TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 25 của 25 Đầu tiênĐầu tiên ... 15232425
Kết quả 121 đến 125 của 125

Chủ đề: Một chút chia sẻ về hệ thống Tu Chân.

  1. #121
    Ngày tham gia
    Feb 2013
    Bài viết
    205
    Xu
    0

    Mặc định

    Tớ có cái hệ thống tu luyện bụt đạo nè. Nhưng mà đưa lên đây, sợ mấy bác xém quá
    ---QC---


  2. #122
    Ngày tham gia
    Dec 2012
    Bài viết
    1,970
    Xu
    4

    Mặc định

    Tại hạ đọc tiên hiệp và xin đưa ra kiến giải về hệ thống tu chân, cũng như đưa ra một trình tự như sau:
    Dẫn Khí - Trúc Cơ - Kim Đan - Nguyên Anh - Hóa Thần - Tu Hư - Vấn Hợp - Đại Thành - Dẫn Kiếp
    Dẫn Khí: là mở ra các huyệt môn trên cơ thể dẫn dắt linh khí vào kì kinh bát mạch, làm cho cơ thể cùng linh hồn có thể cảm nhận các phân nguyên tử hay các dạng linh khí, nguyên khí, và tích lũy linh khí để làm căn cơ.
    Trúc cơ: Khi cơ thể đã tồn tại đầy đủ linh khí một trình độ nhất định, cơ thể và linh hồn không thể tiếp thu, khi đó sẽ không xảy ra biến đổi cơ thể nữa ( giống như uống nhiều lần cùng 1 loại thuốc cơ thể sẽ tự động sản sinh ra kháng nguyên chống lại ). Vì vậy cần thay đổi về chất, bài trừ các tạp chất tồn đọng, chuyển sang thể lỏng ( sương mù chẳng hạn) và bước đầu vận dụng thành thục linh khí tạo ra pháp lực, có thể thao túng linh khí ra ngời cơ thể, và tất nhiên là tiếp tục tích lũy.
    Kim Đan: khi và linh khí chuyển sang thể lỏng tới trạng thái tới hạn, cơ thể tuy vẫn có thể biến đổi nhưng rất ít, khi đó cơ thể cần một hạch tâm chứa năng lượng, đồng thời điều khiển cơ thể tập. thực chất cái gọi là linh khí hay là linh khí dạng lỏng, hay kim đan đó chỉ là tập hợp của vô số nguyên tố thuộc tính. Khi tới kim đan nó sẽ ở dạng tinh khiết, nhân vật nào có độ linh lực tinh thuần sẽ bá đạo hơn vô số lần kẻ khác. Điều này có thể giải thích: 1 gam bông, rất nhẹ, nhưng như ở Hóa Học lớp ta tính được khối lượng riêng của các nguyên tố rất rất lớn. 1 gam bông nhẹ bởi vi nó lẫn chứa nhều loại nguyên tố, khoảng cách giữa nguyên tố rất lớn.Ở đây, linh hồn cũng được áp súc thành Kim Đan Chính vì vậy, Kim Đan vừa áp súc vừa tinh thuần thì mạnh hơn dùng linh lực nuôi dưỡng linh hồn. Nó còn là noãn của nguyên anh sau này
    Nguyên Anh : là quá trình dung hợp linh lực và linh hồn. Khi noãn có đủ linh lực, tâm cảnh chín mùi, noãn sẽ vỡ ra tạo ra Anh nhi, đoạn sau này chính là giai đoạn tu Nguyên Anh! Nguyên Anh chính là trạng thái kết hợp giữa linh lực và linh hồn, vì vậy nó là trung tâm sức mạnh của cả cơ thê.
    Hóa Thần: là quá trình dùng cơ thể để điều khiển Thiên địa nguyên khí, từ Anh hóa Thần là quá trình biến đổi về quá trình cảm ngộ thiên địa nguyên khí, là lần thứ hai biến đổi về cả thân thể lẫn linh hồn. ( Đọan này trong Tiên Nghịch tớ thấy Nhĩ tiên sinh viết rất hay: “muốn Hóa Thần thì phải Hóa Phàm”). Vì đã bắt đầy tìm hiểu Thiên địa nguyên khí nên có thể điều khiển nó.
    Tu Hư: Luyện Thần Hoàn Hư, vậy thế nào là Hư, theo tớ nghĩ Hư cũng không hẳn là Hư không hay là Thiên Đạo linh khí. Hư là một trạng thái vô thể.Theo tớ, Hư là quá trình cao nhất của linh hồn.Dùng cái thần của con người để hóa Hư không, cùng hòa hợp với thiên địa, tìm hiểu thiên đạo chăng? Đoạn này thật khó diễn giãi, hic!
    Vấn Hợp: Khi linh hồn đã hóa HƯ, đã có trạng thái tốt nhất, cơ thể cũng đã qua tẩy tủy dịch kinh. Giờ là Vấn đề hợp nhất, là quá trình hợp thể của linh hôn tạo cho cơ thể trạng thái tốt nhất để cảm ngộ và điều khiển thiên địa nguyên khí.
    Đại thành: là quá trình hoàn tất các quá trình cảm ngộ thiên đạo, chuyển sang cảm ngộ cái pháp tắc thiên đạo để thành tiên mà hầu hết theo tớ nghĩ là cái pháp tắc sinh tử (trường sinh).
    Dẫn Kiếp: là hoàn tất tìm hiểu pháp tắc, chuẩn bị đón nhận Thiên kiếp trở thành Tiên. Quá trình này nghe nói là pháp lực không tăng trưởng lắm.
    ^^
    Đấy là kiến giải của tại hạ, hi vong mọi người không ném đá
    P/s: đây là quá trình không tu Luyện thể thuật nhá, không mấy vị lại xoắn

