TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối
Kết quả 6 đến 10 của 12

Chủ đề: Say Mộng Giang Sơn - Nguyệt Quan - Chương 11

  1. #6
    Ngày tham gia
    Oct 2008
    Đang ở
    Thèm - Ám Sát Đoàn
    Bài viết
    2,761
    Xu
    1,278

    Mặc định


    Say Mộng Giang Sơn




    Quyển 1: Phá kén hóa bướm

    Chương 5: Ngày kỳ tích (1)

    Dịch từ nguyên tác: Túy Chẩm Giang Sơn (醉枕江山)
    Tác giả: Nguyệt Quan (月关)


    Dịch: htph
    Biên dịch: mts86vt
    Biên tập: Ooppss
    Nguồn: www.tangthuvien.com








    Theo lẽ thường, ăn xin trong tửu quán tương đối dễ dàng hơn, vì chưởng quỹ muốn đuổi ăn mày đi cho mau thường ít nhiều gì cũng sẽ cho một chút đồ ăn, nhưng nếu đụng phải những tay chưởng quỹ keo đến vắt chày ra nước thì cũng chả xin được gì. A Sửu hy vọng chưởng quỹ của tửu quán này không phải là người quá keo kiệt.

    Bước vào tửu quán nó nhìn thấy mấy ả vũ cơ người Hồ trẻ đẹp múa hát theo tiếng nhạc ở ngoài hành lang.

    Ngực nở, eo thon, mông tròn đầy đặn...

    Trang phục hở hang của mấy ả vũ cơ để lộ ra một khoảng da thịt bên hông đầy khêu gợi, váy rủ xuống được thắt lại ngay hai bên eo khiến người ta khéo tưởng tượng không biết nó có rớt xuống theo động tác uốn éo như rắn của họ hay không.

    Vũ điệu khoan thai cộng thên thân hình gợi cảm làm cho cánh đàn ông nhìn mà thèm nhỏ dãi.

    A Sửu vẫn còn con nít chưa phải là đàn ông, do đó nó hoàn toàn không có tí hứng thú nào với những ả vũ cơ người Hồ ngực nở eo thon đầy quyến rũ kia, mắt nó chỉ dán chặt lên người viên chưởng quỹ để râu dê đang cúi xuống tính toán sổ sách phía sau quầy.

    Trong tửu điếm, ở hai bên có rất nhiều sạp ngồi, khách ngồi chồm hỗm hoặc ngồi xếp bằng trên chiếu, trước mặt đặt một cái bàn con thấp bày đồ ăn và rượu, họ vừa nói chuyện vừa thưởng thức ca vũ.

    Đi ngang qua trước mặt người khác đang ăn uống thì không được lịch sự cho lắm, cho nên thằng bé lách người đi vòng ra phía sau chỗ khách ngồi đến trước mặt chưởng quỹ.

    Nó cẩn thận từng li từng tí, cố gắng hết sức tạo ấn tượng tốt cho chủ nhân của tửu điếm.

    - Chưởng quỹ!
    Thằng bé chắp tay trước ngực rất lễ phép chào hỏi:
    - Chưởng quỹ làm ăn phát đạt, tiền vào như nước, xin bố thí cho tiểu nhân...

    Ánh mắt của lão chưởng quỹ râu dê dời khỏi quyển sổ lạnh lùng quét qua người thằng bé, mặt vẫn lạnh như tiền, lão nhấc bàn tay gầy đét lão luyện khỏi bàn tính đưa lên vuốt vuốt chòm râu dê thưa thớt, sau đó khẽ búng đầu ngón tay ra phía ngoài như thể phủi bay một con ruồi.

    Nữu Nữu ngồi xổm dưới gốc chuối ôm cái bụng đói meo, mắt dõi mong đợi tin tốt lành của anh.

    Con bươm bướm mỏi cánh đậu xuống vai cô bé.

    Cô bé mừng rỡ đứng lên khi thấy anh đi về từ cây cầu nhỏ phía đối diện. Con bươm bướm bị kinh động lại bay lên. Một cỗ xe ngựa từ từ chạy tới ngay chính giữa cô bé và anh, chắn ngang tầm mắt của cô bé.

    Cô bé ngẩng đầu lên liền thấy tiểu tiên nữ xinh đẹp đầu cài cây trâm hình bướm đang nằm trên cỗ xe ngựa lộng lẫy, ánh mắt hiếu kỳ nhìn mình, nhìn con bươm bướm trên đầu...

    A Sửu đi vòng qua phía sau chiếc xe, thấy Nữu Nữu đang nói chuyện với một vị quý nhân từ trên xe bước xuống. A Sửu hoảng hốt tưởng Nữu Nữu gây ra họa, nó liền bước tới cười giả lả với người đó:
    - Xá muội trẻ người non dạ, nếu có chỗ nào mạo phạm xin quý nhân thứ tội.

    Nhìn lại vị quý nhân, A Sửu nhận ra đó chính là vị văn sĩ phu nhân được đô đốc Quảng Châu Lộ Nguyên Duệ tự mình tiễn ra tới tận cửa phủ mà nó nhìn thấy trước đó, nó càng thêm thấp thỏm trong lòng.

    A Sửu vừa dứt lời, cô bé đầu cài trâm hình bướm liền lách ra từ phía sau vị phu nhân mặc giả nam trang, tinh nghịch nghiêng nghiêng đầu với hai búi tóc hình con ốc, đôi mắt trong veo lườm nó, cười nói:
    - Ơ ơ, thiệt không tưởng tượng được, một đứa bé ăn mày mà ăn nói văn vẻ như thế, hì hì, ta tên Công Tôn Lan Chỉ, ngươi tên gì?

    - Lan Chỉ! Không biết phép tắc gì cả!

    Vị phu nhân xụ mặt răn dạy con rồi quay sang hỏi A Sửu:
    - Ngươi là anh ruột vị cô nương này à?

    A Sửu vội đáp:
    - Công Tôn đại nương, tiểu tử và Nữu Nữu không phải anh em ruột, nhưng sống nương tựa vào nhau như anh em, chuyện của Nữu Nữu, tiểu tử đương nhiên có thể gánh vác thay.

    Vị phu nhân mỉm cười:
    - Chồng của ta họ Công Tôn, ta không phải họ Công Tôn, ta họ Bùi. Ngươi gọi ta là Bùi đại nương được rồi.

    A Sửu vội vàng sửa lời:
    - Vâng, Bùi đại nương, không biết xá muội có chỗ nào làm mất lòng đại nương.

    Bùi đại nương mỉm cười:
    - Không có chỗ nào làm mất lòng hết, đứa con gái bướng bỉnh này của ta cứ một mực đòi cho bằng được một đứa bạn gái cùng tuổi với nó. Vừa rồi thấy vị cô nương này ở ven đường, trông lanh lợi, lại xinh xắn, con gái ta rất thích. Lúc nãy ta đã hỏi qua, cô bé chỉ là một bé gái ăn xin mồ côi, không bằng như vầy đi, để cô bé vào trong nhà làm bạn với con gái ta, nhân đó cô bé cũng có một chốn nương thân.

    Nói đúng ra, chính vì cây trâm bươm bướm khác người của A Sửu đã làm cho Công Tôn Lan Chỉ thích thú, bằng không cô bé sao lại có thể để mắt tới một đứa bé gái ăn xin bên đường. Sau khi nói chuyện với nhau vài câu, ngay cả Nữu Nữu cũng cảm thấy ưa thích đối phương, lúc này Công Tôn Lan Chỉ mới động lòng liền năn nỉ mẹ thu Nữu Nữu làm thị nữ.

    Nữu Nữu thích cái trâm hình bướm của Công Tôn Lan Chỉ, A Sửu vì thế làm cho em một "cây trâm hình bướm", rồi Công Tôn Lan Chỉ vì "cây trâm hình bướm" này nên mới có ý định thu Nữu Nữu làm thị nữ để làm bạn chơi cùng, cái nào là nhân, cái nào là quả, thật sự khó mà phân biệt rõ ràng.

    A Sửu nghe thế đương nhiên vui mừng quá đỗi, thân phận vị phu nhân khiến cho ông hoàng đất Quảng Châu đối đãi như khách quý sao có thể bình thường được, nếu Nữu Nữu được quý nhân như thế thu nhận, đó là phúc của cô bé, nếu không, chưa nói tới chuyện hiện tại nó chẳng thể lo cho em ấm bụng, đợi Nữu Nữu lớn lên một chút, gặp phải những kẻ xấu xa như tên Tiểu Lang, chỉ sợ bản thân nó cũng không thể may mắn bảo vệ em như lần trước.

    A Sửu vui vẻ nói:
    - Cha mẹ của Nữu Nữu đều đã qua đời, Nữu Nữu cơ cực không nơi nương tựa, nếu đại nương đồng ý thu nhận, điều này thật tốt quá, phần ân đức này tiểu tử không biết...

    Nữu Nữu ở bên cạnh sợ hãi kéo góc áo anh:
    - Anh, Bùi đại nương nói chỉ đồng ý dẫn một mình em đi thôi.

    - Cái gì?
    A Sửu chết lặng người, do dự một lát mới nói với Bùi đại nương:
    - Bùi đại nương, tiểu tử rất chịu khó, làm công việc lặt vặt hay làm đầy tớ hầu hạ đều được, cũng không cần tiền công, chỉ cần có cơm ăn, có một chỗ ở...

    Bùi đại nương mỉm cười lắc đầu, nụ nười như gió xuân phơi phới, nhưng câu nói tiếp theo của bà lại như cây chùy nặng nề nện vào lòng nó:
    - Này cậu bé, tuy em cậu rất tốt, nhưng cũng chỉ vì con gái của ta đang muốn tìm người làm bạn, bằng không sao ta lại thu nhận một con bé ăn xin vào nhà, ta cũng không phải làm việc thiện!

    A Sửu đỏ ửng mặt, nó cố gắng chịu đựng cái cảm giác nhục nhã ê chề, quay đầu nhìn Nữu Nữu:
    - Nữu Nữu, em... nói đi?

    - Em...
    Nữu Nữu nhìn Bùi đại nương, nhìn con gái bà ta trong trang phục lộng lẫy, lại nhìn cỗ xe ngựa đẹp đẽ, đôi mắt toát ra một cơn khát vọng, nhưng khi nghĩ đến người anh cùng mình sống nương tựa lẫn nhau, ánh mắt của cô bé lại trở nên u ám, Nữu Nữu dứt khoát quay đầu lại, cúi đầu nói với A Sửu:
    - Em... đi theo anh!

    Bùi đại nương cười cười, dắt tay con nói:
    - Lan Chỉ, chúng ta đi thôi!

    - A, mẹ!
    Công Tôn Lan Chỉ không bằng lòng bị mẹ kéo đi, miệng chu lên.

    A Sửu thở phào một hơi nhẹ nhõm, cũng dắt tay Nữu Nữu, nhẹ nhàng nói với em:
    - Chúng ta đi!

    Công Tôn cô nương đi tới bên cạnh xe, kéo váy bước lên bậc để chân, ngoái đầu nhìn lại, đột nhiên oán hận giậm chân lớn tiếng nói:
    - Thằng ăn mày, ngươi muốn nó đi theo ngươi làm ăn mày cả đời sao?

    Tiếng nói của con bé theo chiều gió lọt vào tai, nụ cười chợt tắt trên môi A Sửu.

    - Anh?
    Nữu Nữu lo lắng gọi khi thấy nụ cười đông cứng trên mặt anh. A Sửu vẫn đứng như trời trồng ở đó.

    "Ngươi có thể cho nó cuộc sống như thế nào? Ngươi muốn nó làm ăn mày cả đời sao?"

