TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 1 của 6 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 5 của 28

Chủ đề: Anh chàng bé con - Hoàn Thành

  1. #1
    Ngày tham gia
    Dec 2012
    Bài viết
    746
    Xu
    0

    Mặc định Anh chàng bé con - Hoàn Thành

    Một câu chuyện đời thường.

    Một anh chàng hai mươi ba tuổi.

    Một anh chàng độc thân.

    Một anh chàng đã lớn.

    Nhưng chưa bao giờ lớn khi đối diện cô gái mình thích.

    Chưa bao giờ...


    (Ảnh minh họa, lấy từ một người bạn của tôi)


    Anh chàng bé con


    Chương 1


    Đây là một câu chuyện. Chuẩn đấy! Mặc dù nó được tôi viết (chính xác là đánh máy), nhưng nó chỉ là một câu chuyện. Chắc chắn không phải “truyện”, đừng nhầm! Truyện thuộc một phạm trù gì đó dành cho các nhà văn, còn tôi, đơn thuần là một anh chàng đang kể lại mấy việc vừa trải qua. Thế nên, xin nhắc lại lần nữa: đây, là một câu chuyện. Nhưng bắt đầu từ đâu đây? Ngay lúc này, tôi không biết nên bắt đầu từ đâu. Thật tệ, phải không? Nhưng hãy để tôi lục lại trí nhớ, hãy để tôi đào sâu tâm khảm, hãy để tôi tìm lại ký ức thuở nào, hãy để tôi…

    Thực ra tôi đang cố tình lảm nhảm như một ông nhà văn thực thụ mà thôi. Bạn có thể chuyển ánh mắt xuống đoạn văn tiếp theo và ngừng tự hỏi “thằng này đang lảm nhảm gì thế?”. Tuy nhiên, trong câu chuyện của mình, tôi sẽ thỉnh thoảng lảm nhảm như thế. Ai đang đọc và sẽ đọc, xin hãy thông cảm và bao dung cho sự hâm khùng bất chợt của tôi.

    Đó là một buổi sáng, khi mà tôi còn đang ngáy khò khò thì tiếng chuông báo thức vang ầm ĩ khắp phòng:

    Xin thông báo, bây giờ là… 7 giờ 1 phút! Xin thông báo, bây giờ là… 7 giờ 1 phút! Xin thông báo…”.

    Tôi choàng tỉnh, lồm cồm bò dậy rồi đi tới bàn học. Trên bàn, chiếc Nokia cổ lỗ sĩ rung bần bật phát giọng nữ: “Xin thông báo, bây giờ là…”. Như một cỗ máy được lập trình, tôi tắt chuông, đặt lại giờ báo thức là 7 rưỡi, sau đó… trèo lên giường ngủ tiếp. Bạn có thể nói “sao từ đầu mày không đặt chuông 7 rưỡi?”, nhưng tính tôi là thế. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, tôi luôn thảo một kịch bản rằng mình sẽ dậy lúc 7 giờ 1 phút sáng, vệ sinh cá nhân, ăn sáng ngon lành, ngồi rung đùi uống café rồi thong thả đi làm. Tất nhiên, tôi chẳng bao giờ thực hiện được kế hoạch đó vào sáng hôm sau. Luôn luôn là ngủ thêm ba mươi phút, quáng quàng chạy xuống nhà đánh răng rửa mặt, nuốt vội bát mì tôm sặc mùi chất bảo quản, lắm lúc chẳng cả ăn rồi dắt xe đi làm. Hồi tôi còn đi học và mẹ tôi còn làm hộ công việc của chuông báo thức, chuyện như vậy chẳng bao giờ xảy ra. Hoặc dậy, hoặc phải nghe bà xạc một trận thối lỗ nhĩ nếu thấy tôi chây ì trên giường quá năm phút.

    Đúng 7 rưỡi, chiếc Nokia cổ lỗ sĩ reo inh ỏi. Thực tình, tôi chỉ mong chiếc điện thoại ở ngay đầu giường để tắt chuông báo thức để ngủ tiếp. Tôi định làm việc ấy thật, may sao cái lý trí nhắc nhở rằng cái điện thoại sắp hết tiền, xe máy sắp hết xăng, nguy cơ nhịn đói bữa trưa dài hạn, tháng này sắp hết và tôi vẫn chưa kiếm được khách hàng nào. May mắn thay, tôi sống cùng bố mẹ nên bữa tối miễn phí, mặc dù thâm tâm thấy nhục vì chẳng đóng góp được tiền ăn cho gia đình. Tôi mò dậy trong tâm trạng vừa nhục vừa buồn ngủ, tắt chuông rồi xuống phòng vệ sinh đánh răng rửa mặt.

    Trước khi câu chuyện tiếp tục, các bạn cũng nên dành chút thời gian để coi cái thằng đang lảm nhảm với các bạn có nhân dạng thế nào. Qua cái gương trong phòng vệ sinh thì ngoại hình của tôi như vầy: tóc cua, mắt thâm quầng do vừa thiếu ngủ vừa đeo kính thường xuyên (tôi cận thị nặng), mặt hơi gầy, không đẹp không xấu; vóc người bình bình tầm tầm, cao hơn 1m7 tí xíu, vừa đủ điều kiện làm nhân viên ngân hàng. Nói túm lại, tôi là một anh chàng bình thường, không nổi trội, không biệt tài, chỉ có mong ước nho nhỏ cuối tháng ví luôn đầy, dù rằng nó sẽ xẹp đi nhanh chóng và phải xin thêm tiền trợ cấp từ bố mẹ. Hầy! Hai mươi ba tuổi với tình trạng như vậy, bạn có thể gọi tôi là một thằng ăn hại – nếu bạn thành đạt, bạn cũng có thể tặc lưỡi: chuyện bình thường – nếu bạn thông cảm. Thực ra, thằng con trai hai mươi ba tuổi nào khi ra trường cũng mơ ước thành ông nọ bà kia, chí ít là bản thân phải đàng hoàng. Song bạn tự nhiên sẽ biết rằng cuộc sống chỉ ban phát sự như ý cho bộ phận thiểu số, mà tôi lại thuộc phần đa số.

    Đánh răng rửa mặt một tí, than thân trách phận tí, tôi tìm đồ ăn. Nghe có vẻ có rất nhiều lựa chọn, nhưng thực sự chỉ có mì tôm thôi. Khoảng một năm nay, tôi từ bỏ thói quen ăn ngoài. Không phải vì vấn đề vệ sinh thực phẩm đâu! Thật! Sống ở xứ sở này, hai mươi năm ăn toàn thứ độc hại vào người, giờ chuyển sang ăn sạch cũng chẳng làm bạn kéo dài tuổi thọ mấy. Nhưng với tình trạng kinh tế bết bát như hiện nay, rác rưởi cũng có giá trị của nó. Ngày xưa tôi khoái phở lắm, tuần nào cũng xơi một bát; giờ tôi vẫn khoái phở nhưng nửa năm chẳng dám đụng một lần. Không còn cái gọi “phở là món bình dân” như ai từng nói nữa, nó đã trở thành thứ xa xỉ phẩm, ít nhất là với tôi. Ba mươi nghìn, chừng ấy đủ cho tôi làm khối việc thay vì ăn phở.

    Đang sì sụp húp bát mì, tôi chợt thấy bố tôi đi xuống. Tôi nhóng mắt nhìn dáng đi hai hàng của ổng rồi lại cúi xuống ăn tiếp. Bố bật tivi, lắng nghe đài truyền hình lảm nhảm vấn đề gì đấy về kinh tế rồi nhẹ nhàng hỏi tôi:

    -Trưa về ăn cơm chứ?

    Tôi trả lời cộc lốc:

    -Chắc là không.

    -Vậy nhớ ăn cơm đầy đủ. Chọn cái hàng nào sạch sẽ nhé! – Bố tôi tiếp lời.

    -Vầnggg!

    “Vầng” chứ không phải “vâng” và tôi còn cố tình kéo dài lê thê âm cuối. Chữ “vầng” đó xuất phát từ một mớ cảm xúc hỗn độn của đứa con trai với ông bố. Đôi lúc tôi yêu thương ổng, có lúc tôi muốn đập ổng thật lực, đại loại thế. Nghe có vẻ giống thằng cu con tuổi teen ẩm ẩm ương ương nhỉ? Nhưng tôi khẳng định mình đã qua tuổi đó lâu rồi. Chỉ là bất cứ thằng con trai nào cũng có vấn đề với ông bố của nó, vấn đề của tôi thuộc loại “trầm trọng”. Tôi luôn tránh nói chuyện với bố, trừ lúc mời cơm hay ra khỏi nhà. Bạn biết đấy, mỗi nhà mỗi cảnh mà! Bởi lẽ ấy, nhiều năm gần đây, một suy nghĩ ám ảnh tôi rằng khi có con, tôi sẽ trở thành bản sao của ông bố mình, còn thằng nhỏ sẽ trở thành bản sao của chính tôi bây giờ. Bi kịch gia đình thường có chu kỳ vòng lặp và tôi sợ điều đó. Nhưng nghĩ vậy thôi chứ ít nhất mười năm tới, tôi không muốn làm bố. Nghĩ cảnh bố mẹ nuôi một thằng như mình từ lúc bé thơ đến khi nó to vật vã phá làng phá xóm, tôi sợ lập gia đình.

    Ăn xong bát mì, tôi leo lên xe đi làm, không quên chào bố mẹ. Xe chạy ra đường cái, tôi nhìn trời, nhìn mây, nhìn dòng người chen chúc qua lại, miệng lẩm bẩm chửi thề câu quen thuộc mỗi ngày đầu tuần: “Đ.M, hôm nay là thứ hai!”. Phải, tôi vừa chửi thề. Xin lỗi, nếu bạn cảm thấy khó chịu. Tôi sẽ không ngụy biện rằng ai cũng nói bậy hay cái gì đại loại thế. Chỉ là chửi thề khiến tôi bớt hằn học với cuộc sống. Theo một nghĩa nào đó, nó giúp bạn sử dụng vũ lực trong tư tưởng thay vì động tay chân. Xã hội bây giờ không phải xã hội của dân tộc Viking bên Bắc Âu, nơi bạn có cơ hội cầm kiếm xỉa chết một thằng khốn mà bạn ngứa mắt từ lâu. Ôi không, hình như… tôi đang ngụy biện. Tại sao lại có chém giết ở đây? Tôi lại lảm nhảm rồi, thật xin lỗi!

    Xe chạy mãi rồi cũng đến cơ quan. Ở trên tôi có nói mình cao trên 1m7 và đủ điều kiện làm ở ngân hàng, nhưng thực tế tôi không làm việc ở ngân hàng. Chỉ là mong muốn thôi! Tôi làm ở một công ty tài chính nhỏ, cũng tiền bạc, cũng vay nợ, nhưng trong con mắt đại đa số người, nó kém danh giá hơn nhân viên ngân hàng nhiều. Quy chuẩn xã hội này nó vậy đấy! Không có chuyện nghề nào cũng đáng quý như người ta thường nói. Bạn không tin? Hãy kiếm một cô bạn gái, hỏi cô ấy làm vợ và ra mắt nhạc phụ nhạc mẫu, lúc ấy bạn sẽ hiểu.

    Mọi người thường nghĩ công việc liên quan đến tiền bạc thường tẻ nhạt và nguội ngắt như chính đồng tiền. Nhưng công việc của tôi không đến nỗi thế, nó khá đa dạng và không lặp đi lặp lại. Mỗi ngày, tôi phục trước máy điện thoại, gọi điện và tư vấn giới thiệu sản phẩm. Phải, tôi là nhân viên tư vấn khách hàng. Hẳn ai công tác trong lĩnh vực này đều biết một nghịch lý hiển nhiên: bạn là người đại diện cơ quan chủ quản cho vay, bạn sẽ ban phát tiền cho những con người cần tiền, nhưng chính bạn đôi lúc phải lạy lục người ta vay. Họ vay, bạn có lương; họ không vay, bạn trều họng. Bạn sẽ gặp vô số loại người: người cần tiền tu sửa cái nhà hay mua đồ gia dụng, kẻ thèm tiền như con nghiện thèm thuốc nhưng vẫn làm bộ mặt oai phong “anh vay cho vui thôi chứ anh thiếu gì tiền (?!)”, hay những người muốn vay nơi này để trả khoản nợ ở nơi khác (thuật ngữ ngân hàng gọi là đảo nợ). Tôi biết tỏng họ vay làm gì, vài người thậm chí không hề giấu giếm mục đích vay của mình, một phần trong số ấy chẳng hề tốt đẹp. Nhưng tôi chẳng quan tâm, miễn sao họ được vay là tôi được tiền, kệ mẹ mấy cái mục đích tốt xấu. Vậy, cái nghề tư vấn khách hàng, bạn nghĩ gì về nó? Marketing? Nhà tâm lý học? Kỹ năng mềm? Không phải thế, người đời hay gọi tôi và những người đồng nghiệp bằng cái tên bình dân hơn: bọn lừa đảo. He he, tôi không bận tâm mấy lời hằn học ấy đâu. Thật! Trong số những người đó, phần đông là đạo đức giả, họ đều mong muốn đứa con trở thành kẻ lừa đảo rồi khoe vung chít cầy với họ hàng làng xóm: cháu nó là nhân viên ngân hàng.

    Nhưng nếu bạn hỏi rằng tôi có thích công việc hiện tại không thì tôi sẽ khẳng định: không. Tôi luôn hỏi tại sao mình lại học ngành này, chọn nghề này?

    Câu hỏi đó quấy rối tôi nhiều nhất vào bữa trưa. Đĩa cơm ba mươi ngàn, cơm hôm nóng hôm nguội, đồ ăn lúc ngon lúc dở, mà dở lại nhiều hơn. Thành thử tôi cũng bớt chú mục ăn uống và dành thời gian nghĩ tháng này làm hồ sơ ra sao, tháng sau kiếm khách hàng mới như thế nào. Bốn tháng đầu, tôi nghĩ như vậy thật. Nhưng sang tháng thứ năm, tôi nghĩ chuyện tối nay đi chơi ở đâu, tầm chiều đi café với thằng bạn, cuối tuần túy lúy bữa nhậu với mấy thằng chí cốt. Và sau ba tháng nữa, tôi bắt đầu đặt câu hỏi “tại sao mình chọn nghề này?”.

    Tại sao mình đi theo con đường này?

