TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile
Hướng dẫn đăng truyện trên website mới
Đăng ký convert hoặc Thông báo ngừng
Trang 6 của 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 456
Kết quả 26 đến 28 của 28

Chủ đề: Anh chàng bé con - Hoàn Thành

  1. #26
    Ngày tham gia
    Dec 2012
    Bài viết
    746
    Xu
    0

    Mặc định

    Chương 26





    Hồi đầu năm, trong một buổi café trà đá, tôi và mấy thằng bạn có bàn luận chuyện Nick Vujicic sang Việt Nam. Ba đứa chúng tôi mỗi người một ý kiến riêng; tôi nghĩ anh ta muốn cổ vũ động viên những người đồng cảnh ngộ, thằng Choác thì nghĩ anh ta chỉ cố kiếm tiền, còn thằng Xoạch quả quyết nếu sinh ra ở Việt Nam, có lẽ giờ này Nick Vujicic đang lăn lộn bán vé số trên vỉa hè. Nhưng cả ba đều đồng ý rằng nếu chẳng may lâm vào hoàn cảnh của họ, chúng tôi sẽ tự sát ngay lập tức. Cơ thể đang lành lặn bỗng mất một bộ phận, thực là cơn ác mộng khủng khiếp.

    Thật tình mà nói, trước đây khi thấy người khuyết tật, tôi đều tránh xa họ. Trong mắt tôi, họ như một chủng tộc khác vì một lý do rất đơn giản: họ tàn khuyết, tôi đầy đủ. Và bởi sự khác biệt, tôi lảng tránh họ. Nhưng bạn của tôi – Gabietbay lại là người khuyết tật. Dù mới chỉ nói chuyện qua mạng, thậm chí chưa biết mặt nhau, song sau những việc cùng trải qua lẫn chia sẻ trên diễn đàn vẽ, tôi coi hắn là người bạn thân thiết. Và khi đối diện người bạn với thân thể không lành lặn, tôi có cảm giác khó xử.

    Để cho đơn giản, tôi sẽ gọi Gabietbay là Gà Bay (phân biệt với thằng Gà hồi cấp hai). Trước đây, Gà Bay chưa bao giờ nói cho tôi về hoàn cảnh đặc biệt của hắn. Mỗi khi tôi hỏi hắn đang làm ở đâu thì hắn chỉ trả lời là thất nghiệp, ngồi nhà bán trà đá. Hắn thất nghiệp thật, bán trà đá thật, nhưng hắn chưa từng nói tại sao mình lại như thế. Thời buổi này chẳng ai muốn thất nghiệp và bán trà đá cả. Nhìn tình cảnh của Gà Bay, tôi mới hiểu tại sao trong những bức ảnh offline của diễn đàn vẽ ở Hải Phòng không bao giờ có mặt hắn. “Vui thế, sao ông không đi?” – Tôi thường hỏi Gà Bay thế. Đáp lại, hắn chỉ ỡm ờ nước đôi, khi bảo nhà có việc, lúc nói bận trông hàng. Hắn thiếu thành thật, nhưng tôi nghĩ đó là quyền lợi chính đáng của hắn.

    Tuy nhiên, Gà Bay chẳng bối rối khi tôi biết sự thật. Trên chiếc xe lăn, hắn vui vẻ dẫn tôi về nhà và không ngừng nói về chuyện vẽ. Hắn nói về tác phẩm của tôi, tác phẩm của hắn, của những thành viên trên diễn đàn. Hắn nói một cách say mê và có nghề:

    -Ông thấy mấy thằng mới không? Chúng nó vẽ chán lắm, toàn bắt chước mấy tranh bên nước ngoài thôi! Còn lắm ông cứ tô màu bừa phứa rồi bảo đấy là ấn tượng với sáng tạo. Đan Mạch, nhìn không khác gì cái mớ tạp phí lù! – Gà Bay bức xúc nói, tay chém lia lịa như quạt gió – Đám cũ như ông với mấy thằng khác đi hết cả, chất lượng cái box xuống cấp thảm hại lắm. Chúng nó giờ lại vào tự bợ đít khen nhau nữa, khắm vãi luôn!

    Tôi tặc lưỡi:

    -Mỗi thời mỗi khác! Mà dạo này ông còn vẽ nữa không?

    Gà Bay cười:

    -Có chứ? Sao không? Tôi vừa vẽ mấy tranh mới, tí nhờ ông xem hộ!

    -Mà ông bỏ hàng ngoài đấy à?

    -Không sao! Mấy bà hàng xóm trông hộ rồi, em tôi đi học sắp về, tẹo nó ra trông ấy mà! À mà chưa hỏi, hôm nay ông rảnh à? Sao xuống Hải Phòng vậy?

    Mỗi người có một bí mật. Tôi không muốn kể câu chuyện gia đình đáng xấu hổ cho người bạn mới gặp mặt, đành ậm ừ:

    -Ờ. Mai thứ bảy, nghỉ mà. Đang rỗi, tiện xuống chơi với ông luôn! Biết nhau lâu mà chưa bao giờ gặp mặt cả.

    Gà Bay cười. Hắn tiếp tục dẫn tôi vào ngõ rồi rẽ vào một con hẻm bên phải, đi thêm đoạn nữa thì dừng lại trước một căn nhà hai tầng. Nhà hơi bé, khoảng sân trước nhà chỉ rộng vừa đủ để đặt hai chậu cây cảnh cùng vật dụng bán hàng như ghế nhựa, một xô đựng cốc chưa rửa hay mấy két nước ngọt đựng toàn vỏ chai xếp chồng lên nhau và một cái bếp lò chưa nguội than. Gà Bay lăn xe qua khoảng sân, mở cửa rồi gọi tôi vào. Bước qua cửa, nhìn ngắm nội thất căn nhà, tôi cảm giác như đang sống trong những thập niên 80, 90 của thế kỷ trước. Những thứ vật dụng thời bao cấp tồn tại một cách mơ hồ trong ký ức của tôi, giờ đang hiện lên sống động và chân thực hơn bao giờ hết. Từ chiếc tủ kính thấp chân đựng bộ cốc chén Liên Xô, con lật đật màu đỏ nằm ở góc tủ cho tới chiếc đồng hồ Gimiko đã mờ hết mặt treo trên tường (ít nhất thì chiếc tivi trên tủ kính là đồ mới). Nhưng thứ khiến tôi ấn tượng nhất là bộ bàn ghế, nó vốn có màu cánh gián, nhưng đã bạc màu sau hai chục năm cống hiến trong phòng khách. Dưới tấm kính ốp lên mặt bàn là những bức ảnh gia đình của Gà Bay. Trong thời đại này, những bức ảnh vừa quen, vừa lạ lại vừa quý giá. Tôi chỉ vào một bức và cười:

    -Thằng vẹo này là ông à?

    Trong ảnh là một thằng bé con trạc bảy, tám tuổi đang đá bóng trên bờ biển. Gà Bay ngó vào bức ảnh, trả lời:

    -Ừ! Tôi đấy! Hồi ấy quậy lắm, suốt ngày nghịch với bóng thôi. Hồi ấy tôi hâm mộ đội Công an Hải Phòng nên muốn làm cầu thủ. Chuẩn bị xin vào lò đào tạo rồi ấy chứ…

    Gà Bay bỏ lửng câu nói, sau quay vào nhà bếp, còn tôi ngắm nghía bức ảnh. Thằng bé trong ảnh có nước da ngăm đen đặc trưng của dân miền biển, ánh mắt sáng ngời, thân thể hoạt bát đầy sức sống. Hẳn đã có người nghĩ rằng khi thằng bé lớn lên, nó sẽ trở thành cầu thủ, hoặc không cũng trở thành thanh niên năng động. Chẳng ai nghĩ gần hai mươi năm sau, cuộc đời thằng bé ấy sẽ gắn liền với chiếc xe lăn. Nhưng thực tế đã xảy ra và tôi nghĩ không ít sự thất vọng từng bao trùm lên căn nhà này.

    Nhìn ngang ngó dọc một lúc, tôi liền vào bếp và thấy Gà Bay đang lúi húi chuẩn bị đồ ăn. Hắn nói buổi trưa nhà vừa có cỗ, còn nguyên một đĩa nem cua bể chưa ai đụng đến. Hắn bảo tôi thông cảm vì gần nhà không có quán nào bán bánh đa cua – thứ tôi vẫn muốn nếm thử. Hắn lại gọi điện nhờ đứa em khi đi học về thì tạt qua tiệm mua ít bánh mì cay. Tôi cười, bảo trên Hà Nội không thiếu món đó. Gà Bay lắc đầu, nói rằng hắn từng lên Hà Nội và thấy món bánh mì cay ở đó chỉ là hàng nhái kém chất lượng. Đồ ăn xong xuôi, trong nhà lại có rượu, vậy là đủ cho một đêm nhậu nhẹt. Nhưng tôi thấy Gà Bay vẫn đang ngắc ngứ ở góc bếp. Tôi hỏi:

    -Làm gì đấy ông?

    -Nấu cơm cho em tôi

    Gọi là “ngắc ngứ” vì thùng gạo hơi cao, đứng thì lấy dễ chứ ngồi hơi khó. Gà Bay phải nhổm cả người, một tay chống lên thành cái thùng, tay kia vớt lấy hơn một bò gạo (ai không biết thì một bò gạo tính bằng cái lon sữa ông thọ). Rồi sau đó, hắn ra ngoài sân vo gạo. Bởi không thể ngồi xổm nên hắn phải bắc thêm một cái đôn phía dưới vòi nước rồi đặt chậu rửa lên trên. Cũng vì không thể đứng nên hắn không dùng chậu rửa trong bếp. Trông hắn vo gạo, tôi liền hỏi:

    -Ngày nào ông cũng nấu à?

    -Ờ. Ông già thì bận suốt, có bao giờ ở nhà đâu? Vậy là tôi phải nấu thôi.

    -Thế bà già đâu?

    -Ly dị rồi. – Gà Bay đáp lời – Các cụ không ưa nhau. Sau khi tôi liệt khoảng ba bốn năm gì đấy, không nhớ nữa!

    Nói rồi hắn cười. Cười không phải kiểu chua chát, nụ cười của hắn là kiểu chấp nhận những chuyện đã rồi. Hẳn còn nhiều lý do đằng sau vụ ly dị ấy và tôi rất muốn biết, nhưng sẽ tốt hơn khi cuộc sống này còn những bí mật.

    Việc nấu ăn với Gà Bay cũng khá khó khăn. Tôi hỏi rằng có thể đỡ được cái gì không thì hắn từ chối. Tôi cười:

    -Đan Mạch, ông chê tôi không biết nấu à? Tôi nấu cũng được đấy nhé!

    -Không phải. Mấy cái này tự tôi làm, đơn giản ấy mà!

    Vì không thể nấu bếp gas, Gà Bay nấu nướng bằng bếp than. Bếp gas để cao quá, hắn không với tới, có lần hắn cố thử đặt cái ghế con trên ghế xe lăn, phiền nỗi xe lăn không vững, nó trượt bánh sang một bên và hắn ngã bổ chẩng, suýt nữa gãy tay. Sau lần ấy, bố của Gà Bay không dám để hắn nấu bếp gas nữa. Chiếc bếp lò cũ mèm thuở nào được lôi ra dùng lại. Đã bước qua thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, nhưng nhà hắn cứ đều đặn hai tháng lấy than một lần. Mỗi sáng, hắn lại thức dậy đun bếp và hiếm khi mượn ai làm thay, trừ hôm nào ốm quá không dậy được. Hắn vừa nấu vừa nói:

    -Tôi không nấu được nhiều món. Mà nấu lại hay bị mặn! Con em tôi bảo cho nhiều muối quá! Mãi không sửa được!

    Tôi cười:

    -Mặn là được rồi! Mà ông nấu bếp than, hàng xóm không nói gì à?

    -Hồi đầu thì có, sau thôi. Họ biết tôi bị thế này nên cũng thông cảm. Nhưng tôi đang tính nấu bếp từ, hơi tốn điện một tí nhưng đỡ ảnh hưởng. Bếp lò đun nước đun chè thôi!

    -Ông mua bếp từ của thằng Thái lọ ấy! Rẻ mà tốt! – Tôi nói.

    -Cái đấy phải để ông già hoặc con em tôi đi mua. Tôi không ra ngoài mấy nên biết cái đếch gì đâu! – Gà Bay cười.

    Tôi vừa ngó Gà Bay làm món thịt rang vừa bàn với hắn về mấy cái bếp. Khoảng sáu giờ, đứa em của Gà Bay đi học về. Cô bé mang theo một túi đầy bánh mì cay nóng hổi và thơm phưng phức. Chúng tôi đợi cô bé ăn tối xong mới bắt đầu cuộc nhậu trong phòng riêng của Gà Bay. Căn phòng khá bé, nguyên cái giường và bàn học đã choán gần hết diện tích, chỉ chừa một khoảng nhỏ giữa phòng, trải tấm chiếu cho hai thằng ngồi nhậu là vừa hết. Căn phòng chật một phần vì giấy tờ bừa bộn, nhìn đâu cũng thấy giấy xếp thành đống: trên giường, dưới gầm giường, trên mặt bàn, chất đầy khắp các ngăn kệ sách. Lộn xộn – có thể gọi nơi này là vậy. Nhưng đó là sự lộn xộn tuyệt vời nhất tôi từng thấy. Bởi những xấp giấy tờ ấy đều có nét bút vẽ. Tôi thường tự hào rằng số tranh mình vẽ ra nhiều hơn số tóc trên đầu. Nhưng ở căn phòng này, sự tự hào ấy chỉ là trò cười. Những bức tranh có thể chưa đẹp, chưa đủ gây ấn tượng, song tôi biết Gà Bay tô vẽ chúng hết sức tỉ mỉ. Để hoàn thiện số tranh này, thời gian lẫn sức lực và trí tuệ bỏ ra không hề nhỏ. Tôi thấy một bức tranh dở dang đang nằm cạnh màn hình vi tính. Gà Bay lập tức hỏi tôi:

    -Thế nào hả ông?

    -Cũng được đấy chứ! Nhưng mà chỗ này không ổn… tỉ lệ người bị sai này, ông không thấy tay quá dài à?

    -Ờ được rồi, để đó chốc tôi sửa. Thôi uống đã ông ạ! Lâu lâu ông mới xuống đây chơi, ăn uống thả phanh nhé!

