TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 2 của 9 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối
Kết quả 6 đến 10 của 42

Chủ đề: Cái nhìn sai lệch về Phật giáo Tây Tạng trong truyện Kim Dung

  1. #6
    Ngày tham gia
    Apr 2010
    Đang ở
    Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên
    Bài viết
    532
    Xu
    0

    Mặc định

    Thật ra cá nhân mình thấy nhân vật Cưu Ma Trí rất người, đọc Thiên Long Bát Bộ nhân vật Cưu Ma Trí- Quốc Sư Thổ Phồn trước và sau khi được Đoàn Dự cứu như ông nói là trải qua 2 kiếp người vậy. Qua Cưu Ma Trí cá nhân mình thấy một vị đại sư giác ngộ về chân lý không phải tự nhiên sinh ra mà cũng trải qua hỷ nộ ái ố sân si dục vọng, đến khi đứng trước cái chết, trước bước cuối cùng của đời người thì mới có sự lột xác để hiểu thấu thế nhân. Về phần bạn chủ pic nói mình chưa đồng ý, như Thiên Long Bát Bộ, trụ trì chùa Thiếu Lâm lại là đại ca lãnh đạo nhân vật quan trọng nhất nhì trong phi vụ giết cả nhà Tiêu Phong, ăn ở có con với Nhị Nương trong Tứ Đại Ác Nhân (trước khi gia nhập ác nhân bà ấy cũng là một người tốt) rồi lại bỏ người phụ nữ của mình, hay Thành Khôn trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký một kẻ núp bóng cà sa Thiếu Lâm mà làm những việc thương thiên hại lý, rồi việc Thiếu Lâm từ chối cứu giúp đứa bé vô tội như Trương Vô Kỵ dù Trương Tam Phong ra mặt năn nỷ, rồi việc Vi Tiểu Bảo xuất gia...
    Qua những nhân vật trên mình không cho rằng Kim Dung có cái nhìn sai lệch về Phật giáo Tây Tạng trong truyện Kim Dung như bạn chủ pic nói, trong Phật môn thì cũng có người này người nọ việc đưa nhận xét của một hai nhân vật, hay nổi cộm một hai nhân vật chẳng thể nói lên điều gì về cái nhìn của tác giả cả. Ta có thể thấy cả trong Thiếu Lâm, thánh địa phật giáo của trung Nguyên cũng xuất hiện rất nhiều vấn đề.

    "Thế nhưng Kim Dung vì ý chí hạn hẹp gói gọi trong Hán tộc. Trong truyện của ông cứ cái gì Hán tộc là y như cái đó tốt. Còn cái gì thuộc về quan ngoại thì đều xấu cả, đều man di.
    Tỉ như nhắc đến Lạt ma giáo Tây Tạng thì ông đều mô tả họ là những người tu hành không đến nơi đến chốn, sân si, ngã mạn, là những kẻ phá giới, dâm tặc. "
    Mình nghĩ Minh Giáo không phải Hán Tộc và đọc Ỷ Thiên mình cũng không có cảm giác đó là man di, xâu như bạn nói, cả người Khiết Đan, quân Nguyên trong Thiên long và Ỷ Thiên cũng như vậy, như Triệu Mẫn là người Nguyên, tiêu Phong là Khiết Đan. Có lẽ dưới cái nhìn của người Hán thì sẽ thấy như bạn nói, nhưng khi đọc truyện mình đứng ở khía cạnh người nước Việt nên thấy việc đối xử lẫn nhau giữa người dân hai nước giao chiến là bình thường, như Tiêu Phong từng nói: "Khiết Đan gọi người Hán là Heo Tống, người Hán gọi Khiết Đan là Chó Khiết Đan" vậy. Ngoài ra mình còn có thể thấy như nhân vật Nam Đế (một trong ngũ bá) cũng không phải người Hán, tuyệt học Càn Khôn Đại Na Di, Nhất Dương Chỉ, Lục Mạch Thần Kiếm thậm chí suy cho cùng Dịch Cân Kinh cũng không phải do người Hán tạo ra. Do đó mình không đồng ý quan điểm của bạn. Có chăng vì Kim Dung miêu tả về ở một vài mặt Tây Tạng khá ít mà trùng hợp như vậy thôi, không có gì cả.
    Lần sửa cuối bởi HoaLanTím, ngày 24-01-2013 lúc 15:56.
    ---QC---
    Bông hoa nho nhỏ
    Nở giữa vườn to
    Chẳng buồn chẳng lo