  3. #123
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Đang ở
    Lãn Mã nông trang
    Bài viết
    2,353
    Xu
    0

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi conrua Xem bài viết
    Tôi học là học kiến thức. Chứ nếu cái gì gọi là "tu chân ăn phân " thì tôi không học.
    Bạn học thứ đó nên mới có cả một bài dài như trên à

    @ VTK : kiến thức của cậu bị hổng nghiêm văn trọng.
    Tam Giáo là Xiển giáo, Triệt Giáo, Đạo Giáo
    Vãi chưởng, anh khuyên chú nên đi học lại từ đầu

    Kể cả có lấy ba ông đệ của Hồng Quân ra làm chuẩn thì chú vất Tây Phương giáo ở đâu?

    Lấy bọn TQ ra làm chuẩn thì tam giáo là: Nho Phật Lão, cửu lưu là Nho gia, Đạo gia, Âm Dương gia, Phật gia, Danh gia, Mặc gia, Tung Hoành gia, Tạp gia, Nông gia. Tam giáo cửu lưu là từ để chỉ mọi thành phần trong xã hội.

    Ba cái Xiển Tiệt ấy đều là nhánh của Đạo gia...
    Bàn viết: www.banhmitrung.com

  4. #124
    Ngày tham gia
    Aug 2012
    Bài viết
    200
    Xu
    0

    Mặc định

    mình cũng xin góp 1 bài viết ko phải của mình XD

    Trích dẫn Gửi bởi yevon Xem bài viết
    Hôm trước buồn buồn xem qua cái hệ thống skill của game Thuận Thiên Kiếm, thấy có nhiều cái rất…trớt quớt. VD như nhét Lý Ông Trọng vào class… pháp sư, còn Liễu Hạnh lai từ bên Pháp Sư đá sang Thiên Hướng cái một. Anh Chử Đồng Tử thì “được” nhét vô…cung thủ. Thế nên tôi bắt đầu đâm hứng…

    Rảnh rang làm chơi các này như 1 cách tổng hợp lung tung beng những thứ liên quan đến thế giới quan, tín ngưỡng, tâm linh, tôn giáo,… trong người Việt ngày xưa. Nói thật, cái này chỉ có thể làm tương đối, bởi như tôi nói ngày trước, cái tính “pha trộn tả pí lù” cố hữu trong người Việt khiến cho chẳng có cái nào được tách bạch hoàn toàn khỏi cái nào. Nhưng thôi, cố vậy.

    I. Đầu tiên, ta điểm qua những hệ thống thần linh và nguyên tố bản xứ:

    1/ TÍN NGƯỠNG SÙNG BÁI CON NGƯỜI – TỨ BẤT TỬ ( FOUR IMMORTAL):

    hệ thống 4 vị thần cao quý nhất VN, theo thứ hạng từ lớn đến bé: Sơn Tinh/ Thánh Gióng/ Chử Đồng Tử/ Liễu Hạnh. Thực tế, nếu nói đến tín ngưỡng này thì ta phải gom gần…vài ngàn thành hoàng của các làng vào mới đủ bộ. Demou, Tứ Bất Tử là bốn vị lớn nhất, mạnh nhất, nổi tiếng nhất, phụ trách bảo hộ các mặt trong đời sống VN chứ không đơn thuần là “thần trấn…làng” như các vị khác. Thế nên tôi chỉ kể đến Tứ Bất Tử mà thôi:
    - Sơn Tinh ( Tản Viên Sơn Thánh: mạnh nhất, bảo hộ đạo giáo thần tiên, một trăm ngành nghề - bách nghệ, chinh phục thiên nhiên.)
    - Thánh Gióng ( Xung Thiên Thần Vương Thánh Gióng: đứng thứ 2, bảo hộ nghề luyện kim, võ thuật, quân đội, chiến tranh tự vệ.)
    - Chử Đồng Tử ( Chử Đạo Tổ: đứng thứ 3, bảo hộ đạo giáo thần tiên, thương mại.)
    - Liễu Hạnh ( Thánh Mẫu Liễu Hạnh: đứng chót, bảo hộ đạo giáo phù thủy, hôn nhân gia đình, văn hóa thơ ca.). Thực tế, trước khi Liễu Hạnh xuất hiện, ghế cuối này được chia nhau bởi 2 vị Nguyễn Minh Không và Từ Đạo Hạnh, cũng là hai …phù thủy có cỡ.

    2/ TÍN NGƯỠNG SÙNG BÁI TỰ NHIÊN:

    Khác với ngũ hành của TQ hay hệ thống nguyên tố của châu Âu, người VN sử dụng đến… 2 bảng nguyên tố tác biệt nhau, đó là:

    - TAM PHỦ: Có thể xem có dính một chút tàn tích thời Mẫu Hệ. Bảng nguyên tố bao gồm: Trời ( Mẫu Thượng Thiên) – Đất ( Mẫu Thượng Ngàn) – Nước ( Mẫu Thoải).
    - TỨ PHÁP: Mây ( Pháp Vân) – Mưa ( Pháp Vũ) – Sấm ( Pháp Lôi) – Chớp ( Pháp Điện).