    Lời chất vấn giống như cây chùy sắt phá thành nặng nề, từng chùy từng chùy giã vào lòng, đập tan nát cõi lòng nó.

    Đột nhiên nó nắm lấy cổ tay gầy teo của Nữu Nữu quay người chạy trở lại, cao giọng gọi:
    - Bùi đại nương, chờ một chút! Chờ một chút!

    Xe ngựa dừng lại, Bùi đại nương nhô đầu ra ngoài cửa sổ thản nhiên hỏi:
    - Chuyện gì?

    - Nữu Nữu, em đi cùng Bùi đại nương đi!

    Nữu Nữu giật mình nhìn anh, lắp bắp nói:
    - Anh, em...

    A Sửu sợ Bùi đại nương không hài lòng vội vàng nói với Nữu Nữu:
    - Nghe lời! Em ở lại bên anh, anh làm sao chăm sóc cho em đây? Em đi với Bùi đại nương, tương lai nếu anh làm nên đại nghiệp, anh sẽ đi tìm em, nếu như em có bản lĩnh, em cũng có thể giúp đỡ anh. Chúng ta thỏa thuận với nhau, nếu như ai thành công thì phải đi tìm người kia, nhất định phải tìm cho bằng được! Có được không?

    - Dạ! Nhưng mà...

    - Vậy lên xe, nhanh lên xe!
    A Sửu không cho em phân trần, ôm Nữu Nữu đặt lên càng xe, rồi lui ra sau ba bước vái lạy Bùi đại nương:
    - Bùi đại nương, Nữu Nữu xin nhờ đại nương chăm sóc!

    Công Tôn cô nương mừng rỡ gọi:
    - Nữu Nữu, tới ngồi cạnh ta!

    Bùi đại nương thản nhiên ra lệnh:
    - Đi!

    Két két két két, tiếng trục xe vặn vẹo cót két vang lên.

    A Sửu vái lạy sát đất, từ đầu đến cuối vẫn không ngẩng đầu lên.

    - Đừng quên lời anh vừa nói, những gì anh hứa, anh không được gạt em! Thật đấy...
    Tiếng nói kèm tiếng khóc nức nở của Nữu Nữu càng ngày càng xa, A Sửu vẫn cúi đầu không chịu ngẩng lên.

    Đến khi nó từ từ đứng thẳng lên, buồn bã nhìn về phương xa, trên phố dòng người vẫn vội vã ngược xuôi, cuối phố đã không còn thấy chiếc xe ngựa kia.

    A Sửu cảm thấy chua xót, lòng quặn thắt như trục xe vặn vẹo, thầm nghĩ: "Trục xe này chắc phải bôi dầu rồi..."

    ...

    "Mình làm thị nữ của người ta, chắc sẽ có tiền công, mình còn có thể học thêu thùa may vá, chờ khi cóp nhặt đủ tiền, mình sẽ trở lại tìm anh. Nếu lúc đó anh còn chưa có việc làm, mình sẽ làm thợ may nuôi anh!"

    Những thảm cỏ xanh và những ngọn cây cao vụt qua hai bên, xe đã chạy xa từ lâu.

    Nữu Nữu vẫn dựa vào cửa sổ, bên má còn lấm lem nước mắt chưa khô, thầm tính toán cho tương lai.

    Đột nhiên cô bé thảng thốt khi nghĩ đến một vấn đề: "Khi đó, anh có còn ở phủ Quảng Châu không?"

    Rồi cô bé chợt nghĩ lại: "Anh không ở phủ Quảng Châu thì có thể đi đâu chứ?" Tâm hồn bé nhỏ lúc này mới bình an đôi chút.

    A Sửu đứng ở giao lộ, cố mở đôi mắt sưng húp thẫn thờ nhìn về hướng xe ngựa đi xa.

    Nó biết lựa chọn của mình là chính xác, nó còn quá nhỏ, không có khả năng để bảo vệ Nữu Nữu, cũng giống như nó chỉ biết trơ mắt nhìn chị bị người ta chém đầu mà không có khả năng để báo thù. Nếu như tên Tiểu Lang tìm được nó, chưa chắc nó sẽ gặp may như lần trước, đây chính là một cơ hội tốt để Nữu Nữu thay đổi số phận của mình.

    Nhưng Nữu Nữu đi rồi, trong lòng nó trở nên trống vắng, nó không còn người thân nào nữa. Nó không biết con đường kế tiếp của mình sẽ đi như thế nào, có thể mấy năm sau nó vẫn là một thằng ăn xin, nếu như vậy, nó còn muốn đi tìm Nữu Nữu nữa không?

    "Khoan đã..."
    A Sửu đột nhiên tỉnh táo lại, nó biết vị phu nhân mặc giả nam trang kia nhất định là một người có thân phận cao quý, nó không lo lắng em sẽ bị người bắt cóc lừa bán, nhưng trong lúc vội vàng nó quên hỏi thân phận và nơi ở của đối phương, tương lai nếu có thể làm nên sự nghiệp, nó sẽ đi tìm em như thế nào?

    Trong lúc cấp bách, A Sửu vô ý thức đuổi theo hướng chiếc xe đã đi khuất...

    Tại ngã tư phố, A Sửu ngỡ ngàng đứng lại, nó thật sự không biết chiếc xe đó đã đi về hướng nào. A Sửu thầm nghĩ: "Nếu như mình vẫn là một thằng ăn mày không có tương lai, vậy còn đi làm phiền bà ta làm gì? Nếu như có sự nghiệp có tương lai rồi, dù không xứng để nói chuyện với Lộ đô đốc, nhưng hỏi thăm phủ đệ của một vị quý nhân ông ta quen biết, chắc cũng được thôi?"

    A Sửu còn đang nghĩ ngợi, một giọng nói như sấm vang lên bên tai:
    - Cậu bé, có biết phủ đệ của đô đốc Quảng Châu ở đâu không?


    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile




    Phòng ném đá

    Phòng chém gió
    Lần sửa cuối bởi Ooppss, ngày 24-01-2013 lúc 06:48.
    ---QC---



    Từng đôi chim bay đi, tiếng ca rộn ràng, cánh chim xao xuyến gió mùa xuân!

    Hidden Content

    Hidden Content


  2. Bài viết được 35 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
  3. #7
    Ngày tham gia
    Oct 2008
    Đang ở
    Thèm - Ám Sát Đoàn
    Bài viết
    2,761
    Xu
    1,278

    Mặc định


    Say Mộng Giang Sơn




    Quyển 1: Phá kén hóa bướm

    Chương 6: Ngày kỳ tích (2)

    Dịch từ nguyên tác: Túy Chẩm Giang Sơn (醉枕江山)
    Tác giả: Nguyệt Quan (月关)


    Dịch: mts86vt
    Biên dịch: htph
    Biên tập: Ooppss
    Nguồn: www.tangthuvien.com







    A Sửu hoảng sợ quay đầu lại liền thấy một đại hán mình cao tám thước đang đứng ngay trước mặt, đôi mắt y như mắt báo, hàm râu quai nón như kích, khí thế oai phong làm người khiếp đảm đến tận tâm phế! Y ăn mặc như người Côn Luân.

    Đại hán thấy nó đứng ngẩn ra đó liền lớn tiếng hỏi:
    - Này cậu bé, cậu có biết đường đến phủ đô đốc hay không?

    A Sửu nảy ra một ý vội vàng gật đầu nói:
    - Biết, mười đồng tiền lớn! (thời xưa dùng loại tiền đồng, to hơn tiền bình thường)

    Đại hán trừng mắt:
    - Cái gì?

    A Sửu vội sửa giọng:
    - Tôi biết đường đến phủ đô đốc, nhưng tiền thù lao... hai đồng tiền lớn!

    Đại hán kia giờ mới hiểu ý của nó, cười lớn nói:
    - Ngươi, nhóc con này, quả thú vị, thú vị lắm, được rồi, mỗ trả cho ngươi mười đồng tiền lớn, mau mau dẫn đường!

    A Sửu vui vẻ đáp:
    - Tốt! Mời đi theo tôi!

    A Sửu dẫn đường cho đại hán, sải chân của nó nhỏ, đại hán kia vừa sải một bước đã bỏ xa nó tới năm bước. Đại hán không thể kiên nhẫn chờ nó, một tay nhấc nó đặt lên trên vai, lớn tiếng nói:
    - Chạy đi hướng nào? Ngươi mau chỉ đường.

    Hành động của đại hán làm A Sửu giật mình, nhưng ngồi trên đôi vai rộng của y lại cực kỳ vững. A Sửu ổn định tâm tình chỉ đường cho y. Đại hán tuy vác A Sửu trên vai nhưng bước như bay, một lát sau liền chạy tới trước cửa phủ đô đốc Quảng Châu.

    Trước cửa phủ, một đám người Côn Luân tụm năm tụm ba lớn tiếng hò hét ẫm ĩ.

    "Nô bộc Côn Luân, nô tì Tân La"
    (Tân La là một nước nằm trong bán đảo Triều Tiên từ công nguyên năm 503 - 935)

    Cũng nổi danh giống như người làm công Philipine ở đời sau, tỳ nữ người Tân La khôn khéo lanh lợi giỏi giang, nô bộc người Côn Luân tính tình ôn hòa thiện lương, người Đường mua nô bộc thường chọn người Côn Luân trước tiên. Những người nô bộc Côn Luân này không phải người da đen ở Phi Châu, mà là người ở vùng Mã Lai, Nam Dương. Người ở vùng Nam Dương có làn da ngăm đen, tất cả đều bị người Đường gọi chung là người Côn Luân.

    Người Côn Luân mặc dù có nhiều người làm nô bộc, nhưng cũng có người làm thương nhân, có người giàu có, những người Côn Luân tụ tập ở đây là loại thương nhân giàu có.

    Đại hán chạy tới cửa phủ đô đốc liền đặt A Sửu xuống đất, chen vào giữa đám đông quát to:
    - Mỗ vừa trở về thuyền nghe nói có chuyện lớn xảy ra, mọi người đều kéo đến phủ đô đốc kêu oan, sự thể như thế nào? Rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra?

    Đám người Côn Luân nhìn thấy y giống như thấy được người tâm phúc, lập tức bu quanh, mặt đầy bi phẫn khóc lóc kể lể:
    - Thiếu chủ, bọn tôi bị vu oan!

    A Sửu đứng ở bên cạnh nghe bọn họ mồm năm miệng mười kể lể mơ hồ hiểu được một ít.

    Chuyện là mấy người Côn Luân này lần đầu tới Đại Đường buôn bán, sau khi thuyền cập bến thì cho rằng chiếu theo luật pháp sau khi nộp thuế liền có thể tự do mậu dịch, nào ngờ đám quan lại ở bến cảng muốn kiếm chút cháo tìm cách làm khó làm dễ. Bọn họ cũng muốn nhân nhượng cho khỏi phiền hà liền biếu xén đám quan lại ít hàng hóa.

    Có thể đám quan lại thấy bọn họ lần đầu tiên cập bến cảng, chân ướt chân ráo không nắm rõ tình hình Đại Đường, lại không chủ động biếu xén câu thông cho nên trong bụng không vui, nhân đó ra tay ăn hiếp bóc lột, yêu sách đòi hỏi quà cáp một cách quá đáng.

    Đội thuyền của những người Côn Luân này cũng không thật sự lớn, chở theo hàng hóa giá trị có hạn, sau một chuyến mua bán lời cũng không bao nhiêu, bọn họ sao có thể đáp ứng những yêu sách quá đáng kia. Đám quan lại bị cự tuyệt liền nổi giận, xúi bẩy đám thủ hạ của mình cố ý khiêu khích gây ra tranh chấp, rồi thượng cẳng chân hạ cẳng tay đánh chết một thương nhân Côn Luân. Đám thương nhân Côn Luân cực kỳ bất mãn liền khiêng thi thể người chết đến phủ đô đốc dâng cáo trạng.