    Hắn xách ra một chai Vodka Hà Nội, nhưng chất lỏng bên trong không phải thứ rượu nồng nặc mùi cồn và có vị buồn nôn như thường lệ, nó êm dịu và thơm mùi gạo mới. Gà Bay quảng cáo rằng đây là rượu do nhà ông bác nấu. Rượu ngon, nhưng một điều hài hước là tửu lượng hai thằng đều kém. Gà Bay tự nhận xét tuy mặt mũi ngầu ngầu gấu chó nhưng hớp được năm sáu chén là chết ngay tại chỗ hoặc đi gặp chị Huệ liền. Thế là hai thằng hẹn nhau uống hết mình chén thứ nhất, năm mươi – năm mươi chén thứ hai và bắt đầu lai rai chén thứ ba. Mồi nhậu tứ lung tung gồm mấy con mực khô, một đĩa nem cua bể, một đĩa tú ụ bánh mì cay; trông hơi hổ lốn nhưng phàm đã nhậu thì cái gì có thể ăn là thành mồi hết.

    Hương vị cuộc nhậu không nằm ở mồi hay rượu, mà quan trọng là những người đang ngồi nhậu. Tôi và Gà Bay không phải những kẻ uống nhiều. Vì không thể uống nhiều nên chúng tôi vẫn tỉnh táo, nhưng vì có hơi rượu nên cả hai cởi mở lòng mình hơn. Và cuộc nói chuyện giữa chúng tôi cứ kéo dài mãi, tựa hồ không bao giờ kết thúc. Như thông lệ, câu chuyện mào đầu vẫn là vẽ. Không có gì khó hiểu khi diễn đàn vẽ mà chúng tôi tham gia trở thành chủ đề bất tận trong cuộc nhậu. Gà Bay nói:

    -Tôi vào diễn đàn sớm hơn ông, chắc khoảng hai năm gì đấy… Ờ, tôi có quen một thằng bạn trên mạng, nó chỉ xem thôi, không biết vẽ! Thằng ấy nick là Chuotchu, ông biết nó không? Ờ, nó tìm ra cái diễn đàn này rồi rủ tôi tham gia.

    -Vậy hả? Thế trước đấy ông vẽ bao giờ chưa?

    -Có, một ít.

    Nói rồi Gà Bay chỉ tay vào kệ sách. “Một ít” của hắn là hàng trăm tờ giấy khổ A4 xếp chồng đống. Tôi tiện tay vớ lấy một tập. Chúng đã ngả màu vì năm tháng thời gian nhưng nét bút trên giấy vẫn khá rõ ràng. Tôi bật cười vì những đường nét ngô nghê như được họa lên từ bàn tay học sinh tiểu học. Đó là những bức vẽ đầu tiên của Gà Bay, năm hắn hai mươi tuổi. Tuổi tác không thành vấn đề khi ta bắt đầu làm một thứ gì đó, vấn đề là “lý do”. Tôi rất tò mò tại sao Gà Bay lại vẽ:

    -Tự nhiên ông thích vẽ à? Hay là có người dạy?

    Gà Bay tặc lưỡi:

    -Thực ra là tôi thích từ bé, hồi chín mười tuổi cơ! Ngày trước có thằng bạn hay qua nhà chơi, tôi thấy nó học Mỹ Thuật, ngó qua thấy thích rồi vẽ lại thôi. Nhưng hồi bé vẽ chơi chơi, mấy năm gần đây tôi mới vẽ nghiêm túc. Chẳng có ai dạy đâu, toàn tự học thôi!

    -Trường tiểu học nào chẳng dạy môn Mỹ Thuật? Ngày trước tôi ghét môn ấy như gì!

    Gà Bay cười:

    -Ờ thì biết thế. Vấn đề là tôi mới học hết lớp ba, chửa biết Mỹ Thuật lớp 4, lớp 5 như thế nào.

    Sự ngỡ ngàng len lỏi qua tâm trí tôi. Tôi đặt xấp giấy trở về chỗ cũ rồi hỏi hắn:

    -Thế ông bị liệt từ lớp 3 à?

    -Ờ.

    Gà Bay thở dài một lúc rồi nâng chén rượu thứ ba với tôi. Uống xong, hắn bắt đầu kể chuyện. Đại khái là hồi lớp 3, Gà Bay ốm nặng. Bố mẹ mang hắn ra trạm y tế phường thì bọn chó chết (nguyên văn lời Gà Bay và hắn đặc biệt nhấn mạnh từ này) bảo rằng chỉ là ốm sơ sơ, không cần thiết phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên. Bố mẹ Gà Bay tưởng thật, chỉ cho hắn uống mấy liều thuốc thông thường. Nhưng bệnh của hắn ngày càng nặng, tới lúc hôn mê bất tỉnh, gia đình mới cuống cuồng đưa lên bệnh viện thì nhận được tin dữ: Gà Bay chỉ còn sống được vài tháng. Trong cơn tuyệt vọng, bố mẹ đưa hắn đi khắp nơi tìm thầy thuốc, từ đông sang tây đủ cả. Chuyện đã gần hai mươi mấy năm, nhưng với Gà Bay, nó chỉ như vừa xảy ra ngày hôm qua.

    -Lúc ấy khổ đếch chịu được ông ạ! Ngày nào ông bà già cũng lôi tôi đi gặp mấy ông thầy tận đẩu tận đâu. Mà chữa mãi nó đếch khỏi mới cay! Mình đang ốm dở, trời đất lúc nào cũng quay mòng mòng hết!

    -Thế cuối cùng thế nào? Sao ông sống được?

    -Ờ, may là nhà tôi tìm được ông N, ông này giỏi châm cứu lắm! Ổng làm ở Trung ương thì phải. Ổng châm cứu cho tôi hai ba hôm gì đấy thì khỏi. Nhưng ổng chỉ cứu được cái mạng tôi thôi. Bệnh ngấm lâu quá, ổng không cứu được hết, và kết quả là thế này đây…

    Hắn cười rồi vén ống quần dài lên, tôi thấy chân hắn rất bé, chưa chắc đã to bằng nửa chân tôi, mà tôi là thằng “teo tóp”. Bởi mặc cảm này nên Gà Bay luôn mặc quần dài bất kể thời tiết thế nào đi chăng nữa. Hắn nói họa hoằn lắm lúc đi ngủ mới dám mặc quần đùi. Nhưng ngoài lý do mặc cảm, đằng sau đôi chân bị liệt đó còn là câu chuyện khác. Gà Bay nói:

    -Không cứu được cái chân, ông bà già tôi suốt ngày cãi nhau. Được một thời gian im ắng, bà già đẻ được con em lại cãi nhau tiếp. – Hắn cười – Mẹ tổ sư, thế là ly dị luôn!

    Gà Bay chỉ nói đến thế, song tôi cũng hiểu vấn đề. Gà Bay vỗ vỗ vào chân mình, đoạn tiếp lời:

    -Gần như không làm ăn được gì nữa ông ạ, giờ tôi chỉ loanh quanh ở nhà với ra đầu ngõ bán quán nước là hết, không đi được xa. Mà ngay ở cái nhà này, tôi cũng hiếm khi lên tầng hai. Luẩn quẩn quanh cái góc này vậy thôi…

    Hắn vừa nói vừa khoát tay mô tả khoảng không gian nhỏ tin hin này của hắn. Bé, thực sự bé! – Tôi tự nhủ. Đời người sợ là giam mình trong một không gian nhỏ hẹp, bởi thế người ta luôn muốn đi và tìm một không gian lớn hơn để thỏa sức vùng vẫy. Vậy nên ai cũng thích đi du lịch hoặc đi phượt, đó là bản năng của con người.

    -Đừng bảo với tôi là chân giữa của ông cũng toi luôn thể nhé? – Tôi nói.

    Gà Bay cười sằng sặc:

    -Không, vẫn hoạt động tốt. Nhưng mà… ngoài đi vệ sinh ra thì cũng chẳng làm gì nữa, cùng lắm là quay tay thôi!

    Tôi cười như điên trước lời đùa cợt tếu táo của hắn. Nhưng khi tiếng cười dịu bớt, sự im lặng như chiếc lồng bàn từ từ úp xuống cuộc nhậu. Tôi len lén nhìn sang Gà Bay, nhìn lén chứ không phải nhìn thẳng. Tôi sợ bắt gặp ánh mắt của hắn. Bởi đằng sau lời đùa cợt ấy là nỗi khổ mà Gà Bay có thể sẽ phải chịu đựng suốt đời. Có thể là mười, hai mươi năm nữa, thậm chí năm mươi năm nữa, căn phòng chật hẹp vẫn chỉ có mình hắn. Có thể tôi sẽ đến thăm hắn nhiều hơn, nhưng bạn bè không thể ở bên nhau mãi và tình bạn bè không thể khỏa lấp sự cô đơn tột cùng ấy.

    Gà Bay nói hắn từng thích một cô bé. Hàng ngày, cô bé đi học qua con ngõ nhỏ nơi Gà Bay bán trà đá. Hắn nhìn dần thành quen, rồi để ý cô bé từ lúc nào không hay. Nhưng thích chỉ là thích chứ hắn không thể tiến xa hơn, vì cuộc đời này có những giới hạn không thể vượt qua. Rồi qua một thời gian, cô bé chuyển lên Hà Nội rồi ở hẳn trên đó, mãi mãi không bao giờ đi qua con ngõ nhỏ nữa. Một câu chuyện tình ngắn ngủi.

    Dù vậy Gà Bay vẫn kịp lưu giữ câu chuyện ngắn ngủi đó qua tranh vẽ. Hắn trèo lên ghế, rút một tập giấy từ kệ sách (hắn không nhờ tôi làm hộ dù ngăn kệ hơi cao) và đưa cho tôi một bức vẽ chân dung. Tranh chưa thực sự đẹp, tôi cảm thấy thế. Không phải người xấu mà vì nét vẽ chưa thuần thục. Gà Bay cũng thừa nhận hiếm khi vẽ nữ giới nên không có nhiều kinh nghiệm. Nhưng tôi lại nhận ra mình bị cuốn hút bởi đôi mắt trong bức tranh. Chỉ là đánh bóng bằng chì, một thủ thuật đơn giản, song tôi có thể nhìn rõ những câu chuyện trong đôi mắt ấy cùng những tình cảm mà người vẽ dành cho bức tranh. Gà Bay cười:

    -Tranh này tôi vẽ lâu rồi, bốn năm năm gì đấy. Đưa lên diễn đàn thì chúng nó chửi nhiều lắm, bảo vẽ xấu quá!

    Tôi cười. Rồi chúng tôi lại cùng nhau uống chén rượu thứ tư. Gà Bay bảo tôi ăn bánh mì cay. Hắn nói món này của một cửa hàng mà hắn rất thích, hai mươi mấy năm nay hắn chỉ khoái ăn mỗi chỗ đó. Tôi ăn thử một cái rồi ho sù sụ trước vị cay xé cổ của nó. Không phải tương ớt cay cay ngọt ngọt đóng chai của nhà mày mà là ớt thật, cay thật. Ngay lúc ấy, tôi chợt hiểu tại sao hắn thích món này đến vậy. Tôi nói:

    -Ông có định vẽ chuyên nghiệp không?

    Gà Bay tựa lưng vào thành giường, đầu ngửa lên, đôi mắt mơ màng về một tương lai xa xôi. Nhưng rồi hắn lại cúi đầu trở về với thực tại. Hắn nói:

    -Muốn lắm chứ, nhưng chắc là không được. Người ta bảo muốn vẽ đẹp phải chứng kiến nhiều, đi nhiều. Tôi thì… đi thế nào được? Chắc chỉ tham khảo qua mạng là hết cỡ! Mà mạng sao bằng đời thực, đúng không?

    -Nếu biết thế, ông còn vẽ làm gì? Ông đâu thể vẽ chuyên nghiệp, đúng không?

    Gà Bay cười:

    -Ờ thì biết thế! Nhưng mà khi vẽ, tôi thấy thoải mái hơn, thấy… dễ chịu hơn. Ít nhất là khi vẽ, tôi không thấy mình bị khiếm khuyết gì cả.

    Tôi hiểu tâm trạng của Gà Bay. Nếu còn đôi chân, hắn sẽ đi được nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người và vẽ đẹp hơn tôi. Hắn vẽ kém hơn tôi chỉ vì xuất phát điểm của mỗi người khác nhau. Nhưng vừa phải bán trà đá mưu sinh, vừa vẽ được, tôi thấy hắn cũng tài, bèn hỏi:

    -Ông ngồi quán cả ngày sao vẽ được?

    -Hở ra lúc nào là vẽ lúc ấy. Lúc không có khách này, lúc ăn trưa này, đêm này… tôi thức muộn lắm, một hai giờ sáng mới ngủ!

    Tôi mỉm cười, nghĩ đến hắn rồi lại nghĩ đến mình. So với một gã thiệt thòi như hắn, tôi cảm giác những sự cố gắng của mình từ trước đến nay chỉ như trò cười. Tôi nháy mắt:

    -Vẽ nhiều vậy, thế nào cũng bói ra được một bức bán cả triệu đô.

    Gà Bay cười tươi. Hắn biết tôi nói đùa và vui vẻ vì lời đùa cợt ấy. Hắn nói:

    -Ông có bao giờ bị chửi vì vẽ không?

    -Có. – Tôi cười sằng sặc – Cái Đan Mạch, hồi cấp ba bị chửi nhiều khiếp…

    Và tôi bắt đầu kể cho Gà Bay những câu chuyện thời đi học. Hắn không nói câu nào, chỉ nghe một cách say mê và chăm chú. Không được đi học, không biết chuyện học sinh, không biết nhiều về trường lớp… mọi sự “không” khiến hắn háo hức lắng nghe mọi điều tôi nói. Nghe xong, hắn cười:

    -Tôi cũng hay bị chửi. Ông già nhà tôi thi thoảng say rượu hoặc bực mình lại chửi tôi là thằng què suốt ngày vẽ vời. Lắm lúc ghét ổng, định cầm cái bát phi vào đầu ổng đấy chứ! Nhưng mà… dù sao ông già vẫn nuôi tôi, hôm nào cũng đi làm hết. Cái bộ máy tính này là ổng mua cho tôi đấy chứ! Thế nên tôi cũng phải bán trà đá phụ ổng, chứ không tội ổng lắm. Bố với con trai đánh nhau, nhưng cuối cùng vẫn là bố con chứ hả?