    Qua 2 bảng trên, ta thấy rõ tính chất nông nghiệp ăn sâu vào xương, tủy, máu, cốt, não của người Việt đến mức độ nào. Ngoài 2 hệ thống trên quan trọng nhất, người Việt còn thờ vài số hệ thống khác, một số trong đó xuất phát từ Trung Quốc:

    - Ngũ Phương Chi Thần ( Thần Năm Phương) : thờ 5 hướng trong không gian.
    - Ngũ Đạo Chi Thần ( Thần Năm Con Đường): thờ 5 ngả đường.
    - Ngũ Hành Nương Nương: hệ thống ngũ hành của Trung Quốc
    - Mười Hai Bà Mụ ( tên văn vẻ là Thập Nhị Hành Khiển): thay phiên nhau cai trị trong 12 năm, nhái theo 12 con giáp. Ngoài ra, 12 vị này còn phụ trách bảo hộ sinh nở.
    - Ngọc Hoàng, Thổ Công, Hà Bá. ( cái này ôm của TQ, mấy cái Ngũ Phương, Ngũ Đạo vừa kể trên thì không rõ)
    - Bà Thủy – Bà Hỏa


    3/ TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC:

    không có tên gì cụ thể, cũng khó mà thể hiện trong game nên tôi bỏ qua.

    Như vậy, ta chỉ sử dụng 1/ và 2/ trong việc tạo class. Nhưng trước đó, vẫn còn nhiều điều ta phải kể qua.
    Trích dẫn Gửi bởi yevon Xem bài viết
    II. PHÂN BIỆT ĐẠO GIÁO THẦN TIÊN VÀ ĐẠO GIÁO PHÙ THỦY:


    Trong hệ thống Tứ Bất Tử tồn tại 2 kiểu class sử dụng phép thuật khác nhau, đó là Đạo Giáo Thần Tiên (bảo hộ bởi Sơn Tinh, Chử Đồng Tử) và Đạo Giáo Phù Thủy (bảo hộ bởi Liễu Hạnh.). Vậy thế nào là đạo giáo thần tiên, đạo giáo phù thủy?

    1. ĐẠO GIÁO THẦN TIÊN:



    1.1/ GIỚI THIỆU VÀ LỊCH SỬ:


    Đạo giáo thần tiên, hiểu đơn giản là …Đạo giáo. Đây là một tôn giáo Trung Quốc do Lão Tử tạo ra. Quan niệm căn bản của ông là con người chỉ nên sống thuận theo tự nhiên và chẳng nên thay đổi cái gì cả. Dù thế, do quan niệm “ thuận theo tự nhiên”, càng về sau, Đạo giáo Trung Quốc càng dính tới những thứ như bùa chú, phép thuật, ma quỷ, luyện đan, cầu thuốc trường sinh,…

    Đạo giáo thần tiên ở Việt Nam chủ yếu là trường phái đạo giáo tu tiên và luyện thuốc trường sinh. Tuy vậy, ta không nên hiểu cụm từ “đạo giáo thần tiên” đơn thuần là một môn phái đạo giáo. Thực tế người Việt hiểu cụm từ này còn sơ sài hơn nhiều. Hầu như họ chỉ dùng nó để chỉ những người chủ trương luyện tập phép thuật bản thân bằng cách sống ẩn dật, xa lánh thế tục và con người, ( nói đơn giản là sống như người…Elf.). Mà những tính chất này thì hầu hết Đạo giáo, Phật giáo,… đều có. Bạn có thể không tin, nhưng hãy nhớ lại: Chử Đồng Tử, một trong hai người bảo hộ đạo giáo thần tiên, người theo truyền thuyết đã truyền bá đạo giáo vào Việt Nam. Thực tế, anh ta không học đạo từ một ông đạo sĩ ngoe nguẩy phất trần, mà từ một… nhà sư mang tên Phật Quang. Và mỗi khi nhắc tới Bụt, người Việt đều mường tượng ra một ông tiên cầm phất trần trong khi đó thực chất là …ông Phật ( Buddha = Bụt). Thế nên “đạo giáo thần tiên” = “ tôn giáo từ bên ngoài du nhập vào”/ “tôn giáo ẩn dật”/ “không phải tôn giáo bản địa”, ta chỉ có thể hiểu sơ lược thế mà thôi.

    Những người theo trường phái này và đắc đạo thì được dân gian gọi là “thần tiên” ( ghi nhớ: “pháp sư” là từ chỉ chung “ những bậc thầy sử dụng phép thuật” chứ chưa phân biệt ai thuộc trường phái gì.). Và bởi tính chất khép kín chẳng thua người Elf của họ, chẳng ai có thể tìm hiểu mà thống kê ra một bộ lịch sử ghi chép những hoạt động của họ từ xưa đến nay cả.


    1.2/ TÍNH CHẤT:

    Bảo hộ bởi Chử Đồng Tử và Sơn Tinh. Trường phái này cực kỳ khép kín, cực kỳ ẩn dật, cực kỳ xa lánh người đời. Họ hoàn toàn chẳng hề quan tâm đến cái quê hương mình sống nó có cháy nổ, lụt lội hay được mùa. Trời đất đã có luật tuần hoàn. Cả Đức Phật lẫn Lão Tử cùng nói thế. Thế thì mắc gì phải bận tâm về nó. Chỉ có khép lòng lại, tu thân đắc đạo thành tiên, đạt đến sự hòa hợp tột đỉnh giữa bản thân và thế giới, đó mới là cái duy nhất con người thực sự cần làm. Thế nên Hùng Vương kéo quân đánh, Chử Đồng Tử chỉ bình thản bay về trời. Còn Sơn Tinh cuối cùng quay về núi Ba Vì, khi An Dương Vương chiếm lấy Văn Lang, anh và vợ cũng chẳng buồn chống lại. Né tránh đánh nhau là tiêu chí căn bản của trường phái.

