TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Kết quả 1 đến 1 của 1

Chủ đề: 10-Lỗi căn bản trong khi dịch.

  1. #1
    Ngày tham gia
    Oct 2007
    Đang ở
    Pattaya
    Bài viết
    165
    Xu
    50

    Mặc định 10-Lỗi căn bản trong khi dịch.

    Bangkok 40c, ngủ không vô, phòng thuê cho sinh viên nhỏ xíu, air cond thổ tả, lúc chạy lúc không, đánh nhau với remote control cả tiếng dồng hồ, thua to. dịch sẳn 4 chương truyện ma cho tòa sọan ngày mai xong. nhớ bị hỏi nhiều lần chuyện này, ngồi viết nhãm cho bà con đọc đở buồn. Không có ý lecture ai, chỉ chia xẻ kinh nghiệm thôi.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


    Chuyện là như vầy, sửa bài cho nhiều vị, thấy cùng lổi cũa nhóm dịch Anh-Hoa hồi xưa, hình như ai cũng gập mấy lổi này.
    - theo ước tính, 10 chương đầu bị lổi căn bản, 10 chương sau bắt đầu quen trình tự dịch, lổi căn bản ít đi, 10 chương sau nửa thì bắt đầu có cách dịch riêng của mình. từ chương 40-59 trở đi đã trở thành thói quen về cách hành văn và chữ dùng độc lập.
    - Nói như vậy, nếu qua chương thứ 20 mà còn gặp lổi cơ bản tức là có gì sai đâu đó.
    Cách của tòa sọan dùng kèm cho người dịch bắc đầu dịch một bộ truyện đại khái như vầy

    1-tìm hiểu về tác giả: Đọc về tác giả, cở tuổi, background, sở thích, viết bao lâu, bao nhiêu truyện. Truyện nào thành công, truyện nào dở ẹ...Thông thường, tác giả trẻ viết không đều tay nhưng nhiều ý mới, chơi games nhiều thì truyện cũng phong phú mà giống games. Tác giả lớn tuổi thì kỷ thuật viết vững vàng, bố cục hòan chỉnh, cấu trúc chặc chẻ. Viết đến cuốn thứ hai, ba thì kỷ thuật cao mà tình tiếc giảm, nhưng nhân vật có chiều sâu hơn...Có khi phải đọc hết hai ba bộ của cùng tác giả cho quen cách viết.

    2-Đọc hết nguyên bộ truyện: Hơi mất thì giờ một chút, đọc cho hết bộ để nắm được mấy nét chính.
    - Cốt truyện: thật ra không quan trọng lắm vì hầu hết tác giả viết để làm phim, và lấy tiền trên số người đọc. Cốt truyện về sau không còn quan trọng vì tác già tùy theo số lượng người đọc cứ kéo dài, bố cục vì vậy bi lõang dần. Miên Nguyệt Ma Tinh Lục, từ nhân giới qua tới chín giới, kéo ra vủ trụ, đi qua thái dương hệ khác, từ top ten đi xuống top 100.

    - Nhân vật: nhân vật chính cá tính, cách nói chuyện, cách cư sử, cách phản ứng...Tùy theo tác giả sắp xếp, có nhân vật ngiêm trang, có nhân vật khôi hài, vì vậy cách dùng chử khi dịch cũng phải theo đó mà đổi. Tiếng Hoa vốn có nhiều nghĩa, có khi cùng chử khác câu, khác nghĩa. Nhân vật phụ cũng quan trọng, làm cho câu chuyện thên phần hứng thú. có khi hết ý, tác giả bèn làm luôn cả chục chương cho nhân vật phụ trong khi nghỉ ra ý cho nhân vật chính. ví dụ TTB, có khi không thấy Tần vủ cả chục chương, hay Duy Ngã độc Tiên, một hồi chừng chục chương tòan nói về nhân vật phụ, Hải Long đi đâu mất tiêu. Nhân vật nhiều quá dịch cũng phát ớn. Thất giới cả ngàn chương, nhân vật nhớ không hết, mổi trận đấu tác giả giết một lần cả chục mà không hết. Dịch góp cho vui không nói làm chi, chứ làm nghề dịch chuyên môn không ai muốn ôm lọai truyện như vầy.
    - Nhập vai: Có một vị chuyên nghề dịch cả 20 năm góp ý như vầy. Khi dịch cần nhập vai. Ý là dọc hiểu nhân vật và cá tính, cách nói chuyện thì nhập vai với nhân vật, lúc dịch sẽ hiểu sâu sắc hơn, khi chuyển ý sẽ dùng chử chính xác hơn. ví dụ:

    Bộ 销魂录 -Tiêu Hồn Lục- 杨林 -Dương lâm- vốn là một tên lính, lêu lõng vô lại, liều lĩnh. lúc năn nỉ xin tha mạng thì chử dùng phải ra được vẽ kẻ giang hồ lúc xuông nước, cười cầu tình thì không thể dùng chử haha, hay hắc hắc. mà phải là hi hi hay giống giống như vậy, tiếng Hoa vốn nghèo nàn về âm thanh, mùi vị. Tiếng việt những chữ tượng âm thanh, màu sắc, mùi vị giàu có hơn nhiều. 'sào sạc, nồng nặc, tẻo teo, tí tách, kẻo kẹt, vèo vèo, ngọt lịm,...' khi chuyển ngử, những câu kiểu này tiếng việt hay hơn xa.
    "若没有点胆识, 怎么敢在龙哥的地头上混啊? ".... "不过在小弟的记忆里, 似乎并没有得罪过龙哥, 只是不知道龙哥怎么突然想起如此关 小弟呢? "
    nhược một hữu điểm đảm thức, chẩm yêu cảm tại long ca đích địa đầu thượng hỗn a? " ...."bất quá tại tiểu đệ đích kí ức lí, tự hồ tịnh một hữu đắc tội quá long ca, chích thị bất tri đạo long ca chẩm yêu đột nhiên tưởng khởi như thử quan chiếu tiểu đệ ni?"
    Dương lâm xuống dông cầu tình. bị Long Ca bắt được, xưng 小弟 -tiểu đệ-, rồi hỏi 'chì ko biết Long ca vì sao dột nhiên nghỉ tới quan tâm/săn sóc tiểu đệ như vầy' dùng chử sắn sóc thì mới rỏ ý cầu tình, dùng chữ quan tâm thì không nhập vai.
    "误会……嘿嘿……一场误会! "杨林虽然心知不妙, 但嘴里还是干笑着解释道: "小弟当时的确不知道她是龙哥的女 人, 嘿嘿……如果知道的话, 我绝对不敢动她一根毫毛的……"
    "ngộ hội……hắc hắc……nhất tràng ngộ hội! "dương lâm tuy nhiên tâm tri bất diệu, đãn chủy lí hoàn thị kiền tiếu trứ giải thích đạo: "tiểu đệ đương thì đích xác bất tri đạo tha thị long ca đích nữ nhân, hắc hắc……như quả tri đạo đích thoại, ngã tuyệt đối bất cảm động tha nhất căn hào mao đích……"
    'hiểu lầm..hè hè..chỉ là hiểu lầm!" nếu cho Dương Lâm cười hắc hắc thì chắc là bị bắn chết, nhập vai thì phải cho nhân vật cười kiểu khác.
    "那好, 我选第二条路! "
    "na hảo, ngã tuyển đệ nhị điều lộ"
    lúc hết thương lượng được, tên lưu manh liều lĩng trở dọng cứng cỏi.
    'tốt lắm, ta chọn con dường thứ hai'. Ko còn 小弟 -tiểu đệ nhé, còn nói 那好 - rất tốt- nửa. Nếu tự ý để tiểu đệ vô đây thì quả là ko nhập vai.

    Bộ 风流逍遥神 - phong lưu tiêu diêu thần. 精灵 -Tinh linh kiêu kỳ, lúc nào cũng xem 沐风- Mộc phong như kẻ ngốc. cho nên khi nói chuyện với Mộc phong, ngôn từ khinh bạc, chế diểu nhiều hơn là kính trọng. mà cũng đúng, Mộc phong nói đại nghĩa, trách nhiệm thì hắn chỉ hiểu tiểu nghĩa và gái đẹp, mải đến cuối truyện mới trở nên đứng đắn một chút. Vì vậy khi nhập vai, cách dùng chử trong khi đối thoại với Mộc phong không dịch một cách ngiêm trang. ví du:
    精灵娃娃轻笑:“正是此意,主人却 不笨。你们先别打岔,听我先把话说 。”
    tinh linh oa oa khinh tiếu:“chánh thị thử ý,chủ nhân khước dã bất bổn。nhĩ môn tiên biệt đả xóa,thính ngã tiên bả thoại thuyết hoàn。”
    Tiểu Tinh Linh khẽ cười: “Đúng là như vậy, chủ nhân người không phải là kẻ ngốc. Các người không nên vội vã, hãy nghe ta nói hết đã.”
    dịch không sai, trừ chử 'vội vả', chỉ không thấy nhập vai. nên dịch là
    Tiểu Tinh Linh khẽ cười: “Đúng là ý này -để ý cách nói móc-, chủ nhân người cũng không ngu ngốc lắm -nhấn mạnh ý chế diểu-. Các người đừng ngắt lời/nói nhãm -ý khinh thường-, hãy nghe ta nói cho xong trước đã -ý kiêu kỳ-.”

