Oh Ma Boy,onglao,phachle,quangheo,quânkhuthủđô,rantrang,regicide,rongmotmat,sgk_12m,sunshine,tavd03,TửLinh,thanchit123,thanhvt,thaptu,Thiện Lương Ác Ma,thienchihan1801,Ti3uNguNhi,tjnm0c,trutien09,tuongmaythenao,tuongnguyen2007,tuquy123,v200vn,Vô Danh Tiểu Tốt,vegito,VietStar1711,vietthuan,viptin,wwxitrum,yeu_hau,ynhi123,ĐờiĐenBạc,
  9. #10
    Ngày tham gia
    Oct 2011
    Đang ở
    ...........
    Bài viết
    10,287
    Xu
    5

    Mặc định

    Quyển thứ nhất: Gió sớm Giang Ninh

    Chương 9: Hình dáng tương lai


    Dịch: Trần Mộ
    Biên tập: Thuan0
    Nguồn: Tangthuvien.com








    Chạng vạng tối, ánh tà dương nhuộm đỏ bầu trời nhấn cả nửa thành Giang Ninh chìm giữa những rặng mây chiều ấm áp. Từ bên ngoài trở về, Tô Đàn Nhi gặp tiểu Thiền và nghe chuyện Ninh Nghị bị cảm nhiễm phong hàn. Nàng vừa hỏi tiểu Thiền về chẩn đoán của đại phu, vừa dẫn ba ả nha hoàn đi tới tiểu viện của Tô thái công.

    Hôm nay nàng có việc quan trọng cần trình bày với gia gia, nếu bệnh tình của Ninh Nghị không đáng lo ngại lắm tất không cần phải vội đến thăm. Sau khi nàng tiến vào tiểu viện lập tức nhận ra tam thúc Tô Vân Phương và tam tẩu cũng đang ở nơi đây, ngoài ra còn có con gái thứ hai của họ, thường gọi là thất nha đầu, đang ngồi trước mặt gia gia liếng thoắng kể cố sự. Xung quanh là mấy ả nha hoàn đang đứng hầu.

    - …Sau đó Chu Du liền đánh cho Hoàng Cái một trận…

    Tô Đàn Nhi chọn một cái ghế rồi lặng lẽ ngồi xuống, cùng gia gia và tam thúc tam tẩu nghe nữ hài kể chuyện. Chuyện đang được kể là Tam quốc chí, nghe rất hay. Không lâu sau thì chuyện cũng được kể xong, cô bé lập tức đứng dậy hướng nàng hành lễ:
    - Nhị tỷ!

    - Tiểu Thất giỏi quá, biết kể cả cố sự . Có phải là nghe được trong lúc đi tửu lâu không với cha không?

    - Không phải ạ, là tiên sinh ở học đường giảng cho bọn em nghe.

    - À..
    Tô Đàn Nhi chần chừ một lát rồi hỏi:
    - Là vị tiên sinh nào vậy?

    - Là Nghị ca ca ạ, Nghị ca ca biết rất nhiều thứ.

    Mặc dù Cái tiếng “ở rể” đối với người ngoài thật khó nghe, ăn nhờ ở đậu nhà vợ, địa vị thấp kém, thế nhưng trong gia đình vợ, mọi người đều xem chàng rể như anh em trong nhà, bởi vậy nên tiểu Thất chỉ gọi Ninh Nghị là huynh trưởng chứ không gọi là tỷ phu. Nghe cô bé nói xong, Tô Đàn Nhi khẽ mỉm cười, đang ngẫm nghĩ về câu chuyện thì nghe được giọng của tam thúc Tô Vân Phương ở bên cất lời hỏi:
    - Gần đây Y đang dạy “Luận ngữ” có phải không?

    Thất nha đầu gật đầu đáp:
    - Vâng, đúng là “Luận Ngữ”, chúng con học đến chỗ lý nhân…
    Thần sắc cô bé có vẻ khẩn trương, mỗi lần hỏi đến chuyện học hành câu tiếp theo thường là bắt nàng đọc một đoạn sách thuộc lòng nào đó.