    Đẳng cấp những người thuộc trường phái này không xác định dựa trên sức mạnh phép thuật họ có – dù họ rất mạnh về phép thuật – mà dựa trên tuổi thọ và kiến thức họ đạt được qua tu luyện và tích lũy. Nhiều người trong số họ được đồn đại là có tuổi thọ vài trăm năm. Một số người vốn dĩ không có chí tu tiên lắm, nhưng do may mắn rơi vào trường hợp đặc biệt, cưới được vợ tiên, sống ở tiên giới lâu năm, đạt tuổi thọ cao hơn người thường cũng vì thế mà được xếp vào trường phái này. Ví dụ rõ nhất là Từ Thức thời Trần trong “ Từ Thức gặp tiên”, hay Trần Tú Uyên thời Hậu Lê trong “ Bích Câu kỳ ngộ”.

    Demou, cũng chính bởi tính cách ẩn dật quá mức, chẳng bao giờ thèm khoe mẽ tài phép của mình, thành ra cũng chẳng ai biết được trường phái này sở hữu những phép thuật gì. Ta chỉ biết, ngoài những phép thuật của trường phái, mỗi thành viên trong họ xem ra đều có những khả năng độc quyền riêng biệt. Điều đặc biệt ở chỗ: những khả năng riêng biệt này đôi chẳng khác gì phép thuật thuộc giáo phái …phù thủy. Chính điều này khiến chúng ta nhiều lúc thực sự chẳng biết nên gọi người trước mặt mình là “phù thủy” hay là “ thần tiên”.


    1 minh họa sinh động về một thành viên của trường phái này ngoài đời thực.


    [YOUTUBE]ZOkF0McZKIw[/YOUTUBE]

    Thần Tiên ư? Chúa cũng chỉ có thế.


    Cũng bởi tính chất “xa lánh cõi đời” rất hợp với Phật giáo, trong khi “ thuận theo luật lệ trời đất” rất hợp với Nho giáo ( vốn về sau đã sát nhập thêm giáo lý từ Đạo Giáo) nên không lạ khi các Nho sĩ, nhà sư lẫn dân đen, ai cũng lâu lâu đâm hứng đi…ngồi thiền, tịnh tâm để “ thư thả đầu óc”.


    1.3/ CÁC LOẠI PHÉP THUẬT – KHẢ NĂNG:


    Như vừa nói ở trên, tính cách ẩn dật và lối “ khoe tuổi nhiều hơn khoe phép thuật” đã khiến việc lập danh sách xác định những loại phép thuật của trường phái này trở nên cực kỳ khó khăn. Chúng ta chẳng thực sự biết gì về họ ngoài việc họ là những chuyên gia tu tiên và luyện thuốc trường sinh. Tuy vậy ta vẫn có thể xác định trong giới hạn những gì có thể. Và đây là những gì tôi thống kê được:

    - Vũ khí phổ thông là gậy phép.( Cả Sơn Tinh lẫn Chử Đồng Tử, mỗi người đều có một cây.)
    - Rất thích thơ văn và rất giỏi thơ văn. ( không có gì lạ với kiểu người có vốn kiến thức rộng.)
    - kiến thức cực kỳ rộng lớn.

    - Tu tiên, luyện thuốc trường sinh:
    + Sống dai, rất khó chết.
    + Khả năng tự chữa lành vết thương ( Còn chữa cho người khác ư? Tôi cũng chẳng biết họ có khả năng đó hay không.).
    + tự điều chỉnh năng lực của bản thân theo ý muốn ( VD: tăng sức đề kháng để hạn chế những thương tổn mà bản thân đang hứng chịu, tăng tốc, tăng thị lực, làm cho bản thân bay lượn,…).
    + giỏi nghề y ( tích lũy kiến thức từ quá trình luyện thuốc. Sơn Tinh vốn cũng là một thầy thuốc rất giỏi với chiếc gậy sinh tử chuyên cứu sống người hoặc giết người.)

    - Tiên tri bằng cách…viết chữ:
    lập đàn cầu tiên, rất đơn giản: 1 cái án để 1 bình hoa, 1 bình hương nhỏ để đốt nhang, 1 mâm gạo, 1 cành đào gọi là "hạc bút". 1 nho sĩ sức học yếu chỉ đủ biết viết cầm cái "hạc bút" ấy.Cốt đây giống như 1 kiểu xin xăm, số đề hay cái gì đó tương tự, sĩ phu đi thi hay cầu ước mong thi đậu. Khấn vái nếu linh nghiệm thì anh cầm "bút" kia sẽ viết ào ào nhăng nhít lên mặt mâm gạo, 1 anh khác đọc nhanh chữ viết ra để ghi vào giấy.

    * Ngoài những khả năng chung kể trên, như đã nói ở phần 2/, mỗi thành viên trong trường phái này xem chừng đều tự rèn luyện một khả năng đặc biệt cho riêng mình. Cũng không lạ lắm, vì dù sao tiêu chí đạo giáo thần tiên cũng là hòa hợp con người vào quy luật thiên nhiên để tự kích hoạt năng lực đang ngủ vùi trong mỗi con người. Cụ thể:

    - Chử Đồng Tử: còn là một thương nhân cực giỏi, đã xây dựng cả một triều đình riêng biệt dựa vào tài năng buôn bán và phép thuật của mình.
    - Sơn Tinh: còn là vị chúa tể cai quản núi Ba Vì ( người Việt coi đây là núi Tổ) và muôn thú ( trừ thú hệ nước.)