    Nghe hắn nói vậy, tôi thấy hơi cay mũi, đôi mắt bắt đầu nặng trĩu. Nhưng là thằng hiếu thắng, tôi quyết không để ai kể cả bạn thân, thấy mình tỏ ra yếu đuối. Tôi bèn đi vòng quanh phòng, cố gắng xem những tập tranh để quên đi nỗi buồn trong lòng. Lạ thay, tranh của Gà Bay khiến tôi vui vẻ hẳn lên. Có một tập tranh kỳ lạ gồm nhiều chủ đề khác nhau, nhưng điểm đặc biệt là màu sắc tranh luôn tươi sáng, dù nó được phối với nhau một cách hơi bừa bãi và thiếu quy tắc. Nhìn chúng, tôi chợt nhớ về những giấc mơ thời xa lơ xa lắc. Gà Bay vừa cười vừa nói:

    -Ông có nhớ kiểu vẽ ấy của ai không?

    -Không?! – Tôi nhíu mày – Ông tự nghĩ ra à?

    -Mau quên thế? Là của ông chứ của ai! – Gà Bay cười – Nhớ hồi trước chứ? Mấy thằng cứ thảo luận vẽ kiểu này mới đúng quy tắc, vẽ kiểu kia mới ra phong cách. Tự dưng ông xuất hiện và nhổ toẹt vào mọi thứ. Cái kiểu pha màu ba lăng nhăng của ông hóa ra lại làm nhiều đứa thích, cũng có đứa ghét. Tôi thì thích kiểu vẽ của ông. Cảm giác yêu đời hơn hẳn! Cho nên tôi mới học theo. Nhưng mà hình như chỉ mỗi ông làm được thôi thì phải?

    -Pha màu thôi ấy mà, có cái gì ghê gớm đâu… – Tôi trả lời.

    -Ông vẽ lại đi. – Gà Bay đề nghị – Tôi với nhiều đứa cũng muốn ông vẽ lại lắm. Mấy hôm trước có thằng hỏi tôi là “thằng Boyteotop bao giờ sẽ vẽ lại?”.

    Tôi cười:

    -Tôi giờ đi làm rồi, thời gian đâu nữa? Với cả vẽ có ra tiền đếch đâu?

    -Biết thế… nhưng biết đâu ông tìm được cái gì hay ho thì sao?

    -Thế ông tìm được cái gì hay ho?

    -Nhiều chứ! Nhưng quan trọng nhất là tôi thấy mình đang sống và có thể sống tiếp.

    Tôi có thể hiểu tình cảnh của Gà Bay. Vẽ có thể làm vơi đi cuộc sống nhàm chán và đầy nỗi buồn của hắn. Nhưng tôi khác hắn, tôi còn cả đống thứ mà gia đình giao phó, còn trăm thứ chuyện mà cuộc sống này buộc tôi phải làm. Tôi không thể rũ bỏ mọi thứ, càng không muốn mình rũ bỏ mọi thứ để chạy theo một giấc mơ bất định.

    Tôi quay ra định nói tiếp thì cụt hứng vì… Gà Bay đã ngủ từ lúc nào. Hắn tựa lưng vào thành giường, tay khoanh trước ngực, miệng ngáy pho pho. Hắn 27 tuổi, nhưng hắn chỉ như cậu bé 17 đầy mơ ước lẫn ngây thơ. Ngây thơ đến mức ngủ ngay trước mặt một kẻ xa lạ từ Hà Nội xuống. May cho hắn, tôi là Tùng Teo Tóp chứ không phải quân lừa đảo trộm cắp lẫn râu xanh. He he, nói mới nhớ, cô em gái của hắn không tệ chút nào!

    Định kéo Gà Bay lên giường ngủ, tôi bất giác nhận ra khóe mắt hắn đã ướt nhèm từ bao giờ. Tôi chợt hiểu đằng sau khuôn mặt hay cười và lạc quan đó là những nỗi buồn chất thành đống. Gà Bay không nói hắn đã sống thế nào trong khoảng thời gian trước khi vẽ vời. Tôi đoán nó là một mặt tối phía sau thái độ luôn tươi cười của hắn. Và dường như mọi uất ức từ mặt tối đó của Gà Bay đều dồn vào tranh vẽ, nỗi buồn nhiều bao nhiêu, tranh nhiều bấy nhiêu.

    Làm thằng đàn ông đã khổ.

    Làm thằng đàn ông khiếm khuyết khổ gấp vạn lần.

    Tôi lôi tập tranh của Gà Bay ra xem bằng hết. Tôi không nhớ mình đã xem bao nhiêu tranh, nhưng điều đặc biệt là tôi cảm thấy căn phòng nhỏ bé này ngày một mở rộng, không gian xung quanh đầy màu sắc và sống động hơn bao giờ hết. Những bức tranh đó không quá ấn tượng, không quá đẹp, nhưng chúng đầy màu sắc như một thước phim vô tận về cuộc sống. Dần dà, tôi chợt hiểu câu nói của hắn.

    Tôi có thực sự đang “sống” không?

    Từ bao giờ tôi trở thành một kẻ cục cằn và giả tạo?

    Con người của tôi ở đâu?

    Gà Bay không vẽ đẹp bằng tôi, kỹ thuật kém hơn tôi, nhưng căn phòng này, thế giới này của hắn lớn hơn tôi tưởng tượng nhiều. Hắn giỏi hơn tôi nhiều lắm.

    Tôi cầm bút, rờ tay lên mặt giấy A4. Đã lâu lắm rồi tôi không vẽ, cảm giác ngượng ngịu. Ngượng vì chưa quen tay, vì những chuyện không hay trong quá khứ. Nhưng ở đây, ngay trước mặt tôi, có một người vượt qua tất cả để vẽ. Và không gì tuyệt vời hơn khi có thể vẽ lại khoảnh khắc này. Tôi bắt đầu vẽ lại Gà Bay, tư thế ngủ của hắn, khuôn mặt của hắn, mọi thứ cứ dần hiện lên. Vẽ tới đâu, tôi cười tới đó, bởi tôi biết đây mới là thế giới mà mình thuộc về. Cũng đêm hôm ấy, tôi có lời giải đáp cho cái tên Gabietbay, một cuộc đối thoại khi chúng tôi quen biết nhau lần đầu tiên:

    “Ông là Gabietbay hả? Nhờ ông xem hộ tôi cái tranh này với!
    Tôi thấy ông hay hoạt động ở đây
    Nên muốn nhờ đánh giá”

    “Ờ, ném link đây để tôi coi
    Cũng đang rảnh
    Định xem người khác vẽ thế nào”

    “Mà sao ông lại đặt tên là Gabietbay?”

    “À :))
    Vì con gà có cánh nhưng không bay được
    Nó là giống chim què
    Nhưng mà nó vẫn vỗ cánh
    Hy vọng một ngày có thể bay được
    Đơn giản thế thôi :D”


    Sáng hôm sau, vì mệt, vì rượu ngon, mười giờ sáng tôi mới trở dậy. Gà Bay mời tôi ở lại cơm trưa nhưng tôi từ chối, chỉ hỏi đường ra bến xe. Còn rất nhiều thứ để tôi và Gà Bay tâm sự và một cuộc nhậu vẫn chưa thấm tháp vào đâu. Nhưng tôi thấy mình cần trở về với gia đình, tôi biết mình cần phải làm gì. Tôi muốn lần sau gặp lại, tôi có thể kể nhiều thứ hơn cho Gà Bay, kể nhiều dự định tương lai hơn cho hắn nghe. Tôi tự hứa với mình như thế.

    Trở về Hà Nội, cuộc sống của tôi bị phủ màu u ám gần một tuần mới hết. Sau đó, mọi thứ lại trở về như cũ. Không có nỗi buồn hay cơn tức giận nào là mãi mãi. Qua được quãng thời gian khó khăn, tôi bắt đầu nghĩ chuyện vẽ, nghĩ một cách nghiêm túc nhưng không đến nỗi lập kế hoạch chi tiết từng li từng tí. Sau khi cân nhắc kỹ, tôi quyết định vẽ lại và định thực hiện việc này ngay tuần kế tiếp. Mỗi tối, thay vì lên mạng đọc báo hoặc xem mấy video hài hước vớ vẩn, tôi vẽ. Tuy nhiên, thay vì xào lại chủ đề cũ, tôi bắt đầu tìm tòi những điều mới. Tôi bắt đầu đặt câu hỏi: mình sẽ tiếp tục vẽ fantasy hay từ bỏ nó? Nếu không thể vẽ fantasy, mình sẽ vẽ gì? Nếu tiếp tục vẽ fantasy, mình sẽ vẽ gì? Có cách nào kết hợp được không? Tuy đã lâu chưa vẽ, nhưng câu hỏi về sự mới mẻ chưa bao giờ tắt trong ý nghĩ của tôi.

    Nghĩ là một chuyện, bắt tay vào làm là chuyện khác. Đôi khi, vì một ngày đi làm chưa hẳn mệt nhọc mà có quá nhiều chuyện bực mình, tôi sẵn sàng ném cả buổi tối hôm ấy cho mấy bộ phim hoặc clip hài. Nhưng rồi phim phổm hay mấy thứ hài hước chẳng làm tôi thấy khá lên. Người ta xem phim chán chê, xem hài kịch các kiểu nhưng vẫn lên facebook than vãn chán chường, chính là tình trạng kiểu này. Tôi không biết người khác thế nào chứ với riêng tôi, khi những suy nghĩ và ý tưởng còn tràn ngập trong bộ não, tôi sẽ không thể ngồi yên. Lừng khừng mấy ngày đầu tuần, tôi bắt đầu vẽ vào thứ tư. Chuyển biến ý tưởng ra trang giấy thật khó khăn, nhưng điều quan trọng là khi vẽ, tôi cảm thấy vui, cảm thấy mình đang sống.

    Tuy nhiên, không có việc gì là dễ dàng. Sau một tuần, tôi đã hoàn thiện tác phẩm và gửi qua cho Gà Bay. Hắn phản hồi lại thế này:

    “Ông vẽ kiểu mới à?
    Nhìn trông quái quái
    Không giống trước đây tí nào”

    “Tôi đang thử vẽ kiểu mới
    Ông thấy sao?”

    “Trông lạ lạ
    Trước đây chưa thấy ông vẽ vậy bao giờ
    Mới nhìn trông không thuận mắt lắm
    Hay ông thử post lên diễn đàn
    Xem chúng nó ý kiến thế nào?”


    Tôi nghe theo lời Gà Bay và bắt đầu post tranh lên diễn đàn. Trái với kỳ vọng của tôi, những comment phản hồi không được tốt lắm. Những người xem tranh đa phần là người mới, người cũ hầu như đã ra đi hết. Họ nhận xét thế này:

    “Vẽ được đấy, cơ mà không hiểu tác giả có ý gì?”

    “Tại sao con tàu lại có mắt? Trông kinh quá! ><”

    “Chủ đề fantasy mà chẳng thấy fantasy đâu… rồng đâu? Chiến binh đâu? Bạn nên học vẽ cơ bản”

    “Vẽ như cái l…”


    Ngay cả những người cũ còn cũng không mặn mà với tác phẩm mới của tôi. Họ nghĩ tôi đang phá vỡ khuôn khổ chứ không phải sáng tạo. Họ muốn tôi vẽ như trước, vẽ những đường nét mà họ đã quen mắt. Tôi thì không muốn giậm chân tại chỗ, vẽ lại những thứ mình đã vẽ hoặc na ná giống vậy không thỏa mãn tâm trí tôi. Nhưng những lời bình luận khiến tôi hoang mang, cảm giác như mình đã chạm đến giới hạn, không thể đi xa hơn nữa. Song Gà Bay không cho đó là thất bại, hắn động viên tôi:

    “Lúc đầu trông lạ với không quen mắt thật
    Nhưng ảo phết
    Vậy mới là fantasy chứ
    Ông cố gắng vẽ thêm xem
    Biết đâu có kết quả tốt?
    Ông phải cho người ta thời gian
    Tranh mà
    Phải ngắm một tí mới được :D”


    Nghe lời hắn, tôi tiếp tục vẽ. Mỗi ngày, khi đi làm về, cơm nước tắm giặt xong, tôi lại vẽ. Quỹ thời gian ngủ của tôi giảm xuống, thay vì tám tiếng chỉ còn sáu hoặc bảy tiếng vì tôi thức muộn để vẽ. Thứ bảy và chủ nhật trở thành hai ngày vàng của tôi. Gọi là ngày vàng bởi trong bốn mươi tám tiếng ấy, tôi có thể vẽ liên tục hàng tiếng đồng hồ (trừ phi bạn bè rủ đi café), có thể sống trọn vẹn với thế giới của mình. Mỗi khi vẽ, tôi là một anh chàng 23 tuổi nhưng mang những khát khao của một cậu trai 17 tuổi. Một tháng vẽ đầu tiên, chưa ai thèm bình luận những tác phẩm của tôi. Tôi cố gắng gấp đôi vào tháng thứ hai. Hai tháng, ba tháng, rồi bốn tháng, những bức tranh vẫn lần lượt ra lò song lời bình luận chẳng thấy đâu. Tôi không nản lòng mà tự hứa sẽ cố gắng gấp mười lần vào tháng thứ năm. Lắm lúc Gà Bay phát hoảng với sức vẽ của tôi, hắn bảo:

    “Ông vẽ khiếp quá
    Một tuần một bức
    Toàn chi tiết cỡ này
    Đến phục
    Mà vẽ thế này thì không ngủ à?”

    “Ờ thì ngủ muộn
    Có mấy hôm thức khuya quá, đến làm mắt nhắm mắt mở bị sếp chửi té khói
    Cơ mà tranh sắp xong, cố làm cho nốt :D”


    Không dễ để duy trì lòng quyết tâm ấy, song may mắn cho tôi là có Gà Bay luôn ủng hộ. Một điều nữa là tôi đã tìm thấy những niềm vui trong chặng đường dài dằng dặc ấy. Những niềm vui như thế không phải tự dưng mà có, cũng không phải tự dưng xuất hiện, bạn cần học để tìm thấy nó. Chẳng cần sách vở hay mấy thứ triết lý tầm xàm bá láp, tôi đã học từ một người bạn, biệt danh là Hô.