    Nhưng lần này phụ thân nàng lại không hỏi câu thuộc lòng quen thuộc, Tô Vân Phương chuyển sang nói với Tô Đàn Nhi:
    - Trong lúc giảng Luận Ngữ có nhắc đến Tam Quốc, mặc dù bọn nhỏ thích nghe chuyện xưa, nhưng thân là tiên sinh nên lấy học thức làm đầu, dẫn chứng phong phú cũng tốt, chỉ là mức độ vừa phải thôi. Đàn nhi nên nhắc nhở Lập Hằng một phen.

    Đây là khiển trách rất nghiêm khắc, Tô Đàn Nhi trong lúc nhất thời cũng chỉ biết gật đầu tán thành. Lão thái công bên cạnh lại cười cười mà nói:
    - Không cần phải quan trọng hóa vấn đề như vậy, chỉ mất có mấy ngày đã có thể làm cho học trò yêu thích, tự nhiên cũng có thể dạy bọn chúng ham mê học hành, đám con nít này đã giao cho nó thì là chuyện của nó. Lão tam ngươi lại không biết rõ nguồn căn, sao biết Luận Ngữ và Tam Quốc không có liên hệ? Làm sao biết Lập Hằng không có thâm ý ở trong? “Bất tại kỳ vị, bất mưu kỳ chính” (1), đạo lý này mấy huynh đệ các ngươi đã được học từ lâu, chớ có mà huơ tay múa chân vi phạm đó!

    Trên thực tế Tô Đàn Nhi cũng biết đang dạy Luận Ngữ mà bàn chuyện Tam quốc thật có vẻ không hợp, nhưng Tô lão thái công lại cảm thấy vui vẻ, lão không xem trọng học thức của Ninh Nghị vì đã biết trước học thức của gã vốn không cao, lão là nhìn ở góc độ khác để đánh giá câu chuyện này.

    Tình hình Tô gia sắp tới rất phức tạp, ba hệ phái của Tô gia bao gồm lão đại Tô Bá Dung, lão nhị Tô Trọng Kham, lão tam Tô Vân Phương mỗi người quản lý một hướng kinh doanh, luận cả về thủ đoạn lẫn tư chất, Tô Bá Dung đều nhỉnh hơn đôi chút. Bây giờ lão thái công Tô Dũ còn sống, cục diện gia đình vẫn là anh em hòa thuận, nhưng nhìn xa một chút, đời thứ ba đều là một phường giá áo túi cơm, chỉ có con gái Tô Bá Dung, Tô Đàn Nhi là xuất sắc hơn cả. Sau mấy năm ròng cân nhắc, Tô Dũ dự định đem gia nghiệp của Tô gia giao hết cho nàng, dĩ nhiên, việc này cũng là một chuyện hết sức phiền toái.

    Bắt gà mái gáy thay gà trống chắc chắn sẽ gặp phải rào cản rất lớn, nếu lúc này trong số nam nhân của Tô gia có thể miễn cưỡng tuyển ra một người đủ sức cáng đáng trọng trách thì khỏi phải bàn, đằng này nhìn tới nhìn lui không có lấy một mống. Mà Tô Đàn Nhi hành sự không nóng không lạnh, thủ đoạn tương đối xuất chúng, vừa có năng lực lại vừa có dã tâm, thật có phong độ người lãnh đạo. Cho nên Tô thái công mới chọn một số công việc bên trong phần kinh doanh mà Tô Bá Dung quản lý giao cho nàng đảm nhiệm, xem như là thử thách chính thức. Cũng không phải là khảo nghiệm năng lực của nàng, mà là trực tiếp cho phép nàng sử dụng tài lực của phụ thân tới áp đảo và hợp nhất hai chi còn lại để xem nàng có thể phát huy đến trình độ nào.