    Mấy câu hỏi như vậy thường chẳng tìm được câu trả lời. Nhưng có một điều chắc chắn là sau này, nếu tôi không đi theo nghề này, tôi chỉ là thằng ăn hại. He he, trớ trêu vậy đấy. Bạn gắn bó với một nghề nghiệp không phải vì bạn thích nó, mà bởi chỉ có nó mới đem lại miếng ăn cho bạn. Giải pháp? Mơ ước! Tôi ngồi đó, tay chống thái dương, mắt ngó đăm đăm đĩa cơm, lòng cầu mong có thể quay ngược thời gian. Hàng tỷ người trên thế giới đều mơ ước giống tôi, thậm chí các nhà khoa học gia đang tìm cách biến nó thành sự thật. Người ta nói rằng có những lỗ hổng mà chỉ cần máy gia tốc đủ lớn, con người có thể trở về quá khứ hoặc đến tương lai như du hành bằng cỗ máy thời gian của chú mèo Doraemon vậy. Món công nghệ tuyệt vời ấy ra đời lúc nào, không ai biết, nhưng chắc chắn là sau khi tôi nằm hòm. Khẳng định luôn đó!

    Nhưng nếu có thể quay ngược thời gian, bạn sẽ làm gì?

    Sẽ là một câu chuyện dài dòng và đầy hương vị cổ tích. Nhưng cổ tích không xuất hiện giữa buổi trưa nóng nực, đĩa cơm nguội ngắt và cơn buồn ngủ díp mắt. Tôi nuốt vội một đống ba mươi ngàn rồi chuồn về công ty, ngủ gà ngủ gật trên ghế, đợi chờ một buổi chiều dài đằng đẵng phía trước.

    Tan sở, tôi dắt xe khỏi bãi với gương mặt nhầu nhĩ ngang cái giẻ lau nhà. Hồ sơ trục trặc, chẳng kiếm được khách hàng mới, bị khiển trách vì chểnh mảng công việc, ghen tị khi đồng nghiệp được khen thưởng; từng ấy thứ ập xuống đầu khiến tôi bực bội. Tôi ghét con đường về nhà, ghét dòng phương tiện xả đầy khói, ghét những chiếc xe buýt cồng kềnh lấn đường, ghét những anh chàng áo vàng rình bắt người đi xe không gương. Đỉnh điểm là khi bị một mụ già đứng tuổi lái con Súp pừ Cúp tạt đầu, tôi phát điên và ghét toàn bộ phụ nữ. Hàng mớ luật giao thông đề ra nhưng chẳng cái nào ngăn cản phụ nữ tung hoành ngoài phố. Ăn hại! – Tôi bực dọc.

    Tuy nhiên, tôi không đem nỗi bực dọc ở cơ quan về nhà. Tôi cấm mình làm thế, bởi ông bố tôi đã từng làm thế. Bạn nhớ nhân vật Barney của series phim How I met your mother nói về hiện tượng “chửi dây chuyền” chưa? Sếp chửi bạn, bạn chửi vợ, vợ chửi con, thằng con chửi con chó, con chó đớp bạn. Đó! Khi bạn trút nỗi phiền muộn vào gia đình, sự phiền muộn sẽ như đòn hồi mã thương đâm thẳng vào chính bạn. Thế nên khi bước chân vào cửa nhà, tôi cố nặn ra một bộ mặt tươi tỉnh, gật gà gật gù “vẫn bình thường” trước câu hỏi “công việc thế nào?” của hai cụ. Vả lại, nếu có chuyện gì thật, chẳng lẽ bạn muốn các cụ lo lắng sao?

    Cơm nước tắm rửa xong, tôi dành hết thời gian vào máy tính. Chơi game, nghe nhạc, hẹn mấy thằng bạn đi café, đọc mấy tin tức cướp hiếp giết đầy rẫy trên mạng. Nghe có vẻ nhàn hạ, nhưng kỳ thực nó cũng không làm đầu óc tôi vui hơn chút nào. Chơi game một mình thì chán, chơi mạng thì toàn gặp lũ trẻ trâu luôn mồm chửi bới; báo chí hơi tí lại trưng bày một cô người mẫu hoặc hotgirl chẳng biết từ cái lỗ nào chui ra. Tôi thậm chí chẳng buồn tán gẫu trên facebook nữa; trước đây vì chúi mũi vào việc nói chuyện trên mạng, kỹ năng giao tiếp ngoài đời của tôi dở tệ hại, một tháng đi làm đầu tiên không có khách hàng là hậu quả. Ngồi máy tính chán chê, tôi leo lên giường đi ngủ. Tất nhiên, tôi không ngủ ngay mà mở điện thoại đọc tin nhắn khuyến mãi nạp thẻ, lòng cầu mong ngày mai sẽ vớ được một tay khách hàng cần tiền dữ dội, thi thoảng lại lẩm bẩm chửi mụ già Súp pừ Cúp hồi chiều.

    Ngày đầu tuần của tôi kết thúc. Và một điều chắc chắn là sáu ngày sau sẽ kết thúc như ngày đầu tuần. Họa chăng hôm chủ nhật, tôi sẽ lượn đâu đấy cùng đám bạn cho đỡ chán. Nói tới đây, chắc bạn cũng hiểu tình trạng của tôi: độc thân. Phải, tôi đây, hai mươi mấy năm lọ mọ ăn khoai sọ trên đời vẫn chưa yêu được cô gái nào. Thậm chí, chẳng cô gái nào gọi điện cho tôi, họa chăng có mấy “cô gái” sồn sồn tuổi băm hỏi thủ tục vay tiền. Họ hàng mỗi lần lên chơi đều hỏi một câu vừa quen vừa rất ư kỳ cục: “cháu có người yêu chưa?”. Tôi luôn trả lời bằng mấy lý do quen thuộc như công việc chưa ổn định, hoặc là chưa đến tuổi thích hợp. Mấy người họ hàng chỉ cười nhạt, nhìn tôi với ánh mắt của một vị quan tòa thấu triệt lời quanh co chối tội của phạm nhân. Rồi mấy bài ca quen thuộc lại xướng lên: hồi bằng tuổi cháu, con bác có hàng đống đứa chạy theo. Mà chưa cần họ hàng, mẹ tôi dạo gần đây liên tục càm ràm chuyện gái gú. Bà cứ đinh ninh rằng tôi phải lấy một cô vợ kém một tuổi, hai tuổi hoặc bốn tuổi, sau đấy, tôi phải lấy vợ lúc hai mươi bảy tuổi. Thiệt tình! Tôi cứ ừ ừ vâng dạ cho vui lòng bà cụ chứ thâm tâm không muốn mình hoạt động giống một cái máy. Bộ tôi là cái cỗ máy mà đến năm hai mươi bảy tuổi phải sản xuất ra một thằng cu (hoặc một con nhóc)? Giời ơi, tôi không phải cái máy!

    Nhưng trớ trêu thay, cái chuyện yêu đương lại trở thành vấn đề chủ yếu trong câu chuyện mà tôi đang kể cho bạn đây. Nói thật, tôi chả biết yêu đương là cái quái gì ngoài mấy lời bàn tán trên mạng. Nắm tay con gái còn chưa được, nói gì yêu?

    Nhưng một thằng độc thân, không có nghĩa là nó chưa từng yêu bao giờ.

    Vào thứ tư, lúc đang buồn chán vì chưa tìm được khách hàng mới, một số điện thoại lạ gọi tới con Nokia ghẻ lở của tôi. Thật tình cờ phải không? Nhưng đời là vậy, những lúc bạn mong chờ, chẳng cái gì xảy đến; khi bạn thờ ơ, một đống thứ dội tới như bom trút. Con vẹo nào đây? – Tôi nghĩ. Số lạ hoắc, nghĩ là khách hàng, tôi bèn hắng giọng và cất giọng oanh vàng thánh thót:

    -Vâng, xin nghe! Ai đang gọi số này đấy ạ?

    Người ở đầu dây bên kia hơi ngập ngừng rồi trả lời:

    -Xin hỏi chị đây có phải là số máy của Tùng không ạ?

    “Giọng nữ!” – Tôi tự nhủ, đáp:

    -Vâng, em là Tùng ạ!

    -Tùng à? Trời đất, sao giọng chua thế, như con gái ấy! Linh đây, nhớ không?

    Tôi thừ mặt. Một hai giây sau, tôi bèn chạy khỏi phòng làm việc, chui vào nhà vệ sinh đoạn trả lời vội:

    -Linh hả? Là Hoa Ngọc Linh thật hả?

    -Ừ! Còn Linh nào vào đây? Ha ha! – Người bên kia cười – Dạo này chẳng thấy Tùng gọi điện gì cả! Quên mình rồi, đúng không? Có bạn gái rồi hả?

    Tôi cười gượng:

    -Có đã phước! Chỉ là bạn thay đổi số điện thoại, mình không gọi được.

    -Đâu có? À ừ, đúng rồi! Xin lỗi nhé! Này, ngày mai bạn rỗi không, café tí nhé?

    Tôi gãi đầu xoành xoạch. Suốt thời học đại học, Linh chưa bao giờ mời tôi café hay đi chơi mà toàn tôi chủ động mời. Trời sập chắc? Tôi hỏi:

    -Có chuyện gì quan trọng lắm à?

    -Quan trọng lắm! Nhưng mà đến mai mới nói được, hi hi! Tùng rỗi giờ nào?

    Tôi cười khanh khách:

    -Đang thất nghiệp đây, giờ nào cũng rảnh!

    -Toàn đùa cợt thôi! Vậy bốn giờ chiều ở địa chỉ… (cho phép tôi ẩn danh địa chỉ) này nhé!

    -Ờ được, mình sẽ đến!

    -Vậy nha, nhớ đến đấy! Không được trốn đâu!

    Linh cúp máy, còn tôi đứng trân trân một lúc, tâm trí cố giải nghĩa cuộc gọi đường đột này. Tôi không phải dạng ngu lâu mà chẳng hiểu em gọi tôi đi café để làm gì. Phải, ngày ấy sẽ đến, nhưng tôi không nghĩ nó đến sớm vậy. Dù vậy, cuộc hẹn khiến tôi phấn chấn khá nhiều. Ít nhất là từ lúc này đến bốn giờ chiều ngày mai, tôi luôn ở trạng thái yêu đời dù công việc hay cuộc sống bết bát ra sao chăng nữa. Thật!

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    ---QC---


  2. Bài viết được 16 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    Cổ Thiên,haininh118,Lạc Thiên,ngocnghechvn,NguyenHoang,nhocvui,quangheo,Thiên Lôi,Vân Tiên Khách,
  3. #2
    Ngày tham gia
    Dec 2012
    Bài viết
    746
    Xu
    0

    Mặc định

    Chương 2




    “có ở đó không?”

    “đây
    chuyện gì?”

    “cái Linh vừa gọi điện cho tao
    chiều mai nó rủ tao café”

    “Linh nào nhỉ?”

    “Hoa Ngọc Linh ấy!”

    “vãi :v
    nó gọi thật à?
    tao đi cùng nhá?”

    “cùng cái đầu mày
    hồi chiều đang làm, tự dưng nó gọi đến
    bảo là rủ tao café
    có chuyện quan trọng
    mày biết nó dạo này ra sao không?”

    “chịu
    sao biết được?
    có phải chỗ thân thiết gì đâu?”

    “thì mày hay chơi cùng cái lũ con gái cấp 2
    nên tao tưởng mày biết?”

    “là không ạ
    dạo này có liên lạc gì với bọn kia đâu
    thi thoảng gặp trên face thì chém thôi
    chứ liên quan đếch gì?
    mà cái chuyện nó ra sao thì mày phải quan tâm chứ?
    tao liên can gì?
    hế hế
    tự dưng nó bẩu mày ra
    chắc xin mày làm người yêu nó đó :3”

    “người yêu cái kẹc
    khéo có khi lại đưa thiệp cưới
    bọn đàn bà tự dưng gọi điện
    chỉ có là đưa thiệp cưới”

    “cưới xin đếch gì cái giờ này :v
    mà là thiệp cưới thật
    thì chú tính sao? :3”

    “thì nhận chứ sao
    nó gọi thẳng mặt
    chẳng lẽ không nhận?”

    “:3
    nhưng nếu nó gửi thật
    chú có dám đi không?”

    “…
    chưa biết”

    “he he
    mới nghe thế đã sợ rồi à?
    nói vậy chứ cứ ra xem nào
    chắc quái gì đã cưới xin
    tao nhớ ngày trước mày bảo cái Linh đâu muốn lấy chồng sớm?
    mà tính nó thế
    thằng nào lấy được mới lạ =))))))))”

    “nhưng mà
    nó cứ thế nào ấy ông ạ
    khó chịu bỏ mẹ”

    “chắc không cưới xin gì đâu
    mày cứ nghe lời lãnh tụ
    đảm bảo thắng lợi :3”

    “ờ biết thế
    mà mày biết quán café ở… không?
    nó rủ tao ra đó”

    “có
    uống ở đấy một lần rồi
    đắt lòi
    45k một nâu đá”

    “Đ.M
    đắt thế? @@
    ăn phở tái gầu cho nhanh”

    “thế chú thích ăn phở hay uống café với em Linh nào? :3”

    “ờ ờ, café”


    Trên đây là đoạn chat giữa tôi và thằng bạn chí cốt. Tôi và nó bằng tuổi, hai thằng lớn tướng song hễ nói chuyện với nhau là như lũ chọi con. Tôi chia sẻ với nó đại đa số việc, trừ việc quá riêng tư hoặc quá linh tinh. Chuyện Linh gọi điện rủ tôi đi café không hẳn riêng tư mà cũng không hẳn linh tinh, thế nên kể cho thằng bạn và nghe nó quân sư quạt mo là ý kiến hay. Kể ra nó nói đúng, Linh mới hai mươi ba tuổi, hơi đâu chồng con sớm thế? Chí ít phải hai hoặc ba năm nữa! Dù vậy, tâm trạng của tôi hôm ấy thấp thỏm suốt khi nghĩ đến cái thiệp cưới. Chứng kiến một cô gái mình thích đi lấy chồng thực chẳng mấy dễ chịu. Tôi khẩn cầu Linh là một kẻ vô hình, hoặc con mắt của đám đàn ông trong xã hội đều đui mù và chẳng nhìn thấy em. Nhưng… mơ ước hão huyền quá!

    Tính từ lúc ra trường, đã hơn một năm tôi chưa gặp Linh; ngay cả facebook của em, tôi cũng không vào. Ra trường, thất nghiệp, tìm việc, thất nghiệp tập hai, tìm việc, kiếm tiền, kiếm nhiều tiền hơn, chán kiếm tiền, một năm như thế khiến tôi quên bẵng trên đời có người tên là Hoa Ngọc Linh.