    Nói qua một chút về anh chàng này, Hô học ngành kiến trúc và vừa mới tốt nghiệp. Gã là bạn thằng Xoạch, thằng Xoạch lại chơi với tôi, thế là tôi chơi với Hô. Chúng tôi đặt biệt danh Hô vì hàm răng của gã vừa to vừa có xu hướng lấy công bù thủ. Ngoại hình là vậy còn về tính cách, gã không có gì nổi trội, ngoại trừ hai đặc điểm: thường bỏ quần áo vào tủ lạnh và rất lắm mồm. Nói về đặc điểm thứ nhất, Hô là dân ngoại tỉnh nên ở trọ, gia đình có điều kiện nên gã được bố mẹ sắm cho một cái tủ lạnh. Gã ở chung với mấy thằng con trai nên cái tủ chẳng mấy khi đựng thức ăn, may lắm thì đựng rượu. Thế là mùa hè, gã vứt quần áo vào tủ, đêm lấy ra mặc cho mát; mùa đông thì tủ lạnh gần như không chạy, gã tống luôn quần áo vào đó vì đồ mùa đông quá nhiều, một tủ đựng không hết. Tôi cứ tưởng đó chỉ là truyền thuyết, ai dè hôm dọn nhà giùm hắn, dòm vào tủ lạnh thì thấy cả lố áo rét nằm ngay ngắn bên trong. Tôi và thằng Choác cười sằng sặc:

    -Thế hóa ra truyền thuyết là sự thật à?

    Hô cũng là gã lắm mồm nhất hội. Gã sẽ lắm mồm khi có chủ đề làm gã hứng thú hoặc quan tâm, nhất là vấn đề kiến trúc. Hồi mới ra trường, gã nói quá trời về chuyện xin việc. Bọn tôi không nỡ ngắt đài vì gã là dân ngoại tỉnh muốn tìm việc ở Hà Nội, lo lắng cũng đúng. Lo lắng nhiều quá, gã thành ra nói nhiều kinh hồn, kiểu thế này:

    -Đang khủng hoảng kinh tế, mấy ngành kiến trúc với xây dựng oải lắm các ông ạ. Bọn công ty kiến trúc cứ chết như rạ ấy! Mấy thằng cùng trường tôi giờ ngồi nhà uống trà đập gián hơn một năm rồi! Mà cái Đan Mạch, không biết nó có tuyển mấy thằng như tôi không nhỉ? Không biết chúng nó có tuyển ngoại hình không nhỉ? Các ông trông tôi thế nào? Có đẹp trai không?

    Mỗi lần như thế, bọn tôi được dịp cười sặc sụa.

    Công cuộc tìm việc của chàng Hô khá khó khăn và lắm chông gai. Tuy nhiên tôi để ý rằng nụ cười trên gương mặt hắn chưa bao giờ tắt. Sau khi tôi và thằng Xoạch đi làm gần một năm, gã mới tìm được việc. Chúng tôi vẫn nhớ hôm đó, gã gọi cả lũ tới quán café ăn mừng, mồm miệng hú hét không thèm quan tâm đến mọi người xung quanh:

    -Tôi kiếm được việc rồi các ông ạ! Hết thất nghiệp rồi! Hết ăn hại rồi!

    Kể từ đó, gã không tụ tập với chúng tôi nữa, chỉ đi trà đá café dịp cuối tuần. Mà không phải lúc nào gã cũng đi được vì có khi phải làm cả hai ngày thứ bảy, chủ nhật. Mà hễ gặp, tôi lại thấy gã ngáp ngắn ngáp dài vì mệt. Tuy vậy, nụ cười của gã vẫn tươi rói (lẫn cả hàm răng tươi rói chẳng kém). Gã nói với chúng tôi về công ty, về những điều mới lạ mà gã học được từ đám đàn anh đi trước, những kiến thức khác biệt giữa thực tế và trường học. Thằng Choác lẫn thằng Xoạch nhiều khi bảo gã tắt loa nhưng tôi thì không, tôi muốn nghe gã nói. Trong thời gian ấy, tôi đang vẽ trở lại và cảm thấy đuối sức trước những lời chỉ trích trên diễn đàn. Tôi muốn biết điều gì khiến anh chàng Hô kia vẫn giữ được niềm yêu thích với công việc, dù nó mệt mỏi và đầy thử thách?

    Cho tới một hôm, tôi gặp Hô ở quán café quen thuộc. Tính từ lúc xin được việc tới khi ấy, gã đã đi làm hơn ba tháng. Trong lúc đợi thằng Choác và thằng Xoạch, gã hớn hở khoe với tôi:

    -Hôm trước thằng nhà thầu đồng ý cái dự án của tôi rồi ông ạ! Nó xem bản thiết kế một lúc rồi ưng luôn! Ký hợp đồng rồi! Tuần sau là tôi được thưởng!

    -Bao nhiêu? – Tôi cười.

    -Chắc được hai ba triệu gì đấy, ít thôi! Nhưng mà sản phẩm của mình được người ta công nhận, phải nói “thích không tả được luôn ý”! Mà căn bản cũng do tôi đẹp trai quá nên chắc thằng chủ thầu nó thích.

    Tôi cười rần, trong lòng thấy vui giùm gã. Một lát sau, tôi nói:

    -Chỗ của ông bóc lột nhỉ? Thứ bảy chủ nhật cũng không tha cho nhân viên hả?

    -Lắm việc mà! Với cả mình nhân viên mới, nó bảo gì phải làm đấy thôi. Có thêm thằng làm chân sai vặt, chúng nó chả sướng quá! Nhưng tôi cũng học được nhiều cái. Tốt cho mình thôi!

    -Không thấy khó chịu à?

    -Cũng có. Nhưng nghĩ nhiều mấy cái đó làm gì? Nặng đầu! Ít nhất thì tôi vẫn được tham gia vào dự án đấy như! Hè hè hè!

    Không đứa sinh viên mới ra trường nào thích làm chân sai vặt. Có người bỏ đi vì cái tôi quá cao, có người ở lại vì muốn tìm bến đỗ vững chắc. Nhưng tôi thấy Hô không phải hai loại người trên. Gã chấp nhận khó khăn cực khổ vì đam mê với ngành kiến trúc. Tôi hỏi gã:

    -Ông thích kiến trúc vậy à?

    -Ừ. – Hô trả lời – Tôi thích từ năm lớp 12, lúc đầu vẽ hơi kém, may là thi đỗ.

    -Bộ muốn làm kiến trúc sư như Võ Trọng Nghĩa hả?

    -Không. Hồi đấy còn chẳng biết Võ Trọng Nghĩa là thằng nào! – Gã nhe răng cười – Năm lớp 12, tôi muốn xây một ngôi nhà mà mình có thể ở trong đó. Đơn giản thế thôi! Rồi có thể tôi sẽ thiết kế một ngôi nhà cho bạn mình ở nữa. Rồi sau này, khi đi qua một công trình nào đấy, tôi có thể chỉ tay vào và nói với con người yêu là “cái nhà này do anh thiết kế”. Hoặc sau này có con, tôi có thể dẫn nó đi rồi chỉ vào cái nhà “bố mày thiết kế đấy, giỏi không con”?

    Tôi phì cười trước lý do chọn nghề của gã Hô. Nó đơn giản tới mức hài hước. Tôi hỏi gã:

    -Thế bây giờ thì sao? Muốn được như Võ Trọng Nghĩa hả?

    -Được thế thì tốt. Nhưng giờ tôi vẫn muốn xây được cái nhà cho riêng mình đã. Mà xây nhà ở cá nhân khó lắm, đâu phải dễ? Để tôi nói ông nghe, nó còn phải hợp phong thủy, bla bla bla…

    Tôi chột dạ, trong lòng hơi hối hận vì đào quá sâu môn chuyên ngành của gã Hô. Phải đợi khi thằng Choác và thằng Xoạch tới, gã mới chịu tắt đài. Nhưng cuộc nói chuyện giữa tôi và gã không hề vô bổ. Suốt buổi café hôm ấy, tôi nghĩ về chuyện vẽ, nghĩ về những chuyện mình từng trải qua, nghĩ về tương lai mình sắp đối mặt. Và đến cuối buổi, tôi chợt nở nụ cười khi nhớ lại năm mình 17 tuổi.

    Tôi vẫn nhớ tuổi 17, cái tuổi sắp bước vào ngưỡng cửa đại học, cái tuổi mà mọi thằng con trai đều ngu ngốc nhưng tràn đầy ước mơ. Tôi nhớ mình đã vui thế nào mỗi khi hoàn thành một bức tranh hay chia sẻ ý tưởng cho người khác. Tôi chợt hiểu nhiều điều. Tôi hiểu anh chàng Hô yêu thích ngành kiến trúc vì gã còn giữ nguyên mơ ước tuổi 17. Tôi hiểu Gà Bay có thể vẽ không ngừng nghỉ vì hắn biết tận hưởng những niềm vui nhỏ bé trong một cuộc sống đầy rẫy đau khổ.

    Khi còn khao khát, còn ước mơ thì cuộc sống này không dở tệ như bạn tưởng.

    Từ những người bạn đó, tôi tự nhủ rằng mình cần cố gắng, cố gắng hơn nữa, cố gắng bằng mọi sức lực mà tuổi trẻ này ban tặng. Thiếu ngủ, mệt mỏi, thi thoảng bị các cụ chửi vì không đi tìm công việc mới nhiều tiền hơn hay ổn định hơn – đó là cái giá tôi phải trả cho việc vẽ vởi. Nhưng tôi không nản. Mỗi ngày đi làm về, tôi không than vãn “hôm nay mệt quá, đi ngủ hoặc xem phim thôi” mà sẽ nói rằng “vẽ thôi”. Mỗi tối, tôi cố gắng từng tí, từng tí một và khi bức tranh hoàn thành, tôi nở nụ cười và quên hết những bực dọc trong công việc. Tôi cảm thấy vui khi chia sẻ tranh cho Gà Bay, vui khi cùng hắn bàn luận những chỗ hay chỗ dở của bức vẽ. Tôi cũng bỏ luôn ý nghĩ chờ đợi xã hội sẽ thay đổi, thay vào đó, tôi cố gắng tự thay đổi và làm mọi thứ để người ta chấp nhận mình.

    Cho đến một ngày nọ, Gà Bay nhắn tin cho tôi:

    “Bức vừa rồi đẹp ác
    Ông chỉnh thêm bằng PTS (photoshop) hả?
    Nhìn như bị hút vào tranh luôn
    Ông tự nghĩ ra hay lấy ý tưởng từ đâu thế?”


    Đó là lời khen ngợi đầu tiên của Gà Bay sau khi tôi vẽ lại. Nửa năm kiên trì cuối cùng cũng có kết quả. Không chỉ Gà Bay, những lời bình luận trên diễn đàn tích cực hơn rất nhiều. Nhiều người đã chấp nhận cách vẽ mới của tôi và họ muốn một ngày nào đó, tôi có thể đưa những ý tưởng này vào một tác phẩm truyện tranh, hoặc có thể xuất bản một tập tranh chỉ toàn những bức hình như thế.

    “Đẹp đấy bác ạ, cái này mà có thể dựng thành game thì tuyệt!”

    “Bác vẽ được truyện tranh đúng không? Sao không dựng những ý tưởng này thành truyện tranh nhỉ?”

    “Bạn vẽ đẹp quá, cho mình copy tranh này lên facebook nha!”

    “Ông vẽ nhanh nhanh lên ông ơi, cả tháng ra có mấy bức, không đã mắt gì cả! >< Bận gái gú à?”

    “Thằng này làm cái gì mà vẽ lâu vãi? Bộ tính làm Picasso chắc?”


    Và ngay cả những người cũ – những người theo dõi tôi từ những ngày đầu tham gia diễn đàn, cũng hứng thú với phong cách mới của tôi. Một người để lại bình luận thế này:

    “Lâu lâu không vào, không biết là bác đã quay trở lại, tiếc quá! Hâm mộ bác từ những ngày đầu tiên, giờ thấy bác vẽ ngày càng lên tay. Thời gian tới em có làm vài dự án vẽ, hy vọng bác tham gia!”

    Bình luận khen chê trên mạng vốn dĩ vô thưởng vô phạt, tôi cũng đã qua cái tuổi ham hố danh tiếng ảo. Nhưng như gã Hô từng nói: không việc gì phải quan tâm tiểu tiết, nặng đầu. Tôi chẳng so đo rằng bức tranh sẽ đem lại đồng tiền nào hay cơ hội nào cho tôi hay không, tôi chỉ biết rằng có những người vẫn hâm mộ tôi, vẫn đánh giá cao sự cố gắng của tôi. Đó là một niềm vui nho nhỏ, tôi tận hưởng nó và mỗi ngày, tôi lại cố gắng, hôm sau cố gắng hơn hôm trước. Được vẽ, với tôi, là niềm vui, là lẽ sống.

    Bạn hỏi rằng tại sao tôi cố gắng đến thế?

    Tôi trả lời rằng bên trong tôi, giấc mơ tuổi 17 không hề chết. Bên trong gã trai tuổi 23 mặc áo sơ mi, quần âu, giày tây, mặt mũi cộc cằn không cảm xúc này là một cậu bé 17 tuổi ngỗ nghịch, bướng bỉnh nhưng chưa bao giờ cạn khao khát, giống như lời bài hát “I’m still here” của John Rzeznik. Khi vẽ, tôi thường nghe bài hát ấy, giai điệu của nó đưa tôi trở về với tuổi 17. Bỏ qua những ngu dại và nỗi buồn, tôi tìm thấy đam mê thuần khiết nhất, không toan tính, không vụ lợi, thứ đam mê mà tôi đã bỏ quên từ rất lâu.

    And I want a moment to be real
    Wanna touch things I don’t feel
    Wanna hold on and feed I belong
    And how can the world want me to change
    They’re the ones that stay the same
    They can’t see me but I’m still here

    (Và tôi muốn khoảnh khắc này thành sự thật
    Muốn chạm vào những thứ mà tôi không thể cảm thấy
    Muốn giữ lấy một nơi mà tôi thuộc về
    Thế giới muốn tôi thay đổi
    Bởi họ là một đám giống nhau
    Nhưng họ không thể, bởi vì tôi khác họ)


    Kể từ đó cho tới thời điểm hiện tại, tôi luôn vẽ và không bao giờ ngừng nghỉ. Công việc ngày càng khó khăn nhưng tôi vẫn cố gắng hoàn thành tốt. Vẫn còn một chặng đường dài mà tôi cần phải vượt qua, tuổi 23 chỉ vừa mới bắt đầu. Tuy nhiên, có một khúc mắc mà tôi vẫn chưa thể giải quyết: bạn gái.

    Thằng con trai nào độ tuổi này cũng điên lên vì chuyện gái gú, còn tôi thấy ngại. Đi đâu người ta cũng hỏi tôi “có bạn gái chưa?”, “tuổi này chưa có bạn gái thì vứt”, lại thêm mấy ý kiến trên mạng cho rằng thằng nào 23 tuổi chưa có bạn gái thì đó là loại loser của xã hội. Ngay cả mẹ tôi cũng lo lắng khi tôi chưa vác được cô nào về ra mắt các cụ. Một hôm, bà cụ hỏi tôi một cách nghiêm túc:

    -Mày có vấn đề gì về giới tính không con? Mẹ hỏi thật đấy!