    Tô Đàn Nhi đối mặt với áp lực tạm coi là một chuyện, ý nghĩa chính của việc Ninh Nghị đi ở rể chính là để Tô Đàn Nhi có thể tiếp tục lưu lại nhà họ Tô. Lão thái công rất coi trọng mối quan hệ với tổ tiên của Ninh gia, bởi vậy cũng chiếu cố cho Ninh Nghị. Bây giờ xem ra mâu thuẫn ở Tô gia vẫn chưa bộc phát, Tô Đàn Nhi muốn vượt qua những người khác, muốn thu phục bọn họ cũng không phải là chuyện không thể. Ngày nào lão thái công còn sống thì ai cũng đừng mong chống lại ý lão.

    Nhưng nếu như sau này mâu thuẫn bộc phát, bản thân lão thái công khi ấy đã về trời, những người này muốn đối phó với Đàn Nhi thì chàng rể vốn bị mọi người xem nhẹ, Ninh Nghị, chính là điểm mấu chốt, ngầm can thiệp hay đánh tiếng mượn người làm vài chuyện chẳng phải là quá đơn giản sao. Tô lão thái công chính vì nhìn thấy điểm này mới giao cho Ninh Nghị công việc dạy học. Thư viện Dự Sơn vốn là nơi có nhiều con cháu họ Tô theo học, nếu Ninh Nghị có thể dạy tốt, được bọn tiểu bối kính trọng thì vị thế của gã khi có tranh chấp quả thật không nhỏ, ít nhất là với cái danh lão sư, người khác muốn động đến gã cũng phải cân nhắc cho kỹ.

    Bởi vậy nên nếu Ninh Nghị chiếm được sự yêu thích của bọn trẻ thì còn gì bằng. Tô lão thái công lập tức hỏi rõ tình hình giảng dạy của Ninh Nghị, cô bé lập tức kể một cách rôm rả, đồng thời hỏi Tô Đàn Nhi:
    - Nhị tỷ, tỷ biết ngày mai tiên sinh sẽ giảng chuyện gì không?

    Tô Đàn Nhi cười cười:
    - Ngày mai sợ là không được. Tướng công đang nhiễm phong hàn, hôm nay bắt đầu ở nhà tĩnh dưỡng, ngày mai e rằng không lên giảng được.

    - Cái gì?
    Lão thái công hơi nghi hoặc, Tô Đàn Nhi bèn đem mọi việc nghe được từ chỗ tiểu Thiền thuật lại một lần. Cô bé nôn nóng hỏi:
    - Vậy em có thể đi thăm Nghị ca ca không?

    Tô Đàn Nhi lắc đầu khuyên:
    Bệnh phong hàn truyền nhiễm, tiểu Thất tốt nhất là chờ Nghị ca ca của em khỏe hơn rồi hãy đi thăm.

    Đợi đến lúc vợ chồng tam thúc cùng cô bé rời đi, Tô Đàn Nhi mới cùng gia gia nói chuyện một chút rồi trở lại tiểu viện của mình. Lúc nàng đến thăm, Ninh Nghị đang ngồi trên giường uống thuốc, vẻ mặt trông rất khó coi. Tô Đàn Nhi thăm hỏi vài câu, vốn cũng muốn đề cập đến việc gã giảng cố sự, nhưng thấy gã nhiễm bệnh nên đành thôi không nói.

    Tô Đàn Nhi có năng lực, thâm tâm cũng muốn lấy thân phận nhi nữ mà làm nên đại sự, nhưng mặt khác, nàng cũng là một nữ hài chịu ảnh hưởng của gia giáo. Tuy nàng không thích hôn nhân xếp đặt nhưng vẫn tuân theo lệnh trưởng bối, cố gắng ở chung với Ninh Nghị. Từ đó có thể nhìn ra, tuy là có cá tính nhưng gia giáo rốt cuộc vẫn là gia giáo.

    Nàng hy vọng Ninh Nghị có thể tạo được uy nghiêm trong lúc dạy học mà không cần dùng đến tiểu xảo để lấy lòng đám học trò, đó chỉ là hành động của phường tinh ranh nhiều thủ đoạn. Nàng muốn Ninh Nghị trở thành một người thâm nho chính thống, dẫu có chút cổ hủ, mặc dù không có học thức cao thâm, cũng hy vọng gã không đi lệch khỏi “chính đạo”. Đương nhiên, trước mắt mà nói, khi chưa tìm hiểu đối phương đủ lâu, nàng sẽ không dễ dàng đưa ra kết luận, trong thâm tâm nàng tự hứa sẽ nỗ lực hiểu được tướng công của mình.