    Trò chuyện với thằng bạn xong, tôi liền tìm tên em trong danh sách bạn bè facebook. Thật may, em vẫn giữ nguyên tên cũ, chỉ là avatar (hình đại diện) đã thay đổi. Thứ đầu tiên tôi săm soi là Rề Lây Sừn Síp (Relationship – tình trạng quan hệ). “Độc thân ?!” – Tôi nheo mắt nghi ngờ rồi lập tức mò vào album ảnh của em. Bạn biết đấy, facebook phản ánh sự phát triển của phụ nữ. Với loại 1 – những cô gái đẹp, hàng giờ hàng phút của họ nằm trên đó. Với loại 2 – những cô nhan sắc bình bình, hàng ngày hàng tháng của họ nằm trên đó. Với loại 3 – những cô kém nhan sắc… ờm, không nói nữa nhé, tôi không muốn bị ăn gạch. Linh thuộc loại 1 phẩy 9, tức là trên mức “bình bình” chút chút. Giống bao cô gái khác, em có niềm đam mê mãnh liệt được chụp ảnh. Xin nhấn mạnh là “được chụp”, không phải chụp ảnh. Nhờ album ảnh cộng thêm cả đống status, tôi cũng định hình được trong một năm qua, em đã sống thế nào. Thôi thì đủ loại, từ ảnh chụp đi chơi cùng bạn bè, ảnh chụp gia đình đi nghỉ mát, ảnh chụp ngày đầu tiên đi làm ở công ty. Chung quy lại cuộc sống của em na ná biểu đồ giá xăng tăng – đôi lúc giảm nhưng không đáng kể, chủ yếu toàn tăng tiến – tôi nghĩ khôi hài. Mới một năm, em đã tìm được công việc ổn định, chẳng như tôi, vẫn vật vờ như hồn ma bóng quế.

    Đang xem, tôi chợt nhận ra vài bức ảnh chụp cả em và một anh chàng khác. Tay này cao ráo, gương mặt già dặn, tuổi cũng gần ba mươi (tôi mò ngay vào facebook của anh chàng). Anh ta đang làm việc trong một công ty nhà nước, tương lai ổn định. Ban đầu tôi hơi ghen tị xen lẫn bực bội. Nhưng những cảm xúc đó trôi qua và nhanh chóng được thay thế bằng nụ cười. Tôi đang cười. Phải, cười chân tình. Vậy là Linh đã tìm được bến đỗ cuộc đời. Tất nhiên trong xã hội bây giờ, anh chàng cao ráo kia có phải là bến đỗ cuối cùng của em hay không, tôi chẳng dám chắc. Song nhìn những bức ảnh, trông em khá hạnh phúc bên người ấy. Biết thế đã!

    Dù sao lâu ngày không gặp, tôi không muốn mình xuất hiện trong mắt Linh với bộ dạng hiện tại: tóc lâu ngày chưa cắt, râu ria lởm chởm dưới cằm lẫn mép như bãi cỏ dại. Tóc thì không cắt được rồi, nhưng nhất định phải cạo râu. Giá như tôi cao to đẹp trai, để râu hẳn sẽ phong trần lắm. Tiếc thay cái mặt tôi không được thế, hễ lún phún chút râu, mẹ lại bảo “trông vừa ngu, vừa dâm, lại vừa đểu”. Đừng đánh giá thấp lời nhận xét của bà mẹ, bởi họ cũng trải qua cái thời ngắm thằng này lựa thằng kia. Nếu ngày xưa bà không chê một ông bác vì ổng bú rù như con gà trống xơ xác lông, khéo tôi đã chẳng hiện diện trên cõi đời. Tối hôm ấy, tôi dành nhiều thời gian hơn trong nhà tắm. “Mình không phải con gà xơ xác lông!” – Tôi tự nhủ.

    Khi bạn chờ đợi một điều gì đấy, thời gian trôi lâu dễ sợ. Nguyên sáng thứ năm, tôi cứ nhấp nhổm ngó đồng hồ, đầu óc chẳng thể tập trung công việc. Mặc dù kỳ hạn cuối tháng sắp đến, khách hàng vẫn chưa kiếm ra nhưng tôi mặc. Sếp xạc tôi một trận vì tội lơ đễnh, sau úp úp mở mở cái gì đó liên quan tới “nghỉ việc” bằng một thái độ nhẹ nhàng pha lẫn khinh khỉnh. Tôi cả sợ, vội vàng gọi điện tư vấn khách hàng, tâm trí cố gắng nhớ về cái xe sắp hết xăng và điện thoại sắp hết tiền. Thiệt tình, tôi rất muốn cảm ơn sếp. Nhờ sếp, những giờ phút tẻ ngắt ở cơ quan trôi nhanh vù vù, thoáng chốc đã ba rưỡi chiều. Sếp lo lắng cho tôi, tôi biết và cảm thông lắm chứ! Bởi lẽ nếu tôi không kiếm được khách hàng, sếp sẽ hao hụt tiền lương và bị sếp to hơn khiển trách. He he, cuộc sống là thế. Trên đời này, người thật lòng khiển trách bạn chỉ có bố mẹ hoặc bạn bè thân thiết, còn dăm ba cái thứ họ hàng, thầy cô, đồng nghiệp thì quên đi! Vì quyền lợi hết! A, riêng vợ thì tôi không biết vì tôi đã lấy vợ bao giờ đâu! He he, lảm nhảm thôi, đừng để ý nhé!

    Rời cơ quan, tôi phóng xe ngay tới điểm hẹn. Và kia, quán café đã ở ngày trước mặt. Bạn đừng hỏi “sao nhanh thế?”. Thực sự, đường hơi xa, nhưng tôi không muốn kể nó hình dáng nhân dạng ra sao. Đường có khói, bụi, mùi xăng, còn gì nữa nào? À, còn hoa sữa. Độ này tiết trời chuyển sang thu, hương hoa sữa ngập lụt khắp phố. “Ngập lụt” vì người ta trồng nhiều quá, mùi hăng hắc như dùi đục ngoáy lộn hai lỗ mũi. Đôi khi, quá nhiều không hẳn là hay mà chỉ cần một chút cũng khiến người ta rung động. Giống một cô gái vậy, chẳng cần phấn son nhiều, chỉ một lời nói hoặc một hành động cũng có thể thổi tung trái tim của một chàng trai lên bầu trời và khiến anh ta nhọc lòng tìm lại suốt nhiều năm sau đó.

    Giống như Linh đã thổi bay trái tim của tôi vậy.

    Gửi xe, tôi bước vào quán café. Đưa chân qua cánh cửa kính viền gỗ màu cánh gián, tôi đảo mắt nhìn quanh, cảm giác quán khá sang trọng. Đèn chùm vàng, tường treo nhiều bức tranh nghệ thuật mà tôi không hiểu, ghế đệm êm thêu nhiều màu phù hợp cho đôi lứa thích ngả ngốn, bàn gỗ láng coóng chẳng chút bụi bẩn. Ngó mấy người ngồi đây, trông ai cũng như thuộc lớp thượng tầng của xã hội. Kìa đằng xa, một anh chàng đeo kính cận mặc bộ suit bóng lộn, dường như là một người đàn ông thành đạt. Này cách vài bước chân, một cô gái áo quần ngắn đến mức tối đa làm tôi… nóng nực vài bộ phận, dù máy lạnh đang chạy vù vù. Ngồi trong ánh đèn vàng này, phóng tầm mắt qua cửa kính ngắm phố phường đông người qua lại, cảm giác có gì đấy thanh cảnh giống các cụ uống trà câu cá ngắm hoa ngày xưa lắm! Dù thế, tôi vẫn cảm giác không thoải mái. Tôi là chúa uống café, ngày hai cữ tối vẫn ngáy khò khò, nhưng tôi lại hay ngồi ở mấy quán cóc vỉa hè, nơi có thể chửi bậy tung trời mà không lo người ta đánh giá nhân cách. “Phù! Không Đ.M hay Đ.M.M gì hết nhé!” – Tôi tự nhủ rồi chọn bàn trong góc. Tôi thích mấy bàn gần cửa sổ hơn nhưng đâu có ai nhường bạn vị trí đẹp thế?

    Ba mươi phút trôi qua, cốc nâu đá 45 nghìn tương đương một bát tái gầu của tôi vơi quá nửa song Linh vẫn chưa đến. Tôi bắt đầu sốt ruột, lưng nóng bừng. Em không đến chăng? Hay có việc đột xuất? – Tôi tự hỏi. Như mất kiên nhẫn, tôi lôi điện thoại ra gọi cho Linh. Đúng lúc ấy, một cánh tay vỗ vai tôi cùng tiếng cười:

    -Đợi mình lâu chưa?

    Tôi ngước nhìn, miệng nở nụ cười. Linh đây, Hoa Ngọc Linh của tôi đã đến rồi! Em đã hơi đổi khác, mái tóc ngắn màu nâu chứ không phải tóc dài đen nhánh thuở còn đại học, làn da em trắng hơn và gương mặt… như xinh hơn. Không phải cô gái loại 1 hay 1 phẩy 9 nữa. Là loại 1! Họa có thằng ngu hay đui mù mới không ngắm nhìn em. Em mặc bộ đồ công sở, áo khoác đen, váy ngắn tới đầu gối ôm sát đôi chân nảy nở của một cô gái trưởng thành. Cô bé cấp 2 ngày nào giờ đã thế này rồi ư?

    Cuộc đời đi nhanh quá.

    -Dài cổ rồi đây! – Tôi vừa cười vừa trả lời – Tưởng Linh cho mình leo cây chứ?

    Em cười tươi:

    -Sếp gọi ở lại! Xin mãi ổng mới cho đi đó! Dạo này Tùng làm ở đâu rồi?

    -Ở… (cho phép tôi không nói).

    -Làm khá không? Lương thế nào?

    Tất nhiên là tôi không thể nói rằng mình đang cạn ví, xe sắp hết xăng và điện thoại sắp hết tiền. Không gì khó chịu với thằng đàn ông khi thấy một người phụ nữ thành đạt hơn mình. Ậm ừ mấy câu “ổn”, “cũng đủ sống” rồi nhìn thẻ nhân viên trên cổ em, tôi nhướn mắt:

    -Ai chà! Làm ở ngân hàng… (cho phép tôi không nói) cơ à? Kiểu này phải vay Linh mấy đồng quá!

    Linh lắc đầu:

    -Cũng mệt lắm. Tháng tới mình đi học cao học.

    -Học cao hổng lấy chồng được đâu! – Tôi nhe răng cười – Thấy mấy bà giáo sư không? Hổng lấy chồng được!

    Linh cười:

    -Cao học mà! Không phải giáo sư! Thật đấy, năm tới công ty đang cần người tác nghiệp ở bên Úc, mình muốn sang đó. Giờ mình phải học thêm tiếng Anh buổi tối, mệt chết luôn!

    Vậy là em đã tính chuyện sang nước ngoài. Cơ hội xuất hiện và em đang cố gắng nắm bắt nó. Với biểu đồ cuộc sống như giá xăng tăng của em, cái ngày em đạt được ước mơ hẳn chẳng còn xa xôi nữa. Em tính chuyện tương lai một cách rõ ràng với kế hoạch đúng đắn. Tương lai ư? Tôi cảm giác nó mờ mịt và đẩy màu xám. Tôi không thích trò bói toán không phải vì ghét mê tín dị đoan mà bởi tôi sợ cái tương lai mờ mịt của tôi, xem bói chỉ thêm buồn.

    -Tùng đi học cao học không? Học nhanh lên, không sau này ngại đấy! – Em nói – Sau này Tùng có định chuyển công ty khác không? Hay vẫn làm ở đấy? Này, Tùng nhìn đi đâu thế? Nghe Linh nói gì không?

    Em khua khua tay trước mặt tôi. Tôi không thể nói về tương lai, nhưng kể chuyện quá khứ cũng chẳng tệ. Tôi lim dim mắt:

    -Mình nhớ thời cấp 2. Còn nhớ không?

    Linh nheo mắt:

    -Nhớ cái gì?

    -Linh biết mà! Để mình nói ra nữa à! Đến giờ mình có thể tự hào là người cướp được nụ hôn đầu của Linh! – Tôi cười đắc chí – Vậy thằng nào đoạt huy chương bạc?

    Em vừa cười vừa đấm vai tôi thùm thụp. Em đã đi làm, đã trưởng thành, nhưng em vẫn vô tư và hồn nhiên trước mặt tôi như thế. Linh tựa lưng vào ghế rồi nói:

    -Mà chúng ta quen nhau thế nào ấy nhỉ? Hồi lớp 6, hình như là cùng bàn, đúng không?

    Tôi mỉm cười. Những câu chuyện bắt đầu từ mùa thu năm ấy, khi tôi bắt đầu vào cấp 2 và ngồi cùng bàn với em. Trước mắt tôi, chuyện kể quá khứ hiện ra rõ mồn một.

    Tôi vẫn đang đi tìm trái tim của mình. Nó đang lạc lõng đâu đấy giữa bầu trời.



    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


  4. Bài viết được 14 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    Cổ Thiên,haininh118,Lạc Thiên,ngocnghechvn,NguyenHoang,nhocvui,quangheo,Thiên Lôi,Vân Tiên Khách,
  5. #3
    Ngày tham gia
    Dec 2012
    Bài viết
    746
    Xu
    0

    Mặc định

    Chương 3

    Vào những ngày tháng đầu tiên của cấp hai, tôi đã gặp Linh. Cái thời mà lũ trẻ con tự hào là công dân của thế kỷ 20 lẫn 21, cái thời máy tính còn là khao khát của bao thằng cu ưa táy máy, cái thời mà bọn học sinh còn rong ruổi xe đạp khắp phố phường chỉ để kiếm một quán điện tử còn chỗ trống, cái thời bọn con trai thích đeo kính cận và để tóc bổ luống Đan Trường, cái thời mà khái niệm “online” hẵng còn xa lạ. Thời ấy chỉ như một cái chớp mắt nhưng ngẫm lại đã hơn mười năm. Tôi chưa già như các ông lão hàn huyên hồi tưởng chuyện xưa cũ, nhưng quá khứ của tôi cũng đủ nhiều để thi thoảng có thể nhắm mắt và nhớ nhung.