    1.4/ BONUS: MỘT SỐ THÀNH VIÊN NỔI TIẾNG CỦA TRƯỜNG PHÁI:

    Chử Đồng Tử: đã nói quá kỹ. Xếp trên Sơn Tinh trong mục này vì xét trong trường phái này thì Nagisa-kun rõ ràng cao hơn.
    Sơn Tinh: đã nói quá kỹ

    Từ Thức ( chuyện "Từ Thức gặp tiên", khá nổi tiếng): Sống thời Trần Thuận Tông. Sau anh này kết hôn với tiên nữ Giáng Hương mà anh từng cứu giúp nên được đặc cách thành tiên không cần tu luyện. Tục truyền 1 thời gian sau anh nhớ nhà, quay về mới biết đã 300 năm trôi qua, ở nhà ko còn ai thân thích, lúc đó quay lại với Giáng Hương cũng không còn được nữa, đành tìm về phía hang động dẫn đến thiên giới ngày xưa, lạc đâu trong đám mây mù, sống chết không rõ. ( hình như Nhật có 1 truyện hao hao, khác cái là đi chơi Thủy Cung thì phải.)

    Hoàng Mi tiên sinh: sống thời Trần - Hồ, tu tiên ở núi Nưa ( Nông Cống, Thanh Hóa), từng tiên đoán hậu vận nhà Hồ sẽ bị bắt ở núi Kỳ La. Nghe đâu đến tận đời Nguyễn vẫn còn có người thỉnh thoảng gặp được. Chuyện về ông này có nằm trong cuốn Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ, tên truyện là "Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na."

    Trần Tú Uyên: sống thời Hậu Lê, y như Từ Thức, may mắn cưới được 1 nàng tiên là Giáng Kiều, sau cùng vợ cưỡi hạc bay đi. Đồn rằng rất thiêng, từng báo mộng cho Lê Thánh Tông hồi đem quân làm cỏ Champa. Dân chúng lập đền thờ trên nền nhà cũ của 2 người, gọi là " Bích Câu đạo quán".

    Phạm Viên: con của hoàng giáp Phạm Chất, sống thời Lê Thần Tông. Anh này thường lên núi hái thuốc rồi gặp tiên, học đạo, có tài tiên đoán, đoán được hỏa hoạn, ngày giờ cha chết. Anh từng tặng 1 ông già ăn xin cây gậy phép biết tự xin tiền để sống

    Còn có ghi nhận thêm vài tiên nữ lang thang tán nhảm với vua quan hay người thường. VD như Bồi Liễu Tán Nương, từng ngồi ca hát thơ văn với Lê Thánh Tông chán chê rồi bay về trời. Vua Lê nhân dịp đó xây ngay trên nền khu vực vô tình gặp mặt ấy 1 cái lầu gọi là "Vọng tiên quán.".

    Thời Nguyễn có 1 cuốn sách tên là "Hội chân biên" xuất bản ở Thanh Hóa, ghi chép sự tích 13 tiên ông và 14 tiên nữ Việt Nam.

    Năm 1933, 1 nhóm tín đồ Đạo Giáo ở Sài Gòn có xuất bản 1 cuốn sách mang tên Đạo Giáo.
    ...
    Trích dẫn Gửi bởi yevon Xem bài viết
    2/ WITCH - ĐẠO GIÁO PHÙ THỦY:

    2.1. GIỚI THIỆU VÀ LỊCH SỬ:

    Một thời gian sau khi được tạo ra, đạo giáo bắt đầu tiến đến hấp thu những yếu tố chung quanh nó (dựa trên lý luận căn bản: thuận theo tự nhiên). Để rồi, một nhánh tôn giáo mới ra đời từ đạo giáo, mang tên là Đạo Giáo Phù Thủy. Từ chỗ sống khép kín, chủ trương xa lánh người đời để chuyên tâm học đạo tu tiên, đạt đến trường sinh bất tử, những thành viên ĐGPT bắt đầu chuyển sang dấn sâu vào thế tục. Họ hấp thụ, thu gom những phép thuật xa xưa có sẵn trong nhân dân, tập hợp lại thành những bộ sách giáo lý cho tôn giáo mới của mình. Một trong những bộ sách đầu tiên dạng này được hoàn thành thời Hán Thuận Đế ( 122 – 144) bởi Vu Cát, bao gồm 170 quyển mang tên Thái Bình Tâm Lĩnh Kinh ( có 1 cái tên được nhiều người biết hơn là Thái Bình Yêu Thuật). Bộ sách này bàn luận từ chuyện chính trị, hưng phế cho đến thờ cúng, ngũ hành, bói toán, âm dương, phép an thiên hạ, bùa chú, phép thuật,… là tác phẩm kinh điển của ĐGPT nói riêng và Đạo Giáo nói chung về sau. Bởi việc đề cập đến chính trị, nhà Hán đã tịch thu bộ sách. Nhưng nó vẫn tiếp tục tồn tại trong nhân gian, và về sau được hoàn thiện bởi Trương Giác, một nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc, giáo chủ Thái Bình Đạo, người đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng. Trong thời gian sống và truyền đạo, Trương Giác đã đặt ra những điều lệ về phép thuật trong Đạo Giáo, như mặc áo vàng, sử dụng cửu thiết trượng ( gậy phép bằng sắt, khắc 9 nấc, tượng trưng cho 9 tầng trời), sử dụng bùa chú, lập đàn cầu phép,… Những điều lệ này trở thành quy tắc bắt buộc, sống mãi trong tôn giáo này cho đến tận ngày nay.