    Kỳ thực hình tượng gã cũng đã rất rõ ràng. Một thư sinh bình thường, học thức không cao, kiến thức cũng không nhiều, tâm địa tốt, bụng dạ rộng rãi. Đây là dạng phu quân mà nàng muốn hứa gả một đời.

    Lúc này vẫn còn có thể thư thả, nhưng thời gian có hạn, sẽ có một ngày hai người phải cùng tiến cùng lui, huống chi nàng còn phải cùng gã sinh con đẻ cái. Chỉ cần gã không phải là phường đại gian đại ác, những chuyện này tất sẽ phải đến. Tương lai vốn đã định như vậy, khó có thể cải biến. Trong lòng nàng tuy vẫn còn một ít kỳ vọng nho nhỏ, nhưng cụ thể là điều gì, chính bản thân nàng cũng không mấy rõ. Ở lâu mới biết lòng người, hy vọng tiếp xúc lâu ngày sẽ giúp nàng thêm hiểu rõ phu quân của mình, nhưng quả thật khó mà tin y có thể mang đến điều gì ngạc nhiên vượt khỏi dự liệu của nàng.

    Triều Vũ – năm Cảnh Hàn thứ bảy, cuối thu. Tại trang viện của nhà họ Tô trong thành Giang Ninh, một thiếu nữ tử thanh lệ đứng dưới mái hiên ngẩng đầu liếc nhìn bầu trời, tay nhẹ nhàng ve vuốt sợi tóc mai, khuôn mặt xinh đẹp, ánh mắt trong suốt bình tĩnh và hờ hững cùng một chút bất đắc dĩ. Từng trận gió thổi qua sân làm tung bay tà áo tú lệ màu xanh nhạt. Đây chính là người mới vừa trở thành phu nhân trên danh nghĩa không lâu, tiểu thư Đàn Nhi. Lúc này nàng đang dùng bộ dạng này để đón nhận cuộc hôn nhân của chính mình.

    Bất quá mà nói, việc này cũng không chiếm hết toàn bộ tâm tư của nàng lúc này, nàng còn có một số chuyện khác phải suy nghĩ, phải làm. Dẫu đôi lúc cuộc sống thường ngày cũng phải bận tâm một chút, nhưng rồi nó cũng sẽ tự động đi trên con đường của chính nó. Nếu như mọi chuyện đều dựa theo quỹ tích hiển nhiên mà phát triển, sau mấy chục năm nữa, có một ngày nàng lại ra hiên nhà ngẩng đầu hóng gió, sẽ chợt nhớ lại thời điểm này nhiều năm về trước. Dường như năm tháng đã đưa nàng tới một nơi nào đó, nhưng bây giờ mọi thứ vẫn nơi đây, không cần phải nghĩ nhiều đến chúng.

    Ngay tại cái khung cảnh tràn đầy khiến ai đó quên mất thời gian thì tiết Trung Thu đến.

    o0o

    Bệnh tới như núi sập, bệnh rời như rút tơ. Thời đại này không có thuốc đặc trị, thân thể gã lại vốn suy yếu, rèn luyện chưa được bao lâu đã nhiễm phải phong hàn, đã đến Trung Thu mà Ninh Nghị vẫn phải nằm lỳ trong phòng, chỉ có thể đọc tiểu thuyết cổ ngữ giết thời gian.

    Dựa theo kinh nghiệm đời trước của Ninh Nghị, bệnh tình này vẫn có thể ra khỏi phòng dạo loanh quanh trong tiểu viện, nhưng đây là thời kỳ cổ đại, điều kiện chữa bệnh vốn không tốt, nếu có ai đột nhiên lâm bệnh thì tất phải có người chăm sóc, và việc phòng ngừa là rất quan trọng. Lúc này đang là cuối thu, tiết trời trở lạnh, tiểu Thiền cứ khăng khăng cấm gã bệnh nhân không an phận rời khỏi phòng, Ninh Nghị cũng đành thông cảm với nỗi khổ tâm của nàng.