    Đại hán sau khi nghe đám thương nhân kể lại đầu đuôi, lại thấy cái xác chết bọc vải trắng đang nằm trên mặt đất, đùng đùng nổi giận quát:
    - Quan lại nhà Đường khinh người quá đáng! Phủ đô đốc có nói gì không?

    Một thương nhân đáp:
    - Chúng tôi đã đâm đơn kiện, đang chờ đô đốc trả lời.

    Khi còn đang nói, cửa chính của phủ đô đốc mở toang, một viên quan mặc áo bào xanh nhạt bước ra, đứng lại trên bậc thang, một đám thị vệ của phủ đô đốc đi theo cũng dừng lại hai bên trái phải phía sau viên quan kia.

    Đám thương nhân thấy vậy liền tiến tới bu quanh, mồm năm miệng mười hỏi:
    - Cầu nha thôi (nha thôi là một chức quan thời Đường quản lý quân lương, quan sát, huấn luyện các quan viên cấp dưới), không biết Lộ đô đốc xử trí đơn cáo trạng của chúng tôi ra sao?

    Viên quan mặc thanh bào khoảng trên dưới ba mươi tuổi, gò má hóp lại, cặp mắt góc cạnh hình tam giác, y vân vê chòm râu thưa thớt, lạnh lùng cười, rồi ngạo mạn nói:
    - Lộ đô đốc truyền lệnh, đám điêu dân các ngươi không chịu giao nạp thuế má, mượn cớ say rượu ẩu đả chết người, vu cáo quan sai, lại đến trước cửa phủ đô đốc gây rối ầm ĩ, đáng giận cực kỳ! Bay đâu mau tới bắt bọn chúng nhốt vào đại lao!

    Đám thương nhân Côn Luân nghe vậy vừa sợ vừa tức liền nhao nhao lên, đại hán cao lớn đứng lẫn trong đám người ở đàng sau nghe được rõ ràng rành mạch, vội vẹt đám đông bước tới lạnh lùng quát:
    - Cẩu quan! Ngươi cố tình nói sai sự thật, đổi trắng thay đen!

    Cầu nha thôi nổi giận chỉ mặt đại hán quát:
    - Ở trước cửa phủ đô đốc, ngươi còn dám làm càn vừa ăn cướp vừa la làng? Bay đâu, bắt hắn tra tấn thật nặng cho bổn quan!

    - Bọn chuột nhắt, đứa nào dám!
    Đại hán hét to một tiếng như sét đánh, không lùi mà còn tiến tới ưỡn ngực nghênh đón.

    Vài tên nha sai ở phía trước giương nanh múa vuốt xông tới, trong đó có hai tên, một tên cầm xích sắt còn tên kia cầm cái gông. Đầu sợi xích sắt nện xuống cái rầm, tên nha sai chụp sợi xích lên đầu đại hán, xiết sợi xích lại rồi kéo. Đại hán giống như mọc rễ dưới chân, đứng vững không hề nhúc nhích tí nào.

    Đại hán không thèm né tránh, khi xích sắt quấn trên đầu tay phải của y đấm nhanh ra, "bụp!" một phát đấm vào cổ tên nha sai đang cầm gông. Chỉ nghe "rắc" một tiếng, đầu tên nha sai ngoẻo qua một bên, cổ của gã bị cú đấm của đại hán đánh gãy. Đại hán vói tay đoạt lấy cái gông, bẻ cái gông làm hai đập vào đầu tên nha sai cầm xích sắt.

    Hai nửa của cái gông gộp lại nặng trên ba mươi cân, đại hán đập chúng vào đầu gã kia giống như đập nát trái dưa hấu. "Phụp" một tiếng, chất nhầy gì đó màu đỏ lẫn trắng bắn ra tung tóe.

    Máu bắn tóe lên mặt đại hán trông y càng dữ tợn, Cầu nha thôi kinh hãi liên tiếp lùi về phía sau hét toáng lên:
    - Có cường đạo hành hung giết người, mau, mau chém chết nó!

    Đại hán nhe răng cười nói:
    - Đến đây, coi xem ai giết ai!

    Hai tay đại hán ép mạnh, đầu tên nha sai bị dập ép thành bánh tráng, cả người mềm oặt té xuống. Đại hán quay đầu lại trợn mắt nhìn đám thương nhân Côn Luân mặt mày đang kinh hãi quát to:
    - Bọn ngươi mau chóng quay trở lại thuyền chờ, đô đốc Quảng Châu không cho mỗ một lời giải thích, mỗ đi kiếm y lấy một lời giải thích!

    Đám thương nhân nghe xong vội khiêng thi thể của đồng bọn nhanh chóng rút lui, bọn họ chỉ là những thương nhân bình thường, tuy có phẫn nộ vì đám quan phủ Quảng Châu bất công, nhưng họ nào dám hành hung giết người. Hôm nay thấy đại hán này vừa giơ tay nhấc chân liền đập chết hai tên nha sai, bọn họ sợ tới mức hồn phi phách tán, lập tức bỏ chạy trối chết.

    Sau khi thấy đám thương nhân đã rút lui hết, đại hán cầm hai nửa cái gông dính bê bết máu trên tay hét lớn một tiếng rồi phóng vào phủ. Đám nha sai, thị vệ đang trong phủ đô đốc thấy một tên đại hán người Côn Luân dám cả gan giết chết người của nha môn, cả đám mắt vằn đỏ vì tức giận, tay vung đao múa thương gào thét liều mạng đâm tới.

    Đô đốc Quảng Châu Lộ Nguyên Duệ chính là người nắm toàn bộ quân quyền vùng Quảng Châu của Đại Đường, thị vệ trong phủ của y há phải dạng tầm thường, mỗi một tên đều là cao thủ quyền thuật, bản lĩnh vô cùng cao, hơn nữa bọn họ xuất thân là quân lính nên rất giỏi phối hợp lẫn nhau, nhìn thì giống như cả đám hỗn loạn xông bừa vào, nhưng thật ra tiến thối công thủ đều có trình tự quy tắc chặt chẽ.

    Ngay trong lúc đó, bóng đao ánh kiếm lập lòe phủ quanh người đại hán, quả thực nhìn không biết chỗ nào để công chỗ nào để thủ, ai ngờ đại hán cầm trên tay hai mảnh gông dính đầy máu cứ xông thẳng tới, nhìn y như lang như hổ giữa bầy cừu, hay tay vung lên tức thì kiếm gãy thương bay, rất nhiều tên thị vệ bị gông đánh trúng xác bay loạn giữa không trung đập vào tường, vào cửa, hay bay qua đầu đồng bọn văng vào trong sân.

    Đại hán dốc hết sức bình sinh sải bước một đường đánh thẳng tới, nói chung chả cần để ý gì đến chiêu thức xảo diệu hay không, thế công dồn dập, bẻ gãy nghiền nát bất cứ chướng ngại vật nào.

    Cầu nha thôi sợ hãi mặt cắt không còn hột máu, chân vấp một cái té ngã lăn quay. Gã vội bò lùi lại phía sau, được vài cái liền xoay người tiếp tục bò trốn vào phía bên trong cửa, vừa bò vừa hét toáng lên:
    - Có ai không! Nhanh có ai không! Cường đạo hành...

    Chữ "hung" chưa kịp thoát ra khỏi miệng gã đã bị đại hán giẫm một cước ngay giữa lưng. Gã khó khăn lắm mới bò tới ngay bậc cửa cao ngang đầu gối,
    không biết cú giẫm của đại hán mạnh hay nhẹ, chỉ thấy gã hét lên một tiếng đau đớn, phần ngang eo mềm oặt ra, quan bào rũ xuống vắt ngang bậc cửa.

    Cầu nha thôi hai tay bám xuống đất ráng tiếp tục bò vào bên trong, chợt nghe một tiếng "toẹt", phía dưới quan bào của gã hơi lộ ra một chút da giống như tróc ra từ trên người, máu thịt lẫn lộn với tim gan phèo phổi bày dài ra đầy mặt đất, nửa phần trên tiếp tục bò vào trong, nửa dưới với cái quần lót và hai chân nằm ở bên ngoài bậc cửa.

    Thật không ngờ cú giẫm của đại hán cộng thêm hai bên mép của bậc cửa có bọc sắt đã "chém ngang lưng" gã nha thôi họ Cầu. (chém ngang lưng là hình phạt tàn khốc thời xưa, chém ngang lưng thành hai đoạn)

    A Sửu ở ngoài phố trông thấy cảnh tượng trước mắt ngẩn người giương mắt mà nhìn. Nó từng nghe bạn của cha kể những cố sự của anh hùng hiệp khách, nhưng dù sao đó cũng chỉ là những mẩu chuyện, những cố sự mà nó chưa bao giờ nhớ tới, bây giờ tận mắt chứng kiến với thực lực của một người, vì tinh thần hiệp nghĩa chống lại với bất công, đường đường coi phủ đô đốc như chỗ không người.

    "Tại sao lại có thể như thế? Tại sao lại có thể như thế?"
    Trong tâm hồn bé nhỏ của A Sửu, một cánh cửa sơn son thếp vàng to lớn ầm ầm mở rộng, mở ra cho nó thấy một thế giới hoàn toàn mới.

    Mối huyết hải thâm thù toàn thôn bị tàn sát, mối hận cha mẹ bị giết, nỗi đau mất chị, A Sửu chưa bao giờ quên. Nhưng nó biết rõ, với thực lực bản thân nó không thể nào báo thù. Những kẻ giết người chính là quan quân. Nó từng dò la nghe ngóng được quân binh mặc chiến bào giống như vậy chỉ có Long Vũ quân ở kinh đô, là cận vệ của thiên tử, một cánh kỵ binh duy nhất trong cấm vệ quân.

    Nó từng có ý định báo quan, nhưng hành động kỳ lạ của quan phủ Thiệu Châu rõ ràng chứng minh quan phủ là cùng một bọn với đám hung thủ giết người, chỉ sợ vừa bước vào cửa chính của phủ Thiệu Châu, nó đã thành một cái xác nằm trong cống. Nó còn có thể làm gì được? Nó tưởng tượng, muốn sống cho có nhân cách như một người bình thường, sống cho ra sống không để tổ tông hổ thẹn nó còn làm không được, làm sao có thể báo thù?

    Cho nên nó giấu kín mối huyết thù trong lòng, cũng không dám nghĩ tới. Nó không có khả năng báo thù nên chỉ còn cách nhịn xuống, nhưng lửa cừu hận nhức nhối đốt cháy tâm can. Ngay lúc này, đại hán người Côn Luân mở ra cho nó thấy một thế giới hoàn toàn mới.

    Đám thị vệ từ trong nội viện xông ra, nhìn thấy cảnh tượng hãi hùng của Cầu nha thôi liền vội vã lui bước, tạo thành một nửa vòng tròn xung quanh trước mặt gã. Cầu nha thôi phát giác ra tình huống lạ vội quay lại nhìn, khi thấy nửa phần dưới của mình còn nằm ở ngoài cửa, chỉ có nửa phần trên trốn thoát vào trong, gã thét lên một tiếng kinh hãi, thất khiếu chảy máu, đang còn sống nhưng vì sợ quá chết ngay tại chỗ.

    Đại hán quát lên một tiếng chói tai, cả người phóng lên không trung như diều hâu tung cánh, khi người đang còn ở trên không, y ném vút hai mảnh gông vào đầu thương mũi đao của đám thị vệ rồi lập tức rút trường kiếm ra khỏi vỏ.

