TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 1 của 9 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 5 của 42

Chủ đề: Cái nhìn sai lệch về Phật giáo Tây Tạng trong truyện Kim Dung

  1. #1
    Ngày tham gia
    Jan 2013
    Đang ở
    Potala Place
    Bài viết
    284
    Xu
    2

    Mặc định Cái nhìn sai lệch về Phật giáo Tây Tạng trong truyện Kim Dung

    Kim Dung là một đại tác gia của thể loại tiểu thuyết võ hiệp kỳ tình. Điều này là không thể phủ nhận. Chính tại hạ là một người say mê Kim Dung. Mỗi bộ của ông mình đều đọc ít nhất là 2 lần.
    Thế giới giang hồ trong tiểu thuyết Kim Dung gồm thâu gần như hết những khía cạnh trong cuộc sống đời thường cho nên người đọc thấy rất gần gũi. Kim Dung đi tìm cái xấu trong cái tốt. Như nhân vật Vạn Lý Độc Hành Khoái Đao Điền Bá Quang. Tuy là một đại đạo hái hoa, ai ai cũng căm phẫn nhưng thật sự là người có khí khái anh hùng, sau này làm đệ tử Bất Giới hòa thượng thì trở thành một người tốt. Còn Nhạc Bất Quần ai cũng tưởng là quân tử thì có ai ngờ lại là một tiểu nhân đột lốt
    Bối cảnh lịch sử được đưa vào truyện, thời thế đan xen ân oán giang hồ nên đa số người đọc tiểu thuyết võ hiệp đều thích Kim Dung.

    Thế nhưng Kim Dung vì ý chí hạn hẹp gói gọi trong Hán tộc. Trong truyện của ông cứ cái gì Hán tộc là y như cái đó tốt. Còn cái gì thuộc về quan ngoại thì đều xấu cả, đều man di.
    Tỉ như nhắc đến Lạt ma giáo Tây Tạng thì ông đều mô tả họ là những người tu hành không đến nơi đến chốn, sân si, ngã mạn, là những kẻ phá giới, dâm tặc.
    Hai nhân vật nổi tiếng của Lạt ma giáo trong truyện của Kim Dung là Huyết Đao lão tổ và Cưu Ma Trí.
    Huyết Đao lão tổ thì võ công cái thế, nhưng lại là một đại dâm tăng. Còn Cưu Ma Trí tuy thất bại nhưng cũng là một nhân vật có võ công tuyệt luân.

    Vốn dĩ Phật giáo Tây Tạng được đại sư Liên Hoa Sinh từ Ấn Độ truyền vào Tây Tạng và hình thành nên một dòng phái riêng biệt. Mật tông Tây Tạng phát triển rực rỡ và sau này trở thành quốc giáo của Tây Tạng, Mông Cổ và sau này chính hoàng triểu nhà Thanh cũng vậy.
    Mật tông Tây Tạng cũng có một thời gian suy tàn nhưng sau này khi vua Tùng Tán Cán Bố lên ngôi thì được phục hồi và phát triển rực rỡ. Và nhiều lần đánh nhau với nhà Đường.

    Mật tông Tây Tạng cũng truyền xuống phía nam, qua ngả Đại Lý và trở thành quốc giáo của Đại Lý, cũng như tiến xa hơn về phương nam, các vua Lý - Trần của Đại Việt cũng theo mật tông.

    Nói đi cũng phải nói lại, cái nhìn của Kim Dung quả thật quá sai lệch, đặc biệt với Lương Vũ Sinh. Lương Vũ Sinh có viết về các tăng nhân Lạt ma giáo Tây Tạng trong cuốn Thất Kiếm Hạ Thiên San.
    Họ là những người tốt, ra tay trượng nghĩa cùng thiên hạ, cứu thoát Lăng Vị Phong ra khỏi lao tù mà không sợ ảnh hưởng tới bản thân.



    Ôi, mỏi tay rồi. Vài dòng mạn đàm cùng anh em.
    ---QC---


  2. Bài viết được 7 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    Minheclipse,
  3. #2
    Ngày tham gia
    Jan 2012
    Bài viết
    1,875
    Xu
    2

    Mặc định

    Sao lại nói cái nhìn của Kim Dung lại sai lệch nhĩ?

    Trong truyện kim dung viết vây nhưng ngoài đời chưa chắc là như vây.

    Nhưng theo như Phật Giáo thì tu luyện phất pháp thì trong tâm phải có lòng từ bi hỉ xá, bao dung chúng sanh và rời xa thế tục.

    Dù là theo tông phái khác nhau nhưng nhìn người tăng lữ phải cố gắng giữ một lòng như vậy.