  2. Bài viết được 2 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
  3. #7
    Ngày tham gia
    Dec 2007
    Bài viết
    36
    Xu
    0

    Mặc định

    Rảnh rỗi, mở xem lại topic này. Theo mình nghĩ, đúng là dù có ý này hay không thì Kim lão gia vẫn đưa cho ta cảm giác thiên lệch về Phật giáo Mật tông cũng như các dị giáo khác. Nhiều lần ông đưa ra chủ ý "đạo cao một tầng, ma cao muôn trượng" (dù không nói rõ về nhân vật, tôn giáo nào). Nhưng ông cũng gián tiếp cho người đọc cảm giác về đạo - ma ntn. Với Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi đương nhiên là chí cao tối thượng, đều phải khổ luyện thành tài. Còn với người nào từng tò mò về Bái hỏa lệnh hay Đại thủ ấn đều có cảm giác là "ma đạo", hoặc đảo lộn âm dương, kinh mạch, hoặc sát chiêu tạo nghiệt cả.

  4. #8
    Ngày tham gia
    Dec 2008
    Đang ở
    Khung trời tĩnh lặng
    Bài viết
    11,567
    Xu
    172

    Mặc định

    Mật tông có cả luyện dục theo kiểu nghi lễ, làm ác để luyện tâm, nói là chủ chương chính đạo, nhưng hành động có nhiều cái nhìn vào rất tà đạo.

    Nên có thể nói mật tông tu luyện có thể lên tiên mà cũng có thể chui xuống địa ngục. Về tính chính thống và đầy đủ không thể rõ ràng mà mạch lạc như phật môn a di đà được.

  5. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
  6. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Bài viết
    1,097
    Xu
    500

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi anhtuan2884 Xem bài viết
    Mật tông có cả luyện dục theo kiểu nghi lễ, làm ác để luyện tâm, nói là chủ chương chính đạo, nhưng hành động có nhiều cái nhìn vào rất tà đạo.

    Nên có thể nói mật tông tu luyện có thể lên tiên mà cũng có thể chui xuống địa ngục. Về tính chính thống và đầy đủ không thể rõ ràng mà mạch lạc như phật môn a di đà được.
    Phật môn A Di Đà
    Vậy bác có biết pháp môn tiểu thừa nguyên thủy là do Thích Ca thụ truyền. Còn pháp môn đại thừa thật ra xuất phát từ các môn đệ của Thích Ca và mấy anh Khựa quản bá nhằm mục đích hạ thấp vai trò của Thích Ca, cũng như quản bá phật pháp.
    Dần dà Phật giáo biến tướng thành một mớ hổ lốn như ngày nay
    Enchishop nơi sắm sửa quần áo đông 2011 của TTV. Hãy mua ngay trước ngày tận thế
    https://www.facebook.com/Enchishop

  7. #10
    Ngày tham gia
    May 2013
    Bài viết
    3,157
    Xu
    100

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi anhtuan2884 Xem bài viết
    Mật tông có cả luyện dục theo kiểu nghi lễ, làm ác để luyện tâm, nói là chủ chương chính đạo, nhưng hành động có nhiều cái nhìn vào rất tà đạo.

    Nên có thể nói mật tông tu luyện có thể lên tiên mà cũng có thể chui xuống địa ngục. Về tính chính thống và đầy đủ không thể rõ ràng mà mạch lạc như phật môn a di đà được.
    Bồ đề bổn vô thụ......... vậy đạo là cái gì.
    Vài năm nay em có tìm hiểu về Mật Tông, như anh nói, đúng.
    Xét trên căn nguyên, tốt nhất theo Phật thì không nên ham thần thông.
    Mật tông không xấu, có nhiều câu chú hay lắm, giúp đời giúp người nhiều vô số kể. Em không thích vụ luyện dục. lấy cái này cái kia luyện( k thể nêu dẫn chứng, sợ tối ngủ mơ bậy), nhìn có vẻ tà đạo quá, như anh nói đúng đó. K biết cái đó có ảnh hưởng của bà la môn không?

    ---QC---


  8. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
Trang 2 của 9 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status