    Cú nhảy của y vút lên như rồng, nhanh như chim nhạn, tay cầm kiếm vẩy ra, một chùm hào quang như ánh mặt trời, lốm đốm những tia sáng đâm thẳng vào mắt người ta.

    A Sửu đứng ở bên ngoài ngây người ra nhìn, đại hán vung kiếm, một chùm hào quang như ánh mặt trời đập vào mắt khiến hai mắt nó tối sầm, nó vội nhắm mắt lại, nhưng khi mở mắt ra chỉ thấy đại đa số đám quan binh đã ngã nằm la liệt ngổn ngang đầy mặt đất kêu la rên xiết, còn một số ít thì vung đao thương xông vào phía trong nha môn. Thì ra đại hán từng bước từng bước đánh thẳng vào công đường phủ đô đốc.

    Ở cửa nha môn một đống thi thể hình thù quái dị nằm la liệt, mùi máu tanh thoang thoảng tỏa ra xung quanh. Đám người ở ngoài phố có người vừa chạy trốn vừa kêu gào, cũng có người vẫn đứng ở đó tần ngần quan sát. A Sửu đứng đó mà lòng dậy sóng, hai chân run lẩy bẩy, ánh dương quang rực rỡ chói chang chiếu lên người thế mà nó vẫn rét run từng hồi.

    Nó thật sự không ngờ đại hán người Côn Luân kia lại hung hãn quá sức như thế, nó lại càng không tưởng tượng nổi giết người lại đơn giản như vậy.

    Đúng thế, đại hán người Côn Luân một mạch tiến thẳng vào phủ đô đốc chém giết tạo cho nó một cảm giác duy nhất: đơn giản! Cực kỳ đơn giản!


    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile




    Phòng ném đá

    Phòng chém gió
    Lần sửa cuối bởi Ooppss, ngày 24-01-2013 lúc 06:48.



    Từng đôi chim bay đi, tiếng ca rộn ràng, cánh chim xao xuyến gió mùa xuân!

    Hidden Content

    Hidden Content

  4. Bài viết được 38 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
  5. #8
    Ngày tham gia
    Oct 2008
    Đang ở
    Thèm - Ám Sát Đoàn
    Bài viết
    2,761
    Xu
    1,278

    Mặc định


    Say Mộng Giang Sơn




    Quyển 1: Phá kén hóa bướm

    Chương 7: Ngày kỳ tích (3)


    Dịch từ nguyên tác: Túy Chẩm Giang Sơn (醉枕江山)
    Tác giả: Nguyệt Quan (月关)


    Dịch: mts86vt
    Biên dịch: htph
    Biên tập: Ooppss
    Nguồn: www.tangthuvien.com








    A Sửu đứng như trời trồng ở đó, cũng không biết đứng như vậy bao lâu cho tới khi cơn ớn lạnh rùng mình dần dần biến mất và một lần nữa nó cảm giác được sự ấm áp từ ánh mặt trời chiếu lên người. Đại hán kia đột ngột xuất hiện ở cửa phủ, một đám quan binh ùn ùn đuổi theo phía sau y, đao thương tua tủa như rừng.

    Đám quan binh bám đuổi theo phía sau đại hán, khi còn cách hai ba trượng thì lập tức dừng lại, tập trung chỉnh đốn theo đội hình như lâm phải đại địch.

    Đại hán một chân đã bước ra khỏi cửa liền quay đầu lại trừng mắt nhìn, ngay lập tức một loạt tiếng hét sợ hãi vang lên, đám quan binh không hẹn mà cùng lùi lại sau mấy bước.

    Đại hán cười rộ lên một tràng dài, đột nhiên tung cước đá mạnh vào nửa cái cửa đang đóng. "Bùng" một tiếng vang lên thật lớn, bụi đất bay tứ tung, khung cửa vỡ nát vụn, nửa cánh cửa bay vùn vụt về phía đám quan binh.

    Đại hán sau khi đá ra một cước liền sải chân bước xuống bậc thềm, không hề ngó nhìn người xung quanh, chuẩn bị cất bước rời khỏi phủ đô đốc. A Sửu đột nhiên thu hết dũng khí vọt tới trước mặt y giơ tay cản lại.

    Đại hán thấy A Sửu thì ngạc nhiên hỏi:
    - Chàng trai trẻ, cậu chưa đi à?

    A Sửu trong lòng bồn chồn lo lắng, nhưng tình thế cấp bách liền buột miệng nói:
    - Chưa, vì ông chưa trả tiền!

    Đại hán sững sờ, ngay lập tức cười rộ lên:
    - Thú vị! Thật thú vị! Tổ phụ đại nhân nói không sai, Trung Nguyên quả nhiên có rất nhiều người kỳ lạ!

    Nửa cánh cửa bay đập vào đám quan binh làm chết và bị thương thêm mười mấy tên, những tên quan binh còn lại gom hết dũng khí, một chút dũng khí còn sót lại khi bị dồn tới đường cùng lúc trước khi bị giết, cố đuổi theo phía sau. Đại hán nghe một loạt tiếng chân chạy rầm rập đàng sau, đột nhiên phi thân tung người về phía trước, tay quơ ôm lấy A Sửu, cười ha hả nói:
    - Khá lắm tiểu oa nhi, muốn tiền đến mạng cũng không cần, đi, đi đến bến tàu, mỗ sẽ thanh toán nợ nần cho ngươi.

    A Sửu bị đại hán kẹp ngang hông chỉ cảm thấy cảnh vật bay qua vùn vụt. Đại hán sải hai chân chạy còn nhanh hơn ngựa phi. A Sửu bị xóc lên xóc xuống nói không ra lời, chỉ cảm thấy tiếng gió rít đập vào mặt. Nó phải nín thở, miệng ngậm chặt lại, cho dù làm như thế mùi máu tươi dính đầy trên quần áo của đại hán vẫn không ngừng lọt vào mũi.

    Đại hán chạy như bay thẳng một mạch về bến tàu. Đám thương nhân Côn Luân đã sớm trở lại tập trung trên thuyền, ngóng ra ngoài chờ tin, khi vừa thấy bóng dáng của đại hán, cả đám reo hò không ngớt.

    Đại hán thả A Sửu xuống, liếc nhìn nó cười nói:
    - Đã biết mỗ ra tay giết người, còn dám ngang nhiên đòi tiền, chàng trai trẻ, can đảm lắm đó!

    A Sửu thêm lòng can đảm nói:
    - Thấy chuyện bất công, nổi giận giết người, đó là hành vi của anh hùng, nếu chỉ vì nợ mười đồng tiền lớn mà ra tay giết người, coi như tôi nhìn lầm.

    Đại hán cười sằng sặc, thò tay vào trong ngực:
    - Việc buôn bán mỗ còn chưa làm xong, lấy đâu ra tiền trả ngươi, chỉ có thỏi vàng ròng này, tặng cho ngươi!

    Đại hán lấy ra một thỏi vàng ròng đặt vào tay A Sửu, cười to:
    - Chàng trai trẻ, tiền tài không nên để lộ ra ngoài, mau mau đi đi!

    Nói vừa dứt lời, đại hán tung người nhảy lên, giống như một con ếch khổng lồ, hô một tiếng cả người bắn lên không cao hơn hai trượng, "bình", thoáng cái đã rơi xuống đầu thuyền.

    Người trên thuyền đã chuẩn bị sẵn sàng, đại hán vừa đáp xuống thủy thủ liền kéo buồm, nhổ neo. Lúc này người ở bến tàu còn chưa biết chuyện xảy ra ở phủ đô đốc, mọi người đang bận rộn bốc dỡ hàng hóa, chỉ có một vài thương nhân đứng gần đó nhìn thấy đại hán người dính đầy máu, mặc dù kinh ngạc nhưng không đến nỗi kinh hoàng mà hô hoán lên.

    A Sửu cực kỳ nôn nóng, nó vốn muốn chuyện phiếm vài câu với đại hán, kéo gần quan hệ với y rồi đi vào chính sự, không ngờ đại hán râu quai nón tính nóng như lửa, hành động cực kỳ dứt khoát mau chóng, nó không có một tí cơ hội nào để nói chuyện với y. A Sửu vội vàng quỳ rạp xuống bến tàu, nâng cao thỏi vàng ròng lớn tiếng nói:
    - Tráng sĩ, tiểu tử muốn bái ngài làm sư phụ, học tập võ nghệ.

    Đại hán đứng ở mũi thuyền cười to, cao giọng nói:
    - Tiểu tử nhà ngươi, không cần suy nghĩ viển vông, mau mau rời đi, đỡ phải gặp thêm rắc rối phiền hà.

    - Tráng sĩ, xin thu nhận tiểu tử.
    A Sửu vội dập đầu xuống đất, nhưng đại hán không để ý tới nó. Lúc này, thuyền từ từ rời bến cách xa bờ bốn năm trượng, xa xa vẳng đến một loạt tiếng kêu giết.

    Đại hán đứng ở mũi thuyền phóng tầm mắt ra quan sát, thấy xa xa tinh kỳ tung bay, tiếng người, tiếng ngựa hí tạo thành một dải bụi mù. Y cũng không biết có bao nhiêu quân sĩ kéo đến, lớn giọng quát to:
    - Ngươi còn không đi mau! Quan lại ở đây tham tài háo của, coi chừng giết ngươi biến thành oan hồn!

    A Sửu càng nôn nóng, tim như thắt lại, banh họng gào lên:
    - Tráng sĩ đã muốn đến phủ đô đốc trả thù, sao lại chọn tiểu tử dẫn đường? Trong thành biết bao người tận mắt thấy tiểu tử dẫn đường cho tráng sĩ, giờ ép tiểu tử ở lại thật quá lắm, tráng sĩ bỏ đi, giết người tội lớn rớt xuống đầu tiểu tử, tráng sĩ không giết tiểu tử, nhưng tiểu tử lại bị giết vì tráng sĩ!

    Đại hán chau mày làu bàu:
    - Đúng là một tên tiểu tử vô lại, thật phiền phức!

    Y giương mắt nhìn lại, đám quan binh xông đến cuốn theo một cơn lốc bụi mù, càng ngày càng tiến đến gần, y lẩm bẩm:
    - Mỗ suốt đời coi tổ phụ đại nhân là anh hùng, tổ phụ cả đời chưa từng hại một người vô tội nào, chẳng lẽ mỗ hại tánh mạng tiểu tử nhà ngươi, làm bẩn thanh danh một đời?

    Khi thấy truy binh càng đuổi đến gần, y không còn kịp suy nghĩ gì thêm, nhún người nhảy lên, tay áo bay phần phật như diều hâu bổ nhào về phía bến tàu. Trên bến tàu rất nhiều thương nhân, thủy thủ trông thấy uy thế của y liền kinh hãi trầm trồ.

    A Sửu vụt thấy đại hán xuất hiện trước mặt, ngay sau đó cảm thấy bên hông bị xiết chặt, cả người bị đại hán cặp trong tay, gió biển thổi táp vào mặt mát lạnh, ngay sau đó, "bình" một tiếng, đầu thuyền hơi tròng trành, đại hán cắp theo nó rớt xuống đầu thuyền.

    A Sửu lấy lại bình tĩnh, mừng rỡ quỳ gối, dập đầu nói:
    - Đệ tử ra mắt sư phụ!

    Đại hán hừ một tiếng:
    - Tiểu tử vô lại, đứng dậy cút đi!

    Y khoanh tay đứng ở đầu thuyền nhìn đám quan binh, không thèm nhìn mặt A Sửu một cái. Đám quan binh đuổi đến bến tàu, vội trưng dụng thuyền bè của các thương nhân để đuổi theo. A Sửu thấy đại hán không cự tuyệt mình lòng mừng khấp khởi, dập đầu ba cái rồi đứng dậy, khi thấy đám quan binh đều lên thuyền chuẩn bị đuổi theo liền lo lắng nói:
    - Sư phụ, Lộ đô đốc phái người đuổi theo.