    Cái gì thuộc về quan ngoại thì đều xấu cả, đều man di.
    Tỉ như nhắc đến Lạt ma giáo Tây Tạng thì ông đều mô tả họ là những người tu hành không đến nơi đến chốn, sân si, ngã mạn, là những kẻ phá giới, dâm tặc.
    Hai nhân vật nổi tiếng của Lạt ma giáo trong truyện của Kim Dung là Huyết Đao lão tổ và Cưu Ma Trí.
    Huyết Đao lão tổ thì võ công cái thế, nhưng lại là một đại dâm tăng. Còn Cưu Ma Trí tuy thất bại nhưng cũng là một nhân vật có võ công tuyệt luân.
    Đây là cách nghĩ của bạn chứ không phải là của kim dung. Đừng lấy một vài người riêng biệt mà đi suy ra với tập thể, sau đó chứng minh cách nghĩ của KIM Dung là sai.

    Nói chung là bạn đã hiểu làm cách miêu tả của Kim Dung rồi, nên nhớ KD không bao giờ nói tất các các đức lạt ma tây tạng đều mang tham sân si.

    Còn những đức lạt ma mà bạn vừa nêu trên đều là những người thích chìm đắm trong thế tục, đều chấp với bản ngã của chính mình, và đặc biệt những người này lại hay liên kết với kẻ thù của hán tộc.

    Vậy cách nhìn nhận của ông chỉ giới hạn đối với những người như vậy.

    Bạn nên tìm dẫn chứng nói là các tác phẩm của Kim Dung có đưa ra quan điểm, tăng lữ theo mật tông tây tạng đều tham sân si, đều tranh quyền đạt thế.

    Khi đó rồi hãy bàn tiếp, không thể lấy những lạt ma đi tới đất trung nguyên vì một mục đích làm lợi cho cá nhân rồi nói Kim Dung có cách nhìn nhận sai được.
    Bạch Lang Hội
    Hidden Content Bởi vì chó sói có trước chó nhà nên sói là chó mẹ.Hidden Content
    Đừng nghe những gì ta nói, đó chính là sai đấy.

  4. #3
    Ngày tham gia
    Jan 2013
    Đang ở
    Potala Place
    Bài viết
    284
    Xu
    2

    Mặc định

    Mình đang bàn trong truyện mà, ngay tựa đề có nói "trong truyện Kim Dung" rồi. Mình đâu có bàn ngoài đời. Ý mình là Kim Dung ông ta viết hình như quá thiên lệch về người Hán.
    1. Nhân vật chính là người Hán, có thể họ lưu lạc đến xứ khác.
    2. Nhân vật thuộc tuýp nhân vật chính là người xứ khác nhưng có hành động mang lại lợi ích cho dân Hán.

    Ngoài ra người các nước khác như Liêu, Thổ Phồn (Tây Tạng), Kim, Tây Hạ, Tiên Ti thì hầu như được sử dụng để xây dựng những nhân vật xấu, tính cách thô lỗ hoặc có những âm mưu động trời gây hại cho võ lâm.
    (Cưu Ma Trí, Huyết Đao lão tổ, Âu Dương Phong, Mộ Dung gia...)
    Lần sửa cuối bởi quocbuutaytang, ngày 13-01-2013 lúc 16:27.

  5. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
  6. #4
    Ngày tham gia
    Feb 2012
    Đang ở
    SOS 団
    Bài viết
    172
    Xu
    5,437

    Mặc định

    Bạn chủ pic lấy ví dụ về Huyết đao lão tổ thì đúng, nhưng về Cưu Ma Trí thì lầm quá. Cưu Ma Trí là một nhân vật khá hay, những hành động của ông quả thật ko đúng với tinh thần của Phật giáo nói chung và Mật tông nói riêng, nhưng đó cũng một phần vì địa vị của ông, quốc sư nước Thổ Phồn. Nếu lấy những hành vi gây chia rẽ tranh đấu, làm lợi cho nước mình của Cưu Ma Trí để chứng minh rằng Kim Dung có cái nhìn sai lệch về Mật tông thì cũng ngay trong Thiên Long bát bộ, Huyền Từ phương trượng Thiếu Lâm, người Hán chính gốc còn "hèn" hơn, "bỉ ổi" hơn Cưu Ma Trí nhiều.

    Tuy nhiên cũng ko thể nói là Kim Dung đã hoàn toàn công tâm khi viết về Mật tông, một minh chứng khá cụ thể là Lộc Đỉnh Ký, tất cả các lạt ma xuất hiện trong truyện này đều là những kẻ tu hành không đến nơi, tham dục mờ mắt. Kim Dung còn mượn lời Vi Tiểu Bảo và Khang Hy để nói rằng toàn bộ tầng lớp lạt ma Mật tông chỉ là tay sai của tầng lớp thống trị, muốn dựng lên là dựng, muốn vứt bỏ là vứt, thí ra chút ơn huệ là xong xuôi.