    Ngày đó, bọn học sinh cấp một hoàn toàn bỡ ngỡ trước việc chuyển cấp. Đợt tập trung các lớp tại trường trung học, mặt đứa nào cũng lấm la lấm lét vì trường mới, thầy cô mới, bạn mới. Sướng nhất là những đứa quen nhau từ cấp một, tụi nó tha hồ tán dóc trò chuyện, không như tôi lủi thủi một góc. Tôi từng học ở một trường tiểu học khác quận bởi cái trường đó danh tiếng và bố mẹ tôi rất ư khoái tỷ (như bao ông bố bà mẹ khác thôi!). Lên cấp hai, người ta quy định phải học đúng tuyến và tôi trở về một ngôi trường trong quận. Hai ngày đầu tiên ở lớp học hè, tôi dành hết sự quan tâm cho môn toán và hoạch định mình sẽ trở thành nhà toán học trong tương lai. Nhưng giấc mơ nọ chỉ tồn tại trong hai ngày. Chẳng đứa trẻ con nào có thể ngồi nguyên tại chỗ khi bạn đồng trang lứa vui đùa dưới sân trường. Ngày thứ ba, tôi tham gia trò đuổi bắt với mấy thằng con trai. Bọn này có bốn đứa, hai thằng học cùng tiểu học, một thằng từng học ở trường xa lắc nào đấy ngoài nội thành, thằng còn lại vừa từ nước ngoài về (du học, du học!). Trở thành bạn của chúng nó dễ oẹt, chỉ cần tán phét game, linh ta linh tinh chuyện trường cũ rồi đủ thứ trên trời dưới biển là được. Trừ gái. Không giống tụi trẻ bây giờ, hồi ấy, con gái với lũ con trai chúng tôi như bọn ngoài hành tinh vậy.

    Nhưng tình bạn giữa năm thằng chỉ kéo dài khoảng một tháng. Sau kỳ học hè, trường tổ chức thi. Một kỳ thi mà mãi lúc thi xong tôi mới biết là tuyển học sinh vào lớp chọn. Vậy đó, trẻ con như một lũ lợn nái được người ta phân thành nhiều chuồng khác nhau: phần lớn vào chuồng dành cho con còi cọc, số tinh hoa vào chuồng dành cho con mắn đẻ. Tôi vào chuồng mắn đẻ cùng với thằng đi du học về, ba thằng còn lại tản ra những lớp khác nhau và tôi cũng nhanh chóng quên mặt chúng nó. Trẻ con mà!

    Sĩ số lớp chia ra nam nữ khá đồng đều nên việc sắp xếp chỗ ngồi vẫn như thông lệ: nam nữ hai đứa chung một bàn. Nửa đầu năm lớp 6, tôi ngồi cùng một bạn nữ khác nhưng trong thời gian ấy, tôi đã chú ý đến Linh. Lớp có mấy cô tên Linh nhưng tôi chỉ ấn tượng mỗi em. Thứ nhất, tên họ em lạ quá: Hoa Ngọc Linh; tôi nghĩ cha mẹ đặt tên em theo một loài hoa nào đấy nhưng thật ra chẳng có hoa nào là hoa “ngọc linh” hết. Thứ hai, em cao hơn so với bọn con gái cùng lứa vì chân em dài (mắt thằng con trai để ý chi tiết này nhanh lắm!). Cũng bởi chiều cao nên em ngồi cuối lớp, tránh ảnh hưởng bạn khác. Thứ ba, gương mặt trái xoan cùng mái tóc buộc đuôi ngựa của em khiến tôi ngắm mãi không chán. Nó chỉ đơn thuần là một thằng con trai bắt đầu thay đổi tâm sinh lý, hoàn toàn chưa nghĩ tới yêu đương. Nói mới nhớ hồi cấp một, trả lời bạn gái là một nét văn hóa, nhưng chơi với bạn gái là một thảm họa; bất cứ thằng nào thân với con gái đều bị gọi là pê đê. Nhưng chỉ ngày xưa thôi, bọn trẻ giờ lớn nhanh và hòa nhập thời đại lắm! Nghĩ lại, thấy ngày xưa mình ngu vãi!

    Lên trung học cơ sở, những cậu bé trai tiểu học ngây ngô ngày nào bắt đầu biết chửi bậy. Học cái tốt thì lâu chứ mấy thứ xấu như chửi bậy thì tụi con trai tiếp thu thần tốc. Tôi thì học chửi bậy từ thằng bạn đi du học về. Tôi hỏi nó “bộ bên nước ấy, người ta chửi nhiều lắm à?”, nó cười sằng sặc trả lời “Đ.M, chỗ nào chả thế!”. Cả xã hội chửi, tội gì mình không? – Cái đầu non nớt của tôi đã nghĩ như vậy. Thậm chí, nó còn được nâng cấp lên thành việc gọi tên bố mẹ ra mà bêu. Số là mỗi đứa học sinh đều có sổ liên lạc (một thứ quái thai của nền giáo dục), trang đầu tiên ghi số điện thoại gia đình lẫn tên tuổi phụ huynh. Một thằng vớ được sổ của bạn và bắt đầu gọi tên bố mẹ ra làm trò tiêu khiển; thằng ôn bị chửi đáp trả bằng cách chộp lại cái quyển sổ của thằng kia và… chửi lại. Hai thằng, bốn thằng, rồi cứ thế cả lũ cấp 2 ngày ấy cứ lôi tên phụ huynh ra mà chửi nhau. Bọn trẻ con ngày đó chẳng nghĩ nhiều mà chỉ coi nó là trò đùa vô hại, tất nhiên vẫn có vụ sứt đầu mẻ trán vì thói trêu đùa này. Giờ đây, mỗi khi nghĩ lại trò này, tôi cùng mấy thằng bạn chỉ biết cười cho sự ngu ngốc thời trẻ con. Bọn con gái hiếm khi bị lôi vào trò gọi tên phụ huynh nhưng đôi lần có đứa phát khóc và mách cô giáo. Kiểm điểm, mời phụ huynh, dĩ nhiên!

    Lên trung học cơ sở, tôi bắt đầu nản chuyện học hành. Vì là lớp chọn, mấy môn như toán, văn, tiếng Anh luôn yêu cầu cao hơn so với lớp khác, nhất là toán. Hàng đống công thức trong sách giáo khoa chưa đủ, giáo viên bộ môn còn táng thêm bài tập từ sách tham khảo nâng cao. Đến giờ tôi vẫn nhớ cái công thức “quy nạp” khỉ gió loằng ngoằng chữ với số. Tôi chẳng biết tại sao người ta gọi là “quy nạp”, bản chất nó là chi, chỉ biết áp vô bài tập mà lấy điểm. Nói cho cùng, người ta bôi vẽ ra toán cấp hai cho bọn trẻ con có việc mà làm thay vì để chúng nó phá làng phá xóm.

    Tuy nhiên, lý do tôi hằn học với môn toán không phải nó khó mà vì bà giáo viên bộ môn kiêm chủ nhiệm lớp. Hơn mười năm trôi đi nhưng tôi vẫn nhớ gương mặt bả. Nếu tôi quý bả, tôi có thể tả như sau: bả thấp người, mặt tròn nhân hậu, đôi môi đỏ hay cười thường khuyên bảo học sinh. Nhưng vì tôi căm thù bả nên bả trong mắt tôi thế này: lùn tịt, thấp hơn cả lũ học sinh nên thường xuyên phải độn guốc mười hai phân, mặt tròn phèn phẹt cộng thêm cái mũi tẹt dí trông như bánh bao bèn bẹt bị ai đấm bẹp, đôi môi đỏ chót bôi son cong lên như mái hiên chùa mỗi khi mắng học sinh (cụ thể là tôi đây). Bả thiết kế sổ liên lạc gồm hai hạng mục: ưu điểm và khuyết điểm. Ưu điểm thì chỉ có điểm số và phải 8 điểm trở lên mới được coi là ưu điểm. Khuyết điểm thì bát vạn: 6 điểm trở xuống, mất trật tự, không làm bài tập, làm bài thiếu, không thuộc bài, vân vân. Bả còn tự tay nặn ra hai đứa hung thần: lớp phó học tập và lớp phó kỷ luật. Mỗi sáng, con bé lớp phó học tập kiểm tra bài vở từng đứa. Một bài toán khó không tìm ra cách giải: khuyết điểm, soạn văn thiếu một trang: khuyết điểm (thằng nào cũng a cay vụ này). Còn thằng lớp phó được giao nhiệm vụ hễ đứa nào mở mồm thì ghi nói chuyện, nó làm hăng say đến độ quên luôn cả ghi chép bài. Tôi từng nổi điên với thằng lớp phó khi nó soi tôi nói chuyện tám lần trong giờ học. Quyển sổ liên lạc của tôi chi chít “mất trật tự”, “nói chuyện riêng” và “thiếu bài tập”. Phần lớn bọn con trai chúng tôi ghét bả và vẫn luôn chửi bả mỗi khi đấu láo với nhau.

    Một giáo viên nữa tôi ghét không kém là bà giáo dạy tiếng Anh. Không sở hữu ngoại hình khó ưa như bà chủ nhiệm, song bả luôn gây ra sự khó chịu bằng sự phân biệt giai cấp. Bả quan tâm những đứa học giỏi và bồi dưỡng cho chúng nó đi thi đoạt giải, như cái thằng đi du học chẳng hạn. Còn những đứa học kém – như tôi chẳng hạn – trong mắt bả chẳng khác gì rác thải. Những đề thi dành cho bọn học sinh giỏi, bả đem ra cho bọn học kém và trung bình làm. Bả công khai chửi học sinh trước mặt bạn học. Chửi nhé! Hổng phải khuyên răn hay mấy động từ sặc mùi đạo đức đâu, đại loại “học ngu như bò”, “thất bại của xã hội”, “chết đi cho xong”. Tôi còn nhớ như in ở lớp học thêm (giáo viên bộ môn hay tổ chức học thêm ngoài giờ), bả cầm cây bút phang thẳng đầu thằng bạn, bút gãy đôi, còn nó đỏ mặt chực sắp khóc. Giá như có điện thoại di động, bọn tôi sẽ đưa bả ngay lên Youtube. Nhưng bọn học sinh chúng tôi hồi ấy lấy đâu ra di động? Bọn học kém chỉ biết cung cúc nghe chửi và chịu đựng trong bốn năm cấp hai. Tôi cũng bị ăn chửi vô số lần. Thậm chí sau này, đứa em thằng bạn chí cốt của tôi vào trường này, học lại chính bả, nó nói rằng tôi và mấy đứa học kém khác lại bị lôi ra làm hình tượng về “sự dốt nát ngoại ngữ trầm trọng”. Nhưng lũ học sinh chúng tôi khi xưa tuyệt nhiên không bao giờ nghĩ chuyện tự tử. Thật! Đọc báo chí thấy mấy em học sinh trầm cảm rồi tự tử vì bị cô giáo đánh vào tay hay sao đó, tự dưng thấy mình ngày xưa ngoan cường ra trò. Thực sự thì suốt thời gian đi học, vẫn có những giáo viên khiến tôi kính trọng, nhưng bà chủ nhiệm và bà giáo viên tiếng Anh không nằm trong số đó.

    Nửa học kỳ đầu tiên năm lớp 6 của tôi kết thúc bằng ba cái tát của ông bố. Hai cái tát đầu tiên là một ngày trước hôm họp phụ huynh. Tôi bảo bố chủ nhật họp phụ huynh, ổng nghe lẫn lộn thế nào thành thứ bảy và tôi cũng chẳng để ý. Sáng thứ bảy, ổng dắt xe đi rồi dắt xe về, xồng xộc vào nhà gọi thằng con xuống và tặng nó một cái tát vêu mồm. “Người ta bảo chủ nhật họp, sao mày bảo thứ bảy?” – Ông bố tôi giận dữ. “Con bảo là chủ nhật mà! Thứ bảy đâu” – Tôi cãi. Bốp! Cái tát thứ hai thẳng ngay mặt tôi. Đối với bố, nhầm nhọt ngày tháng chừng như bom nguyên tử đập vỡ cái sĩ diện của ông vậy. Kể từ ấy, ổng không bao giờ đi họp phụ huynh nữa. Vĩnh viễn và mãi mãi! Quay trở lại cái thứ ba, ấy là ngay hôm sau, khi mẹ tôi đi họp về với bằng học sinh tiên tiến. Cái này thì đúng tôi có tội, suốt năm năm tiểu học toàn xuất hết sắc, giờ học sinh tiên tiến, còn gì đáng hổ thẹn hơn thế? Máu sĩ dồn não, bố tát tôi lần ba trước mặt một người họ hàng qua chơi. Tôi chẳng biết làm sao, ngoài việc bỏ lên phòng rồi lẩm bẩm chửi “Đ.M học với hành!”. Học sinh tiên tiến, một sự sỉ nhục thậm tệ!

    Nhưng tại sao tôi lại lảm nhảm chuyện mấy bà giáo quái thai hay học hành? Ấy là bởi sau học kỳ một, tôi chuyển xuống cuối lớp, ngồi cạnh Hoa Ngọc Linh. Em học tốt (nhất là tiếng Anh nhé!), tôi học kém, em ngoan, tôi quậy. Nhưng không phải kèm cặp gì nhé, mà bởi bà chủ nhiệm nói cái mặt tôi chình ình hàng đầu làm xấu bộ mặt của lớp. Tôi vẫn nhớ ngày đầu tiên nói chuyện với em, tôi nói như vầy:

    -Làm bài chưa mày? Cho tao chép cái!

    -Sao tao phải cho mày chép chứ? – Em trả lời.

    Vậy đó, ngày đầu tiên gặp nhau, tôi và em xưng mày tao chí tớ. Trẻ con mà, biết đếch gì đâu!

    *
    * *

    Linh cười rũ rượi khi tôi kể chuyện cũ, tôi cũng cười. Hai chúng tôi không thể tin được ngày ấy lại xưng mày tao với nhau. Em nhấp ngụm café lấy hơi rồi nói, đôi mắt khẽ lay động:

    -Tùng vẫn ghét cô… (xin phép giấu tên) vậy cơ à? Cô đằng nào cũng chủ nhiệm mình bốn năm cấp hai mà. Cho qua đi!

    -Giờ gặp lại bả, khéo mình chửi bả mất!

    Linh cười mỉm:

    -Thực sự mình cũng chẳng thích bà… đâu! Bà nói học sinh như thế, thật chẳng ra sao cả.

    -Nhưng mà Linh là học sinh ưa thích của bả, đúng không? Học giỏi tiếng Anh thế kia mà!

    -Bà chỉ toàn luyện đề đi thi lấy giải thôi. Không được giải, mặt bả khó coi lắm!