    Thôi thì cũng đành, gã cũng không phải là người hiếu động, chỉ cần lâu lâu mở cửa sổ thay đổi chút không khí là được, dẫu chỉ nhiêu đó cũng đủ làm khuôn mặt tiểu Thiền trở nên khó coi, Ninh Nghị cảm thấy buồn tẻ bèn tiêu thời gian vào việc giảng giải cho nàng, thay đổi không khí cũng có chỗ tốt đối với người bệnh.

    Chạng vạng tối, Ninh Nghị khoác thêm một cái áo, cùng theo đám Tô Đàn Nhi ra ngoài dự tiệc. Dù sao chỉ là cảm mạo phong hàn, gã không muốn bỏ lỡ đại tiệc Trung Thu của gia đình. Từ trên xuống dưới Tô gia, từ chủ nhân đến quản sự, tên sai vặt, ả nha hoàn, hộ viện…tổng cộng cả mấy trăm người đang tại phòng khách chính và mấy tòa đại viện lăng xăng sắp đặt từng cái bàn bát tiên, náo nhiệt đến rối tinh rối mù.

    Ninh Nghị trước kia cũng từng dự qua mấy cái yến tiệc quy mô lớn, thí dụ như tiệc cuối năm của công ty, quy mô cũng chẳng thua kém gì. Nhưng không thể không thừa nhận, xã hội càng hiện đại thì khoảng cách tình cảm giữa người và người càng lớn. Bây giờ gã đang sống trong không khí cổ đại, mặc dù bên trong Tô gia không có được mấy người đối xử thật lòng với một chàng ở rể như gã, nhưng tại đây gã vẫn cảm nhận được một thứ tình cảm rất thân thiết. Ở ngoài đốt pháo đùng đùng đẹt đẹt, trẻ nhỏ chạy tới chạy lui, tiếng đám đông la hét, tiếng chuyện phiếm liên miên, còn gã cùng Tô Đàn Nhi đến chào hỏi mọi người.. Trong thâm tâm gã thật sự yêu thích cảm giác này.

    Tà dương còn chưa khuất, dạ tiệc đã bắt đầu đưa món. Trong bầu không khí náo nhiệt sáng lên bởi những ánh đuốc cùng chiếc đèn lồng mới thắp, trời dần dần chuyển mình vào đêm, các loại âm thanh vang lên bất tận, tiếng sái quyền đấu rượu, tiếng người say lè nhè, tiếng lão thái công gia chủ chúc mừng con cháu, tiếng mấy đứa trẻ ngâm thơ tự làm. Thiền nhi, Quyên nhi, Hạnh nhi ba ả nha đầu cũng rất vui vẻ, các nàng được sắp xếp ngồi không xa đám nha hoàn, chạy tới chạy lui cười nói líu ríu, có khi lại chạy tới báo cáo chuyện gì đó với Tô Đàn Nhi, thỉnh thoảng cũng bắt chuyện với Ninh Nghị
    - Cô gia cô gia, các nàng hiện đang bàn luận chuyện người giảng cố sự đó...
    Ninh Nghị chẳng qua ngẫu hứng giảng qua mấy cố sự trên lớp, không ngờ từ đám tiểu bối lại truyền tới cả đám nha hoàn lẫn sai vặt, càng ngày càng lan rộng.

    Ài, thời đại thiếu thốn các trò tiêu khiển là như vậy đấy!

    Đại tiệc bắt đầu sớm, cho nên trời vào đêm chưa lâu đã chuyển sang tàn, nhưng vì là đêm Trung Thu nên đương nhiên mọi người vẫn tiếp tục thưởng trăng. Lão thái công và Tô Bá Dung cùng mọi người trò chuyện một chút, sau đó lão thái công trở về tiểu viện nghỉ ngơi. Con cháu Tô gia lại kéo tới tiểu viện của lão tán gẫu, đại khái là phải nói chuyện với Tô lão thái gia mới được. Một số người trẻ tuổi muốn đi chơi cũng phải tuân theo trình tự này. Còn Tô Bá Dung huynh đệ ba người, mỗi người quản sự một nhóm của mình, sau khi phát lì xì xong thì tận lực thay phiên nhau tâm sự dăm lời phế phủ cùng bọn chúng.

