TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 3 của 9 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 15 của 42

Chủ đề: Đò chiều bến mộng 1 (Nhặt buồn dĩ vãng)

  1. #11
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    1,106
    Xu
    2,205

    Mặc định

    Xin phép đưa bài bình của Lãnh ca về đây làm lưu niệm.




    Cuộc thi Vịnh Trăng đã kết thúc, và phần công bố trao giải cũng đã xong. Nhìn nhận chung là những bài đoạt giải đã đúng với yêu cầu đề mà BTC đề ra.

    Vậy mình viết mấy dòng này để làm cái gì?

    Chỉ một cách giải thích đơn giản là viết để giải tỏa, cái mà thiên hạ gọi là “mua vui cũng được một vài trống canh” ắt hẳn là đây.

    Thú thật là từ lúc cuộc thi bắt đầu cho đến nay khi viết bài này, tôi mới bắt đầu đọc thơ của mọi người. Không phải là hững hờ, nhưng rất nhiều lý do khách quan từ bên ngoài, nên không thể đọc thơ một cách đúng nghĩa được. Đọc thơ cần phải lắng đọng tâm hồn mình lại, mới cảm nhận và hấp thụ được trọn vẹn ý của người làm thơ. Vội vã và xô bồ thật khó mà nhìn nhận một cách thấu đáo.

    Điều đầu tiên tôi rất bất ngờ là ngoài những bài đã đoạt giải ,vẫn còn đó những bài thơ đã vượt qua cái giới hạn khuôn khổ gò bó của luật định BTC đề ra. Mà nói đúng hơn là đã “thoát thai” tách mình ra khung cảnh hạn hẹp kia, để vươn đến một ý niệm khác nhưng vẫn giữ được cái nét nguyên sơ vốn có.

    Đứng dưới góc độ một người thưởng lãm, và bày tỏ một ít chính kiến của mình. Một phần là khách quan, một phần muốn cùng nhau hướng đến cái đẹp, cái toàn mỹ trong thi ca mà một khi ai đã đặt bút làm thơ cũng đều hướng tới (đừng phủ nhận điều này). Nghệ thuật trong thi ca thì muôn đời phải có, cho dù đó là thứ văn chương bình dân hay cái gọi là hàn lâm, bác học vẫn thế. Mỗi cái đều có hương vị nghệ thuật riêng, cách cảm thụ khác nhau của từng thể loại.

    Tôi xin mạn phép lôi thơ của các bạn ra bình loạn một lần nữa, để thỏa mãn cái thú “bệnh hoạn” của mình, và xin đưa ra một cái nhìn khác. Một góc nhìn ở “ý tại ngôn ngoại”.

    Có một điều phải thừa nhận là các bạn quá tập trung vào bức tranh, nên sa đà vào việc tả cảnh. Thật ra điều này chẳng hề sai, bởi tiêu chí của cuộc thi là vậy. Nhưng thơ là cảm xúc, là lắng đọng, là một khi cảm nhận được cái tổng thể kia, có thể xuất hồn mà phóng tác. Điều này khiến bài thơ nó không bị thất sũng khi bước ra khỏi bức tranh đó. Có nghĩa là không cần bức tranh kia, người đọc vẫn cảm nhận được, vẫn thấy được nét cô đơn, nét thâm trầm lắng đọng, hay sự man mác dịu dàng…Những thứ đó chính là hồn cốt của một bài thơ. Cá nhân tôi cho rằng đó mới chính là thơ, là cảm xúc rung động thật sự của một thi sĩ (cho dù chuyên hay không chuyên vẫn phải vậy).

    Và bây giờ tôi xin chia sẽ cái mà tôi gọi là những “tâm hồn sâu lắng” qua những bài thơ trong cuộc thi mà tôi bắt gặp.

    Đầu tiên là kể đến anh phidiep. Anh tham gia cuộc thi rất nhiều bài, nhưng cái tôi cảm thụ nhanh nhất ở anh đó là 3 bài thơ: Giọt tâm thu, Thu nguyệt và Vô đề. Với 3 bài thơ này anh đã thoát ra cái chủ đề cố hữu mà diễn tả được cảm xúc của mình nó bay bỗng và miên man hơn nhưng vẫn giữ được nét khoắc khoải và cô đơn của sự việc qua mắt nhìn của mình. Ở đây tôi xin nêu những bài vượt trội nhất

    Trăng về lạnh quá thu ơi
    Đèn khuya đậu bóng xa vời
    Buông giọt tâm sầu đàn khóc
    Guộc gầy tay níu lệ rơi.