    Vu Cát xuất hiện trong Hỏa Phụng Liêu Nguyên.

    Trương Giác, người hoàn thiện hệ thống phép thuật cho Đạo Giáo Phù Thủy Trung Quốc.

    Khác biệt rất xa với Đạo Giáo Thần Tiên, ĐGPT luôn luôn can thiệp vào những chuyện chính trị quốc gia. Suốt 2000 năm cho đến hiện tại, sự tồn tại của họ gắn liền với những hoạt động sử dụng phép thuật để gây thanh thế, tụ tập lực lượng chống đối các chính quyền. Trung Quốc có Khởi Nghĩa Khăn Vàng đời Hán, Minh Giáo đời Nguyên thì Việt Nam có Lý Giác, A Nùng đời Lý, Nguyễn Bổ thời Trần, TRần Đức Huy thời Hồ,... chính quyền thành lập bởi Đạo Giáo Phù Thủy nổi tiếng nhất là Hán Trung của Trương LỖ thời Tam Quốc. Riêng chính quyền Việt Nam từ thời Đinh đến hết thời Trần thậm chí chính thức công nhận cả hai trường phái, khi họ đặt chức Tăng quan cho phái Thần Tiên, và Đạo quan cho phái Phù Thủy. Đỉnh cao cuối cùng của ĐGPT ở Việt Nam là khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi người Pháp chiếm đóng cả nước. Lúc đó, vô số các phù thủy, pháp sư đã sử dụng phép thuật và mê tín như một con bài để quy tụ dân chúng nổi dậy đánh Pháp, ví dụ như Cử Đa, Mạc Đĩnh Phúc, Trần Cao Vân,… với loại phép thuật cũ rích: súng bắn không chết. Đương nhiên họ hầu hết là phù thủy rởm và đều thất bại nhanh chóng.


    2.2. TÍNH CHẤT:

    Như đã nói, ĐGPT thực chất là trường phái đạo giáo đã hấp thu các yếu tố phép thuật trong dân gian. Nói cách khác, họ thực chất chỉ là những miko, shaman, thầy mo, phù thủy,… nay mang cái mác mới là con em Đạo Giáo đâu đâu bên Trung Quốc. Bình mới rượu cũ, nên tôi mạn phép gọi những thành viên trong trường phái này bằng một cái tên gần gũi với bản chất của họ hơn: “ phù thủy”. Phép thuật của họ chủ yếu là thu thập từ dân gian nhiều hơn là từ trong giáo phái ( những bộ sách về phép thuật của giáo phái thực ra chỉ là cóp nhặt từ dân gian rồi chép vào, hệ thống lại.). Ở Việt Nam, tính chất này thể hiện rõ nhất, khi loại phép thuật căn bản của ĐGPT là thuật Đồng Cốt.

    Trong khi chủ trương của Đạo Giáo Thần Tiên là xa lánh xã hội, Đạo Giáo Phù Thủy rất tích cực truyền đạo và kích động những cuộc nổi dậy chống chính quyền. Trong khi Đạo Giáo Thần Tiên xác định cấp bậc của mình qua tuổi thọ, tri thức, Đạo Giáo Phù Thủy khẳng định mình qua số ma quỷ mà họ đã tiêu diệt, hay những phép thần thông biến hóa mà họ luôn luôn phô diễn trong dân gian. Tóm lại, Thần Tiên càng ẩn dật bao nhiêu thì Phù Thủy càng sôi động bấy nhiêu, Thần Tiên có chiều hướng thiên về phòng thủ trong khi Đạo Giáo luôn tấn công tích cực. Tác phong và loại phép thuật sử dụng chính là thứ khiến ta phân biệt 2 trường phái này với nhau. Không ngạc nhiên khi những người cửa Phật như Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, vì những trò phô diễn nhổ đinh bằng tay trong dân gian, trừ yêu diệt ma, nguyền rủa chết người mà được đẩy thẳng sang làm lãnh đạo của ĐGPT. Ngay cả vũ khí sử dụng cũng khác, ít nhất ở Việt Nam: trong khi Thần Tiên chỉ sử dụng gậy phép, các Phù Thủy dùng từ gậy, gươm ( Trần Hưng Đạo), búa ( Thần Độc Cước), chùy ( Nguyễn Minh Không),… thậm chí như Liễu Hạnh chỉ có hai bàn tay không. Một số người như thần Độc Cước thậm chí mặc cả giáp, làm cho họ ngày càng gần với một chiến binh sử dụng phép thuật hơn là một phù thủy đơn thuần.