    Đại hán cười nói:
    - Ngươi nói là Lộ cẩu quan ư? Mỗ đã chém cái đầu trên cổ hắn! Hắn dám đuổi theo, mỗ chém thêm hồn phách của hắn! Hừ, đám phế vật như rắn mất đầu này, đuổi theo không được bao xa.

    A Sửu nghe xong kinh hãi vô cùng, nó tuy biết đại hán tiến vào phủ đô đốc đánh giết như chỗ không người, nhưng cũng không tưởng tượng nổi y chỉ đánh thốc vào phủ trong khoảng khắc liền chém bay đầu đô đốc Quảng Châu, trong khi đó lại không bị tổn hại đến một sợi lông một cọng tóc nào. Vô tình may mắn có được một vị sư phụ bản lĩnh lợi hại như thế, quả thực có thể so sánh với vị hiệp khách Kiếm Tiên độc nhất vô nhị trong truyền thuyết, nó thật sự không ngờ...

    Nghĩ đến đó, A Sửu mừng như mở cờ trong bụng, lật đật kính cẩn lễ phép thưa:
    - Đệ tự còn chưa thỉnh giáo tôn tính đại danh của ân sư, võ nghệ của ân sư xuất thân từ môn phái nào?

    Đại hán bật cười:
    - Tên tiểu tử nhà ngươi, không biết đã đọc bao nhiêu truyện tiểu thuyết, hay nghe kể bao nhiêu truyện huyễn hoặc thần thoại, cái gì mà môn phái nào, mỗ họ Trương, tên chỉ có một chữ Bạo, công phu võ nghệ là gia truyền.

    A Sửu cung kính nói:
    - Sư phụ có võ công kinh người như thế, sư tổ nhất định là đại anh hùng cái thế danh rền thiên hạ.

    A Sửu nếu nói khác đi, Trương Bạo chưa chắc đã để ý đến, nhưng có thể trong lòng y, người y sùng bái nhất từ trước đến nay chính là gia gia của y, lời A Sửu như gãi đúng chỗ ngứa, Trương Bạo cười ha hả nói:
    - Ha ha! Nói về cha của ta chắc ngươi không biết, nhưng nếu nói về vị tổ sư lập nhà họ Trương, câu "anh hùng cái thế danh rền thiên hạ" quả rất đúng, thanh danh của lão nhân gia chắc đám tiểu oa nhi như ngươi có nghe nói qua.

    A Sửu vội sán lại hứng thú hỏi:
    - Không biết sư tổ là vị nào mà danh rền thiên hạ.

    Trương Bạo dương dương đắc ý khoe:
    - Thời Tùy mạt, thiên hạ đại loạn, quần hùng nổi dậy, ông tổ từng có ý định mưu đoạt thiên hạ, nhưng về sau nhường cho nghĩa đệ phụ tá Lý Thế Dân, ngài bỏ ra nước ngoài tự lập làm vua, khi đó có biệt hiệu là "Cầu Nhiêm Khách"!
    (Thời Tùy Văn đế, có chàng trai Trương Tam Lang - biệt hiệu Cầu Nhiêm Khách, là một khách giang hồ nổi tiếng hành hiệp trượng nghĩa)

    A Sửu thật sự chấn động trong lòng, thất thanh la lên:
    - Cầu Nhiêm Khách!

    A Sửu giống như Tôn hầu tử bị Bồ Đề tổ sư gõ ba cái thước vào lòng bàn tay, ba vạn sáu ngàn lỗ chân lông trên người đều mở ra, cả người tràn ngập vui mừng.

    o0o

    Thuyền đi giữa biển rộng, giữa trời đêm tối bao la mênh mang

    A Sửu lần đầu tiên đi thuyền, nằm trằn trọc suy nghĩ vẩn vơ trong khoang, dỗ giấc ngủ không biết bao lâu vẫn không chợp mắt được. Nó nhớ Nữu Nữu, không biết bao lâu sau mới có thể trở về, Nữu Nữu có thể sẽ không tìm được nó. Nếu sau này trở lại Quảng Châu, Lộ đô đốc đã bị giết, nó không biết hỏi thăm ai để tìm Bùi đại nương.

    Đồng thời trong lòng nó cũng ngập tràn vui sướng, nó có thể bái cháu ruột Cầu Nhiêm Khách làm sư phụ, học được một thân võ nghệ cao cường, có thể báo thù cho cha mẹ và chị bị chết thảm. Mối huyết hải thâm cừu bao lâu nay giấu tận đáy lòng không dám nghĩ tới giờ cuồn cuộn tuôn ra, nó vĩnh viễn không thể quên được cảnh chị bị chém bay đầu, không thể quên được nỗi đau thấu tâm can này!

    Những cảm xúc lẫn lộn, vừa mừng vừa lo, vừa sầu vừa hận, cứ trào dâng cuộn xiết. Lật qua lật lại mãi mà vẫn không thể chìm vào giấc ngủ, nó dứt khoát đứng dậy ra khỏi khoang thuyền. Bầu trời đầy sao, thuyền lênh đênh trên sóng nước giữa trời đêm mênh mang, tiếng sóng vỗ rì rào, thuyền nhấp nhô theo con sóng như những suy nghĩ cảm xúc gợn sóng trong lòng nó.

    A Sửu đi đến đầu thuyền đón gió đêm thì thấy một thân ảnh cao lớn đứng đó, bóng dáng đó như một tảng đá đen kịt vững vàng sừng sững giữa trời đêm.

    - Tại sao còn chưa đi ngủ?
    Trương Bạo vẫn không quay đầu thản nhiên hỏi.

    A Sửu dừng lại khom người nói:
    - Đệ tử ngủ không được, định lên đầu thuyền giải sầu, không ngờ lại quấy rầy sư phụ.

    Nó quay lại nhìn mặt biển tối đen như mực đàng sau, Trương Bạo vẫn không quay đầu nhưng dường như nhìn thấy hết mọi hành động của nó, y nói:
    - Yên tâm đi, khi đêm vừa xuống, truy binh đã quay trở lại, không đuổi nữa.

    A Sửu nhẹ nhõm thở ra:
    - Dạ.

    Trương Bạo đừng sững ở mũi thuyền, ngẩng đầu lên nhìn trời, A Sửu nhịn không được hỏi:
    - Sư phụ đang nhìn gì vậy?

    Trương Bạo vẫn không quay đầu lại trả lời:
    - Quan sát những vì sao. Hiện tượng thiên văn tối nay thật kỳ lạ!

    A Sửu ngẩng đầu lên nhìn theo ánh mắt của Trương Bạo, quan sát những chòm sao rực sáng trên bầu trời, thình lình phát hiện một ngôi sao lớn sáng chói ở chân trời phía đông, hạch tâm của ngôi sao màu trắng, chung quanh lấp lánh một vầng sáng màu xanh lam, ngôi sao nhìn như viên trân châu. Viên trân châu lớn và sáng vụt qua giữa tinh không, phía sau kéo theo một cái đuôi màu xanh lam thật dài, vầng sáng màu xanh lam của đuôi mờ nhạt dần đến khi hoàn toàn tan biến trong bầu trời.

    A Sửu trầm trồ thốt:
    - Một ngôi sao thật lớn.

    Trương Bạo cười nói:
    - Một ngôi sao chổi mà thôi, có gì lạ đâu?
    Nói xong y xoa cằm, xoắn chòm râu bù xù lẩm bẩm:
    - Nhưng một ngôi sao chổi lớn và sáng như vậy thật sự hiếm thấy, quả có chút kỳ lạ...

    Y trầm ngâm một lát đột nhiên quay đầu cười nói:
    - Còn chưa hỏi tên họ của ngươi, tên ngươi là gì?

    A Sửu cung kính thưa:
    - Đệ tử không dám giấu sư phụ, đệ tử không có tên chính thức, chỉ có tên tục ở nhà gọi là A Sửu. Đệ tử gia đình thanh bạch, hôm nay phải lưu lạc làm tên ăn mày, trên mình mang huyết hải thâm cừu, lại không thể rửa thù báo hận, đệ tử một ngày không thể trả được thù này, thật xấu hổ với tổ tông dòng họ, sư phụ cứ gọi đệ tử là A Sửu thì được rồi.

    - A Sửu, A Sửu, ngươi là đệ tử của mỗ, nên có một cái tên chính thức mới tốt. Tối nay trời có sao băng, khí tượng hiếm thấy, mỗ nhân sự kiện này đặt cho ngươi cái tên, gọi là Tinh Trì, được không?

    A Sửu trầm ngâm nói:
    - Tinh Trì... là một cái tên rất hay. Chỉ là sư phụ dùng sao chổi đặt tên cho đệ tử, lỡ đệ tử thành một cái chổi lớn thì sao?

    Trương Bạo bật cười lớn:
    - Mỗ lần đầu tới Đại Đường, công việc làm ăn không thành, đi chơi đây đó cho biết phong thổ con người Đại Đường cũng chưa làm được, lại còn xảy ra án mạng, xui xẻo như thế ngươi còn không phải là một cái chổi lớn sao?
    (Tại Trung Quốc, khi nói người nào đó có mệnh "sao chổi" nghĩa là người đó thường mang đến phiền toái, nhưng cái này không có căn cứ, chỉ là dân gian truyền miệng)

    A Sửu nhớ tới hơn một trăm thôn dân Đào Nguyên oan mạng mà chết, liên tưởng đến cái mạng sao chổi thì cảm thấy bất an vội giải thích:
    - Sư phụ nói oan cho đệ tử, đệ tử khi gặp được sư phụ, chuyện vốn đã xảy ra rồi!

    Trương Bạo cười nói:
    - Ngươi nói cái tên Tinh Trì không tốt, nhưng cuối cùng vẫn phải có một cái tên, hắc hắc, đệ tử của mỗ sao để cho người ta một tiếng A Sửu, hai tiếng A Sửu cứ thế mà gọi cho được, nếu vậy ngươi chọn một cái tên nói cho mỗ nghe.

    A Sửu nhìn mũi thuyền đang nhấp nhô lên xuống theo con sóng, ẩn ẩn hiện hiện giữa đám bọt nước trắng xóa, lại quay đầu nhìn vào bóng đêm đen kịt, giữa cơn sóng lớn một cánh buồm lớn căng gió tung bay phần phật như mang đến một niềm hy vọng, phá tan bóng đêm đen của biển khơi, nó phấn chấn nói:
    - Đệ tử nghĩ ra được một cái tên! Sư phụ, đệ tử gọi... Dương Phàm được không?
    (Phàm là cánh buồm)

    o0o

    Đông đô Lạc Dương, ban đêm.

    Ở trên cung điện cao cao, một vị phu nhân họ Võ đang dựa vào lan can trông về phía xa, ngắm nhìn thật lâu một ngôi sao chổi màu xanh lam sáng chói đuôi kéo dài đến hai trượng bay thẳng về phía đông, trong lòng lấy làm kỳ. Sự xuất hiện đột ngột của ngôi sao sáng chói vắt ngang bầu trời, suốt bảy bảy bốn mươi chín ngày vừa rồi mới biến mất khiến thiên hạ kinh hoàng!

    Vị phu nhân họ Võ vừa ở trên cung điện ngắm nhìn ngôi sao sáng kia nhìn thấy đại cát điềm lành, tuyên bố sửa đổi niên hiệu thành Quang Trạch, đại xá thiên hạ, sửa đông đô Lạc Dương thành thần đô, sửa tên tam tỉnh lục bộ, Trung Thư tỉnh thành Phượng Các, Môn Hạ tỉnh thành Loan Đài, Thượng Thư tỉnh thành Văn Xương đài. Lục bộ "Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công" đổi tên thành "Thiên, Địa, Xuân, Hạ, Thu, Đông"

    Đó là năm Quang Trạch nguyên niên!