    - Bố cục: Bộ truyện chừng trên dưới 100 chương, bố cục chặc chẻ, cấu trúc hòan chỉnh. Truyện dưới 50 chương thường không đủ đất cho nhân vật phát triển, thường là truyện ngắn, trinh thám, tình cảm hay vũ hiệp. Truyện trên 200 chương là lỏang lắm rồi, tác giả ráng kéo cho dài, thên nhân vật phụ, thêm chuyện ra, thêm nhiều tình tiếc vá víu, thêm nhửng màn tình cảm lảng xẹt hay đối thọai lãm nhãm. Thường ngay chính tác giả cũng lẩn lộn, tên người, tình tiếc, có khi người chết ngắc hồi nào, bèn đem vô xài tiếp. Truyện dịch nên chọn khỏang trên trăm chương thì còn hay. Sưu Thần ký 132 chương, không có lổi nào lớn, TTB cở cuốn bảy là tên nhân vật bắt đầu lẩn lộn rồi, mà tác giả rán kéo tới cuốn 18 cả gần 700 chương. DDSL cả 800 chương, nhân vật củ xài đi xài lại, nói chuyện lê thê, đó là Hùynh Dị, người khác còn khòi nói. Phiêu mạc chi lử 297 chương, có hai nhân vật chết ngắc, tảc giả quên xài lại như thường, may mà chỉ là nhân vật phụ. Băng Hỏa Ma Trù top ten mà tới 505 chương, lê thê lằng nhằng, bố cục chắp vá; Đường Gia Tam Thiếu mà cũng không tránh được bịnh kéo mì sợi. Ngã thị siêu cấp dị năng, top ten, hơn 650 chương, đọc chưa đến nửa bộ là biết tác giả kéo mì.
    -Lý do kéo mì vì càng nhiều người đọc, càng nhiều lần click. hầu hết các site đăng truyện là làm y như báo, sống nhờ đăng quảng cáo, nếu tác giả được nhiều click, tính điểm trà tiền, có bộ có tới cả mấy chục ngàn nguyên vì người đọc nhiều. Họ chia tiền quảng cáo cho tác giả. vì vậy phải viết nhiều, ráng kéo cho ra tình tiếc lôi cuốn người đọc.

    - Cách tả: Khi quen thuộc với tác giả, sẻ thây mổi người có cách tả riêng. Có người tả cảnh từ xa tới gần, có người chú ý đến chổ đập vào mắt, rồi từ đó so sánh, rồi mỡ ra xa. Có người tả cảnh, mà chú ý đến tất cả giác quan từ mùi vị, âm thanh, cãm giác nóng mát, màu sắc, ánh sánh, bóng tối, khỏang cách xa gần...khi tả Yêu tinh, thần khí...họ đều có cách riêng để tả, dân chơi game tả yêu thú rất chi tiếc, mổi yên thú đều có cách đứng, cữ động, tấn công, cá tính riêng. Tác giả trẻ càng chơi nhiều games yêu ma càng thêm ý mới, càng nhiều chi tiếc thú vị. ví dụ: Phiêu mạc thần chi lử, Cửu Thiên cửu Địa thần, Dong Binh thiên hạ là kiểu online game final fantasy series. yêu thú nhiều vô kể, nhưng được mô tả rất chi tiếc, từ màu sắc cho đến vủ khí, cách tấn công, trận chiến đều rất tỉ mỉ.