    Một đặc điểm nữa đặc trưng của ĐGPT là thờ/ cầu xin sự hỗ trợ từ các vị thần, chủ yếu là những vị đã được kết nạp vào hệ thống phép thuật Đạo Giáo. Ngoài những loại ma quỷ, quái vật,… ( nếu có) vặt vãng mà ta không thể biết được, ở Việt Nam, bên cạnh những Ngọc Hoàng, Thái Thượng Lão Quân, Quang Vũ, thần Trấn Vũ từ Trung Quốc, ĐGPT còn du nhập thêm những vị thần bảo hộ mới, bao gồm:

    - Liễu Hạnh và Đức Thánh Trần ( Trần Hưng Đạo), 2 người quan trọng nhất. Trước đó thì được bảo hộ bởi 2 nhà sư Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không.
    - Thần Tam Bành ( Tam Danh Đại Tướng Âm Binh)
    - Thần Độc Cước
    - Huyền Đan
    - Ông Năm Dinh ( Ngũ Dinh Quan Lớn)
    - Quan lớn Tuần Tranh


    2.3. PHÉP THUẬT – KHẢ NĂNG:

    Khác với Đạo Giáo Thần Tiên, ta biết được rất nhiều loại phép thuật từ Đạo Giáo Phù Thủy. Dưới đây là những loại phép căn bản nhất mà ai cũng phải có:

    - Vũ khí: gậy/ kiếm/ấn tín/ đao/búa/chùy/….
    - Đồng Cốt: lên đồng, giao tiếp với các linh hồn.
    - Đầu Thai chuyển kiếp:liên tục tái sinh bằng hình thức đầu thai.
    - Biến Hình:biến hóa thành nhiều loại sinh vật, từ thỏ, chuột cho đến cọp,voi.
    - Sử dụng bùa chú, ngải, máu người chết,…:để nguyền rủa kẻ địch hay để bảo vệ bản thân, trị bệnh.
    - phá giải các phép nguyền rủa của kẻ khác.
    - thờ phụng và nhận sự hỗ trợ từ các vị thần trong Đạo Giáo.


    2.4. CÁC VỊ THẦN ĐẠO GIÁO VIỆT NAM:


    - Thánh Mẫu Liễu Hạnh:

    Một trong Tứ Bất Tử ( sau khi đã sút Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không khỏi ghế này). Tên gốc của cô là Giáng Tiên, tương truyền là con gái của Ngọc Hoàng- đương nhiên là rất rất rất rất đẹp - do phạm tội mà bị đày xuống trần gian. Từ đó, cô ta…ghiền trần thế luôn nên ngay cả khi hết hạn đi đày cũng không muốn trở về. Liễu Hạnh nhiều lần đầu thai chuyển kiếp, tái sinh vào hết người phụ nữ này đến người phụ nữ khác, sinh con cái như người bình thường. Đôi khi cô hứng chí hiện lên ngâm thơ tán dóc với các nhà Nho. Khi khác, cô lại đi theo đoàn quân đi đánh giặc. Hành động nổi tiếng nhất của cô là lần cho hoàng tử con vua Lê lên giường với một con…khỉ đột, vì tội dám giở trò mờ ám. Lê Huyền Tông từng cho cô là tà thần nên đã ra lệnh đốt đền thờ Liễu Hạnh. Tóm lại, Liễu Hạnh là một người phụ nữ nhưng là rất nhiều người phụ nữ. Nói theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh thì Liễu Hạnh là " 1 cô gái, 1 nàng tiên, 1 nhà thơ, 1 người vợ, 1 nữ tướng.".




    - Đức Thánh Trần Trần Hưng Đạo:
    trong khi các bà Đồng thờ Liễu Hạnh thì các ông đồng có tục thờ vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn ( nên có câu " Tháng 8 giỗ Cha, tháng 3 giỗ Mẹ" là vì thế.). Truyền thuyết rằng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn có tài phép rất cao, từng trừ được yêu ma. Ông từng chém 1 yêu tinh tên Phạm Nhan. Phạm Nhan tên gốc là Nguyễn Bá Linh, cha người Nguyên mẹ người Việt, thi đỗ tiến sĩ ở Trung Quốc. Phạm Nhan cũng là 1 wizard, nhưng rồi bị nhà Nguyên tử hình vì tội ... với cung nữ, nhưng hồn ma vẫn còn vất vưởng xin theo quân Nguyên đi đánh Đại Việt để lập công chuộc tội. Tương truyền anh yêu quái này bị tóm cùng lúc với Ô Mã Nhi, rồi bị lôi đi tử hình. Do là yêu quái nên chỉ có Trần Hưng Đạo mới giết được. Trước khi bị chém, anh Nhan đòi ăn, Hưng Đạo Vương nổi nóng lỡ lời: " cho ngươi ăn sản huyết bà đẻ.". Từ đó hồn anh tiếp tục lại vấn vưởng chực mò đến ám những phụ nữ mới sinh. Dân ta do vậy có lệ đến cầu Đức Thánh Trần bảo hộ cho mẹ tròn con vuông luôn từ đó. Các phù thủy thờ Trần Quốc Tuấn thường sử dụng kiếm và ấn ( ấn làm từ vỏ và thân một trong những loại cây: cây gỗ đào, cây dương liễu, cây núc nác - tức cây Hoàng Bá) và kêu gọi sự giúp đỡ từ Trần Hưng Đạo cùng các tướng của ông như Yết Kiêu, Dã Tượng,…

    - Thần Tam Bành ( Tam Danh Đại Tướng Âm Binh): quê quán ở Vụ Bản, một làng rèn nổi tiếng, thờ Cao Lỗ - người chế tạo nỏ thần. Ông sinh thời Lê Thánh Tông. Tương truyền ông sinh ra với... 3 cái sừng bọc sắt trên đầu nên bị mẹ sợ quá đem...chôn sống. Không ngờ ông chết rồi thành tinh luôn, trở thành linh thiêng, lập công đánh giặc nên sau được vua ban xưng hiệu Tam Danh Đại Tướng Âm Binh. Từ đó dân chúng mới thờ thêm thần Tam Danh, hay Tam Bành. Sau đây là 1 phiên bản thông dụng và chi tiết nhất về ông:



    - Thần Độc Cước ( Độc Cước Sơn Triều): có nhiều truyền thuyết về sự khai sinh của thần này:







    Đền thờ thần Độc Cước ở Sầm Sơn.