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile




    Phòng ném đá

    Phòng chém gió
    Lần sửa cuối bởi Ooppss, ngày 24-01-2013 lúc 06:49.



    Từng đôi chim bay đi, tiếng ca rộn ràng, cánh chim xao xuyến gió mùa xuân!

    Hidden Content

    Hidden Content

  6. Bài viết được 40 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
  7. #9
    Ngày tham gia
    Oct 2008
    Đang ở
    Thèm - Ám Sát Đoàn
    Bài viết
    2,761
    Xu
    1,278

    Mặc định


    Say Mộng Giang Sơn




    Quyển 1: Phá kén hóa bướm

    Chương 8: Dương Phàm, chào buổi sáng!

    Dịch từ nguyên tác: Túy Chẩm Giang Sơn (醉枕江山)
    Tác giả: Nguyệt Quan (月关)


    Dịch: mts86vt
    Biên dịch: htph
    Biên tập: Ooppss
    Nguồn: www.tangthuvien.com







    Canh năm điểm thứ hai (một canh có năm điểm), một vệt sáng bạc ló ra phía chân trời, cổng chính của Thái Sơ cung trong thần đô Lạc Dương, Tắc Thiên môn, bắt đầu điểm trống báo trời sáng cho toàn thành.

    Tiếng trống thùng thùng dồn dập từ cổng chính hoàng cung vang ra bốn phương tám hướng, sau đó tất cả các chòi canh trên các con phố lớn từ bốn phía đông tây nam bắc lần lượt thi nhau điểm canh, năm tiếng trống canh rõ ràng, tổng cộng gần tám trăm tiếng. Trong tiếng trống canh dồn dập, cổng chính của hoàng cung, cổng chính của hoàng thành, cửa các nhà trên các con phố lục tục mở ra.

    Tất cả chùa lớn miếu nhỏ trong thành Lạc Dương cũng tham gia náo nhiệt, các tăng lữ sư sãi gõ mõ tụng kinh buổi sáng, tiếng trống dồn quyện lẫn trong tiếng chuông trầm lắng xa xăm thức tỉnh toàn thần đô Lạc Dương, trăm vạn dân chúng cùng chào đón mặt trời từ từ ló dạng ở phương đông.

    Trên các phố phường, các tiệm ăn bình dân nhỏ cũng lục tục mở cửa buôn bán sau tiếng trống canh từ Tắc Thiên môn.

    Trong phường Tu Văn, những hàng quán bình dân khắp nơi bắt đầu khơi bếp nhóm củi đốt lửa.

    Viên sư phó người Hồ mình trần trùng trục đang đập bột làm bánh nướng "bộp bộp"...

    Mạnh sư phó của tiệm Giao Đông Lai nhấc cái lồng hấp, một luồng hơi nước trắng xóa tỏa ra, mùi bột bay tứ phía...

    Một lão nhân để hai hàng ria mép uốn cong như cái móc rề rà lấy đôi đũa trúc gắp từng cái bánh vừng nướng vừa chín tới bày ra cái rổ trúc, bánh vừng nướng kiểu người Hồ màu vàng óng, giòn tan, mùi thơm ngào ngạt xộc vào mũi...

    Ở góc con phố lớn số mười và ngõ hẻm thứ hai, có dựng một căn lều nhỏ, căn lều đủ che một cái nồi lớn, bên cạnh kê một cái mặt bàn dài dài, một cô nương khoảng mười sáu mười bảy tuổi đeo cái tạp dề bằng vải xanh, tay áo xắn lên lộ ra hai cánh tay trắng như tuyết, vừa làm vừa đon đả chào khách.

    Cô chủ quán cũng có chút nhan sắc, nhất là đôi môi mọng hơi dẩu ra, nhìn thật tươi tắn.

    Đừng trông thấy quán này của nàng nho nhỏ mà lầm, trong nồi nước súp sôi sùng sục có đủ tim gan tì phế thận các loại, dưới lò đốt củi, trên cái thớt bên cạnh có một khối bột mì nhào kỹ. Cái chày cán bột trong tay nàng thoăn thoắt tới lui, chẳng mấy chốc cán ra một tấm bánh mỏng. Nàng nhanh tay gấp nó thành nhiều lớp, lấy dao cắt ra nhiều sợi mì nhỏ.

    Quán đông khách, công việc dồn dập túi bụi, nào là nhào bột, cán cho mỏng, cắt thành sợi, canh lửa nồi súp, chào mời khách... một mình nàng làm mọi thứ một cách gọn gàng đâu vào đó.

    Một hán tử cao gầy mặc áo bào rộng, chân đi guốc gỗ già lâu năm, rất có phong thái cổ xưa của người thời Hán, thời Tấn, phơi phới đi đến trước quán, ngắn gọn gọi:
    - Một tô mì!

    Quán bán mì tàu, không cần gọi cũng biết là ăn cái gì, chẳng qua hán tử kia muốn chào cô chủ quán.

    Cô chủ quán họ Giang, vì nàng là con một được cha mẹ cưng nên đặt cho nàng một cái tên là Giang Húc Ninh. Mì tàu của Giang cô nương là ngon nhất trong phường Tu Văn, sáng sớm thức dậy làm tô mì bụng vừa ấm lại vừa no, dân cư quanh vùng cũng quan tâm nên thường ghé quán ăn mì, sau một thời gian, mọi người đều gọi nàng là cô chủ quán mì mà không gọi tên.

    - Có ngay!
    Giang cô nương trả lời, cầm một cái tô lớn, gắp một vắt mì trong nồi nước sôi, múc thêm hai muôi nước súp. Vì là khách quen, nàng không cần hỏi cũng biết rõ khẩu vị của khách, nàng mau mắn bỏ vào tô một chút hành thái nhỏ, chút gừng và hẹ. Hán tử cao gầy ăn mặc theo phong thái cổ thời Hán Tấn trả nàng ba văn tiền, sắn một tay áo lên bưng tô mì rồi ngồi xổm xuống ven đường húp xì xụp.

    "Người cổ xưa thời Hán Tấn" vừa rời khỏi, một người khách khác đã tới, vị khách này có vóc người nhỏ thó, chỉ cao nhỉnh hơn cái nồi súp lớn một chút xíu, trên đầu quấn một cái khăn kiểu cổ đại, tuy vậy đầu tóc vẫn bù xù như không quấn. Y ra chiều lịch sự khom người chào Giang cô nương bằng cái giọng Đại Đường cứng ngắc:
    - Phần tôi, một tô, cảm ơn.

    Đó là một người Oa (người Nhật Bản, theo cách gọi của người Trung Quốc thời xưa), tuy là người nước khác nhưng y vẫn chỉ phải trả bằng giá tiền, thái độ của y đối với cô chủ vô cùng khách sáo. Trước kia người Oa cũng không có thái độ khiêm nhường như vậy, nhưng sau "chiến dịch Bạch Giang" hồi mấy năm trước, quân Đại Đường tiêu diệt toàn bộ quân đội người Oa, từ đó người Oa không còn dám ra vẻ trịch thượng cuồng ngạo kiểu "Đông thiên hoàng ở trên Tây thiên hoàng" như cũ.

    (Trận chiến Bạnh Giang khẩu nổi tiếng năm Long Sóc thứ ba thời Đường - năm 663. Lực lượng phục quốc Bách Tế - một nước thuộc bán đảo Triều Tiên - và một hạm đội hải quân Nhật Bản đã tập hợp tại miền nam Bách Tế để đương đầu với lực lượng Tân La và nhà Đường trong Trận Bạch Giang (Baekgang). Nhà Đường cử đến 7.000 binh lính và 170 tàu. Sau 5 trận hải chiến vào tháng 8 năm 663 tại Bạch Giang, được coi là khu vực hạ lưu của sông Geum hay sông Dongjin, lực lượng Tân La-Đường đã giành được chiến thắng)

    Ở cái cổng chính lớn ra vào phường Tu Văn, một đám đông dân chúng đứng tụ tập chờ cổng mở để đi ra ngoài, bởi vì đám tránh đinh chậm chạp chưa mở cổng phường, có người nhịn không được chạy tới cái đình treo trống canh gõ trống thùng thùng liên hồi. Hai tên tráng đinh trực phường hôm đó lúc này đang khoan thai chậm rãi sóng vai trên con phố lớn số mười đi tới.

    Tên tráng đinh đi bên trái khoảng chừng mười tám mười chín tuổi, vừa đi vừa ngoác miệng ngáp như hà mã ngáp. Gã vừa ngáp vừa lấy một tay dụi mắt, còn tay kia thò sang hông sờ tìm chìa khóa, quần của gã trễ xuống tới thắt lưng, khăn vấn đầu thì xộc xệch, bàn chân như có gắn lò xo, bước đi trên đường rầm rập rầm rập, đúng là hình tượng của một tên bất lương đầu đường xó chợ.

    Chức năng của đám tráng đinh làm việc cho phường này (gọi tắt là phường đinh) cũng giống như bảo vệ khu phố thời hiện đại, phường thuê mướn bọn họ, tiêu chuẩn lựa chọn chủ yếu là giỏi đánh đấm, dữ dằn, có thể dùng vũ lực duy trì trật tự. Thời đó, những người làm công việc như bọn họ được gọi là "thành phần bất lương", mà với cái kiểu du côn du đãng đàn áp người như thế, cũng không uổng khi bọn họ bị thiên hạ gọi như vậy.

    Tráng đinh đi bên cạnh gã "bất lương" kia trông nhỏ hơn khoảng hai tuổi, rất ưa nhìn, eo nhỏ vai rộng, dáng người cao và thẳng tắp như cây thước, cả người toát ra vẻ hoạt bát lanh lợi.

    Thiếu niên này nhìn khôi ngô tuấn tú, hai hàng lông mày sáng, mũi thẳng tắp, môi dày viền rõ nét, khuôn mặt có pha một chút thanh tú của con gái, khi cười lộ ra hai cái lúm đồng tiền nhỏ. Dáng đi của thiếu niên khác xa tên phường đinh kia, khi đi vai không rung, người thẳng tắp, bước vững vàng.

    Tên phường đinh mặt mày ngái ngủ tên là Mã Kiều, là con một trong nhà nhưng có rất nhiều anh em họ, trong đám anh em họ gã đứng hàng thứ sáu cho nên người trong phường quen gọi gã là Mã Lục.

    Người thiếu niên đi bên phải của gã tên là Dương Phàm, dọn đến thành Lạc Dương khoảng nửa năm trước, nghe nói là người ở vùng Giao Chỉ, ở quê nhà còn có một anh trai cho nên mọi người thường gọi chàng là Dương Nhị hay Nhị lang.

    Các cô nương, các thiếu phụ lớn nhỏ trong phường khi rảnh thường tụ tập nhiều chuyện với nhau đều công nhận Dương Phàm là người tuấn tú đẹp trai nhất trong một trăm tám mươi bảy phường đinh của phường Tu Văn, hơn nữa tính tình chàng hoà đồng, thật thà chất phác, lại còn hay thẹn thùng xấu hổ khi gặp người khác phái, đó là một cái duyên - cái duyên với phụ nữ.