    Lúc đó tôi chỉ biết cười mếu. Không lẽ tôi lại trả lời “con thỉnh thoảng vẫn coi Alexis Texas” cho bà cụ bớt lo lắng? He he!

    Thằng Choác và thằng Xoạch luôn nhiệt tình giới thiệu bạn gái cho tôi. Tuy nhiên, đáp lại sự thịnh tình của chúng nó, tôi luôn kiếm cớ chuồn hoặc từ chối. Tôi lần khân nhiều đến nỗi thằng Choác phải thốt lên rằng nó không thể hiểu mẫu con gái trong đầu tôi và đành bó tay trước ca bệnh khó đỡ mang tên Tùng Teo Tóp này.

    Mọi việc cứ như thế cho đến khi tôi gặp lại Hoa Ngọc Linh. Khi bầu trời đã sẫm màu, khi cốc café của hai đứa đã cạn, Linh hỏi tôi:

    -Nếu bây giờ mình nói là “có cơ hội đấy” thì Tùng nghĩ sao?

    Ngay thời khắc ấy, tôi chưa biết trả lời ra sao.

    Trả lời thế nào đây?

    Trong bản nhạc không lời “6619 Days of Waiting” của ban nhạc The Best Pessimist có những câu thoại thế này:

    "There is so much love in the world, John, so much love. And there is death. Maybe mostly death at the moment. People are dying in the streets because they miss each other, miss love, miss closeness"

    (Có quá nhiều tình yêu trên thế giới này, John à, quá nhiều. Nó có cái gì đấy na ná cái chết. Như kiểu chết trong một khoảnh khắc vậy. Người ta chết vì nhớ lẫn nhau, nhớ tình yêu, nhớ những giây phút ở bên nhau )


    6619 ngày là bao nhiêu lâu?

    Tính ra là 18 năm, một tháng và hai tuần.

    Đó là thời gian mà một anh chàng đã chờ đợi cô gái.

    Tôi cười thầm: chờ vậy điên quá!

    Nhưng khi nhìn lại mình, tôi tự lẩm nhẩm rằng đã gần mười ba năm trôi qua kể từ ngày đầu tiên tôi gặp Hoa Ngọc Linh.

    Và tôi nhận ra sau mười ba năm, tôi vẫn không thể quên được em.

    Nhưng đây là lúc để tôi đưa ra quyết định. Sau một hồi suy nghĩ, tôi mở miệng:

    -Thực sự là mình…



    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    ---QC---


  2. Bài viết được 8 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    ...,Cổ Thiên,Miên Lý Tàng Châm,ngocnghechvn,NguyenHoang,quangheo,Thiên Lôi,Vân Tiên Khách,
  3. #27
    Ngày tham gia
    Dec 2012
    Bài viết
    746
    Xu
    0

    Mặc định

    Chương 27



    “Nếu bây giờ mình nói là có cơ hội đấy thì Tùng nghĩ sao?”.

    Trước câu hỏi của Hoa Ngọc Linh, tôi suy nghĩ một hồi rồi trả lời:

    -Thực sự là mình… đã có bạn gái rồi.

    Linh nhìn tôi, tôi nhìn em, hai ánh mắt gặp nhau ở một giao điểm giữa không trung. Mà ở trong giao điểm ấy, tôi dễ dàng nhận ra những nghi ngờ lẫn ngạc nhiên từ cái nhìn của Linh. Im lặng một chút, em chợt hỏi:

    -Trông thế nào? Bạn gái của Tùng ấy?

    Câu hỏi “trông thế nào” bao hàm rất nhiều yếu tố, con gái vốn ít lời đa nghĩa. Nhưng tôi thuộc loại con trai đơn giản nên câu trả lời cũng được giản lược hết mức:

    -Nói chung là cũng được.

    -Sao lại cũng được? – Linh nhíu mày – Phải nói rõ ra chứ?

    Em hỏi dồn, nhưng thái độ của em đầy háo hức chứ không giống như đang truy vấn. Có lẽ em rất muốn biết bạn gái của tôi ra sao và điều đó khiến tôi hơi nhói lòng. Chỉ “hơi” thôi, không nhiều.

    -Ờ thì… bạn gái mình… xinh hơn Linh một tí. Thật! Không đùa đâu! Cũng biết nấu ăn nè! Nấu ngon lắm! Mấy hôm qua nhà cổ, nấu cho ăn mệt nghỉ luôn! Rồi thì biết quan tâm khi mình bị ốm nè! Biết cảm thông chia sẻ khi mình gặp chuyện buồn nè! Đi ăn hay đi chơi luôn cưa đôi tiền nè! Không bao giờ so đo việc mình đi xe số hay đi xe ga nè! Nhiều lớm, đại khái bạn gái mình hoàn hảo chăm phần chăm!

    Nghe xong, Linh chẳng bình luận gì, chỉ đăm đăm nhìn tôi với ánh mắt dành cho một sinh vật từ ngoài hành tinh rơi xuống trái đất. Còn tôi giương mắt nhìn lại em như đang cố chứng minh lời nói của mình là thật. Hai đứa thi gan với nhau qua ánh mắt, hệt như trò chơi thi xem ai chớp mắt trước của bọn trẻ con. Sau vài giây, cả tôi và em phì cười. Linh ôm bụng cười rũ rượi, cố gắng nắn chỉnh câu chữ đang thoát khỏi miệng mình:

    -Cái này… y như chuyện… viễn tưởng ấy!

    -Cái giè? Bộ mình có bạn gái là lạ lắm à?! – Tôi nhíu mày – Bạn gái của mình vài năm nữa sẽ như thế! Chỉ là bây giờ chưa xuất hiện thôi!

    Linh cười:

    -Tùng vẫn thế, không bao giờ thay đổi cả.

    Thật sự, tôi chỉ đang đùa cợt và Linh biết rõ điều đó. Con gái có một biệt tài là chỉ cần nhìn mặt bất cứ thằng đàn ông nào, họ có thể đọc vị ra hắn từng có bạn gái hay chưa. Và dường như dung nhan của tôi quá lộ liễu mấy dòng chữ “tôi là người độc thân”. Chẳng thế mà đi đâu người ta cũng nhìn mặt tôi rồi vỗ vai và bảo: chú mày cần bạn gái không, để tao giới thiệu cho?

    -Sao Tùng không tìm bạn gái? Bộ khó tính quá à?

    -Ở vậy cho gái nó thèm, bộ không thấy dân tình kêu FA là mốt à? – Tôi nói.

    Cái mặt tôi cố rặn ra hai chữ “nghiêm túc”, điều đó khiến Linh cười. Em hỏi:

    -Tùng có tìm lại Châu không? Cái bạn bé bé hồi cấp ba ấy?

    -Nói rồi mà! Sau cấp ba, mình không gặp lại Châu nữa, dạo gần đây mới add facebook thôi.

    -Thế có bao giờ… ý mình là…

    Linh vừa nói, vừa dùng cử chỉ của đôi tay biểu đạt một ý tứ gì đó. Tôi hiểu ý em, trả lời:

    -Có, có. Hồi cấp ba, mình rất thích Châu, lắm lúc còn hơn cả thích. Nhưng mà chia tay nhau lâu quá, người ta chắc cũng quên hết rồi. Mình không có duyên mà. He he! Mà nói thật, giờ ra đường thấy bọn học sinh ôm ấp nhau, mình tủi thân lắm!

    Nói xong, tôi làm cái mặt mếu máo khóc lóc của trẻ con ba tuổi. Linh cười rần, em nói:

    -Tủi thân cũng đúng thôi. Chúng nó bé tí đã yêu đương, mình hai mươi ba tuổi đầu còn cô đơn, phải không hả?

    -Không hẳn. Căn bản là bọn trẻ con lớn nhanh quá, nhất mấy đứa con gái! Mới lớp 10 mà cái “ứ hự” đã to ngần này nè! Giá mình sinh muộn hơn tí!

    Vừa nói, tôi vừa xòe tay trước ngực mình để diễn tả mấy cái “ứ hự” kia. Em đấm vai tôi, đôi mày hơi nhíu lại song đôi môi vẫn cười, như một lời trách móc cho sự thiếu nghiêm túc của tôi. Đã hai mươi ba tuổi, đã đi làm, nhưng trước mặt Hoa Ngọc Linh, tôi là cậu bé ham vui của những năm tháng học sinh. Tôi không cố tỏ ra như thế mà nó bộc phát từ cõi lòng một cách rất tự nhiên. Gặp lại Hoa Ngọc Linh, gặp lại những kỷ niệm xưa cũ, tôi hồ như đã quên hết thực tại và sống với quá khứ, sống dưới tâm hồn của cậu bé chập chững vào cấp hai.

    -Thực ra mình không khó tính… – Tôi nói – …chỉ là công việc nhiều quá, không có thời gian nữa. Tối về mình còn vẽ, hiếm khi đi chơi được.

    Linh chép miệng:

    -Tùng mê vẽ thế sao?

    -Ừ. Mình vẫn muốn trở thành họa sĩ mà! He he!

    -Thế Choác không giới thiệu bạn nào cho Tùng nữa à? – Linh hỏi tiếp.

    Tôi cười:

    -Nó chán mình tận cổ rồi! Thực ra thằng cu cũng giới thiệu đấy, mình cũng đi gặp vài người, nhưng cảm giác không hợp lắm nên thôi.

    -Khó tính thế! – Linh bĩu môi – Người ta bảo thời trẻ không yêu là phí cuộc đời đấy.

    Tôi cười rồi không nói gì thêm nữa. Kỳ thực, tôi đang lảng tránh câu hỏi của em. Nhưng rốt cục, tôi vẫn phải trả lời dù muốn hay không. Tuy vậy, tôi cần thời gian để suy nghĩ. Khi tôi suy nghĩ, Linh cũng không vội nói, cứ để tôi thoải mái chu du trong tâm hồn mình. Và im lặng. Tôi không biết hai đứa chúng tôi đã im lặng bao lâu trong buổi gặp gỡ này. Cả tôi và em cũng chẳng còn quan trọng chuyện thời gian nữa. Chúng tôi sẽ ngồi đây cho tới chừng nào cả hai nghe được câu trả lời cho câu hỏi “nếu bây giờ mình nói là có cơ hội đấy thì Tùng nghĩ sao?”.

    Đúng như Linh nói, thời trẻ tôi không hề yêu ai…

    …mà bởi mọi tình yêu của tuổi trẻ, tôi đã dành cho em.

    Mười ba năm của tôi đầy đủ những cung bậc cảm xúc, từ chờ đợi, ngóng trông, vui sướng, ghét bỏ… đủ cả. Mười ba năm đó, tôi đặt một phần trái tim của mình cho cái tên Hoa Ngọc Linh. Mười ba năm đó, tên của em luôn tồn tại trong tâm trí tôi, khi thì nó trào dâng mãnh liệt trong cảm xúc của một cậu trai đang yêu, khi thì biến mất giữa những vướng bận của cuộc đời; nhưng nó vẫn tồn tại. Mười ba năm đó, tôi thay đổi và xuất hiện với hình hài một gã trai cục cằn với bộ mặt lầm lầm lì lì, nhưng rồi gặp lại em, tâm hồn tôi lại trở về thời thơ bé. Mười ba năm đó, tôi đánh cược trái tim mình cho em, giống như đặt hết đồng vốn vào một ván bài.

    Và sau mười ba năm ấy, trái tim tôi vẫn ẩn nấp ở đâu đấy trên bầu trời. Tôi không tìm ra nó. Ván cược của tôi đã thất bại.

    Bạn đã từng yêu ai lâu đến mức chứng kiến sự trưởng thành của người ấy sau bao năm tháng?

    Tôi nhớ Linh của thời cấp hai cao hơn bạn bè, em không dễ thương lắm so với bọn con gái đồng trang lứa, em học giỏi tiếng Anh và thích nghe nhạc rock. Tôi quý mến em.

    Tôi không rõ Linh của thời cấp ba ra sao, nhưng qua lời kể của em, em vẫn học giỏi tiếng Anh, vẫn thích nghe nhạc rock, và giận tôi lâu quá trời lâu vì không trả lời tin nhắn Yahoo!. Tôi muốn gặp lại em.

    Tôi nhớ Linh của thời đại học luôn là đối tượng săn đuổi của các anh con trai, em học giỏi và thường giành được học bổng. Em nữ tính hơn nhiều, chẳng còn mày tao chí tớ với tôi như thời học sinh nữa. Em nữ tính hơn, đôi lúc khó hiểu hơn bởi vì em là con gái. Nhưng điều đó không làm tôi phiền lòng. Tôi yêu em.

    Tôi đã chứng kiến sự đổi thay của Linh, từ khi em còn là một cô bé với mái tóc đen buộc đuôi ngựa thời cấp hai, cho tới ngày em ngồi đây và ra dáng một phụ nữ trưởng thành. Tôi không lẫn lộn giữa “tình yêu” và “ấn tượng”. Đôi lúc, con người ta yêu nhau vì sự ấn tượng ở lần gặp gỡ đầu tiên, nhưng khi thời gian thay đổi, họ rời bỏ nhau. Tôi không phải thế.

    Mười ba năm, có một chú hề luôn dõi theo nàng công chúa, chứng kiến công chúa lớn lên và trưởng thành.

    Sự thật là sau mười ba năm, sau ngần ấy câu chuyện, chú hề vẫn yêu nàng công chúa như thuở ban đầu.

    Sau ngần ấy thời gian, tôi vẫn yêu Hoa Ngọc Linh. Đó là một thứ tình yêu kỳ lạ – tôi tự nhận xét nó vậy. Nó không hẳn là tình yêu, nó giống chờ đợi hơn. Một sự chờ đợi với đầy đủ những tình cảm, những ngu ngốc và cả sự kiên trì mà một thằng con trai có thể làm. Hoa Ngọc Linh của tôi chỉ như bao cô gái khác trong xã hội, em không phải thiên thần, cũng chẳng tuyệt vời như cô bé Trâu điên thời cấp ba.

    Nhưng tôi vẫn yêu em.

    Và bởi yêu em, tôi đã tìm được câu trả lời. Tôi nói:

    -Thực sự là mình quên lâu rồi.

    Linh không phản ứng ngay trước câu trả lời. Em chống cằm nhìn ra ngoài phố, đôi mắt dõi theo dòng xe cộ đang vãn dần dưới ánh chiều tàn. Lát sau em hỏi:

    -Thật chứ? Tùng quên hết rồi à?