    Đây là 4 câu thơ trong bài Giọt Tâm Thu. Sự lạnh lẽo của đêm thu cùng ánh trăng tỏa xuống và hình ảnh của ngọn đèn đơn lẻ mờ xa đã khắc họa đước nét cô đơn vốn có. Hai câu thơ cuối phải chăng mượn lời bài hát “ Giọt mưa thu” để giải bày tâm trạng của mình? Tiếng đàn là tâm vọng, là sự thổn thức của nỗi lòng sâu kín, ngoài ra nó còn là hình ảnh để mình chứng cho ngón tay gầy guộc. Đó chính là cảnh tượng xơ xác của hàng cây nghẹn ngào nhìn từng chiếc lá bay đi. Giọt tâm thu là một tiếng khóc được cất lên ngân nga như một khúc nhạc buồn, cô đơn vời vợi nên rơi tiếng sầu. Bài thơ thoát khỏi cái bóng tả cảnh. Đâu cần phải có bóng chim cô độc mới khắc họa được nét hoang liêu, đâu cần cành liễu mới tạo nên khung cảnh mùa thu bàng bạc. Hình ảnh “guộc gầy tay níu” nó có sức liên tưởng đó thôi. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên là bài thơ này và bài hát “ Giọt Mưa Thu” của Đặng Thế Phong mặc dù là bản tình ca vẫn không hiện diện bóng dáng người tình.

    Ngoài ra ở hai bài kia anh có những câu hay như: “ Chim thiên thu mộng sắc lá vĩnh hằng” trong Thu Nguyệt rất hoài cổ, hay “ Đêm giật mình thanh vắng/ Trăng đâu lạc chốn này” trong bài Vô đề rất dễ thương, thanh thoát. Rất tiếc là, nếu như bài Thu nguyệt ngoài cách lặp lại từ Thu và lồng ghép tên gọi của ánh Trăng một cách khác nhau, thì cái ẩn chứa bên trong chưa thể bộc lộ để người đọc cảm thụ sâu sắc hơn. Tôi thích bài Vô đề với hình ảnh “ con phố dài heo may” bởi nó không thực, nó là mộng. Hay bởi nó không có nên khiến người ta thèm muốn, khao khát chăng?
    Vô đề

    Khép cánh đợi mùa sang
    Bâng khuâng cành úa rủ
    Thu nhẹ áo huyền lay
    Về thăm người bạn cũ

    Đèn đứng canh không ngủ
    Con phố dài heo may
    Đêm giật mình thanh vắng
    Trăng đâu lạc chốn này.

    Nhắc đến mùa thu là nhắc đến những heo may, cành cây trụi lá. Cho nên sự lặp lại theo một quy luật như lẽ tự nhiên. Hàng cây gặp mùa thu, hay mùa thu gặp hàng cây giống như sự gặp gỡ của hai người bạn trong một cuộc hội ngộ đã ấn định. Bài thơ này nêu bật được mùa thu và cái không gian tỉnh lặng kia. Nó là một bài thơ độc lập hoàn toàn, tách ra ngoài chủ đề vẫn có một chỗ đứng ổn định, không sáo rỗng vận dụng câu chữ. Và cũng bởi nó là Vô Đề nên chăng ý nó vô thưởng vô phạt? Nên chăng nó chỉ là cảm xúc bay bỗng chứ chưa lột tả được hết hoài vọng xa xôi khác.

    Nhắc đến Quỷ Cốc mọi người thường chú ý đến anh ấy với thể thơ Đường Luật. Điều này cũng thấy ở trong cuộc thi vừa qua. Ấn tượng ở anh là bài thơ Một Khoảng Đau khi không theo cái lối Đường Luật và đặc biệt ở khổ 3 của bài thơ khi nói về hình ảnh chú chim rất độc đáo:

    Như nhà hiền triết đứng suy tư
    Nghĩ mãi mà không thấy gật gù
    Mắt đợi chờ ai mà chửa sáng
    Để nàng chim nhỏ phải hời ru