    Vấn đề chính mình muốn hỏi bạn chủ pic là bạn lấy thông tin từ đâu để nói các vua Lý-Trần của Việt Nam theo Mật tông? Mình chưa thấy một tài liệu nào chứng minh rằng Mật tông có một vị trí cao trong hệ Phật giáo Việt Nam. Các vị quốc sư, cao tăng đời Lý đều được gọi là các "thiền sư", Phật hoàng Trần Nhân Tông lập nên "Thiền phái Trúc Lâm" với tư tưởng rõ nét về Thiền tông, các ảnh hưởng của Mật tông với Phật giáo Việt Nam chỉ diễn ra trong thời gian khá ngắn, các dấu ấn để lại cũng ko sâu đậm.
    消える世界にも わたしの場所がある
    それをしらない 自分でさえも 思い出すまでは

  7. Bài viết được 4 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    Darth Athox,
  8. #5
    vesaukeu's Avatar
    vesaukeu Đang Ngoại tuyến Oai Trấn Nhất Phương Thông Ngữ học đồ
    Ngày tham gia
    Sep 2011
    Đang ở
    Quách Thị Ô- Định Quân
    Bài viết
    1,188
    Xu
    1

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi quocbuutaytang Xem bài viết
    Kim Dung là một đại tác gia của thể loại tiểu thuyết võ hiệp kỳ tình. Điều này là không thể phủ nhận. Chính tại hạ là một người say mê Kim Dung. Mỗi bộ của ông mình đều đọc ít nhất là 2 lần.
    Thế giới giang hồ trong tiểu thuyết Kim Dung gồm thâu gần như hết những khía cạnh trong cuộc sống đời thường cho nên người đọc thấy rất gần gũi. Kim Dung đi tìm cái xấu trong cái tốt. Như nhân vật Vạn Lý Độc Hành Khoái Đao Điền Bá Quang. Tuy là một đại đạo hái hoa, ai ai cũng căm phẫn nhưng thật sự là người có khí khái anh hùng, sau này làm đệ tử Bất Giới hòa thượng thì trở thành một người tốt. Còn Nhạc Bất Quần ai cũng tưởng là quân tử thì có ai ngờ lại là một tiểu nhân đột lốt
    Bối cảnh lịch sử được đưa vào truyện, thời thế đan xen ân oán giang hồ nên đa số người đọc tiểu thuyết võ hiệp đều thích Kim Dung.

    Thế nhưng Kim Dung vì ý chí hạn hẹp gói gọi trong Hán tộc. Trong truyện của ông cứ cái gì Hán tộc là y như cái đó tốt. Còn cái gì thuộc về quan ngoại thì đều xấu cả, đều man di.
    Tỉ như nhắc đến Lạt ma giáo Tây Tạng thì ông đều mô tả họ là những người tu hành không đến nơi đến chốn, sân si, ngã mạn, là những kẻ phá giới, dâm tặc.
    Hai nhân vật nổi tiếng của Lạt ma giáo trong truyện của Kim Dung là Huyết Đao lão tổ và Cưu Ma Trí.
    Huyết Đao lão tổ thì võ công cái thế, nhưng lại là một đại dâm tăng. Còn Cưu Ma Trí tuy thất bại nhưng cũng là một nhân vật có võ công tuyệt luân.

    Vốn dĩ Phật giáo Tây Tạng được đại sư Liên Hoa Sinh từ Ấn Độ truyền vào Tây Tạng và hình thành nên một dòng phái riêng biệt. Mật tông Tây Tạng phát triển rực rỡ và sau này trở thành quốc giáo của Tây Tạng, Mông Cổ và sau này chính hoàng triểu nhà Thanh cũng vậy.
    Mật tông Tây Tạng cũng có một thời gian suy tàn nhưng sau này khi vua Tùng Tán Cán Bố lên ngôi thì được phục hồi và phát triển rực rỡ. Và nhiều lần đánh nhau với nhà Đường.

    Mật tông Tây Tạng cũng truyền xuống phía nam, qua ngả Đại Lý và trở thành quốc giáo của Đại Lý, cũng như tiến xa hơn về phương nam, các vua Lý - Trần của Đại Việt cũng theo mật tông.

    Nói đi cũng phải nói lại, cái nhìn của Kim Dung quả thật quá sai lệch, đặc biệt với Lương Vũ Sinh. Lương Vũ Sinh có viết về các tăng nhân Lạt ma giáo Tây Tạng trong cuốn Thất Kiếm Hạ Thiên San.
    Họ là những người tốt, ra tay trượng nghĩa cùng thiên hạ, cứu thoát Lăng Vị Phong ra khỏi lao tù mà không sợ ảnh hưởng tới bản thân.



    Ôi, mỏi tay rồi. Vài dòng mạn đàm cùng anh em.
    Đúng rồi. Phật Giáo Mật Tông của Liên Hoa Sinh đại sư rất huyền ảo và kỳ bí.

    các Lạt ma cũng là những người vô cùng đức độ và thành tín.

    Tây Tạng còn huyền bí hơn cái bọn dân Trung Hoa nghĩ nhiều. thậm chí cả vu thuật và trùng thuật Miêu Cương cũng vốn xuất phát từ Tây Tạng
    Thụ mệnh vu thiên- Ký thọ vĩnh xương

    Vì ĐẠI CỤC-Chính quyền sinh ra trên nòng súng-Đất nước phá vỡ mọi lý thuyết về kinh tế

    ---QC---


  9. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
Trang 1 của 9 123 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status