    - Huyền Đan ( Huyền = đen, sâu; Đan = mô đất cao -- > mô đất cao để tế lễ): sống thời Đinh Bộ Lĩnh, cưỡi cọp đen, có kiếm thần, dân thần, đũa bói toán.Thần tinh thông mọi quyền năng hô phong hóa vũ, không chuyện gì không làm được. Ngọc Hoàng xếp ông vào 1 trong 12 thiên tướng. Nhiều người cho rằng thần này gốc là một tướng lĩnh Trung Quốc.

    - Quan Lớn Tuần Tranh: 1 ông quan sống thời Hùng Vương 18 ( nghe qua là đủ biết ông này không hề có thực), quê ở Hải Dương, có công lao lớn. Về sau ông lấy vợ là một cô mà ông không biết là đã có chồng là quan huyện trong vùng. Ông quan huyện kiện lên vua, tố cáo ông quyến rũ vợ mình, làm ông bị đày lên tận Lạng Sơn, rồi sau đó nhảy xuống sông Kì Cùng tự sát. Ở quê nhà, ông tái sinh thành một cặp rắn thần. Rắn nở từ 2 cái trứng rồi được 2 ông bà già ở huyện Tứ Kỳ ( Hải Hưng) nuôi nấng. Lớn lên, đôi rắn rất hiền, chỉ tội... thích ăn gà hàng xóm. Quan huyện biết chuyện bắt 2 ông bà trị tội. 2 ông bà phải vứt rắn xuống sông Tranh nên từ đó nước ở đây xoáy mạnh và rất linh thiêng. Đến thời Thục Phán An Dương Vương, vua tập hợp thuyền bè để chống giặc Triệu Đà ở ngay bến sông Tranh, nhưng tại chỗ dòng xoáy đó, thuyền bè không tài nào qua được mà lại có cơn giông tố nổi lên giữa dòng. Vua bèn mời các vị lão làng đến lập đàn cầu đảo thì lập tức sóng yên bể lặng, hơn nữa, quân sĩ ra trận cũng được thắng to. Ghi nhớ công đức, vua Thục giải oan cho ông và phong là Giảo Long Hầu. Sau này ông còn hiển thánh linh ứng, có phép nhà trời, cai quản âm binh, ra oai giúp dân sát quỷ trừ tà, dẹp hết những kẻ hại nước hại dân. Cặp rắn này thường được thờ dưới dạng 2 con rắn bằng giấy quấn trên xà nhà.

    Quan Lớn Tuần Tranh cũng được thờ ở rất nhiều nơi nhưng phải kể đến hai nơi nổi tiếng bậc nhất: đầu tiên là Đền Ninh Giang hay Đền Quan Lớn Tuần Tranh lập bên bến sông (bến đò) Tranh ở Ninh Giang, Hải Dương (là nơi chính quán quê nhà của ông, nơi ông trấn giữ duyên hải sông Tranh, cũng là nơi ông hiển tích) và Đền Kì Cùng lập bên bến sông Kì Cùng, qua cầu Kì Lừa (là nơi ông bị lưu đày). Ngày tiệc chính của quan là ngày 25/5 âm lịch (là ngày ông bị lưu đày và bảo nhân dân quê ông làm giỗ vào ngày này), ngoài ra vào ngày 14/2, các đền thờ ông cũng mở tiệc đón ngày đản sinh của quan.



    - Ông Năm Dinh ( Ngũ Dinh Quan Lớn):
    tín ngưỡng thờ cọp để đuổi tà. Người ta thường vẽ những bức tranh về năm con hổ, với vị trí phỏng theo Ngũ Phương, màu sắc phỏng theo Ngũ Hành để thờ cúng, mong trị được tà ma.

    nguồn : http://vnsharing.net/forum/showthread.php?t=182559

    hi vọng giúp ích được gì đó cho mọi người

  5. Bài viết được 4 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    kunsga,
  6. #125
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    5
    Xu
    0

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi conrua Xem bài viết
    Xin lỗi bạn, mình hỏi chút.

    Võ Sư và Đại Sư khác nhau ở điểm nào
    Làm thế nào để thăng cấp từ Hồn Thai Cảnh đến Xuất Thần Cảnh ???

    Ở đây chúng ta chia sẻ không phải là cứ đưa ra một cái mới lạ mà là phải có hệ thống lý luận, lý giải tương đối về nó.
    Chứ nếu chỉ đưa ra cho... lạ mắt thì tớ đã chẳng lập thêm topic làm gì, post luôn vào topic " Thống nhất hệ thống tu chân Việt Nam " bên kia rồi.
    Võ sư khí chưa có khả năng ly thể nhưng có thể bao phủ bên ngoài cơ thể, đại sư khí có thể ly thể hình thành kéo dài nhưng chưa có khả năng ly thể tông sư khí đã có khả năng ly thể và điều khiển phương hướng,
    Hồn Thai lên lên Xuất Thần, Hồn Thai thai nghén cường hóa linh hồn gia nhập nguyên tố cảm ngộ để khi ly thể ko bị ăn mòn,có thể chia làm ba cấp độ: Thai hồn, cố hồn cho đủ vững chắc để nhập phù văn nguyên tố, hình thành thần hồn để tới Xuất Thần

    ---QC---


Trang 25 của 25 Đầu tiênĐầu tiên ... 15232425

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status