    Lão thái công năm nay đã ngoài bảy mươi nhưng thân thể vẫn còn rất khỏe mạnh, tinh thần quắc thước, Ninh Nghị và Tô Đàn Nhi trong lúc ăn cơm cũng đã cùng lão chào hỏi qua, lúc này lại tới nghe lão thái công dặn dò mấy lời dạng như: “ các con sau này phải giúp đỡ lẫn nhau”, rồi thúc giục “con bệnh” Ninh Nghị sớm về nghỉ ngơi, dẫu rằng lúc này thần sắc Ninh Nghị đã trở nên bình thường, chỉ là cổ họng vẫn còn hơi rát.

    Nếu như là ở hiện đại, thân thể tuổi hai mươi dẫu không cần uống thuốc cũng có thể tự khỏi cảm mạo, bây giờ lại bị lão nhân thất thập cổ lai hy dặn dò chăm sóc sức khỏe như một đứa trẻ, trong lòng Ninh Nghị có chút khổ tâm. Nhưng chuyện đã như vậy gã cũng không có biện pháp gì, mấy tháng trước cường độ rèn luyện thân thể không lớn, vẻn vẹn chỉ là mấy động tác thể hình căn bản, bởi vậy không có mấy tác dụng với thân thể thư sinh yếu đuối. Sắp tới đây mình phải đem hệ thống các bài tập rèn luyện cơ thể thực hành mỗi ngày mới được!

    Một đường trở lại tiểu lâu, Tô Đàn Nhi theo Ninh Nghị tiến vào gian phòng của gã, một chút trầm mặc sau khi dặn dò Ninh Nghị nghỉ ngơi cho tốt, rồi Tô Đàn Nhi ám chỉ nàng sẽ rời nhà vào buổi tối để tham dự hội thơ Bộc Viên.

    Bất luận Ninh Nghị có sinh bệnh hay không, Tô Đàn Nhi nhất định sẽ tham dự hội thơ Bộc Viên. Bởi vì đối với nàng mà nói, mục đích chủ yếu vẫn là cùng những người khác thiết lập quan hệ, bàn chuyện làm ăn. Về chuyện này, dẫu Ninh Nghị có mất hứng, hay thậm chí có xảy ra tranh cãi nàng cũng không thay đổi ý kiến. Chỉ là phận làm thê tử, tại thời điểm tướng công lâm bệnh mà lại xuất đầu lộ diện bên ngoài, quả là có chút kỳ cục.

    Nhưng Ninh Nghị có thể hiểu được việc này, gã chỉ thấy chuyện này có chút thú vị. Tiểu thê tử của gã một mặt chắc chắn sẽ không từ bỏ công việc làm ăn của Tô gia, mặt khác lại tận lực vun đắp cho cuộc hôn nhân, dù cho hiện tại vẫn chỉ là hữu danh vô thực và nàng đang giữ quyền chủ đạo. Nữ nhân cổ đại ơi, nỗ lực này thật sự khiến gã cảm thấy rất khả ái.

    Thưởng thức một phen nỗ lực của Tô Đàn Nhi, không muốn làm cho nàng phải nhọc lòng suy nghĩ, Ninh Nghị liền cười bảo nàng mau rời đi cho sớm. Đợi đến lúc Tô Đàn Nhi chuẩn bị rời khỏi và căn dặn tiểu Thiền chiếu cố cho gã cẩn thận, gã mới giật mình nói:
    - Ồ, không cần đâu, cứ để tiểu Thiền vui vẻ một chút, ta không có việc gì, đọc sách một chút sẽ ngủ.