    Cái hình ảnh chú chim được ví von như một nhà hiền triết thật lạ. Tưởng chừng như vô lý mà lại có lý. Nét đăm chiêu một cách vô hồn nhưng trông rất ngộ nghỉnh và đáng yêu biết mấy. Câu “ mắt đợi chờ ai mà chửa sáng” đã lột tả được cái thần thái kia. Giống như chờ một chân lý, chờ một chút bừng sáng của ánh dương quang để phá vỡ cái cô tịch ấy ra. Điều này khiến tôi nhớ đến câu “ Rừng cô tịch ngóng nội đồng trổ hoa” của Bùi Giáng. Tuy rằng đây là sự so sánh hết sức khập khiễng. Nhưng, rõ ràng là hình ảnh muốn phá vỡ sự vô vọng vốn có. Ánh mắt của chú chim chờ trời sáng hay hình ảnh của nhà hiền triết chờ đợi một chân lý đều cùng chung một điểm đó là sự mòn mõi, ngóng trông.

    Ở bài thơ này anh Quỷ Cốc đã thả lõng được hồn mình, không còn cảnh gò bó, o ép theo kiểu Đường Luật cố hữu nên chăng trong thơ anh thấy miên man. Tuy thật sự không nói lên được vấn đề chủ đạo của bức tranh, nhưng hồn cốt cảm xúc thì tràn trề, lênh láng.
    Nhưng cá nhân tôi rất thích bài Về đâu của anh hơn. Bởi đơn giản nó là bài tứ tuyệt, ngắn gọn mà súc tích.

    Về Đâu
    Đỉnh thu cây trụi lá
    Tròn trăng đèn cúi đầu
    Dõi nam con quạ khóc
    Quặn lòng hỏi về đâu?

    Đọc bài thơ này tôi bất chợt nhớ đến câu : “ Nguyệt minh tinh hy, ô thước nam phi” trong Đoản ca hành của Tào Tháo. Ở bài này anh đã lột tả sự thay đổi của mùa thu. Nét tương phản của hai luồng ánh sáng đó là ánh trăng và ngọn đèn. Hình ảnh con quạ hướng về nam nghe thật động lòng. Giống như người lữ khách lỡ chuyến tàu trên đường hồi hương, lạc lõng và u uất. Bài thơ vận dụng rất khéo léo hình ảnh minh họa nhưng hơn hết đã “lột xác” một cách ngoạn mục. Chỉ 4 câu và 20 chữ để diễn tả một bức tranh và phá tan được cái khuôn mẫu sẵn có thì quả thật tài tình và độc đáo. Nhưng rất tiếc lời thơ chưa thanh thoát, khiến cho người đọc chưa nhập mộng được. Đây cũng là minh chứng cho cái gọi là “ý tại ngôn ngoại”.


    Cành khô trơ trụi dưới trăng
    Nhân gian say mộng chị Hằng
    Trên cánh chim cô bạt gió
    Ai còn thương nhớ ta chăng?

    Bài thơ trên của Mechichi tuy rằng cô ta thừa nhận là “tả thực” nhưng vẫn có sức thu hút. Mạch thơ không mới, chẳng phá cách, chẳng trau chuốt. Nó hay là ở chỗ tự nhiên đến trần trụi, nhưng kịp gởi gắm được nỗi niềm. Một tâm trạng khắc khoải chờ mong. Ở bài thơ này tính nghệ thuật hay xây dựng hình ảnh không có thế mà vẫn thấy sự cô đơn bên trong. Cái tôi nói đó là như một lời gởi gắm của tác giả. Đồng cảm chăng? Chắc vậy. Không dễ gì tự nhiên ở bài trước tác giả lại viết “ chim buồn khóc bạn tình xa”. Nỗi lòng luôn được giấu kín, nhưng thơ thì không giấu được cảm xúc. Nếu không có cảm xúc, thơ trở nên vô vị và nhạt nhẽo, cho dù cố tình khoác lên nó bao nhiêu lớp ngôn từ bóng bẩy cũng vậy mà thôi.