    Tôi cười rồi nhấp ngụm café. Hai đứa chúng tôi im lặng đôi chút, không ai nhìn mắt ai, chỉ nhìn ra ngoài cửa sổ, ngắm dòng người qua lại như dòng sông bất tận. Mãi lúc sau, em mới nói:

    -Mà cái chuyện đó… sao Tùng làm thế? Mình không hiểu!?

    Em vừa nói vừa chỉ tay lên má. Tôi gật gật đầu ngượng ngùng:

    -Thì tất nhiên là có! Ai bảo hồi lớp 6, Linh tặng mình quà sinh nhật làm gì?

    -À… à, nhớ rồi! – Em nở nụ cười – Đĩa nhạc, đúng không?

    Tôi gật gù:

    -Ừ. Hai mươi mốt cái đĩa tất cả, toàn nhạc rock.

    Linh che miệng cười:

    -Tùng nhớ được như vậy à?

    Tôi mỉm cười, không đáp. Em là người con gái đầu tiên tặng quà sinh nhật cho tôi, lẽ nào tôi quên?

    Những kỷ niệm đầu tiên, vốn dĩ sẽ theo người ta đến cuối cuộc đời.

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi Get_Backer, ngày 17-10-2013 lúc 23:28.

  6. Bài viết được 11 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    Cổ Thiên,haininh118,Lạc Thiên,ngocnghechvn,NguyenHoang,nhocvui,quangheo,Thiên Lôi,Vân Tiên Khách,
  7. #4
    Ngày tham gia
    Dec 2012
    Bài viết
    746
    Xu
    0

    Mặc định

    Chương 4




    Linh là cô gái đầu tiên tặng quà sinh nhật cho tôi. Đó là câu chuyện của cuối năm lớp 6, nhưng để một cô gái tặng quà thì trước hết phải là bạn của cổ đã. Nửa cuối học kỳ, tôi trở thành bạn của Linh sau một chặng đường chông gai và gian khổ. Thực ra ngồi chung bàn với một đứa con gái thì thằng nào cũng trải qua từ thời mẫu giáo. Nhưng làm bạn với đứa con gái ấy thì không phải thằng nào cũng làm được. Tôi tự hào mình đứng trong hàng ngũ những thằng làm nên kỳ tích trên, dù mối quan hệ bạn bè giữa tôi và em tồn tại không được lâu.

    Sự thật là gần phân nửa thời học sinh của bạn có sự xuất hiện của đứa ngồi cùng bàn, dù bạn muốn hay không. Ngồi cùng bàn với thằng con trai thì dễ rồi, nói chuyện riêng tùm lum từa lưa cả ngày, hợp tác quay bài, làm bạn thân chẳng khó. Nhưng con gái không như vậy. Những ngày đầu chung bàn với Linh, mọi thứ đối với tôi tẻ nhạt vô cùng. Giờ học nào em cũng tập trung nghe giảng, còn tôi chỉ khoái vẽ bậy vào sách giáo khoa. Đôi lúc tôi định mở mồm nói chuyện với em nhưng lại thôi. Cái món tôi thạo nhất là game, nhưng con gái mấy đứa thèm để ý? Vả lại thời ấy chẳng có nhiều game mà nói. Chuyện cuộc sống? Dĩ nhiên chuyện nhà tôi đủ sức viết thành tiểu thuyết, song chẳng đứa trẻ con nào thích nghe cái đó. Thế là còn mỗi chuyện bài vở để tôi có cớ nói chuyện với em. Nhưng tôi học tập làm văn dốt như bò, thành thử mào đầu câu chuyện cũng ngu chẳng kém. Đại loại thế này:

    -Ê mày, làm bài chưa? Cho bố chép!

    -Mày nói gì đấy? – Em trừng mắt

    -Chị cho em chép bài, hí hí hí! – Tôi cười nham nhở.

    Kiểu ăn nói gợi đòn của tôi khiến Linh bực bội khoảng nửa tháng. Sau nghe riết thành quen, em chỉ lườm nguýt rồi quẳng vở bài tập vào mặt tôi. Khốn nỗi mỗi lần như thế, trông em đáng yêu chết đi được! Đôi mắt em hơi xếch một chút về đuôi nên khi lườm, ánh mắt như lưỡi dao mỏng tang cứa vào trái tim tôi một ít. Thế là tôi nghĩ ra đủ mọi trò để trêu chọc Linh. Hết ăn nói gợi đòn lại kéo áo, giật tóc, vỗ đầu (nhẹ nhàng tình cảm thôi, chứ em mà khóc thì có trời mới dỗ nổi), vẽ bậy vào sách giáo khoa của em; tới khi nào em nổi đóa, tôi mới thôi. Nghe có vẻ bệnh bệnh, nhỉ? Nhưng bọn con trai lớp tôi ngày xưa đều thế, ngày nào cũng phải trêu chọc bọn con gái dăm lần mới chịu ngồi yên.

    Ví dụ như thằng Choác, bạn chí cốt của tôi, chính là cái thằng “mày cứ nghe lời lãnh tụ”. “Choác” là biệt danh của nó, không phải tên thật. Thằng hẹo này có một sở thích quái đản: khoái trêu ngươi đứa con gái hung dữ nhất lớp. Con bé này tính tình đanh đá sẵn, lại nuôi một bộ móng tay sắc như dao, hễ cào hoặc cấu là có án mạng. Nhưng thằng Choác suốt ngày chọc điên con nhỏ, bị đuổi thì nó chạy như chạy giặc. Lắm hôm xui xẻo bị con bé tóm được, nó trở thành chuột bạch thử nghiệm độ sắc của móng tay. Hai tay thằng Choác ngày ấy đầy sẹo, lắm vết sâu tới độ sau chục năm vẫn nhìn thấy rành rành. Tôi hỏi cớ làm sao mà mày điên dữ vậy thì nó cười hềnh hệch:

    -Giống như huấn luyện sư tử thôi! Mày đếch hiểu cảm giác sống chết thế nào đâu! Rồi mày xem, tao sẽ thuần hóa con này!

    Thằng Choác chẳng bao giờ thực hiện được ý định thuần hóa nọ. Nhưng lạ là con bé kia sau một thời gian lại trở thành bạn của nó, dù hai đứa vẫn cào cấu nhau suốt ngày. Phải chăng danh ngôn “yêu nhau lắm, cắn nhau đau” có thật? Tôi liền áp dụng thực tiễn ngay. Thế rồi một ngày nọ, lúc nghỉ giữa giờ, tôi túm vai Linh, mặt chếch ngược và thốt ra lời lẽ đậm chất nam tính:

    -Ê mày, đánh nhau không?

    Em tròn mắt nhìn tôi. Khoảng không gian giữa hai đứa ngày càng phình to và đẩy Linh ra xa khỏi tôi. Cuối cùng em quay đi, thở một câu ngao ngán:

    -Thằng điên…

    Chiến dịch thất bại hoàn toàn. Thằng cu con tôi rút quân, lòng vừa đau vừa nhục. Tổ sư thằng Choác, mày chết với ông, dù mày không có lỗi!

    Sang tháng thứ hai, mọi chuyện giữa tôi và Linh chẳng khá khẩm hơn bao nhiêu. Em vẫn ngoan, tôi vẫn nghịch. Hai đứa chẳng nói chuyện với nhau mấy. Đến tầm giữa tháng, tất cả các môn chuẩn bị có bài kiểm tra một tiết. Đứa nào cũng quắn đít lên học, kể cả thằng lười như tôi. Thôi thì nhồi nhét đủ loại kiến thức, cày ngày cày đêm, điểm số của tôi cũng không tệ. Nhưng vấn đề xảy ra khi tôi không thể nhét nổi một chữ tiếng Anh nào vào đầu. Mỗi dòng, mỗi câu chữ đều ẩn hiện bản mặt đáng ghét của bà giáo viên bộ môn khiến tôi nuốt không trôi. He he, hẳn bạn đã biết tôi định làm gì. Phải, có đứa con gái học giỏi tiếng Anh ngồi kế bên, không nhờ nó thì nhờ ai? Trước hôm kiểm tra một ngày, trong giờ toán, tôi viết lên một mảnh giấy nhỏ rồi chuyển qua cho Linh. Tiết của giáo viên chủ nhiệm nên tôi không mở mồm nói được nên phải viết, sau này những mảnh giấy trở thành phương tiện liên lạc chính giữa hai đứa. Mảnh giấy ghi thế này:

    “Mai kiểm tra tiếng anh cho tao quay nhá!”.

    Em nhíu mày nhìn tờ giấy rồi đáp lại:

    “Không, tự học đi.”.

    Đ.M! – tôi lẩm bẩm chửi thầm rồi viết:

    “Cho tao xem tí thôi! Điểm kém lắm rồi, bài này dưới 5 thì tao chết mất! Đi mà!”.

    Linh chẳng thèm quan tâm tôi sống hay chết. Em điềm nhiên trả lời:

    “Kệ mày. Tao không biết.”.

    Tôi không nản chí, vẫn quyết tâm nài nỉ em cho bằng được:

    “Đi mà! Mày giúp tao tiếng anh, rồi tao giúp mày toán!”.

    Em đọc mảnh giấy, đôi môi hồng thoáng nụ cười nhạt, sau trả lời:

    “Tao mà phải nhờ mày giúp á?”.

    Mặc cho tôi nài nỉ mồi chài, em vẫn giữ nguyên quan điểm tự túc là hạnh phúc. Khốn khổ thân tôi! Tối hôm ấy, dù cố nhồi nhét nào chia động từ, nào thì quá khứ hiện tại lung tung phèng nhưng đầu tôi vẫn rỗng tuếch. Không biết bây giờ thế nào, chứ hồi ấy tiếng Anh phải làm tự luận. Sợ nhất là phần viết đổi câu chủ động sang bị động, tôi bị bà giáo bộ môn ghét sẵn nên hễ sai chính tả một chữ là bị trừ hết điểm câu đó. Khó khăn địch họa bốn bề, họa có phép lạ mới cứu nổi thằng mù ngoại ngữ như tôi. Sáng hôm sau, tôi đến lớp trong tâm trạng lo âu thấp thỏm. Thậm chí lúc kiểm tra toán, đầu tôi vẫn ong ong hàng đống cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh. Lo lắng mãi mà chẳng làm được bài, tôi buông xuôi. Kệ mẹ! Muốn ra sao thì ra! – Tôi lẩm bẩm.

    Tôi làm được hết bài kiểm tra toán, kể cả câu cuối cùng vốn chỉ dành cho những đứa học giỏi. Tôi ghét bà chủ nhiệm nhưng lại tìm thấy chút niềm vui trong những con số nên học môn toán cũng khá. Làm xong, tôi ngó sang bài của Linh, thấy em đang lúng túng với bài hình học, giấy nháp chi chít chữ. Rốt cục Linh không giỏi đến mức thứ gì cũng nắm bắt được, tiếng Anh em giỏi thật, nhưng toán lại là lĩnh vực khác. Em bí, miệng cắn bút, gương mặt đỏ au. Tôi liền lấy bút chì viết lên mặt bàn:

    “Khó à? Tao xem cho!”.

    Tất nhiên phía sau lời đề nghị tốt bụng ấy là âm mưu đen tối của tôi. Linh biết rõ điều đó và nhất quyết không để tôi toại nguyện. Em cắm cúi làm bài, hì hục viết viết rồi lại suy nghĩ. Người ta bảo khi phụ nữ quyết tâm, họ sẽ làm được nhiều điều phi thường. Nhưng Linh vẫn chưa thành phụ nữ, em mới chỉ là cô gái chập chững tuổi dậy thì mà thôi. Trông em khổ sở đến tội, tôi bèn nổi máu anh hùng (nói toẹt ra là dại gái), ngó sang đề của em rồi giải. Đề bài hai đứa khác nhau kiểu chẵn lẻ nên tôi không đưa bài cho em xem được. Hí hoáy một lúc, tôi đẩy tờ giấy nháp cùng bài giải về phía Linh. Ban đầu em không để tâm, nhưng rồi cũng liếc qua. Tự dưng được một thằng giải bài hộ, lẽ nào em vẫn muốn kiên cường bám trụ? Lát sau, em giải được bài, mặt tươi rói, trái ngược hẳn sắc diện đỏ hồng như vừa nãy. Nhưng quả thực, tôi khoái gương mặt lúc bối rối của em hơn. Nghe bệnh bệnh, nhỉ?

    Tựu chung số phận những thằng dại gái là gái không bao giờ cảm ơn những việc mà thằng đó làm cho cổ. Linh không cảm ơn tôi, cũng chẳng nói với tôi chút gì về bài kiểm tra toán dù tôi cố gợi chuyện. Em cứ lạnh lùng như thế cho tới khi giờ kiểm tra tiếng Anh bắt đầu. Vẫn kiểu đề chẵn lẻ, tôi chẳng thể nhìn bài em dù chỉ một chút. Hơn nữa bà giáo tiếng Anh rất hay lảng vảng khu vực cuối lớp. Đợi bả quay đi, tôi lại huých tay Linh kêu giúp đỡ nhưng em vẫn im lặng. Bực tức, tôi liền ghi vào tờ giấy nháp rồi đẩy ra trước mặt em:

    “Bác Hồ bảo có tài mà không có đức là người vô dụng đấy! Giúp tao đi!”.

    Có lẽ tôi viết quá hài hước nên Linh thoáng cười. Song em lại cắm cúi làm bài, bỏ mặc tôi ngụp lặn trong nỗi đau khổ mang tên ngoại ngữ. Khốn nạn đời thằng dại gái! – Tôi cắn bút than thở. Trong mắt tôi, những ấn tượng ban đầu về Linh bay biến hết, thay vào đó là một đứa con gái cơ hội và thủ đoạn. Thù này không trả được chỉ có nước sang Thái Lan cho bớt nhục! – Tôi nghiến răng ngẫm nghĩ.

    Còn mười phút nữa sẽ hết giờ, tôi mới chỉ làm được một nửa, mà nửa này chắc chắc sai tùm lum, ăn trứng ngỗng là chuyện không quá xa vời. Bất chợt Linh đẩy tờ giấy nháp về phía tôi, mặt giấy kín chữ. Tôi nhận ra ngay đó là bài giải cho đề của mình. Thì ra trong lúc tôi đang nghĩ kế hoạch trả thù Linh thì em đã làm hộ. Tôi mừng húm, vội vàng chép lấy chép để. Vậy ra dại gái cũng được đền dáp dù rằng có hơi đau tim.