    Hội thơ Bộc viên diễn ra nhộn nhịp trên sân khấu gồm sáu chiếc thuyền hoa kết lại, dọc theo đường đi còn có thể thưởng thức toàn bộ sự rực rỡ của những ánh đèn hoa trên sông Tần Hoài. Chứng kiến khung cảnh này, dù là ai chăng nữa cũng đều có cảm giác hưởng thụ. Mấy ngày hôm trước tiểu Thiền còn phấn khởi giới thiệu cho gã bao nhiêu thú vui của hội thơ lần này, bởi vì trước đây mỗi lần tham gia hội thơ Tô Đàn Nhi đều đưa ba người các nàng cùng đi. Ninh Nghị rất có cảm tình với Thiền nhi, không muốn vì mình mà làm tiểu nha đầu này mất hứng, nhưng Tô Đàn Nhi vẫn không nói gì, Thiền nhi mỉm cười lắc đầu:
    - Em không đi đâu, ở nhà hầu cô gia đọc sách.

    Nếu xét về mặt tình cảm, Tô Đàn Nhi xem ba nha hoàn như muội muội, thân thiết hơn nhiều so với Ninh Nghị. Nhưng dù sao nha hoàn vẫn là nha hoàn, chỉ là người hầu, tiểu Thiền là người hiểu chuyện nên nàng cũng không cần nhiều lời. Ninh Nghị phí hết nước bọt vẫn không thể lay chuyển được tiểu Thiền, cuối cùng đành bỏ cuộc.

    Hai người đứng tại hành lang lầu hai nhìn theo bóng dáng của ba nàng rời đi, từ nơi này phóng tầm mắt ra ngoài, trạch viện của Tô gia trải rộng ra xa, kéo dài đến tận hè phố, toàn bộ thành Giang Ninh một mảnh san sát nối tiếp nhau, đèn đuốc rực rỡ, khung cảnh náo nhiệt. Lúc này nếu tìm được một chỗ trên cao mà nhìn xuống, khung cảnh cổ đại huy hoàng này sẽ có một phong vị rất khác, chỉ là ngày hôm nay không có cơ hội để thưởng thức.

    - Cô gia, chúng ta vào đi thôi.
    Tiểu Thiền cười nói,
    - Người cũng giảng cố sự cho tiểu Thiền nghe có được không?

    - Mang ghế ra đây ngồi ta sẽ giảng cho nghe…

    - Vậy em không nghe nữa.
    Tiểu Thiền hé miệng, sau đó lại lắc lắc đầu:
    - Nơi này gió lớn lắm, mau đi vào thôi…

    - Không có việc gì, ngươi xem này, đâu có gió, hơn nữa ta mặc nhiều áo như vậy…nếu thấy chưa yên tâm thì đội thêm cái mũ…Từ nơi này nhìn ra ngoài cũng thú vị lắm, cứ như vậy đi, mang ghế ra đây, ta sẽ kể cho ngươi nghe chuyện Tây Du Ký…Bằng không thì kể Tây Sương Ký cũng được.”

    Nếu gã đã nói như vậy, Thiền nhi cũng chỉ có thể nghe theo, hai người mang ghế ra ngồi trên bình đài, Tô gia lúc này đã không còn náo nhiệt như trước, thỉnh thoảng có thể trông thấy vài người chuẩn bị xuất môn, xa xa tiếng pháo, tiếng chiêng trống, tiếng la hét vẫn truyền đến. Đêm Trung Thu tuy là thời điểm dành cho người thân, nhưng trên thực tế các loại gặp gỡ xã giao cũng không ít, số người giống như Tô Đàn Nhi cũng không hiếm, hội đèn lồng, tiệc rượu, hội thơ đủ loại…người bình thường chưa chắc đã muốn ở nhà, đi ra ngoài xem múa rồng, múa lân, đóan đèn lồng mới thấy hết được sự náo nhiệt.