    Anh chàng alit bị mình bình loạn bài thơ đầu nên bài sau anh ta ruột rè hơn trước. Thực ra theo thiển ý của tôi, những hình thức làm thơ theo chủ đề này người ta hay thích làm thơ Đường Luật hơn. Vì nó có vẻ như phù hợp với khung cảnh, tuy khó khăn, nhưng việc tả cảnh (thực ra là tả thực) nó dễ dàng hơn. Điều này cũng rất khó để mà thoát ý. Nhưng lục bát thì giải quyết tốt vấn đề này. Vừa giải bày, vừa lột tả, vừa miên man…Đó chính là lợi thế rất lớn nếu ai chịu khó 1 tí. Quay lại với nhân vật này chúng ta thử đọc mấy vần lục bát được cách điệu thử xem có gì cuốn hút:

    Đêm trăng tròn
    Vạc kêu sương
    Cành trơ lá
    Lá nhớ nguồn
    Lá rơi

    Bóng trăng tròn
    Phố đêm trôi
    Đèn khuya tắt
    Phố ngậm ngùi
    Phố xa...
    Có 4 câu mà xuống hết 10 hàng để tránh trùng lặp từ “lá” và từ “ Phố”. Kiểu này thì không mới, nhưng “ Lá nhớ nguồn/ lá rơi” và “ Phố ngậm ngùi/ phố xa’” cho thấy khi tách rời ra vừa giải quyết được vấn đề niêm luật, vừa thỏa mãn được cái ý chủ đạo muốn nêu vậy là quá tốt rồi. Ngoài ra sự ngậm ngùi thương cảm được dàn dựng khá rỏ nét. Rất tiếc chỉ là cảnh mộng, nên tác giả du dương với lòng mình. Đọc bài này nhớ bản nhạc “ Còn chút gì để nhớ” của Phạm Duy phổ thơ Vũ Hữu Định.

    Nói đến lục bát mà không nhắc đến chị hathi là một sai lầm. Chị rất miệt mài với dòng lục bát, và trong lần này chị đóng góp khá nhiều. tôi xin nêu một bài mà mình thấy tâm đắc nhất đó là bài Bâng khuâng vầng trăng. Đáng chú ý ở bài này là câu “ dấu chân em bóng trăng cài/ đường mơ chợt sáng vọng hoài nét yêu” Nếu như không có một thứ gọi là rung cảm thì không dễ gì viết câu thơ như thế. Tôi đoán là với câu thơ này chị đã đi xa cái chủ đề của bức tranh và cả bài thơ nữa cũng vậy. Nhưng cái đọng lại chính là chị được mơ mộng, được đắm mình trong khung cảnh đó, để diễn tả, gởi gắm. Cái hay của thơ là được thi vị hóa, biến những cái không thể cũng trở thành có thể. Chẳng ai có quyền cấm cản được điều này. Tôi nhận thấy chị làm thơ như là để giải phóng cảm xúc của chính mình, mặc dù thơ chị được xây dựng trên nền tảng khá bài bản và luôn nhất quán với cách diễn đạt của mình. Điều này rất đáng quý. Rất trân trọng một tâm hồn như thế. Và đây là toàn bộ bài thơ của chị

    Bâng khuâng vầng trăng

    một vầng trăng mộng bâng khuâng
    theo người về thả những vần thơ say

    dấu chân em bóng trăng cài
    đường mơ chợt sáng vọng hoài nét yêu

    ai còn bên ngõ tịch liêu
    mà lòng hạc vọng đã xiêu ngút ngàn

    đêm như thơ chảy mênh mang
    người ơi một cõi trăng vàng xôn xao

    bây giờ nồng thắm ngọt ngào
    trăng đêm huyền ảo rơi vào tim nhau...
    vad

    Với hai bài thơ Trăng Say Xứ Người và Vạn Lý Tình. Quỷ công tử đã kịp thả trôi cảm xúc của mình. Có thể nói là ngã nghiêng như say rượu, lênh đênh như sóng nước, bàng bạc như mây trôi…Chỉ có sự phóng khoáng và tự do trong tư tưởng, cách cảm thụ lãng mạn mới viết những dòng như thế, mới vận dụng hình ảnh như thế trong một cuộc chơi hơi bị khắc khe này ( không muốn nói là quá). Chính vì điều đó mà tôi rất trân trọng nên buộc lòng phải lôi hai bài thơ lên chém một phát cho thỏa cơn ghiền. Xưa nay tôi luôn quan niệm: thơ là phải thật với lòng mình trước đã. Trung thực với cảm xúc là bạn tôn trọng chính mình, ít ra khi muốn phơi bày hay dàn trải trên phương diện thi ca, dù mới bắt đầu hay đang trên đỉnh, nếu trong đó có sự giả dối, ** thỏa (sorry vì buộc phải dùng từ này) thì nó không còn là thi ca nữa. Nó mang tính chất “nghệ thuật vị nhân sinh” mà một thời làm tan nát cái Nhân văn giai phẩm ngày trước. Sau bao nhiêu năm nhìn lại thì chỉ có “Nghệ thuật vị nghệ thuật” mới có sức lay động và trường tồn với thời gian.