    Không, tôi vẫn nhớ, vẫn yêu em. – Tôi nghĩ vậy rồi khẳng định thêm lần nữa:

    -Ừ. Mình quên hết rồi.

    Đó là câu trả lời của tôi. Hoàn toàn nghiêm túc – Linh nhận ra điều ấy trong mắt tôi. Tôi không nói đùa, chỉ đang nói dối. Nhưng đó là lời nói dối nghiêm túc.

    Những thằng con trai không thể bướng bỉnh hay trẻ con mãi. Nó sẽ phải lớn lên và đi tìm những giấc mơ mới, những điểm dừng chân mới.

    Đôi lúc cuộc đời cần những cái buông tay.

    Tôi buông tay không phải vì chán nản do chờ đợi quá lâu, mà vì tôi tin rằng sẽ tốt hơn nếu tất cả chỉ là kỷ niệm. Mặc dù tôi không biết câu hỏi của Linh có mục đích gì, nhưng tôi nghĩ như vậy sẽ tốt cho em, cho cả tôi nữa. Thực sự khi nói ra câu trả lời, trong tôi tràn ngập những cảm xúc. Có chút buồn, nhưng không phải buồn bã; có chút tiếc nuối, song không phải tiếc ngẩn tiếc ngơ; có chút được giải thoát dù trái tim hẵng còn lợn cợn vô số điều. Tuy nhiên, tôi biết sau cuộc gặp này, mỗi người chúng tôi sẽ rẽ theo một ngả của riêng mình và không còn vướng bận bởi những chuyện xưa cũ. Cuộc sống là thế, con người phải luôn bước về phía trước, không thể sống mãi với ngày hôm qua. Kỷ niệm luôn đẹp, nhưng sẽ là quỵ lụy nếu sống mãi với những kỷ niệm. Tất nhiên sẽ có một ngày Linh gửi thiệp cưới, còn tôi thở dài tự nhủ: suýt chút nữa cô ấy là của mình.

    Và tôi chấp nhận rằng sẽ không bao giờ tìm thấy trái tim năm nào. Nó đã hoàn toàn biến mất sau những áng mây trên bầu trời. Chỉ một cái cười, chỉ một hành động vén tóc trước cơn gió mùa đông, em đã thổi bay trái tim tôi. Ngẫm lại ngày ấy, tôi tự cười, lại tự hỏi tại sao sức đề kháng của mình kém đến thế. He he! Ước chi tôi ngờ nghệch hơn một tí, bớt để ý con gái hơn một tí, hẳn mọi chuyện đã khác. Tôi ước chi mình sở hữu tính cách cả thèm chóng chán như bao thằng con trai khác. Tôi ước cái tính hiếu thắng của mình không dữ dội như thế. Nghĩ lại những năm tháng đó, tôi ước nhiều điều như thế.

    Những năm tháng đó…

    Tôi nhớ những năm tháng đó…

    Tuổi hai mươi ba, tôi chưa tìm được một từ thích hợp để diễn tả những năm tháng mà nó từng trải qua. Như người ta nói “sống mà không hối hận”? Hay “sống hết mình vì tuổi trẻ” chăng? Tôi nghĩ là không. Tuổi trẻ của tôi có nhiều hối tiếc, có những lúc vật vờ như kẻ mất hồn và tôi không thể mô tả mình như lời người ta nói. Tôi trung thực với bản thân. Vì thế, tôi muốn tìm một từ chuẩn xác nhất để nói cho bạn nghe tuổi hai mươi ba của tôi ra sao.

    Bạn mô tả tuổi hai mươi ba của mình như thế nào?

    Còn tôi, vì muốn tìm câu trả lời nên đã hỏi Linh – một câu hỏi mà sau bao nhiêu năm, tôi mới dám mở lời:

    -Hồi cấp ba, mình có tặng Linh tranh… ờ… Linh có nhận được không?

    Nếu em nhận được tranh, đó sẽ là cái kết đẹp cho quãng thời gian theo đuổi em bất thành của tôi. Nhưng số tôi vốn nhọ nên chẳng việc gì như ý. Em trả lời:

    -Hồi ấy mình chuyển nhà rồi, không nhận được. Tùng thông cảm nhé! Nhưng mình hỏi thật, cái tranh như thế nào?

    Nỗi buồn như cơn gió nhẹ thoảng qua tâm trí tôi. Tôi cười vì đã tìm thấy câu trả lời cho riêng mình, sau đáp lời:

    -Tranh vớ vẩn ấy mà! Vẽ nhăng vẽ cuội như thời cấp hai thôi!

    -Tùng vẫn thế, chẳng thay đổi gì cả. – Linh lắc đầu.

    Tôi cười. Tôi đã tìm ra một từ duy nhất để mô tả tuổi hai mươi ba của mình.

    Lặng lẽ.

    Hai mươi ba năm của tôi đầy lặng lẽ.

    Một lát sau, Linh ngó đồng hồ và nói phải về. Thấy vậy, tôi bèn gọi người phục vụ tính tiền. Chúng tôi cãi nhau mất hai phút để xem ai trả tiền. Tôi đòi trả cho em vì định thể hiện tính ga lăng, em đòi trả cho tôi vì em mời. Sau cùng, tôi đành chịu thua. Thực tình trên đời không ai có thể cãi Hoa Ngọc Linh vì em có một tật xấu là hơi cứng đầu. Về điểm này thì em khá giống tôi, phải cái sự bướng bỉnh của em còn cao hơn tôi một bậc.

    Trả tiền xong, Linh nói:

    -Thế… khi nào rảnh thì mình gặp nhau nhé!

    Tôi cười. Đây chỉ là một câu xã giao, không có gì đặc biệt. Bản thân tôi cảm giác sẽ rất lâu nữa tôi mới gặp lại Linh. Hơi buồn, tôi thấy vậy. Nhìn kỷ niệm một thời đi mất, ai mà vui được? Nhưng chẳng cuộc gặp gỡ nào kéo dài mãi và tôi chấp nhận nó:

    -Ừ, khi nào rảnh thì mình gọi.

    Hai đứa chúng tôi cùng lấy xe ra về. Nhưng lúc tôi đang nổ máy thì Linh gọi tôi:

    -À, từ từ đã! Mình quên mất, còn cái này…

    Em nói như thể vừa nhớ ra một chuyện quan trọng, mà thái độ của em lại như chuẩn bị từ trước. Linh lục cặp, đoạn đưa tôi một bọc giấy màu hình vuông. Tôi hơi ngỡ ngàng, bèn hỏi:

    -Cái gì thế?

    -Quà sinh nhật của Tùng. – Linh trả lời.

    Tôi phì cười:

    -Sinh nhật tôi mấy tháng trước rồi cô ơi! Đâu cần phải làm thế?

    -Sao không? – Linh nhíu mày – Tùng không nhận là không được đâu đấy!

    -Rồi rồi, tôi nhận! Nhưng mà cái gì trong này vậy?

    Linh nháy mắt:

    -Về mở ra xem thì biết! Đừng mở ở đây! À, còn một cái này mình muốn hỏi… Tùng vẫn theo đuổi vẽ chứ?

    -Có. – Tôi gật đầu – Mình vẫn vẽ mà!

    Chút gió ngày thu thổi tới, lùa những ngón tay mát lạnh vào mái tóc của Linh. Em vén tóc rồi cười. Nụ cười ấy khiến tôi bần thần một lúc. Nó giống hệt hồi cấp hai và sau bao nhiêu năm, tôi lại như thằng ranh hồi lớp bảy rướn người hôn trộm cô bạn cùng bàn. Nhưng đã quá xa cái thời trẻ trâu ấy rồi, quá xa rồi.

    -Nếu thế… – Linh tiếp lời – …lần sau Tùng nhớ đem tranh cho mình xem nhé!

    -Ừ. Về nhé! Đi đường cẩn thận, kẻo bị cá vàng gọi vào lề!

    Linh chun mũi cười:

    -Gọi thoải mái! Đừng hòng lấy được của mình đồng nào nhé!

    Em vẫy tay tạm biệt tôi rồi lái xe rời đi. Tôi nhìn bóng em khuất dần sau ánh đèn đường vàng vọt. Sẽ mất một thời gian để tôi quên em. Nhớ thì dễ, quên mới khó. Tôi biết mình sẽ quên được, chỉ không rõ là bao lâu. Tôi ngước nhìn bầu trời, cố tìm trái tim mình giữa những vũng mây trắng cuối cùng của trời chiều.

    Nhưng sự thực là tôi mãi mãi không thể tìm thấy nó nữa.

    Sau buổi gặp gỡ, tôi trở về nhà và lặp lại cuộc sống của một anh chàng độc thân. Tắm rửa, ăn cơm rồi lướt mạng đọc tin tức. Thật may, tôi vẫn còn niềm đam mê vẽ. Chừng nào còn được vẽ, tôi còn cảm thấy mình sống, có thể quên đi những chuyện không vui và bớt thời gian lên mạng than vãn buồn chán. Cũng bởi vẽ nhiều nên tôi hơi xao lãng những chuyện lặt vặt của cuộc sống. Món quà sinh nhật của Linh là một trong những thứ lặt vặt như vậy. Và suýt nữa tôi quên nó thật nếu thằng Choác không nhắn tin qua facebook:

    “Sao rồi mày?
    Gặp cái Linh chưa?
    Nó bảo gì vậy?”


    Đọc tới đây, tôi mới lục cặp rồi lôi ra món quà của Linh. Dù biết ơn thằng Choác đã nhắc nhở, nhưng vì muốn tận hưởng khoảnh khắc này một mình nên tôi trả lời thằng bạn:

    “Nói chuyện sau nhé
    Tao đang bận chút”

    Cầm bọc giấy màu trên tay, tôi thở hắt một hơi, cố kìm nén sự hồi hộp. Không phải tôi quan trọng hóa vấn đề, chỉ là hiếm khi được con gái tặng quà nên tinh thần hơi bấn loạn. Phù, phù! – Tôi điều hòa nhịp thở, tay mở gói quà. Socola chăng? Hay sách? Mà sách gì lại có hình vuông? Cứ đoán già đoán non như vậy, cho tới khi thấy vật bên trong giấy gói màu, tôi bỗng bật cười.

    Một hộp đĩa CD mới coóng!

    Cuộc sống thay đổi quá nhanh, mới vài năm mà tôi đã quên mất rằng những vật hình vuông kiểu này chỉ có thể là hộp đĩa CD. Trước mắt tôi là một hộp đĩa vừa quen vừa lạ. Quen vì tôi từng nghe chiếc đĩa này, lạ vì lần đầu tiên tôi được thấy nó dưới dạng nguyên bản, được sản xuất ở Mĩ. Made in USA hẳn hoi! Đó là album One by One năm 2002 của ban nhạc Foo Fighters, hộp nhựa, bên trong có đầy đủ bìa, cuốn catalogue giới thiệu bài hát lẫn thành viên ban nhạc. Còn nhớ hồi lớp 6, Linh tặng tôi album này nhân dịp sinh nhật, chỉ khác là ngày ấy, đĩa mua ở Hàng Bông có tấm bìa mờ mờ và phải căng mắt ra mới đọc được tên từng bài hát. Nhưng tôi không so sánh cái nào đẹp hơn hay đẳng cấp hơn, vì đơn giản là mỗi cái đều có giá trị riêng của nó.

    Ngoài hộp đĩa CD còn có hộp DVD tổng hợp một số buổi diễn live của band; tôi đặc biệt để ý bản thu acoustic bài hát Time like these – bài hát mà Linh thích nhất. Tôi liền bật đĩa DVD và mở Time like these. Khi những giai điệu của nó cất lên, tôi bỗng mỉm cười. Bản acoustic này nhẹ nhàng hơn, tâm sự hơn và như “trưởng thành” hơn so với bản gốc. Trong tâm trí tôi, những ngày tháng cấp hai hiện ra một cách rõ ràng và chân thực. Tôi vẫn nhớ buổi cuối cùng năm lớp 9, Linh ngồi sau xe đạp của tôi và hát Time like these hay đến nhường nào:

    It’s time like these you learn to live again
    It’s time like these you give and give again
    It’s time like these you learn to love again
    It’s time like these time and time again


    Nhưng đó chưa phải tất cả. Khi nghe nhạc, tôi thường mân mê hộp đĩa, ngắm nghía những tấm artwork hay bìa đĩa không biết chán – một thói quen khó bỏ hồi học cấp hai. Lúc ngắm nhìn hộp DVD, tôi chợt thấy cuốn catalogue hơi phồng lên một chút, như thể có vật gì nằm bên trong. Tôi bèn tháo nó ra. Ở giữa cuốn catalogue, tôi phát hiện một mảnh giấy A4 được gấp làm tư. Và khi mở mảnh giấy, trái tim tôi gần như ngừng đập. Gần mười năm rồi tôi mới nhìn thấy nó.

    Đó là bức tranh tôi tặng Linh hồi lớp 10. Bức tranh vẽ một cô bé vừa đi học về, còn bên kia đường, dưới gốc cây phượng có một anh chàng đang chống cằm trên ghi đông xe đạp ngắm nhìn cô bé. Tuy nhiên, tranh không có màu mà giống một bản photocopy hơn. Lật mặt sau bức tranh, tôi tìm được những dòng chữ của Hoa Ngọc Linh. Em đã trưởng thành, nhưng nét chữ nhỏ nhắn của em vẫn không thay đổi.

    Chúc mừng sinh nhật Tùng nhé! ^^

    Hai tháng trước, mình đặt hàng mua hai đĩa này rồi, nhưng bên chuyển phát bị trục trặc nên tháng này mới tới. Mình biết Tùng thích metal hơn, nhưng mình không nghe được metal và chẳng biết nhiều band metal lắm. Tùng thông cảm nhé! Mà phải thông cảm chứ, quà mình tặng quý lắm đấy! Tùng nhớ treo lên và đề tên “quà của Hoa Ngọc Linh”, nghe chưa? ^^

    Đùa thôi, giờ mình nói nghiêm túc nhé! Cái này không phải là thư,chỉ là mấy dòng, giống như ngày xưa hai đứa mình chơi bút đàm, nhớ không?

    Mình gọi đi café vì muốn nghe câu trả lời của Tùng. Vì Tùng trả lời đúng, nên mình tặng món quà này. Nếu Tùng trả lời sai thì… năm sau mình lại gọi Tùng đi café và hỏi thêm lần nữa. Nếu năm sau vẫn thế, mình sẽ gọi, cho tới khi nào Tùng trả lời đúng mới thôi. Nhưng may quá, Tùng trả lời đúng! Nên mình đỡ phải nghĩ chuyện viết thế nào cho Tùng vào năm sau hay năm sau nữa.