    Bạn biết đấy, cái tuổi trẻ con hơi khó để thốt ra lời cảm ơn với bọn bằng vai phải lứa. Tôi rất muốn cảm ơn Linh, nhưng vì sự ngượng ngùng lại phát ngôn với em một cách rất chối tỉ:

    -Mày làm đúng không đấy? Sao tao cứ thấy thế nào ấy nhỉ?

    Linh tức giận:

    -Không tin thì thôi! Lần sau đừng nhờ nữa!

    Mấy tiết học tiếp theo, em chẳng thèm nói chuyện với tôi nữa. Chỉ là đùa cợt, việc gì phải bực dọc vậy chứ? Con gái thật khó hiểu! – Tôi than thở.

    Khoảng một tuần sau, điểm số hai bài kiểm tra về cùng ngày. Nhờ Linh, bài tiếng Anh của tôi được điểm 6, còn em điểm 10 (dĩ nhiên, em giỏi mà!). Nhờ vậy, điểm trung bình môn của tôi vẫn ở mức an toàn. Tôi rất muốn ôm em mà cảm ơn. Thật! Không phải lợi dụng thể xác gì đâu, tôi chỉ muốn cảm ơn thật lòng. Song ý định ấy tiêu biến khi tôi nhận bài kiểm tra toán. Lảm nhảm chút nhé, nếu bạn giúp đứa ngồi bên, bạn muốn nó điểm cao hơn hay thấp hơn mình? Tất nhiên thấp hơn, bởi giúp đỡ tương đương với ban ơn, mà kẻ ban ơn phải ở vị trí cao hơn. Và đây, tôi – người ban ơn chỉ được điểm 7; còn Linh – người được ban ơn nhận điểm 10, số 10 tròn trĩnh và lấp lánh như đôi mắt em vậy. Trong cái điểm 10 ấy, tôi biếu em 5 điểm. Vì giúp em, tôi đã không soát bài mình kỹ càng và sai lầm ở câu đại số cơ bản. Nhìn bài tôi, Linh mỉm cười. Ý gì đây? – Tôi hằn học trong bụng.

    -Giúp tao mấy bài hình học nhé? Tao kém phần đó lắm!

    Tôi nở nụ cười méo xệch, lòng phân vân em đùa cợt hay nhờ vả thật. Con gái thường hàm ý, có lẽ em đang chế giễu tôi không chừng.

    Thực tình là Linh chẳng chế giễu người khác bao giờ. Em hỏi bài tôi với sự nghiêm túc và lòng mong muốn học hỏi. Có ý nghĩa lắm chứ! Trong mắt bà giáo chủ nhiệm, tôi chỉ là đứa học hành kém cỏi. “Anh chỉ là đồ bỏ đi, học hành dốt nát, phí tiền bố mẹ!” – Bả thường nói tôi như vậy trước mặt cả lớp. Đôi lúc tôi nghĩ mình xứng đáng hai chữ “bỏ đi” thật. Nhưng Linh thì khác, em cho tôi cảm giác được tôn trọng – điều mà mọi thằng chọi con khao khát. Hơn nữa, sự tôn trọng đến từ con gái, thằng nào chả sướng? Đang viết những dòng hồi ức này mà tôi còn toét mồm cười nữa là… He he!

    Sau đợt kiểm tra, hai đứa nói chuyện với nhau nhiều hơn. Mỗi lần trao đổi bài, tôi luôn kiếm cớ lái sang chuyện ngoài lề. Ban đầu Linh không thích lắm, nhưng rồi nghe tôi lải nhải mãi, em cũng vui vẻ đáp lại. Dần dà, tôi cũng biết sơ qua sở thích của em. Này nhé, em thích xem bóng đá. Thật! Với điều kiện là có đội tuyển Ý thi đấu. Con gái thời ấy khoái mấy anh vùng Địa Trung Hải lắm, nhất là anh Del Piero thì ẻm hâm mộ thôi rồi. Khi nào rảnh rảnh, em lại tìm mua poster mấy anh chàng Italy này. Con gái thời nào cũng giống nhau, chỉ khác ngày xưa không có kiểu hò hét náo loạn khi thấy trai đẹp như bây giờ. Hay ho hơn nữa là em cũng thích phim “Chúa tể chiếc nhẫn” giống tôi. Hai đứa đều công nhận phim hay, nhưng cách mỗi đứa đến với phim lại khác nhau hoàn toàn. Tôi coi phim vì đánh nhau hoành tráng, em coi vì có anh chàng diễn viên điển trai Orlando Bloom. Nhưng chẳng sao cả, mặc kệ mấy chàng đẹp mã, ít nhất hai đứa đã có chuyện để tán gẫu.

    Chỉ từ vấn đề anh chàng Del Piero tới Chúa tể chiếc nhẫn, về sau chúng tôi lan man đủ chuyện. Nào học hành vất vả, nào những đứa bạn ưa mách lẻo, rồi con bé lớp phó học tập đáng ghét hay bà chủ nhiệm đổi màu áo õng ẹo, hai đứa kể cho nhau suốt. Nói chuyện lúc ra chơi chưa đủ, chúng tôi chơi trò bút đàm trong tiết môn phụ, nội dung tạp pí lù, lắm khi trời ơi đất hỡi kiểu như vầy:

    “Hôm qua bà già tao nấu giả cầy.”.

    “Thì sao?”.

    “Thì nó ngon chứ làm sao!”.

    “Điên quá, liên quan gì tới tao?”.

    “Ờ thì mày là con gái, biết nấu cái đó không!”.

    “Có thì sao, không thì sao?”.

    “Tao thề là sau này lớn lên phải cưới được một con biết nấu giả cầy.”.

    “Thế thì chắc chắn là tao không biết nấu ^^.”.

    “Học nấu đi!”.

    “Để làm gì?”.

    “Sau tao cưới mày! ^^”.

    “Lần sau đừng mượn vở chép bài nữa nhé!”.

    “Cái %^#$@”. (Chỗ này ngôn ngữ bậy bạ, tôi không viết ra).

    “A, lại chửi bậy nữa! Mai kiểm tra tiếng Anh 15 phút, mặc xác mày!”.

    “Úi, chị ơi, em xin lỗi!”
    .

    Đó! Toàn chuyện dở dở ương ương như thế kéo dài suốt học kỳ II. Cũng chẳng biết từ lúc nào, tôi trở thành bạn của em. Tất nhiên quan hệ ấy chỉ ở mức ngồi cùng bàn chạm mặt nhau thôi, chứ tôi chẳng thể so sánh với đám con gái bạn thân của em được. Và em cũng không thể hiểu tôi bằng thằng Choác “lãnh tụ” kia. Chúng tôi không bao giờ kể cho nhau nghe về chuyện gia đình. Có hôm em đến lớp với cặp mắt đỏ hoe, tôi hỏi thăm:

    “Sao thế mày?”.

    “Mẹ mắng.”.

    “Vì sao?”.

    “Không có gì.”
    .

    Rõ ràng em không thích bày tỏ chuyện riêng tư cho thằng bạn cùng bàn. Dù sao giữa chúng tôi vẫn tồn tại khoảng cách, bảo gần cũng chẳng gần, bảo xa cũng chưa chắc xa.

    Nhưng có một chủ đề mà hai đứa không bao giờ chán là âm nhạc. Hồi ấy cáp truyền hình bắt đầu phổ biến và đầu kỹ thuật số đầy rẫy, bọn trẻ con tha hồ coi kênh hoạt hình (Cartoon Network) với kênh ca nhạc (MTV). Hồi ấy tôi chẳng biết nhiều về âm nhạc lắm, chỉ thấy cái gì hợp tai thì nghe. Mà Linh lại chẳng nghe những thứ tôi biết, em toàn đề cập tới những thứ lạ hoắc, tỉ dụ như:

    -Mày nghe rock bao giờ chưa? – Em hỏi.

    -Mấy thằng cha tóc dài gào thét ầm ĩ trên sân khấu hả? – Tôi trả lời.

    -Không hẳn thế. Mày nghe Bon Jovi bao giờ chưa?

    Tôi cười:

    -Không biết. Chắc lại mấy thằng đẹp trai hả?

    -Bình thường, nghe thử không? Hay lắm!

    Tôi lắc đầu nguầy nguậy. Một thằng trẻ con lớp 6 cố nhiên không thích thứ nhạc nhẽo ầm ĩ này. Linh hỏi tiếp:

    -Mày sinh nhật tháng mấy?

    -Tháng… mày hỏi làm gì? – Tôi ngạc nhiên.

    -Không có gì. – Em cười – Mày có tổ chức sinh nhật chứ?

    -Không. Tao chẳng bao giờ tổ chức, cũng chưa bao giờ được tặng quà. Hay mày tặng tao cái gì đi?

    -Với một điều kiện! – Em giơ ngón tay.

    -Là gì?

    -Phải ngoan và nghe lời chị, rõ chưa? – Em cười lớn.

    -Con ranh này thích chết à?

    Tôi chẳng ngoan hay nghe lời Linh chút nào. Dù em đã cố gắng chỉ tôi cách học tiếng Anh, nhưng tựu chung vẫn thất bại. Sau cùng em phải thừa nhận chừng nào bà giáo bộ môn còn ở đây, tôi còn ngu ngoại ngữ dài dài.

    Mùa xuân qua đi, mùa hè ập đến với cái nắng gay gắt cùng những bài kiểm tra cuối kỳ. Tôi và Linh ngừng việc bút đàm trong giờ, thay vào đó là tập trung thi cử. Dù đã rất cố gắng để lấy cái bằng khen học sinh giỏi nhưng vì điểm trung bình tiếng Anh quá tệ lậu, tôi chỉ lóp ngóp ở vị trí học sinh tiên tiến. Khốn nạn thay, ngày họp phụ huynh cũng trùng với ngày sinh nhật của tôi. Suốt thời cấp hai, tôi không bao giờ được hưởng một bữa sinh nhật vui vẻ. Lần này không có cái tát nào, nhưng hàng mớ thở dài ngao ngán từ bố mẹ là bánh sinh nhật, những lời mắng mỏ là thêm vài cây nến. Để tăng thêm phần bi kịch, hai cụ sắp xếp tôi vào lớp học hè. Không chơi bời gì hết, học và học. Sinh nhật hoàn hảo! – Tôi vỗ tay. Còn Linh, dĩ nhiên, em vẫn là học sinh giỏi. Nhưng em chẳng coi mấy cái bằng khen là chuyện gì lớn lắm.

    “Được học sinh giỏi, sướng ghê!”.

    “Quan trọng gì chứ? Ngày trước tao học sinh trung bình, bố mẹ có nói gì đâu!”.

    “Thật á? Mày học sinh trung bình á?”.

    “Cần tao cho xem học bạ hồi cấp 1 không? ^^”
    .

    Tới ngày bế giảng, cái mặt tôi dài thườn thượt khi nghĩ đến mùa hè đau khổ phía trước. Kể cả thằng Choác bày trò ra sao chăng nữa, cái mặt tôi cũng chẳng vui lên nổi. Sau lễ bế giảng, tôi uể oải trở về nhà. Đúng lúc ấy, Linh xuất hiện trước mặt tôi rồi chìa ra một cái hộp nhỏ. Tôi hỏi:

    -Gì thế?

    -Chúc mừng sinh nhật! – Em cười tươi.

    -Hả? Cái đếch gì thế?

    -Thì mở ra đi!

    Tôi làm theo lời em. Trong hộp là hai mươi chiếc đĩa, toàn nhạc rock! Và không thể thiếu cái tên Bon Jovi mà em từng giới thiệu. Lần đầu tiên trong cuộc đời, có người tặng tôi quà, mà lại là con gái! Chuyện này đáng ghi vào lịch sử nước nhà lắm!

    -Nghe hết đi nhé! Quý lắm mới tặng đấy! – Linh cười.

    Em rời đi, đôi chân lướt nhanh trên sân trường đầy nắng và xao xác hoa phượng đỏ. Tôi đờ đẫn một lúc, mãi mới gọi với theo:

    -Khoan đã! Sinh nhật mày là bao nhiêu?

    -Để sau hè đi! – Em cười.

    Vậy là thằng chọi con đã được một cô gái tặng quà. Ban đầu, tôi thấy nó chẳng có gì thú vị. Nhưng dần dà, món quà của Linh dần ngấm vào người tôi, để rồi dẫn đến sự tình đáng nhớ năm lớp bảy. Nhưng mà để sau hẵng kể, he he!


    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile


  8. Bài viết được 10 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    Cổ Thiên,haininh118,Lạc Thiên,ngocnghechvn,NguyenHoang,nhocvui,quangheo,Thiên Lôi,Vân Tiên Khách,
  9. #5
    Ngày tham gia
    Dec 2012
    Bài viết
    746
    Xu
    0

    Mặc định

    Chương 5




    Nghe tôi kể lại chuyện cũ, Linh cười mãi không thôi. Kỷ niệm thời học sinh luôn đem lại nụ cười dù đó là chuyện vui hay buồn. Linh nhấp ngụm café rồi hỏi:

    -Hai mươi đĩa cơ à? Lâu thế mà Tùng vẫn nhớ à? Chắc giờ hỏng hết rồi nhỉ?

    -Vẫn khoảng mười cái! – Tôi cười – Mấy đĩa khác xước hết rồi, không nghe được nữa.

    -Để mình tính xem có những đĩa nào nhé? Bon Jovi này, Oasis này, Coldplay… đúng không nhỉ? Ừ, Red Hot nữa, hai đĩa lận! Papa Roach, Foo Fighters, Linkin Park ba đĩa, nhiều quá, mình không nhớ hết. Có cả Metallica, đúng không?

    -Không, hồi đầu mình không nghe Metallica. Sau này mới nghe.

    Linh gật gật:

    -Ừ, đúng rồi! Sau đấy Tùng chuyển sang nghe metal, đúng không? Bây giờ vẫn nghe à?

    Tôi gật đầu cười. Em tiếp lời:

    -Tùng chẳng thay đổi gì mấy nhỉ? Cấp hai, cấp ba, đại học, đến khi đi làm, Tùng vẫn vậy.

    Tôi nhíu mày:

    -Nói kháy mình hả?

    -Không. Mình thích những người như vậy. Giờ đi làm, mình cảm giác mọi người không “thật” chút nào. Cái này chắc Tùng hiểu… Mình cảm giác nói chuyện với người khác gượng gạo sao sao đó!

    Tôi mỉm cười song không đáp. Hầu hết sinh viên mới ra trường đều bỡ ngỡ trước cuộc sống lẫn lộn sắc màu, trừ mấy thằng từng hoạt động đoàn thể. Nhưng tôi tin Linh sẽ vượt qua bởi em biết thay đổi, em biết “thỏa thuận” với cuộc sống. Như con tắc kè hoa, em có thể thay đổi trước mọi hoàn cảnh.