    - Cách viết: Tác giả nào cũng chĩ có một số chữ quen dùng. người viết nhiều có khi dùng tới cả 2,3 ngàn chữ. nhưng tác giả kiếm hiệp thông thường chỉ 5-800 trăm chử. Nhiều sites có thể download nguyên bộ truyện dạng doc. Để vô máy, check một phát là ra bao nhiêu chữ, bao nhiêu chử dùng đi dùng lại, tông cộng bao nhiêu chử được dùng. Chử dùng nhiều lần thì cho vô macro, sau này bấm một phát replace hết, tiếc kiệm công đánh máy. Có bộ xem thì nhiều chương mà chỉ có chừng 600 chử. Dầu vậy, cách viết rất quan trọng, vì mổi tác giả lảo thành đều có cách viết riêng, người thì dùng chử đối chử, người dùng ý đối ý, âm đối âm...ngừơi dùng kỷ thuật trong đọan văn theo cách nói phủ định trước, sau xác định, rồi thành câu hỏi làm rỏ ý. Đọc hòai để ý thấy liền. TTB chuyên dùng cách này. Khi chuyển qua tiếng Hán-Việt thì phần âm trắc bằng hầu như không còn rỏ. nhưng phần đối ý, đối chử có khi còn rỏ, khi dịch lướt mất những chi tiết này thì dể làm mất tác giả.
    Đường gia Tam Thiếu cả hơn muời bộ y chang, sợ người đọc chán, cứ 5,6 chương là có một màn đánh nhau.
    Hùynh dị trước giới thiệu nhân vật chính sẻ đánh nhau với một cao thủ, nhưng làm người đọc chờ đợi cả hơn mười chương đối thọai lãm nhãm, mới tới lúc đánh nhau. Gọi là chuẩn bị tâm lý cho đọc giả nôn nóng, nhưng là kéo mì chắc cũng ko sai lắm. Dịch BHTT mà phải đọc hết cả bốn bộ truyện dài, thấy phát nản. Dầu vậy, khi hiểu cách viết của tác giả, dịch chính xác hơn nhiều.

    3- Nắm được cách viết và chử dùng của tác giả: Dịch góp thì khó nắm ý này, nhưng dịch nguyên cuốn thì cần. Ví dụ giả Cổ long, giã Kim Dung nhiều lắm, nhưng đọc thì biết liền. Người dịch khá, lột tả nhân vật, đối thọai, làm rỏ cách viết cũa tác giả. khó lầm lẩn. Bộ Hậu hiệp Khách Hành người dịch thật hay, nhưng đọc xong thì biết Kim Dung không viết như vầy.