    Lúc này, chàng đang mỉm cười gật đầu chào hỏi bà con láng giềng xung quanh, làn da màu lúa mì mạnh khỏe, hàm răng trắng bóng. Chàng thuộc mẫu người rất được phái đẹp ưa thích, nhất là khi chàng cười, nụ cười có chút bẽn lẽn, có chút thẹn thùng, đụng phải cô gái tinh nghịch nào đó liếc mắt đưa tình, mặt chàng liền đỏ tới mang tai. Điều này càng làm cho các cô nàng nổi lên tính thích trêu chọc.

    Phụ nữ là một loại sinh vật kỳ lạ, giống như cái lò xo, ngươi tấn công mạnh nàng giãn ra, ngươi thờ ơ nàng sáp lại. Gặp phải một người trẻ tuổi tuấn tú đẹp trai, chưa nói tiếng nào mặt mày đã đỏ lựng, những cô nương thiếu phụ vô công rỗi nghề trong phường thường thích trêu chọc, trêu cho tới khi mặt chàng đỏ lên vì xấu hổ, nhân đó các nàng được một cơ hội cười vui vẻ thoải mái buổi sớm mai.

    Mã Kiều đi tới trước cổng phường, lại nghe tiếng trống thùnh thùng liên hồi, tức mình gắt:
    - Gọi cái gì mà gọi, gõ cái gì mà gõ, có phải kíp về chịu tang nhà đâu mà làm gì gấp thế!

    Một lão nhân vỗ vào đầu của gã quát:
    - Cút đi thằng của nợ, coi chừng tao về mách với mẹ mày! Học theo Nhị lang kìa, con người ta lễ phép, ngoan ngoãn, nhỏ hơn mày hai tuổi mà chững chạc hơn nhiều!

    Mã Kiều bị bà con cô bác chòm xóm, những người biết gã từ tấm bé mắng cho một trận liền ngậm bồ hòn, nhủi như chuột cống, chen đám đông tới trước cổng phường móc chìa khóa ra mở, Dương Nhị cũng lấy chìa khóa của mình ra mở một cái khóa khác.

    Cổng phường vừa mở ra, đám đông dân chúng chờ sẵn người xách giỏ, kẻ quang gánh, người đẩy xe, dắt lừa... cùng chen chúc ùa ra.

    Mã Lục và Dương Nhị đang mở cửa không kịp tránh qua một bên, hai người bị đẩy tới đẩy lui như ngọn cỏ lau đung đưa trước gió. Mã Lục đang ngái ngủ, lại bị đẩy nghiêng ngả đầu óc quay cuồng, còn Dương Nhị thì... hì hì! Không biết là con gái nhà nào cố tình trong lúc chen lấn sờ mông chàng. Phụ nữ thời Đường của chúng ta rất can đảm, thưởng thức cái đẹp không chỉ là đặc quyền của cánh đàn ông, nếu các nàng thấy người khác phái nào đẹp trai ưa nhìn, hợp khẩu vị, các nàng sẵn sàng lợi dụng cơ hội để sờ mó.

    Đợi cho đám đông trước cổng phường đi hết sạch, Mã Kiều và Dương Phàm bị quay mòng mòng như con vụ lúc này mới dừng lại, Dương Phàm quay sang rủ Mã Kiều:
    - Kiều ca, đi ăn mì không?

    Mã Kiều ngáp một cái dài, khoát tay nói:
    - Không được, mẹ ta đã nấu cơm xong, ta về nhà ăn.

    Mã Kiều nổi danh có hiếu trong phường, người trong phường thậm chí còn muốn tiến cử gã làm nhân tuyển cho danh hiệu hiếu thảo liêm khiết báo danh về triều. Đáng tiếc "danh hiệu hiếu liêm" điều đầu tiên phải hiếu thảo với cha mẹ, hơn nữa còn phải bác học đa tài, hành vi thanh liêm.

    Mã Kiều chỉ được cái hiếu thảo với cha mẹ, đừng nói tới học rộng tài cao, tên đầu đất này ngay cả một chữ bẻ đôi cũng không biết, còn hành vi thanh liêm của gã thì... khỏi phải bàn tới!

    Dương Phàm gật đầu đáp ứng, Mã Kiều với dáng đi của "phường đinh bất lương" rầm rập bỏ đi trên con phố lớn số mười. Gã đi được vài bước đột nhiên nhớ ra điều gì đó vội vàng xoay người dừng lại nói to với Dương Phàm:
    - Tiểu Phàm, tối nay, chỗ cũ.

    Mã Kiều đánh mắt hai lần với Dương Phàm trong lúc nói, Dương Phàm hiểu ý gật đầu cười đáp:
    - Hiểu rồi! Kiều ca yên tâm, ta nhất định tới đúng giờ.

    Mã Kiều gật gật đầu, ngáp thêm một cái rồi mới xoay người bỏ đi. Dương Phàm chợt gọi với theo, ngó trước ngó sau một phen rồi hồ nghi hỏi:
    - Tối hôm qua chúng ta cũng không làm gì, ngươi vì sao lại mệt mỏi buồn ngủ như vậy?

    Mã Kiều lập tức đứng lại, mặt tái xanh không còn hột máu trợn mắt quát:
    - Mỗi ngày đều dậy sớm như vậy, ngươi không mệt mỏi buồn ngủ à?

    Dương Phàm nhìn bóng lưng của Mã Kiều, lắc lắc đầu rồi đi về phía quán mì của Giang Húc Ninh.

    Các thực khách đang ngồi xổm ven đường bưng tô mì thấy chàng đi đến đều nhiệt tình chào hỏi:
    - Dương Nhị, dậy sớm ha!

    - Nhị Lang, chào buổi sáng!

    Thời gian thoi đưa, đó là năm Vĩnh Xương nguyên niên.

    Đây là một buổi sáng ở đông đô Lạc Dương, cũng là một buổi sáng ở phường Tu Văn!

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile




    Phòng ném đá

    Phòng chém gió
    Lần sửa cuối bởi Ooppss, ngày 24-01-2013 lúc 06:49.



    Từng đôi chim bay đi, tiếng ca rộn ràng, cánh chim xao xuyến gió mùa xuân!

    Hidden Content

    Hidden Content

  8. Bài viết được 40 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
  9. #10
    Ngày tham gia
    Oct 2008
    Đang ở
    Thèm - Ám Sát Đoàn
    Bài viết
    2,761
    Xu
    1,278

    Mặc định


    Say Mộng Giang Sơn




    Quyển 1: Phá kén hóa bướm

    Chương 9: Cô chủ quán mì

    Dịch từ nguyên tác: Túy Chẩm Giang Sơn (醉枕江山)
    Tác giả: Nguyệt Quan (月关)


    Dịch: htph
    Biên dịch: mts86vt
    Biên tập: Ooppss
    Nguồn: www.tangthuvien.com







    Giang cô nương nhanh nhẹn làm một tô mì lớn cho vị khách người Oa, chưa kịp cho gia vị vào thì nghe một giọng nói sang sảng vang lên:
    - Ninh tỷ, cho tiểu đệ một tô mì lớn nhe, cho thêm vào chút dầu ớt, tiểu đệ đói bụng quá.

    Giang đại cô nương nghe giọng nói liền biết là ai vừa tới, nàng cũng không ngẩng đầu lên gắt:
    - Tên tiểu tử thúi nhà ngươi, chờ một chút cũng không chết đói, nhằm lúc đông khách lại tới hối tỷ tỷ, cứ như quỷ chết đói đầu thai không bằng.

    Nói thì nói, nàng gắp thêm một gắp mì cho vào tô, bỏ chút ít hành thái nhỏ, chút hẹ, đổ lên một vài giọt dầu ớt chế từ cây thù du, sau đó liếc trộm mẹ già đang ngồi lúi húi canh lò lửa ở dưới, thấy bà không để ý liền vội lôi ra một bầu hồ lô nhỏ trong tạp dề, mở nắp rắc một ít tiêu vào tô mì.

    Tiêu xay lúc đó tương đối quý hiếm và mắc mỏ, ở mấy quán nho nhỏ ven đường không phải ai cũng được ăn, vị khách người Oa ở bên cạnh nhìn với ánh mắt thèm thuồng.

    Cô chủ quán mì và Mã Kiều là hai người đầu tiên Dương Phàm quen biết khi dọn đến ở Lạc Dương. Khi còn chân ướt chân ráo, hai người họ giúp đỡ chàng rất nhiều, nào mua đất dựng nhà, nào xin vào làm phường đinh... quan hệ của bọn họ rất tốt. Giang cô nương yêu thương coi chàng như em ruột, nhìn nàng Dương Phàm thấy thấp thoáng hình bóng của người chị yêu, do đó cũng coi nàng như chị ruột của mình.

    Cô chủ quán mì sau khi nhanh chóng rắc tiêu vào tô, nhìn mẹ già vẫn lúi húi châm củi không thấy hành động lén lút của mình, vừa đưa tô mì vừa dí dỏm le lưỡi nhìn Dương Phàm. Dương Phàm nhận tô mì, nói nhỏ tiếng cảm ơn, rồi lấy ra ba văn tiền đập lên bàn nói lớn:
    - Ba văn tiền!

    Mặt cô chủ quán sa sầm, nàng trừng mắt nhìn vẻ oán trách.

    Dương Phàm làm phường đinh tiền lương không nhiều, lại còn là trai độc thân nên không biết lo toan cuộc sống, chi tiêu hàng ngày không hề có kế hoạch, chật vật lắm mới không lâm vào cảnh túng quẫn, bởi vậy Giang Húc Ninh rất chiếu cố chàng, có thể phụ lo cho Dương Phàm được bữa nào hay bữa đó. Chàng thường đến quán ăn mì, Giang Húc Ninh hễ thấy mẹ không chú ý thì không thu tiền của chàng.

    Dương Phàm cũng không coi nàng là người ngoài, chàng vui vẻ nhận lãnh tấm lòng của tỷ tỷ, nhưng gần đây khi nói chuyện với Mã Kiều chàng biết được Ninh tỷ tỷ chịu khó vất vả mỗi ngày sớm tối chẳng qua là vì muốn dành dụm một chút của hồi môn.

    Theo tập tục thời Đường, nhà gái khi thành thân phải có của hồi môn thật hậu, gái nhà nghèo rất khó gả đi, cho dù xinh đẹp nết na, trừ phi gả cho người thô kệch nơi sơn dã nghèo rớt mùng tơi, còn không của hồi môn ít quá sẽ không tránh được việc nhà chồng xem thường, rồi làm khó làm dễ này nọ.

    Từ sau khi cha qua đời, cuộc sống hai mẹ con Giang Húc Ninh khá chật vật, gia cảnh vì đó sa sút. Cuối năm nay nàng muốn kết hôn, nhà chồng là Liễu gia ở phường Vĩnh Khang tuy không có công danh nhưng cũng là nhà dòng dõi Nho học.

    Hai mẹ con sợ của hồi môn ít nhà chồng sẽ xem thường, cho nên ba năm trước bắt đầu lo làm ăn buôn bán, dành dụm tiền bạc làm của hồi môn để khi nàng xuất giá không mất thể diện. Làm ăn buôn bán nhỏ kiếm tiền cũng không dễ dàng, Dương Phàm sao có thể nhắm mắt ăn chùa hoài cho được. Chàng cố ý nói lớn tiếng để Giang mẫu chú ý, miễn cho Giang tỷ tỷ khỏi phải đẩy đưa trả tiền lại.

    Dương Phàm cảm nhận được ý tốt của tỷ tỷ, bởi vậy nhìn Giang Húc Ninh mỉm cười như xin lỗi, sau đó mới bưng tô mì nóng hổi thơm ngào ngạt đến ngồi ăn trên một tảng đá dưới gốc cây.