    Quay trở lại với hai bài thơ của anh (nãy giờ mình đang phiêu), ở bài Trăng say xứ người với một tâm trạng nỗi lòng xa xứ. Mươn hình ảnh con chim lẻ loi cô độc để gắn kết vào mình. Trăng hay mùa thu lúc này chỉ là cảnh vật trang trí, là cái nền để anh giải thoát nỗi niềm mình ra. “ Cuối đầu nuốt lệ thu này mấy thu” như là tiếng vạc kêu trong đêm trường. Sự cô quạnh có thừa cho dù đang sống giữa vầng hào quang chói lóa. Mượn cảnh đề thơ, vừa như bộc bạch, vừa như giải bày. Thật đáng để người khác phải nhớ.
    Cái chất nghệ sỹ là hình như không chịu trói buộc mình? Ở điểm này anh và chị hathi, huongnhu đều có điểm chung. Đó là thích tự do, không theo khuôn khổ nhất định. Ở bài thứ hai là mối tương tư thầm kín. 4 câu thơ :

    Tìm em mùa thu xứ lạ
    lá rơi đếm đã bao mùa
    chân đi quen rồi nỗi nhớ
    tình say đã đủ hay chưa!?

    ở khổ đầu tiên đúng nghĩa của thơ, rất hiền hòa và mơ mộng. Những câu sau là sự dằn xé nội tâm, như muốn bộc bạch nỗi lòng “ Nhớ nhung đâu nào phải tội/ sao lại thả trôi đời mình”.
    Nhưng nếu đúc kết lại thì chỉ cần 4 câu này là đủ đầy cho một bài thơ và cái khung cảnh kia:

    “biết rằng chẳng thể đợi mong
    bóng trăng ngày xưa ảo mộng
    đêm thu rã rời cánh mỏng...
    nhớ gì...dõi mắt...ngóng trông....!?”

    Nó đủ đầy cho một tâm trạng, có khoắc khoải, chờ đợi, có ảo não u sầu, lắng đọng nội tâm rồi xa vời hun hút. Cảnh thì hiện thực mà tình đã biền biệt hư vô.

    Ở đâu đó cô gái xứ Huế Ái thy cũng kịp ghi lại dấu ấn cho riêng mình với bài Vầng Trăng Thu mà điển hình là 4 câu ở cuối bài. Vừa đủ để lột tả cái cảnh sắc kia ra:

    Một vầng trăng cô đơn
    Một cánh chim lẻ bạn
    Hai tâm hồn đồng cảm
    Giữa thu buồn mênh mông !

    Có nhiều cách để rung động, sự rung động của Ái thy thì nhẹ nhàng theo phong cách của cô ấy. đó chính là sự đơn giản, nhẹ nhàng. Mỗi một người đều có một góc nhìn riêng, vì thế với người này là sự đơn sơ nhưng với người khác là một chiều sâu khác. Muốn rõ hơn thì chỉ có thơ của họ mới giải thích được. Với Hương Thu thì phải như thế này:
    Trăng hời

    Trăng hời
    Trăng hời
    Lung linh một đóa
    tươi ngời thế gian

    Hạc về
    rủ cánh hiền ngoan
    Hàng cây xõa tóc lên ngàn ánh mơ

    Nằm nghe
    gió hát vu vơ
    Đèn khuya đổ bóng
    ảo mờ phố xa

    Cuội còn ngồi gốc cây đa
    Nàng thu xiêm áo lụa là
    ghé chơi

    Trăng hời
    Trăng hời
    Từ trăng là Nguyệt
    nghe đời gọi thơ

    Bài thơ này khi không có bức hình kia nó vẫn tròn ý. Nó không giống những bài thơ mà Hương Thu dự thi, nó có sự khác biệt trong cách suy nghĩ và liên tưởng. Phải chăng hình ảnh “ Từ khi trăng là Nguyệt” của Trịnh đã lấn át phần hồn còn lại của tác giả. Cho nên mạch thơ phóng khoáng, ý thơ hồn nhiên? Tôi thích bài này của cô bởi vì nó ko theo khuôn mẫu định sẵn.