    Và điều chắc chắn là một cô gái sẽ từ bỏ một gã trai nếu anh ta không chịu thay đổi.

    Tôi là gã trai kiểu đó. Một kẻ không biết thay đổi.

    *
    * *

    Kỳ nghỉ hè năm lớp 6 của tôi khá tệ. Sau mỗi buổi học hè, tôi chỉ biết ru rú ở nhà. Tuy là bạn thằng Choác nhưng hồi ấy, hai đứa chưa thực sự thân thiết nên tôi không qua gọi nó đi chơi. Lũ trẻ cùng con ngõ năm xưa thì tản mác khắp nơi, chẳng đứa nào giữ liên lạc nữa. May là nhờ món quà sinh nhật của Linh, tôi vẫn sống sót qua mùa hè mà không phát điên vì chán. Hết kỳ nghỉ hè, tôi mới nghe được một nửa trong số hai mươi đĩa nhạc. “Mỗi việc nghe nhạc mà nghe không hết!” – Bạn đang nghĩ vậy, phải không? Nhưng nhạc rock là thế, bạn không thể nghe nó như đánh chén mì ăn liền. Mỗi ngày bạn chỉ có thể nghe khoảng hai bài, nghe đi nghe lại chúng mấy ngày sau rồi mới chuyển sang bài khác. Có những bài mà khi mới nghe, bạn tắt ngay lập tức, nhưng vài hôm sau, bạn mở lại và thấy nó hay lạ thường. Lặp đi lặp lại như thế suốt ba tháng, tôi dần gắn bó với dòng nhạc ầm ĩ này (tất nhiên chưa ầm ĩ bằng metal). Như một hệ quả, trong tôi bắt đầu chộn rộn những cảm giác khó tả, lòng thầm mong năm học mới đến nhanh hơn.

    Và năm học lớp 7 bắt đầu bằng việc chuyển chỗ ngồi. May mắn thay, cặp mắt cú vọ của bà chủ nhiệm không vươn tới bàn của tôi. Tôi và Linh vẫn ngồi cùng nhau. Ngày đầu tiên, hai đứa lại bút đàm trong giờ học. Linh hỏi tôi:

    “Mày nghe hết chưa?”.

    “Mới được một nửa. Cái Foo Fighters khó nghe quá!”.

    “Ừ. Nghe từ từ thôi.”.

    “Mà ba tháng không gặp, có nhớ tao không? ^^”.

    “Tao xin cô chuyển chỗ nhé?”.

    “Ấy đừng!”.

    “Ô, ngồi gần tao làm gì? ^^”.

    “Không ngồi gần mày thì ai cho tao chép tiếng Anh đây? TT”.

    “Thế hóa ra ngồi gần tao để chép bài à?”
    .

    Linh hỏi một câu khá khoai sắn. Ngồi cạnh em chỉ để coi cọp tiếng Anh thôi ư? Tôi không nghĩ thế. Nhưng thay vì soạn một câu có cánh, tôi lại trả lời em kiểu gợi đòn:

    “Không. Vì tao khoái coi mày nổi điên. He he!”.

    “Đi chết đi!”
    .

    Cuộc sống năm lớp 7 khởi đầu một cách yên bình như thế. Tôi nghĩ mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn năm lớp 6.

    Lên lớp, lên một tuổi, tôi cũng khác nhiều. Thứ đầu tiên thay đổi trong suy nghĩ thằng ôn mới lớn: bớt hứng thú học hành. Tất nhiên không phải kiểu buông xuôi muốn ra sao thì ra nhưng đại khái là tôi đã đánh mất sự thích thú khi học tập. Mỗi lần xong xuôi bài tập về nhà, tôi đều vui mừng. Vui vì xong đống công thức toán của nợ, vui vì sổ liên lạc sẽ không có “thiếu bài tập”. Chúng tôi – những con lợn mắn đẻ của lớp chọn học để lấy điểm, học để không trở thành đứa con hư, học vì nỗi sợ “không công ăn việc làm” như lời bố mẹ nói. Còn niềm vui học hỏi kiến thức ư? Không, hoàn toàn không, một chút cũng không. Giáo dục là thế, nó đưa ra sản phẩm và bắt những đứa trẻ phải ăn, không được phàn nàn vì sao phải ăn hay ăn để làm gì? Chẳng ai giải thích cho chúng tôi cả. Khi đã mất hứng thú học hành, lũ con trai chỉ còn cách giải tỏa duy nhất: game – thú tiêu khiển số một của bọn trẻ sống ở thành thị. Cái này cũng là cả một câu chuyện dài, vừa hài vừa nhắng.

    Nói đến game là nói đến quán net. Cuối những năm 90, mấy cơ sở kiểu này bắt đầu xuất hiện giữa những quán điện tử cầm tay. Tôi đã nghe loáng thoáng bọn trẻ con rủ nhau đi chơi “háp lai” (Half-Life) từ hồi cấp một. Nhưng phải tới năm lớp 7, tôi mới chính thức chơi trò đó, cũng là thời kỳ quán net bước bắt đầu nở rộ. Cứ sau mỗi buổi học thêm, bọn con trai rồng rắn chục thằng kéo nhau ra quán nét, trong đó có tôi và thằng Choác. Mà có sung sướng gì đâu! Trong một không gian bé tí khoảng mười mét vuông, hai mươi case máy nóng hầm hập, thằng ngồi chửi loạn ngậu, thằng đứng hét hò ầm ĩ, đứa nào đứa nấy vã mồ hôi. Khổ sở là thế nhưng chẳng đứa nào chịu về, chúng quyết tâm đợi có máy chơi hoặc đi tìm quán net khác. Mùa đông còn đỡ, chứ mùa hè, các quán net như lò bát quái. Mà máy tính thời ấy mới cổ lỗ làm sao: RAM 128 MB, case bám bụi đóng tầng đóng tảng, màn hình lồi như đít ốc nhồi thi thoảng phập phù mấy vạch nhiễu, hoàn toàn chưa có khái niệm “card đồ họa”, “tản nhiệt” hay “internet”. Ấy thế mà bọn trẻ con say mê máy tính điên cuồng. Đứa nào cũng muốn chạm vào bàn phím rơi vãi đầy tàn thuốc lá, chạm vào con chuột gợn những gờ ghét được tích tụ từ mồ hôi của hàng trăm bàn tay khác nhau. Bẩn, nhưng thú vị! Sau giờ học, chiếm được một chỗ trong quán net là cả sự cố gắng lẫn may mắn. Tiền chơi ngày ấy rẻ thối, chỉ 2.000 đồng/ tiếng, nhịn ăn sáng là đủ tiền ngay. Đôi lúc thiếu tiền, tôi và thằng Choác chung nhau 2.000, thằng này chơi khoảng mười lăm phút lại đổi cho thằng kia. “Bùng” học chơi game không phải chuyện hiếm. Tôi thì không bỏ học chính, nhưng trốn học thêm thì đầy rẫy. Lạ đời thay, một thằng trốn học sướng một, hai thằng trốn học sướng gấp đôi, cả lũ trốn học sướng hết đường sướng! Có lúc cả tám thằng con trai cùng bỏ lớp học thêm của bà giáo chủ nhiệm đi chơi điện tử. Học sinh nó vậy đấy, he he!

    Nói cho cùng, quán net là nơi bộc lộ bản chất của một thằng học sinh. Cam chịu thua cuộc hay háo thắng muốn lật ngược thế cờ, mọi thứ đều phô bày qua trò chơi. Tôi cũng thế, nhờ trò chơi, tôi chợt nhận ra mình là đứa cực kỳ háo thắng ẩn dưới bộ dạng lù khù đeo kính cận dày cộp. Cũng ở quán net, mọi stress dồn ứ trong đầu bọn nhỏ phát tiết ra ngoài qua những lời chửi thề. Thắng: chửi kiểu bác học, thua: chửi kiểu cay cú, thua nhiều: chửi kiểu hàng tôm hàng cá. Mà nhất phải lúc nào đang quyết đấu ăn tiền thì cả lũ chửi muốn tốc mái quán. Ban đầu người lớn phàn nàn và ra lệnh cấm nói tục chửi thề, sau trăm thằng trẻ con riết cả trăm chửi bậy, người lớn chỉ biết lắc đầu cho một thế hệ hư hỏng. Bọn tôi – những đứa trẻ chỉ coi đó là niềm vui thường nhật, chẳng quan tâm đạo đức hay hư hỏng gì sất. Và tất nhiên, ở cái thời Internet còn mông muội đó, bọn trẻ con bắt đầu tiếp xúc web đen – hay nói trắng ra là các trang khiêu dâm. Ở cấp hai, môn Sinh học có phần dạy giới tính nhưng giáo viên bộ môn luôn bỏ qua, thế nên bọn trẻ con tò mò tự khám phá cũng… hết sức bình thường. Đừng nói thế hệ bọn tôi hư hỏng và đồi trụy nhé! Nếu cái xứ này thuần phong mĩ tục thật thì đã chẳng có chuyện ngâm rượu để bồi bổ chuyện chăn gối. He he, quan điểm cá nhân thôi, đừng gạch!

    Nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất ở quán net không phải là vui thế nào, chửi bậy ra sao mà là bị phụ huynh bắt. Đang chơi vui và cười nói hết cỡ, bỗng bạn nhận ra bố (hoặc mẹ) đang lù lù trước cửa hàng, ánh mắt hình viên đạn chiếu thẳng mặt bạn, cảm giác thế nào? Chỉ một câu: thốn tận rốn. Bài của các cụ thường là gọi tên thằng con, bụp thẳng mặt rồi chửi té tát. Cụ nào hiền hơn thì hành xử rất văn minh: gọi con về nhà, đóng cửa và bắt đầu tẩn. Thằng Choác hay bị phụ huynh xử theo cách thứ nhất. Nhà nó gần mấy quán net, thi thoảng bố mẹ nó lại đảo ra thì bắt gặp ngay thằng cu con đang ngoạc mồm chửi bới. Ôi thôi, chiến sĩ Choác hy sinh oanh liệt! Còn tôi bị xử theo cách thứ hai. Một ngày nọ, tôi trốn lớp học thêm của bà chủ nhiệm, bả gọi điện về nhà thông báo, mẹ tôi tức tốc chạy ra và lôi cổ thằng con về, còn ông bố đã chuẩn bị sẵn bó roi. Gọi là “bó” vì nó gồm ba cuộn dây điện chuyên cắm loa. Thể loại roi này không bao giờ gãy hoặc đứt, có thể in thành vệt lõm sâu xuống mông như thể da thịt bị thẻo bớt. Các ông bố không đánh thì thôi, đã đánh thì thằng con nhớ suốt đời không quên. Chục năm sau, thi thoảng tôi vẫn rờ mông để chắc chắn những vết sẹo đã lành hẳn.

    Về sau, tôi có kể chuyện này cho Linh. Nghe đoạn bị đánh, em cười ngặt ngẽo không thôi. Tôi hầm hừ:

    -Sao? Cười gì?

    -Mày bị đánh thì tao cười chứ sao! – Em ôm bụng vừa trả lời, vừa ngăn mình cười tiếp.

    -Đan Mạch, mày cười trên nỗi khổ của người khác à? – Tôi cười đau khổ.

    Em còn chế giễu tôi thêm một hồi nữa rồi nói:

    -Học đi! Nghe nói cuối năm, đứa nào đội sổ sẽ phải chuyển đi và nhường cho bọn lớp khác đấy!

    -Thật á? Sao mày biết?

    -Hôm 20/11, bố mẹ tao tới nhà bả thì bả bảo vậy. Bố mẹ tao bảo bả kêu ca mày nhiều lắm! Dự là cuối năm sẽ đuổi mày ra khỏi lớp.

    Cái mặt tôi thộn dần. Đuổi tôi? Đời tôi sẽ về đâu? Tôi mới làm bạn với thằng Choác được một năm! Còn Linh nữa! Tôi không cho phép bất cứ thằng vẹo nào ngồi cạnh em, tôi sẽ đánh nó, kể cả đó là thằng Choác!

    -Bố mẹ tao bảo tránh xa mày ra! – Linh cười.

    -Thế mày muốn tránh tao thật à?

    Em chống cằm, mắt ngước lên cao, đầu ngúng nguẩy:

    -Không biết! Nhưng tóm lại là học đi!

    Tôi ậm ừ, trong lòng lợn cợn những lời nói của bà chủ nhiệm. Bả không những “đấu tố” tôi trước mặt bố mẹ, mà còn tố tôi trước mặt phụ huynh của Linh. Mất mặt trước người con gái mình thích, còn gì khó chịu hơn? Từ đó, sự căm ghét của tôi với bà chủ nhiệm vĩnh viễn không thuyên giảm.

    Mà tôi vừa nói gì ấy nhỉ?

    À!

    “Cô gái mình thích”!

    Sau món quà sinh nhật, tôi để ý Linh nhiều hơn. Dần dà, sự để ý đó biến thành một thứ tình cảm khó hiểu mà đến chính tôi cũng không hiểu. Phải, lớp 7, một tuổi mới, lũ choai choai bắt đầu chú ý bọn con gái – sinh vật ngoài hành tinh nổi tiếng thời cấp một. Những con bé xinh xắn luôn là đối tượng lọt vào tầm ngắm của bọn chọi con. Ngoài game, bọn con trai thường bàn một chủ đề mà đi đâu cũng gặp, đại loại như vầy:

    -Ê, mày biết con bé kia không?

    -À, con Hằng ở lớp B. Sao?

    -Mày biết nó không?

    -Không, nghe mấy thằng kể thôi. Sao?

    -Tao sẽ cưa nó

    -Hố hố hố! – Tôi cười

    Hoặc như chuyện giữa tôi với thằng Choác. Hai thằng vốn chỉ kể chuyện game, nhưng rồi một ngày kia, giữa giờ ra chơi. Thằng Choác lôi tôi ra một chỗ, và bằng một giọng nói thần bí, nó phát ngôn thế này:

    -Mày thấy con Miu (biệt danh) xinh không?

    Tôi chau mày nhìn nó. Bạn tôi đây sao? Thằng Choác nhăn nhăn nhở nhở đây sao? Tôi chớp chớp mắt, nói:

    -Mày là thằng nào? Sao đội lốt bạn tao?

    -Đan Mạch! Tao đang hỏi tử tế! – Thằng Choác làm vẻ mặt nghiêm trọng – Mày thấy sao?