    Tùng thấy bức tranh rồi chứ? Xin lỗi vì đã nói dối. Hồi năm lớp 10, đúng là mình chuyển nhà trước khi Tùng tặng tranh. Nhưng mấy tuần sau, mình có quay lại để chuyển nốt một số đồ đạc và thấy bức tranh. Nghe bác chủ nhà nói, mình biết ngay là Tùng. Thế là mình xin lại bức tranh. Xin lỗi lần nữa vì tranh mình gửi Tùng chỉ là bản photocopy, mình giữ bản gốc. Nếu muốn, một ngày nào đó, mình sẽ cho Tùng xem lại bức tranh ấy. Nhưng mình sẽ giữ nó cho riêng mình, không trả đâu! Mình hơi ích kỷ tí, thông cảm nhé! ^^

    Chỉ có điều mình không biết suốt năm cấp ba, Tùng lại kiên trì tặng tranh cho mình. Nói thật là… điên quá Tùng ạ! Tùng chẳng thay đổi gì cả. Nhưng mình thích cái tính không thay đổi ấy của Tùng. Thật đấy! Khi mình xem tranh trên diễn đàn, mình tự hỏi tại sao Tùng có thể vẽ nhiều như thế? À, hồi năm nhất đại học, mình có gặp vài bức tranh của Tùng trên mạng, sau biết người vẽ là Boyteotop thì đoán là Tùng vẽ. Và mình đoán không nhầm, đúng là Tùng thật. Giỏi hông? ^^

    Còn nhớ ước mơ thời cấp hai của mình chứ? Mình muốn trở thành ca sĩ. Thấy Tùng theo đuổi nghiệp vẽ, mình đã thử theo đuổi hát hò. Nhưng mình không làm được. Mình không sở hữu cái thứ “không thay đổi” của Tùng. Mình ghen tỵ lắm! Nhưng ghen tỵ thôi, không đố kỵ đâu! Vì khi Tùng đoạt giải thưởng cuộc thi lần thứ nhất, mình thấy vui lắm. Vui vì Tùng đã bắt đầu đi đúng hướng, vui vì giấc mơ thời cấp hai của Tùng không viển vông, vui vì Tùng tặng mình cái mũ Opeth. Cảm ơn vì cái mũ nhé! À, xin lỗi luôn thể vì mình chỉ xem tranh chứ không comment cho Tùng. ^^


    Đọc tới đây, tôi mới ngớ người. Khi tặng cái mũ Opeth cho Linh, em không hề bất ngờ trước việc tôi được giải thưởng. Tôi từng nghĩ em chẳng quan tâm.

    “Giải thưởng gì vậy? Vẽ à? Khao ngay! Khao ngay!” – Em đã nói thế.

    Em chẳng hỏi mà vẫn biết tôi đoạt giải vẽ, dù lời nói của em ngụy trang dưới vẻ ngạc nhiên. Tôi đã quên một điều: em không giỏi nói dối.

    Thực sự là trước đó, em đã biết tôi vẽ từ rất lâu rồi.

    Gạt những suy nghĩ sang một bên, tôi đọc tiếp:

    …nhưng mà cuộc sống có nhiều vướng bận quá, đúng không?

    Mình biết Tùng đã có lúc ghét mình lắm. Nhưng con gái mà, đôi lúc không thể đưa ra câu trả lời rõ ràng. Thực sự, khi Tùng hỏi mình làm bạn gái, mình đã suy nghĩ nhiều rồi quyết định từ chối. Hồi năm cuối đại học, mình đã hứa sẽ trả lời tại sao từ chối tình cảm của Tùng, nhớ không? Giờ mình sẽ trả lời.

    Mình từ chối không phải vì mình không thích Tùng. Mà bởi vì mình là đứa con gái không biết thay đổi.

    Nhớ hồi cấp hai chứ? Hồi ấy mình cứ bảo Tùng thôi vẽ vời mà tập trung học hành. Mình là đứa cứ khuyên người khác làm cái nọ cái kia để phù hợp với bản thân. Cho đến lúc học đại học, mình vẫn không sửa nổi cái tính ấy. Mình chia tay mấy ông người yêu vì nhiều lý do, mà một phần cũng do mình nữa. Nếu làm bạn gái, mình sợ cái tật ấy sẽ ảnh hưởng đến Tùng, sẽ phá hỏng mọi thứ của Tùng.

    Tùng còn cả con đường dài phải đi, phải vẽ, đúng không?

    Thế nên mình đã rất sợ khi Tùng bị loại khỏi cuộc thi vẽ lần hai. Mình sợ Tùng sẽ bỏ hẳn chuyện vẽ. Mình đã mở một cái thread nhờ ban giám khảo suy nghĩ lại. Hồi đó, mình cố gắng nhắc Tùng vào lại diễn đàn xem kết quả nhưng Tùng không vào. Chắc lúc ấy Tùng ghét mình lắm nên không vào, đúng không? Ngang bướng quá! >< Nhưng không sao, Tùng đoạt giải là được rồi. ^^ 4 triệu không ít đâu. Chỉ tiếc là Tùng không khao mình bữa nào cả. TT Lần sau đi café, nhớ trả tiền giùm mình nhé, hi hi! ^^

    Là thế đó, vì mình là đứa con gái không thể thay đổi, nên mình từ chối tình cảm của Tùng. Mình sẽ luôn và mãi mãi từ chối.

    Vì mình muốn thấy Tùng đi hết con đường của riêng mình.

    Đó, chỉ mấy dòng vậy thôi. Thực ra mình còn muốn viết nhiều lắm, nhưng mình nói giỏi hơn viết. Thông cảm nhé!

    À, còn điều này nữa…

    Mình vẫn nhớ thời cấp hai. Đó là quãng thời gian đẹp nhất của mình. Thật đấy! Vì mình là đứa ích kỷ nên sẽ không nói cho Tùng mình nhớ cái gì, chỉ có thể viết như vậy thôi.

    Dù gì, Tùng và mình đều thích nghe nhạc rock nhỉ? Ngày trước, mình có đọc được một câu khá hay:

    Rock metal là một con đường dài, ở đó người ta gặp gỡ, cùng chia sẻ rồi sau đó lại chia tay nhau để bước tiếp trên con đường của riêng mình.

    Kể từ hôm nay, mỗi đứa sẽ đi con đường riêng nhỉ?

    Mình không thể làm ca sĩ được, nhưng mình sẽ cố gắng thật tốt với công việc hiện tại. Còn Tùng hãy trở thành họa sĩ nổi tiếng nhé! Những điều Tùng nói hồi cấp hai, mình không quên đâu, vẫn còn nhớ lắm.

    À, nhớ tìm bạn gái nữa, đừng mải vẽ quá nhé!

    À…

    Ừm…

    Viết gì nữa nhỉ?

    Chắc hết rồi, không biết viết gì nữa đâu! ^^

    Tạm biệt.
    ”.

    Đọc xong, tôi im lặng hồi lâu, bên tai vẫn văng vẳng bài hát Time like these của Foo Fighters. Tôi bèn lên facebook, không phải nói chuyện với thằng Choác mà hỏi Gabietbay:

    “Này
    Tôi hỏi tí
    Mấy năm trước, cái kỳ thi vẽ ấy
    Ông có biết tại sao tôi được cho thi trở lại không?
    Hồi ấy tôi không vào diễn đàn nên không biết”


    Gabietbay trả lời:

    “À có
    Hồi ấy có một đứa hâm mộ tranh của ông
    Nó lập thread xin ban giám khảo cho thi lại
    Mấy đứa ghét ông nhảy vào chửi nó ghê lắm
    Nhưng thằng đó lì vãi
    Cãi nhau tay bo từng thằng một luôn :v
    Cái thread dài cả trăm trang cơ mà
    Được vài tuần thì nghe đâu một người trong ban giám khảo đọc được cái thread ấy
    Rồi xem xét cho ông thi lại”


    Tôi vội vàng đánh máy:

    “Ông nhớ tên nick thằng đó không
    Cái thread đó đâu?”


    Gabietbay trả lời:

    “Lâu quá rồi, chẳng nhớ đứa nào lập nữa
    Cái thread chửi nhau nhiều quá nên mod xóa rồi
    Không lưu cả trong cache luôn
    Hồi ấy tôi còn làm mod nên biết được nhiều chuyện vui lắm :))
    Nhưng đúng là nhờ cái thread ấy
    Nên ông được thi lại
    Nhưng sao tự nhiên hỏi thế?”


    Tôi tựa lưng vào ghế và không trả lời Gabietbay nữa. Ngay lúc này, tôi có quá nhiều tâm sự, quá nhiều điều để nói. Chúng nhiều đến mức tràn ra hai khóe mắt tôi, thoáng chốc đã ướt nhèm. Nhưng nó không có nghĩa rằng tôi đang đau khổ. Đó là sự hạnh phúc. Cuộc sống này chẳng phải toàn máu xám xịt như tôi tưởng…

    …vẫn còn đâu đó những điều tuyệt vời ngoài kia và tôi cần đi tìm chúng.

    Cuộc đời thằng con trai như một đoàn tàu, sẽ có một lúc nó quay trở lại nhà ga đầu tiên, nhưng rồi nó lại rời đi và mãi mãi không bao giờ quay lại nhà ga ấy nữa. Tôi đã bước lên đoàn tàu và những bánh xe của nó bắt đầu chuyển bánh. Chỉ còn vài giây cuối cùng cho tôi nhớ lại những năm tháng ngày xưa, khi mà tôi còn đèo Hoa Ngọc Linh trên xe đạp, và em hát bài Time like these thật hay. Ngày ấy, vin vào lý do tiếng Anh đa nghĩa, tôi đã cố hiểu bài hát theo hướng khác. Nhưng giờ đây, tôi phải hiểu bài hát theo đúng nghĩa nguyên bản của nó.

    I…
    I’m a little divided
    Do I stay or run away
    Leave it all behind?

    (Tôi…
    Tôi hơi phân vân
    Liệu tôi nên ở lại hay rời đi
    Và bỏ lại tất cả sau lưng?)


    Tôi nhìn lại bức tranh. Khúc mắc bao nhiêu năm của tôi được gỡ bỏ. Bức tranh đã có kết cục của riêng nó. Chẳng phiêu bạt tứ xứ hay tan nát dưới mưa rào nắng gắt, nó đã vĩnh viễn ở lại nơi mà nó xứng đáng thuộc về.

    Khi ấy, tôi phóng mắt ra ngoài cửa sổ và ngắm nhìn trời đêm vô tận. Tôi mỉm cười, lòng tự nhủ:

    “Tạm biệt!”.

    Và đoàn tàu chuyển bánh, đưa thằng con trai vào một cuộc hành trình vô tận. Cậu bé con ấy nhìn nhà ga lần cuối rồi trở về chỗ ngồi, đôi tai lắng nghe bài hát Time like these, đôi mắt vui thích ngắm nhìn những cảnh vật mới đang chạy qua ô cửa sổ. Một chặng đường dài, rất dài đang chờ đợi cậu nhóc.

    It’s time like these you learn to live again
    It’s time like these you give and give again
    It’s time like these you learn to love again
    It’s time like these time and time again

    (Tới lúc để học lại cách sống
    Tới lúc để học lại cách cho đi
    Tới lúc để học lại cách yêu
    Và thời gian cứ trôi đi, trôi đi mãi…)


    Tôi đã tìm được một từ mô tả chính xác tuổi hai mươi ba của mình. Không, không hẳn là một từ, là một câu, nhưng khá chuẩn! He he!

    Còn bạn, bạn đã tìm ra chưa?



    Năm 2014

    Sau đợt Tết Nguyên Đán, tôi, thằng Choác, thằng Xoạch và chàng Hô cố gắng hẹn nhau một bữa mừng năm mới. Nhưng rồi sau Tết, trời nồm kinh khủng, suốt ba tháng mưa tầm tã, thằng nào cũng ngại ra đường, may lắm thì được hôm hẹn đi café. Mà đứa nào cũng bận bù đầu, nhất là chàng Hô, gã này mới nhận dự án nên chạy tới chạy lui như con thoi. Thằng Xoạch cũng túi bụi với cả đống việc ở công ty, hầu như không có thời gian rảnh (nói vậy chứ nếu gái rủ đi chơi thì nó đi liền, nghỉ làm cũng không thành vấn đề). Tôi thì bận sẵn, còn thằng Choác mải đi tìm việc. Thành ra tới tận tháng 3, bốn đứa vẫn chẳng có một bữa mừng năm mới đàng hoàng.

    Nhưng chờ đợi hóa ra lại hay. Đầu tháng ba, thằng Choác tìm được việc ở một công ty chuyên sửa chữa lắp đặt máy tính. Lương tháng khởi điểm của nó không tệ, khoảng ba bốn triệu, ít nhất cũng đỡ hơn so với quãng thời gian đầu tiên của tôi. Từ ngày đi làm, nó bận rộn hơn, ít thời gian lên tám nhảm trên facebook với tôi hơn. Nhưng tôi mừng cho nó. Thằng bạn thân nhất cuối cùng cũng bước trên con đường đầu tiên của cuộc đời.

    Lần khân mãi, cho tới tháng 5, bốn đứa mới kiếm được một hôm rảnh rỗi và tổ chức một bữa nhậu ra trò. Gọi là “ra trò” vì đồ nhậu do bọn tôi bỏ tiền túi ra mua, không phải những đồng tiền xin xỏ bố mẹ như trước. Trong bữa nhậu, chúng tôi nói vô khối thứ chuyện và dĩ nhiên chủ đề việc làm là thứ được bàn luận nhiều nhất.

    -Con bà nó, tuần trước ông sếp bảo tao thiết kế cái mạch điện chạy con server mà đếch biết làm thế nào cả! – Thằng Choác thở dài – Mà cái Đan Mạch mình đã thiết kế mạch điện bao giờ đâu.

    Tôi nói:

    -Thế mày làm thế nào?

    -Thì Đan Mạch phải mở sách ra chứ sao? Cuối cùng cũng làm được!

    -Thế là tốt.

    -Thực ra tao làm được sau khi làm cháy mẹ nó hai cái ổ điện, bị giật sơ sơ chục lần gì đấy. Nhưng không sao, lãnh tụ như tao thì việc gì chẳng làm được?

    Tôi suýt phun phì đống thức ăn trong miệng, sau cười:

    -Mày ăn học thế à? Học hành thế nào mà suýt cháy ổ điện?

    -Tao học phần mềm chứ phần cứng đếch đâu?

    -Im đi, thằng sinh viên ăn hại!

    -Im ngay, con tiện nô lắm mồm!