    Chị Bảo Minh Trang có một câu Đường Luật hay ngẩn ngơ “ Khiến thu buồn lặng lẽ bơ vơ” nó nhẹ nhàng và chẳng còn sự gò bó của Đường Luật nữa, nó là một câu thơ thuần túy bất chợt thốt ra từ cửa miệng. Hay hương nhu với những khúc phiêu du của mình, quên trời quên đất. Cái nét tương đồng của hnhu và chị hathi là ở chỗ tự nhiên, gần giống như nghĩ sao viết vậy. Nhưng huongnhu sức trẻ sung mãn, nên cảm xúc cũng dữ dội hơn mà điển hình là bài Một mình cô ta vừa đoạt giải. Tôi cũng thích bài đó, nó rất tự nhiên và sảng khoái. Đọc thơ không nhất thiết là phải hay, hoặc viết thơ cũng vậy. Nhưng một khi muốn gởi gắm điều gì đó, ít ra cũng phải mang dáng dấp một chút ít của mình trong đó. Có thế mới công bằng với chính mình và tôn trọng người đọc.

    Đây là một bài viết mang tính chất bình loạn vu vơ thuần túy. Những lời khen chê bên trên chỉ là phương diện cá nhân, nên chưa chắc hoàn toàn đúng với ý đồ tác giả. Người viết bài này chỉ muốn làm thỏa mãn cái thú đọc thơ, để giải phóng cảm xúc như các bạn. Chứ chẳng hề có ý định tâng bốc hay chê bai bất kỳ một ai. Mong rằng những nhận định trên được chia sẽ thêm, trao đổi thêm để hiểu nhau hơn.
    Và những bài thơ mà người viết vừa nêu là những bài thơ có thể thoát ra khỏi cái bóng vịnh cảnh của cuộc thi, mà vẫn giữ được cái hồn thơ còn lại theo nhận định chủ quan của người viết.

    Lãnh.
    Lần sửa cuối bởi Phidiep5, ngày 03-08-2019 lúc 07:00.
    ---QC---
    Học viên Thi Ca Viện
    Đạo Đồng núi Hoa Sơn


  2. Bài viết được 2 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
  3. #12
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    1,106
    Xu
    2,205

    Mặc định

    Xin lỗi đã gây rắc rối và mệt mỏi cho mọi người! Giờ mình không viết thơ được nữa, có quản trị nào coi bài xin gỡ giùm nick
    Lần sửa cuối bởi Phidiep5, ngày 07-08-2019 lúc 11:44.
    Học viên Thi Ca Viện
    Đạo Đồng núi Hoa Sơn

  4. Bài viết được 4 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
  5. #13
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    1,106
    Xu
    2,205

    Mặc định

    Xin lỗi đã gây rắc rối và mệt mỏi cho mọi người! Giờ mình không viết thơ được nữa, có quản trị nào coi bài xin gỡ giùm nick
    Lần sửa cuối bởi Phidiep5, ngày 07-08-2019 lúc 11:44.
    Học viên Thi Ca Viện
    Đạo Đồng núi Hoa Sơn

  6. Bài viết được 2 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
  7. #14
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    1,106
    Xu
    2,205

    Mặc định

    Xin lỗi đã gây rắc rối và mệt mỏi cho mọi người! Giờ mình không viết thơ được nữa, có quản trị nào coi bài xin gỡ giùm nick
    Lần sửa cuối bởi Phidiep5, ngày 07-08-2019 lúc 11:44.
    Học viên Thi Ca Viện
    Đạo Đồng núi Hoa Sơn

  8. Bài viết được 1 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
  9. #15
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    1,106
    Xu
    2,205

    Mặc định

    Xin lỗi đã gây rắc rối và mệt mỏi cho mọi người! Giờ mình không viết thơ được nữa, có quản trị nào coi bài xin gỡ giùm nick
    Lần sửa cuối bởi Phidiep5, ngày 07-08-2019 lúc 11:44.
    Học viên Thi Ca Viện
    Đạo Đồng núi Hoa Sơn

    ---QC---


  10. Bài viết được 2 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
Trang 3 của 9 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status