    Tôi nghển cổ ngó con Miu qua vai thằng Choác. Con bé này tuy thấp người nhưng được cái mặt mũi xinh xắn. Tôi gật gù:

    -Ờ! Cũng được! Rồi sao? Mày thích nó à?

    -Không! Hỏi vậy thôi!

    -Ơ… Đan Mạch! thế tự nhiên mày hỏi nó xinh hay xấu làm gì?

    Thằng Choác không trả lời. Nó luôn kín miệng chuyện tình cảm của mình. Chục năm sau, tôi có hỏi lại nhưng nó không bao giờ đưa ra câu trả lời nghiêm chỉnh. Thôi thì chuyện riêng của mỗi người! Tuy nhiên, tôi khẳng định ngày đó thằng hẹo này bắt đầu phát triển như một người đàn ông. Trai ngắm gái, thường thôi! Trái ngắm trai mới nguy hiểm!

    Con trai phát triển, con gái cũng rứa. Nhưng con gái phát triển theo chiều hướng khác biệt hơn. Như một lũ sư tử cái bị thu hút bởi những con sư tử đực có hormone nam tính cao, bọn con gái luôn để ý những thằng cao ráo đẹp mã hoặc cá tính (tôi không ở trong đó, dĩ nhiên!). Khó tìm được thằng cao ráo đẹp mã vì cái tụi sinh năm 90 thoát khỏi thời bao cấp chưa lâu, bố mẹ chăm bẵm là tốt rồi, lấy đâu ra thể loại sữa DHA với ti tỉ tì ti dưỡng chất thông minh như tụi trẻ bây giờ? Vậy là chỉ còn cách thể hiện chất nam tính. Mà chẳng cách thể hiện nào tốt hơn… đánh nhau. Mười năm cuối cùng của thế kỷ 20, gần như mọi thằng con trai đều coi mấy phim chưởng Tàu, hoặc phim “Người trong ao hồ” (Người trong giang hồ). Vậy là tụi trẻ cấp hai (cả cấp ba sau này) thành lập băng nhóm và… đánh nhau. Đánh nhau không vì lý do gì cả. Ở mấy thằng gấu bể kiểu này, có cái gì đó khiến bọn con gái quằn quại lắm. Các cô thiếu nữ luôn khoái loài sói – những thằng bất cần đời và đầy kiêu ngạo. Sau này, tôi mới nhận ra rằng, những thằng gấu bể ấy biết giữ lời hứa và biết thay đổi, còn những thằng đầu to mắt cận ốm yếu như tôi thì không. Nhưng đấy là chuyện sau này.

    Trong số mấy đứa con gái quằn quại vì loài sói kể trên có Linh. Mấy dạo cuối học kỳ I, em thường nói chuyện với thằng Gà (biệt danh). Mặt mũi thằng này khôi ngô hơn bọn con trai đồng lứa, trong lớp nói chuyện nhiều hơn học, ngoài trường thì đánh nhau suốt. Nó là một con sói không theo chuẩn mực thông thường. Và với các em gái sống theo lề lối thông thường, thằng Gà là một thứ kỳ lạ đáng để tìm hiểu. Một ngày nọ, nhìn thấy Linh cười nói với thằng Gà, tôi liền nhào tới đấm thằng ôn. Nó khỏe hơn nên vật ngửa tôi ra và giáng những cú đấm như quả tạ thẳng mặt tôi. Cả lớp lúc ấy bu vào kéo hai đứa ra còn Linh khóc nức nở. Thằng Gà vừa đánh vừa chửi, tôi vừa chửi vừa đánh. Lúc ấy tôi không biết mình làm gì nữa, chỉ biết thâm tâm tôi nảy sinh một sự ích kỷ ghê gớm. Tôi không muốn thằng vẹo nào nói chuyện hay cười đùa với em.

    Nhưng cái màn đánh nhau trên chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của tôi thôi, he he! Tôi gầy gò ốm yếu, thằng Gà đấm một phát là tôi dính tường in chữ tượng hình Ai Cập luôn. Kể từ ngày ấy, tôi cố gắng tìm mọi cách để níu giữ trái tim em luôn trong tầm tay của mình.

    Ví dụ như chuyện học hành, tôi muốn ngồi cạnh em cả giờ học chính lẫn học thêm. Học chính thì không nói chứ học thêm ngồi tự do, muốn chen chân ngồi cạnh em không dễ. Con gái chẳng muốn ngồi cạnh thằng con trai, mà chẳng thằng con trai nào tự dưng đến ngồi cạnh đứa con gái, kể cả là đứa nó thích. Vậy là muốn ngồi cạnh em, tôi phải áp dụng triệt để chiến lược “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. “Thiên thời” là Linh thường đến lớp học thêm sau khi cả lớp ổn định chỗ ngồi, vậy nên em sẽ ngồi hàng cuối. Tốt! Tôi ngồi hàng cuối. “Địa lợi” là các lớp học thêm đều tổ chức ở khu nhà cũ của trường, ở đấy vẫn còn bàn ghế dành cho bốn đứa học sinh. Tôi có thể ngồi cạnh em cộng thêm đứa bạn của em mà chẳng sợ ai dị nghị. Nhưng còn “nhân hòa” là tâm sinh lý của Linh, tôi không thể kiểm soát. Có hôm em lên thẳng bàn trên ngồi, chẳng thèm để ý thằng vẹo này đang há mồm ngồi cuối lớp. Nhưng những hôm ngồi cùng em, tâm trạng tôi lâng lâng khó tả, nhất là quãng thời gian trời chuyển sang mùa đông. Có những lúc, tôi sán lại gần Linh, hai cánh tay chạm nhau, đuôi tóc của em phất phơ ở bờ vai tôi; em liền thì thào:

    -Ngồi dịch ra mày, chật!

    -Đang lạnh mà mày, ấm! – Tôi đáp.

    Và em cũng chẳng chịu dịch ra, chỉ chống cằm rồi khẽ cười. Chúng tôi cứ ngồi thế tới hết buổi. Sau này, hễ ngồi cạnh nhau, tôi lại xán vào một tí và Linh cũng chẳng nói gì (trừ học chính). Dần dà, tôi quen thuộc mùi hương trên tóc em lúc nào chẳng hay. Tôi nhớ rất rõ cái mùi ấy. Nó hoàn toàn không phải dầu gội mà là một cái gì đó thoang thoảng, gợn lên từng chút rung động trong trái tim thằng con trai.

    Sau này, khi biết em sinh nhật vào tháng 1, tôi dự định tặng em món quà nho nhỏ nào đó. Đã qua rồi cái thời tặng quyển vở hay cái bút như các anh chị thế hệ 8x, nên tôi chẳng biết tặng gì cho em. Tiền thì không có (đàn ông khổ nhất khi không có tiền), xin phụ huynh thì không dám (mẹ mà biết tôi mua quà tặng bạn gái, bả cười tốc mái nhà). Tôi bèn hỏi thằng Choác:

    -Này, con gái thích được tặng quà gì?

    -Quà mịa gì! – Nó cười phớ lớ – Rủ nó đi ăn là xong! Hôm sinh nhật con Miu, tao bao nó ăn nộm với cá chỉ vàng ngoài cổng trường chứ đâu!

    -Đã tặng quà rồi cơ à? Nhanh nhỉ? Ơ… Đan Mạch! Sao mày không rủ tao?

    Nghe lời thằng Choác, tôi rủ Linh đi ăn. Khổ nỗi em lại từ chối vì bận đi chơi với con bạn thân (đúng ngày thế!). Tôi nghĩ nát óc chẳng biết tặng quà gì, bèn đợi giờ ra chơi thì chạy ra cổng trường. Trước cổng trường ngày ấy có bà già bán kẹo kéo; bả bán rẻ không, có 500 đồng một chiếc. Tôi mua hẳn 5 nghìn! 5 nghìn đủ cho cả tôi và thằng Choác say sưa trong quán net đã đời. Nhưng không, tôi quyết định dành nó cho việc tặng quà. Và thế là ngăn bàn của Linh chất đống túi kẹo kéo. Em ngỡ ngàng hỏi:

    -Cái gì vậy mày?

    Tôi lúng búng trả lời:

    -Ờ… ờ thì… quà sinh nhật. Hôm nay sinh nhật mày, đúng không?

    -Nhưng mà tao đâu thích kẹo kéo? Ai bảo mày mua?

    Tôi cứng họng, đỏ mặt tía tai, miệng nở nụ cười chữa ngượng. Tặng một quà mà người ta không thích, còn gì xấu hổ hơn thế? Suốt buổi sáng hôm ấy, tôi thẫn thờ như thằng mất hồn. Công cuộc chinh phục trái tim “cô gái mình thích” đổ bể hoàn toàn. Tôi nghĩ tôi hiểu Linh song rốt cục tôi chẳng hiểu gì cả. Điều duy nhất an ủi tôi là em mang đống kẹo kéo về. Em sẽ không ăn mà đưa cho đứa bạn thân ham mê kẹo kéo. Chắc thế!

    Buổi chiều, dù cho Linh đã ngồi bên cạnh trong lớp học thêm toán, cái mặt tôi cũng chẳng vui hơn tẹo nào. Tôi bắt đầu phân vân thằng Gà đã tặng em cái gì. Nghĩ vẻ mặt sung sướng của em khi thằng Gà tặng quà, tôi lại thêm đau đớn. Bầu trời ngoài kia rít lên từng đợt gió buốt như muốn xẻ tanh banh tâm trí rối bời của tôi. Tổ sư thằng Choác! – Tôi muốn gào lên như thế, dù nó chẳng có lỗi gì.

    Đang buồn chán, bỗng tôi thấy Linh đẩy tờ giấy về phía mình, mặt giấy ghi dòng chữ nhỏ:

    “Mày mua nhiều quá, trưa hết ăn cơm luôn!”.

    Tôi ngỡ ngàng, bản mặt bừng sáng hơn cả mặt trời. Tôi hí hoáy viết:

    “Ăn thật à? Tao tưởng mày bỏ đi chứ?”.

    “Ăn thật chứ sao không. Nhưng mày mua nhiều quá! TT”.

    “Mày không thích ăn kẹo kéo à?”.

    “Ừ. Tao không thích ngọt quá. Mà sao mày lại tặng tao?”.

    “Thì lần trước mày tặng quà cho tao rồi thì giờ tặng lại chứ sao?”.

    “Nhưng giá trị cái đống đĩa ấy nhiều hơn kẹo kéo á! ^^ Tao lặn lội tận Hàng Bông mới mua được đấy!”.

    “Ờ thì cứ nhận đi. Sau này tao mua thứ khác. Mà Đ.M, hôm nay hết tiền đi chơi điện tử rồi! TT”.

    “Học đi! Nhưng mà cảm ơn mày nhé!”
    .

    Bạn nghĩ bản mặt tôi lúc ấy toe toét cỡ nào phỏng? Nhưng không, cái mặt tôi đang đần ra. Bởi lẽ Linh đang nhìn tôi. Em nhìn tôi cùng một nụ cười mỉm, đôi môi em vẽ một đường cong phạt ngang trái tim tôi thành hai nửa. Gió khẽ len qua ô cửa kéo vài sợi tóc của em phất phơ ngang mặt tôi.

    Lúc ấy, tôi bị đánh gục.

    Gục hẳn luôn, như bị một đòn nốc ao trên sàn đấu boxing!

    Chẳng cần vũ lực, chẳng cần ai quát nạt, một cái gì đó tôi tự động khuỵu chân xuống. Tôi chắc chắn rằng đến tận bây giờ, “một cái gì đó” nọ vẫn chưa thể đứng dậy nổi. Bằng sự điên rồ, ngu ngốc, bốc đồng và liều lĩnh của tuổi trẻ, đợi em cúi xuống chép bài, chẳng nghĩ chẳng rằng, tôi bèn nhoài tới hôn thẳng lên má em.

    Khoảnh khắc ấy diễn ra cực kỳ nhanh. Nhưng nó đủ lâu để tôi biết má em thế nào, nó giống một cục bông mềm, mịn, đượm chút hương vị đặc trưng tuổi thiếu nữ. Và nó đủ lâu để Linh nhận ra tôi vừa làm cái trò gì. Tôi nhìn em bằng nụ cười nhe răng, em nhìn tôi với ánh mắt không thể tin nổi.

    Rất nhanh sau đó, đôi mắt em đỏ hoe và ngấn nước. Tôi vội vàng cúi xuống ghi chép như thể chăm chỉ học tập lắm. Lớp học vẫn yên lặng như chẳng có gì xảy ra, bà chủ nhiệm vẫn cặm cụi với đống bài vở. Thậm chí cả đứa bạn thân của Linh cũng không biết. Chẳng ai thấy điều tôi vừa làm với em. Rồi Linh cúi xuống chép bài, nước mắt rơi ướt đẫm trang giấy khiến những con chữ loang màu. Đứa bạn thân liền hỏi em:

    -Sao thế mày?

    Linh lắc đầu:

    -Bụi bay vào mắt, đau quá!

    Và em ngồi ra xa, chừng như muốn tránh cái thằng ghê tởm tôi đây. Suốt buổi học, tôi không dám nhìn em thêm lần nào nữa. Thậm chí lúc đi về, tôi đợi em ra khỏi lớp trước rồi mới dám rời chỗ. Cả đoạn từ trường về nhà, tôi nghệt mặt như thằng mất hồn. Thằng Choác hỏi:

    -Sao vậy mày? Mất tiền à?

    Tôi lắc đầu, chân lững thững bước, ánh mắt vu vơ giữa mùa đông xám xịt. Tôi nhớ lại cái điều mình đã làm, nửa thấy vui, nửa hối hận. Giá như Linh chỉ nói lời “cảm ơn” và đừng cười, tôi sẽ kiềm chế được mình. Nhưng biết sao được? Em cười, thế nên trái tim tôi đã đập chết bộ não tôi rồi. Có lẽ từ ngày mai, tôi sẽ học hết lớp 7 với sự ghê tởm của Linh. Khốn nạn thật! Mày làm cái gì thế hả trời hỡi? – Tôi vỗ vỗ đầu. Có lẽ bạn đang đoán số phận tôi sẽ ra sao, nhưng mà từ từ, cho tôi nghỉ đã, đói quá!


    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi Get_Backer, ngày 05-11-2013 lúc 10:04.

    ---QC---


  10. Bài viết được 8 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    Cổ Thiên,haininh118,Lạc Thiên,NguyenHoang,nhocvui,quangheo,Thiên Lôi,
Trang 1 của 6 123 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status