    Hai đứa chúng tôi cãi nhau ỏm tỏi như lũ trẻ con tranh nhau phần thắng. Gã Hô liền chen ngang:

    -Ông Teo Tóp không được ngắt lời bạn bè như thế. Ai đi làm cũng khó khăn. Như tôi chẳng hạn! Để tôi nói ông nghe, lúc chúng nó bảo tôi vẽ cái cầu thang, tôi phải tra cứu…

    Không để cho chàng Hô huyên thuyên về món kiến trúc của hắn, thằng Choác lẫn thằng Xoạch đồng thanh:

    -Nín ngay! Không phải đợi dịp để nói chuyện kiến trúc của ông đâu nhá!

    Chàng Hô gào lên:

    -Con bà chúng mày! Tại sao không cho tao nói? Tao phải được nói! Để tao nói cho chúng mày nghe, kiến trúc là…

    Chưa dứt câu, gã bị thằng Choác lẫn thằng Xoạch vật ra không cho nói tiếp. Tôi cười. Chúng tôi là những gã trai hai mươi tư tuổi, cằm đã mọc đầy râu, đã đi xe máy đúng luật giao thông thay vì phóng bạt mạng như hồi mười tám, đã biết trân trọng những lúc ngồi cạnh nhau, đã biết nói nhiều lời tâm sự hơn, đã phát chán facebook và thế giới mạng. Nhưng chúng tôi không già, bởi tâm hồn chúng tôi còn trẻ và mỗi ngày, từng đứa lại đốt sức trẻ cho giấc mơ của mình.

    -Tháng tới có dự án, nó bắt giám sát công trình, chắc tôi bận cả chủ nhật, khéo không đi café với các ông được. – Gã Hô nói.

    -Tháng tới sắp có cuộc thi nhiếp ảnh, tao vừa đăng ký hôm qua. – Thằng Xoạch nói – Giải thưởng tầm hai mươi ba mươi triệu gì đấy. Chẳng biết có được không? Mấy tháng rồi mưa quá, chưa chụp được cái gì hết, khéo tay nghề lụi đi rồi!

    -Tao thì lo chết mẹ đây! Tháng tới công ty có đơn đặt hàng cho mấy cây server, mình lại chưa quen làm đường điện, khéo cháy thêm vài ổ nữa thì bị đuổi mất! – Thằng Choác than thở.

    Mỗi đứa đều có những dự định của riêng mình. Khi nói hết, chúng nó bắt đầu nhìn tôi. Hiểu ý chúng nó, tôi đáp:

    -Vẫn thế thôi, đi kiếm khách hàng rồi làm nhiều hồ sơ nhất có thể.

    -Không, bọn tôi không hỏi cái đó! – Hô xua tay – Cái chuyện vẽ của ông kia, dự định thế nào?

    Tôi cười. Thật khó để trả lời về tương lai. Tôi đủ trẻ để nói về tương lai, nhưng chưa đủ già để nói tương lai sẽ như thế nào. Có người vì thấy cuộc sống quá xám xịt mà nhìn tương lai một cách bi quan, có người vì được bao bọc trong thứ màu hồng mà không cần suy nghĩ về tương lai. Rất, rất nhiều quan điểm trái ngược và chúng ta sẽ cãi nhau cả ngày khi nêu ra những quan điểm đó.

    Nhưng tôi biết rõ một điều: mỗi người có một đường đi, và nếu không đi, bạn sẽ chẳng nhìn thấy tương lai.

    *
    * *

    Một buổi chiều chủ nhật mát trời, tôi mang giấy bút ra công viên gần nhà. Dạo này, để tìm kiếm ý tưởng mới và thực hành kiểu vẽ mới, tôi thường ngồi ở đây. Đi kèm giấy bút là chiếc MP3 và thằng Choác. Nó cũng thường ra đây, vừa xem tôi vẽ vừa nói chuyện. Trong lúc tôi đang phác thảo tranh, nó hỏi:

    -Hôm trước liên hệ với bọn xuất bản chưa?

    -Rồi, nó từ chối. – Tôi cười – Đan Mạch, lần thứ mười lăm rồi đấy! Nó bảo tao vẽ mấy thứ tào lao quá! Rồi nó đề nghị tao vẽ mấy cái truyện tranh yêu đương đậm mùi sến súa!

    Thằng Choác cười. Nó biết tôi sẽ không bao giờ thỏa hiệp với ai để vẽ những thứ họ muốn. Nó tôn trọng sự cứng đầu của tôi. Nó hỏi tiếp:

    -Cái Linh đi chưa?

    Tôi thở dài:

    -Đi được hai ba hôm rồi. Mấy hôm ấy tao bận túi bụi, không tiễn nó được, chỉ hỏi thăm qua facebook thôi.

    -Có nói gì không?

    -Nói chuyện đơn thuần thôi. – Tôi nhún vai.

    -Có tiếc không?

    Tôi bật cười, đoạn lẩm bẩm chửi thằng bạn. Thằng Choác chưa bao giờ hỏi dễ dàng, nó luôn hỏi khó và khiến người ta phải suy nghĩ rất lâu để tìm câu trả lời. Nhưng lần này, tôi trả lời ngay:

    -Có chứ!

    Thằng Choác nhếch mép cười:

    -Hôm trước tao vừa gặp một em, bạn người yêu tao. Tao định giới thiệu nó cho mày, đi không?

    -Thì đi.

    Thằng bạn tôi ngạc nhiên:

    -Thật không đấy? Mọi khi mày chối cơ mà?

    -Ờ thì lần này thử đi xem sao, nhỡ đâu tao sẽ thoát kiếp FA?

    Thằng Choác cười và im lặng một lúc. Nó mò mẫm chiếc MP3 của tôi một lúc, sau nói:

    -Dạo này mày toàn nghe nhạc không lời nhỉ?

    -Ờ. Đi làm nhiều quá, không có thời gian down album mới. Kiếm mấy cái nhạc này nghe vậy. Post rock đấy! Có bài này nghe cũng được, thử không?

    Tôi đưa cho thằng Choác một bên tai nghe. Nó không phải dân nghe rock và luôn bảo tôi là thằng thổ phỉ ưa thích loại âm nhạc rừng rú man rợ. Nhưng lần này thì không, nó và tôi cùng nghe bản nhạc không lời “White Pattern – Sắc Trắng” của Euphoria, một band nhạc vô danh từ Nhật Bản. Và khi nghe, chẳng đứa nào nói gì, ngoại trừ tiếng nhạc, tiếng sột soạt của bút chì trên giấy và những tiếng vọng từ quá khứ thổi về. Chúng tôi cùng ngồi đó, cùng ngẫm nghĩ lại cuộc đời mình.

    Nếu được mô tả, tôi sẽ nói cuộc đời mình như một bản nhạc rock vậy.

    Thời cấp hai, tôi quậy phá và hết mình cho những nông nổi của Nu metal.

    Thời cấp ba, tôi quay cuồng trong những điều người khác muốn, những điều mà bản thân muốn và đầy những ngờ vực, như một bản Death metal đầy giận dữ.

    Thời đại học, tôi trầm mình với nhiệt huyết, với những dự định ấp ủ và cả những mối tình mãi không trở thành hiện thực. Tôi không hiểu mình, không hiểu người khác, không hiểu cuộc sống đầy những tréo ngoe như một bản Progressive phức tạp.

    Và sau những biến cố, những hiểu lầm và khi hiểu ra tất cả, tôi ngồi đây và vẽ, thưởng thức một bản Post rock không lời. Không cần lời lẽ nữa, tự âm nhạc sẽ nói lên tất cả.

    White Pattern nghĩa là Sắc Trắng.

    Cuộc đời này là một màu trắng, và trông nó ra sao, tùy thuộc cách bạn vẽ và tô màu cho chúng.

    -Tao hỏi thật, mày còn yêu Hoa Ngọc Linh không? – Thằng Choác hỏi.

    Tôi cười. Rốt cục thì thằng bạn của tôi cũng thôi vòng vo và hỏi đúng trọng tâm vấn đề. Tôi ngước lên bầu trời dịu nắng đầy những áng mây trắng đang trôi qua chầm chậm.

    Tôi đã từng đau khổ vì không thể tìm thấy trái tim mình. Nhưng giờ thì không

    Tôi sẽ không đi tìm trái tim của mình nữa, vì tôi biết nó đã nằm lại trên bầu trời, phía sau những bóng mây kia. Tôi gửi nó, gửi cả cậu bé con của quá khứ cho bầu trời.

    -Không. – Tôi đáp lời.

    -Thật chứ?

    -Thật. – Tôi khẳng định.

    Đang nói chuyện, cả tôi và Choác chợt nhận ra một cậu bé cỡ chừng chín mười tuổi đang đứng trước mặt hai đứa. Thằng bé ngó chăm chăm vào bức tranh trên tay tôi, tôi hỏi nó:

    -Gì thế hả em?

    -Chú vẽ đẹp quá! Chú dạy cháu vẽ được không? – Thằng nhóc trả lời.

    Tôi và thằng Choác nhìn nhau rồi cười phá lên. Con bà nó, lên chức “chú” từ bao giờ thế này? Thế là bọn tôi cho thằng nhóc ngồi cùng và xem tôi vẽ. Trong mắt nó, những sắc màu dần hiện lên trên trang giấy trắng.

    Đó là một ngày hè, một cô bé vừa đi học về, và phía bên kia đường, dưới gốc cây phượng đỏ rực, có một anh chàng đang chống cằm trên ghi đông xe đạp, đôi mắt dõi theo cô bé.

    Chào các bạn, tôi là Tùng Teo Tóp. Tôi thích vẽ. Tôi yêu thích nhạc rock metal. Năm nay tôi hai mươi tư tuổi và sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện tuổi hai mươi ba.

    Tại sao Teo Tóp?

    À, vì tôi khá gầy, hơi dơ xương một tí.

    Tại sao thích vẽ?

    Vì con người tôi nằm ở đó.

    Tại sao thích nhạc rock metal?

    Bởi vì rock metal là một con đường dài, ở đó người ta gặp gỡ, cùng chia sẻ rồi sau đó lại chia tay nhau để bước tiếp trên con đường của riêng mình.

    Tại sao lại kể câu chuyện tuổi hai mươi ba?

    Bởi vì tôi đã hứa với bạn sẽ mô tả tuổi hai mươi ba của tôi.

    Bởi vì tuổi hai mươi ba của tôi lặng lẽ…

    …nhưng không nhạt nhòa.



    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile

    Lần sửa cuối bởi Get_Backer, ngày 01-06-2014 lúc 22:41.

  4. Bài viết được 6 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    ...,Cổ Thiên,Miên Lý Tàng Châm,ngocnghechvn,quangheo,Thiên Lôi,
  5. #28
    Ngày tham gia
    Dec 2012
    Bài viết
    746
    Xu
    0

    Mặc định

    Chương cuối


    “Học đi, bả đang nhìn mày kìa!”.

    “Ờ ờ, chán quá!”.

    “Tết mày có về quê không?”.

    “Chắc là có! Mày về không?”.

    “Không, chán lắm! Ở quê có gì chứ? Trên này có điện tử, vui hơn! He he!”.

    “Mày lúc nào cũng điện tử!”.

    “Thật ra là tao không thích họ hàng. Mấy ông bà cô dì chú bác toàn phiền phức thôi!”.

    “Tao cũng chán lắm! Nhưng bố mẹ bảo về thì phải về, biết sao được? TT”.

    “Mày không cho tao số điện thoại à?”.

    “Thôi mà, phiền lắm! ><”.

    “Ờ, không sao. Nhưng mà làm hộ tao cái này được không?”.

    “Cái gì?”.

    “Là sao?”.

    “Nắm lấy, được không?”.

    “Mày điên à? Hết chuyện để làm à? ><”.

    “Nhưng trời lạnh quá, tao cóng hết người rồi! ^^”.

    “Trái tay lắm!”.

    “Trái tay gì cơ?”.

    “Ngồi khó quá! Tao không nắm tay mày được! ><”.

    “Thì mày dùng tay phải, cầm bút tay trái! Giả bộ nghe bài đi! ^^”.

    “Nhưng tao không chép bài được! ><”.

    “Tao chép. Tí ra mượn vở của tao. He he!”.

    “Mày nắm thật à?”.

    “Nắm chứ sao không? Tao sợ chắc! ><”.

    “Ơ, sao đã bỏ tay ra rồi? Nắm thêm tí nữa được không?”

    “Học đi. Mà mày thôi vẽ vời đi. Suốt ngày vẽ bậy lên sách của tao, bẩn hết rồi! ><”

    “Vẽ bậy đâu? Tao muốn làm họa sĩ chớ bộ?”

    “Đừng làm tao cười chứ mày? Mày mà làm họa sĩ á?”

    “Gần như là thế… tao muốn vẽ lắm, để tao vẽ thử mày xem nhé!”

    “Cũng đẹp đấy chứ? Sao mày không thử vẽ truyện tranh xem?”

    “Vẽ rồi, bố mẹ tao toàn bảo tào lao mới đau”

    “Vẽ đẹp đấy! ^^”

    “Thật hả?”

    “Ừ. Con trai mà vẽ đẹp gớm”

    “Hế hế! Vậy làm họa sĩ được chứ?”

    “Có thể. Nhưng chưa chắc nổi tiếng đâu ông ạ! Đừng tưởng bở! ^^”

    “Thì tao cố gắng là được chứ gì? Tao muốn vẽ, tao muốn trở thành họa sĩ nổi tiếng!”

    “Ừ. Cố gắng lên. Tao chờ”

    “Hả?”

    “Hả cái gì?”

    “Chẳng ai nói với tao như thế cả. Mấy thằng bạn toàn bảo tao vẽ tào lao bí đao.”

    “Cứ cố lên, tao ủng hộ! ^^”

    “Ờ, vậy thì ủng hộ cho nắm tay lần nữa được không? He he!”

    “Thằng điên! ><”

    “Lần nữa thôi, được không?”

    “Để sau giờ học!”

    “Hứa đấy nhé! Không được chạy về trước đâu!”

    “Ừ. Tao hứa! ^^”
    .

    TTV Translate - Ứng dụng convert truyện trên mobile




    Hết



    Gửi tặng câu chuyện này cho những con người đã, đang và sẽ hết mình cho giấc mơ.

    ---QC---


  6. Bài viết được 7 thành viên cảm ơn::   [Hiện ra]
    ...,Cổ Thiên,Miên Lý Tàng Châm,ngocnghechvn,quangheo,Thiên Lôi,tieuquy2201,
Trang 6 của 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 456

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

DMCA.com Protection Status