    Mà lúc này tại nhiều nơi trong thành, các tiết mục cũng đã nối tiếp nhau bắt đầu, có hội thơ đã treo lên bài thơ thứ nhất, rồi tiếp theo là vài thanh lâu bắt đầu cất lời ca xướng những bài được tuyển, mấy hội thơ lớn nhất mọi người vẫn đang lục đục kéo tới. Lúc Tô Đàn Nhi rời khỏi phủ cũng là lúc đám danh nhân tụ tập tại hội thơ Chỉ Thủy ở Phan phủ. Ngày hôm nay Tần lão, người hay cùng đám người Ninh Nghị đánh cờ tại bờ sông Tần Hoài cũng mặc trang phục khác hẳn ngày thường, khi lão cùng tiểu thiếp Vân Nương vừa rời khỏi xe ngựa lập tức có tùy tùng chạy tới nghênh tiếp:
    - Tần công giá lâm, Phan phủ trên dưới thật lấy làm vẻ vang…

    Người này chính là đương kim gia chủ của Phan gia, Phan Quang Ngạn, đồng thời cũng là đại huynh của Lễ bộ thị lang kiêm Hàn lâm học sĩ Phan Minh Thần. Phan Quang Ngạn tài học bất phàm, am hiểu hội họa, đặc biệt là đại hành gia về vẽ tranh tiên hạc, người đời thường tôn xưng là Hạc ông. Mặc dù như thế, trước mặt Tần lão y vẫn tỏ ra rất tôn kính. Hai người tuổi tác xấp xỉ, Tần lão vội vã cười đáp lễ:
    - Không dám, không dám! Hạc ông nếu cứ đa lễ như vậy, lần sau ta sẽ không dám đến nữa…

    - Ha ha, Tần Công lúc nào cũng hài hước…Đúng rồi, Minh công cũng đã đến…
    Hai người hàn huyên một lúc rồi đi vào bên trong.

    Không lâu sau, hội thơ Chỉ Thủy khai mạc. Chiếc thuyền lớn tạo thành bởi sáu chiếc thuyền hoa liên kết lại vốn đậu tại khu vực náo nhiệt nhất ven sông Tần Hoài cũng bắt đầu rời bến, thi từ lớp lớp từ các nhóm tụ hội truyền ra, khắp thành là lời ca tiếng hát, là tiếng phách nhạc trong ánh đèn hoa, không khí phong nhã càng trở nên nồng hậu, đêm Trung Thu náo nhiệt của thành phố này chính thức bắt đầu.

    ------------------------

    (1) Dịch nghĩa: không ngồi đúng vị trí thì không thể bàn chính sự.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


    Mối cái thank của các bạn là nguồn động lực tinh thần to lớn cho các dịch giả


    Thảo luận.
    Góp ý.
    Lần sửa cuối bởi thuan0, ngày 14-07-2012 lúc 23:22.

    ---QC---


  10. Bài viết được 445 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    allmemmo,annguyen1703,azer,Back2vn,ball_fly103,caohuuphuc,Con Chuột,Critina,Cuulong1505,Dalat,daotac911,dauchanlangtu1,david19,deitiescry,devilish12,ducanhkt,duy_dt12,firstsuicide,HAC LONG,hamlam,haoyun,heavestmoon,hieupro,hoanghiepgtel,htluu,hyoritin,jamesph66,katema,kelxxx,khangnguyen,khanhhn,kiennt178,Kim Bút,knighthero92,lamtg,layrick,leduy0102,lequycomaton,liangjun,lightstar1988,long17111995,LuisHuynh,manhmo,meo1996,Meohamchoi,nguyenduy1k,nguyenhoangtung1989,nhất giới,nhd712193,nhokChanhst,odin,Oh Ma Boy,onglao,phachle,phuongthuy7jp,quangheo,quânkhuthủđô,quynhchau1910,rantrang,regicide,rongmotmat,sgk_12m,sunshine,TửLinh,thanhvt,thaptu,Thiện Lương Ác Ma,thienchihan1801,Ti3uNguNhi,tjnm0c,trutien09,tuongmaythenao,tuongnguyen2007,tuquy123,v200vn,Vô Danh Tiểu Tốt,vegito,VietStar1711,vietthuan,viptin,wwxitrum,yakuza_japan,yeu_hau,ynhi123,ĐờiĐenBạc,
Trang 2 của 61 Đầu tiênĐầu tiên 12341252 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status