    Hầu hết người dịch mới bị lổi này

    1- Chọn chử không xát:
    Tùy câu, tùy người, tùy đối tượng cùng chử nghĩa khác nhau. Ví dụ:
    淡然笑道 -đạm nhiên tiếu đạo- hờ hững cười đáp- trong context nói chuyện với 1 lảo nhân.
    nên dịch là 'cười nhẹ đáp' vì người nhỏ nói với người già, chỉ có thể cười nhẹ chứ không thể là hờ hững.
    嗟乎!贫穷则父母不子,富贵则亲戚 惧。人生世上,势位富贵,盍可忽乎 !
    "ta hồ ! Bần cùng tắc phụ mẫu bất tử , phú quý tắc thân thích úy cụ . Nhân sanh thế thượng , thế vị phú quý , hạp khả hốt hồ tai ! "
    dịch như vầy thì ko sát: “ Than ôi ! Bần cùng thì từ bỏ phụ mẫu, mà phú quý thì lo sợ thân thích. Trong cõi nhân sinh,địa vị và phú quý, hạp khả hốt hồ tai!"
    vì câu từ thể than, chử dùng nên diễn tã cãm xúc hơn. ví dụ nên chuyển ý thêm chữ cho nhấn mạnh ý, chử (则) -tắc nghỉa mạnh lắm, dùng trong câu khẳng địng như 'không ăn hai ba ngày 'tắc' mệt. chuyển ngử nên chọn trong chữ mạnh như 'chắc chắc là, ngay cả, thậm chí...'. vì vậy nên chuyển ý là: “Than ôi ! Bần cùng thì (ngay cả/thậm chí) phụ mẫu cũng ruồng bỏ, mà phú quý thì họ hàng nể sợ. Trong cõi nhân sinh, địa vị (quyền thế) phú quý, sao mà (làm người ta thay đổi) nhanh đến vậy!".
    2- để chử thừa: - khi chuyển ngử, tiếng Hoa hay dùng chử chuyển câu, chử đệm, chử kèm, chử cuối câu. nếu nên cắt thì cứ cắt thỏai mái.
    猛然撞开房门冲了进去,但见一条黑 挟着嫣然已破窗而去。
    "mãnh nhiên chàng khai phòng môn trùng liễu tiến khứ, đãn kiến nhất điều hắc ảnh hiệp trứ yên nhiên dĩ phá song nhi khứ"
    dịch như vầy: "bất thình lình đập cửa tiến vào trong phòng, nhưng chỉ nhìn thấy một hắc ảnh cắp lấy Yên Nhiên phá cửa sổ ra ngoài"
    vừa dài vừa dư chử.
    chuyển như vầy: "xô bật cửa phòng xông vào, thấy một bóng đen đã cắp lấy Yên Nhiên phá cửa sổ vọt ra ngoài."
    但见 = nhưng thấy, chử 但 cắt đi tốt hơn
    chử như cũng là, ngiềm nhiên, tuy nhiên, mặc nhiên, dàm nhiên, abc nhiên..cũng, rắng, là, thì, mà ....tên nhân vật lập đi lập lại, cắt bớt mà không làm ành hưỡng ý cũa câu văn thì cứ cắt cho gọn.
    3- chuyển ý quá thóat: -Đọc xong rồi viết lại. hay là phỏng dịch.
    抬头望见蓝天白云,路边草色青青, 马飞奔在官道上
    "sĩ đầu vọng kiến lam thiên bạch vân, lộ biên thảo sắc thanh thanh, túng mã phi bôn tại quan đạo thượng"
    "ngẩng đầu lên trông về trời mây rồi đưa mắt xuống nhìn sắc cỏ xanh mượt bên đường, tung người nhảy lên ngựa phi như bay trên quan đạo"
    "đưa mắt xuống nhìn, tung người nhảy lên ngựa". quá thóat đi. bản chính đâu có.
    "phương xa trời xanh mây trắng, bên đường sắc cỏ xanh mượt, thả ngựa phi như bay trên quan đạo"
    4-Hiểu không rỏ, làm cho xong: - không chắc nhưng đóan chừng.
    -乌发蝉鬓, 明眸流盼, 玉指纤细, 肌肤雪白
    "điệu, ô phát thiền tấn, minh mâu lưu phán, ngọc chỉ tiêm tế, cơ phu tuyết bạch"
    "mái tóc đen búi sang hai bên, đôi con ngươi sáng đảo sang bên, ngọc chỉ thon mảnh, nước da trắng như tuyết"
    "búi sang hai bên, đôi con ngươi sáng đảo sang bên", đâu có phải. vì 蝉鬓 nói về mái tóc măng hai bên phía trước trán, trên lông mày-người thủy vượng, dưới 20 tuổi, lông măng mọc dày, góc hai bên trán, lông măng đen lan xuống trán như tóc, lớn lên rụng đi-. đâu có búi. vì con trai củng có 蝉鬓.
    流盼 là linh động, long lanh, đâu có đảo hai bên.
    "tóc đen nhánh quyến rũ, mắt trong long lanh" thì đúng hơn.
    -不如用新创的迷离指配合这神仙姐姐 剑招
    "bất như dụng tân sang đích mê li chỉ phối hợp giá thần tiên tả tả đích kiếm chiêu"
    "không bằng dùng ngón tay phối hợp với kiếm chiêu của thần tiên tỷ tỷ" dùng ngón tay, bỏ mất "mê ly chỉ".
    "không bằng dùng "mê li chỉ" mới sáng tạo phối hợp với kiếm chiêu của thần tiên tỷ tỷ"
    5- Mất tác giả:
    Lổi này thì dài lắm, bây giờ tìm ví dụ không ra. hôm khác có cơ hội sửa sau. Ý là sau khi dịch xong thì nét đặc sắc của tác giả mất tiêu. Tức là văn hùynh dị qua dịch giã này đọc không biết là Hùynh Dị. Nhưng cần nhiều ví dụ mới nói rỏ được. Bạn mới dịch sẽ thấy hơi lùng nhùng. dịch nhiều mới thấy rỏ. hẹn hôm khác mất ngủ viết tiếp phần này.

    ps. Ngủ không được mà viết trả lời cho mấy câu hỏi khi sửa bài, mà hẹn hoài. Không phải bài ngiên cứu hay lecture. chia xẻ kinh nghiệm. ko có ý chỉ dẩn hay chỉ trích ai nhe.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi binhchi, ngày 28-04-2008 lúc 15:16. Lý do: Sửa chính tả, càng sửa càng sai!
    ---QC---


  2. Bài viết được 3 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    Minh Tâm,

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status