    Có nhiều tảng đá được đặt dưới gốc cây, mấy quán nhỏ ở ven đường không có chỗ kê bàn để ngồi ăn, khách ở quán mì tự do muốn bưng đi đâu ăn thì đi. Mọi người đến quán đều là bà con láng giềng, mọi người vừa ngồi ăn vừa đấu láo đủ mọi chuyện trên trời dưới đất, Dương Phàm rất ít nói chỉ chú ý lắng nghe, chàng là người rất biết lắng nghe.

    Tưởng cũng nên nhắc lại, Trương Bạo, cháu nội Cầu Nhiêm Khách, trong cơn giận đơn thân độc mã sấm sét đánh vào phủ đô đốc, chém đầu đô đốc Quảng Châu Lộ Nguyên Duệ, rồi ung dung cắp kiếm rời khỏi phủ lên thuyền ra khơi. Chẳng mấy chốc vụ việc lan truyền như sấm động, trở thành một trong những mẩu chuyện hành hiệp trượng nghĩa nổi danh trong lịch sử Đại Đường, nhưng tiếc là không ai biết tên tuổi của y, sách sử đời sau có ghi chép lại sự kiện này nhưng chỉ nói về một hiệp khách người Côn Luân vô danh.

    Trương Bạo đi lại vô tung vô ảnh, con người phóng khoáng tiêu sái, lại bị một tên ăn mày nhỏ Dương Phàm làm vướng bận. Y là con người thẳng thắn hào sảng, gặp chuyện bất bình ra tay nghĩa hiệp, nhưng cũng là một con người coi nặng thanh danh, không muốn vì chuyện của mình mà hại đến tánh mạng người khác, vì vậy đành phải mang theo Dương Phàm về Nam Dương. Dương Phàm ở Nam Dương vài năm theo sư phụ học tập võ nghệ, học chẳng bao lâu thành công, chàng gấp rút từ biệt sư phụ về lại Đại Đường.

    Sau khi trở lại Đại Đường, Dương Phàm trước tiên đi đến phủ Quảng Châu, tìm được một viên quan nhỏ ở trong phủ đô đốc Quảng Châu năm xưa, đáng tiếc thân phận của Bùi đại nương vô cùng thần bí, viên quan này chẳng biết gì. Hôm đó Lộ đô đốc tự mình đưa Bùi đại nương ra khỏi cửa phủ, cũng đúng ngày hắn bị vị hiệp khách người Côn Luân chặt đầu, bởi vậy cũng có một ít người nhớ mặt vị phu nhân kia, nhưng lại không biết rõ thân phận của bà ta.

    Dương Phàm bất đắc dĩ tạm phải bỏ qua việc tìm kiếm Nữu Nữu mà quay trở lại phủ Thiệu Châu.

    Nữu Nữu tuy làm nô tỳ, nhưng ở trong nhà giàu có, cơm áo không đáng lo, hơn nữa mẹ con Bùi đại nương nhìn cũng không phải là hạng chủ nhân đối đãi tàn khốc với hạ nhân, do đó tạm thời chắc cũng không sao. Tuy trước mắt không tìm được em, nhưng vừa vặn chàng sẽ không bị vướng bận tay chân vì còn có một chuyện khác phải làm, chàng phải tìm hiểu ngọn nguồn nợ máu toàn thôn bị sát hại vào năm Vĩnh Thuần thứ hai.

    Đầu mối duy nhất của chuyện xảy ra năm xưa chính là tướng mạo tên quan lại ác ôn cưỡi ngựa trên sườn núi lạnh lùng ra lệnh tàn sát toàn thôn. Tên quan mũi quặp như mũi ưng có hai nếp nhăn hằn thật sâu từ hai cánh mũi.

    Ở Thiệu Châu, chàng cũng không thu hoạch được gì, những năm gần đây các thế lực trong triều đấu đá khốc liệt, bên này thất thế bên kia thắng thế thay đổi xoành xoạch, quan lại bị bãi chức thậm chí mất mạng xảy ra thường xuyên. Viên thứ sử Thiệu Châu, người cho ra thông cáo tuyên bố toàn vùng núi quanh thôn Đào Nguyên phát sinh ôn dịch bị chém bêu đầu vì bị kết án có liên quan đến cuộc mưu phản của Từ Kính Nghiệp.

    Viên thông phán ở phủ Thiệu Châu năm đó cũng bị liên lụy, phải treo ấn từ quan trở về cố hương. Dương Phàm lần đến cố hương của y thăm hỏi, nhưng y lại hoàn toàn không biết tí gì về chuyện đã xảy ra, y chỉ biết duy nhất một chuyện: đám quan binh kia đến từ Lạc Dương, có lai lịch cực lớn đến nỗi thứ sử đại nhân cũng phải chùi đít thu dọn chiến trường cho bọn họ, tuy biết rõ huyết án thôn Đào Nguyên toàn bộ thôn dân bị tàn sát, nhưng phải dùng lý do ôn dịch bộc phát để che lấp, không dám báo cáo chi tiết về triều.

    Về phần lai lịch của mười một gia đình trong thôn, người nhà chưa bao giờ nói cho Dương Phàm biết, chàng cũng chưa bao giờ hoài nghi. Khi bé chàng chưa từng rời khỏi thôn nhà cho nên không hề cảm nhận được bản thân và sơn thôn của mình có gì khác lạ, chàng trước sau vẫn chỉ biết mình là một sơn dân bình thường.

    Khi lớn lên hiểu biết hơn đôi chút, Dương Phàm dần dần phát hiện mình sinh ra và lớn lên cùng cuộc sống của sơn thôn có nhiều điểm đáng ngờ, không bình thường chút nào. Không phải khi xảy ra vụ tàn sát chàng mới nhận ra điều đó, chàng thấy cuộc sống của cư dân trong thôn khác hẳn cuộc sống những cư dân của các sơn thôn chung quanh.

    Sơn cốc vô danh dường như chôn giấu rất nhiều bí mật, cha mẹ chàng, bà con hàng xóm láng giềng, mỗi người đều có xuất thân rất bí hiểm. Hơn nữa chiếu theo tài liệu hộ tịch chính thức, chàng hoàn toàn không tra được lại lịch trước đó của các trưởng bối trong thôn, hầu như hộ tịch của họ đều đã bị sửa đổi, thân phận kể cả tên họ đều là giả mạo.

    Tất cả mọi thứ đều do viên thứ sử đại nhân năm xưa một tay thu xếp sắp đặt, ngay cả vị thông phán mà Dương Phàm tìm thấy cũng không biết tình hình cụ thể, việc an trí mười một hộ gia đình đều do viên thứ sử một mình xử lý, không để bất cứ ai nhúng tay vào, điều này cho thấy có nhiều chuyện kỳ lạ ẩn giấu đàng sau.

    Người ở trong quan trường cũng không làm gì hơn được, với nguyên tắc biết thêm một chuyện không bằng biết bớt đi một chuyện, không viên quan nào chủ động đi tìm hiểu, mua thêm chuyện vào người. Dương Phàm không hỏi thêm được gì từ viên thông phán kia ngoại trừ tin tức hữu dụng duy nhất là lai lịch của đám quan binh kia. Đó chính là Long Vũ quân, cánh kỵ binh duy nhất trong cấm vệ quân của Đại Đường.

    Chính vì thế chàng tìm đến Lạc Dương, bỏ tiền ra mua một cái hộ tịch, dọn vào ở phường Tu Văn nơi có nhiều gia đình quan lại triều đình sinh sống và trở thành một phường đinh. Sau hơn nửa năm, chàng dần thích ứng với thân phận mới của mình, trở nên quen thuộc với hoàn cảnh cuộc sống ở Lạc Dương, nhưng việc trọng yếu là dò la tin tức vẫn không có kết quả gì.

    Tên quan văn mặc thanh bào để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí chàng, nhưng những người mà chàng tiếp xúc có thể không nhiều, hay có thể có địa vị không cao, do đó việc truy tìm tung tích không đi đến đâu. Chàng có thể dựa vào trí nhớ vẽ lại hình ảnh tên quan văn mà chàng khắc cốt ghi tâm kia, nhưng không thể cầm nó đứng ngay giữa phố mà hỏi thăm.

    Chàng hồi xưa không biết tí gì về cánh kỵ binh kia, điều tra manh mối từ giáp trụ của bọn họ, chàng có thể khẳng định đó là Long Vũ quân, khớp với tin tức thu được từ viên thông phán.

    Một cánh quân từ đông đô Lạc Dương ngàn dặm xa xôi lặn lội tới Thiệu Châu để tàn sát một cái thôn nhỏ, nhất định phải có một nguyên nhân trọng đại, một mục đích mà không thể để lộ cho ai biết, kẻ chủ mưu đàng sau nhất định phải là người quyền cao chức trọng. Nhưng kỳ lạ là sau hơn nửa năm điều tra nghe ngóng, chàng không tìm được một tí manh mối nào, chưa từng nghe nói tới một đám người có liên quan hay làm những chuyện táng tận lương tâm như vậy.

    Chàng cũng từng hoài nghi huyết án năm xưa là do triều đình gây ra, nhưng theo kết quả điều tra cẩn thận từng bước một, chàng từ từ loại bỏ khả năng này. Tất cả dấu vết đều không còn tồn tại, mọi đầu mối đều biến mất. Với sự quyết đoán của Vũ Hậu đương triều, vương gia tôn thất Lý Đường nhiều như vậy bà nói giết là giết, tịch thu tài sản, tàn sát cả nhà từ trên xuống dưới kể cả phụ nữ và trẻ em. Bà chưa từng cau mày nhăn mặt làm vẻ ta đây lần đầu giết người, cũng không cần che lấp giấu diếm việc tàn sát của mình.

    Thời gian qua, chàng vừa điều tra từ phía quan lại triều đình vừa nghe ngóng thêm tin tức từ phía dân chúng. Có nhiều chuyện không thể điều tra từ phía cửa quan, nhưng dân chúng trên phố đều biết tường tận. Đừng xem thường những người dân có thân phận hèn kém này, một số ít bọn họ có thể làm thuê, ở đợ, hay trông nom nhà cửa cho các gia đình quan lại giàu có, có người làm quản gia, có người làm đầu bếp, làm bà mụ... cho nên biết rất nhiều chuyện mà người ngoài không biết. Ngươi nghe ngóng điều tra ở chung quanh nhà của đám quan lại cũng không tìm được gì, nhưng lại có thể biết được từ miệng của những người dân hèn kém kia.

    Hứa Tiểu Kiệt, người dắt lừa thuê gõ "coong coong" hai cái vào chén cơm rồi bắt đầu hắng hắng giọng.

    Hứa Tiểu Kiệt là "người dắt lừa thuê", nhà có nuôi một con lừa đực, mỗi ngày y dắt lừa đến những chỗ phồn hoa náo nhiệt hay chờ ở cổng thành cho người khác thuê lừa để cưỡi hay chuyên chở hàng hóa, hành lý còn y thì đi bộ theo phía sau, vì vậy mọi người gọi y là "người dắt lừa thuê"

    Do công việc hàng ngày tiếp xúc với đủ mọi hạng người, Hứa Tiểu Kiệt thấy nhiều biết rộng, mỗi ngày y thường có một mẩu chuyện mới lạ kể cho mọi người nghe, y thường là người đầu tiên kể lại những câu chuyện trên trời dưới đất nghe được ngày hôm qua.

    - Khụ, khụ! Ngày hôm qua trong lúc dắt lừa mỗ nghe được một chuyện lý thú...


    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile




    Phòng ném đá

    Phòng chém gió
    Lần sửa cuối bởi Ooppss, ngày 24-01-2013 lúc 08:44.



    Từng đôi chim bay đi, tiếng ca rộn ràng, cánh chim xao xuyến gió mùa xuân!

    Hidden Content

    Hidden Content

    ---QC---


  10. Bài viết được 35 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status